Bryan S. Turner
Người dịch: Hà Hữu Nga
Từ Cấu trúc đến Hệ thống
Bình luận thứ cấp về các văn bản chủ yếu của xã hội học không bao giờ nên được thay thế cho việc đọc chính các văn bản đó. Tuy nhiên, trong bài viết giới thiệu này về Hệ thống Xã hội của Parsons, có một sự bảo đảm mạnh mẽ cho việc đưa ra một cách đọc đồng cảm các tác phẩm chính của Parsons, trong bối cảnh tiếp nhận thù địch về lý thuyết các hệ thống của ông trong những thập niên 1960 và 1970. Hơn nữa, vì Parsons thường bị buộc tội về tính không nhất quán, nên có lẽ cũng có một cách biện minh nào đó cho việc đọc các công trình của Parsons theo cách tuần tự. Chắc chắn là khó mà hiểu được Hệ thống Xã hội nếu không hiểu rõ Cấu trúc Hành động Xã hội.
Trong Cấu trúc Hành động Xã hội, Parsons đã phát triển ba lập luận liên kết với nhau. Trước hết là lý thuyết xã hội kinh điển không thể đưa ra một cách giải thích về hành động, về mặt tri thức luận duy lý và thực chứng, và một cách diễn giải về trật tự xã hội không mâu thuẫn với các tiền đề của chính nó. Chẳng hạn, kinh tế học kinh điển cho rằng các tác nhân kinh tế là có tính lý trí và bản ngã. Họ thỏa mãn nhu cầu của mình bằng cách cố gắng về phương diện bản ngã, thông qua trao đổi, để tối đa hóa lợi thế cạnh tranh của họ. Parsons lập luận rằng các lý thuyết như vậy không thể giải thích được trật tự xã hội, bởi vì các chủ thể kinh tế sử dụng vũ lực và gian lận để đạt được các mục tiêu cá nhân là hoàn toàn hợp lý. Xã hội ngụ ý theo lý thuyết kinh tế là mang tính nguyên tử, không ổn định và có thể là bạo lực. Parsons lập luận, theo mô tả nổi tiếng của Hobbes, về một xã hội như vậy là xấu xa, tàn bạo và đoản mệnh, và một xã hội nguyên tử với các đặc trưng này sẽ liên quan đến một cuộc chiến tất cả chống lại tất cả.
Trong thực tế, lý thuyết kinh tế kinh điển đã “giải quyết” vấn đề này bằng cách ngụ ý một số giả định còn lại về
tình cảm chung, sự hợp tác của con người và “bàn tay vô hình” của lịch sử để
giải thích xã hội có thể ra
sao, nhưng những giả định bổ trợ này lại không tương thích
hoặc có thể suy luận từ các giả định thực dụng, duy lý. Parsons đã
phát minh ra ý tưởng về “phạm
trù còn lại” để chỉ trích những
chiến lược lý thuyết bất hợp
thức này. Nhưng, liệu
người ta có thể phản đối, không phải lý thuyết khế ước xã hội ở Hobbes,
Locke và Spinoza giải quyết được vấn đề trật tự và bảo vệ được quan niệm về tính duy lý bản ngã? Nếu
các tác nhân hình thành nên các thỏa thuận khế ước để giữ hòa bình,
thì có thể có được trật tự xã hội bởi các tác nhân duy lý, là những người tiếp tục hành xử theo cách cạnh tranh. Lập
luận của Parsons, chống lại những giả định này, theo quan niệm của Durkheim về “yếu tố phi khế
ước của khế ước”, là ở chỗ việc thực thi các khế ước phụ thuộc vào
các thỏa thuận chung (các
giá trị) về tầm quan trọng của các khế ước khiến các thỏa
thuận này có thể được thực
thi về mặt đạo đức. Nói tóm lại, hầu hết các cách giải thích duy lý về hành động và trật
tự đều không mạch lạc hoặc người
ta buộc phải đưa ra một khái niệm nào
đó về sức mạnh cưỡng chế để đạt
được một trật tự xã hội ổn
định.
Đặc điểm thứ hai của lập luận Parsons, đó là, thông qua việc xem xét bốn nhà lý thuyết xã hội lớn (Marshall, Pareto, Weber và Durkheim), chúng ta có thể phát hiện ra sự hội tụ lý thuyết đối với cái mà Parsons gọi là lý thuyết hành động tự nguyện. Hội tụ này diễn ra chính xác bởi vì các lý thuyết duy lý và thực chứng của họ không thể giải thích đồng thời trật tự xã hội và hành động hợp lý mà không viện đến các phạm trù còn lại. Một khó khăn đặc biệt với các lý thuyết này là bởi vì chúng xác định tính hợp lý là tương thích với khoa học tự nhiên thực nghiệm, chúng không thể đạt đến một lý thuyết thỏa đáng về các giá trị, văn hóa và ý nghĩa. Từ góc độ thực chứng, tất cả các niềm tin và thực hành tôn giáo dường như đều bất hợp lý. Chống lại những quan điểm quy giản luận này, Parsons lập luận rằng các biểu tượng tôn giáo, chẳng hạn, không duy lý cũng không bất duy lý; chúng chỉ đơn giản là phi lý. Các biểu tượng tôn giáo tượng trưng cho những trải nghiệm về thực tại tối hậu, về điều mà khoa học tự nhiên có ít hoặc không có gì để nói. Nếu không có một lý thuyết đầy đủ về các khía cạnh phi lý của hành động, thì xã hội học sẽ không bao giờ phát triển được một nhận thức thỏa đáng về ý nghĩa mà các tác nhân gán cho hành động xã hội.
Chủ đề chính thứ ba của Cấu trúc Hành động Xã hội là sự phát triển xã hội học về các giá trị là một nhiệm vụ thiết yếu của xã hội học với tư cách là một khoa học xã hội, nếu chúng ta nắm bắt được ý nghĩa của hành động xã hội đối với cá nhân và các chức năng tích hợp của các giá trị chung cho hệ thống xã hội nhất thiết phải được liên kết ra sao. Trật tự xã hội là có thể nếu các tác nhân xã hội có chung các giá trị văn hóa, kết hợp họ lại với nhau để chia sẻ và thực hiện các hoạt động hợp tác. Chính những giá trị chung này quyết định các mục tiêu tối hậu của hành động và cấu trúc các chuẩn mực theo đó các phương tiện hành động được lựa chọn. Những giá trị chung này, hay cái mà Parsons gọi là hệ thống văn hóa, tích trữ - như nó đã từng làm - ý nghĩa tập thể của hành động và xã hội cho toàn bộ tập thể. Hành động có ý nghĩa bởi vì các tác nhân duy lý có sẵn các giá trị chung xác định hành động, và trật tự xã hội là có thể bởi vì các giá trị chung này liên kết các tác nhân xã hội lại với nhau thành các hệ thống xã hội theo cách cho phép (không bảo đảm) giải quyết hòa bình các xung đột xã hội.
Do đó, ý tưởng về một lĩnh vực có giá trị xã hội tương
đối tự trị không thể quy
giản thành lợi ích vật chất hoặc môi trường là một đặc điểm thiết yếu của Cấu trúc Hành động Xã hội. Về mặt này, Hệ thống Xã hội cũng có thể được coi là một nỗ lực để phát triển một xã hội học tổng quát về các giá trị.
Do đó, mục đích của cuốn sách Parsons là tìm kiếm nguồn gốc của các cấu phần chính của
một hệ thống xã hội từ cấu trúc của hành động xã hội. Lập luận của ông với tư cách là kết quả chủ
yếu tập trung vào ý tưởng về cái mà ông gọi là các “định hướng giá trị” và các mô thức văn hóa của hành động, và mối
quan hệ của chúng với các khía cạnh động lực của các quá trình xã hội.
Trong Hệ thống Xã hội, Parsons đã chấp
nhận một phương thức hoạt động lý thuyết dựa trên việc tìm kiếm sự đối xứng và
mô thức, liên quan một
cách đặc trưng đến các sơ đồ hoặc các hộp bộ ba hoặc bộ bốn. Do đó, một hệ thống hành động xã hội có thể được chia thành ba cấu phần chính: các hệ thống văn hóa,
xã hội và nhân cách. Các phương thức định hướng động lực của hành động là nhận
thức, biểu cảm và đánh giá; tương tự như vậy, có những định hướng về giá trị nhận thức,
đánh giá và đạo đức của một tác nhân xã hội đối với tình huống hành động; các mô thức và các thể chế văn hóa cũng được tổ chức xung quanh các hệ thống niềm tin (trong
đó nhấn mạnh đến kiến thức và nhận thức), các hệ thống biểu tượng biểu cảm (tương tự với hệ thống biểu cảm chính), và cuối cùng có
các hệ thống định hướng giá trị (thể hiện các nghĩa vụ đạo đức, tương
ứng với các hoạt động đánh giá).
Đối với nhiều nhà phê bình Parsons, việc sử dụng những phép song hành, ngoại suy và các quan hệ đối xứng, thường bằng một hộp cứng 2 × 2, trở thành khía cạnh không hấp dẫn và khó hiểu nhất của phiên bản lý thuyết hệ thống xã hội Parsons. Chẳng hạn, người ta đã lập luận rằng mô hình các định hướng nhận thức, biểu cảm và đánh giá của Parsons không hơn gì một tuyên bố thông thường rằng, khi hành động, con người có thể biết, cảm nhận hoặc phán đoán mọi thứ. Để bảo vệ Parsons, có thể chỉ ra rằng nhiều cách giải thích triết học về đạo đức, ví dụ Aristotle và Kant, dựa trên một hệ thống hành động ba phần như vậy. Hơn nữa, Parsons đã sử dụng ý tưởng về các biểu tượng biểu cảm rất sáng tạo khi ông nhìn thấy các khía cạnh của các phong trào xã hội hiện đại như một “cuộc cách mạng biểu cảm”. Những mô hình lý thuyết này nên được coi là thiết bị trực cảm để phát triển lý thuyết xã hội học, chứ không phải là những đặc điểm cứng nhắc, vĩnh viễn của xã hội học Parsonian (Adriaansens 1989).
Một đặc điểm phát triển khác của lý thuyết xã hội học Parsons là sự ra đời của các biến mô thức (pattern variables). Các mô thức này đề cập đến cấu trúc của các định nghĩa-vai trò được tuyên bố là đối đầu với hành động như một hệ thống các lựa chọn xung đột. Lấy một ví dụ là trung tâm đối với Parsons, một bác sĩ, trong khi tuân theo một quy tắc đạo đức-nghề nghiệp trong việc thăm khám cho một đứa trẻ, đối xử với đứa trẻ theo cách phổ quát, trung tính và cụ thể. Về nguyên tắc, bác sĩ thờ ơ với các đặc điểm xã hội đặc biệt của đứa trẻ (thuộc tầng lớp thấp, da trắng, Công giáo), bởi vì bác sĩ được hướng dẫn bởi một mối quan tâm chuyên nghiệp đối với các triệu chứng bệnh tật của đứa trẻ. Ngược lại, mẹ của đứa trẻ được đặc trưng bởi mối quan hệ đặc thù, tình cảm và lan tỏa của cô ta với đứa con. Do đó, Parsons muốn chỉ ra về phương diện các giá trị và hành động, sự khác biệt rất lớn giữa gia đình và tình huống nghề nghiệp. Chúng biểu hiện các biến mô thức rất khác nhau, trong thực tế có liên quan đến sự khác biệt nổi tiếng giữa Gemeinschaft (tính đồng nhất) và Gesellschaft (tính xã hội), lần đầu tiên được Tönnies (1912) mô tả một cách có hệ thống. Các biến mô thức này được tuyên bố là phổ quát và không thể tránh được: chúng là tính dễ xúc động trái ngược với tính trung lập tình cảm; tự ngã trái ngược với định hướng tập thể; chủ nghĩa phổ quát trái ngược với chủ nghĩa đặc thù; đạt được trái ngược với gán cho; tính đặc trưng trái ngược tính khuếch tán.
Những
cách giải thích hình thức rõ ràng về định hướng-giá trị, các thể chế văn hóa và các biến mô
thức trên thực tế có liên quan trực tiếp đến các phân tích ban đầu của Parsons
về hành động tự nguyện và trật tự xã hội theo hai cách. Thứ nhất, Parsons muốn
chỉ ra rằng sự trao đổi giữa tính cách và các hệ thống văn hóa có ý
nghĩa quan trọng đối với sự ổn định của hệ thống xã hội. Trường hợp các tác nhân
xã hội có các giá trị “nội tại hóa” thông qua xã hội hóa trong gia đình, thì về mặt tính cách, họ nhận được sự
hài lòng khi tuân theo mô thức thống trị của các giá trị trong hệ thống xã hội. Có một sự ngẫu nhiên đúp giữa tác nhân và văn hóa. Hệ
thống văn hóa được củng cố bởi các hành động phù hợp với văn hóa thống trị; tác nhân xã hội nhận được
sự hài lòng về tính cách với
tư cách hệ quả của việc thực hiện các hành động tương thích với các
giá trị thống trị. Trật tự xã hội được duy trì vì các tác nhân xã hội được khen thưởng vì sự
hỗ trợ của họ. Do
đó mà phần lớn Hệ thống Xã hội đăm đuối vào việc
bàn về sự lệch lạc.
Mối quan hệ thứ hai là trong việc giải thích về các biến mô thức, Parsons một lần
nữa giải quyết câu hỏi về vấn đề trật tự Hobbesian. Các mối quan hệ xã hội vận hành theo nghĩa chúng
không phải là ngẫu nhiên, mà
được cấu trúc bởi các mô
thức giá trị cơ bản cưỡng
bức hành động về phương
diện đạo đức. Hơn nữa, trong mô tả về hành động mang tính phổ quát, trung lập,
tập thể, cụ thể và định
hướng-thành tựu, Parsons đã đưa ra một cách giải thích về hành động xã
hội rất trái ngược với các hành động định hướng-thị trường (tư bản). Vì vậy, chúng ta có thể
thấy tầm nhìn của Parsons về xã hội là một sự thay thế rõ ràng cho một xã hội
bị chi phối bởi “chủ nghĩa cá nhân sở hữu” (Macpherson 1962). Do đó, rất quan trọng để thấy rằng các biến mô thức là cốt lõi,
không chỉ là quan điểm của
Parsons về hành vi chuyên nghiệp hiện đại, mà còn của chính xã hội học.
Trên thực tế, Parsons, về
kết luận nghiên cứu của mình, đã thực sự cho rằng lý thuyết
xã hội học “là khía cạnh của lý thuyết về các hệ thống xã hội liên quan đến các hiện
tượng thể chế hóa các mô thức định hướng giá trị trong hệ thống xã hội.” (Parsons 1951a: 552 ).
Vấn đề này đặc biệt rõ ràng trong phân tích các ngành nghề của Parsons, trong Hệ thống Xã hội đây là một vấn đề liên quan chặt chẽ đến việc phân tích vai trò của người bệnh (sick role), nhưng ảnh hưởng của nó lại lan rộng hơn nhiều trong toàn bộ các công trình của Parsons. Trong thực tế, đối với tôi, vấn đề này đủ quan trọng để khẳng định rằng chìa khóa của Hệ thống Xã hội phải được tìm thấy trong các trang (428ff) trong đó Parsons thảo luận về những cách thức mà các biến mẫu tạo hình nên mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân. Đối với Parsons, bị bệnh là một điều kiện xã hội, bởi vì nó liên quan đến việc tham gia vào một vai trò xã hội. Có những kỳ vọng quan trọng xung quanh việc bị bệnh, cụ thể là bị bệnh liên quan đến những kỳ vọng định chuẩn về phía bác sĩ và bệnh nhân với các mối quan hệ xã hội tạo thành một hệ thống xã hội. Đặc biệt, Parsons nhấn mạnh tầm quan trọng của các định hướng phổ quát, trung lập và tập thể về phía bác sĩ chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, Parsons cũng quan tâm đến việc đặt vai trò người bệnh vào bối cảnh rộng lớn hơn của các giá trị xã hội tổng thể. Với thành tựu và giá trị hoạt động của văn hóa cá nhân chủ nghĩa Mỹ, bị bệnh, theo nghĩa hệ trọng, là lệch lạc. Bệnh tật thường liên quan đến việc bỏ lại công việc và có tính thụ động. Bệnh tật liên quan đến việc rời bỏ tạm thời, thụ động công việc đang làm, có khả năng là mối đe dọa đối với các giá trị của toàn hệ thống. Do đó, bác sĩ xuất hiện trong xã hội học Parsonian với tư cách là người bảo vệ trật tự đã được thiết lập, với tư cách là người canh gác sự lệch lạc, và là hiện thân trật tự “thiêng liêng” của tính chuẩn thường (normality). Các biến mô thức trong bối cảnh này (đặc biệt là tính trung lập tình cảm) cho phép bác sĩ hoạt động như một người bảo vệ vô vị lợi của toàn xã hội. Hệ thống Xã hội là một văn bản đa dạng và phức tạp, nhưng tôi hy vọng tôi đã gợi ý một số cách đọc nhất định về Parsons, cho thấy tính tương liên trong cách tiếp cận của ông đối với các mối quan tâm đương thời. Chẳng hạn, quan điểm của Parsons về ý nghĩa biểu tượng của quyền lực y tế đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các phản ứng xã hội đối với các chương trình AIDS, IVF (Thụ thai trong ống nghiệm), đối với bệnh mãn tính, lão hóa, và đối với những hiểm họa của phức hợp công nghiệp y tế cho con người. Mặc dù xã hội học y học của Parsons thường bị chỉ trích, nhưng đó là một khía cạnh trong các công trình của ông, nơi mà thứ quan niệm “không có bổn phận” mang tính kinh nghiệm không được phép duy trì. Hơn nữa, nhận thức của Parsons về tầm quan trọng văn hóa và biểu tượng của cơ quan y tế đã dự báo nhiều hệ mẫu hiện đại, cấp tiến, lấy quyền lực và kiến thức y tế làm xuất phát điểm (Turner 1987).
____________________________________
Nguồn:
Preface to
the New Edition, Talcott Parsons (1951 & 1991). The Social System, Routledge & Kegan Paul Ltd.
Tác giả: Bryan Stanley Turner (sinh năm 1945) là một nhà xã hội học người Anh và Úc, sinh tại Birmingham, Anh. Turner đã được bổ nhiệm giáo sư đại học ở Anh, Scotland, Úc, Đức, Hà Lan, Singapore và Hoa Kỳ. Ông từng là giáo sư xã hội học tại Đại học Cambridge (1998 - 2005) và Trưởng nhóm nghiên cứu Cụm tôn giáo tại Viện nghiên cứu châu Á, Đại học Quốc gia Singapore (2005 - 2008). Turner hiện là Giáo sư Xã hội học Tôn giáo tại Viện Tôn giáo, Chính
trị học
và Xã hội tại Đại học Công giáo Úc. Ông cũng là phó giáo
sư của Trung tâm Xã hội học Văn hóa tại Đại học
Yale, Thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Úc và Thành viên của Hiệp hội
nghiên cứu xã hội học Mỹ. Ông nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Leeds vào năm 1970
với luận án có tựa đề “Sự suy tàn của Hội
Giám lý: phân tích về cam kết tôn giáo
và tổ chức”. Ông đã nhận được một số bằng
danh dự công nhận những đóng góp của mình cho Xã hội học: Tiến sĩ Văn chương - Litterarum Doctor, Doctor Litterarum (ở Anh, Úc, Ấn Độ và
Ireland học vị này cao hơn Tiến sỹ ) Đại học Flinder năm
1987, Thạc sĩ Đại học Cambridge năm 2002 và Tiến sĩ Văn chương Đại học Cambridge năm 2009.
Tài liệu tham khảo
Abercrombie,
N., Hill, S. and Turner, B.S. (1980) The Dominant Ideology Thesis, London:
Allen &
Unwin.
Adriaansens,
H.P.M. (1989) “Talcott Parsons and Beyond: Recollections of an Outsider”, Theory,Culture
& Society 6(4):613–21.
Adorno,
T.W., Frenkel-Brunswik, E., Levinson, D.J. and Sanford, R.N. (1950) The
Authoritarian
Personality,
New York: Harper.
Alexander,
J.C. (1984) Theoretical Logic in Sociology, Vol. 4: The Modern
Reconstruction of
Classical
Thought: Talcott Parsons, London: Routledge & Kegan Paul.
Alexander,
J.C. (ed.) (1985) Neofunctionalism, Beverly Hills: Sage.
Alexander,
J.C. (1987) Twenty Lectures: Sociological Theory Since World War II, New
York: Columbia University Press.
Alexander,
J.C. (1988) “The New Theoretical Movement”, in N.J.Smelser (ed.) Handbook of
Sociology, Newbury Park: Sage, 77–101.
Bendix,
R. (1969) Max Weber, an Intellectual Portrait, London: Methuen.
Buxton,
W. (1985) Talcott Parsons and the Capitalist Nation-State, Toronto:
University of Toronto Press.
Camic,
C. (1989) “Structure after fifty years”, American Journal of
Sociology 95:38–107.
Chazel,
F. (1974) La theorie analytique de la societe dans l’oeuvre de Talcott
Parsons, Paris: Mouton.
Dahrendorf,
R. (1958) “Out of Utopia: towards a reorientation of sociological analysis”, AmericanSociological
Review 64:115–27.
Dawe,
A. (1970) “The two sociologies”, British Journal of Sociology 21:207–18.
Elias,
N. (1978) The Civilizing Process, Vol 1 The History of Manners, Oxford:
Basil Blackwell.
Fromm,
E. (1956) The Sane Society, London: Routledge & Kegan Paul.
Ganssmann,
H. (1988) “Money—a symbolically generalised means of communication? On the
concept
of money in recent sociology”, Economy & Society 17(3):285–316.
Giddens,
A. (1968) “‘Power’ in the recent writing of Talcott Parsons”, Sociology 2:257–72.
Giddens,
A. (1976) New Rules of Sociological Method, a positive critique of
interpretative sociologies, London: Hutchinson.
Giddens,
A. (1984) The Constitution of Society, outline of the theory of
structuration, Cambridge: Polity Press.
Goudsblom,
J. (1988) “The Sociology of Nobert Elias: its resonance and significance”, Theory,
Culture & Society 4(2–3):323–37.
Gould,
M. (1989) “Voluntarism versus Utilitarianism: a critique of Camic’s history of
ideas,” Theory, Culture & Society 6(4):637–54.
Gouldner,
A.W. (1971) The Coming Crisis of Western Sociology, London: Heinemann.
Habermas,
J. (1987) The Theory of Communicative Action, volume two, The Critiquc of
Functionalist Reason, Cambridge: Polity Press.
Haines,
V.A. (1987) “Biology and social theory: Parsons’s evolutionary theme”, Sociology
21(1):19–39.
Hamilton,
P. (1983) Talcott Parsons, London and New York: Tavistock.
Holton,
R.J. and Turner, B.S. (1986) Talcott Parsons on Economy and Society, London:
Routledge & Kegan Paul.
Holton,
R.J. and Turner, B.S. (1989) Max Weber on Economy and Society, London:
Routledge.
Lassman,
P. and Velody, I. (eds) (1989) Max Weber’s “Science as a Vocation”, London:
Routledge.
Lerner,
M. (1957) America as a Civilization, New York: Simon and Schuster, 2
vols.
Levine,
D.N. (1980) Simmel and Parsons, two approaches to the study of society, New
York: Arno Press.
Lidz,
D. (1989) “The American value system: a commentary on Talcott Parsons’s
perspective and understanding”, Theory, Culture & Society 6(4):
559–76.
Lockwood,
D. (1956) “Some remarks on The Social System”, British Journal of
Sociology 7:134–
45.
Luhmann,
N. (1982) The Differentiation of Society, New York: Columbia University
Press.
Macpherson,
C.B. (1962) The Political Theory of Possessive Individualism, Oxford:
Oxford University Press.
Mayer,
J.P. (1944) Max Weber and German Politics, a study in political sociohgy, London:
Faber.
Mills,
C.Wright (1956) The Power Elite, New York: Oxford University Press.
Mills,
C.Wright (1959) The Sociological Imagination, Harmondsworth: Penguin
Books.
Munch,
R. (1981) “Talcott Parsons and the theory of action 1: the structure of the
Kantian core”, American Journal of Sociology 86:709–40.
Mills,
C.Wright (1987) Theory of Action: towards a synthesis going beyond Parsons, London
and New York: Routledge.
Nisbet,
R. (1967) The Sociological Tradition, London: Faber.
Peel,
J.D.Y. (1971) Herbert Spencer: the evolution of a sociologist, London:
Heinemenn.
Rex,
J. (1961) Key Problems in Sociological Theory, London: Routledge &
Kegan Paul.
Riesman,
D. (1950) The Lonely Crowd, New Haven, CT: Yale University Press.
Robertson,
R. (1982a) “Parsons on the evolutionary significance of American religion”, Sociological
Analysis 43:307–26.
Robertson,
R. (1982b) “The sociological significance of culture: some general
considerations”, Theory Culture & Society 5(1):3–24.
Robertson,
R. and Turner, B.S. (1989) “Talcott Parsons and modern social theory: an
appreciation”, Theory Culture & Society 6(4):539–58.
Savage,
P. (1981) The Theories of Talcott Parsons: the social relations of action, London:
Macmillan.
Sciulli,
D. and Gerstein, D. (1985) “Social Theory and Parsons in the 1980s”, Annual
Review of Sociology 11:369–87.
Scott,
J.F. (1963) “The changing foundations of the Parsonian action scheme”, American
Sociological Review 29:716–35.
Simmel,
G. (1978) The Philosophy of Money, London: Routledge & Kegan Paul.
Sorokin,
P.A. (1966) Sociological Theories of Today, New York: Harper.
Tönnies,
F. (1912) Gemeinschaft und Gesellschaft, Berlin: Karl Curtius.
Turner,
B.S. (1981) For Weber, Essays in the Sociology of Fate, London:
Routledge & Kegan Paul.
Turner,
B.S. (1987) Medical Power and Social Knowledge, London: Sage.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét