Powered By Blogger

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2023

Chân trời Ngôn từ: Nhận thức và Hành động (II)

Hayden Kee

Người dịch: Hà Hữu Nga

Vì chân trời bên trong của từ biến mất nhanh chóng, nên những chân trời bên ngoài càng nổi bật hơn trong nhận thức của chúng ta về từ. Bắt đầu với chân trời bên ngoài thực sự, chúng ta có thể phân biệt các khía cạnh khác nhau. Đầu tiên, có cái mà chúng ta có thể gọi là (1) chân trời từ vựng bên ngoài thực tế: các từ có xu hướng xuất hiện trong câu. Khi đang nghe một câu, tôi giữ trong trí nhớ đang hoạt động các từ trước đó và sẵn sàng đợi một số từ khác sẽ theo sau dựa trên những gì tôi đã nghe cho đến lúc này.24 Ngữ cảnh xung quanh của lời nói tạo nên chân trời từ vựng bên ngoài thực tế của từ được nhận thức. Tiếp theo, có (2) chân trời thực tế mang tính không-thời gian bên ngoài, bao gồm bối cảnh xung quanh mà tôi thấy mình trong đó khi đang lắng nghe kẻ đối thoại của mình; (3) chân trời bên ngoài thực tế, bao gồm bất cứ điều gì thực tế nổi bật trong hoạt động hiện tại của tôi hoặc của chúng tôi; và (4) chân trời bên ngoài liên chủ thể thực tế, bao gồm (những) kẻ đối thoại của tôi. Cuối cùng, có cái mà chúng ta có thể gọi là (5) chân trời chú ý bên ngoài thực tế: Trong khi nhận thức một cách thụ động những gì người khác đang nói với tôi, tôi có thể được hướng chú ý một phần hoặc toàn bộ vào một thứ khác hoàn toàn. Tuy nhiên, để đơn giản cân bằng bài viết, tôi sẽ tập trung vào trường hợp hệ mẫu mà tôi đang chú ý hoàn toàn vào lời nói mà tôi đang nghe và cuộc trò chuyện đang diễn ra.      

Giờ đây chuyển sang các chân trời bên ngoài trống rỗng của từ, trước tiên hãy lưu ý rằng hình thức riêng biệt, cụ thể mà các từ sẽ đảm nhận trong bất kỳ trường hợp nào đều bị hạn chế nặng nề, được chỉ định và thông báo bởi tất cả các chân trời bên ngoài thực tế có liên quan vừa được thảo luận. Khi bạn gái tôi bước vào phòng với chiếc điện thoại trên tay và thông báo: “Tim đấy!” Tôi chuẩn bị cho khung cảnh theo một cách thực sự khác so với khi cô ấy bước vào phòng tay cầm một quả chuối và đưa ra thông báo tương tự. Điều này không hoàn toàn khác với cách thức mà chân trời thực tế bên ngoài của một đối tượng được nhận thức, chẳng hạn như cây gậy khúc côn cầu đã thảo luận ở trên, sẽ làm nổi bật các đặc điểm khác nhau của chân trời bên ngoài trống rỗng tùy thuộc vào ngữ cảnh và thái độ hiện tại của tôi. So sánh hiệu ứng chân trời của việc nhận thức một cây gậy khúc côn cầu trong góc văn phòng của tôi, với một cây gậy trong cửa hàng, với một cây gậy trong tủ trưng bày ở Đại sảnh Danh vọng Khúc côn cầu, với một cây gậy trong tay đối thủ khi tôi thực sự chơi khúc côn cầu.

Sự phụ thuộc hoàn toàn vào ngữ cảnh này khiến cho khó có thể nói bất cứ điều gì về chân trời bên ngoài trống rỗng của một từ nói chung. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về một loại lược đồ chân trời chung bằng cách xem xét trường hợp trong đó một từ đơn lẻ được nhận thức và hiểu bên ngoài bất kỳ ngữ cảnh từ vựng thực tế nào và trong một ngữ cảnh không-thời gian, thực tế và liên chủ thể tương đối trung tính và phi ngữ cảnh hóa. Công việc thử nghiệm về xử lý ngôn ngữ, mà tôi sẽ thảo luận chi tiết hơn bên dưới, đưa ra một bối cảnh như vậy. Sau đó, tập trung vào nhận thức một từ-đơn đối với một thuật ngữ cụ thể chẳng hạn như “gậy khúc côn cầu”, chúng ta có thể phân biệt lại giữa (1) chân trời bên ngoài từ vựng trống rỗng và cái mà chúng ta gọi là (2) chân trời bên ngoài tham chiếu trống rỗng.

(1) Phạm vi từ vựng bên ngoài trống rỗng sẽ bao gồm các thuật ngữ được liên kết điển hình, được xác định, ví dụ, bởi các quan hệ ngữ đoạn và hệ mẫu hoặc các yếu tố liên kết khác. Ví dụ: chân trời từ vựng của thuật ngữ “gậy khúc côn cầu” sẽ bao gồm các thuật ngữ liên quan như “quả bóng”, “lưới”, “bàn thắng”, v.v. Các thuật ngữ liên quan như vậy ít nhiều gần gũi trong chân trời từ vựng bên ngoài trống rỗng, trong khi toàn bộ ngôn ngữ, hay vốn từ vựng của tôi, cấu thành toàn bộ chân trời từ vựng trống rỗng.

(2) Đường chân trời bên ngoài tham chiếu trống rỗng sẽ bao gồm một phong cách không xác định liên quan đến gậy khúc côn cầu nói chung. Nghĩa là, từ “gậy khúc côn cầu” sẽ gợi ra một dự đoán động cơ cảm nhận mờ về gậy khúc côn cầu nói chung, hoặc có lẽ là một cây gậy khúc côn cầu mẫu. Việc nghe thấy từ “gậy khúc côn cầu” gợi ra một cách yếu ớt nhận thức về một cây gậy khúc côn cầu, cùng với những chân trời trống rỗng liên quan đến một cây gậy khúc côn cầu thực sự được nhận thức (bao gồm quả bóng, lưới, khung thành, v.v.). Điều này cũng sẽ giữ trung gian cho các từ liên quan trong chân trời từ vựng trống rỗng, sẽ ngầm gợi ra những chân trời quy chiếu tương ứng của chúng. Điều quan trọng là phải hiểu rằng chân trời tham chiếu trống rỗng được nhắm đến đối tượng một cách có ý hướng: nó bao gồm các mối quan hệ ngụ ý có ý hướng của kẻ sử dụng ngôn ngữ với chiếu vật được đề cập. Nó liên kết chủ thể với một đối tượng (hoặc đối tượng điển hình hóa, hoặc các đối tượng thuộc loại này nói chung) theo nghĩa của nó đối với chủ thể. Cái tên “Tim” không đề quy chiếu vào một đối tượng không-thời gian được cá thể hóa nào đó một cách độc lập với những gì kẻ nói thực hành với nó. Thay vào đó, nó liên hệ tôi với em trai tôi khi tôi thường xuyên nhận thức, tương tác và liên hệ tình cảm với cậu ấy. Chân trời quy chiếu, nghĩa là, liên hệ chúng ta với một kẻ hoặc đối tượng được điển hình hóa theo nghĩa mà kẻ kia hoặc đối tượng đó dành cho chúng ta.25

Hình 1 cho thấy loại hình học của các chân trời của từ được nhận thức mà tôi vừa vạch ra. Lưu ý rằng sẽ có một mức độ phản ánh nhất định giữa hai chân trời trống rỗng của từ, chân trời từ vựng và chân trời quy chiếu. Các thuật ngữ được liên kết trong chân trời từ vựng của “gậy khúc côn cầu” sẽ có trong các chân trời quy chiếu tương ứng của chúng những sự vật được ám chỉ trong các chân trời liên quan của chính cây gậy khúc côn cầu, vốn là chiếu vật chính trong chân trời quy chiếu của thuật ngữ “gậy khúc côn cầu”. Sau đó, để tưởng tượng các chân trời từ vựng và quy chiếu trong một không gian chân trời được trừu tượng hóa từ bất kỳ thời điểm kinh nghiệm nhất định nào, chúng ta có thể hình dung hai lớp liên kết chân trời, một lớp dày đặc thể hiện các mối quan hệ quy chiếu giữa các sự vật, và một lớp ít đậm đặc hơn ở trên nó thể hiện các mối quan hệ chân trời giữa các từ. Ngoài các mối quan hệ bên giữa sự vật và ngôn từ tương ứng, sẽ có vô số liên kết “dọc” giữa bản thân sự vật và ngôn từ. Tuy nhiên, mặc dù chúng ta có thể phân biệt giữa hai cấp độ, nhưng sự khác biệt là một cấp độ tương đối trong chính lĩnh vực trải nghiệm tri giác, chứ không phải giữa hai lĩnh vực khác nhau trong đời sống nhận thức hoặc trải nghiệm của chúng ta. Dựa trên những xem xét này, chúng ta cũng có thể mở rộng thảo luận về các chân trời của công cụ, hoặc đối tượng được nhận thức một cách tổng quát hơn, để bao gồm cả chân trời từ vựng. Bởi vì các mối liên hệ mà chúng ta hình thành giữa ngôn từ và sự vật diễn ra theo cả hai hướng, nên việc nhận thức một đối tượng sẽ gợi nhớ đến tên gọi của đối tượng đó, giống như việc nghe thấy tên gọi sẽ gợi nhớ đến sự vật được gọi tên. Và do đó, theo hàm ý về chân trời, gậy khúc côn cầu và các chân trời của thiết bị liên quan của nó hầu như được đánh thức khi nghe thấy từ “gậy khúc côn cầu” và ngược lại, “gậy khúc côn cầu” và từ vựng khúc côn cầu liên quan được đánh thức khi nhìn thấy cây gậy khúc côn cầu.

Tôi không khẳng định rằng loại hình học được trình bày trong Hình 1 là hoàn chỉnh, cũng như không khẳng định rằng có thể không có các loại hình học khả thể thay thế cho mô tả hiện tượng luận hiệu quả về không gian chân trời của lời nói được nhận thức. Tuy nhiên, bất kỳ loại hình học thay thế nào cũng phải tính đến các đặc điểm được giải thích trong loại hình học của tôi. Chân trời bên ngoài trống rỗng của mọi chân trời là cái mà các nhà hiện tượng luận gọi là thế giới (cf. Walton 1997; Geniusas 2012, 195ff.). Chúng ta có thể nói nhiều về điều này, những chân trời trống rỗng nói chung, xem xét chúng trong một trường hợp tương đối phi ngữ cảnh hóa. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra khi các từ được sử dụng trong ngữ cảnh đàm thoại tự nhiên hơn? Như chúng ta đã thấy ở trên, khi cây gậy khúc côn cầu được đưa vào hoạt động một cách thành thạo, bản thân cây gậy và chân trời bên trong nó hoàn toàn biến mất khỏi tiêu điểm rõ ràng của tay chơi khúc côn cầu, mà sự chú ý của kẻ đó hoàn toàn dành cho việc hiện thực hóa một khả tính đã được hình dung trước trong chân trời bên ngoài trống rỗng của cây gậy. Tương tự như vậy, trong cuộc trò chuyện trôi chảy, chúng ta hoàn toàn mải mê theo dõi những gì kẻ đối thoại đang nói và đóng góp của riêng mình đến mức chúng ta hoàn toàn không nhận thức rõ ràng về chính ngôn từ được nhận thức. Lời nói biến mất hoàn toàn khỏi tiêu điểm của chúng ta để hướng sự chú ý của chúng ta về phía những gì chúng ta đang thảo luận. Và mặc dù chủ đề thảo luận có thể hiện có sẵn để nhận thức trong môi trường xung quanh (“hãy nhìn cây gậy khúc côn cầu ở đằng kia”), nhưng không cần thiết. Thật vậy, chúng ta thậm chí không bị hạn chế nói về quá khứ, hiện tại, tương lai hiện thực, hay thậm chí những tình huống khả thể mang tính danh nghĩa (“Hãy tưởng tượng Sidney Crosby đang trượt băng một cách oai hùng ngoài vũ trụ, xử lý gọn gàng qua hàng phòng thủ giữa các thiên hà…”).26

Ở đây chúng tôi đánh dấu một sự khác biệt quan trọng giữa những chân trời trống rỗng bên ngoài của ngôn từ và những chân trời của công cụ. Các khả tính được mô tả trong các chân trời bên ngoài trống rỗng của cây gậy khúc côn cầu được định hình về phương diện hệ mẫu bằng loại cam kết nhân quả, không-thời gian mà cây gậy có thể dấn vào. Chúng phụ thuộc vào sự hợp tác động cơ cảm nhận của cơ thể tôi và mối tương tác vật chất của môi trường, những yếu tố thực tế bị hạn chế nặng nề bởi các quy luật nhân quả. Ngược lại, mối liên hệ giữa ngôn từ và chân trời trống rỗng bên ngoài của nó là hoàn toàn thông thường và do đó không đòi hỏi mối tương tác nhân quả như vậy giữa ngôn từ được nói ra và những chân trời mà nó phác họa. Chúng ta có thể nói, các liên kết thu được cấu trúc nên chân trời bên ngoài trống rỗng của ngôn từ được thiết lập thông qua các liên kết thông thường, võ đoán hơn là thông qua các tương tác nhân quả-vật chất vốn chủ yếu (mặc dù không độc quyền) phác họa các chân trời bên ngoài của công cụ. Đây là điều làm cho ngôn từ trở thành một công cụ tượng trưng mạnh mẽ và là giá đỡ cho trí tưởng tượng: ngôn từ có thể được giải ngữ cảnh hóa và tái ngữ cảnh hóa một cách dễ dàng hơn nhiều so với công cụ thực tế.  

Hãy xem xét ba cách mà thông qua đó chúng ta có thể được xuất trình với tình huống giải trí ở trên: “Sidney Crosby đang trượt băng một cách oai hùng trong không gian vũ trụ.” (1) Việc thực sự nhận thức được tình huống này sẽ đòi hỏi phải có sự biến đổi đáng kể các quy luật tự nhiên như chúng ta biết hoặc những tiến bộ to lớn về công nghệ: trong những trường hợp bình thường, Sidney Crosby không thể trượt băng ngoài không gian. (2) Ngoài ra, tôi có thể mô phỏng trực quan hình ảnh Crosby trượt băng ngoài vũ trụ. Điều này là khả thể (tôi sẽ làm ngay bây giờ) nhưng đòi hỏi mức độ tập trung cao để tiêu khiển với hình ảnh, đặt gánh nặng lên nguồn nhận thức của chúng ta và gây khó khăn cho việc tiêu khiển với các biến thể và sự tiếp nối tưởng tượng hơn nữa của tình huống. Ngược lại, (3) với ngôn ngữ, tôi có một cách thức trống rỗng, chi phí thấp về mặt nhận thức để tiêu khiển cái khả tính mà Sidney Crosby trượt băng ngoài vũ trụ. Hơn nữa, tôi có thể dễ dàng xây dựng tình huống bằng cách chơi chữ, bổ sung thêm các biến thể hay thay đổi và phần tiếp theo của câu chuyện của mình (“Crosby bị hất tung lên mặt trời và rơi, giống như Icarus, và toàn bộ ước tính đến 93 triệu dặm, xuống biển"). Trên cơ sở của những biến thể và sự tiếp nối mang tính biểu tượng như vậy, tôi có thể chọn cách mô phỏng trực quan một tình huống tiêu khiển với mức độ sống động cao hơn hoặc thấp hơn, giống như khi đọc một cuốn tiểu thuyết, người ta có thể tưởng tượng chi tiết hơn hoặc ít hơn về những gì đang được mô tả. Tuy nhiên, liệu sự khác biệt giữa chức năng hệ mẫu của ngôn từ và công cụ được lưu ý ở đây có phải là sự khác biệt về mức độ hay loại hay không, giờ là lúc phải được xem xét.          

4. Khác biệt về loại hoặc mức độ?

Trong các phần trước, tôi đã thảo luận về những khía cạnh mà ngôn từ và công cụ có cấu trúc chân trời tương tự bắt nguồn từ nhận thức và hành động. Người ta thường lập luận rằng có những đặc điểm dứt khoát của ngôn ngữ giúp phân biệt nó với các phương thức nhận thức phi ngôn ngữ. Tuy nhiên, trên cơ sở của những cân nhắc trước đó, chủ thuyết ngoại lệ như vậy có thể bị thách thức. Trong phần này, tôi nhấn mạnh sự khác biệt về mức độ và các tương đồng giữa việc vận hành bằng các dấu hiệu và các đối tượng mà ở đó những kẻ khác đã thấy sự khác biệt về loại. Những cân nhắc này tạo thành một phần của lập luận lớn hơn, một mặt ủng hộ tính liên tục giữa hành động và nhận thức liên quan đến các đối tượng, và mặt khác là việc sử dụng ngôn ngữ, sẽ được trình bày chi tiết trong phần này và hai phần tiếp theo. Với những chân trời bên ngoài hoàn toàn trống rỗng, có thể được “hiện thực hóa” bằng trí tưởng tượng một cách dễ dàng hoặc thậm chí dễ dàng hơn trong nhận thức, chúng ta có thể nói rằng ngôn từ giống như những công cụ của trí tưởng tượng. Nhà ngôn ngữ học Charles Hockett đã xác định sự thay thế, khả năng ngôn ngữ hướng chúng ta đến những gì không có ở đây và bây giờ, là một trong những thuộc tính phân biệt của ngôn ngữ loài người (Hockett 1963). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không rõ liệu khả năng định hướng chúng ta đến cái vắng mặt này có nên được coi là sự khác biệt về loại giữa ngôn từ đầy quyền năng và loại công cụ khiêm tốn hơn hay chỉ đơn thuần là sự khác biệt về chức năng chính, với cả công cụ và ngôn từ sở hữu các chân trời ảo ở các mức độ khác nhau. Như chúng ta đã thấy, công cụ cũng có những chân trời trống rỗng của nó, và có thể hướng chúng ta bằng cách tưởng tượng và ký niệm đến những gì không có và không thể được trình hiện trong thực tính. Cây gậy khúc côn cầu cũng là một biểu tượng, và thế giới, như Augustine nhận xét, đầy những dấu hiệu. Ngược lại, ngôn từ thường nhằm hướng chú ý của chúng ta đến những gì hiện diện trong môi trường trực tiếp và chúng đóng một vai trò quan trọng trong dòng hoạt động thực tiễn. Thật vậy, ngay cả khi việc sử dụng “trực tuyến" [online] này không phải là cách sử dụng ngôn ngữ phổ biến nhất về phương diện thống kê trong cuộc sống hàng ngày của một người sử dụng ngôn ngữ thành thạo, thì vẫn có thể lập luận rằng ở một số khía cạnh thiết yếu, nó là nền tảng cho việc sử dụng “ly tuyến" [offline] đối với ngôn từ.

Một điểm tương đồng khác là mặc dù các chân trời trống rỗng của ngôn từ trong diễn ngôn bình thường ít bị hạn chế bởi các mối quan hệ nhân quả, hiện thực hơn so với các quan hệ của công cụ, nhưng trong lịch sử học tập của chúng ta, có thể hợp lý khi cho rằng các chân trời của cả hai được định hình bằng các cơ chế tương tự đã lắng đọng thành những liên tưởng quen thuộc. Chỉ kể tên một cơ chế nổi bật, các chân trời thực tế bên ngoài của chiếc búa được hình thành một cách hợp lý về mặt tạo sinh thông qua các mối quan hệ về mức độ phù hợp và sự liên tưởng mà tôi đã nhìn thấy chiếc búa gia nhập, hoặc trong sự liên tưởng mà chính tôi đã sử dụng chiếc búa, trong quá khứ: chiếc búa quy chiếu đến đinh và gỗ bởi vì tôi đã thấy nó xuất hiện và đưa nó vào mối tiếp xúc nhân quả có ý nghĩa với những thứ này. Tương tự như vậy, các chân trời của từ “búa” chủ yếu được đặt ra trong những trải nghiệm ban đầu với cả ngôn từ và đối tượng khi cả hai đi vào mối quan hệ liên tưởng đa phương thức: khi còn nhỏ, tôi đã nghe thấy từ “búa” khi chiếc búa nổi bật trong bối cảnh liên chủ thể và thực tế. Thông qua mối liên tưởng ấy, ngôn từ tiếp tục quy chiếu đến cái búa một cách trống rỗng ngay cả khi không có cái búa, giống như cái búa tiếp tục quy chiếu đến đinh, gỗ ngay cả khi không thấy vật nào trong chân trời nhận thức thực tế.27          

Ai đó có thể phản đối rằng từ “quy chiếu”, một mặt, đang được sử dụng một cách mơ hồ trong trường hợp là búa “quy chiếu” đến đinh và gỗ, còn mặt khác là trường hợp của từ “búa” quy chiếu đến những chiếc búa. Có vẻ như điều mà các nhà hiện tượng luận, theo Heidegger, nghĩ đến khi họ nói về cái búa quy chiếu đến đinh và gỗ chẳng mấy liên quan đến cái mà các nhà triết học ngôn ngữ chính thống, đi theo Frege, đã nghĩ đến khi thảo luận về mối quan hệ quy chiếu giữa dấu hiệu và đối tượng mà nó biểu thị.28 Câu trả lời của tôi, mà tôi chỉ có thể trình bày sơ lược ở đây, là đặc tính quy chiếu của dấu hiệu là sự tinh lọc của đặc tính quy chiếu của công cụ, và của các đối tượng tri giác nói chung. Nhìn chung, chúng tôi coi các dấu hiệu là công cụ mà nó có nhiệm vụ cụ thể là quy chiếu (theo nghĩa rộng của thuật ngữ đó). Bị loại bỏ khỏi phần còn lại của mối gắn kết thực tế của chúng ta với thế giới, đặc tính quy chiếu của dấu hiệu có thể được khai thác và thể hiện chính xác hơn nhiều so với các đặc tính đó trong các công cụ hoặc đối tượng trải qua cuộc sống của chính chúng, có thể nói như vậy, và có các vai trò khác để lấp đầy bên ngoài nhiệm vụ quy chiếu riêng biệt. Các dấu hiệu giống như các công cụ quy chiếu chuyên dụng cao, lại càng giống với một công cụ riêng biệt để sửa chữa xe đạp chỉ phục vụ một chức năng hơn là giống như một cái búa hoặc chiếc cưa đa năng. Nhưng khi xử lý các dấu hiệu như vậy, chúng ta không đầu tư cho chúng một đặc tính hoàn toàn mới mà không một hiện tượng được nhận thức nào khác có được. Thay vào đó, chúng ta đang khai thác và tinh chỉnh chất lượng liên quan, quy chiếu phổ biến đối với tất cả các trải nghiệm nhận thức. Đôi khi, một đối tượng đảm nhận một thứ gì đó gần với đặc điểm quy chiếu riêng biệt này đối với chúng ta. Một bộ quần áo hoặc đồ trang sức có thể luôn gợi nhớ đến người yêu vắng mặt, kẻ đã hiện diện trong đó chẳng khác nào cái tên của người yêu. Do đó, thuật ngữ “quy chiếu” không được xác định một cách mập mờ trong hai trường hợp. Thay vào đó, nó được xác định theo cách loại suy, trong đó phép loại suy ở đây được hiểu theo nghĩa thống nhất thông qua một ý nghĩa chung.29

Hãy xem xét một khía cạnh khác, trong đó ngôn từ nói ra ban đầu dường như hoàn toàn khác với công cụ, nhưng khi suy ngẫm kỹ hơn, một điểm tương đồng được bộc lộ. Ngôn ngữ học cấu trúc nhấn mạnh rằng ngôn từ thuộc về một hệ thống ngôn ngữ trong đó ý nghĩa của bất kỳ một từ nào đều được xác định bởi sự tính gần gũi, vị trí liền kề và sự khác biệt của nó so với phần còn lại của các dấu hiệu trong hệ thống. Một số người cấu trúc luận và hậu cấu trúc luận đã hiểu sâu sắc điều này đến mức tuyên bố rằng ý nghĩa của một dấu hiệu chỉ được tìm thấy trong tính phủ định và sự khác biệt, trong sự tương phản của một dấu hiệu với tất cả các dấu hiệu khác trong một hệ thống. Ngược lại, thoạt nhìn có thể thấy rằng công cụ cầm tay đứng ở đó với tính khẳng định thuần túy, “ý nghĩa” của nó tự nó đã được trao cho như vốn có. Nhưng như chúng ta đã thấy, ý nghĩa của công cụ cũng được đồng-xác định bởi các mối quan hệ mà nó đứng trong một tổng thể các công cụ, vật liệu và các dự phóng khác: “ý nghĩa” của cái búa, chúng ta có thể nói, là chức năng riêng biệt mà nó thực hiện trong toàn bộ thiết bị, một chức năng mà cưa, đinh, kìm và tua vít không thực hiện được. Trong phạm vi đó, giá trị chức năng của nó cũng được xác định thông qua các mối quan hệ khác biệt của nó với các công cụ và vật liệu khác. Giống như việc chúng ta làm cho công cụ giống với ngôn từ hơn bằng cách thừa nhận rằng “ý nghĩa” của nó được xác định một phần thông qua tính phủ định, chúng ta cũng có thể thách thức quan điểm của những người cấu trúc luận (hoặc hậu cấu trúc luận) rằng ý nghĩa của một dấu hiệu trong một hệ thống dấu hiệu chỉ được xác định duy nhất thông qua mối quan hệ phủ định với các dấu hiệu khác. Các liên tưởng mà người sử dụng ký hiệu hình thành giữa các ký hiệu và, về phương diện hệ mẫu, các chiếu vật của chúng, có thể đóng vai trò “khẳng định” trong việc xác định ý nghĩa của các ký hiệu. Nếu chúng ta tránh cách đọc cực đoan, chỉ phủ định về cấu trúc luận, thì sẽ dễ dàng nhận thấy những cách thức mà cấu trúc luận và hiện tượng luận có thể được dung hòa về nhận thức đối tượng và ký hiệu. Không phải ngẫu nhiên mà khi nhà hiện tượng luận Merleau-Ponty bắt đầu đọc các tác phẩm cấu trúc luận trong giai đoạn giữa sự nghiệp của mình, ông đã thấy bản chất khác biệt của ký hiệu không phải là đặc điểm riêng của ngôn ngữ, mà là một nguồn cấu trúc để mô tả nhận thức một cách tổng quát hơn. Đặc trưng quan hệ triệt để của ý nghĩa ký hiệu trong công trình của de Saussure hẳn đã gây ấn tượng với Merleau-Ponty như một cái gì đó giống như một cách giải thích tổng thể, mang tính quan hệ về nhận thức lấy cảm hứng từ hiện tượng luận và tâm lý học hành vi mà ông đã phát triển trong các tác phẩm sớm của mình.30

Cuối cùng, người ta có thể nghĩ rằng các thuộc tính cú pháp của các từ cấu thành các đặc điểm độc đáo hoàn toàn khác với bất kỳ loại thuộc tính nào đặc trưng cho các công cụ và việc sử dụng chúng. Nhưng ở đây một lần nữa chúng ta thấy rằng những đặc điểm như vậy không phải là không có bản sao của chúng ở một mức độ kinh nghiệm cơ bản hơn. Các mô thức tương tác mà chúng ta tham gia khi sử dụng các công cụ có thể được coi là được cấu trúc bởi một “ngữ pháp hành động” tương tự như ngữ pháp ngôn ngữ học được hiểu theo nghĩa hẹp hơn. Thật vậy, người ta đã lập luận rằng thậm chí có thể có đồng-tiến hóa giữa sự phát triển của các nguồn nhận thức cần thiết cho thao tác và sản xuất công cụ trình thức và đối tượng, cùng các cấu trúc nhận thức hỗ trợ cú pháp ngôn ngữ học.31 Các giải thích như vậy có thể đưa ra một tường trình hợp lý hơn, theo chủ thuyết tiệm tiến về sự xuất hiện của năng lực ngôn ngữ từ những khả năng nhận thức cơ bản có trước đó hơn là những cách giải thích có tính chất nhảy vọt thừa nhận sự xuất hiện đột ngột của một năng lực ngôn ngữ mô đun với rất ít hoặc không có tiền lệ tiến hóa. Các xem xét này rất quan trọng để hiểu tính liên tục giữa ngôn từ và các loại đối tượng tri giác khác, mà tôi sẽ theo dõi chi tiết hơn trong các phần sau. Giờ đây, tôi muốn nhấn mạnh rằng sự so sánh không chỉ đơn thuần là phép loại suy hay phép ẩn dụ trống rỗng, hình thức, mà đúng hơn đó là những điểm tương đồng cụ thể, mang tính hiện tượng.     

_________________________________________

 

(Còn nữa….)

 

Nguồn: Hayden Kee (2020). Horizons of the word: Words and tools in perception and action. In Phenomenology and the Cognitive Sciences. Springer Nature B.V. 2020.

 

Tác giả: Hayden Kee nhận bằng Cử nhận Triết học tại Đại học Mount Allison (Canada), Thạc sĩ Triết học tại K.U. Leuven (Bỉ), và Tiến sĩ Triết học tại Đại học Fordham (Mỹ). Kee gia nhập Khoa Triết học tại Đại học Trung Quốc vào năm 2021. Nghiên cứu của Kee tập trung vào các vấn đề về trí óc, ngôn ngữ và khoa học nhận thức, tất cả đều được hiểu theo nghĩa rộng. Ông quan tâm đến cách thức mà ngôn ngữ và các khả tính nhận thức cao hơn khác liên quan đến các khả tính và quy trình cơ bản hơn, được thể hiện như cảm xúc, nhận thức, hành động và giao tiếp trước lời nói. Cách tiếp cận của ông đối với những câu hỏi này dựa trên truyền thống hiện tượng luận châu Âu, đặc biệt là công trình của Husserl, Heidegger và Merleau-Ponty. Ông cũng tiếp thu từ triết học phân tích; 4E khoa học nhận thức; và nghiên cứu thực nghiệm về tâm lý học, ngôn ngữ học và khoa học thần kinh.

 

Notes

24. The phenomenological counterpart terms to working memory and such primed anticipation are retention and protention (Husserl 1964). I leave open the question concerning at what point a word held in retention should be seen as passing from an actual to an empty outer horizon. It seems to me that the border between such horizons is gradual rather than abrupt.

25. Bottineau (2010) puts much the same point in even more forceful terms: “Speaking does not refer to the world; it causes an experience that happens to coincide or not with the narrow situation or the larger reality such as it is enacted, and has to be mapped against the environmental medium, including the psychological environment” (277).

26. Symbolic play – e.g., pretending to play hockey with a tree branch – and pretense – e.g., using a hockey stick to pretend to play hockey in the absence of puck, ice, and opponents – are interesting intermediary cases between normal tool use and normal linguistic usage. Unsurprisingly, they appear to play an important role in language acquisition.

27. Di Paolo et al. 2018 have developed a non-representational, enactivist account of reference complementary to the phenomenological account developed here. See especially chapters 8 and 11.

28. The term from Heidegger’s Being and Time that I here translate as “reference” is Verweisung, while in Frege’s canonical sense-reference distinction (Frege), the term usually rendered in English as “reference” is Bedeutung.

29. This is the sense of analogy Aristotle has in mind when he says that “being” is predicated analogously. See Metaphysics 4.2 (1003a33–35).

30. On the reconciliation of structuralist and phenomenological ideas approaches, especially in the work of Merleau-Ponty, see Silverman 1997; Stawarska 2015. David Abram (1997) has also emphasized the relational nature of perception in his work on Merleau-Ponty.

31. See, e.g., McGinn’s (2015) “grip-action theory” of the emergence of syntactic and referential characteristics of language.

References

Abram, D. (1997). The spell of the sensuous: Perception and language in a more-than-human world. New York: Vintage.

Armstrong, D. F., & Wilcox, S. E. (2007). The gestural origin of language. Oxford: Oxford University Press.

Bergen, B. K. (2012). Louder than words: The new science of how the mind makes meaning. New York, NY: Basic Books.

Bergen, B. K., Lindsay, S., Matlock, T., & Narayanan, S. (2007). Spatial and linguistic aspects of visual imagery in sentence comprehension. Cognitive Science, 31(5), 733–764.

Berwick, R. C., & Chomsky, N. (2015). Why only us: Language and evolution. Cambridge, MA: The MIT Press.

Bottineau, D. (2010). Enaction and language. In J. Stewart, O. Gapenne, & E. A. Di Paolo (Eds.), Enaction: Toward a new paradigm for cognitive science (pp. 267–306). Cambridge, MA: The MIT Press.

Brooks, R. A. (1991). Intelligence without representation. Artificial Intelligence, 47(1), 139–159.

Brozzoli, C., Roy, A. C., Lidborg, L. H., & Lövdén, M. (2019). Language as a tool: Motor proficiency using a tool predicts individual linguistic abilities. Frontiers in Psychology, 10.

Byers, A. M. (1999). Communication and material culture: Pleistocene tools as action cues. Cambridge Archaeological Journal, 9(1), 23–41.

Clark, A., & Toribio, J. (1994). Doing without representing? Synthese, 101(3), 401–431.

Cowley, S. J. (2014). Linguistic embodiment and verbal constraints: Human cognition and the scales of time. Frontiers in Psychology, 5(October).

Cuffari, E. C., di Paolo, E., & de Jaegher, H. (2015). From participatory sense-making to language: There and Back again. Phenomenology and the Cognitive Sciences, 14(4), 1089–1125.

Derrida, J. (1981). Plato’s pharmacy. In B. Johnson (Ed.), Dissemination (pp. 63–171). Chicago: University Of Chicago Press.

Deutscher, G. (2005). The unfolding of language: An evolutionary tour of Mankind’s greatest invention. New York: Metropolitan Books.

Di Paolo, E. A., Cuffari, E. C., & de Jaegher, H. (2018). Linguistic bodies: The continuity between life and language. Cambridge, MA: The MIT Press.

van Dijk, L., & Rietveld, E. (2017). Foregrounding sociomaterial practice in our understanding of affordances: The skilled intentionality framework. Frontiers in Psychology 7.

Doyon, M., & Dumont, A. (Eds.). (2019). The imagination: Kant’s phenomenological legacy (Vol. 17) The New Yearbook for Phenomenology and Phenomenological Philosophy.

Dretske, F. (1969). Seeing And Knowing. Chicago: University Of Chicago Press.

Frege, G. (1948). Sense and reference. Philosophical Review, 57(3), 209–230.

Fuchs, T., & de Jaegher, H. (2009). Enactive intersubjectivity: Participatory sense-making and mutual incorporation. Phenomenology and the Cognitive Sciences, 8(4), 465–486.

Gahrn-Andersen, R. (2019). But language too is material! Phenomenology and the Cognitive Sciences, 18(1), 169–183.

Galetzka, C. (2017). The story so far: How embodied cognition advances our understanding of meaning-making. Frontiers in Psychology 8.

Gallagher, S. (1997). Mutual enlightenment: Recent phenomenology in cognitive science. Journal of Consciousness Studies, 4(3), 195–214.

Gallagher, S. (2017). Enactivist interventions: Rethinking the mind. Oxford: Oxford University Press.

Gallese, V. (2008). Mirror neurons and the social nature of language: The neural exploitation hypothesis. Social Neuroscience, 3(3–4), 317–333.

Geniusas, S. (2012). The origins of the horizon in Husserl’s phenomenology. Contributions to phenomenology. Springer Netherlands.

Glenberg, A. M., Webster, B. J., Mouilso, E., Havas, D., & Lindeman, L. M. (2009). Gender, emotion, and the embodiment of language comprehension. Emotion Review, 1(2), 151–161.

Golonka, S. (2015). Laws and Conventions in language-related behaviors. Ecological Psychology, 27(3), 236–250.

Gosetti-Ferencei, J. A. (2018). The life of imagination: Revealing and making the world. Columbia University Press.

Gurwitsch, A. (2010). The collected works of Aron Gurwitsch (1901–1973): Volume III: The field of consciousness: Theme, thematic field, and margin. Edited by Richard M. Zaner. Phaenomenologica 194. Dordrecht: Springer.

Hauk, O., Johnsrude, I., & Pulvermüller, F. (2004). Somatotopic representation of action words in human motor and premotor cortex. Neuron, 41(2), 301–307.

Havas, D. A., Glenberg, A. M., & Rinck, M. (2007). Emotion simulation during language comprehension. Psychonomic Bulletin & Review, 14(3), 436–441.

Heidegger, M. (1962). Being and time. Translated by John Macquarrie and Edward Robinson. New York: Harper & Row.

Heidegger, M. (1982). On the way to language. Translated by Peter D. Hertz. New York: Harper & Row.

Hockett, C. (1963). The problem of universals in language. In In Universals in Language, edited by Joseph Greenberg. Cambridge, MA: The MIT Press.

Holloway, R. L. (2012). Language and tool making are similar cognitive processes. Behavioral and Brain Sciences, 35(4), 226–226.

Husserl, E. (1959). Erste philosophie (1923/24): Zweiter teil: Theorie der phänomenologischen reduktion. Edited by Rudolf Boehm. Husserliana, VIII. Den Haag: Martinus Nijhoff.

Husserl, E. (1964). Phenomenology of internal time consciousness. Edited by Martin Heidegger. Translated by James S. Churchill. Bloomington: Indiana University Press.

Husserl, E. (1969). Formal and transcendental logic. Translated by Dorion Cairnes. The Hague: Martinus Nijhoff.

Husserl, E. (1973). Experience and judgment: Investigations in a genealogy of logic. Translated by K. Ameriks and J. Churchill. Evanston: Northwestern University Press.

Husserl, E. (1977). Cartesian meditations: An introduction to phenomenology. Martinus Nijhoff Pub: Translated by Dorion Cairns. Lexington KY.

Husserl, E. (1982). Ideas pertaining to a pure phenomenology and to a phenomenological philosophy: First book: General introduction to a pure phenomenology. Translated by F. Kersten. The Hague: Springer.

Husserl, E. (1989). Ideas pertaining to a pure phenomenology and to a phenomenological philosophy: Second book: Studies in the phenomenology of constitution. Translated by R. Rojcewicz and A. Schuwer. The Hague: Springer.

Irwin, B. A. (2017). An enactivist account of abstract words: Lessons from Merleau-Ponty. Phenomenology and the Cognitive Sciences, 16(1), 133–153.

James, W. (1890). The principles of psychology. Cambridge: Harvard University Press.

Kee, H. (2018). Phenomenology and ontology of language and expression: Merleau-Ponty on speaking and spoken speech. Human Studies, 41(3), 415–435.

Kee, H. (2019). Pointing the way to social cognition: A phenomenological approach to embodiment, pointing, and imitation in the first year of infancy. Journal of Theoretical and Philosophical Psychology.

Kiverstein, J., & Rietveld, E. (In press). Scaling-up skilled intentionality to linguistic thought.”

Kiverstein, J., & Rietveld, E. (2018). Reconceiving representation-hungry cognition: An ecological-enactive proposal. Adaptive Behavior, 26(4), 147–163.

Kwan, T.-W. (1990). Husserl’s concept of horizon: An attempt at reappraisal. In The moral sense and its foundational significance: Self, person, historicity, community: phenomenological praxeology and psychiatry, edited by Anna-Teresa Tymieniecka, 361–99. Analecta Husserliana. Dordrecht: Springer Netherlands.

Lakoff, G., & Johnson, M. (1999). Philosophy in the flesh. New York: Basic Books.

Lennon, K. (2015). Imagination and the imaginary. London: Routledge.

Lohmar, D. (2008). Phänomenologie Der Schwachen Phantasie - Untersuchungen Der Psychologie, Cognitive Science, Neurologie Und Phänomenologie Zur Funktion Der Phantasie in Der Wahrnehmung. Dordrecht: Springer.

Lohmar, D. (2010). The function of weak phantasy in perception and thinking. In D. Schmicking & S. Gallagher (Eds.), Handbook of phenomenology and cognitive science (pp. 159–177). Dordrecht: Springer Netherlands.

Marino, B. F. M., Sirianni, M., Volta, R. D., Magliocco, F., Silipo, F., Quattrone, A., & Buccino, G. (2014). Viewing photos and reading nouns of natural graspable objects similarly modulate motor responses. Frontiers in Human Neuroscience, 8.

McGinn, C. (2015). Prehension: The hand and the emergence of humanity. Cambridge, Mass: The MIT Press.

Merleau-Ponty, M. (1963). The structure of behavior. Translated by Alden L. Fisher. Boston: Beacon Press.

Merleau-Ponty, M. (1973). Consciousness and the acquisition of language. Translated by Hugh J. Silverman. Evanston: Northwestern University Press.

Merleau-Ponty, M. (2012). Phenomenology of perception. Translated by Donald Landes. New York: Routledge.

Nöe, A. (2004). Action in perception. Cambridge, Mass: MIT Press.

Pepper, K. (2014). “The phenomenology of sensorimotor understanding.” In Contemporary sensorimotor theory, edited by John Mark Bishop and Andrew Owen Martin, 53–65. cham: Springer.

Perky, C. W. (1910). An experimental study of imagination. The American Journal of Psychology, 21, 422– 452.

Quepons, I. (2015). Intentionality of moods and horizon consciousness in Husserl’s phenomenology. In Feeling and value, willing and action: Essays in the context of a phenomenological psychology, edited by Marta Ubiali and Maren Wehrle, 93–103. Phaenomenologica. Cham: Springer International Publishing.

Quepons, I. (2016). Horizonte y temple de ánimo en la fenomenología de Edmund Husserl. Revista de filosofía DIÁNOIA, 61(76), 83–112.

Rietveld, E., Denys, D., & Van Westen, M. (2018). Ecological-enactive cognition as engaging with a field of relevant affordances: The skilled intentionality framework (SIF). In Oxford handbook for embodied cognitive science, edited by Albert Newen, Leon de Bruin, and Shaun Gallagher. Oxford: Oxford University Press.

Romano, C. (2015). At the heart of reason. Edited by Anthony J. Steinbock. Translated by Michael B. Smith. Evanston: Northwestern University Press.

Schutz, A. (1962). Collected papers I. The problem of social reality. Edited by H. L. van Breda and M. A. Natanson. Phaenomenologica. The Hague: Martinus Nijhoff.

Shapiro, L. A. (2014). Review of radicalizing enactivism: Basic minds without content, by Daniel D. Hutto and Erik Myin. Mind, 123(489), 213–220.

Silverman, H. J. (1997). Inscriptions: After phenomenology and structuralism. Studies in Phenomenology and Existential Philosophy. Evanston: Northwestern University Press.

Stawarska, B. (2015). Saussure’s philosophy of language as phenomenology: Undoing the doctrine of the course in general linguistics. Oxford University Press.

Taylor, C. (2016). The language animal: The full shape of the human linguistic capacity. Cambridge, Mass: Belknap Press.

Thompson, E. (2007). Mind in life: Biology, phenomenology, and the sciences of mind. Cambridge, Mass: Harvard University Press.

Tomasello, M. (2003). Constructing a language: A usage-based theory of language acquisition. Cambridge, Mass: Harvard University Press.

Walton, R. J. (1991). “Nature and the ‘primal horizon.’” In The turning points of the new phenomenological era: Husserl research — drawing upon the full extent of his development book 1 phenomenology in the world fifty years after the death of Edmund Husserl, edited by Anna-Teresa Tymieniecka, 97–112. Analecta Husserliana. Dordrecht: Springer Netherlands. Walton, R. J. (1997). World-experience, world-representation, and the world as an idea. Husserl Studies, 14, 1–20.

Walton, R. J. (2003). On the manifold senses of Horizonedness. The theories of E. Husserl and A. Gurwitsch. Husserl Studies, 19(1), 1–24.

Welton, D. (1983). The origins of meaning: A critical study of the thresholds of Husserlian phenomenology. The Hague: Martinus Nijhoff.

Welton, D. (2000). The other Husserl: The horizons of transcendental phenomenology. Bloomington: Indiana University Press. Publisher’s note Springer Nature remains neutral with regard to jurisdictional claims in published maps and institutional affiliations.

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét