Powered By Blogger

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2023

Tồn tại và Bản chất trong Diễn giải Đương đại về Aristotle* (I)

Enrico Berti

Người dịch: Hà Hữu Nga

1. Tồn tại và Bản chất trong “Bản thể luận Phân tích” Đương đại

[Tr.79] Trong kỷ yếu của Hội nghị về Bản thể luận Phân tích, được tổ chức tại Đại học Innsbruck vào tháng 9 năm 1997, Peter van Inwagen1 đã công bố một bài viết thú vị, trong đó, từ quan điểm mà ông định nghĩa “Đại để là Quinean”, ông đã lập luận ủng hộ bốn luận điểm sau: (1) Tồn tại [being] không phải là một hoạt động; (2) Tồn tại cũng giống như hiện hữu [existence]; (3) Tồn tại là đơn nghĩa; (4) Ý nghĩa duy nhất của tồn tại hoặc hiện hữu được nắm bắt đầy đủ bởi lượng từ [quantifier] hiện sinh của logic hình thức. Luận điểm thứ nhất rõ ràng là dự đoán của luận điểm thứ ba. Nó được hỗ trợ bằng cách khẳng định rằng sự khác biệt của tồn tại, được cho là bởi các triết gia quan niệm nó như một hoạt động (ví dụ: Sartre và truyền thống hiện tượng luận hiện sinh), chỉ là sự khác biệt về bản chất, không liên quan đến tồn tại, một khi đã thừa nhận sự khác biệt giữa tồn tại của một sự vật và bản chất của nó. Luận điểm thứ hai được bảo vệ bằng cách đề quy về Quine, và tuyên bố rằng không có sự khác biệt giữa cái được thể hiện bởi ‘có đó’ [there is] và ‘hiện hữu’ [exists]. Luận điểm thứ ba được bảo vệ bằng cách nhận thấy rằng [sự] hiện hữu [existence] gắn liền với con số, bởi vì “nói rằng các con kỳ lân không hiện hữu là nói một điều gì đó rất giống như nói rằng số lượng kỳ lân là 0”, trong khi “nói rằng các ngựa hiện hữu là nói rằng số lượng ngựa là 1 hoặc nhiều hơn”. Trên cơ sở quan sát này, van Inwagen [1998] có thể kết luận rằng “tính đơn nghĩa của con số và mối liên hệ mật thiết [tr.80] giữa con số và sự hiện hữu sẽ thuyết phục chúng ta rằng ít nhất có lý do chính đáng để nghĩ rằng hiện hữu là đơn nghĩa”.

Luận điểm thứ tư được phát triển nhiều nhất, bằng các lập luận rút ra từ logic hình thức, mà tôi không thể đánh giá được. Nhưng họ - ít nhất đây là ấn tượng của tôi - chỉ giải thích và biện minh một cách phức tạp hơn cho lập luận chính được đưa ra để bảo vệ luận điểm thứ ba. Điều gây ấn tượng với tôi khi đọc bài viết này, với tư cách là một cố nhân thân thuộc với triết học của Aristotle, chính là luận điểm thứ ba, mà van Inwagen tác thành để đối lập với một triết gia hiện đại, vốn không bao giờ che giấu nguồn cảm hứng từ Aristotle của mình, cụ thể là Gilbert Ryle. Triết gia này, trong một trang nổi tiếng của cuốn Khái niệm Tâm trí, đã khẳng định: Hoàn toàn đúng đắn khi nói, bằng một giọng điệu logic, rằng có tồn tại tâm trí và nói, bằng một giọng điệu logic khác, rằng có tồn tại các cơ thể. Nhưng những cách diễn đạt này không chỉ ra hai loài của [sự] hiện hữu khác nhau [...] Chúng chỉ ra hai nghĩa khác nhau của từ ‘hiện hữu’, phần nào như ‘dâng lên’ có các nghĩa khác nhau trong ‘thủy triều đang lên’, ‘hy vọng đang tăng lên’ và ‘tuổi chết trung bình đang tăng lên’. Có thể cho rằng một kẻ nói đùa hơi vô duyên là có ba thứ đang tăng lên, đó là thủy triều, hy vọng và tuổi chết trung bình. Sẽ là một trò đùa hữu duyên hay vô duyên nếu nói rằng có các số nguyên tố và các ngày thứ Tư, cũng như công luận và lực lượng hải quân; hoặc nói rằng có cả tâm trí và cơ thể. (Ryle [1949], p.23) Theo van Inwagen, “Ryle không đưa ra trường hợp nào về luận điểm cho rằng [sự] tồn tại là không rõ ràng”. Và ông thêm - nhưng không rõ là đề cập đến Ryle hay nói chung - “Tôi không thấy lý lẽ nào cho luận điểm này thậm chí tính hữu lý khá mờ nhạt”. Điều này cho phép ông nói: “Vì vậy, chúng ta phải kết luận rằng tồn tại là đơn nghĩa”.

Trên thực tế, Ryle không phải là triết gia duy nhất thừa nhận các nghĩa khác nhau của tồn tại [being]. Trước ông, John L. Austin, người đầu tiên giới thiệu Aristotle trong triết học Triết học Phân tích Oxford, trong bài viết nổi tiếng của ông có tựa đề Ý nghĩa một Từ (1940) đã tuyên bố rằng “‘hiện hữu’ [exist] được sử dụng theo cách liên hợp”, tức là với “ý nghĩa hạt nhân chính” và các ý nghĩa khác phụ thuộc vào nó, giống như từ “khỏe mạnh” trong Aristotle (Austin [1970], trang 71). Trong Sense and Sensibilia Nghĩa và Sự vật có Nghĩa, ông đã viết: ‘hiện thực’ [real] (bản dịch từ tiếng Hy Lạp, ὤν, tức là ‘tồn tại’ [being]) hoàn toàn không phải là một từ bình thường, mà rất đặc biệt; đặc biệt ở chỗ, không giống như [tr.81] ‘màu vàng’, ‘ngựa’ hay ‘đi bộ’, nó không có một nghĩa duy nhất có thể xác định được, luôn-chỉ-nghĩa-đó. (Ngay cả Aristotle cũng nhìn thấu ý tưởng này). Nó cũng không có nhiều ý nghĩa khác nhau - nó không mơ hồ, thậm chí là ‘có hệ thống’. (Austin [1962], tr.64)

Như mọi người đều biết, học thuyết cho rằng tồn tại, và có lẽ cả [sự] hiện hữu, ít nhất là không đơn nghĩa, nếu không muốn nói là mập mờ, là đặc biệt của Aristotle. Ông đề cập đến nó mấy lần.2 Phải thừa nhận rằng Aristotle không bao giờ đưa ra bất kỳ lý lẽ nào để bảo vệ học thuyết này. Bằng cách làm như vậy, ông tạo ấn tượng coi học thuyết này là hoàn toàn hiển nhiên, mặc dù rõ ràng ông hoàn toàn tin rằng mình là triết gia đầu tiên khám phá ra chân lý này. Trên thực tế, ông đổ lỗi không chỉ cho Parmenides, Zeno và Melissus, tức là Eleatics, vì đã quan niệm hữu thể là đơn nghĩa, mà còn cả Democritus, và thậm chí cả Plato.3 Trong toàn bộ Corpus Aristotelicum Kho ngữ liệu Aristotle - theo như tôi biết - chỉ có một đoạn mà Aristotle cố gắng chứng minh rằng tồn tại [being] không đơn nghĩa, ở Μετὰ τὰ Φυσικά Metaphysics B 3, 998b22-27. Đây là một tình huống đáng kinh ngạc, nhưng chính vì lý do này mà đoạn văn đáng được chú ý, nhiều hơn mức mà ngay cả những người diễn giải Aristotle vẫn thường dành cho nó.

Ngay cả nhà bình luận Gary Rosenkrantz của van Inwagen cũng không thấy đề cập đến đoạn văn này. Một mặt, ông thừa nhận rằng, vì mối liên hệ mật thiết giữa cái ‘là’ [the ‘is’] của [sự] hiện hữu và cái ‘là’ của vị từ, hoặc cái ‘là’ của [sự] hiện hữu và cái ‘là’ của tính đồng nhất, “cho đến khi van Inwagen đưa ra một lý do nào đó để nghĩ rằng vị ngữ và tính đồng nhất là đơn nghĩa, thì lập luận của ông chống lại sự mập mờ của từ ‘hiện hữu’ rõ ràng là không có giá trị” (Rosenkrantz [1998]). Mặt khác, lần này ông lập luận chống lại Ryle khi cho rằng có các loài (không phải các loại hoặc các phương thức khác nhau) của [sự] hiện hữu, bởi vì hệ thống các phạm trù bản thể luận “có thực thể (hoặc tính thực thể) là giống tối thượng của nó”. Nhưng đây lại chính là điều mà Aristotle phủ nhận trong đoạn văn được trích dẫn. Tuy nhiên, trước khi phân tích đoạn văn này, chúng ta hãy nói đôi điều về mối quan hệ giữa tồn tại [being] và [sự] hiện hữu ở Aristotle.

2. Tồn tại và Hiện hữu ở Aristotle

Trong bài “Luận về Quan niệm Tồn tại của Aristotle”, Jaakko Hintikka tuyên bố không chỉ ở chỗ Aristotle không thừa nhận “luận điểm Frege-Russell [tr.82] về sự mơ hồ của các động từ giống như είναι einai [là, tồn tại] tiếng Hy Lạp”, theo đó các động từ này thể hiện tính đồng nhất, vị ngữ, [sự] hiện hữu, hay cuối cùng là giả định, mà còn ở chỗ Aristotle đã cân nhắc một cách có ý thức luận điểm này và bác bỏ nó (Hintikka [1999], tr. 782). Điều này được ghi lại trong Μετὰ τὰ Φυσικά Metaph.Γ2, 1003b22-30, trong đó Aristotle nói rằng “tồn tại và là một là giống hệt [...] vì ‘một kẻ’ và ‘kẻ’ cũng như ‘kẻ sờ sờ’ ra kia và ‘kẻ’ cùng là một sự vật, trong đó sự lặp lại trong tuyên bố ‘hắn là một kẻ và kẻ sờ sờ ra kia’ không mang lại nghĩa mới”. Hintikka nói, Aristotle đang thao tác với một khái niệm nhất thể về tồn tại bởi vì “theo nghĩa đầy đủ nhất, είναι einai phải bao gồm tất cả ba nghĩa đầu tiên của Frege-Russell về tồn tại, đó là vị ngữ, [sự] hiện hữu và tính đồng nhất”. Hintikka lập luận, điều này không có nghĩa là Aristotle không đưa ra sự phân biệt giữa các cách sử dụng khác nhau, và thậm chí các nghĩa khác nhau, khác với các cách sử dụng của Frege-Russell. “Nổi bật nhất trong số đó là sự khác biệt giữa tồn tại trong các phạm trù khác nhau cũng như sự tương phản giữa tồn tại tiềm năng và tồn tại thực tế”. Bằng cách này, Hintikka cho thấy rằng theo Aristotle, không thể tách biệt cái hiện sinh [sờ sờ ra kia] khỏi nghĩa vị từ của tồn tại, và vì nghĩa đó là đa nghĩa, vì có nhiều loại vị từ, tức là các “phạm trù”, nên nghĩa hiện hữu sờ sờ ra kia cũng là đa nghĩa.

Năm năm trước Lesley Brown cũng đạt đến kết quả tương tự. Bằng cách tập trung vào việc sử dụng động từ είναι einai [to be] trong triết học Hy Lạp, cô đã kết luận rằng, trong khi phân biệt ‘là một cái gì đó’, tức là cách sử dụng vị ngữ của tồn tại [being], với ‘είναι ἁπλῶς [to be haplos], tức là cách sử dụng tính ‘sờ sờ ra kia’ của nó, Aristotle cho rằng chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, khi ông tuyên bố rằng ‘là’ được nói theo nhiều cách, thì không thể quả quyết liệu ông đang phân tích cách sử dụng tính hiện hữu [‘sờ sờ ra kia’] hay vị ngữ. Lesley Brown nói rằng Aristotle nhấn mạnh vào mối quan hệ qua lại của câu hỏi ‘ X’? và ‘X gì’?. [...] Những khác biệt mà ông coi là quan trọng về mặt triết học - chủ yếu là sự khác biệt giữa tồn tại bản chất và tồn tại ngẫu nhiên, và như ông diễn đạt, những cách khác nhau, trong đó ‘tồn tại được nói đến’ tương ứng với các phạm trù khác nhau - cắt qua sự phân biệt cú pháp giữa hoàn thành - không hoàn thành, và không tương ứng với sự phân biệt ngữ nghĩa giữa [nó] ‘hiện hữu’ và hệ từ [copula – là, ví dụ: You smell nice thì smell là hệ từ [là]: Cô [là] thơm thế]. (Brown [1994], tr.233-236).

[Tr.83] Mối liên hệ giữa nghĩa hiện sinh và nghĩa vị ngữ của tồn tại [being], vốn không phải là một sự nhầm lẫn, cũng chính là cơ sở của một bài viết nổi tiếng của G.E.L. Owen, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1965. Theo Owen, khi Aristotle nói rằng: τὸ ἓν καὶ τὸ ὂν πολλαχῶς λέγεται một và tồn tại [being] có nhiều nghĩa, [Aristotle,  Μετὰ τὰ Φυσικά Metaphysics, Book 5, 1018a35 - HHN] thì đối với ‘tồn tại’ ông muốn nói là ‘hiện hữu’ hoặc, để đánh dấu vai trò của ὂν on như một vị ngữ ngữ pháp, ‘sờ sờ ra đó’ (Owen [1965]). “Ở nhiều chỗ - Owen nhận xét - Aristotle nói những điều cho thấy động từ είναι einai [to be] trong vai trò hoặc các vai trò hiện hữu [‘sờ sờ ra đó’] của nó có thể có nhiều nghĩa như thế nào”. Ông viết trong Περὶ Ψυχῆς, Peri Psychēs De anima II Luận về Linh hồn, 415b13, rằng “đối với các vật thể sống, tồn tại là tồn tại sống”, vì vậy, khi nói rằng một người [đang] ‘là’, nghĩa là ta muốn nói gã ‘đang sống’, bởi vì, nếu gã đã chết, chúng ta không thể nói rằng gã [đang] ‘là’. Aristotle khái quát hóa điểm đó khi ông ấy nói về ‘tồn tại’ của một sự vật (οὐσία ousia chất, bản chất hay είναι einai tồn tại của nó) như là cái được giải thích bằng định nghĩa của nó, nghĩa là, bằng cách giải thích về loại sự vật đó. Điều này có nghĩa là từ ‘là’ [is] được sử dụng theo nhiều cách khác nhau tương ứng với các điều kiện tồn tại của một sự vật, như chất liệu, vị trí, thời gian của nó, v.v.:

Ví dụ, như chính Aristotle đã tự quan sát trong Μετὰ τὰ Φυσικά Metaph.H 2, 1042b 15-1043a7), một ngưỡng là, nó được đặt ở vị trí như vậy, như vậy: đối với nó ‘tồn tại’ có nghĩa là nó ở vị trí như vậy; và [đang] ‘là tảng băng’ có nghĩa là nó [đang] đông đặc lại theo cách này cách kia. Trên cơ sở lý thuyết về các phạm trù của Aristotle, Owen tiếp tục, tồn tại [to be] luôn luôn là một chất của một loại nhất định, hoặc một chất lượng của một loại nhất định, hoặc một số lượng của một loại nhất định. Các phạm trù là các tiêu đề chung nhất theo đó các phân loại khác được nhóm lại. Không có phạm trù nào là loài của một phạm trù khác, và không phạm trù nào là loài của tồn tại và cái có đó, vì không có giống nào là tồn tại (xem đoạn văn trong Metaph. B). Vì vậy, động từ tồn tại [‘to be’] trong vai trò hiện tồn của nó có một số nghĩa khác nhau không thể quy giản. Nhưng Owen thừa nhận rằng ở Aristotle cũng có một nghĩa khác của [sự] hiện hữu. Trong Ἀναλυτικὰ  Ὕστερα - Analytica Posteriora - Phân tích Hậu nghiệm, ông phân biệt câu hỏi εἰ ἔστιν ei estin (liệu A có hiện hữu) với câu hỏi τί ἔστιν ti estin (A là gì) (89b34-90a1). Trong trường hợp này, Aristotle không nói rằng ἔστιν hiện hữu có nghĩa khác đối với các loại đối tượng khác nhau. Thay vào đó, ông nói rằng chúng ta chỉ có thể được cho là biết về [sự] hiện hữu của A trong phạm vi mà chúng ta biết A là gì (93a21-33). Theo Owen, đây là cách sử dụng động từ είναι einai [to be] thường được gọi là tính hiện hữu rõ nhất hiện nay. Đó là cách sử dụng được biểu thị bằng il y a - có đó trong tiếng Pháp hoặc es gibt - có đó trong tiếng Đức, và nó được biểu thị trong logic vị từ bằng hệ từ hiện hữu.

[Tr.84] Owen đã đề xuất biểu thị nghĩa ‘is’ đang [là, có] này bằng hai dấu sao, tức là is**, trong khi nghĩa đầu tiên có thể được biểu thị bằng một dấu sao, tức là is*. “Vậy thì, chúng ta có thể nói rằng trong khi Arrowby còn hiện hữu thì**ít nhất một người đàn ông vẫn còn hiện hữu, nhưng nếu Arrowby chết thì**một người đàn ông*không hiện hữu nữa”. Như chúng ta có thể thấy, nghĩa tồn tại thứ hai này tương ứng với sự tồn tại mà truyền thống Quinean coi là đơn nghĩa. Theo Owen, không thấy chỗ nào Aristotle phân biệt hai cách sử dụng động từ này. Vì vậy, không thể nói liệu phân tích của ông về các nghĩa vị ngữ khác nhau của từ ‘hiện hữu’ có áp dụng cho tồn tại* hay tồn tại** hay không. Chúng ta sẽ thấy rằng lập luận chống lại tính đơn nghĩa của tồn tại được đưa vào Μετὰ τὰ Φυσικά Metaph.B không chỉ áp dụng cho tồn tại*, mà còn áp dụng cho cả tồn tại**.

Để cho trọn vẹn, tôi muốn đề cập đến một bài viết của Paul Grice, cho rằng những đoạn được Owen trích dẫn cho thấy rằng tính đa nghĩa ngữ nghĩa được Aristotle gán cho động từ είναι einai [to be] liên quan đến cách sử dụng nghĩa  hiện hữu của nó, nhưng có thể tìm thấy trong các tác phẩm của ông những đoạn khác, chẳng hạn như một trong số đó là Μετὰ τὰ Φυσικά Metaph.Δ7, 1017a23-31 (không có sự khác biệt giữa ‘kẻ bước đi, hay khỏe mạnh’ và ‘kẻ đang bước đi hay đang khỏe mạnh’), mà từ đó có thể thấy rằng tính đa nghĩa ngữ nghĩa này liên quan đến cách sử dụng liên hợp của tồn tại [being], tức là hệ từ [copula - là] (Grice [1988]. Thật đáng ngạc nhiên là không một nhà diễn giải nào trong số này và trong nhiều người khác xử lý vấn đề tính đa nghĩa ngữ nghĩa của tồn tại ở Aristotle, tham gia phân tích kỹ lưỡng đoạn văn Metaph.B, nơi Aristotle cố gắng thiết lập lý do của tính đa nghĩa này. Chỉ gần đây, trong một cuốn sách hoàn toàn dành riêng cho từ đồng âm, Christopher Shields mới đưa ra một phân tích kỹ lưỡng về đoạn văn đó, và đi đến kết luận rằng nó không đạt được mục đích, tức là không chứng minh được rằng tồn tại có tính đa nghĩa (Shields [1999]).

3. Lập luận của Metaph. B3

Như đã biết, cuốn B Μετὰ τὰ Φυσικά Siêu hình học của Aristotle hoàn toàn dành để thảo luận về ἀπορία aporiai, tức là về những khó khăn chính của triết học đầu tiên. Khó khăn thứ bảy trong số các ἀπορία aporiai này liên quan đến học thuyết Platonic cho rằng các loại phổ quát nhất, tức là τὸ ὤν to on Tồn tại và τὸ ἓν to hen Một, là những nguyên tắc đầu tiên của vạn vật.5 Aristotle phê bình nó bằng cách [tr.85] nhận xét rằng “không thể nào Một hoặc Tồn tại là một loại của vạn vật” (992b22).6 Chúng ta sẽ xem xét lý do của Aristotle cho luận điểm này sau. Hiện tại, tôi muốn chỉ ra rằng không chỉ Tồn tại, như chúng ta sẽ thấy, bao gồm [sự] hiện hữu, mà còn cả Một, tức là khái niệm mà [sự] hiện hữu được rút gọn trong bài viết của van Inwagen, là không đơn nghĩa. Điều này xuất hiện từ một đoạn trong Τοπικά Topics, trong đó Aristotle đưa ra quy tắc sau: Cũng hãy nhìn vào các loại của các vị từ được biểu thị bằng thuật ngữ, và xem liệu chúng có giống nhau trong mọi trường hợp hay không. Vì nếu chúng không giống nhau, thì rõ ràng thuật ngữ này đồng âm. (I 15, 107 a3-5) Tôi cho rằng câu “nếu chúng không giống nhau” thì loại [genus] không chỉ có nghĩa là vị từ, tức là thuộc tính, được biểu thị bằng thuật ngữ được đề cập, được dẫn chứng nhiều lần, tức là thuộc về những sự vật khác nhau, mà còn có nghĩa là nhiều dẫn chứng của nó không thuộc cùng một loại. Tình huống này xảy ra khi một thuộc tính có thể được liên kết với các phạm trù khác nhau, như chúng ta sẽ thấy trong ví dụ do Aristotle đưa ra. Trên thực tế, các phạm trù đó không thể được quy giản thành một loại duy nhất. Dựa vào điều này, Aristotle có thể lập thành quy tắc chung, theo đó mọi vị từ, mà các phần dẫn chứng của chúng không thuộc cùng một loại, thì đều đồng âm.

Theo Κατηγορίες Categories 1 của Aristotle, ‘đồng âm’ là những sự vật “chỉ có một cái tên chung và định nghĩa về tồn tại tương ứng với cái tên đó là khác nhau” (1 al 2). Từ đoạn Chủ đề, có vẻ như Aristotle cũng gọi thuật ngữ biểu thị những thứ đồng âm là đồng âm. Đặc biệt, không còn nghi ngờ gì nữa, và tất cả các nhà diễn giải đều đồng ý về điều này, đó là một thuật ngữ đồng âm có nhiều nghĩa, tức là không đơn nghĩa. Thuật ngữ đồng âm mà Aristotle xem xét trong đoạn Chủ đề là Ἀγάθων agathon “tốt”. Tốt trong trường hợp thực phẩm là những gì mang lại niềm vui, và trong trường hợp y học là những gì mang lại sức khỏe, trong khi khi áp dụng cho tâm hồn, nó là một phẩm chất nhất định, ví dụ: ôn hòa, dũng cảm hay công bằng; và tương tự như vậy, như được áp dụng cho một con người. Đôi khi nó biểu thị những gì xảy ra vào một thời điểm nhất định, ví dụ những gì xảy ra vào đúng thời điểm; vì những gì xảy ra vào đúng thời điểm được gọi là tốt. Thường thì nó biểu thị cái có số lượng nhất định [tr.86], ví dụ như được áp dụng cho số lượng thích hợp; vì số lượng thích hợp cũng được gọi là tốt. (107"5-12)7 Như thể hiện từ ví dụ này, các định nghĩa về các thuộc tính được biểu thị bằng từ ‘tốt’, tức là ‘tạo ra niềm vui’, ‘tạo ra sức khỏe’, ‘can đảm’, ‘đúng thời điểm’, ‘số lượng thích hợp’, là các loại sự vật khác nhau hoặc biểu thị các loại sự vật khác nhau. Do đó, chúng thỏa mãn định nghĩa về từ đồng âm được đưa ra trong Κατηγορίες Categories 1 và quy tắc trong Τοπικά Topics I 15. Dưới ánh sáng của điều này, chúng ta phải kết luận rằng cả Tồn tại và Một phải đồng âm. Trên thực tế, không cái nào trong số chúng là một loại duy nhất, bởi vì thuộc tính của tồn tại và của là một có nhiều dẫn chứng không thuộc cùng một loại.

Chúng ta có thể thắc mắc tại sao Tồn tại và Một không thể là một loại duy nhất. Aristotle đem đến cho chúng ta lý do cho điều đó trong Μετὰ τὰ Φυσικά Metaph.B3, 998b23-24: “điều cần thiết là vì các khác biệt của mỗi loại phải tồn tại và vì mỗi loại phải là một”. Rõ ràng là động từ είναι einai [to be] được sử dụng trong câu này với ý nghĩa ‘sờ sờ ra đó’. Trên thực tế, đây là ý nghĩa duy nhất của từ είναι einai [to be] có thể được làm vị từ xác định cho tất cả mọi thứ, và do đó cũng cho cả những khác biệt giữa các loài trong một loại, như Aristotle đã làm rõ một vài dòng trước đó (998b21). Khi chúng ta nói rằng ‘con người là một động vật có lý trí’, chúng ta muốn nói rằng con người là một động vật có sự khác biệt, tức là với thuộc tính được biểu thị bằng từ ‘có lý trí’. Giờ đây chúng ta có thể nói rằng thuộc tính này là, theo nghĩa nó hiện hữu, và nó là một, theo nghĩa nó có một tính thống nhất và có thể được coi là một khác biệt giữa những thuộc tính khác. Có lẽ - nhưng tôi không chắc về điều này - bằng cách kết hợp tồn tại và là một như là được xác nhận của các khác biệt, Aristotle cho rằng chúng có cùng một nghĩa  hiện hữu. Nếu điều này là đúng, chúng ta có thể nói rằng ông đang sử dụng động từ είναι einai [to be], tức là ‘hiện hữu’, chính xác theo cùng một nghĩa được truyền thống Quinean chỉ ra, tức là theo nghĩa ít nhất là một ví dụ về một lớp. Nhưng đối với Aristotle, động từ này không đơn nghĩa: nó không chỉ có thể được xác định bởi từng loại, mà còn bởi sự khác biệt của từng loại sự vật.

Ngay sau đó, Aristotle giải thích cho chúng ta tại sao một thuật ngữ xác nhận các khác biệt của mỗi loại lại không thể là một loại duy nhất. Đối với các loài của một loại, không thể nào xác định được các khác biệt riêng của chúng hoặc đối với loại phải được xác định tách khỏi loài của nó. (998b24-26). [Tr.87] Điểm đầu tiên, như được W.D. Ross ([1953], I, tr.235) nhìn nhận là không liên quan đến điều mà Aristotle đang chứng minh. Không ai tuyên bố rằng Tồn tại và Một là loài, và có lẽ nó được tạo ra vì lợi ích của sự hoàn hảo.8 Điểm thứ hai phải được hiểu theo nghĩa, một loại không thể nào được xác định dựa trên các khác biệt của chính nó, như tất cả các nhà diễn giải thừa nhận.9 Không rõ “ngoài loài” nghĩa là gì và không có nhà bình luận nào, theo như tôi biết, giải thích điều đó. Có lẽ nó có nghĩa là không thể xác định được loại bởi sự khác biệt “khi không có loài của nó”10, hoặc “thay vì được xác định bởi loài của nó”. Trên thực tế, chúng ta biết rằng mọi loại đều có thể được xác định từ loài của nó. Nhưng tại sao loại không thể được xác định bởi các khác biệt của chính nó? Như tất cả những người diễn giải thừa nhận, lời đáp cho câu hỏi này được đưa ra trong Τοπικά Topics VI 6, 144 a 32-b 3: có vẻ như loại được xác định, không phải bởi các phân biệt, mà là bởi các đối tượng xác định phân biệt. Con vật (chẳng hạn) được xác định bởi con người, bò và các động vật trên cạn khác, chứ không phải của bản thân các phân biệt mà chúng ta xác định loài.11 Sự khác biệt mà chúng ta xác định, cùng với loại ‘động vật’, của loài ‘người’, để đưa ra định nghĩa của nó, là ‘có lý trí’. Aristotle tuyên bố rằng loại “động vật” không thể được xác định bởi sự khác biệt ‘có lý trí’, tức là không thể nói rằng ‘có lý trí là một loài động vật’. Điều này là không thể vì hai lý do: (1) “Vì nếu động vật được xác định từ mỗi điểm khác biệt của nó, thì πολλά ζώα polla zoia nhiều động vật sẽ được xác định từ loài; vì các phân biệt được xác định từ loài”; (2) “hơn nữa, sự khác biệt sẽ là tất cả các loài hoặc các cá thể, nếu chúng là động vật; vì mỗi động vật là một loài hoặc một cá thể”.

Lập luận đầu tiên không rõ ràng ngay lập tức. Đặc biệt, vẫn chưa rõ “nhiều động vật sẽ được xác định về loài” nghĩa là gì, và tại sao Aristotle lại coi điều này là không thể. Ross ([1953]) giải thích những từ này như sau: “Nếu nó được xác định như vậy, thì loại sẽ được xác định về loài nhiều lần, vì nó sẽ được xác định bằng từng điểm khác biệt liên tiếp cấu thành loài [tr.88]”. của nó.12 Nhưng Aristotle không nói rằng cùng một loại ‘động vật’ sẽ được xác định bằng ‘nhiều lần’ về loài, mà là πολλά ζώα polla zoia ‘nhiều động vật’ sẽ được xác định bằng nó. Aristotle dường như không nghĩ rằng không thể xác định cùng một loại bằng nhiều phân biệt, mà đúng hơn là không thể xác định được loại ngay cả đối với một phân biệt duy nhất, bởi vì theo cách này, nhiều loại sẽ được xác định từ cùng một loài.

Tricot ([1950]) giải thích: “Nếu loại được quy cho sự khác biệt, thì loại đó sẽ gấp nhiều lần so với một thuộc tính của loài [...]. Thật vậy, động vật được cho là từng thuộc loài người, một lần thuộc về sự khác biệt lý trí, chắc chắn sẽ tạo thành một loài mới, liên quan đến việc là khó khăn tương tự sẽ nảy sinh một lần nữa”. Nhưng theo cách này, chúng ta cũng nên đọc “many lần” thay vì “nhiều động vật”. Bên cạnh đó, như chúng ta sẽ thấy, hệ quả của việc quy giản sự khác biệt thành một loài thuộc về lập luận thứ hai và nó không thể được quy cho lập luận thứ nhất, ít nhất là ngay lập tức. Về phần mình, Zadro ([1974], pA85), giải thích: “Cho rằng đến lượt nó, sự khác biệt được xác định bởi loài, điều này cũng có nghĩa là ζῷον zoion một động vật sẽ được xác định thuộc ‘con người’, với kết quả là ζῷον zoion sẽ là một thuộc tính của cả εἶδος eidos hình thức διαφορά diafora khác biệt và định nghĩa về loại sẽ là thừa”. Tôi đồng ý rằng, nếu loại có thể được xác định bởi sự khác biệt, thì nó sẽ được xác định hai lần về loài, nhưng hệ quả được Zadro chỉ ra là theo cách này, định nghĩa sẽ trở nên thừa, đối với tôi dường như không phải là không thể, cũng như bản thân Aristotle nghĩ vậy.          

Trong cuốn sách hoàn toàn dành riêng cho đồng âm ở Aristotle, Shields đưa ra một phân tích chặt chẽ về đoạn văn trong Μετὰ τὰ Φυσικά Metaph.B 3. Ông lập luận rằng ở đây Aristotle quan tâm đến tồn tại theo nghĩa  hiện hữu của nó. Shields cũng tập trung vào đoạn văn trong Τοπικά Topics VI 6, và chỉ trích các nhà diễn giải khác (ví dụ: Grice) vì đã không tận dụng nó. Nhưng ông theo Waitz và Ross trong việc diễn giải thích πολλά ζώα polla zoia là pollachis đối với ζῷον zoion, và cho rằng lập luận của Aristotle, được hiểu như vậy, “dường như ngầm viện vào đồng âm”. Theo Shields, nếu sự khác biệt, ví dụ: ‘đi bằng hai chân’, được coi là động vật, thì khái niệm ‘động vật’ được sử dụng khi nói ‘có hai chân là động vật’ hẳn là phải khác với khái niệm được sử dụng trong ‘Callias là động vật’. Do đó, “nếu ai đó xác định từ ‘động vật’ cho nhiều khác biệt của nó, thì người ta [tr.89] sẽ làm cho từ ‘động vật’ đồng âm bằng cách phát minh ra các nghĩa không chuẩn của thuật ngữ [...] Do đó, việc xác định loại của các khác biệt làm cho thuật ngữ loại đồng âm” (Shields [1999], tr. 252-253).

Rõ ràng, nếu lập luận của Aristotle được diễn giải theo cách này, thì thật dễ dàng để phản đối - như Shields thực sự làm - là nó tự mâu thuẫn, bởi vì nhằm mục đích chứng minh rằng tồn tại không phải là một loại, tức là nó đồng âm, trên cơ sở thực tế là, nếu tồn tại là một loại, và được xác định bởi các khác biệt của nó, thì nó sẽ đồng âm, điều mà Aristotle không thừa nhận, theo cách này phủ nhận luận điểm của chính ông. Vì lý do này, Shields kết luận rằng lập luận của Aristotle không hợp lý, và do đó nó không thành công trong việc chứng minh rằng tồn tại là đồng âm. Về phần mình, Shields cho rằng, không giống như cái tốt, tồn tại không đồng nghĩa, và cụ thể là [sự] hiện hữu là một khái niệm đơn nghĩa, có thể được xác định bởi mọi thứ, kể cả những phạm trù khác nhau, và luôn có cùng một nghĩa (Shields [1999], tr. 265-266). Theo cách này, bản thân Shields đồng ý với van Inwagen, nhưng (không giống như van Inwagen) bằng cách kiểm tra và bác bỏ lập luận của Aristotle về tính đồng âm của tồn tại.

Với toàn bộ các lần trình bày, sự phản đối của Shields chống lại lập luận của Aristotle là hợp lệ. Tuy nhiên, vẫn có một khiếm khuyết: nó không đề cập đến những gì Aristotle thực sự nói, mà là những gì Shields phỏng đoán là Aristotle nói. Bên cạnh đó, Aristotle đưa ra lý do thứ hai giải thích tại sao không thể xác định loại bằng những khác biệt của chính nó: “các khác biệt sẽ là toàn bộ loài hoặc các cá thể, nếu chúng là động vật; vì mỗi động vật hoặc là một loài hoặc là một cá thể” (144b l-3). Nếu các điểm khác biệt là loài hoặc các cá thể, thì chúng sẽ được xếp cạnh loài hoặc các cá thể được bao gồm trong loại. Theo cách này, chúng không thể được xác định bằng loài, và do đó chúng sẽ mất chức năng phân biệt loài này với loài khác. Như Aristotle nói ở cuối đoạn văn trong Μετὰ τὰ Φυσικά Metaph.B, “Nếu một hay tồn tại là một loài, thì không khác biệt sẽ là một tồn tại hay là một” (998b26-27). Do đó, hệ quả luận điểm của Plato cho rằng Tồn tại và Một là các loại, do đó không còn sự khác biệt nào nữa, và toàn bộ vạn vật là một, đó là thuyết nhất nguyên của Parmenides.

Tôi muốn đề xuất một cách đọc khác với lập luận đầu tiên của Aristotle. Tuy nhiên, đây không phải là cách diễn giải lập luận do Arthur Madigan đề xuất [tr.90] trong bình luận gần đây của ông về Μετὰ τὰ Φυσικά Metaph B - Siêu hình học B. Sau này ông nói: Việc khẳng định một hạng hoặc loại khác biệt cao hơn là không hợp thức vì hai lý do. Đầu tiên, nếu điều này là hợp thức, thì kiểu hoặc loại cao hơn sẽ có thể xác định được cho mỗi khác biệt liên tiếp, và do đó sẽ nhiều lần được xác định bằng một loài đa-khác biệt khi loài đó có các khác biệt; điều này được coi là vô lý. Thứ hai, nếu việc xác định hạng hoặc loại cao hơn, chẳng hạn như động vật, về các khác biệt của nó là hợp thức, thì mỗi khác biệt sẽ là một con vật, và vì mỗi con vật hoặc là một con vật riêng lẻ hoặc là một loài động vật, nên mỗi khác biệt sẽ là một con vật riêng lẻ hoặc một loài vật; cả hai khả tính ấy đều được coi là vô lý. (cf. Madigan (ed.) [1999], p.74) Theo cách giải thích này, lập luận đầu tiên vẫn được hiểu theo cách tương tự như cách hiểu của Waitz và Ross.    

Những xem xét khác được Madigan phát triển lại thuyết phục hơn. Đặc biệt, ông bảo vệ Aristotle trước lời chỉ trích của Alexander [206,12-207,4]. Theo Alexander, các lập luận của Aristotle chỉ là lời nói hơn là thực chất. Madigan nhận xét rằng các lập luận đó không chỉ là thứ ngôn từ đơn thuần, bởi vì “Aristotle cho rằng có một số mô thức nhất định xác định đúng đắn hoặc kinh điển nhất định phản ánh các cấu trúc của tồn tại và một số mô thức xác định không phù hợp nhất định, không phản ánh các cấu trúc của tồn tại hoặc thậm chí bóp méo chúng”. Lấy ví dụ về trường hợp sau, ông đề cập đến việc xác định về một ngầu nhiên này đến một ngẫu nhiên khác, như ‘màu trắng là âm nhạc’, và các xác định liên quan đến việc “nhân đôi” hoặc đề cập lặp đi lặp lại cùng một thứ. Madigan tiếp tục: Việc nhân đôi như vậy sẽ xảy ra nếu một và tồn tại là những hạng hoặc loại cao nhất bao gồm tất cả và được xác định bởi tất cả các khác biệt. Chẳng hạn, ‘Một người là một động vật có lý trí’, và cho rằng một và tồn tại không chỉ được xác định bởi động vật, mà còn cả lý trí. Kết quả: ‘Một người là một’ (vì động vật là một, nhưng lý trí cũng là một tồn tại), và ‘Một người là một tồn tại tồn tại’ (vì động vật là một tồn tại, nhưng lý trí cũng là một tồn tại). Việc nhân đôi ‘một’ hoặc ‘tồn tại’ không đơn giản là vi phạm quy tắc tranh luận biện chứng; mà nó còn đưa ra một cái nhìn méo mó về một sự vật bằng gợi ý rằng cùng một hạng mục tham gia nhiều lần vào cấu thành của sự vật đó. (x. Madigan [1999], tr.75)

[Tr.91] Madigan không đặc biệt hài lòng trong minh họa của mình về việc “nhân đôi”. Trước hết, ông nói về ‘tồn tại’ và ‘một’, trong khi Aristotle nói về ‘nhiều loài vật’. Thứ hai, không còn nghi ngờ gì nữa, việc “nhân đôi” này đối với Aristotle không chỉ là sự dư thừa trong xác định, tức là một sự bất tiện bằng lời nói, mà còn là một dấu hiệu của sự bóp méo cấu trúc của tồn tại. Mặt khác, tôi hoàn toàn đồng ý với việc xem xét tổng quát hơn mà Madigan đưa ra như sau: Nói về một thứ gì đó như một loại giả định trước một nội dung xác định nào đó và sự tương phản giữa nội dung xác định đó với nội dung của những thứ khác. Do đó, việc nói về chất như một loại giả định trước một sự tương phản giữa nó và các loại khác. Theo nghĩa này, tồn tại và một không thể trở thành các loại. Việc nói về tồn tại như một loại ngụ ý không có sự tương phản như vậy, vì tất cả mọi thứ đều là các tồn tại. Việc nói về một như một loại ngụ ý không có sự tương phản như vậy, vì tất cả mọi thứ đều là [các] một. Với tư cách là các thuật ngữ mở rộng phổ quát, một và tồn tại quá rộng để được coi là các loại. (cf. Madigan [1999], p.75) Điều này hoàn toàn đúng, nhưng không được nói rõ ràng trong các đoạn Μετὰ τὰ Φυσικά Metaph B - Siêu hình học B. và Τοπικά Topics. VI.

Cách diễn giải thay thế cho lập luận đầu tiên của Aristotle mà tôi muốn đề xuất diễn ra như sau. Nếu loại ‘động vật’ có thể được xác định bởi sự khác biệt của nó là ‘có lý trí’, thì có lý trí sẽ là một động vật, không phải vì nó sẽ được đồng nhất với động vật, mà bởi vì nó sẽ là một ví dụ cụ thể của loại ‘động vật’. Trong trường hợp này, loại ‘động vật’ sẽ tham gia vào định nghĩa về ‘có lý trí’, do đó ‘có lý trí’ sẽ được định nghĩa là một động vật với một sự khác biệt cụ thể khác.13 Giờ đây, vì loại và sự khác biệt cả hai phải được xác định thuộc loài ‘người’, hai ‘động vật’ sẽ được xác định thuộc loài này, tức là loại ‘động vật’ và sự khác biệt của ‘động vật’, hoặc - như chính Aristotle đã nói – πολλά ζώα polla zoia ‘nhiều động vật’. Các loài động vật sẽ nhiều như các khác biệt mà loại ‘động vật’ có thể được xác định. Nhưng theo cách này, chỉ có các loại chứ không có sự khác biệt nào mới được xác định là của loài. Sẽ không còn gì có thể phân biệt các loài thuộc loại với nhau. Nói cách khác, nếu loại có thể được xác định bởi sự khác biệt, thì sự khác biệt đó sẽ tự thân trở thành một loài và sẽ mất đi chức năng phân biệt loài này với các loài khác của cùng loại. Nếu được diễn giải theo cách này, [tr.92] thì lập luận thứ nhất của Aristotle sẽ hội tụ với lập luận thứ hai và cách diễn giải của Tricot sẽ hợp lý.

Ngay cả trong trường hợp mà ‘động vật’ được xác định là ‘có lý trí’ nhưng không phải là loại của nó, mà chỉ đơn giản là một ngẫu nhiên của nó, thì nó cũng sẽ được xác định thuộc ‘người’, tức là thuộc loài mà sự khác biệt được xác định, bằng quy tắc logic theo đó nota notae, nota rei vị ngữ của một vị ngữ là một vị ngữ của chủ ngữ. Trong mọi trường hợp, các lập luận của Aristotle cuối cùng đều dựa trên học thuyết định nghĩa một loài theo loại và sự khác biệt của nó, trong đó loại thể hiện những điểm chung của mỗi loài với các loài khác trong cùng một loại, và sự khác biệt thể hiện những gì phân biệt một loài với các loài khác trong cùng một loại. Nếu loại có thể được xác định bởi sự khác biệt, hoặc là loại của nó hoặc là một ngẫu nhiên, thì định nghĩa sẽ chỉ chỉ ra các khía cạnh chung của loài, làm mất đi những gì cho phép nó phân biệt chúng với nhau. Nếu các lập luận của Aristotle là hợp lệ, như tôi đã cố gắng chỉ ra, thì chúng ta có thể kết luận rằng nỗ lực của ông nhằm chứng minh tính đồng âm của tồn tại, hoặc ít nhất là tồn tại không đơn nghĩa, đã thành công. Μετὰ τὰ Φυσικά Metaph B - Siêu hình học B nói rõ rằng tính không đơn nghĩa vừa được quan niệm là [sự] hiện hữu vừa được quan niệm là tính thống nhất.

‘Tính đơn nghĩa của con số’, do van Inwagen viện dẫn, không tồn tại ở các đối tượng thuộc các loại khác nhau, giống như trường hợp của các tồn tại [beings]. Trên thực tế, chúng ta không thể đếm các đồ vật chứa trong một căn phòng, nếu chúng thuộc các loại khác nhau. Ví dụ, chúng ta có thể đếm người, bàn, ghế, sách. Theo ngôn ngữ của Aristotle, chúng là các chất. Nhưng chúng ta không thể đếm gộp cùng với chúng, các màu sắc của những chiếc bàn, trọng lượng của những cuốn sách, các hành động hay cảm xúc của con người, mặc dù chúng ta phải thừa nhận rằng mỗi thứ này đều hiện hữu và ít nhất cũng là một minh chứng cho lớp của nó. Đặc biệt, Aristotle nói “là một [...] đặc biệt là thước đo đầu tiên của một loại”14 và “thước đo đó luôn đồng nhất với vật được đo: thước đo độ lớn không gian là một độ lớn không gian, và cụ thể là thước đo độ dài là chiều dài, thước đo độ rộng là chiều rộng, thước đo độ rõ của âm thanh là độ rõ âm thanh, thước đo trọng lượng là một trọng lượng, thước đo các đơn vị là một đơn vị”.15 Học thuyết này đã được các nhà triết học phân tích hiện đại như P.T. Geach, M. Dummett và C. Wright xác nhận, họ cho rằng nó thuộc về một trong những người sáng lập ra truyền thống này, đó là G. Frege.16

__________________________________________________

(Còn nữa…)

Nguồn: Berti, Enrico (2002). Being and Essence in Contemporary Interpretations of Aristotle. In A. Bottani et al. (eds.) Individuals, Essence and Identity,. © 2002 Kluwer Academic Publishers. Pp. 79-107.

Tác giả: Enrico Berti (3 tháng 11 năm 1935 – 5 tháng 1 năm 2022) là một triết gia người Ý. Ông là giáo sư triết học danh dự tại Đại học Padua. Sinh ra ở Valeggio sul Mincio, Ý, Berti tốt nghiệp ngành triết học năm 1957 tại Đại học Padua, và sau một vài năm giảng dạy tại Đại học Perugia, ông là giáo sư tại trường cũ của mình trong gần bốn mươi năm. Ông đã viết nhiều công trình về Aristotle, và cũng thực hiện bản dịch Siêu hình học của Triết gia cổ đại này, xuất bản năm 2017. Trong suốt cuộc đời của mình, Berti đã nhận được nhiều danh hiệu, bao gồm danh hiệu Viện sĩ Lincei. Berti đã đề xuất một cách phân loại có hệ thống về siêu hình học xuất hiện trong lịch sử triết học. Ông đề xuất một sự khác biệt giữa siêu hình học nội tại và siêu hình học siêu nghiệm. Các nhà siêu hình học nội tại tìm thấy nguyên nhân tối hậu của thế giới kinh nghiệm trong siêu hình học siêu nghiệm. Chúng lần lượt được chia thành siêu hình học tự nhiên, duy vật và duy tâm. Siêu hình học theo chủ nghĩa tự nhiên là siêu hình học của những người Tiền Socrates, Heraclitus và siêu hình học thời Phục hưng của Telesio và Giordano Bruno. Siêu hình học duy vật là của Leucippus và Democritus và trong triết học Hiện đại là của La Mettrie, Helvetius, Marx và Engels. Siêu hình học duy tâm là những thứ theo đó "mọi thứ đều bắt nguồn từ Ý tưởng, Ý thức, Lý trí, Tư tưởng, Bản ngã thuần túy, Tinh thần tuyệt đối" và là của Fichte, Schelling, Hegel và Giovanni Gentile. Siêu hình học theo chủ nghĩa siêu nghiệm cho rằng nguyên nhân cuối cùng của thế giới kinh nghiệm nằm bên ngoài nó: nó có thể được tìm thấy trong tự nhiên, vật chất hoặc trong eidos. Ngược lại, siêu hình học siêu nghiệm lại được chia thành siêu hình học tham gia và siêu hình học kinh nghiệm. Theo siêu hình học tham gia, các thực thể sở hữu một đặc tính hoặc sự hoàn hảo của nguyên tắc đầu tiên ở dạng không hoàn hảo và một phần, bởi vì chúng được bắt nguồn từ nó. Ví dụ về các siêu hình học đó là các triết học của Plato, những người theo chủ nghĩa Tân Platon, Thánh Augustine, Thánh Thomas Aquinas, Fichte, Schelling, Antonio Rosmini và Vincenzo Gioberti. Trong siêu hình học của kinh nghiệm, triết học đảm nhận nhiệm vụ chứng minh một cách chặt chẽ nhất có thể tính tất yếu của một nguyên lý siêu nghiệm, coi nguyên lý đó tự nó không hiển nhiên. Triết học của Aristotle, Thomas Aquinas và Gustavo Bontadini thuộc về mô hình này.

Notes

*Parts of this paper first appeared in the Proceedings of Aristotelian Society, vol. CI part 2, 185-207; they are here reprinted by courtesy of the Editor of the Aristotelian Society © 2001.

1. See van Inwagen [1998].

2. Cf. Aristotle Metaph. r 2, 1003'33; E 4, 1028'5; Z 1, 1028'10; N 2, 1089'7.

3. Aristotle Soph. El. 33, 182 b25-27; Aristotle Metaph.A 4, 985 b7, N 2,1089'1-3.

4. lowe my knowledge of this article to the kindness of David Charles.

5. The Platonic origin of this doctrine is rightly emphasized by Madigan (ed.) [1999], p.73).

6. Translation by A. Madigan (ed.) [1999]), with some modifications.

7. Translation by 1. Barnes (ed.) [1985]).

8. Madigan (cf. Madigan (ed.) [1999]) agrees with Ross about the irrelevance of this point.

9. This can be seen in the Revised Oxford Translation (Barnes (ed.) [1985]: "it is not possible for the genus to be predicated of the differentiae") and from the commentary by Madigan ([1999], p.73).

10. This is the translation by Shields (ed.) [1999], pp.247-248.

11. Revised Oxford Translation (cf. Barnes (ed.) [1985]).

12. Ross is clearly following Waitz (cf. Waitz (ed.)[1844-1846], II, p.500), who interprets polla zoia as pollachis to zoion.

13. I am grateful to Stephen Menn for sending me, as yet unpubblished, his book on The Aim and the Argument of Aristotle's Metaphysics, in which he shows how this case would produce a sort of absurd infinite regress.

14. Aristot. Metaph. I I, 1052 b I6-18.

15. Ibid., 1053'24-27.

16. Geach [1980], p.63; Dummett [1981], p.547; Wright [1983], p.3.

 

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét