Đô thị cổ Óc Eo - Ba Thê
Hà Hữu Nga
I. Khái niệm đô
thị cổ
1. Khái quát về
đô thị cổ
Dựa trên các công trình của Wirth, Sjoberg và các học giả khác, các nhà khảo cổ học đã tái dựng cuộc sống và các
điều kiện trong các đô thị sớm nhất, và thấy chúng có một số đặc điểm chung với
các đô thị hiện đại. Phần lớn thời gian tồn tại trên trái đất, tổ tiên của loài
người sống trong các trại tạm hoặc các cộng động quần cư là các làng xóm. Các cộng
đồng này thích hợp với các xã hội đơn giản, có quy mô nhỏ bé thời cổ, và họ
không thể hình dung thế nào là một đô thị. Tuy nhiên cách ngày nay khoảng
5-6000 năm đã xuất hiện các đô thị đầu tiên. Đó là các cộng đồng có cuộc sống
phong phú và phức hợp phát triển tại một số vùng có các điều kiện thuận lợi hơn
những vùng khác trên trái đất. Sự xuất hiện của các xã hội làm nông định cư
cũng với quá trình hình thành các xã hội có nhà nước chính là cơ sở cho quá
trình xuất hiện đô thị.
Các nhà nước cổ đại ra đời dựa trên các quan hệ xã hội phức tạp hơn rất
nhiều so với cuộc sống giản đơn của các bộ lạc hoặc các lãnh địa do thủ lĩnh
vùng cai quản. Về quy mô dân số, nếu như các bộ lạc hoặc các lãnh địa chỉ có
dân số từ vài chục đến một nghìn người thì một đô thị cổ đại phải tập trung
hàng nhiều nghìn người. Và thay vì các mối quan hệ của cùng một thị tộc, bộ lạc
thì giờ đây đô thịu đã là nơi tập hợp của những con người có thể hoàn toàn xa lạ
với nhau. Phân công lao động và sự xuất hiện của các nghề nghiệp khác nhau đã dẫn
đến xuất hiện một xã hội có những loại người khác nhau, làm những công việc,
vai trò, chức năng khác nhau trong một xã hội phức hợp. Khi đã có một xã hội phức
hợp thì xã hội đó được chia thành các nhóm người khác nhau, được gọi là các
giai cấp xã hội, trong đó bao giờ cũng có một nhóm nhỏ thuộc giai cấp thống trị,
hoặc thành phần “tinh hoa” đứng ra kiểm soát xã hội và nhóm người đông đảo còn
lại hầu hết là làm nông, làm thủ công hoặc các nghề lao động bình thường khác.
Quá trình hình thành đô thị gắn liền với quá trình phân cấp xã hội: ở
trên đỉnh của hình tháp xã hội phức hợp đó là một kẻ cai trị, có thể được gọi
là vua hoặc các tên gọi khác có ý nghĩa tương tự, nhưng họ đều giống nhau là ở
trên đỉnh quyền lực kinh tế, chính trị, xã hội và quân sự. Cùng với quá trình
phân cấp xã hội, con người cũng mất dần quyền tự do của xã hội thị tộc, bộ lạc
bình quân chủ nghĩa. Trong xã hội phức hợp, những người thường dân phải bị cai
quản chặ chẽ, họ phải làm việc nhiều hơn để phục dịch và đóng thuế, binh dịch,
lao dịch cho tầng lớp cai trị. Quá trình chuyển đổi từ xã hội bộ lạc giản đơn
sang xã hội có nhà nước phức hợp đã thực sự diễn ra một cách tương đối độc lập
vào khoảng 3000 năm trước công nguyên tại một số khu vực trên thế giới.
Một trong những khía cạnh rõ ràng nhất của quá trình này, đó là sự xuất
hiện của các đô thị trong mỗi vùng. Đô thị chỉ ra đời trong các xã hội đã xuất
hiện nhà nước, và các đô thị chỉ ra đời ở những nơi thuận tiện cho việc tập
trung quyền lực kinh tế, chính trị, quân sự, tôn giáo của các xã hội phức hợp.
Trong khi đó, các xã hội thị tộc, bộ lạc đơn giản không đủ mức độ phức tạp để đỏi
hỏi phải có đô thị, và con người trong các xã hội đó ưa sống một cách cộng đồng,
gắn bó theo lối truyền thống trong các thôn xóm, làng mạc.
Đô thị có một bản chất chung là cuộc sống gắn liền với bối cảnh xã hội,
văn hóa rộng lớn hơn. Chẳng hạn các đô thị sớm nhất tại vùng Lưỡng Hà đều là những
khu cư trú rất dày đặc dân cư, bao quanh các hệ thống tường. Có hai lý do để giải
thích cho thực tế đó: i) các đô thị luôn ở trong tình trạng chiến tranh với các
cư dân xung quanh, vì vậy phòng thủ là một trong những tiêu chí quan trọng nhất
trong việc thiết kế đô thị; và ii) các đô thị thường được xây dựng tại các khu
vực nông nghiệp có các hệ thống thủy lợi trong môi trường khô hạn xung quanh,
vì đất giành cho canh tác rất giá trị, và hiếm hoi, nên các đô thị có khuynh hướng
có diện tích nhỏ để tránh làm mất nhiều diện tích đất canh tác. Trong khi đó,
các đô thị sớm nhất của người Maya ở Trung Mỹ lại có khuynh hướng trải dài và
các khu nhà đan xen với rừng nhiệt đới. Trong vùng này lại không cần có hệ thống
tường phòng thủ, và người ta canh tác trên những khoảng vườn rộng trong ranh giới
đô thị.
Tuy nhiên các đô thị cổ không chỉ đa dạng và khác nhau bởi văn hóa mà
trong chính một nền văn hóa cũng vẫn có những loại hình đô thị khác nhau. Hầu hết
mỗi nhà nước cổ đại đều có một vài loại đô thị tùy thuộc vào thực chất hoạt động
của mỗi đô thị và vai trò của chúng trong vùng. Chẳng hạn người Aztecs ở miền
Trung Mexico có ít nhất là ba loại cư trú kiểu đô thị: i) loại đô thị lớn với số
dân đông thì là thủ đô, nơi tập trung các hoạt động kinh tế và hành chính của
quốc gia; ii) loại đô thị nhỏ hơn thường là thủ phủ của các thành bang, chủ yếu
có chức năng tôn giáo và hành chính; iii) có một số đô thị có mục đích đặc biệt
là nơi sản xuất một số loại sản phẩm thủ công hoặc dành cho hệ thống đền thờ.
Những khác biệt ấy chính là một đặc điểm rất có ý nghĩa của các đô thị sớm. Tuy
nhiên nói như vậy không có nghĩa là các đô thị sớm không có những điểm tương đồng.
2. Các định nghĩa
đô thị
Các nhà khảo cổ học và sử học nghiên cứu đô thị cổ đại đều có một số
cách tiếp cận để định nghĩa đô thị. Đây là một vấn đề rất quan trọng, vì nó thể
hiện cách thức chúng ta lý giải các trung tâm đô thị và ý nghĩa của chúng. Có
thể đề cập đến hai cách tiếp cận thông dụng nhất để định nghĩa đô thị là dân số đô thị và chức năng đô thị. Định nghĩa đô thị về phương diện dân số gắn liền
với quan niệm về đô thị của người phương Tây, và được Louis Wirth thể hiện rất rõ trong bài viết kinh điển: Đô thị là lối sống: “Vì các mục đích xã
hội học, đô thị có thể được định nghĩa là một khu cư trú ổn định, tương đối rộng,
mật độ dân số cao của các cá nhân không đồng nhất về phương diện xã hội”. Nói
cách khác, đô thị là nơi có dân số đông sống trong một vùng đông đúc, và họ có
những thể chế và mô thức xã hội phức hợp đa dạng, chẳng hạn như giai cấp xã hội,
các chuyên gia kinh tế, các nhóm tộc người, các tôn giáo khác nhau. Từ quan điểm
ấy, các khu cư trú thuộc các nền văn minh Maya và Ai Cập không thể được gọi là
các thành phố, vì các cư dân ở đó quá nhỏ và quá phân tán. Định nghĩa chức năng
về đô thị tập trung vào vai trò kích cỡ dân số trong việc xác định một đô thị
thay vì tập trung vào vai trò cư trú trong bối cảnh vùng. Một khu cư trú đô thị
là một nơi trở thành môi trường cho các thể chế hoặc các hoạt động quan trọng
cho một vùng nội địa rộng lớn hơn. Theo quan điểm này, người ta cần phải nhìn
nhận vấn đề vượt khỏi bản thân nơi cư trú và đánh giá vai trò của nó trong bối
cảnh xã hội rộng lớn hơn để quyết định xem liệu nó có phải là một khu đô thị
hay không. Có hàng loạt chức năng đô thị khác nhau mà một đô thị phải thực hiện,
đó là các chức năng chính trị: chẳng hạn vị trí của cung điện, hoặc của trụ sở
hành chính; các chức năng kinh tế: vị trí của các xưởng thủ công, chợ búa, bến
bãi, kho hàng, hoặc các cơ sở kinh tế khác; chức năng tôn giáo: vị trí, môi trường
xây dựng các đền miếu hoặc các trung tâm nghi lễ; các chức năng văn hóa: trung
tâm sản xuất, biểu diễn nghệ thuật, giáo dục, giải trí, v.v…
Trong các xã hội có nhà nước thì các thiết chế và hoạt động chủ chốt có
khuynh hướng tập trung ở một số ít vị trí, là những khu vực được phân loại là
đô thị về phương diện chức năng. Mặc dù các khu dân cư có nhiều chức năng đô thị
thu hút mọi người, và có mật độ dân số lớn, nhưng không phải trường hợp nào
cũng như vậy, vì vậy mà kích cỡ dân số và mật độ dân cư không phải là một bộ phận
của định nghĩa chức năng đô thị. Các khu dân cư rải rác trong rừng tại các đô
thị Maya, về phương diện chức năng, cho dù chúng không có vẻ là đô thị về
phương diện dân số. Một lợi thế của cách tiếp cận chức năng là nó chấp nhận các
loại đô thị khác nhau, chẳng hạn như các trung tâm kinh tế, các trung tâm chính
trị, v.v…và các cấp độ cư trú đô thị khác nhau. Các khu cư trú đô thị có một tập
hợp các chức năng đô thị to lớn và phong phú thì thường được gọi là các thành
phố, trong khi các khu dân cư đô thị nhỏ hơn với ít chức năng đô thị hơn thì được
gọi là các thị trấn. Cách tiếp cận dân số có thể mang tính dân tộc trung tâm,
trong đó giả định rằng các thành phố trong tất cả mọi nền văn hóa đều tương hợp
với các thành phố có mật độ dân cư dày đặc của các đô thị hiện đại ở châu Âu và
châu Mỹ. Trong khi đó có thể theo cách tiếp cận chức năng đối với các đô thị cổ,
như vừa nêu ở trên, và sử dụng nó để nhấn mạnh vào tính đa dạng của các đô thị
cổ. .
II. Các đô thị cổ
điển hình
Mặc dù sự thật là các hệ thống chữ viết sớm nhất đã được phát triển cùng
với các đô thị cổ nhất ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng các cuộc khai quật khảo
cố học vẫn là những nguồn thông tin tốt nhất để xem xét về các đô thị cổ nhất.
Những văn bản viết hầu hết đều tập trung vào một số chủ đề hạn chế, chẳng hạn
như vinh danh triều đại, các sổ sách ghi chép thuế, hoặc các nghi lễ tôn giáo,
còn các mô tả về các khu dân cư đô thị thì lại không nằm trong các hạng mục đó.
Ngược lại, việc nghiên cứu các đô thị cổ lại là mối quan tâm chính của các nhà
khảo cổ học trong hơn một thế kỷ nay. Các nhà khảo cổ học đầu tiên rất say mê với
các di chỉ rộng nhất và ấn tượng nhất, và đó thường là các khu dân cư đô thị. Từ
những năm 40 của thế kỷ XIX mục tiêu và phương pháp khảo cổ học đã thay đổi nhiều
khi Henry Layard khai quật thủ đô Nineveh của người Assynan và trước hết
John Lloyd Stevens mô tả những khu
phế tích Mayan, chẳng hạn Copan và Palenque. Trước kia các nhà khảo cổ học thường
quan tâm đến việc khai quật những kiến trúc hoành tráng nhất và rộng lớn nhất để
thu thập những bộ sưu tập cố vật đẹp nhất cho các bảo tàng nước mình tại châu
Âu. Ngày nay các nhà khảo cổ học đã mở rộng các quan tâm của họ sang lĩnh vực
cư trú ít hoành tráng hơn của các đô thị và cả các vùng nông thôn xa xôi, với mục
đích khôi phục lại các điều kiện sống và các hoạt động đô thị cổ. Cuộc sống của
các cư dân đô thị cổ giờ đây trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà khảo cổ
học. Các dấu tích của những công trình xây dựng quan trọng thường được phục hồi
để phục vụ cho khác tham quan, còn hiện vật thì thường được trưng bày tại các bảo
tàng địa phương, mà không đem đi khỏi các quốc gia bản địa như trước đây nữa.
Đô thị ngày nay cũng có nhiều nét gần gũi với các xã hội phức hợp cổ đại.
Các đô thị cổ thường rất khác nhau về truyền thống đô thị của riêng từng vùng
cho nên có thể mô tả một số trường hợp tiêu biểu như dưới đây để giúp hình dung
những tương đồng và khác biệt giữa các vùng đó:
1. Đô thị cổ Lưỡng
Hà
Không có gì đáng phải ngạc nhiên là những thành phố đầu tiên trên thế giới
lại do người Sumer tạo dựng lên xã
hội có nhà nước sớm nhất tại vùng đất nằm giữa hai con sông Tigris và
Euphrates, nên được gọi là Lưỡng Hà. Trong giai đoạn Uruk (3600 – 3100 năm
TCN), các thể chế của xã hội phức hợp như vậy, chẳng hạn chữ viết, việc kiểm
soát chính trị cấp trung ương, một nền kinh tế chuyên môn hóa, và sự phân hóa
xã hội đang diễn ra. Dân số tăng lên, và nhiều khu dân cư đã được xây dựng. Hầu
hết các vùng này vốn đều là các làng làm nông. Uruk là một khu dân cư rộng lớn
nhất và vào cuối giai đoạn này nó trải rộng trên ba khu vực với diện tích lên đến
1km2 và có số dân tới vài nghìn người. Quá trình chuyển tiếp sang
giai đoạn Tân Triều đại (2900 – 2300) cho thấy có sự tăng trưởng khổng lồ tại
Uruk, phát triển lên tới 4 1km2 với số dân khoảng 50.000 người. Sự
bùng nổ của quá trình đô thị hóa ấy gắn liền với việc từ bỏ các vùng nông thôn
xung quanh. Người dân từ bỏ nhà cửa của họ tại các làng xóm biệt lập để chuyển
đến đô thị, đây chính là những ví dụ sớm nhất về quá trình di cư từ nông thôn
ra đô thị. Có hai cách giải thích cho sự thay đổi này, và cả hai đều liên quan
đến bối cảnh chính trị xã hội của xã hội người Sumer. Đây là giai đoạn mà các vị
vua đầu tiên xuất hiện trong xã hội Sumer. Lịch sử giai đoạn sau cho thấy khi một
xã hội đã phát triển tới trình độ có nhà nước bắt đầu tiếp quản và kiểm soát
các cộng đồng người khác nhau vốn trước đó không tuân phục các vị vua và các
nhà cai trị ở cấp bộ lạc hoặc thị tộc, thì cách tốt nhất là buộc các cộng đồng
đó sống trong các khu đô thị. Trong bối cảnh đó các nhà cai trị dễ bề trông
nom, kiểm soát hơn rất nhiều so với tình trạng các cộng đồng đó sống rải rác,
biệt lập. Các vị vua đầu tiên của Uruk có thể đã nhận thấy họ cần có các thần
dân ngay bên cạnh mình, sống trong các đo thị gần hoàng cung.
Cách giải thích thứ hai cho tình trạng di cư nhanh chóng của người nông
dân vào các đô thị là chiến tranh. Uruk không chỉ nơi duy nhất có một xã hội phức
hợp phát triển đến cấp độ có nhà nước và có một vị vua. Toàn bộ vùng Sumeria xuất
hiện nhiều thành bang nhỏ, trong mỗi thành bang đó đều có một vị vua cai trị tại
đô thị trung tâm và các vùng nông thôn bao quanh. Các vị vua này đều xây dựng
quân đội và gây chiến với các láng giềng. Các trận chiến được mô tả trong các
văn bản sớm và người ta mô tả tác động của chiến tranh thường xuyên buộc các
thành bang phải xây dựng hệ thống tường phòng thủ xung quanh các đô thị. Cuộc sống
trong các làng thôn biệt lập không được bảo vệ đã trở nên nguy hiểm, vì vậy mà
người dân phải chuyển đến Uruk và các đô thị khác để được bảo vệ và tránh các
cuộc tấn công. Uruk cho thấy rất rõ hai vấn đề về sự phát triển đô thị sớm. Trước
hết bối cảnh xã hội rộng lớn hơn đã giúp lý giải cả sự xuất hiện của các đô thị
lẫn thực chất và loại hình các đô thị trong các xã hội đó. Đối với trường hợp
Sumer chúng ta thấy có sự thể hiện việc kiểm soát chính trị của các vị vua sớm
và tình trạng thịnh hành của chiến tranh như là các nhân tố dẫn đến sự xuất hiện
của đô thị Uruk. Các trung tâm đô thị nhỏ khác cũng nhanh chóng phát triển và
trở thành thủ phủ của mỗi thành bang. Các đô thị này phát triển nhanh chóng và
không hề thấy có dấu tích quy hoạch tập trung. Bởi vì có nhiều thành bang nhỏ
mà không thành bang nào cố để bành trướng thành một đế quốc rộng lớn hơn, cho
nên các đô thị của người Sumer nói chung vẫn còn là các khu dân cư tương đối nhỏ.
Thứ hai, quá trình phát triển đô thị là một hiện tượng vùng, và khó mà hiểu được
về các đô thị một cách rõ ràng nếu như không đặt chúng trong mối quan hệ với
các vùng nông thôn mênh mông xung quanh. Tuy nhiên Uruk và các đô thị khác của
người Sumer không chỉ thực hiện các chức năng chính trị và quân sự, mà nó còn
thực hiện các chức năng kinh tế và tôn giáo nữa. Các đô thị nhỏ này đều là các
trung tâm sản xuất thủ công nghiệp cho cả thành bang và chúng còn phục vụ cho hệ
thống đền miếu mà toàn bộ các cư dân trong thành bang đều có nhu cầu thờ phụng
hệ thống thần linh của mình.
2. Đô thị cổ Sông
Ấn
Các đô thị thuộc nền văn minh sông Ấn phát triển thịnh vượng tại
Pakistan và Tây Ấn Độ ngày nay đã cho thấy những đặc điểm trái ngược với Uruk
và các đô thị khác của người Sumer thuộc vùng Lưỡng Hà. Tại vùng Sông Ấn, các
đô thị Harappa và Mohenjo-Daro là những trung tâm đô thị phát triển nhất trong
thế giới cổ đại. Các đô thị sớm nhất thuộc giai đoạn Tảo kỳ Văn minh Sông Ấn
(2800 – 2300 năm TCN) cho thấy sự phát triển của một số thị trấn có hệ thống tường
bao xung quanh. Các khu cư trú này thường có diện tích dưới 1km2 là
nơi sinh sống của các thợ thủ công và thương nhân. Hệ thống tường cho thấy tình
trạng chiến tranh, xung đột là rất phổ biến. Giai đoạn Trưởng thành của nền Văn
minh Sông Ấn (2300 – 1750 năm TCN) là thời gian phát triển của các đô thị rất lớn.
Mohenjo – Daro trải trên một diện tích từ 1,5 - 2 km2, với số dân
khoảng 40.000 người, còn Harappa thì nhỏ hơn đôi chút, với diện tích từ 1 – 1,5
km2, với khoảng 25.000 dân. Các đô thị này không chỉ khác với các đô
thị sớm của người Sumer không chỉ ở quy mô, mà còn ở tầm mức quy hoạch đô thị
và sự hiện diện của các công trình công cộng. Mohenjo – Daro có hệ thống nền và
tường bao được xây bằng gạch nung và đã trở thành một loại thành trì vững chắc,
với nhiều công trình công cộng có trình độ kiến trúc cao và có vật liệu kiến
trúc chất lượng tốt. Ở đây có các hội phòng lớn và có cả một chiếc hồ rộng, được
gọi là Bể tắm Lớn có thể dùng cho một loại nghi lễ thanh tẩy nào đó. Bên ngoài
thành lũy là nhà cửa của người dân được xây bằng gạch. Hệ thống vệ sinh cũng được
bố trí ở trình độ cao, và hầu hết các nhà ở đều có giếng nước và nhà tắm có
rãnh thoát; đường phố cũng xây dựng hệ thống rãnh thoát nước.
Hệ thống đô thị thung lũng Sông Ấn được quy hoạch cẩn thận và tất cả các
công trình đều được định hướng một cách chặt chẽ theo hướng bắc - nam và đông –
tây. Các đô thị đều được phân chia thành các khu riêng biệt có tường bao quanh
và có cổng ra vào rất quy chỉnh. Các tri thức lịch sử giai đoạn sau cho thấy
các vị vua đã xây dựng các thủ phủ một cách rất cẩn thận với các mục đích rõ
ràng: Trước hết phải có sự tương thích
giữa các tầng trời theo trật tự ở bên trên với đô thành của họ ở dưới mặt đất.
Các đô thành cổ này cho dù là ở vùng Sông Ấn, Mexico hay Trung Quốc thì đều là
các đô thị có tính linh thiêng được thiết kế để mô phỏng một trật tự vũ trụ hài
hòa và để khắc ghi dấu ấn thần linh. Thứ hai người trị vì quy hoạch đô thị theo
mô thức có các đường phố đăng đối, quy chỉnh để cho các thần dân của họ biết rằng
trên mặt đất này ngự trị sức mạnh và quyền uy của vị vua và thủ đô của mình.
Mặc dù không có nhiều thông tin về thực chất hệ thống trị vì ở nền văn
minh Sông Ấn, nhưng quy mô kiến trúc và thiết kế của Mohenjo-Daro và Harappa đã cho thấy các đầu
mối về các mục đích của các vị vua thời cổ đại. Trong nền văn minh đó, kẻ trị
vì đã thống trị toàn bộ lao động và các nguyên vật liệu cần thiết để xây dựng
các đô thị với các công trình công cộng khổng lồ. Kẻ trị vì đã xây dựng được
thành đô của mình bằng một bản quy hoạch chất lượng cao với các hệ thống nhà cửa,
đền đài, đường xá, cống rãnh, các khu vực, tường bao, theo một mạng quy hoạch
thống nhất. Đáng tiếc là cho đến nay các nhà ngôn ngữ vẫn chưa giải mã được hệ
thống chữ viết ở đây, vì vậy cho đến bây giờ vẫn chưa thể biết được gì về triều
đại cũng như tên gọi của các vị vua cai trị vùng này, trong khi đó thì các cuộc
khai quật khảo cổ học đã cung cấp nhiều hình vẽ minh họa về công nghiệp của các
vị vua này.
3. Đô thị cổ sông
Nile
Triều đại Cổ vương quốc (2680 – 2134 năm TCN) là một thời kỳ của nhà nước tập quyền cao độ tại Ai Cập. Các Pharaohs kiểm soát một lãnh địa mênh mông dọc sông Nile, với một chế độ cai trị quan liêu tăng cường của giới thư lại tôn giáo. Họ ghi chép toàn bộ các thông tin kinh tế, xã hội cho nhà vua. Pharaoh là một vị vua thần thánh, tin rằng mình là con của thần Ra con cùa Mặt trời. Các Pharaohs được chôn trong các lăng mộ khổng lồ dần dần trở thành các kim tự tháp, trong đó kim tự tháp của Cổ vương quốc là nổi tiếng nhất. Các kim tự tháp của các Pharaohs Đệ tứ Triều đại được xây dựng trong khoảng 2650 – 2500 năm TCN chính là những công trình tưởng niệm to lớn nhất của thế giới cổ đại và trở thành biểu tượng cho sự vĩnh cửu của vương quyền và thần quyền trong thế giới Ai Cập. So với các nền văn minh cổ đại khác thì Ai Cập thiếu vắng các trung tâm đô thị nổi bật. Điều đó là không bình thường so với mức độ kiểm soát chính trị cao độ của các Pharaohs; các nhà nước trung ương tập quyền hung mạnh thời cổ đại như vậy thường có các đô thị thủ phủ rộng lớn. Thực sự thì Ai Cập vẫn được gọi là “nền văn minh không đô thị”. Nhưng tên gọi đó chỉ có ý nghĩa khi định nghĩa đô thị bằng quan điểm dân số. Trước giai đoạn Tân Vương quốc (1550 – 1070 năm TCN) không tồn tại các khu dân cư đô thị rộng lớn với hàng chục nghìn dân, khi Pharaoh dị giáo Akhenaton xây dựng thủ đô của đế chế tại Amarna. Mặt khác, cách tiếp cận chức năng về đô thị lại cho thấy Ai Cập thời Cổ Vương quốc đã thực sự có các khu đô thị. Đó chính là các thị trấn có các chức năng đô thị quan trọng cho dù nó không có một số lượng dân cư đủ lớn.
Triều đại Cổ vương quốc (2680 – 2134 năm TCN) là một thời kỳ của nhà nước tập quyền cao độ tại Ai Cập. Các Pharaohs kiểm soát một lãnh địa mênh mông dọc sông Nile, với một chế độ cai trị quan liêu tăng cường của giới thư lại tôn giáo. Họ ghi chép toàn bộ các thông tin kinh tế, xã hội cho nhà vua. Pharaoh là một vị vua thần thánh, tin rằng mình là con của thần Ra con cùa Mặt trời. Các Pharaohs được chôn trong các lăng mộ khổng lồ dần dần trở thành các kim tự tháp, trong đó kim tự tháp của Cổ vương quốc là nổi tiếng nhất. Các kim tự tháp của các Pharaohs Đệ tứ Triều đại được xây dựng trong khoảng 2650 – 2500 năm TCN chính là những công trình tưởng niệm to lớn nhất của thế giới cổ đại và trở thành biểu tượng cho sự vĩnh cửu của vương quyền và thần quyền trong thế giới Ai Cập. So với các nền văn minh cổ đại khác thì Ai Cập thiếu vắng các trung tâm đô thị nổi bật. Điều đó là không bình thường so với mức độ kiểm soát chính trị cao độ của các Pharaohs; các nhà nước trung ương tập quyền hung mạnh thời cổ đại như vậy thường có các đô thị thủ phủ rộng lớn. Thực sự thì Ai Cập vẫn được gọi là “nền văn minh không đô thị”. Nhưng tên gọi đó chỉ có ý nghĩa khi định nghĩa đô thị bằng quan điểm dân số. Trước giai đoạn Tân Vương quốc (1550 – 1070 năm TCN) không tồn tại các khu dân cư đô thị rộng lớn với hàng chục nghìn dân, khi Pharaoh dị giáo Akhenaton xây dựng thủ đô của đế chế tại Amarna. Mặt khác, cách tiếp cận chức năng về đô thị lại cho thấy Ai Cập thời Cổ Vương quốc đã thực sự có các khu đô thị. Đó chính là các thị trấn có các chức năng đô thị quan trọng cho dù nó không có một số lượng dân cư đủ lớn.
Khi nhà nước Ai Cập phát triển hung mạnh vào giai đoạn khởi đầu của Cổ
Vương quốc, người ta đã xây dựng hệ thống tường bao xung quanh nhiều khu cư trú
tại thung lũng sông Nile. Các thị trấn này trở thành các trung tâm hành chính của
nhà nước Pharaoh. Mỗi thị trấn gồm có một đề thờ chính, một số nhà xưởng, các
khu vực nhà ở cho giới tăng lữ, bọn thư lại và những người khác phục dịch đền
thờ nhà nước. Tất cả đều được xây tường bao bằng gạch mộc. Khác với các trung
tâm đo thị của nhiều nền văn hóa cổ đại khác, nông dân không sinh sống tại các
đô thị này. Hệ thống tường không phải để phòng chống kẻ thù như ở Uruk thuộc
Sumeria, vì chiến tranh không phải là vấn đề nan giải đối với một thế giới được
tổ chức rất chặt chẽ tại Ai Cập cổ đại thời Cổ Vương quốc. Thay vào đó, hệ thống
tường trở thành biểu tượng cho việc phân chia ranh giới của thị trấn. Các thị
trấn có tường bao thờ Cổ Vương quốc chỉ có diện tích dưới 1km2, với
dân số chỉ khoảng nghìn người. Chức năng đô thị chủ yếu của các thị trấn này là
chức năng hành chính và tôn giáo, hệt như trong các đô thị nghi lễ - vương giả,
nhưng có vai trò thấp hơn. Các Pharaohs không sống trong các thị trấn hành
chính có tường bao đó, mà chỉ có đội ngũ thư lại và các nhân viên khác. Đền đài
là nơi giành cho các vị thần linh quan trọng, nhưng đó lại không phải là trung
tâm thờ cúng của nhà nước Ai Cập. Kinh đô của Cổ Vương quốc Ai Cập là Memphis,
nhưng không may là không còn lại gì nhiều cho đến ngày nay, hầu hết các thông
tin về nơi này chủ yếu là từ các văn bản và bi ký. Mặc dù có thể Memphis là một
trung tâm đô thị rộng lớn, nhưng nó lại có vẻ là một phiên bản mở rộng của các
thị trấn hành chính có tường bao mà thôi. Có các kiến trúc tưởng niệm ở hoàng
cung và các đền thờ cấp nhà nước, và phải có các khu sinh sống của vô số tăng lữ,
thư lại, đội ngũ hầu hạ và người là công khác. Tuy nhiên hầu hết nông dân và thợ
thủ công lại sống trong các làng chứ không phải là ở thị trấn.
Cổ Vương quốc Ai Cập cho thấy có thể có một vương quốc mạnh mẽ mà không có các đô thị rộng lớn, đông dân. Vì phòng vệ không phải là vấn đề cần đặt ra đối với Vương quốc cho nên người dân không phải sống trong các khu vực có những nức tường bọc kín. Một lý do khác là Ai Cập không cần các đô thị lớn vì đó là thực chất của các chính thể quan liêu trong mọi thời đại. Nhà nước được vận hành bởi một đội ngũ thư lại hung hậu, họ ghi chép mọi thứ từ các cộng đồng người, hàng hóa, lương thực đến các hoạt động. Bọn thư lại đi đến mọi ngóc ngách của Vương quốc, và nhờ có những ghi chép của họ mà Pharaoh và các quan chức của ông ta có thể kiểm soát được tất cả thần dân của mình.
4. Đô thị cổ
Trung Mỹ
Trung Mỹ là một khu vực văn hóa trải rộng ở Trung và Nam Mexico và phần
bắc của Trung Mỹ. Đây là quê hương của nhiều tộc người và văn hóa khác nhau,
trong đó người Maya và người Aztecs là nổi tiếng nhất. Truyền thống đo thị
Trung Mỹ bắt đầu bắt đầu bằng những thị trấn và thành phố sớm nhất thuộc thời kỳ
trước sau công nguyên. Đến giai đoạn Cổ điển tiếp theo (100-800 năm SCN), các nền
văn minh đô thị phức hợp phát triển tại các vùng đất thấp thuộc vùng rừng núi
nhiệt đới thuộc phần nam của Trung Mỹ, chủ yếu là vùng đất của người Maya và tại
các cao nguyên ôn đới, chẳng hạn như Teotihuacan gần Mexico City và Monte Albin
thuộc bang Oaxaca. Vào giai đoạn Hậu cổ điển (800 – 1500 năm SCN) là thời kỳ
thay đổi và tăng trưởng trên khắp Trung Mỹ, với khuynh hướng chung là các nhóm
nhà nước nhỏ hơn và mối tương tác rộng rãi hơn giữa các tôn giáo, gồm có trao đổi
thương mại và giao lưu trao đổi văn hóa. Các đô thị cổ đại Trung Mỹ rất khác
nhau về kích cỡ, cấu trúc xã hội, thể chế kinh tế, vai trò hành chính và các thể
chế tôn giáo. Tuy nhiên, mô thức quy hoạch đô thị cơ bản chỉ thấy có trong các
đô thị lớn.
Về kích cỡ, trong hầu hết các vùng thuộc Trung Mỹ đều có một thành phố nổi
bật vì kích cỡ lớn hơn hẳn so với các đô thị xung quanh; đó chính là mô thức
kích cỡ đô thị chính. Chẳng hạn trong giai đoạn Maya Cổ điển, thủ đô hùng mạnh
Tikal có số dân khoảng 40.000 đến 60.000 người, trong khi đó hầu hết các trung
tâm đô thị khác đều chỉ dưới 8000 người. Hiện trạng đó rất điển hình đối với hệ
thống đô thị Trung Mỹ, bao gồm Chich Itzi, Monte Albin, Xochicalco, Teotihuacan, and Tenochtitlan. Các đô thị này không
hề điển hình cho các kích cỡ đô thị trung tâm trong vùng, mà hầu hết đều nhỏ
hơn. Xã hội Aztec thuộc Trung Mexico là ví dụ điển hình cho trường hợp này. Tenochtitlan là một đại đô thị,
thủ đô của đế quốc Aztec với dân số 200.000 người, trong khi đó dân số trung
bình tại các thủ phủ thành bang chỉ khoảng 9000 người. Hệt như vậy, các đô thị
Trung Mỹ khác biệt nhau về dân số, chúng còn rất khác nhau về mật độ dân số nữa.
Tenochtitlan có mật độ dân số
cao nhất là 15.000 người/1km2. Hầu hết các đô thị Trung Mỹ, kể cả
các đô thị không bề thế như Teotihuacan, Tula, và Aztec đều có mật độ thấp
hơn, ở khoảng 5000 – 7500 người/1km2. Ngược lại dân cư thuộc các đô
thị Maya giai đoạn Cổ điển ở Pet thì lại thưa thớt hơn; mật độ dân số ở Tikal
chỉ khoảng 500 người/1km2.
5. Đô thị cổ vùng
Mê Kông
Các vị vua của các xã hội có nhà nước tại ĐNA (Đông Nam Á) đã biến quan
niệm về một đô thành linh thiêng thành một sự phát triển thật là kỳ vĩ. Việc kết
hợp ý tưởng xây dựng một đô thị là một bản sao của vũ trụ với một quan niệm cho
rằng vua chính là vị thần linh hiện diện trên đời này, vì vậy mà ông ta phải được
các thần dân thờ phụng, người Phù Nam, Khmer và các dân tộc láng giềng đã xây dựng
được các đô thị - đền tháp tại các vùng rừng nhiệt đới, và sông đầm nơi đây. Tại
đất nước Cambuchia, vua Jayavarman II vào năm 802 SCN (Sau Công nguyên) là vị vua Khmer đầu
tiên đã tự coi mình là một vị thần linh phải được thờ phụng. Ông và những người
kế thừa ngai vàng sau đó đã dốc hết tài sản và tâm lực của các triều đại mình
cho chiến tranh và việc xây dựng đền tháp. Đô thị Khmer được xây dựng xung
quanh các phức hệ đền tháp có bình đồ hình vuông tất cả quy về một loạt tháp
trung tâm dẫn tới một tháp cao nhất ở chính giữa. Các phức hợp này được thiết kế
theo mô hình vũ trụ và tháp cao nhất là biểu tượng của núi Meru, ngôi nhà của các
vị thần linh. Vì các vị vua Khmer liên tục tiến hành các cuộc chiến tranh chinh
phục nhằm mở rộng đế quốc nên các phức hợp đô thị và đền tháp mới cũng không ngừng
được xây dựng. Vua Suryavarman
11 cai trị từ năm 113 đến năm 1150 là một trong những vị vua hùng mạnh nhất,
đã cho xây dựng phức hợp đền tháp khổng lồ Angkor Wat. Nhờ đó mà ảnh hưởng của
đế quốc Khmer đã trải khắp phần phía nam của ĐNA lục địa. Quần thể Angkor Wat
trải trên diện tích 2 km2, là một công trình tôn giáo rộng lớn nhất
thế giới. Tháp trung tâm cao khoảng hơn 60 m, ngoài ra còn có nhiều đền tháp,
nhà cửa, phòng ốc, đường xá, ao hồ, các hệ thống cổng được xây cất một cách
chính xác bằng cách sử dụng các phép đo lường dựa trên sự kết hợp của các con số
linh thiêng. Hàng trăm bức tượng thần linh, con người và các tích truyện của cuộc
sống hàng ngày được trang trí xung quanh các ngôi đền trên một dải tường hào rộng
250m. Các hệ thống hào rãnh, mương máng, cầu cống cũng được xây dựng vì các mục
đích thực tiễn, trong đó có nhiều hồ chứa lớn giành cho mục đích thủy lợi. Hệ
thống ruộng có nước tưới đảm bảo việc canh tác có năng suất cao đã tạo thành
xương sống của nền kinh tế do các vua chúa Khmer trị vì. Cái chết của vua Suryavarman II và tiếp theo
đó là một giai đoạn đầy biến động và hủy hoại cho đến khi Jayavarman VII (1181-1220) trị vì. Ông đã
xây dựng lại trật tự vương quốc và xây dựng khu đền tháp Angkor Thom, thậm chí
còn rộng lớn hơn cả Angkor Wat. Angkor Thom là khu đô thị có tường bao quanh rộng
10 km2 trong lòng thủ đô của đế chế Khmer. Quần thể này bao gồm một khu đền núi
linh thiêng có tên gọi Bayon ở giữa cộng them khu hoàng cung rộng lớn, có tường
bao quanh; cùng với các đền tháp, các khoảng tường nhỏ hơn và các hồ chứa nước;
ngoài ra còn có nhà cửa, phòng ốc cho hàng ngàn tăng lữ, người hầu, nô lệ sống.
Phần còn lại là nơi sinh sống của thị dân.
Các nhà nước bản địa ĐNA gần đây đã được gọi là “nhà nước nhà hát” vì
các kẻ trị vì nhà nước nương nhờ vào sự phô chương và nghi lễ. Mô hình này khiến
ta nhớ lại đế quốc Khmer, mà thủ đô Angkor tráng lệ của nó là một trong những kỳ
quan thực sự của thế giới cổ đại. Angkor chính là ví dụ về một loại đô thị tiền
công nghiệp được Richard
Fox (1977) gọi là “đô thị nghi lễ-vương giả”. Các đô thị
nghi lễ vương giả có những chức năng đô thị chủ đạo của nó trong địa hạt tôn
giáo và chính trị. Chúng được sắp xếp xung quang hoàng cung và các đền tháp chủ
đạo cấp nhà nước. Kích cỡ khổng lồ và kiến trúc tỷ mẩn về phương diện tôn giáo
và hoàng gia tại Angkor đã chứng tỏ sự hợp nhất giữa chính trị và tôn giáo – một
mô hình phổ biến trong các nền văn minh cổ đại.
II. Cấu trúc – chức
năng đô thị cổ
1. Cấu trúc Xã hội
Đô thị là các khu vực cư trú có cấu trúc dân cư đa dạng. Các đại diện của
hầu hết các tầng lớp xã hội có mặt trong nền văn minh Trung Mỹ đều có thể tìm
thấy ở các khu cư trú đô thị. Các nền văn minh Trung Mỹ đều xuất hiện sự phân tầng
xã hội theo giai cấp, và các đô thị đều có cả quý tộc lẫn bình dân. Các vị vua
thường có nơi ờ riêng trong đô thị thủ phủ, cùng các thành viên khác của giới
tinh hoa. Trong một số đô thị, giới tinh hoa sống tập trung tại vùng trung tâm,
trong khi đó lại có những trường hợp nhà cửa của giới giàu có lại phân tán rộng
khắp bên ngoài đô thị. Tuy nhiên các nhóm tinh hoa không nhất thiết chỉ sống ở các đô thị; các dinh thự của nhóm tinh hoa thường
có cả người Aztec và người Maya [Sanders, William
T. and Barbara J. Price, 1968].
Khối lớn
dân cư đô thị là người bình dân, và trong hầu hết các trường hợp các cư dân đô
thị này đều là nông dân, canh tác trên các mảnh vườn trong khu vực đô thị và/hoặc
các cánh đồng bên ngoài đô thị. Teotihuacan, một đô thị lớn có nhiều nông dân cho
thấy những tương đồng thú vị với đô thị của người Sumer ở Uruk. Giai đoạn phát
triển chính xuất hiện do sự vận động của những cộng đồng nông thôn vào đô thị và
từ bỏ phần lớn đất đai ở các vùng xa xôi. Vì đô thị là các trung tâm kinh tế,
chính trị, tôn giáo, nên nhiều người làm nghề chuyên nghiệp trở thành cư dân đô
thị. Các thợ thủ công, nhà buôn, nhân viên văn phòng, thư lại, tăng lữ, và các
loại nghề chuyên môn khác thấy có mặt tại các đô thị Trung Mỹ, mặc dù số lượng
của họ tùy thuộc vào kích cỡ của đô thị và định hướng chức năng của nó. Nhiều
đô thị Trung Mỹ cũng bao gồm nhiều nhóm tộc người khác nhau [Smith, Michael E.
2001].
2. Các thể chế kinh
tế
Các đô thị
Trung Mỹ có nhiều hoạt động kinh tế đô thị ở nhiều mức khác nhau. Một số đô thị
có các nghề thủ công quy mô lớn, chẳng hạn như đô thị Colha của người Maya là một
trung tâm chế tác đá, còn Teotihuacan có nhiều nghề thủ công khác nhau như chế
tác công cụ đá lửa, làm đồ gốm, đồ trang sức và các loại hàng hóa khác. Thủ
công chuyên môn hóa ở Trung Mỹ điển hình được tổ chức ở cấp độ hộ gia đình, và
các nhà chuyên môn, kể cả chuyên nghiệp lẫn bán chuyên nghiệp. Quy mô sản xuất
hàng hóa tại các đô thị cổ còn là một đề tài gây nhiều tranh cãi. Rõ ràng là
nhiều đô thị Trung Mỹ, kể cả các đô thị của người Maya giai đoạn Cổ điển cũng
chỉ hạn chế việc sản xuất vào các loại hàng hóa thiết yếu, trong khi đó những
người thợ thủ công lại sản xuất các mặt hàng xa xỉ cho giới tinh hoa thì nhiều
hơn. Mặt khác, thủ công chuyên hóa các mặt hàng thiết yếu chỉ có ở một số đô thị
như Tenochtitlan, Otumba, và Teotihuacan. Trong các đô thị này, các nhà chuyên
môn thường tập trung thành các phường hội với nhau. Trong thời kỳ Tây Ban Nha
chinh phục (1519 SCN) các thị trường là những đặc điểm nổi bật tại các đô thị Trung Mỹ, điều đó phản ánh tầm
quan trọng của thương mại tại thời điểm đó. Các đô thị là tiêu điểm của mạng lưới
trao đổi đường dài, cho dù sự trao đổi là có định hướng về phương diện thương mại,
do nhà nước kiểm soát, hoặc được tổ chức theo một phương thức nào đó khác. Một
đặc điểm đáng chú ý của các đô thị Trung Mỹ là nhiều cư dân đô thị là nông dân.
Nhìn chung các đô thị đều có mật độ cư trú đậm đặc, chẳng hạn như đô thị
Teotihuacan, các nông dân đô thị làm việc ngoài đồng nằm ở bên ngoài đô thị của
họ. Ngoài ra các đô thị có mật độ cư trú thưa hơn thì thường dân canh tác các mảnh
vườn và cánh đồng trong chính phạm vi đô thị của họ. Đó có lẽ là lý do chính
cho mật độ dân số thấp tại Tikal và các đô thị Maya khác. Các công trình nghiên
các di chỉ Maya đã phát hiện được bằng chứng hóa chất của việc sử dụng phân bón
cho các khu vườn của họ gần các khu dân cư, và người ta tìm thấy các ruộng bậc
thang tại các đô thị Aztec sống trên vùng đồi núi. Mặt dù có mặt sự canh tác
nông nghiệp trong ranh giới cư trú, nhưng các khu cư trú này vẫn được coi là
“đô thị” về phương diện chức năng, nếu như đó là môi trường cho các hoạt động
trung tâm và là các thể chế cho một vùng rộng lớn hơn [Smith, Michael E. 1996,
2001].
3. Chức năng hành chính
Hầu hết các
đô thị Trung Mỹ là thủ đô chính trị. Các hoàng cung cùng đền đài là những công
trình lớn nhất trong đô thị, và chúng không chỉ là môi trường của hành chính và
cai trị, mà còn là môi trường cho các hoạt động kinh tế, xã hội và tôn giáo. Hoàng
cung thường được xây dựng tại trung tâm đô thị, kích cỡ và sự hoành tráng của
các công trình này trở thành biểu tượng cho kẻ trị vì. Người bản địa đều coi
hoàng cung là thể chế chủ chốt, mà sự hiện diện của nó tạo thành trung tâm cho
một đô thị.
Tuy nhiên
việc nhấn mạnh vào mức độ hoành tráng của hoàng cung và tầm vóc kỳ vĩ của kẻ trị
vì không phải luôn luôn hiện diện tại các đô thị Trung Mỹ; Teotihuacan là một
trường hợp ngoại lệ. Ở đó không thấy có hoàng cung, và cá nhân những người cai
trị không được tôn vinh như những đồng cấp của họ ở các đô thị Maya hoặc các nền
văn hóa Trung Mỹ khác. Mặc dù nhà nước ở Teotihuacan khác với hầu hết các nhà
nước Trung Mỹ khác, nhưng những người trị vì tại đây có thể kiểm soát một đế quốc
hùng mạnh ở Trung Mexico. Một vai trò chính trị khác của một vài đô thị là
chúng có chức năng của một pháo đài. Đây chính là chức năng chủ yếu trong các
thời kỳ chiến tranh và sự chia cắt đất nước thành các vùng kình địch nhau (chẳng
hạn sau khi Teotihuacan sụp đổ tại Trung Mexico) và dọc theo biên giới của các
đế quốc (chẳng hạn như biên giới Azteci Tarascan). Trong nhiều trường hợp, các
đô thị thường được đặt ở các đỉnh đồi có tường hào bao quanh [Smith, Michael E.
1996, 2001].
4. Chức năng Tôn giáo
Hầu hết các
công trình xây dựng quy mô ở các đô thị Trung Mỹ đều là các đền đài kim tự tháp
của hệ thống tôn giáo nhà nước. Các công trình lớn nhất trong số này thường được
đặt ở trung tâm của đô thị, gần hoàng cung và trong hầu hết các đô thị thấy có
nhiều kim tự tháp phụ nhỏ hơn được xây dựng ở mọi vùng đô thị. Hàng loạt nghi lễ
và lễ thức được các tăng lữ tiến hành tại các đề thờ, kẻ cả việc hiến tế người.
Các đền tháp này thường được xây dựng cùng với các quảng trường công cộng được
sử dụng cho các nghi lễ nhà nước, cũng như các hoạt động nghi lễ của người dân khi
họ tụ tập xem lễ và hành lễ. Các sân bóng là một dạng khác của kiến trúc tôn
giáo đô thị được phát hiện tại nhiều đô thị Trung Mỹ, vì chơi bóng vừa là nghi
lễ, vừa là thể thao. Người Aztec và các nền văn hóa khác trong thời Tây Ban Nha
chinh phục lục địa này đã có những tăng lữ chuyên nghiệp sống trong các khu nhà
dành riêng cạnh các đền tháp. Các tăng lữ Trung Mỹ dành cuộc đời mình để quan
sát thiên văn, và thu thập tri thức từ các hoạt động này để lựa chọn vị trí và
chọn hướng cho các công trình xây dựng cũng như cho toàn bộ đô thị. Công việc
này do các nhà cai trị thực hiện nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa đô thị của họ với
toàn thể vũ trụ, và nó cũng thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa chính trị và tôn
giáo tại Trung Mỹ cổ đại. Các trung tâm đô thị là những vị trí linh thiêng phụ
giúp cho việc tiến hành các nghi lễ tại các đền tháp, tại các khu vực dành
riêng cho giới tăng lữ, hoặc trong các đám rước sách đi qua suốt toàn bộ đô thị
và thực hành tế lễ tại các đền miếu và các vị trí linh thiêng khác nhau, kể cả tại
các hang động ở trong lẫn ngoài đô thị. Tầng lớp bình dân tại các đô thị Trung
Mỹ cũng tiến hành các nghi lễ của họ tại nhà mình [Smith, Michael E. 1996,
2001].
5. Quy hoạch Đô thị
Các đô thị
Trung Mỹ đều tuân thủ một mô thức quy hoạch cơ bản. Các khu trung tâm được quy
hoạch cẩn thận và được thiết kế theo các nguyên tắc chính trị và tôn giáo,
trong khi đó các khu dân cư xung quanh lại không hề được quy hoạch và không hề
có ý đồ tổ chức tống thể. Các kim tự tháp, các cung điện, các sân bong và quảng
trường phát hiện được trong trung tâm đô thị được kết hợp thành một đơn vị kiến
trúc không gian thống nhất, chặt chẽ thông qua sự kết hợp giữa các hướng tỏa ra
theo đường vòng cung với việc sử dụng hệ thống tường bao và các cổng ra vào. Phương
thức quy hoạch này thường được khống chế bởi các niềm tin tôn giáo thông qua cả
các tri thức có được từ quan sát thiên văn và các tri thức huyền thoại. Chẳng hạn
việc đặt kim tự tháp Templo Mayor ở trung tâm thành phố Aztec Tenochtitlan (nay
là Mexico City) được tuân thủ nghiêm nhặt theo đường đi của mặt trời ngang qua
bầu trời và được coi là một biểu trưng kiến trúc của một linh địa có từ huyền
thoại của người Aztec [Smith, Michael E. 1996, 2001].
Các quảng
trường để thực hành nghi lễ tại trung tâm của hầu hết các đô thị đều là các
không gian mở hình dẻ quạt tính từ các kim tự tháp cao hơn xung quanh. Khi người
dân tụ họp tại quảng trường để chứng kiến các nghi lễ hoặc các hoạt động khác,
họ thường bị choáng ngợp bởi các công trình tưởng niệm vút cao trên quảng trường.
Việc quy hoạch quảng trường kim tự tháp này được sao chép lại ở quy mô nhỏ hơn tại
các khu vực khác của thành phố, làm thành một cấu phần của quy hoạch đô thị,
làm thành thông điệp chính trị gắn liền với biểu trưng tôn giáo công khai của
nó. Khu vực trung tâm đô thị phô trương uy tráng của kẻ trị vì và của giới tinh
hóa, còn quần thể kiến trúc chính là biểu tượng vật chất về quyền năng và sự kiểm
soát của họ đối với dân chúng và các loại thần thuộc của họ. Bên ngoài khu
trung tâm, các khu dân cư tại các đô thị Trung Mỹ nhìn chung không tuân thủ một
nguyên tắc quy hoạch tổng thể nào. Nhà cửa thường được xây dựng trong các khuôn
viên hoặc thành các cụm, nhưng các vị trí và sự sắp xếp của các cụm này không hề
được thực hiện theo một ý đồ tổng thể nào [Smith, Michael E. 1996, 2001].
Mặc dù mô
thức quy hoạch này phổ biến ở Trung Mỹ, nhưng không phải tất cả các đô thị đều
tuân thủ. Một phương án quy hoạch khác đó chính là mô thức thủ đô đế chế của
người Mexico. Teotihuacan, một thủ đô sớm nhất và là đô thị lớn nhất trên cao
nguyên Mexico thể hiện rất rõ trình độ quy hoạch tập trung trên toàn bộ đô thị.
Tất cả mọi công trình xây dựng đều tuân thủ theo một mạng tổ chức chung, rất giống
với Mohenjo-Daro, nằm dọc theo đại lộ trung tâm, mà người phương Đông thường
quan niệm là đường Thần đạo, còn người Trung Mỹ gọi là Tử Lộ. Lưới quy hoạch
này được hình thành sớm trong lịch sử đô thị ở đây với tư cách là một biểu tượng
về quyền năng của người trị vì thành phố. Các tác động về kinh tế và biểu tượng
của đô thị Teotihuacan được toàn bộ Trung Mỹ thừa nhận, và thành phố có lẽ đã
được gọi là Tollan – Bãi Sậy, một cái tên linh thiêng đối với người bản địa.
Các vị vua sau này của người Toltec đã chấp nhận các tên Tollan cho thành phố của
họ, và họ đã xác lập một mạng lưới theo mô hình Teotihuacan. Khi người Aztec nắm
quyền vào thế kỷ XV, họ đã chuyển đổi Teotihuacan từ một đo othij đảo nhỏ thành
một thủ đô của đế chế bằng các xây dựng một mô hình mạng lưới dựa trên tri thức
của họ về các thủ đô cổ như Botihuacan. Một vị vua Aztec thậm chí còn sai người
đến nghiên cứu về các đô thị cổ này. Ba trung tâm đô thị lớn ở đây đã thể hiện
một mô thức quy hoạch đô thị độc đáo được biến đổi từ các nguyên tắc xây dựng
đô thị Trung Mỹ cổ trước đó [Smith, Michael E. 1996, 2001].
Từ các
nghiên cứu trường hợp ở trên nổi bật hai vấn đề. Trước hết các đô thị sớm trên
thế giới là rất đa dạng và khác biệt. Toàn bộ các đô thị này không chỉ hoàn
toàn khác với các thành phố công nghiệp hiện đại phương Tây, mà giữa các đô thị
cổ đại đó cũng rất khác nhau. Khi xem xét các đô thị thuộc vùng Lưỡng Hà, Sông
Hằng, và Sông Nile có thể thấy những khác biệt giữa các văn hóa, hoặc giữa các
truyền thống đô thị. Các đô thị hành chính trong thế giới Ai Cập cổ đại, các đô
thị thần linh của người Khmer, các đô thị được quy hoạch chặt chẽ vùng Sông Ấn,
các đô thị có hệ thống tường điển hình của người Sumer thuộc Lưỡng Hà là những
loại hình đô thị rất khác nhau. Các đô thị cổ đại ở Trung Quốc, Châu Phi, và
Nam Mỹ cũng khác nhau y như vậy. Như ở trên cho thấy ngay tại Trung Mỹ thôi thì
các đô thị của người Maya cũng khác với đô thị của người Aztec, và ngay trong một
văn hóa thì đô thị này cũng khác với đô thị kia.
Vấn đề thứ
hai là các đô thị cần phải được xem xét trong một bối cảnh văn hóa và xã hội rộng
hơn. Các loại hình và chức năng đô thị ở một phạm vi rộng, được quyết định bởi
thực chất của từng xã hội theo nghĩa rộng của từ này. Để hiểu rõ các đô thị cổ
đại, cần phải biết rõ các câu trả lời cho các câu hỏi như: Liệu có phải các đế
chế ấy là các thành bang? Trong các đế chế đó vua có được coi là một vị thần
linh không? Thương mại của đô thị đó được tổ chức như thế nào? Họ có phải đương
đầu thường xuyên với chiến tranh không? Nông dân sống ở trong hay ở ngoài đô thị?
Họ sống rải rác hay thành các cộng đồng? Họ canh tác ở trong hay ở ngoài đô thị?
Vì các khu
đô thị thực hiện các chức năng riêng biệt đối với các vùng ngoại vi xung quanh
cho nên việc nghiên cứu các đô thị cổ cần phải được đặt trong môi trường các
vùng địa lý nhân văn cụ thể. Sự phát triển của các đô thị cổ đại liên quan chặt
chẽ đến quá trình chuyển cư của người nông dân ra đô thị. Chất lượng cuộc sống
của người dân các đô thị sớm không cao, thể hiện qua tỷ lệ chết cao, vì vậy mà
các đô thị cần có dòng di dân ổn định để duy trì dân số và các hoạt động thông
thường của đô thị. Giống như trong các đô thị hiện đại các di dân ra đô thị thường
duy trì mối quan hệ với quê gốc, bằng cách củng cố mối quan hệ gắn bó giữa đô
thị và nông thôn. Các đô thị cổ chính là môi trường cho tính đa dạng xã hội và
văn hóa. Kể cả giới tinh hoa và người bình dân cũng đều sống trong các đô thị,
và đa số người bình dân có cuộc sống nghèo khổ. Hầu hết các đô thị cổ đại có
nhiều nhóm tộc người và các nhóm nghề nghiệp khác nhau và họ được tổ chức thành
các cộng đồng láng giềng. Nhiều cư dân đô thị là những người hoàn toàn xa lạ đối
với nhau. Vì vậy các tri thức về kinh nghiệm cuộc sống của các đô thị cổ đại để
lại cho chúng ta rất nhiều bài học hữu ích trong sự nghiệp xây dựng đô thị hiện
đại [Smith, Michael E. 1996, 2001].
III. Đô thị cổ Óc Eo - Ba Thê
1. Các đặc trưng cơ
bản của đô thị cổ Óc Eo - Ba Thê
Đối chiếu với
định nghĩa đô thị về cả dân số, chức năng và đặc biệt là định nghĩa của Louis
Wirth về lối sống như đã nói ở trên, hoàn toàn có thể coi Ba Thê – Óc Eo là một
trung tâm đô thị cổ. Các hiện vật đầu tiên
thuộc nền văn hóa Óc Eo đã được phát hiện vào đầu thế kỷ XX trên cánh đồng Óc
Eo- Ba Thê thuộc xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, An Giang. Các học giả người Pháp
gồm Coedès, Malleret, Parmentier đã tham gia nghiên cứu nền văn hóa này, trong
đó Malleret là người đầu tiên khai quật di chỉ Óc Eo vào năm 1944. Theo
L.Malleret, nền văn hóa này có phạm vi phân bố chủ yếu ở vùng trũng miền Tây
sông Hậu gồm các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu,…v.v,
và một phần đất Đông Nam Campuchia. Các di tích của nền văn hóa này có quy mô
khá lớn, trong đó có hai thị trấn Trăm Phố và Óc Eo. Riêng Óc Eo có diện tích
rộng tới 450 ha, là một đô thị mang đặc điểm cuả một thành phố ven biển với
tiền cảng Tà Keo cách di chỉ 15km [Sở Văn hóa Thông tin An Giang 1984; Lê Xuân
Diệm - Đào Linh Côn - Võ Sĩ Khải 1995; Võ Sĩ Khải 2002, 2004, 2008; Nguyễn Thị
Hậu 2009].
1.1. Cấu trúc xã hội: Có thể khẳng định ngay rằng Óc Eo – Phù Nam là một xã
hội phức hợp, bao gồm cư dân bản địa và những người di cư – khách thương buôn
bán đường dài – giới tăng lữ từ Ấn Độ và các vùng khác của Nam Á và Đông Nam Á
đã lưu trú tại Phù Nam định kỳ hoặc lâu dài, đặc biệt là giới cầm quyền của đô
thị Óc Eo đã rất thân thuộc với văn hóa Ấn Độ. Mặc dù số lượng thương
nhân Ấn Độ có lẽ đông hơn nhiều, có thể chính các giáo sĩ có khuynh hướng theo
dấu chân của họ, các nhà quý tộc theo Brahmanism và các tăng lữ, đã đóng một
vai trò quan trọng hơn trong quá trình giao lưu, hội nhập xã hội và văn
hóa. Các thủ lĩnh địa phương bắt đầu thừa nhận và thích ứng với các thành
tố mới mẻ và đầy hấp lực của xã hội và văn hóa Ấn Độ. Vào thế kỷ thứ II,
các danh xưng và tước hiệu bằng tiếng Phạn đã được sử dụng, và về sau đã xuất
hiện trong các bia ký tiếng Phạn và tiếp đến, trong các ngôn ngữ địa phương
được viết bằng văn tự có nguồn gốc Phạn ngữ. Bằng việc tiếp cận cấu trúc
xã hội - văn hóa Ấn Độ, các thủ lĩnh Óc Eo – Phù Nam đã khơi nguồn cho tiến
trình “Ấn Độ hóa” vùng này [Coedès, 1971; Powers, 1993].
Các thủ lĩnh vương quốc Mauryan của Ấn Độ (322-186
trước Công Nguyên) đã chinh phục phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ, và các hoàng đế
nhà Hán đã chinh phục phần lớn vùng đất thuộc Trung Quốc ngày nay, cùng với một
phần lãnh thổ tại Hàn Quốc và Việt Nam. Người La Mã chinh phục các bờ biển
của Địa Trung Hải, cũng như phần lớn tây Châu Âu châu và Anh quốc. Trong
khi đó mối quan hệ của người dân Đông Nam Á với xã hội Ấn Độ chủ yếu nằm trong
ảnh hưởng Phật giáo và các các đặc trưng Trung Hoa trong thời kỳ Nara và ở một mức
độ nhất định sau này. Tuy nhiên dù có học theo truyền thống xã hội Ấn Độ, nhưng
họ vẫn làm chủ vận mệnh của mình theo mô thức “Ấn Độ hóa”. Đối với người Đông
Nam Á, vai trò dòng tộc không quan trọng bằng năng lực cá nhân, tuy việc phân
biệt theo dòng cha hay dòng mẹ không thật quan trọng, nhưng nhiều cấu trúc xã
hội vẫn duy trì chế độ mẫu hệ. Sự cam kết với xã hội và văn hóa Ấn Độ đã
không làm thay đổi các cơ cấu căn bản của các xã hội Đông Nam Á, và người dân
Đông Nam Á trong suốt tiến trình này đã không bỏ rơi các hệ thống giá trị bản
địa hoặc các thế giới quan căn bản của họ. Ngược lại, bằng việc sử dụng hệ
thống chữ viết, với ngữ vựng và các văn bản chính trị bằng tiếng Sanskrit, cùng
các đặc trưng tôn giáo, nghệ thuật, và văn chương Ấn Độ, họ trở thành các bên tham
gia sáng tạo vào một thế giới văn hóa rộng lớn hơn [Wolters, 1982: 4-15].
Theo các ghi chép của người Trung Quốc, khoảng năm 240
SCN, cuộc tiếp xúc với truyền thống và cấu trúc xã hội Ấn Độ bắt đầu khi
một nữ thủ lĩnh Phù Nam có tên gọi là Liễu Diệp (Lin Ye) tấn công vào một chiếc
thuyền của tăng lữ quý tộc Brahman tên là Kaundinya đi qua vùng này. Sau đó
Liễu Diệp kết hôn với nhà quý tộc này và họ đã cùng các thế hệ con cháu tạo lập
nên vương quốc của mình [K. Hall, 1985a: 49; Jacques, 1979: 376; D. Hall, 1968:
25-26; Coedès, 1971: 37].
1.2. Cấu trúc kinh tế: Đô thị Óc Eo có cấu trúc kinh tế dựa trên sự phát
triển các nghề thủ công như nghề gốm, nghề đúc đồng, chế tạo sắt, làm thiếc, và
nghề kim hoàn dựa trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp và thương nghiệp rất
phát triển với một loạt chứng cứ như những công trình thuỷ lợi cổ, kênh rạch
vừa tưới tiêu vừa là đường giao thông, sản phẩm thủ công thể hiện sự chuyên
hoá, những đồng tiền bằng vàng, bạc, thiếc còn nguyên hay cắt làm tư làm tám,
các loại trang sức, con dấu bằng đá quý, thuỷ tinh, nhiều sản phẩm có nguồn gốc
ngoại nhập. Thương mại đường dài của một cảng thị của đô thị Óc Eo thể hiện rất
rõ qua các di vật có nguồn gốc từ Ấn Độ, Điạ Trung Hải, Trung Đông, Trung Hoa, và đây được coi là động lực chủ yếu
của sự phát triển văn hóa này. Hàng ngàn hiện vật nguyên vẹn làm bằng các chất
liệu như vàng, bạc, đồng, thiếc, chì, thuỷ tinh, đá, gỗ, gốm và hàng trăm ngàn
mảnh hiện vật đang được bảo quản và trưng bày tại bảo tàng các tỉnh Nam bộ là
nguồn tài liệu chủ yếu giúp các nhà khoa học nghiên cứu về nhiều mặt đời sống
cư dân văn hóa Óc Eo. Nổi bật là các loại đồ trang sức, tượng thờ và đồ gốm gia
dụng. Đây cũng là sản phẩm cuả các nghề thủ công phát triển cao, đa dạng và
tinh xảo. Nhiều di chỉ -xưởng chế tạo đồ gốm, đồ trang sức được tìm thấy ở khu
di tích lớn như Óc Eo-Ba Thê, Nền Chùa, Cạnh Đền, Gò Tháp, Gò Hàng…[Sở Văn hóa
Thông tin An Giang 1984; Lê Xuân Diệm - Đào Linh Côn - Võ Sĩ Khải 1995; Võ Sĩ
Khải 2002, 2004, 2008; Nguyễn Thị Hậu 2009; Đặng Ngọc Kính 2011; Nguyễn Quốc Mạnh
2011].
Hiện vật bằng vàng có
nhiều kiểu dáng như nhẫn, bông tai, hạt chuỗi, các lá vàng chạm khắc chế tác
bằng nhiều kỹ thuật khác nhau mà đặc sắc nhất là kỹ thuật khắc miết tạo ra hình
và chữ trên lá vàng. Đồ trang sức bằng đá ngọc, mã não, thạch anh, thuỷ tinh với
nhiều màu sắc, nhiều kích cỡ, nhiều hình dáng. Đặc biệt là những con dấu, mặt
nhẫn khắc hình người, động vật, khắc chữ Phạn cổ và các loại tiền vàng, bạc,
hợp kim thiếc. Sản phẩm từ kim loại màu phổ biến hợp kim thiếc- đến mức Óc Eo
được coi là văn hóa đồ thiếc. Nếu kỹ
thuật sản xuất thuỷ tinh, vàng, nguyên liệu và sản phẩm mã não được người Óc Eo
tiếp thu từ Ấn Độ thì có thể cho rằng nguyên liệu và kỹ thuật sản xuất đồ thiếc
tại Óc Eo là đến từ bán đảo Malaysia, khu vực có trữ lượng thiếc vào loại nhiều
lớn thế giới và nghề truyền thống chế tạo đồ thiếc còn nổi tiếng đến ngày nay.
Bán đảo Malaysia cũng là một phần quan trọng của Vương quốc cổ Phù Nam, giống
như vai trò của trung tâm Óc Eo-Ba Thê-Cạnh Đền ở đồng bằng sông Cửu Long vậy. Đồ
gốm có mặt trong hầu hết các di tích khảo cổ và là loại hình hiện vật thể hiện
truyền thống bản địa nhất. Sản phẩm gồm các loại bình, hũ, nồi, nắp, bát, cốc,
chai… Đặc biệt là loại bếp lò làm bằng gốm cà
ràng theo cách gọi của người Khmer hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long. Đây
là vật dụng quen thuộc của cư dân sống ở vùng ven biển và sông rạch, trên nhà
sàn hay trên ghe xuồng. Bếp lò gốm đã xuất hiện trong các di tích cư trú và cả
trong mộ táng (với chức năng là đồ tuỳ táng) từ thời tiền sử trước đó ở lưu vực
sông Vàm Cỏ- Đồng Nai và đến văn hóa Óc Eo đã trở thành di vật đặc trưng cuả
văn hóa này. Hiện nay bếp lò gốm phổ biến ở nhiều nơi trong vùng Đông Nam Á [Sở
Văn hóa Thông tin An Giang 1984; Lê Xuân Diệm - Đào Linh Côn - Võ Sĩ Khải 1995;
Võ Sĩ Khải 2002, 2004, 2008; Nguyễn Thị Hậu 2009; Đặng Ngọc Kính 2011; Nguyễn Quốc Mạnh
2011].
Đặc biệt, vào cuối thế kỷ
IV SCN, khu
vực Phù Nam - Malaysia là nơi hấp dẫn phần lớn thương mại đường dài chạy qua
Phù Nam và chuyên chở các thương đoàn cùng hàng hóa qua vùng eo biển ngày nay
có tên gọi là Malacca và Sunda. Chính họ đã bắt đầu giới thiệu cho thế
giới về “các hương liệu gia vị” của vùng Moluccas, gồm đinh hương, hạt nhục đậu
khấu và vỏ hạt nhục đậu khấu. Nhưng trước đó, vào khoảng thế kỷ I SCN, nhu cầu
về tơ lụa ngày càng gia tăng đã kích thích sự phát triển hai con đường tơ lụa
một trên biển, và một con đường bắt đầu với một hành trình trên đất liền từ
phía Tây Trung Hoa sang Ấn Độ. Số lượng lớn tơ lụa đã được chuyển vận
xuyên qua lưu vực Tarim và băng qua dẫy núi Karakoram vào vùng Pakistan và Ấn
Độ, rồi từ đó đưa bằng tàu biển tới các hải cảng của biển Ả Rập từ bờ biển tây
bắc của Ấn Độ. Một phần lớn trong số đó tiếp tục đến biển Hồng Hải, xuyên
qua Ai Cập, tới tận vùng Địa Trung Hải. Còn tuyến đường biển xuyên qua hải phận
Đông Nam Á hình thành nhờ các thương nhân tại bờ biển phía đông Ấn Độ muốn tìm
kiếm một thủy lộ trực tiếp đến nguồn cung cấp tơ lụa tại Trung Hoa. Khởi
hành từ các hải cảng gần cửa sông Hằng Hà, họ đi thuyền dọc bờ biển Vịnh Bengal
đến Bán Đảo Mã Lai, từ đó họ xuôi về Eo Đất Kra có chiều ngang khoảng 35
dặm. Sau khi các hành khách và hàng hóa được vận tải băng ngang giải đất
hẹp này, các đoàn thuyền phía bên kia tiếp tục chuyên chở hàng hóa dọc theo bờ
Vịnh Thái Lan tới Phù Nam, rồi từ đó họ sẽ lên các chiếc thuyền khác để đến
Trung Quốc [K. Hall, 1979: 38-39].
1.3. Chức năng hành chính:
Phù
Nam đã phát triển thành một quốc gia có hệ thống hành chính thống nhất, chặt
chẽ, có thể chế rõ rang, có hệ thống chữ viết. Vùng trung tâm của vương quốc Phù Nam nằm bên phía Việt Nam giáp ranh vùng biên giới Việt Nam – Campuchia, và
cũng có một số địa điểm của vương quốc này hiện nay
thuộc đất Campuchia. Các sử gia cho rằng thủ đô của vương quốc,
Vyadhapura, được xây dựng tại một địa điểm sâu trong đất liền, gần Biển Hồ và
sông Cửu Long, vào thế kỷ II SCN. Nghĩa của từ tiếng Sanscrit Vyadhapura là
“Thành phố của Người thợ săn”, và người thợ săn đó chính là quốc vương Hun
Panhuang, rất giỏi bắt và thuần hóa voi rừng, sử dụng cho các mục đích quân sự,
chinh phục các nước láng giềng [K. Hall, 1982:93]. Vào đầu thế kỷ thứ ba,
viên tướng Fan Shiman đã mở rộng quyền lực của Phù Nam về hướng tây dọc theo bờ
biển miền bắc của Vịnh Thái Lan và xuôi xuống Bán Đảo Mã Lai cho đến tận Eo đất
Kra [Wolters, 1967: 37; K. Hall, 1985a: 63-64]. Các thương nhân Ấn Độ không
phải là những người duy nhất buôn bán với vương quốc Phù Nam theo dọc tuyến
thương mại đường dài tới tận Trung Quốc. Vào khoảng thế kỷ II SCN, trạm
trung chuyển trên đất liền này đã thu hút nhiều thương đoàn từ vùng Trung Đông,
và thậm chí cả Hy Lạp. Trong thực tế,
người hai sứ giả nhân danh Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius đã xuất hiện
tại Trung Quốc năm 166 sau Công Nguyên, trước khi đến Trung Quốc đã ghé qua Phù
Nam. Họ có thể là các thương nhân Hy Lạp (lệ thuộc La Mã) đã nhân danh
Hoàng đế để được hưởng các quy chế ngoại giao tại thành Lạc Dương, khi đó là
kinh đô của nhà Hán [Yu, 1967: 159-60; K. Hall, 1985a: 38].
Các di tích khảo cổ thuộc nền vương quốc Phù Nam được tìm thấy gần thị trấn Óc Eo của Việt Nam ngày nay, chỉ
cách bờ biển khoảng 3
dặm, là
khu cư trú thuộc thương cảng Phù Nam. Các thương đoàn đến Phù Nam phải qua Óc
Eo, thực hiện các thủ tục hành chính tại đây, rồi từ đó thông qua một mạng lưới
kênh rạch nối Vịnh Thái Lan với Sông Cửu Long để vào kinh đô và các vùng khác
trong cả vương quốc [Taylor, 1992: 158]. Các hiện vật khai quật được ở Óc
Eo bao gồm các sản phẩm địa phương, các loại hàng hóa được trao đổi trong vùng
Đông Nam Á, và hàng nhập cảng từ Ấn Độ, Iran, và Địa Trung Hải. Rất nhiều
đồ sành sứ được tìm thấy cùng các ấn tín và nhiều đồ nữ trang có nguồn gốc Ấn
Độ, và có các tấm bùa chú bằng thiếc, có vẻ được làm tại Phù Nam, với các biểu
tượng của các vị thần Ấn Độ giáo như Visnu và Shiva. Các phẩm vật từ
Trung Hoa bao gồm các tượng Phật nhỏ và một tấm gương bằng đồng, còn hàng hóa từ
Địa Trung Hải là các đồ thuỷ tinh, một đồng tiền vàng của thế kỷ II SCN, và các
huy chương bằng vàng mang hình ảnh của Antoninus Pius và Marcus Aurelius [K.
Hall, 1985a: 59; Wolters, 1967: 38; Christie, 1979: 284-86; Lê Thị Liên 2003].
Các
phái bộ của nhà Ngô thời Tam Quốc (Trung Quốc) đến Phù Nam, đã mô tả tầm quan trọng của Phù Nam đối với công cuộc mậu dịch
hàng hải cho
biết quốc vương Phù Nam đặc biệt quan tâm đến mậu dịch quốc tế. Báo cáo của họ
cho biết: Thuế quan được trả
bằng vàng, bạc, ngọc trai, và hương
liệu, dầu thơm. Họ có sách vở và văn khố cất chứa và nhiều thứ
khác. Chữ viết của họ trông giống như chữ của người Hồ [một dân tộc vùng
Trung Á sử dụng văn tự có nguồn gốc từ Ấn Độ] (Coedès, 1971: 42; cũng xem K.
Hall, 1982: 82). Rõ ràng báo cáo này đã thể hiện thể chế hành chính, kể cả thuế
quan rất chặt chẽ của Phù Nam, mà hầu hết được thực hiện tại đô thị Óc Eo, là
nơi đầu tiên của Vương quốc thực hiện các thủ tục đối với các thương đoàn quốc
tế.
1.4. Chức năng Tôn giáo: Các cuộc khai quật quan trọng là tại các di tích Nền Chùa (Kiên Giang),
Óc Eo (An Giang), Gò Tháp (Đồng Tháp), Đá Nổi (An Giang), Cây Gáo (Đồng Nai),
Lưu Cừ (Trà Vinh), Bình Tả- Gò Xoài (Long An), Gò Thành (Tiền Giang), Phụng Sơn
Tự-Chùa Gò (TP.HCM)… Đây cũng là những Di tích Lịch sử-Văn hóa Quốc gia được
bảo tồn và tôn tạo thành những bảo tàng ngoài trời phục vụ cho nghiên cứu, học
tập và du lịch. Di tích kiến trúc trong văn hóa Óc Eo gồm di tích cư trú, kiến
trúc đền tháp và mộ táng. Vật liệu xây dựng gồm gỗ, gạch, đá: dấu tích các cọc
nhà sàn và một số cấu kiện trang trí hoa văn, phế tích hay nền móng đền tháp
thờ hoặc đền tháp, mộ táng. Gỗ và đá là nguyên vật liệu cư dân bản địa quen
dùng từ thời tiền sử còn gạch là vật liệu mới do tiếp thu kỹ thuật cuả Ấn Độ từ
đầu Công nguyên. Vật liệu đá có kích thước rất lớn, tham gia vào các công trình
là bộ phận cuả kiến trúc chứ không chỉ là các chi tiết trang trí, được lắp ghép,
kết nối bằng kỹ thuật chốt mộng. Hầu hết phế tích cho biết đây là đền tháp theo
kiểu Ấn Độ có bình đồ hình vuông, nền móng dày đến hơn 1m xây bằng gạch, đất
sét và đá sỏi để có thể chịu lực cuả công trình đồ sộ bên trên. Vật liệu xây
dựng bằng đất nung như gạch ngói, phù điêu trang trí cũng là di vật chủ yếu
trong các di tích kiến trúc đền tháp cuả văn hóa Óc Eo. Đặc biệt, các nhà khảo
cổ học Việt Nam đã phát hiện được loại hình mộ táng mà trước đây các học giả
Pháp chưa biết đến. Đó là các huyệt mộ hình vuông, hình chữ nhật hay hình phễu,
bên trên ốp gạch hay lát đá tạo thành bề mặt khá bằng phẳng. Trong các huyệt mộ
có cát trắng lẫn nhiều hiện vật quý giá như các mảnh vàng chạm khắc những biểu
tượng cuả Brahman hay Phật giáo, đồ trang sức, một số đồ tuỳ táng khác. Các
khám phá mới về giai đoạn tiền Óc Eo ở
Nam Bộ cũng cho thấy yếu tố văn hóa Ấn Độ đã xuất hiện ngay từ giai đoạn lịch sử
sớm ở đây. Tượng thờ Brahman và Phật giáo bằng đá và bằng gỗ, một số ít bằng
đồng, được tìm thấy trong nhiều di tích và rải rác trên khắp vùng Nam bộ cả
miền Tây và miền Đông. Giai đoạn phát triển rực rỡ nhất cuả nghệ thuật điêu
khắc Hinduism và Phật giáo ở đây là từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 7, đồng thời vẫn thể
hiện rõ xu hướng bản địa hóa các hình tượng tôn giáo Ấn Độ. Về loại hình không
phải chỉ có tượng và biểu tượng thần phật mà còn có nhiều hình tượng linh thú,
thần thoại trong điện thờ Ấn Độ giáo và Phật giáo. Đặc biệt trong văn hóa Óc Eo
có những pho tượng Phật bằng gỗ khá lớn và độc đáo như sưu tập tượng gỗ ở di
tích Gò Tháp. Truyền thống nghệ thuật tượng cổ ở Nam Bộ còn được duy trì và
phát triển trong giai đoạn sau, từ thế kỷ 8 trở đi, và được coi là giai đoạn hậu Óc Eo [Sở Văn hóa Thông
tin An Giang 1984; Lê Xuân Diệm - Đào Linh Côn - Võ Sĩ Khải 1995; Võ Sĩ Khải
2002, 2004, 2008; Nguyễn Thị Hậu 2009; Đào Linh Côn 2011b, 2011b; ].
1.5. Quy hoạch đô thị: Các di tích của nền văn hóa này có quy mô khá lớn, trong đó có hai thị trấn Trăm Phố và Óc Eo. Riêng Óc Eo có diện tích rộng tới 450 ha, là một đô thị mang đặc điểm cuả một thành phố ven biển với tiền cảng Tà Keo cách di chỉ 15km. Từ sau năm 1975, nghiên cứu về văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long đã phát hiện được một số lượng lớn di tích và di vật và số lượng đó tăng gấp nhiều lần trước đây. Diện mạo văn hoá Óc Eo ngày càng rõ nét, nhất là tính chất và truyền thống phát triển cuả nó trong khoảng 10 thế kỷ đầu Công nguyên và trong không gian từ lưu vực sông Hậu, sông Tiền đến lưu vực Vàm Cỏ - Đồng Nai. Cư dân văn hóa Óc Eo cư trú trên những tiểu vùng sinh thái khác nhau nên có những đặc điểm khác nhau về lối sống, thể hiện trên các di tích và di vật khảo cổ học. Đó là các tiểu vùng: tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, ven biển Tây Nam (vùng Bạc Liêu, Cà Mau), hạ lưu sông Tiền, Đông Nam bộ và khu vực rừng ngập mặn ven biển Đông Nam bộ. Điạ bàn sinh tụ của cư dân văn hóa Óc Eo rất rộng lớn nhưng họ đã thích ứng được với mọi hoàn cảnh, tạo lập cuộc sống ổn định và phát triển nền văn hoá đặc sắc của mình [Sở Văn hóa Thông tin An Giang 1984; Lê Xuân Diệm - Đào Linh Côn - Võ Sĩ Khải 1995; Võ Sĩ Khải 2002, 2004, 2008; Nguyễn Thị Hậu 2009; Bùi Phát Diệm 2011].
Sứ
bộ nhà Ngô (Trung Quốc) đến Phù Nam về báo
cáo rằng: Dân chúng Phù Nam sống
trong các cung điện, nhà cửa, các thành phố có tường thành bao quanh…. [Coedès, 1971: 42; K. Hall, 1982: 82]. Mẩu sử
liệu trên phần nào giúp ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng đo thị Phù
Nam, trong đó có Óc Eo đã được quy hoạch cẩn thận. Căn cứ vào sử liệu ghi chép
về quốc gia cổ Phù Nam, vào tài liệu cổ văn tự trên các tấm bia đá, mảnh vàng,
căn cứ vào đặc điểm của hiện vật, của nghệ thuật điêu khắc và nhất là vào kết
quả các mẫu niên đại C14 của các di tích khảo cổ, các nhà khoa học đã định niên
đại cho nền văn hóa Óc Eo từ Thế Kỷ thứ I đến TK VII. Giai đoạn “hậu Óc Eo” từ
thế kỷ VIII đến khoảng thế kỷ X – XII, truyền thống văn hoá Óc Eo vẫn được cư
dân cổ nơi đây bảo lưu và có sự phát triển nhất định trong hoàn cảnh lịch sử –
xã hội có nhiều biến đổi. Sau hàng ngàn năm bị hoang phế bởi thiên nhiên như lũ
lụt, sự bồi lấp của phù sa, bởi những nguyên nhân xã hội như chiến tranh, sự
phá hoại vô thức của con người, dấu tích văn hoá Óc Eo chỉ còn là những phế
tích và di tích của nghệ thuật, kỹ
thuật chế tạo sản phẩm phục vụ mọi mặt đời sống xã hội. [Sở Văn hóa Thông tin
An Giang 1984; Lê Xuân Diệm - Đào Linh Côn - Võ Sĩ Khải 1995; Võ Sĩ Khải 2002,
2004, 2008; Nguyễn Thị Hậu 2009].
Kết luận
Ở trên đã đưa ra định nghĩa về đô thị, và đã mô tả
các loại hình đô thị cổ điển hình trên thể giới để đối sánh; hơn nữa, việc xác
lập 5 tiêu chí cơ bản về một đô thị cổ, gồm có: i) cấu trúc kinh tế, ii) cấu
trúc xã hội; iii) chức năng hành chính; iv) chức năng tôn giáo; và v) quy hoạch
đô thị nhằm đối chiếu với các tư liệu khảo cổ học và lịch sử đã giúp chúng ta
đi tới khẳng định rằng với vị trí địa lý đặc biệt của mình, Óc Eo – Ba Thê đóng
vai trò quan trọng không kém gì kinh đô, và đó thực sự là một trung tâm đô thị
quan trọng nhất tạo nên sự thịnh vượng cho vương quốc Phù Nam xưa.
_________________________________________
Ghi chú: Trên
cơ sở chuyên đề của Hà Hữu Nga: "Khu di tích Óc Eo - Ba Thê - một đô thị
cổ" thuộc Đề tài “Định hướng quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Óc
Eo – Ba Thê (Thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) do PGS.TS. Bùi Chí Hoàng, thuộc Viện PTBV vùng Nam Bộ Chủ nhiệm. Bản quyền của Chuyên đề này thuộc về Đề tài, mọi trích dẫn, sử dụng dưới bất
cứ hình thức nào đều phải được sự đồng ý của Chủ nhiệm Đề tài.
Tài liệu Tham khảo
Tài liệu Tham khảo
Bùi Phát Diệm 2011. Văn hóa Óc Eo – Nhận thức về sự phát triển
buổi đầu, trao đổi với Ấn Độ, những nỗ lực kiểm soát đồng bằng ngập nước và sự
phát triển thành thị, trong Một số vấn đề khảo
cổ học ở miền Nam Việt Nam, T.4, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Coedès, Georges, 1971, The
Indianized States of Sputheast Asia, edited by Walter E. Vella, translated
into English by Susan Brown Cowing,
Honolulu: University Press of Hawaii.
Đào Linh Côn 2011a. Khảo sát và
kiểm chứng hiện trường các di tích Óc Eo, Long An, trong Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam, T.4, Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
Đào Linh Côn 2011b. Niên đại và
các giai đoạn phát triển văn hóa Óc Eo vùng đồng bằng Tây Sông Hậu, trong Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt
Nam, T.4, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Đặng Ngọc Kính 2011. Lý thuyết của Jared Diamond về sự sụp đổ của
các xã hội và trường hợp vương quốc Phù Nam, trong Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam, T.4, Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
Giles, F.H., 1956. The Travels of Fa-hsien (399-414 A.D.) or Record of the Buddhistic Kingdoms, Cambridge: Cambridge University Press, 1923, London: Routledge & Kegan Paul.
Jacques, Claude, 1979. ‘Fu Nan’, ‘Chen La’: the Reality Concealed by These Chinese Views of
Indochina, edited by Smith and Watson, 1979: 371-79.
Hall, Daniel G.E., 1968. A History of Southeast Asia, ấn bản lần thứ 3, London: Macmillan, and New York: St. Martin’s
Press.
Hall, Kenneth, 1979. The
Expansion of Roman Trade in the Indian Ocean: An Indian Perspective, The Elmira Review:
36-42.
Hall, Kenneth, 1982. The
Indianization of Funan: An Economic History of Southeast Asia’s First State, Journal of Southeast Asian
Studies 13 (1): 81-106.
Hall, Kenneth, 1985a. Maritime Trade and State Development
in Early Southeast Asia, Honolulu: University of
Hawaii Press.
Lê Thị Liên 2003. Nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo ở đồng
bằng sông Cưủ Long trước Thế Kỷ 10. Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Viện Khảo cổ
học, Hà Nội.
Lê Xuân Diệm - Đào Linh
Côn - Võ Sĩ Khải 1995. Văn hoá Óc Eo
những khám phá mới. Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Quốc Mạnh 2011. Văn hóa Óc Eo – Tư liệu
và Nhận thức từ kết quả nghiên cứu khảo cổ học giai đoạn 1990 – 2010, trong
Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam, T.4, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Nguyễn
Thị Hậu 2009. Văn hóa Óc Eo, một nền văn hóa cổ ở Nam Bộ, trong http://www.vanhoahoc.edu.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/,
07 tháng 2,
2009.
Powers J. 1993. Indian
Sea Voyages to the Islands of Gold. World History
Association Meeting. Honolulu, July 1993.
Sở Văn hóa Thể thao An
Giang 1984. Văn hóa Óc Eo và các nền văn
hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long. Long Xuyên.
Võ Sĩ Khải 2002. Văn hoá đồng bằng Nam Bộ (di tích kiến trúc
cổ). Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Võ Sĩ Khải 2004. Di tích Linh Sơn Nam (xã Vọng Thê, huyện
Thoại Sơn, tỉnh An Giang), trong Một
số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam. Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Võ Sĩ Khải 2008. Văn hóa Óc Eo – sau mươi năm nhìn lại,
trong Văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học nhân 60 năm phát
hiện văn hóa Óc Eo (1944 – 2004), Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Nxb. Thế
giới, Hà Nội.
Wolters, O.W. 1967. Early Indonesian Commerce: A Study
of the Origins of Srivijaya, Ithaca: Cornell
University Press.
Wolters, O.W. 1982. History, Culture, and Religion in
Southeast Asian Perspectives, Singapore: Institute of
Southeast Asian Studies.
Yu Ying-shih, 1967. Trade and Expansion in Han China: A
Study of the Structure of Sino-Barbarian Economic Relations, Berkeley: University of California.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét