Christian Daniels
Người dịch: Hà Hữu Nga
Tóm tắt
Bài
viết này xem xét ảnh hưởng của nhà Nguyên-Mông đối với sự xuất hiện của các
chính thể Nguyên(Proto)-Tai/Tai sau năm 1260 ở vùng thượng nguồn Ayeyarwaddy
(Irrawaddy) và sông Mekong dựa vào Nguyên
sử, một bia mộ năm 1461 được phát hiện gần đây, và các nguồn khác của Trung
Quốc và Tai. Tôi đưa ra năm lập luận. Thứ nhất, với tư cách là quốc gia kế thừa,
nhà Nguyên-Mông đã giành được quyền sở hữu các lãnh thổ của vương quốc Đại Lý
trước đây ở Vân Nam và phía bắc lục địa Đông Nam Á bằng cách khôi phục quyền lực
chính trị cho hoàng tộc họ Đoàn đã bị phế truất. Thứ hai là sự phục hồi của họ
Đoàn đã hỗ trợ quân Nguyên-Mông tiến vào phía bắc Đông Nam Á lục địa dọc theo
các tuyến giao thông dẫn từ phía tây Vân Nam đến vùng thượng lưu sông
Ayeyarwaddy và sông Mê Kông được thành lập trong thời kỳ Vương quốc Đại Lý. Thứ
ba là Mäng2 Maaw2 (Moeng Mao, chữ Hán 麓川 Lộc Xuyên), một
liên minh chính trị lớn của Tai ở phía tây lục địa, đã nổi lên trong khoảng
1335-1350 SCN trong bối cảnh quân Nguyên-Mông trục xuất quyền lực Mian ra khỏi
Thượng Ayeyarwaddy trong những năm 1280, và sau khi đạo quân chiếm đóng Nguyên-Mông
rút đi vào năm 1303.Thứ tư là trường hợp của một người Hán được bổ nhiệm làm 宣慰 Tuyên úy ở 蘭納 Lan Nạp vào
khoảng năm 1341 chứng thực rằng gia đình họ Đoàn đã hỗ trợ chính quyền Nguyên-Mông
cai quản phía bắc Đông Nam Á lục địa bằng cách cung cấp nhân sự cấp thấp hơn làm yamen [衙門
nha môn] của những người cai trị Tai được bổ nhiệm làm quan chức bản
địa. Thứ năm là, đánh giá từ dữ liệu lịch sử, các yamen như vậy có ảnh hưởng hạn chế với tư cách là chất xúc tác cho
việc xây dựng chính thể Tai. Năm lập luận này được gắn bó với nhau. Kết hợp lại,
chúng chứng minh rằng bằng chứng hiện có không chứng minh cho tuyên bố của
Victor Lieberman rằng nhà Nguyên-Mông “khuyến khích thành lập các quốc gia khách
hàng Tai” ở thượng nguồn sông Mê Kông bằng cách cung cấp cho họ “các mô hình
hành chính và quân sự mới” thông qua vị thế của họ với tư cách là các quan chức
bản địa. Kết luận của tôi là các khái niệm về “sự bảo trợ” và “các quốc gia
khách hàng” là sai lầm vì chúng hạ thấp tính trung tâm của nguyên(proto)-Tai/Tai
với tư cách là các tác nhân định hướng con đường riêng của họ để xây dựng chính
thể; tác tố nguyên-Tai/Tai được minh xác bằng việc họ giành được với đầy tham vọng
các kỹ năng, công nghệ và hệ thống chữ viết mới.
Cuộc
chinh phạt 大理國 Đại Lý quốc (937–1253) của Qubilai Qan vào năm
1253/54 theo lệnh của anh trai ông là Möngke đã đánh dấu cuộc chạm trán đầu
tiên giữa các chính thể Mon-Khmer và nguyên-Tai/Tai trong quỹ đạo của Vân Nam với
sự cai trị trực tiếp của quyền lực triều đại Trung Quốc, và gây ra những thay đổi
quan trọng trong 127 năm cai trị của [tr.202] Nguyên-Mông.1 Nguyên-Mông
đã phát động các chiến dịch tấn công vào Đông Nam Á lục địa ngay sau cuộc chinh
phục, thậm chí cả trước khi họ giành được quyền kiểm soát hoàn toàn đối với các
vùng lõi của vương quốc Đại Lý đã sụp đổ trên cao nguyên Vân-Quý. Ban đầu được
thiết kế để thiết lập một đầu cầu tấn công Nam Tống, cuối cùng cuộc chinh phạt đã
biến lãnh thổ của vương quốc này thành một tỉnh của Trung Quốc, và đặt nền móng
cho sự cai trị của các triều đại nhà Minh và nhà Thanh.2 Sự thất bại
của các chiến dịch chống lại nhà Trần 陳朝
( 1225–1400) của Đại Việt và người Miến 緬 của Pagan, đã khiến
cho các nhà sử học đi đến kết luận rằng các cuộc xâm nhập của Nguyên - Mông chỉ
gây ảnh hưởng hạn chế đến quá trình lịch sử bản địa ở Đông Nam Á. Trong bài viết
này, tôi cho rằng công cuộc cai trị Vân Nam của họ đã có ảnh hưởng đến các
chính thể nằm ở rìa phía nam của thế giới Nguyên-Mông thuộc miền bắc Đông Nam Á
ngày nay.
Bằng
chứng thực nghiệm đến từ một bia mộ được phát hiện gần đây vào năm 1461, lần đầu
tiên tiết lộ chi tiết về sự quản lý của nhà Nguyên-Mông đối với các chính thể
trước đây trực thuộc Vương quốc Đại Lý thông qua thể chế Thổ quan (土官).3
Tấm bia này ghi lại việc bổ nhiệm một người Trung Quốc, tên là Khang Mân 康旻,
làm 宣慰 Tuyên
úy thuộc 八百宣慰司
Bát bách Tuyên úy Ty vào khoảng năm 1341. Cư trú tại 趙州
Triệu Châu (ngày nay là 鳳儀鎮 Phụng Nghi trấn,
gần Đại Lý, tránh được muỗi mang mầm bệnh sốt rét ở độ cao hơn 1.900 mét, ông mạo
hiểm xuống vùng đất có khí hậu khắc nghiệt của miền bắc Thái Lan trong khoảng bốn
tháng mỗi năm . Theo các truyền thuyết về bệnh sốt rét ở Trung Quốc, việc tiếp
xúc với sương mù, chướng khí hoặc dịch hại sẽ gây ra cái chết, vì vậy nhiệm vụ
của ông diễn ra theo mùa, “đến nhiệm sở vào mùa đông và trở về [trước] mùa hè”.4 八百
Bát Bách là cách gọi của người Trung Quốc dành cho chính thể Tai Lan Nạp 蘭納 (còn được gọi là 八百媳婦 Bát Bách Tức phụ,
do vua Mangrai (r. 1259–1311)5 thành lập ở miền bắc Thái Lan. Việc một
người không phải là người bản địa như Kang Min, đến từ Thiểm Tây 陝西 [tr.203] ở phía bắc
Trung Quốc xa xôi, làm quan bản xứ là điều hết sức bất thường.6
Nguyên sử ghi
lại Phayu (Han Bu 韓部 [Hàn Bộ] r.
1337/ 38–1355), người cai trị đương nhiệm của Lan Nạp, với tư cách là quan bản
xứ của Bát bách Tuyên úy Ty trong một mục ngày 1 tháng 2 năm 1346 (至正 Chí Chính 6/12/ jiawu). Những năm từ 1341 đến
1346 gần tương ứng với thời kỳ Khang Mân được bổ nhiệm, nhưng không có nguồn
tài liệu nào của Trung Quốc hoặc Tai đề cập đến Khang Mân.7 Việc tuyển
dụng các quan chức không phải người bản địa tham gia vào việc cai quản các
chính thể Môn-Khmer và nguyên-Tai/Tai cho thấy sự hiện diện của nhà Nguyên-Mông
ở phía bắc Đông Nam Á lục địa lâu dài hơn so với gợi ý của các tường thuật
thông thường về các cuộc đánh phá quân sự không đáng kể và ngắn ngủi. Việc được
bổ nhiệm những người như Khang Mân làm quan chức ở khu vực thượng lưu sông
Mekong đặt ra vấn đề liệu nhà Nguyên-Mông có thực sự thúc đẩy sự gia nhập đột
ngột của các chính thể Tai vào giai đoạn lịch sử đó hay không.
Vào đầu những năm 1300, người Tai thống
trị thượng và trung lưu sông Mekong, Vương quốc Haripunjaya có trung tâm là
Lamphun, và hầu hết đồng bằng Chaophraya, nơi họ hòa nhập với người Mons và người
Khmers. Họ bắt đầu tấn công nhà nước đặc quyền của Angkor gần như cùng lúc với
việc họ bắt đầu đánh phá các chính thể của Miến. Ngay từ năm 1297, các lực lượng
do người Tai lãnh đạo đã phá hủy các ngôi làng trên vùng đồng bằng Campuchia,
và các cuộc xâm nhập chống lại Angkor đã leo thang sau khi thành lập Ayutthaya
vào năm 1351.8 Victor Lieberman và những người khác xác định các kỹ
năng võ thuật (“các tay sai, chư hầu cấp thấp”), kỹ thuật nông nghiệp ưu việt
(phổ biến các giống lúa mới năng suất cao và kỹ năng quản lý nước) và biến đổi
khí hậu là những yếu tố tạo ra sự bành trướng của các chính thể Tai và sự suy
tàn của quyền lực hoàng gia Môn và Khmer ở Thượng và Trung lưu sông Mekong.9
Ngược lại, tác động của các chính thể Tai (Shan) ở vùng thượng lưu sông
Ayeyarwaddy đối với các chính thể Miến không lâu dài, một tình huống không giống
như ảnh hưởng của các chính thể Tai đối với các chính thể Môn và Khmer ở khu vực
sông Mekong. Thứ nhất, các cuộc đột kích của người Tai không kết thúc bằng quá
trình định cư có hệ thống vì những người Tai di cư đã hòa nhập với văn hóa Miến
Điện, thường trở thành “‘người Miến’ sau một hoặc hai thế hệ”.10 Thứ
hai, sự mất đoàn kết chính trị giữa các nhà lãnh đạo Tai đã ngăn cản họ tiến
hành các chiến dịch thống nhất chống lại chính thể Ava.11 Thứ ba ,
giới tinh hoa Tai mô phỏng văn hóa Phật giáo Miến Điện, vì vậy họ “không bao giờ
đe dọa nghiêm trọng uy thế văn hóa Miến Điện”.12
Mặc dù áp lực của Thái đối với Angkor
và Pagan chỉ bắt đầu sau cuộc chinh phục [tr.204] Vân Nam, học giả trong quá khứ
đã đánh giá thấp vai trò của nhà Nguyên-Mông. Bài viết này đặt mục tiêu đánh
giá mức độ ảnh hưởng của nhà Nguyên- Mông đối với sự xuất hiện của các chính thể
nguyên-Tai/Tai ở vùng Thượng Ayeyarwaddy, đặc biệt là ảnh hưởng đối với sự hình
thành chính thể Tai rộng lớn của Mäng2 Maaw2 (tiếng Tày:
Moeng Mao, tiếng Trung : Luchuan 麓川 [Lộc Xuyên].13 Tôi sử dụng
trường hợp của Khang Mân và các con trai của ông để làm sáng tỏ cách thức nhà Nguyên-
Mông quản lý các chính thể Môn-Khmer và Tai. Vào đêm trước cuộc chinh phục của
Qubilai Qan, biên giới của Vương quốc Đại Lý đã vươn đến “thành Koncan /
Kaungzin [tiếng Hán 江頭城 [Giang Đầu Thành] nghĩa đen là “thành phố ở đầu sông” gần Bhamo]
trên vùng đất của người Miến ở phía tây nam, và “sông 鹿滄江 Lộc Thương ở 臨安路 Lâm An lộ, phía đông nam (YS,
61.1457). Khu vực do vương quốc Đại Lý kiểm soát trải dài theo hình vòng cung từ
Thượng Ayeyarwaddy, qua khu vực thượng nguồn sông Mekong đến sông Đà (黑河 Hắc Hà - sông Đen) ở Lai Châu 萊州, tây bắc Việt Nam.
Giáp với khu vực văn hóa Tây Tạng ở
phía tây bắc, và giáp nhà Tống Trung Quốc ở phía đông bắc, phạm vi lãnh thổ của
vương quốc bao gồm các phần phía bắc Đông Nam Á lục địa ngày nay và tỉnh Tứ
Xuyên. Để đánh giá ảnh hưởng của nhà Nguyên- Mông đối với sự hình thành các
chính thể nguyên-Tai/Tai, trước tiên chúng ta cần xác minh bằng thực nghiệm quá
trình mà họ đưa ra yêu sách đối với các lãnh thổ của Vương quốc Đại Lý. Tôi cho
rằng quân Nguyên- Mông đã sử dụng quyền lực chính trị của hoàng tộc Đoàn thị (段氏) bị phế truất, và từ từ di chuyển về
phía nam theo từng giai đoạn để thiết lập quyền kiểm soát đối với vùng thượng
lưu Ayeyarwaddy và thượng nguồn sông Mekong. Có vẻ như tra tấn, nhưng tôi vẫn
phải cung cấp chi tiết đáng kể về mối quan hệ giữa gia đình họ Đoàn và quân Nguyên-
Mông tiến về phía nam vì mối liên hệ quan trọng này chưa từng được chứng minh
trước đây, và vì họ Đoàn đã tạo điều kiện cho quân Nguyên- Mông tiếp cận được khu
vực này. Cơ hội để Khang Mân và các con trai của ông phục vụ với tư cách là các
quan chức Nguyên-Mông bắt nguồn từ mối quan hệ thân thiết của họ với gia đình Đoàn
thị. Tấm bia có ý nghĩa chính bởi nó ghi lại trường hợp nhà họ Đoàn cung cấp nha
lại cho các đơn vị hành chính nhân sự ở các chính thể Môn-Khmer và Tai. Họ Đoàn
rõ ràng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho sự cai trị của Nguyên-
Mông đối với các chính thể này. Bằng cách tập trung vào vai trò của gia đình
này, chúng ta có thể tiếp cận ảnh hưởng của nhà Nguyên- Mông đối với việc hình
thành các chính thể Tai từ một góc nhìn mới mẻ, một góc nhìn giúp nâng cao hiểu
biết tổng thể của chúng ta về các chính thể ở rìa cực nam của thế giới Nguyên- Mông.
Văn bản tấm
bia 1461
Phiên bản đã xuất bản của tấm bia, sau
đây gọi là Bản khắc, xuất hiện trong bộ sưu tập 104 tấm bia từ thị trấn Fengyi,
nhiều tấm bia trong số đó chưa từng được công bố trước đây. Ông 馬存兆 Mã Tồn Triệu, một học giả độc lập người Phụng Nghi trấn, đã thu
thập và sao chép tấm bia cùng với Giáo sư 馬健雄 Mã Kiện Hùng, Đại học Khoa học và
Công nghệ Hồng Kông (HKUST) và các nhà nghiên cứu tại Đại học Đại Lý. Nhân viên
tại HKUST, 華南研究中心 Trung tâm Nghiên cứu Nam Trung Quốc [tr.205] cả ở 南沙 Nam Sa, Quảng
Châu và Thanh Thủy Loan, Hồng Kông, đã nhập liệu và chỉnh sửa các văn bản.
Trung tâm Nghiên cứu Nam Trung Quốc đã công bố văn bản tấm bia trong một cuốn
sách có tựa đề 大理鳳儀古碑文集 Đại Lý Phụng Nghi Cổ bi Văn tập [DFGJ) vào năm 2013.
Hậu duệ của Khang Mân đã khai quật được
Minh văn (khắc trên đá cẩm thạch khai thác tại địa phương), từ khoảng ruộng khô
của họ trên núi 蛇山 Xà Sơn, 芝華村 Chi Hoa thôn, thị trấn 鳳儀 Phụng Nghi. Phiên bản xuất bản năm 2013 dựa trên bản sao chép của
Mã Tồn Triệu, người thôn này, vào khoảng năm 2004, về thời điểm phát hiện.
Trong các lần đến thăm địa điểm này lần lượt vào năm 2015 và 2016, tôi đối chiếu
phiên bản đã xuất bản với tấm bia hiện còn (xem Hình 1) và quan sát thấy một số
khác biệt, phát sinh do: (1) sai lầm trong lần đầu phiên dịch vào năm 2004; (2)
lỗi phát sinh trong quá trình nhập liệu/rà soát; và (3) khắc lại một vài ký tự
hạn chế trên tấm bia trước khi dựng lại tại nơi phát hiện, vào khoảng năm 2011.
Mặc dù những khác biệt này không ảnh hưởng đến bằng chứng thực tế được ghi lại,
tôi đã chuẩn bị một phiên bản văn bản sửa đổi, sao chép trong bài viết này, bằng
cách so sánh bản gốc phiên dịch năm 2004 (hiện thuộc sở hữu của người đồng nghiệp,
Giáo sư Mã Kiện Hùng), bản đã xuất bản và tấm bia hiện tồn tại địa điểm.
Hình 1. Văn khắc chữ Hán, niên đại, 1461, dựng
tại thôn Chi Hoa 芝華村, Phụng Nghi 鳳儀, Đại Lý, Vân Nam. Hình 2.
Năm chủng tử tự bīja (có nghĩa là hạt
giống) trên đỉnh mặt trước bia mộ. Mỗi chủng tử tự bīja là một phương tiện để
hành giả tiếp nhận được nguồn năng lượng và thực chứng những điều huyền diệu của
thế giới tâm linh, và từ phải
sang trái lần lượt là: आ aḥ, ह्री hrīḥ, ॐ āṃḥ, tāṃ ताँ và हूँ, hūṃ. Cảm ơn Tiến
sĩ Bill Mak vì đã giải mã các chủng tử này.
Mặt trước
của Văn bia ghi lại cuộc đời của Khang Hảo Khiêm (康好謙) và tổ tiên của ông kể từ thời Khang Mẫn, bằng chữ Hán. Đỉnh bia
có hình cây nấm với năm bīja chủng tử
tự bao quanh tiêu đề chữ Hán 教諭康公墓誌 [giáo dụ Khang Công mộ chí - Mộ chí Chánh Học quan
Khang công] phía trên dòng
chữ tiếng Hán (xem Hình 2). Mặt sau được khắc [tr.206] Tổng trì Đại thừa tiếng
Phạn उष्णीष विजय धारणी Uṣṇīṣavijayadhāraṇī [chữ Hán: 佛頂尊勝陀羅尼 Phật Đỉnh Tôn Thắng Đà La Ni], thường gắn với các nghi thức an
táng của Phật giáo được thực hành rộng rãi trên khắp châu Á theo đạo Phật kể từ
thế kỷ thứ 8 (xem Hình 3). Tổng trì này, được viết bằng chữ Phạn Nāgarī (mười tám dòng), được dành cho Khang
Hảo Khiêm, và liệt kê tên của các thành viên trong gia đình bằng chữ Hán ở phía
dưới.14 Con cháu Khang Mân đã trát xi măng lên đỉnh bia hình nấm và
các cạnh trái và phải ở mặt sau, dẫn đến làm mất một hàng chữ Phạn ở trên cùng
và một số chữ cái ở cả hai mép. Tổng trì Uṣṇīṣavijayadhāraṇī Phật đỉnh Tôn thắng
Đà La Ni là một văn bản tôn giáo không ghi ngày tháng, và không phải là bản dịch
của văn bản tiếng Trung ở mặt trước.15 धारणी Dhāraṇī,
hay मन्त्र Mantra Chân ngôn, chỉ có hiệu quả nếu
được viết bằng tiếng Phạn, bởi vì không thể dịch thuật, và quả thực, có lẽ vì
lý do này mà không có phiên bản Dhāraṇī nào bằng chữ Hán được phát hiện ở Vân
Nam. Những chân ngôn Mật tông được viết bằng chữ Siddhamātṛkā (hoặc Siddham Tất
đàm) ở mặt trong của nắp bình tro cốt có niên đại từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 14 đã
được khai quật tại 來鳳山 Lai Phượng Sơn ở thị trấn 騰衝 Đằng Xung, sâu trong lãnh thổ Mon-Khmer và proto-Tai/Tai.16
Mười hai ký tự Trung Quốc nằm trong dòng mười ba của văn bản tiếng Phạn ở mặt
sau [tr.207] của Bản khắc, 追為顯考康公諱賜好謙神主 truy
vi hiển khảo Khang Công húy tứ Hảo Khiêm thần chủ - Bài vị Tưởng niệm Hiển khảo
[cha] Khang công Hảo Khiêm húy Tứ, xác nhận là dành cho Khang Hảo Khiêm,
chứng thực rằng उष्णीष विजय धारणी Uṣṇīṣavijayadhāraṇī Tổng trì này phù
hợp với người chết được ghi trong văn bản chữ Hán ở mặt trước.
Với tư cách là những người được gia
đình họ Đoàn bảo trợ, không có gì ngạc nhiên khi Nguyên sử không ghi lại Khang
Mân và các con trai của ông ta. Các nguồn còn lại chỉ mô tả một cách sơ sài các
hoạt động của những người bảo trợ lừng lẫy của họ, nhà họ Đoàn, trong thời kỳ Nguyên-Mông,
chứ nói gì đến các gia đình di cư mới nổi như nhà họ Khang. Những tấm bia đơn lẻ
ghi lại các thông tin có giá trị về lịch sử địa phương là phổ biến trong các tư
liệu lịch sử thời kỳ trước nhà Minh của Vân Nam. Ví dụ, tấm bia nổi tiếng 爨龍顏碑 Thoán Long
Nhan bi là nguồn tài liệu duy nhất ghi lại
sự nghiệp chính trị của 爨龍顏 Thoán Long Nhan (386-446), một đại thần
địa phương được các triều đại 晉 Tấn và 劉宋 Lưu Tống bổ
nhiệm làm quản lý quận Kiến Ninh ở Ninh Châu 寧州建寧郡 (Nay là thành phố 曲靖市 Khúc Tĩnh ở
đông Vân
Nam). Không có lịch sử tiêu chuẩn nào ghi lại tên của ông và việc bổ nhiệm ông
vào các chức vụ được liệt kê trong tấm bia này (Kajiyama, 2017). Nhiều tấm bia
từ thời Nguyên đến thời Minh có trong 大理叢書金石篇 Đại Lý Tùng thư kim thạch thiên (DCJP
Tập hợp Văn khắc Đại Lý trên Đá và Đồng) đã ghi lại những dữ liệu độc nhất, tuy
nhiên các nhà sử học không truy vấn tính xác thực của chúng như những nguồn có
giá trị chỉ vì thiếu các xác chứng. Tương tự như vậy, không có lý do gì để nghi
ngờ tính xác thực của Văn bia Khang Hảo Khiêm.
Tôi đã thảo luận về Văn bia này trong
một bài viết được trình bày tại Hội nghị Chuyên đề Quốc tế lần Thứ sáu về Hệ thống
Thổ ty và Văn hóa Trung Quốc được tổ chức tại 永順 Vĩnh Thuận,
Hồ Nam. vào ngày 22 tháng 10 năm 2016, và không có học giả nào bày tỏ lo ngại về
giá trị của nó với tư cách là một nguồn lịch sử.17 Khuôn khổ của văn
bản giống với các bản khắc trên bia mộ khác của Đại Lý vào giữa thế kỷ 15, đặc
biệt là trong phần ghi chép về dòng dõi mẫu hệ và các liên minh hôn nhân của họ.
Ngoài ra, các địa danh trong Văn bia cũng có thể được xác minh bằng các nguồn
khác.
Hình 3. Văn bản Uṣṇiṣavijayadhāraṇī bằng
chữ Nāgarī ở mặt sau của Văn bia.
Theo cách giải mã của Tiến sĩ Bill Mak, văn bản bắt đầu bằng “… siṣṭāya buddhāya”, kết thúc bằng “nāma dhāraṇi samāpadam [sic] iti” cộng với
các chữ cái bīja bổ sung “oṃ aṃ svāhā”. Ông lưu ý rằng việc viết
các chữ cái bằng màu đen là rất hiếm, mặc dù việc tô màu bằng mực đỏ và đen được
tìm thấy trong một số mẫu vật của nhà Minh. Nội dung của văn bản này gần giống
với các Tổng trì Uṣṇīṣavijayadhāraṇī Phật Đỉnh Tôn Thắng Đà La Ni khác ở Vân
Nam, như Walter Liebenthal (1947a), (1947b), (1955), và gần đây hơn là Oskar
von Hinüber (1989) đã đọc. Tiến sĩ Mak chỉ ra rằng so sánh với các mẫu vật khác
từ Vân Nam cho thấy nội dung văn bản của Tổng trì Uṣṇiṣavijayadhāraṇī, ở mặt
sau của Minh văn, giống với văn bản thuộc loại cuối thời Minh do Liebenthal thông
báo (1955). Đặc điểm chính của loại chữ cuối thời Minh là bao gồm chữ bīja “bhrūṃ” trong văn bản, như được thấy trong
hàng đầu tiên của bức ảnh này, sau chữ “oṃ”.
Họ Đoàn phục
hồi
[Tr.208] Một sự kiện, cho đến nay vẫn
bị bỏ qua, nhưng cực kỳ quan trọng để hiểu được các chiến lược của nhà Nguyên-Mông
nhằm giành lấy các lãnh thổ trước đây của Vương quốc Đại Lý ở phía bắc Đông Nam
Á, là mối quan hệ của họ với hoàng tộc Duẩn từng bị phế truất. Möngke đã khôi
phục quyền lực tạm thời cho vị vua cuối cùng Đoàn Hưng Trí (段興智) vào năm 1255, và phục hồi tước hiệu vương giả bằng tiếng Phạn của
ông là 摩訶羅嵯 Maharajā Đại vương vào năm 1256.18 Tước
hiệu Đại vương bao hàm vai trò của Đoàn Hưng Trí như một चक्रवर्तिन् Cakravartin
– Chuyển luân vương, hay đấng
trị vì cả phần xác lẫn phần hồn của thần dân, với một tổ tiên đã thành Phật bởi
sức nặng của lịch sử; họ Đoàn là một gia đình hoàng gia tái sinh từ một vị Phật
Di Lặc giáng trần từ cõi trời तुषित Tuṣita Đâu suất.19 Việc nhà Nguyên-Mông
công nhận danh hiệu này đã giúp phục hồi quyền lực tôn giáo và thế tục của ông
(và có lẽ là của con cháu ông nữa), một nguồn lực chính trị tạo điều kiện thuận
lợi cho việc cai quản Vân Nam của họ. Để tiếp tục mục đích này, Möngke đã đầu
tư cho Đoàn Hưng Trí có thẩm quyền kiểm soát các dân tộc địa phương được mô tả
là 諸蠻 chư Man nhiều Man mọi, bọn白爨 Bạch Thoán và 等部 đẳng bộ các bộ lạc khác. Möngke cũng giao cho
em trai út của cha Hưng Trí, là 段福 Đoàn Phúc lãnh đạo quân đội bản địa. Đoàn Hưng Chí nhiệt tình hưởng
ứng yêu cầu của nhà Nguyên-Mông. Ông trao quyền lực cho em trai mình là Đoàn Thực
段實,còn được gọi là Đoàn Cử Nhật 段苴日, đương nhiệm 1261-1282, và bắt đầu
khôi phục các chính thể trước đây phụ thuộc vào vương quốc Đại Lý, với Đoàn Phúc
đứng đầu một đội quân rợ 僰 Bặc và 爨 Thoán gồm 20.000 đứa mạnh khỏe
[tr.209], làm tiên phong cho viên tướng chỉ huy Mông Cổ thiện chiến,
Uriyangqadai 兀良合台, Ngột Lương Hợp Thai (chết năm 1272).20
Mặc dù sự khôi phục của họ Đoàn đã giúp ổn định vùng Đại Lý, nhưng phải đến khoảng
năm 1274, quân Nguyên-Mông mới mới đánh bại được các thủ lĩnh địa phương ở khu
vực 善闡 Thiện Xiển (Côn Minh) (Herman 2007, 48-49).
Đây là những sự kiện của hoàng tộc Đoàn bị phế truất đã leo thang
lên chức quan bản địa cấp cao nhất ở phía tây Vân Nam. 野史 Dã sử gọi
họ là 段氏總管 Đoàn thị Tổng quản, một chức quan cha truyền con nối do tổng cộng
mười hai người họ Đoàn đứng đầu trong thời kỳ Nguyên-Mông. Hayashi Ken'ichirō 林謙一郎 [Lâm Khiêm Nhất Lang] chia lịch sử cai quản của dòng họ Đoàn
thành ba thời kỳ, và bằng thực nghiệm chứng minh rằng cụm từ Đoàn thị Tổng quản
thực sự bao gồm hai chức danh hành chính khác nhau, một dân sự và một quân sự.21
Giai đoạn sớm bao gồm hai mươi năm cai trị đầu tiên của Nguyên-Mông, từ 1253 đến
1273, trước khi thành lập tỉnh Vân Nam vào năm 1276. Bằng cách phục hồi quyền lực
tôn giáo và mang tính tạm thời với tư cách là Maharajā Đại vương, các Tổng quản
của Gia tộc Đoàn đã giữ lại được một số biện pháp kiểm soát đối với các lãnh thổ
hoặc phạm vi ảnh hưởng trước đây của họ. Điều này có lợi cho nhà Nguyên-Mông bằng
cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động 爨僰軍 “đạo quân Thoán Bặc” do họ Đoàn lãnh đạo để tiêu diệt sự kháng cự ở
Vân Nam, và hỗ trợ cho cuộc chinh phục nhà Nam Tống. Một số binh đội Thoán Bặc
thậm chí còn định cư ở 湖南 Hồ Nam, nơi con cháu của họ vẫn cư
trú ở đó cho đến tận ngày nay (Hayashi 2016, 378-379).
Thời kỳ thứ hai kéo dài từ năm 1274
cho đến c. 1330. Sau khi 雲南行省 Vân Nam hành tỉnh - tỉnh Vân Nam được thành lập, nhà
Nguyên Mông đã bãi bỏ quyền của gia tộc họ Đoàn thay mặt họ cai quản toàn bộ
Vân Nam, và hạn chế quyền cai quản của họ Đoàn ở phía tây Vân Nam, bao gồm các
khu vực người Môn-Khmer và người nguyên-Tai /Tai dọc theo tuyếntrên đường đến Thượng
Ayeyarwaddy. Hai chức vị cha truyền con nối khác nhau được ban cho vào thời điểm
ấy đã chứng thực cho sự sắp xếp lại này. Chức vị thứ nhất là 大理路總管 Đại lý Lộ
Tổng quản, được ban cho họ Đoàn vào năm 1274 (YS, 166. 3910); những người đương
nhiệm của chức vụ này còn được gọi là 大理路軍民總官 Đại Lý Lộ Quân dân Tổng quản. Chức vị thứ hai là 大理金齒等處宣慰使都元帥 Đại Lý Kim xỉ đẳng xứ Tuyên úy sử Đô Nguyên soái, và người nắm giữ
nó từng là một viên tướng chịu trách nhiệm về phía tây Vân Nam, bao gồm các
lãnh thổ Đại Lý, Kim Xỉ và các lãnh thổ nguyên-Tai/ Tai.22
Những người họ Đoàn đứng đầu cả hai chức
vị cha truyền con nối, từ anh trai sang em trai hoặc từ chú sang cháu trai.
Hayashi cho rằng cấu trúc kép này tạo thành xương sống của quyền lực chính trị
được phục hồi của Đoàn, và ông dẫn ra ba cặp bổ nhiệm (1) Đoàn Hưng Trí và Đoàn
Phúc; (2) 段忠 Đoàn Trung (đương nhiệm 1283) [tr.210] và 段慶 Đoàn Khánh
(đương nhiệm 1284-1306); và (3) Đoàn Khánh và 段正 Đoàn
Chính (đương nhiệm 1307-1316).23 Một tấm bia, 加封孔子聖詔碑 Gia phong Khổng Tử thánh
chiếu bi (năm 1309), được
phát hiện tại Đại Lý năm 1984 và hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Thành phố Đại
Lý, ghi lại những người họ Đoàn được bổ nhiệm đồng thời vào hai chức vụ này: cụ
thể là Đoàn Chính, người được phong làm 明威將軍大理路軍民總管, Minh uy Tướng quân Đại Lý lộ
Quân dân Tổng quản và Đoàn
Khánh, được bổ nhiệm làm 鎮國上將軍大理金齒等處宣慰使都元帥 Trấn
quốc Thượng tướng quân Đại Lý Kim xỉ đẳng xứ Tuyên úy sứ Đô nguyên soái. Theo Hayashi, hai chức danh này đại
diện cho một hệ thống tổ chức kép, thứ nhất là dân sự và thứ hai là quân sự.24
Ông cũng đưa ra giả thuyết cho rằng sự
phân chia quyền lực này có thể có từ năm 1255/56 khi nhà Nguyên-Mông giao cho
Đoàn Hưng Chí quản lý các công việc nhà nước, và Đoàn Phúc lãnh đạo quân đội Thoán
Bặc. Giai đoạn thứ ba bắt đầu vào năm 1331 và kết thúc vào năm 1381 với sự sụp
đổ của chế độ Nguyên-Mông ở Vân Nam. Do rối loạn và năng lực suy giảm, chính
quyền cấp tỉnh đã mất quyền kiểm soát đối với Vân Nam, và quyền lực chính trị
rơi vào tay hai蒙古宗王 Mông Cổ Tông vương: Vân Nam vương 雲南王 tại Đại Lý và Lương vương 梁王 tại Côn Minh.
Gia đình họ Đoàn đã giành được quyền lực trong thời kỳ khó khăn này, và thậm
chí còn tự phong mình là Gia tộc họ Đoàn của 大後理国 Đại Hậu Lý quốc [Gia tộc của Vương quốc
Hậu Lý vĩ đại].25 Họ đoàn kết hợp tác với nhà Nguyên-Mông cho đến
khi các cuộc tranh giành quyền lực nổ ra trong nội bộ họ Đoàn, những rạn nứt
ngày càng lớn giữa các thành viên trong gia đình vào cuối những năm 1320; vụ Lương
vương ở Côn Minh ám sát Đoàn Công 段功 (đương chức 1345-1366) cuối cùng đã
khiến cả gia tộc theo lập trường chống Nguyên-Mông (Hayashi, 1996, 9-13; 28).
Sự phục hồi sau năm 1255 xác nhận quyền
cai trị của gia đình họ Đoàn đối với các nhóm nguyên-Tai /Tai, được gọi là 金齒 Kim Xỉ [nghĩa đen là “răng vàng”] và 百夷/白衣/白夷 Bác Di, Bạch Y, Bạch Di (Daniels, 2000. 54-58). Tước vị, Tổng quản
và Trấn quốc Thượng tướng quân Đại Lý Kim
xỉ đẳng xứ Tuyên úy sứ Đô nguyên soái thể hiện mối liên hệ lịch sử của gia tộc họ Đoàn với người Mon-Khmer
và nguyên-Tai/Tai. 段實 Đoàn Thực, Tổng quản đầu tiên, cai quản 騰越 Đằng Việt [ngày nay là 騰衝 Đằng Xung], có vị trí chiến lược để kiểm soát vùng Thượng
Ayeyarwaddy (YS, 166. 3910; Fang, 2001, 8). Mặc dù người Mông Cổ, chẳng hạn như
Hülegü 忽哥赤 [Hốt Ca Xích], anh trai của Qubilai Qan, cũng giám sát khu vực Kim
Xỉ giáp Đằng Việt,26 nhà Nguyên-Mông chủ yếu dựa vào họ Đoàn để kiểm
soát Kim Xỉ/ Bạch Di. Việc huy động các lực lượng Thoán và Bặc để hỗ trợ cho các
cuộc chiến chống lại Kim Xỉ/ Bạch Di, vào khoảng ngày 8 tháng 11 đến [tr.211]
ngày 6 tháng 12 năm 1276 (Zhiyuan 13/10) xác minh vai trò của họ Đoàn. Chiến dịch
này dẫn đến việc bắt được 40.000 hộ gia đình, quy phục 109 砦 Trại của người
和泥 Hòa Nê [tổ
tiên người Hà Nhì ngày nay], và sự đầu hàng của viên quan bản địa 匍思 Bồ Tư và những bọn khác (Su Tianjue, ed .1987. 41:46b, 1367–529).
Việc triển khai các đội quân bản địa do họ Đoàn lãnh đạo làm giảm thiểu sự xâm
lược của bọn Mon-Khmer và Kim Xỉ/ Bạch Di trên các tuyến đường dẫn đến Ấn Độ
Dương.
Trước cuộc chinh phục của Nguyên-Mông,
triều đình Đại Lý đã kiểm soát các thủ lĩnh ở các vùng biên giới thông qua một
hệ thống phong kiến gồm các liên minh đã cam kết, giống như 羈縻政策 ki mi chính sách “chính
sách dây cương” ràng buộc các tộc thiểu số thời Đường - Tống. Trong 317 năm, 22
vị vua Đại Lý đã cai trị nhiều nhóm rợ 白蠻 Bạch Man,烏蠻 Ô Man, 漢人 Hán
nhân, Mon-Khmer, Kim
Xỉ/ Bạch Di, và những rợ khác. Họ giao cho các gia tộc Bạch Man ưu tú, chẳng hạn
như 段 Đoàn, 高 Cao, 楊 Dương và 董 Đổng giám sát những người ở ngoại vi phía nam và cho phép chuyển
giao quyền lực cha truyền con nối cho con cháu (Fang. 2015. 485–497) . Ví dụ, 高升泰 Cao Thăng Thái, người nắm giữ quyền lực chính trị vào cuối thế kỷ
11, đã cắt cử các thành viên trong gia đình đóng tại các điểm quan trọng dọc
theo các tuyến đường giao thông ở phía tây Vân Nam, và một số hậu duệ thậm chí
còn được bổ nhiệm các vị trí quan chức cho tới khi quân Nguyên-Mông đến. Ông
giao cho cháu mình, 高明量 Cao Minh Lượng, xây dựng một thành trấn tại 威楚 Uy Sở (ngày
nay là Sở Hùng 楚雄), và nơi này vẫn thuộc quyền kiểm
soát của gia tộc cho đến thời Cao Trường Thọ 高長壽.27
Ngoài ra, gia tộc Cao hẳn đã cai quản 騰越 Đằng Việt, trên con đường giao thông
đến Miến Điện và Ấn Độ, do 高救 Cao Cứu cai quản vào năm 1255 (YS,
61.1480). Bằng cách kiểm soát các vị trí chiến lược, vương quốc Đại Lý thống trị
các thủ lĩnh địa phương theo trục bắc-nam xuống đến tận Thượng Ayeyarwaddy ở
phía tây và Thượng nguồn sông Mekong ở phía đông. Người Nguyên-Mông tuyên bố chủ
quyền đối với khu vực này bằng cách sử dụng quyền lực chính trị của gia tộc họ
Đoàn và các mối liên hệ của họ với các nhà cai trị bản địa được nuôi dưỡng qua
nhiều thế hệ thông qua các gia đình quý tộc ưu tú được giao nhiệm vụ giám sát họ.
Kinh nghiệm của họ Đoàn trong việc quản
lý lãnh thổ chồng lấn với các vùng đất do người Miến [Pagan] kiểm soát nằm rải
rác dọc theo bờ sông Ayeyarwaddy đã chứng tỏ là vô giá đối với nhà Nguyên-Mông.
Nhà sử học tiền tệ Kuroda Akinobu 黑田明伸 [Hắc Điền Minh Thân] cho rằng việc
quân Nguyên-Mông tiến vào lãnh thổ Pagan xuất phát từ mong muốn kết nối Vân Nam
với Ấn Độ Dương. Ông lập luận rằng mong muốn của Qubilai Qan là tạo ra “một con
đường lớn để mở rộng thương mại với Miến Điện và Ấn Độ” bằng cách mở các tuyến
đường thương mại từ Vân Nam đến Vịnh Bengal, là một phần của đại kế hoạch Nguyên-Mông
nhằm đẩy nhanh quá trình lưu thông bạc tại các cấp cao hơn của nền kinh tế trên
toàn bộ Á-Âu (Kuroda, 2009, 253-254; Rossabi, 1994, 418). Kuroda đã đưa ra bằng
chứng để chứng minh rằng các liên kết kinh tế giữa Vân Nam và Vịnh Bengal đóng
vai trò là phương tiện cho dòng bạc chảy vào Trung Quốc. Đầu tiên, ông chỉ ra
việc sử dụng vỏ sò từ quần đảo Maldives làm tiền tệ ở Vân Nam như bằng chứng về
mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ giữa Vân Nam và Bengal, 1330-1350.28 Thứ
hai, ông giải thích việc thành lập một đơn vị hành chính với tên gọi khá cồng kềnh,
邦牙等處宣慰司都元帥府並總管府 Bang
Nha đẳng xứ Tuyên úy ti Đô nguyên soái phủ tịnh Tổng quản phủ - Tư lệnh Quân sự [tr.212] Ty Tuyên
úy Pinya và các địa điểm khác có Giám sát trưởng phụ trách tại Pinya ở Thượng
Miến Điện vào ngày 18 tháng 1 năm 1339 (Zhiyuan 4/12/wuxu) để tạo thuận lợi cho
dòng chảy bạc từ Trung Quốc sang Ấn Độ, qua Miến Điện, từ năm 1339 đến đầu những
năm 1360.29 Kinh nghiệm, được tích lũy qua nhiều thế hệ của nhà họ Đoàn
sẽ hỗ trợ cho việc thành lập các cơ sở cai trị ở những vùng đất đó. Động cơ huy
động các nguồn lực chính trị của nhà họ Đoàn cũng có thể xuất phát một phần từ
mối lo ngại của nhà Nguyên-Mông về các mối đe dọa tiềm ẩn đối với Vân Nam từ
phía nam.
Đối với gia tộc họ Đoàn, việc phục hồi có ý nghĩa nhiều hơn là sự
phục hồi chỉ trên danh nghĩa đơn thuần. Gia tộc họ Cao từng giữ chức 相國 Tướng quốc, và có ảnh hưởng chính trị đáng kể từ những năm đầu của
thời kỳ Vương quốc Đại Lý; sự nắm chặt quyền cai quản của họ đã hạn chế đáng kể
họ Đoàn.30 Trên thực tế, ảnh hưởng của họ lớn đến mức những người
đương thời gọi họ là 高國主 “Cao Quốc chủ”. Bằng cách bổ nhiệm người họ Đoàn vào chức vụ cao
nhất ở phía tây Vân Nam, nhà Nguyên-Mông đã công nhận rõ ràng họ là những thủ
lĩnh tối cao của địa phương, có địa vị vượt trội so với đối thủ của họ, gia tộc
họ Cao. Nhà họ Đoàn rõ ràng đã nổi lên từ cuộc chinh phục với tư cách là người
thừa kế không thể tranh cãi đối với di sản của vương quốc Đại Lý. Điều này đã
khuyến khích người Tổng quản thứ hai và cuối cùng của chế độ Tổng quản họ Đoàn,
Đoàn Bảo 段寶 (tại vị 1366-1381), yêu cầu các quan
lại nhà Minh xâm lược công nhận họ là một triều đại có tên là Vương quốc Hậu Lý
quốc 後理國 (Hayashi, 1996. 28). Việc phong Đoàn Thực làm Tổng quản đầu tiên vào năm 1261 là rất quan trọng
vì nó khôi phục uy tín cho dòng họ, khẳng định tính hợp pháp của họ và gia tăng
quyền lực của họ trong các cộng đồng địa phương.
Nhà Nguyên-Mông rất cần uy quyền của họ
Đoàn để tăng cường cai trị người dân địa phương dọc theo các con đường dẫn đến Ấn
Độ Dương. Hệ thống cai trị Nguyên-Mông chia Vân Nam thành các 道 đạo, các 路 lộ, các 州 châu và các 縣 huyện; họ bổ nhiệm các thủ lĩnh địa phương là các quan chức bản địa
ở các khu vực mới chinh phục để đứng đầu các 宣慰司 Tuyên úy
ty và các 路 lộ.31 Họ giao cho 達魯花赤 Đạt Lỗ Hoa
Xích giám sát các thủ lĩnh [tr.213] địa phương, và đóng quân Mông Cổ để đảm bảo
kiểm soát chặt chẽ hơn.32 Chúng ta biết rằng các nhà lãnh đạo địa
phương, theo truyền thống có lòng trung thành với Vương quốc Đại Lý từ Đại Lý
cho đến Thượng Ayeyarwaddy, vẫn công nhận quyền thống trị của họ Đoàn, ngay cả
sau cuộc chinh phạt. Các sứ thần của Kim Xỉ/ Bạch Di tới Triều đình Nguyên-Mông
vào năm 1261 đã giải thích mối quan hệ chính trị của họ là “thuộc hạ của 六詔 Lục Chiếu, hay vương quốc Đại Lý, do đó minh chứng cho lòng trung
thành hiện tại với họ Đoàn (Wang, 1498, 779; Daniels , 2000, 72). Sự tin cậy của
nhà Nguyên-Mông với gia tộc họ Đoàn đã thừa nhận các mối liên hệ lịch sử của tổ
tiên họ với các nhà lãnh đạo địa phương. Sự sắp xếp này tạo điều kiện thuận lợi
cho việc huy động quân đội địa phương trong các chiến dịch quân sự chống lại
người Miến; nó cho phép nhà Nguyên-Mông tập hợp quân đội và được đảm bảo các
nguồn cung cấp trong khi hành quân. Sự cai quản chung của nhà Nguyên-Mông và gia
tộc họ Đoàn đã đặt nền móng cho cuộc chinh phạt về phía nam tới Ấn Độ Dương.
______________________________________
(Còn nữa…)
Nguồn:
Daniels, Christian (2018). The
Mongol-Yuan in Yunnan and ProtoTai/ Tai Polities during the 13th-14th Centuries,
In Journal of the Siam Society, Vol. 106, 2018.
Tác giả: Christian
Daniels, Giáo sư tại Khoa
Nhân văn, Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông. Các lĩnh vực quan tâm nghiên
cứu chính/Lĩnh vực chuyên môn: (1) Lịch sử chuyển giao công nghệ Trung Quốc
sang Đông Nam Á và sự di cư của người Hán, 1368 đến 1900. (2) Lịch sử tự trị của
Tây Nam Trung Quốc và Đông Nam Á lục địa (đặc biệt là vai trò của các chế độ bản
địa như chính thể Tai/Dai trong lịch sử Đông Nam Á và Trung Quốc) (3) Bảo tồn
các tài liệu Tai/Dai ở Vân Nam và Đông Nam Á lục địa (4) Lịch sử xã hội, kinh tế
và trí thức của Vân Nam.
Notes
1.
His elder brother Möngke (Xianzong 憲宗 r.1251–1259)
ordered Qubilai Qan (1215–94; shizu 世祖
r.1260–1294) to begin the campaign against the Dali Kingdom in the
summer of 1253. For the Mongol conquest of Dali, see Herman (2007), pp. 47–49.
The Mongol-Yuan 蒙元 period dates from
the foundation of the Great Mongol Nation (Yeke Mongghol Ulus) in 1206. In
Yunnan, the Mongol-Yuan period begins with the conquest of 1253 and ends in
1382 when overthrown by the Ming. Note that Mongol-Yuan domination of Yunnan
commenced twenty-six years before the demise of the Southern Song, and ended
fourteen years after the foundation of the Ming dynasty in 1368.
2.
The Branch Secretariat of Yunnan and other places (Yunnan dengchu xingzhong
shusheng 雲南等處行中書省)
was established in 1276, over twenty years after the cataclysmic fall of the
Dali kingdom, and it marked the foundation of Yunnan as a province of China,
see YS, 61.1458. This was 137 years before the creation of Guizhou
province in 1413 by the Ming dynasty.
3.
The term for native officials during the Yuan and early Ming was tuguan土官. The earliestappearance
of the term tusi 土司,
which was used extensively during the Qing period, was in an entry for 1542
(Jiajing 21) in the Shizong Shilu 世宗實錄.
The same source records ten more instances up to 1566 (Jiajing 45), see Luo
Zhong and Luo Weiqing (2016), pp. 7-8, and Dai Jinxin (2015). None of these
early references recorded the usage of the term tusi in Yunnan.
4.
The stele titled, “Tomb Inscription for Instructor Mr. Kang (Jiaoyu Kang
Gong Muzhi 教諭康公墓誌)”,
is dated 12 March to 10 April 1461 (Tianshun 5/2). The printed version is in
DFGJ, pp. 203–205.
5.
For the biographical data of King Mangrai, I follow Liew-Herres, Grabowsky, and
Wichienkeeo (2008), p. 53 fn 203. Journal of the Siam Society, Vol. 106,
2018
6. The Mongol-Yuan 蒙元 period dates from the foundation of the Great Mongol Nation (Yeke
Mongghol Ulus) in 1206. In Yunnan, the Mongol-Yuan period begins with the
conquest of 1253 and ends in 1382 when overthrown by the Ming.
7. YS, 41. 876. Also, see
Liew-Herres, Grabowsky, and Wichienkeeo (2008), p. 86.
8. Lieberman (2003), pp. 241–242.
Concerning early Tai movements and culture, see Lieberman (2003), pp. 240–242;
Wyatt, (1984), pp. 24–60; Luce (1958), pp. 123–214; and O’Connor (1995), pp.
982–83.
9. Lieberman and Buckley (2012), pp.
1075–10768) also downplays Tai influence.
10. Lieberman (2003), p. 125.
11. For Tai raids on Pagan and Ava see
Sun (2000), pp. 34–44, 224–42; Fernquest (2005), pp. 284–395, and Fernquest
(2006), pp. 27–81.
12. Lieberman (2003), p. 125.
Aung-Thwin (1998) also downplays Tai influence. Daniels (2012) cites the
borrowing of Burmese script by the Tai of northern Burma and south-west Yunnan
as an example of Burmese cultural influence on Tai rulers and aristocracy in
the 13th century after the weakening of Pagan and the rise of Ava.
13. The upper Ayeyarwaddy river region
includes the Shan and Kachin areas of northern Myanmar and the Dehong Tai and
Jingpo Autonomous Area in south-west Yunnan.
14. Dr. Bill Mak 麥文彪 of Kyoto University has identified the script as an intermediate
form, lying “between siddhamātṛkā (or siddham) and nāgarī, exhibiting
characteristics resembling the latter more closely than the former.” Although
Oskar von Hinüber (1989) identified this script to be siddham, Dr. Mak
points out that the vowel representation and letters such as “a” and “i”
indicate a nāgarī affiliation (not devanāgarī). Furthermore, he
notes that the usage of nāgarī during the early Ming is not surprising
since Sanskrit inscriptions in other parts of China during the Yuan/Ming period
were written in either rañjana (lantsa) or nāgarī scripts,
not siddhmātṛkā.” Indian monks who came to China during the Song period
used nāgarī script, instead of the siddhmātṛkā, script of the
Tang period. Dali scribes used nāgarī script to copy two Sanskrit texts
included in the Fanxiang juan 梵像卷 (Scroll of Buddhist Images) executed
by the Dali Kinggdom court painter, Zhang Shengwen 張勝溫, and dated 1180; the Duoxin Jingzhuang 多心經幢 (Heart Sutra Pillar) and the Huguo Jingzhuang 護國經幢 (Realm-Protecting Sutra Pillar), see Li Lincan (1982), pp. 121.
The Uṣṇīṣavijayadhāraṇī on the reverse side of the Inscription followed
the Yuan/Ming tradition of Sanskrit orthography. This explanation is based on
Dr. Mak’s seminar talk at the Division of Humanities, HKUST, titled “Sanskrit
inscriptions and manuscripts in Yunnan, a preliminary survey”, 30 August 2017,
and email communications dated 31 August and 1 September 2017 respectively.
15. The absence of a date is not
unusual. Dr. Mak informed me that he has not seen any dates on Sanskrit
materials from Yunnan, or other parts of East Asia, email communications of 31
August and 1 September 2017 respectively.
16. These magic spells were probably
designed to prevent evil spirts from entering the burial urn. My colleague,
Professor Takashima Jun 高島淳, of the Research Institute for
Languages and Cultures of Asia and Africa, Tokyo University of Foreign Studies,
kindly provided a tentative transcription of the text in an email dated 13
September 2004. A photograph of the text was published in Tōkyō Gaikokugo
Daigaku Ajia Afurika Gengo Bunka Kenkyūjo Ed., (2005), p. 40. Taking into
consideration the mistakes in the orthography of the original, Dr. Mak has kindly
emended the text as shown below and provided an English translation. Transcription:
“oṃ visphuradakṣa vajrapaṃcara hūṃ phaṭ” Emendation: “oṃ visphurad rakṣa
vajrapaṃjara hūṃ phaṭ” Translation: “Oṃ! Protect by darting asunder! Oh,
the Diamond Net vajrapañjara 金剛網)! Hūṃ! Phaṭ!” Dr Mak suggests that it
may be connected to the Vajrapañjara Tantra, sometimes translated as the
“Indestructible Tent Tantra”, email from Dr Mak dated 19 September 2017.
17. For the published version of this
conference paper, see Tang Li (2017), pp. 15-19.
18. We learn from the Yuan History,
Möngke appointed “Duan Xingzhi to take charge of state affairs (yi Duan
Xingzhi zhu guoshi 以段興智主國事)” after the conquest of Dali, in
recognition for the loyalty he displayed by presenting maps, requesting the
pacification of ethnic groups, and suggesting policies for administration and
taxation in 1255, see YS, 166. 3910. Neither Hayashi (1996), nor Fang
Hui 方慧 (2001), pp. 48–52, pointed out the important role played by the
restored Duan Family in managing polities formerly subordinate to them. Fang
Hui summarised the contribution of the Duan family to Mongol-Yuan rule as
assisting in the conquest of local leaders, participating in the campaign
against the Tran Dynasty of Annam, and aiding them overthrowing the Southern
Song.
19. Zhang Xilu (1991), p, 183-184,
interpreted the restoration of the maharajā title as signifying that
Duan Xingzhi was “a great tantric king (mijiao dawang 密教大王)”. Judging from the Nanzhao Tuzhuan (12th or 13th century
copy), maharajā referred to the Mahayana tradition of kingship. This
scroll depicted Menglonghao 蒙隆昊 or Longshun 隆舜 (reigned 877-?), the twelfth Nanzhao King, barefooted with his
hair in a topnot and his hands cupped, waiting to be consecrated with water 灌頂 and pronounced monarch in front of a statute of Guanyin
(Avalokitesva Bodhisattva 觀世音菩薩). An inscription in Chinese beside
Longshun identified him as the “maharajā 摩訶羅嵯, the local cakravartin (tu
lunwang 土輪王)”, who “accepts responsibility for
the good and the mean, and requests all four quarters come together as one
family 擔畀謙[慊]賤,四方請為一家”, see Li Lincan (1982), p. 137. The Fanxiang
juan 梵像卷 of c. 1180 also illustrated a maharajā
about to be consecrated with water before being declared king, see
illustration 55 in Li Lincan (1982), p. 96. The coupling of the terms maharajā
and cakravartin indicates the existence of the Mahayana tradition of
kingship in Yunnan from the later 9th century, at least. Apart from inferring
that the king was a universal monarch (世界大王) and a king of kings (王中之王), the term cakravartin 轉輪王 also signified that the king had
assumed the form of a Bodhisattva Maitreya 彌勒菩薩 to found and rule his royal kingdom
according to Hindu or Buddhist beliefs. Ku Cheng-mei (2016), p. 245, pointed
out that this tradition of kingship was a characteristic feature of Mahayana
Buddhist kingship in her study of the King of Dvaravati.
20. YS, 166.3910 refers to Duan
Juri as Xinjuri 信苴日.
21. Unless otherwise noted, the
periodisation and source material is based on written comments presented by
Hayashi Ken’ichirō at the Historical Development of the Plains and Hills
Bordering Southwest China and Southeast Asia Zomia Study Group Special
International Workshop, at Center for Southeast Asian Studies, Kyoto University,
13 January 2017.
22. YS, 166.3911 recorded the
bestowal of this title on Duan Shi’s son, Duan Aqing 段阿慶. For the dates of Duan Zheng and Duan Aqing, see Fang (2001), p.
8.
23. Hayashi (1996), pp. 9-13.
24. The civilian title was
Military-cum-Civilian General Administrator of the Dali Route 大理路軍民総管, Assistant Grand Councillor 参政 and Administrator 平章 in the Branch Secretariat whilethe military title was that of a
Pacification Commissioner.
25. Based on Hayashi’s written
comments mentioned above.
26. Qubilai Qan assigned his brother,
Hülegü (Hugechi 忽哥赤), the King of Yunnan, to take charge
of Dali, Shanchan, Chahanzhang 茶罕章 and Chituge’er 赤禿哥兒 on 15 October 1267 (Zhiyuan 至元 4/9/gengxu). Chahanzhang
refers to the white barbarians, or Baiman 白蠻, on both sides of the Jinsha river 金沙江 in north-west Yunnan, see Fang Guoyu (1987), pp. 788–790.
Chituge’er refers to the spirit barbarians 鬼蠻, or black barbarians wuman 烏蠻, in eastern Yunnan and western Guizhou, see Fang Guoyu (1987),
pp. 791–793.
27. YS, 61.1460. Gao Zhisheng 高智昇dispatched his grandson Gao Dahui 高大惠 to
administer Beisheng Prefecture 北勝府, see YS, 61.1464.
28. Kuroda (2009), pp. 253-254
hypothesised that Sylhet, which lay on the contemporary eastern frontier of
Muslim rulers in Bengal, functioned as the gateway to Yunnan.
29. YS.846. Kuroda is mistaken
in locating Pinya in the Shan states. He noted that the stream of silver ceased
with the “decay of Shan rule in Burma, and the collapse of the Mongol empire in
China”. Kuroda (2009), pp. 255-256, surmised that the development of the Burma
trade route through military means in 1338, together with the acquisition of
stored silver from the Southern Song in 1276, explain the increase in silver
during the late 13th and the first half of the 14th century.
30. For instance, a stele, dated 8 May
1376, recorded that during the pre-Mongol-Yuan period: “due to the
distinguished meritorious service rendered by the Gao, [the Duan] appointed
their descendants to prefectures, commanderies, sub-prefectures, and counties (fujun
zhouxian 府郡州縣), and they built all the great
monasteries on famous scenic mountains (mingshan dacha 名山大剎)”, see “Chongjian Yangpai Xingbao si
xuzhi changzhu ji 重建陽派興寶寺續置常住記”, dated 8 May 1376 (Xuanguang 宣光6 丙辰/ 4/guimao), DCJP, vol. 10, p. 8.
31. YS, 91.2308 recorded: “The
Pacification Commissions 宣慰司 are in charge of military and
civilian matters, and are divided into
Circuits (dao 道) for supervising commanderies and counties (junxian 郡縣). When the Secretariat 行省
issues administrative directives, they
convey them to subordinate units, and when commanderies and counties have
requests they report them to the Secretariat. When military issues arise on the
frontiers, they double as Chief Military Commands (Du Yuanshuai Fu 都元帥府), or merely serve as Military Commands (Yuanshuai Fu 元帥府).”
32. Endicott-West (1989). pp. 44–63
emphasised the fragmentation and disorganisation that daruyaci brought
to civil administration.
References
BMSW Bün2 Mäng2 Sën5 Wi1 bqNB mQnB sxNAviC.Taungyi: Wong wan
press, nd. Transcribed into modern Shan script by Lung Taang Ke from a
manuscript in old Shan script, copied by U Camyi at Mäng2 Yai on 14 July 1959.
DCJP Yang Shiyu 楊世鈺 and Zhang Shufang 張樹芳
ed. 1993. Dali Congshu Jinshi Pian 大理叢書金石篇. Beijing: Zhongguo Shehui Kexue Chubanshe, 10 volumes.
DFGJ Ma, Cunzhao 馬存兆. 2013. Dali Fengyi Gubeiwen Ji 大理鳳儀古碑文集.Hong Kong: Xianggang Keji Daxue Huanan Yanjiu Zhongxin 香港科技大學華南研究中心.
PSMKMLMKC Pün2 pöt1 süng3 ce4 mök3
khaaw1 maaw2 long1 mäng2 ko2 cam3 pi3 bqNBbwdCsqnBze mwgE hrvCmrvBlonC mQnB gOB zmE biE in Yunnan Sheng
shaoshu minzu guji zhengli chuban guihua bangongshi, ed. (1988), pp. 172-250.
SMPTKMKC Saa2 mëng2 pu2 tün2 khä2mäng2
ko2 cam3 pi3 srBmxnBbuBdqNBhQBmQnBgOBzmEbiE
in Yunnan Sheng shaoshu minzu guji zhengli chuban guihua bangongshi, ed.
(1988), pp. 251–501.
YS Song Lian 宋濂 et al. Yuanshi 元史 . Beijing: Zhonghua shuju (1976).
Aung-Thwin, Michael. 1998. Myth and
History in the Historiography of Early Burma: Paradigms,
Primary Sources, and Prejudices. Athens: Ohio University Center for
International Studies.
Condominas, Georges. 1990. From
Lawa to Mon, from Saa’ to Thai: Historical and Anthropological
Aspects of Southeast Asian Social
Spaces. Canberra: ANU.
Dai Jinxin 戴晉新. 2015. “Du Mao Qiling Mansi Hezhi xu 讀毛奇齡《蠻司合志》序”,Zhongguo Shehui Kexueyuan Lishishi Yanjiusuo Zunyi Shifan Xueyuan
Tusi Wenhua Zhongxin et al., Ed., Diwujie Zhongguo tusi zhidu yu tusi wenhua
guoji xueshu yantaohui lunwenji 第五屆中國土司制度與土司文化國際學術研討會論文集. Zunyi 遵義, pp.
54–58.
Daniels, Christian. 2000. “The
Formation of Tai Polities Between the 13th and 16th Centuries: the Role of
Technological Transfer”. The Memoirs of the Tōyō Bunko, 58, pp. 51–98.
Reprinted in Geoff Wade Ed., China
and Southeast Asia; Routledge Library on Southeast Asia, Volume II
Southeast Asia and Ming China (from the fourteenth to the sixteenth century),
Routledge, London and New York, 2008, pp. 295~343.
Christian Daniels. 2012. “Script
Without Buddhism: Burmese Influence on the Tay (Shan) Script of Mäng2 Maaw2 as
seen in a Chinese Scroll Painting of 1407”. International Journal of Asian
Studies. Vol. 9, Part 2, pp. 147–176.
Dehongzhou daixue xuehui 德宏州傣學學會 ed. 2005. Mengmao Nong Daizu lishi yanjiu 勐卯弄傣族歴史研究. Kunming: Yunnan minzu chubanshe.
Deyell, John. 1983. “The China
Connection: Problems of Silver Supply in Medieval Bengal.”in Precious Metals
in the Later Medieval and Early Modern Worlds, ed., J.F. Richard. Durham:
Carolina Academic Press, pp, 207–227.
Endicott-West, Elizabeth. 1989. Mongolian
Rule in China: Local Administration in the Yuan Dynasty. Cambridge: Council
on East Asian Studies, Harvard University.
Fang Guoyu 方國瑜. 1987. Zhongguo Xinan Lishi Dili Kaoshi 中國西南歷史地理考釋. Beijing: Zhonghua Shuju.
Fang Hui 方慧. 2001. Dali
Zongguan Duan Shi Shici Nianli ji qi yu Mengyuan Zhengquan Guanxi Yanjiu 大理總管段氏世次年曆及其與蒙元政權關係研究. Kunming: Yunnan jiaoyu chubanshe,
pp. 48–52.
Fang Tie 方鐵. 2015. Fanglue yu Shizhi: Lichao Dui Xinan Bianjiang de Jingying
方略與施治:歷朝對西南邊疆的經營. Beijing: Shehui kexue wenxian
chubanshe.
Fernquest, Jon. 2005. “Min-gyi-nyo,
the Shan Invasions of Ava (1524–27), and the Beginnings of Expansionary Warfare
in Toungoo Burma: 1486–1539.” SOAS Bulletin of Burma Research. 3.2, pp.
284–395.
Fernquest, Jon. 2006. “Crucible of
War: Burma and the Ming in the Tai Frontier Zone (1382– 1454).” SOAS
Bulletin of Burma Research. 4.2, pp. 27–81.
Grabowsky, Volker. 2010. “The Northern
Tai Polity of Lan Na (Ba-bai Da-dian) in the 14th and
15th Centuries: The Ming Factor”. In Southeast
Asia in the fifteenth century: The China factor. Geoff Wade and Sun Laichen
eds. Singapore: NUS Press, pp. 197–245.
Gu Zuyu 顧祖禹. Dushi
Fangyu Jiyao 讀史方輿紀要. Xinhua Sanwei Shushi 新化三味書室 edition, 1899 (光緒 25 年).
Hayashi Ken’ichirō 林謙一郎. 1996. “Gendai Unnan no Danshi Sōkan 元代雲南の段氏總管”,
Tōyō Gakuhō 東洋學報. 78:3, pp. 1–35.
Hayashi Ken’ichirō 林謙一郎. 2016. “Yunnan Baizu yu Hunan Baizu de Minzu Rentong Qianxi 雲南白族與湖南白族的民族認同淺析.” in Sixth International symposium
on Chinese Tusi System and Culture Conference papers 第六屆中國土司制度與土司文化國際學術研討會論文集. Jishou Daxue Lishi Wenhua Xueyuan 吉首大學歷史文化學院 and Yongshun
Laosicheng Yizhi Guanlichu 永順老司城遺址管理處, pp. 378-379.
Herman, John E. 2007. Amid the
Clouds and Mist: China’s Colonisation of Guizhou, 1200-1700. Cambridge:
Harvard University Asia Center.
Hsiao Ch’i-Ching. 1994. “Mid-Yuan
Politics”. In The Cambridge History of China, Vol. 6: Alien Regimes and
Border States 907–1368. ed. Herbert Franke and Denis Twitchett.
Cambridge: Cambridge University Press, pp. 490-560.
Hucker, Charles O. 1985. A
Dictionary of Official Titles in Imperial China. Stanford: Stanford University
Press, 1985.
Izui, Hisanosuke 泉井久之助. 1949. Hikaku Gengo Kenkyū 比較言語學研究. Osaka: Sōgensha 創元社.
Jiang Yingliang 江應樑. 1980. Baiyi Zhuan Jiaozhu 百夷傳校注. Kunming:
Yunnan renmin chubanshe.
Kajiyama Satoshi 梶山智史 2017. “Ryū Sō ‘San Ryūgan Hi’ kara mita Nanchū Daisei San shi劉宋「爨龍顔碑」からみた南中大姓爨氏”, in Kegasawa Yasunori 氣賀澤保則 Ed., Unnan no Rekishi to Bunka to sono Fūdo 雲南の歴史と文化とその風土, Tokyo: Bensei shuppan 勉誠出版社, pp. 59-82.
Ke, Shaomin 柯劭忞. 1956. Xin Yuanshi 新元史. Taibei: Ershiwu shi biankan.
Ku Cheng-mei 古正美. 2016. “Gudai Xianluo Zhuiheluo Wangguo de Dacheng Fojiao Jianguo
Xinyang 古代暹羅墜和羅王國的大乘佛教建國信仰
(Dvaravati’s Mahayana Buddhist Conception
of Royalty)” Rao Zongyi Guoxueyuan Yuankan 饒宗頤國學院院刊,
第三期 No. 3, pp.
241-286.
Kuroda Akinobu. 2009. “The Eurasian
silver century, 1276-1359: Commensurability and Multiplicity”. Journal of
Global History, 4, pp. 245–269.
Li Lincan 李霖燦 1982. Nanzhao Daliguo de Xinziliao Zonghe Yanjiu 南詔大理國新資料的綜合研究 (A Study of the NanChao and Ta-Li Kingdoms in the light of Art
Materials Found in Various Museums), National Palace Museum, Taipei.
Liebenthal, Walter. 1947a. “Sanskrit
Inscriptions from Yunnan I (and Dates of the Foundation of the Main Pagodas in
That Province)”, Monumenta Serica, 12, pp. 1-40.
Liebenthal, Walter. 1947b. “A Sanskrit
Inscription from Yunnan”, Sino-Indian Studies III Parts 1,2. Calcutta,
pp. 10.-12.
Liebenthal, Walter. 1955. “Sanskrit
Inscriptions from Yunnan II”, Sino-Indian Studies V Part 1. Santiniketan,
pp. 46-68.
Lieberman, Victor. 2003. Strange
Parallels: Southeast Asia in Global Context, c. 800~1830, Vol.
Journal of the Siam Society, Vol. 106, 2018.
Lieberman, Victor and Brendan Buckley.
2012. “The Impact of Climate on Southeast Asia circa. 950-1820: New Findings.” Modern
Asian Studies. 46, 5 (2012) pp. 1049–1096.
Liew-Herres, Foon Ming 劉奮明, Volker Grabowsky and Aroonrut
Wichienkeeo. 2008. Lan Na in Chinese Historiography: Sino-Tai Relations as
Reflected in the Yuan and Ming Sources (13th to 17th Centuries). Bangkok:
Institute of Asian Studies, Chulalongkorn University.
Liew-Herres, Foon Ming 劉奮明, Volker Grawbosky and Renoo Wichasin.
2012. Chronicle of Sipsòng Panna: History and Society of a Tai Lü Kingdom
Twelfth to Twentieth Century. Chiang Mai: Mekong Press.
Lu Ren 陸韌. 2012.
“Yuandai Xuanwei Si de Bianjiang Yanhua ji Junzheng Guankong Tedian 元代宣慰司的邊疆演化及軍政管控特點. Yunnan Shifan Daxue Xuebao 雲南師範大學學報. Zhexue
Shehui Kexue Ban 哲學社會科學版. Vol. 44, No. 6, pp. 25-32.
Luce, G.H. 1958. “The Early Syam in
Burma’s History”. Journal of the Siam Society. 46, 2, pp. 123–214.
Luce, G.H. 1959. “Note on the Peoples
of Burma in the 12th-13th Century AD”. Journal of The Burma Research Society.
Vol. XLII, Part 1, pp. 52-74.
Luce, G.H. 1985. Phases of
Pre-Pagan Burma: Languages and History. New York: Oxford University Press.
Luo Zhong 羅中 and Luo Weiqing 羅維慶. 2016. “Zhidu yu Fuhao: Liubianzhong Qingdai Tusi Zhidu de
Duoyangxing Fazhan 制度與符號:流變中清代土司制度的多樣性發展”, Qingshi Luncong 清史論叢, No. 32, pp. 3-30.
Moore, Elizabeth. 2007. Early
Landscapes of Myanmar. Bangkok: River Books.
O’Connor, Richard A. 1995.
“Agricultural Change and Ethnic Succession in Southeast Asian States: A Case
for Regional Anthropology.” Journal of Asian Studies. 54, 4, pp.
968-996.
Peng Gang 彭綱 and Zhou Jifeng 周季鳳. 1990. Zhengde Yunnan Gazetteer 正德雲南志 Preface 1510 (Zhengde 5). Included in Tianyige Cang Mingdai
Fangzhi Xuankan Xubian 天一閣藏明代方志選刊續編, 70 &71. Shanghai: Shanghai
Shudian.
Rossabi, Morris. 1994. “The Reign of
Khubilai Khan” in The Cambridge History of China, Vol. 6: Alien Regimes and
Border States 907–1368. eds. Herbert Franke and Denis Twitchett. Cambridge:
Cambridge University Press, pp. 414-489.
Shao, Yuanping 邵遠平. 2002. Xu Hongjian Lu Yuanshi
Leibian 簡錄元史類編 (original 1699, Xuxiu Siku Quanshu). Shanghai: Guji Chubanshe.
Shintani, Tadahiko 新谷忠彦. 2000. Shan (Tay) go In’onron to Mojihōシャン (Tay) 語韻音論と文字法. Tokyo: Institute for the Study
Languages and Cultures of Asia and Africa.
Shiratori Yoshirō 白鳥芳郎. 1950. “Genchō Nyū Men no Ichikōsatsu 元朝入緬の一考察”, Tōyō Gakuhō 東洋學報. 33: 3–4, pp. 69–89.
Su Tianjue 蘇天爵, ed. 1987. Yuan Wenlei 元文類. Sike Quanshu edition: Shanghai:
Shanghai Guji Chubanshe.
Sun, Laichen. 2000. “Ming-Southeast
Asian Overland Interactions, 1368–1644.” Ph.D diss., Univ. of Michigan.
Taizu Shilu,
太祖實錄. 1962. Taibei: Guoli
Zhongyang Yanjiuyuan Lishi Yuyan Yanjuisuo.
Tan, Qixiang 譚其驤 ed. 1982. Zhongguo Lishi Ditu Ji 中國歷史地圖集. Shanghai: Ditu Chubanshe.
Tang Li 唐立 (Christian
Daniels). 2017. “Yuandai Babai Xifu Xuanwei Sishi Shifou Hanzu元代八百媳妇宣慰司使是否汉族”, Zunyi Shifan Xueyuan Xuebao 遵义师范学院学报,19,15-19.
Tōkyō Gaikokugo Daigaku Ajia Afurika
Gengo Bunka Kenkyūjo 東京外国語大学アジア・アフリカ言語文化研究所. Ed., 2005. Zusetsu Ajia Moji
Nyūmon 圖説アジア文字入門, Journal of the Siam Society, Vol. 106, 2018, Kawade Shobō
Shinsha 河出書房新社, Tōkyō,
2005.
Tuguan Dibu
土官底簿. Siku
Quanshu Zhenben Chuji edition.
von Hinüber, Oskar. 1989. “Two
Dharani-Inscriptions from Tombs at Dali (Yunnan)”, Journal of the Siam
Society, 77, 1, pp. 55-59.
Wade, Geoff. 2009. “An Annotated
Translation of the Yuan Shi Account of Mian (Burma)” in The Scholar’s
Mind: Essay in Honor of Frederick W. Mote. Perry Link, ed. Hong Kong: The
Chinese University of Hong Kong, pp. 17-49.
Wang, Jinpin. 2016. “Clergy, Kinship,
and Clout in Yuan Dynasty Shaanxi”. International Journal of Asian Studies,
13, 2, pp. 197-228.
Wang, Yun 王惲. Preface. 1498. Qiujian Xiansheng Daquan Wenji 秋澗先生大全文集. Sibu Congkan Chubian Jibu edition.
Wyatt, David K. 1984, Thailand: A
Short History. New Haven and London: Yale University Press.
Wyatt David K. and Aroonrut
Wichienkeeo. 1995. transl. The Chiang Mai Chronicle. Chiang Mai:
Silkworm Books.
Yule, Henry, trs., Henri Cordier.
2012. The Travels of Marco Polo: The Illustrated Edition. New York: Fall
River Press.
Yunnan Sheng Shaoshu Minzu Guji
zhengli Chuban Guihua Bangongshi 雲南省少數民族古籍整理出版規劃辦公室. ed. (1988). Meng Guozhanbi Ji Meng
Mao Gudai Zhu Wang Shi 猛果占璧及猛卯古代諸王史. Kunming: Yunnan Minzu Chubanshe.
Zhang, Tingyu et al. eds. 1995. Mingshi
明史. Beijing,
Zhonghua Shuju.
Zhang Xilu 張錫祿. 1991. “Gudai Baizu Daxing Fojiao Zhi Azhali 古代白族大姓佛教之阿叱力,” in Lan Jifu 藍吉富 et al., Yunnan Dali Fojiao Lunwen
Ji 雲南大理佛教論文集, Gaoxiong 高雄, Foguang Chubanshe 佛光出版社, 1991, pp. 171-214. Journal of the Siam Society, Vol. 106,
2018