Powered By Blogger

Thứ Ba, 6 tháng 2, 2024

Làng Tepoztlán của người Mexicô (VI)

Robert Redfield

Người dịch: Hà Hữu Nga

Chương IV: Tổ chức Làng

[Tr.69] Bản thân tổ chức xã hội của làng cũng theo mô thức tương tự như mô thức vừa mô tả cho toàn bộ cộng đồng ở thung lũng. Tepoztlan, giống như toàn bộ cái cộng đồng mà nó là ngôi làng lớn nhất, được tạo thành từ các đơn vị bán độc lập, mỗi đơn vị tập trung xung quanh một nhà thờ và một vị thánh bảo trợ. Những đơn vị này là các barrios phân khu, là những bộ phận cấu thành liền kề của ngôi làng, nhưng sự hiện diện và vị trí tương đối của chúng được biểu thị bằng các tháp của bảy nhà thờ hoặc capillas nhà nguyện, với nhà thờ lớn trung tâm nằm trên plaza quảng trường, mà chỉ riêng các tòa nhà của Tepoztlan là nhô lên trên biển tán lá bao phủ thị trấn vào mùa mưa. Bảy ngôi nhà nguyện nhỏ nằm rải rác khắp làng; không hề có cặp nhà nguyện nào liền kề nhau. Mỗi cái đều nằm ở và là tài sản của một trong bảy barrios phân khu. Nhà nguyện và barrio phân khu đều mang tên vị thánh bảo trợ có tượng đặt trên bàn thờ của nhà nguyện và ngày lễ Thánh bản mệnh nhằm vào đúng ngày lễ của barrio phân khu đó. Santa Cruz không chỉ có một, mà là hai lễ hội - một vào ngày 3 tháng 5, bởi vì có hai tượng thánh khác nhau vào ngày 6 tháng 8 - nhà nguyện mang tên Santa Cruz và nhà nguyện mang tên San Salvador. Trong trường hợp này, trong khi barrios phân khu được gọi là Santa Cruz, thì thánh Saint Salvador1 lại được coi là người bảo trợ [tr.70] của phân khu đó. Ngôi làng nhỏ Ixcatepec, ngay bên ngoài Tepoztlan, có hai tượng thánh giống nhau và hai fiestas lễ hội giống nhau. Tuy nhiên, theo sự sắp xếp lâu đời, Ixcatepec tổ chức lễ hội một tuần sau fiestas lễ hội ở Santa Cruz.


Các barrios phân khu có quy mô rất khác nhau. Số lượng nhà ở mỗi phân khu như sau:
San Pedro ..............................35         La Santisima (Trinidad.......................175
Los Reyes ..............................65         San Miguel.........................................150
San Sebastian ........................14         San Do mingo......................................75
Santa Cruz ...........................100

Nói một cách đại khái, có bốn barrios phân khu lớn và ba barrios phân khu nhỏ. Ba barrios phân khu lớn (La Santisima, San Miguel, và San Domingo) tụ họp quanh quảng trường trung tâm, trong khi ba barrios phân khu nhỏ và Santa Cruz nằm mạn trên (phía tây) những phân khu khác.2 Ranh giới của các barrios phân khu được xác định rõ ràng. Đôi khi đường ranh giới chạy giữa một con phố và đôi khi những ngôi nhà hai bên đường thuộc cùng một barrio phân khu, thì đường ranh giới chạy ngay sau các dãy nhà. Đôi khi có những dịch chuyển bất thường khiến một vài ngôi nhà rời khỏi phân khu này để gộp vào một barrio phân khu khác. Cả một khối nhà, về mặt địa lý ở San Miguel, thuộc phân khu Santa Cruz, mặc dù gần như ở đầu đối diện của thị trấn.3 Cư dân của những ngôi nhà này thay phiên nhau chăm sóc nhà nguyện Santa Cruz và đóng góp cho barrio phân khu vào thời điểm diễn ra lễ hội của barrio phân khu đó.

[Tr.71] Rõ ràng là các yếu tố địa hình có tầm quan trọng nhất định trong việc ấn định ranh giới các barrios phân khu. Trong nhiều trường hợp hiện nay có một barranca hẻm núi hoặc một đoạn dốc đột ngột trở thành ranh giới giữa barrios phân khu này và một barrio phân khu khác. Điều này đặc biệt đáng chú ý trong các trường hợp ranh giới giữa San Pedro và Los Reyes, Los Reyes và Santa Cruz, Los Reyes và San Sebastian, La Santisima và Santo Domingo. Có thể thấy rất rõ Tepoztlan nằm trên một sườn dốc, và các barrios phân khu xuất hiện theo thứ bậc từ phía trên xuống phía dưới của sườn dốc. Nếu người ta nhìn thị trấn từ những ngọn núi ở phía nam thung lũng, thì bảy nhà nguyện xuất hiện theo một chuỗi thang bậc, cái này nằm trên cái kia. Mối quan hệ này có thể được chỉ ra trong sơ đồ phía dưới. Riêng San Miguel trải trên hai cấp độ.
San Pedro
              Los Reyes
                          San Sebastian
                                           và Santa Cruz
                                                           La Santísima
                                                                         và San Miguel
                                                                                           San Miguel
                                                                                                  và Santo Domingo
Điều đáng lưu ý là những cặp barrios phân khu xuất hiện ở cùng cấp độ giống nhau về đặc điểm văn hóa hơn các cặp khác. Vì vậy, San Sebastian và Santa Cruz có những điểm tương đồng đặc biệt về nghề nghiệp và tình cảm tôn giáo và mang cùng một tên gọi động vật (sẽ được giải thích sau); trong khi ở trường hợp của San Miguel và La Santísima, thì một [tr.72] trong số các đường phố chính chạy liên tục trên cùng một cấp độ qua hai barrios phân khu và cặp phân khu này rất giống nhau và luôn hợp tác tổ chức lễ hội hóa trang và các fiestas lễ hội khác.

Dân Tepoztecos nhận thức được vai trò của các đặc điểm địa lý này. Trong fiesta lễ hội thường niên, một nghệ sỹ đóng giả “vị vua” El Tepozteco của họ, diễn một vai truyền thống bằng tiếng Nahuatl, khi anh ta thách thức các đội quân của các làng lân cận khác đang bao vây, anh ta nói, “Ica Hueloncan nechmoyohualotica nahui no tepe, chicome tlatelli, chicome tlacomolli, ihuan chicome tlaltemimilolli” (“Tại chốn này bốn ngọn núi, bảy quả đồi, bảy giếng sâu và bảy vách đá dựng đứng che chở cho ta”). Đây rõ ràng là một sự ám chỉ, về mặt địa hình, đối với các barrios phân khu ở đó.

Từ barrio thường được dịch là “phường”, nhưng “phường” không cho biết chính xác thực chất của đơn vị này. Trước hết, barrios phân khu không phải là một đơn vị chính trị. Vì mục đích của chính quyền thành phố, thị trấn đã được chia thành bảy demarcaciónes khu vực phân giới hành chính. Rõ ràng là các barrios phân khu là mô thức chung cho việc tạo ra các ranh giới nhưng ranh giới của hai tập hợp đơn vị này không trùng nhau. Người ta không biết mình đang sống ở demarcacion phân giới nào; nhiều người có lẽ mù tịt về sự tồn tại của một đơn vị giả tạo như vậy. Thứ hai, trong khi kẻ nào đó trở thành thành viên của một “phường”, như chúng ta biết, chỉ bằng cách đến và sống ở khu vực đó, thì hắn cũng không thể trở thành thành viên của một khu dân cư theo cách này. Nói chung, tư cách thành viên trong barrios phân khu là do cha ông truyền lại. Trong hầu hết các trường hợp, người ta sống ở các mảnh đất [tr.73] nơi tổ tiên của họ đã sống qua nhiều thế hệ. Các khu dân cư này có tên gọi riêng theo tiếng Nahuatl4 căn cứ vào địa chỉ đã được ấn định; tên đường phố hiếm khi được sử dụng. Do đó, khi một cá nhân đến từ nơi không phải là một barrio phân khu và thuê một căn nhà ở đó, hắn sẽ không trở thành thành viên của barrio phân khu đó. Danh sách các thành viên barrio phân khu đưa ra thường bỏ qua những người cư trú trong một số ngôi nhà nhất định, và những ngôi nhà này luôn luôn là những ngôi nhà do người ngoài thuê, hoặc, trong một số trường hợp, những ngôi nhà do các thành viên của barrios phân khu khác chiếm cư và sở hữu.

Trường hợp thứ hai này dẫn đến vấn đề là ở mỗi barrio phân khu đều có một số gia đình nhất định được biết là thuộc về một barrio phân khu khác với phân khu họ sinh sống.5 Điều này có thể xảy ra khi tổ tiên mua một mảnh đất ở một phân khu khác. Trong những trường hợp này, cả gia đình chắc chắn đã chuyển đi, không còn ai ở lại trong phân khu cũ để tiếp tục là thành viên ở đó. Tất nhiên một người đàn ông có thể và có lẽ thường xuyên thay đổi tư cách thành viên barrios phân khu bằng cách thay đổi nơi cư trú trong barrios phân khu của mình. Điều này có thể xảy ra nếu một người cha có nhiều con trai mua - cho một hoặc nhiều người trong số họ - một ngôi nhà ở một barrios phân khu khác. Người con trai, thường là con cả, [tr.74] vẫn ở lại barrios phân khu cũ sau khi cha mình qua đời, tiếp tục trở thành thành viên của barrios phân khu cũ và hoàn thành cam kết với santo vị thánh bản mệnh ở đó, trong khi người con trai thứ trở thành thành viên của một barrios phân khu khác. Người ta sẽ nhận thấy có xu hướng các thành viên nam trong barrios phân khu có quan hệ họ hàng với nhau chứ không phải là phụ nữ, bởi vì trong hầu hết các trường hợp, người con trai đã lập gia đình đưa vợ về sống ở nhà của cha mình hoặc trong một ngôi nhà mới được xây trên đất hoặc liền kề với đất nhà ông cha mình, trong khi con gái lấy chồng và thường đến sống ở những phân khu khác. Phân khu có lẽ không hề ảnh hưởng đến việc lựa chọn người phối ngẫu; không thấy có ảnh hưởng nào đến sự lựa chọn như vậy ngoại trừ ảnh hưởng của quan hệ họ hàng và sở thích tính khí.

Tư cách thành viên trong barrio phân khu được chứng thực bằng thực tế quan trọng của việc đóng tiền cúng dường (S. limosna; N. huentli) vào thời điểm diễn ra lễ hội santo vị thánh bảo trợ của barrio phân khu, và nó được duy trì trong trường hợp các cá nhân thuộc về barrios các phân khu khác với những phân khu mà họ sinh sống. Vì vậy, các gia đình thuộc phân khu La Santisima ở Los Reyes đã đóng góp dâng lễ vật khi lễ hội La Santisima diễn ra. Họ cũng có thể đóng góp cúng dường cho lễ hội Los Reyes, nhưng điều này được coi là nghĩa vụ, mà không hủy bỏ tư cách thành viên trong barrio phân khu La Santisima. Bằng cách này, khoản đóng góp nghi lễ tương tự, (thực tế là những người sống ở xung quanh phân khu Santa Cruz bên trong phân khu San Miguel thuộc về phân khu Santa Cruz) vẫn lại được thực thi tại lễ hội Santa Cruz. Lễ vật được coi là lời cam kết vĩnh viễn với santo thánh bảo trợ, không thể hủy bỏ và ràng buộc gia đình của một con người sau khi hắn qua đời. Khoản đóng góp như vậy sẽ được sử dụng cho một hoặc cả hai [tr.75] mục đích: thắp nến trước santo thánh bảo trợ vào ngày lễ hội, và đốt castillo tháp pháo hoa trước cửa nhà thờ vào dịp đó. Khoản đóng góp cho mỗi mục đích này, khoản tiền cam kết vĩnh viễn hàng năm, là dịp được tham dự vào nghi thức long trọng, bằng cả hành động và lời nói. Các buổi lễ diễn ra tại nhà viên quản khu với nến và tháp pháo hoa, các dịp này được gọi là cerahpa castiyohpa.6            

Như đã được chỉ ra trong chương trước, ejidos các khu đất công của làng ở Tepoztlan không giống như altepetlalli các khu đất công thị trấn thời tiền-Colombo, được chia thành các khu vực giữa các barrios phân khu. Các đồng cỏ và các khoảnh rừng thuộc thị trấn được tất cả pueblo làng chính (và bảy làng phụ) sử dụng chung mà không tính đến tư cách thành viên barrios các phân khu. Các khoảnh ruộng rẫy nông nghiệp tư nhân không được nhóm theo barrios phân khu. Một cư dân của phân khu San Miguel có thể sở hữu một milpa khoảnh rẫy gần phân khu Santa Cruz ở phía bên kia của thị trấn, mặc dù trên thực tế, các khoảnh ruộng rẫy thường ở gần nhà kẻ sở hữu.

Nhưng mỗi barrios phân khu đều sở hữu những khu đất mà sản phẩm của chúng được dùng để hỗ trợ cho nhà nguyện của barrio phân khu. Hoặc, như người Tepoztec nói, sản phẩm được phân bổ để dâng cho santo thánh bảo trợ. Những vùng đất được gọi là imimil to santo “các khoảnh ruộng rẫy thuộc về santo thánh bảo trợ của chúng ta. Đây là những khoảnh đất chung thực sự duy nhất của Tepoztlan. Phù hợp với [tr.76] với luật pháp, quyền sở hữu hợp pháp đối với các khoảnh đất này do một cá nhân nắm giữ, nhưng hắn ta tin là giữ cho santo thánh bảo trợ. Mối quan tâm của hắn đối với mảnh đất không lớn hơn mối quan tâm của bất kỳ thành viên nào khác trong barrio phân khu. Các khu đất được gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch chung bởi những người đàn ông của barrio phân khu, dưới sự chỉ đạo của mayordomo viên quản lý giáo khu thuộc santo thánh bảo trợ, và hoa màu khi bán sẽ được dùng để bảo trì nhà nguyện - để mua đèn nến, rèm trang trí các ban thờ, v.v.

Hầu hết đất đai thuộc sở hữu chung của các barrio phân khu đều là nương rẫy trồng ngô. Nhưng phân khu San Miguel cũng sở hữu một khu rừng chirimoyas mãng cầu và San Pedro sở hữu một khu rừng cedars tuyết tùng. (Cành cây tuyết tùng, ngày nay cũng như thời tiền Colombo, được sử dụng nhiều trong việc trang trí bàn thờ và có mục đích sử dụng trong các nghi thức tôn giáo và ma thuật khác.) Ngoài ra, một số barrios phân khu, đặc biệt là San Miguel, còn nuôi bò đực để thực hành nghi lễ toros đấu bò mộc mạc đôi khi được tổ chức nhân dịp lễ thánh bảo trợ. Trong thời gian còn lại của năm, lũ bò đực được chia về cho các thành viên trong phân khu để chăm nuôi.7

Barrio phân khu có thể dễ dàng được nhận biết là calpolli các Nhà Lớn thời tiền-Colombo. Từ những thông tin8 chúng tôi có về tổ chức xã hội Tenochtitlan (Thành phố Mexico) và Texcoco, có vẻ như mỗi pueblo làng ở khu vực Nahua được chia thành các đơn vị mang tên này. Người ta cho rằng các đơn vị này về cội nguồn được cho là9 [tr.77] dựa trên quan hệ họ hàng, nhưng vào thời Chinh phục, ít nhất là ở Tenochtitlan, mối quan hệ họ hàng phần lớn đã biến mất, và calpolli là một đơn vị tổ chức địa phương. Mỗi calpolli đều có vị thần, cơ cấu tôn giáo, tòa án, thẩm phán và tổ chức quân sự riêng; và các thành viên của mỗi calpolli đều sở hữu những khu đất chung tách biệt và khác biệt với các khu đất của những calpolli khác.

Với sự tan rã của tổ chức bộ lạc sau thời Chinh phục, các chức năng quân sự, chính trị và tư pháp của calpolli rơi vào tình trạng vô dụng. Nhưng các chức năng xã hội và tôn giáo, không xung đột với bất kỳ hình thức nào của Tây Ban Nha, và trùng hợp ở một mức độ nào đó với quan niệm hiện tại của người Tây Ban Nha về một giáo xứ, thì vẫn tiếp tục tồn tại ở Tepoztlan, cũng như không còn nghi ngờ gì cả, ở các pueblo làng khác, cho đến ngày nay. Barrio phân khu với tư cách là một tổ chức tôn giáo, công trình tôn giáo trung tâm, vị thánh bảo trợ có ảnh tượng bên trong,10 và các yếu tố trong nghi lễ đi kèm (ví dụ: teponaztli, dâng vòng hoa, copal hương nhựa cây, v.v.) là những gì còn sót lại từ văn hóa thời tiền-Colombo.

Nó thuộc về tổ chức xã hội và lễ hội của cộng đồng mà barrio phân khu vẫn duy trì tầm quan trọng của nó. Ngay cả khi không có lễ hội, nhà nguyện vẫn đóng vai trò như một trung tâm xã hội của phân khu; bể nước thường đặt ở đó và là nơi mọi người tụ tập chuyện phiếm. Một số barrios phân khu đã mua đèn khí [tr.78] thắp trên phố đường bên ngoài nhà nguyện, và thanh niên barrios phân khu đến đây vào buổi tối để trò chuyện, đánh bài hoặc nghe hát. Nhưng chính vào thời điểm diễn ra lễ hội hàng năm, vị thế tập thể của các thành viên barrios phân khu mới đạt đến tầm quan trọng cao nhất, và nhà nguyện trở thành tâm điểm chú ý chính của cả pueblo làng và thậm chí cả các làng lân cận. Việc trang trí nhà nguyện, nghi lễ dâng nến, đốt nến, bài trí và đốt castillo tháp pháo hoa, chuẩn bị và thưởng thức các món ăn trong lễ hội, chơi sáo cổ hoặc teponaztli trống khía tên mái nhà nguyện, các vũ điệu thiêng và đôi khi có cả toros đấu bò – toàn bộ đều tạo thành một chương trình nghi lễ và giải trí kéo dài từ một đến bảy ngày. Mặc dù các thành viên của các barrios phân khu khác tham gia giải trí, nhưng barrio phân khu có vị santo thánh bảo trợ được tôn vinh đóng vai trò là chủ lễ và các thành viên của nó cảm nhận rất rõ tầm quan trọng tập thể của họ. Santo Thánh bảo trợ là biểu tượng cho tinh thần tập thể của barrios phân khu. Không có gì lạ khi một cá nhân tự hào về sự kỳ diệu vượt trội của santo Thánh bảo trợ barrios phân khu của mình: “Barrios phân khu của chúng ta là quan trọng nhất vì ảnh tượng thánh bảo trợ của chúng ta là kỳ diệu nhất”. Đức thánh San Salvador bảo vệ người dân phân khu Santa Cruz trong cuộc cách mạng; Đức thánh San Sebastian xuất hiện trong giấc mơ với người dân barrios phân khu của Ngài và đưa ra lời khuyên cho họ, v.v.

Sẽ không quá khi nói rằng các thành viên của một barrio phân khu có xu hướng suy nghĩ và hành động giống nhau. Ở mức độ rất lớn, điều này là do ảnh hưởng thống nhất và tập trung của nhà nguyện và Thánh bảo trợ của họ, họ cùng tham gia với tinh thần hợp tác vào mọi công việc, trò vui, lễ hội. Một nhóm đàn ông của barrio phân khu cùng nhau chuẩn bị milpa đám ruộng rẫy cúng dường santo Thánh bảo trợ để gieo hạt, cùng nhau sới ngô đang độ trưởng thành, cùng nhau thu hoạch. Một nhóm phụ nữ của barrios phân khu cùng nhau chuẩn bị thức ăn cho những người đàn ông làm việc trên đồng. Trong những trường hợp những người đàn ông, công việc được thực hiện dưới sự chỉ đạo của mayordomo viên quản lý giáo khu thuộc santo thánh bảo trợ. Vợ ông ta, hoặc người phụ nữ chính trong hộ gia đình ông ta, tổ chức việc nấu tortillas bánh ngô, đậu và thịt. Do đó, có một loại đạo đức, một esperit de corps tinh thần cộng đồng, vốn có trong barrio phân khu, được thể hiện trong tính santo thánh linh và đôi khi được thể hiện dưới dạng kình địch. Mọi nỗ lực phải [tr.79] được dành cho fiesta lễ hội để duy trì uy tín của barrio phân khu. Các tổ chức hỗ trợ lễ hội hóa trang, fiesta lễ hội thế tục là sự sáng tạo của ba trong số những barrios phân khu này. Ba comparsas - nhóm người tổ chức “nhảy” đeo mặt nạ - này cố gắng sao cho mỗi nhóm tạo ra được một trình diễn hay hơn, đem đến một dàn nhạc lớn hơn những nhóm khác, và kết quả là tranh chấp dù không thường xuyên vẫn nảy sinh.11

Trong một số trường hợp, có những yếu tố kinh tế thúc đẩy tình cảm tập thể này. Vì vậy, than củi được đốt ở Tepoztlan gần như được đốt cả ở phân khu San Pedro, và ở một mức độ thấp hơn là ở phân khu Los Reyes. Mọi thành viên của các barrios phân khu này gắn kết với nhau chặt chẽ bởi nghề nghiệp chung của họ trong công việc chặt, vận chuyển và đốt than [tr.80]. Đáng chú ý hơn nữa là kỹ thuật bện dây thừng bằng sợi maguey lá dứa gai của cư dân San Sebastian. Kỹ nghệ này, do một người di cư đưa đến Tepoztlan cách đây vài chục năm, đã được phổ biến cho một số khu nhà bên ngoài barrio phân khu của ông ta; nhưng ở phân khu San Sebastian hầu hết mọi hộ gia đình đều biết kỹ nghệ này, và khi có một hội chợ quan trọng ở một thị trấn nào đó lớn hơn trong bang, thì những người đàn ông phân khu San Sebastian sẽ đến đó gần như toàn bộ để bán lassosriatas các cuộn dây thừng dứa gai đặc sản của họ.

Quả thực, các barrios phân khu với các đặc điểm văn hóa rõ ràng khác nhau, dù có điều gì đó thực sự chung, nhưng long trắc ẩn lại vẫn khác nhau. Các đặc điểm khác nhau của các barrios phân khu đã được chính người Tepoztecos công nhận và ít nhất những đặc điểm phản ánh rõ hơn của chúng có thể biểu hiện những khác biệt mà họ cảm nhận được. Vì vậy, Santo Domingo là barrio phân khu văn minh nhất và yêu nước nhất (tức là, có ý thức nhất về tình cảm dân tộc). Nhà nguyện của họ được trang trí bằng những lá cờ Mexico; một dàn nhạc hiện đại đã được tổ chức ở đây, v.v. Còn barrio phân khu Santa Cruz lại rất nguyên thủy – nặng chất Công giáo, độc quyền và độc lập - “Santa Cruz tự trị vì như một nước cộng hòa nhỏ.” Trong khi đó San Pedro vẫn là một barrio phân khu của đám nghèo hèn, mù chữ, những kẻ vẫn giữ tâm tính cổ xưa ở một mức độ đáng kể và luôn phẫn nộ với sự hiện diện của người ngoài ở cộng đồng của họ, v.v.

Ý thức về các tính cách barrio phân khu được biểu hiện bằng những cái tên được dùng cho các barrios phân khu. Những cái tên này bằng tiếng Nahuatl và trong mọi trường hợp đều là tên của các loài động vật. Đó là những tên gọi sau: [tr.81]


Santo Domingo………Cacame [“Cóc”]
La Santisima…………Tzicame [“Kiến”]
San Miguel…………..Techihehicajne [“Thằn lằn”]
Santa Cruz và San Sebastian.....Tepemaxtlame [Gấu mèo “Cacomixtles”]12
Los Reyes…………….Metzalcuanime [“Sâu Dứa gai Maguey”]
San Pedro…………….Tlacuatzitzin [“Chồn “Tlacuaches”]13

Những cái tên này được sử dụng, hơi hài hước, để chỉ các thành viên của barrios phân khu được coi như là có tính tập thể. Vì vậy, khi ngày thánh Santo Domingo, ngày 12 tháng Giêng đến gần, người ta sẽ nói: “Ye acitihuitz ilhuitl cacame” (“Thế là đã đến lễ hội cóc rồi”).

Có hai cách giải thích được dân Tepoztecos đưa ra cho những cái tên này. Cách đầu tiên cho rằng con vật được dung để đặt tên là một con vật đặc biệt phổ biến vào thời điểm lễ hội của barrio phân khu đó được tổ chức. Vì vậy, fiesta lễ hội phân khu La Santisima diễn ra vào tháng 6, khi milpas đồng ruộng được cày xới để gieo hạt và có rất nhiều kiến xuất hiện trên mặt đất; tên gọi của phân khu Santa Cruz được cho là vào tháng Năm khi những con cacomixtles gấu mèo xuống ăn những trái sapotes vú sữa lúc đó đã chín và rơi đầy mặt đất; tên gọi của phân khu Los Reyes ứng với tháng Giêng khi maguey lá dứa gai được bóc ra để lấy cùi dứa và lũ con sâu đến ăn phần cùi lộ ra ngoài. Cách giải thích khác, phổ biến hơn, cho rằng những cái tên mang tính mô tả về đặc điểm của các thành viên barrio phân khu. Người dân La Santisima được gọi là kiến vì họ đông như kiến; họ loăng quăng trên mặt đất chẳng khác nào lũ kiến và xía vào đủ mọi việc. Lũ người Santo Domingo được gọi là cóc [tr.82] không chỉ vì họ sống gần nước nhất mà còn vì hơi một chút là lũ đó trương phồng lên cho mình là nhất. Đám người ở phân khu San Miguel được gọi là thằn lằn vì họ rất lijero nhanh nhẹn và nhẹ dạ, thích bông đùa và mê ca hát ở các góc phố vào ban đêm. Bọn người ở phân khu Santa Cruz được gọi là cacomixtles gấu mèo vì họ sống dưới những tảng đá với cacomixtles lũ gấu mèo. Những đặc điểm này chắc chắn là thích hợp. Người ta cũng ngờ liệu chúng có đại diện cho các sửa đổi tên gọi các calpolli buôn làng thời tiền-Colombo hay không. Các tên gọi tập thể tương tự, mặc dù không phải lúc nào cũng bằng tiếng Nahuatl và thường không dùng tên gọi động vật, cũng thấy ở các ngôi làng khác ở Mexico.14 Nhưng những cái tên này thể hiện ý thức của các cá thể của barrios phân khu và giúp ta thấy rõ Tepoztlan là một liên hợp của các đơn vị bán-độc lập, chắc chắn thời tiền Colombo là pueblo làng.

______________________________________

Nguồn: Redfield, Robert (1930, 1946). Tepoztlán - a Mexican Village, The University of Chicago Press, Chicago-Illinois, Fouth Impression, December 1946.

Tác giả: Robert Redfield (1897 –1958) là một nhà nhân học và nhà dân tộc học người Mỹ, với công trình dân tộc học ở Tepoztlán, Mexico, được coi là một bước ngoặt của dân tộc học Mỹ Latinh. Ông gắn bó với Đại học Chicago trong suốt sự nghiệp của mình: toàn bộ quá trình học cao hơn của ông diễn ra ở đó, và ông gia nhập khoa vào năm 1927 và ở đó cho đến khi qua đời vào năm 1958, giữ chức vụ Trưởng khoa Khoa học Xã hội từ năm 1934 đến năm 1946. Redfield tốt nghiệp Đại học Chicago với ngành Nghiên cứu Truyền thông, sau đó là Tiến sĩ về nhân học văn hóa, ngành mà ông bắt đầu giảng dạy vào năm 1927. Ông được bầu vào Hiệp hội Triết học Hoa Kỳ năm 1947 và Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ năm 1950. Sau một loạt nghiên cứu thực địa được công bố từ các cộng đồng Mexico (Tepoztlán ở Morelos và Chan Kom ở Yucatán), năm 1953, ông xuất bản Thế giới nguyên thủy và sự biến đổi của nó và vào năm 1956, Xã hội và văn hóa nông dân. Redfield nhận ra rằng việc nghiên cứu con người như những đơn vị biệt lập là không có ý nghĩa, mà tốt hơn là nên hiểu một góc độ rộng hơn. Theo truyền thống, các nhà nhân học nghiên cứu lề lối dân quê theo “Tiểu truyền thống”, có tính đến nền văn minh rộng hơn, được gọi là “Đại Truyền thống”. Ông được bầu làm thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ năm 1950. Redfield là con rể của nhà xã hội học Robert E. Park tại Đại học Chicago. Redfield và vợ Margaret là cha mẹ của Lisa Redfield Peattie, Giáo sư danh dự tại Viện Công nghệ Massachusetts; James M. Redfield, giáo sư kinh điển tại Đại học Chicago; và Joanna Redfield Gutmann (1930–2009).

Notes

1. ‘‘Saint Salvador” - rather than an aspect of the Christ.

2. See map, p . 220.

3. How this came about the writer is unable to say. No informant had any explanation.

4. Such names are: To/or, “place of birds”; TlatetiticpaCy “on tx)p of the slope”; Tecuantlariy “place of wolves”; Tlaxcalchicariy “place of tortillas”. Techichikoy “red stone”; Iziapa, “place of salt”; Teopanixpa, “in front of the church.” Some are hybrid terms, as: Pulquetlatty “place of pulque”; Cnanepanikyany “place of crossed crosses.” A typical contemporary Nahuatl toponomy is to be found in Gamio, La poblacion del valk de San Juan Teotihuacany Tomo II, Vol. II, pp. 649 ff.

5. One of the writer’s informants, living in Los Reyes, belonged to La Santisima, although neither she nor any other informant could tell at what time the family had moved. In Los Reyes there are five families from La Santisima, two from San Miguel, and three from Santa Cruz.

6. This ritual is briefly described on p. loo, and more fully in Redfield, art., The Cerahpa and the Castiyohpa in Tepoztlan.”

7. The communal ownership of these bulls is not fully attested. During the year of the writer’s stay San Miguel lent its bulls to Los Reyes at the time of the fiesta of the latter barrio; Los Reyes had none of its own, or too few.

8. See T. T. Waterman, Bandelier's Contribution to the Study of Ancient Mexican Social Organization.

9. Ibid. Spinden, Ancient Civilizations of Mexico and Central America, p. 190, contra.

10. In the commentary to the Codex Magliabecchi, sec. 62, it is stated: “Each barrio has another idol. They say it was he who guarded the barrio. To him they run with their petitions in times of necessity. On the day on which the festival of this idol falls, the people of the barrio offer him solemnities. The other barrios do not.” This is precisely the situation in Tepoztlan today.

11. During the year of the writer’s stay trouble between Santo Domingo and San Migud was only averted by an atrangement that the two comparsas were to “leap” on different days. As has been pointed out, the competitive spirit does not prevent mayordomos of barrios and villages from co-operating for important fiestas.

12. The bassarisk (Bcssariscus astutus).

13. The opossum (Didelphys marsupialis).

14. Gamio op, cit., Tomo II, Vol. II, p. 402.