Nghiên
cứu phát triển vùng ở Quebec, Canada
Hà
Hữu Nga
Trên thế giới cũng như tại Canada và
Quebec, nghiên cứu vùng đã có một lịch sử phát triển rất lâu dài. Trước hết
phải nói đến trường phái địa lý học Pháp do Paul Vidal de la Blache đặt nền
móng bằng phương pháp mô tả để xác định các vùng tự nhiên có những đặc trưng
cảnh quan gắn liền với các lối sống tạo ra. Cách tiếp cận ấy tương đối phù hợp
với xã hội nông thôn Pháp vào đầu thế kỷ 20, nhưng khi các xã hội công nghiệp
hóa phát triển mạnh và nhà nước ngày càng can thiệp mạnh vào các quá trình quản
lý, kế hoạch hóa và phát triển vùng thì việc nghiên cứu vùng đã trở nên phức
tạp hơn nhiều. Sau một thời kỳ không thỏa mãn với các nghiên cứu địa lý học
định lượng về vùng của những năm 1970s, đã xuất hiện những cách tiếp cận mới về
nghiên cứu vùng, trong đó mối quan tâm chủ yếu của các nhà nghiên cứu tập trung
vào môn địa lý học mới về vùng. Đó là một tập phương pháp được tổng hợp từ kinh
tế học, lịch sử, nhân học và xã hội học.
Trong một công trình phân tích về những
nghiên cứu địa lý mới về vùng, Anne Gilbert (1988: 209-213) đã xác định vấn đề
nghiên cứu gồm ba khía cạnh chủ yếu. Trước hết là việc tập trung vào tầm quan
trọng của các phương tiện sản xuất và coi vùng như là một phản ứng địa phương
đối với các quá trình của chủ nghĩa tư bản. Cách tiếp cận thứ hai mô tả vùng
như một trung tâm điểm để định dạng. Trong ngữ cảnh đó, văn hóa được coi là một
tập hợp ngữ nghĩa gắn với một không gian nhất định và là đối tượng chính của
các công trình nghiên cứu vùng. Khía cạnh thứ ba coi vùng như một trung gian
cho các tương tác xã hội. Ảnh hưởng của lý thuyết cấu trúc hóa được Anthony
Giddens (1984) và Pierre Bourdieu (1980) đề xuất thể hiện rất rõ ràng trong các
nghiên cứu theo khuynh hướng này. Đối với những người ủng hộ lý thuyết cấu trúc
hóa thì các mối quan hệ xã hội và quan hệ không gian là độc lập với nhau. Tương
tự như vậy, nhà địa lý học người Pháp Claude Raffestin (1982) đã đưa ra một lý
thuyết tính lãnh thổ, được định nghĩa là một mạng quan hệ không gian.
Nhiệm vụ phân biệt giữa các qui mô vùng
ở Canada nhất thiết phải liên quan đến cách tiếp cận về vùng như là một sự tổng
hợp cả cách tiếp cận văn hóa thuộc về các biểu hiện bản sắc và cách tiếp cận
các tác nhân xã hội tương tác trong các mạng quan hệ được lãnh thổ hóa. Về
nhiều phương diện, hai quan điểm này tương đồng với khái niệm về các qui mô địa
lý cần phải được phân tích kỹ lưỡng. Vấn đề ở đây không đơn thuần chỉ là những
qui mô về bản đồ hay về phương pháp luận. Một qui mô địa lý là một sản phẩm xã
hội, là kết quả của những tương tác giữa các tác nhân khác nhau trong một không
gian nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định của lịch sử [Smith 1992].
Vì vậy mà việc tái dựng các mô hình các qui mô bản sắc vùng là rất cần thiết
theo những giai đoạn lịch sử khác nhau được công trình nghiên cứu xem xét.
Nhà địa lý học Phần Lan Anssi Paasi
(1986) đã xác định rất chính xác về tính chất phức tạp của việc phân tích vùng
qua cách tiếp cận thể chế hóa về vùng. Qúa trình này vận động qua bốn bước: i)
giả định về việc tạo hình lãnh thổ; ii) quá trình hình thành hình ảnh biểu
trưng; iii) sự tạo thành khuôn mẫu thể chế; iv) sự xác lập như một thực thể
trong hệ thống vùng và ý thức xã hội về cái xã hội đó. Vài năm sau Paasi đã khẳng
định lại lý thuyết của ông và kiên trì vai trò thiết yếu của cách tiếp cận lịch
sử để tìm hiểu về các quá trình ẩn sau sự thể chế hóa các vùng. Nhiều chuyên
gia nghiên cứu vùng có vẻ như đã bỏ qua bước đi lịch sử cần thiết này trong các
phân tích của họ. Với tư cách là những hiện tượng thể hiện theo thời gian, các
vùng vẫn được coi là những đơn vị không gian luôn luôn xuất hiện và biến đổi;
vùng cũng có thể biến mất vì những phương thức phân chia lãnh thổ theo những
cung cách thể chế hóa khác. Tuy nhiên
không thể đơn giản qui giản vùng vào một đơn vị hành chính hoặc “một cấp độ
vùng mà không hề đếm xỉa gì đến các mối tương liên không gian xã hội rộng lớn
hơn” [Paasi 1991: 243]. Kích cỡ của các vùng thể chế hóa cũng có thể khác nhau
đáng kể, từ một làng và khu vực xung quanh cho đến một quận, một tỉnh. Theo
Paasi, bản sắc vùng không thể bị qui giản vào ý thức vùng của những con người
sống trong khu vực đó. “Trên thực tế thì sẽ rất hữu ích nếu như chúng ta gắn
liền nó với một quá trình thể chế hóa bao gồm việc sản xuất và tái sản xuất ý
thức vùng trong các cư dân sống ở đó (và những cư dân khác sống xung quanh) và
các đặc điểm vật chất và biểu trưng của vùng như là những bộ phận của quá trình
tái sản xuất xã hội đang diễn ra” [Paasi 1991: 244].
Quá trình thể chế hóa các không gian
vùng thể hiện như là một quá trình trong sự tiến hóa vĩnh hằng theo thời gian
liên quan đến những tác nhân xã hội khác nhau. Trong công trình phân tích của
mình, nhà nghiên cứu Fernand Harvey của Viện nghiên cứu Khoa học Quốc gia Quebec
(INRS) đã xác định 5 nhóm tác nhân chính đóng góp vào việc mô hình hóa và tái
mô hình hóa các đại diện vùng của cư dân: i) các cấp chính quyền từ quốc gia
đến tỉnh, đến vùng (quận, hạt, huyện) hoặc cấp địa phương (xã, tổng); ii) các
tác nhân vùng của xã hội dân sự can thiệp với tư cách là những người lãnh đạo
các hội, các tổ chức hoặc các phong trào vùng; iii) các phương tiện truyền
thông vùng và quốc gia; iv) các nhà văn và các nghệ sĩ; v) và cuối cùng là các
nhà nghiên cứu hàn lâm: các nhà địa lý, các sử gia, các nhà xã hội học, các nhà
kinh tế và các chuyên gia thuộc cách lĩnh vực khác của vùng. Cần phải chỉ ra
một điều rất quan trọng là việc sản xuất ý thức vùng của hai nhóm cuối trong
các nhóm tác nhân vùng - những người sáng tạo và các nhà nghiên cứu hàn lâm -
đã giúp để tái củng cố hoặc làm biến đổi bản sắc của các cư dân vùng. Vai trò
của các nhà văn và các sử gia có vẻ như đặc biệt có ý nghĩa, cần phải tiếp tục
làm sáng tỏ.
Canada là một trường hợp nghiên cứu hữu
ích về mức độ biến đổi của các qui mô không gian của các bản sắc vùng vì diện
tích đất nước này mênh mông mà cư dân lại thưa thớt. Các bản sắc vùng ấy chính
là sản phẩm của lịch sử và vì vậy mà không phải là những đương lượng đơn giản
của các biên giới lãnh thổ nổi lên từ việc chia cắt về phương diện hành chính
một vùng lãnh thổ nhất định. Một số nhân tố kinh tế, văn hóa, và xã hội đóng
góp vào việc cấu trúc hóa các vùng của Canada. Sau đây chúng ta sẽ xem xét vai
trò riêng biệt của các tác nhân học thuật và văn hóa trong việc cấu trúc diễn
ngôn vùng của Canada, đặc biệt là việc xuất bản các sản phẩm địa lý lịch sử.
Thực sự thì các phân tích lịch sử và các diễn ngôn xuất hiện như một hậu quả về
vấn đề là các vùng có khuynh hướng tái củng cố bản sắc vùng. Hơn nữa một diễn
ngôn như vậy có thể gây ra một tác động chính trị đến mức mà sự cố kết vùng có
thể cạnh tranh hoặc xung đột với sự thống nhất quốc gia. Các cuộc tranh cãi của
các sử gia Canada đã để lộ ra sự căng thẳng đó. Điều đó được thể hiện khá rõ
trong cách tiếp cận vùng như đã thực hiện ở Quebec. Nó rất khác với cách tiếp
cận vùng của những tỉnh khác ở Canada.
Sự
phát triển khoa nghiên cứu vùng ở Canada
Trong một báo cáo quan trọng về tình
hình nghiên cứu của Canada được công bố năm 1975, GS. Thomas H.B. Symons đã
giành cả một phần cho tình hình nghiên cứu vùng trong các chương trình nghiên
cứu của các đại học toàn Canada. Phản đối quan điểm coi nghiên cứu vùng là phải
được giới hạn hoặc thậm chí có một ý nghĩa rất hẹp và quan điểm cho rằng nghiên
cứu vùng thiếu tính nghiêm nhặt khoa học, bản báo cáo đã khẳng định tầm quan
trọng và tính cấp thiết của những nghiên cứu như vậy nhằm phục vụ cho sự hiểu
biết chung về lịch sử Canada: “Chúng ta phải làm việc trên một cơ sở tri thức
chắc chắn, có gốc rễ sâu trong thực tại của các hoàn cảnh, điều kiện vùng và
địa phương để đưa lại những vấn đề cốt lõi cho các lý thuyết được xây dựng nên
trong các điều kiện và các sự kiện có tầm quốc gia” [Symons 1975: 109].
Điều đó có vẻ như không trùng hợp với ý
kiến cho rằng các nghiên cứu vùng bắt đầu phát triển trên phạm vi toàn quốc bắt
đầu từ những năm 1970s với tư cách là một lĩnh vực nghiên cứu trong môn Canada
học vốn bùng phát trong thời gian đó. Các nhà sử học vùng Duyên hải, miền Tây,
British Columbia, Ontario và Quebec đều đã tham gia vào việc phát triển môn địa
lý lịch sử vùng. Song song với hàng lọat công trình nghiên cứu về những lĩnh
vực khác nhau về trào lưu vùng được công bố, một số tạp chí nghiên cứu hàn lâm
với cách tiếp cận vùng cũng đã ra mắt người đọc, chẳng hạn như: Acadiensis (1971+), BC Studies (1967+), Prairie
Forum (1976+), cộng với một số tạp chí cũ như Saskatchenwan History, Alberta History, Manitoba History, Ontario
History, …vv. Quebec cũng nằm trong trạng huống phát triển đó với các tạp
chí lịch sử vùng, cộng với các tạp chí quốc gia bằng tiếng Pháp như La Revue d’Histoire de l’Amérique francaise,
Recherches Sociỏgaphiques, La Revue de géographie du Québec, …vv.
Các
mối quan hệ vùng và bản sắc quốc gia
Sau khi đọc các nghiên cứu dành cho địa
lý lịch sử vùng ở khu vực Canada tiếng Anh, thì người ta thấy rất rõ là chủ đề
thường gợi lên những cuộc tranh luận kịch liệt giữa những người ủng hộ một lịch
sử quốc gia và những người chủ chương lịch sử vùng, trong đó nhóm đầu thường là
những người Ontario ở Toronto và nhóm thứ hai là các sử gia vùng Duyên hải và
miền Tây. Sự thể hiện “các bản sắc hạn chế” cụm từ do Ramsey Cook đặt ra và
được dùng lại trong một bài viết của J.M.S. Careless (1969) đã được coi là một
cột mốc cho cuộc tranh luận bằng cách tăng cường cách tiếp cận vùng trong lịch
sử Canada. Tuy nhiên cả hai sử gia này đều xem lại lập trường của mình về sau
này bằng cách nghĩ rằng vấn đề hệ trong của môn địa lý lịch sử từ những năm
1970s đã liều lĩnh tạo ra hiểm họa cho sự thống nhất của Canada bằng cách quá
nhấn mạnh vào các khác biệt.
Cuộc chiến giữa các sử gia quốc gia và
sử gia vùng đã đạt tới xung lực vào những năm 1990s như P.A. Buckner đã chỉ ra
trong một bài viết cho tạp chí Acadiensis
năm 2000. Trong cuộc tranh luận đó các sử gia quốc gia đã kết tội các sử
gia vùng và các sử gia xã hội về việc góp phần hủy hoại nhà nước Canada bằng
cách củng cố các nhu cầu riêng của từng tỉnh hoặc bằng việc chuyên hóa một cách
thái quá vào những lĩnh vực chung của địa lý lịch sử Canada như lịch sử phụ nữ,
lịch sử lao động, lịch sử đô thị và lịch sử bản địa [Bliss 1991; Granatstein
1998]. Một số đã tỏ ra lung lay không đứng vững bởi quan điểm cho rằng nhất
thiết phải tìm hiểu và lý giải tổng thể, nói cách khác là “kinh nghiệm quốc
gia” chứ không nên là những mảnh vụn dựa trên sự phân vùng hay khu vực [Owran
1997]. Các sử gia vùng Duyên hải về phần mình đã tìm cách để thể hiện sự bất
diệt của những khác biệt vùng từ khi thành lập Liên bang bằng cách yêu cầu thừa
nhận sự đóng góp của các vùng vào việc tạo dựng Canada. Một tình trạng tương tự
cũng có thể dễ dàng nhận thấy trong các sử gia ở miền Tây. Trong một bài viết
về địa lý lịch sử của các tỉnh Đồng cỏ, R. Douglas Francis đã xác định bốn chủ
đề chính liên quan đến các sử gia vùng, đó là: bản sắc vùng, phản kháng vùng,
cải cách xã hội và hình tượng vùng [Francis 1992: 20-21]. Vì vậy cuộc chiến
giữa các sử gia ấy cơ bản có vẻ là cuộc chiến mang màu sắc chính trị; hai ý
tưởng va chạm nhau: ý tưởng về một Canada liên bang tìm kiếm “những nguyên do
chung” để lý giải sự cố kết và xây dựng quốc gia; trong khi đó ý tưởng về một
Canada của các vùng thì coi tính đa dạng như là một phản ánh hiện thực và không
thể thích hợp với sự thống nhất của đất nước.
Vấn
đề định nghĩa vùng
Cho dù có coi là một thực tại hay không thì cũng không thể bỏ qua được hoặc chẳng khác nào một mối đe dọa, vùng vẫn là một khái niệm mơ hồ được nhiều tác giả khai thác mà vẫn chưa được định nghĩa. Cái khái niệm vùng mà chúng ta đang nói là vùng nào? Sử gia Gerald Friesen thuộc đại học Manitoba đã đưa ra ba loại vùng: i) vùng hình thức (formal region), vùng chức năng (functional region) và vùng tưởng tượng (imagined region). Vùng hình thức có đặc trưng địa hình. Vì vậy “vùng Đồng cỏ giống như là một khu vực đồng nhất, độc đáo và biệt lập”. Cách tiếp cận này được các du khách, các nhà địa lý sử dụng từ đầu thế kỷ 20 lâu nay đã bị mang tiếng xấu mặc dù ảnh hưởng của môi trường trong các cộng đồng là không thể chối cãi. Loại vùng thứ hai là vùng chức năng. Theo quan điểm này, vùng được nhìn nhận trong mối quan hệ của nó với các vùng khác. Vì vậy chúng ta nói về các vùng xa (hoặc các vùng sâu) vì có các vùng trung tâm hoặc các vùng đô thị. Cũng vậy, khái niệm vùng chức năng cũng ẩn chứa một mối quan hệ. Như vậy có nghĩa là nói “các vị trí địa lý này [đã được] tạo thành bởi tổng thể cố kết của những gì mà người ta phân biệt thành bộ phận cũng như bởi tính chất nhất quán nội tại hoặc những ranh giới rõ ràng” [Freisen 1996: 166-168]. Tiến thêm một bước nữa, phân tích của Friesen về vùng chức năng đã chỉ ra rằng một không gian vùng có thể được xác định một cách rõ ràng là nhờ ở những quá trình lịch sử tạo nên các họat động kinh tế, các ranh giới chính trị, các đơn vị hành chính hoặc thậm chí các phong trào đối kháng. Loại thứ ba là vùng tưởng tượng. Theo Friesen “một vị trí phải được tưởng tượng ra trước khi nó có thể xuất hiện”. Trong trường hợp này các nghệ sĩ, các nhà văn, các trí thức giữ địa vị chủ chốt trong việc dự phóng và sáng tạo ra một hình tượng về cái vùng sẽ trở thành một không gian cư trú. Trong trường hợp này chúng ta có thể nói trong phạm vi của một biểu trưng không gian như một cấu trúc tinh thần. Từ viễn cảnh đó, Eli Mandel đã khẳng định rằng “có một nền văn học vùng đồng cỏ độc đáo tạo ra một thế giới đồng cỏ huyền thoại” [Mandel 1973: 169]. Loại vùng thứ ba này về cơ bản là vùng giành cho bản sắc vùng nói chung và các trào lưu vùng nói riêng. Vì ở đây vùng ẩn chứa một sự gắn bó tự nguyện theo cách mà nhà triết học Pháp Ernest Renan hoặc nhà xã hội học Quebec Fernand Dumont coi là quốc gia. Theo Dumont, các vùng, giống các quốc gia “đối với chúng ta đều là chiêu bài của những đại diện tập thể” [Renan 1882; Dumont 1979: 19].
Cho dù có coi là một thực tại hay không thì cũng không thể bỏ qua được hoặc chẳng khác nào một mối đe dọa, vùng vẫn là một khái niệm mơ hồ được nhiều tác giả khai thác mà vẫn chưa được định nghĩa. Cái khái niệm vùng mà chúng ta đang nói là vùng nào? Sử gia Gerald Friesen thuộc đại học Manitoba đã đưa ra ba loại vùng: i) vùng hình thức (formal region), vùng chức năng (functional region) và vùng tưởng tượng (imagined region). Vùng hình thức có đặc trưng địa hình. Vì vậy “vùng Đồng cỏ giống như là một khu vực đồng nhất, độc đáo và biệt lập”. Cách tiếp cận này được các du khách, các nhà địa lý sử dụng từ đầu thế kỷ 20 lâu nay đã bị mang tiếng xấu mặc dù ảnh hưởng của môi trường trong các cộng đồng là không thể chối cãi. Loại vùng thứ hai là vùng chức năng. Theo quan điểm này, vùng được nhìn nhận trong mối quan hệ của nó với các vùng khác. Vì vậy chúng ta nói về các vùng xa (hoặc các vùng sâu) vì có các vùng trung tâm hoặc các vùng đô thị. Cũng vậy, khái niệm vùng chức năng cũng ẩn chứa một mối quan hệ. Như vậy có nghĩa là nói “các vị trí địa lý này [đã được] tạo thành bởi tổng thể cố kết của những gì mà người ta phân biệt thành bộ phận cũng như bởi tính chất nhất quán nội tại hoặc những ranh giới rõ ràng” [Freisen 1996: 166-168]. Tiến thêm một bước nữa, phân tích của Friesen về vùng chức năng đã chỉ ra rằng một không gian vùng có thể được xác định một cách rõ ràng là nhờ ở những quá trình lịch sử tạo nên các họat động kinh tế, các ranh giới chính trị, các đơn vị hành chính hoặc thậm chí các phong trào đối kháng. Loại thứ ba là vùng tưởng tượng. Theo Friesen “một vị trí phải được tưởng tượng ra trước khi nó có thể xuất hiện”. Trong trường hợp này các nghệ sĩ, các nhà văn, các trí thức giữ địa vị chủ chốt trong việc dự phóng và sáng tạo ra một hình tượng về cái vùng sẽ trở thành một không gian cư trú. Trong trường hợp này chúng ta có thể nói trong phạm vi của một biểu trưng không gian như một cấu trúc tinh thần. Từ viễn cảnh đó, Eli Mandel đã khẳng định rằng “có một nền văn học vùng đồng cỏ độc đáo tạo ra một thế giới đồng cỏ huyền thoại” [Mandel 1973: 169]. Loại vùng thứ ba này về cơ bản là vùng giành cho bản sắc vùng nói chung và các trào lưu vùng nói riêng. Vì ở đây vùng ẩn chứa một sự gắn bó tự nguyện theo cách mà nhà triết học Pháp Ernest Renan hoặc nhà xã hội học Quebec Fernand Dumont coi là quốc gia. Theo Dumont, các vùng, giống các quốc gia “đối với chúng ta đều là chiêu bài của những đại diện tập thể” [Renan 1882; Dumont 1979: 19].
Ba loại vùng được Friesen xác định ấy
đều tương thích với các định nghĩa về vùng mà các nhà nghiên cứu ở Quebec đã
xây dựng nên. Hơn nữa, rõ ràng là có sự tương tác giữa vùng hình thức, vùng
chức năng và vùng tưởng tượng, và sử gia phải xem xét sự kiện này bằng cách
giải thích các hiện tượng gắn liền với bản sắc vùng và các phong trào phản
kháng về phương diện chính trị - xã hội. Tuy nhiên cũng cần phải chỉ ra rằng
nhiều sử gia, nhà địa lý và các nhà kinh tế đã chia tách không gian một cách võ
đoán theo đối tượng nghiên cứu của họ trong khi đó những không gian này lại
không nhất thiết tương hợp với các không gian bản sắc. Trong trường hợp này
không gian nên được coi như một cơ sở hơn là một cấu phần họat động của việc
phân tích như là đối với chức năng của các vùng tưởng tượng.
Vấn
đề biên soạn lịch sử vùng ở Canada
Trong khi các nghiên cứu về vùng đã được
phát triển ngay từ những năm 1970s thì người ta vẫn cần phải suy nghĩ về các
qui mô vùng được các sử gia đưa ra và sử dụng. Canada với diện tích 9.976.139
km2 lớn hơn hai lần diện tích của 25 quốc gia Châu Âu (4.134.300km2).
Chúng ta cũng có thể thấy Ba Lan (312.677km2) chỉ bằng một nửa
Saskatchewan (651.900km2) và Pháp (547.026km2) nhỏ hơn ba
lần Quebec (1.540.680km2). Nhân tiện nói thêm, diện tích Quebec bằng
78% diện tích Mexico. New Brunswick (73.436 km2) được coi là một
tỉnh nhỏ cũng ngang với Bỉ, Hà Lan và Luxembourg (73.930km2) (Canadian Encyclopedia 1985). Trong khi
mật độ dân cư ở Canada và Châu Âu lại không giống nhau. Dân số Canada rải rác
trên một lãnh thổ rộng đến mức bức khảm vùng đã là một sự kiện địa lý trước khi
trở thành một thực tại trong khuôn khổ lịch sử, kinh tế hoặc xã hội - chính
trị.
Mọi người đều thừa nhận rằng trong khi
việc nghiên cứu địa lý lịch sử vùng ở Canada tùy thuộc vào từng trường hợp thì
những nghiên cứu này đôi khi lại được qui vào những qui mô vùng khác nhau. Ở
vùng Duyên hải chẳng hạn, một số sử gia than vãn về vấn đề là các nghiên cứu
nói chung đều hạn chế vào một trong ba tỉnh - New Brunswwikc, Nova Scotia,
Prince Edward Island - trong khi Thông sử vùng Duyên hải lại rất cần được biên
soạn. Tuy nhiên khát vọng về một cách tiếp cận nhất quán đối với vùng Duyên hải
lại đã đưa P.D. Clarke đi đến một kết luận là các sử gia thực hiện các nghiên
cứu vùng Duyên hải vẫn ngập ngừng không đi đến kết luận về địa lý học lịch sử
Acadia vì cách tiếp cận văn hóa học của nó (vùng tưởng tượng) không phù hợp với
cách tiếp cận vùng chức năng [Clarke 2000: 87-89]. Ở bất cứ mức độ nào thì việc
phân chia này trong địa lý lịch sử vùng duyên hải đều phản ánh về hiện thực
vùng trong ba tỉnh đã được Đại Anh quốc tạo ra như những thực thể tách biệt vì
những lý do chính trị vào cuối thế kỷ 18. Khái niệm tạo dựng một lịch sử các
tỉnh Atlantic bao gồm cả vùng Newfoundland và Labrador vẫn có vẻ là một đặc
trưng viễn tưởng phương bắc của Labrador chứ không phải là đặc trưng vùng Duyên
hải (Hiller 2000).
Trong các tỉnh vùng Đồng cỏ thì lịch sử văn
hóa đã cho thấy một sự phát triển hoàn toàn khác. Theo Gerald Friesen những
mạng giao tiếp khác nhau được thiết lập trong những năm 1920s và 1930s đã giải
thích cho “sức mạnh của ý thức vùng Đồng cỏ rộng lớn” đã trở nên rõ ràng trong
giai đoạn đó. Ý thức vùng về các vùng đồng cỏ ấy có vẻ như đã được thay thế vào
nửa sau của thế kỷ 20 bằng một ý thức vùng riêng biệt cho Manitoba,
Saskatchewan và Alberta vì những mạng lưới giao tiếp mới và những thể chế tỉnh
mới được thực hiện gần đây [Freisen 1996: 178-179].
Hai ví dụ này được lấy ra từ lịch sử
vùng của vùng Duyên hải và vùng Đồng cỏ đã cho thấy rằng về chủ đề vùng ở
Canada các sử gia cũng như các nhà báo, các nhà kinh tế học và các chính trị
gia đều thường viện đến một nhóm tỉnh. Vì vậy chúng ta có thể gọi đây là một
cách tiếp cận vùng vĩ mô Canada (Canadian
macro regional) hoặc cách tiếp cận xuyên tỉnh (trans-provincial). Về vấn đề lịch sử đã được thực hiện trong giới
hạn của một tỉnh, các sử gia Canada viết tiếng Anh thường viện vào kiểu nghiên
cứu lịch sử địa phương hơn là lịch sử
vùng.
Vẫn còn một cấp độ nghiên cứu thứ ba về
lịch sử vùng có vẻ ít phát triển ở khu vực Canada tiếng Anh: lịch sử vùng được
thực hiện trong giới hạn một tỉnh và được Fernand Harvey gọi là lịch sử vùng
nội tỉnh (intra-provincial regional
history). Tất nhiên trong tỉnh nào của Canada cũng có thể tìm thấy vùng,
nhưng cần phải có những nghiên cứu thêm trước khi kiên trì rằng một số đã tạo
nên những không gian có thể xác định về phương diện bản sắc. Có vẻ như đối với
các sử gia Canada tiếng Anh lịch sử nội tỉnh hình như tương đương với lịch sử
địa phương. Trong một bài viết nhan đề “Lịch sử Địa phương Canada” Paul Voisey
đã chỉ rõ các sử gia chuyên nghiệp ít quan tâm đến lịch sử địa phương do các sử
gia nghiệp dư biên soạn. Ông cũng chỉ ra rằng Lịch sử Xã hội Mới hoặc Biên niên
sử theo trường phái Pháp (Annales) chậm được sử dụng trong các nghiên cứu địa
phương ở khu vực Canada tiếng Anh trái ngược với tình hình ở Quebec. Sự ngập
ngừng như vậy đã dẫn các sử gia Canada tiếng Anh chấp nhận cách tiếp cận xác
định bằng lịch sử đô thị chứ không phải là lịch sử địa phương [Voisey 1985
& 1989].
Vậy là người ta có thể phân biệt bốn cấp
độ lịch sử vùng ở Canada: i) lịch sử vùng xuyên tỉnh; ii) lịch sử tỉnh; iii)
lịch sử vùng nội tỉnh; iv) lịch sử địa phương hoặc lịch sử tiểu vùng. Có thể là
sai lầm khi nhóm hai loại cuối vào với nhau vì kích cỡ của một số vùng nhất
định trong các tỉnh. Liệu đó có phải là lịch sử địa phương khi người ta nghiên
cứu Bắc Ontario, vùng Saguenay ở Quebec, hoặc nam Saskatchewan khi những lãnh
thổ này cũng rộng ngang với bất cứ quốc gia nhỏ nào của châu Âu?. Cộng thêm vào
bốn cấp độ lịch sử vùng, cấp độ thứ 5 dường như đã xuất hiện trong những năm
gần đây gắn liền với nhu cầu thiết yếu về một lối lý giải tổng hợp các đô thị
hiện đại: vùng đô thị (the city-region). Một ví dụ về cách tiếp cận mới này là
dự án về lịch sử vùng đô thị Montreal mới được IRNS (Viện nghiên cứu khoa học
quốc gia) thực hiện (Collin, Dagenais & Poitras 2003). Cách tiếp cận này có
thể đóng góp vào việc hòa giải lịch sử đô thị và lịch sử vùng, lịch sử địa
phương.
Các
vùng trong phạm vi Quebec
Nhìn từ bên ngoài, Quebec đã tạo nên một
vùng kinh tế của Canada, đôi khi cùng với Ontario và được goị là Trung tâm
Canada. Tên gọi này thường có một nghĩa xấu trong vùng duyên hải và miền Tây. Về phía họ, người Quebec không tự
coi mình là đã tạo ra một vùng văn hóa đơn giản của Canada. Các sử gia Quebec
xây dựng các công trình bao gồm toàn bộ lãnh thổ Quebec vẫn kiên trì cái mà họ
đang viết về lịch sử quốc gia chứ không phải là lịch sử tỉnh hoặc vùng. Không
nghi ngờ gì nữa, chính vì vậy mà cuộc tranh luận ở khu vực Canada nói tiếng Anh
giữa các sử gia quốc gia và các sử gia vùng đã ít tác động đến các sử gia
Quebec; các sử gia Quebec đã phát triển những cách tiếp cận khác chủ yếu liên
quan đến tính lưỡng của Canada. Trước khi nhận xét về các cách thức mà sử gia
Quebec xây dựng lịch sử, có một vấn đề rất quan gtrọng là gợi lại một số dấu
mốc chính trong sự phát triển của các vùng trong lãnh thổ Quebec.
Trục đông tây của dòng sông Saint
Lawrence cắt qua lãnh thổ rộng lớn của Quebec. Về phía Nam các cửa sông chính
là các sông Richelieu, Saint-Francois và Chaudière, về phía bắc là các sông
Ottawa, Saint-Maurice, và Saguenay. Vì vậy chính điều kiện địa lý đã tạo thuận
lợi cho sự xuất hiện của các vùng hình thức đa dạng hóa. Vào cuối thời thuộc
Pháp năm 1760, lãnh thổ có người cư trú trùng hợp với vùng Lãnh chúa thuộc
thung lũng sông Saint-Lawrence, từ Kamouraska đến phía tây của đảo Montreal,
bao gồm cả Quebec và Trois-Rivières (có nghĩa là một dải thực dân địa dài
400km) trải dọc theo sông Chaudière (vùng Beauce) và sông Richelieu (vùng lưu
vực sông Richelieu).
Bắt đầu vào năm 1830, sức ép về dân số
đã nảy sinh vì tỷ lệ sinh cao của những người Canada gốc Pháp đã buộc người ta
phải khai phá một vùng cư trú mới đầu tiên là các thị trấn miền Đông – Eastern
Townships - được xây dựng bởi các gia đình Pháp, sau đó là vùng Saguenay và Lac
Saint-Jean vào những năm 1850s. Có những sánh kiến thực dân địa của cha cố hạt,
Antoine Labelle ở Laurentians bắc Montreal trong những năm 1870s - 1880s. Các
vùng bình nguyên xung quanh lưu vực sông Saint-Lawrence cũng được khai thác làm
nơi cư trú vào nửa sau thế kỷ 19, từ bán đảo Gaspé ở phía Đông đến
Témiscamingue ở phía Tây. Vào đầu thế kỷ 20 và trong thời ký Đại Suy thoái của
những năm 1930s, thực dân địa đã vươn đến vùng Abitibi xa hơn về phía Bắc cũng
như các vùng đảo thuộc Hạ lưu sông Saint-Lawrence và bán đảo Gaspé. Miền Bắc và
Bắc Quebec do các cộng đồng Mỹ Da đỏ hoặc người Inuit khai phá trong suốt mấy
thế kỷ đã được người da trắng định cư trong nửa sau thế kỷ 20 để khai mỏ, làm
lâm nghiệp và phát triển thủy điện [Harvey 1996]. Vì vậy lịch sử và địa lý đã
góp phần vào việc sáng tạo ra các vùng văn hóa và kinh tế riêng biệt trong lòng
Quebec. Các sử gia thậm chí còn ghi chú
về sự phát triển của ý thức trào lưu vùng ở bất cứ khu vực nào tại Quebec như
Mauricie và Eastern Townships vào đầu những năm 1930s mặc dù các trào lưu này
được gợi hứng về phương diện văn hóa do một nhóm nhỏ các tinh hoa vùng cầm đầu
không thể so sánh được với các trào lưu vùng mạnh mẽ ở Tây Canada [Verette
1993; Harvey 2001].
Các nhân tố mới đã xuất hiện góp phần
nhấn mạnh tính chất khẳng định về vùng trong lòng Quebec. Mặc dù đã tạo ra 10
vùng hành chính vào năm 1966, nhưng chính phủ Quebec vẫn chủ mưu một quá trình
giải tập trung hóa hành chính trong nhiều năm đã chuyển đổi thành phong trào
khẳng định vùng đối lập với sự tập trung hóa quan liêu xuất phát từ thành phố
Quebec. Hơn nữa các cuộc nhập cư mới vào Montreal trong những năm 1970s đã tạo
ra một phân chia văn hóa giữa khu vực đô thị đa văn hóa và các vùng văn hóa
đồng nhất khác của Quebec. Cuối cùng là sự phân chia giữa các vùng tăng trưởng
kinh tế và dân số chẳng hạn như các vùng ngoại vi Montreal và thành phố Quebec
với các vùng xa thể hiện một sự thiếu hụt khả năng di trú. Toàn bộ các nhân tố
này giúp lý giải vị trí trung tâm của các vùng trong cuộc luận chiến chính trị
mới đây ở Quebec. Nhìn từ bên ngoài, Quebec có thể có một xã hội đồng nhất
tương đối nhưng đó chỉ là một ảo tưởng. Điều đó không chỉ đúng cho quá khứ mà
còn đúng cho cả tương lai.
Cần phải lưu ý là còn có một mối liên hệ
lịch sử giữa quá trình thực dân địa các vùng ngoại vi Quebec và quá trình thực
dân địa các tỉnh miền Tây Canada. Trên thực tế thì để phản ứng với phong trào
di cư của người Canada gốc Pháp đến các nhà máy dệt của New England trong
khoảng thời gian từ 1850 đến 1930 giới tăng lữ và các nhóm tinh hoa thời đó đã
kêu gọi những người này hồi hương trở về Canada mặc dù họ cũng bị chia rẽ liên
quan đến các tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề. Các cha cố nói tiếng Pháp ở
miền Tây muốn những người Canada gốc Pháp ở New England và các khu vực nông
thôn Quebec đã quá đông dân cư di cư đến những vùng dân cư mới ở Saskatchewan
và Alberta trong khi giới tăng lữ ở Quebec lại kêu gọi định cư ở các vùng ngoại
vi Quebec để tránh dàn mỏng đội ngũ và tránh bị đồng hóa [Painchaud 1986].
Tầm
quan trọng của nghiên cứu vùng ở Quebec
Có một truyền thống nghiên cứu vùng rất
lâu dài ở Quebec có thể tìm lại căn cội vào tận cuối thế kỷ 19. Những cuốn sách
mỏng của nhà báo Arthur Buies và những người cổ vũ cho thực dân địa khác đã xác
định niên đại nghiên cứu học thuật về vùng muộn hơn. Trong khoảng thời gian từ
1930-1960 nhà địa lý học Pháp Raoul Blanchard, một học trò của Vidal de la
Blache đã viết một lọat tác phẩm khảo tả về vùng Quebec (Cahiers de Géographie 1986). Các nhà địa lý khác và một số nhà kinh
tế cũng đã công bố một số nghiên cứu về vùng Quebec, trong đó có Esdras
Minville và những bản tóm tắt kinh tế của ông về các quận của Quebec. Các nhà
xã hội học và nhân học cũng bắt đầu quan tâm đến các nghiên cứu vùng ngay từ
những năm 1950s-1960s [Harvey 1994]. Tuy nhiên các sử gia chuyên nghiệp đã chậm
trong việc chấp nhận thách thức về lịch sử vùng vì nó đã được coi là lĩnh vực
nghiên cứu của các sử gia nghiệp dư.
Tại Quebec cũng như các khu vực Canada nói tiếng Anh, việc đổi mới môn địa lý học lịch sử vùng bắt đầu từ những năm 1970s. Tuy nhiên bối cảnh khoa học và chính trị của mối quan tâm nghiên cứu đổi mới về vùng ấy là rất khác nhau. Mạng lưới trường Đại học Quebec thành lập năm 1969 với các trường đại học thành viên ở vùng Trois-Rivières, Chicoutimi, Rimouski, Hull và Rouyn được phép xây dựng những chương trình mới về lịch sử và địa lý. Các sử gia của các đại học này cũng như các sử gia của các đại học Montreal, thành phố Quebec, và Sherbrooke bắt đầu nghiên cứu một cách hệ thống các vùng có liên quan. Một số khuynh hướng khoa học và xã hội đã ảnh hưởng đến bộ môn lịch sử mới của vùng, trong đó có trường phái xã hội học của đại học Laval, trường phái Biên niên sử Pháp, các lý thuyết kinh tế kém phát triển của Thế giới thứ Ba và trường phái địa lý văn hóa Pháp của những năm 1980s. Các công trình theo trường phái kinh nghiệm chủ nghĩa đã cố thay thế cho việc cóp nhặt một khung lịch sử được hiểu biết rất ít về các vùng khác nhau của Quebec. Lịch sử vùng tham gia vào một bối cảnh liên ngành với các nhà địa lý, xã hội học, các nhà kinh tế học quan tâm đến các vấn đề đương đại về tình trạng kém phát triển ở các khu vực ngoại viu Quebec. Vì vậy môn địa lý học lịch sử được thực hiện ở Quebec dường như đã chỉ nhấn mạnh vào các vấn đề kinh tế và xã hội hơn là những vấn đề về bản sắc và chính trị. Hơn nữa, môn địa lý lịch sử của vùng Quebec lại tương đối mới ngay cho dù vấn đề về bản sắc vùng được phát hiện trên nền tảng của nhiều nghiên cứu trước đó [Harvey 2002].
Tại Quebec cũng như các khu vực Canada nói tiếng Anh, việc đổi mới môn địa lý học lịch sử vùng bắt đầu từ những năm 1970s. Tuy nhiên bối cảnh khoa học và chính trị của mối quan tâm nghiên cứu đổi mới về vùng ấy là rất khác nhau. Mạng lưới trường Đại học Quebec thành lập năm 1969 với các trường đại học thành viên ở vùng Trois-Rivières, Chicoutimi, Rimouski, Hull và Rouyn được phép xây dựng những chương trình mới về lịch sử và địa lý. Các sử gia của các đại học này cũng như các sử gia của các đại học Montreal, thành phố Quebec, và Sherbrooke bắt đầu nghiên cứu một cách hệ thống các vùng có liên quan. Một số khuynh hướng khoa học và xã hội đã ảnh hưởng đến bộ môn lịch sử mới của vùng, trong đó có trường phái xã hội học của đại học Laval, trường phái Biên niên sử Pháp, các lý thuyết kinh tế kém phát triển của Thế giới thứ Ba và trường phái địa lý văn hóa Pháp của những năm 1980s. Các công trình theo trường phái kinh nghiệm chủ nghĩa đã cố thay thế cho việc cóp nhặt một khung lịch sử được hiểu biết rất ít về các vùng khác nhau của Quebec. Lịch sử vùng tham gia vào một bối cảnh liên ngành với các nhà địa lý, xã hội học, các nhà kinh tế học quan tâm đến các vấn đề đương đại về tình trạng kém phát triển ở các khu vực ngoại viu Quebec. Vì vậy môn địa lý học lịch sử được thực hiện ở Quebec dường như đã chỉ nhấn mạnh vào các vấn đề kinh tế và xã hội hơn là những vấn đề về bản sắc và chính trị. Hơn nữa, môn địa lý lịch sử của vùng Quebec lại tương đối mới ngay cho dù vấn đề về bản sắc vùng được phát hiện trên nền tảng của nhiều nghiên cứu trước đó [Harvey 2002].
Những khác biệt được nhận ra trong địa
lý học lịch sử vùng Quebec và vùng Canada nói tiếng Anh đã được Gaffield [1991:
64] mô tả là những “trạng thái hiu quạnh truyền thống” cũng được nhận ra trong
các tài liệu xã hội học về nghiên cứu vùng. Theo Chris Southcott, “Các nhà xã
hội học Quebec gốc Pháp nghiên cứu những khác biệt vùng có khuynh hướng hiểu
đơn vị phân tích của họ như là những lãnh thổ nội tỉnh”, trong khi các nhà xã
hội học Canada nói tiếng Anh thì lại tập trung khá nhiều vào những bất bình
đẳng liên tỉnh. Hơn nữa diễn ngôn thống trị trong xã hội học Canada nói tiếng
Anh trong những năm 1970s-1980s coi bất bình đẳng vùng có hơi hướng số phận là “một quá trình cấu trúc
bình thường của chủ nghĩa tư bản chứ không phải là kết quả của một sự vận hành
kém về phương diện thể chế”. Các nhà xã hội học Quebec một mặt chịu ảnh hưởng
các tiếp cận cấu trúc (constructivist approach) của Alain Touraine về vai trò
của các tác nhân và các phong trào xã hội và họ đã phát triển một cách tiếp cận
dựa trên những khả năng thay đổi kinh tế xã hội đối với các vùng còn khó khăn
[Southcott 1994: 345-346; Làontaine 1989].
Dự
án Lịch sử vùng xuyên Quebec
Một số dự án chính về lịch sử vùng đã
được thực hiện tại Quebec trong suốt 30 năm qua. Các chủ đề chẳng hạn như tiến
hóa của cư dân vùng, các mối quan hệ giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và các họat
động thương mại ở lưu vực sông Saint-Lawrence đã được một số nhóm nghiên cứu
chủ chốt thực hiện [Harvey 1993]. Một trong số các dự án đó là Dự án Lịch sử vùng liên Quebec được INRS
(Institut nationale de la recherche scientifique) và Đại học Quebec tài trợ. Dự
án tham vọng này bắt đầu từ năm 1980 đã tìm cách xây dựng một tổng hợp lịch sử
từng vùng trong 24 vùng văn hóa Quebec. Cuộc kiểm kê các vùng này đã đực xây
dựng bằng cách xem xét các đơn vị hành chính của Tỉnh bang Quebec (Provincial
State of Quebec) cũng như những thực tiễn cổ hơn của một bản chất địa lý và văn
hóa. Và nó cũng giải thích thuật ngữ vùng
lịch sử để mô tả bất cứ vùng nào là kết quả của một sự kết hợp của vùng hình thức, vùng chức năng và vùng tưởng tượng đã đề cập ở trên.
Giống như những bộ thông sử của Canada
hoặc của các tỉnh, những tổng hợp này bao quát các đề tài liên quan đến sự ra
đời và tiến hóa của mỗi vùng từ cội nguồn đến tận bây giờ, bao gồm môi trường
địa lý, sự hiện diện của người Anhdiêng, công cuộc thực dân địa và định cư, sự
phát triển kinh tế, phát triển các thể chế giáo dục và chăm sóc y tế, sự tiến
hóa của các họat động văn hóa và nghệ thuật. Mỗi dự án trung bình được biên
soạn trong vòng ba năm và được một nhóm các nhà sử học chuyên nghiệp lãnh đạo
cùng với các trợ lý nghiên cứu thuộc các đại học trong khu vực được nghiên cứu.
Toàn bộ các nghiên cứu đã có về vùng đều dược xem xét kỹ, nhưng nhiều chương
cần phải được nghiên cứu lại dựa trên các hồ sơ lưu trữ hoặc các tài liệu đã
công bố. Công việc tổng hợp tuân thủ một phương pháp luận lịch sử nghiêm nhặt,
nhưng lại được trình bày bằng một ngôn ngữ mà đại chúng dễ dàng tiếp cận.
Trong vòng 26 năm qua các dự án tổng hợp
này đã huy động các nguồn tài chính và nhân lực to lớn. Trong số 24 bộ tổng hợp
thì 17 bộ đã được công bố và 7 dự án nữa sẽ được hoàn thành vào năm 2010. Chi
phí đã lên tới 10 triệu đô la trong đó 78% được huy động từ các chiến dịch gây
quĩ vùng (regional fundraising campaigns). Việc công bố các nghiên cứu này là
một thành công về thương mại; một số bộ với 2000 bản copi đã được biên tập lần
thứ hai [Perron 2004]. Dự án Lịch sử vùng xuyên Quebec đã tạo ra những hiệu ứng
tích cực cho việc phổ biến tri thức. Các bộ lịch sử vùng ấy đã được sử dụng làm
tài liệu nghiên cứu các khóa trình lịch sử Quebec trong các nhà trường, các
trường địa học; các hội du lịch và các tổ chức kinh tế xã hội và các nhà báo đã
tìm được những thông tin bổ ích trong các bộ sử đó. Bên cạnh đó, ba tiểu dự án
cũng đã được xây dựng: tập hợp các bộ sử tóm tắt từ các công trình đã được công
bố cho công chúng, một loạt tư liệu video về lịch sử các vùng Quebec đã có như
các băng video cassettes cho các nhà trường và mới đây là website Encyclobec cung cấp thông tin về nhiều
sự kiện lịch sử được khai thác từ các bộ sử vùng.
Về tổng thể các tổng hợp lịch sử vùng
này đã đóng góp cho sự hiểu biết sau sắc thêm về thông sử Quebec. Còn lâu mới
là một xã hội đồng nhất vì vậy Quebec được nhìn nhận thông qua toàn bộ những
khác biệt của nó. Các tổng hợp thông sử Quebec tương lai sẽ phải xem xét cẩn
thận hơn nữa những khác biệt này. Hơn nữa việc hiểu biết kỹ lưỡng hơn về vùng
như vậy sẽ cho phép phát triển những so sánh giữa các vùng. Việc phân tích
những tác động đang tăng lên của toàn cầu hóa ở các cấp địa phương hoặc tiểu
vùng cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Quay trở lại với vấn đề ban đầu, chúng ta có
thể hỏi liệu việc chia tách giữa lịch sử vùng và lịch sử quốc gia có còn chính
đáng không. Vì lịch sử vùng không phải được tạo ra trong chân không mà là trong
một khuôn khổ tổng quát hơn: Quebec, các tỉnh khác, Canada và thậm chí cả Bắc
Mỹ đều có khả năng làm giầu thêm hiểu biết của chúng ta về quá khứ chung của
tất cả khu vực này. Trong thực tế các công trình lịch sử vùng đang bắt đầu được
thống nhất vào những công trình tổng hợp mới xuyên Canada [Condrad & Finkel
2003; Francis & al., 2000; Cardin & al., 1996]. Lịch sử Canada là một
phức hợp các lịch sử ở các cấp độ khác nhau – quốc gia, xuyên tỉnh, tỉnh, nội
tỉnh, đô thị và địa phương. Một điều rất cần thiết là phải thừa nhận tầm quan
trọng của tất cả các cấp độ này để lý giải cho tính đa dạng của các mối quan hệ
xã hội và không chỉ quá trình chính trị mới gia nhập vào cấu trúc của nhà nước
Canada. Theo nghĩa này lịch sử vùng nội tỉnh như được thực hiện ở Quebec có thể
được phát triển ở đâu đó khác trong đất nước và đóng góp cho sự hiểu biết tốt
hơn về quá khứ.
Trong bối cảnh hiện tại của quá trình
toàn cầu hóa đang tăng tốc thì các nhà nước quốc gia tỏ ra là ít sức mạnh để
giải quyết bất cứ vấn đề kinh tế, văn hóa và môi trường vượt khỏi các ranh giới
của nó. Các công dân của các quốc gia này đang longại về tác động của các thách
thức này đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ngược lại, khuynh hướng này
gợi ra một phản ứng trái ngược, một loại hiệu ứng đối trọng cổ vũ sự phát triển
của cấp độ địa phương hoặc vùng được coi là gần gũi với mọi người và vì vậy mà
dẽ kiểm soát hơn. Hơn bao giờ hết, các cá nhân đều thấy rất rõ nhu cầu kết nối
vùng và phát triển ý nghĩa về vị trí. Tuy nhiên, sự phát triển của các công
nghệ thông tin truyền thông mới và mở rộng các trao đổi kinh tế văn hóa đã giúp
cho việc mở mang nhiều vùng đô thị và nông thôn và đặt dấu chấm hết cho tình
trạng cô lập. Trong nhiều vùng của Canada và những quốc gia khác, nhất là ở
Châu Âu, chúng ta đã được chứng kiến sự phát triển của những mối quan hệ quốc tế
trực tiếp giữa các thành phố hoặc các vùng khác nhau trong khi trước đây những
mối quan hệ này là sự tự vệ (preserve) đơn độc của các thủ đô hoặc các trung
tâm đô thị ở cấp quốc gia. Nhiều festival quốc gia và quốc tế được tổ chức bởi
các thành phố cỡ nhỏ hoặc trung bình là một ví dụ về hiện tượng này gắn liền
với quá trình toàn cầu hóa. Những sáng kiến này đã giúp củng cố bản sắc vùng và
năng lực vùng cho quá trình đổi mới. Uy tín ngày càng tăng của một vùng làm cho
nó nhận biết rõ ràng hơn về nhu cầu lịch sử nhằm hiểu biết tốt hơn những cơ sở
bản sắc của mình.
Chừng nào Canada còn được mọi người quan
tâm thì cách tiếp cận vùng vẫn rất cần thiết cho việc lý giải về quá khứ kinh
tế, chính trị và văn hóa của đất nước, cũng như việc lý giải các nhân tố đó trong
tương lai. Ở cấp độ khu vực Bắc Mỹ rất cần phải có một phân tích so sánh quá
trình thể chế hóa vùng ở những qui mô khác nhau tùy thuộc vào những phương thức
hành chính, chính trị, và lịch sử khác nhau. Điều đó lại càng cần thiết trong
bối cảnh liên kết ngày càng tăng của các quốc gia trong hiệp ước NAFTA. Theo
hình mẫu các vùng được xác lập ở Châu Âu, có thể nói rằng bất cứ vùng nào của
Canada, Mỹ và Mexico đều cùng phát triển các mối quan hệ trực tiếp về kinh tế
hoặc văn hóa mà không nhất thiết phải gia nhập các nhà nước ở cấp quốc gia.
_______________________________
Đề
tài cấp Bộ: Nghiên cứu cơ sở
lý thuyết cho việc xác định các ưu tiên trong phát triển bền vững vùng kinh tế
(2006-2008). Viện Nghiên cứu
Phát triển Bền vững Bắc Bộ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bliss, Michael 1991. Privatizing the
Mind: The Sundering of Canada, the Sundering of Canadian History. Journal of Canadian Studies, 26
(Winter), pp.5-17.
Bourdieu Pierre 1980. L’identité et la
représentation. Éléments pour une réflexion critique sur l’idée de région. Actes de la recherché en Scienes sociales,
35(nov.) pp. 63-72.
Buckner, P.A. 2000. Limited identities
Revited: Regionalism and Nationalism in Canadian History, Acadiensis, 30, 1 (Aut.) pp.8-10.
Canadian Encyclopedia 1985. Edmonton, Hurtig Publishers, 3 vols.
Cardin, Jean-Francois, Claude Couture et
Gratien Allaire 1996. Histoire du Canada. Espace et differences, Quebec, Presses de l’Universite Laval,
p. 397.
Careless, J.MS. 1969. Limited Identities
in Canada. Canadian Historical Review,
50, 1. pp.1-10.
CGQ 1986. La geographie au Quebec
cinquante ans apres Raoul Blanchard, Cahiers
de geographie du Quebec, 30, 80 (Sept.) p. 298.
Clarke, P.D. 2000. L’Acadie perdue; Or
Maritimes History’s Other. Acadiensis,
30, 1 (Aut.) pp. 87-89.
Collin, Jean-Pierre, Michele Dagenais
and Claire Poitras 2003. From City to City-Region: Historical Perspective on
the Cententious Definitions of the Montreal Metropolitan Area. Canadian Journal of Urban Research, 12,
1 (Summer) pp.16-43.
Conrad, Margaret and Alvin Finkel 2003.
Canada: a national history. Toronto,
Longman, p. 567.
Douglas, Francis R. 1992. In Search of a
Prairie Myth: a Survey of the Intellectual and Cultural Historography of Prairie
Canada. George Melnyk, ed., Riel to Reform. A History of Protest in Western
Canada, Saskatoon, Fifth House Publishers.
Pp.20-21.
Dumont, Fernand 1979. Ethnies, cultures,
nations. Mouvements nationaux et régionaux d’aujourd’hui. Cahier internationaux de sociologie, 66: pp.5-17.
Francis, Douglas R., Richard Jones and
Donald B. Smith 2000. Destinies: Canadian History since Confederation. Toronto, Harcout, p. 597.
Friesen, Gerald 1996. River Road –
Essays on Manitoba and Prairie History. Winnipeg,
the University of Manitoba Press, p.246.
Gaffield, Chad 1991. The New Regional
History: Rethinking the History of the Outaouais. Journal of Canadian Studies,
26, 1 (Spring). Pp. 64-79.
Gilbert, Anne 1988. The new regional
geography in English and French-speaking countries. Progress in Human Geography, 12,2: pp.208-228.
Giddens, Anthony 1984. The Constitution
of Society: Outline of the Theory of Structuration. Berkeley and Los Angeles, University of California Press, p.402.
Granatstein, Jack L. 1998. Who Killed
Canadian History? Toronto, p.156.
Harvey, Fernand 1993. L’histoire
régionale, rurale et urbaine. In Jacques
Rouillard, éd., Guide d’histoire du Quebec, 2e ed., Montréal,
Éditions du Méridien, pp.229-252.
Harvey, Fernand 1994. La région
culturelle. Problématique interdisciplinaire, Québec, Éditions de l’Institut québécois de recherche sur la culture,
p.231.
Harvey, Fernand 1996. Histoire des
régions du Québec, des origines à la Révolution tranquille in Marc-Urbain
Proulx, Le phénomène régional au Québec
(Québec, Presses de l’Université du Québec), pp. 13-132.
Harvey, Fernand 2001. L’historiographie
regionaliste des annees 1920 et 1930 au Quebec. Les Cahiers des Dix, 55, pp. 53-102.
Harvey, Fernand 2002. La région
culturelle et la culture en région. In Denise
Lemieux, éd.,Traité de la culture, Québec, Éditions de l’IQRC Presses de
l’Université Laval, pp.135-161.
Hiller, James K. 2000. Is Canadian
History Possible? Acadiensis, 30, 1
(Autumn) pp.16-22.
Lafontaine, Danielle 1989. Les études
régionales québécoises. Canadian Journal
of Regional Science, 12, pp. 111-139.
Mandel, Eli 1973. Imagines of Prairie
Man. In A region of the Mind: Interpreting the Western Canadian Plains. Richard
Allen ed., (Regina, Canadian Plains
Research Center).
Owram, Doug 1997.Narrow Circles: the
Historiography of Recent Canadian Historiography. National History, 1,1 (Winter), pp.11-19.
Paasi, Anssi 1986. The
institutionalization of regions: theoretical framework for understanding the
emergence of regions and the constitution of regional identity. Fennia, 164 pp.105-146.
Paasi, Anssi 1991. Deconstructing
regions: notes on the scales of spatial life. Environment and Planning, 23, pp.
239-256.
Painchaud, Robert 1986. Un rêve de
peuplement francais dans la Prairie, Saint-Boniface,
Éditions des Plaines, p.303.
Perron, Normand 2003. Regions et
affirmation culturelles depuis le milieu du XIXe siecle. In Michel Venne, ed,. L’Annuaire du Quebec
2004, Montreal, Fides, pp. 789-796.
Raffestin, Claude 1982. Remarques sur
les notions d’espace, de territoire et de territorialite. Espaces et Societes, 41, pp.167-171.
Renan, Ernest 1882. Qu’est-ce qu’une
nation? New Edition, Paris, Bordas
1992, p.126.
Southcott, Chris 1994. Sociology and
Regional Science in Canada. Canadian
Journal of Regional Science, 17, 3 (Autumn) pp.329-349.
Smith, N 1992. Geography, difference and
the politics of scale. In J.Doherty, E. Graham and M. Malek, eds., Postmodernism and the social sciences,
London, Macmillan, pp.57-79.
Symons, T.H.B. 1975. To Know Ourselves. Ottawa, Association of Universities and
Community Colleges, p. 205.
Verrette, Rene 1993. Rural Local History
and the Prairie West. Prairie Forum, 10,
2 (Autumn), pp. 327-338.
Vidal de la Blache, Paul 1908. La
France. Tableau geographie, Paris,
Hachette, vii, p.365.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét