John
Fisher
Người
dịch: Hà Hữu Nga
Mặc dù chức năng luận cấu trúc có nguồn gốc sớm hơn nhiều so với lý thuyết các hệ thống, nhưng như các nhà nghiên cứu
ngày nay
sử dụng nó, chính
chức năng luận
cấu trúc lại dựa trên lý thuyết
các hệ thống. Chức
năng luận cấu trúc có khởi đầu từ thời Hy Lạp cổ đại và
từ các tác phẩm của
Aristotle (Susser, 1992). Lý thuyết hệ thống xuất hiện muộn hơn nhiều. Mặc dù việc thảo luận về các
hệ thống bắt đầu với các nhà sinh học trong lý thuyết hệ thống thế kỷ thứ XIX, nhưng cho đến những
năm 1920 vẫn chưa được phát triển đầy đủ. Ludwig
von Bertalanffy (1956, 1962),
người đã phát triển lý thuyết hệ thống tổng quát, lại chính là nhân vật chủ yếu trong việc thiết
lập nó như một lĩnh vực nghiên cứu. Mặc dù lý thuyết hệ thống bắt nguồn muộn
hơn chức năng luận, nhưng khi các học giả nghiên cứu các
chức năng trong các
cấu trúc của chúng, thì họ đã thực hiện điều đó trong phạm vi các
hệ thống. Việc nghiên cứu về các
hệ thống chính trị ra đời cùng
với phương pháp tiếp cận cấu trúc - chức năng. Cách tiếp cận hệ thống của
David Easton (1965a, l965b) và Karl W. Deutsch (1963) đã phát triển từ lý thuyết xã hội học và truyền
thông, rồi “tiến tới lý thuyết và dữ liệu chính trị” (Almond & Powell, 1966, p. 2). Easton và
Deutsch theo mô hình truyền thông, hoặc điều khiển học, để nghiên cứu chính trị.
Nghiên cứu về các hệ thống chính trị của Gabriel A. Almond phát triển từ truyền
thống lý thuyết chính trị và mở ra từ các lý
thuyết xã hội học và truyền thông. White Easton và Deutsch đã áp dụng một cách
tiếp cận hệ thống thuần túy, Almond đã áp dụng chức năng luận cấu trúc vào lý
thuyết hệ thống. Cả hai đều có giá trị trong nghiên cứu các hệ thống chính trị.
Lý thuyết hệ thống
Một hệ thống, theo Anatol Rapoport (1966, 1968), là một tập
hợp các thực thể có liên quan với nhau được kết nối bởi hành vi và lịch sử. Cụ
thể, ông khẳng định rằng một hệ thống
phải thỏa mãn các tiêu chí
sau: i) Người ta có thể chỉ
rõ một tập hợp các yếu tố xác định; ii) Trong số ít
nhất một số yếu tố, người ta có thể chỉ
rõ các mối quan hệ xác định;
iii) Một số quan hệ nhất
định ngụ ý các quan hệ
khác; iv) Một phức hợp quan hệ nhất định tại một thời điểm nhất định ngụ ý
một phức hợp nhất định (hoặc một trong một số phức hợp có thể) tại một thời điểm sau đó.
(Rapoport, 1966, trang 129-130). Định nghĩa này đủ rộng để bao gồm cả các hệ thống khác nhau như hệ mặt trời và các hệ ngôn ngữ. Các hệ
thống xã hội, bao gồm kinh tế và chính trị hoàn toàn phù hợp với định
nghĩa này. Các hệ thống xã
hội có thể được mô tả như một lớp thực thể (cá
nhân, gia đình, thể
chế) có các mối quan hệ giữa
chúng (các kênh truyền thông, ảnh
hưởng, nghĩa vụ). Các hệ thống được phân loại theo tính chất của mối quan hệ của
chúng với các môi trường của
chúng và “việc tìm kiếm các quy luật chi phối hành vi của mỗi lớp” (Rapoport, 1968, tr. 453). Các hệ thống dường như có một “ý chí” của riêng mình và một “mục đích” để duy trì trạng thái ổn định. Các hệ thống sống
thực hiện điều này thông qua các cơ chế nội cân bằng giúp
khôi phục trạng thái cân bằng. Các hệ thống xã hội có các cơ chế tương tự
(Rapoport 1968). Trong khi các hệ thống trong khoa học tự nhiên (như hệ mặt trời,
phản ứng hóa học và các
hệ sinh thái) cực kỳ nghiêm ngặt, thì các hệ thống xã hội lại kém chính
xác. Trong các hệ thống xã hội, các yếu tố và quan hệ rất mơ hồ và khó xác định.
Là đơn vị cơ bản của các hệ thống xã hội, các vai trò thường khó xác định và phân loại. Đối với các ngành
khoa học “cứng”
(khoa học chính xác), sự mơ hồ này sẽ được coi là có vấn đề, nhưng với khoa học “mềm” (khoa học xã hội), thì
tính mơ hồ trở nên rất
bình thường (Rapoport 1966).
Hệ thống chính trị
Một vấn đề lâu dài của khoa học chính trị từ xưa đến nay là phải mô tả và giải thích về cái cấu trúc nội tại của hệ thống chính trị. Theo William Mitchell (1968), cấu trúc thường được áp dụng cho các mô thức quyền lực và uy thế đặc trưng cho các mối quan hệ giữa những người cai trị và những kẻ bị trị. Các mối quan hệ này là lâu dài và do đó có thể dự đoán được. Trong lý thuyết hệ thống, đơn vị phân tích cho các mối quan hệ quyền lực này chính là vai trò, một khái niệm được phát triển trong tâm lý học xã hội và được áp dụng cho xã hội học. Vai trò chính trị liên quan đến việc ra quyết định thay mặt cho xã hội và việc thực hiện các hành động thực thi các quyết định và phân bổ các nguồn lực khan hiếm. Khi phân tích hệ thống chính trị, nhà nghiên cứu thường mô tả các vai trò này và những người thực hiện chúng. Theo truyền thống, cách tiếp cận phân loại chủ yếu là việc “phân phối quyền lực” (Mitchell, 1968, trang 474) giữa các thành viên của hệ thống. Bởi vì một chiều của các vai trò đã mô tả không đầy đủ các hệ thống chính trị, mà các nhà phân tích hệ thống đã phát triển các biến bao hàm hơn, khiến cho việc đo lường được thực hiện tốt hơn (Mitchell, 1968). Talcott Parsons (1951) đưa ra một tập hợp các biến mà ông gọi là các biến mô thức. Gabriel Almond (1956; Almond & Coleman, 1960) đã đề xuất phân loại cấu trúc dựa trên (a) mức độ khác biệt giữa các cấu trúc, (b) mức độ hiển hiện của hệ thống, (c) tính ổn định chức năng của các vai trò khác nhau và (d) việc phân phối quyền lực. Mitchell (1968) đã bổ sung thêm một chiều thứ năm, liên quan đến “tính bền vững của các vai trò.”
Một hệ thống thường
được coi là khép kín và tách biệt với môi trường
của nó bằng các ranh giới có
thể quan sát được. Trong quá trình xác định thành viên chính thức (hoặc công
dân) và hành động của họ, các ranh giới được tùy ý gán cho hệ thống chính trị. Tuy nhiên, hầu hết
các hệ thống đều phụ
thuộc vào các ảnh hưởng bên
ngoài. Do đó, việc phân tích cũng cần phải liên quan đến việc “phát hiện các mối quan hệ cắt qua các ranh giới” với tư cách là các đầu vào và đầu ra
(Mitchell, 1968, tr. 475). Nhưng không có ngôn ngữ
chung nào tồn tại để mô tả các trao đổi giới hạn đầu vào và đầu ra
này. Easton (1957, 1965a) coi đầu vào bao gồm các nhu cầu và sự
hỗ trợ trong khi Almond
và James Coleman (1960) lại
sử dụng các thuật ngữ xã hội hóa
chính trị, tuyển dụng, khớp nối lợi ích, tổng hợp lợi ích và truyền thông chính trị. Easton gọi đầu ra là các quyết định, còn Almond và
Coleman mô tả các đầu ra là đặt ra quy tắc, áp dụng quy tắc, và quyết
định quy tắc. Mitchell (1962) đã sử dụng các thuật ngữ các
kỳ vọng, các nhu cầu, các nguồn lực và hỗ
trợ để chỉ các đầu vào, và các mục tiêu, các
giá trị, chi phí và kiểm
soát để thể hiện các
đầu ra chính trị.
Trong khi các
trao đổi giới hạn
có vai trò quan trọng trong
việc phân tích các hệ
thống chính trị, thì
mối quan tâm chủ
yếu lại là các quá trình nội tại của một hệ thống.
Một lĩnh vực khảo sát ban đầu liên
quan đến câu hỏi chính trị sẽ phân bổ nguồn lực khan hiếm như thế nào (Easton, 1953;
Mitchell, 1968). Các lĩnh vực khảo
sát quá trình khác liên
quan đến tính ổn định của các hệ
thống, xã hội hóa chính trị, và các đầu vào hỗ
trợ khác. Lĩnh vực khảo sát thứ ba bao gồm các phương tiện
đảm bảo lòng trung thành và kích thích sự tham gia của công chúng. Lĩnh vực thứ tư xem
xét các phương tiện nhằm
đạt được các mục tiêu tập thể, “từ các nhu cầu cá
nhân khác nhau” (Mitchell, 1968,
tr. 475). Cuối cùng, quá
trình liên quan đến các vấn đề trong hệ thống chính trị trở thành vấn đề kiểm nghiệm. Mitchell (1962)
đã xem các quá trình nội
tại của chính thể là song hành với các quá
trình của hệ thống xã hội lớn hơn. Ông đề nghị tập trung vào việc đạt được mục
tiêu, thích ứng, duy trì hệ thống, quản lý căng thẳng và hội nhập.
Áp dụng phân tích hệ thống
Easton (1966) đề
xuất định nghĩa các hệ thống
chính trị rộng hơn so với Rapoport. Easton đã định nghĩa một hệ thống là “bất kỳ tập hợp các biến nào bất kể mức độ, các mối quan hệ tương liên giữa chúng” (trang 147). Ông thích định nghĩa này bởi
vì nó giải phóng nhà nghiên cứu khỏi cái yêu cầu chứng minh rằng
một hệ thống chính trị thực sự là một hệ thống. Câu hỏi duy nhất quan trọng là liệu hệ thống này có đáng quan tâm và do đó đáng để
nghiên cứu hay không. Đòi
hỏi phân tích chỉ là đem đến sự hiểu biết và
giải thích về hành vi của con người mà
nhà nghiên cứu quan tâm. Easton (1953, 1966) cho rằng hệ thống chính
trị khác biệt với các hệ thống khác bởi vì tự thân nó liên quan với “các tương tác thông qua đó các giá trị được
phân bổ một cách có thẩm quyền cho một xã hội” (1966, tr. 147). Ông chia môi trường chính trị
thành hai phần: nội xã
hội và ngoại xã
hội. Nội
xã hội bao gồm các hệ thống trong chính xã hội đó, vì hệ thống chính trị đó không phải là các hệ thống chính trị
vì chúng không có các
tương tác chính trị. Các hệ thống nội xã hội này tạo ra các phân đoạn xã hội mà hệ thống chính trị của nó là một cấu phần, bao
gồm kinh tế, văn hóa, cấu trúc xã hội, và cá tính. Các hệ thống này tạo ra và định hình các điều
kiện mà hệ thống chính trị vận hành trong đó. Một nền kinh tế,
văn hóa hoặc cấu trúc xã hội thay đổi đều có tác động đến đời sống chính trị.
Môi trường ngoại
xã hội bao gồm tất cả các hệ thống bên ngoài một xã hội nhất định.
Chúng có thể tạo thành
một siêu hệ thống mà hệ thống chính trị có thể chỉ là một phần. Một
ví dụ về một hệ thống
ngoại xã hội là hệ thống văn
hóa quốc tế.
Từ các hệ thống nội và ngoại xã hội xuất hiện các ảnh hưởng có thể gây ra căng thẳng khả dĩ cho hệ thống chính trị. Các rối loạn bên trong hoặc bên ngoài đối với các hệ thống nội và ngoại xã hội có thể gây ra căng thẳng cho hệ thống chính trị và do đó mà làm cho nó biến đổi. Tuy nhiên, cũng có khi một số nhiễu loạn lại có thể hỗ trợ cho sự bền bỉ của hệ thống trong khi một số khác có thể trung tính với tình trạng căng thẳng. Nếu hệ thống chính trị tiếp tục vận hành, thì chúng phải thực hiện hai chức năng. Chúng phải có khả năng phân bổ các giá trị cho xã hội và khiến cho hầu hết các thành viên trong xã hội chấp nhận các giá trị đó. Sự phân bổ các giá trị cho một xã hội và việc tuân thủ các giá trị đó chính là các biến thiết yếu của đời sống chính trị và phân biệt các hệ thống chính trị với các hệ thống khác. Bằng cách xác định các biến thiết yếu này, các nhà nghiên cứu có thể xác định được thời điểm và mức độ rối loạn có thể gây căng thẳng cho hệ thống. Easton (1966) đưa ra các ví dụ về sự thất bại dưới bàn tay kẻ thù hoặc bởi một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng gây ra tình trạng vô tổ chức và bất ổn trên diện rộng. Khi các nhà chức trách không thể đưa ra các quyết định hoặc các quyết định không còn được các thành viên xã hội chấp nhận, thì việc phân bổ các giá trị của hệ thống không còn khả thể nữa, và xã hội sẽ sụp đổ. Nhiều khả năng, sự sụp đổ của một hệ thống chính trị chưa hoàn tất, và hệ thống này vẫn tiếp tục vận hành dưới một hình thức nào đó. Miễn là hệ thống có thể giữ cho các biến thiết yếu này hoạt động, thì hệ thống sẽ tồn tại. Khả năng chống chọi với tình trạng căng thẳng là rất quan trọng đối với sự sống còn của hệ thống. Lịch sử phản ứng với căng thẳng của hệ thống cho phép các nhà phân tích xác định liệu nó có thể tồn tại và vượt qua được các rối loạn hay không. Easton (1966) tuyên bố rằng việc phân tích hệ thống đặc biệt phù hợp “với việc diễn giải hành vi của các thành viên trong một hệ thống dưới ánh sáng của các hệ quả mà hành vi này gây ra để giảm bớt hoặc làm trầm trọng thêm các biến thiết yếu” (tr. 149).
Theo Easton (1966), phân tích hệ thống cung cấp cách xác định tác động của nhiều ảnh hưởng môi trường đa dạng đến một hệ thống. Bằng cách này, có thể giảm bớt cú sốc căng thẳng lên hệ thống và đề xuất được các hành động thích hợp. Thông qua việc sử dụng các khái niệm đầu vào và đầu ra, rất nhiều ảnh hưởng lớn có thể được giảm xuống thành một số chỉ báo có thể quản lý được. Sự khác biệt giữa một hệ thống chính trị và các hệ thống khác cho phép diễn giải các hành vi trong môi trường như là những trao đổi hoặc giao dịch cắt qua các ranh giới của hệ thống chính trị. Easton đã sử dụng thuật ngữ các trao đổi để chỉ “sự tương hỗ của các mối quan hệ giữa hệ thống chính trị và các hệ thống khác trong môi trường” (trang 150). Thuật ngữ các giao dịch đã được sử dụng “để nhấn mạnh sự vận động của một hiệu ứng theo một hướng, từ hệ thống môi trường sang hệ thống chính trị, hoặc ngược lại, không liên quan tại thời điểm xảy ra hành vi phản ứng của hệ thống khác” (tr. 150).
Đầu vào và đầu ra
Bởi vì các hệ thống được kết hợp với nhau, nên mọi hành vi trong xã hội đều phụ thuộc lẫn nhau. Để theo dõi các trao đổi phức tạp và quy giản thành các quy mô có thể quản lý được, nên Easton đã cô đọng các ảnh hưởng môi trường chính vào một vài chỉ báo. Ông xác định các hiệu ứng được truyền qua ranh giới của một hệ thống đối với một hệ thống khác như là đầu ra của hệ thống đầu tiên và là đầu vào của hệ thống thứ hai. Một giao dịch hoặc trao đổi giữa các hệ thống có thể được xem như là một mối liên kết giữa chúng dưới dạng mối quan hệ đầu vào - đầu ra. Đầu vào đóng vai trò là một công cụ phân tích mạnh bởi vì chúng tóm tắt mọi biến số tập trung và thứ yếu trong môi trường có liên quan đến căng thẳng chính trị (Easton, 1966, p. 150). Mức độ mà các đầu vào có thể được sử dụng làm các biến sơ lược phụ thuộc vào cách chúng được xác định. Theo nghĩa rộng nhất, chúng bao gồm “bất kỳ sự kiện nào ngoài hệ thống, biến đổi, sửa đổi hoặc ảnh hưởng đến hệ thống theo bất kỳ cách nào” (150). Tuy nhiên, bằng cách tập trung vào các đầu vào cắt qua các ranh giới liên quan đến các hiệu ứng quan trọng nhất góp phần làm tăng căng thẳng, người ta có thể đơn giản hóa nhiệm vụ phân tích tác động của môi trường. Các nhà phân tích không còn cần “phải xử lý và tìm kiếm riêng các hậu quả của từng loại sự kiện môi trường nữa” (tr. 150). Với mục đích này, Easton (1966) khuyến cáo tập trung vào hai yếu tố đầu vào chính: các nhu cầu và hỗ trợ. “Thông qua chúng, một loạt các hoạt động trong môi trường có thể được chuyển hướng, phản ánh, tóm lược và quy vào đời sống chính trị,” ông viết, và “Do đó, chúng là những chỉ báo chính về cách thay đổi ảnh hưởng, điều kiện môi trường và định hình các hoạt động của hệ thống chính trị,” (tr. 151). Là đầu vào cho một hệ thống, các nhu cầu và hỗ trợ có thể thuộc nhiều loại khác nhau: các nhu cầu vật chất, chính trị, cũng như các hỗ trợ vật chất và chính trị.
Easton (1965b)
trích dẫn các quan
điểm và coi một quyết định như là ví dụ về nhu cầu.
Một trận lụt có thể tạo ra sự bất bình dẫn đến yêu cầu xây dựng một con đập. Cách thông thường
để đưa ra yêu cầu là đưa
ra các đòi hỏi riêng lẻ, viết thư và khai thác các hình thức vận động
hành lang khác. Các cách tiếp cận khác thường hơn để đưa ra các yêu cầu chính
trị sẽ là biểu tình hoặc bãi công. Với tư cách công dân, thông
qua viết thư, thăm dò ý kiến,
hoặc bỏ phiếu, thỏa thuận bằng tiếng nói với một quyết định xây dựng
đập, thì họ đã đem đến các hỗ trợ chính trị. Việc sẵn sàng trả thuế để
xây đập cũng là một hình thức hỗ trợ. Các nhu cầu và hỗ trợ
có liên quan chặt chẽ với nhau. Easton khẳng định rằng, “bằng chính hành động đưa ra một yêu cầu hoặc
đề xuất để thảo luận nghiêm túc, một thành viên muốn nói rằng anh ta ủng
hộ nó bằng một số biện pháp” (tr. 51). Bằng cách kiểm tra những thay đổi về đầu vào của các nhu cầu và hỗ trợ,
các nhà phân tích có thể xác định được
tác động của các hệ thống môi trường được truyền đến hệ thống chính trị.
Tương tự như vậy, các đầu ra giúp
diễn giải “các hệ quả lưu chuyển từ hành vi của
thành viên trong hệ thống chứ không phải từ các hành động trong môi trường.” (Easton, 1966, trang 151). Vì các hoạt động
của các thành viên trong hệ thống tác động đến các hành động hoặc điều kiện tiếp
theo của chính họ, nên
các hành động lưu
chuyển khỏi hệ thống vào môi trường của nó có thể bị bỏ qua. Bởi vì một lượng lớn hoạt
động diễn ra trong một hệ thống chính trị, nên rất cần biệt
lập những yếu tố quan trọng để
tìm hiểu hệ thống. Có
một cách thông dụng
để thực hiện điều này là kiểm
tra tác động của các
đầu vào (được coi
là các nhu cầu và hỗ trợ)
đối với các đầu ra về chính trị. Easton định nghĩa các đầu ra chính trị
là các quyết định và
hành động của chính quyền. Một quyết định của chính phủ để xây dựng một con đập
sẽ là một đầu ra chính trị; việc xây dựng thực tế con đập sẽ là một đầu ra về vật chất. Cách tiếp cận
này là một sự khởi đầu từ nghiên cứu trước đó đã kiểm tra các quy trình chính
trị phức tạp nội tại trong một hệ thống theo khuôn khổ ai kiểm soát ai
trong các quy trình ra quyết định khác nhau. Trong khi mô thức quan hệ quyền lực
giúp xác định bản chất của các đầu ra, thì các kết quả của các
quá trình chính trị nội tại lại hữu ích nhất cho việc truy tìm các hệ quả của hành vi trong một hệ thống chính trị
đối với môi trường của nó.
Easton (1966) cho rằng “các đầu ra không chỉ giúp tác động đến các sự
kiện trong xã hội rộng lớn mà hệ thống là một bộ phận, mà trong khi làm như vậy,
chúng còn giúp xác định từng
chu kỳ đầu vào thành
công tìm đường đến hệ thống chính
trị” (tr. 152). Bằng cách
xác định chu trình phản hồi này,
các nhà phân tích có thể giải thích các quy trình mà hệ thống có thể sử dụng để
đối phó với căng thẳng và đưa ra các khuyến nghị thay đổi hành vi trong tương
lai của hệ thống. Easton mô tả chu
trình phản hồi bao gồm “việc sản xuất các đầu ra của chính
quyền, phản hồi của các thành viên trong xã hội đối với các đầu ra này, việc
truyền đạt thông tin về phản hồi này cho chính quyền, và cuối cùng, có thể là các hành động thành
công của chính quyền.” 152. 152). Để
các hành động được đưa ra nhằm
thỏa mãn các yêu cầu hoặc tạo ra các điều kiện giúp làm được như vậy, thì chính quyền (những người thay
mặt cho hệ thống) phải
được cung cấp thông tin về tác động của từng chu kỳ đầu ra. Vì mỗi một giảm thiểu hỗ trợ là một nguồn
gây căng thẳng quan trọng, nên
thông tin phản hồi cho chính
quyền là rất quan trọng để họ có thể “tăng cường đầu
vào hỗ trợ cho chính họ hoặc cho toàn bộ hệ thống” (tr. 152). Thông tin về các kết quả của mỗi chu kỳ đầu ra và về các
điều kiện thay đổi tác động đến các thành viên là điều thiết yếu bởi vì nó cho
phép chính quyền hành động để đảm bảo sự hỗ trợ ở mức
tối thiểu. Phản ứng phù hợp với quá
trình phản hồi có thể có “một ảnh hưởng sâu
sắc đến năng lực của một hệ thống để đối phó với căng thẳng và đảm bảo tồn tại” (p. 152).
Phê phán phân tích hệ thống
Các phê phán phân tích hệ thống
tập trung chủ yếu vào ba lĩnh vực: điểm yếu về phương pháp luận tiếp cận, không phù hợp với nghiên cứu thực
nghiệm, và thiên vị
chính trị rất mạnh (Mitchell,
1968; Susser, 1992). Một số nhà phê bình cho rằng phân tích hệ thống là sai lệch
bởi vì nó giả định rằng “thực tiễn ‘thực
sự’ bao gồm các hệ thống”. Quan điểm này
cho thấy “các xã hội bao gồm
nhiều sự kiện đơn
lẻ và tách biệt hơn so với các hệ thống [phân tích] có khả năng xử lý” (Mitchell, 1968, tr. 477). Một khía cạnh chỉ trích khác là việc xác
định các ranh giới và các biến trong hệ thống là rất khó, do đó làm cho việc xác định các định nghĩa thao tác và thực hiện
nghiên cứu thực nghiệm trở nên không
hề đơn giản. Hơn nữa, các nhà phê bình còn cho rằng khái niệm
cân bằng không thể được định nghĩa mang
tính thao tác, có lẽ ngoại trừ khuôn
khổ hành vi kinh tế. Cuối cùng, mặc dù đầu vào và đầu ra có thể được xác định
dễ dàng, nhưng chúng lại
có thể chưa được nghiên cứu đầy đủ. Bernard Susser (1992) chỉ ra rằng cái nhãn phân tích “đầu vào-đầu ra” của Easton được sử dụng rất ít trong nghiên
cứu thực tế và khi được sử dụng,
thì “đóng góp của nó
hóa ra lại chỉ mang tính thuật ngữ hơn là có
ý nghĩa thực tế” (tr. 185). Vấn đề
là thực tế không thể nghiên cứu một hệ thống mà không nhìn vào quá khứ. Nếu
không hiểu sự phát triển của hệ thống và các điểm mạnh, điểm yếu lịch sử của nó, thì sẽ rất khó để biết
liệu một sự kiện có
phải là một cuộc khủng hoảng hay một tình huống bình thường. Mặc dù lý thuyết hệ
thống thường được coi là ủng hộ hiện trạng và do đó bảo thủ về bản chất, nhưng
điều thú vị là vào thời điểm đó, Easton đã đề xuất phân tích hệ thống cho chính
trị học, mà nhiều người coi đó là một sở thích tự do. Những năm
1960 là thời điểm mà
các nhà hành vi luận
có những đóng góp to lớn vào
việc nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực. Phe bảo thủ đã xem phân tích hệ thống như
là gánh nặng-giá trị dựa trên
các khái niệm mạnh trái ngược với khoa
học vô tư trung lập. Ngoài ra, việc
coi các hệ thống chính trị như là
tìm kiếm trạng thái cân bằng, các thực thể tự cân bằng cũng làm dấy lên những thành kiến
lộ liễu về ý thức hệ. Tuy nhiên, việc phân tích hệ thống
không có “căng thẳng, mâu
thuẫn, xung đột và mất cân bằng thì
[điều đó] lại
đặc trưng cho tình trạng 'chuẩn thường' của nhà nước hiện đại” (Susser, 1992,
tr. 186) do những người Marxist xướng xuất. Nhà nước “chuẩn thường” của hệ thống Easton là một trong những “sự ổn định năng động thích ứng” (Susser, 1992, trang 186).
Chức năng luận cấu trúc
Các thuật ngữ phân tích chức năng và phân tích cấu trúc đã được áp dụng cho rất nhiều cách tiếp cận khác nhau (Cancian, 1968; Merton, 1968). Với việc sử dụng chúng một cách rộng rãi trong khoa học xã hội đã dẫn đến việc bàn cãi về tính phù hợp của việc sử dụng cấu trúc và chức năng cũng như loại phân tích liên quan đến các khái niệm này (Levy, 1968). Cách tiếp cận chức năng được sử dụng thường xuyên hơn bất kỳ phương pháp nào khác trong nghiên cứu khoa học chính trị phương Tây (Susser 1992). Các tài liệu chuyên môn có đầy đủ các tham khảo về “các chức năng” của các hệ thống chính trị và mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng. Đôi khi các thuật ngữ được sử dụng mà không có sự hiểu biết rõ ràng về ý nghĩa của lập trường chức năng luận, nên chẳng hơn gì món thời trang ngôn ngữ. Phần này liên quan đến ý nghĩa lý thuyết của chức năng luận cấu trúc và mối quan hệ của nó với khoa học chính trị. Mặc dù chức năng luận cấu trúc có trước lý thuyết hệ thống, nhưng nó vẫn giả định trước một quan điểm “các hệ thống” về thế giới chính trị. Các mối tương đồng đã gắn kết chức năng luận với phép phân tích hệ thống. Susser (1992) cho rằng cả hai đều tập trung vào việc phân tích đầu vào - đầu ra, cả hai đều xem các hệ thống chính trị là cố gắng đạt được nội cân bằng hoặc trạng thái cân bằng, và cả hai đều xem xét phản hồi trong phân tích của mình. Tuy nhiên, chức năng luận lại khác biệt đáng kể.
Lịch sử của chức năng luận
cấu trúc
Chức năng luận cấu trúc có một lịch sử lâu dài trong cả khoa học xã hội (Merton, 1968) và khoa học sinh học (Woodger, 1948). Lịch sử của chức năng luận có nguồn gốc từ công trình của Aristotle về nguyên nhân cuối cùng trong tự nhiên hoặc các hành động liên quan đến các mục đích hoặc việc sử dụng chúng. Được phát triển ở Pháp vào thế kỷ 17, học thuyết phân chia quyền lực của Montesquieu dựa trên khái niệm các chức năng được thực hiện tách biệt với nhau như một biện pháp tốt nhất đảm bảo sự ổn định và an ninh. Chức năng luận trở nên quan trọng khi các lý thuyết tiến hóa của Darwin bắt đầu ảnh hưởng đến suy nghĩ về hành vi của con người. Darwin đã nghĩ ra ý tưởng sinh tồn theo khuôn khổ chức năng. Mỗi chức năng đều quan trọng đối với sự sống còn của toàn hệ thống. Các hệ thống không thể thích nghi được các chức năng của chúng thì sẽ không thể tồn tại được. Các nhà nghiên cứu khác về hành vi của con người đã mượn những ý tưởng này, áp dụng chúng vào các vấn đề xã hội. Do đó, chủ nghĩa Darwin xã hội đã nhập những phạm trù chức năng luận tương tự ấy vào phân tích xã hội. Các nhà Darwinists xã hội cho rằng xã hội được hưởng lợi từ sự cạnh tranh không kiềm chế giữa các đơn vị, và tính thích nghi chức năng là cần thiết cho sự sống còn, và việc nỗ lực bảo vệ kẻ yếu gây cản trở cho việc thực hiện chức năng của xã hội với tư cách một tổng thể. Những ý tưởng này đầu tiên ảnh hưởng đến nhân học và sau đó là xã hội học. Theo cách ẩn tàng trong suốt các tác phẩm của Émile Durkheim và theo cách hiển hiện thông qua các công trình của Parsons (1951) và Robert Merton (1968), những ý tưởng này đã trở thành trung tâm của khoa học xã hội. Phần “Giới thiệu” của Almond viết cho cuốn Chính trị học của các Khu vực Đang phát triển (Almond & Coleman 1960), đã áp dụng các ý tưởng chức năng luận vào đời sống chính trị.
Susser (1992) chỉ ra rằng sự tương tự của đời sống xã hội loài người là mang tính hữu cơ, chứ không phải là cơ giới. Những tương đồng mang tính cơ giới ngụ ý “mối liên kết lỏng lẻo” (tr. 203) nhất định giữa các bộ phận. Trong khi các bộ phận của một động cơ thực hiện chức năng như một đơn vị, thì các bộ phận có thể dễ dàng được gỡ bỏ và thay thế, làm cho sự thống nhất của chúng thành không cần thiết và ít có khả năng tồn tại tự chủ. Trong sự tương tự mang tính hữu cơ, “Các yếu tố cá nhân phụ thuộc vào toàn bộ trong việc duy trì chính các yếu tố đó” (tr. 204). Các nhà chức năng luận có xu hướng xem các đơn vị xã hội và chính trị trong khuôn khổ hữu cơ, toàn diện hơn. “Các thực tiễn xã hội được cho là có vai trò chức năng trong việc duy trì hệ thống như một toàn thể” (tr. 204). Các nhà chức năng luận đánh đồng cấu trúc với giải phẫu và các chức năng với sinh lý học của sinh vật. Trong khi chỉ có các phạm trù cấu trúc được sử dụng để so sánh chính trị, thì “Việc phân tích so sánh các hệ thống chính trị lại bị phá vỡ vì người ta làm tăng sự khác biệt giữa các cấu trúc được so sánh” (Susser, 1992, trang 205). Ví dụ, các cấu trúc giữa một nền dân chủ phương Tây và một bộ lạc châu Phi khác nhau đến mức làm cho việc so sánh trở nên khó khăn. Tuy nhiên, các chức năng phần nhiều lại chỉ mang tính so sánh. Mặc dù một thủ tướng và một thủ lĩnh bộ lạc rất khó so sánh về mặt thể chế, tuy nhiên họ vẫn thực hiện nhiều chức năng tương tự. Mặc dù các cấu trúc của quy tắc chính trị có thể rất khác nhau, nhưng các chức năng mà các hệ thống chính trị thực hiện lại phổ biến. Mặc dù các hệ thống chính trị kém phát triển gán nhiều chức năng cho một người hoặc một thể chế, nhưng trong các hệ thống chính trị đã phát triển, thì các chức năng tương tự lại có thể được thực hiện bởi nhiều cá nhân hoặc thể chế. Một trong những lĩnh vực nghiên cứu chính trong chức năng luận là sự “giao thoa” giữa các chức năng động lực của một hệ thống và các cấu trúc tĩnh hơn mà nó tự thiết kế cho mình.
___________________________________
Nguồn: Fisher,
John (2010). Systems theory and structural functionalism, in The 21st Century Political Sciences - A
Reference Handbook, Volume 1, Edited by John T. Ishiyama Marijke Breuning, University
of North Texas.
Tài liệu dẫn
Almond,
G. A. (1956). Comparative political
systems. Journal of Politics, 18, 391409.
Almond,
G.4., & Coleman, J. S. (1960). The politics
of the developing areas. Princeton, NJ; Princeton University Press.
Almond,
G. A., & Powell, G. 8., Jr (1966). Comparative
politics: A developmental approach, Boston: Little, Brown.
Bertalanffy,
L. von. (1956). General system theory.
General Systems, I, ll0,
Bertalanffy,
L. von. (1962). General system theory: A
critical review. General Systems, 7, 1-20.
Cancian,
F. M. (1968). Varieties of functional
analysis. In D. L. Sills (Ed.), lnternational encyclopedia of social
sciences (Yol.5, pp.29 4l). New York: Macmillan.
Chamock,
G. (2009, Summer). Why do institutions
matter? Global competitiveness and the politics of policies in Latin America.
Capital & Class, 3J(98), 67.
Coser,
L. A. (1975). The idea of social structure:
Papers in honor of Robert K. Merton. New York: Harcourt Brace Jovanovich.
Deutsch,
K. W, (1963). The nemes of government.
New York: Free Press.
Dunn,
W. N. (1981). Public policy analysis: An introduction.
Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.
Easton,
D. (1953). The political system: An inquiry
into the state of political science. Chicago: University of Chicago Press.
Easton,
D. (1957). An approach to the analysis of
political systems. World Polítics, 9,383400.
Easton,
D. (1965a). A framework for political analysis.
Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.
Easton,
D. ( l965b). A systems analysis of political
life. New York: Wiley.
Easton,
D. (1966). Categories for the systems
analysis of politics, In D. Eason (Ed.), Varieties of political theory (pp. 143-154). Englewood Cliffs, NJ:
Prentice Hall.
Fico,
F. (1984). How lawmakers use reporters:
Differences in specialization and goals. Journalism Quarterly, 6l(4),
793-800, 82t.
Fisher,
J. R. (1991). News media functions in
policymaking. Canadian Journal of Communications, 16(l), 139-145.
Fisher,
J. R., & Soemarsono, A. (2008). Mass
media impact on post-secondary policy making: A case study of a failed merge attempt.
Competition Forum, 6(l), 9 6-102.
Fisk,
C. L., & Malamud, D. C. (2009). The
NLRB in administrative law exile: Problems with its structure and function and suggestions
for reform. Duke Law Journal, 58(8), 2013-2085.
Jones,
C. O. (1977). An introduction to the study
of public policy (2nd ed.). Boston: Duxbury.
Lamboth,
E. B, (1978). Perceived influence of the
press on energy policy making. Journalism Quarterly, 55(l), 11-18,72.
Levy,
M. J. (1968). Structure-functional
analysis. In D. L. Sills (Ed.) International
encyclopedia of the social sciences (Vol. 5, pp. 2l-29). New York:
Macmillan.
Merton
R. K. (1968) Social theory and social
structure. New York: Free Press.
Mitchell,
W.C. (1962). The Anerican polity: A social
and cultural interplelotion, New York: Free Press.
Mitchell,
W C. (1968). Political systems. In D.
L. Sills (Ed.) International encyclopedia
of the social sciences No. 5, pp. 473-479). New York: Macmillan.
Mohamed,
J. (2007). Kinship and contract in Somali
politics. Africa, 77(2),226-249.
Parsons,
T. (1951). The social system,
Clencoe, lL: Frce Press.
Rapoport,
A. (1966). Some system approaches to
political theory In D. Easton (Ed.), varieties oÍ political theory (pp.
129-142). Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.
Rapoport,
A. (1968). General systems theory.In
D. L. Silis (Ed.), International
encyclopedia of the social sciences. NoL 5, pp. 452-457). New York:
Macmillan.
Scheuerell,
S. K (2008). Using the Internet to learn
about the influence of money in politics. Social Education, 72(3), 152-155.
Smith,
M. G. (1966). A structural approach to
comparative politics. In D. Easton (Ed.), Varieties of political theory (pp. 11l3-128). Englewood Cliffs, NJ:
Prentice Hall.
Sussser
B. (1992). Approches to the study politics.
New York: Macmillan,
Wirt,
F. M., & Mitchell, D. E. (1982). Social
science and educational reform; The political uses of social research, Educational
Administration Quarterly, 8(4), 1-16.
Woodger,
J. H. (1948). Biological principles: A criticque
study. London: Routledge.
Tư liệu rất bổ ích. Cảm ơn dịch giả
Trả lờiXóaRất cảm ơn Trà Sơn cư sĩ đã cổ vũ.
Xóa