Người dịch: Hà Hữu Nga
Như đã được ấn định, mục đích của nghiên cứu này là để theo dõi chi tiết một quá trình thay đổi cơ bản trong cấu trúc của một hệ thống lý thuyết duy nhất trong các khoa học xã hội. Nội dung còn lại của Phần I sẽ được dành cho việc phác họa các đặc điểm cơ bản của hệ thống, theo đó, sẽ là hợp thức khi nói về tính liên tục của nó trong suốt quá trình, bằng cách phác họa cấu trúc logic của phiên bản ban đầu hoặc nhóm phiên bản liên quan mà quá trình này bắt đầu, và cuối cùng, bằng cách phác họa lịch sử của hệ thống trong tư tưởng xã hội Tây Âu cho đến việc phân tích chuyên sâu về nó sẽ bắt đầu trong Phần 11.
Để thuận tiện cho việc tham chiếu, sơ đồ khái niệm
này sẽ được gọi là lý thuyết hành động. Tính liên tục được đề cập ở trên bao gồm việc
duy trì, trong toàn bộ quá trình phát triển, một mô thức khái niệm cơ bản,
tuy nhiên phần lớn việc sử dụng và sắp
xếp có thể thay đổi theo các giai đoạn khác nhau của quy trình, được duy trì bằng một số yếu tố
thiết yếu không hề thay đổi.
Đơn vị hệ thống hành động
Ở Chương I, chúng ta đã tập trung vào một thực tế là trong quá trình xây dựng khái niệm khoa học, các hiện tượng cụ thể được chia thành các đơn vị hoặc các bộ phận. Nét nổi bật đầu tiên của sơ đồ khái niệm sẽ được xử lý nằm trong đặc trưng của các đơn vị mà nó sử dụng để tạo ra sự phân chia này. Đơn vị cơ bản có thể được gọi là “đơn vị hành động”. Giống như các đơn vị của một hệ cơ học theo nghĩa cổ điển, các hạt, chỉ có thể được định nghĩa theo các thuộc tính, khối lượng, vận tốc, vị trí trong không gian, hướng chuyển động, v.v., vì vậy các đơn vị của hệ thống hành động cũng có một số thuộc tính cơ bản nhất định mà không có nó thì không thể coi đơn vị đó là “hiện tồn”. Do đó, để tiếp tục ngoại suy, thì quan niệm về một đơn vị vật chất có khối lượng nhưng không thể định vị được trong không gian, về phương diện cơ học cổ điển, là vô nghĩa. Cần lưu ý rằng, ý nghĩa của đơn vị hành động được nói đến ở đây, như một thực thể tồn tại, chứ không phải là tính không gian cụ thể hoặc tồn tại riêng biệt, mà là khả năng nhận thức như một đơn vị trong khuôn khổ của một khung tham chiếu. Phải có một số lượng tối thiểu các thuật ngữ mô tả được áp dụng cho nó, một số lượng tối thiểu các sự kiện có thể xác định được về nó, trước khi có thể nói về bất cứ điều gì với tư cách một đơn vị trong một hệ thống.
Vậy
thì theo nghĩa này, một “hành động” về
phương diện logic liên quan đến các
vấn đề sau: (1) Nó ngụ ý một “tác nhân”, một “kẻ hành động”. (2) Hành động phải có “mục đích”, một trạng thái tương
lai của các sự việc mà quá trình hành
động được định hướng [1]. (3) Nó phải được bắt đầu trong một “tình huống” trong đó các xu
hướng phát triển khác biệt ở một hoặc
nhiều khía cạnh quan trọng so
với trạng thái của các
sự việc mà hành động được
định hướng, đó là mục
đích. Tình huống này lần lượt có thể phân tích thành hai loại yếu tố: những yếu
tố mà tác nhân không kiểm soát
được, đó là điều anh ta không thể thay đổi, hoặc ngăn chặn khỏi tình trạng thay đổi, phù hợp
với mục đích của anh ta, và
những yếu tố mà anh ta kiểm
soát được. [2] Những yếu tố đầu có thể được gọi
là các “điều kiện” của hành động, các yếu tố sau có thể gọi là các “phương tiện”. Cuối cùng (4) cái vốn có trong quan
niệm về đơn vị này,
trong các ứng dụng mang
tính phân tích của nó, chính
là một phương thức quan hệ nhất định
giữa các yếu tố này. Đó là, trong việc lựa chọn phương tiện thay thế để đạt được mục đích, trong chừng mực
tình huống cho phép các phương án thay thế, có một “định hướng [3] định chuẩn” (normative
orientation) của hành động. Trong phạm vi kiểm soát của tác nhân, nói
chung, các phương tiện được sử dụng không thể coi là được chọn ngẫu
nhiên hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào các điều kiện hành động, mà theo một nghĩa nào đó, phải chịu ảnh hưởng của một nhân tố lựa chọn độc lập,
xác định, một tri thức cần thiết
cho sự hiểu biết về quá trình hành động cụ thể. Điều thiết yếu cho khái niệm
hành động là cần có một định hướng định
chuẩn, mà không phải là bất
kỳ loại cụ thể nào. Như chúng
ta sẽ thấy, sự phân biệt của các phương
thức định hướng định
chuẩn khác nhau có thể là một trong những câu hỏi quan trọng nhất mà nghiên
cứu này sẽ phải đối mặt. Nhưng trước khi đi vào định nghĩa về bất kỳ phương thức nào trong số đó, thì
cần phải nêu ra một vài hàm ý chính của lược đồ khái niệm cơ
bản.
Hàm ý quan trọng đầu
tiên là một hành động luôn luôn là một quá trình trong thời gian. Phạm trù thời gian là cơ
bản đối với lược đồ. Khái niệm mục đích luôn bao hàm một
tham chiếu tương lai, vào một trạng thái
chưa tồn tại và sẽ không tồn tại nếu tác nhân không làm gì đó
hoặc nếu đã tồn tại, nhưng
lại không duy trì sự
không thay đổi. [4] Quá trình này, chủ yếu được nhìn nhận trong khuôn khổ mối quan hệ của
nó với các mục đích, được gọi theo những cách khác nhau là “đạt được”, “thực hiện được” và “thành tích”. Thứ hai, thực tế là một phạm vi lựa chọn mở
ra cho tác nhân có tham chiếu cả
các mục đích lẫn phương tiện, kết
hợp với khái niệm định hướng định
chuẩn của hành động, hàm ý khả năng
"lỗi", của việc không đạt được các mục đích hoặc lựa chọn “đúng” các phương tiện. Các
ý nghĩa khác nhau của lỗi và các nhân tố khác nhau có
thể được quy cho, sẽ tạo thành một
trong những chủ đề chính cần
phải được thảo luận.
Thứ ba, khung tham chiếu của lược đồ là chủ quan theo một nghĩa cụ thể. Đó là, nó liên quan đến các hiện tượng, các sự vật và sự kiện khi chúng xuất hiện từ quan điểm của tác nhân có hành động đang được phân tích và xem xét. Tất nhiên các hiện tượng của “thế giới ngoại tại” đóng một phần quan trọng trong việc ảnh hưởng của hành động. Nhưng trong chừng mực chúng có thể được sử dụng bởi lược đồ lý thuyết đặc biệt này, chúng có thể phải quy giản thành các thuật ngữ mang tính chủ quan theo nghĩa đặc biệt này. Sự kiện này có tầm quan trọng chính yếu trong việc hiểu một số đặc thù của các cấu trúc lý thuyết đang được xem xét ở đây. Chính sự kiện đó cho thấy một sự phức tạp hơn phải luôn luôn được ghi nhớ. Có thể nói rằng toàn bộ khoa học thực nghiệm đều quan tâm đến sự hiểu biết về các hiện tượng của thế giới ngoại tại. Vậy là, các sự kiện của hành động, đối với các nhà khoa học nghiên cứu chúng, chính là các sự kiện về thế giới ngoại tại, theo nghĩa này, là các sự kiện khách quan. Có nghĩa là, tham chiếu mang tính biểu tượng của các mệnh đề mà nhà khoa học gọi là các sự kiện là tham chiếu các hiện tượng “ngoại tại”[5] đối với nhà khoa học, chứ không phải là với những gì có trong tâm trí ông ta. Nhưng trong trường hợp cụ thể này, không giống như các khoa học vật lý, các hiện tượng được nghiên cứu có một khía cạnh chủ quan liên quan về phương diện khoa học. Đó là, trong khi nhà khoa học xã hội không quan tâm đến việc nghiên cứu những suy nghĩ của chính ông ta, thì ông ta lại rất quan tâm đến suy nghĩ của những người mà ông ta nghiên cứu về hành động của họ. Điều này đòi hỏi phải phân biệt các quan điểm khách quan và chủ quan. Sự khác biệt và mối quan hệ của hai người với nhau có tầm quan trọng rất lớn. Bởi “khách quan” trong bối cảnh này sẽ luôn có nghĩa là “từ quan điểm của người quan sát khoa học về hành động” và “chủ quan”, là “từ quan điểm của tác nhân.”
Vẫn còn một hậu quả nữa xuất phát từ “tính chủ quan” của các phạm trù của lý thuyết hành động. Khi một nhà sinh vật học hoặc một nhà tâm lý học hành vi nghiên cứu một con người, nó giống như một sinh vật, một đơn vị riêng biệt có thể phân biệt về phương diện không gian trên thế giới này. Đơn vị tham chiếu mà chúng ta đang xem là tác nhân lại không phải là sinh vật này mà là một “ego” hoặc “bản thân”. Tầm quan trọng chính của việc xem xét này là cơ thể của tác nhân tạo thành, đối với ông ta, hệt như một phần của tình huống hành động cũng hình thành nên “môi trường ngoại tại”. Trong số các điều kiện mà hành động của ông ta có liên quan thì có những điều kiện liên quan đến cơ thể của ông ta, trong khi trong số những phương tiện quan trọng nhất mà ông ta có lại chính là các “sức mạnh” của cơ thể ông ta, và dĩ nhiên, là các sức mạnh cảu “tâm trí” ông ta. Sự phân biệt mang tính phân tích giữa tác nhân và tình huống hoàn toàn chắc chắn không thể được xác định bằng việc phân biệt giữa sinh vật và môi trường trong các khoa học sinh học. Đó không phải là vấn đề về những khác biệt của “những thứ” cụ thể, vì sinh vật là một đơn vị thực. [6] Đây là một vấn đề của việc phân tích mà các phạm trù của hệ thống lý thuyết hữu ích về phương diện kinh nghiệm đòi hỏi.
Hàm ý thứ tư của lược
đồ hành động cần phải được chú ý. Chắc chắn tình huống hành động bao gồm
các phần được gọi theo nghĩa thông thường là môi trường vật lý và cơ thể sinh học – để chỉ còn đề cập đến hai điểm.
Với sự chắc chắn như nhau, các yếu tố này của tình huống
hành động có khả năng phân tích về phương
diện khoa học vật lý và sinh học, và các hiện tượng được đặt thành vấn đề có thể phân tích
theo các đơn vị được sử dụng trong các khoa học này. Do đó, với chân lý hoàn hảo, một cầu
có thể được cho là bao gồm các nguyên tử sắt, một lượng nhỏ carbon, v.v., và
các electron, proton, neutron cấu thành của chúng và những thứ tương tự. Vậy thì, người nghiên cứu về hành động phải trở thành một nhà
vật lý, nhà hóa học, nhà sinh học để hiểu được chủ đề của mình sao? Theo một nghĩa
nào đó thì điều này là đúng, nhưng vì mục đích của lý thuyết hành động, không cần
thiết hoặc không muốn thực hiện các phân tích như vậy chừng nào khoa học nói
chung còn có khả năng thực
hiện. Một giới hạn được đặt ra
theo khung tham chiếu mà nhà
nghiên cứu hành động đang tiến hành...Đó là, anh ta quan tâm đến các hiện tượng với
khía cạnh không thể quy
giản vào khuôn khổ hành động chỉ
khi chúng tiếp cận với lược đồ hành động theo cách có liên quan - trong vai trò của các điều kiện hoặc phương
tiện. Miễn là các thuộc tính quan trọng của chúng trong bối cảnh
này, có thể được xác định chính xác, thì các thuộc tính này có thể được lấy
làm dữ liệu mà không cần phân tích thêm. Trên hết, các nguyên tử, điện tử hoặc
tế bào không được coi là các
đơn vị cho các
mục đích của lý thuyết hành động. Việc phân tích đơn vị của
bất kỳ hiện tượng nào mà
ở đó nó vượt qua cái điểm tạo thành một
phương tiện hoặc điều kiện hành động tích hợp dẫn đến các khuôn khổ của một lược đồ lý thuyết
khác. Đối với mục đích của lý thuyết hành động, đơn vị cụ thể nhỏ nhất có thể hình dung là đơn vị hành động, và trong khi nó lần lượt có thể phân tích thành
các yếu tố có thể tham chiếu đã được
thực hiện – là mục
đích, phương tiện,
các điều kiện và các tiêu
chí hướng dẫn –
thì việc phân tích thêm về các hiện tượng trong
đó các yếu tố này lần lượt
là các khía cạnh –
thì đơn vị đó chỉ liên quan đến lý thuyết hành động chừng nào các đơn vị này đạt tới mức có thể được coi là các yếu tố cấu thành như vậy
của một đơn vị hành động hoặc một
hệ thống của chúng.
Một điểm chung nữa
về vị thế của lược đồ khái niệm này
phải được đề cập trước khi tiếp tục sử dụng nó một
cách cụ thể hơn sẽ được quan tâm ở đây. Nó có thể được sử dụng ở hai cấp độ khác
nhau, có thể được ký hiệu là cấp
độ “cụ thể” và cấp độ “phân tích”. Ở cấp độ cụ thể theo từng đơn vị hành động có
nghĩa là một hành động cụ thể, thực sự và theo “các yếu tố” của nó có nghĩa là các thực thể cụ thể tạo
nên nó. Do đó, theo
mục đích cụ thể có nghĩa là
tổng trạng thái dự báo của các sự việc trong tương lai, chừng nào nó vẫn liên quan đến
khung tham chiếu hành động. Ví dụ, một sinh viên có thể có tổng
trạng thái dự báo của các sự việc trong
tương lai khi mục
đích trực tiếp của anh ta là viết một bài luận về một chủ đề nhất
định. Mặc dù khi bắt đầu quá trình hành động, anh ta sẽ không thể hình dung chi tiết nội dung
của nó (điều này đúng với nhiều mục
đích cụ thể), anh ta sẽ có một ý
tưởng chung, dự báo về nó nói chung. Nội
dung chi tiết sẽ chỉ được thực hiện trong quá trình hành động. Nhưng sản phẩm
trực quan này, có lẽ được “trao tay”, lại
là mục đích cụ thể. Tương tự, phương tiện cụ thể là những thứ
trong tình huống mà anh ta có mức độ kiểm
soát đáng kể, chẳng hạn như những
cuốn sách mà anh ta có hoặc có trong thư viện, giấy, bút chì, máy chữ,…vv. Các điều kiện cụ
thể là những khía cạnh của tình huống mà anh ta không thể kiểm soát cho các mục
đích trước mắt, vì thực tế là anh ta bị giới hạn vào các cuốn sách có sẵn
trong thư viện đại học của mình,…v.v. Chức năng của
việc sử dụng lược đồ hành động cụ thể này chủ yếu mang tính mô tả. Các sự kiện có thể có ý nghĩa
quan trọng đối với nhà khoa học sử dụng nó chừng nào chúng có thể áp
dụng cho các thực thể có vị trí trong lược đồ, có thể áp dụng
cho “mục đích” hoặc các yếu tố định chuẩn khác, cho “phương tiện” hoặc các “điều kiện” của các hành động hoặc các hệ thống hành động.
Nhưng, trong bối cảnh này, nó chỉ được
sử dụng để sắp xếp dữ liệu theo một thứ tự nhất định, không để
chúng phụ thuộc vào việc phân tích cần
thiết cho việc diễn giải của họ.
Đối với mục đích giải thích, thêm một bước trừu tượng hóa nữa nhìn chung là cần thiết. Nó bao gồm việc khái quát hóa lược đồ khái niệm để đưa ra các mối quan hệ chức năng liên quan đến các sự kiện đã được mô tả. Sự thay đổi có lẽ có thể thấy rõ nhất bằng cách xem xét về một trong những chức năng chính của lược đồ phân tích trái ngược với lược đồ mô tả cụ thể trong bối cảnh này phải là phân biệt vai trò của các yếu tố hoạt động định chuẩn [7] với các yếu tố hoạt động phi định chuẩn. Vấn đề được minh họa rõ ràng bởi những khó khăn gặp phải liên quan đến khái niệm “mục đích”. Như đã định nghĩa, một mục đích là một trạng thái tương lai dự báo cụ thể của các sự việc. Nhưng một điều khá rõ ràng là không phải tổng thể trạng thái sự việc này mà chỉ có một số khía cạnh hoặc đặc điểm nhất định của nó có thể được quy cho các yếu tố định chuẩn, do đó, quy cho môi trường của tác nhân chứ không phải là cho các đặc điểm của tình huống mà anh ta hành động. Do đó, như ví dụ đã đưa ra ở trước, trong quá trình hành động dẫn đến việc viết một bài luận cho một khóa học, các khía cạnh khác nhau của mục đích cụ thể không thể được quy vào tác động của người sinh viên, chẳng hạn như sự kiện có sẵn sách trong thư viện và các điều kiện khác liên quan đến hành động. Vậy là mục đích, theo nghĩa phân tích phải được định nghĩa là sự khác biệt giữa trạng thái tương lai dự đoán của sự việc và trạng thái có thể được dự đoán sẽ nảy sinh từ tình huống ban đầu mà không có tác động của tác nhân đã can thiệp. Tương ứng như vậy, theo nghĩa phân tích, phương tiện sẽ không thuộc về những thứ cụ thể được “sử dụng” trong quá trình hành động, mà chỉ thuộc về những yếu tố và khía cạnh của chúng, là những thứ có khả năng và trong chừng mực chúng có khả năng kiểm soát[8] bởi tác nhân trong việc theo đuổi mục đích của mình. [9]
Khía cạnh thứ hai rất quan trọng của sự phân biệt giữa cụ thể và sử dụng phân tích của sơ đồ hành động là như sau. Các lược đồ sinh học phổ biến của sinh vật và môi trường đã được đề cập. Mặc dù lược đồ hành động cụ thể không thể được xác định với điều này, nhưng ở một số khía cạnh nhất định lại rất gần với nó. Đó là, một tác nhân cụ thể được quan niệm là đang hành động nhằm theo đuổi các mục đích cụ thể, trong một tình huống cụ thể nào đó. Nhưng một tình huống logic mới phát sinh khi ta nỗ lực thực hiện để khái quát hóa về tổng các hệ thống hành động trong khuôn khổ tương quan chức năng của các sự kiện về chúng đã được ấn định. Vấn đề phân biệt vai trò của các yếu tố định chuẩn và phi định chuẩn có thể một lần nữa lại được lấy làm ví dụ. Từ quan điểm của một tác nhân cụ thể trong một tình huống cụ thể, các hiệu ứng, cả hiện tại và được dự đoán, về các hành động của những tác nhân khác thuộc về tình huống, và do đó có thể liên quan đến hành động của cá nhân liên quan về vai trò của các phương tiện và các điều kiện. Nhưng khi ước định vai trò của các yếu tố định chuẩn trong toàn bộ hệ thống hành động mà tác nhân đặc biệt này tạo thành một đơn vị, thì rõ ràng sẽ là bất hợp thức khi đưa các yếu tố này vào tình huống cho toàn bộ hệ thống. Đối với một tác nhân, vì những cái là các phương tiện và điều kiện phi định chuẩn thì có thể được giải thích một phần, tối thiểu chỉ trong khuôn khổ các yếu tố định chuẩn của hành động của những tác nhân khác trong hệ thống. Vấn đề về mối quan hệ giữa việc phân tích hành động của một tác nhân cụ thể trong một môi trường phần nào là xã hội cụ thể, và vấn đề của một hệ thống hành động tổng thể bao gồm một số lượng lớn các tác nhân sẽ có tầm quan trọng chính yếu trong các thảo luận ở phần sau. Chẳng hạn, nó tạo thành một trong những vấn đề cốt lõi cho việc nhận thức về sự phát triển của hệ thống lý thuyết của Durkheim.
______________________________
Nguồn:
Parsons, Talcott (1949). The Structure of
Social Action – A Study in Social Theory with Special Reference to a Group of
Recent European Writers. Harvard University, The Free Press Glencoe,
Illinois 1949, pp. 43-51; (Chapter II, Action
Theory).
Tác giả: Talcott Parsons
(1902 - 1979) là một nhà xã hội học người Mỹ theo truyền thống cổ điển,
nổi tiếng với lý thuyết hành động xã hội và chức năng luận cấu trúc. Parsons
được coi là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong xã hội học thế kỷ
20. Sau khi lấy bằng tiến sĩ kinh tế, ông trở thành giảng viên tại
Đại học Harvard từ năm 1927 đến 1929. Năm 1930, ông là một trong những giáo sư
đầu tiên của khoa xã hội học mới. Dựa trên dữ liệu thực
nghiệm, lý thuyết hành động xã hội của Parsons là lý thuyết bao quát, mang tính hệ thống và khái
quát đầu tiên về các hệ thống xã hội được phát triển ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Một
số đóng góp lớn nhất của Parsons cho xã hội học trong thế giới nói tiếng Anh là các bản dịch tác
phẩm của Max Weber và các phân tích của ông về các tác phẩm của Weber, Émile
Durkheim và Vilfredo Pareto. Các
công trình của
họ ảnh hưởng lớn đến quan điểm của Parsons và là nền tảng cho lý thuyết hành
động xã hội của ông. Parsons xem hành động tự nguyện thông qua lăng kính của
các giá trị văn hóa và cấu trúc xã hội ràng buộc các lựa chọn và cuối cùng xác
định tất cả các hành động xã hội, trái ngược với các hành động được xác định
dựa trên các quá trình tâm lý nội tại. Mặc dù Parsons thường
được coi là một nhà chức năng luận
cấu trúc, nhưng
cho đến khi kết thúc sự nghiệp
của mình, năm 1975, ông đã công
bố một bài viết tuyên bố rằng “chức năng” và “nhà chức năng luận cấu trúc” là những cách
không phù hợp để mô tả đặc trưng lý
thuyết của ông. Từ những năm 1970, một thế hệ các nhà xã hội học mới đã chỉ
trích các lý thuyết của Parsons là bảo thủ về phương diện xã hội và lối viết của ông là phức
tạp không cần thiết. Các khóa học xã hội học đã ít chú trọng đến các lý thuyết
của ông mà nhắm vào đỉnh cao tính đại chúng của ông (từ những năm
1940 đến 1970). Tuy nhiên, gần đây đã hồi sinh trào lưu quan tâm đến các tư tưởng của ông.
Parsons là một người ủng hộ mạnh mẽ cho sự chuyên nghiệp hóa xã hội học và sự mở rộng của tính chuyên nghiệp đó trong học thuật Mỹ. Ông được bầu làm chủ tịch Hiệp hội Xã hội học Hoa Kỳ năm 1949 và làm
thư ký hiệp hội từ năm 1960 đến năm 1965.
Chú thích
1. Theo nghĩa này
và chỉ theo nghĩa này, thì lược đồ hành động
vốn mang tính mục đích luận.
2. Điều đặc biệt cần lưu ý là khung tham chiếu ở đây không phải thuộc về những thứ cụ thể trong tình huống. Tình huống cấu thành các điều kiện hành động trái ngược với các phương tiện trong chừng mức nó không chịu sự kiểm soát của tác nhân. Thực tế tất cả những sự việc cụ thể trong tình huống một phần là các điều kiện, một phần là các phương tiện. Do đó, theo cách hiểu thông thường, ô tô là phương tiện di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Nhưng người bình thường không thể làm ra một chiếc ô tô. Tuy nhiên, có mức độ và loại kiểm soát đối với các tính năng cơ học và hệ thống thuộc tính của chúng ta tiếp sức, thì anh ta vẫn có thể sử dụng nó để tự đưa mình từ Cambridge đến New York. Có ô tô và giả sử có cả những con đường, và khả năng cung cấp xăng dầu, v.v., thì anh ta có được một mức độ kiểm soát để chiếc ô tô sẽ đi đâu và khi nào thì đi, do đó mà anh ta sẽ tự thực hiện được các chuyến di chuyển. Theo nghĩa này, một chiếc ô tô tạo thành một phương tiện cho các mục đích phân tích của lý thuyết hành động.
3. Để biết rõ định nghĩa và thảo
luận ngắn về thuật ngữ định
chuẩn như được sử dụng trong nghiên cứu này, xem Ghi chú A ở cuối chương
này.
4. Trong khi các hiện tượng hành động vốn là tạm thời, nghĩa là liên quan đến các quá trình trong thời gian, thì chúng lại không có cùng tính chất đó về không gian. Điều đó có nghĩa là, các mối quan hệ trong không gian không liên quan đến các hệ thống hành động được xem xét mang tính phân tích. Vì các mục đích phân tích của lý thuyết này, các hành động không phải được định vị chủ yếu mà chỉ là thứ yếu trong không gian. Hoặc nói cách khác, các quan hệ không gian chỉ tạo thành các điều kiện, và chừng nào chúng vẫn có thể được kiểm soát, thì chúng vẫn là phương tiện hành động. Điều này mang lại một ý nghĩa trong đó lược đồ hành động - luôn luôn và nhất thiết phải mang tính trừu tượng. Vì vậy sẽ là an toàn để nói rằng không có hiện tượng thực nghiệm, thì không có sự vật hoặc sự kiện, được biết đến theo kinh nghiệm của con người, không phải là về khía cạnh vật lý theo nghĩa nó có khả năng định vị trong không gian. Chắc chắn không có “tự thân” mang tính kinh nghiệm mà không phải là “khía cạnh” hay “liên quan đến” một sinh vật sống. Do đó, các sự kiện hành động luôn luôn là các sự kiện cụ thể trong không gian, “những điều xảy đến”, các cơ thể vật lý hoặc liên quan đến chúng. Do đó, theo một nghĩa nào đó, không có hành động cụ thể nào mà phạm trù không gian không thể áp dụng được. Nhưng đồng thời, phạm trù đó không liên quan đến lý thuyết hành động, được coi là một hệ thống phân tích, tất nhiên ngụ ý rằng khía cạnh “hành động” của các hiện tượng cụ thể không bao giờ làm cạn kiệt các hiện tượng đó. Các sự kiện mà lý thuyết hành động là hiện thân không bao giờ là “toàn bộ các sự kiện” về các hiện tượng được bàn đến. Mặt khác, chắc chắn có nhiều hiện tượng cụ thể mà cho đến nay chúng là đối tượng của công cuộc nghiên cứu khoa học đã bị cạn kiệt bởi khía cạnh “vật lý”, không hoạt động, chẳng hạn như đá và các thiên thể. “Sự can dự” của hành động này vào thế giới vật chất rõ ràng phải được coi là một trong những điều tối quan trọng trong kinh nghiệm của chúng ta.
5. Về
phương diện tri thức luận, không phải là “ngoại tại” về phương diện không gian. Thế giới ngoại tại không phải là “bên ngoài” chủ thể nhận thức theo nghĩa không
gian. Quan hệ chủ thể
- đối tượng không
phải là quan hệ trong không gian.
6. Nhưng không có
một thực thể hoàn toàn cụ thể hơn một tác nhân. Nó chỉ bao gồm
những sự kiện về thực thể này là cái có liên quan đến
khung tham chiếu “sinh học”.
7. Định chuẩn ở đây có nghĩa là một yếu tố mục đích luận chỉ theo quan điểm
của tác nhân. Nó không có ý
nghĩa đạo đức đối
với người quan sát. Xem Ghi
chú A, tr. 74.
8. Hoặc là thay đổi hoặc ngăn chặn có chủ ý sự thay đổi sẽ xảy ra.
9. Một trường hợp
cụ thể của sự phân biệt chung này có tầm quan trọng đáng kể. Người ta đã lưu ý
rằng tác nhân là một ego hoặc một tự ngã, chứ không phải là một
sinh vật; và lưu ý rằng cơ thể của anh ta là một
phần của “thế giới ngoại tại” theo quan điểm của
các phạm trù chủ thể của lý thuyết
hành động. Trong mối liên hệ này, điều cần thiết là phải ghi nhớ phân biệt giữa hai sự
khác biệt. Một mặt sự
phân biệt, thường được các nhà sinh học sử dụng, giữa
sinh vật cụ thể và môi trường cụ thể của nó. Do đó, bằng phương tiện cụ
thể đối với một tiến
trình hành động nhất định, thường thì việc phân biệt sức mạnh
cụ thể thuộc về tác
nhân, đó là sức mạnh cơ bắp của anh ta, các kỹ năng thủ công mà anh ta có thể có, với các phương tiện
có sẵn trong môi trường của anh ta, chẳng
hạn như các công cụ,
là cần thiết hoặc rất
hữu ích…vv. Nhưng ở cấp độ phân tích, sự khác biệt tương tự rõ
ràng là rất khác nhau; đó là
giữa di truyền và môi trường theo nghĩa lý thuyết sinh học. Rõ ràng là sinh vật cụ thể tại bất kỳ thời điểm
nào cũng không phải là sản
phẩm độc nhất của di truyền mà
là sản phẩm của sự tương tác phức
tạp của các yếu tố di truyền và môi trường. Vậy thì “di truyền”, trở thành một cái tên cho những yếu
tố ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của sinh vật, là
thứ có thể được coi là đã
được xác định bằng
quá trình tạo hình của các phôi
tế bào mà sự thống
nhất của nó đã tạo ra loại sinh vật cụ thể kia. Tương tự như vậy, về mặt nguyên tắc,
môi trường cụ thể của một sinh vật đã
phát triển không được coi là sản phẩm duy nhất của các yếu tố
môi trường theo nghĩa phân tích, ở mức độ mà nó có thể bị ảnh hưởng bởi hành động của các
sinh vật đối với nó, thì
yếu tố di truyền sẽ có đóng
góp một phần. Khi xem xét một sinh
vật chẳng hạn như con người, thì rõ ràng là một vấn
đề rất quan trọng. Vì khía cạnh sinh học của con người có tầm quan trọng cụ thể
lớn như vậy, nên khi
liên quan đến hành động, thì
thường rất nên sử dụng các thuật
ngữ như di truyền và môi trường. Để
thực hiện điều đó, vấn đề cực kỳ quan trọng
là phải ghi nhớ rõ ràng trong số hai cặp khái niệm vừa được phác họa là có thể chấp nhận
được và chỉ rút ra những suy luận phù hợp với suy luận có liên quan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét