Powered By Blogger

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2023

Chân trời Ngôn từ: Nhận thức và Hành động (I)

Hayden Kee

Người dịch: Hà Hữu Nga

Tóm tắt

Trong bài viết này, tôi phát triển một cách giải thích mới về tính hiện tượng của ngôn ngữ bằng cách tập trung vào các đặc điểm của lời nói được nhận thức. Tôi khám phá mức độ mà ngôn từ [word] được nói ra có thể được cho là có cấu trúc chân trời tương tự như cấu trúc của các đối tượng không-thời gian: nhận thức của chúng ta về mỗi đối tượng được thông báo bởi các liên tưởng và kỳ vọng theo thói quen hình thành thông qua các trải nghiệm trong quá khứ về đối tượng hoặc từ cũng như các đối tượng và trải nghiệm liên quan khác . Cụ thể, cấu trúc chân trời của ngôn từ được sử dụng có thể so sánh một cách hiệu quả với cấu trúc của một công cụ đang được sử dụng. So sánh đó gợi ý cách giải thích về năng lực ngôn ngữ của chúng ta là liên tục với các năng lực cơ bản hơn của nhận thức và hành động. Tôi cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho giải thích này bằng cách dựa trên các nghiên cứu về hình ảnh thần kinh gần đây về các cơ sở cảm biến, đa phương thức của việc hiểu lời nói. Sau đó, tôi thảo luận các cách hiểu như vậy về khả năng ngôn ngữ của chúng ta giúp những người ủng hộ các cách giải thích nhận thức hiện thân, phi-đại diện phản ứng lại sự phản đối chung. Giới phê bình cho rằng các phương pháp tiếp cận hiện thân có thể đủ để giải thích cho các phương thức nhận thức trực tuyến, cấp độ thấp hơn, chẳng hạn như nhận thức và hành động, trực tiếp tương tác với đối tượng. Nhưng họ đặt câu hỏi liệu những cách tiếp cận như vậy có thể “tăng cường” các phương thức nhận thức cao hơn, chẳng hạn như tưởng tượng, ký ức, suy nghĩ và ngôn ngữ, có thể giải trí cho các đối tượng vắng mặt, không-tồn tại hoặc trừu tượng hay không. Bằng cách cung cấp một giải thích hợp lý về tính liên tục của nhận thức thấp hơn và nhận thức liên quan đến ngôn ngữ, cách tiếp cận của tôi đáp lại sự phản đối này, ít nhất là khi ngôn ngữ được quan tâm.

Tên gọi là một loại công cụ nào đó dùng để giảng dạy và để gỡ rối hiện hữu. – Plato1

[Lời nói] xé toạc hoặc xé rời các ý nghĩa trong tổng thể nguyên vẹn của cái có thể đặt tên, giống như cử chỉ của chúng ta làm với cái có thể cảm nhận được. – Merleau-Ponty2

1. Giới thiệu

Có một truyền thống triết học lâu đời về việc so sánh ngôn ngữ nói chung, hoặc các từ cụ thể, với các công cụ. Phép loại suy ít nhất có từ tác phẩm “Cratylus của Plato. Gần đây nó đã được Wittgenstein phổ biến trong tác phẩm sau này của ông, trong khi cùng thời gian đó, trên khắp hai bờ eo biển Manche, Merleau-Ponty cũng đùa giỡn với phép loại suy trong các bài viết của mình.3 Tuy nhiên, nhìn chung, các thảo luận như vậy vẫn mang tính ẩn dụ. Chúng là những phép loại suy nhằm cung cấp cho chúng ta một số cách suy nghĩ thuận tiện về mặt kinh nghiệm về đặc điểm này hay đặc điểm kia của ngôn ngữ hơn là cố gắng nói cho chúng ta biết điều gì đó về cách thức hoạt động của ngôn ngữ hoặc cách chúng ta vận hành nó. Dù sao đi nữa, đây dường như là cách duy nhất hợp lý để đọc nhận xét khó hiểu – và sâu sắc – của Socrates trong Cratylus viết “tên gọi là một loại công cụ nhất định dùng để giảng dạy và để gỡ rối hiện hữu” (388b-c ), có chức năng tương tự như con thoi của thợ dệt phân tách sợi dọc và sợi ngang. Trong bài viết này, tôi khám phá mức độ mà câu chuyện như vậy không chỉ đơn thuần là ẩn dụ. Tôi cho rằng từ thực sự chia sẻ một số đặc trưng xác định với các đối tượng không-thời gian mở rộng nói chung, một tương đồng cấu trúc rõ ràng nhất được đưa ra ánh sáng thông qua so sánh với các công cụ nói riêng.

Tôi đưa ra trường hợp này bằng cách tập trung chú ý vào một đặc điểm của ngôn ngữ thường bị lãng quên trong hầu hết các công trình về ngôn ngữ học và triết học ngôn ngữ: giống như một công cụ cầm tay, ngôn ngữ, ưu trội như một hiện tượng được nói ra, có tính vật chất riêng của nó, tính chất của âm thanh, và cũng là một “sự vật” được nhận thức, hệt như một công cụ. Tôi soạn thảo những điểm tương đồng này bằng cách minh định đặc điểm chân trời của cả các công cụ và ngôn từ khi chúng được trải nghiệm bằng tri giác. Với tư cách là một lượng định ban đầu, các chân trời của một đối tượng, công cụ hoặc (như tôi sẽ bàn đến) mỗi từ là các mạng liên kết theo thói quen điển hình thông báo cho nhận thức và tương tác của chúng ta với đối tượng, công cụ hoặc từ đó và hình dung trước các mở rộng liên tục của trải nghiệm với nó. Mặc dù nguồn gốc của khái niệm này có thể bắt nguồn từ thảo luận của William James về “phần rìa của ý thức” trong tác phẩm Những nguyên lý của Tâm lý học (James 1890), nhưng khái niệm này đã được phát triển một cách chặt chẽ nhất trong truyền thống hiện tượng luận, đặc biệt là các công trình của Husserl.4 Tuy nhiên, vì bài viết này dành cho độc giả chung, chứ không chỉ là các chuyên gia hiện tượng luận, nên tôi sẽ cố gắng phát triển khái niệm mà không giả định trước một khung khái niệm hoặc thuật ngữ hiện tượng luận cụ thể ngoài những gì tôi phát triển trong bài viết này. Hơn nữa, tôi sẽ cố gắng chỉ ra những cách thức mà hiện tượng trải nghiệm, ngôi-thứ nhất về các chân trời của ngôn từ và những sự vật được nhận thức tìm thấy mối tương quan của nó trong bằng chứng khoa học thần kinh về cách chúng ta nhận thức và hiểu các đối tượng và ngôn ngữ tương ứng.

Nỗ lực tìm hiểu những điểm tương đồng, loại suy và tính liên tục giữa cấu trúc chân trời của các đối tượng trải nghiệm và ngôn từ được quan tâm theo đúng nghĩa của nó như là một đóng góp cho hiện tượng luận mô tả thuần túy. Tuy nhiên, xa hơn nữa, có nhiều hiểu biết sâu sắc về triết học tâm trí và ngôn ngữ cũng như về các ngành khoa học nhận thức bắt nguồn từ cách hiểu ngôn ngữ này. Trong bài báo này tôi theo đuổi một cách hiểu như vậy. Như tôi lập luận, nếu nhận thức và hoạt động bằng ngôn từ nằm trong những khía cạnh quan trọng có thể so sánh với nhận thức và hành động bằng các công cụ, thì tôi sẽ thiết lập một liên tục tính quan trọng giữa các thành tựu nhận thức của hành động và nhận thức ở “cấp độ thấp hơn” và những thành tựu được cho là “cấp cao hơn” của năng lực ngôn ngữ học của chúng ta. Khi làm như vậy, tôi sẽ cung cấp một phương tiện cho những người chủ trương các cách tiếp cận phi-đại diện và hiện thân trong các khoa học nhận thức để đáp lại sự phê phán chung đối với chương trình nghiên cứu của họ. Những người hoài nghi về phạm vi của nhận thức hiện thân phản đối rằng các giải thích về nhận thức và hành động phi-đại diện được cung cấp bởi các tiếp cận hiện thân không thể “mở rộng phạm vi” để giải quyết các phương thức nhận thức cao hơn, chẳng hạn như trí tưởng tượng, ký ức, ngôn ngữ và lập kế hoạch dài hạn. Trong phần cuối bài viết này, tôi sẽ đề cập đến cách suy nghĩ về việc sử dụng ngôn từ liên tục với việc sử dụng các công cụ sẽ giúp đáp trả phản đối này như thế nào và xem xét cách tiếp cận của tôi phù hợp với các phản hồi khác được đưa ra để thảo luận.

Tôi bắt đầu bằng cách mô tả trải nghiệm chân trời về những sự vật tri giác, đặc biệt là một tác vật thủ công. Trên cơ sở hiện tượng nhận thức và hành động với tác vật này, tôi khám phá mức độ mà các cấu trúc nhận thức và hành động với ngôn ngữ bằng lời nói có thể được hiểu với cùng các nguồn khái niệm và hiện tượng luận. Tôi giải thích cách so sánh cho phép chúng ta thấy rằng một số đặc điểm được cho là duy nhất của ngôn ngữ – chẳng hạn như tính ngữ pháp, tham chiếu đến các trạng thái xa xôi trong thời gian và không gian, và sự biểu nghĩa của dấu phụ – có nhiều tiền lệ thô sơ hơn trong trải nghiệm của chúng ta về các đối tượng không-thời gian. Khi đã xác định được những điểm tương đồng giữa các tác vật và ngôn từ ở những khía cạnh này, sau đó tôi thảo luận về mối tương quan thần kinh của quá trình xử lý ngôn từ, chỉ ra cách thức mà các mối tương quan này bộc lộ sự trùng lặp đáng kể trong các năng lực nhận thức cơ bản bảo trợ cho việc nhận thức và hành động với các đối tượng vật chất. Cuối cùng, tôi giải thích cách thức khám phá những điểm tương đồng giữa các ngôn từ và tác vật giúp những người chủ trương các cách tiếp cận hiện thân và phi-đại diện đối với việc nhận thức đáp ứng vấn đề mở rộng phạm vi.

2. Chân trời của Công cụ

Trong phần này, tôi sẽ thảo luận về các chân trời của một tác vật cầm tay mà chúng ta nhận thức và tương tác theo cách thông thường. Ở đây, mục tiêu của tôi không phải là cung cấp các điều kiện cần và đủ cho những gì được coi là một công cụ hoặc những gì cấu thành nên kinh nghiệm tương tác với một công cụ. Tôi sẵn lòng trình bày chi tiết các đặc điểm điển hình của một trường hợp mang tính hệ mẫu của việc nhận thức và sử dụng một công cụ cầm tay cơ bản, và trình bày khái niệm chân trời bằng các khuôn khổ này. Sau đó công việc phân tích sẽ tạo cơ sở để so sánh các cách chúng ta trải nghiệm và vận hành với ngôn từ.5 Chúng ta có thể bắt đầu nắm bắt khái niệm chân trời của một tác vật bằng cách xem xét việc không có đối tượng nào được trao cho trong kinh nghiệm là hoàn toàn mới và chưa từng có. Chúng ta có lịch sử xử lý nhiều loại đối tượng khác nhau dẫn đến một loạt các giả định lỏng lẻo về chúng, cũng như các kỹ năng và thói quen nhận thức và hành động giúp chúng ta tương tác với các đối tượng quen thuộc và mới lạ.6 Ngay cả khi tôi gặp phải một số tác vật hoàn toàn kỳ lạ của người ngoài hành tinh từ trên trời rơi xuống, tôi vẫn sẽ có một số giả định về các vật thể có tính không-thời gian, được triển khai thường hành xử ra sao sẽ hình thành sự gắn bó của tôi với vật thể đó. Ví dụ, tôi nghĩ rằng nó có mặt sau mà tôi có thể khám phá bằng cách lật ngược hoặc đi vòng quanh nó. Nếu nó nằm chắc trên mặt đất và nén bẹp đám cỏ bên dưới thay vì lơ lửng trong không trung, tôi sẽ cho rằng nó có một trọng lượng nhất định. Đối với các đối tượng mà tôi quen thuộc hơn, thì mạng các kỳ vọng được định sẵn này sẽ dày đặc hơn và xác định hơn nhiều. Nếu tôi mua một cây gậy khúc côn cầu mới tại cửa hàng thể thao địa phương, tôi sẽ mong rằng nó vừa vặn với tay mình theo một cách nhất định và có trọng lượng cũng như độ linh hoạt nhất định tùy thuộc vào chất liệu chế tác. Tôi sẽ mong muốn thêm rằng nếu tôi buộc dây giày trượt của mình và lướt trên mặt băng, tôi sẽ có thể dựa vào cây gậy này để thực hiện nhiều hành động liên quan đến việc chơi một trận khúc côn cầu, từ việc giơ nó lên để ra hiệu cho đồng đội mà tôi thoải mái nhận một đường chuyền, thực hiện một cú dứt điểm, kiểm tra chéo đối thủ của mình.

Chúng ta đã thấy việc nhận thức về đối tượng, liên quan đến những kỳ vọng có cấu trúc theo thói quen nhất định về các đặc điểm tri giác của đối tượng và các loại dự phóng vận động cảm giác mà tôi có thể thực hiện với chúng. Tất nhiên, chúng ta không cần phải nhận thức một cách rõ ràng về bất kỳ khía cạnh nào trong số những khía cạnh được hình dung lờ mờ này trong khi nhận thức đối tượng. Hình ảnh trực quan được mô phỏng rõ ràng hoặc cảm giác động học khi thực hiện một cú tạt không cần phải diễn ra trước mắt tôi, giống như khi tôi nhìn thấy cây gậy khúc côn cầu nằm đó trên giá trong cửa hàng. Tuy nhiên, việc nói chuyện về một loại “kỳ vọng” mờ nhạt được bảo đảm chính xác ở đây bởi vì tôi sẽ thất vọng nếu công cụ không đáp ứng được những kỳ vọng như vậy. Ví dụ, nếu tôi lấy nó ra khỏi giá và biết rằng đó là một cây gậy khúc côn cầu trống không, phản ứng của tôi sẽ là ngạc nhiên, điều đó cho thấy rằng tôi đã mong đợi điều gì đó khác từ vật này. Tương tự như vậy, nếu lần đầu tiên tôi thực hiện một cú tạt bằng gậy, nó bị gãy làm đôi, thì kỳ vọng về cảm biến vận động của tôi sẽ trở thành thất vọng. Vì tôi không nhận thức rõ ràng về những kỳ vọng này trong trải nghiệm hình ảnh đầu tiên của tôi về cây gậy, nhưng chúng lại chứng tỏ là kéo theo trải nghiệm của tôi khi chúng đáng thất vọng, nên chúng ta có thể nói rằng những kỳ vọng này tiềm ẩn hoặc hầu như đồng-hiện trong trải nghiệm của tôi về cây gậy khúc côn cầu. Chúng ta có thể gọi tập hợp những kỳ vọng được ngụ ý mơ hồ như vậy là chân trời của đối tượng được nhận thức.

Chúng ta có thể phân biệt rõ hơn giữa các chân trời bên trong và bên ngoài của đối tượng.7 Chân trời bên trong bao gồm những xác nhận thêm nữa những gì mà chúng ta sẽ hiểu rõ về đối tượng được coi là chính nó, được phi ngữ cảnh hóa bất kỳ mối quan hệ bên ngoài nào với các đối tượng khác và hoạt động mà nó có thể tham gia. Trong nhận thức ban đầu, mơ hồ của tôi về đối tượng, có rất nhiều thuộc tính và khía cạnh ẩn giấu ở đó đang chờ được khám phá mà tôi vẫn chưa thực sự chú ý: Mặc dù tôi nắm được toàn bộ hình dạng của cây gậy khúc côn cầu, nhưng tôi có thể không biết rằng thân gậy là một lăng trụ hình chữ nhật với các cạnh hơi tròn. Tôi có thể không biết chiếc gậy được làm bằng vật liệu gì, cho dù là gỗ, nhôm, sợi thủy tinh hay than chì. Và mặc dù tôi có thể đã thấy rằng có một số chữ được viết trên thân gậy, nhưng tôi có thể cần phải rất chú ý sao cho có được khoảng cách, góc và ánh sáng tốt nhất mới đọc được. Sự tiếp tục khám phá đối tượng của tôi như vậy được tiên báo một cách mơ hồ trong nhận thức ban đầu của tôi về nó và tạo thành những chân trời bên trong của đối tượng.

Ngược lại, chân trời bên ngoài bao gồm các thuộc tính quan hệ của đối tượng. Ở đây chúng ta có thể phân biệt rõ hơn giữa chân trời bên ngoài thực tế và trống rỗng.8 Chân trời bên ngoài thực tế được tạo thành từ mọi thứ cũng được trao cho trong bối cảnh hiện tại của nhận thức, nhưng đó không phải là tiêu điểm chú ý hiện tại. Khi mắt tôi tập trung vào một cây gậy khúc côn cầu cụ thể trong cửa hàng, thì những cây gậy xung quanh, giá đỡ gậy, phần còn lại của cửa hàng, các khách hàng, những tiếng nói hối hả và nhộn nhịp có thể nghe được của các cuộc trò chuyện bên lề tạo nên chân trời thực sự bên ngoài kinh nghiệm của tôi về cây gậy. Ngược lại, chân trời bên ngoài trống rỗng bao gồm các trải nghiệm tiếp tục tiềm năng hiện không được đưa ra một cách tập trung cũng như không phải là nền tảng của nhận thức thực tế của tôi, nhưng điều đó lại có thể được hiện thực hóa trong quá trình nhận thức liên tục. Phần lớn cửa hàng thể thao thậm chí không lọt vào tầm nhìn ngoại vi của tôi khi tôi kiểm tra cây gậy khúc côn cầu. Nó tạo nên chân trời trống rỗng trong nhận thức thị giác hiện tại của tôi, những đặc điểm mà tôi có thể biến thành hiện thực bằng cách quay đầu lại hoặc đưa mắt nhìn. Ngoài giới hạn của cửa hàng cụ thể này, còn có phần còn lại của trung tâm mua sắm, nằm trong một khu phố cụ thể, của một thành phố cụ thể, ở quốc gia cụ thể, tôi có thể khám phá tất cả những nơi đó bằng cách di chuyển cơ thể của mình trong không gian. Tất cả những điều này tạo nên chân trời bên ngoài trống rỗng của trải nghiệm hiện tại của tôi. Nếu chúng ta phóng tầm mắt đủ xa, thì chân trời trống rỗng cuối cùng của mọi trải nghiệm chính là bản thân thế giới, “chân trời của mọi chân trời,” như Husserl đã nói.

Những gì tôi vừa nói là đủ cho một mô tả tạm thời về cái mà chúng ta có thể gọi là chân trời trải nghiệm bên ngoài không-thời gian trống rỗng. Tuy nhiên, chân trời bên ngoài của cây gậy khúc côn cầu không chỉ định hình trước những vùng không gian xa hơn mà tôi có thể khám phá và quan sát. Hơn thế nữa, với tư cách là một đối tượng có thể tương tác thực tế, cây gậy khúc côn cầu định hình trước một loạt các sử dụng mà nó có thể được áp dụng, các dự phóng mà tôi có thể thực hiện với nó. Về phương diện hệ mẫu, cây gậy quy chiếu tôi vào chính hoạt động chơi khúc côn cầu, và tất cả các mối quan hệ mà cây gậy và tôi sẽ tham gia là tôi sử dụng nó để chơi khúc côn cầu: toàn bộ mạng thiết bị gồm quả bóng, giày trượt, mũ bảo hiểm, miếng đệm, lưới; khung cảnh điển hình với nhiệt độ dưới 0 độ C và băng, cho dù trong đấu trường hay trên mặt hồ; các bối cảnh liên chủ thể của các cầu thủ, huấn luyện viên, trọng tài và người hâm mộ; và các động tác bắn bóng, chuyền bóng, xử lý và kiểm tra gậy – tất cả những sự vật này được phác thảo trong chân trời trống rỗng.9 Trên thực tế, trong chừng mực định hướng chính của tôi đối với cây gậy khúc côn cầu là hướng tới một đối tượng vì các mục đích thực tế hơn là hướng tới một đối tượng không-thời gian mở rộng đơn thuần, thì chúng ta có thể nói rằng những đặc điểm này của chân trời bên ngoài nằm ở một số khía cạnh thậm chí còn nổi bật trong trải nghiệm của tôi về cây gậy hơn là cái chân trời không-thời gian bên ngoài trống rỗng của trung tâm mua sắm. Ngay cả khi tôi thấy mình trên một hòn đảo hoang và một cây gậy khúc côn cầu hoạt động hoàn hảo tình cờ đang đợi tôi ở đó như dấu hiệu duy nhất của sự sống con người, thì cây gậy vẫn chứa đựng sự quy chiếu đến một chân trời trống rỗng bên ngoài hoặc công việc thực tế. Theo nghĩa này, việc quy chiếu đến băng trong chân trời thực tế bên ngoài trống rỗng của cây gậy thậm chí còn rõ ràng hơn so với việc quy chiếu đến đại dương nhiệt đới phía sau tôi trong chân trời bên ngoài không-thời gian trống rỗng của cây gậy. Trong khi trật tự của chân trời bên ngoài không-thời gian trống rỗng được xác định bởi sự gần gũi về mặt không-thời gian, thì các mối quan hệ trong chân trời bên ngoài thực tế trống rỗng được cấu trúc bởi cái mà người ta có thể gọi là sự gần gũi của mối liên quan.10

Thật hấp dẫn khi nghĩ về chân trời bên ngoài không-thời gian trống rỗng khi phác họa một tập hợp các trạng thái sự việc được cá nhân hóa, xác định, mà đơn giản là không thực sự được trải nghiệm trong thời điểm nhận thức hiện tại. Tương tự như vậy, người ta có thể nghĩ về sự tiếp nối của trải nghiệm mà người chơi khúc côn cầu có thể tham gia với cây gậy – mọi trò chơi khả thể mà kẻ kia có thể chơi trong mọi thế giới khả thể với đầy đủ chi tiết xác định – như những gì được “định hình trước” ở chân trời thực tế bên ngoài. Các chân trời bên ngoài trống rỗng, cả thực tế và không-thời gian, theo cách hiểu như vậy sẽ bao gồm sự phân tách vô hạn của tất cả các khả năng tiếp tục khả thể như vậy của trải nghiệm xuất phát từ thời điểm hiện tại.11 Theo một nghĩa nào đó, điều này là đúng. Suy nghĩ lại sau trận đấu khúc côn cầu, một người chơi có thể nhận ra rằng trận đấu có thể diễn ra theo một số cách nhất định khác. Theo một nghĩa nào đó, tất cả những thế giới khả thể song hành này đều nằm trong chân trời bên ngoài của cây gậy mà kẻ kia đã cầm trên tay khi bắt đầu trò chơi. Nhưng cách hồi tưởng, phản chiếu và có thể nói là mang tính khách quan luận này của việc phân tích chân trời bên ngoài trống rỗng này lại không trung thực với cách mà khả tính được trải nghiệm của chủ thể như đã được hình dung sẵn về cây gậy trước trò chơi. Trong thời điểm đó, chân trời trống rỗng bên ngoài được phác họa không phải dưới dạng các trải nghiệm tiếp tục cụ thể, xác định, mà như một kiểu hoặc cấu trúc chung, không xác định, mở và mang tính sơ đồ của sự tương tác với cây gậy.12 Cây gậy ban đầu và phần lớn không quy chiếu đến quả bóng, đồng đội và hành động cụ thể này cũng không quy chiếu đến tất cả các quả bóng, đồng đội và hành động khả thể, mà là quy chiếu đến những quả bóng, đồng đội và hành động nói chung và quy chiếu đến cách tương tác cởi mở, khéo léo với họ bằng cách sử dụng gậy. Khả tính như vậy được hình dung trước không phải là những trạng thái khả thể song hành và rời rạc, xác định, mà là một không gian chơi mơ hồ và linh hoạt của khả tính, được phác thảo theo những cách tương tác quen thuộc tương ứng với khả năng sử dụng cây gậy của tôi, mà bản thân nó là một khả năng cởi mở, linh hoạt và không xác định.13 Tính không xác định như vậy, xét về mặt hiện tượng luận, nên được coi là một hiện tượng tích cực, chứ không chỉ đơn thuần là thiếu tính xác định.

Tiềm năng hoạt động này của cơ thể được “đánh thức” hoặc khơi gợi một cách lờ mờ, thụ động khi tôi nhận thức cây gậy. Ở đây, chúng ta có thể nói về việc kích hoạt “hình ảnh vận động” yếu của hoạt động liên quan đến việc sử dụng cây gậy chỉ dựa trên nhận thức thị giác về nó.14 Trong các thí nghiệm được thiết kế để gợi ra hình ảnh vận động mà không thực hiện hành động tương quan (Bergen 2012), các đối tượng đôi khi nói về cảm giác râm ran trong các cơ liên quan đến việc thực hiện hành động tương quan hoặc tâm trạng hơi thất vọng về cơ thể khi không thể thực hiện hành động. Ngay cả khi tôi chỉ nhìn thấy cây gậy một cách trực quan, cơ thể tôi đã bắt đầu rung lên với dự đoán mơ hồ về những loại hoạt động mà tôi thường thực hiện với nó. Tình trạng mớm trước về khả năng cảm biến vận động của chúng ta tạo nên một phần của chân trời kinh nghiệm khi nhìn thấy cây gậy khúc côn cầu. Một lần nữa, không nên nhầm lẫn nó với một hình dung rõ ràng hoặc mô phỏng động cơ của một hành động cụ thể, dù là trong trí tưởng tượng hay ký ức, mặc dù sự thức dậy mơ hồ đầu tiên này của hình ảnh động cơ có thể thôi thúc tôi theo đuổi một mô phỏng rõ ràng về hành động này hay hành động khác

Chúng ta đã thấy rằng với sự khai tâm về chân trời thực tiễn, tác vật cũng mở ra một chân trời của liên chủ thể tính. Những nỗ lực thực tế mà tôi thực hiện với cây gậy liên quan đến những kẻ khác, cả những kẻ cụ thể và kẻ khác nói chung với vai trò xã hội ít nhiều quyết định của họ (trọng tài, huấn luyện viên, đồng đội, đối thủ, v.v.). Cùng với những điều này, chúng ta có thể nói về những chân trời kỷ niệm và tình cảm (hoặc, có lẽ rõ hơn, những chiều kích kỷ niệm và tình cảm của chân trời trống rỗng) mà việc nhận thức một tác vật có thể thôi thúc chúng ta theo đuổi. Hôm nay, khi cầm trên tay cây gậy khúc côn cầu, tôi mơ hồ cảm thấy hoài niệm về tuổi trẻ của mình và khoảng thời gian mà tôi đã từng chơi thường xuyên hơn. Nếu tôi chọn thả mình vào nỗi nhớ này, tôi có thể trôi theo một loạt những liên tưởng kỷ niệm vào những buổi chiều mùa đông của thời thơ ấu trên mặt hồ đóng băng đối diện ngôi nhà nơi tôi lớn lên, và sô cô la nóng với kẹo dẻo khi tôi trở về nhà sau hoàng hôn. Ngược lại, đối với cháu trai tôi, việc chộp lấy một cây gậy khúc côn cầu, dù chỉ là một cây gậy nhỏ trên sàn phòng khách, có thể cũng gợi lên cho nó cảm giác hồi hộp khi hít thở luồng không khí mát lạnh trong phổi và sự phấn khích của trận đấu sắp diễn ra vào cuối tuần này.15

Cho đến giờ, chúng ta chủ yếu nói về các chân trời của đối tượng khi chúng ta nhận thức nó trong cái mà chúng ta có thể gọi là thái độ của kẻ quan sát. Khi nói đến một tác nhân thuần thục hoặc một chuyên gia sử dụng một công cụ hoạt động tốt theo cách quen thuộc, dựa trên thái độ của người tham gia, sẽ lập tức xuất hiện điều gì đó khác biệt. Khi tôi đang trượt trên mặt băng với tốc độ tối đa và dùng cây gậy để chơi bóng, cây gậy không còn là tâm điểm chú ý chính của tôi nữa. Nếu tôi là kẻ tay mơ, thì tôi có thể chủ yếu hướng vào quả bóng mà mình đang điều khiển bằng gậy. Nếu tôi là một tay chơi chuyên nghiệp, thì tôi sẽ hướng chú ý vào vị trí và quỹ đạo của đồng đội và đối thủ của tôi trong không gian biểu nghĩa bố trí trên sân trượt: các vạch sơn khác nhau biểu thị vị trí của tôi và các ngưỡng gần đó trên sân băng, và mục tiêu đối phương mới là mục tiêu tối hậu của tôi.16 Điều đó có nghĩa là, sự chú ý của tôi hoàn toàn đắm chìm trong việc hiện thực hóa một trong những khả tính bên ngoài-chân trời vốn chỉ được cây gậy khúc côn cầu định trước một cách trống rỗng khi nó là đối tượng nhận thức từ bên trong thái độ của kẻ quan sát. Khi tôi đắm chìm trong việc hiện thực hóa khả tính ngoài-chân trời của cây gậy, thì bản thân cây gậy và chân trời bên trong của nó biến mất hoàn toàn khỏi sự tập trung của tôi với tư cách là phương tiện mà qua đó tôi cố gắng hiện thực hóa khả tính này – giống hệt câu tục ngữ cá bơi quên nước. Cây gậy được tích hợp vào hoạt động thực hành cơ thể của tôi đến mức tôi không nhận thức rõ ràng về nó chẳng khác nào tôi thuộc về chính cơ thể mình vậy, mặc dù cơ thể tôi cấu thành phương tiện cần thiết bên trong và thông qua đó hoạt động của tôi diễn ra. Chỉ khi cây gậy buông tôi ra thì nó mới trở thành tâm điểm chú ý của tôi và tôi lại bắt đầu khám phá chân trời bên trong của nó. Nếu nó bị gãy do cú tạt của tôi, tôi có thể đột nhiên thấy mình há hốc mồm kinh ngạc trước cây gậy gãy trong tay. Hoặc nếu tôi đang trải qua giai đoạn phong độ kém, tôi có thể tự hỏi liệu thứ dụng cụ này có phải là nguyên nhân hay không và tôi sẽ kiểm tra cán gậy và cách nắm gậy khi trượt trở lại băng ghế.17

Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng chân trời bên ngoài của công cụ ngầm định hình trước các khả tính về cảm xúc, liên chủ thể tính, nhận thức và giác quan vận động thực tế của việc tiếp tục trải nghiệm với công cụ. Những điều này sẽ thay đổi rất nhiều từ cá nhân này sang cá nhân khác tùy thuộc vào kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong quá khứ mà kẻ đó có được với công cụ đang nói đến và vai trò tượng trưng của nó trong chân trời rộng lớn hơn về ý nghĩa tạo nên cuộc sống. Từ thái độ của kẻ quan sát, khi tôi ngồi vào bàn làm việc và nhìn chằm chằm vào cây gậy khúc côn cầu trong góc văn phòng của mình một cách kỳ quái, thì các khả tính này được vạch ra như một chân trời ảo, mơ hồ mà nếu tôi phó mặc cho ký ức hoặc trí tưởng tượng, tôi có thể tạo ra cụ thể hơn theo cách này hay cách khác bằng cách (tái hiện) nó một cách rõ ràng trong ký ức hay trí tưởng tượng. Hoặc tôi có thể chỉ đơn giản là tắm mình trong ánh sáng yếu ớt của hoài niệm mà cây gậy tỏa ra cho tôi. Ở đây chúng ta có thể nghĩ về món mứt quả của Proust và chân trời ký ức và phóng tưởng rộng lớn mà nó mở ra cho gã kể chuyện của ông. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tác động vào cây gậy theo thái độ của kẻ tham gia, chuẩn bị sẵn sàng và dùng nó đập vào mặt băng. Trong trường hợp đó, chúng ta thực sự đắm chìm vào việc nhận ra một khả tính nào đó được mô tả bằng chân trời bên ngoài thực tế trống rỗng của đối tượng, và khi làm như vậy, chúng ta đánh mất tầm nhìn về chính cây gậy vốn tạo ra những khả tính này.

3. Chân trời của Ngôn từ

Trong phần này, tôi sẽ xem xét việc so sánh ngôn từ với công cụ và xem chúng ta cũng có thể coi ngôn từ được nhận thức ở mức độ nào khi sở hữu những chân trời giống như của công cụ.18 Một số giới hạn của khảo sát hiện tại cần được lưu ý ngay từ đầu. (1) Tôi sẽ tập trung vào ngôn từ được nói ra mà bỏ qua ngôn ngữ viết. Ở đây không thể tiếp tục theo đuổi mức độ mà sự ra đời của chữ viết làm thay đổi mối quan hệ của chúng ta với toàn bộ ngôn ngữ, kể cả ngôn ngữ nói.19 (2) Mặc dù tôi sẽ không thảo luận về các ngôn ngữ ký hiệu, nhưng tôi tin rằng mọi điều tôi nói ở đây về ngôn từ nói bằng phương thức thính giác cũng nên áp dụng cho ngôn từ ký hiệu bằng phương thức cử chỉ-thị giác. (3) Tôi sẽ tập trung chủ yếu vào các từ có nội dung cụ thể, chẳng hạn như danh từ, động từ và tính từ có thể được sử dụng để chọn ra các đối tượng, sự kiện và thuộc tính trong môi trường không-thời gian. Điều này có nghĩa là tôi đang tạm gác sang một bên (a) các từ nội dung trừu tượng, rõ ràng không có chiếu vật không-thời gian và (b) các từ chức năng như liên từ và giới từ rõ ràng không thực hiện vai trò tham chiếu. Tôi tin có những lý do cơ bản để coi các từ có nội dung cụ thể như vậy là nền tảng trong vốn từ vựng của cá nhân, và coi những từ trừu tượng và chức năng là phái sinh hoặc phụ trợ liên quan đến những từ nội dung cụ thể. Nhưng việc biện hộ cho quan điểm này không thể đưa ra ở đây.20,21          

Có lẽ không có lớp từ nào minh họa rõ ràng về tính chân trời của từ hơn là tên riêng. Do mối liên hệ mật thiết giữa tên và đối tượng mà nó đặt tên, và do tính cụ thể và riêng biệt của chiếu vật, nên các tên gọi đặc biệt phong phú về nội dung liên quan. Tôi đang ngồi đọc sách ở bàn. Tôi nghe thấy tiếng chuông điện thoại của bạn gái tôi ở phòng bên cạnh. Cô ấy trả lời, nhưng tôi không thể nghe thấy những gì cô ấy nói qua bức tường. Tiếp theo là tiếng ồn ào phấn khích, và một lát sau, cô ấy đã ở trước cửa văn phòng của tôi, tay cầm điện thoại, nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt: “Tim đấy!” cô vui vẻ thông báo. Tim, em trai tôi đã đi khắp thế giới kể từ khi học xong đại học, và trong nhiều tháng qua tôi đã không hề được nghe giọng nói của nó. Khi nghe thấy tên Tim, thì khuôn mặt nó đã hiện lên trong tâm trí tôi, một hình ảnh lờ mờ về Tim hầu như được đánh thức cùng với khung cảnh trực quan thực tế về văn phòng của tôi và cô bạn gái mà tôi đang tri giác. Hình ảnh lóe lên rồi mờ đi, không phải là ký ức cụ thể này hay khác về em trai tôi. Nó không có tất cả các chi tiết của một nhận thức thực tế, thậm chí không có một hình ảnh kỷ niệm hoặc tưởng tượng được gợi lên một cách có chú tâm, chủ động.           

Đó đúng hơn là sự tô điểm mờ nhạt của một số đặc điểm điển hình: nụ cười ngượng ngùng, đôi mắt xanh sáng, mái tóc xù – những nét tiêu biểu, hơi biếm họa trên khuôn mặt cậu ấy, miêu tả cậu ấy trong mắt tôi luôn trẻ hơn một chút so với thực tế. Dự đoán sẽ nói chuyện với cậu ấy qua điện thoại, tai tôi đã sẵn sàng để nghe giọng nói của cậu ấy và tôi có thể nghe thấy lời chào vui vẻ của cậu ấy rồi. Cùng với những hình ảnh thị giác và âm thanh lóe lên này, một cảm xúc ấm áp tràn ngập cơ thể tôi, một phần được truyền tải bởi sự nhiệt tình của bạn gái tôi, một phần được gợi lên bởi chính cái tên và ý nghĩ về em trai tôi mà nó đánh thức. Toàn bộ tư thế và cách cư xử của tôi thay đổi. Một khoảng khắc trước, tôi đã xa cách và ẩn dật để tâm vào việc đọc sách của mình, sự chú ý của tôi bị mất hút vào một số điều trừu tượng. Giờ đây thái độ cơ thể của tôi cởi mở hơn, hướng ngoại và chào đón. Như thể tôi, cả thân xác lẫn tinh thần, đang chuẩn bị chào đón em trai bằng nụ cười hân hoan và ôm lấy cậu ấy trong vòng tay. Tôi gần như mong đợi cậu ấy bằng xương bằng thịt bước qua khung cửa lao vào văn phòng của tôi.

Có thể nói, cái tên làm cho cái được đặt tên trở thành một loại hiện diện giả. Nó làm như vậy thông qua việc kích hoạt các liên kết theo chân trời mà chúng ta gắn với cái tên và nói rộng ra là với đối tượng được đặt tên. Chúng ta sẽ khám phá các chân trời này bằng cách so sánh với những chân trời của thứ công cụ mà chúng ta đã thảo luận trong phần trước. Điểm tương đồng đầu tiên cần lưu ý là nói là một hoạt động cơ thể ở một số khía cạnh tương tự như các hoạt động cơ thể khác (Bottineau 2010). Và ngôn từ được nói ra là một nhất tính không- thời gian được nhận thức ở một số khía cạnh tương tự như công cụ và các đối tượng không-thời gian chung hơn. Điều đó không có nghĩa là ngôn từ được nghe thấy là đối tượng chủ đề của một hành động nhận thức theo chủ đề, giống như một cái búa khi chúng ta nhìn chằm chằm vào nó mà không sử dụng nó. Tôi chỉ muốn nói rằng bằng cách sử dụng thông thường, từ này được đưa vào dòng nhận thức, hành động hoặc suy nghĩ toàn thể, đang mở ra giống như công cụ được đưa vào dòng nhận thức và hành động trong cách sử dụng thông thường của nó.22 Thực tế thì lời nói, theo nghĩa này, được nhận thức có vẻ quá rõ ràng là có giá trị tuyên bố dứt khoát. Tuy nhiên, nó đã liên tục bị bỏ qua trong cả truyền thống thống trị của triết học ngôn ngữ phân tích hậu-Frege và trong truyền thống hiện tượng luận, vì những lý do mà, như chúng ta sẽ thấy trong giây lát, khá dễ hiểu. Cái xu hướng đó là để nói về các khái niệm, nghĩa, ý nghĩa và quy chiếu, nhưng lại bỏ qua thành tựu đặc biệt của từ được nhận thức với tư cách là kẻ mang hoặc là phương tiện chuyên chở các thuộc tính logic và ngữ nghĩa này của từ. Chúng ta có thể nói, ngôn từ trong thực tại vật chất-âm thanh đã được trải nghiệm của chúng chỉ được coi là có tính công cụ đơn thuần, như một phương tiện để qua đó người ta truyền đạt “ý nghĩa”. Tuy nhiên, khi coi các từ chỉ đơn thuần là phương tiện, người ta đã bỏ qua cái khả tính là đặc trưng công cụ-trung gian của chúng có thể duy nhất cấu trúc nên các khả tính ngữ nghĩa và khái niệm mà nó cho phép và hạn chế.23

Trước khi hỏi về “ý nghĩa” của một từ, thì – một câu hỏi khét tiếng là không rõ ràng trong bất kỳ trường hợp nào, và một câu hỏi chứa đầy những giả định lý thuyết – các nhà hiện tượng luận nên bắt đầu bằng cách chú ý đến cách thức chúng ta trải nghiệm từ đó. Điều đầu tiên cần lưu ý là đặc điểm của từ được nói hoặc được ký hiệu phân biệt rõ ràng nhất với đối tượng không-thời gian mở rộng, cụ thể là tính thời gian duy nhất của từ được nói, điều mà các nhà ngôn ngữ học gọi là hiện tượng “nhanh chóng lịm đi” [rapid fading - Tính năng ngôn ngữ này có nghĩa là tín hiệu ngôn ngữ của con người không tồn tại theo thời gian. Các dạng sóng giọng nói nhanh chóng lịm đi và không thể nghe được nữa. Âm thanh chỉ có thể được tạo lại sau đó thông qua viết và ghi âm – HHN.] của tín hiệu lời nói. Ngay khi từ “Tim” được nói ra thì nó đã biến mất. Ngược lại, đối tượng không-thời gian vẫn tiếp tục tồn tại trong thời gian và không gian. Như chúng ta sẽ thấy, đặc điểm này của diễn ngôn nói đặc biệt quan trọng trong việc cho phép ngôn từ phục vụ mục đích xóa bỏ chính nó để hướng chúng ta tới chân trời bên ngoài của nó. Vì nó lập tức biến mất ngay sau khi được nói ra, nên ít khi một thuộc tính nội tại nào đó của bản thân từ được nói ra lưu giữ sự chú ý của chúng ta và ít khi chúng ta có thái độ của một người quan sát đối với lời nói. Khi tên của cậu ấy đã được xướng lên, suy nghĩ của tôi không phải với “Tim” mà là với Tim. Tất nhiên, đôi khi chúng ta yêu cầu nhắc lại một từ hoặc chúng ta tập trung vào giai điệu của bài phát biểu. Chúng ta có thể chuyển sự chú ý của mình sang các đặc điểm ngữ âm của một từ được nói khi chúng ta đang cố gắng phân biệt hoặc xác định từ đó, chẳng hạn như khi nói một ngôn ngữ nước ngoài. Tuy nhiên, có lẽ chỉ với sự ra đời của ngôn ngữ viết thì ngôn từ mới có được một hiện thân phù hợp để chân trời bên trong của nó được nắm bắt và khám phá chi tiết hơn thông qua thái độ của người quan sát.

________________________________________

(Còn nữa…) 

Nguồn: Hayden Kee (2020). Horizons of the word: Words and tools in perception and action. In Phenomenology and the Cognitive Sciences. Springer Nature B.V. 2020

Tác giả: Hayden Kee nhận bằng B.A. về Triết học tại Đại học Mount Allison (Canada), M.Phil. về Triết học tại K.U. Leuven (Bỉ), và bằng Tiến sĩ Triết học tại Đại học Fordham (Mỹ). Kee gia nhập Khoa Triết học tại Đại học Trung Quốc vào năm 2021. Nghiên cứu của Kee tập trung vào các vấn đề về trí óc, ngôn ngữ và khoa học nhận thức, tất cả đều được hiểu theo nghĩa rộng. Ông quan tâm đến cách thức mà ngôn ngữ và các khả tính nhận thức cao hơn khác liên quan đến các khả tính và quy trình cơ bản hơn, được thể hiện như cảm xúc, nhận thức, hành động và giao tiếp trước lời nói. Cách tiếp cận của ông đối với những câu hỏi này dựa trên truyền thống hiện tượng luận châu Âu, đặc biệt là công trình của Husserl, Heidegger và Merleau-Ponty. Ông cũng tiếp thu từ triết học phân tích; 4E khoa học nhận thức; và nghiên cứu thực nghiệm về tâm lý học, ngôn ngữ học và khoa học thần kinh.

Notes

1. Cratylus, 388c.

2. Signes 24/17.

3. See Merleau-Ponty 2012, 148, 180, 186, 192, 425; 1973, 52, 63, 86, 92, 95.

4. See Geniusas 2012; Kwan 1990; Walton 1991, 2003.

5. This section draws on work by Husserl, Heidegger, Merleau-Ponty, Schutz, and Gurwitsch, and attempts to synthesize their ideas into a consistent presentation in an idiom that is recognizable as distinctively phenomenological while still being accessible to the non-specialist. If there is anything novel in this section, it is in that synthesis and presentation. The paper’s original contributions will come in the following sections.

6. Husserl refers to this as a “familiarity” (Bekanntheit or Vorbekanntheit) characterized by “typicality,” where “types” for Husserl designate a sort of proto-conceptuality active on the level of perception, somewhat akin to Kant’s notion of a schema. See Husserl 1973, §8, 22; Lohmar 2008.

7. Cf. Husserl 1973, §22; 1959, §49.

8. Cf. Husserl 1959, §49.

9. Heidegger (1962, §§14–18) refers to these nexuses of tools and references as the equipmental and referential nexuses (Zeugzusammenhang and Verweisungszusammenhang).

10. On relevance, cf. Gurwitsch 2010, 331ff.

11. Husserl gives this impression when he illustrates the empty outer horizon in terms of a system of interconnected streets (1959, §49). This seems to suggest that the nexus of interrelations that make up the empty outer horizon is static and readymade. Indeed, one of Husserl’s favorite illustrations for the protentional character of consciousness more generally is listening to a melody that I already know. I anticipate the notes to come in a very determinate way in such a case. Contrast the case where I am listening to a melody I do not

know, and the kind of expectations about the continuation of the melody that I make under such circumstances. They are much more open, loosely outlined by my familiarity, be it naïve or cultured, with harmonic conventions generally, rather than specific expectations about the precise tone and duration of the next note as in the case where I already know the melody.

12. Husserl sometimes speaks of a style or form of determinability that characterizes the empty horizon (e.g., 1973, §8; 1982, §44; 1977, 45).

13. For Husserl, Heidegger, and Merleau-Ponty, our primary way of experiencing ourselves as agents in the world is in terms of a bodily, practical “I can” rather than a Cartesian, reflective, cognitive “I think.” See, e.g., Husserl 1989, 231ff.; Merleau-Ponty 2012, 100ff.

14. In referring to these sensorimotor images as “weak,” I have in mind the sense of weak phantasy developed by Lohmar (2008, 2010).

15. Quepons (2015, 2016) has employed the notion of horizon to explore affective dimensions of experience.

16. Cf. Merleau-Ponty’s description of how the football player experiences the space in which the match unfolds (1963, 168 f.).

17. Cf. Heidegger (1962, §16) on tool breakdown.

18. To my knowledge, this is an original proposal in the history of phenomenology. Heidegger (1962) implicitly entertains it when he asks whether language has the same kind of being as the tool. And Alfred Schutz (1962) proposed a very similar idea when he described a common appresentational character as the general form of symbolic and significative relations. As my primary objective here is not historical-exegetical, I will not pursue these connections further, though they warrant an independent study.

19. The most obvious reason for excluding writing from the initial consideration is that the spoken word can exist in the absence of a codified system of writing – it has for vast majority of human experience and continues to do so for many humans today – but not vice versa. Derrida (1981) and others have problematized the supposed priority of speech over writing, but it is beyond the scope of the current paper to consider these critiques.

20. On the concrete, embodied origins of abstract terms, see Deutscher 2005; Irwin 2017; Lakoff and Johnson 1999. On the experiential origins of some foundational function words, see Husserl 1969, 1973.

21. One might further wonder why we should focus on words at all, rather than utterances. After all, it is comparatively seldom that we encounter a word in isolation in day-to-day parlance. Further, even within linguistics, the notion of a word is a fuzzy concept. In some languages it is not even clear how the linguist should individuate words. By a “word,” I understand something very close to whatever the minimally meaningful unit of speech is that a naïve language user (i.e., one who speaks the language naturally but has no scientific or philosophical views about her language) would recognize as such. Many linguists take morphemes to be minimal units of meaning. But I do not think most naïve language users would recognize the “s” suffix in “sticks” as a commonsensically meaningful unit of language, while “stick” is certainly capable of meaning something to a competent English speaker, even when removed from a sentential context. Indeed, a rough and ready criterion

for identifying the kind of paradigmatic content words I am interested in would be any utterance that when spoken as a standalone utterance can constitute a pragmatically meaningful contribution to discourse. This would include responses to questions (A: “What are you looking for?” B: “Stick.”), effective imperatives (“Faster!” “Stop!”); single-word informative utterances (“Fire!” “Fore!”), and some interjections (“Okay,” “Ew!” “Whoa!”).

On this understanding of the word, some multi-word expressions – such as my example of “hockey stick,” which I will use below – would count as a single word. In this respect, the notion is closer to the linguistic concept of a lexeme than it is to that of the word. Of course, it is largely a convention of writing that we treat “hockey stick” as two words instead of one. Why, after all, are “skateboard” and “football” treated as one word, while “hockey stick” is treated as two? German, which is more permissive of agglutination than English, even adds a third word to create the compound “Eishockeyschläger.” Here we see a certain written language bias will inform what the naïve language user will recognize as a word, and my notion of the word becomes a technical term to the extent that it departs from the folk-linguistic counterpart on this point. My reasons for focusing on words are the following: (1) Words are the counterparts of the perceived objects and tools that they designate. Focusing on them aids in exploring the analogy between the horizons of words and tools, and their interrelations. (2) As I’ve just illustrated (and as Heidegger (1962) also noted), in everyday pragmatic contexts we do in fact encounter individual words in isolation. (3) At the crucial early stage of word learning, when word horizons are first being formed, children communicate primarily in single-word (holophrastic) utterances (Tomasello 2003). (4) Though I will not explore the topic in this paper, inner speech may employ language in a much more fragmentary, paratactic, and even holophrastic way than is normal in spoken or written discourse. This is an important realization for cognitive phenomenology, and the general account of word horizons I elaborate here should be applicable to that discussion, while an analysis in terms of utterances might not. (Cf. Bottineau 2010, 281 f., on the use of the word “dog” in inner speech. Proust’s discussions of the role words play in inner speech and reverie might also be of interest here.) (5) Finally, from a methodological perspective, a certain degree of decontextualization allows us to isolate horizonal characteristics of speech that perhaps cannot be recognized within the normal flow of conversation, even if they are still operative there. My approach here is analogous to how Heidegger (1962) alternates between examining tools in normal use and tools in breakdown situations. During normal use, certain structural features of normal use itself often elude our phenomenal view. They can be brought to light when normal use breaks down. However, we must be careful not to absolutize the experience we have of the decontextualized tool or word. It must be placed back into its natural context. Heidegger’s strategy of alternating between analyses of normal and breakdown situations is loosely parallel to my own alternation between observer and participant perspectives in the previous section. Even if this reasoning is cogent and sufficiently motivates the focus on words, it should be acknowledged that this focus entails a somewhat artificial abstraction. Further, it applies better to comparatively more analytic languages (like English or Mandarin) than it does to the more synthetic languages (like German or most languages indigenous to North America). In any case, much of what I will say here about the phenomenality and horizonality of the word should also apply, with slight modifications, to the utterance. It would be an interesting and perhaps useful task to produce a comprehensive phenomenological inventory of units of speech and their mereology. But the undertaking lies beyond the scope of the present inquiry.

22. The point can also be made in terms of a distinction between epistemic and non-epistemic perception. See Dretske 1969. For a more recent discussion in connection with Husserl’s phenomenology, see Welton 1983, 244f., and Welton 2000, 178.

23. Important exceptions include Bottineau 2010; Cowley 2014; Kiverstein and Rietveld 2018; Gahrn-Andersen 2019.

References

Abram, D. (1997). The spell of the sensuous: Perception and language in a more-than-human world. New York: Vintage.

Armstrong, D. F., & Wilcox, S. E. (2007). The gestural origin of language. Oxford: Oxford University Press.

Bergen, B. K. (2012). Louder than words: The new science of how the mind makes meaning. New York, NY: Basic Books.

Bergen, B. K., Lindsay, S., Matlock, T., & Narayanan, S. (2007). Spatial and linguistic aspects of visual imagery in sentence comprehension. Cognitive Science, 31(5), 733–764.

Berwick, R. C., & Chomsky, N. (2015). Why only us: Language and evolution. Cambridge, MA: The MIT Press.

Bottineau, D. (2010). Enaction and language. In J. Stewart, O. Gapenne, & E. A. Di Paolo (Eds.), Enaction: Toward a new paradigm for cognitive science (pp. 267–306). Cambridge, MA: The MIT Press.

Brooks, R. A. (1991). Intelligence without representation. Artificial Intelligence, 47(1), 139–159.

Brozzoli, C., Roy, A. C., Lidborg, L. H., & Lövdén, M. (2019). Language as a tool: Motor proficiency using a tool predicts individual linguistic abilities. Frontiers in Psychology, 10.

Byers, A. M. (1999). Communication and material culture: Pleistocene tools as action cues. Cambridge Archaeological Journal, 9(1), 23–41.

Clark, A., & Toribio, J. (1994). Doing without representing? Synthese, 101(3), 401–431.

Cowley, S. J. (2014). Linguistic embodiment and verbal constraints: Human cognition and the scales of time. Frontiers in Psychology, 5(October).

Cuffari, E. C., di Paolo, E., & de Jaegher, H. (2015). From participatory sense-making to language: There and Back again. Phenomenology and the Cognitive Sciences, 14(4), 1089–1125.

Derrida, J. (1981). Plato’s pharmacy. In B. Johnson (Ed.), Dissemination (pp. 63–171). Chicago: University Of Chicago Press.

Deutscher, G. (2005). The unfolding of language: An evolutionary tour of Mankind’s greatest invention. New York: Metropolitan Books.

Di Paolo, E. A., Cuffari, E. C., & de Jaegher, H. (2018). Linguistic bodies: The continuity between life and language. Cambridge, MA: The MIT Press.

van Dijk, L., & Rietveld, E. (2017). Foregrounding sociomaterial practice in our understanding of affordances: The skilled intentionality framework. Frontiers in Psychology 7.

Doyon, M., & Dumont, A. (Eds.). (2019). The imagination: Kant’s phenomenological legacy (Vol. 17) The New Yearbook for Phenomenology and Phenomenological Philosophy.

Dretske, F. (1969). Seeing And Knowing. Chicago: University Of Chicago Press.

Frege, G. (1948). Sense and reference. Philosophical Review, 57(3), 209–230.

Fuchs, T., & de Jaegher, H. (2009). Enactive intersubjectivity: Participatory sense-making and mutual incorporation. Phenomenology and the Cognitive Sciences, 8(4), 465–486.

Gahrn-Andersen, R. (2019). But language too is material! Phenomenology and the Cognitive Sciences, 18(1), 169–183.

Galetzka, C. (2017). The story so far: How embodied cognition advances our understanding of meaning-making. Frontiers in Psychology 8.

Gallagher, S. (1997). Mutual enlightenment: Recent phenomenology in cognitive science. Journal of Consciousness Studies, 4(3), 195–214.

Gallagher, S. (2017). Enactivist interventions: Rethinking the mind. Oxford: Oxford University Press.

Gallese, V. (2008). Mirror neurons and the social nature of language: The neural exploitation hypothesis. Social Neuroscience, 3(3–4), 317–333.

Geniusas, S. (2012). The origins of the horizon in Husserl’s phenomenology. Contributions to phenomenology. Springer Netherlands.

Glenberg, A. M., Webster, B. J., Mouilso, E., Havas, D., & Lindeman, L. M. (2009). Gender, emotion, and the embodiment of language comprehension. Emotion Review, 1(2), 151–161.

Golonka, S. (2015). Laws and Conventions in language-related behaviors. Ecological Psychology, 27(3), 236–250.

Gosetti-Ferencei, J. A. (2018). The life of imagination: Revealing and making the world. Columbia University Press.

Gurwitsch, A. (2010). The collected works of Aron Gurwitsch (1901–1973): Volume III: The field of consciousness: Theme, thematic field, and margin. Edited by Richard M. Zaner. Phaenomenologica 194. Dordrecht: Springer.

Hauk, O., Johnsrude, I., & Pulvermüller, F. (2004). Somatotopic representation of action words in human motor and premotor cortex. Neuron, 41(2), 301–307.

Havas, D. A., Glenberg, A. M., & Rinck, M. (2007). Emotion simulation during language comprehension. Psychonomic Bulletin & Review, 14(3), 436–441.

Heidegger, M. (1962). Being and time. Translated by John Macquarrie and Edward Robinson. New York: Harper & Row.

Heidegger, M. (1982). On the way to language. Translated by Peter D. Hertz. New York: Harper & Row.

Hockett, C. (1963). The problem of universals in language. In In Universals in Language, edited by Joseph Greenberg. Cambridge, MA: The MIT Press.

Holloway, R. L. (2012). Language and tool making are similar cognitive processes. Behavioral and Brain Sciences, 35(4), 226–226.

Husserl, E. (1959). Erste philosophie (1923/24): Zweiter teil: Theorie der phänomenologischen reduktion. Edited by Rudolf Boehm. Husserliana, VIII. Den Haag: Martinus Nijhoff.

Husserl, E. (1964). Phenomenology of internal time consciousness. Edited by Martin Heidegger. Translated by James S. Churchill. Bloomington: Indiana University Press.

Husserl, E. (1969). Formal and transcendental logic. Translated by Dorion Cairnes. The Hague: Martinus Nijhoff.

Husserl, E. (1973). Experience and judgment: Investigations in a genealogy of logic. Translated by K. Ameriks and J. Churchill. Evanston: Northwestern University Press.

Husserl, E. (1977). Cartesian meditations: An introduction to phenomenology. Martinus Nijhoff Pub: Translated by Dorion Cairns. Lexington KY.

Husserl, E. (1982). Ideas pertaining to a pure phenomenology and to a phenomenological philosophy: First book: General introduction to a pure phenomenology. Translated by F. Kersten. The Hague: Springer.

Husserl, E. (1989). Ideas pertaining to a pure phenomenology and to a phenomenological philosophy: Second book: Studies in the phenomenology of constitution. Translated by R. Rojcewicz and A. Schuwer. The Hague: Springer.

Irwin, B. A. (2017). An enactivist account of abstract words: Lessons from Merleau-Ponty. Phenomenology and the Cognitive Sciences, 16(1), 133–153.

James, W. (1890). The principles of psychology. Cambridge: Harvard University Press.

Kee, H. (2018). Phenomenology and ontology of language and expression: Merleau-Ponty on speaking and spoken speech. Human Studies, 41(3), 415–435.

Kee, H. (2019). Pointing the way to social cognition: A phenomenological approach to embodiment, pointing, and imitation in the first year of infancy. Journal of Theoretical and Philosophical Psychology.

Kiverstein, J., & Rietveld, E. (In press). Scaling-up skilled intentionality to linguistic thought.”

Kiverstein, J., & Rietveld, E. (2018). Reconceiving representation-hungry cognition: An ecological-enactive proposal. Adaptive Behavior, 26(4), 147–163.

Kwan, T.-W. (1990). Husserl’s concept of horizon: An attempt at reappraisal. In The moral sense and its foundational significance: Self, person, historicity, community: phenomenological praxeology and psychiatry, edited by Anna-Teresa Tymieniecka, 361–99. Analecta Husserliana. Dordrecht: Springer Netherlands.

Lakoff, G., & Johnson, M. (1999). Philosophy in the flesh. New York: Basic Books.

Lennon, K. (2015). Imagination and the imaginary. London: Routledge.

Lohmar, D. (2008). Phänomenologie Der Schwachen Phantasie - Untersuchungen Der Psychologie, Cognitive Science, Neurologie Und Phänomenologie Zur Funktion Der Phantasie in Der Wahrnehmung. Dordrecht: Springer.

Lohmar, D. (2010). The function of weak phantasy in perception and thinking. In D. Schmicking & S. Gallagher (Eds.), Handbook of phenomenology and cognitive science (pp. 159–177). Dordrecht: Springer Netherlands.

Marino, B. F. M., Sirianni, M., Volta, R. D., Magliocco, F., Silipo, F., Quattrone, A., & Buccino, G. (2014). Viewing photos and reading nouns of natural graspable objects similarly modulate motor responses. Frontiers in Human Neuroscience, 8.

McGinn, C. (2015). Prehension: The hand and the emergence of humanity. Cambridge, Mass: The MIT Press.

Merleau-Ponty, M. (1963). The structure of behavior. Translated by Alden L. Fisher. Boston: Beacon Press.

Merleau-Ponty, M. (1973). Consciousness and the acquisition of language. Translated by Hugh J. Silverman. Evanston: Northwestern University Press.

Merleau-Ponty, M. (2012). Phenomenology of perception. Translated by Donald Landes. New York: Routledge.

Nöe, A. (2004). Action in perception. Cambridge, Mass: MIT Press.

Pepper, K. (2014). “The phenomenology of sensorimotor understanding.” In Contemporary sensorimotor theory, edited by John Mark Bishop and Andrew Owen Martin, 53–65. cham: Springer.

Perky, C. W. (1910). An experimental study of imagination. The American Journal of Psychology, 21, 422– 452.

Quepons, I. (2015). Intentionality of moods and horizon consciousness in Husserl’s phenomenology. In Feeling and value, willing and action: Essays in the context of a phenomenological psychology, edited by Marta Ubiali and Maren Wehrle, 93–103. Phaenomenologica. Cham: Springer International Publishing.

Quepons, I. (2016). Horizonte y temple de ánimo en la fenomenología de Edmund Husserl. Revista de filosofía DIÁNOIA, 61(76), 83–112.

Rietveld, E., Denys, D., & Van Westen, M. (2018). Ecological-enactive cognition as engaging with a field of relevant affordances: The skilled intentionality framework (SIF). In Oxford handbook for embodied cognitive science, edited by Albert Newen, Leon de Bruin, and Shaun Gallagher. Oxford: Oxford University Press.

Romano, C. (2015). At the heart of reason. Edited by Anthony J. Steinbock. Translated by Michael B. Smith. Evanston: Northwestern University Press.

Schutz, A. (1962). Collected papers I. The problem of social reality. Edited by H. L. van Breda and M. A. Natanson. Phaenomenologica. The Hague: Martinus Nijhoff.

Shapiro, L. A. (2014). Review of radicalizing enactivism: Basic minds without content, by Daniel D. Hutto and Erik Myin. Mind, 123(489), 213–220.

Silverman, H. J. (1997). Inscriptions: After phenomenology and structuralism. Studies in Phenomenology and Existential Philosophy. Evanston: Northwestern University Press.

Stawarska, B. (2015). Saussure’s philosophy of language as phenomenology: Undoing the doctrine of the course in general linguistics. Oxford University Press.

Taylor, C. (2016). The language animal: The full shape of the human linguistic capacity. Cambridge, Mass: Belknap Press.

Thompson, E. (2007). Mind in life: Biology, phenomenology, and the sciences of mind. Cambridge, Mass: Harvard University Press.

Tomasello, M. (2003). Constructing a language: A usage-based theory of language acquisition. Cambridge, Mass: Harvard University Press.

Walton, R. J. (1991). “Nature and the ‘primal horizon.’” In The turning points of the new phenomenological era: Husserl research — drawing upon the full extent of his development book 1 phenomenology in the world fifty years after the death of Edmund Husserl, edited by Anna-Teresa Tymieniecka, 97–112. Analecta Husserliana. Dordrecht: Springer Netherlands. Walton, R. J. (1997). World-experience, world-representation, and the world as an idea. Husserl Studies, 14, 1–20.

Walton, R. J. (2003). On the manifold senses of Horizonedness. The theories of E. Husserl and A. Gurwitsch. Husserl Studies, 19(1), 1–24.

Welton, D. (1983). The origins of meaning: A critical study of the thresholds of Husserlian phenomenology. The Hague: Martinus Nijhoff.

Welton, D. (2000). The other Husserl: The horizons of transcendental phenomenology. Bloomington: Indiana University Press. Publisher’s note Springer Nature remains neutral with regard to jurisdictional claims in published maps and institutional affiliations.

 


 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét