GS.TS. Trần Thắng Tiền, TS. Lý Bân Sâm
Mối quan hệ giữa khoa học và khảo cổ học là một chủ đề
chính trong lịch sử phát triển khảo cổ học, nó có thể được phân tích theo ba
giai đoạn: Giai đoạn đầu, khoa học là cơ sở cho sự hình thành khảo cổ học; Giai
đoạn Khảo cổ học quá trình, khoa học cung cấp nhiều hỗ trợ về phương pháp và
chuyên môn chung, Khảo cổ học quá trình cũng nhằm mục đích trở thành khoa học; Giai
đoạn Khảo cổ học hậu quá trình lấy chủ nghĩa nhân văn làm trung tâm, thì khoa học
đã trở thành đối tượng của cái siêu việt. Trong ba giai đoạn, nội hàm khoa học
luôn thay đổi, ảnh hưởng đến các mục tiêu, lý thuyết, phương pháp và thực tiễn
của khảo cổ học. Cuộc thảo luận về khảo cổ học với tư cách khoa học có ý nghĩa
đặc biệt đối với sự phát triển của khảo cổ học Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc
tương đối thiếu truyền thống khoa học. Hiện nay, khảo cổ học Trung Quốc cần
tăng cường nền tảng khoa học, tiếp tục phát triển khảo cổ học như một khoa học,
đồng thời tiếp thu một số lợi thế của Khảo cổ học hậu quá trình về phương diện
bản thể luận, nhận thức luận và đạo đức học.
1. Lời nói đầu
Năm 1962, L. R. Binford đã công bố bài viết “Khảo cổ học
là nhân học” (1), đặt ra làn sóng ý tưởng trong khảo cổ học mới. Sau nhiều thập
kỷ phát triển, các nhà khảo cổ học đã xem xét Khảo cổ học mới (sau này gọi là Khảo
cổ học quá trình) và tóm tắt các tuyên bố của họ thành một câu, nghĩa là khảo cổ
học phải “khoa học hơn, nhân học hơn” (2). Khi nói đến “nhân học hơn”, thì thực
ra khảo cổ học Mỹ vẫn luôn thuộc phạm vi nhân học, mà hàm nghĩa bản chất của nó
là khảo cổ học cần phải hiểu những biến đổi hành vi, xã hội và văn hóa của người
xưa bằng cách nghiên cứu các tài liệu khảo cổ, đó chính là cần phải “nhận thức
được con người thông qua di vật” (thấu vật kiến nhân). Trong thế kỷ qua, các
nhà khảo cổ đã phát triển một hệ thống lý thuyết khảo cổ học với năm mối kết nối
để tìm cách đạt được mục tiêu này (3). Điều đặc biệt đáng chú ý là việc đề xuất
khái niệm cốt lõi xuyên suốt với chủ trương “khoa học hơn”. Chỉ bằng cách liên tục phát triển khoa
học, thì mục tiêu “nhân học hơn” mới có thể được thực hiện vì cả hai có sự phụ
thuộc lẫn nhau rất cao. Hiểu điểm này cũng chính là nắm được những vấn đề cốt
lõi của khảo cổ học quá trình. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa khoa học và khảo cổ
học không thật rõ ràng, các cuộc thảo luận theo nghĩa chung (4) là không đủ để
làm rõ mối quan hệ giữa hai lĩnh vực đó. Đặc biệt trong nghiên cứu khảo cổ học Trung Quốc,
đây vẫn còn là một vấn đề được ít người để ý đến, cộng đồng khảo cổ thiếu quan tâm đến
cơ sở khoa học của khảo cổ học và còn có nhiều hiểu lầm, vì lý do đó, tác giả không
ngại tri thức thiển lậu, đề xuất những suy nghĩ có liên quan, mong mọi người chỉ
bảo.
2. Khoa học và Khảo cổ học: Nguồn gốc và Thách
thức
Việc thảo luận về mối quan hệ giữa khoa học và khảo cổ
học không thể tách rời khỏi lịch sử phát triển mối quan hệ theo ba giai đoạn: i) Trước
hết là lịch sử của sự kết hợp sớm nhất giữa khoa học và khảo cổ học, hiểu được
ý nghĩa cốt lõi của khoa học đối với sự hình thành khảo cổ học; ii) Tiếp đến là
Khảo cổ học quá trình liên tục nhấn mạnh hàm nghĩa sâu hơn của nghiên cứu “khoa
học”, lý do khiến chúng ta phải liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của khoa học là
vì nó chi phối công việc nghiên cứu học thuật; iii) Thứ ba là suy nghĩ về lý do tại sao lại nảy
sinh vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa khoa học và khảo cổ học trong nghiên
cứu khảo cổ học đương đại, tính chân xác của khảo cổ học đã trở thành cốt lõi của
sự phát triển của khảo cổ học đương đại (5). Phải chăng khoa học đã lỗi
thời? Vấn đề của khảo cổ học khoa học là gì? Ba giai đoạn trên tạo thành sự
phát triển cơ bản của khảo cổ học hiện đại.
Tiền thân của khảo cổ học là cổ vật học, và Trung Quốc
gọi là Kim thạch học. Sự thịnh vượng của môn cổ vật học phương Tây có thể bắt
nguồn từ trào lưu Phục hưng văn nghệ, và Johann Winckelmann, người tiên phong của lịch sử
nghệ thuật, bắt đầu nghiên cứu lịch sử được thể hiện bởi các hiện vật và sử cổ
vật học đã thoát ly khỏi công việc sưu tập nghệ thuật thuần túy. Sau này, do sự
phát triển của Khoa học cổ vật ở khu vực Bắc Âu, C.J Thomsen (Christian Jürgensen Thomsen,
người Đan Mạch, 29 December 1788 – 21 May
1865*) đã xác lập lý thuyết ba thời đại (Đá, Đồng
và Sắt), thiết lập trình tự thời gian, đặc biệt là nguyên lý quan hệ cộng sinh
mà ông sử dụng, đã trở thành một phần cơ sở lý thuyết của khảo cổ học hiện đại
và ảnh hưởng rộng rãi đến thế giới tiếng Anh (6). Trên cơ sở này, khu vực Bắc Âu kết
hợp khai quật sơ bộ với nghiên cứu khảo cổ học tiền sử, trở thành một trong hai
nguồn chính của khảo cổ học hiện đại (7). Các nghiên cứu khảo cổ chú ý đến lịch
sử bằng cách nghiên cứu các tư liệu hiện vật, nhấn mạnh cách để có được các tư
liệu hiện vật, mặc dù tại thời điểm đó chưa có phương pháp khai quật khảo cổ
học nghiêm ngặt. Các bước phát triển này không thể tách rời khỏi các phương pháp
của khoa học thực nghiệm cận đại. Điều đó làm cho khảo cổ học bắt nguồn từ
nghiên cứu tư liệu hiện vật có thật, không dựa trên giáo lý tôn giáo và truyền
thuyết thần thoại. Một nguồn chính khác của khảo cổ học cận đại là các công trình nghiên cứu
khảo cổ học về thời đại đá cũ ở Anh và Pháp, đó là các nghiên cứu bắt nguồn từ
các ngành khoa học tự nhiên như địa chất và cổ sinh vật học.
Nó đã
phá vỡ niên đại khởi nguyên của nhân loại được ghi trong Kinh thánh, kéo dài
đáng kể thời gian của lịch sử loài người và có ý nghĩa rất lớn đối với con người
để thoát khỏi xiềng xích của tư tưởng tôn giáo. Do đó, chúng ta có thể nói rằng
khoa học là nền tảng của sự hình thành khảo cổ học cận đại, không có truyền thống
khoa học, khảo cổ học cận đại không thể được phát triển.
Lý do
trực tiếp nhất khiến Kim thạch học Trung Quốc không phát triển thành khảo cổ học
cận đại là vì Trung Quốc thiếu khoa học cận đại.
Năm
1959, Joseph Caldwell đã công bố bài viết “Khảo cổ học mới của Mỹ” trong Tạp
chí “Khoa học” (8), lần đầu
tiên đưa ra lý thuyết “Khảo cổ học mới”, nhấn mạnh việc nghiên cứu về sinh thái
học và các hình thức định cư, tin rằng văn hóa có quy luật phát triển, và văn hóa đó
nên được nghiên cứu như một hệ thống cấu trúc chức năng hoàn chỉnh, và mục tiêu
chính của khảo cổ học là giải thích những thay đổi của các quá trình văn hóa thể
hiện trong tư liệu khảo cổ. Bài viết được công bố trên tờ Tạp chí nổi tiếng về
khoa học tự nhiên, đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của khảo cổ học. Có điều rất
đáng chú ý ở đây là sự xuất hiện của các khái niệm chính như tính phổ quát, hệ
thống văn hóa và giải thích quá trình. Việc nghiên cứu khảo cổ học bắt đầu chú
ý đến các câu hỏi “Tại sao” và “Như thế nào”, mà không còn chỉ giới hạn ở “Khi nào”,
“Ở đâu”, “Cái gì”, v.v., nữa, điều này có nghĩa là khảo cổ học cần phải tìm hiểu
các vấn đề có ý nghĩa phổ quát, chẳng hạn như sự hình thành các tài liệu khảo cổ,
cơ chế biến đổi văn hóa, v.v. Do đó, theo quan điểm này, không phải Khảo cổ học
mới hay Khảo cổ học quá trình mới ra sức chủ trương ủng hộ khoa học, mà bản chất
của vấn đề đang nghiên cứu xác định rằng nó đòi hỏi phải khoa học. Nói chung,
khoa học nhấn mạnh việc tiếp cận tri thức phổ quát, và nhấn mạnh việc xác lập
lý thuyết (9).
Theo lý thuyết của Gordon Willey và Jeremy Sabloff, trọng
tâm của khảo cổ học Mỹ trong những năm 1950 và 1960 tập trung vào ba khía cạnh:
i) trước hết là hiểu được cuộc sống của con người thông qua hiện vật, khám phá
hành vi của con người thông qua các di vật hoặc hài cốt của con người để lại;
ii) thứ hai là nghiên cứu khảo cổ học định cư; và iii) thứ ba là sinh thái học
văn hóa, khám phá cơ chế biến đổi văn hóa (10).
Khía cạnh đầu tiên là quan trọng nhất. Ngay từ những
năm 1950, Walter Taylor đã bắt đầu chỉ trích mạnh mẽ tình trạng nghiên cứu khảo
cổ học hiện tại vào thời điểm đó, đề xuất phát triển “cách tiếp cận kết hợp” (conjunctive approach) để hiểu
được cuộc sống của con người thông qua hiện vật. Do Thế chiến II, Luận án tiến
sĩ của ông phải chậm bảo vệ đến tận sau năm 1948 (11). Rõ ràng, Taylor đã không đưa ra ngay được
phương pháp “như thế nào” một cách thực tế và hiệu quả để đạt được mục tiêu. Nhìn lại sự phát triển của
Khảo cổ học quá trình, một nền tảng quan trọng là đề xuất “phương pháp khoa học”
(12), tìm cách nghiên cứu các nguyên tắc chung của sự phát triển văn hóa, sự
phát triển của “khảo cổ học khoa học” đã trở thành một xu hướng chính trong khảo
cổ học Anh-Mỹ vào những năm 1960 (13). Thật thú vị là Taylor và Binford, hai
nhân vật quan trọng nhất của khảo cổ học truyền thống lại xuất thân từ khoa học
tự nhiên - Taylor là địa chất, còn Binford là nhà sinh vật học. Và Binford cũng
tin rằng một nền tảng như vậy rất hữu ích để ông nhận ra những vấn đề của khảo
cổ học tại thời điểm đó (14). Grahame Clark và Willy, những người có nền tảng lịch
sử và khảo cổ, thì ôn hòa hơn nhiều, có thái độ bao dung hơn đối với khảo cổ học
truyền thống (15), họ đều cho rằng khảo cổ học phải “nhận thức được con người thông qua di vật”. Để
đạt được mục tiêu này, cần phải phân tích các tài liệu khảo cổ học, điều này trực
tiếp đóng góp cho sự phát triển của khoa học khảo cổ và Clark đã thành lập một
phòng thí nghiệm khảo cổ tại Đại học Cambridge. Để gắn kết tư liệu khảo cổ với hành vi
của con người, Clark chuyển sang hệ sinh thái (16), các nhà khảo cổ học người
Mỹ đã chuyển sang sinh thái văn hóa (chủ yếu thông qua nghiên cứu dân tộc học)
(17), chính điều đó đã dẫn đến việc khảo cổ học chú trọng vào nghiên cứu lý
thuyết. Trước tiên cần phải hiểu và truy nguyên các hoạt động của con người để xem
xét các tài liệu khảo cổ học, điều này trùng khớp với phương pháp nghiên cứu
khoa học. Tại thời điểm này, phương pháp nghiên cứu khảo cổ học đã tiếp thu
khoa học từ cả vi mô và vĩ mô.
Theo
lý tưởng của Binford, khảo cổ học nên phát triển thành một ngành khoa học như
địa chất học vậy (18). Địa chất, giống như khảo cổ học, bắt đầu với các sự kiện
thực nghiệm lẻ tẻ; Khảo cổ học nên bắt đầu từ các tài liệu khảo cổ và phát triển
các lý thuyết riêng của mình, thay vì mượn các lý thuyết từ các ngành khác, và
không có ý nghĩa đối với các tài liệu khảo cổ (19). Tuy nhiên, lý tưởng của ông
đã không được thực hiện, từ những năm 1980 của Thế kỷ XX, trào lưu tư tưởng về
khảo cổ mới đã bắt đầu xuất hiện, Khảo cổ học hậu quá trình, bao gồm nhiều lưu
phái, thách thức khái niệm khoa học của Khảo cổ học quá trình. Nếu kết hợp với
cơ sở tư tưởng của Khảo cổ học hậu quá trình để lý giải, thì vấn đề có thể trở
nên rõ ràng hơn. Khảo cổ học hậu quá trình bắt nguồn từ triết học hậu hiện đại,
giống như khảo cổ
học quá trình được hỗ trợ bởi triết học khoa học vậy. Bản thân trào lưu tư
tưởng hậu hiện
đại là đặt vấn đề đối với khoa học, và ảnh hưởng tới rất nhiều phương diện.
Bản thân triết học khoa học cũng đã bị ảnh hưởng. Bắt đầu với giả luận (falsificationism) của Karl Popper, tính xác thực của khoa học bắt đầu bị nghi ngờ, và lý thuyết không bao giờ có thể được chứng thực, nó chỉ có thể làm chứng giả mạo (20); cho đến chủ trương “cách mạng hệ mẫu” (paradigm revolution) của Thomas Kuhn (1922 - 1996), thì khoa học ở một mức độ nào đó đã được định hình thành một cộng đồng tín điều (21); đến Paul Feyerabend (1924 - 1994) thì hào quang thiêng liêng của các phương pháp khoa học đã hoàn toàn được giải mã, phương pháp không chỉ là mục tiêu theo đuổi của khoa học, mà còn là trở ngại của khoa học (22). Khoa học không còn là một khái niệm được xác định rõ ràng: hoàn toàn là “chủ nghĩa thực chứng logic” - khoa học phải được kiểm nghiệm, và bất kỳ tuyên bố chưa được kiểm nghiệm nào cũng đều là vô giá trị; khoan dung như “cấu thành xã hội luận” của Feyerabend – thì khoa học cũng chỉ là do con người tạo ra mà thôi. Chủ nghĩa thực chứng logic là một biệt phái rất cực đoan trong triết học khoa học và là phái thiểu số. Khi các nhà khảo cổ học nói về khoa học trong khảo cổ học, họ thường không chú ý đến sự tiến bộ của triết học khoa học, chủ nghĩa thực chứng logic thường bị nhầm lẫn với định nghĩa khoa học. Như Kuhn đã phê phán, chủ nghĩa thực chứng logic không phải là một lý thuyết mà là một huyền thoại (23).
Bản thân triết học khoa học cũng đã bị ảnh hưởng. Bắt đầu với giả luận (falsificationism) của Karl Popper, tính xác thực của khoa học bắt đầu bị nghi ngờ, và lý thuyết không bao giờ có thể được chứng thực, nó chỉ có thể làm chứng giả mạo (20); cho đến chủ trương “cách mạng hệ mẫu” (paradigm revolution) của Thomas Kuhn (1922 - 1996), thì khoa học ở một mức độ nào đó đã được định hình thành một cộng đồng tín điều (21); đến Paul Feyerabend (1924 - 1994) thì hào quang thiêng liêng của các phương pháp khoa học đã hoàn toàn được giải mã, phương pháp không chỉ là mục tiêu theo đuổi của khoa học, mà còn là trở ngại của khoa học (22). Khoa học không còn là một khái niệm được xác định rõ ràng: hoàn toàn là “chủ nghĩa thực chứng logic” - khoa học phải được kiểm nghiệm, và bất kỳ tuyên bố chưa được kiểm nghiệm nào cũng đều là vô giá trị; khoan dung như “cấu thành xã hội luận” của Feyerabend – thì khoa học cũng chỉ là do con người tạo ra mà thôi. Chủ nghĩa thực chứng logic là một biệt phái rất cực đoan trong triết học khoa học và là phái thiểu số. Khi các nhà khảo cổ học nói về khoa học trong khảo cổ học, họ thường không chú ý đến sự tiến bộ của triết học khoa học, chủ nghĩa thực chứng logic thường bị nhầm lẫn với định nghĩa khoa học. Như Kuhn đã phê phán, chủ nghĩa thực chứng logic không phải là một lý thuyết mà là một huyền thoại (23).
Khảo cổ học khoa học nhấn mạnh sự tách biệt giữa lý
thuyết và phương pháp, nếu hai hoặc ba lý thuyết tồn tại cùng một lúc, thì phải
có bên thứ ba độc lập, trung lập để xác định ai đúng, ai sai; nói cách khác, bất
kỳ quan điểm nào cũng phải được kiểm nghiệm bằng thực tế chứ không thể tự chứng
minh là chân lý. Nó cũng đòi hỏi phải đề xuất diễn giải tính phổ biến, kết quả
có thể được dự đoán và quá trình có thể được lặp lại. Ở giai đoạn đầu, các nhà
khảo cổ học quá trình không thể chịu đựng được bất kỳ tuyên bố nào chưa được kiểm
nghiệm, về sau, khi lĩnh vực nghiên cứu khảo cổ học quá trình mở rộng, lập trường
của họ đã dịu bớt, vì các vấn đề như đạo đức và siêu hình là không thể kiểm
nghiệm được (24). Các nhà khảo cổ quá trình coi mình là nhà khoa học và họ tin
rằng tư duy khoa học không phụ thuộc vào các phán đoán giá trị và ảnh hưởng
chính trị. Khảo cổ học hậu quá trình tập trung vào việc phê phán quan điểm thực
chứng của họ, cho rằng lý thuyết và tài liệu không thể tách rời, rằng luôn có một
lý thuyết hàm ẩn trong tài liệu, và không có bên thứ ba trung lập khách quan với
tư cách trọng tài cho các lý thuyết. Việc đề xuất diễn giải tính phổ biến chỉ là một huyễn tưởng, giải thích chỉ có
thể là một loại “hiểu biết”, khi chúng ta giải thích quá khứ, thì đó chẳng khác
nào việc đọc “văn bản” (25). Cũng giống như việc mỗi người, mỗi thời đại đọc Khổng
Tử đều có những kiến giải khác nhau, không bao giờ có chung cục, không bao giờ
có một cách đọc duy nhất chính xác. Giải thích quá khứ tự nó là một hành động
chính trị, và phải có sự tồn tại của chính trị trong việc giải thích của các
nhà khảo cổ học. Vì vậy, các phê bình Khảo cổ học hậu quá trình luôn giữ cho khảo
cổ học tránh xa ý nghĩa khoa học truyền thống. Tuy nhiên, các phê phán của Khảo
cổ học hậu quá trình cũng rất thuyết phục, sau này Binford cũng thừa nhận rằng,
nhìn chung, tài liệu phụ thuộc vào lý thuyết mà tồn tại (26).
3. Nội hàm của “Khảo cổ học là khoa học”
3.1. Tác động của khoa học với tư cách
là một phương pháp luận chung và khoa học như một tri thức chuyên môn đối với khảo
cổ học
Để
hiểu được nội hàm của cụm từ “Khảo cổ học là khoa học”, thì cần hiểu nó là gì
và nó không phải là gì, và cũng cần phải hiểu ý nghĩa của phán đoán này. Nhưng
bất kể khía cạnh phân tích nào cũng cần phải nắm bắt mối quan hệ giữa khoa học
và khảo cổ học từ lịch sử phát triển khảo cổ học. Nhìn chung, tác động của khoa học đối
với khảo cổ học chủ yếu được phản ánh ở hai khía cạnh: với tư cách là một khoa học về phương
pháp chung, và với
tư cách là một
tri thức khoa học chuyên môn. Ở cấp độ phương pháp luận chung, như đã nêu ở
trên, cho
dù là triết gia khoa học hay một khoa học gia, thì một số người vẫn nghĩ rằng
không có phương pháp khoa học nào cả, hoặc về căn bản không có phương pháp khoa học của một cộng
đồng nào cả. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng dù là trong khoa học tự
nhiên hay khoa học xã hội, điều cần thiết là phải đề xuất các giả thuyết
và kiểm nghiệm, thực hiện các giả định khoa học, vận dụng logic diễn dịch,
logic quy nạp và các mô hình quy giản (27). Khảo cổ học Trung Quốc dường
như còn bị hạn chế trong việc sử dụng các phương pháp khoa học có ý nghĩa chung,
được vận
dụng nhiều nhất là phương pháp quy nạp. Trên thực tế, các phương pháp phổ biến
này có sở trường, sở đoản riêng, cho nên việc vận dụng toàn diện giúp tăng tính
hợp lý của việc suy luận, nếu chỉ sử dụng một phương pháp thì không đủ.
Thứ hai, cần phải xem xét từ lịch sử phát triển khảo cổ
học, ngay từ khi bắt đầu phát triển khảo cổ học, thậm chí sau đó có nhiều ý kiến
được cho là hiển nhiên, nếu mọi người đều có ý kiến riêng của mình, thì nên áp
dụng quan điểm của ai? Đánh giá thế nào? Chiến lược nào là phù hợp? Ngoài ra,
làm thế nào để con người có thể đi sâu được vào bản chất của sự vật, hiểu cơ chế
hình thành và phát triển của chúng, và sau đó giải quyết các vấn đề mà nhân loại
phải đối mặt? Khoa học cận đại khác với khoa học còn ở thời kỳ sơ khai ở Hy Lạp
cổ đại, và sau này phụ thuộc quá nhiều vào tư biện, khoa học cận đại tin rằng
thế giới khách quan bên ngoài có giá trị nghiên cứu và có thể thực hiện quan
sát, đo lường và tính toán chính xác, và cũng có thể được nghiên cứu thực nghiệm
(28). Khảo cổ học được phát triển trong bối cảnh của những ý tưởng như vậy. Rõ
ràng, điều này bao gồm logic quy nạp (quan sát thế giới khách quan), diễn dịch
(phương pháp thực nghiệm, khảo sát cơ chế) và so sánh (thử nghiệm một phần). Ngoài những điều này,
không có sự khác biệt giữa khảo cổ học và việc nghe ngóng về những tin đồn, sự
thiết định của các học thuyết tôn giáo, và phương thức truyền miệng của thần
thoại và truyền thuyết. Trong hệ thống nghiên cứu học thuật đương đại, khảo cổ
học theo nghĩa rộng cũng được coi là một nhánh của khoa học, tiếp theo đó, đương
nhiên là nó tuân theo phương pháp luận khoa học nói chung.
Trong hệ thống diễn ngôn của khảo cổ học Trung Quốc,
khi nói về khảo cổ học và khoa học, chúng ta thường đề cập đến việc sử dụng
khoa học và công nghệ trong khảo cổ học, ở cấp độ này, cái gọi là khoa học khảo
cổ hay khoa học và công nghệ khảo cổ học, mối quan hệ giữa khảo cổ học và khoa
học là hài hòa. Khi bắt đầu hình thành, khảo cổ học hiện đại chịu ảnh hưởng của
địa chất: đầu tiên, việc vận dụng địa tầng học, cho đến nay phương pháp kỹ thuật
này vẫn là một trong những phương pháp khảo cổ học cơ bản; thứ hai, việc giám định
các tài liệu cổ sinh vật học, rất quan trọng đối với việc định niên đại của di
tích khảo cổ, đặc biệt là trong lĩnh vực thời đại đá cũ; một lần nữa, việc giám
định chất liệu, đáng chú ý nhất là các nghiên cứu khảo cổ buổi ban đầu không thể
thiếu các nhà địa chất học, đặc biệt là trong khảo cổ học Trung Quốc, “hiệu ứng
của kẻ sáng lập” (founder's effect, về phương diện sinh
học có nghĩa là việc hình thành một quần thể mới từ một hoặc vài cá thể ban đầu*) có tác dụng sâu rộng, họ
đã thiết định mô hình cơ bản của khảo cổ học thời đại đá cũ Trung Quốc. Một
khoa học khác có tác động quan trọng đến khảo cổ học sớm là sinh học, ảnh hưởng
của nó chủ yếu ở hai phương diện: một là tư duy tiến hóa và hai là phương pháp
phân loại. Phương pháp loại hình học trong khảo cổ học có cội rễ sâu xa từ khoa
học này.
Trong những năm 1950 và 1960 của thế kỷ XX, ảnh hưởng
quan trọng của khoa học đối với khảo cổ học là phát minh ra phương pháp xác định
niên đại phóng xạ. Khảo cổ học được giải phóng khỏi sự đè nặng của việc xác định
niên đại, do đó các nhà khảo cổ học có thể chuyển năng lượng của họ sang các phương
diện khác. Thứ
hai, việc sử dụng rộng rãi các máy tính, ảnh hưởng này vẫn ngày càng cao, qua
đó các nhà khảo cổ có thể xử lý một lượng lớn thông tin tư liệu khảo cổ học rất
vặt vãnh, bình thường (29). Điều cần phải được nhấn mạnh là kỹ thuật mạng hiện đại,
nó không chỉ cải thiện đáng kể hiệu quả tiếp cận thông tin của các nhà khảo cổ
học, quan trọng hơn, nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến mối quan hệ giữa các nhà khảo
cổ học và công chúng nói chung, hơn nữa, những tiến bộ trong sinh học phân tử rất
hấp dẫn và các kỹ thuật phân tích DNA (DNA là phân tử mang thông tin di truyền
dưới dạng bộ ba mã di truyền quy định mọi hoạt động sống như sinh trưởng, sinh
sản, phát triển v.v…của các sinh vật và virus. Đây là từ viết tắt thuật ngữ tiếng
Anh deoxyribonucleic acid, tiếng Pháp: acide désoxyribonucléique, viết tắt: AND*)
đang bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong khảo cổ học: Ví dụ, đối với nghiên cứu
về nguồn gốc của người hiện đại, những ý tưởng mà nó đưa ra triệt để đến mức
các nhà khảo cổ học không còn biết phải làm gì, và việc nghiên cứu về khảo cổ học
thời đại đá cũ có nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc. Điều đó có
nghĩa là, nếu lý thuyết thay thế nguồn gốc châu Phi của con người hiện đại là
chính xác, thì hiện tại chúng ta gặp phải vấn đề trong việc đánh giá mô hình
nghiên cứu các quần thể người thông qua phân tích công cụ đá và cần phải bỏ đi.
Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu mới nhất đã làm cho tính căng thẳng của vấn
đề được điều hoà hơn (30).
3.2. Khoa học là phương thức cơ bản để xác định và giải quyết các vấn đề siêu hình của khảo cổ học
"Siêu hình học" là khía cạnh cơ bản nhất của
triết học, triết học là nền tảng của mọi kiến thức, nó khám phá những vấn đề cơ
bản của bản chất thực tại, mà vấn đề này liên quan đến những nguyên do cơ bản
cho sự tồn tại của khảo cổ học. Khảo cổ học là khoa học nghiên cứu về quá khứ thông
qua những hiện vật do quá khứ để lại, và các vật chất còn lại là hiện tại,
không phải là tồn tại của quá khứ.
Quá khứ đã trôi qua, các nhà khảo cổ đương đại
không có cỗ máy thời gian giúp quay về quá khứ để quan sát quá trình xảy ra.
Nói tóm lại, khảo cổ học nghiên cứu quá khứ bằng
cách nghiên cứu di tồn của quá khứ còn lại đến hiện tại! Theo một nghĩa nào đó,
điều này tạo thành một vấn đề siêu hình trong khảo cổ học. Tuy nhiên, phải chỉ ra rằng nghiên cứu
khảo cổ không cho rằng có thể hoặc không thể hiểu được quá khứ thông qua nghiên
cứu, mà là để thảo luận về nó trong phạm trù khoa học.
Tiền đề của nghiên cứu khoa học là thế giới tồn tại và
có thể biết được. Nếu tiền đề này bị mất đi, thì việc nghiên cứu khoa học cũng sẽ
mất đi tính hợp lý của nó. Vì vậy mà khảo cổ học dựa trên tiền đề lớn này, mặc
dù có một khoảng cách lớn giữa di vật thực tồn đương đại và diện mạo cổ xưa, nhưng
các nhà khảo cổ vẫn luôn nỗ lực vượt qua khoảng cách đó. Chính vì điều này, mà các
nhà khảo cổ chia nó thành nhiều liên kết, phân chia các nhiệm vụ khó khăn thành
các bước tương đối nhỏ, dễ giải quyết. Cụ thể, có khoảng năm khâu liên quan đến
nhau (31): i) giới định các đặc trưng tài liệu khảo cổ học; ii) nhận biết về
quá trình hình thành các tài liệu khảo cổ học; iii) dựa trên các di tồn mà giả
định về tính chất của các hoạt động của con người; iv) Tái cấu trúc lịch sử, xã
hội, văn hóa cổ đại, v.v…, thông qua các hoạt động của con người; v) Xây dựng
và phản ánh các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu khảo cổ học từ cấp độ triết
học cơ bản.
Trong
năm liên kết này, khoa học không gây tranh cãi trong liên kết đầu tiên. Các yếu tố tự nhiên của
quá trình hình thành các di tồn trong liên kết thứ hai về cơ bản nằm trong phạm
trù nghiên cứu khoa học tự nhiên, khó khăn là quá trình biến đổi văn hóa, do ảnh
hưởng của các yếu tố lịch sử và khu vực, rất khó để hình thành được việc nhận
thức về tính phổ biến. Trong liên kết thứ ba cũng có hai bộ phận, vấn đề không
phải là việc vận dụng phân tích khoa học và kỹ thuật các tài liệu khảo cổ học, song
hành với nó, tồn tại một quy trình tham khảo, đó là việc sử dụng lý thuyết tầm
trung như khảo cổ dân tộc học và khảo cổ học thực nghiệm để cung cấp bằng chứng
cho lý luận của khảo cổ học về việc “nhận thức được con người thông qua di vật”
khảo cổ. Có một số nghi ngờ ở đây, rõ ràng khác với nghiên cứu khoa học nói
chung, đó chỉ là một tham khảo logic ngoại suy; tuy nhiên, nó cũng có thể vượt
qua logic ngoại suy để trở thành một nguyên tắc phổ quát, ví dụ, lý thuyết sinh
thái văn hóa của những người săn bắn hái lượm dựa trên các phương thức sinh kế
của người người săn bắn hái lượm, bất kể quá khứ hay hiện tại, miễn là đó là
người săn bắn hái lượm, thì phải tuân theo các quy tắc tương tự, đó là, sống bằng thực phẩm sinh trưởng
trong tự nhiên, con người cần thu lượm về để ăn, và con người cần phải sống
lưu động, cần
có sự phân công lao động, điều này chắc chắn ảnh hưởng đến tổ hợp kỹ thuật công
cụ của họ, cấu trúc của di chỉ và phương thức sử dụng không gian khu vực, v.v...
Nếu lý thuyết sinh thái văn hóa của những người săn bắn hái lượm được thiết lập,
thì đó không phải là logic ngoại suy, mà là logic diễn dịch. Sự khác biệt giữa hai loại logic đó phải
được nhấn mạnh, và khảo cổ học quá trình đặt trọng tâm đặc biệt vào logic diễn dịch, trước hết
nhấn mạnh loại nghiên cứu này (lý thuyết) rồi đến loại nghiên cứu tiếp theo (tài
liệu). Điều này liên quan đến sự lựa chọn quan điểm trong nghiên cứu khảo cổ học
(32). Liên kết thứ tư liên quan đến việc nghiên cứu tính phổ quát trong xã hội
loài người, hành vi, văn hóa, lịch sử, v.v., đây thường là phạm trù nghiên cứu của
khoa học xã hội. Liên kết cuối cùng phản ánh và điều chỉnh các liên kết trước
đó, phản ánh khả năng tự sửa lỗi của nghiên cứu khoa học.
3.3. Khoa học không bao gồm
tất cả các lĩnh vực nhận thức của con người
Căn cứ vào những điều trên, cốt lõi của cuộc thảo luận
về “Khảo cổ học với tư cách khoa học” là để “nhận thức được con người thông qua
di vật”, là chủ trương cơ bản của khảo cổ học quá trình. Từ những năm 1980 của
thế kỷ XX, Khảo cổ học quá trình đã đưa ra khảo cổ học quá trình nhận thức để
đáp lại những chỉ trích về việc bỏ bê lĩnh vực tinh thần. So với Khảo cổ học hậu quá trình,
cũng liên quan đến lĩnh vực này, khảo cổ học quá trình nhận thức vẫn thuộc phạm
trù khoa học, và khảo cổ học hậu quá trình vượt qua phạm trù khoa học. Tương tự với việc “nhận
thức được con người thông qua di vật”, mặc dù “vật” trong cách hiểu của khảo cổ
hậu quá trình cũng là tài liệu hiện vật thật, nhưng nó lại được nhìn nhận như là
một “văn bản” có thể được diễn giải nhiều lần, một văn bản đa nguyên tự sự, mà
hàm nghĩa của nó lưu động, không cố định, không có một chân lý duy nhất; tương
tự là nhà nghiên cứu, khảo cổ học hậu quá trình tin rằng hàm nghĩa “con người”
cũng là đa dạng, có giới tính, địa lý, dân tộc, giai cấp và các vấn đề khác về
bản sắc (33). Khảo cổ học hậu quá trình cũng đồng ý rằng khảo cổ học là để
nghiên cứu quá khứ, nhưng nó nhấn mạnh rằng khảo cổ học nghiên cứu quá khứ cho
hiện tại, và điểm khởi đầu không phải là hiện vật còn lại của quá khứ. Trong nền
tảng triết học của Khảo cổ học hậu quá trình, con người và vạn vật hòa quyện
vào nhau, con người sử dụng vật chất và vật chất lần lượt ảnh hưởng đến con người.
Vật chất, từ một công cụ đến một cảnh quan rộng lớn (34), đều là vật của con
người, không có con người, thì không có ý nghĩa, ít nhất là đối với các nhà khảo
cổ học, giá trị nghiên cứu là mối quan hệ giữa con người và vạn vật.
Do đó, Khảo cổ học hậu quá trình giống như văn học và
nghệ thuật, hay triết học hậu hiện đại, và nó thực sự bị ảnh hưởng bởi các nghiên
cứu thuộc các lĩnh vực này (35). Vì vậy, việc đo lường nó theo tiêu chuẩn
khoa học rõ ràng là không phù hợp. Khoa học không phải là toàn bộ phương thức nhận
thức của con người và khoa học không phải là phương thức nhận thức duy nhất hợp
lý của con người, mặc dù nó rất hiệu quả. Chẳng hạn, nghệ thuật cũng là một
cách nhận thức của con người, với giá trị không thể thay thế bằng khoa học. Khảo
cổ học hậu quá trình với một nền tảng nhân văn cố gắng vượt qua khoa học như là
phương pháp nhận thức duy nhất, độc quyền, cố gắng vượt qua nhị nguyên luận của
Rene Descartes và chủ nghĩa duy vật cơ học phương Tây. Đó là phương pháp nghiên
cứu song hành cùng phương pháp coi “Khảo cổ học là khoa học” (36).
“Khảo cổ học là khoa học” luôn tin rằng nó độc lập với
chính trị, đạo đức và các mối quan hệ xã hội khác, và tin rằng có tồn tại các
chân lý khách quan. Và khảo cổ học phụ thuộc vào xã hội loài người với chuỗi kết
nối này, không chỉ là hiện vật của quá khứ còn lại, điều đó cũng xác định rằng
nghiên cứu khảo cổ còn bị chế ước bởi các bối cảnh liên quan, khiến cho trong một
hệ thống nhất định, khảo cổ học có tiêu chuẩn chân lý của riêng mình, và phụng sự
xã hội của mình với các tiêu chuẩn như vậy, thì nghiên cứu khảo cổ phải đáp ứng
các tiêu chuẩn như vậy để tồn tại. Từ quan điểm này, hệ thống “khảo cổ học là
khoa học” chỉ là một khảo cổ học phù hợp với cái gọi là “tiêu chuẩn khoa học”, tuy
nhiên, nó chỉ là một khảo cổ học trong hệ thống, nhưng trong thực tế khoa học
thường trở thành hệ thống hợp lý duy nhất. Theo nghĩa này, khoa học giống như một
loại bá quyền, lũng đoạn lĩnh vực nhận thức của loài người (37).
4. Ý nghĩa đặc biệt của “Khảo cổ học là khoa học” đối với
Khảo cổ học Trung Quốc
Thuyết tương đối của Khảo cổ học hậu quá trình dường
như đi quá xa so với khảo cổ học Trung Quốc, và khảo cổ học Trung Quốc ở giai
đoạn cuối chưa xem xét đến các vấn đề tương tự. “Khảo cổ học là khoa học” có một
ý nghĩa đặc biệt đối với khảo cổ học Trung Quốc, ý nghĩa này khác với khảo cổ học
phương Tây, mà những lý do cho sự khác biệt chủ yếu liên quan đến giai đoạn
phát triển, bối cảnh văn hóa, lịch sử và các yếu tố khác. Chính vì những yếu tố
này mà sự phát triển của “Khảo cổ học là khoa học” rất quan trọng đối với những
khó khăn trong nghiên cứu hiện nay của khảo cổ học Trung Quốc, mặc dù tuyên bố
này không hoàn mỹ, và thậm chí còn có những mặt tiêu cực.
Trung Quốc không phải là nơi sản sinh ra khoa học hiện
đại, và vì lý do này, kim thạch học của Trung Quốc đã không phát triển thành khảo
cổ học theo nghĩa cận đại của bộ môn này. Trong tư tưởng truyền thống của Trung
Quốc, sự khác biệt giữa bản thể luận, nhận thức luận và lý thuyết giá trị là
không rõ ràng, và tư tưởng “thiên nhân hợp nhất” chiếm địa vị chủ đạo (38). Tiền
đề của nghiên cứu khoa học trước hết là phân biệt chủ thể với khách thể và
nghiên cứu thế giới khách quan bên ngoài. Nho giáo đã thống trị truyền thống tư
tưởng của Trung Quốc trong hàng ngàn năm, trật tự đạo đức xã hội là mối quan
tâm chính của nó, mà mối quan tâm của nó trong việc giải quyết các vấn đề hiện thực
lớn hơn nhiều so với siêu hình học và nhận thức luận. Khoa học cận đại có hai
nguồn lớn: truyền thống tư biện trừu tượng của triết học Hy Lạp cổ đại và khám
phá ý chí tự do của triết học kinh viện thời trung cổ (39). Suy cho cùng, tối hậu
lên đến cấp độ siêu hình, hình thành nhận thức về tính “duy lý” phổ quát, thông
qua logic diễn dịch, tiến đến nghiên cứu về các sự vật cụ thể. Khái niệm trừu
tượng, logic diễn dịch, v.v., trong tư duy truyền thống của chúng ta là tương đối
thiếu, do đó, vì những lý do truyền thống, có thể cho rằng khảo cổ học Trung Quốc
vô cùng cần khoa học, từ tinh thần khoa học, lý thuyết khoa học, phương pháp
khoa học đến tài liệu khoa học. Khoa học nhấn mạnh tính hợp lý, niềm tin vào
tính khách quan, tôn trọng sự thật và tôn trọng chân lý (40), nghiên cứu từng
bước, dựa trên thế giới khách quan, và rất dễ nắm bắt.
Trừu tượng hóa lý thuyết và kiểm nghiệm là cốt lõi của
nghiên cứu khoa học, những gì mà khoa học cố gắng thực hiện chính là khám phá bản
chất và thay đổi quy luật của sự vật. Để tham gia vào nghiên cứu khoa học,
chúng ta phải hỏi “tại sao” và “như thế nào”, chỉ bằng cách này, chúng ta mới
có thể khám phá cơ chế và quá trình biến đổi của sự vật. Trong nghiên cứu về khảo
cổ học Trung Quốc, như Tiên sinh Tô Bỉnh Kỳ, “sau đó, phát hiện ra một vấn đề lớn
thông qua khảo sát nghiên cứu loại hình hệ thống vùng của quá trình hình thành
quốc gia đa dân tộc lấy Hán tộc làm chủ thể” (41), nhưng ông lại chưa bao giờ đặt
câu hỏi tại sao quốc gia có thể hình thành và các yếu tố hình thành quốc gia
tương tác và thay đổi như thế nào. Tiên sinh Trương Quang Trực bối rối về điều
này, dường như ông cố tình gán nó cho chủ nghĩa dân tộc, ý thức quốc gia và các
nhân tố khác (42). Những lý do thực tế có nhiều khả năng liên quan đến việc thiếu
truyền thống khoa học trong nghiên cứu khảo cổ học Trung Quốc, chúng ta không
quen đặt câu hỏi. Ý tưởng về chủ nghĩa duy vật đã phát triển thành chủ nghĩa
kinh nghiệm trong nghiên cứu khảo cổ học, người ta tin rằng chỉ có các tài liệu
khảo cổ là điểm khởi đầu của nghiên cứu, chỉ có những sự thật kinh nghiệm là
đáng tin cậy, từ đó bỏ qua tính năng động của các nhà nghiên cứu trong nghiên cứu
khoa học. Thông
qua phương pháp diễn dịch, đề xuất giả thuyết, các nhà khoa học có thể vượt qua
giới hạn của thực tế và khám phá các vật thể khó quan sát như hạt Quark và Hố
đen.
Do có sự hiểu lầm về nghiên cứu khoa học, người ta tin
rằng chỉ có sự thật quy nạp là nghiên cứu, do đó các nhà khảo cổ học Trung Quốc
không muốn chấp nhận các nghiên cứu khảo cổ quá trình nhấn mạnh vào khoa học. Người
ta tin rằng khảo cổ học quá trình bắt đầu từ mô thức hiện có và làm cho các tài
liệu khảo cổ phù hợp với các mô thức ấy, điều đó tương tự như cái gọi là “lấy
lý thuyết thay thế cho lịch sử” trong những năm 1950 và 1960 của thế kỷ XX, đều
là sử dụng tài liệu khảo cổ để xây dựng các mô hình lý thuyết! Có lẽ chúng ta có
thể phải sử dụng một phép ẩn dụ để giải thích rằng việc “lấy lý thuyết thay thế
cho lịch sử” là cắt chân cho vừa giày, điều chỉnh các tài liệu khảo cổ để phục
tùng cho giáo điều lý thuyết hiện có. Khảo cổ học quá trình rất tôn trọng các
tài liệu khảo cổ, và đó là một thực tế khách quan ở chỗ nó được coi là một tài
liệu khoa học để kiểm tra các giả thuyết. Chính vì Khảo cổ học quá trình rất coi trọng
tính khách quan của các tài liệu khảo cổ, nên nó phân tích quá trình hình thành
các tài liệu khảo cổ và phân tích mối quan hệ giữa các đặc trưng của tài liệu
khảo cổ học và phương thức hoạt động của con người. Khảo cổ học quá trình
không phải là một loại mô thức luận “lấy lý thuyết thay thế cho lịch sử”, nó
không coi những suy nghĩ hiện có là tiêu chuẩn, mà nhấn mạnh sự tương tác giữa
lý thuyết và tài liệu.
Trong hệ thống diễn ngôn của Trung Quốc, “khoa học” tương đương với “chính xác”, nhưng điều kỳ lạ là một mặt nó bỏ qua khoa học, nhưng mặt khác, nó lại mê tín khoa học. Các nhà khảo cổ hiếm khi nghĩ về ý nghĩa của chính khoa học và tầm quan trọng của nó đối với khảo cổ học, mà nghĩ rằng đó hoàn toàn là vấn đề triết học và không liên quan gì đến khảo cổ học. Khảo cổ học hậu quá trình phê phán hệ thống nhận thức khoa học hiện có, được coi là hạn chế, hoang tưởng và không chính xác về phương diện chính trị, khoa học đại diện cho lợi ích của quyền lực. Loại học thuyết này liên quan rất nhiều đến khảo cổ học Trung Quốc. Từ góc độ bản thể luận, nó phản đối nhị nguyên luận đối lập giữa người và vật, nhấn mạnh sự tương tác giữa người và vật, có cấu trúc phù hợp với tư duy truyền thống của Trung Quốc; từ quan điểm nhận thức luận, nó hỗ trợ vị trí giống như cảm giác và lý tính, và cho rằng việc cảm nhận một ngôi mộ cự thạch cũng quan trọng như phân tích ngôi mộ vậy (43), điều này cũng phù hợp với việc nhấn mạnh vào trực giác trong truyền thống Trung Quốc ở mức độ phổ biến; từ quan điểm đạo đức thực tiễn khảo cổ và triết học chính trị, lập trường tương đối luận của nó được coi như một loại khảo cổ học Trung Quốc với lịch sử bán thuộc địa và vị thế của đất nước đang phát triển, nó chủ trương rằng mỗi quốc gia nên có lịch sử riêng của mình và không nên bị lũng đoạn bởi bá quyền của diễn ngôn phương Tây.
Từ những khái niệm cơ bản này, Khảo cổ học hậu quá trình thực sự rất đẹp đẽ, nhưng rõ ràng nó không phải là một giải pháp tốt cho các vấn đề khảo cổ học hiện nay của Trung Quốc. Điều chúng ta cần hiểu là thế hệ Khảo cổ học hậu quá trình là sản phẩm của sự phát triển của khảo cổ học phương Tây, nó là sự phản ứng hoặc siêu việt của Khảo cổ học quá trình, đó là sự hồi sinh của chủ nghĩa nhân văn dưới sự độc quyền của mô thức khoa học. Sự hình thành của nó chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi sự phát triển của xã hội phương Tây, sự hưng thịnh của chủ nghĩa hậu hiện đại và sự phát triển của khoa học hậu hiện đại. Ngoài những nền tảng và tình trạng phát triển của khảo cổ học Trung Quốc, và nhìn vào các đặc điểm của Khảo cổ học hậu quá trình một cách biệt lập, có một nguy cơ là “phát triển đại nhảy vọt”. Sự phát triển của khảo cổ học Trung Quốc vẫn cần đi theo con đường phát triển của “khảo cổ học là khoa học”, và dựa trên sự hiểu biết vững chắc, những ý tưởng như “Toàn ảnh luận” (Holographic Principle: Nguyên lý toàn ảnh cho rằng trong vũ trụ toàn ảnh mọi thực thể trong không gian và thời gian đều kết nối với nhau và cách tiếp cận toàn ảnh giúp thống nhất lực hấp dẫn và lượng tử, và rộng hơn đem đến một tầm nhìn nhất quán đối với mọi hiện tượng thuộc vật lý, sinh học, bệnh học, tâm lý học, ngoại tâm lý học, v.v... Vũ trụ toàn ảnh sẽ mở ra một kỷ nguyên khoa học mới có chiều sâu hơn hiện nay.*) cũng cần sự hỗ trợ của nghiên cứu khảo cổ khoa học (44), nếu không nó sẽ chỉ là một sự mặc khải, mà không phải là một giá trị thực tiễn.
Tất nhiên, theo “Khảo cổ học là khoa học” không có nghĩa là sự phát triển của khảo cổ học Trung Quốc nên theo quá trình phát triển của khảo cổ học phương Tây, điều này là không thể và không cần thiết. Khảo cổ học hậu quá trình bù đắp cho sự bất cập của khảo cổ học quá trình trong lĩnh vực tinh thần và hệ thống học thuật tương đối khép kín của khảo cổ học quá trình, có thể được sử dụng trong quá trình phát triển của khảo cổ học Trung Quốc. Do đó, trong tình hình giao lộ tiền hiện đại, hiện đại và hậu hiện đại, Khảo cổ học Trung Quốc cần phát triển hơn nữa “khảo cổ học là khoa học”, mặt khác, nó cũng cần phải nhanh chóng vượt lên và bước vào lĩnh vực hậu quá trình. Ở đây cũng cần chỉ ra rằng cái trước là cái chính và cái sau là bổ sung. Nếu không, Khảo cổ học Trung Quốc có thể sẽ mất nền tảng vững chắc và chỉ có thể theo dõi các khái niệm của khảo cổ học phương Tây và rất khó để phát triển khả năng sáng tạo của riêng mình.
Trong hệ thống diễn ngôn của Trung Quốc, “khoa học” tương đương với “chính xác”, nhưng điều kỳ lạ là một mặt nó bỏ qua khoa học, nhưng mặt khác, nó lại mê tín khoa học. Các nhà khảo cổ hiếm khi nghĩ về ý nghĩa của chính khoa học và tầm quan trọng của nó đối với khảo cổ học, mà nghĩ rằng đó hoàn toàn là vấn đề triết học và không liên quan gì đến khảo cổ học. Khảo cổ học hậu quá trình phê phán hệ thống nhận thức khoa học hiện có, được coi là hạn chế, hoang tưởng và không chính xác về phương diện chính trị, khoa học đại diện cho lợi ích của quyền lực. Loại học thuyết này liên quan rất nhiều đến khảo cổ học Trung Quốc. Từ góc độ bản thể luận, nó phản đối nhị nguyên luận đối lập giữa người và vật, nhấn mạnh sự tương tác giữa người và vật, có cấu trúc phù hợp với tư duy truyền thống của Trung Quốc; từ quan điểm nhận thức luận, nó hỗ trợ vị trí giống như cảm giác và lý tính, và cho rằng việc cảm nhận một ngôi mộ cự thạch cũng quan trọng như phân tích ngôi mộ vậy (43), điều này cũng phù hợp với việc nhấn mạnh vào trực giác trong truyền thống Trung Quốc ở mức độ phổ biến; từ quan điểm đạo đức thực tiễn khảo cổ và triết học chính trị, lập trường tương đối luận của nó được coi như một loại khảo cổ học Trung Quốc với lịch sử bán thuộc địa và vị thế của đất nước đang phát triển, nó chủ trương rằng mỗi quốc gia nên có lịch sử riêng của mình và không nên bị lũng đoạn bởi bá quyền của diễn ngôn phương Tây.
Từ những khái niệm cơ bản này, Khảo cổ học hậu quá trình thực sự rất đẹp đẽ, nhưng rõ ràng nó không phải là một giải pháp tốt cho các vấn đề khảo cổ học hiện nay của Trung Quốc. Điều chúng ta cần hiểu là thế hệ Khảo cổ học hậu quá trình là sản phẩm của sự phát triển của khảo cổ học phương Tây, nó là sự phản ứng hoặc siêu việt của Khảo cổ học quá trình, đó là sự hồi sinh của chủ nghĩa nhân văn dưới sự độc quyền của mô thức khoa học. Sự hình thành của nó chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi sự phát triển của xã hội phương Tây, sự hưng thịnh của chủ nghĩa hậu hiện đại và sự phát triển của khoa học hậu hiện đại. Ngoài những nền tảng và tình trạng phát triển của khảo cổ học Trung Quốc, và nhìn vào các đặc điểm của Khảo cổ học hậu quá trình một cách biệt lập, có một nguy cơ là “phát triển đại nhảy vọt”. Sự phát triển của khảo cổ học Trung Quốc vẫn cần đi theo con đường phát triển của “khảo cổ học là khoa học”, và dựa trên sự hiểu biết vững chắc, những ý tưởng như “Toàn ảnh luận” (Holographic Principle: Nguyên lý toàn ảnh cho rằng trong vũ trụ toàn ảnh mọi thực thể trong không gian và thời gian đều kết nối với nhau và cách tiếp cận toàn ảnh giúp thống nhất lực hấp dẫn và lượng tử, và rộng hơn đem đến một tầm nhìn nhất quán đối với mọi hiện tượng thuộc vật lý, sinh học, bệnh học, tâm lý học, ngoại tâm lý học, v.v... Vũ trụ toàn ảnh sẽ mở ra một kỷ nguyên khoa học mới có chiều sâu hơn hiện nay.*) cũng cần sự hỗ trợ của nghiên cứu khảo cổ khoa học (44), nếu không nó sẽ chỉ là một sự mặc khải, mà không phải là một giá trị thực tiễn.
Tất nhiên, theo “Khảo cổ học là khoa học” không có nghĩa là sự phát triển của khảo cổ học Trung Quốc nên theo quá trình phát triển của khảo cổ học phương Tây, điều này là không thể và không cần thiết. Khảo cổ học hậu quá trình bù đắp cho sự bất cập của khảo cổ học quá trình trong lĩnh vực tinh thần và hệ thống học thuật tương đối khép kín của khảo cổ học quá trình, có thể được sử dụng trong quá trình phát triển của khảo cổ học Trung Quốc. Do đó, trong tình hình giao lộ tiền hiện đại, hiện đại và hậu hiện đại, Khảo cổ học Trung Quốc cần phát triển hơn nữa “khảo cổ học là khoa học”, mặt khác, nó cũng cần phải nhanh chóng vượt lên và bước vào lĩnh vực hậu quá trình. Ở đây cũng cần chỉ ra rằng cái trước là cái chính và cái sau là bổ sung. Nếu không, Khảo cổ học Trung Quốc có thể sẽ mất nền tảng vững chắc và chỉ có thể theo dõi các khái niệm của khảo cổ học phương Tây và rất khó để phát triển khả năng sáng tạo của riêng mình.
5. Kết luận
“Khảo cổ học là khoa học” là một chủ đề với ba giai đoạn
phát triển khảo cổ học, có ý nghĩa khác nhau ở các giai đoạn khác nhau. Trong
thời kỳ đầu của khảo cổ học, khoa học là nền tảng của sự hình thành khảo cổ học
cận đại, trong mô thức Khảo cổ học quá trình, khoa học là bản chất bên trong của
nó, khi Khảo cổ học hậu quá trình hưng thịnh, thì khoa học là đối tượng cần phải
vượt qua. Trong ba giai đoạn, nội hàm của “khảo cổ học là khoa học” cũng đang
trải qua những thay đổi sâu sắc ảnh hưởng đến mục tiêu và việc thực hiện mục
tiêu lý thuyết, phương pháp và thực tiễn của khảo cổ học. “Khảo cổ học là khoa
học” có ý nghĩa đặc biệt đối với khảo cổ học Trung Quốc trong tình trạng hỗn hợp
của tiền hiện đại, hiện đại và hậu hiện đại, sự phát triển của khảo cổ học
Trung Quốc cần bù đắp cho những thiếu sót của sự phát triển của thời tiền hiện
đại và hiện đại, phát triển khảo cổ học khoa học; mặt khác, cần tạm thời chống
lại sự cám dỗ của chủ nghĩa tương đối trong Khảo cổ học hậu quá trình để Khảo cổ
học Trung Quốc có được một nền tảng vững chắc.
_________________________________
Nguồn:陈胜前 & 李彬森: 作为科学的考古学;《东南文化》2015年第2期总第244期 trần
thắng tiền & lí bân sâm (2015) tác vi khoa học đích khảo cổ học; “đông nam
văn hóa” 2015 niên đệ 2 kì tổng đệ 244 kì.
Người dịch: Hà Hữu Nga
Người dịch: Hà Hữu Nga
Tác giả: i) Trần Thắng Tiền (1972 - ) giáo sư thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học Biên cương, Đại học Cát Lâm; ii) Lý Bân Sâm, Tiến sỹ thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học Biên cương, Đại học Cát Lâm.
Tài liệu dẫn
(1)Binford,L.R.Archaeology as anthropology.American Antiquity28:217-225,1962.
(2)(4)(24)〔英〕马修·约翰逊著、魏峻译:《考古学理论导论》,岳麓书社2005年,第34、38、42-43页。
(3)(32)陈胜前:《考古学研究“透物见人”的问题》,《考古》2014年第10期。
(5)(7)〔加〕布鲁斯·特里格著、陈淳译:《考古学思想史》,中国人民大学出版社2010年,第397、98页。
(6)Rowley-Conwy,P.From
Genesis to Prehistory:The Archaeological Three Age System and its Contested
Receptionin Denmark,Britain,and Ireland.Oxford University Press,Oxford,2007.
(8)Caldwell,J.R.The
new American Archaeology.Science129:303-307,1959.
(9)(27)(40)〔美〕修·高奇著、王义豹译:《科学方法实践》,清华大学出版社2005年,第326、16、32页。
(10)G.R.W iley
& J.A.Sabloff.A History of American Archaeology,2nd edition. Thames and
Hudson,London,1980,p131.
(11)Taylor,W. W.A
Study of Archaeology.Memoir Series ofthe American Anthropological Association,Menasha,1948,no.
69.
(12)Krober,A.
& C. Kluckhohn.Culture-A Critical Review ofConcepts and Definitions.MA,Harvard
University,Pa⁃pers
of Peabody Museum of American Archaeology andEthnology,Cambridge,1952,no.47.
(13)Spaulding,A.G.The
dimensions of archaeology.InEs⁃says
in the Science of Culture in Honor of Leslie A.White,edited by Dole. G. E.
& R.L.Carneiro.Crowell,NewYork,1960,pp. 437-456.
(14)(29)〔英〕科林·伦福儒著、陈胜前译:《宾福德访谈》,《南方文物》2011年第4期。
(15)Fagan,B.Archaeologists:Explorers
of the Human Past.Oxford University Press,Oxford,2003.
(16)Clark,J.G.D.Excavations
at Star Carr. Cambridge University Press,Cambridge,1954.
(17)Steward,J.
Culture Ecology.InInternational Encyclope⁃dia of the Social Sciences,edited by Sills,D.L.NewYork:Macmillan,vol.
4, 1968,pp. 337-344.
(18)Kitts,D.B.The
Structure of Geology.Southern MethodistUniversity Press,Dallas,1977.
(19)(26)Binford,L.R.Where
research problems come from?American Antiquity66:669-678,2001.
(20)〔英〕卡尔·波普尔著、纪树立译:《科学知识进化论》,三联书店1987年,第27页。
(21)(23)Kuhn,T.S.The
Structure of Scientific Revolutions,3rd edition.University of Chicago Press,1996,p.10.
(22)(37)〔美〕保罗·费耶阿本德著、周昌忠译:《反对方法》,上海译文出版社2007年,第25、27页。
(25)Hodder,I.
Post-processual Archaeology.InAdvances inArchaeological Method and Theory,edited
by Schiffer,M.Academic Press,New York, vol.8,1985,pp.1-26.
(28)〔美〕雷·斯潘根贝格、黛安娜·莫泽著,郭奕玲、陈蓉霞、沈慧君译:《科学的旅程》,北京大学出版社2008年。
(30)Green,R.E.
& J.Krause,A. W. Briggs,et al.A draft se⁃quence of the Neanderthal genome.Science382:
710-722, 2010.
(31)陈胜前:《考古学理论的层次问题》,《东南文化》2013年第1期。
(33)(35)Shanks,M.
Post-processual archaeology and after.InHandbook of Archaeological Methods,edited
by Masch⁃ner,H.D.G.
& C.Chippindale. London:Altamira,2005,pp.133-144.
(34)(43)Tilly,C.
Y.A Phenomenology of Landscape:Places,Paths and Monuments.Berg,Oxford,1994.
(36)Hodder,I.
& S.Hutson.Reading the Past,3rd edition.Cambridge University Press,Cambridge,2003.
(38)冯友兰:《中国哲学简史》,北京大学出版社1985年,第23-29页。
(39)吴国盛:《科学精神的起源》,《科学与社会》2011年第1期。
(41)俞伟超、张忠培:《编后记》,苏秉琦《苏秉琦考古学论述选集》,文物出版社1984年。
(42)〔美〕张光直:《序》,陈星灿《中国史前考古学史研究(1895-1949)》,三联书店1997年。
(44)俞伟超:《考古学新理解论纲》,《中国社会科学》1992年第6期。