Số phận thăng trầm của nước Việt (I)
Eric Henry
Người dịch: Hà Hữu Nga
Độc
đáo Việt
Nhà
nước 越 Việt vụt hiện thành một quầng sáng
trong huyền sử Trung Hoa vào cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc dưới triều đại của
vị chủ tể truyền thuyết 勾踐 Câu
Tiễn, mà cuộc vật lộn của ông với nhà 吳
Ngô thù địch đã trở thành biểu tượng cho đức kiên ngoan và lòng quả cảm vô
bờ bến, khiến cho một con người có thể lẫy lừng trở lại vũ đài sau khi đã hoàn
toàn bị quật ngã. Vị 越王 Việt
vương này, như trẻ em Trung Quốc vẫn miên man khắc ghi vào tâm trí, chính là người đã “臥薪嘗膽 ngọa
tân thường đảm - nếm mật nằm gai” để nuốt trọn mối nhục hận của một đấng quân
vương bị bắt làm tôi tớ cho nhà 吳 Ngô, chờ
cơ hội phục thù. Tạm gác lại cái đại tự sự đầy sôi động và nuôi dưỡng không ít mối hoài nghi
về tính xác thực của sự kiện này – lịch
sử của 越 nước Việt vẫn còn tản mát và đắm chìm ở đâu đó đang
chờ được khai quật và chắp nối lại. Những huyền danh của nửa tá Việt vương còn
được truyền lại đến ngày nay trong nhiều danh mục vua chúa Trung Hoa, nhưng ở chừng
mực huyền sử quan tâm thì chỉ có một vị Việt vương duy nhất: một kẻ phục thù
kiên cuồng, đắng ngắt, mang tên 勾踐 Câu
Tiễn. Các quốc chủ của 吳nước
Ngô láng giềng cùng chung bối cảnh ngôn ngữ, văn hóa với 越 nước Việt đã
may mắn hơn với hậu thế; chỉ có một vài người trong số đó còn được tôn vinh vì
công nghiệp, cá tính, hoặc các thành tựu của họ. [1]
Ngoại
trừ một số ít chuyên gia, còn lại hầu hết thường dân Trung Quốc xưa cũng như nay đều
coi câu truyện 吳 Ngô - 越 Việt hệt như các tích truyện kể về
công nghiệp của 齊桓公 Tề
Hoàn Công hoặc các cuộc lang thang lưu lạc của công tử 重耳 Trùng Nhĩ nước Tấn. Không chỉ là một truyền thuyết Trung Hoa, mà nội
công xảo nghệ của nó – vô số các đối cảnh, phép tu từ của các tính cách, hấp lực
cốt tử của motif báo thù – đều làm cho nó trở thành tiêu biểu của bảng phong thần
huyền sử Trung Hoa. Thực ra thì các tính cách chủ yếu đều hành động theo đúng
cá tính của họ, từ một Hán quan cực trị và dị kỳ, vẫn vậy, dù ở một mức độ nhỏ
hơn, đều làm cho các tính cách Trung Hoa giai đoạn sớm hiển hiện rõ ràng hơn
các huyền thoại phương bắc và phương tây; và hơn nữa, không phải là các 吳王 Ngô vương là con cháu của 周
nhà Chu, trong khi các 越王 Việt
vương lại là dòng dõi 夏 nhà
Hạ?
Nhưng
ngay cả việc liếc nhìn vào tư liệu huyền thoại, thì một cái liếc mắt không đủ để diễn
giải tính độc đáo đã được chứng thực về phương diện khảo cổ học của các
văn hóa vật chất 吳 Ngô và 越 Việt, khi có được bằng chứng về thực
chất phi Hán của các cộng đồng dân cư thuộc hai nhà nước này. Các vua吳 Ngô và 越 Việt không có các 廟號 miếu
hiệu dành cho họ sau khi chết. Liệu có bất cứ nhà nước Hán nào trong các thời đại
tiên Tần có tình trạng đó hay không? Câu trả lời, ngoại trừ trường hợp tôi lầm
lẫn lớn, thì tuyệt đối là “không”. Những cái tên dùng cho các vua 吳 Ngô và 越 Việt sau khi chết đều không hề khác với tất cả những cái tên sử dụng
lúc sinh thời. Hơn nữa những cái tên ấy lại không có nghĩa trong chữ Hán, và vì
vậy mà hình như đó chỉ là phiên âm các từ trong tiếng 越 Việt cổ. Chắc chắn các âm tiết như gou, wu, fu,
zhu, yu, và các âm tiết khác nữa rất thường gặp trong những cái
tên này, là phản ánh truyền thống đặt tên bản địa mà giờ đây chúng ta chỉ có thể
phỏng đoán. Hơn nữa cũng không hề có dấu hiệu rõ ràng nào trong các tư liệu còn
lại về sự tồn tại của bất cứ việc đặt họ cùng tên gọi trong văn hóa Việt. Không
có tên thị tộc và cũng không có tên theo hệ thừa kế. Điều này chắc không làm
chúng ta ngạc nhiên; hàng thiên niên kỷ, thậm chí đối với những vùng lớn như Nhật
Bản, Triều Tiên, và Việt Nam phải mất cả thiên niên kỷ để có thói quen sử dụng
tên họ. Mãi cho đến cuối thế kỷ XIX, đa số những người dân thường ở Nhật Bản và
Triều Tiên vẫn không có tên họ. Khó mà xác định khi nào tên họ bắt đầu được sử
dụng phổ thông ở Việt Nam, nhưng tính chất phi bản địa của thực tiễn sử dụng tên
họ có thể thấy rõ trong thực tế, ngoại trừ một số tên họ có nguồn gốc từ các
tên thị tộc Chăm, còn tất cả tên các họ người Việt Nam đều là tên các họ có ở
Trung Quốc; điều đó cho thấy họ bắt đầu cuộc sống của mình ở Việt Nam với tư
cách là các một loại hàng nhập khẩu.
Địa danh và tên người đều không gọi theo tên Hán; cả Ngô và Việt về nguyên gốc đều là tên có hai âm tiết; Ngô là 鉤吳 Câu Ngô, còn Việt là 於越 Ư Việt. Các tên gọi này đều không phải là tên địa danh; chúng có một nghĩa nào đó trong tiếng Việt, như có thể thấy rõ trong một số đoạn nào đó (sẽ thảo luận ở phần dưới) trong 越絕書 Việt Tuyệt thư và 吳越春秋 Ngô Việt Xuân Thu, cả hai đều được biên soạn cùng thời, vào thế kỷ I SCN, khi ngôn ngữ Việt vẫn đang thông dụng tại vùng núi 會稽 Cối Kê [2]. Các nhà biên niên sử Trung Quốc đã nhanh chóng bỏ đi âm tiết đầu trong hai cái tên đó, vì các từ ấy không có nghĩa đối với họ, và vì thói quen của người Trung Quốc là sử dụng các từ đơn tiết để gọi các nước [3]. Tên gọi các vua Ngô và vua Việt trong thời gian đó là một nguyên nhân gây ra tình trạng lẫn lộn đối với người Trung Quốc, và điều đó có thể thấy trong nhiều bất nhất của các văn bản. Vì vậy bộ biên niên sử 春秋 Xuân Thu của呂氏春秋 Lã Thị Xuân Thu [壽木 Thọ Mộc, dòng dõi vua Ngô Thọ Mộng] đã có một ghi chú về cái chết của Ngô vương 壽夢 Thọ Mộng vào năm 561 TCN, nhưng lại viết tên ông là 乘 Thặng [cỗ xe] chứ không phải là 壽夢 Shòu Mèng - Thọ Mộng [4]. Điều đó có vẻ như là một dấu hiệu cho thấy 乘 Thặng là cái tên được sử dụng để tăng thêm sự thuận tiện cho quan hệ của nhà Ngô với các nhà nước ở trung tâm. Có thể đó là một cách dịch nghĩa tiếng Việt của các âm tiết “Shòu Mèng” [壽夢]. Cũng có thể đó là một dạng rút gọn của 壽夢 “Shou Mèng.” Trong bản của họ Lã thế kỷ VI thì hai âm tiết “Shòu Mèng” đọc lướt có thể tương tự với âm tiết “Shèng” cũng của chính phiên bản Lã thị đó. Trong ghi chú của ông về danh mục các vua Việt thì dường như trong 史記 Sử ký, 卷 quyển 41, bình luận gia 索隱 Tác Ẩn đã đề cập đến một số ví dụ các tên gọi chữ Hán sử dụng cho các vua Việt theo cách dịch nghĩa tên gốc tiếng Việt; trường hợp 勾踐 Câu Tiễn chẳng hạn, lại có thể quy về chữ Hán là 菼執 “Tǎn Zhí” – người cầm bông lau**.
Địa danh và tên người đều không gọi theo tên Hán; cả Ngô và Việt về nguyên gốc đều là tên có hai âm tiết; Ngô là 鉤吳 Câu Ngô, còn Việt là 於越 Ư Việt. Các tên gọi này đều không phải là tên địa danh; chúng có một nghĩa nào đó trong tiếng Việt, như có thể thấy rõ trong một số đoạn nào đó (sẽ thảo luận ở phần dưới) trong 越絕書 Việt Tuyệt thư và 吳越春秋 Ngô Việt Xuân Thu, cả hai đều được biên soạn cùng thời, vào thế kỷ I SCN, khi ngôn ngữ Việt vẫn đang thông dụng tại vùng núi 會稽 Cối Kê [2]. Các nhà biên niên sử Trung Quốc đã nhanh chóng bỏ đi âm tiết đầu trong hai cái tên đó, vì các từ ấy không có nghĩa đối với họ, và vì thói quen của người Trung Quốc là sử dụng các từ đơn tiết để gọi các nước [3]. Tên gọi các vua Ngô và vua Việt trong thời gian đó là một nguyên nhân gây ra tình trạng lẫn lộn đối với người Trung Quốc, và điều đó có thể thấy trong nhiều bất nhất của các văn bản. Vì vậy bộ biên niên sử 春秋 Xuân Thu của呂氏春秋 Lã Thị Xuân Thu [壽木 Thọ Mộc, dòng dõi vua Ngô Thọ Mộng] đã có một ghi chú về cái chết của Ngô vương 壽夢 Thọ Mộng vào năm 561 TCN, nhưng lại viết tên ông là 乘 Thặng [cỗ xe] chứ không phải là 壽夢 Shòu Mèng - Thọ Mộng [4]. Điều đó có vẻ như là một dấu hiệu cho thấy 乘 Thặng là cái tên được sử dụng để tăng thêm sự thuận tiện cho quan hệ của nhà Ngô với các nhà nước ở trung tâm. Có thể đó là một cách dịch nghĩa tiếng Việt của các âm tiết “Shòu Mèng” [壽夢]. Cũng có thể đó là một dạng rút gọn của 壽夢 “Shou Mèng.” Trong bản của họ Lã thế kỷ VI thì hai âm tiết “Shòu Mèng” đọc lướt có thể tương tự với âm tiết “Shèng” cũng của chính phiên bản Lã thị đó. Trong ghi chú của ông về danh mục các vua Việt thì dường như trong 史記 Sử ký, 卷 quyển 41, bình luận gia 索隱 Tác Ẩn đã đề cập đến một số ví dụ các tên gọi chữ Hán sử dụng cho các vua Việt theo cách dịch nghĩa tên gốc tiếng Việt; trường hợp 勾踐 Câu Tiễn chẳng hạn, lại có thể quy về chữ Hán là 菼執 “Tǎn Zhí” – người cầm bông lau**.
Vậy
thì người Việt và người Hán sớm khác nhau như thế nào? Tổng hợp những gì được
viết trong các văn bản thời Chiến quốc và thời Hán, kết hợp với các dữ liệu khảo
cổ học, chúng ta có thể thấy rằng người Việt khác với các láng giếng Hán tộc của
họ về ngôn ngữ, âm nhạc, văn học dân gian, tôn giáo, đồ ăn, việc bố trí làng
xóm, việc đóng thuyền, khác về vũ khí, các sở thích về địa hình (các ngọn núi),
kiến trúc nhà ở (nhà sàn), kiểu tóc (ngắn), trang sức thân thể (săm mình), táng
thức (đưa tiễn người chết lâu hơn, và đi trong đám tang không nói về các ngôi mộ
trông lạ kỳ), mặc (chân đất, ống tay áo ngắn, ống quần ngắn), chữ viết (chữ cái
ngoằn ngoèo hình rắn bò) thực tiễn quân sự (trống trận bằng đồng âm vang, đột
kích bằng đường sông, chiến thuật đáng du kích), và tính khí (nóng nảy, táo tợn,
liều lĩnh) [5]. Ngôn ngữ của họ khác với các tộc người xung quanh đến mức người
楚 Sở không thể hiểu nổi.
Tình
huống ngôn ngữ tác động như thế nào đến các mối quan hệ giữa 越王 Việt vương, 吳王 Ngô vương và những người 楚 Sở tỵ
nạn được coi là các chiến lược gia? Liệu 夫差 Phù Sai có bị kích động về việc 伍子胥 Ngũ Tử
Tư đã vụng về tự thể hiện mình ở nước Việt? Liệu ông hoặc bất cứ một vị Ngô
vương hoặc Việt vương nào khác thông thạo ngôn ngữ Sở? Hoặc có phải các vị vua
này và các gián quan của họ đã sử dụng một dạng tiếng Hán nào đó như là một
ngôn ngữ chung? Câu Tiễn có biết một loại ngôn ngữ Hán nào đủ giống với loại
ngôn ngữ Hán mà 範黎 Phạm Lãi (một nguồn sử liệu nói ông vốn cũng là người Sở bình dân) cũng
biết để có thể sử dụng trong mọi trường hợp? Loại tình huống ngôn ngữ bất kỳ là
rất thịnh hành trong các triều đình Ngô và Việt, nó chẳng có vẻ gì là đã thoát
khỏi được mọi trở ngại khi người ta có thể đọc những câu truyện về các nước này
trong 左傳 Tả
truyện. Trên hết, nhiệm vụ cơ bản của Tả truyện là kể lại các câu truyện.
Di
tích Vật chất
Về
phương diện khảo cổ học thì nước Việt nằm
ở trung tâm của nền văn hóa gò mộ với rất nhiều di tích ở đông nam Trung Quốc.
Các gò mộ này được tạo ra trong cả một giai đoạn từ 2000 năm đến 300 năm TCN.
Vì vậy chúng ta có thể thấy rằng nền văn hóa này bắt đầu hàng thiên niên kỷ trước
khi xảy ra cuộc chiến giữa hai nước Ngô và Việt. Hơn nữa các gò mộ này trải khắp
cả khu vực còn rộng hơn khu vực cư trú của người dân hai nước đó. Trước hết các
gò mộ này xuất hiện xung quanh vùng 天台山 Thiên Thai Sơn tại tỉnh Chiết
Giang, sau đó lan dần về phía bắc. Hơn 20.000 gò mộ như vậy đã được xác định tại
vùng đông nam Trung Quốc, và hơn 1000 gò mộ đã được khai quật tính đến bây giờ [6].
Dưới
đáy mỗi gò mộ thường là một hầm mộ xây bằng đá, mà mỗi phòng thường được bảo vệ
bằng một hàng rào gỗ có đỉnh nhọn, được rào nghiêng ra. Hầu hết các hàng rào gỗ
này đều đã mục nát, nhưng các hố cọc rào thì vẫn còn thấy rõ. Các hàng rào gỗ
này được làm bằng các cột gỗ chôn nghiêng là đặc thù của các di chỉ mộ táng
mang phong cách Việt; loại di chỉ này không thấy ở Trung nguyên hoặc bất cứ nơi
nào khác tại Trung Quốc. Các phòng hầm mộ bằng đá gồm có ba loại: loại có hình
chữ nhật hoàn hảo, loại hình chữ nhật có lối vào hẹp ở một đầu, và loại “hình
con dao”; tức là hình chữ nhật có lối vào hẹp, lệch tâm, một bức tường liền, chứ
không phải bị khía hình răng cưa.
Nhiều
gò mộ chỉ có mộ đơn, nhưng nhiều gò mộ lại có cả một phức hợp mộ, đôi khi có đến
40 mộ hoặc hơn một chút. Tất cả các di chỉ mộ táng đều có các đồ minh khí, gồm
có đồ gốm, đồ bán sứ, thường trang trí hoa văn hình học; nhưng chỉ có ít mộ có
đồ đồng. Các di chỉ có đồ minh khí bằng đồng thường được cho là của giới tinh
hoa: các vị vua chúa, giới quan chức cao cấp và các thành viên trong gia đình họ.
Các gò mộ có nhiều mộ táng thì tất cả đều có một mộ chính đặt ở trung tâm; các
di chỉ mộ táng khác tất cả đều hướng về trung tâm ấy. Đất màu nâu đỏ để đào huyệt
mộ thì có acid và ăm mòn các bộ xương, vì vậy không thể tìm được các bộ xương
trong huyệt mộ; thỉnh thoảng chỉ còn lại vài chiếc răng mà thôi.
Một
vài công nghệ và motif thiết kế là đặc hữu của vùng đông nam; chẳng hạn một di
chỉ có một cây quyền trượng bằng ngọc của một vị vua; dưới đáy mộ có chạm hình
người đang quỳ gối đỡ lấy mọi vật được chạm khắc ở bên trên. Thân thể hình người
quỳ hoàn toàn được phủ đầy hình săm.
Một
vài gò mộ ấn tượng nhất phủ lên các hầm mộ được đục chạm vào đỉnh núi đá. Một
gò mộ như vậy mới được phát hiện tại đỉnh núi Châu Sơn ở vùng 太湖 Thái
Hồ. Đó là một gò mộ cao 8.3m kể từ đỉnh xuống đến đáy, có chiều dài 20m, rộng
8m. Gò mộ này đã bị đào trộm vào khoảng thế kỷ V SCN. Bảo tàng 蘇州 Tô Châu khẳng định rằng một vị 吳王 Ngô vương đã được chôn ở đó, nhưng
một số nhà khảo cổ học lại tin rằng kích thước của nó không đủ lớn để có thể được
xác định là gò mộ của một vị vua.
Gò
mộ Việt ấn tượng nhất đã được phát hiện được tạc vào núi đá ở đỉnh 隱山 Ẩn Sơn, phía đông nam 紹興 Thiệu
Hưng, và hướng chính đông của núi 會稽 Cối Kê. Di chỉ này được khai quật từ
năm 1996 đến1998. Khu di chỉ được bao quanh bởi một hào đất hình chữ L rộng hơn
20m, sâu 3m. Một nông hộ đã sử dụng đoạn hào này làm ao thả cá. Gò mộ rộng khoảng
1000 m2; nó trải dài 350 theo hướng đông-tây và 350 theo hướng bắc – nam, cao
28m. Huyệt mộ được đặt ở trung tâm, được tạc vào núi đá, có hình lồi, dài 54m,
rộng 14m.
Các
phương pháp khử trùng khác thường đã được sử dụng để bảo vệ thi hài khỏi bị
phân hủy; hầm mộ được bọc bằng một lớp sét trắng dày, một lớp than củi dày 1m,
và một lớp vỏ cây. Giống như các hầm mộ
khác, ở đây cũng có hàng rào cọc gỗ nghiêng ra ngoài được đặt trong với chiều
cao 5m và cọc đều có đầu nhọn dài. Có điều lạ là hầu hết các cọc này vẫn còn đến
bây giờ; loại cấu trúc này về cơ bản vẫn còn nguyên vẹn. Không gian bên trong
được chia thành ba vòng với một chiếc quan tài được đặt ở một đầu phòng giữa. Tổng
thể trông có vẻ lạ kỳ, giống như một di chỉ mộ táng có trần gỗ bên trên, thuộc
thời đại đá mới đôi khi vẫn được phát hiện ở Siberia vậy.
Quan
tài được phủ bằng sơn mài màu đen. Mặc dù di chỉ đã bị đào bới trộm vào cuối thời
Chiến quốc, nhưng trong mộ vẫn tìm được hơn 40 hiện vật, gồm có chày gỗ, chuông
đồng, một đầu mũi tên ngọc, một đầu rồng ngọc, và nhiều công cụ mà bọn đào trộm
mộ đã sử dụng thời Chiến quốc. Ngoại trừ một gò mộ gần 寶雞市 Bảo Kê thị, thuộc
tỉnh Thiểm Tây được xác định là 晉襄公墓 mộ Tấn Tương Công thuộc thời Xuân Thu, ngoài ra
không còn một gò mộ tiên Tần nào thích hợp với kích cỡ của loại hình này.
Dựa vào một số đoạn trong 越絕書 Việt Tuyệt
thư, các nhà khảo cổ học có khuynh hướng tin rằng di chỉ này là mộ của 允常 Doãn
Thường, cha đẻ 勾踐 Câu
Tiễn. Sự trị vì của Doãn Thường có lẽ kết thúc vào năm 497, và cũng chính năm
đó 勾踐 Câu Tiễn lên ngôi. Một đoạn trong 吳越春秋 Ngô Việt Xuân Thu nói rằng triều đại
của Doãn Thường tồn tại cùng thời với triều đại của 壽夢 Thọ
Mộng, 諸樊 Chư
Phàn, 闔廬 Hạp
Lư ở nước Ngô. Năm chết của Thọ Mộng, ông vua đầu tiên trong số các vua Ngô,
như đã lưu ý ở trên, là năm 561 TCN; vì vậy việc đọc theo nghĩa đen về ghi chú
này sẽ cho biết Doãn Thường ở ngôi tối thiểu là 64 năm, thì không chắc; đồng thời
cũng không có lý do gì để cắt bỏ khả năng là ông đã trị vì nước Việt trong một
thời gian dài đến bất thường, có lẽ đến vài thập kỷ; nếu như vậy, có lẽ ông đã
có cơ hội lớn để xây một gò mộ khổng lồ.
Có một giai thoại trong 吳越春秋 Ngô Việt Xuân Thu, 卷 quyển 10 có lẽ là một
phản ánh hoang đường về mức độ hùng vĩ của gò mộ và sức mạnh bí ẩn tồn tại cùng
với nó. Sau khi phá hủy nhà Ngô và có được thêm các chiến thắng với phương bắc,
Câu Tiễn đã chuyển kinh đô Việt về 琅玡 Lang
Nha, gần biên giới 齊 Tề
- 魯
Lỗ.
Việt vương sai người đến Mộc Khách Sơn để chuyển mộ Doãn Thường.
Khi đào ba lỗ xuống mộ, từ trong mộ đột nhiên nổi gió, cuốn đá cát ném vào bọn
đào mộ, khiến cho không ai có thể vào được. Câu Tiễn nói: “Tiên quân ta có lẽ
không muốn dời đi?” Rồi thuận lòng ra về. [7]***
__________________________________
Nguồn: Eric Henry 2007. The Submerged History of Yuè,
Victor H. Mair, Editor Sino-Platonic Papers, Department of East Asian
Languages and Civilizations, University of Pennsylvania, Philadelphia, PA
19104-6305 USA, Number 176
May, 2007.
Tác
giả: (Chưa có thông tin)
Ghi
chú của người dịch:
** 菼執 “Tǎn Zhí” – Tôi không biết dựa vào đâu mà tác giả Eric Henry lại dịch hai chữ này ra tiếng Anh là reed-holder - người cầm bông lau? Nghe cứ như là tổ tiên của Đinh Bộ Lĩnh vậy!.
** 菼執 “Tǎn Zhí” – Tôi không biết dựa vào đâu mà tác giả Eric Henry lại dịch hai chữ này ra tiếng Anh là reed-holder - người cầm bông lau? Nghe cứ như là tổ tiên của Đinh Bộ Lĩnh vậy!.
*** 越王使人如木客山取元常之喪,欲徙葬琅邪。三穿元常之墓,墓中生熛風,飛砂石以射人,人莫能入。勾踐曰:「吾前君其不徙乎?」遂置而去。
Thay vì dùng 允常 Doãn Thường như trong văn bản gốc của Sử ký và Việt tuyệt thư thì ở đây, phụ vương của Câu Tiễn lại được gọi là 元常 Nguyên Thường, có thể nguyên do là sự tương đồng về ngữ âm.
Thay vì dùng 允常 Doãn Thường như trong văn bản gốc của Sử ký và Việt tuyệt thư thì ở đây, phụ vương của Câu Tiễn lại được gọi là 元常 Nguyên Thường, có thể nguyên do là sự tương đồng về ngữ âm.
Chú
thích
This
article had its inception as a presentation at the meeting of Warring States
Project in conjunction with the Association for Asian Studies (AAS) in Boston
on March 24, 2007. I am grateful
to Dr. Bruce Brooks, the director of WSP, for providing both the venue for this
presentation and the initial stimulus for engaging in this research.
1.
There is, for example, the tale of the grand tour of the courts of the northern
and central states made in 544 BCE by Prince Jìzhá 季札 (the youngest son of King Shòu Mèng
of Wú) in which he shows a grasp of music and ritual greatly surpassing that of
his civilized hosts; see Zuŏzhuàn, Xiāng-gōng 29, Item
13. This appears to be one of the earlier examples of the topos of wisdom appearing
in unlikely places.
2.
This placename is often pronounced “Kuàijī”;
dictionaries, however, appear to prefer “Guìjī.”
3.
There are curious anomalies in the way Yuè is referred to in early texts. The Bamboo
Annals uses the two-syllable form in almost every instance. The “Suǒyǐn”
commentator in Shǐjì 41 uses the single-syllable form, but represents the word, not
with the usual yuè 越,
but with the yuè 粵 now
generally associated with the culture and language of Guǎngzhōu.
4.
Chūnqiū,
Xiāng-gōng 12, Entry
4.
5.
With regard to issues concerning the distinctive script of ancient Yuè, see
Michele Thompson, “Scripts, Signs, and Swords: The Việt Peoples and
the Origins of Nôm,” Sino-Platonic Papers, 101 (March, 2000).
6.
For all details in this paragraph and the ones that follow concerning China’s
southeastern burialmound culture, I am indebted to a presentation on the
subject given at the University of North Carolina on March 2, 2007 by professor
Yáng Nán of the history department of the Central University for Nationalities
in Beijing.
7.
Zhào Yè, Wú Yuè Chūnqiū,
with translation and annotation by Zhāng
Jué (Taibei: Táiwān
Gǔjí
Chūbăn shè, 1996),
juàn 10 (“Gōu
Jiàn Fā Wú
Wàizhuàn”), p.486-87.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét