Powered By Blogger

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2020

Khảo cổ học và Hậu hiện đại trong Thiên kỷ mới (I)


Fredrik Fahlander

Người dịch: Hà Hữu Nga

Tóm tắt: Bài viết này xem xét về tầm quan trọng của trạng huống hậu hiện đại trong khảo cổ học đương đại. Năm chủ đề liên quan đến trào lưu hậu hiện đại được thảo luận, bao gồm: i) tương đối hóa chân lý, tri thức và ý nghĩa; ii) tình trạng phân mảnh của đại tự sự; iii) mối quan hệ giữa tác tố và diễn ngôn; iv) đa nguyên luận, tính đa nghĩa, và dị tính;iv) phép tu từ và phong cách viết. Trong các cuộc tranh luận đương đại, người ta cho rằng trào lưu hậu hiện đại là một giai đoạn đã qua và những vấn đề tranh cãi này đã trở nên ít quan trọng hơn. Tuy nhiên, bài viết cho rằng những điều này không được giải quyết triệt để, mà thay vì bỏ qua, bài viết chuyển trọng tâm vào khảo cổ học như một thực hành đương đại hoặc, về mặt lý thuyết, hướng tới các hữu thể luận tân duy vật đặc thù luận.

Những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 chứng kiến ​​một sự xáo trộn lớn trong khoa học xã hội và nhân văn mà người ta thường gọi là bước ngoặt hậu hiện đại. Trong khảo cổ học, cuộc tranh luận đã lên đến đỉnh điểm vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Vào thời điểm đó, tương đối luận hậu hiện đại được coi là một mối đe dọa nghiêm trọng, khiến một số người phải tô vẽ tương lai bằng những gam màu tối (Breisach 2009: 3). Ví dụ, Yoffee & Sherratt (1993: 7) đã cảnh báo rằng khảo cổ học đang bị chiếm đoạt bởi một số phe phái lạm dụng khảo cổ cho các mục đích chính trị khác nhau. Vào đầu những năm 1990, trào lưu hậu hiện đại chủ yếu gắn liền với sự ra đời của các loại khảo cổ học hậu-quá trình (ví dụ Hodder 1990; Bintliff 1991; Shanks & Tilley 1992: xx; Thomas 1995: 343, 351; Flannery 2006: 9; Urban & Schortman 2012 : 95). Giờ đây hai mươi năm đã trôi qua kể từ khi cuộc tranh luận cụ thể đó lên đến đỉnh điểm, và thật thú vị khi hồi tưởng lại những gì đã thực sự diễn ra những tác động thực sự của nó đối với ngành khảo cổ học nói chung. Trong khảo cổ học đương đại, thuật ngữ hậu hiện đại ngày nay hiếm khi được đề cập đến. Dường như có một quan niệm bất thành văn rằng chúng ta đã qua giai đoạn cụ thể đó và có thể đang trên bờ vực của một giai đoạn mới (ví dụ: Ingold 2003: 7; Solli 2011: 43).

Trong thiên niên kỷ mới sau vụ 11/9, đã có một số cuộc thảo luận về cái chết của lý thuyết, sự cáo chung của giai đoạn hậu hiện đại và thậm chí là những dự đoán về một kỷ nguyên hậu- hậu-hiện đại (Eagleton 2003; xem Bintliff & Pearce 2011). Trong khảo cổ học, người ta đã lập luận rằng chúng ta phải đối mặt với một “bước ngoặt” khác - một sự thay đổi hữu thể học theo hướng duy vật luận hậu nhân văn (ví dụ: Webmoore & Whitmore 2008; Normark 2010; Bille & Flohr Sørensen 2012: 60). Theo nhiều cách, tình hình hiện tại giống với tình trạng bất an và lưỡng thế cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Vậy thì, có điều gì đó cần rút ra từ cuộc tranh luận cũ trong cảnh huống hiện tại của chúng ta không? Trận đại hồng thủy hiển nhiên đã không xảy ra (giống như hầu hết các dự đoán về thảm họa hiếm khi xảy ra) - hay đã xảy ra? Thực tế có phải chúng ta hậu hiện đại mà không nhận thức đầy đủ về nó không? Hoặc có thể chúng ta vẫn chưa trải nghiệm đầy đủ các phân nhánh của nó? Trong bài viết này, tôi cố gắng thảo luận về một số chủ đề phổ biến thường liên quan đến nhận thức luận hậu hiện đại, đánh giá những cách thức tiếp nhận và thảo luận về sự phù hợp của chúng đối với cảnh huống hiện tại.

G
iấc mộng Trào lưu Hiện đại và Bóng ma Hậu hiện đại

Trong cuốn sách
Tâm trí Dã man - La Pensée sauvage (1966), Claude Lévi-Strauss đã mơ về một ngày trong tương lai gần khi tất cả dữ liệu hiện có về tất cả các bộ lạc bản địa Úc sẽ được mã hóa trên thẻ đục lỗ. Khi thực sự bắt tay viết những dòng đó, ông đã dự cảm trước những cung cách cuối cùng máy tính có thể khai sáng cho chúng ta về những mối quan hệ đa chiều giữa các cấu trúc kinh tế - công nghệ, xã hội và tôn giáo của các bộ lạc kia. Ngày nay, sau nửa thế kỷ, chỉ một số ít người còn coi nỗ lực như vậy là đặc biệt bổ ích; khát vọng nắm bắt một tổng thể, ý tưởng về một khoa học tiến bộ liên tục, và tham vọng đạt tới tri thức khách quan và xác định, tất cả đều là những lý tưởng khoa học đặc trưng cho trào lưu hiện đại. Những đức tính tương tự cũng là những gì mà bước ngoặt hậu hiện đại lập luận ngược lại: Thay vì tìm kiếm trật tự, tính nhất quán, tính hợp thức và các quy luật chung, trào lưu hậu hiện đại lại tôn vinh tính đa dạng, đa nguyên, phân mảnh và tính bất định (Harvey 1989: 9; Hassan 1995: 131f; Eagleton 2003: 13).

Từ viễn kiến hậu hiện đại, tri thức tổng thể và khách quan mà Lévi-Strauss mơ ước không gì khác hơn một ảo vọng; suy nghĩ viển vông. Vậy thì, liệu trào lưu hậu hiện đại có tạo nên sự thay đổi nhận thức (hậu hiện đại tính) từ trào lưu hiện đại hay không vẫn còn là vấn đề cần tranh luận, nhưng nó cũng được hiểu như một liên tục tính, có thể là một vãn kỳ, của cái dự phóng trào lưu hiện đại hơn là sự xuất hiện của một kỷ nguyên mới (Lyotard 1991: 34 ; Brown 1994: 13). Do đó, nhiều người thích các thuật ngữ mô tả hơn như Vãn-hiện đại tính, Siêu-hiện đại tính, Thượng-hiện đại tính, Vãn-tư bản luận, Siêu-tư bản luận, Hậu-công nghiệp luận, Thời đại Thông tin, và gần đây là Tân-hiện đại luận Hiện đại luận Lỏng. Tính phong nhiêu của các thuật ngữ trần tình trạng thái bất an chung về những gì tạo nên thời buổi hiện tại, nhưng rõ ràng là nhiều học giả nhận thấy một điều gì đó đã xảy ra, mặc dù không chắc chắn về thực tế nó là gì và nó sẽ dẫn chúng ta đến đâu. Mặc dù tình trạng của tính hậu hiện đại có thể không chắc chắn, nhưng chúng ta vẫn có thể coi trào lưu hậu hiện đại như một cái ô cho các lập trường phản-bản chất khác nhau. Các hình thức và cách diễn đạt có thể khác nhau, nhưng một mặt có thể được đặc trưng bởi một kiểu suy lý nhất định về thế giới mà ở đó chân lý không còn có thể được minh định, và mặt khác, bởi tính chơi đùa, làm mờ các thể loại (sự thật và hư cấu), mơ hồ và trớ trêu (Jameson 1984; Lyotard 1984).

Các định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào việc tập trung vào nhận thức luận của nó hay vào các hình thức khớp nối của nó. Do đó, trào lưu hiện đại không phải là một hệ thống tư tưởng nhất quán, công phu và có thể dễ dàng xác định, mà là một tập hợp các khái niệm có liên quan với những hình dạng khác nhau trong các lĩnh vực chủ đề khác nhau. Nó được thể hiện khác nhau và theo những quỹ đạo khác nhau trong nghệ thuật, kiến ​​trúc, lý thuyết văn chương, văn hóa học - và thực sự là cả trong lịch sử và khảo cổ học nữa. Cơ sở cho cái được dán nhãn “lý thuyết xã hội hậu hiện đại” đã thành hình dễ nhận biết trong cái gọi là phong trào hậu cấu trúc của những năm 1960 ở Pháp, trong khi các học giả như Michel Foucault, Jacques Derrida, Roland Barthes, và những người khác phản đối cách thức thực chứng hiện đại luận về khoa học. Các bài viết của họ bao gồm một sự kết hợp đa dạng giữa sự phát triển phương pháp, lý thuyết và phê phán có hiệu lực, nhưng cũng có những phong cách viết theo lối tu từ, đầy khiêu khích, chơi đùa, mang tính thử nghiệm và đôi khi vô cùng đa nghĩa. Có một mối quan hệ phức tạp giữa những gì đã được phân loại là lý thuyết hậu cấu trúc và những gì có thể được coi là trào lưu hậu hiện đại. Tuy hai phái đó không giống nhau nhưng có nhiều đặc điểm tương tự (ví dụ: Toth 2010: 37ff; Huyssen 1987: 205ff; xem Olsen 2006: 85f; 2010: 40).  

Để thảo luận về tác động và đánh giá h quả của bước ngoặt hậu hiện đại được đề xuất trong khảo cổ học, cần phải thực hiện một số khái quát và giới hạn phạm vi của bài viết này. Trong lĩnh vực khảo cổ học, có sự khác biệt về khu vực khá đáng kể về vấn đề này - cả giữa các quốc gia khác nhau lẫn giữa các tập thể khác nhau (ví dụ: các nhà khảo cổ học đại học, nhà cổ vật học thực địa, cán bộ quản thủ bảo tàng, v.v.). Trọng tâm của bài viết này chủ yếu là sự phát triển của Bắc Âu, mặc dù một số điểm chắc chắn có thể có giá trị chung hơn. Nhiều khái niệm và thuật ngữ được đề cập ở đây cũng phức tạp, đa diện, và cần phải có một lượng khái quát nhất định để giữ cho lập luận được mạch lạc. Mục đích chính là thảo luận một số vai trò của nhận thức luận hậu hiện đại trong khảo cổ học - chứ không phải để viết một bản tường trình đầy đủ về sự phát triển của nó. Để đạt được điều này trong một bài viết ngắn, tôi đã chọn tập trung vào năm chủ đề trung tâm thường được kết hợp với nhận thức luận hậu hiện đại và thảo luận cách chúng được tiếp nhận và tích hợp trong lý thuyết khảo cổ học: i) chân lý và tri thức; ii) khái quát hóa tính đặc thù; iii) cá nhân và diễn ngôn; iv) tính không đồng nhất và tính đa bội;v) phong cách và tu từ.  

Chân lý và Tri thức  

Làm thế nào để xác định được chân lý và xem xét các khía cạnh chủ quan, tương đối, khách quan hoặc tuyệt đối của nó là một câu hỏi triết học cơ bản nằm ngoài phạm vi của một bài viết ngắn về khảo cổ học. Tuy nhiên, một quan điểm trung tâm trong nhận thức luận hậu hiện đại liên quan đến việc đặt câu hỏi về chân lý tuyệt đối, các quy luật phổ quát và hiệu lực của tính khách quan khoa học. Tuy nhiên, điểm chính không nhất thiết phải bác bỏ hoàn toàn các chân lý, mà chỉ ra rằng đối với chúng ta không có phương tiện khả thi nào có thể được sử dụng để xác định (Eagleton 2003: 103). Trong nhận thức luận hậu hiện đại, chân lý và tri thức là thứ gì đó được tạo ra trong một diễn ngôn thống trị. Một lập luận chung của các nhà hậu cấu trúc luận và các nhà lý thuyết phê phán là tri thức có vị trí lịch sử và có xu hướng tuân theo lôgic học của một “định chế chân lý cụ thể (Foucault 1980: 133). Việc mà trái đất chỉ có 6.000 năm tuổi chính là một sự thật đối với nhiều người có học cho đến tận cuối thế kỷ 19. Vấn đề không đơn giản chỉ là niềm tin vào uy quyền tối thượng của Kinh thánh, mà theo các phương tiện và cách hiểu thời đó, thời đại mà độ tuổi cụ thể của trái đất đã thực sự được minh định” thông qua địa chất và cổ sinh vật học (Cutler 2003; Thomas 2004 : 44f). 

Nếu các giai đoạn khác nhau trong lịch sử từng coi chân lý của họ là chắc chắn và mang tính thực nghiệm, thì tại sao ngày nay nó lại khác đi? Thật vậy, các đối tượng và đặc tính đã được diễn giải khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Các công trình cự thạch được coi là nơi ở của những người khổng lồ và những chiếc rìu thời Đồ đá được coi là vũ khí của thần tiên hoặc “búa của thần sấm” do sét tạo ra, v.v. (Trigger 1989a). Điều mà những diễn giải đó có thể thay đổi theo thời gian đã được các nhà khoa học xã hội và các sử gia công nhận từ lâu (ví dụ như Collingwood 1946), nhưng luận đề tương đối luận đã được tái củng cố bởi ngôn ngữ học (hậu) cấu trúc, điều này gợi ý rằng một văn bản không bao giờ có nội dung cố định hoặc biểu tượng hóa trực giản (Urban & Schortman 2012: 92). Ý nghĩa của một văn bản được cho là nằm ở cách thức khơi dụng (appropriation) nó, điều này ngụ ý rằng khó có thể có bất kỳ cách đọc nào “chân” hoặc cách đọc minh định duy nhất đối với một văn bản và còn ngụ ý rằng bất kỳ ý nghĩa nguyên bản nào cũng đều nằm ngoài tầm với (Barthes 1977). Điều này cho thấy rằng các diễn giải về quá khứ không chỉ phụ thuộc vào bối cảnh và đặt định lịch sử, mà còn ở chỗ không có phương tiện nào để tìm ra “nó đã thực sự như thế nào”. 

Quan điểm cho rằng các cách diễn giải của chúng ta được đặt định về phương diện lịch sử trong quá khứ và hiện tại là nền tảng trong phê phán hậu quá trình đối với niềm tin quá trình trong khoa học thực chứng (Hodder 1987: 106, 152; Shanks & Tilley 1987: 25). Tuy nhiên, chắc chắn có một sự khác biệt lớn giữa việc nhận ra rằng có thể có những cách đọc khác về quá khứ và việc đồng ý với quan điểm siêu-tương đối luận về một số vô tận cách diễn giải tương đương giá trị (xem Knapp 1996). Roy Bhaskar (1979) đã hệ thống hóa vấn đề như là nhị tính của tương đối luận nhận thức luận, thừa nhận rằng tri thức được đặt định trong một thời gian cụ thể, thuộc một văn hóa cụ thể, và tương đối luận phán đoán, là học thuyết còn khẳng định rằng mỗi hình thái tri thức đều có giá trị như nhau (xem Brown 1994: 27f). Trong khảo cổ học đương đại, hầu hết đều có vẻ hài lòng thừa nhận rằng các diễn giải của chúng ta về quá khứ bị ảnh hưởng bởi hiện tại nhưng không nhất thiết bị nó quy định (ví dụ: Hodder 1991: 30; hội thảo khảo cổ học Lampeter 1997). Tuy nhiên, cũng có những người cho rằng toàn bộ khảo cổ học chỉ là diễn ngôn đương đại, quá khứ và hiện tại là hỗn hợp và vướng víu một cách vô vọng (ví dụ: González-Ruibal 2008: 262). 

Vấn đề cốt yếu là quá khứ hiện tại đến mức độ nào và chúng ta có thể tự tin nói về quá khứ đến mức độ nào. Michael Shanks dường như tán đồng với tương đối luận nhận thức luận khi ông viết: “Lịch sử liên tục được viết lại khi hiện tại thay đổi” và: “Chúng ta không thể vượt qua bản chất đặt định của nhận thức lịch sử” (1992: 28, 45; xem 1998 : 21ff) - một quan niệm mà ông chia sẻ với nhiều nhà khảo cổ học hậu-quá trình hàng đầu khác (ví dụ: Hodder 1987: 152f; Thomas 2001: 10). Tuy nhiên, điều này không nhất thiết làm cho khảo cổ học hậu-quá trình trở thành hậu hiện đại. Thừa nhận quan hệ luận không giống với tương đối luận (xem Hodder 1997: 193; Pollard 2005). Ý tưởng về dữ liệu khảo cổ học được đặt định về phương diện lịch sử dường như thiên về tự nhận thức và phản ánh khi diễn giải quá khứ hơn là gợi ý rằng “mọi thứ vẫn tiếp diễn”. Trên thực tế, rất khó tìm được những người khởi xướng tương đối luận phán đoán trong khảo cổ học. Có những khuynh hướng trong một số tuyến phát triển của các loại “khảo cổ học đương đại” trong đó tầm quan trọng chủ yếu của thực tiễn khảo cổ học không còn nhất thiết phải là diễn giải quá khứ mà là “ chính quá trình can dự vào những di vật vật chất của quá khứ trong hiện tại” (Holtorf 2005: 544 ). Tuy nhiên, lập trường bất khả tri như vậy đối với quá khứ không nhất thiết bao hàm lập trường siêu-tương đối luận, mà chính là né tránh vấn đề bằng cách thay thế tập trung vào khảo cổ học như một thực hành và kinh nghiệm đương đại. 

Khái quát hóa và Tính đặc thù  

Viễn kiến hậu hiện đại coi tri thức là tương đối cũng có ý nghĩa đối với cách trình bày và tổ chức khoa học. Đối với lý thuyết gia văn chương Jean-François Lyotard, khía cạnh chính xác định cảnh huống hậu hiện đại là sự sụp đổ của niềm tin vào việc tổng thể hóa và tổng hợp hóa các văn bản, cái gọi là các “đại tự sự” hay “siêu tự sự” (1984). Hình thức tổng hợp truyền thống của luận thuyết trào lưu hiện đại là kết quả minh nhiên của cái viễn kiến tích cực về tri thức với tư cách là tích lũy và liên tục tiến về phía trước hướng đến các diễn giải chính xác và đúng đắn hơn. Ý tưởng cho rằng quá khứ có thể được nhận thức dựa trên nguyên tắc cơ bản hướng tới một mục tiêu được xác định trước, tất nhiên là quá đơn giản. Vấn đề rõ ràng với quan điểm như vậy là nó có xu hướng quy giản luận; dữ liệu thường bị buộc phải phù hợp với cấu trúc logic để trình bày một tổng thể mạch lạc (xem Tilley 1990: 143f). Những ý kiến ​​phản đối khác liên quan đến cấu trúc tuyến tính của phép tự sự, cũng có xu hướng mang tính mục đích luận. Thay vào đó, giải pháp thay thế hậu hiện đại cho việc tổng thể hóa các tự sự lịch sử là nhấn mạnh tính đa nguyên và đa dạng trong việc sản xuất tri thức. Các đại tự sự cần được giải cấu trúc, nghĩa là, chia nhỏ thành các yếu tố cốt lõi của chúng, mỗi bộ phn cần được xem xét kỹ lưỡng và đánh giá trước khi một cái gì đó mới có thể được kết hợp lại (Nicholson & Seidman 1996: 9ff). Thay vì tạo ra những siêu-tự sự mới, lịch sử có thể được trình bày dưới dạng dựng phim kết mở hoặc đơn giản là vô số những vi tự sự cũng có thể hoặc không mâu thuẫn với nhau. Do đó, hậu hiện đại “hoài nghi tính đối với các đại tự sự” chuyên chở một chuyển đổi ngầm ẩn từ viễn kiến khái quát hóa thành viễn kiến đặc thù và cận biên. Thái độ đối với câu hỏi về quy mô và tính khái quát trong khảo cổ học có lẽ được mô tả tốt nhất là tính lưỡng thế (xem Gosden & Kirsano 2006). 

Hodder đã gợi ý rằng khảo cổ học thực sự nên tập trung vào tính đa dạng hơn là lịch sử chung chung. Ông nhấn mạnh, các sự kiện cụ thể có thể tạo thành các “cửa sổ tự sự” sẽ vận hành nnhững chiếc chìa khóa mở vào các “dòng chảy lớn hơn. Những tiểu lịch sử như vậy không phải lúc nào cũng có thể sử dụng được nhưng vẫn thích hợp hơn nếu tránh được những đại tự sự mang tính khái quát (Hodder 1999: 137, 147, 176; xem thêm Hodder 2003: 88, 91). Những người khác đã dụng công trình bày quá khứ dưới dạng các “lịch sử đơn nhất hóa”, trong đó mỗi vị trí xảy ra sự kiện và chuỗi sự kiện được diễn giải dưới dạng các phân mảnh riêng lẻ thay vì là các phần của một tự sự chung (ví dụ: Magnússon 2003). Lý thuyết Mạng-Tác nhân ANT (Actor-Network Theory) gần đây mà khảo cổ học lấy cảm hứng, nhằm mục đích phân phối lại thực tiễn toàn cầu và thực tiễn chung cho thực tiễn địa phương, cái chung chính cái đặc thù (Latour 2005: 177). Tuy nhiên, khía cạnh đặc thù này của ANT chỉ được áp dụng ở một mức độ thấp hơn trong khảo cổ học, nhưng xét từ công trình của chính Latour, thì sự phân phối lại cái chung cho cái đặc thù (và vật chất) là một động thái phương pháp luận hơn là một cách tuyên dương tính cụ thể. Mặc dù cái đặc thùcái cá thể thực sự được nhấn mạnh trong các loại khảo cổ học hậu-quá trình và tân-duy vật luận hơn so với các trường phái tư tưởng trước đó, tuy nhiên, phạm vi của các văn bản khảo cổ vẫn bị chi phối bởi các cấu trúc và sự phát triển chung của một thời kỳ hoặc văn hóa nhất định (xem Sherratt 1995; Thomas 2004: 53; Johnson 2006a: 123). Cái đặc thù dường như chủ yếu để cung cấp cho các tự sự của chúng ta về quá khứ một cảm giác gần gũi và chi tiết (xem Hodder 2003: 91), hoặc như một điểm xuất phát về phương pháp luận làm cho các vấn đề chung trở nên dễ thấy và ít siêu hình hơn. (ví dụ: Fahlander 2008: 136ff; 2012a). 

Cá nhân, Vật chất và Diễn ngôn 

Một vấn đề liên quan chặt chẽ đến sự phân đôi cái chung – cái đặc thù là câu hỏi cơ bản về kinh nghiệm cá nhân về tác tố liên quan như thế nào đến các ràng buộc cấu trúc khác nhau (ví dụ: Mouzelis 2008). Trong nhận thức luận hậu hiện đại, các xã hội thường được xem là không đồng nhất, được cấu thành bởi vô số tiếng nói riêng biệt (Harvey 1989: 9; Eagleton 1996: 103). Sự nhấn mạnh về tính đa nguyên và tính đa dạng này dường như mâu thuẫn với sự nhấn mạnh hậu cấu trúc về diễn ngôn và cấu trúc: một mặt, rất khó để lập luận ủng hộ tầm quan trọng của các cấu trúc và diễn ngôn, trong khi mặt khác lại nhấn mạnh đến tính không đồng nhất và các mối quan hệ đa hình thái. Tuy nhiên, sự nhấn mạnh hậu hiện đại đối với cái đặc thù và cụ thể không chỉ đơn giản là đưa ra lập trường đối lập với viễn kiến tổng thể hóa hiện đại luận. Chẳng hạn, Foucault rất rõ ràng về việc không nhấn mạnh bất kỳ cấp độ cụ thể nào giữa sự kiện và cấu trúc, mà chỉ nhấn mạnh rằng thực sự có một trật tự tổng thể các cấp độ của các loại sự kiện khác nhau, phân biệt về biên độ, độ rộng trật tự niên đại và năng lực tạo ra hiệu ứng” (1980: 114). Trong “khảo cổ học” đặc thù của riêng mình, Foucault đã khảo sát về cung cách mà các định thức chân lý (les régimes de vérité) được khớp nối trong diễn ngôn về các phạm trù xen kẽ và xâm lấn chẳng hạn như kẻ điên hoặc bọn tội phạm. Trung tâm điểm thường quy mô nhỏ, sự kiện và các tuyên bố cụ thể, nhưng các tác nhân liên quan hiếm khi nhận ra đầy đủ nền nguyên do cấu trúc của các hành động của họ. Vì vậy, những cách thức riêng lẻ trong trải nghiệm thế giới có thể không đồng nhất và đa nghĩa, nhưng cái đa bội được gộp chung vẫn bị giới hạn nhiều trong lôgic của một diễn ngôn cụ thể (1980: 133). Do đó, có một sự khác biệt lớn giữa việc biện luận cho tính không đồng nhất xã hội và tán thành ý tưởng hiện đại về cái cá nhân như một tác nhân tự trị. 

Tuy nhiên theo một cách tư duy hậu hiện đại nào đó (và thực sự là tư duy khảo cổ học) thì hai viễn kiến này đôi khi bị lẫn lộn (Hodder 1987: 79f; 2003: 84; Thomas 2004: 121ff; xem Eagleton 1996: 88f; Brown 2005: 88f). Trong khảo cổ học, việc nhấn mạnh hậu cấu trúc vào diễn ngôn trước tác tố cá nhânkinh nghiệm đã có tác động hạn chế. Có lẽ việc tập trung vào diễn ngôn quá gần với viễn kiến giải nhân văn hóa quá trình mà hậu-quá trình luận phản đối? Thay vào đó, Hodder và các nhà khảo cổ học hậu-quá trình có ảnh hưởng khác ủng hộ sự pha trộn giữa tường giải học của Collingwood và hậu-cấu trúc luận “mềm hơn” của Pierre Bourdieu và Anthony Giddens, cả hai, từ những khía cạnh khác nhau, đều đề xuất một “cách thứ ba” giữa ràng buộc cấu trúc và tác tố cá nhân (Fahlander 2003: 18f). Về vấn đề này, nhiều nhóm khảo cổ học hậu-quá trình cho thấy tính thiếu mạch lạc nhất định khi họ biện hộ cho tính đa nghĩa và tính không đồng nhất xã hội (trải nghiệm cá nhân) đồng thời ủng hộ tường giải học như một phương tiện để nhận thức các tập thể xã hội ở cấp độ văn hóa tập thể (Fahlander 2003 ; xem Wallace 2011: 92f). Cách hiểu truyền thống này vtác tố gần đây cũng đã bị thách thức trong một số phái khảo cổ học như tân duy vật luận, quan hệ, đối xứng, hậu nhân vănviễn kiến luận (một lần nữa, nhiều nhãn hiệu cho thấy trạng thái lưỡng thế?). Theo các ý tưởng cơ bản của ANT, người ta ​​cho rằng thế giới vật chất cần được thêm vào sự pha trộn đó. Từ viễn kiến mạng quan hệ, con người không phải là xã hội trong tự thân mình, nhưng tác tố lại khá biến vị, khớp nối, ủy quyền, trung gian và dịch chuyển giữa con người và vật chất (Latour 2005: 7, 159). 

Câu hỏi về hữu thể luận của cá[i] cá nhân do đó đã bị thay thế và thay vào đó, cái được nhấn mạnh là các mối quan hệ trong đó con người và vật chất trở nên vướng víu (ví dụ: Thomas 2004: 147f; Henare và cộng sự 2007; Knapp & van Dommelen 2008; Ingold 2012). Việc coi con người và không phải con người được cấu thành theo quan hệ là một viễn kiến thú vị, nhưng nó không thực sự gỡ rối được vấn đề chung là làm thế nào để đối phó với tính bất đối xứng của tác tố trong các mối quan hệ quyền lực (giữa con người, không phải con người và ý thức hệ). Về mặt triệu chứng, viễn kiên quan hệ trong khảo cổ học cho đến nay chủ yếu được áp dụng ở cấp độ rất chung, mang tính hữu thể luận hoặc văn hóa (ví dụ Jones 2005; Brück 2006).  

Dị tính và Đa bội  

Lưỡng thế liên quan đến trải nghiệm cá nhân trái ngược với phạm vi chung của tự sự vẫn luôn là một phần của trào lưu hậu-quá trình. Trong các văn bản hậu quá trình, trọng tâm chuyển từ tính đa nghĩa của sự đa dạng xã hội trong quá khứ (tương đối luận văn hóa) sang đa nguyên luận diễn giải ngày nay. Trong khảo cổ học đương đại, khái niệm tính đa thanh thường đề cập đến những ý nghĩa khác nhau giữa các nhóm người khác nhau ngày nay và câu hỏi ai là người “sở hữu” quá khứ (Habu, Farcetti & Matsunaga 2008). Do đó, cuộc thảo luận đã thực hiện được một bước - từ vấn đề nhận thức luận về những cách diễn giải khác nhau về quá khứ - đến việc đánh giá luân lý và đạo đức về ưu quyền diễn giải. Một số nhà khảo cổ học ủng hộ trách nhiệm tham gia vào nhiều cách nhận thức học thuật và phi học thuật cũng như chấp nhận có những cách diễn giải vừa bổ sung lại vừa mâu thuẫn mà chúng ta không thể chỉ coi là phi khoa học (ví dụ: Karlsson 2008). Chiều kích đạo đức của tính đa thanh này thường được truyền cảm hứng bằng các quan niệm hậu-cấu trúc về mối quan hệ giữa quyền lực, tri thức và sử tính của tri thức. Những khó khăn của các nhóm bản địa trong việc diễn giải hoặc trải nghiệm quá khứ của họ được lắng nghe và được công nhận đã trở nên nổi tiếngđược tranh luận nhiều trong khảo cổ học (Trigger 1989b). Theo truyền thống, tính hiệu lực của một tuyên bố phụ thuộc vào người phát ra nó; một giáo sư theo truyền thống được coi là vững chắc hơn người hàng xóm  dân thường của bạn. “Thái độ chuyên chế” này của học thuật truyền thống đã bị nghi ngờ bởi một số nhà khảo cổ học, những người biện hộ cho cuộc đối thoại đa nguyên luận và “dân chủ” hơn (Shanks & Tilley 1992: 261; Harrison & Schofield 2010: 12). 

Ý tưởng chính dường như là giải trung tâm hóa thẩm quyền khoa học ủng hộ đa nguyên luận. Tuy nhiên, việc thúc đẩy thảo luận bình đẳng và đa nguyên về quá khứ là một con dốc trơn trượt khó mà cất bước; một mặt, có vẻ vừa công bằng vừa đúng đắn khi nắm lấy một phạm vi tiếng nói rộng lớn hơn, đặc biệt là liên quan đến quá khứ của các thuộc địa cũ, nhưng mặt khác, chính các nhà khảo cổ học đó lại không vui khi quảng bá, ví dụ, các diễn giải theo chủ nghĩa xét lại về Auschwitz và Holocaust (xem Harvey 1989: 357). Hơn nữa, có những vấn đề cơ bản khi một bên thống trị khuyến khích “bên kia” phản hồi và bày tỏ quan điểm của họ. Đó không bao giờ có thể là vấn đề quan hệ bình đẳng. Nhà khảo cổ học phương Tây chuyên nghiệp khó có thể bỏ qua nhiều năm đào tạo về lập luận và suy lý, chẳng hơn gì việc họ có thể hạ thấp vốn văn hóa và xã hội của mình về niềm tin xã hội, v.v. Yannis Hamilakis nhấn mạnh, chúng ta cần nhận thức rằng “tính đa thanh không giải quyết được các cấu trúc của quyền lực và uy quyền chí ít cũng là một thứ ngáo ộp, và tệ nhất là hành động xoa dịu bằng cách sản sinh ra đồng thuận (1999: 75). Nhà lý thuyết hậu thuộc địa Gayatri Spivak (1988) đã đưa ra vấn đề này trong câu hỏi: “Kẻ phụ thuộc có thể cất tiếng nói được không? Vấn đề ở đây không phải là liệu các lớp phụ thuộc có thể đưa ra quan điểm hay không, mà là liệu tiếng nói của họ có được thừa nhận ý muốn trong diễn ngôn chủ đạo hay không. Spivak thất vọng về việc liệu giao tiếp trên cơ sở bình đẳng có khả thể hay không, trong khi nhiều nhà khảo cổ học có vẻ lạc quan hơn (ví dụ: Shanks & Tilley 1992: 60; Hodder 2003: 28; Harrison & Schofield 2010: 12). 

Có lẽ đôi khi cách tốt hơn để nghe giọng nói của kẻ phụ thuộc ít nói đi? Cũng rất thú vị khi lưu ý rằng, bất chấp những nỗ lực của nhiều nhà khảo cổ học quan tâm, mức đa bội giọng nói khác nhau thực sự có vẻ khá hạn chế về phạm vi. Chúng ta không chỉ đơn giản nhận thấy sự khác biệt lớn được đề xuất – trong số hoặc giữa các học giả, cũng như không phải là trong số hoặc giữa đám phi học giả - mà giáo điều hậu hiện đại gợi ý (xem Tilley 1990; Burström 1998: 32). Tất nhiên, có những tranh cãi liên quan đến việc diễn giải một số đối tượng hoặc đặc điểm, nhưng quan điểm chung về quá khứ thường xoay quanh một số chủ đề phổ biến nhất định. Do đó, tính không đồng nhất vô hạn tính đa thanh dường như lại là một vấn đề của các mối quan tâm về đạo đức và chính trị hơn là một hiện thực xã hội. Ý tưởng đặt đạo đức học trước nhận thức luận có thể thực sự được coi là một đặc điểm điển hình hậu hiện đại, nhưng một lần nữa, liên quan đến phổ rộng của khảo cổ học đương đại, tính đa thanh cho đến nay dường như vẫn là một vấn đề chủ yếu liên quan đến các nhà khảo cổ học thuộc lĩnh vực quản lý di sản hoặc trong số các nhà khảo cổ học phương Tây làm việc ở các thuộc địa cũ.
_______________________________________________

Còn nữa...:

Nguồn: Fahlander, Fredrik (2012). Are We There Yet? Archaeology and the postmodern in the new millennium. Current Swedish Archaeology, Vol. 20, 2012.

Tác giả: Fredrik Fahlander (sinh năm 1965) là phó giáo sư khảo cổ học tại Đại học Stockholm, nhận bằng tiến sĩ năm 2003 tại Khoa Khảo cổ học, Đại học Gothenburg, nơi ông là giảng viên và nhà nghiên cứu. Năm 2009, ông bắt đầu học nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Stockholm và từ năm 2013, đảm nhiệm vị trí chính thức là giảng viên và nhà nghiên cứu. Ông cũng là một trong hai biên tập viên của tạp chí Current Swedish Archaeology - Khảo cổ học Thụy Điển Hiện tại. Nghiên cứu của ông dựa trên quan điểm vi khảo cổ học và tập trung vào lý thuyết cũng như phương pháp luận xã hội nói chung, thực tiễn xã hội và vật chất nói riêng. Phương pháp tiếp cận vi khảo cổ học về cơ bản là đối xứng dựa trên những phân tích chi tiết về các quá trình xã hội và chuỗi sự kiện bao gồm cả tác nhân con người và phi con người. Đây cũng là một cách tiếp cận quan hệ, phi-đại diện và vận hành từ dưới lên cùng với tài liệu khảo cổ học và bối cảnh vật chất xã hội cụ thể, thay vì đi tắt, các khái quát hóa và các mô hình lịch sử hoặc nhân học. Quan điểm vi khảo cổ học được áp dụng cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, chẳng hạn như khảo cổ học về cái chết, các khía cạnh vật chất của văn hóa ẩm thực, và biểu trưng tượng hình (hình xăm và nghệ thuật trên đá). Các nghiên cứu hiện tại khác bao gồm phân loại xã hội và tính giao cắt (trẻ em và người già) và tính lai tạp xã hội và các tác động khác nhau có thể xảy ra khi các nhóm khác nhau gặp gỡ và tương tác.

Tài liệu dẫn

Alberti, B. & Bray, T. 2009. Introduction, Animating Archaeology: of subjects, objects and alternative ontologies. Cambridge Archaeological Journal 19(3). Pp. 337–343.
Anderson, B. & Harrison, P. 2010. Taking Place. Non-Representational Theories and Geography. Ashgate: Farnham.
Anderson, P. 1998. The Origins of Postmodernity. London: Verso.
Barad, K. 2007. Meeting the Universe Halfway. Quantum Physics and the Entangle­ment of Matter and Meaning. Durham & London: Duke University Press.
Barthes, R. 1977. The Death of the Author. In: Image. Music. Text. Transl: Stephen Heath. Pp. 142–148. London: Fontana Press.
Berding, H. 2005. Leopold von Ranke. In: Koslowski, P. (Ed.). The Discovery of His­toricity in German Idealism and Historism. Pp. 41–58. Berlin: Springer.
Bhaskar, R. 1979. Philosophy and the Human. Vol. 1: The Possibility of Naturalism. Brighton: Harvester Press.
Bille, M. & Flor Sørensen, T. 2012. Materialitet. En indføring i kultur, identitet og teknologi. Fredriksberg: Samfundlitteratur.
Bintliff, J. & Pearce, M. (Eds). 2011. The Death of Archaeological Theory? Oxford: Oxbow Books.
Bintliff, J. 1991. Post-Modernism. Rhetoric and Scholasticism at TAG: The Current State of British Archaeological Theory. Antiquity 65. Pp. 274–278.
Breisach, E. 2009. On the Future of History. The Postmodernist Challenge and Its Af­termath. Chicago: University of Chicago Press.
Brown, C. 2005. Postmodernism for Historians. New York: Pearson Education/Longman.
Brown, R. H. 1994. Reconstructing Social Theory after the Postmodern Critique. In: Simons, H. W. & Billig, M. (Eds). After Postmodernism. Reconstructing Ideology Critique. Pp. 12–38. London: Sage.
Brück, Joanna. 2006. Fragmentation, Personhood and the Social Construction of Tech­nology in Middle and Late Bronze Age Britain. Cambridge Archaeological Journal 16:3. Pp. 297–315.
Burström, M. 1998. Mingling With Things. Fennoscandia Archaeologica XV. Pp. 31–33.
Collingwood, R. G. 1946. The Idea of History. Oxford: Oxford University Press.
Cutler, A. 2003. The Seashell on the Mountaintop. London: Penguin Books.
Deleuze, G. & Guattari, F. 1988. A Thousand Plateaus. Capitalism and Schizophre­nia. London: Athlone.
Derrida, J. 1986. Glas. Lincoln: University of Nebraska Press.
Eagleton, T. 1996. The Illusions of Postmodernism. Oxford: Blackwell.
Eagleton, T. 2003. After Theory. New York: Basic Books.
Eagleton, T. 2007. The Meaning of Life. Oxford: Oxford University Press.
Edmonds, M. 1999. Ancestral Geographies of the Neolithic. London: Routledge.
Fahlander, F. 2003. The Materiality of Serial Practice. A Microarchaeology of Burial. Göteborg: Göteborg Universitet.
Fahlander, F. 2008. Differences that Matter. Materialities, Material Culture and So­cial Practice. In: Glørstad, H. & Hedeager, L. (Eds). Six Essays on the Materiality of Society and Culture. Pp. 127–154. Gothenburg: Bricoleur Press.
Fahlander, F. 2012a. Articulating Hybridity. Structurating Situations and Indexical Events in North-European Rock Art. In: Burström, N. M. & Fahlander, F. (Eds). Matters of scale. Processes and Courses of Events in Archaeology and Cultural History. Pp. 53–73. Stockholm: Stockholms Universitet.
Fahlander, F. 2012b. Articulating Stone. The Material Practice of Petroglyphing. In: Back Danielsson, I.-M., Fahlander, F. & Sjöstrand, Y. (Eds). Encountering Im­agery. Materialities, Perceptions, Relations. Pp. 97–116. Stockholm: Stockholms Universitet.
Flannery, K. V. 2006. On the Resilience of Anthropological Archaeology. Annual Re­view of Anthropology. No. 35. Pp. 1–13.
Fletcher, R. 2004. The Hammering of Society. Non-Correspondence and Modernity. In: Schofield, J., Johnson, G. W. & Beck, C. M. (Eds). Matériel Culture. The Archaeol­ogy of Twentieth-Century Conflict. Pp. 303–311. London: Routledge.
Foucault, M. 1980. Power. Knowledge: Selected Interviews and Other Writings 1972– 1977. New York: Pantheon.
Gheorghiu, D. 2012. Metaphors and Allegories as Augmented Reality. The Use of Art to Evoke Material and Immaterial Subjects. In: Back Danielsson, I.-M., Fahlander, F. & Sjöstrand, Y. (Eds). Encountering Imagery. Materialities, Perceptions, Rela­tions. Pp. 177–185. Stockholm: Stockholms Universitet.
González-Ruibal, A. 2008. Time to Destroy. An Archaeology of Supermodernity. Cur­rent Anthropology 49(2). Pp. 247–279.
Gosden, C. & Kirsano, K. 2006. Timescales. In: Lock, G. & Leigh Molyneaux, B. (Eds). Confronting Scale in Archaeology. Issues of Theory and Practice. Pp. 27–38. New York: Springer.
Habu, J., Fawcett, C. P. & Matsunaga, J. M. (Eds). 2008. Evaluating Multiple Nar­ratives. Beyond Nationalist. Colonialist. Imperialist Archaeologies. New York: Springer.
Hamilakis, Y. 1999. La Trahison des Archéologues? Archaeological Practice as Intel­lectual Activity in Postmodernity. Journal of Mediterranean Archaeology 12(1). Pp. 60–79.
Hamilakis, Y. and Duke, P. (Eds). 2007. Archaeology and Capitalism. From Ethics to Politics. Walnut Creek, CA: Left Coast Press.
Hamilakis, Y., Anagnostopoulos, A. & Ifantidis, F. 2009. Postcards from the Edge of Time. Archaeology, Photography, Archaeological Ethnography (A Photo-Essay). Public Archaeology. Archaeological Ethnographies 8(2–3). Pp. 283–309.
Harman, G. 2009. Prince of Networks. Bruno Latour and Metaphysics. Melbourne: P. N. Ashton and C. U. Rafferty.
Harman, G. 2011. The Quadruple Object. Winchester: Zero.
Harrison, R. & Schofield, J. 2010. After Modernity. Archaeological Approaches to the Contemporary Past. Oxford: Oxford University Press.
Harvey, D. 1989. The Condition of Postmodernity. Oxford: Blackwell.
Harvey, D. 2006. A Brief History of Neoliberalism. Oxford: Oxford University Press.
Hassan, I. H. 1995. Rumors of Change. Essays of Five Decades. London: Routledge.
Hekman, S. J. 2010. The Material of Knowledge: Feminist Disclosures. Bloomington: Indiana University Press.
Henare, A., Holbraad, M. & Wastell, S. 2007. Introduction. Thinking through Things. In: Henare, A., Holbraad, M. & Wastell, S. (Eds). Thinking through Things. Theo­rising Artefacts Ethnographically. Pp. 1–31. London: Routledge.
Hodder, I. 1987. Reading the Past. Cambridge: Cambridge University Press.
Hodder, I. 1990. Archaeology and the Post-Modern. Anthropology Today 6(5). Pp. 13–15.
Hodder, I. 1991. Postprocessual Archaeology and the Current Debate. In: Preucel, R. W. (Ed.). Processual and Postprocessual Archaeologies. Multiple Ways of Knowing the Past. Pp. 30–41. Carbondale: Center for Archaeological Investigations, South­ern Illinois Univ. at Carbondale.
Hodder, I. 1992. Theory and Practice in Archaeology. Routledge: New York.
Hodder, I. 1997. Relativising Relativism, Archaeological Dialogues 4. Pp. 192–194.
Hodder, I. 1999. The Archaeological Process. Oxford: Blackwell.
Hodder, I. 2003. Archaeology Beyond Dialogue. Salt Lake City: University of Utah Press.
Hodder, I. 2012a. Introduction. In: Hodder, I. (Ed.). Archaeological Theory Today (Rev. and updated ed.). Pp. 1–14. Cambridge: Polity.
Hodder, I. 2012b. Entangled. An Archaeology of the Relationships between Humans and Things. Malden. MA: Wiley-Blackwell.
Holtorf, C. 2000–2008. Monumental Past. The Life-histories of Megalithic Monu­ments in Mecklenburg-Vorpommern (Germany). Electronic monograph. Univer­sity of Toronto: Centre for Instructional Technology Development. [Available at] <http://hdl.handle.net/1807/245>.
Holtorf, C. 2005. Beyond Crusades: How (not) to Engage With Alternative Archaeolo­gies. World Archaeology 37:4. Pp. 544–551.
Huyssen, A. 1987. After the Great Divide. Modernism. Mass Culture. Postmodern­ism. Bloomington: Indiana Univ. Press
Ingold, T. 2003. From the Perception of Archaeology to the Anthropology of Percep­tion. An Interview With Tim Ingold (By Andrew Jones). Journal of Social Archae­ology 3. Pp. 5–22.
Ingold, T. 2007. Lines. A Brief History, London: Routledge.
Ingold, T. 2012: Toward an Ecology of Materials. Annual Review of Anthropology 41. Pp. 427–442.
Jameson, F. 1984. Postmodernism, or the Cultural Logic of Late Capitalism. New Left Review 146. Pp. 59–92.
Jameson, F. 2005. Archaeologies of the Future. London: Verso.
Johnson, M. 2006a. On the Nature of Theoretical Archaeology and Archaeological Theory. Archaeological Dialogues 13 (2). Pp. 117–132.
Johnson, M. 2006b. Reply (to Leo Klejn’s review: Neither Archaeology nor Theory: A Critique of Johnson). Antiquity 80. Pp. 442–443.
Jones, A. 2004. Archaeometry and Materiality. Materials-based Analysis in Theory and Practice. Archaeometry 46. Pp. 327–338.
Jones, A. 2005. Lives in Fragments? Personhood and the European Neolithic. Journal of Social Archaeology 5. Pp. 193–224.
Jones, A. 2006. Animated Images. Images, Agency and Landscape in Kilmartin, Ar­gyll. Journal of Material Culture 11 (1/2). Pp. 211–226.
Karlsson, H. 2008. Ekornavallen. Mellan mångtydighet. demokrati och etnografi. Lindome: Bricoleur Press.
Knapp, A. B. 1996. Archaeology without Gravity? Postmodernism and the Past. Jour­nal of Archaeological Method and Theory 3. Pp. 127–158.
Knapp, B. & van Dommelen, P. 2008. Past Practices. Rethinking Individuals and Agents in Archaeology. Cambridge Archaeological Journal 18(1). Pp. 15–34.
Lampeter Archaeology Workshop. 1997. Relativism, Objectivity and the Politics of the Past. Archaeological Dialogues 4. Pp. 164–184.
Latour, B. 2005. Reassembling the Social: An Introduction to Actor-Network-Theory. Oxford: University Press.
Lévi-Strauss, C. 1966. The Savage Mind. London: University of Chicago Press.
Lyotard, J.-F. 1984. The Post-Modern Condition. Manchester: Manchester Univer­sity Press.
Lyotard, J.-F. 1991. The Inhuman. Reflection on Time. Cambridge: Polity Press.
Magnússon, S. G. 2003. The Singularization of History. Social History and Microhis­tory Within the Postmodern State of Knowledge. Journal of Social History 36(3). Pp. 701–735.
Maurstad, A. 2012. Cod, Curtains, Planes and Experts. Relational Materialities in the Museum. Journal of Material Culture 17(2). Pp. 173–189.
Mercier, P. 1966. Histoire de l’anthropologie. Paris: Presses universitaries de France.
Mol, A. 2002. The Body Multiple. Ontology in Medical Practice. Durham: Duke Uni­versity Press.
Mouzelis, N. P. 2008. Modern and Postmodern Social Theorizing. Bridging the Di­vide, Cambridge: Cambridge University Press.
Nicholson, L. & Seidman, S. 1996. Introduction. In: Nicholson, L. & Seidman, S. (Eds). Social Postmodernism. Beyond Identity Politics. Pp. 1–35. Cambridge: Cambridge University Press.
Normark, J. 2010. Involutions of Materiality. Operationalizing a Neo-materialist Per­spective through the Causeways of Ichmul and Yo’okop, Mexico. Journal of Ar­chaeological Method and Theory 17(2). Pp. 132–173.
Olsen, B. 2006. Scenes from a Troubled Engagement. Post-structuralism and Material Culture Studies. In: Tilley, C., Keane, W., Kuechler, S., Rowlands, M. & Spyer, P. (Eds). Handbook of Material Culture. Pp. 85–103. London:
Olsen, B. 2010. In Defense of Things. Archaeology and the Ontology of Objects. Lan­ham: Rowman & Littlefield Publishing Group.
Pollard, J. 2005. The Art of Decay and the Transformation of Substance. In: Renfrew, C., Gosden, C. & DeMarrais, E. (Eds). Substance, Memory and Display. Archae­ology and Art. Pp. 47–62. Cambridge: McDonald Institute Monographs.
Schwandt, T. A. 1994. Constructivist. Interpretivist Approaches to Human Inquiry. In: Denzin, N. K. & Lincoln, Y. S. (Eds). Handbook of Qualitative Research. Pp. 118–137. London: Sage.
Shanks, M. & Tilley, C. 1987. Social Theory and Archaeology. Cambridge: Cambridge University Press.
Shanks, M. & Tilley, C. 1992. Re-Constructing Archaeology. Theory and Practice (second edition). Cambridge: Cambridge University Press.
Shanks, M. & Webmoor, T. 2010. A Political Economy of Visual Media in Archaeology. In: Bonde, S. & Houston, S. (Eds). Re-presenting the Past. Archaeology through Image and Text. Pp. 87–110. Providence, RI: Brown University Press.
Shanks, M. 1992. Experiencing the Past. On the Character of Archaeology. London: Routledge.
Shanks, M. 1998. The Life of an Artifact in an Interpretive Archaeology. Fennoscan­dia Archaeologica XV. Pp. 15–30.
Sherratt, A. 1995. Reviving the Grand Narrative. Archaeology and Long-Term Change. Journal of European Archaeology 3(1). Pp. 1–32.
Sjöstrand, Y. 2008. Efter postmodernismen. Dagens Nyheter. [Published 22 July 2008].
Sokal, A. D. 1998. What the Social Text Affair Does and Does Not Prove. In: Koertge, N. (Ed.). House Built on Sand. Exposing Postmodernist Myths About Science. Pp. 9–21. New York: Oxford University Press.
Solli, B. 2011. Some Reflections on Heritage and Archaeology in the Anthropocene. Norwegian Archaeological Review 44(1). Pp. 40–88.
Spivak, G. C. 1988. Can the Subaltern Speak? In: Nelson, C. & Grossberg, L. (Eds). Marxism and the Interpretation of Culture. Pp. 271–313. Houndmills: Macmil­lan Education.
Thomas, J. 1995. Where Are We Now? Archaeological Theory in the 1990s. In: Ucko, P. J. (Ed.). Theory in Archaeology. A World Perspective. Pp. 343–362. London: Routledge.
Thomas, J. 2001. The Polarities of Post-Processual Archaeology. In: Thomas, J. (Ed.). Interpretive Archaeology. A Reader. Pp. 1–18. London & New York: Leicester University Press.
Thomas, J. 2004. Archaeology and Modernity. London: Routledge.
Tilley, C. 1990. On Modernity and Archaeological Discourse. In: Bapty, I. & Yates, T. (Eds). Archaeology after Structuralism. Pp. 128–152. London: Routledge.
Toth, J. 2010. The Passing of Postmodernism. A Spectroanalysis of the Contemporary. Albany: State University of New York Press.
Trigger, B. G. 1989a. A History of Archaeological Thought. Cambridge: Cambridge University Press.
Trigger, B. G. 1989b. Hyperrelativism, Responsibility, and the Social Sciences. Cana­dian Review of Sociology and Anthropology 26. Pp. 776–797.
Urban, P. A. & Schortman, E. 2012. Archaeological Theory in Practice. Walnut Creek. Calif.: Left Coast Press.
Viveiros de Castro, E. 2004. Exchanging Perspectives: The Transformation of Objects into Subjects in Amerindian Ontologies. Common Knowledge 10(3). Pp. 463–484.
Wallace, S. 2011. Contradictions of Archaeological Theory. Engaging Critical Real­ism and Archaeological Theory. Abingdon: Routledge.
Webmoor, T. & Witmore, C. L. 2008. Things Are Us! A Commentary on Human-Things Relations under the Banner of a ‘Social’ Archaeology. Norwegian Archaeological Review 41(1). Pp. 53–70.
Webmoor, T. 2007. What About ‘One More Turn After the Social’ in Archaeological Reasoning? Taking Things Seriously. World Archaeology 39:4. Pp. 546–562.
Wylie, A. 2007. Gender Politics and Science in Archaeology. In: Insoll, T. (Ed.). The Archaeology of Identities. Pp. 97–118. London: Routledge.
Yoffee, N. & Sherratt, A. 1993. Introduction. The Sources of Archaeological Theory. In: Yoffee, N. & Sherratt, A. (Eds). Archaeological Theory. Who Sets the Agenda? Pp. 1–9. Cambridge: Cambridge University Press.
Young, I. M. 1994. Gender as Seriality. Thinking about Women as a Social Collective. Signs. Journal of Women in Culture and Society 19(3). Pp. 713–738.
Žižek, S. 1989. The Sublime Object of Ideology. London: Verso.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét