Frank Stevenson
Người dịch: Hà Hữu Nga (2012, có sửa chữa tí xíu)
Tóm tắt
Xin được khởi đầu với giả định đề của Lecercle cho rằng ngôn ngữ là một “vấn đề” đối với Deleuze, một kẻ giống như Beckett luôn mong muốn biểu dương các tận biên ngôn ngữ văn chương và thi ca, nhưng lại chỉ có thể làm được điều đó bằng bút. Trong “Hắn Cà lăm” Deleuze nhủ rằng các thi bút chân kinh nghiệm đều vươn tới hai trục ngôn ngữ, cú pháp và liên tưởng ban đầu, với một điểm “không hề cân bằng” khiến cho bọn đó trở nên “cà lăm”, còn các từ, giống như các nguyên tử, thì bắt đầu tự chia tách và tự kết hợp. Sau khi khai thác mô hình này cùng các quan điểm khác của Deleuze về thực tiễn tự sự Beckett trong việc “vét kiệt các khả tính logic” trong “Kẻ Kiệt lả”, kẻ viết tiểu luận này đã chỉ ra rằng mặc dù ông hết sức bác bỏ “ẩn dụ” với tư cách là một thuật ngữ gắn liền với ký hiệu học cổ điển và trong các thảo luận của ông về cách vét kiệt kiểu Beckettien và chiếc máy-langue nói cà lăm (làm rung động các trục hoán dụ-ẩn dụ vượt khỏi sự thừa nhận) dường như đạp đổ ký hiệu học thì diễn ngôn của Deleuze lại có vẻ hằng xuyên được ngôn ngữ ẩn dụ lèo lái. Chẳng hạn quan niệm cho rằng vượt khỏi tận biên, ngôn ngữ nín thinh chính là tự thân ngôn ngữ thi ca ẩn dụ chứ không phải là loại ngôn ngữ “logic” như lập luận về “phi-phong cách” phức hợp-phân biệt của Beckett đã “đem lại cho khả tính một hiện thực tự thân khả kiệt”. Ở đoạn cuối tôi chỉ ra một mô hình tựa lưng vào tạp âm, không phải là âm thanh/nín thinh của lý thuyết thông tin có thể được so sánh một cách hiệu quả với mô hình langue tiếng nói-rung động của Deleuze, và khới lên rằng tạp âm thực sự có thể là một mô hình đơn giản hơn, “hiệu quả” hơn.
Xin được khởi đầu với giả định đề của Lecercle cho rằng ngôn ngữ là một “vấn đề” đối với Deleuze, một kẻ giống như Beckett luôn mong muốn biểu dương các tận biên ngôn ngữ văn chương và thi ca, nhưng lại chỉ có thể làm được điều đó bằng bút. Trong “Hắn Cà lăm” Deleuze nhủ rằng các thi bút chân kinh nghiệm đều vươn tới hai trục ngôn ngữ, cú pháp và liên tưởng ban đầu, với một điểm “không hề cân bằng” khiến cho bọn đó trở nên “cà lăm”, còn các từ, giống như các nguyên tử, thì bắt đầu tự chia tách và tự kết hợp. Sau khi khai thác mô hình này cùng các quan điểm khác của Deleuze về thực tiễn tự sự Beckett trong việc “vét kiệt các khả tính logic” trong “Kẻ Kiệt lả”, kẻ viết tiểu luận này đã chỉ ra rằng mặc dù ông hết sức bác bỏ “ẩn dụ” với tư cách là một thuật ngữ gắn liền với ký hiệu học cổ điển và trong các thảo luận của ông về cách vét kiệt kiểu Beckettien và chiếc máy-langue nói cà lăm (làm rung động các trục hoán dụ-ẩn dụ vượt khỏi sự thừa nhận) dường như đạp đổ ký hiệu học thì diễn ngôn của Deleuze lại có vẻ hằng xuyên được ngôn ngữ ẩn dụ lèo lái. Chẳng hạn quan niệm cho rằng vượt khỏi tận biên, ngôn ngữ nín thinh chính là tự thân ngôn ngữ thi ca ẩn dụ chứ không phải là loại ngôn ngữ “logic” như lập luận về “phi-phong cách” phức hợp-phân biệt của Beckett đã “đem lại cho khả tính một hiện thực tự thân khả kiệt”. Ở đoạn cuối tôi chỉ ra một mô hình tựa lưng vào tạp âm, không phải là âm thanh/nín thinh của lý thuyết thông tin có thể được so sánh một cách hiệu quả với mô hình langue tiếng nói-rung động của Deleuze, và khới lên rằng tạp âm thực sự có thể là một mô hình đơn giản hơn, “hiệu quả” hơn.
Quan niệm còn vướng víu của Deleuze về ngôn ngữ và các tận biên của nó đã được Lecercle để ý đến trong Deleuze và Ngôn ngữ (Lecercle, Jean-Jacques 2002). Lecercle bắt đầu bằng giả định rằng ngôn ngữ là một “vấn đề” đối với Deleuze, một kẻ giống như Beckett luôn mong muốn biểu dương các tận biên ngôn ngữ văn chương và thi ca, nhưng lại chỉ có thể làm được điều đó bằng bút.1 Có nghĩa là Deleuze bị buộc phải nhắm đến “vấn đề triết học ngôn ngữ, trong hai khía cạnh nghịch lý của nó về sự kháng cự cần thiết của triết gia và thái độ thù nghịch, nhưng lại bị ám ảnh đối với ngôn ngữ... Còn kẻ viết cuốn sách này thì đương nhiên cãi rằng chính cái bóng ma ngôn ngữ bị kìm nén kia đã không ngừng quay trở về ám Deleuze…” (Lecercle 2002, 7, 129).
Lecercle kết thúc cuốn sách bằng một đoạn bàn về lý thuyết sau này của Deleuze trong Phê phán và Thăm khám (Critique et Clinique (1993), 2 về “phong cách” với tư cách là khả năng của một văn bút trong việc “làm cho ngôn ngữ cà lăm” (Lecercle, Jean-Jacques 2002, 113). Trong đoạn cuối của công trình Gilles Deleuze và Đống vụn Biểu trưng, Olkowski (Olkowski, Dorothea 1999) cũng tập trung vào “vấn đề ngôn ngữ” của Deleuze gắn liền với lý thuyết phong cách với tư cách là langue tiếng nói-rung động của ông như đã phô bày trong cùng mô hình “cà lăm” trong Critique et Clinique (Lecercle, Jean-Jacques 2002, 3). Làm cho hệ thống ngôn ngữ trở nên cà lăm – có thể nào không lẫn lộn khả năng viết với khả năng nói? Mọi thứ đều tuỳ thuộc vào cách thức tư duy ngôn ngữ: nếu chiết tách nó giống như một hệ thống đồng nhất cân bằng, hoặc gần như cân bằng và định nghĩa nó bằng các hằng ngữ và các mối liên hệ thì rõ ràng là các bất cân bằng và các biến đổi chỉ có thể tác động đến khả năng nói… Nhưng nếu hệ thống tỏ ra là mất cân bằng vĩnh viễn, nếu hệ thống rung động – và có một loạt giới hạn mà mỗi giới hạn đều vắt qua một vùng biến đổi liên tục – thì tự thân ngôn ngữ sẽ bắt đầu rung động và trở nên cà lăm (Deleuze, Gilles 1997,108; Olkowski 1999, 229).
Tất nhiên trong nhiều năm Deleuze đã thoát khỏi ký hiệu học Saussurien và Chomskien, thực ra là thoát khỏi [hậu] cấu trúc luận bằng cách tập trung vào nghĩa, ý nghĩa, và diễn giải. Trong Logic của Nghĩa (Deleuze, Gilles 1990) lý thuyết Khắc kỷ của ông về ngôn ngữ đã có “nghĩa” như một sự kiện ảo, một hiệu quả bề mặt của langue tiếng nói; Động từ nguyên thể - hệ mẫu của nó, động từ “đang thành” – giờ đây được coi là thể hiện nguyên vẹn một loạt ngôn ngữ, với tư cách là “sự kiện ngôn ngữ” ảo. Khi phát triển thêm ý tưởng về ngôn ngữ như là sự kiện và hành động, khẩu ngữ, cơ bản, Deleuze và Guattari trong Mille Plateaux (1980), đã xướng xuất một lý thuyết ngôn ngữ dụng pháp đầy đủ dựa trên mots-d’ordre trật tự từ, các mệnh lệnh.4 Lý thuyết này mắc nợ rất nhiều ở lý thuyết hành vi-nói, hoặc lý thuyết ngôn hành của Austin, với Deleuze là énoncés, phát ngôn, và gần với Foucault hơn là với Derrida hoặc Lacan.
Vì vậy ngay sau khi trích dẫn đoạn trên của Deleuze, Olkowski đã lưu ý rằng “Ngôn hành phải là sự vận động mở đầu cho bất kỳ một biến đổi nào như vậy trong ngôn ngữ, vì nó vừa là ngôn ngữ, vừa là cơ thể. Cái hành ấy chính là ngôn ngữ, trong đó nó thể hiện nghĩa bằng một định đề; nó đồng thời còn có tính vật thể hữu hình chừng nào nó hiện thực hoá một cái gì đó bằng cơ thể, nó can dự vào các hành động và các cảm xúc của cơ thể; nó làm bằng cách nói” (Olkowski 1999, 229). Lời tuyên ấy của cô đã chộp được một trong số những nghịch lý trung tâm trong lý thuyết ngôn ngữ của Deleuze, cái énoncé phát ngôn ấy đồng thời còn mang tính ngôn ngữ học và vật thể hữu hình – nó gắn liền với “vấn đề” do bản thân Deleuze khới ra trong đoạn trên: “Làm cho hệ thống ngôn ngữ trở nên cà lăm – có thể nào không lẫn lộn khả năng viết với khả năng nói? Mọi thứ đều tuỳ thuộc vào cách thức tư duy ngôn ngữ…” (Deleuze 1993,108).
Thế có nghĩa là, đó không phải là “cà lăm” theo nghĩa chính thường, một loại rung động của cách nói hoặc của giọng nói, mà theo nghĩa rộng hơn, “không hề cân bằng”, langue tiếng nói tự thân rung động hoặc, về phương diện ẩn dụ hoặc hoán dụ?, “cà lăm”.Vì langue tiếng nói-rung động hoặc “làm rung chuyển” là hành động vật chất, có tính hữu hình của langue tiếng nói, “bước cung quăng” cơ thể của nó, cho dù nó chứa đựng lời nói “trong nó”, trong một trạng thái rung động cận cân bằng. Deleuze thực sự liên tưởng nó, theo cách ẩn dụ hoặc hoán dụ, với cái dáng “cung quăng” của Watt (Deleuze 1993, 110) trong Beckett, “vì nói không có gì khác ngoài một vận động chứ không phải là bước đi: nói vượt khỏi cách nói hướng đến langue tiếng nói, cũng hệt như cách nói thoát khỏi cơ thể hướng đến một cơ thể không giọng nói” (Deleuze 1993, 111).
Trong mô hình này, langue ngôn ngữ trở thành sượng sạo ở cực tận biên bất cân bằng của nó “là điểm mà nó bắt đầu lẩm bẩm, lập bập, cà lăm,…vậy thì langue tiếng nói trong tính toàn vẹn của nó đã đạt tới tận biên, điểm đánh dấu phạm vi bên ngoài và làm cho nó phải đối đầu với nín thinh” (Deleuze 1993:113). Điểm tận biên trong cung con lắc, nơi bọn văn bút đều cảm nhận ngôn ngữ vừa đang vọt khỏi tự thân, vừa phải đương đầu với phi ngôn ngữ, phi diễn ngôn, nín thinh, lại vừa ngoái nhìn chính bản thân mình, là điểm đạt tới tận biên “cà lăm” của bọn văn bút chân sáng tạo: “Phong cách – kẻ ngoại trong ngôn ngữ - được trang điểm bằng hai thao tác, hoặc thay vì, bọn chân văn bút đó nên nói với Proust về một phi phong cách, có nghĩa là về “các yếu tố trong một phong cách để trở thành cái vẫn chưa tồn tại”?.5 Phong cách là nền kinh tế của langue tiếng nói. Làm cho langue tiếng nói cà lăm, mặt đối mặt, lưng tựa lưng, hùng hục xô đẩy langue tiếng nói, với tư cách là một tổng thể, đến tận biên của nó, đến bờ vực nín thinh – điều đó chẳng khác nào một cú đâm sầm, một cuộc nổ bùng” (Deleuze 1993, 113). Ngôn ngữ giờ đây có một “kẻ ngoại trong chính nó” bởi vì nó tự cuốn trong lưu ngôn vọt thoát bản thân, trở nên kẻ khác, thành kẻ ngoại đối với chính nó, và có lẽ còn trở nên tương lai riêng và/hoặc quá khứ riêng của bản thân nó. 6
Tuy nhiên ở đây ai cũng muốn biết quan niệm này về “phong cách” thi ca và văn chương, với tư cách “phi phong cách” đã khác lạ đến mức nào với các quan niệm truyền thống chính thường về phong cách và/hoặc phi phong cách. Nhưng lại chẳng có cách nào để níu buộc nghĩa của phong cách theo nghĩa chính thường, có lẽ ngoại trừ cách nói rằng phải xử lý bằng kỹ thuật, bằng việc sử dụng các từ, sử dụng hình thức thể hiện hơn là “nội dung” hoặc “ý nghĩa”. Có lẽ còn cần phải thử nói rằng chiếc máy-langue nói rung động chủ yếu là sức mạnh tự biểu hiện hơn là một loại nội dung, chết lặng, khách hoá, nào đó, ngoại trừ vấn đề là ở đây Deleuze không muốn phân biệt hình thức tách khỏi nội dung. 7 Tuy nhiên, chừng nào cái phong cách viết hoàn thiện nhất ấy – gồm cả phong cách hình họa, âm nhạc và khiêu vũ – đôi khi còn được coi là kinh tế nhất, thì Deleuze cũng nói bằng đoạn trên “Phong cách là nền kinh tế của langue ngôn ngữ” (Deleuze 1993, 113), không nghi ngờ gì nữa tư duy về cái mô hình cà lăm – langue tiếng nói này như là một mô hình khái quát hoá và bao quát nhất, và/hoặc quy giản nhất, đơn giản hoá nhất của thi pháp, poiesis - sản nghệ, theo nghĩa đen là “làm ra” bằng langue tiếng nói hoặc với langue tiếng nói, thì mới có thể có được nó. Nó cũng còn là mô hình siêu hình nhất: langue tiếng nói trở thành “thi ca” chân thực nhất khi nó đối đầu với cực tận biên của chính nó và khoảng nín thinh nằm bên ngoài bản thân nó. 8
Tuy nhiên, ở đây, vấn đề về “chất văn chương” lại nổi lên. Lecercle đã chỉ ra rằng mâu thuẫn hiển hiện trong thái độ của Deleuze đối với văn chương trong những tiểu luận sau này như “Hắn Cà lăm” và “Kẻ Kiệt lả”: trong khi rõ ràng muốn khước từ bất cứ “thi pháp” tinh hoa, định hướng-văn bản tự ý thức hoặc nặng-phong cách, vì vậy mà phi-phong cách nào, ông đã chọn những bọn điển hình của mình là Luca, Beckett, và những văn bút khác cùng với dàn văn học tinh hoa, siêu trí thức, thượng hiện đại luận, cái tình yêu của bọn mỹ học trí thức khả thứ đối với xảo nghệ của Deleuze 9 cũng rõ ràng trong các cuốn sách của ông về điện ảnh và cuốn sách về gã hoạ bút Francis Bacon. [Francis Bacon, 1909 –1992 (để tránh nhầm với Francis Bacon người Anh lừng danh khác, Francis Bacon Viscount Saint Alban, 1561 –1626, một triết bút, chính khách, khoa học gia, luật gia, ký giả, văn bút, và kẻ tiên phong về phương pháp khoa học) là một họa bút biểu trưng người Anh – Ireland, nổi tiếng với các hình tượng sống sít về phương diện xúc cảm, mang tính đồ họa, khổ mộc, đậm nét của nghỉ. Các nhân vật đầy chất hội họa nhưng trừu tượng của nghỉ thể hiện điển hình biệt lập trên kính hoặc các lồng thép hình kỷ hà được dựng lên trên các hậu cảnh bẹt, khó nhận rõ ND*]. Nhưng còn có một vấn đề “tính văn chương” cụ thể hơn thu hút mối quan tâm của kẻ này là: vấn đề về các hình thái diễn ngôn như phép ẩn dụ thường gắn liền với phong cách văn chương, đặc biệt là thi ca. Mặc dù Deleuze thực sự nói, phần nào thể hiện thái độ quay lưng của ông và của Guattari khỏi ký hiệu học, bằng lý thuyết ngôn ngữ dụng pháp, rằng ông không cần sử dụng “nghĩa” hoặc “ẩn dụ” thì vấn đề chí ít là ở chỗ đối với kẻ chưa được khai tâm thì tính ẩn dụ dường như lại đắp nền cho toàn bộ diễn ngôn triết học của ông, bằng cách tự thể hiện ở bất cứ nơi đâu và nhất là, trớ trêu thay, trong chính ý tưởng cho rằng mô hình langue tiếng nói-rung động mênh mông nhất tự bản thân nó có thể là, hoặc trở thành hiện thân của “diễn ngôn thi ca”. Một trường hợp cụ thể liên quan đến vấn đề này là quan niệm, phép tu từ hoặc hình thái ngôn ngữ, đồng thời bằng một vận động kép, chằm chằm vào khoảng nín thinh bên kia bản thân nó và hồi hướng tự thân cũng được Deleuze coi là vấn đề về trạng thái vét kiệt langue tiếng nói. Vì quan niệm hình thái của “nín thinh” ở đây lại khới lên một ưu quyền “thi ca” nhất định, thực sự nhân văn, chừng nào từ một quan điểm khoa học tự nhiên, có thể cuối cùng chỉ là tiếng ồn, mà không nín thinh, một khuôn viên được quây kín bởi “kẻ nghe”, vượt khỏi và “len-vào-giữa” những yếu tố của ngôn ngữ hoặc bất kỳ một hệ thống nghĩa nào. 10 Hơn nữa, lập luận sau này của Deleuze, thông qua Beckett, cho rằng ngôn ngữ, ngữ nghĩa, có thể không chỉ tự thân vét kiệt, khi bỏ lại nín thinh, mà cái “khả tính” riêng của nó còn có thể được coi là đậm chất thi ca hơn là tính logic. Vì vậy chừng nào Deleuze còn coi cái mô hình langue tiếng nói-rung động, biểu đồ, chiếc máy của ông là hiện thân của thi pháp-sản nghệ hoặc “diễn ngôn thi ca” thì cần phải xem xét vấn đề “tính văn chương”, phong cách vs [đối diện] phong cách, trong mối quan hệ với mô hình này, cụ thể hơn là vấn đề về tính ẩn dụ. Ở đây quan điểm trước tiên của người viết tiểu luận này là trong khi, về nguyên tắc, Deleuze khước từ ý nghĩa quan trọng, có cơ sở ký hiệu học, và ẩn dụ thì chiếc máy langue nói-cà lăm hoặc mô hình tự thân là một “hình thái” và một hiện thân của tính ẩn dụ theo nghĩa đen của nó về sự “vượt khỏi”, ngôn ngữ vận động vượt khỏi bản thân để trở nên nín thinh. Quan điểm thứ hai, gắn liền với quan điểm thứ nhất ở trên là về tận biên ngôn ngữ, với tư cách là một hình thức của âm thanh và/hoặc tiếng ồn, cùng khoảng nín thinh vượt khỏi cái tận biên đó lại là một loại ẩn dụ hoặc khái niệm mang tính ẩn dụ, theo nghĩa đen là “vượt khỏi bản thân”. Quan điểm thứ ba là khái niệm “vét kiệt” ngôn ngữ với tư cách là một sự vỡ vụn toàn bộ hoặc quá trình tự-chuyển hoá cũng chính là có tính ẩn dụ theo nghĩa đen, như chính cái xác quyết “logic” của Deleuze cho rằng tình trạng vét kiệt tự sự Beckett đối với các khả tính logic trong Watt, trong thực tế lại là tặng vật của “một hiện thực khác đối với khả tính, một tặng vật tự thân khả kiệt”.
Tuy nhiên cũng cần chỉ ra rằng trong cuộc phòng vệ của Deleuze, tức là, như đã phải thừa nhận đây là một vấn đề còn mơ hồ, hoặc một vấn đề “có vấn đề”, thì tốt nhất là ông chấp nhận một quan niệm nhất định về “hình thái”, chứ không phải là một ẩn dụ, là cái tối thiểu cũng phần nào chịu ảnh hưởng của Lyotard và kẻ nào cố vượt khỏi ký hiệu học bằng cách chui xuống “gầm” langue tiếng nói, tức là không phải bằng giả định ngay từ bước khởi đầu, bất kỳ quan niệm cơ bản hoặc tổng thể nào về langue ngôn ngữ hơn là “chỉ có những hình thái không xác định”. Nhưng ở đây cần quay trở lại với vấn đề đầu tiên ở trên: nếu chỉ có những hình thái đầy bóng tối bên dưới, hoặc thay thế cho một ngôn ngữ tổng thể hoá, vậy thì có thể bắt đầu như thế nào từ cái mô hình của một langue tiếng nói tổng thể hoá, bắt đầu rung động hoặc “cà lăm” khi nó xoãi dài tới các cực tận biên?. Khái niệm nín thinh có vấn đề đã được đề cập ở trên liên quan đến âm thanh và tiếng ồn, vì vậy hoàn toàn có thể vượt ra bên ngoài không gian-ngôn ngữ, hoặc không gian ngữ nghĩa Deleuzien ấy bằng cách quay trở lại với mô hình hoặc hệ mẫu lý thuyết thông tin. Ở đây có thể bắt đầu với thực thể vật lý hoặc thế giới vật lý, của nguyên tử, âm thanh, sóng, v.v…, mà Deleuze dường như muốn ngứn tới bằng cách trải căng langue tiếng nói của ông cập biên hoặc vượt thoát các tận biên của nó, và cần mô tả một cách vắn tắt một số cách thức mà mô hình lý thuyết thông tin – trong đó tiếng ồn làm cơ sở cho âm thanh/ngữ nghĩa và làm méo mó hoặc làm gián đoạn các tín hiệu, các âm thanh có nghĩa, các thông điệp – có thể đạt được cùng những kết quả mà Deleuze nhắm đến bằng một cách thức đơn giản hơn hoặc trực tiếp hơn, thậm chí nếu giờ đây khái niệm nín thinh, thường được coi là đầy “thi tính” nằm ở bên ngoài langue tiếng nói có thể phải được bỏ đi. Việc quay sang lý thuyết thông tin/truyền thông dường như cũng được biện minh, chừng nào cái thi pháp poiesis – sản nghệ không xuất hiện trong lý thuyết các hệ thống tự sinh, rõ ràng là một lĩnh vực bao quát hơn lĩnh vực ngôn ngữ thuần tuý con người. Cuối cùng, Phần kết sẽ khai thác vắn tắt các khái niệm hoặc các thực tiễn “vấn đề” và “câu hỏi”, “đặt thành vấn đề”, một thuật ngữ Deleuzien, và “đặt vấn đề” để xem xét loại tính vấn đề nào không quan trọng – có lẽ tự thân nó là một dạng thức tạp âm – có thể phó mặc cho các câu hỏi, các vấn đề, những nhập nhằng, các nghịch lý ở trên. Thực ra thì Deleuze trong tác phẩm Différence et Répétition (1968) dường như đã đưa ra một lý thuyết sơ bộ, phôi thai, lộn xộn về việc đặt vấn đề và/hoặc đặt thành vấn đề, cho dù nó không được ông gắn liền một cách dứt khoát với vấn đề langue ngôn ngữ.
Thi pháp Sản nghệ và Ẩn dụ
Poiesis thi pháp trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là làm ra một cái gì đó, nhưng từ rất lâu rồi nó gắn liền với việc “sáng tạo ra” bất kỳ một loại hình nghệ thuật nào đó, và đặc biệt hơn là với việc viết, vì vậy mà được gọi là “thi pháp”. Tuy nhiên vì chí ít là từ giữa thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của điều khiển học, poiesis thi pháp cũng đã được sử dụng để biểu thị sự sáng tạo ra bất cứ “hệ thống” nào; trong việc sử dụng thuật ngữ theo nghĩa “rộng hơn” này chúng họ thường hiểu đó là tự làm hoặc tự tạo, tự sáng tạo, tự sản sinh của một hệ thống. Nhờ đó mà sản sinh ra “lý thuyết các hệ thống tự sáng tạo”, được coi là một cách sử dụng ẩn dụ hoặc hoán dụ, hoặc được coi là bối cảnh của sự sáng tạo có thể có mô hình – langue tiếng nói rung động thích hợp của Deleuze, cũng như, hoặc thậm chí còn tốt hơn cái bối cảnh thi ca hiện đại. Khía cạnh tự tạo sinh này cũng rõ ràng trong ‘nguyên mẫu” – do Deleuze và Guattari đề xuất trong Chương 5 của Mille Plateaux và chiếc máy-langue nói “Hắn Cà lăm”. Vì “chiếc máy nguyên mẫu trừu tượng” này không phụ thuộc vào bất kỳ cơ sở tồn tại trước nào trong “langue tiếng nói” nên không giống với mô hình/lý thuyết cú pháp rộng lớn của Chomsky. Đúng ra thì “nó…tạo ra không phải sự riêng biệt trong bản thân giữa nội dung và sự thể hiện”; nội dung của nó là sức mạnh của sự thể hiện, nó tự tạo sinh ra bản thân mình:
Phải nói rằng chiếc máy trừu tượng ấy nhất thiết tốt “hơn nhiều” so với ngôn ngữ. Khi các nhà ngôn ngữ học, theo Chomsky, khới lên ý tưởng về một chiếc máy trừu tượng dựa trên cơ sở ngôn ngữ thuần tuý, thì bọn này đã phản đối rằng chiếc máy của chúng họ… không đủ trừu tượng vì nó bị giới hạn vào những cái phổ biến được viện dẫn giả định trước ngôn ngữ…Một chiếc máy trừu tượng thực sự không có cách nào làm ra được một sự khác biệt bên trong chính bản thân nó giữa một bình diện thể hiện và một bình diện nội dung vì nó mở ra một mặt bằng nhất quán duy nhất…Chiếc máy trừu tượng trong bản thân nó được giải phân tầng hoá, giải lãnh thổ hoá; nó không có hình dáng của riêng mình và không tạo ra sự khác biệt giữa nội dung và cách thể hiện bên trong bản thân nó…Trong tự thân, nó không phải là vật chất hoặc hữu hình, nó không là bất cứ cái gì khác ngoài ký hiệu học; nó có tính biểu đồ…Nó vận hành bằng vật chất, chứ không phải bằng bản chất; bằng chức năng, chứ không phải bằng hình thức…Nó thuần tuý là Chức năng-Vật chất… (Deleuze, Gilles and Félix Guattari 1987, 141)
Không thể bắt đầu giống như Chomsky từ cơ sở của một ngôn ngữ cho trước, có nghĩa là bằng cách phân biệt sự thể hiện khỏi nội dung, vì không có ngôn ngữ cho trước mà đúng ra chỉ là các cấu hình thân rễ, không xác định, thay đổi về nghĩa.11 Trong sự mở rộng thêm, hoặc sự phân biệt về mô hình Chomsky-giải lãnh thổ hóa này có mô hình ngôn ngữ rung động trục đúp của Hắn Cà lăm (1993). 12 Điều này, bằng một cách nào đó, bắt đầu từ cái có thể là các mô hình ký hiệu học trục đúp cổ điển, trục liên tưởng và ngữ đoạn của Saussure, và các trục hoặc các cực hoán dụ và phúng dụ của Jakobson, nhưng lại nhanh chóng vận động vượt khỏi nghĩa truyền thống của chúng: ngôn ngữ phụ thuộc vào một quá trình đúp, quá trình của các lựa chọn phải được thực hiện và quá trình của những phối hợp phải được xác lập: sự tách rời hoặc sự lựa chọn những cái tương tự, sự kết nối hoặc sự phối hợp của những cái có thể kết hợp được. Chừng nào ngôn ngữ còn được coi là một hệ thống cân bằng thì những tách rời nhất thiết phải bị loại trừ - ở đây không nói về “cảm xúc”, “khẩu phần”, “dân tộc” đồng thời với nhau, mà phải lựa chọn chúng – và các kết nối, các yếu tố tiến độ, trong trường hợp này không có sự kết hợp từng từ với các yếu tố riêng của nó, theo kiểu ngắc ngứ co giật, bước tiến bước lùi. Nhưng không hề cân bằng, những đoạn tách rời bắt đầu được gộp lại hoặc được kết hợp, và các kết nối, phản thân, theo một dáng cung quăng liên quan đến quá trình ngôn ngữ và không còn là dòng diễn ngôn nữa. Mỗi từ được chia tách, nhưng thành tự thân chúng pas-rats, passions-rations; và mỗi từ được kết hợp, nhưng với chính chúng pas-passe-passion. Điều đó chẳng khác nào toàn bộ ngôn ngữ đã bắt đầu quăng từ phải sang trái, và xô lên, giật xuống: hai loại cà lăm. (Deleuze, Gilles 1997, 110).
Trục ngữ đoạn bình diện, và chịu ảnh hưởng của Saussure, trục/cực hoán dụ hoặc cú pháp của Jackobson, là trục tuyến tính cú pháp của câu được cấu trúc hoàn chỉnh: “Cậu bé đã đi cửa hàng,” “Ta yêu nàng” “Je t’aime”; “những kết nối hoặc phối hợp của những thứ có thể phối hợp” chính thường hoặc về phương diện logic-cú pháp. Mặt khác, trục liên tưởng dọc của Saussure cùng trục các tương đồng hoặc trục ẩn dụ của Jakobson là tuyến kết nối mỗi từ của câu hoàn chỉnh với toàn bộ các từ đồng nghĩa khả thể, những từ khác có thể được thay thế cho từ trong câu nguyên gốc: “Chú ngựa đã chạy về chuồng” hoặc câu thơ “Con bò đã bay lên mặt trăng” hoặc “Ả đã ăn chiếc bánh”. Jakobson đã làm nổi bật tầm quan trọng của một mô hình tượng trưng luận, hiện đại luận, siêu thực luận như vậy đối với thi ca, trong đó cũng có thể tạo ra được các câu thuộc về “bên lề của nghĩa”, mặc dù vẫn theo “cú pháp chính thường”, chẳng hạn như “Các tính từ sinh động ngân vang vô hình”; hoặc đúng ra, ở đây có lẽ cú pháp cũng bị vi phạm, tùy thuộc vào việc định nghĩa thuật ngữ này chặt chẽ đến mức nào. Nền tảng ký hiệu học phong phú ấy của “thi pháp hiện đại” rõ ràng đã tạo cơ sở cho mô hình của Deleuze, và trong công trình Deleuze và Ngôn ngữ, Lecercle ở một vài điểm, đã nhấn mạnh tầm quan trọng cơ bản của ký hiệu học truyền thống và lý thuyết cú pháp đối với Deleuze, một kẻ thực sự tôn vinh chúng trước khi vứt bỏ chúng. 13
Vì trục hoán dụ Saussure-Jakobson mang tính “tổ hợp theo tiến độ” – một cách thức rất hạn chế, trong đó các từ có thể được kết hợp thành một câu – hệt như trục ẩn dụ của chúng có tính “tách biệt”, vì chúng có một phổ lựa chọn rộng rãi các từ đồng nghĩa cho mọi từ nhưng lại buộc phải lựa chọn chỉ một từ. Nhưng đó là khi chiếc máy đang làm việc, đang rung động, gần với điểm cân bằng. Giờ đây Deleuze đưa chính cái ký hiệu học theo nghĩa tạo cơ sở cho thi pháp hiện đại, vào một điểm cực của sự rung động “không hề cân bằng” trong đó “những đoạn tách rời bắt đầu được gộp lại hoặc được kết hợp, và các kết nối, phản thân… Mọi từ đều bị chia tách, nhưng bị chia thành chính bản thân nó…; và mọi từ đều được kết hợp lại, nhưng được kết hợp với chính bản thân nó…” (Deleuze, Gilles 1997, 110). Giờ đây không kẻ nào còn tìm kiếm các thay thế ẩn dụ cho “cậu bé” và “cửa hàng” trong “Cậu bé đã đi cửa hàng”, để được “Chú ngựa đã chạy về chuồng”, cái nào, khi nào có một quan điểm rộng lớn về langue ngôn ngữ và coi nó là một toàn thể duy nhất hoặc một bloc, khối, có nghĩa là việc phân chia giữa “cậu bé” và “chú ngựa” để sau đó chọn lấy một – nhưng đúng ra thì kẻ nào cũng chỉ tập trung vào một từ “cậu bé”, và chia nó thành các phần, đập vỡ nó ra. Tương tự như vậy, một trục cú pháp – hoán dụ không còn kết hợp các từ khác để tạo thành một câu chính xác, mà bắt đầu kết hợp mỗi từ với chính bản thân nó, tự phản thân hoặc tự lặp lại. 14
Ở đây cần quay trở lại với vấn đề poiesis thi pháp theo nghĩa hạn chế hơn của poetics thi ca, một nghĩa vừa được chiếc máy hầu như không được kiểm soát của Deleuze chấp nhận và huỷ bỏ. Về phương diện “chấp nhận”, Lecercle không chỉ lưu ý đến tầm quan trọng của ký hiệu học và lý thuyết cú pháp đối với Deleuze, mà còn lưu ý đến tình trạng thôi miên của nhà triết học bởi cái phong cách hoặc phi phong cách tự sự, có tính thi ca thượng hiện đại luận, và xảo nghệ về phương diện thẩm mỹ. Ông cũng giúp chúng tạo ra ý nghĩa cho cái ví dụ đầy chất thi ca trong đoạn trên, các từ “xúc động”, “khẩu phần”, “dân tộc”…xú-độ, xúc động-khẩu phần, dâ-n-tộ-c…” tự phân chia và tự phản thân: “Các ví dụ lấy ra từ một nhà thơ yêu thích của Deleuze, Gherasim Luca, một thi bút Romanien viết bằng Pháp ngữ: trong bài thơ, kẻ nói bị cà lăm theo nghĩa đen ở một vài đoạn trước khi thốt ra được cái point de capiton thoáng chốc thăng hoa của hắn, “je t’aime passionément”, Ta yêu mê mẩn (Deleuze, Gilles 1997, 233).15 Mặc dù Deleuze ưa thích thi ca thượng hiện đại luận vì tính phi ngữ pháp của nó – thì E.E. Cumming, một thi bút khác cũng làm ông say mê – và tính phân mảnh nguyên tử làm rung động chiếc máy langue ngôn ngữ vượt xa khỏi điểm cân bằng, mà Lecercle vẫn nhủ rằng có nhiều cách dụng ngôn bất cẩn, phi thi tính hoặc thi tính phi chủ đích, dường như đều tạo hiệu ứng tương tự, một vấn đề mà Deleuze không thực hiện mặc dù có lẽ đó là vấn đề mà ông cho là hiển nhiên. 16
Tuy nhiên, tính ẩn dụ dường như là một vấn đề nghiêm trọng hơn. Deleuze phản đối ẩn dụ, chí ít là theo nghĩa ký hiệu học truyền thống của nó, nhưng nhiểu kẻ không chỉ vẫn nghĩ rằng toàn bộ diễn ngôn của ông, toàn bộ phong cách và phi-phong cách động bút của ông đều mang toàn ẩn dụ, mà còn nghĩ rằng mô hình chiếc máy langue nói rung động chính là một mô hình, một hình thái, và một ẩn dụ. Thực sự thì nó, về phương diện ẩn dụ, là một chiếc máy mà chính chức năng của nó, cho dù nếu về phương diện truyền thống thì các trục hoán dụ và ẩn dụ mang tính thi ca gần điểm cân bằng, bằng cách nào đó bị đổ vỡ ở một tần số rung động cao – “làm cho langue tiếng nói vọt khỏi bản thân nó”, trong khi đó metaphor ẩn dụ, theo nghĩa đen là “chuyển giao, chuyển qua”. Việc Deleuze và Guattari bác bỏ ẩn dụ được đặt nền móng trong việc bác bỏ “nghĩa”, mà theo cách hiểu truyền thống thì nghĩa là “ý nghĩa to lớn”. Vấn đề đó được xem xét trong một phỏng vấn sau khi xuất bản công trình Anti-Oedipus. (Deleuze G. et Felix Guattari 1972. Capitalisme et Schizophrénie 1. L'Anti-Œdipe.) Trong đó Deleuze nói rằng: Bọn này, những kẻ không chỉ không ưa những cái biểu nghĩa, mà còn là những kẻ, hoặc là những kẻ đầu tiên khước từ toàn bộ cái biểu nghĩa đó. Hãy nhìn xem Foucault, hoặc cuốn sách mới đây của Lyotard [Discours, figure, 1971]… Chính vì vậy mà tại sao lại không quay về với Hjelmslev: đã có lúc nghỉ xuất trình một loại lý thuyết Spinozist về ngôn ngữ, trong đó các dòng nội dung và biểu hiện không tùy thuộc vào những cái biểu nghĩa: ngôn ngữ với tư cách là một hệ thống các dòng nội dung và biểu hiện liên tục bị phân cắt bởi những sắp xếp máy móc các hình thái đứt đoạn rời rạc…Bọn này là các nhà chức năng luận nghiêm nhặt, nên lúc nào cũng chăm chắm vào một cái gì đó vận hành, hoạt động – khi phát hiện ra chiếc máy. Nhưng cái biểu nghĩa lại vẫn bị mắc kẹt trong câu hỏi “Điều đó nghĩa là gì?” – trong thực tế đó chính là câu hỏi bằng một hình thức bị khoá chặt. Nhưng đối với bọn này, cái vô thức không có bất cứ ý nghĩa nào, cũng không có nghĩa là ngôn ngữ (Deleuze, Gilles 1995, 21-22). Và trong một cuộc phỏng vấn sau khi Mille Plateaux (1980) được xuất bản, Deleuze, khi trả lời một câu hỏi về vai trò chủ chốt, và đáng kinh ngạc của ngôn ngữ học trong cuốn sách này, đã nói rằng những vấn đề cơ bản của ông và của Guattari liên quan đến ngôn ngữ và ngôn ngữ học “trước hết là một phần vai trò của các quy tắc, mệnh lệnh [mots-d’ordre] trong ngôn ngữ; thứ hai là tầm quan trọng của diễn ngôn gián tiếp, và việc thừa nhận phép ẩn dụ như là một cái gì đó chỉ làm lẫn lộn các vấn đề và không có tầm quan trọng thực sự; thứ ba, việc phê phán các bất biến ngôn ngữ học, và thậm chí cả các biến số ngôn ngữ học nhấn mạnh hàng loạt biến đổi liên tục”. (Deleuze, Gilles 1995, 29).
Giờ đây người phỏng vấn trả lời bằng cách nói với Deleuze: “Ông cũng mạnh mẽ bác bỏ các ẩn dụ, các ngoại suy. Nhưng ông lại dùng khái niệm “hố đen” có nguồn gốc vật lý đương đại, để miêu tả các không gian mà ông không thể thoát khỏi một khi ông đã bị hút vào”, và bằng cách hỏi ông “Phải chăng các nhà khoa học đương đại không thấy cuốn sách này với đầy ẩn dụ?” Ở đây lời đáp của Deleuze dường như mập mờ đối với vấn đề là có bọn thậm chí còn có thể nghĩ rằng ông đang cúi đầu né tránh vấn đề: Mille Plateaux đã thực sự sử dụng một số khái niệm với sự cộng hưởng khoa học, hoặc thậm chí tương liên như: các hố đen, tập mờ, các lân cận, các không gian Riemannien…Vậy thì tại sao lại không đáp lại bằng cách nói có hai loại khái niệm khoa học, thậm chí chúng còn lẫn lộn nhau…Có các khái niệm chính xác về thực chất, mang tính định lượng, được định nghĩa bằng các phương trình, và nghĩa của chúng nằm trong tính chính xác của chúng: một triết bút hoặc một văn bút có thể sử dụng những khái niệm này chỉ về phương diện ẩn dụ, và điều đó là hoàn toàn nhầm lẫn, vì chúng thuộc về khoa học chính xác. Cũng có nhiều khái niệm về thực chất không chính xác, nhưng lại tuyệt đối nghiêm nhặt mà bọn làm khoa học không thể không sử dụng, chúng thuộc về bọn làm khoa học, bọn triết bút, bọn nghệ sĩ một cách bình đẳng. Loại khái niệm này không rõ ràng vì một cái gì đó đang mất đi, mà vì thực chất và nội dung của nó….Ngược lại, đối với một triết bút, để sáng tạo ra các khái niệm có thể sử dụng được thì không thể không có nó. Điều này vẫn thường xảy ra. (Deleuze, Gilles 1995, 29-30).
Nhưng trong khi Deleuze muốn nói, như trong Qu'est-ce que la philosophie? Triết học là gì ? (1991), về hành vi “sáng tạo khái niệm” của triết bút, chứ không phải là của thi bút trong việc “sử dụng các ẩn dụ” thì vấn đề lại là ở chỗ khó có thể phân biệt các khái niệm do ông sáng tạo, “thân rễ” và “cơ thể không cơ quan” để tư duy, từ các ẩn dụ, “khi nói về một vật bằng khuôn khổ của một vật khác”, thậm chí nếu một vài thuật ngữ kỹ thuật của ông như agencement sự xếp đặt hoặc “sự tập hợp”, “mức độ nội tại tính”, dường như có thể đủ trừu tượng hóa để vượt thoát khỏi định mệnh này. Tuy nhiên cũng dễ tiếp cận với cách biện hộ của Deleuze nếu nghĩ, khi kẻ nào đó có thể nghĩ được, về một “mô hình” như là một “biểu đồ” hoặc “hình thái” chứ không phải là một “ẩn dụ”, và ghi chú thêm rằng Deleuze đề cao, cùng với Foucault và Hjelmslev, Lyotard và khái niệm ký hiệu học-bùng nổ về “hình thái” trong phỏng vấn Anti-Oedipus đã trích dẫn ở trên. Trong một tiểu luận ngắn từ những năm 1970 về Discours, Figure1971 của Lyotard, Deleuze nói: “Cuốn sách của Lyotard…thực hiện một cuộc đảo ngược hoàn toàn về mối quan hệ giữa hình thái và cái biểu nghĩa. Đó không phải là các hình thái phụ thuộc vào cái biểu nghĩa và các hiệu ứng của nó; ngược lại, đó là chuỗi biểu nghĩa tùy thuộc vào các hiệu ứng hình thái, sự sáng tạo…với các hình thái phi biểu trưng, tạo ra các tuyến để theo và phá vỡ chúng theo các giá trị số ít, bằng cách vắt ép và xoắn bện các vật biểu nghĩa cũng như các vật được biểu nghĩa… L'île déserte et autres textes, Đảo hoang và những Văn bản khác. Và điều đó phù hợp, thực sự thì có thể ảnh hưởng, với nghĩa “diễn ngôn gián tiếp” đặc biệt của Deleuze, chẳng hạn “Hắn nói hắn đi” thay cho “Hắn nói, “Tao đi đây”. Trong một ghi chú về cuộc phỏng vấn Mille Plateaux đã trích ở trên, Martin Joughlin đã xác định giới hạn này là nghĩa gián tiếp hoặc cách nói tường thuật…trong đó một cách nói diễn giải nội dung của một cách nói “nguyên khởi” khác. Nhưng theo Deleuze và Guattari thì ngôn ngữ trước hết là có tính vòng vo, gián tiếp. Deleuze trong Logique du Sens (1969) Logic của ngữ nghĩa đã đảo ngược cách giải thích truyền thống về phép ẩn dụ nhận được nghĩa gián tiếp hoặc nghĩa hình thái của một từ từ một nghĩa chân thực “nguyên khởi”: toàn bộ nghĩa và sự đồng nhất hóa có nguồn gốc đúng ra là từ sự tác động qua lại không bền vững của các hình thái, từ các cấu hình của nghĩa… Trong Mille Plateaux toàn bộ diễn ngôn đều là gián tiếp theo nghĩa toàn bộ các phát ngôn …đều có mọi đồng nhất tính mà chúng có thể nhanh chóng có được từ sự tương tác không bền vững của các từ và các sự vật khác trong các cấu hình đang chuyển đổi, là “những sắp xếp tập thể của phát ngôn” (Deleuze, Gilles 1995, 189).
Nếu thay thế các “hình thái”, bằng một cái gì đó chẳng hạn như nghĩa của Lyotard, cho các ẩn dụ, thì nhiều kẻ nghĩ rằng ngôn ngữ biểu trưng không tùy thuộc vào “ngôn ngữ nguyên khởi” mà đúng ra là tạo cơ sở cho nó – hoặc đúng hơn nữa là “không có một ngôn ngữ nguyên khởi”, mà chỉ là “sự tương tác không bền vững của các hình thái, của các cấu hình của nghĩa, hoặc “những sắp xếp tập thể của phát ngôn, énoncés”; mô hình này thống trị lý thuyết ngôn ngữ đã được trình bày trong Mille Plateaux, lại khới lên ảnh hưởng của dụng pháp học Austin và lý thuyết hành vi-nói. Bằng một hành vi tiếp tục hướng đến biện minh cho sự bác bỏ “phép ẩn dụ” của Deleuze, theo nghĩa ký hiệu học và phê bình văn học truyền thống, cần quay sang cách nhìn thứ hai vào lý do của ông, trong phỏng vấn trên, bằng cách sử dụng các “ẩn dụ khoa học”, không thực sự là ẩn dụ, và cũng không thực sự khoa học, mà đúng hơn là triết học: “Loại khái niệm này không rõ ràng vì một cái gì đó đang mất đi, mà vì thực chất và nội dung của nó”. Nếu những “khái niệm” như vậy là một bộ phận của cái mà ngôn ngữ, về cơ bản, cụ thể là “những cấu hình đang biến đổi của nghĩa” thì tất nhiên chúng sẽ là bất định, mơ hồ, “không rõ ràng”.
Beckett: Vét kiệt các Khả tính Logic
Một đoạn rõ ràng mang tính ẩn dụ và đầy chất thơ trong Disjecta: Miscellaneous Writings and a Dramatic Fragment [Những mảnh vụn: Tạp văn và một Đoạn kịch] của Beckett đã cho thấy “cái phi nguyên tắc của nghệ thuật chấm câu…của thi ca và âm nhạc”: Bầu trời đêm đậm đặc hư ảo nhã nhạc, hòa âm bất tận, rọi chiếu không cùng, nhưng vẫn trống rỗng, nguồn sáng vẫn thưa thớt hơn các hợp sáng súc tích nhất của thiên tài. Giờ đây chỉ thấy một bán cầu sống nông cạn, những dải chấm tinh vân cuồng dại, đó chính là những vận động sục sôi của tâm trí lập thành đồ thị bằng ánh sáng lẫn bóng đêm. Trí não sục sôi căng thẳng, khi phép tính toán bớt đi, tạo thành đường hầm, con đê thiên hà…xuyên qua các bao tải than đen nhánh giữa các vì sao trên bầu trời đang hình thành…trong một tấm lưới các điểm sẽ không bao giờ trở thành tọa độ. Tiêu chí bất khả xâm phạm của thi ca và âm nhạc, cái phi nguyên tắc của nghệ thuật chấm câu được hình dung bằng sự xuyên thủng cuồng loạn chiếc chao đêm. (Beckett, Samuel 1984, 44).
Cái “phi nguyên lý” hỗn độn hoặc thuần túy hiếm gặp của “nghệ thuật chấm câu” được đặt ở vị trí đầu tiên, trước khi nó bắt đầu được mở rộng về hình thái hoặc phép ẩn dụ, của những ngôi sao, trong một mô thức “sẽ không bao giờ là tọa độ”, chúng dàn hàng cái bề mặt thầm kín của bầu trời đêm; hình tượng “chiếc chao đêm” khới lên rằng các điểm chấm câu bằng các dải sao này chỉ có thể là những hố đen trên bầu trời, thứ ánh sáng chiếu rọi xuyên qua chúng từ một phía khác. 17 Trong một đoạn khác gần cuối bài “tiểu luận” “Dream of Fair to Middling Women”, Giấc mộng Hội chợ Các bà Trung lưu, trở lại với đoạn trên đã minh họa rõ ràng cho nó, Beckett đặt tương quan phong cách thực, có nghĩa là “phi phong cách” với trục dọc hoặc trục đứng và phong cách truyền thống, sáo mòn, có lẽ là cái “nguyên lý của nghệ thuật chấm câu” hoặc của “tọa độ” vì nó “trôi xuôi không vướng bận” với trục bình diện. Người đọc chỉ kiếm được các “hạt trân châu”, những cú thi choáng từ trục dọc vì nó ẩn giấu các hạt trân châu ngay trong nụn giẻ quăng dưới gầm giường phi phong cách, vì vậy trục bình diện chỉ trực tiếp thể hiện chuỗi hạt trân châu với bạn sao cho cái cảm nghiệm phát hiện phải biến đi: Chẳng kẻ nào trải nghiệm được một chuỗi trân châu trong các trứ tác của d’Annunzio [Gabriele D'Annunzio 1863-1938, thi bút, văn bút, ký bút, kịch bút, và phiêu lưu giả. Vai trò của kẻ này trong chính trị còn nhiều tranh cãi vì ảnh hưởng của nghỉ đến phong trào Fascist tại Italia và vị thế của nghỉ với tư cách là tiền bối của Benito Mussolini] vì nghỉ từ chối không đưa trình những hòn noãn thạch, những mẩu huyền thạch vốn để lộ ra điều ấy. Cách viết bình diện, đơn dạng, trôi xuôi của kẻ có một phong cách, không bao giờ đem cho ai chuỗi hạt trân châu. Nhưng lối viết, chẳng hạn của Racine hoặc Malherbe, thẳng đứng, lóng lánh bầu trời đêm rỗ hoa liệu không phải là đầy cành nhánh lấp lánh; các mảnh huyền thạch và những hòn noãn thạch vẫn có đó, không hồi kết những điệp từ sáo rỗng và mấy nùn giẻ văn chương. Có phải bọn ấy phi phong cách, hay chúng viết không phong cách, chúng đưa trình một cụm từ, thứ óng ánh, chuỗi trân châu. (Beckett, Samuel 1984, 47). Chiếc “chao đêm” đầy sao của đoạn đầu tiên, trong khi khới lên cái bề mặt, dải huyền kỳ của bầu trời đêm, cũng khuấy tâm nhiều kẻ nhớ đến chiếc máy langue ngôn ngữ rung động của Deleuze khi nó xoãi tới tận biên của diễn ngôn thi ca, gồm có giọng điệu, thanh âm, tiếng ồn, và đối mặt với khoảng nín thinh vượt ngoài tận biên của nó. 18 Nhưng cái hình thái ấy của Deleuze – cuộc đương đầu với nín thinh vượt khỏi tận biên ngôn ngữ, dường như công khai mang tính ẩn dụ, có khi còn hơn cả biểu trưng theo nghĩa hình mẫu hoặc biểu đồ, và thậm chí thuộc phương thức “thi ca” truyền thống, một cách thức thực sự khới lên cách triết học hóa thi ca của Heidegger quá cố. Thực ra nếu Deleuze muốn khách quan tính hết mức thì vẫn còn chút mập mờ ở khoảng nín thinh chứa đầy ý nghĩa, vì nó giả định trước chủ thể tính của kẻ nghe, có lẽ là người, và trong vật lý học có lẽ khó mà phân biệt được nín thinh khỏi tạp âm.19
Với Kẻ Kiệt lả, tiếp liền sau Hắn Cà lăm trong tiểu luận Critique et Clinique, Deleuze thảo luận về lối “vét kiệt ngôn ngữ” của Beckett với tư cách là một loại quá trình động, vận hành thông qua một loạt giai đoạn. Tiểu luận của Deleuze, về nguồn gốc, được bao gồm trong một sưu tập các văn bản của Beckett và vì vậy mà được dùng như là một loại bình luận về chúng; ba giai đoạn trong mô hình/chiếc máy “vét kiệt” của Deleuze hoàn toàn tương hợp với các tiểu thuyết của Beckett, đặc biệt là Watt, các tiểu thuyết và các vở kịch của ông, nhất là kịch radio, và cách viết thử nghiệm cực đoan hơn trong Nó thế nào cùng các kịch truyền hình. Giai đoạn đầu tiên của các tiểu thuyết là giai đoạn cho biết phép tu từ của “dáng cung quăng” trong Hắn Cà lăm – cách “quày quả cung quăng” hớt ngôn của vô tận các nhân vật của Beckett và của sự rung động langue tiếng nói lệch xa điểm cân bằng. Dáng đi của Watt được mô tả bằng cách cơ giới-không gian, quy giản nhất, đến mức là thực chất cơ giới-logic của “phong cách” Anh, tuyệt đối quy giản, tối thiểu, phi phong cách. 20 Logic y hệt của “kể cả các đoạn tách rời” đã lèo lái các phương thức vận động hoặc không vận động mang tính vật lý này đồng thời cũng lèo lái các cách thức ứng xử với các đối tượng vật chất của các nhân vật, chẳng hạn như việc phân loại các hòn noãn thạch của Molly, và việc đánh số các điểm vét kiệt các “khả tính logic”. 21 Vì vậy Deleuze bắt đầu với phương thức của Beckett, đặc biệt là trong Watt và bộ ba tiểu thuyết, Molloy, Malone chết, và Kẻ Không thể gọi tên, về việc chỉ nhấn vào danh sách các đồ vật, các hành vi và các khả tính logic, về việc vận hành qua phép hoán vị logic vét kiệt, chứ không đem lại cho chúng “tự sự tính hiện thực luận” theo nghĩa truyền thống.
Tuy nhiên như Jakobson đã chỉ rõ trong tiểu luận Chứng mất ngôn ngữ, trong đó ông phát triển các trục liên tưởng và ngữ đoạn của Saussure thành các trục hoặc các cực ẩn dụ và hoán dụ của riêng mình, còn logic tự sự thì về cơ bản có tính ngữ đoạn hoặc cú pháp, giống như logic của các sự kiện trong trật tự thời gian tuyến tính, ngược lại thi ca nhấn mạnh đến trục dọc của sự thay thế mang tính ẩn dụ. Cả hai loại trục này tất nhiên đều hiện diện trong tất cả các công trình văn chương. Phong cách Beckett dường như thuần túy ngữ đoạn, đã xuất trình sự khác biệt tối thiểu trục dọc-ẩn dụ, nhưng thậm chí cú pháp của ông vẫn tự lặp lại, mang tính cơ giới và bị quy giản một cách cực đoan. Chính vì vậy mà Deleuze đã nhìn thấy trong cái phi phong cách ấy hai trục của chiếc máy-langue ngôn ngữ rung động tách hẳn khỏi điểm cân bằng, trong đó sự khác biệt giữa chúng bắt đầu đổ vỡ. 22 Nhưng tại chính điểm đổ vỡ thực sự của sự khác biệt giữa trục ẩn dụ - trục hoán dụ thì lại tiềm ẩn trong các ví dụ của Deleuze từ “các từ tự thân phân chia” và “các từ tự thân kết hợp” của Luca, chẳng hạn như “pas-rats, passions-rations . . . pas-passe-passion”, (Deleuze, Gilles 1997, 110), cứ như là tự thân các phân tử từ hầu như đã trở thành các phân tử, các nguyên tử sự vật đang tự rã hủy vậy.
Vì vậy cách tiếp cận với mô hình/chiếc máy langue ngôn ngữ rung động thông qua Beckett, hoặc ngược lại, đã làm rõ ràng thêm nguyên do của vấn đề này – một vấn đề có lẽ vẫn ngầm ẩn trong Hắn Cà lăm, trong đó Beckett cũng hiện diện: chủ ý của Beckett, chức năng của cái phi phong cách của ông là “vét kiệt toàn bộ các khả tính logic”, có nghĩa là “vét kiệt cái khả thể”. Nhưng cái khả thể thì hoặc bao gồm, cùng với ngôn ngữ và, tối hậu dựa trên ngôn ngữ, cả logic và tư duy của con người, là thế giới đích thực vật lý cuối cùng được dựng lên bằng các phân tử và các nguyên tử. Bằng phép đếm giản đơn các “sự vật” và phép hoán vị hoặc các khả tính logic của nó thông qua một phi phong cách văn chương đã vận động xa hẳn khỏi điểm “cân bằng” mà sự khác biệt cú pháp-ẩn dụ đã thực sự đổ vỡ, thế giới văn bản của Beckett đã trở thành một từ-chỉ-các-sự-vật, hoặc tên-gọi-các-sự-vật, hoặc danh-từ-các-sự-vật, mà tên gọi hay danh từ thì cũng đều có nghĩa như nhau. Vì vậy “các từ chỉ danh từ của Beckett là những nguyên tử tách rời, vì những phối hợp của chúng tạo ra các bảng liệt kê các danh mục, chứ không phải là các định đề, và sự kết hợp giữa chúng chỉ có tính chất số học, theo cung cách Beckettien đầy chất ám ảnh chứ không mang tính cú pháp” (Lecercle, Jean-Jacques 2002, 4).
Mô tả của Deleuze về giai đoạn đầu tiên trong/của phi phong cách năng động của Beckett về cách “vét kiệt các khả tính logic” là như sau: Cái tổ hợp chính là nghệ thuật hoặc khoa học của cách vét kiệt cái khả thể thông qua các tách rời bao gồm trong đó. (Deleuze, Gilles 1997, 154). 23 …Tuy nhiên, nếu tham vọng của tổ hợp là vét kiệt cái khả thể bằng các từ, thì nó phải tạo ra một siêu ngôn ngữ, một ngôn ngữ rất đặc biệt, trong đó các mối quan hệ giữa các đối tượng phải đồng nhất với các quan hệ giữa các từ; và cuối cùng, các từ không còn đưa ra được một hiện thực hóa nào đối với cái khả thể nữa, nhưng tự bản thân chúng phải đưa lại cho cái khả thể một hiện thực chính xác với nó, một hiện thực, chính xác, có nghĩa là khả kiệt: “Tối thiểu cũng phải ít hơn. Không thể nhiều hơn. Thuận buồn xuôi gió đến với phi tồn tại. Hệt như đến với độ không - cái vô tận”.24 Chúng gọi cái có tính nguyên tử này là liên từ phân biệt, nó đã cắt xẻ và chẻ tách ngôn ngữ trong Ngôn ngữ số I của Beckett, một loại ngôn ngữ mà sự liệt kê thay thế cho các định đề và các mối quan hệ tổ hợp thay thế cho các mối quan hệ cú pháp: một ngôn ngữ của các tên gọi. (Deleuze, Gilles 1997, 156).
Các từ tương đồng với các sự vật, tuy không đồng nhất với chúng, nhưng “các mối quan hệ giữa các sự vật lại đồng nhất với các mối quan hệ giữa các từ” khi chúng vận động, cùng với Beckett, lên đến cấp độ của một siêu ngôn ngữ, một cấp độ gần như đồng nhất ngôn ngữ với hiện thực hơn là trường hợp trong thế giới đời thường của chúng. Chúng thực hiện vận động này vì cố gắng, Beckett cũng cố gắng, để vét kiệt cái khả thể bằng các từ, mà không “hiện thực hóa” cái khả thể, có lẽ đúng ra là không thể, vì chúng chỉ nói về khả tính, chứ không phải là về hiện thực: vì vậy ở cấp độ siêu ngôn ngữ này chúng “đem đến cho cái khả thể một hiện thực xác hợp đối với nó, một hiện thực, chính xác, có nghĩa là khả kiệt”. Ở đây cái logic dường như có thể là nghịch lý hoặc có vấn đề; cũng có thể vấn đề là ở chỗ giờ đây chúng đã lọt vào một không gian, một thế giới, hoặc một diễn ngôn, đó là tính ẩn dụ nhiều hơn tính logic. Lecercle nhủ khéo rằng Deleuze đã rẽ sang một “lý thuyết về Kẻ khác như là thế giới khả thể” ở giai đoạn hai, nhưng chúng cũng có thể tự hỏi liệu trong chính giai đoạn một này phải chăng Deleuze đang nói về “các thế giới khả thể” (Lecercle, Jean-Jacques 2002, 5). 25 Việc hình dung một thế giới khả thể mà hiện thực của nó bao gồm chính xác trong một thực tế là nó chỉ là khả thể, mà không phải là hiện thực, không phải là thực tế, tối thiểu trong các chiều góc của thế giới này, thì liệu nó có đòi hỏi, trừ phi chúng đã thực sự lọt được vào một chiều góc khác của logic, rằng phải coi hiện thực là tính khả kiệt của riêng nó: vì, trong logic như đã biết, chính các sự vật thực, chứ không phải là các sự vật khả thể, mới khả kiệt. Hoặc liệu “việc vét kiệt các khả thể bằng các từ”, cũng có nghĩa là từ có nhiều hơn các sự vật? Nếu “cái khả thể” có nghĩa là “toàn bộ các sự vật khả thể” thì dường như lại hàm ẩn cả điều này. Nếu đúng như vậy thì làm thế nào để “các mối quan hệ giữa các sự vật có thể đồng nhất được với các mối quan hệ giữa các từ”, ngay cả khi chúng vận động - hoặc sáng tạo về phương diện thi ca, sáng tạo thông qua poiesis thi pháp - lên đến cái siêu ngôn ngữ này, trong, hoặc bởi phương tiện mà chúng “đem lại cho cái khả thể một hiện thực khả kiệt”? Thực ra thì Deleuze cũng có thể bắt đầu từ định đề cho rằng cái đảo ngược là chân, đó là có nhiều sự vật hơn các từ, chính vì thế các từ phải “tự phân chia” và “tự thân kết hợp”, về cơ bản là lặp lại bản thân, để “vét kiệt hiện thực”, hoặc đúng hơn là “vét kiệt cái khả thể”.
Trong một tiểu luận trước đó của Deleuze Raymond Roussel, or the Abhorrent Vacuum 26, Raymond Roussel hay Khoảng chân không Đáng tởm, liên quan đến cuốn sách của Foucault viết về Roussel, một văn bút hiện đại luận Pháp, một kẻ như Deleuze ghi chú: “đã có một ảnh hướng lớn đến bọn siêu thực, và ngày nay vẫn tác động đến Robbe-Grillet, nhưng lại chỉ có ít kẻ để ý”, thì có thể thấy rằng đối với Foucault, trong ngôn ngữ có tồn tại một loại khoảng cách thiết yếu, một loại chuyển dịch, đổi chỗ, hoặc thậm chí tuyệt giao. Đó là vì số từ ít hơn số sự vật, vì vậy mà mỗi từ phải chuyên chở đến vài nghĩa. Văn học về cái vô lý tin rằng nghĩa là chưa đủ, nhưng sự thật thì còn có sự thiếu hụt về các ký hiệu. Vì vậy trong một từ, mở ra một khoảng không rỗng tuyếch: sự lặp lại một từ để lại sự khác biệt về nghĩa của nó một khoảng trống. Liệu đó có phải là bằng chứng về một bất khả tính của sự lặp lại? Không, đó chỉ là nơi mà hành động mạo hiểm của Roussel xuất lộ: nghỉ đã cố mở rộng khoảng trống ấy đến tối đa và vì vậy mà xác định và đo lường được nó, bằng cách đổ đầy khoảng trống ấy bằng toàn bộ một cỗ máy, toàn bộ một ảo tượng buộc chặt những khác biệt lại, và tích hợp chúng với sự lặp lại…Những lặp lại phóng khoáng đầy chất thơ, chính vì chúng không đàn áp sự khác biệt, mà lại xác tín khác biệt bằng nội tại hóa cái Số ít…Tự thân [s]ự vật là mở nhờ có sự vi tiểu hóa,...một trùng lặp, một mặt nạ. Và cái khoảng trống rỗng đó giờ đây đã bị ngôn ngữ vượt qua, sinh ra một thế giới tổng thể trong khe hở của những chiếc mặt nạ và những trùng lặp ấy. (Deleuze, Gilles 2004, 72-73).
Nhu cầu và kỹ thuật của Roussel về sự lặp lại của các từ, của ngôn ngữ để “lấp đầy” hoặc “vọt qua khoảng trống rỗng” – cái khoảng trống rống để ngỏ trong langue tiếng nói là do tình trạng thiếu hụt từ, tình trạng bất lực để gọi tên toàn bộ sự vật – dường như có thể ẩn sau các loại hình mẫu hoặc những chiếc máy mà Deleuze tưởng tượng, sáng tạo hoặc cấu trúc trong những tiểu luận muộn màng này. Việc mô tả giai đoạn hai của quá trình tự sự Beckett về sự “vét kiệt” bắt đầu bằng ý tưởng cho rằng tự bản thân các từ cần phải bị “vét kiệt”, nhưng dường như điều đó lại không tùy thuộc vào vấn đề về số lượng từ tương đối, các tên gọi, các danh từ, và các sự vật: nhưng nếu vì vậy mà kẻ nào hy vọng vét kiệt cái khả thể bằng các từ thì kẻ đó cũng phải hy vọng vét kiệt bản thân các từ; cội nguồn của nhu cầu về một siêu ngôn ngữ, một Ngôn ngữ số II, thứ ngôn ngữ không còn là ngôn ngữ của các tên gọi, mà là ngôn ngữ của các giọng điệu, một thứ ngôn ngữ không còn vận hành bằng các nguyên tử có thể kết hợp, mà bằng các dòng lưu ngôn có thể hòa trộn. Các giọng điệu là những đợt sóng hoặc các dòng chảy hướng đến và đổ về các huyết cầu ngôn ngữ học. Khi một kẻ vét kiệt cái khả thể bằng các từ thì kẻ đó phải cắt đứt và đập vỡ các nguyên tử, và khi một kẻ vét kiệt bản thân các từ thì kẻ đó đã làm cạn khô các dòng lưu ngôn. Vấn đề là giờ đây phải làm cho xong bằng các từ, là thứ thống trị công trình của Beckett từ Kẻ Không thể gọi tên trở đi: một khoảng nín thinh thực sự, mà không phải là sự nhàm chán đơn điệu bằng việc nói. (Deleuze, Gilles 1997, 156).
Đó là bình luận của Deleuze về giai đoạn hai công trình của Beckett, các vở kịch radio đôi khi tận dụng các giọng nói tình cờ nghe được đang nói bằng các thanh âm trúc trắc, giống như bằng tiếng kẻ ngoại, chẳng hề thân thuộc với bọn nghe/nhìn. Rõ ràng toàn chúng đang vận động, trong cách mô tả trên của Deleuze, vượt khỏi diễn ngôn thi ca với tư cách là “có nghĩa” đối với diễn ngôn thi ca thuần túy là “cách nói” – hoặc đúng ra là “giọng điệu” là cái bao quát hơn cách nói, gắn chặt với lĩnh vực lý sinh hơn là với lĩnh vực ngôn ngữ học hoặc nhận thức luận. Lecercle không quá nhấn mạnh đến cái “vô nghĩa” hoặc “tiếng ồn”, “Tháp Babel”, của các giọng điệu đó với tư cách là “Tha tính” của chúng: Ngôn ngữ số I là ngôn ngữ của các tên gọi…Ngôn ngữ số II là ngôn ngữ của các giọng điệu. Tính thân thuộc của Ngôn ngữ số I được giải thích bằng một thực tế là vẫn còn có một chủ thể, một kẻ nói, chịu trách nhiệm về việc gọi tên…còn mối quan hệ của sự quy chiếu giữa các từ và các sự vật thì vẫn ở đó. Nhưng lại không phải như vậy với Ngôn ngữ số II. Thế là giờ đây các từ đã biến mất. Tình trạng biến mất của các từ để lại hai hệ quả. Trước hết loại ngôn ngữ như vậy không còn là ngôn ngữ của bản ngã, vì bản ngã không còn tạo nghĩa cho nó được nữa, mà lại nắm bắt nó như một sự biểu hiện của nghĩa. Thứ hai, loại ngôn ngữ như vậy, nếu chỉ có một thứ tiếng thì chỉ có thể là một thứ tiếng của kẻ ngoại, được thốt ra bởi kẻ hoàn toàn Khác. Deleuze tận dụng tình huống này để phác họa một lý thuyết phi-thường về kẻ Khác với tư cách là thế giới khả thể, mà điểm tiếp xúc duy nhất của nó với thế giới hiện thực của tôi là Giọng điệu vốn không còn tạo ra nghĩa nữa. (Deleuze, Gilles 1997, 4-5). 27
Sau đó Deleuze chuyển đến giai đoạn ba của Beckett, giai đoạn bắt đầu từ tiểu thuyết thử nghiệm cực đoan hơn, đặc biệt là Nó Thế nào, và chuỗi các vở kịch truyền hình: Bằng cách nào mà chúng có thể làm ra được cả một chuỗi kịch như vậy? Bằng cách bội hóa gấp hai lần nếu một kẻ nói với một kẻ khác, hoặc gấp ba lần nếu một kẻ nói với kẻ khác, và kẻ khác nữa? Các bế tắc ấy sẽ được giải quyết nếu một kẻ cho rằng tận biên của chuỗi kịch đó không nằm ở tính vô hạn của các giới hạn, mà có thể phát hiện ra ở bất cứ nơi nào trong dòng vận động của nó: giữa hai giới hạn, giữa hai giọng điệu hoặc những biến thể của một giọng điệu duy nhất… Vì vậy còn có một ngôn ngữ thứ III, không còn gắn ngôn ngữ với các đối tượng có thể đếm được hoặc có thể kết hợp được, và cũng không còn gắn liền với việc truyền đi các giọng điệu, mà lại gắn với các tận biên nội tại bị thay thế không ngừng – các đoạn vấp âm, hoặc các lỗi khác … “Những đoạn bỏ trống là giành cho lúc các từ biến mất. Khi không còn bất cứ bí quyết nào thay thế. Vậy là tất cả lại chỉ được thấy sau đó. Rõ ràng. Toàn bộ trở nên rõ ràng là các từ bắt đầu mờ tối. Vì vậy toàn bộ đều không được nói ra”. Một cái gì đó được nhìn thấy, được nghe thấy thì được gọi là Hình tượng, một Hình ảnh thị giác hoặc thính giác…Không còn có vấn đề về việc phải tưởng tượng ra một “tổng thể” của chuỗi ấy bằng Ngôn ngữ số I nữa…hoặc vấn đề về việc bịa ra các câu truyện hoặc tạo ra các ký ức bằng Ngôn ngữ số II… (Deleuze, Gilles 1997, 157-158).
Lecercle nhận xét: Ngôn ngữ số III là ngôn ngữ của các hình ảnh. Phẩm chất của nó với tư cách là “ngôn ngữ” chỉ có thể là sản phẩm của một ẩn dụ được tạo ra từ rất lâu đời… Không chủ thể, không khách thể, không kẻ nói, không vật quy chiếu. Nhưng vẫn có kẻ nhận, đó là kẻ nghe thấy, kẻ nhìn thấy, và vẫn có một cái gì đó đang tiếp diễn, quá trình xuất hiện của những hình tượng đó. Đó là quá trình của tự thân ngôn ngữ, khi nghệ thuật đưa nó đến tận biên của nó, chuyển nó càng ngày càng đến gần hơn với khoảng nín thinh, đến với cái mà nó khao khát…Ngôn ngữ số III là ngôn ngữ của các tận biên ngôn ngữ, khi nó quay về với khoảng nín thinh, hoặc quay về với một trung gian khác, âm nhạc hoặc tranh, ảnh, tượng, hình họa. (Deleuze, Gilles 1997, 5). Nhưng chính bản thân Lecercle nhấn mạnh ngay ở đoạn mở đầu cuốn sách của ông, cũng giống như Olkowski, ở đoạn cuối cuốn sách của cô: “ngôn ngữ là một vấn đề” đối với Deleuze. Ở đoạn trước kẻ viết tiểu luận này đã khới lên cái cảm giác của mình dường như là một vấn đề đối với “sự bác bỏ ẩn dụ” của Deleuze ở chừng mức mà ngay cả cái mô hình-langue ngôn ngữ cà lăm, với khoảng nín thinh ở bên kia các tận biên của nó, dường như có tính ẩn dụ. Nhưng kẻ thủ bút cũng xin được nói rằng nếu Deleuze thay thế ngôn ngữ ẩn dụ bằng ngôn ngữ biểu trưng, bằng một cái gì đó dường như mang nghĩa Lyotardien, thì những hình thái bất định, mờ tối ấy có thể ngứn vượt hoặc cũng có thể chui xuống gầm không gian langue ngôn ngữ tổng thể hóa của ký hiệu học. Tuy nhiên giờ đây kẻ thủ bút cũng phát hiện ra cái diễn ngôn triết học tổng thể của Deleuze, đã được khai thác để soi sáng cho diễn ngôn tự sự của Beckett, về việc “vét kiệt” trong bất cứ phương diện nào cũng có vấn đề. Cái dường như còn mơ hồ về phương diện logic trong việc mô tả Ngôn ngữ số I với tư cách một siêu ngôn ngữ đem đến cho “cái khả thể hiện thực của riêng nó, một hiện thực, chính xác là khả kiệt” - một xác quyết được cho là không có ý nghĩa trong thế giới logic khả thể này – chỉ được tăng cường bằng sự mô tả của Ngôn ngữ số II và số III vốn theo đuổi cùng một đề tài tới những cấp độ xa hơn. Quan điểm khái quát hơn ở đây chính là ý tưởng, khả tính, về việc “vét kiệt” toàn bộ ngôn ngữ, nghĩa, hoặc ý nghĩa là điều vô nghĩa – trừ phi lại có giả định rằng chúng đã vượt khỏi logic để đến với một loại thế giới siêu-logic nào đó, mở rộng về phương diện biểu trưng. 28
Có lẽ vấn đề là ở chỗ Deleuze đang cố gắng tạo ra ý nghĩa cho khái niệm “[tự] vét kiệt ngôn ngữ”, và/hoặc của “hiện thực”, không chỉ trong các giới hạn diễn giải của ông về các văn bản tự sự phức tạp và kịch tính của một văn bút sáng tạo hiện đại luận muộn mang tính thử nghiệm cao – một kẻ, bằng những cách thức nhất định có thể, thông qua các kỹ thuật tự sự-thi ca của riêng mình, đã giới thiệu các vấn đề này ở vị trí đầu tiên – nhưng cũng vẫn ở trong các giới hạn của mô hình langue ngôn ngữ rung động. Vì các nền tảng của mô hình này vẫn nằm trong lĩnh vực của một “lý thuyết ngôn ngữ” được định nghĩa một cách rộng rãi, chính xác hơn là trong lĩnh vực của “ngôn ngữ học”. Thậm chí mặc dù Deleuze đưa các trục ngữ nghĩa “cổ điển” liên tưởng và kết hợp, ẩn dụ và hoán dụ tới các cực tận biên cà lăm của chúng – các tận biên vượt khỏi cái mà tự thân chiếc máy, theo một nghĩa nào đó, ẩn dụ hoặc biểu trưng, đã đổ vỡ và đối đầu với nín thinh – hai trục đó vẫn đặt nền móng trong ký hiệu học cổ điển. Vì vậy kẻ thủ bút muốn vắn tắt khới lên một mô hình thay thế được rút ra từ lý thuyết thông tin, thực tế có thể giải thích một vài vấn đề tương tự mà Deleuze gặp phải, nhưng theo một cách thức đơn giản hơn, chẳng hạn cách nói và giọng điệu trong khuôn viên của một “tạp âm” bao quát hơn, việc “vét kiệt” ngôn ngữ/ý nghĩa trong giới hạn của một cân bằng tận biên vượt khỏi các giới hạn ngôn ngữ và thậm chí có lẽ cả ngữ nghĩa, có một loạt chức năng hoặc khả dụng rộng rãi hơn sự “rung động cách xa điểm cân bằng” của chiếc máy ngôn ngữ Deleuze. Như sẽ được khới lên trong Kết luận, mô hình lý thuyết thông tin này cũng có thể có một sự kết nối với tổng thể khái niệm, vấn đề, câu hỏi hoặc vấn đề của việc đặt thành vấn đề và/hoặc đặt vấn đề.
Giọng điệu, Tiếng ồn, và Cân bằng Tận biên
Deleuze đã chính thức bác bỏ “ẩn dụ” nhưng việc động bút của ông lại theo nhiều cách, giống như kiểu một thi bút hoặc văn bút sáng tạo, kiểu Nietzsche, vẫn được lèo lái bởi chính phép ẩn dụ; tuy nhiên như đã khới lên ở trên, có thể nói rằng ông đã sử dụng các “hình thái” – một thuật ngữ mà Lyotard đã cấp cho một nghĩa xuyên-ký hiệu hoặc rõ ràng là phi ký hiệu học trong Discours, Figure và một hình thái dễ dàng tương liên với “các cấu hình nghĩa” mù mờ, không cụ thể mà Deleuze và Guattari coi như là ngôn ngữ cơ sở, chí ít là từ thời Mille Plateaux,1980. “Hình thái” cũng có lợi thế, so với ẩn dụ, về việc gợi ý trực tiếp lĩnh vực thị giác, cụ thể hơn là một biểu đồ, một cái gì đó về cơ bản mang tính hình ảnh thị giác hơn là tiếng nói. Deleuze và Guattari trong Mille Plateaux,1980 đã “Giới thiệu: Thân rễ”, bắt đầu không phải bằng lời nói mà có lẽ bằng âm nhạc với một biểu đồ hoặc hình vẽ minh họa [Hình 1]. Dễ thấy trên đỉnh trang bức ảnh của nghệ bút Italia Sylvano Bussoti có ghi đầu đề: “Năm bản nhạc soạn cho đàn Piano tặng David Tudor” (1970). Dường như nó tạo ra một bức tranh các khuông nhạc mà trên đó lẽ ra phải xuất hiện các “nốt” nhạc thì nó lại giống như các điểm nguyên tử được kết nối với nhau bằng các nét biểu đồ rung động cuồng phóng, các nét vẽ thể hiện bằng phong cách hỗn độn hoặc kiểu bộ rễ phồn sinh theo chiều ngang, và cả chiều ngang lẫn chiều dọc “tuôn tháo các thang âm vảy bắc trên thân thực vật”. Đây rõ ràng là một dạng biến tấu âm nhạc liên tục, hoặc là tiền thân của chiếc máy langue ngôn ngữ chuyển động xa hẳn khỏi điểm cân bằng trong Hắn Cà lăm. Nó nhắc nhớ nhiều kẻ rằng các nốt nhạc có thể được “viết”, được chơi, hoặc được hát, nhưng không được “nói lên”, và chính “âm nhạc” đã khới lên rằng một biểu đồ như vậy, là hiện thân của không gian ở giữa các âm thanh-tiếng ồn, tiếng ồn của giọng nói, chính là “tiền-khẩu ngữ”: ngay cả khi nó không đi kèm với các đoạn thuyết minh hoặc các từ thì bằng một cách nào đó nó vẫn còn ở trên chính điểm tận biên hoặc ở điểm cận biên của ngôn ngữ nói.
Trong Logique du Sens (1969), Deleuze đã đem đến cho bọn quan ưu một mô hình về sự “phát sinh ngôn ngữ” thông qua một loạt các giai đoạn tiến hóa sinh học: từ “tiếng ồn nội thể”, do Deleuze gắn kết với quá khứ tổ tiên-man rợ của toàn chúng và với chứng tâm thần phân liệt, nổi lên giọng điệu, từ giọng điệu nổi lên tiếng nói, và sau đó từ tiếng nói xuất hiện “động từ nguyên thể”, cư ngụ trên “bề mặt siêu hình” của cơ thể, trong đó nó tương liên với miệng khi nói và vì vậy mà cùng tương liên với miệng cả khi nghĩ nữa; loại động từ này là “sự kiện ngôn ngữ” đích thực. Nhưng đúng ra thì khởi đầu từ những tiếng ồn nội thể vượt-tầm-kiểm-soát, những hiện hữu của chiếc máy langue ngôn ngữ rung động của Deleuze từ tính duy lý của các trục ký hiệu học cổ điển và chỉ có chính ở “tận biên” hoặc “cận biên” thì nó mới bắt đầu chuyển động xa hẳn điểm cân bằng. Mặt khác, tại cực điểm này, nơi có thể bắt đầu đổ vỡ hoặc bùng nổ, nó phải đối mặt với nín thinh vượt ngoài bản thân. Trong mô hình Logique du Sens (1969) của Deleuze, dường như hoàn toàn khác, động từ nguyên thể trên bề mặt siêu hình tương liên với khoảng nín thinh của cái θάνατος động lực chết của Freud, nhưng vấn đề vẫn không rõ ràng ở chỗ những tiếng ồn nội thể nổi lên từ khoảng nín thinh trước đó. Ở đoạn khởi đầu, có lẽ chỉ có tiếng ồn; vì vậy trong Logique du Sens (1969), Deleuze đã liên đối cái θάνατος động lực chết của Freud với Αιων, quãng đời, bề mặt phẳng của thời gian, và ερως xúc cảm của ông với Χρόνος kẻ huyên náo, tuyến tính, các chiều sâu của tổ tiên-man rợ, người cha thời gian. Liệu các cực đỉnh của những đường răng cưa, vượt khỏi sự kiểm soát, thì các đường cao hơn của biểu đồ âm nhạc-thể rễ gợi ý về chiếc máy rung động xa hẳn điểm cân bằng và/hoặc, đi theo con đường khác?, là tiếng ồn nội-thể? Liệu có thể chiếc máy langue ngôn ngữ cà lăm cũng “vận hành theo hướng ngược lại”?. Âm nhạc, đương nhiên, ở một mức độ nhất định, là sự “hài hòa” của các âm thanh hoặc tiếng động khả thính, giới hạn trong một loạt hài hòa hạn chế hơn. 29
Trong lý thuyết thông tin, âm thanh, và ở mức độ xa hơn, âm nhạc, đơn giản là sự tinh lọc, chỉnh âm, hoặc tự sắp xếp trật tự của tạp âm. Và về bẩm tính thì cả tiếng ồn cũng bao quanh và gồm thâu lĩnh vực tận biên âm thanh/âm nhạc, là cái mà chúng vẫn dùng để điều chỉnh âm thanh “tĩnh” trên radio, vì vậy có thể ngóng vọng rằng trong mô hình phát-sinh-langue-ngôn-ngữ Logique du Sens (1969) của Deleuze thì giai đoạn sớm nhất của “tiếng ồn nội-thể” bao gồm cả giọng điệu, và giọng điệu lại bao gồm, khớp nối cả cách nói, còn cách nói thì lại bao gồm, với tư cách là nguyên mẫu và nguyên bản, cả động từ nguyên thể “tư duy” trên bề mặt siêu hình. Nhưng vậy thì giai đoạn nào trong ba giai đoạn của Deleuze, ba ngôn ngữ của ông hay “siêu ngôn ngữ” trong sự vận động theo tiến độ của Beckett hướng đến sự vét kiệt ngôn ngữ và/hoặc nghĩa? Ở đây chúng có một [siêu]-ngôn ngữ vẫn còn phảng phất truyền thống, tức là một ngôn ngữ duy lý hơn, có lẽ gần gũi hơn với động từ nguyên thể trên bề mặt siêu hình của cơ thể? – bằng cách đem lại phương thức cho các cấu hình vẫn còn ít được xác định một cách duy lý, vẫn còn chưa cụ thể của các “hình tượng”. Sau đó Beckett dường như vận động, theo cách đọc của Deleuze, trong tiến độ công trình sáng tạo của ông, theo hướng đối diện, lại một lần nữa, từ đó trong Logique du Sens (1969) mô hình phát-sinh-ngôn-ngữ: từ tính cụ thể lớn hơn hướng đến tính bất định lớn hơn, không phải tiến hóa, mà là thoái hóa như trong chính mô hình langue ngôn ngữ rung động. Điều đó dường như là tự nhiên đối với kẻ nghệ sĩ sáng tạo: duy trì việc khai thác ngày càng rộng hơn và sâu hơn, giữ cho rung động rời xa hơn khỏi điểm “cân bằng”, tiến gần hơn đến tạp âm bao quanh một phạm vi rộng nhất, hoặc có lẽ đến với náo loạn, hỗn độn Dionysien.
Một lý thuyết hoặc mô hình chủ chốt trong lý thuyết thông tin dựa trên khoa học tự nhiên là ở mối tương tác liên tục giữa tiếng ồn và nghĩa. Ứ mứa tạp âm tất nhiên sẽ làm méo mó hoặc cắt đứt tín hiệu, nhưng lại nghịch lý ở chỗ quá ít tiếng ồn sẽ có khuynh hướng làm cho tín hiệu trở nên “quá rõ”, “quá hiệu quả”, dẫn đến một tình trạng ứ mứa trật tự, hoặc ứ mứa tín hiệu, ứ mứa nghĩa, để rồi cuối cùng dẫn đến tình trạng đông cứng của “điểm cân bằng tận biên”. Một tiền đề cơ bản của lý thuyết hỗn độn là tình trạng hỗn loạn, hỗn độn đó tự trật tự một cách tự nhiên, và trật tự, một khi đạt đến trạng thái ứ mứa trật tự, thông qua tình trạng bội lặp, thì nó lại tự nhiên suy đốn thành hỗn loạn. Michel Serres liên đối tình trạng bội lặp hoặc tự trật tự hóa ấy của các “hình thức” trong thế giới vật chất ứ mứa tình trạng lặp thừa logic như “A=A”, hoặc A=A=A=A=…., cuối cùng tất cả đều trở nên vô nghĩa vì nó nói với toàn chúng rằng “không có gì bọn này không biết”, như vậy “nghĩa là không có gì”, “là sự truyền đạt cái vô nghĩa cho toàn chúng”. Điều đó có thể có đôi chút giống với cái “Hữu thể” của Hegel trong đoạn mở đầu của Khoa học Logic, nó “có nghĩa là mọi thứ”, vì vậy “có nghĩa là Không có gì”. Đó chính là điều xảy ra với các thông điệp, kiểu như “màythếnàomàythếnàomàythếnào…”, những thông điệp chí ít không tối thiểu “tách rời nhau” bằng tạp âm: thông điệp trở nên quá rõ, quá logic, một ứ mứa vô nghĩa, một khối ù đặc hoặc một bề mặt mở rộng không cùng, là điều mà Serres trong Sáng thế đã gọi là hỗn độn trống rỗng khi đối lập với hỗn độn ù đặc của tình trạng hỗn loạn nguyên khởi. Vì vậy vấn đề cốt tử của hỗn độn và lý thuyết thông tin, hoặc truyền thông là một mức độ tối thiểu nào đó của tạp âm cần phải có để tái trật tự hoặc tái tạo sinh các tín hiệu, các nghĩa được truyền phát, để làm mới hoặc tái tạo sinh nghĩa bằng cách len-vào-giữa, tạo ra các không gian ở giữa.
Giờ
đây câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào mà điều này lại có thể là cách nhìn
khác vào cái mà Deleuze dường như phải giải quyết bằng mô hình “cà lăm ngôn
ngữ” của ông, chiếc máy langue ngôn ngữ rung động? Vấn đề lại là, bằng sự diễn
giải kỹ thuật tự sự của Beckett, Deleuze, kẻ cũng đang “diễn giải văn chương”
lại bắt đầu từ bên trong một loại mô hình hoặc biểu đồ ngôn ngữ-hoặc tựa lưng
vào cơ-sở-ngôn-ngữ-học. Nhưng còn các phân-tử-từ hoặc các nguyên-tử-từ được tạo
sinh, hoặc đang tạo sinh, bằng thơ Luca – “pas-rats, passions-rations,
pas-passe-passion” – giờ đây là những tiếng ồn, xa hẳn điểm cân bằng, chứ không
phải là các từ chuyển tải “nghĩa”. Điểm cực rung của chiếc máy làm giảm thiểu
toàn bộ các từ có nghĩa thành các bộ phận từ vô nghĩa, các phân đoạn ngôn ngữ
học, và đặc biệt là trong âm học: chiếc máy rung lắc các âm thanh một cách hiệu
quả cho đến khi chúng bắt đầu quy giản thành những tiếng ồn hoặc làm méo mó âm
thanh, âm nhạc chuẩn trên các kênh radio, chắc là giống hệt như cách quay đĩa
số, thành trạng thái tĩnh, tiếng ồn. Nhưng đây là tạp âm: dựa vào cách đọc lý
thuyết-thông tin/hỗn độn của Hắn Cà lăm, chiếc máy làm rung động các từ thành
các phân tử vô nghĩa, các nguyên tử-từ, mà ở khởi điểm, trước khi chúng đã từng
tự trật tự thành các từ có nghĩa, các từ tạo thành, hoặc xếp trật tự thành các
câu duy lý của các mô hình ký hiệu học cổ điển. Chiếc máy rung lắc các câu/từ
được xếp trật tự này, các âm thanh có nghĩa này thành tiếng ồn. Chính cách sử
dụng hình thái, hoặc phép ẩn dụ, hoặc các “nguyên tử” và “sự rã hủy nguyên tử”
sau rốt đã khới lên rằng có thể dễ dàng bắt đầu với một mô hình dựa trên các
khoa học tự nhiên. Tất nhiên Luca là một thi bút nhân văn, Backett là một văn
bút và kịch gia nhân văn, vì vậy mà bọn ấy không phải là những chiếc máy. Nhưng
nếu kẻ nào muốn sử dụng một cách tiếp cận cực khách quan và có lẽ thậm chí còn
‘máy móc” nữa để soi sáng các phi phong cách kinh nghiệm luận cao, hiện đại
luận cao hoặc vãn hiện đại luận, phi cú pháp và bất định, với tư cách nghĩa,
của các văn bút này thì tại sao lại không thực sự bắt đầu với một mô hình được
nhìn nhận một cách chính thường là cơ giới, phi nhân, và thực sự tự thân là một
chiếc “máy”, “hệ thống” thi pháp tự thân?.
Còn có một cách khác, cụ thể hơn, trong đó mô hình lý thuyết-thông tin tương hợp với phân tích của Deleuze trong Hắn Cà lăm và Kẻ Kiệt lả. Ở một vài vấn đề, Deleuze lặp lại trong cả hai tiểu luận về ý tưởng cho rằng “cà lăm sáng tạo” cũng có nghĩa là “trưởng thành từ giữa”. Đây là hình thái của “dáng cung quăng”, vận cách kỳ cục của Watt, kẻ tiến về phía trước bằng cách lạ, giao động kiểu con lắc, giữa các hướng, quay trái, quay phải, hình thái của chiếc máy langue ngôn ngữ, với tư cách là, và cũng là một cơ-thể-không-bộ-phận. Vì vậy trong loại thi phú “phi cú pháp” cao, “quy trình của Beckett… như sau: ông tự đặt mình ở giữa câu và làm cho câu đó mọc vượt khỏi đoạn giữa, bằng cách thêm phân từ vào phân từ…đến mức dẫn dắt khối hơi thở hắt ra duy nhất… Cà lăm sáng tạo là cái làm cho ngôn ngữ mọc vượt từ điểm giữa, giống như cỏ vậy; nó là cái làm cho ngôn ngữ trở thành một thể rễ thay vì một cái cây, là cái đặt ngôn ngữ vào điểm bất cân bằng vĩnh viễn …” (Deleuze, Gilles 1997, 111). Nhưng ở trên đã lưu ý rằng trong mô hình, hoặc hình thái lý thuyết thông tin, tạp âm xuất hiện ở giữa hai tín hiệu có nghĩa tiềm tàng rõ ràng, cùng vận hành, hoặc “tự-phân chia”, “tự-lặp lại”, tự chia tách sao cho các nghĩa đơn của chúng trở nên rõ ràng; mặt khác, tín hiệu ứ mứa trật tự, ứ mứa hiệu quả đã kết nối mọi thứ lại với nhau thành một bloc khối vô nghĩa vì chẳng kẻ nào biết nó bắt đầu hoặc kết thúc ở đâu: “màythếnàomàythếnàomàythếnào…”, nếu nơi ấy nghệ thuật chấm câu xuất hiện, câu hỏi xuất hiện, thì có thể rất hữu ích. Điều đặc biệt đập mạnh vào tâm trí kẻ thủ bút tiểu luận này đó là sự tương hợp giữa cái phi phong cách thi ca của Luca hoặc Beckett và lý thuyết tái tạo sinh nghĩa bằng tiếng ồn “đứt đoạn ở giữa” là đây: trong cả hai trường hợp tiếng ồn rõ ràng hoặc vô nghĩa được kết hợp với yêu cầu nghĩa rõ ràng hơn, một nghĩa cuối cùng không trở nên vô nghĩa thông qua việc trở thành ứ mứa duy lý, ứ mứa logic. Vì những lặp lại của Luca như trong trường hợp “pas-rats” không phải là những lặp lại tuyệt đối, nên chúng là bộ phận của cái quá trình mà thông qua đó những gì hỗn độn tối tăm hoặc vừa mới phôi thai đã tạo thành trật tự đầu tiên. Trong mô hình của Deleuze cũng như trong lý thuyết thông tin-hỗn độn thì nghĩa được tạo ra bên ngoài tiếng ồn: với thơ của Beckett được tạo bởi việc “dẫn dắt khối hơi thở hắt ra duy nhất” theo các hướng thay thế hoặc đối lập” (Deleuze, Gilles 1997, 111) thì có thể giả định, như với nghệ thuật nói chung rằng một nghĩa, trật tự, mới được tạo ra bởi việc pha chế vừa đủ tiếng ồn để phá vỡ sự áp chế của “tình trạng ứ mứa nghĩa” duy lý và logic.
Điều đó cuối cùng đưa cả bọn đến điểm cân bằng tận biên, trạng thái kết cục khả thể, một trường hợp đặc biệt, của các hệ thống ứ mứa trật tự tiếp tục đánh mất hơi nóng, theo lý thuyết nhiệt động học, cho đến khi, vì một số kẻ nghĩ là sẽ chắc chắn xảy ra đối với vũ trụ đang mở rộng về phương diện entropy của toàn chúng, chúng bắt đầu “đông cứng.” Với các tín hiệu truyền thông, các thông điệp, thì điều đó có nghĩa là thông điệp nghĩa, hoặc thông điệp hệ thống nghĩa, có lẽ thuộc công nghệ điện toán, cuối cùng không bao giờ tái tạo sinh hoặc “tái khởi động”, mà đúng ra là nó bắt đầu “đông cứng” vì không đủ “tiếng ồn” để làm cho nó tan chảy, tái tạo nó bằng cách len-vào-giữa, tách nó thành các bộ phận. Quan điểm Deleuzien muộn rõ ràng cho việc so sánh ở đây là chiếc máy langue-ngôn ngữ rung động trong trạng thái cực điểm của nó, trong đó nó gần như vỡ tung hoặc ngừng rung và “đối đầu với khoảng nín thinh”. Nhưng điều đó rõ ràng đã được Deleuze gắn liền với phép thực hành “vét kiệt” của Beckett: phương thức của ông về việc vét kiệt ngôn ngữ và/hoặc nghĩa và/hoặc khả tính của chúng thông qua ba giai đoạn trong công trình sáng tạo của Deleuze. Tất nhiên vẫn có chút không rõ ràng là Beckett, trong thảo luận của Deleuze, đã thực hiện điều này bằng cách phá vỡ theo tiến độ, về phương diện entropy, như kẻ này đang khới lên, tối thiểu theo nghĩa biểu trưng, toàn bộ những khác biệt, nhưng bằng siêu ngôn ngữ I mà chúng phải có một “ngôn ngữ nguyên tử, tách rời, bị cắt nhỏ, bị chẻ vụn” và với ngôn ngữ II, chúng phải có một “ngôn ngữ …của các giọng điệu…không còn vận hành bằng các nguyên tử kết hợp, mà bằng các dòng lưu ngôn có thể pha trộn… Khi một kẻ vét kiệt bản thân các từ thì kẻ đó cũng làm khô cạn các dòng lưu ngôn” (Deleuze, Gilles 1997, 156). Còn đối với ngôn ngữ III, chúng gặp phải các “bế tắc”, các “khoảng trống”, và các “lỗ hổng” cũng như các “hình tượng”, nhưng bỗng xuất hiện ý tưởng lại bắt-đầu-len-vào-giữa: “Các bế tắc phải được giải quyết khi kẻ nào đó xét thấy rằng tận biên của hàng loạt vấn đề không nằm ở tính vô tận của các giới hạn, mà có thể ở bất kỳ nơi nào trong dòng lưu ngôn: giữa hai giới hạn, giữa hai giọng điệu hoặc những biến đổi của một giọng duy nhất” (Deleuze, Gilles 1997, 157). Và Deleuze bình luận liên quan đến loại thơ “khối hơi thở hắt ra duy nhất” của Beckett, mà “Chứng cà lăm sáng tạo là…cái đặt ngôn ngữ vào điểm bất cân bằng vĩnh viễn” (Deleuze, Gilles 1997, 111).
Cuối cùng nếu có một tình trạng mơ hồ, một tình trạng lưỡng nghĩa, một nghịch lý quyết định trong quan điểm của Deleuze về nghĩa/vô nghĩa trong mối quan hệ với vai trò hoặc ý nghĩa của nghệ thuật, thi ca, thì thực sự là loại thi pháp avant-garde, tiền phong, một loại thi pháp “vô nghĩa” và vì vậy mà là loại hình “cao nhất” hoặc “chân thực nhất” của thi ca hoặc poiesis thi pháp – để rồi cuối cùng chúng gặp phải chính tính mơ hồ như vậy trong lý thuyết thông tin. Vấn đề chủ chốt là ở chỗ ý nghĩa tạo ra ở giữa các dòng lưu ngôn, là sự vận động từ hỗn loạn đến trật tự, nhưng một khi trật tự đã được tạo hình thì nó lại bắt đầu trở nên hỗn loạn. Ý nghĩa này, hoặc nghĩa này luôn luôn nằm ở tận biên vô nghĩa, một nghĩa đang thành, hoặc một vô nghĩa đang thành, cho dù chúng đang nhìn về phía trước, đến hỗn loạn tiếng ồn, hoặc quay lại phía sau, đến chính loại hỗn loạn đó. Nhưng trong lý thuyết thông tin hỗn độn, chỉ có tiếng ồn, mà không có nín thinh – có lẽ ngoại trừ trường hợp đặc biệt, trong đó tình trạng ứ mứa trật tự gia nhập vào trạng thái đông cứng của điểm cân bằng tận biên, còn gọi là “điểm chết thông tin”, liệu có làm cho hệ thống thực sự chằm chằm, hệt như chiếc máy của Deleuze trong trạng thái bất cân bằng tối đa, nhìn vào khoảng nín thinh “vượt khỏi” bản thân nó?. Dường như không phải đến mức nó đã là khoảng nín thinh này; nhưng sau đó chúng có thể phải tự hỏi về trạng thái ứ mứa hỗn loạn giống hệt như trước.
Kết luận: Đặt vấn đề và Đặt thành vấn đề
Deleuze thường vòng trở lại với các tư tưởng hoặc các đề tài sớm hơn rồi mở rộng theo những hướng nhất định. Vì vậy ông đã thảo luận dưới dạng phôi thai hơn, cái khái niệm sau này của ông về “phi phong cách” trong các cuộc chuyện trò với Claire Parnet trong Đối khẩu II, Paris 1977: Những cái đang thành – chúng là sự vật khó thấy nhất, chúng là những hành vi chỉ có thể bao gồm trong một cuộc đời và được thể hiện bằng một phong cách. Các phong cách không phải là những cấu trúc, không là cái gì khác ngoài các lối sống. Trong phong cách không phải các từ là đáng quan tâm, cũng không phải là các câu, không phải các nhịp điệu và các hình thái. Trong cuộc đời, đó không phải là các tích truyện, không phải là các nguyên tắc, và cũng không phải là các hệ quả. Kẻ nào cũng có thể thay một từ bằng một từ khác. 30… Không có gì để hiểu, không có gì để diễn giải. Phong cách thuộc về mọi kẻ vẫn thường được nói đến “Chúng đâu có phong cách”. Đó không phải là một cấu trúc biểu nghĩa…Đó là một agencement sự sắp đặt việc phát ra âm thanh, sắp đặt énoncé nói ra. Mỗi phong cách luôn cố lắp bắp bằng một ngôn ngữ riêng. Nhưng phải có nhu cầu về chuỗi lắp bắt đó. Không phải là kẻ cà lăm trong khi nói, nhưng lại là kẻ cà lăm trong bản thân ngôn ngữ. (Deleuze, Gilles and Claire Parnet 2002, 3-4).
Ở đây thể hiện sự vận động tách khỏi nghĩa hoặc ý nghĩa , diễn giải, các “văn bản” như vẫn hiểu bằng ký hiệu học, [hậu] cấu trúc luận và phép tường giải, cũng như việc vận động hướng về phía năng lượng-sống thuần túy, hoặc sức-sống với tư cách là một thường nhật tính thông lệ, haecceity, như tính, tính này tầm thường của kẻ hiển nhiên “không phong cách”. 31 Đời sống thực, hành động, cơ thể “rộng lớn” hơn nhiều so với phong cách theo nghĩa truyền thống, không bị nó giới hạn. Và ngay trước đoạn trên trong “Một Câu chuyện: Đó là gì? Để làm gì?” toàn chúng được nhủ một cách đầy kịch tính rằng kẻ suy tư-bút giả sáng tạo, kiểu Deleuzien, sẽ không bị bất cứ khuôn thức nào hạn chế - kể cả các cuộc đối khẩu – mà sẽ hằng xuyên phá vỡ hoặc vượt bỏ, mở rộng mọi khuôn thức. Ngay ở đoạn đầu các đối khẩu của ông với Parnet, trước khi ả mở rộng khẩu đề, Deleuze đã gián tiếp biểu lộ nỗi quan ưu của mình đối với các “vấn đề” hơn là đối với các “câu hỏi”, trong đó các câu hỏi được nhìn nhận theo nghĩa các câu hỏi đối khẩu, hoặc chính xác hơn là các câu vấn khẩu, mà kẻ hỏi chỉ muốn kẻ đối khẩu để lộ thông tin: “Nếu kẻ đối khẩu không cho phép can thiệp vào câu hỏi của ả…nếu bọn đối khẩu “dựng” chúng lên trước mặt mình, mình không còn đường đối khẩu. Nghệ thuật tạo dựng một vấn đề là rất quan trọng: ả đưa ra một vấn đề, một vấn đề-lập trường, trước khi khới ra một giải pháp. Không hề có điều đó xảy ra trong một cuộc đối khẩu, một câu chuyện, một thảo luận…Mục đích không phải là trả lời các câu hỏi, nó phải qua đi, phải tống nó đi. Nhiều kẻ nghĩ rằng chỉ bằng cách quay trở lại với câu hỏi sao cho có thể tống nó đi được”. “Lập trường với triết học là gì? Liệu nó đã chết chưa? Mình sẽ vượt thoát nó?” Thực sự phải nỗ lực. Khối kẻ không thể ngừng quay về với câu hỏi để tống khứ nó đi. Nhưng tống khứ không bao giờ diễn ra theo cách đó. Vận động luôn luôn diễn ra sau lưng kẻ suy tư, hoặc trong chính vận động khi hắn nhắm mắt làm ngơ. Tống khứ đã xong hoặc sẽ chẳng bao giờ xong được.” (Deleuze, Gilles and Claire Parnet 2002, 1).
Deleuze không cho rằng có thể “tống khứ được” câu hỏi triết học, chẳng hạn, Triết học chết chưa?, hoặc cuối cùng thoát khỏi nó bằng cách trả lời nó – có lẽ vì chẳng kẻ nào có thể đưa ra được một câu trả lời cuối cùng hoặc hoàn chỉnh, những câu hỏi như vậy chắc chắn là nước đôi và kết mở. Vì vậy hắn thà vọt thoát khỏi nó ngay từ đầu, tếch lên một tuyến bay khi cơ thể vẫn đang cung quăng, rung động. Mặt khác, kẻ suy tư nặn ra các vấn đề cho chính hắn, mà không tiền giả định bất cứ câu trả lời hoặc giải pháp tối hậu nào; bản thân Deleuze dường như đã thấy nhiều vấn đề hơn là chỉ một loại tập hoặc tập hợp, một mạng thể rễ với một loạt khả năng trả lời cần được xem xét hoặc phải theo đuổi (Deleuze, Gilles 1968). 32 Trong khi “câu hỏi” xuất phát từ căn nguyên “truy tìm”, “kiếm một lời đáp”, còn vấn đề là các πρόβλημα “trở ngại” mà bọn quan ưu đối mặt và phải giải quyết hoặc vượt qua. Πρόβλημα theo nghĩa đen là “ném lên phía trước”, “vật đặt ở phía trước”: bằng cách nào đó chúng phải giải quyết, chẳng hạn phá bỏ, vượt qua, hoặc vòng tránh các trở ngại luôn luôn xuất hiện trước mặt.
Khi đạt đến được khái niệm “câu hỏi” hoặc “vấn đề”, mà ở đây “câu hỏi” lại có thể tốt hơn, cho dù Deleuze không thích các câu hỏi, từ một góc độ hơi khác, một góc độ không đặc trưng Deleuzien, thì có kẻ tự hỏi phải chăng có thể so sánh được lối cà lăm hoặc kiểu rung động của chiếc máy langue ngôn ngữ - một hình thái mà Deleuze sáng tạo ra về phương diện thi pháp, với tư cách là một bộ phận của lý thuyết ngôn ngữ “có vấn đề” của ông – với sự rung động hoặc thay thế nhanh giữa hỏi-và-đáp trong cách nói chính thường của bất cứ kẻ nào, và cả trong tư duy dựa trên cơ sở ngôn ngữ. Sau rốt, điều đó dường như cũng giống hệt một loại “cà lăm” và một thứ làm tầng nền cho tư duy và ngôn ngữ ở cấp độ cơ bản nhất: kẻ nào cũng bị sốc, bị bối rối hoặc lẫn lộn vì một thứ gì đó, tức là kẻ nào cũng gặp phải câu hỏi/vấn đề, vì kẻ nào cũng muốn biết, muốn có câu trả lời cho chúng. Cái mà ngôn ngữ cũng như tư duy của chúng, ở cả cấp độ hàng ngày, cụ thể nhất và “tư biện”, trừu tượng nhất, thì vẫn bằng cách nào đó đặt nền tảng trong sự rung động/thay thế cho câu hỏi-trả lời trở nên rõ ràng khi chúng thấy, có lẽ trong bất cứ khẩu ngữ nào, bất cứ câu-phán đoán nào có thể cũng được viết [lại] tối thiểu như một câu hỏi, và ngược lại.
Hơn nữa, sức mạnh sinh học của giọng nói quay trở lại với cuộc chơi ở đây bằng một cách thức quan trọng. Trong mọi langue ngôn ngữ thì câu nghi vấn đều được nói bằng một ngữ điệu khác, đặc biệt là ở cuối câu, so với câu tường thuật, có lẽ bằng cách quay trở lại với thời đại của các tổ tiên động vật và động thái không tư duy của quần lũ đó, bị sốc, bị choáng hoặc được sướng, bị hoảng loạn khi phản xạ ngay lập tức, khi hoàn toàn bị mất cân bằng, xa hẳn điểm cân bằng. Phản ứng này còn sượng, mới chỉ là tiền ngôn ngữ, hầu như không hẳn là âm thanh vô nghĩa của “Á?” hay “Ú?” hoặc cách biểu hiện khác nào đó của việc hiểu, kiểm soát hơi thở, một âm thanh nguyên tử, đơn âm tiết nào khác, hoặc tiếng ồn với ngữ điệu phát lộ “nhạc tính”.
Nhưng cũng có thể có một loại không gian vấn tính, một không gian ảo rộng mở vô tận mà nhiều kẻ gia nhập khi chúng tự cho phép mình bằng tư duy siêu hình sáng tạo, là cái thực sự có nghĩa bằng một loại đặt vấn đề tư biện. Chúng tạo ra các khái niệm với tư cách là một phương thức giải thích vấn đề, nhưng cũng còn với tư cách trả lời câu hỏi. Vậy thì câu hỏi sẽ trở thành: Mối quan hệ khả thể của một không gian vấn tính như vậy đối với không gian khả kiệt, và/hoặc đối với không gian của tự thân langue ngôn ngữ là gì? Liệu các không gian này có đồng dạng? Liệu cả không gian vấn tính lẫn không gian langue ngôn ngữ có khả kiệt? Không gian nào có tiềm năng mở rộng, vọt khỏi hoặc bao chứa được các không gian khác? Có nghĩa là không gian nào có thể bất khả kiệt”?
_________________________________________
ND*: Người dịch chú
ND*: Người dịch chú
Tác giả: Frank Stevenson, Tiến sĩ Triết học,
Giảng viên Văn học và Lý thuyết Văn học tại Khoa Anh văn, Đại học Quốc gia Đài
Loan.
Nguồn: Stretching Language to Its Limit: Deleuze and the Problem of Poiesis. Published in Concentric: Literary and Cultural Studies 35.1 March 2009: 77-108.
Gilles
Deleuze (1925 –1995) là
một triết gia Pháp đã viết nhiều tác phẩm có ảnh hưởng lớn đến triết học, văn
hoá, điện ảnh, và nghệ thuật đương đại. Các công trình nổi tiếng nhất của
ông gồm có hai tập L'Anti-Œdipe (1972) và Mille Plateaux (1980),
cả hai đều viết chung với Félix Guattari. Chuyên luận siêu hình học Différence
et Répétition (1968) của ông được một số học giả coi là kiệt tác.
Chú thích:
1. “Điều nghịch lý được lặp lại trong tiểu luận của Deleuze, Kẻ Kiệt lả. Văn bản tự nhiên liên quan đến sự vét kiệt ngôn ngữ trong các kịch truyền hình của Beckett…tức là quan điểm ngôn ngữ ngứn tới tận biên, biến mất…Nhưng trong tiểu luận này, Deleuze đã gặp phải một loại văn bản chỉ có dạng ngôn ngữ tàn dư còn lại bởi việc cấu trúc một lý thuyết ngôn ngữ của nó, có lẽ vắng mặt.
2. Deleuze chết năm 1995; bản dịch tiếng Anh năm 1993 của Editions de Minuit Essays xuất hiện năm 1997.
3. Ngữ đoạn ngây thơ “mô hình cà lăm” thể hiện một sự lưỡng nghĩa chủ chốt Deleuzien vì nó vừa có nghĩa một “mô hình về động thái cà lăm” vừa có nghĩa một mô hình “tự thân cà lăm”.
4. Olkowski ghi chú rằng mots-d’ordre có thể vừa “đem lại trật tự” lại vừa “đưa sự vật vào trật tự” (Olkowski, Dorothea 1999, 229-230).
5. “Hai kiểu vận hành” này có thể chính xác hơn là các vận hành ngôn ngữ học tách rời và vận hành khớp nối; xem thảo luận tiếp theo về mô hình trục đúp này. Nhưng ở đây dường như Deleuze đưa, cả về phương diện ẩn dụ lẫn hoán dụ, sự “rung động”, tự thân là một chuyển động nhanh trở đi trở về theo hai hướng đối diện, cùng với hai trục của chiếc máy langue ngôn ngữ rộng lớn này vào thế lưỡng hoặc rung động nghĩa, langue ngôn ngữ, cách nói duy thi tính, và khoảng nín thinh.
6. Trong “Một Tiền bối Không được Heidegger Thừa nhận: Alfred Jarry” của Deleuze thì quá khứ xa xôi của một ngôn ngữ xuất hiện trong trò chơi thông qua từ nguyên học của nó, giờ đây đang vận hành như một ngôn ngữ kẻ ngoại trong chính nó. “Dưới xung lực của sự tác động, ngôn ngữ của chúng họ đã bắt đầu xuay tít, và trong khi xuay tít, nó tạo ra một ngôn ngữ của tương lai…” (Deleuze, Gilles, 1997, 98).
7. Vấn đề này thể hiện rõ ràng hơn trong “mô hình thử nghiệm” sớm cho lý thuyết đó, như có thể thấy trong Chương 5 của Mille Plateaux,1980; xem thảo luận ở phần sau.
8. Một kẻ nghĩ về Heidegger, phụ bản cho nhận xét của Lecercle cho rằng “Cà lăm…là …một lưỡng nghĩa của ngôn ngữ thi ca. Vấn đề là ở chỗ đó là một câu trả lời siêu hình cho một câu hỏi siêu hình, tại sao lại có ngôn ngữ thay vì không có gì?” (Lecercle, Jean-Jacques 2002, 234). Heidegger để mở hoàn toàn trong Nhập môn Siêu hình học bằng cách nói rằng: “Câu hỏi cơ bản của siêu hình học là “Tại sao lại có các hiện hữu, mà không phải là Hư vô?”
9. Lecercle cũng giành toàn bộ một phần cuốn sách để chỉ ra rằng có nhiền cách thức “phi thi ca” đơn giản hơn nhiều trong việc hiểu cùng những hiệu quả “sự rung động” hoặc “làm-méo-mó-ngôn-ngữ” mà Deleuze quy vào một thi pháp phi cú pháp hoặc “ngôn ngữ thi ca”: đó là những câu “chính xác” về phương diện cú pháp, mà vì việc bất cẩn trong duy trì thời hạn ngữ nghĩa hoặc vì sự cố mà bằng nhiều cách khác nhau đã trở thành nghịch lý, hoặc vô nghĩa, điều đó khới lên rằng ở vị trí hàng đầu langue ngôn ngữ làm “chúng cà lăm”, mà không phải là chúng “làm cà lăm một thi bút” (Lecercle, Jean-Jacques 2002, 235-239).
10. Có lẽ ngoại trừ trường hợp đặc biệt về cân bằng tận biên, mà trạng thái entropy, đông cứng của nó có thể được xem là “nín thinh”; sau đó câu hỏi nổi lên là liệu chúng có thể so sánh điều đó với trạng thái rung tối đa của langue ngôn ngữ. Xem thảo luận ở dưới.
11. Xem thảo luận sau đây về một cuộc đối khẩu với Deleuze, trong Negotiations, sau khi Mille Plateaux được xuất bản năm 1982.
12. Deleuze giới thiệu điều này bằng hình thái tự sự học cà lăm, không có các nhân vật tiểu thuyết, nhưng lại có bản thân các tiểu thuyết gia: “Tên văn bút trở thành kẻ cà lăm về ngôn ngữ. Hắn làm cho ngôn ngữ cũng cà lăm như thường: một ngôn ngữ tăng cường và đầy tác động, mà không còn sự tác động của kẻ nói” (Lecercle, Jean-Jacques 2002, 107, 109).
13. Chẳng hạn: “Deleuze cũng chia sẻ một niềm tin cùng Chomsky – mặc dù với một ý nghĩa hơi khác: ông tin vào tính tập trung của cú pháp” (Lecercle, Jean-Jacques 2002, 223); “Kiểu cà lăm của Deleuze tiền giả định, để lật nhào, phương thức cấu trúc chính của ngôn ngữ hệ thống, sự đối lập giữa hệ mẫu dọc và các ngữ đoạn ngang…Deleuze quy giá trị đáng kể … vào phương thức phân tích cú pháp bị xem thường này” (Lecercle, Jean-Jacques 2002, 232).
14. Dường như có lẽ Deleuze đang nói về một viễn tượng rất lạ đối với langue ngôn ngữ ở đây, khi nhìn nó như một bloc khối liên tục trong đó cá nhân các từ cũng giống như các sự vật và các nguyên tử, một bloc khối có thể đập vỡ thành các bộ phận nguyên tử như là có thể làm với các đối tượng vật chất vậy. Chúng có ý định coi các sự vật có kích cỡ trung bình như những ngôi nhà, ô tô, cơ thể như là các toàn thể hoàn thiện, hơn là coi toàn bộ thế giới, hoặc thậm chí một thành phố, mà tất cả những vật trên là các bộ phận; và tất nhiên chúng không thể coi các phân tử và nguyên tử là cái mà chúng được cấu thành. Deleuze có lẽ cũng khới lên rằng chúng có ý định coi ngôn ngữ là một vật chính thường, có kích cỡ trung bình theo nghĩa này, nhưng ông lại buộc nó coi nó như một tổng thể rộng lớn, mà ở cực khác hoặc cung giao động khác, có thể đập vỡ thành các phần tử nhỏ nhất. Nhưng đó là mô hình/chiếc máy lèo lái sự “cạn kiệt của langue ngôn ngữ” trong Kẻ Kiệt lả, vì vậy cần quay trở lại với nó trong phần tới.
15. Hoặc Deleuze: “Mỗi trạng thái khả biến…có khuynh hướng hướng đến một tận biên là thứ không còn… mang tính ngữ pháp…: vì vậy công thức của Luca, ‘je t’aime passionnément,’…bùng nổ giống như một tiếng gào thét ở tận biên của hàng loạt tiếng cà lăm dài” (Lecercle, Jean-Jacques 2002, 112).
16. Có lẽ phi phong cách cũng có thể có nghĩa là phi thi tính theo nghĩa thi tính sự cố khi chứng điên loạn có thể cũng mang tính thi ca về phương diện sự cố. Lecercle trích dẫn đoạn này từ Mille Plateaux: “Đó chính là những gì mà phong cách là, hoặc đúng hơn, sự vắng mặt của phong cách – phi cú pháp, phi ngữ pháp: vận động khi ngôn ngữ không còn bị giới hạn bởi cái mà nó nói, thậm chí bởi cái đã làm cho nó trở thành một vật biểu nghĩa, chỉ là cách làm cho nó vận động, trôi chảy và bùng nổ - khát vọng. Vì văn học giống như chứng tâm thần phân liệt: một quá trình, không mục đích, một sản phẩm không thể hiện” (Lecercle, Jean-Jacques 2002, 222).
17. Trong các ghi chú Phần I ở cuối công trình Disjecta, một chữ được dịch từ tiếng Đức, Beckett nói: “Vì không thể thanh toán được toàn bộ ngôn ngữ ngay lập tức, nên chí ít cũng cần không để lại bất cứ cái gì chưa được làm, khiến có thể góp phần làm cho nó rơi vào tình trạng mang tiếng xấu. Để khoan một cái lỗ tiếp theo một cái lỗ khác, đến khi cái ẩn sau nó – là một cái gì đó hoặc không là gì cả - bắt đầu ngấm qua; thật không thể tưởng tượng được một mục đích cao hơn đối với một văn bút ngày nay” (Beckett, Samuel 1984, 172).
18. Deleuze nói trong Hắn Cà lăm: “Và hệt như loại ngôn ngữ mới không phải là kẻ ngoại đối với ngôn ngữ nguyên khởi, tận biên phi cú pháp cũng không phải là kẻ ngoại đối với ngôn ngữ với tư cách là một tổng thể: nó là cái bên ngoài ngôn ngữ, nhưng không ở bên ngoài nó” (Deleuze, Gilles 1997, 112). Cho dù coi vấn đề này là cái bên ngoài hoặc bề mặt bên trong, đường biên, của ranh giới bên ngoài của ngôn ngữ, thì ngôn ngữ mới giờ đây, giống như một kẻ ngoại, đang tạo thành bên trong ngôn ngữ cũ với tư cách là những quá trình tự chuyển hóa hoặc những cuộc “thay lông” của ngôn ngữ cũ, và còn, vật tương tự?, “tận biên phi cú pháp”, giờ đây trở thành ranh giới bên ngoài này.
19. Bình luận của Deleuze cho rằng Discours, Figure của Lyotard “đàn áp mối quan hệ giữa cái biểu nghĩa và cái được biểu nghĩa hướng đến cái bên ngoài và cái bên trong của diễn ngôn” bằng cách làm cho “từ trở thành một vật hữu hình” (Deleuze, Gilles 2004, 114), cùng khới lên một viễn cảnh ẩn dụ, một viễn cảnh giống như việc nghe/nhìn thấy “khoảng lặng thinh” ở “phía khác”, thậm chí dường như hư ảo.
20. “Cách tiến đi của Watt về đúng phía đông …là quay ngực xa hết cỡ về phía bắc, và đồng thời tung chân phải xa hết cỡ về hướng nam, sau đó quay ngực xa hết cỡ về phía nam, đồng thời tung chân xa hết cỡ về hướng bắc, rồi lại như vậy…rồi lại như vậy…và rồi lại thế, cứ thế…cho đến khi hắn chạm tới điểm cuối cùng…Cặp đầu gối, vì vậy, không thể gập lại được. Chúng có thể gập lại, nhưng chúng không gập” (Beckett, Watt (London: Picador, 1988, 30-31). Câu cuối cùng đưa ta đến tận biên rộng lớn nhất của toàn bộ diễn ngôn tự sự này, cái diễn ngôn của các khả tính thuần túy logic, diễn ngôn của cái có thể hoặc không thể xảy ra, hệt như mô tả cách bước đi của Watt quy giản nó vào “hình thức” logic thiết yếu nhất của nó. Dễ thấy sự kết hợp các khả tính logic-tự sự và không gian thiết yếu nhất trong mô tả nan đề của ông Hackett: “Ông Heckett không biết liệu ông nên tiếp tục đi hoặc ông nên quay trở lại. Không gian mở ở phía tay phải ông, và mở ở phía tay trái ông…Ông cũng biết ông sẽ không còn bất động …Vì vậy nan đề là tính cực kỳ đơn giản: đi tiếp hoặc quay qua, và trở lại…con đường ông đã bắt đầu” (Beckett, Watt (London: Picador, 1988, 7-8). Việc “đi tiếp” báo trước tuyến đường nổi tiếng từ tam đoạn luận vừa rồi: “Tôi không thể đi tiếp…Tôi không thể đi tiếp… Tôi không thể đi tiếp… Tôi không thể đi tiếp… Tôi không thể đi tiếp… Tôi đi tiếp…” – hình thức thuần túy nhất của nỗi tuyệt vọng siêu hình.
21. Chẳng hạn suy tư của Watt về “những sắp xếp giờ ăn của ông Knott”: “Mười hai khả năng xảy ra với Watt trong sự tiếp nối này: 1. Ông Knott chịu trách nhiệm về việc sắp xếp, và biết rằng ông chịu trách nhiệm về việc sắp xếp, và biết rằng sự sắp xếp như vậy là có và là nội dung. 2. Ông Knott không chịu trách nhiệm về việc sắp xếp, nhưng lại biết rõ kẻ chịu trách nhiệm về việc sắp xếp, và biết rằng sự sắp xếp như vậy là có và là nội dung…” (Beckett, Watt (London: Picador, 1988, 99). Beckett vận động xuyên qua mười hai phép hoán vị, bằng cách duy trì thuật ngữ thứ tư “và là nội dung” một cách hằng xuyên. Ở đây ta gặp một sự diễu nhại không chỉ về logic hình thức, mà, như với trường hợp nan đề Hackett, về các ẩn ý siêu hình của nó: Ông Knott, Not – Không, có thể là Chúa, kẻ là “nội dung” khi ông nhìn vào các “công trình” của mình ở điểm khởi đầu của Sáng thế, hoặc có lẽ cái “nguyên lý về lý do đầy đủ” kiểu Leibnizien; “sự sắp xếp này” có thể là cái thuộc về vũ trụ. Trong đoạn diễu nhại này, thông qua việc quy giản vào cõi trần tục ngớ ngẩn, của diễn ngôn siêu hình-logic, logic của tự thân các hoán vị vét kiệt đã trở thành “chủ đề” tự sự.
22. Xem các ghi chú 17, 18, 19. Vì việc thảo luận về phi phong cách của Beckett như là một việc làm-hết hoặc “vét kiệt” các khả tính logic trong Watt, kẻ sử dụng hình tượng một “ma trận số vô tỷ”, các con số vô lý, từ tiểu thuyết ban đầu Murphy, xem Stevenson, “Sự vét kiệt Phong cách trong Tiểu thuyết sớm của Beckett”.
23. Thông thường những tách rời duy nhất – cần phải chọn cả A hoặc B, hoặc C, nhưng không chọn chỉ một trong số chúng, bằng cách vét kiệt toàn bộ các khả tính – trở thành bao gồm khi cách xa hẳn điểm cân bằng trong mô hình Hắn Cà lăm, mặc dù ở đó nó được giải thích là sự “tự phân chia” của các từ, hoặc có lẽ của khối-ngôn ngữ như một từ bao quát. Deleuze nói rằng “Toàn bộ cái oeuvre công trình của Beckett bị xâm chiếm bởi hàng loạt vét kiệt, có nghĩa là loạt vét kiệt – đặc biệt nhất là Watt, với hàng loạt chiếc tất chân, tất dài-tất ngắn; ủng-dày-dép lê, hoặc đồ gỗ, tủ ngăn kéo cao, bàn trang điểm, bô tiểu đêm, giá rửa mặt; trên chân của nó, trên đầu của nó, trên mặt của nó, trên lưng của nó, trên sườn của nó; giường-cửa ra vào – cửa sổ-bếp: mười lăm nghìn loại sắp xếp (154). Ghi chú của Deleuze ở đây là: “Beckett, Watt (London: Picador, 1988), trang 200-1, 204-6. François Martel đã thực hiện một nghiên cứu rất nghiêm túc về khoa học tổ hợp, về cấp số và những tách rời trong Watt: “Các trò chơi hình thức trong Watt”, Poétique 10 (1972). Xem Samuel Beckett, Malone Dies (New York: Grove, 1956) 4: “Mọi vật đều chia thành tự thân chúng”. (Note 11, Deleuze, Gilles 1997, 202).
24. Ghi chú riêng của Deleuze: “Beckett, Ill Seen, Ill Said, in Nohow On, p. 93.” (Deleuze, Gilles 1997, 203).
25. Lý thuyết những thế giới khả thể được phát triển từ ký hiệu học ngôn ngữ-logic của các kẻ tư duy như Meinong và Hintikka, đều cho rằng cái thực sự có thể được thể hiện bằng một ngôn ngữ, ngôn ngữ học, hoặc logic, thì thực sự có thể khả thể trong một thế giới nào đó. Tuy nhiên, giờ đây, chẳng hạn như các nhà ký hiệu học Saussure hoặc Chomsky, không coi ngôn ngữ là một “trung gian phổ quát” mà đúng ra là một “phép tính”, vì việc đập vỡ sự tách biệt logic-ngôn ngữ học. Như Thomas Martin đã chỉ ra trong Thi pháp và các Thế giới Khả thể, “bọn lý thuyết gia các thế giới khả thể xác quyết rằng thay vì một trung gian bất khả xâm phạm, thì ngôn ngữ là một phép tính có thể tái diễn giải vận hành tự nhiên như một siêu ngôn ngữ” (76); Martin cũng nhấn mạnh tầm quan trọng tiềm tàng của các lý thuyết về các thế giới khả thể đối với thi ca và các lý thuyết văn học coi phép ẩn dụ như một sức mạnh “vượt qua được”, hoặc sự “mở rộng” có thể đóng một vai trò hữu thể luận (133ff.) Những kết nối khả thể với mô hình thi pháp muộn của Deleuze có thể được tìm thấy ở đây.
26. Trong trường hợp này không có ghi chú trích nguồn của người biên tập.
27. Xem ghi chú 24.
28. Mặc dù có thể là một phép lặp thừa logic khi nói rằng “Việc vét kiệt toàn bộ nghĩa sẽ không có ý nghĩa” vì một khi nó bị vét kiệt thì không còn nghĩa để mà tạo ra nữa. Đây có lẽ cũng là quan điểm của Beckett và Deleuze.
29. Đối với Deleuze và Guattari trong Mille Plateaux thì âm nhạc là quá trình giải lãnh thổ hóa của các “thanh âm động vật” hoặc “cách nói động vật”, ngôn ngữ dụng pháp để giao tiếp của tất cả động vật bao gồm cả con người. Nhưng điều này có thể có nghĩa nhiều về giải thân thuộc hóa, như trong lý thuyết hình thức “nghệ thuật” của người Nga, hơn là “tinh lọc” hoặc “hài hòa hóa” trong một dãy hẹp hơn, hoặc “tinh lọc” với tư cách là “nghệ thuật đang thành”.
30. Quá nhiều đối với phong cách như mot juste từ đúng của Flaubert.
31. Tính này đặc biệt, duy nhất của một sự vật hoặc con người, theo nghĩa trung cổ của từ haecceity được Daniel Smith gắn chặt với “đời sống” của một người trong phần Giới thiệu các Tiểu luận muộn của Deleuze: “Những đối tượng tri giác này là cái mà Woolf gọi là “các thời khắc của thế giới”, và cái mà Deleuze gọi là haecceity tính này, tính cái gì, trong đó phương thức cá nhân hóa của một cuộc đời không khác về thực chất với phương thức của một loại “khí hậu”, một “ngọn gió”, một “đám sương mù”, hoặc “một giờ trong ngày” (xxxiv).
32. Một cách đọc “lý thuyết đặt vấn đề” mới phôi thai hoặc chưa được phát triển của Deleuze trong Différence et Répétition lại một lần nữa thuộc về khuôn viên của một mô hình hoặc biểu đồ có hai trục: đó là trục dọc-thời gian và trục ngang-thời gian. Mỗi câu hỏi có sự xuất hiện theo trục dọc, tiềm năng, tới tương lai có một câu trả lời thực sự, dễ thấy nhất khi nghĩ về một câu hỏi dự báo như trong các giả thuyết khoa học. Mặt khác, ở mỗi điểm theo trục dọc thời gian cần phải dừng lại để xem xét mạng khả thể tính, có lẽ là hình bộ rễ, giờ đây được thể hiện trên một bề mặt bình diện rộng. Trong Différence et Répétition một mô hình như vậy rõ ràng gắn liền với diễn giải của Deleuze về sự trở lại vĩnh viễn của Nietzsche với tư cách là sự trở lại khác biệt: sự tái diễn theo thời gian trục dọc của trò ném đĩa, trong đó mỗi cú ném là một cuộc bùng nổ, trên bề mặt của các khả tính. Rõ ràng nó cũng liên hệ chặt chẽ với mô hình sau này trong Logic of Sense (1969) về Αιων quãng đời, bề mặt phẳng thời gian, động từ, các sự kiện ảo, và Χρόνος kẻ huyên náo, tuyến tính, hoặc thời gian theo trục dọc, cũng có các “chiều sâu”.
Tài liệu Tham khảo
Beckett, Samuel 1984. Disjecta: Miscellaneous Writings and a Dramatic Fragment. Ed. Ruby Cohn. New York: Grove.
Deleuze, Gilles 1968. Différence et Répétition, Paris: Presses Universitaires de France.
Deleuze, Gilles 1990. The Logic of Sense. Ed. C. V. Boundas. Trans. Mark Lester. New York: Columbia UP, 1990.
Deleuze, Gilles 1993. Critique et clinique. Editions de Minuit, Paris.
Deleuze, Gilles 1995. Negotiations: 1972-1990. Trans. Martin Joughin. New York: Columbia UP.
Deleuze, Gilles 1997. Essays Critical and Clinical. Trans. D.W. Smith and M. A. Greco. Minneapolis: University of Minnesota P.
Deleuze, Gilles 2004. Desert Islands and Other Texts: 1953-1974. Ed. D. Lapoujade. Trans. M. Taormina. New York: Semiotext(e), 2004.
Deleuze,
Gilles and Claire Parnet 2002. Dialogues II. New York: Columbia UP, 2002.
Deleuze, Gilles and Félix Guattari 1987. A Thousand Plateaus. Trans. Brian Massumi. Minneapolis: University of Minnesota P, 1987.
Jakobson, Roman 1987. Language in Literature. Cambridge: Harvard UP.
Lecercle, Jean-Jacques 2002. Deleuze and Language. New York: Palgrave Macmillan.
Martin, Thomas L. 2004. Poiesis and Possible Worlds. Toronto: U of Toronto P.
Olkowski, Dorothea 1999. Gilles Deleuze and the Ruin of Representation. Berkeley: University of California P.
Saussure, Ferdinand de 1966. Course in General Linguistics. New York: McGraw Hill.
Serres, Michel 1995. Genesis. Trans. G. James and J. Nielsen. Ann Arbor: University of Michigan P.
Stevenson, Frank 1997. “Exhaustion of Style in Beckett’s Early Fiction.” Studies in English Literature and Linguistics: 39-65.