GS. Tưởng Vi Văn **
Tóm tắt
Bài viết này lấy Tụy Tiên đường (萃先堂 Hội quán Tiên hiền) của Minh Hương, Trừng
Hán cung (澄漢宮 Miếu Quan công), Phúc Kiến Hội quán (福建會館), Quảng Triệu - Quảng
Châu và Triệu Khánh - Hội quán (廣肇會館), Triều Châu Hội quán (潮州會館), Hải Nam Hội quán (海南會館), Trung Hoa Hội quán (中華會館) và chợ truyền thống Hội An như một cấu trúc không
gian xã hội (場域) để quan sát, từ góc độ xã
hội ngôn ngữ học và nhân học văn hóa khảo sát mối tương tác và tiếp xúc văn hóa
giữa người Minh Hương, người Hoa và người Việt Nam đương đại tại Hội An, Việt
Nam. Hầu hết người Minh Hương đã kết hôn với người Việt địa phương trong quá
trình bản địa hóa. Không ít người Trung Quốc đến Việt Nam tương đối muộn vẫn
duy trì bản sắc dân tộc của năm bang hội người Trung Quốc. Trong quá trình bản
địa hóa của người Minh Hương và người Hoa, ngoài việc chịu ảnh hưởng của văn
hóa Việt Nam địa phương, một số nền văn hóa của các dân tộc Trung Quốc cũng được
bảo tồn trong văn hóa địa phương.
1. Lời nói đầu
Từ giữa thế kỷ 16 đến cuối
thế kỷ 18, khi Việt Nam đang trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh lấy sông Gianh
(1) làm ranh giới giữa miền bắc và miền nam (Trần, 2002: 312; Quách Chấn Đạc,
Trương Tiểu Mai, 2001: 459). Để tăng thu nhập, chính quyền miền Bắc (Chúa Trịnh)
đã sử dụng Phố Hiến để phát triển mậu dịch, trong khi chính quyền miền Nam (Chúa
Nguyễn) dùng Hội An làm nơi giao thương quốc tế.
Vào nửa sau thế kỷ 15, nhà
Hậu Lê đem quân đánh chiếm Chiêm Thành, Hội An thuộc quyền Chiêm Thành là một
trong những thương cảng quốc tế quan trọng ở Đông Nam Á. Hội An dưới sự cai trị
của Chúa Nguyễn vẫn duy trì các đặc sắc của một thương cảng quốc tế. Vào thời điểm
đó, tham gia buôn bán tại Hội An gồm có các thương nhân Bồ Đào Nha, Đế quốc Đại
Minh, Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan và các nơi khác (Trần Kinh Hòa, 1957: 273; Trương, Đinh, và Lê, 2006:
371; Hoa kiều chí Biên toản Ủy viên hội, 1958: 32; Wheeler, 2003; Hoàng Lan Tường,
2004; Trịnh Vĩnh Thường, 2013). Hầu hết người thời
nhà Minh đã đến Hội An nhân gió mùa đông bắc vào mùa đông, và sau đó lợi dụng gió
mùa tây nam vào mùa hè để trở về Trung Quốc, do đó, người Việt còn gọi họ là
người Tàu (trong tiếng Việt “người Tàu” có nghĩa là “người đến bằng thuyền”.
Nơi mà các thương nhân Đại
Minh buổi đầu tụ tập với nhau tại Hội An được gọi là “Cửa khẩu khách Đại Minh”
(大明客 Đại Minh khách khẩu), về
sau được gọi là Phố Đại Đường (大唐街 Đại Đường nhai), tất cả đều
là nơi cư trú tạm thời (Trần Kinh Hòa, 1965). Kể từ khi Đế quốc Đại Minh diệt vong, ngày càng
có nhiều người nhà Minh chuyển đến Hội An để tránh chiến tranh hoặc không cam
thần phục Mãn Thanh. Vào thời điểm đó, vùng đất Quảng Nam của Chúa Nguyễn cách
xa nhà Thanh, và không có áp lực nào từ cuộc xâm lược của quân Thanh. Do đó, chúa
Nguyễn chào đón người nhà Minh, nhằm sử dụng tài nguyên của họ để chiến đấu chống
lại chúa Trịnh và thúc đẩy sự khai thác cương vực phương nam (Trần Kinh Hòa,
1957: 276, 1965: 1). Thần thuộc của Trịnh Thành Công
là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên v.v., trong bối cảnh lịch sử này cũng
đưa quân đến cậy nhờ dưới trướng nhà Chúa.
Theo ghi chép trong tập
thứ năm “Đại Nam Thực lục tiền
biên” của sử quan nhà Nguyễn, thì tổng binh Long
Môn Dương Ngạn Địch và tổng binh Cao Lôi Liêm Trần Thượng Xuyên và những người
khác vào năm 1679 đã đưa hơn 3.000 binh sĩ đến cậy nhờ chúa Nguyễn lúc ấy (Đằng
Nguyên Lợi Nhất Lang, 1949: 379; Trần Kinh Hòa, 1960: 436; Hoa Kiều chí Biên toản ủy viên hội,
1958: 32; Trịnh Thụy Minh, 1976: 25–26; Hứa Văn Đường, Tạ Kì Ý, 2000: 3; Đặng, 2010: 8; Mio, 2008: 5). Chúa Nguyễn phong
quan cho bọn Trần Thượng Xuyên và những người khác và chịu trách nhiệm việc khai
khẩn miền Nam, gồm cả Gia Định, Định Tường, và Biên Hòa, v.v., (Trần Kinh
Hòa,1960: 437, 1968).
Chúa
Nguyễn đã ban đặc ân cho người Minh được lập quê hương thứ hai tại Việt Nam,
nghĩa là thành lập một tổ chức thôn xã đặc
biệt có tên là “Minh hương xã” (明香社). Ý nghĩa của “Minh hương xã” là “giữ gìn hương hỏa nhà Minh” (Trần Kinh Hòa, 1964: 6). Hầu hết những người đàn ông ở Minh Hương là
người Minh hoặc Minh Việt hỗn huyết, trong khi phụ nữ ở đó lại chủ yếu là người
Việt Nam (Trần Kinh Hòa, 1965). Năm 1802, Thế tổ nhà Nguyễn thống
nhất Việt Nam lấy “Thuận Hóa” (Huế*) ở Trung Bộ làm thủ đô và thành lập triều
đại nhà Nguyễn cuối cùng của Việt Nam. Năm 1807, Nguyễn Thế tổ đã ra lệnh thành
lập “Minh Hương xã” trong cả nước để quản lý con cháu của nhà Minh và biên nhập
hộ tịch cho họ. Đến khi Nguyễn Thánh tổ (Minh Mạng*) tức vị năm 1827 thì bắt
đầu đổi Minh hương (明香 Hương hỏa nhà Minh) thành Minh hương (明鄉) tức là người sống trong các hương
(xã) của người Minh, và nhập tịch Việt Nam (Trần
Kinh Hòa, 1965: 1; Đằng Nguyên Lợi Nhất Lang, 1976: 260).
Bên nhà Thanh, thời gian đó
vẫn còn nhiều người Thanh chuyển đến Hội An (Hứa Văn Đường, 2012). Sau
đó một phần những người nhập cư này chọn gia nhập Minh hương, trong khi có một
số người vẫn duy trì bản sắc dân tộc của năm bang hội người Hoa, và đều lấy các
Hội quán làm trung tâm tổ chức hội viên. Vì quyền của người Minh Hương được ưu đãi
hơn so với thương nhân người Thanh, nên người Thanh đến Việt Nam thời nhà Thanh
chỉ kết hôn với phụ nữ Việt Nam và con cháu của họ cũng tự coi mình là người
Minh Hương. (Hoa Kiều chí Biên toản Ủy viên hội, 1958: 41; Mio, 2008: 10).
Do đó, người Minh Hương
không còn chỉ là nguyên nghĩa Minh triều hương hỏa nữa, mà chỉ chung các đời
con cháu của thực tiễn thông hôn Hoa Việt. Hiện tại, người Minh Hương đều sử dụng
tiếng Việt và hòa nhập hoàn toàn vào văn hóa địa phương của Việt Nam, hạng mục dân tộc trong thẻ căn cước của họ cũng đăng
ký dân tộc chủ thể là “người Kinh”. Người Minh Hương
cũng giống như “Đường Sơn công” đã di cư sang Đài Loan trong những ngày đầu. Đường
Sơn công do thông hôn và quá trình bản đại hóa cuối cùng đã hình thành nên một
bản sắc người Đài Loan địa phương (Tưởng Vi Văn, 2013).
So với thân phận Kinh tộc
của người Minh hương, người Hoa tất thuộc một trong số 54 dân tộc được chính phủ
Việt Nam chính thức công nhận. Ngoài tiếng Việt, hầu hết người Trung Quốc cũng sử
dụng tiếng Hoa (tiếng phổ thông) hoặc các nhóm dân tộc bản địa, như tiếng địa
phương Quảng Đông hoặc Phúc Kiến ở các cấp độ khác nhau (Tưởng Vi Văn, 2013). Đối
với các Hoa Kiều và doanh nhân Đài Loan, vì họ vẫn có quốc tịch Trung Quốc hoặc
Đài Loan và không có quốc tịch Việt Nam, nên họ không thuộc phạm vi của nghiên
cứu này. (3)
Hội An, nằm ở miền trung
Việt Nam, vẫn bảo tồn lịch sử văn hóa thương mại đa quốc gia từ thế kỷ 15 và được
UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1999. Bài viết này lấy Tụy Tiên đường của Minh
Hương, Trừng Hán cung, Phúc Kiến Hội quán, Quảng Triệu Hội quán, Triều Châu Hội
quán, Hải Nam Hội quán, Trung Hoa Hội quán và chợ truyền thống Hội An như một cấu
trúc không gian xã hội để quan sát, từ góc độ xã hội ngôn ngữ học và nhân học
văn hóa khảo sát mối tương tác và tiếp xúc văn hóa giữa người Minh Hương, người
Hoa và người Việt Nam đương đại tại Hội An, Việt Nam, để hiểu được sự khác biệt
trong quá trình bản địa hóa giữa người Minh Hương và người Hoa ở Việt Nam. Thời
gian nghiên cứu thực địa cho nghiên cứu này là ngày 21 - 23 tháng 11 năm 2012, và từ ngày 22 tháng 12
năm 2013, đến ngày 31 tháng 3 năm 2014.
Lý do lựa chọn Hội An
trong nghiên cứu này như sau: Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 tại Việt
Nam, cả nước có 85.846.997 người, trong đó 823.071 là người Trung Quốc, chiếm
0,96% cả nước (Tổng cục Thống kê,
2010). Ngoài ra, theo thông tin mà Serizawa (2007:
66) có được thông qua Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh có
tổng cộng 524.000 người Trung Quốc vào năm 1992 (khoảng 12,5% dân số thành phố).
Tổng dân số của Hội An là khoảng 120.000 người, trong đó khoảng 2.000 người
Minh Hương và người Hoa, chiếm khoảng 2% nhân khẩu thành phố. (4) So với tỷ lệ
người Hoa cao hơn ở Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ ở Hội An gần với tỷ lệ dân số người
Hoa toàn Việt Nam. Ngoài ra, do dân số và không gian của Hội An nhỏ, việc tiến
hành điều tra thực địa dễ dàng hơn với thời gian và nguồn lực hạn chế.
2. Lịch sử
phố cổ và không gian phân bố
Hầu hết các ngôi nhà liên
quan đến người Minh Hương hoặc người Hoa tại Phố cổ Hội An hiện phân bố trên đường
Trần Phú và các phố xung quanh. Phố Trần Phú và khu vực xung quanh là khu du lịch
phổ biến nhất đối với du khách trong và ngoài nước. Phố Trần Phú cũng chính là phố
Đại Đường, nơi tập trung người Minh buổi đầu. Trong thời thuộc địa Pháp, phố
này được gọi là phố Nhật Bản. (5) Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thống nhất đất
nước, nó được đổi thành phố Trần Phú, là tên của tổng bí thư đầu tiên của Đảng
Cộng sản Việt Nam (10-1930 đến 9 - 1931). Điều này cho thấy vị thế của Đảng Cộng
sản Việt Nam đối với mối quan hệ người Minh Hương / người Hoa và lập trường
quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
Hội quán Minh hương và Hội
quán năm bang hội người Hoa chủ yếu được phân bố trên đường Trần Phú. Nhìn trên
bản đồ, từ phải sang trái là Hội quán Triều Châu, Hội quán Quỳnh Phủ (Hải Nam),
Minh hương Tụy Tiên đường, Trừng Hán cung (Miếu Quan Công), Minh hương Phật tự
(nay đổi tên thành Bảo tàng Lịch sử Hội An), Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Trung
Quốc (năm bang hội), Hội quán Quảng Đông, Nhật Bản kiều và Cẩm Phô Hương Hiền
đình (Minh hương). Bang hội duy nhất trong số năm bang người Hoa ở Hội An không
có hội quán riêng là “Gia Ứng bang”. (6) Ngoài ra, Văn Thánh miếu do người Minh
hương lập ra nằm trên phố Phan Chu Trinh, cách nhau bởi một con phố. Ngôi mộ của Khổng Thiên
Như, người đứng đầu Thập đại lão của Minh hương Hội An, nằm trong Tự viên Pháp
Bảo ở ngã tư đường Phan Chu Trinh và Hai Bà Trưng. Ngôi mộ khác của một trong
Thập đại lão Chu Kỳ Sơn nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Trần Hưng Đạo. Ngoài
ra, Chùa Chúc thánh trên đường Tôn Đức Thắng ở phía bắc của con phố cổ được nhà
sư nước Đại Minh từ Tuyền Châu, Phúc Kiến là Hòa thượng Minh Hải sáng lập. Ngoài
ra còn có nhiều ngôi mộ của người Minh hương, người Hoa và người Việt Nam trong
chùa Chúc Thánh. Ví dụ, một số môn đệ của Đại sư Huệ Hồng và Trịnh môn Ngô thị
(Pháp danh: Diệu Thành), người đã góp phần tạo ra Minh hương Tụy Tiên đường và
một trong ba gia đình họ Trương cũng được chôn cất tại đây. Đối diện với chùa
Chúc Thánh là Bia tưởng niệm Liệt sĩ chống Nhật người Hoa, Đền Thanh Minh, và khu
mộ Vạn thiện Đồng quy của người Hoa. Theo những ngôi mộ mà tôi đã quan sát, bia
mộ của người Trung Quốc (dù sớm hay muộn) và bia mộ của người Minh Hương thời kỳ
đầu chủ yếu được viết bằng chữ Hán, bia mộ của người Minh Hương và người Việt
Nam gần đây (sau những năm 1940) chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ của Việt Nam, cũng
có sự kết hợp giữa chữ Hán và chữ quốc ngữ Việt Nam. Hiện tượng này cũng phản
ánh bối cảnh lịch sử của việc Việt hóa của người Minh Hương và việc chuyển đổi
từ chữ Hán sang chữ quốc ngữ Việt Nam.
Song song với phố Trần
Phú, con đường tiếp theo ở phía nam hiện được gọi là phố Nguyễn Thái Học. Dưới
thời thuộc Pháp, phố Nguyễn Thái Học được gọi là phố Quảng Đông. Từ phố Nguyễn
Thái Học về phía nam là đường bờ sông, phố Bạch Đằng. Vào thời kỳ đầu của Phố cổ
Hội An, phố Trần Phú là phố chính. Sau đó, do sự bồi lắng của phù sa sông, nó
liên tiếp dồn tụ lại ở phố Nguyễn Thái Học và phố Bạch Đằng (Diệp Truyền Hoa, 1962).
Ba con phố cổ này đã từng là những con đường nơi người Minh Hương / người Hoa tụ
tập. Do giải phóng miền Nam Việt Nam vào năm 1975 và cuộc xung đột biên giới Việt
Nam - Trung Quốc năm 1979, chính sách bài Hoa của Việt Nam đã khiến một số lượng
lớn người Hoa di cư ra nước ngoài. Hiện tại, người Hoa vẫn sống ở Phố cổ Hội An
nhưng tương đối hiếm.
3. Tụy Tiên
đường Minh Hương và Trừng Hán cung
Tụy Tiên đường Minh Hương,
gọi tắt là Tụy Tiên đường, tọa lạc tại số
14 đường Trần Phú (7). Tụy Tiên đường hiện
là Hội quán Minh Hương tiêu biểu và rộng lớn ở khu vực Hội An, vẫn có người
Minh Hương qua lại. Vẫn còn có những ý kiến khác nhau về niên đại sớm nhất xây
dựng Tụy Tiên đường. Cho dù không có sự thống
nhất về niên đại thành lập, nhưng dựa vào bản
giới thiệu bằng gỗ ở cửa vào Tụy Tiên đường,
thì thấy nội dung được viết vào khoảng cuối thế kỷ 18 (8).
Tuy nhiên, lược sử về kiến
trúc vật lý giới thiệu biển đề trong tòa nhà được ghi lại vào năm 1820. Ở phía
bên trái sảnh chính của Tụy Tiên
đường (hướng ra ngoài), dòng chữ trên văn bia Duy
Tân năm thứ hai của Việt Nam (1908) ghi như sau: Năm đầu tiên thời Minh Mệnh làm
biển ngạch tiên hiền Tụy Tiên đường…Năm Thành Thái thứ mười bảy chọn dời
đến bên trái Trừng Hán cung…”. Năm đầu tiên thời
Hoàng đế Minh Mệnh chính là 1820 và năm thứ 17 Thành Thái là năm 1905. Nếu dòng
chữ trên là chính xác, thì Tụy Tiên đường
được xây dựng vào năm 1820 và sau đó chuyển đến vị trí hiện tại vào năm 1905.
Theo nghiên cứu của học
giả người Nhật Tam Vĩ Dụ Tử - Yuko Sano (Mio, 2008: 9), việc xây dựng Tụy Tiên
đường phải vào khoảng năm 1827 khi “Minh hương xã” (明香社
- hương hỏa) chính thức được
đổi thành “Minh hương xã” (明鄉社 - hương ấp). Vì người
Minh Hương có thể được hưởng mức thuế ưu đãi cho người Hoa ở nước ngoài, vả
chăng việc miễn cho người thường dân Việt Nam khỏi phải thực hiện nghĩa vụ binh
dịch và lao dịch, sự độc lập của các Hội quán Trung Quốc và Hội quán Phúc Kiến từ
trước đều đem lại lợi thế là giữ được bản sắc duy nhất của người Minh Hương.
Học giả Trung Quốc Lý Khánh Tân (2009: 211)
cho rằng đó phải là năm 1653, ông cho biết: “Năm 2001, tác giả đã đến Hội An để
khảo sát”, tại Tụy Tiên đường Minh Hương ông phát hiện ra biển đề “Năm Quý Tỵ
Khánh Đức” (1653*) dâng
cúng “Tam giới Phục ma Đại đế”, “Thần uy viễn chấn
thiên tôn” (Quan Vân Trường sau khi mất được sắc phong là: “Tam giới Phục ma Đại
đế Thần uy Viễn chấn Thiên tôn Quan thánh Đế quân" và được lập miếu thờ ở
nhiều nơi tại Trung Quốc và Việt Nam*). Theo tấm biển này, Lý Khánh Tân đã xác định niên
đại xây dựng Tụy Tiên đường. Trên thực tế, tấm biển này phải thuộc về bức tường
ngăn của Trừng Hán cung. Theo bài viết của Trần Kinh Hòa (Chen, 1960: 18), tấm biển này được gắn ở Trừng Hán cung.
Ngoài ra, khi tôi đi khảo sát vào năm 2012 và 2013, tấm biển thực sự nằm ở Trừng
Hán cung.
Có ba lý do chính để nói tấm
biển này không phải của Tụy Tiên đường: Trước hết, giai đoạn đầu, Hội quán Minh
hương chủ yếu dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên và thứ đến là để thờ phụng các
vị thần linh; nội dung của tấm biển phù hợp hơn với tín ngưỡng thờ Quan Công.
Thứ hai, căn cứ vào văn bia đề Duy Tân năm thứ hai, thì ứng với việc thiết lập
vào năm 1820; sự khác biệt giữa niên đại này và chủ trương của Lý Khánh Tân năm
1653 cách nhau đến 167 năm, điều này dường như không thể xảy ra. Thứ ba, tác giả
đã hỏi chuyện tiên sinh Tăng Xuyên, Hội chủ ủy hội quản lý Tụy Tiên đường, và được
xác nhận rằng trong quá trình quản lý Tụy Tiên đường ông đã không hề thấy tấm
biển này.
Tụy Tiên đường chủ yếu thờ
cúng tổ tiên “Mười vị đại lão”, “Sáu họ” và “Ba nhà” người Minh Hương, cán bộ
Minh hương xã các thời kỳ và các chí sĩ có công thành lập Tụy Tiên đường, sau
đó là sự thờ phụng các vị thần linh. Không ít nhà nghiên cứu đã hiểu sai về “Mười
vị đại lão” (十大老), “Sáu họ” (六姓) và “Ba nhà” (三家). Những hiểu lầm này chủ yếu xuất phát từ sự hiểu sai
về bài vị thần chủ của chính điện và dòng chữ “Duy Tân năm thứ hai”. Ví dụ, Lý Khánh Tân (2009: 215) cho là “Chánh
Đường tự” (正堂祀) “Minh hương lịch đại tiên hiền” (明鄉歷代先賢) trong đó thờ cúng Mười
vị đại lão hương quan, đó là tổ tiên khai sơn của Minh Hương xã (明香社) Hội An. Thờ cúng sáu vị
Hương lão là Hứa, Ngụy, Ngô, Ngũ,
Trang, Thiệu. Hương trưởng thờ Ngô Đình
Khoan, Tẩy Quốc Tường, Trang Hoằng Cơ…”. Đàm Chí Từ (2005: 44) cho rằng “Họ thuộc
về sáu họ Ngụy, Ngô, Hứa, Ngũ, Trang, và người Minh
Hương gọi mười người sáng lập này là “Thập lão” (十老) hoặc “Tiền hiền” (前賢). Hoàng
Lan Tường (2004: 171) cũng tuyên bố rằng “Tổ tiên
của người Minh Hương Hội An là mười đại lão thuộc năm họ Ngụy, Trang, Ngô,
Thiệu, Hứa, và sáu họ khác, và sau đó là ba đại
gia Tẩy Quốc công, Ngô Đình công, Trương Hoằng công, v.v., đều là hậu duệ của
các cựu thần di dân của nhà Minh.
Nội dung văn bia
“Duy Tân năm thứ hai” nói trên viết:
“Mười đại lão gia thuộc năm họ Ngụy, Trang, Ngô, Thiệu,
Hứa cựu thần nhà Minh vậy. Vận khí nhà Minh đã cạn, lòng người dời đổi há thêm
một lần phò tá, thuận lòng ẩn giấu chức quan danh tiếng, lánh đất phương nam, dẫu
rằng người vẫn người Đường tại phương nam đây, lấy lại chữ Minh còn là quốc hiệu
vậy. Ba mươi sáu tỉnh đều còn đất sống, nhưng Quảng Nam đây xứ sở khởi đầu, trước
đến Trà Nhiêu (9) rồi chuyển Hội An đồng rộng, sông nguồn đẹp đẽ, lợi thông núi
biển…Mười đại lão rồi cũng qua đời (10), ba đại gia kế nghiệp gồm Tẩy Quốc
công, Ngô Đình công, Trương Hoằng công (11)…”
Bởi vì dòng chữ được viết
bằng chữ Hán cổ, “…Ngụy Trang Ngô
Thiệu Hứa ngũ thập đại lão giả…”, nên nhìn chung,
nó sẽ được hiểu là “Ngụy, Trang, Ngô, Thiệu, Hứa” và sáu họ khác là mười đại lão. Có phải là nhà bi văn Trương
Đồng Hiệp đã viết không chính xác hay đúng là như vậy?
Tác giả so sánh các bài
viết tiếng Trung của Trần Kinh Hòa
(Trần Kinh Hòa, 1957: 282) và tiếng Việt (Trần Kinh Hòa, 1960: 21) và thấy rằng chỉ có “thập đại lão” và “tam
gia” được đề cập trong các bài viết tiếng Trung, nhưng trong các bài viết tiếng
Việt, trích dẫn “Tụy Tiên đường tiền hương hiền phổ đồ bản” của Lý Thành Ý được viết vào năm 1880, rõ ràng chỉ ra rằng
“thập đại lão”, “lục tính” và “tam gia” là ba nhóm người ở các giai đoạn khác
nhau. Sự không thống nhất giữa phiên bản tiếng Trung và phiên bản tiếng Việt là
rất lạ. Có lẽ các học giả tiếng Trung sau Trần Kinh Hòa chỉ đọc các bài viết tiếng
Trung của họ Trần, vì vậy mà “thập đại lão” và “lục tính” đã bị trộn lẫn với
nhau.
_____________________________________
Nguồn: 蔣為文,越南會安古城當代明鄉人、華人及越南人之互動關係與文化接觸,《亞太研究論壇》第61 期(2015.12), pp. 131–155; ©中央研究院 人文社會科學研究中心 亞太區域研究專題中心; Tưởng Vi Văn, Việt Nam Hội An cổ thành đương đại Minh Hương nhân, Hoa
nhân cập Việt Nam nhân chi hỗ động quan hệ dữ văn hóa tiếp xúc; “Á Thái
nghiên cứu luận đàn” đệ 61 kì (2015. 12), pp. 131–155; Trung ương Nghiên cứu viện Nhân văn Xã
hội Khoa học Nghiên cứu Trung tâm Á Thái khu vực Nghiên cứu Chuyên đề trung tâm.
Người dịch: Hà Hữu Nga
Tác giả: GS. Tưởng Vi Văn
(蔣為文 15 tháng 9 năm 1971 - ), nhà ngôn ngữ
học Đài Loan, tác gia, nhà văn, người thúc đẩy phong trào ngôn ngữ Đài Loan và
chuyên gia nghiên cứu Việt Nam, người khu Cương Sơn, thành phố Cao Hùng, hiện sống
ở thành phố Đài Nam. Ông giảng dạy tại Khoa Văn học Đài Loan tại Đại học Quốc
gia Thành Công, đồng thời là giám đốc của Trung tâm Trắc nghiệm Ngôn ngữ Đài
Loan của Đại học Quốc gia Thành Công, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam
của Đại học Quốc gia Thành Công, Chủ tịch Hiệp hội Đài Loan La Mã tự Đài Loan,
Phó Chủ tịch của Hiệp hội Đài Loan Nam xã, người sáng lập Hiệp hội Giáo sư Khu
nam, giám đốc của Tổ chức Giáo dục Ngôn ngữ Đài Loan, Tổng thư ký của Ủy ban Văn
bút Đài Loan, giám đốc điều hành của Hội văn hóa Đài Loan - Việt Nam. Ông là
thành viên của ủy ban giáo dục địa phương của thành phố Đài Nam, thành viên của
ủy ban giáo dục địa phương của thành phố Cao Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị,
Phó tổng thư ký đầu tiên của Hiệp hội Đông Nam Á Đài Loan và là thành viên của
Ủy ban thực hiện tiếng Quan thoại của Bộ Giáo dục.
Chú thích
* Luận văn này là một trong những kết quả nghiên cứu của
Quốc khoa hội kế họa (國科會計畫) Dự án Hội đồng Kho học
Quốc gia), số: NSC101-2410-H-006-078 và NSC102-2410-H-006-036. Trong quá trình viết luận văn, tác giả đã đến Viện nghiên cứu châu Á
và châu Phi tại Đại học Nghiên cứu Nước ngoài Tokyo, Nhật Bản. Tôi muốn cảm ơn ông Sanwei Yuzi và các đồng nghiệp của ông đã cung cấp
thông tin hữu ích và hỗ trợ liên quan trong giai đoạn này. Ngoài
ra, tôi muốn cảm ơn Giáo sư Shimizu Masahiro của Đại học Osaka vì lòng nhiệt thành
cung cấp tư liệu liên quan, và Giám đốc Khang Bồi Đức, Trung tâm Nghiên cứu Đài
Việt của Đại học Đông Hoa trong việc hỗ trợ điều hành công việc. Trong thời gian thực địa tại Việt Nam, tôi đã được nhiều bạn bè Việt
Nam giúp đỡ, đó là giáo sư Vĩnh Dũng của Đại học Huế, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn
Di sản Văn hóa Hội An Nguyễn Chí Trung, tác giả tự do, Trương Duy Hy, giáo sư Đinh
Quang Hải, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, và Dương tiên sinh ở Hội An, các
phóng viên địa phương không muốn được nêu tên. Ngoài ra,
tôi cũng biết ơn sự giúp đỡ của các cán bộ và trợ lý nghiên cứu Phan Tú Liên,
Phạm Ngọc Thúy Vi, Bùi Quang Hùng, Trịnh Thùy Trang, và Tiểu Hoa Hải Luân.
** Giáo sư Khoa Văn học Đài Loan tại Đại học Quốc gia Thành Công và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam.
Ghi chú
(1)
Xưa gọi Linh Giang (舊稱), nay đổi Sông
Gianh, thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình miền Trung Việt Nam.
(2) Trịnh Thụy Minh
(1976: 26) cho rằng thời gian Dương Ngạn Địch và cộng sự vào Việt Nam có lẽ là sau
khi kết thúc “Tam Phiên chi loạn” năm 1681 (Loạn Tam phiên 1673-1681 là cuộc
chiến giữa 3 phiên vương phía nam lãnh thổ Trung Quốc do Ngô Tam Quế cầm đầu chống
lại vương triều nhà Thanh*) thì hợp lý hơn. Theo sách “Minh
Hương Gia Thịnh đường”, còn được gọi là Minh Hương Hội quán, tại Thành phố Hồ
Chí Minh, thì Dương Ngạn Địch và cộng sự nhập Việt Nam vào năm 1683 (Đặng,
2010: 8). Trần
Kinh Hòa (1960: 454) cũng tin rằng đó phải là từ
cuối năm 1682 đến 1683.
(3) Liên quan đến cuộc thảo
luận về người Hoa và Hoa Kiều, có thể đọc Tưởng Vi Văn (2013).
(4)
Vì thống kê
điều tra dân số của Việt Nam năm 2009 chỉ cho biết tổng nhân khẩu của mỗi nhóm
dân tộc, nên không có mô tả chi tiết về dân số ở mỗi địa phương. Tỷ lệ này được
ước tính dựa trên kết quả chuyến khảo sát của tác giả. Theo
số liệu tương đối mà tác giả thu thập được trong chuyến khảo sát người Minh
Hương, người Hoa và người Việt ở Hội An, thì hiện có khoảng 2.000 người Hoa (bao
gồm cả người lớn và trẻ em), còn Minh Hương chỉ có khoảng một trăm người (trừ
những người đã hoàn toàn Việt Nam hóa, không biết mình là
hậu duệ của người Minh Hương.)
(5)
Bởi vì có một
cây cầu Nhật Bản ở cuối đường.
(6)
Theo các Hội
quán ở Hội An có phát hiện văn bia, bài biển hoặc câu đối, thì Gia Ứng bang là
tiêu đề được sử dụng phổ biến nhất, chứ không phải là thuật ngữ “Khách Gia nhân”
thường được sử dụng ở Đài Loan.
(7)
14 Trần Phú.
(8) Cái biển đề mà tác giả đã
nhìn thấy trong chuyến khảo sát vào cuối năm 2012 và 2013.
(9)
Trà Nhiêu nằm
ở ngã tư hạ lưu sông Thu Bồn và sông Trường Giang, cách phố cổ Hội An khoảng 3
km.
(10)
Ý nghĩa của chữ
vãng (徃) này tương đồng với quá vãng (過往), nghĩa là đã
chết.
(11)
Văn bia lấy cách viết Tẩy Quốc công, Ngô Đình công, và Trương Hoằng công làm phương
thức tôn xưng đối với “Tam đại gia”. Theo ghi chép của bài vị thần chủ ở
Chính điện thì tên đầy đủ của họ là Tẩy Quốc Tường,
Ngô Đình Khoan, và Trương Hoằng Cơ.
Tài liệu tham khảo
李慶新。2009。〈越南明香與明香社〉。《中國社會歷史評論》, 10:205–223。Lý Khánh
Tân, 2009, việt nam minh hương dữ minh hương xã. Trung Quốc xã hội lịch sử bình
luận,10: 205–223.
許文堂。2012。〈華人與中越地區的開發:以會安的歷史變遷為中心〉。發表於中央研究院人社中心亞太區域研究專題中心主辦「亞太區域研究成果發表會」,12 月20 日。許文堂、謝奇懿編。Hứa Văn Đường, 2012, Hoa nhân dữ Trung Việt địa khu
đích khai phát: dĩ hội an đích lịch sử biến thiên vi trung tâm. Phát biểu ư
trung ương nghiên cứu viện nhân xã trung tâm á thái khu vực nghiên cứu chuyên đề
trung tâm chủ bạn [á thái khu vực nghiên cứu thành quả phát biểu hội], 12 nguyệt20
nhật. Hứa văn đường, tạ kì ý biên.
2000。《大南實錄清越關係史料彙編》(依據日本慶應義塾大學版本精選整理)。臺北:中央研究院東南亞區域研究計畫。2000。”Đại Nam thật lục thanh việt quan hệ sử liệu vị
biên” (y cứ nhật bản khánh ứng nghĩa thục đại học bản bản tinh tuyển chỉnh lí).
Đài Bắc: trung ương nghiên cứu viện đông nam á khu vực nghiên cứu kế họa.
郭振鐸、張笑梅。2001。《越南通史》。北京:中國人民大學出版社。Quách chấn đạc, Trương tiếu mai, 2001, “Việt nam thông sử”. Bắc kinh: Trung quốc Nhân dân Đại học xuất bản xã.
陳荊和。1957。〈17、18 世紀之會安唐人街及其商業〉。《新亞學報》,3(1): 273–332。Trần
kinh hòa, 1957, “17, 18 thế kỉ chi hội an đường nhân nhai cập kì thương nghiệp”.
“Tân á học báo”, 3 (1): 273–332.
______。1960。〈清初鄭成功殘部之移殖南圻(上)〉。《新亞學報》,5(1): 433–459。“Thanh
sơ trịnh thành công tàn bộ chi di thực nam kì (thượng). “Tân á học báo”, 5(1): 433–459.
______。1964。《承天明鄉社陳氏正譜》。香港:香港中文大學。“Thừa thiên minh hương xã trần thị chánh phổ”. Hương cảng:
Hương cảng Trung văn Đại học.
______。1965。〈關於「明鄉」的幾個問題〉。《新亞生活雙周刊》,8(12): 1–. “Quan
ư [minh hương] đích ki cá vấn đề”. “Tân á sanh hoạt song chu khan”, 8(12): 1–4.
______。1968。〈清初鄭成功殘部之移殖南圻(下)〉。《新亞學報》,8(2): 413–485。越南會安古城當代明鄉人、華人及越南人之互動關係與文化接觸 153. “Thanh
sơ trịnh thành công tàn bộ chi di thực nam kì (hạ). “Tân á học báo”, 8(2): 413–485.
華僑志編纂委員會。1958。《越南華僑志》。臺北:華僑志編纂委員會。hoa kiều chí biên toản ủy viên hội. 1958. “việt nam
hoa kiều chí”. đài bắc: hoa kiều chí biên toản ủy viên hội.
黃蘭翔。2004。〈華人聚落在越南的深植與變遷:以會安為例〉。《亞太研究論壇》, 26: 154–191. hoàng lan tường. 2004. hoa nhân tụ lạc tại việt nam đích thâm thực dữ biến thiên: dĩ hội an vi lệ. “á thái nghiên cứu luận đàn”, 26: 154–191.
葉傳華。1962。〈會安埠今昔〉。《遠東日報》,日期不詳. diệp truyền hoa, 1962. hội an phụ kim tích; “viễn đông
nhật báo”, nhật kì bất tường.
劉陳石草。2013。《越南會安華人的族群認同:以羅、葉、劉三大家族為例》。南投:國立暨南國際大學東南亞研究所碩士論文。lưu trần thạch thảo, 2013. việt nam hội an hoa nhân đích
tộc quần nhận đồng: dĩ la, diệp, lưu tam đại gia tộc vi lệ”. nam đầu: quốc lập
kị nam quốc tế đại học đông nam á nghiên cứu sở thạc sĩ luận văn.
蔣為文。2013。〈越南的明鄉人與華人移民的族群認同與本土化差異〉。《臺灣國際研究季刊》, 9(4): 63–90。tương vi văn, 2013. việt nam đích minh hương nhân dữ
hoa nhân di dân đích tộc quần nhận đồng dữ bổn thổ hóa sai dị. “đài loan quốc tế
nghiên cứu quý khan”, 9(4) : 63–90.
鄭永常。2013。〈會安興起:廣南日本商埠形成過程〉。發表於國立成功大學主辦「海洋文化學術研討會」,11 月29 日。trịnh vĩnh thường, 2013. hội an hưng khởi: quảng nam nhật bản thương phụ hình thành quá trình. phát biểu ư quốc lập thành công đại học chủ bạn [hải dương văn hóa học thuật nghiên thảo hội], 11 nguyệt 29 nhật.
鄭瑞明。1976。《清代越南的華僑》。臺北:嘉新水泥公司文化基金會。trịnh thụy minh, 1976. “thanh đại việt nam đích hoa kiều”.
đài bắc: gia tân thủy nê công ti văn hóa cơ kim hội.
譚志詞。2005。〈越南會安唐人街與關公廟〉。《八桂僑刊》,5: 44–47。đàm chí từ, 2005. việt nam
hội an đường nhân nhai dữ quan công miếu. “bát quế kiều khan”, 5: 44–47.
Nhật văn
藤原利一郎,1949。〈廣南王阮氏と華僑:特に阮氏の對華僑方針について〉《東洋
史研究》10卷5期,頁378-93。
藤原利一郎,1951。〈安南阮朝治下の明郷の問題:とくに稅例について〉《東洋史
研究》11卷2期,頁121-27。
藤原利一郎,1976。〈明郷の意義及び明郷社の起源〉《東南アジア史の研究》頁
257-73。東京:法蔵館。
Anh văn
Mio, Yuko. 2008. Sojouring and Indigenization
of Chinese Immigrants: A Case Study from Hoi An, Vietnam. Pp. 1–17 in Yuko Mio,
ed., Tokyo: Tokyo University of Foreign Studies.
Serizawa, Satohiro. 2007. The Fujian
Chinese and the Buddhist Temples in Ho Chi Minh City, Vietnam. Pp. 65–75 in
Yuko Mio, ed. Cultural Encunters betweenn People of Chinese Origin and Local
People: Case Stduies from the Philippines and Vietnam. Tokyo: Tokyo
University of Foreign Studies.
Wheeler, Charles. 2003. A Maritime
Logic to Vietnamese History? Littoral Society in Hoi An’s Trading World
c.1550–1830. Paper presented at Conference on Seascapes, Littoral Cultures, and
Trans-Oceanic Exchanges, Febuary 12–15, Library of Congress, Washington D.C.
Việt
văn
Chen, Ching-ho (陳荊和). 1960. Mấy điều nhận xét về Minh-hương-xã và
các cổ tích tại Hội-an (1/2) (關於會安明鄉社與古蹟的一些看法). Việt-Nam Khảo- Cổ Tập San,
1: 1–33.
Chen, Ching-ho (陳荊和). 1962. Mấy điều nhận xét về Minh-hương-xã và
các cổ tích tại Hội-an (2/2) (關於會安明鄉社與古蹟的一些看法). Việt-Nam Khảo- Cổ Tập San,
3: 7–43.
Đặng, Thanh Nhàn (ed.). 2010. Minh
Hương Gia Thạnh Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa (明鄉嘉盛文化歷史遺跡). BQT Hội Đình Minh Hương Gia Thạnh.
Lý, Thành Ý (李誠意). 1880. Bảng Phổ Đồ Hương Hiền của
Tụy Tiên Đường (萃 先堂前鄉賢譜圖板)(Trans., Tống Quốc Hưng).
Publisher: Unknown.
Tổng Cục Thống Kê. 2010. Báo cáo kết
quả chính thức tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, httt://.gso. gov.vn/default.aspx?tabid=403&idmid=2&ItemID=9782
Trần, Trọng Kim. 2002[1921]. Việt
Nam Sử Lược. Hà Nội: NXB Văn Hoá Thông Tin.
Trần, Văn An, Nguyễn Chí Trung, và
Trần Ánh. 2005. Xã Minh Hương với Thương Cảng Hội An Thế Kỷ XVII-XIX.
Quảng Nam: Trung Tâm Bảo Tồn Di Sẩn-Di Tích Quảng Nam.
Trương, Duy Hy. 1999. Sự hình thành
và đóng góp của làng Minh Hương cổ trong đô thị cổ Hội An ngày nay.
Bài báo cáo tại Hội Thảo Khoa Học vè Vài Trò Lịch Sử của Xã Minh
Hương. Hội An: Trung Tâm Quản Lý Bảo Tồn Di Tích Hội An.
Trương, Hữu Quỳnh, Đinh Xuân Lâm, và
Lê Mậu Hãn. 2006. Đại Cương Lịch Sử Việt Nam Toàn Tập. Hà Nội: NXB Giáo
Dục.
* Những chỗ
có đánh dấu (*) cũng là ghi chú của người dịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét