Hà
Hữu Nga
Tự
quản cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới bền vững ở nước ta vẫn còn là một
lĩnh vực mới mẻ, dù bước đầu đã có một nguồn tư liệu khá phong phú, nhưng tản mạn,
nhiều khía cạnh xây dựng và triển khai các mô hình tự quản vẫn còn thiếu vững
chắc cả về cơ sở lý luận lẫn kinh nghiệm thực tiễn. Trong khi đó, các nhân tố tạo
dựng cơ sở
lý luận cho lĩnh vực tự quản cộng đồng lại bao gồm hàng loạt khái niệm, nội hàm, nội
dung, với nhiều quan niệm lý thuyết khác nhau; còn các nhân tố tạo dựng nền tảng
thực tiễn cho các hoạt động tự quản cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới bền
vững lại là những kinh nghiệm sinh động về chủ trương, đường lối, cơ chế, chính
sách và các kết quả hoạt động thực tiễn thuộc tất cả các lĩnh vực có liên quan ở
trong nước và ngoài nước.
1. Khái lược về tự quản và vai trò của dân chủ trong tự quản cộng đồng
1.1. Khái niệm và các đặc trưng của cộng đồng
1. Khái lược về tự quản và vai trò của dân chủ trong tự quản cộng đồng
1.1. Khái niệm và các đặc trưng của cộng đồng
Về
phương diện lịch sử, trong các ngôn ngữ phương Tây, khái niệm “cộng đồng”
(communitas,
communité,
community) có
nguồn gốc từ các xã hội nông thôn truyền thống, gắn kết trong phạm vi một địa
bàn nhất định, và mang ý nghĩa là tinh thần chung, có chung các chuẩn
mực
về quê hương bản quán, phong tục, tôn giáo, các giá trị và bản sắc. Ngày
nay nội hàm khái niệm cộng đồng đã có những biến đổi, mở rộng, vừa kế thừa các yếu tố truyền thống
trên, nhưng lại chuyển tải các đặc trưng thời đại và bao gồm các biến số
sau: Địa điểm:
là nơi mọi người có những điểm chung, và yếu tố chung này được hiểu về phương diện
địa lý, còn có một cách gọi khác là “tính địa phương”. Cộng cảm: hình thức yếu ớt nhất là cảm giác gắn bó với một địa điểm,
nhóm hay ý tưởng; hình thức mạnh mẽ nhất là “cộng cảm” không chỉ với người khác
mà còn với các ý niệm như Thiên Chúa, Thượng đế, Tạo hóa. Willmott cho rằng “Cần phải bổ sung thêm một cách hiểu biết nữa về cộng đồng – là cộng đồng gắn bó - vì các cộng đồng địa phương hoặc cộng đồng
sở thích có thể không có ý thức về bản sắc chung” (Willmott 1986). Nói cách khác,
theo Cohen: “Cộng đồng đóng một vai trò tượng trưng quan trọng trong việc tạo ra cảm giác
thuộc về ai, cái gì hoặc ý niệm nào đó, một yếu tố quan trọng mà Putnam gọi là
“vốn xã hội” (Cohen 1985: 118). Sở thích còn gọi là cộng đồng “tự chọn”, mọi người có
chung một số
đặc điểm
nào đó không nhất
thiết phải là đặc điểm địa phương. Các cộng đồng tự chọn và các cộng đồng có chung
sở thích là một đặc điểm chính của cuộc sống đương đại (Hoggett 1997).
Và chúng tôi muốn bổ sung thêm biến số thứ tư: Lợi ích, có thể coi đây là một biến số trung tâm của khái niệm cộng
đồng hiện đại với vô số biến thể khác nhau của các nhóm lợi ích gắn liền với
các lĩnh vực/ khía cạnh môi trường, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tôn
giáo, an ninh…v.v. . Trong xã hội ngày nay có vô số cộng đồng sở thích/ lợi ích
không mang đặc trưng truyền thống địa phương.
1.2. Tự quản và Thẩm quyền
Lý
thuyết tự quản:
Đối với các học giả phương Tây đương đại thì lý thuyết tự quản
(self-governance theory) có các nội hàm áp dụng cho một số quy mô tự
tổ chức
quản lý xã hội nhất định. Đó là
các loại hình hành động công quyền và
hành động
xã hội
của các cá nhân, nhóm, các đơn vị gia đình, ngành
nghề, cơ sở công nghiệp, tôn giáo, các đơn vị chính trị-hành chính (thường được gọi là chính quyền địa phương),
bao gồm các khu tự trị hoặc những hình thức tự quản khác trong một quốc gia. Trong khuôn khổ lý thuyết tự quản,
hành động công quyền là các hoạt động được trao thẩm quyền thực thi quyền hành
pháp của nhà nước ở các quy mô tự quản địa phương; là thẩm quyền tác động có tổ
chức và là thẩm quyền điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của nhà nước đối với
các quá trình xã hội và hành vi của con người ở các quy mô tự quản nhất định nhằm
duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, thoả mãn nhu
cầu hợp pháp của công dân. Còn đối với quy mô tự quản ở cấp cộng đồng thì
đó là những
loại hình hành động
xã hội, phi công quyền, mang tính tự nguyện,
tự chủ, tự quản, và dân chủ, nảy sinh từ các yêu cầu thực tiễn của cộng đồng.
Lý thuyết gia tự quản nổi tiếng Bird Colin coi đó là
“việc kiểm soát hoặc những hành động được thực thi bởi các thể chế quản trị nảy
sinh từ chính cộng đồng hoặc tổ chức đó”, “một nhóm tự quản vận
hành ở cấp độ thể chế
cơ bản…đơn giản đến mức bộ máy quản lý toàn quyền vận hành bởi người quản lý và người tham gia xuất
thân từ chính
cộng đồng đó, và được các
công dân của chính cộng đồng đó ủy quyền”. “hành động chung bắt nguồn từ chính cộng đồng
có chung một ý chí xã hội;
các quyết định chung
phải được các
thành viên của tập thể đó ý thức rõ ràng là thể hiện ý chí thực sự của riêng họ, và tối
thiểu phải có sự đồng
thuận xã hội về các quy định, thủ tục minh định nội dung của ý chí
đó, để
có thể đánh giá
được mức độ thực
thi đúng hay không của các hành động chung
đó”. “Các tác nhân tham gia phải công nhận các thủ tục “thể hiện ý chí”
cộng đồng và coi
đó là những chỉ dẫn
để thực thi các hành động chung” một cách dân chủ, và là một sự “lựa chọn xã hội.” (Bird, Colin 2000,
tr.563 - 64). Đó
chính là “hành động xã hội trung thành với quan điểm riêng của xã hội đó về những
điều cần phải thực thi” vì lợi ích của cộng đồng (Bird, Colin 2000,
tr. 568). Ở đây có hai khái niệm cần được phân biệt, đó là khái niệm “tự quản địa
phương” và khái niệm “tự quản cộng đồng”, trong đó “tự quản cộng đồng” là khái
niệm chủ chốt của Đề tài.
Tự
quản địa phương là “các quyền và khả năng của chính quyền địa phương, trong giới hạn của luật,
điều tiết và quản lý một phần thực chất các công vụ thuộc trách nhiệm của mình
vì lợi ích của cư dân địa phương”. Tự quản địa phương được thực hiện
thông qua “hội đồng gồm các thành viên
được bầu cử tự do bằng phiếu kín trên cơ sở phổ thông đầu phiếu, trực tiếp,
bình đẳng, và có thể có cơ quan chấp hành của mình”. Quyền tự chủ của địa
phương được pháp luật quốc gia thừa nhận bằng hiến pháp; chính quyền trung ương
kiểm soát chính quyền tự quản địa phương dưới những hình thức khác nhau theo luật
(Fleurke, Frederik & Rolf Willemse, 2006). Tự quản địa phương được đo lường
với hai chỉ số chính, đó là: i) Tự quản về pháp lý; và ii) Tự quản về tài
chính. Tự quản về pháp lý được đo lường từ góc độ phân công nhiệm vụ giữa các cấp chính quyền trung ương và chính
quyền địa phương, trong đó có thẩm quyền hiến định hoặc luật định, cơ chế bảo vệ
chính quyền địa phương, cơ chế giám sát/thanh tra đối với chính quyền địa
phương, và quyền được tham gia của chính quyền địa phương vào các quyết định của
trung ương. Tự quản về tài
chính thể hiện trên 2 chỉ số thành phần là: i) Tỷ lệ nguồn thu ngân sách từ cư dân địa
phương và ii) Tỷ lệ chi ngân sách
của chính quyền địa phương trên tổng chi ngân sách của chính quyền trung ương.
“Tự quản địa phương” luôn đi đôi với phân quyền (decentralization), chính quyền
trung ương chuyển giao cho các hội đồng địa phương những quyền hạn độc lập và
toàn vẹn về hành chính, bao gồm cả phương tiện vật chất, tài chính, nhân sự;
càng giải tập trung hóa thì tính tự quản địa phương càng cao (Fleurke, Frederik
& Rolf Willemse, 2006; Bowman A. and Richard C. Kearney 2011).
Tự
quản cộng đồng
Đối với các xã hội nông thôn truyền thống thì cộng đồng thường được hiểu là các
cộng đồng làng xã. Vì tự quản cộng đồng là việc tự tổ chức
quản lý xã hội để giải quyết các vấn đề phát sinh từ bản thân cộng đồng, ở những
quy mô nhất định (xã, thôn, ấp, tổ, nhóm, v.v…), nên trong bốn biến số “địa điểm”,
“cộng cảm”, “sở thích” và “lợi ích” thì địa điểm hay địa bàn vẫn là biến số
quan trọng hàng đầu. Tự quản cộng đồng là phần không gian tự do mà cộng đồng
dân cư địa phương cùng với chính quyền địa phương có thể tự ra quyết định và tự
tổ chức thực hiện quyết định của mình khi phải giải quyết các vấn đề phát sinh
từ địa phương (Fleurke, Frederik & Rolf Willemse 2006). Đây là một loại
hình thể chế phi chính thức – là sự mở rộng hành
động công quyền thành hành động xã hội
vượt khỏi khuôn khổ hành chính nhà nước, lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, vì lợi
ích cộng đồng. Về nguồn gốc, chế độ tự quản cộng đồng đa phần xuất phát và gắn
liền với các cộng đồng nông nghiệp truyền thống. Đối với các cộng đồng này, cơ
sở lâu đời và bền vững nhất của các hình thức tự quản chính là hàng loạt thể chế
phi chính thức bao gồm các thủ tục, qui tắc, chuẩn mực mang đặc trưng lề thói,
phong tục, tập quán. Chúng là những quy tắc chung về phương diện xã hội, thường là bất thành văn, được tạo ra, được phổ biến, và thực thi bên ngoài các hình thức tổ chức nhà nước khác nhau
(Helmke, Gretchen and Steven Levitsky 2004).
Thẩm
quyền tự quản:
Trong khoa học pháp lý, thẩm quyền được
hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ
chức thuộc hệ thống bộ máy nhà nước do pháp luật quy định. Tự quản địa phương với
tư cách là một loại hình thể chế chính thức của nhà nước, chính là một loại
hình hành động công quyền trong khuôn
khổ hành chính nhà nước dưới hình thức tự quản. Vì vậy tự quản địa phương có
các thẩm quyền mà tự quản cộng đồng
không có được. Lý thuyết tự quản phương Tây đương đại xác định ba cách
thức nổi bật để xem xét thẩm quyền hành động công
quyền, bắt nguồn từ bên trong một cộng đồng hoặc tổ chức tự quản.
i) Cách thức thứ nhất là một nhóm tự quản được
trao thẩm quyền vận hành ở một cấp thể chế cơ sở
với bộ máy quản
lý toàn
quyền vận hành bởi các
tác nhân xuất thân từ chính
cộng đồng đó, và được các
công dân của chính cộng đồng đó ủy quyền (Bird C. 2000, tr. 564); ii) Cách thức thứ hai là
thẩm quyền hành động công quyền bắt
nguồn từ chính
nhóm đó và việc tổ chức mang tính ý chí xã hội của bản thân nội nhóm. Đây
là một hình thức chính
quyền tự quản, mà các hành động công quyền
thực sự thể
hiện ý chí nội
nhóm, và phải có thủ tục công nhận sự đồng thuận xã hội để xác định nội dung của ý chí này; iii) Cách thức thứ ba là các thẩm quyền hành động công quyền có nguồn
gốc nội nhóm
mang tính đạo đức cao của chính quyền tự quản, với đội ngũ quan chức chỉ hành động vì
lợi ích của cộng
đồng. Theo nghĩa này, khái niệm thẩm quyền chỉ thích hợp cho trường
hợp tự quản địa phương, và một cộng đồng địa phương trở thành cộng đồng tự quản, chừng nào mọi
hoạt
động công đều
được định hướng cho những mục đích được mọi thành viên của cộng đồng coi
là chính đáng. Ở Việt Nam, đôi khi tình trạng lạm quyền, vượt
quá thẩm quyền trong tự quản cộng đồng có thể bắt gặp dưới dạng văn bản thể hiện
trong các hương ước, quy ước; và cả trong thực thi hoạt động tự quản: thay vì sử
dụng các loại hình hành động xã hội tự quản như nhắc nhở, khuyên bảo, thuyết phục,
giáo dục, v.v…, người ta đã lạm dụng cả các hành động công quyền như nộp phạt, giam
giữ, sử dụng hình phạt.
2. Vai trò của dân chủ trong tự quản cộng
đồng nông thôn
Các nhà lý thuyết tự quản đều coi dân chủ ở cấp địa phương là nền tảng của tự quản cộng đồng. Trong các xã hội phương Tây, vai trò của dân chủ ở cấp địa phương được quan niệm là" "i) Phải có các cuộc bàu cử định kỳ; quyền lực phải được chuyển giao thông qua bàu cử phổ thông: ii) Các nhóm thiểu số có quyền thể hiện quan điểm của mình và tạo ảnh hưởng trong quá trình hoạch định chính sách; iii) Người dân phải được bỏ phiếu để chọn lựa người đại diện cho mình; iv) Tôn trọng và đảm bảo các quyền dân sự và chính trị cơ bản: v) Dân chủ bao gồm cả các quyền phát triển, kinh tế, xã hội, môi trường, nước sạch, nhà ở và việc làm (Sick, Tymothy D., và cộng sự 2014). Vì vậy tự quản địa phương và tự quản cộng đồng thực sự đều là các hình thức tự quản dựa trên nền tảng dân chủ (Radcliff B. 1992). Có thể coi tự quản cộng đồng ở nước ta là một loại hình thể chế hành động xã hội có cấu trúc với các chức năng xã hội mang tính chất tự nguyện, tự chủ, tự quản và dân chủ của các cá nhân/ gia đình, nhóm người, hay cả cộng đồng trên cơ sở một thỏa ước (quy ước, quy tắc, hương ước) hợp pháp; được Nhà nước trao quyền để thực hiện một số mục tiêu thuộc một số phạm vi, lĩnh vực nhất định của đời sống cộng đồng. Mọi hoạt động tự quản được thực hiện theo đúng các nguyên tắc dân chủ: dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát theo Pháp lệnh thực hiện dân chủ (Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 2007). Thứ tự của các nguyên tắc trên tạo thành nhóm tiêu chí rất rõ về cấp độ của tính dân chủ: i) Dân biết là cấp độ tối thiểu về quyền được cung cấp thông tin liên quan một cách đầy đủ, công khai, minh bạch; ii) Dân bàn là cấp độ cao hơn về quyền được quyết định thông qua thảo luận, lựa chọn những gì có liên quan đến cuộc sống của người dân; iii) Dân làm là cấp độ cao hơn nữa về quyền thực hiện các quyết định của người dân; iv) Dân giám sát là cấp độ cao nhất, đó là quyền được làm chủ một cách đầy đủ của người dân. Có thể thấy các cấp độ trên cũng góp phần thể hiện rõ ràng và thuyết phục về vai trò của dân chủ đối với mọi hành động xã hội thuộc lĩnh vực tự quản cộng đồng ở Việt Nam hiện nay.
3. Tự quản cộng đồng như một loại hình hành động xã hội
Các nhà lý thuyết tự quản đều coi dân chủ ở cấp địa phương là nền tảng của tự quản cộng đồng. Trong các xã hội phương Tây, vai trò của dân chủ ở cấp địa phương được quan niệm là" "i) Phải có các cuộc bàu cử định kỳ; quyền lực phải được chuyển giao thông qua bàu cử phổ thông: ii) Các nhóm thiểu số có quyền thể hiện quan điểm của mình và tạo ảnh hưởng trong quá trình hoạch định chính sách; iii) Người dân phải được bỏ phiếu để chọn lựa người đại diện cho mình; iv) Tôn trọng và đảm bảo các quyền dân sự và chính trị cơ bản: v) Dân chủ bao gồm cả các quyền phát triển, kinh tế, xã hội, môi trường, nước sạch, nhà ở và việc làm (Sick, Tymothy D., và cộng sự 2014). Vì vậy tự quản địa phương và tự quản cộng đồng thực sự đều là các hình thức tự quản dựa trên nền tảng dân chủ (Radcliff B. 1992). Có thể coi tự quản cộng đồng ở nước ta là một loại hình thể chế hành động xã hội có cấu trúc với các chức năng xã hội mang tính chất tự nguyện, tự chủ, tự quản và dân chủ của các cá nhân/ gia đình, nhóm người, hay cả cộng đồng trên cơ sở một thỏa ước (quy ước, quy tắc, hương ước) hợp pháp; được Nhà nước trao quyền để thực hiện một số mục tiêu thuộc một số phạm vi, lĩnh vực nhất định của đời sống cộng đồng. Mọi hoạt động tự quản được thực hiện theo đúng các nguyên tắc dân chủ: dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát theo Pháp lệnh thực hiện dân chủ (Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 2007). Thứ tự của các nguyên tắc trên tạo thành nhóm tiêu chí rất rõ về cấp độ của tính dân chủ: i) Dân biết là cấp độ tối thiểu về quyền được cung cấp thông tin liên quan một cách đầy đủ, công khai, minh bạch; ii) Dân bàn là cấp độ cao hơn về quyền được quyết định thông qua thảo luận, lựa chọn những gì có liên quan đến cuộc sống của người dân; iii) Dân làm là cấp độ cao hơn nữa về quyền thực hiện các quyết định của người dân; iv) Dân giám sát là cấp độ cao nhất, đó là quyền được làm chủ một cách đầy đủ của người dân. Có thể thấy các cấp độ trên cũng góp phần thể hiện rõ ràng và thuyết phục về vai trò của dân chủ đối với mọi hành động xã hội thuộc lĩnh vực tự quản cộng đồng ở Việt Nam hiện nay.
3. Tự quản cộng đồng như một loại hình hành động xã hội
3.1. Khái niệm, các kiểu loại, và ý nghĩa của hành động xã hội
Theo
Max Weber một hành động được coi là hành động xã hội khi tác nhân hành động nhận thức rõ ý nghĩa của hành động trong mối tương quan với hành vi của những người khác, vì
vậy mà quá trình hành động
luôn luôn được định hướng (Weber M., 1991). Lý thuyết hành động xã hội của Talcott Parsons cho rằng: i) Một
hành động xã hội bao gồm các tác nhân, những người hành động; ii) Hành động xã
hội lấy trạng thái tương lai mong muốn của xã hội làm định hướng; iii) Hành động
xã hội phải có mục đích và phải đạt được các mục tiêu đề ra (Parsons T. 1949; 1951).
Parsons đã phát triển thành một khung lý thuyết chức năng luận cấu trúc, được gọi
là hệ mẫu AGIL (AGIL paradigm) là chữ viết tắt với các cấu phần sau: A (Adaptation):
Hành động xã hội phải có tính thích ứng; G (Goal Attainment): Hành động
xã hội phải đạt được mục tiêu; I (Integration): Hành động xã hội phải có
tính hội nhập; L (Latent-Pattern Maintenance): Hành động xã hội phải duy
trì được các mô thức ẩn, trong đó có các yếu tố truyền thống (Parsons T. 1961).
Hành động xã hội được đặc trưng hóa bằng hai loại: i) Hành động duy lý (rational action), còn được gọi là
hành động hợp lý-giá trị: các hành động đó được thực hiện vì nó dẫn đến các mục tiêu có giá
trị; ii) Hành động công cụ
(instrumental
action) còn được gọi là duy lý công cụ: là loại hành động được
lên kế hoạch và được
thực hiện sau khi đánh giá mục tiêu, và sau khi xem xét kỹ lưỡng các phương tiện
và hệ quả đạt được (Weber M. 1991). Ngoài ra các nhà lý thuyết
lựa chọn hợp lý (rational
choice theory) còn tin rằng tất cả các hành động xã hội đều có động lực hợp lý, và đều được phân tích, tính toán để đạt được nhiều kết quả nhất và hiệu quả nhất. Hành động xã hội
luôn đi kèm với quá trình phát triển ý thức về bản thân tác nhân hành động khi họ quan sát và suy
ngẫm về hành động của những tác nhân khác và những gì mà các tác nhân khác ấy có thể nghĩ về hành động của họ. Ngoài ra, các quy trình hình
thành ấn tượng từ
hành động xã hội luôn giúp tác
nhân tương tác diễn giải ý nghĩa và tầm quan trọng
của hành động (Giddens
A. 1979; Atkinson J. M. 1985). Đảng và Nhà nước Việt Nam sử dụng một khái
niệm chuyển tải được khá đầy đủ nội hàm của khái niệm “hành động xã hội”, đó là
khái niệm “xã hội hoá”, được chính thức định nghĩa như sau: “Xã hội hóa là xây
dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và
cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh ở mỗi địa phương” (Chính phủ 1997).
Và chủ trương “xã hội hóa” được Đảng và Nhà nước thể chế hóa thành các chính
sách trong nhiều lĩnh vực đời sống (Chính phủ 2008).
3.2. Các tác nhân hành động trong tự quản cộng đồng
Đối với các lý thuyết gia phương Tây
thì tác nhân duy nhất của hành động xã hội là các cá nhân. Đó chính là hành động của mỗi cá nhân có ý thức về
mục đích, ý nghĩa hành động của mình một cách không đơn độc, mà nằm trong mối tương
quan với các cá nhân khác, với tư cách là các tác nhân hành động, quy định tính
xã hội của hành động (M. Weber 1991). Còn
đối với Colin Bird thì đó là loại hành động mà mỗi cá nhân đều ý thức rõ ràng về ý chí thực sự của riêng họ, thể hiện ý chí cộng đồng,
trung thành với quan điểm riêng của cộng đồng xã hội đó (Bird C. 2000, tr. 568). Ở Việt Nam, sự nghiệp phát
triển nông thôn mới hiện nay là của dân, do dân và vì dân. Khái niệm “tác nhân”
trong lý thuyết hành động xã hội cũng đồng nghĩa với khái niệm “các bên liên
quan” của lý thuyết tham gia, trong đó có: Bên liên quan chủ chốt (Key stakeholders);
Bên liên quan chủ yếu (Primary stakeholders); và Bên liên quan thứ yếu (Secondary stakeholders).
Theo lý thuyết này thì “dân” là bên liên quan chủ yếu, và khái niệm “dân” không
đơn giản là các cá nhân đơn độc, mà còn là vô số nhóm xã hội tập hợp nhau lại
xung quanh các biến số “địa điểm”, “cộng cảm”, “sở thích” và “lợi ích”. Ứng dụng
lý thuyết các bên liên
quan vào việc xem xét mô hình tự quản cộng đồng, chúng ta có khung phân tích sau:
i) Bên liên quan chủ chốt là những người có thể tác động đáng kể hoặc có vai trò quan trọng đối với sự
thành công của mô hình tự quản, theo các mục tiêu ưu tiên của mô hình; đó chính
là các lãnh đạo Đảng ủy, Chi ủy, Uỷ ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân xã thôn triển
khai mô hình; ii) Bên liên
quan chủ yếu là những người chịu
tác động cơ bản kể cả tích cực, và tiêu cực (nếu có) của mô hình tự quản; đó
chính là những người dân, hộ gia đình, dòng họ, nhóm xã hội tham gia mô hình; iii) Bên liên quan thứ yếu là các cá nhân, nhóm, thể chế trung gian, bao
gồm các cá nhân, tổ chức chuyên môn, các hội, đoàn thể chính
trị - xã hội xã thôn triển khai mô hình (Mitchell, R.K. Bradley, R.A. and Wood,
D.J. 1997; Olander, S. and
Landin, A., 2005; Hà Hữu Nga,
2010). Về phương diện thể chế, các cá nhân và các
nhóm này không còn đơn thuần chỉ thuộc về một trong hai loại hình tác nhân cộng
đồng truyền thống và tác nhân nhà nước theo nguyên lý “lệ làng – phép nước” nữa,
mà còn thuộc nhiều loại hình tác nhân khác nhau trong một bối cảnh xã hội ngày
càng hội nhập, hiện đại, biến đổi, đa dạng ở cả bốn biến số “địa điểm”, “cộng cảm”,
“sở thích” và “lợi ích” kể trên. Vì vậy ý nghĩa và vai trò của các hành động xã
hội được các tác nhân đó gán cho cũng rất phong phú, đa dạng tùy theo nhận thức
của từng loại hình, liên quan đến từng định hướng mục tiêu cụ thể. Và các ý
nghĩa đó thường được nhận thức thông qua vai trò của từng loại hình tác nhân
tương tác. Riêng hai loại hình tác nhân nhà nước và cộng đồng thì tương tác với
nhau thông qua các loại hình thể chế sau: i) Các thể chính thức của nhà nước; ii)
Các thể chế phi chính thức của cộng đồng; iii) Các loại hình thể chế kết hợp giữa
chính thức và phi chính thức.
3.3. Vai trò của thể chế trong tự quản cộng đồng xây dựng nông
thôn mới
Tự quản cộng đồng
là một loại hình thể chế, và hành động xã hội trong tự quản cộng đồng phải được
thực thi trong khuôn khổ các thể chế. Vì vậy trước khi đề cập đến vai trò thể
chế thì trước hết cần phải làm rõ khái niệm này. Theo nhà kinh tế học thể chế
Douglass North thì “Các thể chế là những
ràng buộc được
con người tạo
ra, cấu trúc
thành các
tương tác chính trị, kinh tế
và xã hội. Chúng bao gồm cả những ràng buộc của các thể
chế phi chính thức (các
hình phạt, cấm kỵ, phong tục, truyền thống, và các
quy tắc ứng xử),
lẫn các thể
chế chính thức (hiến pháp, luật,
quyền sở hữu). Xuyên suốt lịch sử, con người đã dựng đặt các thể chế để tạo ra trật tự và giảm thiểu
các bất chắc trong giao
lưu, trao đổi;
các thể chế không ngừng chế tiến hóa, kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai” (North, Douglass C. 1991).
Trong các đơn vị tự quản cộng đồng đương
đại, bên cạnh các hệ thống thể chế chính thức thì các thể chế phi chính thức vẫn
có những vai trò vô cùng quan trọng. Đó là: i) Vai trò bổ
sung của hệ thống thể chế phi chính thức, bao gồm các đặc trưng mang tính tích
cực của hệ thống này, góp phần bổ sung, khắc phục những thiếu hụt hoặc làm tăng
thêm hiệu quả và sức mạnh thực thi của hệ thống thể chế chính thức; ii) Vai trò
điều chỉnh của hệ thống thể chế phi chính thức, cũng đồng nghĩa với tính tích cực
của hệ thống này, góp phần điều chỉnh, khắc phục tình trạng lệch hướng và/hoặc
tăng cường tính phù hợp của hệ thống thể chế chính thức; iii) Vai trò cạnh
tranh của hệ thống thể chế phi chính thức, thể hiện tính chất hai mặt của nó; cạnh
tranh chỉ đóng vai trò tích cực khi hệ thống thể chế phi chính thức tác động
thuận chiều, tạo môi trường đua tranh lành mạnh cho quá trình bổ sung và đổi mới
hệ thống thể chế chính thức hướng đến mục đích phát triển bền vững vùng; ngược
lại, cạnh tranh sẽ đóng vai trò tiêu cực khi nó cản trở, làm lệch hướng quá
trình bổ sung và đổi mới hệ thống thể chính thức, làm cho quá trình phát triển
vùng trở nên khó khăn và thiếu bền vững; iv) Vai trò thay thế của hệ thống thể
chế phi chính thức cho thấy nếu
hệ thống phi chính thức cạnh
tranh thắng thế thì nó sẽ thay thế cho hệ thống mà nó cạnh tranh, kể cả
đó là sự thay thế của hệ thống thể chế phi chính thức này bằng hệ thống phi
chính thức khác; cũng như sự thay thế của hệ thống phi chính thức đối với hệ thống
chính thức (Helmke, Gretchen and Steven Levitsky 2004). Tự quản cộng đồng trong
xây dựng nông thôn mới thực chất là một loại hình hành động xã hội kết hợp cả đặc
trưng phi chính thức của cộng đồng và đặc trưng chính thức của nhà nước, bao gồm
ba loại hình tác nhân xã hội chủ yếu tương tác với nhau theo bốn biến số: i) địa
bàn; ii) cộng cảm; iii) sở thích; và iv) lợi ích. Tác nhân cộng đồng của cư dân
làng xã truyền thống tham gia các mô hình tự quản dựa trên hai tiêu chí nền tảng là “địa bàn” và
“cộng cảm” là chính, với hương ước, khoán ước, lệ làng, tòa án phong tục, vì vậy
loại hình hành động xã hội này thuộc lĩnh vực thể chế phi chính thức truyền thống.
Tác nhân nhóm xã hội phi truyền thống tham gia các mô hình tự quản dựa trên hai tiêu chí “sở
thích”, “lợi ích” là chính, với các quy định, thỏa thuận nội tại của các nhóm
này; và các loại hình hành động xã hội này cũng thuộc lĩnh vực thể chế phi
chính thức phi truyền thống. Tác nhân Nhà nước có vai trò quản lý, tổ chức việc xây dựng các mô hình tự quản bằng các thể chế chính thức (bao gồm sự
tham gia của hệ thống chính trị: đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ
Trung ương đến làng xã, thôn bản).
Như vậy, có thể
coi tự quản cộng đồng là một loại hình thể chế có cấu trúc với các chức năng xã
hội mang tính tự nguyện của các cá nhân/ nhóm người, hay cả cộng đồng trên cơ sở
một thỏa ước (quy ước, quy tắc, hương ước) hợp pháp; được Nhà nước trao quyền để
thực hiện một số mục tiêu thuộc một số phạm vi, lĩnh vực nhất định của đời sống;
các cá nhân/ nhóm/ cộng đồng đó tự quản, tự chịu trách nhiệm, tự chủ thực thi
công việc, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, dưới sự kiểm tra, giám sát của cộng
đồng và của Nhà nước.
________________________________________
Còn tiếp…
* Ghi chú: Bài
viết cho Đề tài cấp Nhà nước Nghiên cứu đề
xuất quan điểm, định hướng xây dựng các mô hình tự quản của cộng đồng dân cư làng
xã trong phát triển nông thôn mới bền vững (thuộc Chương
trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020), do tác giả làm Chủ nhiệm.
Tài liệu dẫn
Atkinson, J. Maxwell (1985). Structures of Social Action (Studies in
Emotion and social Interaction). Cambridge
University Press.
Bird, Colin
(2000). The Possibility of
Self-Government. In The American Political Science Review, Vol. 94, No. 3 (Sep., 2000), pp. 563-577.
Bowman, Ann O’M. and Richard C. Kearney
(2011). State and Local Government, 8th ed., Boston, MA:
Wadsworth, 2011.
Chính phủ (1997). Nghị quyết và chủ trương xã hội hoá các hoạt động
giáo dục, y tế, văn hoá. Hà Nội 21/ 08/ 1997.
Chính phủ (2008).
Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ : Về chính sách khuyến khích xã
hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề,y tế, văn hóa,
thể thao, môi trường. Hà Nội 30/ 05/ 2008.
Cohen, A. P. (1985) The Symbolic
Construction of Community, London: Tavistock.
Fleurke, Frederik & Rolf Willemse (2006). Measuring local autonomy: A decision-making
approach. Local Government Studies, Volume 32, 2006.
Giddens, Anthony (1979). Central Problems
in Social Theory: Action, Structure, and Contradiction in Social Analysis. University
of California Press.
Hà Hữu Nga (2010). Phân tích các bên liên quan trong các Dự án lớn và các Chương
trình Trợ giúp Phát triển.
Ngân hàng Thế giới, Tài liệu Hướng dẫn được
chuẩn bị theo yêu cầu của World Bank - Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội.
Helmke, Gretchen and Steven Levitsky (2004). Informal Institutions and Comparative
Politics: A Research Agenda. Perspectives
on Politics, Vol. 2, No. 4 (Dec., 2004), pp. 725-740, Published by: American
Political Science Association.
Hoggett, P. (1997). Contested communities, in P. Hoggett (ed.) Contested
Communities. Experiences, struggles, policies, Bristol: Policy Press.
Marchand, M-J. (1999). L’économie de la décentralisation. Un enjeu financier pour les
collectivités locales. Tennes: Presses Universitaires de Rennes.
Mitchell, R.K.
Bradley, R.A. and Wood, D.J. (1997). Toward
a Theory of Stakeholder Identification and Salience: Defining the Principle of
Who and What really Counts. In The Academy of Management Review, 22(4),
853-885.
North, Douglass C. (1991). Institutions. Journal of Economic
Perspectives - Volume 5, Number 1- Winter 1991 – Pages 97-112.
Olander, S. and Landin, A. (2005). Evaluation of Stakeholder Influence in the
Implementation of Construction Projects. International
Journal of Project Management, 23(4), 321-328.
Parsons,
Talcott (1949). The Structure of Social
Action – A Study in Social Theory with Special Reference to a Group of Recent
European Writers. Harvard University, The Free Press Glencoe, Illinois
1949, pp. 43-51; (Chapter II, Action
Theory).
Parsons, Talcott
(1951). The Social System. Routledge,
London
Parsons, Talcott
(1961). Theories of Society: foundations
of modern sociological theory. Free Press, New York.
Radcliff, Benjamin (1992). The General Will and Social Choice Theory. The Review of Politics 54 (Winter): 34 -
49.
Sisk, Timothy D. và cộng sự (2014). Dân chủ ở cấp địa phương – Sách về sự tham
gia, đại diện, quản lý xung đột và quản trị nhà nước. NXb Đại học Quốc gia
Hà Nội. Hà Nội 2014. (Bản tiếng Việt của Lương Minh Châu).
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2007). Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị
trấn năm 2007. Pháp lệnh Số
34/2007/PL-UBTVQH11, Hà Nội, ngày 20
tháng 4 năm 2007.
Weber, Max (1991). The Nature of Social Action, Runciman, W.G. Weber: Selections in Translation, Cambridge University Press.
Willmott, P. (1986). Community Initiatives.
Patterns and prospects, London: Policy Studies Institute.