Ngân hàng Thế giới và Phát triển Bền vững
Hà Hữu Nga – Đoàn Minh Huấn
Vai trò của Ngân hàng Thế giới trong trợ
giúp phát triển
Ngân hàng Thế giới không
chuyên vào lý thuyết Phát triển Bền vững, nhưng phương châm và hoạt động thực
tiễn của nó lại bao gồm cả phát triển bền vững. Ngân sách hoạt động hành chính
của nó vào khoảng 1.4 tỷ trong năm tài chính 2001, khoảng một nửa được sử dụng
trực tiếp để hỗ trợ cho các hoạt động quốc gia (các vùng). Nếu bỏ sang một bên
khoản tổng chi phí về hành chính, hợp tác quản lý, v.v…thì phần chi cho các
hoạt động quốc gia thậm chí còn cao hơn. Trong phạm vi các hoạt động đa quốc
gia, thì nghiên cứu và phổ biến kết quả nghiên cứu (các đề mục ngân sách của
Kinh tế học Phát triển và Viện Ngân hàng Thế giới) chiếm khoảng 100 triệu USD
trong tổng ngân sách hành chính. Quỹ Tài trợ Phát triển (Development Grant
Facility) tài trợ cho hàng loạt hoạt động trên phạm vi toàn cầu là vào khoảng
150 triệu USD trong năm tài chính 2001. Hoạt động Mạng lưới vào khoảng 120
triệu USD – trong đó không rõ bao nhiêu trong số này được phân chia cho các
hoạt động đa quốc gia và bao nhiêu cho việc hỗ trợ các hoạt động đơn quốc gia.
Nhưng nếu chúng ta chia thành 8 (đại khái là tỷ lệ nghiên cứu và phổ biến nghiên
cứu, phố biến thông tin và các hoạt động ở cấp quốc gia) của tổng này cho các
hoạt động ở cấp quốc gia thì chúng ta có 265 triệu (100 triệu USD + 150 triệu
USD + 15 triệu USD) là việc phân bổ ngân sách hành chính thành loại như vậy so
với 805 triệu USD (700 triệu + 105 triệu) cho các hoạt động cấp quốc gia riêng
biệt [Joshi, A. 2011; Kim, P.S.,
Halligan, J., Cho, N., Oh, C. and Eikenberry, A. 2005; Tisné, M. 2010; World
Bank 2004].
Điều quan trọng cần
phải thừa nhận là trong nhiều năm bất cứ đánh giá nào của Ngân hàng Thế giới
cũng đều vừa đứng vững vừa đổ nhào bởi hiệu quả của các hoạt động cụ thể cấp
quốc gia. Tuy nhiên trước hết hãy tập trung vào các hoạt động riêng biệt không
phải ở cấp quốc gia. Điều bất ngờ là ở chỗ các hoạt động đa quốc gia liên nhóm
các nước đang phát triển đối mặt với các ngoại ứng xuyên biên giới là ít và
thưa thớt. Ở mức độ hiện tồn thì nói chung chúng nằm ngoài phạm vi thông thường
của các công cụ của Ngân hàng, bằng cách dựa vào các khoản tài trợ từ thu nhập
của mạng lưới Ngân hàng chứ không phải là các khoản vay từ IBRD (International
Bank for Reconstruction and Development) hay IDA (International
Development Agency). Dự án thành công lớn có tên là Bệnh mù Sông (River
Blindness - worm Onchocerca volvulus) là một ví dụ điển hình về việc Ngân hàng Thế giới (phối
hợp với các nhà tài trợ khác) cung cấp một loại hàng hoá công cộng quốc tế dưới
hình thức một dự án đa quốc gia chống lại loại côn trùng gây bệnh mù - một
ngoại ứng âm điển hình liên quốc gia về phương diện địa lý bằng cách giảm nhẹ
gánh nặng cho các quốc gia được hưởng lợi này theo cách thức không gây đối địch
và không ai bị loại trừ [Joshi, A. 2011; World Bank 2004].
Quay trở lại với việc điều phối đa quốc gia, có thể xem xét trường hợp cần phải có sự phối hợp giữa các quốc gia đã phát triển và các quốc gia đang phát triển, nói cách khác là cơ chế điều phối toàn cầu thực sự mà bên cung được coi là một loại hàng hoá quốc tế công cộng. Ngân hàng Thế giới tham gia vào một số loại hoạt động thuộc lĩnh vực này. Điều phối toàn cầu (phối hợp với Quỹ tiền tệ Quốc tế) về việc giảm nợ cho các quốc gia nghèo nhất (sáng kiến HIPC - Heavily Indebted Poor Countries) là một ví dụ điển hình. Rõ ràng là ngay cả khi một quốc gia mắc nợ với nhiều chủ nợ thì vẫn có một vấn đề điều phối chủ yếu trong việc giảm nợ, vì đó là lợi ích của tất cả các chủ nợ, họ phải được các chủ nợ khác trả nợ. Các cơ chế điều phối như vậy tồn tại trong lĩnh vực nợ thương mại (Câu lạc bộ London) và nợ song phương chính thức (Câu lạc bộ Paris) nhưng vẫn cần một cơ chế điều phối tất cả các loại nợ này cũng như đối với bản thân các khoản nợ đa phương. Một số vấn đề nợ thực sự là rất rắc rối - điển hình là các con nợ châu Phi của Liên Xô dưới thời Xô Viết trong khi bản thân nước Nga lại là một con nợ của các quốc gia phương Tây [Tisné, M. 2010; World Bank 2004].
Quay trở lại với việc điều phối đa quốc gia, có thể xem xét trường hợp cần phải có sự phối hợp giữa các quốc gia đã phát triển và các quốc gia đang phát triển, nói cách khác là cơ chế điều phối toàn cầu thực sự mà bên cung được coi là một loại hàng hoá quốc tế công cộng. Ngân hàng Thế giới tham gia vào một số loại hoạt động thuộc lĩnh vực này. Điều phối toàn cầu (phối hợp với Quỹ tiền tệ Quốc tế) về việc giảm nợ cho các quốc gia nghèo nhất (sáng kiến HIPC - Heavily Indebted Poor Countries) là một ví dụ điển hình. Rõ ràng là ngay cả khi một quốc gia mắc nợ với nhiều chủ nợ thì vẫn có một vấn đề điều phối chủ yếu trong việc giảm nợ, vì đó là lợi ích của tất cả các chủ nợ, họ phải được các chủ nợ khác trả nợ. Các cơ chế điều phối như vậy tồn tại trong lĩnh vực nợ thương mại (Câu lạc bộ London) và nợ song phương chính thức (Câu lạc bộ Paris) nhưng vẫn cần một cơ chế điều phối tất cả các loại nợ này cũng như đối với bản thân các khoản nợ đa phương. Một số vấn đề nợ thực sự là rất rắc rối - điển hình là các con nợ châu Phi của Liên Xô dưới thời Xô Viết trong khi bản thân nước Nga lại là một con nợ của các quốc gia phương Tây [Tisné, M. 2010; World Bank 2004].
Một ví dụ
điển hình khác của việc điều phối liên quốc gia đã phát triển và đang phát
triển là hoạt động của Ngân hàng trong lĩnh vực môi trường, đặc biệt là ô nhiễm
không khí. Các vấn đề điều phối toàn cầu về việc sử dụng biển, về việc tranh
chấp các ngư trường, v.v…đều liên quan đến các cơ quan chuyên trách của Liên
hợp quốc và nhiều tổ chức thương mại khác, còn bản thân Ngân hàng thì lại không
có vai trò chủ yếu. Tuy nhiên đối với trường hợp khí thải carbon dioxide hoặc
tầng ozone bị xâm hại thì Ngân hàng lại đóng vai trò đầu tàu cùng với các cơ
quan Liên hợp quốc chẳng hạn như UNDP (Chương trình Phát triển Liên hợp quốc)
và UNEP (Chương trình Năng lượng Liên hợp quốc).
Quỹ Môi trường
Toàn cầu (GEF - Global Environmental Facility) được Ngân hàng gây dựng nhưng
hiện nay lại là một thực thể tách biệt với Ngân hàng vốn được coi là một cơ
quan thực hiện mặc dù vẫn có các hoạt động cấp quốc gia của nó trong các nước
tham gia Quỹ Môi trường Toàn cầu. Điều đó cho thấy một khía cạnh hoạt động thực
tiễn khác đó chính là lợi ích. Công việc điều phối toàn cầu thường cần các dự
án cụ thể cấp quốc gia. Ở mức độ nhất định các chương trình cấp quốc gia của
Ngân hàng có mục đích tài trợ cho các dự án ấy (chẳng hạn như Dự án Bảo tồn Đa
dạng Sinh học nước ở Bangladesh là một phần của mục tiêu tổng thể bảo vệ đa
dạng sinh học toàn cầu).
Đâu là sự đánh đổi
các nguồn lực để được các dự án như vậy trong khi các nguồn đó lại thuần tuý
cần thiết cho phát triển quốc gia? Và liệu việc sử dụng các công cụ vay nợ hoặc
các công cụ tài trợ cho các dự án như vậy có tốt hơn không? Từ đó cần xem xét
một ngoại ứng dương đơn phương không gây thù nghịch và không có tính loại trừ
từ các hoạt động chủ yếu là ở các quốc gia đã phát triển, hoặc ở các định chế
tài chính quốc tế đến các quốc gia đang phát triển như một tổng thể. Một ví dụ
sẽ được khái quát hoá bằng cách tháo gỡ các rào cản thương mại hoặc các điều
khoản hạn chế nhập cư của các nước đã phát triển chống lại các nước đang phát
triển. Nhưng các ví dụ hay được nhắc đến thường xuyên nhất chính là các nghiên
cứu cơ bản về nông nghiệp nhiệt đới, các loại bệnh nhiệt đới, hoặc về bản thân
quá trình phát triển [Tisné, M. 2010;
World Bank 2004].
Hoạt động
của Ngân hàng còn thể hiện rõ ở vai trò nghiên cứu bản thân quá trình phát
triển. Ngân hàng, đặc biệt là các dự án “Ngân hàng Tri thức” có vai trò tổng
hợp kinh nghiệm phát triển ở cấp quốc gia cụ thể vì lợi ích của tất cả các quốc
gia chính là một mặt hàng công cộng quốc tế. Trong khi Quỹ tiền tệ Quốc tế
không tự đặt kế hoạch cho bản thân mình theo phương thức này thì nó lại đem
kinh nghiệm chung của Quỹ ở hàng loạt quốc gia đến cho các nhà hoạch định chính
sách của các quốc gia riêng biệt, và bản thân nó cũng có một bộ phận nghiên cứu
lớn. Đặc biệt đối với trường hợp Ngân hàng Thế giới có hai vấn đề chính cần
được quan tâm. Trước hết là cơ chế vận hành để tổng hợp được một khối lượng
thông tin to lớn mà chủ yếu là nhờ ở vai trò của công nghệ thông tin mới thuộc
quá trình này. Thứ hai là vấn đề về việc tổng hợp được thực hiện như thế nào,
và theo khuôn khổ nào.
Gác lại một bên các
vấn đề thể chế và kỹ thuật phức tạp của việc quản lý dòng tri thức thì vấn đề
trọng tâm là ở chỗ các khuôn khổ tạo điều kiện cho việc tìm hiểu và lý giải
thông tin và tri thức trong quá trình phát triển là vấn đề còn đang tranh cãi.
Trong bối cảnh đó Ngân hàng có thể giữ một lập trường mở tạo điều kiện cho việc
tranh luận và thảo luận về hàng loạt vấn đề kể cả những tiếng nói chống đối và
đặt nó vào các vị trí thích hợp, hoặc nó có thể xuất trình một tổng hợp riêng
biệt và đứng đằng sau nó, trừ những quan điểm khác. Trong thực tế thì thành quả
nằm ở đâu đó ở trung tâm với một lập trường giới hạn về các vấn đề chính sách
nào đó (chẳng hạn như việc tự do hoá tài khoản vốn cho đến tận mấy năm trước
đây, và bây giờ là tự do hoá thương mại) phản ánh và được phản ánh trong các
hoạt động ở cấp quốc gia riêng biệt, nhưng là một lập trường mở về các vấn đề
khác, chẳng hạn như về giảm phân biệt đối xử theo giới [Joshi, A. 2011; Kim, P.S., Halligan, J., Cho, N., Oh,
C. and Eikenberry, A. 2005; Tisné, M. 2010; World Bank 2004].
Ngân hàng
đã thực hiện một công việc tốt là phổ biến rộng rãi các phát hiện của công việc
nghiên cứu đó. Hành động nghiên cứu đó cũng có tính chất không loại trừ vì bất
cứ ai mong muốn tiếp cận với nghiên cứu của Ngân hàng về mặt nguyên tắc đều có
thể thực hiện được công việc đó. Nhưng vẫn có một vấn đề là việc đáp ứng các
tiêu chuẩn kỹ thuật này là chưa đủ - chúng ta phải nhìn sâu hơn vào các hệ quả
của việc phổ biến rộng rãi các nghiên cứu này. Các hệ quả ấy tuỳ thuộc vào việc
liệu công trình nghiên cứu đó có được khách hàng tin tưởng không, và đó là ai.
Ở một mức độ nhất định thì có một quá trình nhận thức và quá trình đó là cái có
ý nghĩa quan trọng mà công trình nghiên cứu là phiến diện và được thực hiện để
chỉ rõ các kết quả riêng biệt, thì nó sẽ không có một tác động phổ quát. Trong
bối cảnh đó các cơ chế hiệu quả của việc tập hợp, tổ chức và phổ biến thông tin
thông qua các phương tiện điện tử chỉ có thể làm tăng thêm sự nghi ngờ.
Vấn đề trọng tâm là
liệu công việc nghiên cứu trong các định chế giống như Ngân hàng Thế giới phải
giữ lập trường và quan điểm về sự vận hành của chính sách có thể bao quát được
một trách nhiệm đủ lớn để trở thành một loại thể chế hỗ trợ phát triển quốc tế
hay không. Về phương diện này thì không có cách gì để nghi ngờ được các động cơ
tốt đẹp của nhiều cá nhân làm việc trong các bộ phận nghiên cứu thuộc các định
chế này. Nhưng họ thực sự phải đối mặt với các câu thúc và điều đó hoàn toàn
bộc lộ trong một tỏ chức hành động. Vấn đề là không phải liệu có nên hay không
nên là một tổ chức nghiên cứu trong một định chế hành động - bất cứ một định
chế nào như vậy cũng đều cần một nhóm toàn tâm toàn ý với công việc phân tích
chuyên biệt và tương tác với hoạt động phân tích ở bên ngoài. Hơn nữa vấn đề
còn là ở chỗ liệu hoạt động nghiên cứu của một định chế tài chính quốc tế nhất
thiết cần đến một tấm áo khoác của một loại hàng hoá công cộng quốc tế không,
kể cả hương vị và các nguồn lực của công việc nghiên cứu trong khí hậu hiện
thời có giống với các loại hàng hoá quốc tế công cộng hay không. Kết luận của
chúng ta về vấn đề này là một kết luận mang tính hoài nghi, chí ít là khi có
một sự nhận thức rộng rãi cho rằng hoạt động nghiên cứu đó nhằm phục vụ cho một
lập trường chính sách hoặc một đường hướng riêng biệt ngoại trừ những vấn đề
khác. Có lẽ sở dĩ có tình trạng đó là vì trong hoạt động nghiên cứu khoa học xã
hội, khác với các khoa học tự nhiên, còn rất nhiều lĩnh vực vẫn đang còn tranh
cãi và không có hề có một khuôn khổ duy nhất để đánh giá các nghiên cứu và kết
quả nghiên cứu [Joshi, A. 2011; Kim, P.S., Halligan, J., Cho, N., Oh,
C. and Eikenberry, A. 2005; Tisné, M. 2010; World Bank 2004].
Quan điểm phát triển và Phát triển Bền vững của Ngân hàng Thế giới
Phát triển không chỉ là
tăng tài sản của vùng, của quốc gia mà còn bao hàm nghĩa phát triển con người,
được đo bằng tuổi thọ trung bình, tỷ lệ biết chữ ở người lớn, khả năng và mức
độ tiếp cận với giáo dục ở cả ba cấp, cũng như tăng mức thu nhập trung bình của
người dân, một trong những điều kiện cần thiết để đảm bảo cho việc tự do lựa
chọn cao hơn của con người. Như vậy phát triển con người bao trùm lên tất cả
các khía cạnh trong cuộc sống của mọi cá nhân, từ tình trạng sức khỏe tới tự do
về kinh tế và chính trị, phát triển con người là mục đích cuối cùng, tăng
trưởng kinh tế là phương tiện. Người ta đều thống nhất rằng tăng trưởng kinh tế
bằng cách tăng tổng tài sản quốc gia cũng làm tăng khả năng giảm nghèo và giải
quyết các vấn đề xã hội khác, nhưng trong thực tế thì tăng trưởng kinh tế không
phải lúc nào cũng đi đôi với phát triển con người, mà nhiều khi còn ngược lại,
đó là tình trạng bất bình đẳng, thất nghiệp tăng cao, nhiều giá trị dân chủ bị hạ
thấp, đánh mất bản sắc văn hóa hoặc tiêu dùng quá mức nguồn tài nguyên thiên
nhiên cần thiết cho các thế hệ tương lai, và kiểu tăng trưởng ấy sẽ không bền
vững. Trong bối cảnh đó thiệt hại về môi trường, xã hội và con người do tăng
trưởng kinh tế gây ra sẽ lớn hơn so với các lợi ích kinh tế, và phúc lợi của
con người sẽ bị giảm đi. Trong khi đó bản thân tăng trưởng kinh tế phải dựa vào
các điều kiện tự nhiên, xã hội và con người. Muốn có phát triển bền vững thì
tăng trưởng phải dựa trên khối lượng tài nguyên và dịch vụ nhất định của tự
nhiên như khả năng hấp thụ ô nhiễm và tái tạo nguồn lực. Bên cạnh đó tăng
trưởng kinh tế phải được nuôi dưỡng thông qua những thành quả phát triển con
người, chẳng hạn tăng nguồn cung lao động có khả năng thích ứng với các đổi mới
về kỹ thuật, về quản lý; tăng cơ hội sử dụng lao động một cách hiệu quả trên cơ
sở việc làm tốt hơn, các doanh nghiệp có nhiều điều kiện phát triển hơn và các
giá trị dân chủ được phát huy rộng rãi hơn [Soubbotina 2005: 9].
Phát
triển bền vững là đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không gây hại tới
khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai; sự bình đẳng như vậy giữa
các thế hệ sẽ không thể nào đạt được nếu trong hiện tại không có công bằng xã
hội; nếu các hoạt động kinh tế của một số nhóm người tiếp tục gây tổn hại đến
cuộc sống của các nhóm người khác, hoặc các nhóm sống tại những nơi khác trên
trái đất. Theo nghĩa đó, phát triển bền vững còn được gọi theo cách khác là
phát triển bình đẳng và cân đối, có nghĩa là để duy trì sự phát triển mãi mãi
thì cần cân bằng lợi ích của các nhóm người trong cùng một thế hệ và giữa các
thế hệ; điều đó cần phải được thực hiện đồng thời trên cả mọi lĩnh vực kinh tế,
xã hội, môi trường, con người, văn hóa và thể chế. Như vậy phát triển bền vững
chính là sự bình đẳng về cơ hội kiếm sống, làm giàu và tạo ra sự thịnh vượng;
một trong những cơ sở của phát triển bền vững chính là xóa bỏ tình trạng nghèo
đói cùng cực, vì bản thân nghèo đói sẽ cản trở phần lớn các mục tiêu phát triển
khác kể từ mục tiêu môi trường trong lành đến việc đảm bảo các quyền của con
người [Soubbotina 2005: 9; Tisné, M. 2010].
Phát
triển bền vững còn là việc đảm bảo bình đẳng về thu nhập; trong nhiều nước có
thu nhập cao, để đảm bảo thu nhập không quá bất bình đẳng, nhà nước thực hiện
nhiều loại chính sách hỗ trợ khác nhau. Trong thực tế, nếu để xảy ra tình trạng
quá bất bình đẳng thì điều đó sẽ tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của
người dân, làm tăng tỷ lệ nghèo đói, cản trở tiến bộ về y tế và giáo dục, góp
phần làm gia tăng tình trạng tội phạm: i) bất bình đẳng cao làm giảm số người
có khả năng tiếp cận với các nguồn lực như đất đai, hoặc giáo dục cần thiết cho
việc giải phóng các tiềm năng sản xuất của con người; ii) bất bình đẳng cao đe
dọa đến sự ổn định về chính trị của vùng, của quốc gia do sự bất mãn về tình
trạng thấp kém về kinh tế, không thể có được đồng thuận về chính trị, làm tăng
rủi ro cho các dự án đầu tư; iii) bất bình đẳng thu nhập cản trở việc thiết lập
và tuân thủ các chuẩn mực hành vi cơ bản trong kinh tế, xã hội, môi trường, con
người và văn hóa, làm tăng rủi ro kinh doanh, và chi phí thực thi hợp đồng cao
sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế; iv) bất bình đẳng cao sẽ hạn chế việc sử dụng
các công cụ thị trường quan trọng, khó bình ổn giá cả, mức sống và làm tăng nguy
cơ gây ra tình trạng nghèo khổ cùng cực cho bộ phận dân chúng nghèo nhất
[Soubbotina 2005; Joshi, A. 2011; Tisné,
M. 2010; World Bank 2004].
Tăng
trưởng và phát triển bền vững có quan hệ hữu cơ với tình trạng đói nghèo. Trước
hết nghèo được quan niệm là tình trạng bần cùng hóa về phúc lợi. Đó là sự thiếu
thốn về vật chất, có mức thu nhập, mức sống và mức tiêu dùng thấp, điển hình
nhất là tình trạng dinh dưỡng kém và điều kiện sống thiếu thốn. Nghèo thu nhập
liên quan trực tiếp đến tình trạng nghèo về con người, đó chính là sức khỏe kém
và trình độ giáo dục thấp, và cả hai đều là nguyên nhân và là hậu quả của mức
thu nhập thấp. Chính cái vòng luẩn quẩn đó lại sinh ra tình trạng nghèo về xã
hội như tính dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất lợi như bệnh tật, khủng
hoảng kinh tế, hoặc thiên tai; không có tiếng nói trong các thể chế xã hội và
bất lực trong cải thiện điều kiện sống của cá nhân. Bên cạnh các vấn đề về tăng
trưởng kinh tế và phân phối thu nhập, việc làm rõ khái niệm nghèo đói sẽ giúp
xác định tăng cường khả năng tiếp cận công bằng hơn đối với các dịch vụ y tế và
giáo dục cũng như sự phát triển của hệ thống an ninh xã hội [Soubbotina 2005; Joshi, A. 2011].
Tăng trưởng và phát triển
bền vững cũng liên quan trực tiếp và gắn liền với các hoạt động giáo dục. Hầu
hết nguồn vốn con người được tạo dựng thông qua giáo dục hoặc đào tạo để giúp
tăng năng suất kinh tế của cá nhân, tạo điều kiện cho mọi người sản xuất ra các
hàng hóa và dịch vụ ngày càng có giá trị hơn để nâng cao mức thu nhập cho bản thân
và gia đình. Các chính phủ, các công ty và hộ gia đình đầu tư tiền bạc, của
cải, công sức và thời gian vào giáo dục chính là đầu tư nhằm phát triển nguồn
vốn con người nhằm tích lũy tri thức và kỹ năng. Các khoản đầu tư này sẽ đóng
góp vào sự phát triển nhanh hơn và bền vững hơn của vùng và của đất nước. Những
người được đào tạo và có kỹ năng thường có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm có
giá trị hơn và thường được trả lương cao hơn. Tuy nhiên lợi suất giáo dục cũng
tùy thuộc vào các điều kiện khác nhau: i) trong trường hợp chất lượng giáo dục
thấp hoặc kiến thức và kỹ năng có được ở trường không đáp ứng được nhu cầu thị
trường thì vốn đầu tư vào con người đạt hiệu quả thấp và lợi suất mang lại cho
cá nhân và xã hội thấp; ii) nhu cầu về vốn con người không đủ do tăng trưởng
kinh tế thấp; trong trường hợp đó vốn con người có thể không được tận dụng hết
và không được trả thù lao tương xứng; iii) người lao động có trình độ học vấn
và kỹ năng cao nhưng bị trả lương thấp sẽ tạo ra tình trạng bất bình đẳng trong
hưởng thụ tương xứng với năng lực và cũng góp phần cản trở quá trình sản xuất;
iv) việc tăng nguồn vốn con người là yếu tố quan trọng để tăng quy mô và tốc độ
phát triển kinh tế của vùng và quốc gia. Tuy nhiên việc đầu tư vào nguồn vốn
con người mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ; để có được tốc độ tăng trưởng nhanh và sự
phát triển bền vững thì còn cần phải xây dựng được các chiến lược phát triển
đúng đắn [Soubbotina 2005].
Tăng trưởng và phát triển
bền vững còn liên quan trực tiếp và gắn liền với sức khỏe và tuổi thọ của con
người. Sức khỏe và tuổi thọ của người dân một vùng cũng như một quốc gia thường
được thể hiện thông qua hai chỉ số thống kê là tuổi thọ trung bình từ khi sinh
và tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi. Tuổi thọ bình quân kể từ khi sinh cho
biết số năm một đứa trẻ mới sinh sẽ sống được nếu các điều kiện y tế tại thời
điểm sinh được duy trì không đổi trong suốt cuộc đời đứa trẻ đó; chỉ số này
phản ánh được đặc trưng về các điều kiện y tế chung cả cả nước trong một năm nào
đó. Tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi cho biết số trẻ mới sinh có khả năng chết
trước khi tròn 5 tuổi tính trên 1000 ca sinh. Vì trẻ sơ sinh và trẻ em là những
đối tượng dễ bị tổn thương nhất đối với tình trạng thiếu dinh dưỡng và các điều
kiện sinh hoạt kém vệ sinh nên đối tượng này thường chiếm tỷ lệ tử vong cao ở
hầu hết các vùng và các nước kém phát triển. Vì vậy việc giảm số trẻ em tử vong
dưới 5 tuổi được coi là cách hiệu quả nhất để tăng tuổi thọ bình quân từ khi
sinh ở các nước đang phát triển [Soubbotina 2005].
Ngân hàng Thế giới và quá trình công nghiệp hóa
Ngân hàng Thế giới và quá trình công nghiệp hóa
Ban
đầu nông nghiệp là ngành quan trọng nhất của một vùng kinh tế đang phát triển.
Nhưng khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên, nông nghiệp mất đi vị trí quan
trọng hàng đầu để nhường chỗ cho công nghiệp và sau đó là dịch vụ. Đó được gọi
là quá trình công nghiệp hóa và hậu công nghiệp hóa, và người ta còn gọi đó là
quá trình “giảm công nghiệp hóa”. Khi thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu
về lương thực đạt đến giới hạn tự nhiên và người ta bắt đầu cần đến các loại
hàng hóa công nghiệp. Bên cạnh đó, nhờ có máy móc và kỹ thuật nông nghiệp mới
nên năng suất trong lao động nông nghiệp tăng lên làm cho các sản phẩm nông
nghiệp rẻ hơn và dần dần thu hẹp tỷ trọng trong tổng sản phẩm quốc nội GDP. Xu
hướng tương tự trong năng suất lao động cũng làm giảm nhu cầu về nhân công
trong ngành nông nghiệp, trong khi đó cơ hội việc làm trong ngành công nghiệp
lại tăng lên. Kết quả là sản lượng của ngành công nghiệp vượt lên chiếm tỷ
trọng lớn hơn trong GDP so với nông nghiệp và lao động trong ngành công nghiệp
trở nên chiếm ưu thế [Tisné, M. 2010;
World Bank 2004].
Hậu công nghiệp được quan niệm là giai đoạn đặc trưng bằng mức thu nhập vẫn
tiếp tục tăng, nhu cầu của người dân ít phụ thuộc vào vật chất hơn và họ bắt
đầu có nhu cầu cao hơn về dịch vụ - y tế, giáo dục, thông tin, giải trí, du
lịch và nhiều lĩnh vực khác. Trong khi năng suất lao động của các ngành nông
nghiệp và công nghiệp tăng nhanh thì năng suất của khu vực dịch vụ lại không
thể tăng nhanh vì hầu hết công việc trong khu vực này không thể xử lý được bằng
máy móc. Chính đặc trưng đó đã quyết định giá cả dịch vụ đắt hơn tương đối so
với giá cả của các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp, và làm tăng tỷ trọng
của dịch vụ trong GDP. Mức độ cơ giới hóa thấp hơn trong khu vực dịch vụ cũng
cho thấy rõ là việc làm trong khu vực này tiếp tục tăng lên và ngược lại, việc
làm trong khu vực công nghiệp và nông nghiệp lại giảm đi do những tiến bộ về
công nghệ làm tăng năng suất lao động và làm giảm số lượng việc làm. Kết quả là
khu vực dịch vụ thay thế các ngành công nghiệp và nông nghiệp trở thành ngành
dẫn đầu của các nền kinh tế hiện đại [World
Bank 2004].
Hầu hết các
quốc gia có thu nhập cao và thu nhập trung bình đều đang trong quá trình hậu
công nghiệp hóa, và ngày càng ít phụ thuộc vào công nghiệp. Trong khi đó nhiều
nước có thu nhập thấp vẫn đang phấn đấu để công nghiệp hóa và ngày càng phụ
thuộc nhiều vào công nghiệp. Nhưng ngay cả ở các nước đang tiến hành công
nghiệp hóa thì khu vực dịch vụ cũng phát triển tương đối so với tổng thể của
nền kinh tế. Tính đến cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khu vực dịch vụ đã đóng
góp gần 2/3 GDP thế giới, trong khi đó vào những năm 80 thì chỉ chiếm 1/2. Cùng
với dịch vụ, giai đoạn hậu công nghiệp còn mang một đặc trưng khác, đó là cuộc
cách mạng tri thức. Trong khu vực dịch vụ, các ngành tăng trưởng nhanh nhất là
các dịch vụ liên quan đến tri thức và thông tin, trong đó có giáo dục, nghiên
cứu và triển khai, phát triển các phương tiện thông tin hiện đại như điện
thoại, và Internet và các dịch vụ kinh doanh kèm theo. Đó chính là kết quả của
cuộc cách mạng tri thức được bắt đầu vào nửa cuối của thế kỷ XX và ngày càng
tăng tốc mạnh mẽ cùng với tiến bộ khoa học và các ứng dụng thực tế của chúng dưới
dạng công nghệ mới cũng như các sản phẩm tiêu dùng mới. Đổi mới công nghệ thay
thế cho đầu tư đã trở thành nguồn lực chính để tăng năng suất lao động. Đổi mới
công nghệ cũng trở thành công cụ chính yếu trong cạnh tranh kinh tế trên thị
trường thế giới và trở thành động lực quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh
tế. Vì vậy các nước đang phát triển luôn cố gắng cải thiện triển vọng kinh tế
của mình không chỉ bằng cách nhắm vào nguồn đầu tư vốn vật chất, mà còn nhắm
vào đầu tư trực tiếp cho nền tảng tri thức của mình, đó chính là đầu tư cho
sáng tạo, tiếp thu, thích ứng, phổ biến và sử dụng các tri thức mới cho phát
triển [Soubbotina 2005: 67-68].
Khu vực dịch vụ sản xuất ra hàng hóa vô hình, trong đó một số loại hàng hóa
vẫn mang tính truyền thống như các dịch vụ của chính phủ, y tế, giáo dục; một
số dịch vụ hoàn toàn mới và là trung tâm của quá trình chuyển đổi sang nền kinh
tế tri thức với thông tin liên lạc và các dịch vụ kinh doanh hiện đại. Sản xuất
dịch vụ đòi hỏi tương đối ít nguồn vốn tự nhiên và cần nhiều nguồn vốn con
người hơn so với sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Kết quả là cầu về lao
động đã qua đào tạo tăng lên, thúc đẩy các nước đầu tư nhiều hơn cho giáo dục.
Bên cạnh đó, do sử dụng ít vốn tài nguyên hơn các ngành khác nên dịch vụ sẽ tạo
ít áp lực hơn lên môi trường địa phương, vùng, quốc gia và toàn cầu. Gìn giữ
nguồn vốn tự nhiên và phát triển nguồn vốn con người sẽ giúp tăng cường tính
bền vững trong quá trình phát triển. Cũng cần phải thừa nhận rằng tăng trưởng
dịch vụ không thể thay thế hoàn toàn được cho tăng trưởng trong công nghiệp và
nông nghiệp. Tuy nhiên nếu nhu cầu của người dân trên toàn cầu đang được đáp
ứng bằng cách sử dụng nhiều tri thức với lượng lao động đã qua đào tạo và các
công nghệ hữu ích, phù hợp với sản xuất và môi trường; ngược lại việc sử dụng
nhiều máy móc, thiết bị và các quy trình công nghiệp gây thiệt hại cho môi
trường, xã hội và con người ngày càng giảm đi. Đó chính là quy luật mới trong
quá trình phát triển hướng đến bền vững [Joshi,
A. 2011; World Bank 2004].
Ứng dụng Lý thuyết vào Thực hành Phát triển Bền vững
của Ngân hàng Thế giới
Ngoài ra Ngân hàng Thế giới còn
coi hoạt động hành chính là đồng nghĩa với quản lý phát triển hiệu quả. Vì vậy
Ngân hàng luôn gắn kết quản lý với tính hiệu quả bằng cách trực tiếp quan tâm
đến hệ thống quản lý khu vực công và quản lý bằng khung pháp lý phát triển. Tuy
nhiên để xác lập một khung phân tích cho việc định hướng các vấn đề quản lý,
Ngân hàng đã ưu tiên tìm ra các khác biệt giữa các nhân tố quản lý tốt và các
lĩnh vực hoạt động cụ thể, chẳng hạn như việc quản lý khu vực công, bằng cách
thúc đẩy và hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực này. Ngoài ra Ngân hàng cũng
xác định bốn nhân tố cơ bản đảm bảo cho quản lý tốt là: i) trách nhiệm giải
trình, ii) tham gia; iii) tính có thể dự báo, và iv) tính minh bạch [Joshi, A.
2011; Tisné, M. 2010].
Trách nhiệm giải trình
Trách nhiệm giải trình
Trách nhiệm giải trình
là có tính chất bắt buộc để làm cho các cán bộ nhà nước có thể trả lời được với
chính phủ về hành vi và phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước một cơ
quan chính phủ cụ thể. Giải trình trách nhiệm có thể có những cách thức thực
thi khác nhau tại các quốc gia hoặc các cấu trúc chính trị khác nhau tuỳ thuộc
vào lịch sử, môi trường văn hoá, và các hệ thống giá trị có liên quan. Các cơ
chế sử dụng cho việc giải trình trách nhiệm có thể khác nhau tuỳ thuộc vào các
loại giao kèo, hợp đồng hoặc cam kết trách nhiệm ở cấp độ hẹp; vào các cơ quan
lập pháp được lựa chọn ở cấp độ rộng; còn ở cấp độ hẹp hơn thì là các uỷ ban tư
vấn. Trách nhiệm giải trình cũng có nghĩa là việc xác lập các tiêu chuẩn để đo
lường việc thực hiện trách nhiệm của các quan chức nhà nước, cũng như các cơ
chế giám sát để đảm bảo rằng các chuẩn mực đó đều được tuân thủ. Phép thử rõ
ràng nhất chính là xem các tác nhân khu vực tư nhân trong lĩnh vực kinh tế có
sẵn các nguồn lực đơn giản và phản ứng nhanh nhạy đối với các hành động không
công bằng hoặc không hoàn thành trách nhiệm được giao hay không. Thiếu trách
nhiệm giải trình đúng lúc sẽ làm suy giảm lòng tin với tư cách là một bên đối
tác, và sẽ góp phần làm sói mòn năng lực của chính phủ trong việc duy trì niềm
tin lâu dài rất thiết yếu cho việc cổ vũ sự đầu tư của khu vực tư nhân. Nhìn
nhận từ góc độ đó, trách nhiệm giải trình có thể giúp làm giảm thiểu tối đa các
rủi ro. Trách nhiệm giải trình của các thể chế thuộc khu vực công được hỗ trợ
bằng việc đánh giá hiệu suất kinh tế tài chính. Trách nhiệm giải trình trong
lĩnh vực kinh tế liên quan đến tính hiệu quả của việc hoặc định và thực hiện chính
sách, và tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực. Trách nhiệm giải trình
về phương diện tài chính bao gồm cả các hệ thống giải trình cho các hoạt động
kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập, cũng như cho các hoạt động kiểm soát chi
tiêu [Isham,
J., Kaufmann, D., & Pritchett, L. 1997].
Tham gia
Nguyên tắc tham gia
xuất phát từ việc thừa nhận một thực tế là người dân là trung tâm của quá trình
quản lý xã hội theo hướng phát triển. Họ không chỉ là nhứng người hưởng lợi của
quá trình phát triển, mà còn là các tác nhân của phát triển. Về phương diện
này, người dân hành động thông qua các nhóm hoặc các hội đoàn thể, chẳng hạn
như nghiệp đoàn, phòng thương mại, các tổ chức phi chính phủ [NGOs], các đối
tác hoạch định chính sách, các tư nhân, hộ gia đình, cộng đồng thông qua việc
phản hồi các thông tin, suy tư, các mối quan tâm của họ thông qua các kênh hội
đoàn hoặc các phương tiện truyền thông đại chúng chung cho phạm vi địa phương,
vùng, hoặc quốc gia, và thông qua lá phiếu cử tri của họ trong mỗi kỳ bàu cử.
Vì phát triển là sự nghiệp của người dân và vì người dân, nên người dân cần có
điều kiện, khả năng và quyền tiếp cận với các thể chế liên quan, đặc biệt là
thông qua các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, thông qua các kênh địa diện
cho tiếng nói của người dân. Tham gia thường liên quan đến trách nhiệm giải
trình, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Ở một số cơ chế, trong đó người
dân tham gia vào công việc của chính phủ thông qua quá trình bàu cử, trong đó
các quan chức nhà nước thực sự phải thực hiện trách nhiệm giải trình với cử
tri. Đối với tất cả các xã hội, lợi ích to lớn cách tiếp cận tham gia là hiển
nhiên. Các cách tiếp cận này bao gồm hiệu suất và tính bền vững của các chính
sách, các chương trình, dự án cũng như năng lực và kỹ năng của các bên liên
quan. Ở cấp độ người dân, tham gia còn hàm nghĩa là các cơ cấu tổ chức của nhà
nước cần phải linh hoạt nhằm mục đích tạo cơ hội cho người hưởng lợi và những
người chịu tác động khác nhằm cải thiện việc thiệt kế và thực hiện các chương
trình, dự án thuộc khu vực công. Điều đó giúp làm tăng quyền sở hữu và thúc đẩy
đạt được các kết quả mong muốn. Ở một cấp độ khác, hiệu quả của các chính sách
và thể chế tác động đến toàn thể xã hội có thể cầ phải có một sự hỗ trợ và hợp
tác chặt chẽ của các tác nhân liên quan [Islam, R., & Montenegro, C. 2002; OECD 2005].
Ở mức độ nào đó, việc kết hợp
giữa các cơ quan công cộng và khu vực tư nhân có lợi cho sự tham gia vào các
hoạt động kinh tế - xã hội ở cấp địa phương, vùng và quốc gia, trong đó có cả
đóng góp của khu vực tư nhân và khu vực công cộng. Sự tham gia của mọi tác nhân
địa phương và vùng vào đời sống kinh tế - xã hội không chỉ giúp cải thiện vai
trò của khu vực tư nhân, mà còn giúp cho các hoạt động của tất cả các hội đoàn
thể quần chúng trong phạm vi địa phương và vùng. Đó chính là phát huy vai trò
của các nhân tố xã hội dân sự vào quá trình cải thiện quản lý xã hội, và là
những phương tiện thay thế cho việc khơi thông các nguồn năng lượng của xã hội
dân sự. Các nhân tố này sẽ rất có ích cho việc xác định các quyền lợi của người
dân; có ích cho việc huy động công luận vào việc hỗ trợ cho các mối quan tâm
này; và cũng rất hữu ích cho việc tổ chức các hoạt động có liên quan. Bằng cách
tiếp cận gần gũi với người dân, các NGOs có thể giúp chính phủ đưa người dân
tham gia một cách sâu rộng ở cấp cộng đồng và góp phần phát triển cách tiếp cận
từ cơ sở, thực sự đóng góp vào việc cải thiện hiệu quả quản lý xã hội [Joshi,
A. 2011; World Bank 2004].
Khả năng dự báo
Khả năng dự báo gắn liền với i)
sự tồn tại của các bộ luật, các quy định, các chính sách điều chỉnh xã hội; và
ii) việc áp dụng một cách nhất quán, công bằng các bộ luật và các quy định đó.
Thực sự không phải là phóng đại tầm quan trọng của khả năng dự báo khi nói rằng
việc tổ chức công dân và các thể chế bằng một trật tự cứng nhắc là không thể.
Quy tắc luật pháp bao gồm cả các quyền lợi và nghĩa vụ, cũng như các cơ chế
cưỡng bách, các cơ chế giải quyết tranh chấp công bằng phải được định nghĩa một
cách rõ ràng. Điều đó đòi hỏi các tổ chức nhà nước phải có nguyên tắc chặt chẽ,
và việc trả lời cho khu vực tư nhân cũng cặn kẽ hệt như cho hệ thống luật pháp.
Tầm quan trọng của các hệ thống quản lý xã hội hoạt động có nguyên tắc chặt chẽ
là rất rõ ràng. Đó chính là thành tố thiết yếu của một môi trường xã hội mà các
tác nhân kinh tế xây dựng các ké hoạch phát triển và đưa ra các quyết định đầu
tư. Vì vậy ở chừng mực đó các khuôn khổ pháp luật phải đảm bảo i) đánh giá khoa
học các rủi ro kinh tế - xã hội; ii) chi phí giao dịch thấp; và iii) chính phủ
mở rộng hàng lang hoạt động cho xã hội dân sự trong các hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội [Wilks A 2001; Van de Walle, S. 2005; Van de Walle, S. 2006].
Có một kịch bản ngược lại, việc
ứng dụng một cách thiếu nhất quan các nguyên tắc tạo ra tính bất chắc và hạn
chế khả năng sáng tạo của các khu vực tư nhân. Tính bất chắc cũng góp phần làm
tăng chi phí vì nó làm tăng rủi ro cho các hoạt dodọng đầu tư. Bên cạnh các
khuynh luật pháp và định chế, tính nhất quán của chính sách công cũng rất quan
trọng. Các chính sách của chính phủ tác động trực tiếp đến khí hậu đầu tư và
các tác nhân kinh tế cũng đòi hỏi việc đảm bảo một cáhc hợp lý các hành vi
tương lai của các biến chủ chốt chẳng hạn như giá cả, tỷ giá hối đoái, và các
cấp độ tạo việc làm. Tuy nhiên nhất quán không đồng nghĩa với cứng nhắc. Chính
phủ trung ương và chính quyền địa phương cần phản ứng một cách linh hoạt đối
với những biến đổi của hoàn cảnh và sửa sai ngay trong quá trình thực hiện khi
cần thiết. Bên cạnh đó việc thay đổi nhân sự của chính phủ và chính quyền địa
phương vẫn phải đảm bảo sự vận hành liên tục của các công việc hành chính, và
người kế tục phải đảm bảo cho các chính sách công thể hiện được các ưu tiên đã
được xác định. Trừ các tình huống như vậy thì tính nhất quán trong việc xác
định các đường hướng lớn trong các chính sách của chính phủ là rất giá trị (với
những sửa đổi hạn chế đến mức tối thiểu). Có thể thúc đẩy khả năng dự báo thông
qua các cấu trúc thể chế, chẳng hạn như việc xây dựng các chi nhánh ngân hàng
trung ương có thể dẫn đến khả năng dự báo về các chính sách tiền tệ và tỷ giá
hối đoái. Nhiều cấp chính quyền phải đối mặt với những thách thức về khả năng
cung ứng tiền trong khi theo đuổi các chính sách tài chính mở rộng nhằm điều
chỉnh việc cung ứng tiền tệ trong việc khuyến khích đầu tư. Trong các tình
huống như vậy, nếu chính sách tiền tệ quá dễ dãi thì sức ép lạm phát chắc chắn
sẽ đè nặng lên vai nhà đầu tư, vì vậy mà làm thất bại chính mục tiêu của chính
sách tài chính. Tại nhiều địa phương, thất bại trong quản lý tài chính có thể
gây ra nhiều khó khăn bởi những cưỡng bức của các hành động cực chẳng đã trong
lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Việc tảo quyền tự quyết định cho ngân hàng trung
ương là một cáhc mà chính phủ có thể báo hiệu cho các nhà đầu tư rằng chính
sách kinh tế vĩ mô là đáng tin cậy và hợp lý [Wilks A
2001; Van de Walle, S. 2005; Van de
Walle, S. 2006].
Tính minh bạch
Tính minh bạch liên quan đến mức
độ sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu thông tin của công chúng và tính chất rõ ràng
của các nguyên tắc, quy định, và các quyết định của chính phủ. Vì vậy, tính
minh bạch trong quản lý phát triển xã hội vừa bỏ sung lại vừa củng cố cho khả
năng có thể dự báo. Khó khăn trong việc đảm bảo tính minh bạch là ở chỗ chỉ có
nơi sản xuất và cung cấp thông tin mới có thể biết được về thông tin, và họ có
thể hạn chế khả năng tiếp cận của người dân đối với thông tin. Vì vậy một trong
những việc cần làm trong quản lý phát triển xã hội là đảm bảo cho người dân
quyền được cung cấp thông tin theo đúng quy định của pháp luật. Việc tiếp cận
đúng lúc và chính xác các nguồn thông tin về kinh tế - xã hội và các chính sách
của chính phủ có thể có ý nghĩa sống còn đối với việc ra các quyết định của khu
vực tư nhân. Nếu dựa trên cơ sở hiệu quả thì các dữ liệu như vậy cần phải cung
cấp tự do và đầy đủ cho mọi tác nhân kinh tế [Joshi, A. 2011; Kim, P.S.,
Halligan, J., Cho, N., Oh, C. and Eikenberry, A. 2005; Tisné, M. 2010; World
Bank 2004].
Tính minh bạch trong quá trình ra
quyết định và thực hiện chính sách công của chính phủ sẽ làm giảm tính bất chắc
và có thể giúp làm giảm tình trạng và mức độ tham nhũng của các cán bọ thuộc
lĩnh vực công. Để đạt được mục đích này, cần phải có các nguyên tắc và quy
trình đơn giản, rõ ràng và dễ ứng dụng. Tuy nhiên thì dù sao trong thực tế đôi
khi cũng cần đặt ra những giới hạn về nguyên tắc tính minh bạch. Bằng cách làm
như vậy có thể sẽ giúp cho việc phân biệt thông tin với tư cách là một loại
hàng hoá khỏi thông tin với tư cách là một quá trình. Chẳng hạn quyền sở hữu trí tuệ cần phải được bảo vệ để
khuyến khích năng lực sáng tạo và đổi mới, nhưng việc ra quyết định về việc xác
định quyền sở hữu trí tuệ cho người nào đó thì lại phải minh bạch [Wilks A 2001; ;
Van de Walle, S. 2005; Van de Walle, S. 2006].
Các mối liên kết giữa các yếu tố quản lý phát triển xã
hội
Về phương diện nhận thức, 4 yếu
tố quản lý phát triển xã hội đã xác định ở trên luôn có mối tương liên hỗ trợ
và củng cố lẫn nhau. Trách nhiệm giải trình thường liên quan đến việc tham gia
và cũng là sự đảm bảo tối hậu cho khả năng có thể dự báo và tính minh bạch. Nếu
không thực hiện trách nhiệm giải trình đối với các nhóm xã hội chịu tác động
thì quá trình ra quyết định của các cơ quan trung ương và chính quyền địa
phương có thể đặt lợi ích của họ lên trên lợi ích của người dân. Tương tự như
vậy, tính minh bạch và khả năng dễ dàng trong việc tiếp cận thông tin không thể
được đảm bảo khi không có các khuôn khổ pháp lý cân bằng giữa quyền tiếp cận
thông tin và quyền được đảm bảo bí mật thông tin, khi không có các thể chế chấp
nhận trách nhiệm giải trình. Hơn nữa, tính có thể dự báo trong quá trình vận
hành khung pháp lý sẽ rất thiết thực cho việc đảm bảo trách nhiệm giải trình
của các thể chế công. Đồng thời khả năng có thể dự báo cũng đòi hỏi tính minh
bạch, vì không có thông tin về lĩnh vực này thì khó mà đảm bảo được sự tuân thủ
nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật. Cuối cùng, một hệ thống minh bạch sẽ tạo
thuận lợi cho trách nhiệm giải trình của chính phủ, cho sự tham gia của người
dân và cho khả năng có thể dự báo được các kết quả [Joshi, A. 2011; Kim, P.S.,
Halligan, J., Cho, N., Oh, C. and Eikenberry, A. 2005; Tisné, M. 2010; World
Bank 2004].
Sử dụng các chỉ báo xã hội và Báo cáo Xã
hội
Thành công trong việc
nghiên cứu các chỉ báo xã hội và báo cáo xã hội thể hiện rõ trong những nỗ lực
làm sáng tỏ quá trình sản xuất tri thức chuyên gia hoặc việc cung cấp tri thức
kế hoạch hoá cụ thể cho các nhà hoạch định chính sách. Các ý tưởng sử dụng các
chỉ báo xã hội và báo cáo xã hội để đóng góp cho việc duy lý hoá quá trình
chính trị, để xác lập các mục tiêu và các ưu tiên, để đánh giá các chương trình
chính trị, và để phát triển các hệ thống cảnh báo sớm đều chứng tỏ là quá tham
vọng. Theo những gợi ý mới đây, có thể phân ra thành 5 cách sử dụng các chỉ báo
xã hội liên quan đến chính sách, được coi là “các cách sử dụng loại hình học
thứ bậc chịu trách nhiệm về các nhu cầu chính xác: mô tả, giám sát, xác lập các
mục tiêu, trách nhiệm giải trình dựa vào kết quả, và đánh giá. Trong khi các
chỉ báo xã hội và các báo cáo xã hội được sử dụng một cách thành công với tư
cách là các công cụ mô tả và giám sát, thì việc ứng dụng và sử dụng cách chỉ
báo đó lại vẫn chưa đầy đủ, nếu không nói là có vấn đề [Noll, Heinz-Herbert 2002; Joshi,
A. 2011; Kim, P.S., Halligan, J., Cho, N., Oh, C. and Eikenberry, A. 2005;
Tisné, M. 2010; World Bank 2004].
Minh bạch thông tin trong hoạch định chính
sách
Trong các giai đoạn
đầu sử dụng các chỉ báo xã hội và nghiên cứu chất lượng sống, tính chất phức
tạp của các quá trình hoạch định chính sách đã không được đánh giá đầy đủ và
mối tương liên của các thông tin kinh nghiệm chủ nghĩa về các biến đổi xã hội
trong quá trình hành động chính trị đã được đánh giá một cách quá lạc quan.
Lòng tin đặt vào một số chủ trương nghiên cứu các chỉ báo xã hội và xây dựng
báo cáo xã hội là những thứ đã được đo lường, đã được thực hiện, đã tạo ra
những khẩu hiệu bóng loáng, nhưng lại không phải là sự thật. Trong phần phân
tích về việc sử dụng tri thức vào chính sách công, người ta đã kết luận rằng Thất
bại là do quá phụ thuộc vào một cái nhìn đơn giản về vấn đề là trong điều kiện
nào thì tri thức tác động đến chính sách, chứ không phải là tác động đến sự
xung đột giữa các lĩnh vực tri thức và hành động công cộng [Ravi Kanbur 2002; Wade R. 2002; World
Bank 2001; World Bank 2006; Joshi, A. 2011; Tisné, M. 2010]. Nhưng rõ ràng là
một mô hình công cụ hoặc kỹ trị đề xuất một nhu cầu trực tiếp về phương diện
chính trị đối với các thông tin khoa học để giải quyết các vấn đề chính sách
lại không cung cấp cho chúng ta một quan niệm thích hợp về mối liên kết này. Có
vẻ như một mô hình soi sáng, theo đó khoa học xã hội có vẻ gắn kết một cách
gián tiếp với chính trị học, thì có vẻ thực tiễn hơn. Về phương diện này thì hệ
quả tất yếu là việc nghiên cứu các chỉ báo xã hội và xây dựng báo cáo xã hội
được coi là một chức năng vừa ít tham vọng lại vừa không trực tiếp như là một
nhà cung cấp thông tin. Việc xây dựng báo cáo xã hội thuộc vào hạ tầng dân chủ
và có một chức năng chính trị đặc biệt. Nói một cách đơn giản, xây dựng báo cáo
xã hội chính là việc đặt các vấn đề phúc lợi vào các chương trình nghị sự chính
trị. Nó cung cấp thông tin cho các cuộc tranh luận công cộng bằng cách tác động
đến truyền thông đại chúng, và gián tiếp đến hệ thống quản lý xã hội. Nếu phân
thành ba cách tác động đến chính sách công – xác định vấn đề, lựa chọn chính
sách, và giám sát chương trình thì vai
trò của việc xây dựng báo cáo xã hội rõ ràng tập trung vào “xác định vấn đề”,
tức là vào việc xác định các vấn đề mới hoặc thách thức và làm thay đổi các
định nghĩa hiện có về các vấn đề [Joshi, A. 2011; Kim, P.S., Halligan,
J., Cho, N., Oh, C. and Eikenberry, A. 2005; Tisné, M. 2010; World Bank 2004].
Tăng cường sử dụng các chỉ báo vào hoạch
định chính sách
Đã có một
số bằng chứng cho thấy rằng các loại chỉ báo xã hội và các loại chỉ báo khác
ngày càng được sử dụng làm các công cụ cho việc hoặc định chính sách. Khuynh
hướng này trở nên rõ ràng nhất ở cấp độ các thể chế châu Âu, mà ở đó việc sử
dụng các chỉ báo và nghiên cứu chất lượng sống đã trở thành một bộ phận của các
quá trình hoạch định chính sách và đã đạt được rất nhiều tiến bộ. Đặc biệt là
Hội đồng châu Âu đã chấp nhận mục tiêu chiến lược là châu Âu sẽ trở thành một nền
kinh tế dựa trên cơ sở tri thức năng động và cạnh tranh nhất trên thế giới, có
năng lực tăng trưởng kinh tế bền vững, có khả năng tạo ra nhiều việc làm hơn và
việc làm tốt hơn, mức độ cố kết xã hội ngày càng cao hơn”, một số sáng kiến
liên quan đến chỉ báo đã được đề xuất. Các chỉ báo được xây dựng và nhất trí về
phương diện chính trị sẽ được sử dụng để giám sát tiến độ đạt được các mục tiêu
chủ chốt của Hội đồng châu Âu tại Lisbon, bao gồm cả việc làm, phát triển bền
vững, cố kết xã hội và cam kết tham gia [Isham,
J., Kaufmann, D., & Pritchett, L. 1997; Islam, R., & Montenegro, C.
2002; OECD 2005].
____________________________________
Tài
liệu tham khảo
Isham, J., Kaufmann,
D., & Pritchett, L. 1997. Civil
Liberties, Democracy, and the Performance of Government Projects. The World Bank Economic Review, 11(2),
219-242.
Islam, R., &
Montenegro, C. 2002. What Determines the Quality of Institutions? (Working
Paper): The World Bank.
Joshi, A. 2011. Review of Impact and Effectiveness of
Transparency and Accountability Initiatives: Annex 1 Service Delivery,
prepared for the Transparency and Accountability Initiative Workshop October
2010.
Kaufmann, D., Kraay,
A., & Mastruzzi, M. 2006. Governance
Matters V: Aggregate and
Individual Governance Indicators for 1996-2005. World Bank.
Kim, P.S., Halligan,
J., Cho, N., Oh, C. and Eikenberry, A. 2005. Towards Participatory and Transparent Governance, Report on the
Sixth Global Forum on Reinventing Government', Public Administration Review 65
(6): 646-654.
OECD 2005. Modernising
Governance: The Way Forward. Paris, OECD
Ravi Kanbur 2002. International
Financial Institutions and International Public Goods: Operational Implications
for the World Bank. G-24 Discussion Paper Series, United Nations Conference on Trade and
Development United Nations Center for International Development, Harvard
University.
Soubbotina, Tatyana 2005. Không chỉ là tăng trưởng kinh tế - Nhập môn về Phát triển bền vững.
Xuất bản lần thứ hai (Sách tham khảo). Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. Hà Nội.
Tisné, M. 2010. Transparency,
Participation and Accountability: Definitions, Background Note for
Transparency and Accountability Initiative, Institute of Development Studies.
Treisman, D. 2000. Decentralization
and the Quality of Government. (Working Paper):
UCLA. United Nation
(n.d.).
Van de Walle, S. 2005. Measuring
Bureaucratic Quality in Governance Indicators. Paper presented at the EGPA
Annual Conferences, Study Group on Productivity and Quality in the Public
Sector.
Van de Walle, S. 2006. The State of the World’s Bureaucracies. Journal of Comparative Policy Analysis, 8
(4), 437-448.
Wade R.
2002. US hegemony and the World Bank: The
fight over people and ideas, Review
of International Political Economy.
Wilks A
2001. Development Through the Looking
Glass: the World Bank in Cyberspace, Paper prepared for the 6th Oxford
Conference on Education and Development, Knowledge Values And Policy,
September.
World Bank 2004. World
Development Report 2004: Making Services Work for Poor People, Washington
DC: World Bank.
World Bank 2006. World Bank List of Economies [Electronic
Version].
World Bank
2001. Annual Report 2001, Worldbank.org/annualreport/2001/wbar2001.htm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét