Powered By Blogger

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

“Lạc Việt” – mặc cảm và toan tính của học giới Nam Trung Quốc (II)**


Cuộc nổi loạn của chị em họ Trưng và chế độ lại trị địa phương của Đế quốc Hán (1)

Lê Minh Chiêu

Trích yếu:

Trưng Trắc và em gái Trưng Nhị là người huyện Mê Linh, Giao Chỉ thời Đông Hán, họ đã chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử thời Đông Hán. Đã có rất nhiều cuộc thảo luận trong giới học thuật về sự kiện nổi loạn của chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị. Một số học giả tin rằng các hoạt động của chị em họ Trưng (徵氏) cho thấy phụ nữ Lạc Việt có địa vị xã hội cao hơn, những người khác tin rằng Đế quốc Hán đã tăng cường sự thống trị của mình ở các quận huyện biên viễn, đưa đến những thay đổi mạnh mẽ trong xã hội Lạc Việt, cuộc nổi loạn của họ liên quan đến những xung đột giữa văn hóa Hán và văn hóa Lạc Việt. Một số học giả tin rằng Trưng Trắc cùng các lạc tướng đứng lên bảo vệ lợi ích của gia tộc, hành động chống lại chế độ thuế khóa và hệ thống pháp lệnh quận huyện của nhà Hán, có người lại diễn giải cuộc nổi loạn của Nhị Trưng ở một mức độ nào đó là cuộc đấu tranh giai cấp nhằm giữ gìn bản sắc phụ nữ Lạc Việt đã có vai trò nhất định trong xã hội, không phải một nhóm bị áp bức. Trưng Trắc trả thù cho người chồng chỉ là một loại ngòi nổ cho cuộc nổi loạn, sự khác biệt về khu vực văn hóa nội bộ của đế quốc Hán chính là chìa khóa cho sự xung đột, trưởng lại địa phương bạo ngược vô độ tất yếu tạo thành vườn ươm cho bạo loạn.

1. Đề dẫn

Chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị (? - 43 SCN) là người huyện Mê Linh, Giao Chỉ thời Đông Hán (nay thuộc huyện Mê Linh, Bắc Hà Nội). Có rất nhiều cuộc thảo luận trong các vòng kết nối học thuật về cuộc nổi loạn của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, những điểm chính có thể được tóm tắt như sau: (i) Cuộc phản loạn do chị em họ Trưng lãnh đạo có thể được coi là một bằng chứng cho địa vị cao của phụ nữ trong xã hội Lạc Việt. (1) (ii) Cuộc phản loạn của chị em họ Trưng là đủ để phản ánh những xung đột về chính trị và văn hóa trong Đế quốc Hán. Học giả Nhật Bản Hậu Đằng Quân Bình [1] nghiên cứu lịch sử xã hội Việt Nam cổ đại cho rằng xã hội Lạc tướng là một cộng đồng làng thuộc khu vực trồng lúa nước, dưới sự kiểm soát của chế độ thủ lãnh địa thế tập, và đến thời đế chế Hán ở các quận huyện biên viễn tăng cường kiểm soát, nên xã hội Lạc Việt nảy sinh các biến cố căng thẳng. (2) Nhà sử học Việt Nam Đào Duy Anh cho rằng có mối quan hệ nhân quả giữa cuộc bạo loạn của chị em họ Trưng với chính sách đồng hóa hà khắc của hai Thái thú Tích Quang, và Nhâm Diên (3). (iii) Cuộc nổi loạn của chị em họ Trưng và đấu tranh giai cấp có mối quan hệ với nhau. Quách Chấn Đạc [2] và Trương Tiếu Mai [3] nhấn mạnh rằng cuộc khởi sự của Nhị Trưng về cơ bản là một cuộc đấu tranh giai cấp trong nước (4). Trương Vinh Phương [4] chỉ ra rằng cuộc nổi loạn của chị em họ Trưng là một cuộc nổi loạn đầu tiên chống lại quá trình phong kiến hóa của quý tộc các dân tộc thiểu số ở các khu vực biên viễn (5). (iv) Quy mô của cuộc nổi loạn của chị em họ Trưng và vấn đề quản lý địa phương: có một số học giả tin rằng cuộc nổi loạn của Trưng Trắc và Trưng Nhị không phải là một cuộc khởi binh quy mô lớn, mà chỉ là cuộc nổi dậy có vũ trang cục bộ của quý tộc địa phương là các quan chức thời Đông Hán, tuyệt đối không phải là một cuộc khởi nghĩa trong suốt bốn quận. (6) Tuy nhiên, một số học giả lại có quan điểm trái ngược cho rằng số lượng binh sĩ trong cuộc khởi binh của Nhị Trưng đạt tới 100.000 người, là cuộc khởi binh đại quy mô, nó xảy ra bởi sự thống trị bất nhân của triều đại Đông Hán, mà không hề chỉ cá biệt chống lại lũ tham quan ô lại (7).

Bài viết này tin rằng sự kiện Nhị Trưng phản ánh địa vị nhất định của phụ nữ Lạc Việt trong xã hội, mà sự khác biệt về khu vực văn hóa trong Đế quốc Hán chính là chìa khóa gây ra xung đột, tuy nhiên, tác giả không đồng ý với việc đế quốc Hán thực hiện chính sách đồng hóa, ngược lại, khuôn phép cai trị của hệ thống quan lại địa phương quá tàn nhẫn chính là nơi ươm mầm cho những rắc rối nảy sinh. Bài viết này trước hết mô tả ngắn gọn các đặc điểm của văn hóa Lạc Việt, và sau đó mô tả các sự kiện lịch sử cuộc nổi loạn của chị em họ Trưng. Tác giả khám phá cuộc sống và tuổi tác của chị em họ Trưng, cố gắng chỉ ra hai điều: i) Phụ nữ Lạc Việt  đóng một vai trò quan trọng trong xã hội và tận hưởng một vị thế xã hội rất cao; ii) Cuộc nổi dậy của chị em họ Trưng liên quan chặt chẽ đến mâu thuẫn gây ra bởi những khác biệt văn hóa trong Đế quốc Hán và chế độ lại trị địa phương.

2. Sự phân bố của Lạc Việt và các đặc trưng văn hóa của nó

Lạc Việt là một chi của Bách Việt. “Sử ký - Nam Việt liệt truyện” có ghi “Đà nhân đó đem binh uy hiếp vùng biên, đem tài vật đút lót Mân Việt, Tây Âu, Lạc, để dễ bề sai khiến vậy” trong đó "Mân Việt, Tây Âu, Lạc” thực tế đề cập đến ba nơi, trong khi Tây Âu và Lạc vốn là hai chi nhánh của Bách Việt (8). Tây Âu là ở Quế Đông [5], Lạc ở phía tây nam của nó, và Triệu Đà nói là người ở gianh giới Tương Quế, tất cả đều nói là Tây Âu chứ không phải là Lạc. La Hương Lâm [6] tin rằng điều kiện hoàn cảnh của Tây Âu và Lạc Việt gắn kết với nhau và đã sống hỗn hợp, chằng chéo lẫn nhau, lại dẫn tư liệu “Cựu Đường thư - Địa lý chí”, và các tư liệu khác nói rằng quận Quế Lâm thời nhà Tần, đến thời Hán là quận Uất Lâm và quận Hợp Phố, đều là cư dân Tây Âu và Lạc Việt. Nghiên cứu của họ La cho thấy Tây Âu và Lạc Việt đều được bao bọc bởi bờ phía tây của sông Liễu Giang, phía tây nam của Liễu Giang được gọi là Tây Âu, phía tây của Liễu Giang được gọi là Lạc Việt, và các khu vực kế tiếp của bờ tây được gọi là Tây Âu Lạc Việt (9).

Nhân khẩu Âu, Lạc hơn 40 vạn người. Tây Âu trong thời gian Triệu Đà cai trị nước Nam Việt, thì đều phụ thuộc vào Đà, Đà phong anh em con cháu đồng tộc là Thương Ngô vương để trấn giữ. Nhà Hán bình định Nam Việt, quan giám Quế Lâm của Nam Việt cũ là Cư Ông đã dụ được hơn 40 vạn khẩu theo hàng nhà Hán. Hán Vũ đế tái lập Quế Lâm thủ địa thành các quận Uất Lâm và Thương Ngô, lại lấy Tượng Quận thời Tần đặt thành ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, đồng thời hoạch định quận Nam Hải và Tượng Quận thành quận Hợp Phố, sau đó lại chuyển đảo Hải Nam thành hai quận Đạm Nhĩ và Châu Nhai, hợp Nam Hải thành 9 quận. Đây là sự phân chia khu vực hành chính sau khi nhà Hán đánh bại nước Nam Việt. La Hương Lâm cho rằng dân số của những khu vực này có vẻ là phần còn lại của Tây Âu hoặc Lạc Việt (10). Theo đó, người Lạc Việt bị phân tán cư trú trong chín quận, và cũng bao gồm các bộ tộc Bách Việt khác.

Nói một cách ngắn gọn, sự phân bố địa lý của Lạc Việt, La Hương Lâm tin rằng mảnh đất của Lạc Việt là từ phía tây nam của Nam Ninh, Quảng Tây, cho đến đảo Hải Nam ở bán đảo Lôi Châu của tỉnh Quảng Đông, vươn tới bắc bộ An Nam (Bắc Trung bộ Việt Nam). Trong thời nhà Minh, một tác giả vô danh người An Nam đã viết cuốn “Việt sử lược - Quốc sơ duyên cách” (越史略‧國初沿革) nói là Giao Chỉ mất đã lâu trong danh biểu Bách Việt, trong số 15 bộ lạc của Giao Chỉ có bộ Gia Ninh thời Chu Trang vương bộ Gia Ninh có một dị nhân, dùng huyễn thuật mà thu phục các bộ lạc, tự xưng “Đối vương” (碓王 Vua Cối). (11).

Theo đó, La Hương Lâm cho rằng “Đối vương” (碓王 Vua Cối) tức “Lạc Vương” (雒王) bị “kể sai” (誤傳 ngộ truyền), truyền được 18 đời đều xưng Đối vương. Lạc ( = sông Lạc; cuốn, ràng buộc, họ Lạc) và Lạc ( = ngựa trắng bờm đen; họ Lạc, Lạc (đà)) đồng âm, tức Lạc Việt mà gốc của nó là “Lạc” (). Bởi vì tự dạng của Lạc () tương tự như tự dạng của Hùng ( = chim trống, giống đực, đàn ông, mạnh khỏe) và Đối ( = cái cối), nên “Việt sử lược” viết nhầm “Lạc vương” (雒王) thành “Đối vương” (碓王) , trong khi đó “Cựu Đường thư - Địa lý chí” vẫn viết là “Xưa có quân trưởng gọi là Hùng vương, phụ tá gọi là Hùng hầu” (舊有君長曰雄王,其佐曰雄侯 Cựu hữu quân trưởng viết Hùng Vương, kì tá viết Hùng Hầu ) (12) hình như đã nhầm Lạc () thành Hùng () vậy. Tuy nhiên, có học giả đã căn cứ vào nhà cửa phòng ốc của nước Nam Việt khai quật được ở Quảng Châu, trong đó có thẻ tre ghi “hùng kê” (雄雞) (thẻ 073) (13), đã cho rằng “Cựu đường thư” và các tài liệu ghi “Hùng vương” (雄王) không phải là nhầm, “Hùng vương” (雄王) là cách tự tôn xưng thủ lĩnh dân tộc khu vực Giao Chỉ thời Tần Hán. Dựa vào việc phân tích ngôn ngữ học và các dữ liệu ngữ văn học, thì thẻ tre “Hùng kê” phản ánh đặc điểm gọi tên và tập tục của khu vực Giao Chỉ khí đất hùng mạnh” (厥氣惟雄 quyết khí duy hùng) có mối liên hệ rất mật thiết, tập tục này được áp dụng ở nước Nam Việt rồi được người Bách Việt thu thập chỉnh sửa thành phương thức thống trị, tập tục gọi tên Hùng () luôn được bảo tồn. Chính từ điều đó, mà “Cựu đường thư - Địa lí chí” mới viết Lạc Việt “Xưa có quân trưởng gọi là Hùng vương, người phụ tá gọi là Hùng hầu”, vạn sự đều có nguồn gốc của nó (14).   

Lạc Việt nằm ở phía đông bắc và phía đông của Việt Nam ngày nay, phía đông là trung tâm, phân bố ở Tây Nam Quảng Tây và đảo Hải Nam. Hán Vũ đế bình định Nam Việt, bản bộ Lạc Việt bố trí thành ba quận, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, quận Giao Chỉ là Đông Kinh Việt Nam, người Việt Nam gọi là Bắc Kỳ.  Trung Kỳ và Nam Kỳ của Việt Nam ngày nay chính là quận Cửu Chân và quận Nhật Nam thời Hán, toàn bộ hợp thành Lạc Việt (15). Đảo Hải Nam cũng là nơi người Lạc Việt sinh sống. “Hán thư - Cổ quyên chi truyện” ghi Hán Vũ đế đánh Việt Nam, lập thành các quận Đạm Nhĩ, Châu Nhai. Năm Sơ Nguyên đầu tiên thời Nguyên đế (48 TCN), Châu Nhai làm phản, hữu ti [7] họp bàn phát quân dẹp loạn. Cổ Quyên Chi [8] nhận là người Lạc Việt, cha con tắm trong cùng một dòng sông, và họ có tục uống bằng mũi, với cầm thú không khác, chủ trương không phát binh dẹp loạn. Lạc Việt tức là người dân bản địa trên đảo Hải Nam và thường có việc chống Hán, liệu Hán đình có thực sự kiểm soát được vùng đất Lạc Việt hay không, đó là điều đáng để thảo luận. Theo tài liệu, thì phong tục và đặc điểm văn hóa của Lạc Việt hoàn toàn khác so với văn hóa Trung Nguyên. Do đó, người Hán luôn luôn coi Lạc Việt là man di, chẳng hạn như “Hán thư - Tây Nam Di, Lưỡng Việt triều tiên truyện” đã nhiều lần nói rằng Việt là đất của man di.

Văn đế năm đầu tiên, Lục Giả đi sứ Nam Việt, Triệu Đà trình thư lên thiên tử nhà Hán, tự xưng là “Man di đại trưởng lão”, trong thư trả lời nói rằng Cao Hậu tự lâm vào tình thế khó xử, gần cận kẻ sĩ nhỏ nhen, tin bọn nịnh thần, coi Việt là man di, lại chê bai nhà Hán xuất lệnh viết: “Không cấp cho bọn man di Việt ở ngoài cõi vàng, sắt, công cụ làm ruộng; ngựa, trâu, dê chỉ cấp con đực, không cấp con cái” (16). Điều đó cho thấy rằng các công cụ sản xuất, vũ khí, ngựa, trâu, dê v.v., ở Việt Nam khá khan hiếm so với vùng Trung Nguyên. Tài liệu ghi lại ngoại trừ Lạc Việt, lũ người man di ở phía nam Trường Sa, kể cả Tây Âu, Mân Việt tất cả thuộc các chi phái Bách Việt, thì ngôn ngữ, trang phục đều khác với người Hán.

Thời Hán Vũ đế, Hoài Nam vương An nói: Việt, vùng đất bên ngoài, là dân cắt tóc, xăm mình vậy. Không thể lấy quốc pháp quan đái (冠帶 dải mũ) [9] để chỉnh sửa quy phạm vậy.  Tiễn ( cái kéo, cắt đứt, phát sạch) và tiễn ( cái kéo, cắt đứt, phát sạch) là hai chữ có nghĩa tương đồng, Nhan Sư Cổ [10] chú dẫn “Hán thư” của Tấn Chước [11] viết: Hoài Nam nói: “Người Việt cắt tóc”, Trương Ấp [12] cho rằng đó là chữ tiễn () cổ vậy. Sư Cổ nghĩ rằng họ Trương nói đúng, Tiễn () và tiễn () đồng nghĩa (17). Sách “Hoài Nam tử - Tề tục huấn” (淮南子‧齊俗訓) viết: “Trung Quốc đội mũ cài trâm, người Việt cắt tóc” (中國冠笄,越人劗髮 Trung quốc quan kê, Việt nhân tiễn phát). Sách “Thích danh - Thích thủ sức” (釋名‧釋首飾) viết: “Mũ là trùm vậy, là vì trùm giấu kín tóc vậy” (冠,貫也,所以貫韜髮也 quan, quán dã, sở dĩ quán thao phát dã)… “Trâm là trói vậy, là vì trói bằng mũ làm cho tóc không xõa xuống (笄,係也,所以係冠,使不墜也 Kê, hệ dã, sở dĩ hệ quan, sử bất trụy dã) (18). Thói quen của người Việt là cắt tóc, của người Hán là đội mũ cài trâm tượng trưng cho văn hóa Hán và Việt không tương đồng (19). Sách “Hậu hán thư - Nam man tây nam di liệt truyện” viết: “Vương Mãng [13] trông coi chính sự, năm Nguyên Thủy thứ 2 (1 SCN), nước Hoàng Chi [14] ở phía nam Nhật Nam đến hiến tê giác. Nói chung là Giao Chỉ đã thống hợp lại, tuy đã lập quận huyện, nhưng ngôn ngữ khác biệt, phải qua nhiều lần phiên dịch mới hiểu. Con người như cầm thú, lớn bé không phân biệt. Búi tóc sau gáy, chân trần đi bộ, lấy vải quàng lên đầu mà làm y phục. Sau đưa tội nhân người Trung Quốc đến, cho ở xen lẫn với nhau, bèn dần biết ngôn ngữ, lâu rồi cũng biết đến lễ nghi (20).   

Người Việt Giao Chỉ và người Hán ngôn ngữ không thông nhau, nhân luân, lễ nghi không phù hợp với quy phạm của người Hán, dân quen búi tó chân đất; Lý Hiền [15] chú giải “hạng kế” (項髻) trong sách “Hậu Hán thư”, viết: “Cuốn búi tó ở trên đầu vậy” (21). Dân thích lấy vải trùm đầu làm y phục vậy. “Bách Việt dân tộc khảo” của Mông Văn Thông [16] cho rằng tập tục của người Việt và Tây Âu là đều búi tóc, có khác với Ngô, Việt, Mân Việt và Đông Âu. Ông tin rằng kể từ Hán Trung, Ba, Thục đến cả Nam Việt, tập tục cổ của họ đại lược đều tương đồng. Phía đông nước Sở là dân cắt tóc xăm mình, phía nam và tây nước Sở là dân búi tóc, phía tây của dân búi tóc là dân bện tóc. Từ nước Sở về phía tây, từ nước Ba về phía nam, vua ở Thương Ngô, thời cổ đều gọi là Ba; từ thời Chiến Quốc về sau bắt đầu gọi Tượng Quận về phía nam là Bách Việt. Người Hán là đất nước dải mũ (冠帶之國 quan đái chi quốc), bó tóc lại mà đội mũ (22), Bách Việt là đất có những quy cách với tóc, có búi tóc, cắt tóc, bện tóc, đại để khác với người Hán. Sự khác biệt lớn nhất giữa Hán và Việt là sự khác biệt về đạo đức, sách “Hán thư - Cổ Quyên Chi truyện” viết: năm Sơ Nguyên (48-44 TCN) đời Hán Nguyên đế, Châu Nhai nổi loạn, Cổ Quyên Chi chủ trương từ bỏ vùng đất “phi quan đái” (非冠帶) này, Quyên Chi chỉ rõ “Người Lạc Việt cha con cùng tắm trong một dòng sông, tập quán uống bằng mũi, không khác gì cầm thú” (23) cho thấy đạo đức gia đình cực kỳ khác Hán. Cho đến lúc Trung Quốc di dân đến sống xen kẽ, trưởng lại [17] Hán Quận bố trí trường sở, người Việt học tập ngôn ngữ người Hán, dần dần thấy rõ được lễ giáo Trung Nguyên.

Bởi vì các dải núi ở đất Việt cao và dốc, nước trong các khe lũng chảy xiết tụ lại với nhau, rất thuận lợi cho việc chèo thuyền. Hoài Nam vương An nói: “Người Việt không có thành quách hương ấp vậy, sống nơi khe lũng, tứ bề tre gai, quen nơi tụ thủy, giỏi chèo thuyền, đất nước sâu hiểm…Người Việt được gọi là phiên thần, dâng cống rượu nặng, đừng cho vào đại nội, dùng một tên lính cũng đừng trao cho chúng công việc hệ trọng…Vả chăng bọn người Việt ngu si khinh bạc, bội ước, phản phúc, không thể dùng pháp độ của thiên tử, không phải là thói quen một ngày vậy”. Hoài Nam vương An nhận thấy nước Nam Việt không có phương thức sinh hoạt “thành quách hương ấp”; nhà cửa, nơi tụ cư khác với người Hán; hình thế địa lý thì: “sống nơi khe lũng, tứ bề tre gai”; dân tục thì “quen nơi tụ thủy, giỏi thạo chèo thuyền”; thậm chí còn cho rằng “bọn người Việt ngu si khinh bạc, bội ước, phản phúc, không thể dùng pháp độ của thiên tử” (24). Mặc dù mô tả của ông mang nặng thiên kiến của người Hán, nhưng chắc chắn nó đã làm nổi bật sự khác biệt giữa văn hóa Hán và Việt.

Mặc dù văn hóa người Việt khác với người Hán, nhưng người Việt cũng có lòng tự tôn mạnh mẽ và không muốn thay đổi nhanh chóng. Khi viên quan lại lương hai nghìn thạch [18] của nhà Hán buộc người Việt phải thay đổi thói quen sống của họ, thật dễ dàng khiến cho người ta nổi dậy và chống cự, thêm vào đó họ đã học được cách làm nông, đẵn gỗ, lái thuyền, và có thể huy động hàng trăm ngàn người (25). Chị em họ Trưng khởi sự, đánh chiếm sáu mươi lăm thành, chém hàng ngàn thủ cấp, hàng phục 20.000 người. Có thể thấy rằng người Việt có khả năng huy động các hoạt động và chống lại các quan lại địa phương buộc phải thực thi năng lực cải biến chính trị và xã hội.
___________________________________

Nguồn: 黎明釗, 徵氏姊妹之亂與漢帝國的地方吏治*;香港中文大學歷史系.Lê Minh Chiêu. Trưng thị tỉ muội chi loạn dữ Hán đế quốc đích địa phương lại trị; Hương Cảng Trung văn Đại học Lịch sử hệ.

Người dịch: Hà Hữu Nga

Tác giả: GS. Lê Minh Chiêu tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Xã hội năm 1982 và Thạc sĩ Triết học của Đại học Hồng Kông Trung Quốc năm 1985. Ông nhận học vị Tiến sỹ tại Đại học Toronto ở Canada năm 1995. Trọng tâm nghiên cứu của ông là các tư liệu thẻ tre, lịch sử chính trị và xã hội của triều đại Tần Hán và Ngụy Tấn và Nam Bắc triều. Giáo sư Li đã công bố nhiều bài viết về việc kiểm soát xã hội của đế chế Hán triều, gần đây ông đã hoàn thành một cuốn sách có tựa đề “Tụ tập và trật tự: Nghiên cứu về xã hội địa phương của đế chế Hán.” Cuốn sách này khám phá mối quan hệ tương tác giữa đế chế Hán và bách tính; thảo luận về phương cách kiểm soát đế chế rộng lớn của chính quyền trung ương.

Chú thich của người dịch:

[1] Hậu Đằng Quân Bình: Goto Hitoshitaira (Kinpei Goto, 1926 - 1998) là một học giả lịch sử Nhật Bản, chuyên nghiên cứu lịch sử Trung Hoa cổ đại, lịch sử Việt Nam, sinh ra ở Oitashi. Ông tốt nghiệp Đại học Tokyo, Khoa Lịch sử Phương đông vào năm 1952. Đã từng là giảng viên bán thời gian tại bán thời gian Kamakura Gakuen; trợ lý Thừa sai Viện Momumenta Serica năm 1955; Khoa văn Đại học Tokyo vào năm 1958, nhà nghiên cứu Toyo Bunko vào năm 1962, năm 1965 trở thành Phó giáo sư Đại học Niigata, Khoa Nhân văn. Ông chuyển đến Đại học Rikkyo vào năm 1970 và trở thành Giáo sư năm 1972.

[2] Quách Chấn Đạc (郭振鐸 1930 - ), người huyện Tây Bình, tỉnh Hà Nam. GS. Quách tốt nghiệp khoa ngoại ngữ của trường kỹ thuật quân sự Trương Gia Khẩu của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc năm 1948. Tốt nghiệp Khoa Lịch sử Đại học Hà Nam năm 1953. Tham gia giảng dạy đại học trong hơn 40 năm; là biên tập viên của Tạp chí “Sử học nguyệt san”. Công việc chính của ông là giảng dạy và nghiên cứu lịch sử thế giới cổ đại, lịch sử của thời Phục hưng, lịch sử cải cách tôn giáo và lịch sử của Đông Nam Á. Các tác phẩm đã xuất bản gồm có “Phù nam vương quốc sử”, “Văn nghệ phục hưng sử cương”, “Tôn giáo cải cách sử cương”, “Việt Nam thông sử”. Ngoài ra còn có các bài viết chủ yếu sau: “Một số vấn đề biên soạn Đại Việt sử kí toàn thư”, “Một số vấn đề biên soạn Khâm thất Việt thông giám cương mục”, “Đại Việt sử ký bản kỉ tục biên”, “Một số vấn đề biên soạn Triệu sử lược”, “Văn nghệ phục hưng vận động đích phân kì cập kì đặc trưng”, “Một số vấn đề vận động cải cách tôn giáo Châu Âu”, “Việt Nam phong kiến xã hội trường kì phát triển trì hoãn đích nguyên nhân”, “Việt Nam Hồ triều kiến quốc hậu đích nội ngoại chính sách”, “Một số vấn đề Việt Nam thời tiền Lê”, “Phục Ba tướng quân Mã Viện cập Nhị Trưng khởi sự”, “Việt Nam Lĩnh Nam chích quái đích thành thư, nội dung cập vấn đề”, “Việt Nam Trần triều kiến quốc sơ kì đích nội ngoại chính sách”, “Việt Nam Đinh thị vương triều thống trị thời kì đích ki cá vấn đề”, “Việt Nam Lý triều thống trị thì kì đích nội ngoại chánh sách” v.v.

[3] Trương Tiểu Mai (張笑梅 1936 -), Phó GS., người thành phố Tây Bình, tỉnh Hà Nam, tốt nghiệp Khoa Lịch sử Đại học Hà Nam năm 1959. Đóng góp chính gồm các tác phẩm sau: “Lịch sử Phong trào Cải cách Tôn giáo châu Âu”, “Lược sử thế giới hiện đại”, “Trung Quốc cổ tịch trung đích đông phố trại tư liệu vị biên”, “Thế giới cận đại giản sử”, “Thế giới cận đại sử giáo trình”, “Việt Nam cổ đại thông sử”, “Vài vấn đề về Việt Nam binh thư yếu lược” “Nguyên triều và An Nam Trần thị vương triều quan hệ trung đích ki cá vấn đề”, “Việt Nam Đinh thị vương triều thống trị thời kì đích ki cá vấn đề”, “Trần thị vương triều kiến quốc sơ kì đích nội ngoại chánh sách”, “Nguyên triều nhập Việt chiến tranh trung đích ki cá vấn đề”, “An Nam khí thủ bản mạt hữu quan minh nhập Việt đích lịch sử nguyên nhân”, “Việt Nam ‘Việt sử lược’ nhất thư trung đích ki cá vấn đề” vv.

[4] Trương Vinh Phương(張榮芳) Phó giáo sư, Đại học Đông Hải, Đài Trung; Thạc sĩ Lịch sử, Viện Lịch sử, Đại học Quốc gia Đài Loan (1978 - 1981), chuyên về các Triều đại Ngụy Tấn, lịch sử Trung Quốc, lịch sử xã hội trung cổ.

[5] Quế Đông huyện (桂東縣) thuộc thành phố Sâm Châu, nằm ở phía đông nam của tỉnh Hồ Nam. Huyện Quế Đông có 4 hương thôn: Kiều Đầu, Tân Phường, Đông Lạc, Thanh San và 7 trấn: Ẩu Giang, Sa Điền, Thanh Tuyền, Đại Đường, Tứ Đô, Trại Tiền, Phổ Nhạc, với 23,2 vạn dân.

[6] La Hương Lâm (羅香林 1906 - 1978), người trấn Ninh Tân, huyện Hưng Ninh, tỉnh Quảng Đông. Năm 1930, sau khi tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa, ông chuyên nghiên cứu về lịch sử nhà Đường và Bách Việt. Năm 1936, ông là giám tuyển của Thư viện Trung Sơn của thành phố Quảng Châu và là phó giáo sư tại Đại học Tôn Dật Tiên, dạy lịch sử và sáng lập ấn phẩm quý “Quảng châu học báo” và bán nguyệt san “Thư lâm”. Từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 7 năm 1946, ông là Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghệ thuật và Khoa học tỉnh Quảng Đông. Năm 1949, cả gia đình ông chuyển đến Hồng Kông và dạy tại trường Cao đẳng New Asia và Đại học Hồng Kông. Ông là một nhà sử học nổi tiếng, là nhà dân tộc học và là người sáng lập ra những nghiên cứu về người Khách Gia Trung Quốc hiện đại, ông là một nhân vật nổi bật trong giới học thuật khoa học xã hội và nhân văn hiện đại.

[7] Hữu ty (有司) là một bộ phận của bộ máy quan liêu trong xã hội Trung Quốc xưa, chủ quản một bộ phận quan lại, khi thiết lập hệ thống quan lại phân chức thì có các bộ phận chuyên biệt gọi là hữu ti.

[8] Cổ Quyên Chi (賈捐之 ? – 43 TCN) tự Quân Phòng, người thời Tây Hán, huyện Lạc Dương, nay là Hà Nam, ông là chắt của Cổ Nghị. Lệnh doãn Trường An Dương Hưng ca ngợi Cổ Quyên Chi: “Quân Phòng đã hạ bút, thì ngôn ngữ làm cho thiên hạ trở nên diệu kỳ”   

[9] Quan đái (冠帶) là sản phẩm trang sức thời cổ, cụ thể là dải mũ biểu tượng cho công danh, hiển đạt, chức vị, quyền hành. Sách “Lã thị xuân thu thông thuyên - Thận thế” chép: “Quan đái, vốn chỉ quy cách trang phục, mở rộng nghĩa thành lễ nghi, giáo hóa”.

[10] Nhan Sư Cổ (顏師古 581 - 645) tên là Trứu, tự Sư Cổ, người Vạn Niên, Ung Châu, nay là Tây An, Thiểm Tây. Ông là kinh học gia, huấn cổ học gia, lịch sử học gia thời Đường sơ; là cháu của danh nho Nhan Chi Thôi, con của Nhan Tư Lỗ. Thời Tùy Văn đế, ông là huyện úy huyện An Dưỡng, nhà Đường kiến lập, ông là Trung thư Xá nhân, chuyên phụ trách cơ mật. Sau khi Đường Thái Tông tức vị ông nhậm chức Trung thư thị lang. Năm Trinh Quan thứ 19 (645) ông theo Đường Thái Tông đánh Liêu Đông và qua đời trên đường thọ 65 tuổi.

[11] Tấn Chước (晉灼) là một học giả và nhà chú giải người Trung Quốc thời Tây Tấn (晉, 265–316 SCN). Tác phẩm của ông được nhiều học giả cổ đại và hiện đại trích dẫn; các chú giải của ông chỉ được biết đến từ các tác phẩm của các sử gia cổ điển Trung Quốc. Các chú giải của Tấn Chước liên quan đến các môn lịch sử, chính trị cổ, luật pháp cổ, quan hệ dân tộc và quan hệ với lân bang, các nhân vật cổ đại Trung Quốc, và giải thích các địa điểm cổ xưa.

[12] Trương Ấp (張揖) tự Trĩ Nhượng, người nước Ngụy thời Tam quốc, quê Thanh Hà, nay là huyện Thanh Hà, tỉnh Hà Bắc; ông là kinh học gia, huấn cổ học gia, thời Ngụy Minh đế, niên hiệu Thái Hòa (227 - 232 niên) nhậm chức bác sĩ, viết bách khoa từ điển “Quảng nhã” 10 quyển về Trung Quốc cổ đại. Nhân chọn lựa kinh thư, ông còn chú giải “Tam thương”, “Phương ngôn”, “Thuyết văn giải tự”, bổ sung, gia tăng, mở rộng “Quảng nhã” là nghiên cứu từ vị Hán ngữ cổ đại. Ông còn viết “Bì thương” ba quyển nghiên cứu ngôn ngữ văn tự cổ. Các tác phẩm khác có: “Cổ kim tự cổ”, “Tùy thư - Cựu đường thư - Kinh tịch chí” đều ba quyển. “Bì thương” và “Cổ kim tự cổ” nay đều thất lạc. Ông còn viết “Tư mã Tương như chú”, một quyển, “Thác ngộ tự thị” một quyển, “Nan tự” một quyển. Truyện có “Ngụy thư - Giang Thức truyện”.

[13] Vương Mãng (王莽 45 TCN – 23 SCN), biểu tự Cự Quân (巨君), là một quyền thần nhà Hán, người về sau trở thành vị Hoàng đế duy nhất của nhà Tân, làm gián đoạn giai đoạn nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Vương Mãng xuất thân trong gia đình quan lại quý tộc, gốc gác ở Bình Lăng (miền đông Lịch Thành, tỉnh Sơn Đông hiện nay). Theo sử sách, ông là cháu 6 đời của Tế Bắc vương Điền An thời Hán Sở. Cụ nội Vương Mãng là Vương Hạ (王賀) từng làm Tú y nội sử thời Hán Vũ Đế. Ông nội Vương Mãng là Vương Cấm (王禁) giữ chức Đình uý sử. Vương Cấm có người con gái là Vương Chính Quân đương là Hoàng hậu của Hán Nguyên Đế. Cha Vương Mãng là Vương Mạn (王曼), anh trai của Vương hoàng hậu. Năm 16 TCN, Vương Mãng được phong làm Tân Đô hầu, Kỵ đô uý, Quang lộc đại phu thị trung. Sau khi dẹp xong các cánh quân chống đối, Vương Mãng quyết định giành ngôi nhà Hán. Năm 8 (tháng giêng năm 9 theo dương lịch), ông phế bỏ vua nhỏ Nhũ Tử Anh lúc đó mới 5 tuổi, giáng phong làm Định An công và lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Tân (8-23). Ông lập vợ làm hoàng hậu, con là Vương Lâm là thái tử. Năm đó Vương Mãng 54 tuổi.

[14] Hoàng Chi quốc (黃支國) tên nước cổ, nay là khu vực Sumatra.

[15] Lý Hiền (李賢 654 - 684) Chương Hoài thái tử, tự Minh Doãn, là con thứ sáu của Đường Cao tông, con thứ hai của Võ Tắc Thiên. Sau khi anh trai Lý Hoằng chết, được phong làm thái tử, sau bị phế thành vi thứ nhân.

[16] Mông Văn Thông (蒙文通 1894 - 1968) tên thật là Nhĩ Đạt, người Diêm Đình, Tứ Xuyên, là nhà sử học, và kinh học Trung Quốc hiện đại. Ông còn có các thành tựu lớn trong các lĩnh vực lịch sử tiên Tần, dân tộc sử và lịch sử trí tuệ. Ông nghiên cứu kinh điển Nho giáo trong bối cảnh Trung Quốc, giải thích ý nghĩa câu chữ và làm rõ ý nghĩa văn bản.

[17] Trưởng lại (長吏) tên chức quan, thời Hán quan viên hưởng 600 thạch lương trở lên gọi là “Trưởng lại”. “Hán thư - Quyển ngũ, Cảnh đế kỉ”: “Lại lục lục bách thạch dĩ thượng, giai trưởng lại dã.” (漢書,卷五,景帝紀: “吏六六百石以上,皆長吏也). Nhưng sách “Hán thư - Quyển nhất cửu, bách quan công khanh biểu thượng” lại viết: “Huyện lệnh, trưởng…tất cả gồm thừa, úy, ở bậc 400 thạch đến 200 thạch thì là trưởng lại” (縣令、長,皆有丞、尉,秩四百石至二百石,是為長吏 Huyện lệnh, trưởng, giai hữu thừa, úy, trật tứ bách thạch chí nhị bách thạch, thị vi trưởng lại.”

[18] Nhị thiên thạch quan (二千石) ngạch trật quan lại chính thức của nhà Hán, xếp hạng cao nhất là vạn thạch lương, bậc trung là hai ngàn thạch, tức là bổng lộc hàng tháng là 20 hộc lương. Ngạch trật này gồm có: Thái thường, Quang lộc huân, Vệ úy, Thái bộc, Đình úy, Đại hồng lư, Tông chánh, Đại ti nông, Thiếu phủ, Chấp kim ngô, v.v., là cơ cấu ở chủ quản trưởng quan ở trung ương. Địa phương quan gồm có tam phụ, tức Kinh triệu doãn, Tả phùng dực, Hữu phù phong thuộc ngạch trật hai ngàn thạch.  

Chú thích

* Bài viết này là một trong những kết quả của Dự án Nghiên cứu được tài trợ bởi Quỹ nghiên cứu chung của Hội đồng Tài trợ Nghiên cứu Đặc khu Hành chính Hồng Kông (Chương trình số CUHK445409).

(1) 劉士聖:《中國古代婦女史》,青島:青島出版社,1991,133-134

(2)【日】後藤均平:〈徵氏姉妹の反亂〉,收入中國古代史研究會編:《中國古代史研究:第三》,東京:吉川弘文館,1960,211-248

(3) 【越南】陶維英著;劉統文、子鉞譯:《越南古代史》,北京:商務印書館,1976,474-476

(4) 郭振鐸、張笑梅:〈伏波將軍馬援與二徵起事的若干問題〉,《黃河科技大學學報》,19991期,頁63-65

(5) 張榮芳:〈論馬援征交趾的歷史作用〉,載氏著《秦漢史論集》,廣州:中山大學出版社,1995,216

(6) 施鐵靖是其中一位持此的學者,參考氏著:〈試從徵側起兵的規模看其性質〉,《廣西師範學院學報》,1981年第3期,頁73-79

(7) 例如曹金華〈徵側「起兵」史實考辨─ 與施鐵靖先生商兌〉一文主張此說,文載《揚州師範學報》,19963期,頁25-30

(8) 參考羅香林:《百越源流與文化》,臺北:中華叢書委員會,1955,66。原文見《史記》( 北京:中華書局,1959,2969),亦見《漢書‧西南夷兩朝鮮傳》,但斷句不同,作「佗因此以兵威財物賂遺閩、西甌駱,役屬焉。」( 北京:中華書局,1962,3848) 顏師古注謂:「西甌即駱越也,言西者,以別東甌也。」( 3848) 王先謙《漢書補注》( 上海:上海古籍出版社,2008) 引宋祁語謂:「駱,越種也。」( 頁7530) 西甌、駱越都是百越之一支。此處出現「甌駱」一詞,「駱越」與「西甌」是否同一族呢?《史記》卷一百一十三〈南越列傳〉:「( 南越王稱) 且南方卑,蠻夷中閒,其東閩越千人眾號稱王,其西甌駱裸國亦稱王。」( 頁2970) 同樣事件《漢書》卷九十五〈西南夷兩朝鮮傳〉稱:「且南方卑,蠻夷中西有西甌,其眾半羸,南面稱王;東有閩,其眾數千人,亦稱王」( 頁3851)。蒙文通認為「甌駱」一詞不能連讀,他認為《史記‧尉佗列傳》有「甌駱相攻,南越動搖」一語,可見「甌」、「駱」不可合之為一。甌是「西甌」,駱是「駱越」,他主張駱越、西甌是異地異族( 蒙文通〈駱越與西甌〉,見氏著《越史叢考》,北京:人民出版社,1983,頁82-88)。又據張榮芳與黃淼章合著的《南越國史》( 廣州:廣東人民出版社,2008修訂本),「西甌」、「駱越」應當都是百越的不同分支,該書列舉嶺南越族支系中就有「西甌」及「駱越」( 頁162-169)。《史記》多處提及「甌駱」,似乎也要斷開,其中《史記‧建元以來侯者年表》「以故甌駱左將斬西于王功侯」( 頁1052)及《漢書‧西南夷兩朝鮮傳》「甌駱將左黃同斬西于王,封為下鄜侯」( 頁3863),蒙文通根據王先謙補注《漢書》引王念孫之認為當作「甌駱左將黃同」( 王先謙:《漢書補注》,頁5784)。「甌駱左將」是官號,「黃同」是姓名,此即如「越桂林監居翁」,皆南越之命官,「甌駱左將」即如漢的「胡騎都尉」、「越騎都尉」等,越置「甌駱左將」以主甌、駱軍眾( 頁88)。閩越、西甌、駱越的越人,都是越族一支,除了閩越外,西甌、駱越都生活在南越國境( 參考張榮芳:〈漢朝治理南越國模式探源〉,載氏著《秦漢史與嶺南文化論稿》,北京:中華書局,2005,177。蔣廷瑜〈百越族群中的東甌與西甌〉具體指出,西甌應該在今廣西的東部,相當於漢代時期的蒼梧郡、鬱林郡的大部分地區,其見《越文化實勘研究論文集》,北京:中華書局,2005,39

(9) 羅香林:《百越源流與文化》,頁66。張榮芳和黃淼章的《南越國史》認為嶺南地區的越族支系眾多,未能盡知其名,他舉了五種:揚越、外越、南越族、西甌族、駱越族( 頁162-169)。

(10) 羅香林:《百越源流與文化》,頁68

(11) 《越史略》,上海:上海古籍出版社據文淵閣四庫全書本影印,1987,561上。

(12) 《舊唐書》,卷41〈地理志〉,北京:中華書局,1975,1750

(13) 簡文如下:「野雄雞六。」( 簡072,見麥英豪、黎金:〈南越木簡發現的聯想〉,收入廣州市文化局等編:《廣州文博( 壹)》,北京:文物出版社,2007,5)「野雄雞七,其六雌一雄,以四月辛丑屬中官租縱。」( 簡073,見廣州市文物考古研究所、中國社會科學院考古研究所、南越王宮署博物館籌建處:〈廣州市南越國宮署遺址西漢木簡發掘簡報〉,載《考古》,20063期,頁8) 亦請參考廣州市文物考古研究所、中國社會科學院考古研究所、南越王宮署博物館籌建處:〈廣州市南越國宮署遺址西漢木簡發掘簡報〉,《考古》,20063期,頁8

(14) 參考劉瑞:〈「雄王」、「雒王」之「雄」、「雒」考辨— 從南越「雄雞」木簡談起〉,《民族研究》,20065 期,頁74-78

(15) 羅香林:《百越源流與文化》,頁68-69

(16) 《漢書》,卷91,〈西南夷兩朝鮮傳〉,頁3851

(17) 《漢書》,卷64上,〈嚴助傳〉,頁2777

(18) 張雙棣:《淮南子校釋》,卷11〈齊俗訓〉,北京:北京大學出版社,1997,1137;王先謙補:《釋名書疏證補》,北京:中華書局,2008,154

(19) 《淮南子‧齊俗訓》說:「越王句踐劗髮文身,無皮弁搢笏之服,拘罷拒折之容。」(《淮南子校釋》,卷第十一〈齊俗訓〉,頁1137)

(20) 《後漢書》,卷86〈南蠻西南夷列傳〉,北京:中華書局,1965,2836。按:交阯即交趾,《後漢書‧光武帝紀》李賢注引《輿地志》云:「其夷足大指開析,兩足並立,指則相交。」李賢謂:「阯與趾同,古字通。」(卷1上,頁41)

(21) 《後漢書》,卷86〈南蠻西南夷列傳〉,頁2836

(22) 蒙文通:〈百越民族考〉,載氏著:《越史叢考》,頁15-25

(23) 《漢書》,卷64下,〈賈捐之傳〉,頁2833

(24) 另外,張榮芳與黃淼章合著的《南越國史》第十二章〈南越的風俗習慣〉尚有多項越人的文化特徵,例如越人迷信雞卜、干欄巢居、鑿齒食蛇、厭勝解災等等,甚有參考價

(25) 嚴助就越人早已懂得耕種、治船,有甲卒不下數十萬之眾,《漢書》嘗稱:「[ 閩越] 為人兵彊,能難邊城。……臣竊聞之,與中國異。限以高山,人迹所絕,車道不通,……其入中國必下領水,領水之山峭峻,漂石破舟,不可以大舩載食糧下也。越人欲為變,必先田餘干界中,積食糧,乃入伐材治船。……且越人緜力薄材,不能陸戰,又無車騎弓弩之用,然而不可入者,以保地險,而中國之人不能其水土也。臣聞越甲卒不下數十萬……。」( 卷64上,〈嚴助傳〉,頁2781)


* Những chỗ có đánh dấu (*) cũng là ghi chú của người dịch.

** Đầu đề của người dịch



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét