Powered By Blogger

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

Tác tố, Nhị tính Cấu trúc và Hồ sơ Khảo cổ học (I)


John C. Barrett

Người dịch: Hà Hữu Nga

Không đủ để biết tập hợp các mối quan hệ vì chúng tồn tại ở bất kỳ thời điểm nào với tư cách là một hệ thống nhất định. Chúng phải được biết đến về phương diện di truyền, trong quá trình hình thành của chúng. (Antonio Gramsci)

G
iới thiệu

Tác tố gia nhập khảo cổ học như một mối quan tâm lý thuyết trong những năm 1980. Nó đã làm như vậy một phần để phê phán khảo cổ học quá trình, và còn đi kèm với sự quan tâm ngày càng tăng đối với khảo cổ học giới và nỗ lực xây dựng các cách tiếp cận tự phê phán nhiều hơn đối với việc thực hành khảo cổ học nói chung (ví dụ Hodder 1982). Điều này có thể hiểu được; các tác nhân được chấp nhận là hiểu biết' và điều đó thách thức những loại hình khảo cổ học coi hành động của con người như thể chúng đã được xác định đầy đủ bởi các điều kiện bên ngoài. Tác tố là phương tiện mà nhờ có nó mới có được sự vật, do đó nó có sức mạnh để hành động và tác tố con người vận hành một cách có hiểu biết và có tính phản tư. Do đó, các tác nhân được chấp nhận giám sát hành động của chính họ cũng như hành động của những kẻ khác trong việc xây dựng cả thế giới của họ lẫn bản thân họ về phương diện văn hóa và xã hội. Các tác nhân không xuất hiện nhờ vào giai đoạn lịch sử như đã định, thay vào đó họ tự tạo ra chính mình trong và thông qua các điều kiện xã hội và văn hóa cụ thể của riêng họ. Do đó, mối quan tâm đến tác tố chấp nhận các hàm ý của ‘phép tường giải kép’, trong đó các khoa học xã hội nhận ra rằng tri ​​thức của họ về các điều kiện xã hội cũng phải phù hợp với các tri ​​thức chủ quan của những kẻ thực sự tạo ra các điều kiện đó (Giddens 1982: 7). Tôi thấy cần phải bổ sung thêm ngay rằng đây không phải là lời kêu gọi ‘đồng cảm’, theo đó nhà khoa học xã hội hoặc nhà khảo cổ thực sự tuyên bố sẽ suy nghĩ theo cùng một cung cách với những kẻ mà họ nghiên cứu. Thay vào đó là chấp nhận sự hiện diện của các tác nhân hiểu biết trong sự vận hành của các điều kiện xã hội có trước chúng ta.

Tôi không có ý định theo đuổi khái niệm tác tố thông qua văn liệu của xã hội học lý thuyết. Nhiệm vụ quá khó khăn và sẽ chẳng đáng kể gì so với mục tiêu của tập sách này. Tuy nhiên, tôi vẫn sẽ bàn về trường hợp nếu khảo cổ học sử dụng văn liệu xã hội học thì nó phải xem xét đầy đủ hơn về các ý nghĩa của văn liệu đối với thực hành khảo cổ học. Lý thuyết có thể vận hành theo hai cách: nó có thể tạo điều kiện cho việc hình thành các ý tưởng về một số điều kiện nhất định, trong đó những ý tưởng này đòi hỏi một loại khảo sát thực nghiệm nào đó, hoặc nó có thể định hướng cho những cách thức mà chúng ta xem xét diễn giải các điều kiện nhất định. Dù bằng cách nào thì lý thuyết cũng phải được gắn vào các thực tiễn của ngành học của chúng ta và phải trải qua sự định giá về tính thích hợp của nó trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể và diễn giải các điều kiện cụ thể. Phải thừa nhận rằng nhiều hệ thống lý thuyết là khá trừu tượng, nhưng đây chỉ đơn giản là một đặc điểm của quá trình xây dựng lý thuyết. Vấn đề không phải là để bị mê hoặc bởi sự sang trọng của cái trừu tượng, mà là đánh giá một cách phê phán các khả năng ứng dụng của nó. Do đó, tôi dự định thực hiện ba vấn đề. Trước tiên, hãy xem lại căn nguyên chính mà lý thuyết xã hội học đã sắp đặt bằng cách tham chiếu các cách thức mà nhà khảo cổ học đã cố gắng giải quyết vấn đề ‘xã hội’ tổng thể. Thứ hai, tái xác định xem đối tượng nghiên cứu khảo cổ cần phải là gì. Thứ ba, rút ​​ra ý nghĩa của một đối tượng nghiên cứu bao gồm sự hiện diện của tác tố con người.

Khảo cổ học và Xã hội

Các nhà khảo cổ tiếp cận sự nhận thức của họ về quá khứ thông qua phép ẩn dụ đại diện của một hồ sơ khảo cổ. Nói cách khác, các di vật khảo cổ được coi như một đại diện hiện tại của một số khía cạnh của quá khứ. Nhận thức về tư liệu-như-hồ sơ này đã định hướng tư duy khảo cổ học theo một số tuyến khảo sát rất cụ thể. Hồ sơ tài liệu của quá khứ được coi là có tính bộ phận; tại một thời điểm bất kỳ có rất nhiều sự việc xảy ra không lưu lại hồ sơ sống, hoặc để lại một thứ hồ sơ không để ngỏ cho các diễn giải của chúng ta. Do đó, trong khi các nhà nhân học được coi là gia nhập những môi trường văn hóa bối cảnh hóa rất phong nhiêu để gặp gỡ những con người vẫn tiếp tục cư ngụ trong vũ trụ vật chất của riêng họ, thì nhà khảo cổ học lại chỉ xuất hiện để nhặt một vài mảnh vỡ hoang liêu của một vũ trụ đã bị phế bỏ từ lâu. Có vẻ như có rất ít điểm trong việc các nhà khảo cổ cố gắng trở nên giống như các nhà nhân học vì sự ‘nghèo nàn’ trong hồ sơ của nhà khảo cổ học so với chính chủcác trải nghiệm chi tiết vốn đối với nhà nhân học. Nhưng những gì mà hồ sơ khảo cổ học thiếu về chi tiết ngữ cảnh thì nó lại có được chiều rộng địa lý và bề dày lịch sử. Mô thức không gian và thời gian rộng rãi hiển hiện trong hồ sơ tư liệu dường như cổ vũ việc phân tích quá khứ ở quy mô tương tự, điều này giải thích mối quan tâm chủ đạo của khảo cổ học đối với các quá trình lịch sử vận hành trên các khu vực rộng lớn và trong những khoảng thời gian dài. Sự khác biệt rõ ràng này trong các hiện thực thực nghiệm được khảo cổ học nghiên cứu so với các ngành khác của khoa học xã hội như nhân học dường như cũng đặt ra câu hỏi về mức độ mà khảo cổ học và các khoa học xã hội có thể chia sẻ các phạm trù khái niệm và lý thuyết chung.

Do đó, một ‘sức mạnh’ của khảo cổ học
theo thông lệ được coi là khả năng khái quát hóa về các quy tắc không gian quy mô lớn và theo dõi các xu hướng lịch sử lâu dài và sự biến đổi của chúng. Các ‘quy tắc’ và ‘xu hướng’ này được thể hiện bằng các di vật vật chất tích lũy tạo thành các mô thức nhất quán có thể theo dõi theo thời gian và không gian, mặc dù những mô thức đó có thể mang tính bộ phậnphân mảnh. Về tính hiệu quả, phép phân tích tích lũy này phụ thuộc vào việc chấp nhận rằng các phạm trù vật chất, chẳng hạn như các loại hình hiện vật hoặc công trình ng niệm, duy trì cùng một giá trị ở bất cứ nơi nào chúng ta bắt gặp; chất liệu lặp đi lặp lại một cách tẻ nhạt, thêm một chiếc trâm loại A nữa ở đây, một bình gốm loại B khác ở đó, và do đó các mô thức kết hợp với nhau. Nhưng các mô thức này đại diện cho cái gì? Ở một mức độ nào đó, rõ ràng chúng đại diện cho các quy tắc vật chất của sự tồn tại vật , ví dụ như các quá trình mai tàng học sinh ra trong thời Đá cũ được coi như hoàn toàn liên quan đến các công cụ đá và các tổ hợp xương cốt động vật thay vì các vật dụng bằng gỗ đã được sử dụng. Nhưng ở một mức độ khác, các mô thức có thể quan sát được dường như là kết quả của, và do đó, đại diện cho các quy tắc trong tổ chức hành vi của con người, nơi tính quy tắc của các hành động của con người trở thành hóa thạch dưới dạng thức thông thường của một dấu vết vật chất. Do đó, khi quan sát hồ sơ khảo cổ học, như hồ sơ về các quy tắc hành vi được khuếch trương bao la trong không gian và hun hút theo thời gian, các nhà khảo cổ dường như được thể hiện bằng một đối tượng nghiên cứu rõ ràng, cụ thể việc đặc trưng hóanhận thức về hành vi định chuẩn. Nhưng vẫn có một cách khác để hiểu chương trình khảo cổ học, và đó là phương án thay thế mà tôi định khám phá ở đây.

Tuy nhiên, trước khi chúng ta tiếp tục, và bởi vì những vấn đề này là nền tảng cho những thứ tiếp theo, nên tôi sẽ nhấn mạnh rằng phép ẩn dụ về một hồ sơ khảo cổ học ngay lập tức đặt ra câu hỏi hồ sơ về cái gì? (Patrik 1985). Lời đáp cho câu hỏi này hình thành nên chương trình khảo cổ học nói chung. Cái gì thường được xác định một cách lặp thừacái đã tạo ra hồ sơ tài liệu. Hàm ý là nếu chúng ta hiểu được sự hình thành của hồ sơ đó thì chúng ta sẽ nhận thức được sự vận hành của quá khứ. Hồ sơ được coi một loạt các mô thức vật chất, mỗi mô thức đều có thể được đặc trưng như một tập hình thức và liên kết chung. Các cơ chế tạo ra mỗi mô thức này sẽ được thảo luận trong khuôn khổ chung, đó là khuôn khổ của các quá trình chung lặp lại theo thời gian và không gian làm phát sinh các hợp thể liệu (như các loại đồ gốm, công trình xây dựng, mộ tángdi tích thực vật chẳng hạn) và việc tổ chức thành hệ thống nội tại của chúng (hệ thống phân cấp định cư, các mộ táng giàu đồ tùy táng, v.v.). Do đó, tư liệu dường như ghi lại các quá trình định chuẩn, có thể là tự nhiên hoặc mang tính hành vi. Cả hai loại quá trình ấy dường như đều có phạm vi rộng lớn về mặt địa lý, vốn đã tồn tại từ lâu, và các quy trình xác định các quy tắc hành vi của con người là những quy trình mà khảo cổ học đặc biệt tìm cách để nhận thức.

Vào đầu thế kỷ này, hành vi định chuẩn đã được đặc trưng hóa về phương diện văn hóa, một lập trường gắn liền một cách kinh điển với công trình của Childe. Sự phân bố của các văn hóa khảo cổ được coi là để phân định các khu vực của các quy ước phổ biến được các cá nhân tổ chức trong quá trình trở thành các hiện hữu xã hội. Chính sự tồn tại của nhóm xã hội theo một cách nào đó đã xác định hành vi của các thành viên trong nhóm. Logic của suy lý này thường được coi là đương nhiên và các vấn đề lý thuyết mà nó đề cập vẫn chưa được khảo sát. Do đó, hành vi văn hóa được chấp nhận là ‘được xác định về phương diện xã hội. Childe khẳng định rằng khảo cổ học nghiên cứu 'kết quả của hành vi con người, nhưng không quá nhiều về hành vi bản năng, đặc trưng của Homo Sapiens - đó sẽ là một chủ đề cho động vật học - mà là các mô thức hành vi học được từ, và đặc biệt của, các xã hội loài người' (Childe Năm 1956: 7). Và ở những chỗ khác trong văn bản đó, Childe tiếp tục kể về món nợ tri thức của mình với Durkheim và với Marx.

Điều quan trọng là phải lưu ý cách Childe tách rời bản năng vốn có của các loài và hành vi với tư cách học được từ xã hội. Cũng cần lưu ý đến việc ông tái khẳng định rằng các tư liệu được nghiên cứu chính các kết quả của hành vi con người. Vì vậy, xã hội, đối với Childe, xuất hiện như một thứ gì đó thiết yếu đối với nhân loại và từ đó các thành viên cá thể của nó học được như một cách thức để vươn tới được các đồng nhất tính xã hội hơn là các đồng nhất tính sinh học của họ. Do đó, xã hội dường như một tồn tại không chỉ vượt ra ngoài vòng đời của tác nhân cá nhân mà còn tồn tại theo một cách nào đó bên ngoài tác nhân mà nó tác động tới. Có lẽ xã hội được coi là một cái gì đó đã được gia nhập từ khi sinh ra và các quy ước của cuộc sống được học hỏi chính ở đó. Xã hội chỉ đơn giản là một đối tượng. Childe cũng trình bày xã hội như một tổ chức mà sự vận hành của nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thỏa mãn các nhu cầu của con người thông qua việc cải thiện vững chắc các năng lực công nghệ của nó (Childe 1944), nhưng trong đó một mặt, có thể tạo ra sự khác biệt – sự thực là một mâu thuẫn - giữa hoạt động công nghệ và vật chất (lĩnh vực khoa học) và mặt khác là các tín điều ý thức hệ của các thành viên trong xã hội đó (Childe 1956: 159ff). Ở chừng mực quan tâm của Childe, thì các hệ tư tưởng nảy sinh từ việc các thành viên trong xã hội không hiểu được thế giới xã hội của chính họ ở cùng mức độ mà họ hiểu về cái vật chất hoặc thế giới 'tự nhiên' (Childe 1947: 1-5). Do đó Childe đã phân biệt giữa quyền làm chủ thực tế của các điều kiện vật chất, chẳng hạn như việc ghè đập vật chất của hòn đá lửa, và độ bóng hệ tư tưởng hoặc các ‘ảo tưởng’ bao quanh việc thực thi năng lực kỹ thuật như vậy. Ông cũng nhận ra rằng hquả của một số hành động nhất định không nhất thiết phải tương ứng với các động cơ và ý định của những người kẻ chủ mưu của các hành động ấy (Childe 1956: 171). Tuy nhiên, giờ đây chúng ta có thể đặt câu hỏi về những khác biệt Childe quy cho giữa cái cá nhân và xã hội hoặc giữa các điều kiện vật chất và những biểu hiện ý thức hệ của họ, chúng đã đặt ra những vấn đề sâu sắc liên quan đến các quá trình lịch sử. Chúng cũng đặt ra các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa tác nhân lịch sử và người quan sát khảo cổ học, vì Childe tin tưởng rõ ràng rằng người quan sát, mặc dù từ viễn kiến của thời đại mình, có thể nhận ra đầy đủ hơn bản chất của các điều kiện thực sự tồn tại trong quá khứ hơn là người tham gia.

Động thái chống khảo cổ học văn hóa trong những năm 1960 không liên quan đến việc đặt vấn đề về sự kết nối giữa các phạm trù vật chất và các chuẩn mực hành vi, cũng không dẫn đến việc coi ‘xã hội’ là một phạm trù đặc biệt có vấn đề. Sự thực, nó tái khẳng định rằng các xã hội có thể được coi là toàn bộ các ‘sự vật’ nhưng chỉ khi những sự vật đó được tạo thành từ các bộ phận, giống như cách thức mà một hệ thống được tạo thành từ các hệ thống con vậy. Điều bị chỉ trích là xu hướng coi tất cả các biến đổi vật chất là đại diện cho các chuẩn mực hành vi được xác định về mặt xã hội ở cấp độ của tự thân tổng thể xã hội. Nó cũng cố gắng phân biệt giữa phong cách, như một cách thức thực hiện sự vật, và chức năng, như là sự vật được thực hiện, và nó mang lại tính ưu tiên giải thích cho sự vật được thực hiện. Các Mô thức vật chất trong hồ sơ chắc chắn được coi là đại diện cho hành vi của con người và hành vi này chắc chắn được coi là được xác định về phương diện xã hội, nhưng giờ đây người ta đã lập luận rằng quyết định được vận hành ở cấp độ của hệ thống con. Do đó, hồ sơ vật chất phải được hiểu là kết quả của hành vi con người nằm trong các hệ thống con khác nhau. Vai trò của mỗi hệ thống con, những gì mỗi hệ thống con thực sự đã làm, đều đóng góp vào sự tích hợp và ổn định của toàn bộ hệ thống trong bối cảnh môi trường rộng lớn hơn của nó (Clark 1957: fig. 25, Binford 1962, Clarke 1968: 83ff., Renfrew 1984). Giờ đây các nhà khảo cổ học có thể xem xét hồ sơ vật chất về hành vi ‘kinh tế’, ‘tôn giáo’ và ‘xã hội’, và sau đó họ có thể tiến hành phân tích mối quan hệ liên kết đã từng vận hành giữa các hệ thống con khác nhau. Cuối cùng, mục đích chính đặc trưng hóa việc tổ chức hệ thống của một xã hội cụ thể. Ở cấp độ cao hơn và tổng quát hơn, dường như hợp lý khi phân loại các tổ chức xã hội khác nhau thành các loại cụ thể và tìm kiếm logic chung cho sự vận hành của các loại đó, cũng như logic của các quá trình lịch sử đã khiến chúng hiện hữu hoặc đã biến đổi chúng. Xuyên suốt quá trình suy lý này chính là giả định ngầm ẩn theo thông lệ mà hệ thống xã hội, được đặt định trong một môi trường cụ thể và hàm chứa các cơ chế thay đổi nội tại của riêng nó, chính là đơn vị phân tích thích hợp.

Do đó, khảo cổ học qu
á trình coi các phạm trù vật chất liên quan đến các phạm trù hành vi được xác định về mặt chức năng bởi các bối cảnh hệ thống xã hội mà trong đó chúng vận hành. Trong việc nhận thức các phạm trù hành vi, thì địa vị hàng đầu thuộc về các hệ quả của hành vi đó về mặt chức năng, có nghĩa là thuộc về những gì nó đạt được cả về mặt vật chất hoặc về mặt hội nhập xã hội. Vấn đề quan trọng thứ hai là phong cách của hành động, cách thức mà nó được thực thi hoặc thiên hướng văn hóa mà thông qua đó nó được thực thi, tất cả đều cần được coi là ‘không có gì khác hơn’ sắc thái địa phương. Các động cơ thúc đẩy hành động cũng được coi là vượt quá khả năng phục hồi nhưng ít có ý nghĩa hơn so với những gì mà các hành động đó đạt được. Ở đây có tiếng vọng duy lý luận của Childe, là thứ đã tìm cách phân biệt thành phần ý thức hệ của một hành động với hiệu quả kỹ thuật của nó. Ví dụ, công việc thực địa về dân tộc khảo cổ học đã không làm nổi bật được những câu chuyện mọi người kể về những gì họ đang làm mà thay vào đó lại nhấn mạnh những gì họ thực sự làm, như thể câu chuyện kể không phải là một phần của cái thực tế đó mà là các h quả vật chất của các hành động của con người.

Tất cả điều này là
nguyên do khá thân thuộc. Vì vậy, cũng có những lời chỉ trích rằng tất cả các phương pháp tiếp cận này ít chú ý đến sự tham gia tích cực của các cư dân thuộc hệ thống xã hội đó. Những cư dân như vậy dường như đã được xác định đầy đủ bởi các điều kiện của họ - các điều kiện xã hội và môi trường - và dường như đã vận hành như những 'kẻ lơ ngơ' chỉ đơn giản tuân theo các yêu cầu của những điều kiện đó. Theo khảo cổ học văn hóa, những người tạo ra thế giới có trật tự về phương diện văn hóa của quá khứ đã làm như vậy với tư cách là những kẻ mang các quy ước và giá trị học được từ các bối cảnh xã hội của họ, và trong trường hợp khảo cổ học quá trình, kết quả của các hành động của họ được xác định bởi các yêu cầu chức năng của hệ thống xã hội. Giờ đây chúng ta phải tìm cách để cho tác tố con người đảm nhận vai trò của nó trong việc tạo ra lịch sử, một thách thức sẽ làm thay đổi đối tượng nghiên cứu khảo cổ học.

Đối tượng Nghiên cứu

Nghiên cứu khảo cổ học về xã hội loài người được cho là khả thể vì các xã hội đã tuyệt diệt ấy vẫn để lại dấu vết vật chất. Các xã hội được xử như thể chúng là những sự vật hiện thực có thể được nghiên cứu một cách độc lập với các tác tố cư ngụ trong chính các xã hội đó. Điều đó chẳng khác nào coi tổng thể xã hội đã tuyệt diệt hệt như một loạt các căn phòng đã tồn tại cho dù chúng có người ở hay không; tuy nhiên, khi các căn phòng có người ở, thì trạng thái của chúng quyết định hành vi của cư dân, những người đến lượt mình đã để lại hồ sơ về hành vi đó. Hồ sơ đó được chúng ta coi là an toàn bởi vì rõ ràng nó là vật chất và vì nó xuất phát trực tiếp từ những hành động được xác định về phương diện xã hội của con người. Nói tóm lại, xã hội đã viết nên danh tính của mình trên hồ sơ khảo cổ học thông qua hành động của các thành viên.

Việc nghiên cứu bất cứ điều gì cũng đều đưa chúng ta can dự vào một quá trình đối tượng hóa. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu phải được xác định tạm thời và thiết lập bối cảnh phân tích. Chúng ta tái tạo thế giới thông qua các nghiên cứu về nó, trong đó sự vật được coi là tồn tại độc lập được xác định bằng cách tham chiếu vào chương trình phân tích của chúng ta. Những sự vật này được giữ nguyên vị bởi các định nghĩa của chúng ta về chúng, và tri​​thức của chúng ta về chúng được truyền đạt bằng ngôn ngữ và bằng cách đại diện; chúng không xuất hiện trong các diễn ngôn của chúng ta ở dạng không qua trung gian, chúng xuất hiện trong các dạng thức mà chúng ta nói về chúng. Theo cách này, thế giới được cấu thành thông qua các thực hành rời rạc của chúng ta, một quá trình làm cho đối tượng nghiên cứu tách khỏi cách chúng ta nhìn nhận thế giới, tách khỏi việc vận hành trong thế giới và khỏi việc nói về thế giới. Điều này tất nhiên không phủ nhận rằng tồn tại một thế giới ngoại tại bên ngoài chúng ta, một thế giới mà chúng ta muốn biết và dựa vào đó chúng ta có thể làm việc, nhưng diễn ngôn của chúng ta làm cho thế giới trở nên sẵn có theo khuôn khổ nhận thức cụ thể. Nó cũng cấu trúc chúng ta như những người quan sát vì nó tạo dựng mối quan hệ giữa chúng ta và những sự vật mà chúng ta nghiên cứu. Các thực tiễn của chúng ta xác định các phạm trùthông qua nó chúng ta trải nghiệm thế giới và chúng ban tặng giá trị cho các hạng mục đó do kết quả của các phương pháp kiểm tra đã được chọn lựa của chúng ta. Nói tóm lại, nghiên cứu không liên quan đến việc khải lộ thế giới như nó vốn có, mà là tạo dựng nhận thức đạt được từ một viễn kiến cụ thể.

Khó mà trở thành một mệnh đề cấp tiến khi khẳng định rằng thế giới không tự bộc lộ, mà là chúng ta tìm cách bộc lộ nó bằng việc sử dụng các truyền thống quan sát và mô tả. Việc trở thành vai trò chủ động được thực hiện bằng cách chúng ta xây dựng khung đối tượng phân tích, trên cơ sở một phần chúng dựa vào các thực tiễn xã hội thông thường và một phần dựa vào các giả định của chúng ta về các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, có nghĩa là tất cả các dạng tri ​​thức đều yêu cầu đánh giá tự-phê phán. Việc đánh giá đó phải thể hiện các cách thức mà đối tượng đã được hình thành cũng như các giả định và giá trị được thể hiện trong quá trình đối tượng hóa đó. Rõ ràng việc đánh giá tự phê phán này là một hình thức đối tượng hóa khác, trong đó quá trình tạo dựng tri ​​thức biến thành một sự vật cần được nghiên cứu. Điều quan trọng là quá trình đối tượng hóa là một thực hành rời rạc trong đó những người hành nghề cố tình tấn công một lập trường bên ngoài của, hoặc đối nghịch với, đối tượng đã được chọn để nghiên cứu. Chúng tôi sẽ trở lại điểm này một lần nữa. Hiện tại, tôi muốn đề xuất rằng khảo cổ học đã xây dựng một đối tượng phân tích không thỏa đáng với các mục đích của chúng ta.

Tác tố Con người Lịch sử

Một trong những vai trò của lý thuyết là
soi sáng, và do đó đánh giá một cách có phê phán, những quá trình là đối tượng nghiên cứu. Cho đến đầu những năm 1980, lý thuyết khảo cổ học đã hướng tới việc công nhận các tổ chức xã hội trong quá khứ thông qua hồ sơ vật chất của họ. Để bác bỏ tổ chức xã hội với tư cách là đối tượng nghiên cứu, đòi hỏi phải xây dựng lại chương trình lý thuyết. Chương trình này phải có thể thực hiện được trong thực tế, nó phải thúc đẩy chúng ta hướng tới việc tái vận hành phương tiện trí tuệ và phương tiện vật chất cần thiết để tạo dựng những nhận thức mới về các điều kiện lịch sử.

Các nhận thức hiện tại coi lịch sử được cấu trúc bởi mối quan hệ giữa các điều kiện nhất định bao gồm điều kiện vật chất, các quy ước, giá trị, tổ chức hệ thống và hiểu biết chủ quan, mong muốn, động cơ của tác tốcác h quả của nó. Như vậy, mối quan hệ này là tiếng vọng của nhị nguyên luận cổ điển đã ám ảnh cuộc tranh đấu lâu dài để xây dựng lý thuyết xã hội, cụ thể là mối quan hệ giữa ‘xã hội’ và ‘cá nhân’ hoặc giữa ‘cấu trúc’ và ‘tác tố’. Thực tiễn khảo cổ học dường như đã chấp nhận nhị nguyên luận như đã đưa ra, cho rằng có một sự đối lập thực sự tồn tại trong lịch sử giữa một thứ gọi là xã hội và các tác nhân mà hành động và hiểu biết của họ theo một cách nào đó được xã hội xác định. Tuy nhiên, nhị nguyên luận ấy có vấn đề; các xã hội chưa bao giờ tồn tại mà lại không có những con người làm cho các điều kiện của một xã hội nhất định trở nên khả th, và tự thân những con người này chính các hiện hữu xã hội. Cả các ‘điều kiện xã hội‘tác tố xã hộiđều được tạo dựng thông qua mối quan hệ trong đó mỗi bên đều có sự hiện diện của bên kia. Các skiện xã hội phải luôn bao gồm hành động của các tác nhân, và các tác nhân thông qua hành động của họ trở thành các phạm trù hiện hữu xã hội. Tuy nhiên, cả chúng ta với tư cách là những người quan sát ngoài cuộc của các điều kiện xã hội khác lẫn các tác nhân tái tạo các điều kiện xã hội của chính họ đôi khi đều tạo ra sự khác biệt giữa các điều kiện bên ngoài, bao gồm các thể chế xã hội, môi trường vật chất, và kinh nghiệm chủ quan của tác nhân về những điều kiện đó. Childe, như chúng ta đã thấy, đã thực hiện chính xác điều này, và chúng ta phải nhận ra vai trò của chính mình trong việc tạo dựng sự phân biệt mang tính phân tích giữa các điều kiện khách quan và nhận thức chủ quan; nó không phải là một thứ đã cho trước.

Giddens viết rằng 'lĩnh vực nghiên cứu cơ bản của
các khoa học xã hội, theo lý thuyết cấu trúc hóa, không phải là kinh nghiệm của tác nhân cá nhân, cũng không phải là sự tồn tại của bất kỳ hình thức tổng thể xã hội nào, mà là các thực hành xã hội được sắp xếp theo thời gian và không gian' ( Giddens 1984: 2). Việc nhấn mạnh vào các thực hành được sắp xếp theo thời gian và không gian là một nỗ lực để vượt qua nhị nguyên luận phân tích tách biệt kinh nghiệm chủ quan và tổng thể tính xã hội. Cho dù Giddens đã thành công trong việc tái vận hành các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết xã hội thì giờ đây lại là một vấn đề cần được phê bình liên tục (Holmwood và Stewart 1991, Mouzelis 1991 và 1995) và cách xử lý của riêng tôi đối với công trình của Giddens được viết dưới ánh sáng nhận thức của tôi về các công trình phê phán này. Giddens không chỉ đạt được đầu ra xuất bản đáng kể, ông còn kích thích một nguồn văn liệu thứ cấp lớn (xem Cohen 1989, Clark, Modgil & Modgil 1990, Bryant và Jary 1991). Tôi không có ý định đưa ra một bản tóm tắt khác về lý thuyết cấu trúc hóa, Mouzelis (1995: 118) rốt cuộc đã làm được điều này trong chưa đầy một trang! Thay vào đó, tôi muốn suy nghĩ thấu đáo về câu trích dẫn được đưa ra ở trên để mở đường cho một đánh giá quan trọng về khái niệm ‘nhị tính cấu trúc' của Giddens mà tôi hy vọng sẽ hữu ích về phương diện khảo cổ học.

Cụm từ 'các thực hành được sắp xếp theo thời gian và không gian' chứa đựng toàn bộ các yếu tố mà chúng ta cần để lập biểu đồ đi vào trung tâm của dự án Giddens. Việc thực hành nhất thiết phải có sự hiện diện của một tác nhân, kẻ tham gia tích cực, mặc dù việc đề cập đến đến tác nhân không nhất thiết phải đề cập đến cá nhân. Chắc chắn các cá nhân hoạt động với tư cách tác nhân và chắc chắn tác tố vận hành thông qua các cơ thể của các cá nhân, nhưng tác tố cũng phải bao gồm việc vận hành của các tập thể vượt ra ngoài cơ thể của cá nhân và vòng đời của riêng họ. Do đó, mối quan tâm đến tác tố không đánh dấu sự quay trở lại cái cá nhân trong lịch sử, cũng không đánh dấu sự quay trở lại với cá nhân luận phương pháp. Giờ đây, cá nhân không trở thành đơn vị cơ bản trong phân tích của chúng ta, chúng ta cũng không chủ yếu quan tâm đến các động cơ cá nhân, chúng ta cũng không bắt đầu phân tích bằng việc xem xét một hành động cá nhân, chúng ta cũng như không coi các xã hội chẳng có gì khác hơn là sản phẩm tích lũy của các hành động cá nhân.

Cơ quan luôn được đặt trong các điều kiện cấu trúc tạo điều kiện thuận lợi cho các hành động của tác tố đòi hỏi một phương tiện để thông qua đó mà vận hành. Do đó, thực hành được cấu trúc bởi các nguồn lực là phương tiện và kết quả của nó. Những nguồn lực này trải từ các nguồn lực vật chất và biểu tượng đến các truyền thống thực thi và biểu đạt. Tính hiệu quả của việc huy động các nguồn lực đó trên thực tế phụ thuộc một phần vào mức độ kiểm soát và năng lực hiểu biết của được tác nhân thực thi, một phần phụ thuộc vào quyền lực của tác nhân đối với các nguồn lực đó, và một phần phụ thuộc vào kỹ năng của tác nhân để giao tiếp hiệu quả. Cấu trúc của thực hành đang phát huy khả năng, nó trao quyền cho tác nhân bởi vì nó tạo điều kiện cho hành động hiệu quả, nó làm cho các hành động trở nên khả thể, có thể hiểu được về mặt xã hội và ở các mức độ khác nhau, được tác nhân và những người khác coi là hợp thức. Có hai cách sử dụng khái niệm quyền lực trong bối cảnh này. Quyền lực hành động, trong đó quyền lực được định nghĩa tích cực là tạo điều kiện, được phân biệt với sự nhấn mạnh truyền thống được đặt vào cách định nghĩa tiêu cực hơn về quyền lực với tư cách là sự thống trị, đó là quyền lực đối với một thứ gì đó. Rõ ràng là sự khác biệt không được phân biệt một cách rõ ràng nhưng chắc chắn là quyền lực-với-tư-cách-thống trị có thể được liên kết khá trực tiếp với các chiến lược đối tượng hóa bởi vì thứ bị thống trị đòi hỏi một định nghĩa ban đầu là một sự vật, được đặt tên và được phân loại.

C
ác cấu trúc không nên được coi là hạn chế hoặc xác định đơn giản, mà phải được tái tạo như một lĩnh vực của các khả tính trong đó các thực hành chiếm lĩnh và duy trì lĩnh vực đó được tìm thấy. Người ta thường so sánh với ngôn ngữ và trò chuyện, trong đó ngôn ngữ như một cấu trúc giao tiếp được tái tạo thông qua các hành vi nói chuyện thực tế và sáng tạo. Ngôn ngữ vừa là phương tiện vừa là kết quả của thực hành chuyện trò. Do đó, các thực hành xã hội không thể được giải thích là sản phẩm của các điều kiện cấu trúc theo khuôn khổ truyền thống về nguyên nhân và kết quả hơn là bất kỳ cuộc trò chuyện nào có thể được giải thích một hệ quả của ngữ pháp. Các điều kiện cấu trúc được tái tạo và biến đổi thông qua các kết quả khác nhau, kể cả có ý định ​​và không có ý định, của các thực hành mà người ta chúng tạo điều kiện cho chúng. Đây là những gì Giddens muốn nói bằng cụm từ ‘nhị tính cấu trúc; khái niệm này không tái lập sự đối lập giữa cấu trúc và tác tố (loại nhị nguyên luận mà Giddens bác bỏ), mà là nhị tính đó được gắn vào 'các thuộc tính cấu trúc của một hệ thống xã hội [vốn] vừa là phương tiện vừa là kết quả của các thực hànhngười ta tổ chức một cách đệ quy' (Giddens 1984: 25). Nhị tính này nhất thiết phải chiếm dòng thời gian, và vì chúng ta quan tâm đến các thực hành hiện thân, nên nó cũng chiếm cả không gian.

Do đó, các
thực hành của tác tố được cấu trúc trong các cấu trúc đó chẳng kém gì việc tác tố tiếp sinh lực cho các cấu trúc đó, bằng cách đưa chúng về phía trước và biến đổi chúng theo thời gian và không gian. Mối quan hệ đệ quy giữa cấu trúc và tác tố được tạo ra từ khả năng của các tác nhân trong việc giám sát các điều kiện mà họ hành động, một giám sát am tường về cách tiến hành việc tìm kiếm vì nó dựa vào kinh nghiệm và vào những mong đợi trước để thông báo cho tác nhân đó về những điều kiện nó phải đối mặt. Điều quan trọng là chúng ta phải nhận ra rằng phạm vi tri ​​thức đó bao gồm cả tri ​​thức thực tế về việc biết 'cách tiếp tục' và những tri ​​thức rời rạc được ghi nhớ, đối tượng hóa và được nói ra. Đóviệc nhận ra cả khả năng sống trong cái thế giới 'như nó vốn có', khi nhận ra trật tự của nó không đáng kể đến mức nó 'không cần phải nói' (xem Bloch 1992), và khả năng tách khỏi thế giới và xem xét nó 'một cách khách quan'. Điều thứ nhất cần được nhấn mạnh - đó là khả năng hiện thân để tồn tại trên thế giới, được đại diện bởi sự an toàn của các tác nhân  trong quá trình di chuyển của họ vào thế giới, bằng cách thông qua những trải nghiệm hiện thân của riêng họ phát hiện ra được ý nghĩa về vị trí và về hiện hữu. Trong cách biểu đạt này về nhị tính của cấu trúc, thế giới tái tạo cơ thể khi cơ thể hoạt động để yêu sách cho bản thân mình một thời gian và một vị trí (‘hiện hữu-trong-thế giới’). Do đó, thế giới hiện diện trong tính nhậy dục của cơ thể, và được biến đổi bởi sự hiện diện của tự nhận thức của cơ thể về ham muốn và hành động của .

Nhu cầu nắm bắt logic thực tế của tri ​​thức hệ thống như vậy và nhu cầu phân biệt nó, nếu không thực sự giải cứu nó, khỏi những ám ảnh học thuật truyền thống của chúng ta với những tri ​​thức rời rạc là một vấn đề trọng tâm trong công trình của Pierre Bourdieu (1977 và 1990). Nhiệm vụ của ông không phải dễ dàng, vì làm việc theo truyền thống của một diễn ngôn học thuật khách quan, Bourdieu tìm cách gợi lên những thực hành không bao giờ tìm kiếm cách biểu đạt rời rạc. Cái thực tế chúng được thể hiện như vậy chính là sản phẩm của sự khơi dụng chúng bằng thực hành học thuật, biến các thực hành hiện thân của những kẻ khác thành đối tượng phân tích. Do đó Bourdieu tìm cách diễn đạt logic của thực hành phi ngôn ngữ thông qua ngôn ngữ, chứng minh rằng bằng cách đối tượng hóa thực tiễn một cách rời rạc, nhà nhân học thu được những hiểu biết không có sẵn cho người thực hành trong khi đồng thời có nguy cơ đánh mất chính cái thứ mà những hiểu biết này tìm cách nắm bắt. Có sự trớ trêu nhất định trong nghiên cứu trí tuệ hóa này về tính nhạy dục được thể hiện của những kẻ khác, mặc dù Bourdieu có hoàn toàn nhận ra rằng sự trớ trêu đó hay không lại là một vấn đề khác (Jenkins 1992: 152ff.).

Một trong những cách Bourdieu minh họa các cấu phần sắc thái và chiến lược của thực hành, bằng cách nhấn mạnh rằng năng lực thực hành không phải là vấn đề biết các quy tắc một cách rời rạc mà là các mối quan tâm hơn là sự thành thạo thực tế về việc biết cách tiếp tục, có liên quan đến sự trao đổi quà tặng. Chúng ta 'biết' rằng biếu tặng đòi hỏi phải được đáp lại, nhưng kỹ năng thực hiện hành động đáp lại không chỉ đơn giản là biết đáp lại cái gì mà là khi nào thì đáp lại; nó nằm ở việc biết được ‘thời điểm thích hợp’ một cách bản năng để tránh sự thiếu tôn trọng hoặc làm nhục và thay vào đó nâng cao vị thế của người đáp lại. Việc quy giản trao đổi quà tặng thành quy tắc của nó sẽ chỉ là nêu rõ những gì cần đáp lại, trong khi kỹ năng thực tế nằm ở thời điểm. Đó chính là kỹ năng thực tế mà Bourdieu tìm cách khám phá (Bourdieu 1990: 98ff). Việc xem xét trao đổi quà tặng không chỉ thiết lập bối cảnh của quyền làm chủ thực tế mà còn cả tính vật chất của nó. Công trình ban đầu của Mauss ‘Luận về biếu tặng’ đã khám phá cách thức mà các đồng nhất tính của con người được chuyển tải trong giá trị của những sự vật được trao đổi giữa con người với nhau (Mauss 1970). Nhưng các đồng nhất tính của con người không chỉ được đối tượng hoá trong những sự vật được trao đổi, mà nó còn được đối tượng hoá trong lao động tạo ra những sự vật đó ngay từ đầu. Do đó, tác vật đối tượng hóa cả lao động sản xuất thủ công trong việc chế tạo đồ vật, lẫn mối quan hệ giữa các đối tác tặng quà trong việc tạo ra các trao đổi. Trong suốt các quá trình này, tác tố con người có thể nhận ra bản thân trở nên ngoại tại hóa trong tính vật chất của sự tồn tại của nó (Miller 1987). Vì vậy đối với Bourdieu, tính hiệu quả của việc thực hành nằm ở nhịp độ của nó. Đây là phép thực hành ngụ trong thời gian, biết thời điểm cần hành động như một cách biểu đạt kỹ năng của mình, cũng như khoảng cách giữa những người trao đổi; sự trao đổi quà tặng giúp cấu trúc cả hai. Các nhà khảo cổ học gắn kết với việc phân tích hồ sơ sẽ chẳng bao nhiêu để đóng góp vào việc nghiên cứu thực hành như vậy, khi chỉ có thể ghi nhận một hồ sơ tích lũy về việc tặng quà trong lần phân phối cuối cùng của những di vật từ quá khứ. Tuy nhiên, vấn đề không phải nhận ra rằng một hành động đã xảy ra vì chúng ta tìm thấy hồ sơ về hành động đó, mà để nhận thức được điều gì đó về việc thực hiện hành động đó, phương tiện thực hiện và bối cảnh lịch sử của nó.
______________________________________

Còn nữa….

Nguồn: Barrett, John C. (2001). Agency, the Duality of Structure, and the Problem of the Archaeological Record, In Hodder, I (ed.) Archaeological Theory Today (1st edition) Cambridge: Cambridge University Press, 141-164, 2001

Tác giả: John Barrett giảng dạy tại Đại học Leeds (1976-80) và Glasgow (1980-1995) trước khi được bổ nhiệm PGS. Khảo cổ học tại Đại học Sheffield vào năm 1995. Ông tốt nghiệp Đại học Wales (University College Cardiff) và tiếp tục giảng dạy tại Đại học Leeds và Glasgow trước khi gia nhập Đại học Sheffield năm 1995. Ông được bổ nhiệm Trưởng khoa Khảo cổ học 2002-2006, Trưởng khoa Nghệ thuật 2007-2008, và Quyền Trưởng khoa Nghiên cứu Kinh thánh 2009-2011. Ông đã được mời làm Giáo sư thỉnh giảng cho Đại học Heidelberg vào năm 2005. Nghiên cứu của ông liên quan đến cả hai khía cạnh của khảo cổ học Tây Âu từ khi bắt đầu làm nông nghiệp cho đến khi thành lập đế chế La Mã và sự phát triển của lý thuyết xã hội cho khảo cổ học. John hiện đang tham gia vào một dự án nghiên cứu lớn liên quan đến mối quan hệ giữa các quá trình tiến hóa sinh học và xã hội, dự án này sẽ thực hiện một chuyên khảo cho Nhà xuất bản Đại học Pennsylvania. Kể từ năm 1995, ông đã hướng dẫn 16 luận án Tiến sĩ.

Tài liệu dẫn

Andrews, G., Barrett, J.C. and Lewis, J. 2000. ‘Interpretation not record: the practice of archaeology.’ Antiquity, 74, 000-000.
Barrett, J.C. 1988a. ‘The living, the dead and the ancestors: neolithic and early bronze age mortuary practices’, in J.C. Barrett and I.A. Kinnes (eds.) The Archaeology of Context in the Neolithic and Bronze Age: Recent trends. Sheffield: J.R. Collis Publications, 30-41.
Barrett, J.C. 1988b. ‘Fields of discourse: reconstructing a social archaeology.’ Critique of Anthropology, 7, 5-16.
Barrett, J.C. 1991. ‘Towards an Archaeology of Ritual’, in P. Garwood, D. Jennings, R. Skeates and J. Toms (eds.) Sacred and Profane: Proceedings of a conference on archaeology, ritual and religion. Oxford, 1989. Oxford: Oxford University Committee for Archaeology, 1-9.
Barrett, J.C. 1994. Fragments from Antiquity: An archaeology of social life in Britain, 2900-1200BC. Oxford: Blackwell.
Binford, L.R. 1962. ‘Archaeology as Anthropology.’ American Antiquity, 28, 217-225.
Bloch, M. 1985. ‘From cognition to ideology’, in R. Fardon (ed.) Power and Knowledge: Anthropological and Sociological Approaches. Edinburgh: Scottish Academic Press, 21-48.
Bloch, M. 1992. ‘What goes without saying: the conceptualisation of Zafimaniry society’, in A. Kuper (ed.) Conceptualizing Society. London: Routledge, 127-146.
Bourdieu, P. 1977. Outline of a Theory of Practice. Cambridge: Cambridge University Press.
Bourdieu, P. 1984. Distinction: A social critique of the judgement of taste. London: Routledge & Kegan Paul.
Bourdieu, P. 1990. The Logic of Practice. Cambridge: Polity Press.
Bryant, C.G.A. and Jary, D. 1991. Giddens’ Theory of Structuration: A critical appreciation. London: Routledge.
Childe, V.G. 1944. Progress and Archaeology. London: Watts & Co.
Childe, V.G. 1947. History. London: Cobbett Press.
Childe, V.G. 1956. Piecing Together the Past. London: Routledge & Kegan Paul.
Clark, J.G.D. 1957. Archaeology and Society: Reconstructing the prehistoric past. (3rd edition) London: Methuen
Clark, J., Modgil, C. and Modgil, S. 1990. (eds.) Anthony Giddens: Consensus and controversy. London: The Falmer Press.
Clarke, D.L. 1968. Analytical Archaeology. London: Methuen.
Cohen, I.J. 1989. Structuration Theory: Anthony Giddens and the constitution of social life. London: Macmillan.
Dobres, M-A. and Hoffman, C.R. 1999. (eds.) The Social Dynamics of Technology: Practice, politics and world views. Washington: Smithsonian Institution Press.
Fitzpatrick, A. 1994. ‘Outside in: the structure of an Early Iron Age house at Dunston Park, Thatcham, Berkshire’, in A. Fitzpatrick and E. Morris (eds.) The Iron Age in Wessex: recent work. Salisbury: Trust for Wessex Archaeology, 86-72.
Friedman, J. 1994. Cultural Identity and Global Process. London: Sage Publications.
Giddens, A. 1982. Profiles and Critiques in Social Theory. London: Macmillan.
Giddens, A. 1984. The Constitution of Society. Cambridge: Polity Press.
Giles, M. and Parker Pearson, M. 1999. ‘Learning to live in the Iron Age: dwelling and praxis’, in B. Bevan (ed.) Northern Exposure: interpretative devolution and the Iron Ages in Britain. Leicester: School of Archaeological Studies University of Leicester, 21-231.
Goffman, E. 1969. The Representation of the Self in Everyday Life. London: Penguin Books.
Hodder, I. 1982. (ed.) Symbolic and Structural Archaeology. Cambridge: Cambridge University Press.
Hodder, I. 1987. ‘Contextual archaeology: an interpretation of Catal Huyuk and a discussion of the origins of agriculture.’ Bulletin of the Institute of Archaeology, 24, 43-56.
Hodder, I. 1990. The Domestication of Europe. Oxford: Blackwell.
Holmwood, J. and Stewart, A. 1991. Explanation and Social Theory. London: Macmillan.
Jenkins, R. 1992. Pierre Bourdieu. London: Routledge.
Mauss, M. 1970. The Gift. London: Cohen & West Ltd.
Mann, M. 1986. The sources of Social Power: Volume I, A history of power from the beginning to A.D. 1760. Cambridge: Cambridge University Press.
Miller, D. 1987. Material Culture and Mass Consumption. Oxford: Blackwell.
Mouzelis, N. 1991. Back to Sociological Theory: The construction of social orders. London: Macmillan.
Mouzelis, N. 1995. Sociological Theory: What went wrong? London: Routledge.
Patrik, 1985. Is there an archaeological record? Advances in Archaeological Method and Theory, 8, 27-62.
Renfrew, C. 1984. Approaches to Social Archaeology. Edinburgh: Edinburgh University Press.
Taylor, C. 1993. ‘To follow a rule...’, in C. Calhoun, E. LiPuma and M. Postone (eds.) Bourdieu: Critical perspectives. Cambridge: Polity Press, 45-60.
Tilley, C 1994. A Phenomenology of Landscape. Oxford: Berg.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét