Powered By Blogger

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Tác tố (I)


Markus Schlosser

Người dịch: Hà Hữu Nga

Nói một cách khái quát, một tác nhân là một hiện hữu có năng lực hành động, và ‘tác tố/lực’ biểu thị việc thực hiện hoặc là hiện thân của năng lực này. Triết học hành động cung cấp cho chúng ta một quan niệm tiêu chuẩn và một lý thuyết hành động tiêu chuẩn. Quan niệm tiêu chuẩn về hành động giải thích hành động trong khuôn khổ có chủ ý, còn lý thuyết hành động thì giải thích tính chủ ý của hành động trong khuôn khổ quan hệ nhân quả bởi các trạng thái và sự kiện tinh thần của tác nhân. Từ đó, chúng ta có được một quan niệm tiêu chuẩn và một lý thuyết tiêu chuẩn về tác tố. Có những quan niệm khác nhau về tác tố, và người ta đã lập luận rằng lý thuyết tiêu chuẩn không nắm bắt được tác tố (hoặc tác tố riêng biệt của con người). Hơn nữa, có vẻ như tác tố đích thực có thể được thể hiện bởi những hiện hữu không có khả năng hành động có chủ ý, và người ta đã lập luận rằng tác tố có thể và nên được giải thích mà không cần tham chiếu đến các trạng thái và sự kiện có hiệu quả nhân quả.

Các cuộc tranh luận về bản chất của
tác tố đã nở rộ trong vài thập kỷ qua trong triết học và các lĩnh vực nghiên cứu khác (bao gồm tâm lý học, khoa học thần kinh nhận thức, khoa học xã hội và nhân học). Trong triết học, bản chất của tác tố là một vấn đề quan trọng trong triết học tư duy, triết học tâm lý học, các cuộc tranh luận về ý chí tự do và trách nhiệm đạo đức, về đạo đức học, siêu-đạo đức học, và trong các cuộc tranh luận về bản chất của lý tính và tính hợp lý thực hành. Phần lớn, mục này tập trung vào các vấn đề khái niệm và siêu hình liên quan đến bản chất của tác tố. Trong các phần cuối cùng, sẽ đem đến một cái nhìn tổng quan về những cách diễn giải đầy đủ mang tính kinh nghiệm về ý nghĩa tác tố và những thách thức kinh nghiệm khác nhau đối với giả định thông thường cho rằng lý tính và ý định có ý thức của chúng ta tạo ra sự khác biệt thực sự đối với cách chúng ta hành động.

Giới thiệu

Theo một nghĩa rất rộng, tác tố hầu như ở khắp mọi nơi. Bất cứ khi nào các thực thể tham gia vào các mối quan hệ nhân quả, chúng có thể được cho là tác động lẫn nhau và tương tác với nhau, mang lại những thay đổi trong nhau. Theo nghĩa rộng này, có thể xác định các tác nhân và tác tố, bệnh nhân và bệnh tật, hầu như ở khắp mọi nơi. [1] Tuy nhiên, thông thường, thuật ngữ ‘tác tố’ được sử dụng với nghĩa hẹp hơn nhiều để biểu thị việc thực hiện các hành động có chủ ý. Cách suy nghĩ này về tác tố có lịch sử lâu đời trong triết học và nó có thể bắt nguồn từ Hume và Aristotle, trong số các nhân vật lịch sử khác. Trong triết học phân tích đương đại, nó thường được gắn liền với công trình có ảnh hưởng của Anscombe (1957) và Davidson (1963). Quan điểm của Anscombe và Davidson khác nhau đáng kể ở nhiều khía cạnh, nhưng họ có chung học thuyết trọng tâm cho rằng hành động phải được giải thích về tính chủ ý của hành động có chủ ý. Trong các cuộc tranh luận sau đó, triết lý hành động chủ yếu xoay quanh khái niệm hành động có chủ ý. Có những lúc, thuật ngữ 'tác tố' hiếm khi được sử dụng, và nếu có, nó thường được dùng để chỉ việc thực thi năng lực thực hiện các hành động có chủ ý. [2] Điều này đã thay đổi trong các cuộc tranh luận gần đây, khi câu chuyện về tác tố ngày càng trở nên phổ biến hơn trong nhiều lĩnh vực triết học (và trong các lĩnh vực nghiên cứu khác). [3] Ở một mức độ nào đó, việc tập trung vào khái niệm tác tố ấy đã được thúc đẩy bởi sự kháng cự lại việc đồng hóa tác tố với hành động có chủ ý. Như chúng ta sẽ thấy trong phần sau, sự phản kháng này trong một số trường hợp dẫn đến việc bác bỏ quan niệm tiêu chuẩn về hành động, trong một số trường hợp, nó dẫn đến việc bác bỏ lý thuyết hành động chuẩn và trong một số trường hợp, nó dẫn đến tuyên bố khiêm tốn hơn rằng có nhiều loại tác tố khác nhau.

Các quan niệm, các lý thuyết và các loại tác tố

Những đóng góp của Anscombe và Davidson đã thiết lập một quan niệm tiêu chuẩn về hành động và công trình của Davidson đã cung cấp nền tảng cho một lý thuyết hành động tiêu chuẩn. Cốt lõi của quan niệm tiêu chuẩn là hai khẳng định sau đây. Thứ nhất, khái niệm hành động có chủ ý thì cơ bản hơn khái niệm về hành động. Đặc biệt, hành động được giải thích theo khuôn khổ hành động có chủ ý. Thứ hai, có một mối liên hệ chặt chẽ giữa hành động có chủ ý và hành động có lý do.

Có hai cách giải thích rõ ràng khẳng định đầu tiên (tương ứng với hai quan điểm khác nhau về việc phân biệt các hành động; xem phần 3.4). Theo cách thứ nhất, một và cùng một sự kiện có thể nhiều hơn một hành động theo các mô tả khác nhau, và một sự kiện là một hành động chỉ trong trường hợp nó là một hành động có chủ ý theo một mô tả nào đó. Một hành động, nghĩa là, có thể là có chủ ý theo một mô tả nào đó và vô tình theo những mô tả khác (Anscombe 1957; Davidson 1963). Giả sử bạn cảnh báo tên trộm đêm bằng cách bật đèn và giả sử rằng đây là một sự kiện có chủ ý theo mô tả bật đèn, chứ không phải theo mô tả cảnh báo tên trộm. Tuy nhiên, theo quan điểm này, việc cảnh báo tên trộm không phải là điều bạn làm, vì sự kiện đó là một hành động có chủ đích theo một mô tả nào đó. Theo cách giải thích thứ hai về khẳng định đầu tiên, thì một cái gì đó là một hành động nếu nó đồng nhất hoặc được “tạo ra bởi” một hành động có chủ ý (Goldman 1970; xem thêm Ginet 1990). [4] Theo quan điểm này, việc cảnh báo tên trộm là một hành động của bạn, nếu đó là một hành động có chủ ý hoặc nếu nó được tạo ra bởi một hành động có chủ ý (trong trường hợp này bạn bật đèn). Nếu nó chỉ được tạo ra bởi một hành động có chủ ý, thì đó là hành động không chủ ý của bạn. Theo cả hai quan điểm, hành động có chủ ý thì cơ bản hơn chính bản thân hành động: hành động bắt nguồn từ và phụ thuộc vào hành động có chủ ý. [5]

Theo khẳng định thứ hai của quan niệm tiêu chuẩn, có một mối liên hệ chặt chẽ giữa hành động có chủ
ý và hành động có lý do. Theo quan điểm ban đầu của Anscombe và Davidson, mối liên hệ chặt chẽ này chính tính đồng nhất. Theo Aristotle, cả hai đều đưa ra quan điểm cho rằng hành động có chủ ý là hành động vì một lý do, và hành động vì một lý do chính là hành động theo cách có thể được hợp lý hóa bởi các tiền đề của một phép tam đoạn luận thực hành, điển hình bao gồm một tiền đề chính tương ứng với mục tiêu của tác nhân và một tiền đề phụ tương ứng với hành động của tác nhân làm sao để đạt được mục tiêu. Hơn nữa, Davidson giữ quan điểm cho rằng việc chủ ý bao gồm việc có mong muốn và niềm tin tương ứng với tiền đề chính và tiền đề phụ của phép tam đoạn luận liên quan (Davidson 1963, 1970; xem thêm Goldman 1970; Audi 1986). [6]

Người ta vẫn có thể tìm thấy một cam kết khá rộng rãi đối với phiên bản mong muốn-niềm tin này của quan niệm tiêu chuẩn (trong triết học t
ư duy, triết học tâm lý học, đạo đức học, siêu- đạo đức học và trong các lĩnh vực nghiên cứu khác). Tuy nhiên, trong triết lý hành động, ngày nay người ta cho rằng các ý định không thể bị quy giản thành mong muốn và niềm tin (và sự kết hợp của chúng). Theo quan điểm này, các ý định đóng một vai trò quan trọng và không thể quy giản trong suy lý thực hành, lập kế hoạch dài hạn, và trong việc khởi xướng và hướng dẫn hành động (xem, đặc biệt, Bratman 1987; xem thêm Harman 1976; Brand 1984; Bishop 1989; Mele 1992, 2003; Enç 2003). Tuy nhiên, người ta vẫn chấp nhận rộng rãi rằng có một mối liên hệ chặt chẽ giữa hành động có chủ ý và hành động vì lý do;còn chấp nhận rằng hành động có chủ ý thường được thực hiện vì có các lý do (ví dụ: Mele và Moser 1994; Mele 2003; Enç 2003; Clarke 2010b).

Quan niệm tiêu chuẩn không cam kết vào một cách giải thích cụ thể về những gì hành động có chủ ý cũng như hành động vì lý do, và nó cũng không cam kết vào việc tường trình cụ thể về bản chất của những diễn giải lý do. Điều quan trọng là phải phân biệt quan niệm tiêu chuẩn với lý thuyết tiêu chuẩn, đem đến một giải trình nhân quả về hành động có chủ ý và việc giải thích lý do. Lý thuyết này thể hiện, rất đại khái, rằng một cái gì đó là một hành động có chủ ý và được thực hiện vì những lý do chỉ trong trường hợp nó xảy ra bởi những trạng thái tinh thần các sự kiện thích hợp, đúng cách. Các trạng thái và sự kiện tinh thần thích hợp là các trạng thái và sự kiện hợp lý hóa hành động theo quan điểm của tác nhân (chẳng hạn như mong muốn, niềm tin và ý định). Cách thức đúng đắn của quan hệ nhân quả mối quan hệ nhân quả không lệch lạc (xem phần 3.2). Theo quan điểm này, giải thích lý do là giải thích trong khuôn khổ của các trạng thái tinh thần và các sự kiện gây ra hành động và hợp lý hóa hành động đó theo quan điểm của tác nhân (thường bằng cách cung cấp cơ sở hợp lý về quan hệ phương tiện – mục đích). Lý thuyết này thường được gọi là “lý thuyết nhân quả của hành động”. Nói một cách chính xác, đó là một lý thuyết về sự kiện - nhân quả và nó bao gồm lý thuyết về sự kiện - nhân quả của sự giải thích lý do và lý thuyết về sự kiện - nhân quả của hành động có chủ ý. Cách nhân quả đúng đắn là nhân quả không lệch lạc (xem phần 3.2). Theo quan điểm này, giải thích lý do là giải thích về trạng thái tinh thần và các sự kiện gây ra hành động và hợp lý hóa hành động đó theo quan điểm của tác nhân (thường bằng cách cung cấp cơ sở lý luận cuối cùng). Lý thuyết này thường được gọi là “lý thuyết nhân quả của hành động”. Nói một cách chính xác, nó là một lý thuyết về sự kiện - nhân quả và nó bao gồm lý thuyết về sự kiện - nhân quả của sự giải thích lý trí và lý thuyết về sự kiện - nhân quả của hành động có chủ đích. Cùng với quan niệm tiêu chuẩn, lý thuyết nhân quả này cung cấp cho chúng ta một lý thuyết hành động, là lý thuyết tiêu chuẩn trong triết học đương đại về tư duy và hành động.

Như đã chỉ ra, quan niệm tiêu chuẩn tương thích với các lý thuyết phi nhân quả về hành động có chủ ý và giải thích lý do. Người ta thường đồng ý rằng việc giải thích lý do của một hành động thường làm cho hành động trở nên dễ hiểu bằng cách để lộ mục tiêu hoặc ý định của tác nhân. Theo các lý thuyết phi nhân quả, việc có các mục tiêu hoặc ý định liên quan không đồng nghĩa với việc sở hữu các trạng thái hoặc sự kiện tinh thần có hiệu quả về phương diện nhân quả (Melden 1961; Ginet 1990; O’Connor 2000; Sehon 2005). Tuy nhiên, các lý thuyết phi nhân quả bị bác bỏ rộng rãi (bài phê phán có ảnh hưởng nhất là của Davidson 1963; xem thêm Goldman 1970:76–85; Mele 2003:38–51; Clarke 2003:21–24). Hơn nữa, quan niệm tiêu chuẩn tương thích với các lý thuyết quan điểm kép. Chúng ta sẽ xem xét quan điểm này ở phần 3.3.

Tác tố là hành động có chủ ý

Quan niệm tiêu chuẩn về hành động cung cấp cho chúng ta một quan niệm về
tác tố. Theo quan điểm này, hiện hữu có năng lực thực hành vi tác tố chỉ trong trường hợp có năng lực hành động một cách có chủ ý, và việc thực thi tác tố bao gồm việc thực hiện các hành vi có chủ ý, trong nhiều trường hợp, cả việc thực hiện các hành động không có chủ ý ( bắt nguồn từ việc thực hiện các hành động có chủ ý; xem phần 2). Hãy gọi đây là quan niệm tiêu chuẩn về tác tố. Lý thuyết tiêu chuẩn về hành động cung cấp cho chúng ta một lý thuyết về tác tố, theo đó một hiện hữu có năng lực hành động có chủ ý trong trường hợp nó có tổ chức chức năng phù hợp: chỉ trong trường hợp mà việc minh chứng bằng các trạng thái và sự kiện tinh thần nhất định (chẳng hạn như mong muốn, niềm tin và chủ ý) sẽ đưa đến các sự kiện phù hợp (chẳng hạn như các vận động nhất định) theo đúng cách. Theo lý thuyết tiêu chuẩn này về tác tố, thì việc thực thi tác tố bao gồm việc xác lập các mối quan hệ nhân quả phù hợp giữa các trạng thái và sự kiện liên quan đến tác nhân. (Những người xướng xuất bao gồm Davidson 1963, 1971; Goldman 1970; Brand 1984; Bratman 1987; Dretske 1988; Bishop 1989; Mele 1992, 2003; Enç 2003.)

Vấn đề nghiêm trọng nhất đối với lý thuyết tiêu chuẩn này là vấn đề các chuỗi nhân quả lệch. Hơn nữa, một số người lập luận rằng quan điểm này hoàn toàn không nắm bắt được tác tố, bởi vì nó quy giản các hành động thành những biến cố đơn thuần. Chúng ta sẽ chuyển sang những vấn đề đó trong phần 3. Gần đây, người ta cho rằng các lý do của hành động không thể là nguyên nhân của hành động, bởi vì các lý do là sự kiện hoặc trạng thái của sự việc, không phải trạng thái hoặc sự kiện tinh thần (Dancy 2000; Alvarez 2010). Nhưng lý thuyết tiêu chuẩn không cam kết với tuyên bố cho rằng các lý do là đồng nhất với các thực thể tinh thần. Đặc biệt, nó tương thích với quan điểm cho rằng các lý do là những thứ được thể hiện bằng nội dung của các trạng thái tinh thần và sự kiện liên quan (xem Scanlon 1998: 56–64; Mele 2003: 82–84; Setiya 2007: 28–31 ).

Tác tố là do Tác nhân Khởi xướng

Người ta thường khẳng định và được nhiều người đồng ý rằng tác tố liên quan đến việc khởi xướng hành động của tác nhân. [7] Nhưng vấn đề vẫn còn gây tranh cãi điều đó bao gồm những gì. Quan niệm tiêu chuẩn tương thích với việc khẳng định rằng các hành động có chủ ý được tác nhân khởi xướng, và những người ủng hộ lý thuyết tiêu chuẩn đã lập luận rằng việc khởi đầu có thể được giải thích theo khuôn khổ quan hệ nhân quả bởi các trạng thái và sự kiện tinh thần của tác nhân. Theo các phiên bản của quan điểm mong muốn-niềm tin, thì sự khởi đầu tác tố của tác nhân bao gồm trong quan hệ nhân quả bằng các cặp mong muốn-niềm tin có liên quan (Goldman 1970; Davidson 1971; Dretske 1988). Theo các phiên bản gần đây hơn, việc khởi đầu bao gồm cả quan hệ nhân quả bởi các chủ ý liên quan (Brand 1984; Bratman 1987; Bishop 1989; Mele 1992, 2003; Enç 2003). Tuy nhiên, những người phản đối quan niệm tiêu chuẩn lập luận rằng quyền năng khởi xướng hành động của một tác nhân không thể bị quy giản thành năng lực hành động có chủ ý và vì các lý do được. Họ cho rằng việc thực thi tác tố có thể hoàn toàn tự phát, theo nghĩa là tác nhân có thể bắt đầu một hành động không vì lý do và không có chủ ý trước. Theo quan điểm này, các lý do và chủ ý có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ và thậm chí quyết định đến cách hành động của một tác nhân. Nhưng tác tố có nguồn quyền năng của nó để khởi xướng và việc thực thi quyền năng này không thể bị quy giản thành các lý do hoặc chủ ý bị/ được khuấy động của tác nhân. Đây là một quan niệm thay thế về tác tố (Ginet 1990; O’Connor 2000; Lowe 2008; xem thêm McCann 1998; để thảo luận phản biện, xem Mele 2003: 38–51, 71–76; Clarke 2003: 17–24). Những người ủng hộ quan niệm thay thế này bác bỏ lý thuyết tiêu chuẩn và, tổng quát hơn, họ bác bỏ bất kỳ giải thích nào về tác tố trong khuôn khổ quan hệ nhân quả giữa các trạng thái và sự kiện liên quan đến tác nhân. Theo một số người, việc bắt đầu hành động bao gồm quan hệ nhân quả - tác nhân không thể bị quy giản, những người khác lại bác bỏ các hành vi tinh thần không có nguyên do của ý chí. Các lập trường chính về vấn đề này tương ứng với các lập trường chính trong siêu hình học về tác tố, mà chúng ta sẽ đề cập trong phần 3.1.

Tác tốHành động Riêng biệt của Con người

Trong một bài viết có ảnh hưởng, Frankfurt (1971) lập luận rằng sự khác biệt giữa các cá thể người và các tác nhân khác bao gồm trong cấu trúc ý chí của họ. Chỉ những cá thể người mới phản ánh và quan tâm đến động cơ của họ. Theo Frankfurt, việc đánh giá mang tính phản ánh này đối với động cơ của chúng ta thường dẫn đến việc hình thành những mong muốn bậc hai: những mong muốn hướng đến những mong muốn bậc nhất (hướng vào mục tiêu và hành động). Khi một cá thể người muốn có một mong muốn nhất định và muốn được nó đánh động, thì người đó được cho là “đồng nhất” với mong muốn và hiệu lực thúc đẩy của nó. Đối với cách giải thích phân cấp này về tác tố, thì vai trò của các thái độ cấp cao hơn là điều cần thiết đối với loại tác tố phân biệt các cá thể người với các tác nhân khác. Taylor (1977) coi đây là điểm khởi đầu cho việc giải thích về tác tố con người riêng biệt, với giả định rằng sự phân biệt giữa con người và không phải con người, về cơ bản, là sự phân biệt giữa các tác nhân con người và không phải con người. Không hoàn toàn rõ ràng liệu Frankfurt và Taylor có ý định đưa ra một giải pháp thay thế cho lý thuyết tiêu chuẩn về tác tố hay là chỉ mở rộng nó. [8] Bằng một cách hiểu, họ đã chấp nhận cách giải thích tác tố có chủ ý do lý thuyết tiêu chuẩn cung cấp và họ đề xuất mở rộng phân cấp về lý thuyết tiêu chuẩn để nắm bắt loại tác tố riêng con người hoặc các tác nhân con người. (Để biết thêm về một phê bình có ảnh hưởng về các giải thích thứ bậc như vậy, xem Watson 1975.)

Theo Velleman (1992), nhận xét của Frankfurt cho rằng một tác nhân có thể không xác định được động cơ cụ thể dẫn đến một lỗ hổng cơ bản trong lý thuyết tiêu chuẩn. Vì dường như luôn luôn có thể một tác nhân “chối bỏ” những thái độ tinh thần gây ra một hành động, thì những thái độ đó không “cho thấy việc tác nhân có liên quan” (1992: 463). Điều này, theo Velleman, đã thể hiện rõ lý thuyết tiêu chuẩn nắm bắt được, trong điều kiện tốt nhất, các hành động khiếm khuyết. Đặc biệt, nó không nắm bắt được “hành động của con người một cách vượt trội”, vì nó không tính đến sự tham gia của tác nhân. Velleman bác bỏ cách viện vào quan hệ tác nhân-nhân quả không thể quy giản được (xem phần 3.1), và ông cho rằng điều này chỉ để lại một chiến lược để giải quyết vấn đề: chúng ta phải tìm ra một thái độ tinh thần mà tác nhân không thể chối bỏ và do đó, phù hợp để đóng vai trò tác nhân. Nghĩa là, chúng ta phải tìm cho ra một thái độ tinh thần tác nhân, về phương diện chức năng. Theo Velleman, việc mong muốn hành động phù hợp với các lý do chính là phù hợp để đóng vai này.

Bratman (2000, 2001) đồng ý với Velleman khi cho rằng lý thuyết tiêu chuẩn không giải thích được sự tự quản thực sự. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông, cách giải thích về “tác tố thành thục”, như ông gọi nó, không cần phải quy chiếu về một thái độ tinh thần mà tác nhân không thể chối bỏ. Dựa trên công trình của mình về tác tố lập kế hoạch mở rộng tạm thời (Bratman 1987), ông cho rằng các chính sách tự quản của một tác nhânthẩm quyền biện hộ cho tác nhân”, bởi vì chúng giúp thiết lập và hỗ trợ đồng nhất tính của tác nhân theo thời gian, và bởi vì chúng chỉ rõ các mong muốn nào được coi là cung cấp lý do chính đáng để cân nhắc thực hành. Theo Bratman, các chính sách tự quản này giải thích thế nào là việc một tác nhân lập trường ủng hộ hoặc chống lại một số động cơ nhất định, một lập trường tự thân có thể tùy thuộc vào việc xem xét lại” (2000: 50–51). (Để biết rõ về việc thảo luận quan trọng đối với giải thích của Bratman, xem Hornsby 2004 và Franklin 2017.)

Để bảo vệ lý thuyết tiêu chuẩn, Mele (2003: Ch. 10) đã lập luận rằng việc tìm kiếm một thái độ tinh thần đóng vai trò tác nhân là sai lầm và phê phán của Velleman về quan điểm đó là không đúng mục tiêu. Như Mele đã chỉ ra, có vẻ rõ ràng là một mong muốn không thể là tác nhân, bởi vì các tác nhân cân nhắc, quyết định và hành động. Mong muốn không làm những điều này. Ông gợi ý rằng bất kỳ cách nói nào về thái độ tinh thần với tư cách đóng vai trò tác nhân thì ổn nhất cũng chỉ có thể là ẩn dụ. Hơn nữa, không có lý do rõ ràng nào về việc một tác nhân không xác định được động cơ nên được chẩn đoán theo khuôn khổ của việc tác nhân đó không tham gia được. Có vẻ hợp lý hơn khi cho rằng tác nhân có tham gia vào những trường hợp như vậy, nhưng với cách thức khiếm khuyết. Một khi việc tham gia bị lỗi được phân biệt với việc không tham gia được, thì thật dễ dàng để tránh kết luận của Velleman cho rằng lý thuyết tiêu chuẩn loại bỏ tác nhân. Hơn nữa, sau đó người ta có thể tách câu hỏi liệu lý thuyết tiêu chuẩn có giải thích cho sự tham gia của tác nhân khỏi câu hỏi liệu nó có nắm bắt được hành động của con người một cách tuyệt hảo hay không. Theo Mele, tác nhân con người chỉ đơn giản là một con người hành động. Theo quan điểm này, tác nhân thực sự đóng một số vai trò trong tất cả các trường hợp của tác tố, cho dù thiếu hụt như thế nào. Lý thuyết tiêu chuẩn, trước hết và quan trọng nhất, giải thích về những gì giúp cho một tác nhân thực hiện các hành động có chủ ý. Nó không khẳng định rằng năng lực để thực hiện các hành động có chủ ý là năng lực tách con người khỏi tác tố không phải con người, và nó không khẳng định đưa ra cách giải thích về các loại tác tố tinh tế hơn hoặc ưu việt hơn của con người, chẳng hạn như tự kiểm soát, tự chủ, toàn tâm, hoặc tác tố tự do. Một nhiệm vụ thú vị và quan trọng là khảo sát xem liệu lý thuyết tiêu chuẩn có thể được mở rộng đến mức tính đến các loại tác tố tinh tế hơn hoặc ưu việt hơn của con người (chẳng hạn như Mele 1995; Bratman 2007). Nhưng bác bỏ quan điểm này bởi vì nó không làm được như vậy là hiểu sai mục đích và phạm vi của nó (xem phần 3.3).

Tác tố không Đại diện Tinh thần

Các lập luận
ủng hộ cho việc khẳng định rằng lý thuyết tiêu chuẩn không tính đến các khía cạnh quan trọng của tác tố thường được thúc đẩy bởi việc tập trung vào tác tố riêng biệt của con người. Một khi chúng ta chuyển trọng tâm sang các tác nhân không phải con người và các sinh vật đơn giản hơn, một thách thức rất khác sẽ xuất hiện. Khi chúng ta chuyển sang các tác nhân như vậy, có vẻ như lý thuyết tiêu chuẩn rõ ràng là đòi hỏi quá khắt khe. Quan điểm đó giải thích tác tố theo khuôn khổ mong muốn, niềm tin và ý định của tác nhân. Thông thường, người ta cho rằng đây là cách giải thích theo khuôn khổ các đại diện tinh thần: theo khuôn khổ các trạng thái tinh thần và các sự kiện có chủ đích mang nội dung đại diện (điển hình là nội dung mệnh đề). Tuy nhiên, có vẻ như có những hiện hữu có năng lực tác tố thực sự nhưng lại không có trạng thái tinh thần đại diện. Ở đây, chúng ta có thể phân biệt giữa ba khẳng định (và ba thách thức). Thứ nhất, có những hiện hữu không phải con người có năng lực tác tố nhưng không có trạng thái tinh thần đại diện. Thứ hai, có nhiều trường hợp về tác tố con người có thể và nên được giải thích mà không cần quy về các trạng thái tinh thần đại diện. Thứ ba, tất cả các trường hợp của tác tố có thể và cần được giải thích mà không cần phải quy về các trạng thái tinh thần đại diện. Chúng ta lần lượt xem xét từng khẳng định.

Chúng ta có xu hướng phổ biến diễn giả
ng và giải thích hành vi theo khuôn khổ các trạng thái tinh thần có chủ ý. Thậm chí, chúng ta có xu hướng giải thích sự tương tác giữa các đối tượng sống động theo khuôn khổ mong muốn, niềm tin và chủ đích (Heider và Simmel 1944). Điều này đặt ra vấn đề lúc nào là thời điểm thích hợp để gán các trạng thái tinh thần trong việc giải thích hành vi. Theo quan điểm công cụ luận (Dennett 1987: Ch. 2), câu hỏi về thời điểm thích hợp để quy gán trạng thái tinh thần không thể tách rời câu hỏi về thời điểm thích hợp để quy gán tác tố, và cả hai câu hỏi đều phải được trả lời theo khuôn khổ dự đoán thành công: thời điểm thích hợp để quy gán các trạng thái tinh thần trong việc giải thích tác tố khi hành động như vậy hỗ trợ cho các dự đoán thành công về hành vi. Tuy nhiên, hầu hết những người ủng hộ lý thuyết tiêu chuẩn đều cho rằng một hình thức nào đó của hiện thực luận, việc quy gán các trạng thái tinh thần cho nó chỉ thích hợp khi tác nhân được đề cập sở hữu các trạng thái nội tại phù hợp với nội dung đại diện phù hợp. Vấn đề việc sở hữu các trạng thái tinh thần đại diện bao gồm những gì lại là một trong những câu hỏi gây tranh cãi nhất trong triết học tâm trí và khoa học nhận thức, và rõ ràng nó nằm ngoài phạm vi của mục này (xem các mục về đại diện tinh thần và khoa học nhận thức). Tuy nhiên, hãy xem xét các nhận xét sau đây. Davidson (1982) cho rằng chỉ những tác nhân con người mới có các thái độ tinh thần liên quan, bởi vì ông nghĩ rằng để các thái độ như vậy đòi hỏi phải có năng lực ngôn ngữ. Những người khác lại cho rằng chúng ta có lý khi quy gán trạng thái tinh thần đại diện cho các tác nhân không phải con người nếu cách làm ấy giải thích tốt nhất cho hành vi của chúng (chẳng hạn như Allen và Bekoff 1997). Đôi khi khá khó để quyết định xem liệu lời giải thích tốt nhất về hành vi của tác nhân có yêu cầu quy gán trạng thái tinh thần đại diện hay không. Ví dụ, Sterelny (2001: Ch. 11, 12) cho rằng những giải thích hợp lý theo khuôn khổ mong muốn đôi khi có thể được thay thế bằng những giải thích hợp lý tương đương về mặt động lực. Việc quy gán một mong muốn thường được hiểu là quy gán một trạng thái tinh thần đại diện, trong khi một động lực có thể được hiểu theo khuôn khổ các cơ chế cơ bản hơn (và không có quy gán nội dung đại diện). Điều quan trọng cần ghi nhớ ở đây là vấn đề không chỉ liên quan đến việc sở hữu các trạng thái tinh thần và các sự kiện liên quan. Hơn thế, nó còn liên quan đến năng lực kết hợp hoặc xử lý các nội dung của các thái độ đó trong các suy luận duy lý: năng lực coi các nội dung liên quan như những tiền đề trong suy lý thực hành (nhấn mạnh của Anscombe 1957 và Davidson 1970).

Giả sử, với mục đích luận lý, thì việc quy gán trạng thái tinh thần đại diện cho những loại hiện hữu không phải con người khác nhau là phù hợp. Vẫn có thể xảy ra trường hợp có những loại hiện hữu khác không phải con người có năng lực tác tố nhưng không có trạng thái tinh thần đại diện. Liệu điều đó có cho thấy rằng lý thuyết tiêu chuẩn là một đòi hỏi quá khắt khe? Chỉ khi lý thuyết tiêu chuẩn được hiểu là giải thích được về tác tố theo đúng nghĩa. Bằng một quan điểm ít khắt khe hơn, lý thuyết tiêu chuẩn đem lại một cách giải thích về một loại tác tố trung tâm và đặc biệt thú vị: tác tố có chủ đích (và loại tác tố không chủ đích bắt nguồn từ nó; xem phần 2). [9] Về cách hiểu này, lý thuyết tiêu chuẩn hoàn toàn tương thích với khẳng định rằng có những loại tác tố cơ bản hơn, bao gồm các loại tác tố không đòi hỏi sở hữu các trạng thái tinh thần đại diện. Ví dụ, nó tương thích với những gì Barandiaran et al. (2009) gọi là “tác tố tối thiểu”. Theo quan điểm của họ, một tác nhân là một thực thể thống nhất có thể phân biệt được với môi trường của nó và tự nó đang thực hiện một điều gì đó phù hợp với một mục tiêu (hoặc chuẩn mực) nhất định. Quan điểm này khác với quan niệm và lý thuyết tiêu chuẩn trong việc mô tả đặc tính của hành động (“làm điều gì đó”) theo khuôn khổ “quy định thích nghi” của tác nhân về “kết hợp với môi trường” và theo khuôn khổ tự duy trì trao đổi chất (lấy cảm hứng từ Varela et năm 1974). Họ cho rằng các sinh vật đơn giản như vi khuẩn thể hiện loại tác tố tối thiểu này. Vấn đề quan trọng là điều đó giải thích về hành vi định hướng-mục tiêu mà không viện vào đại diện tinh thần của các mục tiêu. Thay vào đó, Barandiaran và cộng sự gợi ý rằng ngay cả những sinh vật rất đơn giản cũng có thể có mục tiêu nội tại : tạo ra tồn tại liên tục của chúng.

Giờ đây chúng ta chuyển sang khẳng định thứ hai, cho rằng nhiều trường hợp của tác tố con người có thể và nên được giải thích mà không cần quy gán các trạng thái tinh thần đại diện. Quan điểm này thường dựa vào, và được thúc đẩy bởi các cách tiếp cận hiện thân vai diễn trong triết học tư duy và khoa học nhận thức. Một số phiên bản của cách tiếp cận này được lấy cảm hứng từ các công trình của Husserl, Heidegger và Merleau-Ponty (Dreyfus 1991, 2002), một số phiên bản khác dựa trên những phát triển gần đây hơn trong lý thuyết các hệ thống động và robotics - người máy (Brooks 1991; Beer 1995). Điểm phổ biến của các quan điểm như vậy là tập trung vào việc nhập cuộc mang tính kỹ năng và “trực tuyến” với thế giới: khả năng tương tác với kẻ khác và với các hoàn cảnh của một kẻ bằng cách đáp ứng các yêu cầu của tình huống theo kỹ năng và thường rất nhẹ nhàng, không cần cân nhắc, suy lý, hoặc lập kế hoạch có ý thức (thường được gọi là đối ứng kỹ năng). Các ví dụ về tác nhân con người bao gồm các trường hợp hành động theo thói quen, chẳng hạn như các hành động mà một người thực hiện khi đang lái xe ô tô và các trường hợp mà tác nhân nhập cuộc vào một luồng tương tác đối ứng, chẳng hạn như với khúc tức hứng nhạc jazz hoặc trong trao đổi bằng lời nói. Các ví dụ về người máy bao gồm các kỹ năng như phối hợp các cử động chân tay và khả năng điều hướng trong các môi trường mới lạ. Thách thức đối với lý thuyết tiêu chuẩn thường liên quan đến ba điểm sau đây. Trước hết, người ta ​​cho rằng việc giải thích các kỹ năng và khả năng như vậy trong khuôn khổ các đại diện tinh thần vừa bất lợi vừa vụng về: nó đặt ra yêu cầu rất cao đối với các nguồn lực xử lý-thông tin của tác nhân và nó dẫn đến tình trạng quá tải một các vụng về, bất hợp lý về các đại diện tinh thần rất cụ thể. Thứ hai, người ta chỉ ra rằng các cách giải thích hiện tại về đại diện tinh thần là không đứng vững được hoặc ít nhất cũng gây tranh cãi và không có lý do rõ ràng nào để nghĩ rằng sẽ có một cách giải thích về đại diện tinh thần được chấp nhận chung. Thứ ba, người ta cũng ​​cho rằng việc giải thích về đối ứng kỹ năng không đòi hỏi phải quy gán các trạng thái tinh thần đại diện, bởi vì nó có thể được giải thích theo các khuynh hướng hành vi và hướng dẫn trực tiếp bằng các đặc điểm liên quan của tình huống. Do đó, kết luận được đề xuất là chúng ta nên giải thích các trường hợp đối ứng kỹ năng mà không cần tham chiếu đến các trạng thái và sự kiện tinh thần mang tính đại diện.

Để đáp lại, những người ủng hộ lý thuyết tiêu chuẩn (và lý thuyết đại diện của tư duy) thường lập luận như sau. Trước hết, người ta chỉ ra rằng lý thuyết tiêu chuẩn không yêu cầu tác nhân phải xem xét các nội dung tinh thần liên quan trong quá trình cân nhắc hoặc suy lý có ý thức. Điều này quy giản nhu cầu xử lý-thông tin vào một mức độ đáng kể. Thứ hai, người ta cho rằng lý thuyết tiêu chuẩn tương thích với những giải thích về các hành động theo thói quen dưới dạng các lược đồ động (hoặc các ý định động ). Các lược đồ động không được thể hiện trong nội dung của trạng thái tinh thần cấp độ cá nhân và chúng thường được tuyển chọn tự động để phục vụ các mục tiêu và ý định cấp độ cá nhân. Việc sử dụng các lược đồ động cơ tiếp tục giảm tải xử lý cần thiết. Thứ ba, người ta chỉ ra rằng hầu hết các trường hợp đối ứng kỹ năng không xảy ra trong một chân không có chủ ý, như nó đã từng xảy ra. Thay vào đó, chúng thường bị hạn chế và thường được tích hợp với các mục tiêu và ý định dài hạn của tác nhân. Do đó, có vẻ như một lời giải thích đầy đủ về đối ứng kỹ năng, ở một điểm hoặc một mức độ nào đó, phải quy chiếu vào các trạng thái tinh thần đại diện. (Để biết thêm về điều này, xem Clark và Toribio 1994; Antony 2002; Rey 2002; Adams 2010; Clarke 2010b; Schlosser 2018.)

Theo
khẳng định thứ ba, tất cả các trường hợp tác tố, bao gồm toàn bộ các trường hợp tác tố con người, có thể và nên được giải thích mà không cần quy gán các trạng thái tinh thần đại diện. Lập trường này thường được thúc đẩy bởi các phiên bản cấp tiến của cách tiếp cận hiện thân và vai diễn đối với tư duy (Chemero 2009; Silberstein và Chemero 2011; Hutto và Myin 2014). Ở đây, chiến lược chính thường là khái quát hóa lập luận đã nêu ở trên: các giải thích về trạng thái tinh thần đại diện là bất lợi và vụng về; không có cách giải thích đại diện tinh thần được chấp nhận chung; và có lý do để nghĩ rằng cuối cùng chúng ta sẽ có thể giải thích tất cả các loại tác tố mà không cần quy gán các trạng thái tinh thần đại diện. Quan điểm cấp tiến này đặt ra một số câu hỏi rõ ràng và khó. Làm thế nào người ta có thể giải thích được khả năng cân nhắc về tương lai của chúng ta mà không cần giả định về những đại diện tinh thần?. Làm thế nào người ta có thể giải thích được việc suy lý về các khái niệm trừu tượng, phản hiện thực và các khái quát lý thuyết? Và làm thế nào người ta có thể giải thích rằng ở một mức độ đáng kể, tác tố của chúng ta được thúc đẩy, hướng dẫn và bị ràng buộc bởi các kế hoạch và cam kết dài hạn của chính chúng ta? Tác tố lập kế hoạch mở rộng tạm thời (Bratman 1987, 2000) rõ ràng là một hiện tượng “đói-đại diện”: rất khó để biết nó có thể được giải thích như thế nào nếu không có quy gán các trạng thái tinh thần đại diện (Clark và Toribio 1994; Schlosser 2018; xem thêm về nhận thức hiện thân).
__________________________________________

Còn nữa….

Nguồn: Schlosser, Markus (2019), Agency, https://plato.stanford.edu/entries/agency/ Copyright © 2019 by Markus Schlosser <markus.schlosser@ucd.ie>, First published Mon Aug 10, 2015; substantive revision Mon Oct 28, 2019.

Tác giả: Markus Schlosser là trợ lý giáo sư, tốt nghiệp Đại học Vienna và nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học St. Andrews với luận án về Siêu hình học tác tố”. Trước khi đảm nhận vị trí Giảng viên tại University College Dublin - UCD, ông đã từng là nghiên cứu viên tại Đại học Bristol, Leiden và Groningen. Tại Bristol, ông đã nhận được Học bổng Erwin Schrödinger từ Quỹ Khoa học Áo cho một dự án cá nhân về Tính định chuẩn và Thuyết Nhân quả của Hành động. Nghiên cứu của ông ở Leiden là một phần của dự án Đạo đức vượt ngoài các ảo tưởng: Đánh giá lại các hàm ý triết học của các Nghiên cứu Thực nghiệm về Tác tố Đạo đức.

Tài liệu dẫn

Adams, F., 2010, “Action Theory Meets Embodied Cognition”, in Causing Human Action: New Perspectives on the Causal Theory of Action, A. Buckareff and J. Aguilar (eds.), Cambridge, MA: MIT Press, pp. 229–252.
Ahearn, L., 2001, “Language and Agency”, Annual Review of Anthropology, 30: 109–37.
Allen, C. and M. Bekoff, 1997, Species of Mind: The Philosophy and Biology of Cognitive Ethology, Cambridge, MA: MIT Press.
Alvarez, M., 2010, Kinds of Reasons: An Essay in the Philosophy of Action, Oxford: Oxford University Press.
Anscombe, G.E.M., 1957, Intention, Oxford: Basil Blackwell.
Antony, L.M., 2002, “How to Play the Flute: A Commentary on Dreyfus’s ‘Intelligence Without Representation’”, Phenomenology and the Cognitive Sciences, 1(4): 395–401.
Audi, R., 1986, “Acting for Reasons”, Philosophical Review, 95(4): 511–546.
Austin, J.J. and J.B. Vancouver, 1996, “Goal Constructs in Psychology: Structure, Process, and Content”, Psychological Bulletin, 120(3): 338–375.
Bandura, A., 2006, “Toward a Psychology of Human Agency”, Perspectives on Psychological Science, 1(2): 164–180.
Barandiaran, X.E., E. Di Paolo, and M. Rohde, 2009, “Defining Agency: Individuality, Normativity, Asymmetry, and Spatio-Temporality in Action”, Adaptive Behavior, 17(5): 367–386.
Bargh, J.A. and T.J. Chartrand, 1999, “The Unbearable Automaticity of Being”, American Psychologist, 54(7): 462–479.
Bargh, J.A., P.M. Gollwitzer, A. Lee-Chai, K. Barndollar, and R. Trötschel, 2001, “The Automated Will: Nonconscious Activation and Pursuit of Behavioral Goals”, Journal of Personality and Social Psychology, 81(6): 1014–1027.
Bayne, T., 2006, “Phenomenology and the Feeling of Doing: Wegner on the Conscious Will”, in Does Consciousness Cause Behavior?, S. Pockett, W.P. Banks, and S. Gallagher (eds.), Cambridge, MA: MIT Press, pp. 169–186.
Bayne, T. and E. Pacherie, 2007, “Narrators and Comparators: The Architecture of Agentive Self-Awareness”, Synthese, 159(3): 475–491.
Beer, R.D., 1995, “A Dynamical Systems Perspective on Agent-Environment Interaction”, Artificial Intelligence, 72: 173–215.
Bilgrami, A., 2006, Self-Knowledge and Resentment, Cambridge: Harvard University Press.
Bishop, J., 1989, Natural Agency: An Essay on the Causal Theory of Action, Cambridge: Cambridge University Press.
Blakemore, S.J., D.M. Wolpert, and C.D. Frith, 2002, “Abnormalities in the Awareness of Action”, Trends in Cognitive Sciences, 6(6): 237–242.
Brand, M., 1984, Intending and Acting: Toward a Naturalized Action Theory, Cambridge, MA: MIT Press.
Bratman, M.E., 1987, Intention, Plans, and Practical Reason, Cambridge, MA: Harvard University Press.
–––, 2000, “Reflection, Planning, and Temporally Extended Agency”, Philosophical Review, 109(1): 35–61; reprinted in Bratman 2007: 21–46.
–––, 2001, “Two Problems about Human Agency”, Proceedings of the Aristotelian Society, 101(3): 309–326; reprinted in Bratman 2007: 89–105.
–––, 2007, Structures of Agency: Essays, Oxford: Oxford University Press.
Broad, C.D., 1952, “Determinism, Indeterminism, and Libertarianism”, in Ethics and the History of Philosophy: Selected Essays, New York: Humanities Press, pp. 195–217.
Brooks, R.A., 1991, “Intelligence Without Representation”, Artificial Intelligence, 47: 139–159.
Chemero, T., 2009, Radical Embodied Cognitive Science, Cambridge, MA: MIT Press
Chisholm, R., 1964, “Human Freedom and the Self”, The Lindley Lectures, Department of Philosophy, University of Kansas; reprinted in Free Will, 2nd edition, G. Watson (ed.), Oxford: Oxford University Press, 2003, pp. 26–37.
Chisholm, R., 1966, “Freedom and Action”, in Freedom and Determinism, K. Lehrer (ed.), New York: Random House, pp. 11–44.
Clark, A. and J. Toribio, 1994, “Doing Without Representing?”, Synthese, 101(3): 401–431.
Clarke, R., 2003, Libertarian Accounts of Free Will, Oxford: Oxford University Press.
–––, 2010a, “Intentional Omissions”, Noûs, 44(1): 158–177.
–––, 2010b, “Skilled Activity and the Causal Theory of Action”, Philosophy and Phenomenological Research, 80(3): 523–550.
–––, 2014, Omissions: Agency, Metaphysics, and Responsibility, Oxford: Oxford University Press.
Custers, R. and H. Aarts, 2010, “The Unconscious Will: How the Pursuit of Goals Operates Outside of Conscious Awareness”, Science, 329(5987): 47–50.
D’Andrade, R., 1987, “A Folk Model of the Mind”, in Cultural Models in Language and Thought, D. Holland and N. Quinn (eds.), Cambridge: Cambridge University Press, pp. 112–148.
Dancy, J., 2000, Practical Reality, Oxford: Oxford University Press.
Danto, A.C., 1965, “Basic Actions”, American Philosophical Quarterly, 2(2): 141–8.
Davidson, D., 1963, “Actions, Reasons, and Causes”, reprinted in Davidson 1980: 3–20.
–––, 1970, “How Is Weakness of the Will Possible?”, reprinted in Davidson 1980: 21–42.
–––, 1971, “Agency”, reprinted in Davidson 1980: 43–61.
–––, 1973, “Freedom to Act”, reprinted in Davidson 1980: 63–81.
–––, 1974, “Psychology as Philosophy”, reprinted in Davidson 1980: 229–238.
–––, 1978, “Intending”, reprinted in Davidson 1980: 83–102.
–––, 1980, Essays on Actions and Events, Oxford: Clarendon Press.
–––, 1982, “Rational Animals”, Dialectica, 3(4): 317–327.
Dennett, D.C., 1987, The Intentional Stance, Cambridge, MA: MIT Press.
–––, 2008, “Some Observations on the Psychology of Thinking About Free Will”, in Are We Free?, Psychology and Free Will, J. Baer, J.C. Kaufman, and R.F. Baumeister (eds.), Oxford: Oxford University Press, pp. 248–259.
Doris, J.M., 2002, Lack of Character: Personality and Moral Behavior, Cambridge: Cambridge University Press.
Dretske, F., 1988, Explaining Behavior: Reasons in a World of Causes, Cambridge, MA: MIT Press.
Dreyfus, H.L., 1991, “Being-in-the-World: A Commentary on Heidegger’s Being and Time, Division I”, Cambridge, MA: MIT Press.
–––, 2002, “Intelligence Without Representation—Merleau-Ponty’s Critique of Mental Representation”, Phenomenology and the Cognitive Sciences, 1(4): 367–383.
Emirbayer, M. and A. Mische, 1998, “What Is Agency?”, American Journal of Sociology, 103(4): 962–1023.
Enç, B., 2003, How We Act: Causes, Reasons, and Intentions, Oxford: Oxford University Press.
Evans, J. St. B.T., 2008, “Dual-Processing Accounts of Reasoning, Judgment, and Social Cognition”, Annual Review of Psychology, 59: 255–278.
Fishbein, M. and I. Ajzen, 1975, Belief, Attitude, Intention and Behavior: An Introduction to Theory and Research. Reading, MA: Addison Wesley.
Flanagan, O., 1992, Consciousness Reconsidered, Cambridge, MA: MIT Press.
Frankfurt, H., 1971, “Freedom of the Will and the Concept of a Person”, Journal of Philosophy, 68(1): 5–20.
–––, 1978, “The Problem of Action”, American Philosophical Quarterly, 15(2): 157–62.
Franklin, C.E., 2017, “Bratman on Identity Over Time and Identification at a Time”, Philosophical Explorations, 20(1): 1–14.
Fried, I., R. Mukamel, and G. Kreiman, 2011, “Internally Generated Preactivation of Single Neurons in Human Medial Frontal Cortex Predicts Volition”, Neuron, 69(3): 548–562.
Frith, C.D., S. Blakemore, and D.M. Wolpert, 2000, “Abnormalities in the Awareness and Control of Action”, Philosophical Transactions of the Royal Society of London B, 355(1404): 1771–1788.
Gallagher, S., 2007, “The Natural Philosophy of Agency”, Philosophy Compass, 2(2): 347–357.
Ginet, C., 1990, On Action, Cambridge: Cambridge University Press.
Goldman, A., 1970, A Theory of Human Action, Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall.
Gollwitzer, P.M., 1993, “Goal Achievement: The Role of Intentions”, European Review of Social Psychology, 4(1): 141–185.
Haggard, P., 2005, “Conscious Intention and Motor Cognition”, Trends in Cognitive Sciences, 9(6): 290–295.
Hampshire, S., 1959, Thought and Action, London: Chatto and Windus.
Harman, G., 1976, “Practical Reasoning”, Review of Metaphysics, 79: 431–63; reprinted in The Philosophy of Action, A. Mele (ed.), Oxford: Oxford University Press, 1997, pp. 149–177.
–––, 1999, “Moral Philosophy Meets Social Psychology: Virtue Ethics and the Fundamental Attribution Error”, Proceedings of the Aristotelian Society, 99: 315–331.
Harris C.R., N. Coburn, D. Rohrer, and H. Pashler, 2013, “Two Failures to Replicate High-Performance-Goal Priming Effects”, PLoS ONE, 8(8): e72467.
Heckhausen, H., 1991, Motivation and Action, Berlin: Springer-Verlag.
Heider, F. and M. Simmel, 1944, “An Experimental Study of Apparent Behavior”, American Journal of Psychology, 57: 243–259.
Hieronymi, P., 2009, “Two Kinds of Agency”, in Mental Actions, L. O’Brien and M. Soteriou, (eds.), Oxford: Oxford University Press, pp. 138–62.
Hornsby, J., 2004, “Agency and Actions”, in Agency and Action, H. Steward and J. Hyman (eds.), Cambridge University Press, pp. 1–23.
Hutto, D. and E. Myin, 2014, “Neural Representations Not Needed: No More Pleas, Please”, Phenomenology and the Cognitive Sciences, 13(2): 241–256.
Keller, I. and H. Heckhausen, 1990, “Readiness Potentials Preceding Spontaneous Motor Acts: Voluntary vs. Involuntary Control”, Electroencephalography & Clinical Neurophysiology, 76(4): 351–361.
Kenny, A., 1963, Action, Emotion, and Will, London: Routledge & Kegan Paul.
Keren, G. and Y. Schul, 2009, “Two Is Not Always Better than One: A Critical Evaluation of Two System Theories”, Perspectives on Psychological Science, 4(6): 533–550.
Kim, J., 1976, “Events as Property Exemplifications”, in M. Brand and D. Walton (eds.), Action Theory, Dordrecht: Reidel, pp. 159–177; reprinted in Supervenience and Mind: Selected Philosophical Essays, Cambridge: Cambridge University Press, 1993, pp. 33–52.
Korsgaard, C.M., 1996, The Sources of Normativity, Cambridge: Cambridge University Press.
Lavin, D., 2013, “Must There Be Basic Action?”, Noûs, 47(2): 273–301.
Levy, N., 2011, “Resisting ‘Weakness of the Will’”, Philosophy and Phenomenological Research, 82(1): 134–155.
–––, 2014, Consciousness and Moral Responsibility, Oxford: Oxford University Press.
Libet, B., 1985, “Unconscious Cerebral Initiative and the Role of Conscious Will in Voluntary Action”, Behavioral and Brain Sciences, 8(4): 529–566.
–––, 1999, “Do We Have Free Will?”, Journal of Consciousness Studies, 6(8–9): 47–57.
Locke, E.A. and G.P. Latham, 1990, A Theory of Goal Setting and Task Performance, Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall.
Lowe, E.J., 2008, Personal Agency: The Metaphysics of Mind and Action, Oxford: Oxford University Press.
Malle, B.F., 2004, How the Mind Explains Behavior: Folk Explanations, Meaning, and Social Interaction, Cambridge, MA: MIT Press.
McCann, H.J., 1998, The Works of Agency: On Human Action, Will, and Freedom, Ithaca: Cornell University Press.
Melden, A.I., 1961, Free Action, London: Routledge and Kegan Paul.
Mele, A.R., 1992, Springs of Action: Understanding Intentional Behavior, Oxford: Oxford University Press.
–––, 1995, Autonomous Agents: From Self-Control to Autonomy, Oxford: Oxford University Press.
–––, 1997, “Agency and Mental Action”, Philosophical Perspectives, 11: 231–249.
–––, 2003, Motivation and Agency, Oxford: Oxford University Press.
–––, 2009a, Effective Intentions: The Power of Conscious Will, Oxford: Oxford University Press.
–––, 2009b, “Mental Action: A Case Study”, in Mental Actions, L. O’Brien and M. Soteriou, (eds.), Oxford: Oxford University Press, pp. 17–37.
–––, 2012, “Intentional, Unintentional, or Neither? Middle Ground in Theory and Practice”, American Philosophical Quarterly, 49(4): 369–379.
–––, 2013, “Actions, Explanations, and Causes”, in Reasons and Causes: Causalism and Anti-Causalism in the Philosophy of Action, G. D’Oro and C. Sandis (eds.), Palgrave Macmillan, pp. 160–174.
Mele, A. R and P.K. Moser, 1994, “Intentional Action”, Noûs, 28(1): 39–68.
Nagel, T., 1986, The View from Nowhere, Oxford: Oxford University Press.
Nahmias, E., 2002, “When Consciousness Matters: A Critical Review of Daniel Wegner’s ‘The Illusion of Conscious Will’”, Philosophical Psychology, 15(4): 527–541.
Nelkin, D.K., 2000, “Two Standpoints and the Belief in Freedom”, Journal of Philosophy, 97(10): 564–76.
–––, 2005, “Freedom, Responsibility and the Challenge of Situationism”, Midwest Studies in Philosophy, 29(1): 181–206.
Nisbett, R.E. and T.D. Wilson, 1977, “Telling More than We Can Know: Verbal Reports on Mental Processes”, Psychological Review, 84(3): 231–259.
O’Connor, T., 2000, Persons and Causes: The Metaphysics of Free Will, Oxford: Oxford University Press.
Osman, M., 2004, “An Evaluation of Dual-Process Theories of Reasoning”, Psychonomic Bulletin & Review, 11(6): 988–1010.
Pacherie, E., 2008, “The Phenomenology of Action: A Conceptual Framework”, Cognition, 107(1): 179–217.
Peacocke, C., 1979, Holistic Explanation: Action, Space, Interpretation, Oxford: Clarendon Press.
Rey, G., 2002, “Problems with Dreyfus’ Dialectic”, Phenomenology and the Cognitive Sciences, 1(4): 403–408.
Roskies, A.L., 2011, “Why Libet’s Studies Don’t Pose a Threat to Free Will”, in Conscious Will and Responsibility: A Tribute to Benjamin Libet, L. Nadel and W. Sinnott-Armstrong (eds.), Oxford: Oxford University Press, pp. 11–22.
Ross, L. and R.E. Nisbett, 1991, The Person and the Situation, Philadelphia: Temple University Press.
Ryle, G., 1949, The Concept of Mind, Chicago: The University of Chicago Press.
Sartorio, C., 2009, “Omissions and Causalism”, Noûs, 43(3): 513–530.
Scanlon, T.M., 1998, What We Owe to Each Other, Cambridge, MA: Harvard University Press.
Schlosser, M.E., 2007, “Basic Deviance Reconsidered”, Analysis, 67(3): 186–194.
–––, 2010, “Agency, Ownership, and the Standard Theory”, in New Waves in Philosophy of Action, J. Aguilar, A. Buckareff, and K. Frankish (eds.), Basingstoke: Palgrave Macmillan, pp. 13–31.
–––, 2011, “The Metaphysics of Rule-Following”, Philosophical Studies, 155(3): 345–369.
–––, 2012a, “Causally Efficacious Intentions and the Sense of Agency: In Defense of Real Mental Causation”, Journal of Theoretical and Philosophical Psychology, 32(3): 135–160.
–––, 2012b, “Free Will and the Unconscious Precursors of Choice”, Philosophical Psychology, 25(3): 365–384.
–––, 2013, “Conscious Will, Reason-Responsiveness, and Moral Responsibility”, Journal of Ethics, 17(3): 205–232.
–––, 2014, “The Neuroscientific Study of Free Will: A Diagnosis of the Controversy”, Synthese, 191(2): 245–262.
–––, 2018, “Embodied Cognition and Temporally Extended Agency”, Synthese, 195(5): 2089–2112.
–––, 2019, “Dual-System Theory and the Role of Consciousness in Intentional Action”, in B. Feltz, M. Missal & A. Sims (eds.), Free Will, Causality and Neuroscience, Brill Editions.
Schurger, A., J.D. Sitta, and S. Dehaene, 2012, “An Accumulator Model for Spontaneous Neural Activity Prior to Self-Initiated Movement”, Proceedings of the National Academy of Sciences, 109(42): E2904–E2913.
Searle, J.R., 1983, Intentionality: An Essay in the Philosophy of Mind, Cambridge: Cambridge University Press.
Sehon, S., 2005, Teleological Realism: Mind, Agency, and Explanation, Cambridge, MA: MIT Press.
Setiya, K., 2007, Reasons Without Rationalism, Princeton: Princeton University Press.
Shanks, D.R., B.R. Newell, E.H. Lee, D. Balakrishnan, L. Ekelund, Z. Cenac, F. Kavvadia, and C. Moore, 2013, “Priming Intelligent Behavior: An Elusive Phenomenon”, PLoS ONE, 8(4): e56515.
Shepherd, J., 2015, “Deciding as Intentional Action: Control over Decisions”, Australasian Journal of Philosophy, 93(2): 335–351.
–––, 2017, “The Experience of Acting and the Structure of Consciousness”, Journal of Philosophy, 114(8): 422–448.
Silberstein, M. and A. Chemero, 2011, “Dynamics, Agency and Intentional Action”, Humana Mente, 15: 1–19.
Sims, A., 2019, “The Essence of Agency is Discovered, Not Defined: A Minimal Mindreading Argument”, Philosophical Studies, 176 (8): 2011–2028.
Sloman, S.A., 1996, “The Empirical Case for Two Systems of Reasoning”, Psychological Bulletin, 119(1): 3–22.
Soon, C.S., M. Brass, H.J. Heinze, and J.D. Haynes, 2008, “Unconscious Determinants of Free Decisions in the Human Brain”, Nature Neuroscience, 11(5): 543–545.
Sreenivasan, G., 2002, “Errors About Errors: Virtue Theory and Trait Attribution”, Mind, 111(441): 47–68.
Sterelny, K., 2001, The Evolution of Agency and Other Essays, Cambridge: Cambridge University Press.
Steward, H., 2013, “Processes, Continuants and Individuals”, Mind, 122(487): 781–812.
Strawson, G.J., 2003, “Mental Ballistics: The Involuntariness of Spontaneity”, Proceedings of the Aristotelian Society, 103(1): 227–256.
Synofzik, M., G. Vosgerau, and A. Newen, 2008, “Beyond the Comparator Model: A Multifactorial Two-Step Account of Agency”, Consciousness and Cognition, 17(1): 219–239.
Taylor, C., 1977, “What Is Human Agency?”, in The Self: Psychological and Philosophical Issues, T. Mischel (ed.), Oxford: Blackwell, pp. 103–135.
Taylor, R., 1966, Action and Purpose, Englewood Cliffs: Prentice-Hall.
Thalberg, I., 1977, Perception, Emotion, and Action, New Haven: Yale University Press.
Thompson, M., 2008, Life and Action, Cambridge, MA: Harvard University Press.
Varela, F.G., H.R. Maturana, and R. Uribe, 1974, “Autopoiesis: The Organization of Living Systems, Its Characterization and a Model”, Biosystems, 5(4): 187–196.
Vargas, M., 2013, “Situationism and Moral Responsibility: Free Will in Fragments”, in Decomposing the Will, A. Clark, J. Kiverstein, and T. Vierkant (eds.), Oxford: Oxford University Press, pp. 325–350.
Velleman, D., 1992, “What Happens When Someone Acts?”, Mind, 101(403): 461–481.
Vitz, R., 2019, “Doxastic Voluntarism”, The Internet Encyclopedia of Philosophy, ISSN 2161-0002, https://www.iep.utm.edu/, retrieved on 14 October 2019.
Waller, R.R., 2012, “Beyond Button Presses”, The Monist, 95(3): 441–462.
Watson, G., 1975, “Free Agency”, Journal of Philosophy, 72(8): 205–20
Wegner, D.M., 2002, The Illusion of Conscious Will, Cambridge, MA: MIT Press.
Wegner, D.M. and T.P. Wheatley, 1999, “Apparent Mental Causation: Sources of the Experience of Will”, American Psychologist, 54(7): 480–92.
Westlund, A., 2009, “Rethinking Relational Autonomy”, Hypatia, 24(4): 26–49.
White, P.A., 1988, “Knowing More about What We Can Tell: ‘Introspective Access’ and Causal Report Accuracy 10 Years Later”, British Journal of Psychology, 79(1): 13–45.
Wolpert, D.M. and M. Kawato, 1998, “Multiple Paired Forward and Inverse Models for Motor Control”, Neural Networks, 11: 1317–1329.
Wu, W., 2011, “Confronting Many-Many Problems: Attention and Agentive Control”, Noûs, 45(1): 50–76.
–––, 2016, “Experts and Deviants: The Story of Agentive Control”, Philosophy and Phenomenological Research, 92(2): 101–26.
Zhu, J., 2003, “Reclaiming Volition: An Alternative Interpretation of Libet’s Experiment”, Journal of Consciousness Studies, 10(11): 61–77.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét