Người
dịch: Hà Hữu Nga
Chức năng luận cấu trúc, hoặc trong nhiều văn cảnh được gọi đơn giản là chức năng luận, là một viễn cảnh rộng lớn trong xã hội học và nhân học, đã được xây dựng để giải thích xã hội như một cấu trúc với các bộ phận tương liên với nhau. Chức năng luận coi xã hội là một tổng thể với chức năng của các yếu tố cấu thành của nó; cụ thể là các chuẩn mực, phong tục tập quán, truyền thống và các thể chế. Một phép ngoại suy chung, được Herbert Spencer phổ biến, trình bày các bộ phận này của xã hội như là “các cơ quan” hoạt động hướng tới việc thực hiện các chức năng thích hợp của “cơ thể” như một toàn thể. [1] Trong khuôn khổ cơ bản nhất, nó được nhấn mạnh đơn giản là “nỗ lực thúc đẩy, nghiêm ngặt hết mức, đối với từng đặc tính, thói quen hoặc thực tiễn, ảnh hưởng của nó đến hoạt động của một hệ thống được coi là ổn định, gắn kết.” [2] Đối với Talcott Parsons, “chức năng luận” đã mô tả một giai đoạn cụ thể trong quá trình phát triển phương pháp luận của khoa học xã hội, chứ không phải là một trường phái tư tưởng cụ thể. [3]
Lý thuyết
Cách tiếp cận chức năng luận đã tiềm ẩn trong tư duy của nhà thực chứng xã hội học nguyên khởi Auguste Comte, là người đã nhấn mạnh sự cần thiết phải gắn kết sau sự bất ổn xã hội của Cách mạng Pháp. Sau đó, nó đã được trình bày trong tác phẩm của Émile Durkheim, người đã phát triển một lý thuyết đầy đủ về đoàn kết hữu cơ, một lần nữa được thực chứng luận thông tin, hoặc khảo sát các “sự kiện xã hội”. Chức năng luận chia sẻ một lịch sử và mối quan hệ lý thuyết với phương pháp thực nghiệm. Tuy nhiên, sau này các nhà chức năng luận xã hội học chẳng hạn như Niklas Luhmann và Talcott Parsons, tối thiểu cũng có thể được xem là một phần phản thực chứng luận. [2] Trong khi người ta có thể coi chức năng luận như một sự mở rộng hợp lý của các ngoại suy hữu cơ cho xã hội được thể hiện bởi các nhà triết học chính trị chẳng hạn như Rousseau, thì xã hội học lại thu hút sự chú ý mạnh mẽ hơn đối với các thể chế duy nhất của xã hội tư bản công nghiệp hóa (hoặc tính hiện đại). Chức năng luận cũng có cơ sở nhân học trong công trình của các nhà lý thuyết chẳng hạn như Marcel Mauss, Bronisław Malinowski và Radcliffe-Brown. Chính trong cách sử dụng cụ thể của Radcliffe-Brown, mà đã xuất hiện tiền tố “cấu trúc”. [4] Các lý thuyết chức năng luận kinh điển được xác định bởi khuynh hướng ngoại suy sinh học và các khái niệm tiến hóa luận xã hội: Tư tưởng chức năng luận, từ Comte trở đi đã đặc biệt coi sinh học là khoa học cung cấp mô hình gần gũi nhất và tương thích nhất cho khoa học xã hội. Sinh học đã được đưa ra để hướng dẫn việc khái niệm hóa cấu trúc và chức năng của các hệ thống xã hội và để phân tích các quá trình tiến hóa thông qua các cơ chế thích ứng. Chức năng luận đặc biệt nhấn mạnh sự nổi trội của thế giới xã hội đối với các bộ phận riêng lẻ của nó (tức là các tác nhân thành phần, các chủ thể con người của nó). (Anthony Giddens Cấu thành Xã hội - The Constitution of Society 1984) [5].
Durkheim cho rằng hầu hết các xã hội “nguyên thủy” phi nhà nước, không có các thể chế tập trung mạnh mẽ, đều dựa trên sự liên kết của các nhóm hợp tác theo huyết thống. Chức năng luận cấu trúc cũng đưa ra lập luận của Malinowski cho rằng khối tạo dựng cơ bản nên xã hội là gia đình hạt nhân, và thị tộc là sự mọc ra từ đó, chứ không phải ngược lại. Durkheim quan tâm đến vấn đề một số xã hội duy trì sự ổn định nội bộ và tồn tại theo thời gian ra sao. Ông cho rằng các xã hội như vậy có xu hướng phải phân đoạn, với các phần tương đương cố kết với nhau bởi các giá trị chung, các biểu tượng chung hoặc, như cháu trai Marcel Mauss của ông cho rằng đó là “hệ thống xã hội trao đổi quà tặng” (système social de l’échange-don). Trong các xã hội hiện đại, phức tạp, các thành viên thực hiện các nhiệm vụ rất khác nhau, dẫn đến sự phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Dựa vào phép ẩn dụ ở trên về một cơ thể trong đó nhiều bộ phận hoạt động cùng nhau để duy trì toàn bộ cơ thể, Durkheim lập luận rằng các xã hội phức tạp được gắn bó với nhau bằng sự đoàn kết hữu cơ.
Những quan điểm này được Radcliffe-Brown, là người theo Comte ủng hộ, ông tin rằng xã hội tạo
thành một “cấp độ” thực
tiễn riêng biệt, khác biệt với cả vật
chất sinh học và vật
chất hữu cơ. Do đó, các
giải thích về những
hiện tượng xã hội đã được xây dựng trong cấp độ này, các cá nhân chỉ là những
người cư ngụ nhất thời có vai trò
xã hội tương đối ổn định. Mối quan tâm chính của chức năng luận cấu trúc là sự
tiếp nối nhiệm vụ Durkheimian trong việc giải thích sự ổn định rõ ràng và sự gắn
kết nội bộ cần thiết của các xã hội để tồn tại theo thời gian. Các xã hội được
coi là các cấu trúc quan hệ mạch lạc, ràng buộc và cơ bản có chức năng giống
như các cơ thể, với các bộ phận
khác nhau (hoặc các thể chế xã hội) vận hành cùng nhau một
cách vô thức, gần như tự động để đạt được trạng thái cân bằng xã hội tổng thể. Do đó, tất cả các hiện tượng văn hóa và xã hội
đều được coi là mang
tính chức năng theo nghĩa vận
hành cùng nhau, và được coi là có “cuộc sống” của riêng mình. Chúng chủ yếu được phân tích
trong khuôn khổ chức năng này. Cá
nhân có vai trò quan
trọng không phải ở bản thân anh ta mà là ở vị
thế, vị trí của anh ta trong các mô thức quan hệ xã hội
và các hành vi liên quan đến vị thế
của anh ta. Vì
vậy, cấu trúc xã hội là mạng lưới các địa vị xã hội được kết nối bởi
các vai trò liên quan. Thật đơn giản để đánh đồng quan điểm trực tiếp với chủ
nghĩa bảo thủ chính trị. [6] Tuy nhiên, xu hướng nhấn mạnh “các hệ thống gắn kết”, dẫn đến các lý thuyết chức năng luận trái ngược với “các lý thuyết xung đột”, thay vì nhấn mạnh các vấn đề xã hội và bất bình đẳng.
Sự
suy tàn
của Chức năng luận
Chức năng luận cấu trúc đã đạt đến đỉnh cao vào các thập niên 1940 và 1950, và đến thập niên 1960 thì nhanh chóng suy tàn. [7] Đến thập niên 1980, vị trí của nó đã được khôi phục ở châu Âu bằng các cách tiếp cận định hướng xung đột hơn [8], và gần đây bằng “cấu trúc luận”. [9] Trong khi một số phương pháp tiếp cận phê phán cũng trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ, thì dòng chính của môn học này, thay vào đó lại chuyển thành vô số các lý thuyết tầm trung định hướng kinh nghiệm mà không có định hướng lý thuyết bao quát. Đối với hầu hết các nhà xã hội học, chức năng luận hiện nay “đã chết như một con dodo” (một loài chim đã tuyệt chủng). [10] Khi ảnh hưởng của cả chức năng luận và chủ nghĩa Marx vào những năm 1960 bắt đầu suy yếu, thì các biến đổi ngôn ngữ và văn hóa đã dẫn đến vô số trào lưu mới trong khoa học xã hội: “Theo Giddens, sự đồng thuận chính thống chấm dứt vào cuối thập niên 1960 và 1970 khi quan điểm trung dung được chia sẻ bằng các quan điểm cạnh tranh khác đã nhường chỗ và được thay thế bằng việc cản trở nhiều quan điểm cạnh tranh khác nhau. “Thế hệ” thứ ba này của lý thuyết xã hội bao gồm các phương pháp tiếp cận được gợi hứng bằng hiện tượng luận, lý thuyết phê bình, phương pháp luận tộc người, tương tác luận tượng trưng, cấu trúc luận, hậu-cấu trúc luận, và các lý thuyết được xây dựng theo truyền thống của phép tường giải và triết học ngôn ngữ thông thường.” [11]
Mặc dù vắng mặt trong xã hội học thực nghiệm, nhưng các chủ đề chức
năng luận vẫn có thể được phát
hiện trong lý thuyết xã hội học, đặc biệt là trong các tác phẩm của Luhmann và
Giddens. Tuy nhiên, có những dấu hiệu của sự hồi sinh bất thường, vì các khẳng định mang tính chức năng luận gần đây đã
được củng cố bởi những phát triển trong lý thuyết lựa chọn đa cấp và trong nghiên cứu thực
nghiệm về cách thức
giải quyết các nan
đề xã hội. Những phát triển gần đây trong lý thuyết tiến hóa, đặc biệt là bởi
nhà sinh học David Sloan Wilson và nhà nhân học Robert Boyd và Peter Richerson
đã hỗ trợ mạnh mẽ cho chức năng luận cấu trúc dưới dạng
lý thuyết chọn lọc đa cấp. Trong lý thuyết này, văn hóa và cấu trúc xã hội được
xem như một sự thích nghi của Darwin (về phương diện sinh học hoặc văn
hóa) ở cấp độ nhóm.
Các lý thuyết
gia chủ
chốt
Herbert Spencer
Herbert Spencer, một triết gia người Anh nổi tiếng vì đã ứng dụng lý thuyết chọn lọc tự nhiên vào xã hội, theo nhiều cách, ông chính là nhà chức năng luận xã hội học thực sự đầu tiên; [12] trên thực tế, trong khi Durkheim được coi là nhà chức năng luận quan trọng nhất trong số các lý thuyết gia thực chứng, thì ai cũng biết rằng phần lớn phân tích của ông đã bị loại bỏ khi đọc tác phẩm của Spencer, đặc biệt là Nguyên lý Xã hội học (Principles of Sociology, 1874-96). Trong khi hầu hết tránh được nhiệm vụ tẻ nhạt khi đọc các tuyển tập đồ sộ của Spencer (với đầy những đoạn văn dài dòng giải thích ngoại suy hữu cơ, có liên quan đến các tế bào, sinh vật đơn giản, động vật, con người và xã hội), thì lại có một số hiểu biết quan trọng đã ảnh hưởng lặng lẽ đến nhiều lý thuyết gia đương thời, bao gồm cả Talcott Parsons, trong tác phẩm đầu tay Cấu trúc Hành động Xã hội (1937) của ông, nhân học văn hóa cũng sử dụng chức năng luận một cách nhất quán. Mô hình tiến hóa này, không giống như hầu hết các lý thuyết tiến hóa của thế kỷ XIX, là theo chu kỳ, bắt đầu bằng sự phân dị và gia tăng mức độ phức tạp của một cơ thể hữu cơ hoặc “siêu hữu cơ” (thuật ngữ của Spencer để chỉ một hệ thống xã hội), sau đó là trạng thái cân bằng dao động và mất cân bằng (hoặc trạng thái điều chỉnh và thích nghi), rồi cuối cùng là giai đoạn tan rã hoặc giải thể. Theo nguyên tắc dân số của Thomas Malthus, Spencer kết luận rằng xã hội liên tục phải đối mặt với các áp lực lựa chọn (bên trong và bên ngoài) buộc nó phải điều chỉnh cấu trúc bên trong của mình thông qua quá trình phân dị. Tuy nhiên, mọi giải pháp đều gây ra một loạt áp lực lựa chọn mới đe dọa đến khả năng tồn tại của xã hội. Cần lưu ý rằng Spencer không phải là người theo quyết định luận theo nghĩa ông không bao giờ nói rằng: i) áp lực lựa chọn sẽ được cảm nhận kịp thời để thay đổi chúng; ii) chúng sẽ được cảm nhận và phản ứng lại; hoặc iii) các giải pháp sẽ luôn phát huy tác dụng. Trên thực tế, theo nhiều cách, ông là một nhà xã hội học chính trị, [13] và đã nhận ra rằng mức độ của quyền lực tập trung và hợp nhất trong một chính thể nhất định có thể tạo ra hoặc phá vỡ khả năng thích ứng của nó. Nói cách khác, ông nhìn thấy một xu hướng chung hướng tới việc tập trung quyền lực dẫn đến trì trệ và cuối cùng là áp lực giải tập trung hóa. Cụ thể hơn, Spencer đã nhận ra ba nhu cầu chức năng hoặc các điều kiện tiên quyết tạo ra áp lực lựa chọn: đó là nhu cầu điều chỉnh, nhu cầu thao tác (sản xuất), và nhu cầu phân phối. Ông lập luận rằng tất cả các xã hội cần phải giải quyết các vấn đề về kiểm soát và điều phối; sản xuất hàng hóa, dịch vụ và tư tưởng; và cuối cùng, để tìm cách phân phối các nguồn lực này. Ban đầu, trong các xã hội bộ lạc, ba nhu cầu này không thể tách rời, và hệ thống thân tộc là cấu trúc chi phối thỏa mãn các nhu cầu đó. Như nhiều học giả đã lưu ý, tất cả các thể chế đều được xếp vào tổ chức thân tộc, [14], nhưng trong quá trình gia tăng dân số (cả về số lượng và mật độ), xuất hiện các vấn đề liên quan đến việc nuôi dưỡng các cá nhân, tạo ra các hình thức tổ chức mới – hãy xem xét sự xuất hiện phân công lao động -, điều phối và kiểm soát các đơn vị xã hội khác biệt và phát triển hệ thống phân phối các nguồn lực. Giải pháp, như Spencer nhận thức, là phân biệt các cấu trúc để thực hiện các chức năng chuyên biệt hơn; do đó, một tù trưởng hoặc một “ông lớn” xuất hiện, ngay sau đó kéo theo là một nhóm thần thuộc, và sau đó là các vị vua và các nhà cai trị. Có lẽ trở ngại lớn nhất của Spencer khi đem ra thảo luận rộng rãi trong xã hội học hiện đại là phần lớn triết học xã hội của ông bắt nguồn từ bối cảnh xã hội và lịch sử của nước Anh thời Victoria. Ông đã sáng tạo ra thuật ngữ “sự sống sót của kẻ xứng đáng nhất” khi thảo luận về một thực tế đơn giản là các bộ lạc hoặc xã hội nhỏ có xu hướng bị đánh bại hoặc bị chinh phục bởi những kẻ lớn mạnh hơn. Tất nhiên, nhiều nhà xã hội học vẫn sử dụng ông (dù có dụng hay không) trong các phân tích của họ, đặc biệt là trường hợp tái xuất hiện gần đây của lý thuyết tiến hóa.
Talcott Parsons
Talcott Parsons chịu ảnh hưởng lớn từ Durkheim và Max
Weber, bằng cách tổng hợp phần lớn các
công trình của họ trong lý thuyết hành động của ông, dựa trên khái niệm lý thuyết hệ thống và
nguyên tắc phương pháp luận
của hành động tự nguyện. Ông cho rằng, “hệ thống xã hội được tạo
thành từ hành động của các cá nhân”. [15] Theo đó, xuất phát điểm của ông
là sự tương tác giữa hai cá nhân phải đối mặt với nhiều lựa chọn về cách họ
có thể hành động, [16]
các lựa chọn đó chịu ảnh hưởng và bị giới hạn bởi một số yếu tố thể
chất và xã hội. [17] Parsons xác định rằng mỗi cá nhân đều có những kỳ vọng về
hành động và phản ứng của người khác đối với hành vi của chính mình; và những kỳ vọng
đó (nếu thành công) sẽ “xuất phát” từ các chuẩn mực
và giá trị được chấp nhận của chính cái xã hội mà họ sinh
sống. [16] Tuy nhiên, như chính Parsons nhấn mạnh, trong bối cảnh chung sẽ không bao giờ tồn tại
bất kỳ “sự phù hợp” hoàn hảo nào giữa các hành vi và các chuẩn mực, do đó, một mối
quan hệ như vậy không bao giờ hoàn chỉnh hoặc “hoàn hảo”. Các chuẩn mực
xã hội đối với Parsons
luôn có vấn đề, ông chưa bao giờ tuyên bố
(như thường bị cáo buộc) rằng các chuẩn mực xã hội thường được chấp nhận và
đồng ý, nếu điều này ngăn cản một loại luật phổ quát nào đó. Liệu các chuẩn
mực xã hội có được chấp nhận hay không, đối với Parsons chỉ đơn
giản là một câu hỏi lịch sử. Khi các hành vi được lặp đi lặp lại trong nhiều
tương tác hơn, và những kỳ vọng này được cố bám víu hoặc thể chế hóa,
thì một vai trò được tạo ra. Parsons định nghĩa “vai trò” là sự tham gia
được quy định mang
tính định chuẩn “của một người trong một quá trình tương tác xã hội cụ thể với các đối tác-vai trò cụ thể, riêng biệt.” [18] Mặc dù mọi
cá nhân, về mặt lý thuyết, đều có thể hoàn thành bất kỳ vai trò nào, nhưng người ta mong muốn cá nhân đó phải phù hợp với các chuẩn mực chi phối bản chất của vai
trò mà họ thực hiện. [19] Hơn nữa, một người có thể thực hiện và vẫn thực hiện đồng thời nhiều vai trò
khác nhau. Theo một nghĩa nào đó, một cá nhân có thể được coi là một “cấu phần” [15] của các vai trò mà anh
ta quen thuộc. Chắc chắn, ngày
nay, khi được yêu cầu mô tả bản thân, thì hầu hết mọi người sẽ trả
lời bằng cách quy
chiếu vào vai trò xã hội của họ. Sau này Parsons đã phát triển ý
tưởng về các vai trò thành
các tập hợp các vai trò bổ sung cho nhau trong
việc thực hiện các chức năng cho xã hội. [16] Một số vai trò bị
ràng buộc trong các thể chế và các cấu trúc xã hội (kinh tế, giáo dục, pháp lý và cả dựa vào giới). Đây là
những vai trò mang tính
chức năng, theo nghĩa chúng hỗ trợ xã hội trong việc vận hành [20] và
thực hiện các nhu cầu chức năng của nó, sao cho xã hội vận hành
trơn tru. Một xã hội không có xung đột, nơi mọi người đều biết những gì mọi người mong đợi ở anh
ta, và nơi những kỳ vọng này luôn được đáp ứng, thì xã hội đó đang ở trong trạng thái cân
bằng hoàn hảo.
Đối với Parsons,
các quy trình chủ
chốt đạt được trạng thái cân bằng này chính là quá trình xã hội hóa** và kiểm soát xã hội. Xã hội hóa rất quan trọng vì nó là cơ chế chuyển giao
các chuẩn mực và giá trị được chấp nhận của xã hội cho các cá nhân trong hệ
thống. Xã hội hóa hoàn hảo diễn ra khi các chuẩn mực và giá trị này hoàn toàn được nội tại hóa, khi chúng
trở thành một phần tính cách của cá nhân. [21] Parson tuyên bố rằng “điểm này [...]
độc lập với ý nghĩa trong đó [cái] cá nhân được tự chủ
hoặc sáng tạo một cách cụ thể chứ
không phải là
“thụ động” hoặc “tuân thủ”, vì tính cá nhân và tính sáng tạo, ở một
mức độ đáng kể,
chính là các hiện tượng thể chế hóa các
kỳ vọng” [22]; chúng được cấu
trúc thành về phương diện văn hóa. Xã hội hóa được hỗ
trợ bởi
việc thưởng phạt đối với các
hành vi vai trò đáp ứng hay
không đáp ứng được các kỳ vọng ấy. [23] Một hình phạt có thể phi chính thức, như cái cười khẩy, một lời
đàm tiếu, hoặc chính thức hơn, thông qua các thể chế như nhà tù và trại tâm thần. Nếu
hai quá trình này vận
hành hoàn hảo, thì
xã hội sẽ trở nên tĩnh, không thay đổi,
và trong thực tế, điều này khó có thể tồn tại lâu dài. Parsons
nhận ra điều này, khi
ông cho rằng “cấu trúc của hệ
thống là có vấn đề và cần
phải thay đổi”, [24] và khái niệm
về xu hướng cân bằng
của ông “không ngụ ý sự thống trị mang tính kinh nghiệm của sự
thay đổi liên tục
tính ổn định.” [25] Tuy nhiên,
ông thực sự tin rằng những
thay đổi này xảy ra theo cách tương đối suôn sẻ. Các cá nhân tương tác với các
tình huống thay
đổi sẽ thích nghi thông
qua một quá trình “thương lượng vai
trò”. [26] Một khi
các vai trò được thiết lập, chúng sẽ
tạo ra các chuẩn mực hướng dẫn hành động tiếp theo và do đó được thể chế
hóa, tạo sự ổn định xuyên
suốt các tương tác xã hội. Ở
nơi không thể điều chỉnh được quá trình thích ứng, do những cú sốc mạnh hoặc
thay đổi căn bản ngay lập tức, thì
xảy ra sự phân
hủy cấu trúc, và hoặc là cấu trúc mới (và
do đó sẽ có một hệ thống mới)
được hình thành, hoặc là
xã hội sẽ diệt
vong. Mô hình thay đổi xã hội này đã được mô tả như là một “trạng thái cân bằng động”, [27] và nhấn mạnh
vào mong muốn có được trật tự xã hội.
Robert Merton
Robert K. Merton là một nhà chức năng luận và về cơ bản, ông đồng ý với lý thuyết Parsons. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng có một vấn đề ở chỗ nó quá khái quát hóa [Holmwood, 2005: 100]. Merton có xu hướng nhấn mạnh lý thuyết tầm trung hơn là một lý thuyết lớn, có nghĩa là ông có thể giải quyết cụ thể một số hạn chế trong lý thuyết Parsons. Ông đã xác định 3 hạn chế chính: i) tính thống nhất chức năng, ii) chức năng luận phổ quát, và iii) tính tất yếu không thể thiếu [Ritzer in Gingrich, 1999]. Ông cũng phát triển khái niệm về sự lệch lạc và sự phân biệt giữa các chức năng ẩn và hiện. Merton phê phán sự thống nhất chức năng, khi cho rằng không phải tất cả các bộ phận của một xã hội hiện đại, phức tạp đều hoạt động vì sự thống nhất chức năng của xã hội. Một số thể chế và cấu trúc có thể có các chức năng khác, và một số thậm chí, nói chung có thể là rối loạn chức năng, hoặc có chức năng đối với một số thể chế và cấu trúc, trong khi đó lại bị rối loạn chức năng đối với thể chế và cấu trúc khác. Điều đó là do không phải tất cả các cấu trúc đều mang tính chức năng đối với toàn xã hội. Một số thực hành chỉ có chức năng cho một cá nhân hoặc một nhóm thống trị [Holmwood, 2005: 91]. Ở đây Merton đưa các khái niệm quyền lực và cưỡng bức vào chức năng luận và xác định các vị trí căng thẳng có thể dẫn đến đấu tranh hoặc xung đột. Merton tuyên bố rằng bằng cách nhận ra và xem xét các khía cạnh rối loạn chức năng của xã hội, chúng ta có thể giải thích sự phát triển và tồn tại bền bỉ của các lựa chọn thay thế. Do đó, như Holmwood tuyên bố, “Rõ ràng Merton đã tạo ra các vấn đề trung tâm là quyền lực và xung đột để nghiên cứu trong một hệ mẫu chức năng luận (functionalist paradigm) [2005: 91]. Merton cũng lưu ý rằng có thể có các lựa chọn thay thế chức năng cho các thể chế và cấu trúc hiện đang thực hiện các chức năng của xã hội. Điều này có nghĩa là các thể chế hiện tồn là không thể thiếu đối với xã hội. Merton tuyên bố rằng, “hệt như cùng một hạng mục có thể có nhiều chức năng, do đó, chức năng tương tự có thể được thực hiện một cách khác nhau bằng các hạng mục thay thế, [được trích dẫn trong Holmwood, 2005: 91]. Khái niệm về các lựa chọn thay thế chức năng này rất quan trọng vì nó quy giản xu hướng của chức năng luận vào việc ngụ ý chấp thuận hiện trạng. Lý thuyết về sự lệch lạc của Merton bắt nguồn từ ý tưởng về anomie (vô quy phạm) của Durkheim. Nó là trung tâm trong việc giải thích các cách thức biến đổi nội tại có thể xảy ra trong một hệ thống. Đối với Merton, anomie có nghĩa là sự gián đoạn giữa các mục tiêu văn hóa và các phương pháp được chấp nhận có sẵn để tiếp cận chúng. Merton tin rằng có 5 tình huống mà một tác nhân phải đối mặt: i) Sự phù hợp xuất hiện khi một cá nhân có phương tiện và mong muốn đạt được các mục tiêu văn hóa thông qua quá trình xã hội hóa bản thân mình; ii) Đổi mới xuất hiện khi một cá nhân cố gắng đạt được các mục tiêu văn hóa được chấp nhận nhưng lại chọn thực hiện điều đó bằng phương pháp mới hoặc không được chấp nhận; iii) Nghi thức xuất hiện khi một cá nhân tiếp tục làm những việc bị xã hội cấm đoán nhưng lại đánh mất việc đạt được các mục tiêu; iv) Thái độ từ bỏ là sự khước từ cả phương tiện lẫn mục tiêu xã hội; v) Nổi loạn là sự kết hợp của sự từ chối các mục tiêu và phương tiện xã hội và thay thế các mục tiêu và phương tiện khác. Do đó, có thể thấy rằng biến đổi có thể xảy ra trong nội bộ xã hội thông qua đổi mới hoặc nổi loạn. Đúng là xã hội sẽ cố gắng kiểm soát các cá nhân này và phủ nhận các biến đổi đó, nhưng vì đổi mới hoặc nổi loạn tạo đà, nên xã hội cuối cùng sẽ thích nghi hoặc đối mặt với sự tan rã. Đóng góp quan trọng cuối cùng của Merton cho chức năng luận là ông phân biệt được các chức năng ẩn và hiện. Các chức năng hiện đề cập đến các ý định có ý thức của các tác nhân; các chức năng ẩn là các hệ quả khách quan của các hành động của chúng, thường là ngoài ý muốn [Holmwood, 2005: 90]. Merton đã sử dụng ví dụ về điệu nhảy mưa của người Hopi để chỉ ra rằng đôi khi một sự hiểu biết cá nhân về động cơ hành động của họ có thể không giải thích đầy đủ lý do tại sao hành động đó tiếp tục được thực hiện. Đôi khi các hành động thực hiện một chức năng mà tác nhân không biết và đây là chức năng ẩn của một hành động.
Almond
và Powell
Vào những năm 1970, các nhà khoa học chính trị Gabriel
Almond và Bingham Powell đã giới thiệu một phương pháp tiếp cận chức năng luận cấu trúc để so
sánh các hệ thống chính trị. Họ lập luận rằng, để hiểu một hệ thống chính trị,
cần phải hiểu không chỉ các thể chế (hoặc các cấu trúc) mà còn phải hiểu cả các chức năng
tương ứng của chúng. Họ cũng nhấn mạnh rằng các thể chế này, để hiểu đúng, phải
được đặt trong bối cảnh lịch sử có ý nghĩa và năng động. Ý tưởng này trái ngược
hoàn toàn với các cách tiếp cận phổ biến trong lĩnh vực chính trị so sánh - lý
thuyết xã hội-nhà nước và lý thuyết phụ thuộc. Đây là hậu duệ của lý thuyết hệ thống của
David Easton trong các
quan hệ quốc tế, một quan điểm mang tính cơ giới luận coi tất cả các hệ
thống chính trị về cơ bản là giống nhau, tuân theo các quy luật “kích thích và
phản ứng” như nhau - hoặc đầu vào và đầu ra - trong khi ít chú ý đến các đặc trưng độc đáo. Cách tiếp cận chức năng luận cấu trúc dựa trên quan điểm cho rằng một hệ thống chính
trị được tạo thành từ một số thành phần chủ chốt, bao gồm các nhóm lợi
ích, các đảng chính trị và các nhánh cầm quyền. Ngoài các cấu trúc,
Almond và Powell cho thấy một hệ thống chính trị bao gồm nhiều chức năng khác
nhau, chủ yếu trong đó là xã hội hóa chính trị, tuyển dụng và truyenf thông: xã hội hóa đề
cập đến cách thức mà các xã
hội truyền đạt các giá trị và niềm tin của họ cho các thế hệ kế tiếp, và về mặt
chính trị, nó mô tả quá trình mà một
xã hội khắc ghi các đức tính công dân, hoặc các thói quen của quyền công dân mang lại hiệu quả mong muốn; tuyển dụng biểu
thị quá trình mà một hệ thống chính trị tạo ra sự quan tâm, cam kết và sự tham gia
của công dân; và truyền thông đề cập đến cách thức mà một hệ thống truyền bá các giá trị và
thông tin của nó.
Chức năng cấu trúc và huyết thống đơn tuyến
Bằng
nỗ lực giải thích sự ổn định xã hội của các xã hội “nguyên thủy” phi nhà nước châu Phi nơi họ
tiến hành các nghiên cứu thực địa, Evans-Pritchard (1940) và Meyer Fortes (1945) cho rằng
người Tallensi và người
Nuer chủ yếu được tổ chức xung quanh các nhóm huyết thống đơn tuyến. Các nhóm như vậy được đặc trưng bởi các mục đích chung, chẳng hạn như
quản lý tài sản hoặc bảo vệ chống lại các cuộc tấn công; họ tạo thành một cấu
trúc xã hội bền vững, tồn tại lâu dài vượt
khỏi vòng đời của các thành viên. Trong trường hợp người Tallensi và người Nuer, các nhóm hợp nhất này dựa trên mối
quan hệ họ hàng, phù hợp với các cấu trúc lớn hơn của huyết thống đơn tuyến; do đó mô
hình của Evans-Pritchard và Fortes được gọi là “lý thuyết huyết thống”. Hơn nữa, trong bối cảnh châu Phi ấy, sự phân chia lãnh thổ
được liên kết với dòng dõi; do đó, lý thuyết huyết
thống đã tổng hợp cả máu và đất thành hai mặt của một đồng tiền
(Kuper, 1988: 195).
Tuy nhiên, mối quan hệ gắn
bó với cha mẹ mà thông
qua họ huyết thống không được tính đến, thì chỉ được coi là bổ
sung hoặc thứ yếu (Fortes tạo ra khái niệm “dòng dõi bổ sung”), có tính đến mối quan hệ họ hàng thông qua huyết thống được coi là lực
lượng tổ chức chính của các hệ thống xã hội. Do việc đặc biệt nhấn mạnh vào huyết thống đơn tuyến, mà lý thuyết quan hệ họ hàng mới này được gọi là “lý thuyết huyết thống”. Không lâu sau,
lý thuyết huyết thống đã nhận được những lời chỉ trích. Nhiều xã hội bộ lạc châu Phi dường như khá phù hợp với mô
hình mạch lạc này, mặc dù các nhà Phi châu học như Richards,
cũng cho rằng Fortes và Evans-Pritchard đã cố tình hạ thấp các mâu thuẫn nội tại và nhấn mạnh quá
mức tính ổn định của hệ thống huyết
thống địa phương và tầm quan trọng của chúng đối với việc tổ chức của xã
hội. [28] Tuy nhiên, trong nhiều vùng châu Á, các vấn đề thậm
chí còn rõ ràng hơn. Ở Papua New Guinea, các nhóm huyết thống phụ hệ địa phương bị phân mảnh và hầu hết lại không phải huyết thống theo dòng cha. Các phân biệt vị thế không phụ thuộc vào huyết
thống, và các phả hệ quá ngắn không
thể giải thích cho tính đoàn kết xã hội thông qua việc xác định bằng một tổ tiên chung. Cụ
thể, hiện tượng quan hệ họ hàng
cùng gốc (hoặc song phương) đã đặt ra một vấn đề nghiêm túc đối với đề xuất cho rằng các nhóm huyết thống là yếu tố chính
đằng sau các cấu trúc xã hội của các xã hội “nguyên thủy”.
Bài phê bình của Leach (1966) xuất hiện dưới hình thức lập luận kinh điển kiểu Malinowskian, chỉ ra rằng “trong các nghiên cứu của Evans-Pritchard về người Nuer và cả trong các nghiên cứu của Fortes về huyết thống đơn tuyến của người Tallensi hóa ra phần lớn lại là một khái niệm lý tưởng mà theo đó các sự kiện thực nghiệm chỉ được ghép vào bằng cách hư cấu.” (1966: 8). Tính tư lợi, thủ đoạn, thao túng và cạnh tranh của con người đã bị bỏ qua. Hơn nữa, lý thuyết huyết thống đã lờ đi tầm quan trọng của hôn nhân và quan hệ thân thuộc nội ngoại, được nhân học cấu trúc của Levi-Strauss nhấn mạnh, pahir trả giá bằng việc nhấn mạnh quá mức vai trò của huyết thống. Theo Leach: “Tầm quan trọng hiển nhiên gắn liền với các mối quan hệ họ hàng mẫu hệ và các mối quan hệ nội ngoại không được giải thích nhiều đến mức như đã thanh minh.” [29]
Phê phán
Trong những năm 1960, chức năng luận đã bị chỉ trích vì không thể giải thích các biến đổi xã hội, hoặc các mâu thuẫn và xung đột cấu trúc (và do đó thường được gọi là “lý thuyết đồng thuận”). Sự bác bỏ chỉ trích thứ hai về chức năng luận, cho rằng nó tĩnh tại và không có khái niệm về biến đổi, đã được nói rõ ở trên, bằng cách kết luận rằng trong khi lý thuyết của Parsons cho phép giải thích biến đổi, đó là một quá trình biến đổi có trật tự [Parsons, 1961: 38], một trạng thái cân bằng động. Do đó, việc cho rằng lý thuyết của Parsons về xã hội là tĩnh tại thì lại không chính xác. Đúng là nó nhấn mạnh tính cân bằng và việc duy trì hoặc nhanh chóng quay trở lại với trật tự xã hội, nhưng đây là sản phẩm của thời kỳ mà Parsons viết về vấn đề này (sau Thế chiến II, và bắt đầu chiến tranh lạnh). Xã hội đang trong biến động và nỗi sợ hãi bao trùm. Vào thời điểm đó, trật tự xã hội rất quan trọng và điều này được phản ánh trong xu hướng của Parsons nhằm thúc đẩy trạng thái cân bằng và trật tự xã hội hơn là biến đổi xã hội. Hơn nữa, Durkheim thiên về hình thức cấp tiến của xã hội chủ nghĩa phường hội cùng với những diễn giải chức năng luận. Ngoài ra, chủ nghĩa Mác, trong khi thừa nhận các mâu thuẫn xã hội, lại vẫn sử dụng các diễn giải chức năng luận. Lý thuyết tiến hóa của Parsons mô tả các hệ thống và các phụ hệ thống phân hóa và tái hòa nhập, do đó tối thiểu cũng là xung đột tạm thời trước khi tái hòa nhập (ibid). “Thực tế là phân tích chức năng có thể được một số người xem là cố hữu bảo thủ và được những người khác xem là cố hữu cực đoan đã cho thấy rằng nó có thể cố hữu không hề bảo thủ và cũng chẳng cực đoan.” (Merton 1957: 39)
Những lời chỉ trích mạnh mẽ hơn bao gồm lập luận nhận thức luận cho rằng chức năng luận mang tính mục đích luận, đó là nỗ lực giải thích sự phát triển của các thể chế xã hội chỉ thông qua việc dựa vào các tác động được gán cho chúng và do đó giải thích hai lý lẽ trên một cách vòng quanh. Tuy nhiên, Parsons đã trực tiếp dựa vào nhiều khái niệm của Durkheim trong việc tạo ra lý thuyết của mình. Chắc chắn Durkheim là một trong những nhà lý thuyết đầu tiên giải thích một hiện tượng có liên quan đến chức năng mà nó phục vụ cho xã hội. Ông nói, “việc xác định chức năng là...cần thiết cho việc giải thích đầy đủ về hiện tượng đó” [được trích dẫn trong Coser, 1977: 140]. Tuy nhiên, Durkheim đã phân biệt rõ ràng giữa phân tích lịch sử và chức năng, bằng cách cho rằng, “khi...việc giải thích một hiện tượng xã hội được thực hiện, chúng ta phải tìm kiếm một cách riêng rẽ cái nguyên nhân có hiệu lực tạo ra nó và chức năng mà nó thực hiện [trích dẫn trong Coser, 1977 : 140]. Nếu Durkheim đã phân biệt rõ như vậy, thì rất có thể Parsons đã không làm điều đó. Tuy nhiên Merton tuyên bố rõ ràng rằng phân tích chức năng không tìm cách giải thích tại sao hành động xảy ra trong trường hợp đầu tiên, mà lại giải thích tại sao nó tiếp tục hoặc được tái diễn. Ông nói rằng “các chức năng ẩn...góp phần đáng kể vào việc giải thích sự tiếp tục của mô thức” [được trích dẫn trong Elster, 1990: 130, nhấn mạnh thêm]. Do đó, có thể lập luận rằng chức năng luận không giải thích nguyên nhân ban đầu của một hiện tượng có liên quan đến tác động của nó, và vì vậy nó không mang tính mục đích luận. Một chỉ trích khác mô tả lập luận bản thể luận cho rằng xã hội không thể có các “nhu cầu” như một con người, và ngay cả khi xã hội có các nhu cầu thì nó cũng không cần phải đáp ứng. Anthony Giddens cho rằng tất cả các giải thích mang tính chức năng luận có thể được viết lại dưới dạng các giải thích lịch sử về những hành động và hậu quả của con người cá nhân (xem lý thuyết Cấu trúc).
Một chỉ trích nữa nhắm vào chức năng luận là nó không có ý nghĩa về tác dụng, vì các cá nhân được coi là những con rối, hoạt động như vai trò của họ đòi hỏi. Tuy nhiên, Holmwood tuyên bố rằng các hình thức chức năng luận tinh vi nhất dựa trên cơ sở “một khái niệm hành động phát triển cao” [2005: 107], và như đã được giải thích ở trên, Parsons lấy cá nhân và hành động của họ làm xuất phát điểm. Tuy nhiên, lý thuyết của ông không nói rõ làm thế nào các tác nhân này thực thi tác dụng của chúng để phản đối việc xã hội hóa và khắc ghi các chuẩn mực được chấp nhận. Như đã được trình bày ở trên, Merton đã giải quyết giới hạn này thông qua khái niệm lệch lạc (deviance) của mình, và do đó có thể thấy rằng chức năng luận đã chú ý đến tác dụng của nó. Tuy nhiên, không thể giải thích lý do tại sao các cá nhân lại chọn chấp nhận hoặc từ chối các chuẩn mực được chấp nhận, tại sao và trong hoàn cảnh nào họ chọn thực hiện tác dụng của chúng và điều này vẫn là một hạn chế đáng kể của lý thuyết ấy. Những chỉ trích tiếp theo đã được những người ủng hộ các lý thuyết xã hội khác chĩa thẳng vào chức chức năng luận, đặc biệt là các lý thuyết gia xung đột, các nhà Marxists, các nhà nữ quyền luận và các nhà hậu hiện đại luận. Các lý thuyết gia xung đột chỉ trích khái niệm các hệ thống của chức năng luận là đánh giá quá cao tầm quan trọng của hội nhập và đồng thuận, và bỏ qua độc lập và xung đột [Holmwood, 2005: 100]. Lockwood [trong Holmwood, 2005: 101], đồng ý với lý thuyết xung đột, cho rằng lý thuyết Parsons đã bỏ qua khái niệm mâu thuẫn hệ thống. Ông đã không tính đến các bộ phận của hệ thống có thể có xu hướng tích hợp kém. Theo Lockwood, chính những xu hướng này xuất hiện dưới dạng đối lập và xung đột giữa các tác nhân. Tuy nhiên, tư tưởng của Parsons cho rằng các vấn đề về xung đột và hợp tác lại luôn xoắn xuýt với nhau, và trong mô hình của ông luôn tìm cách giải thích cho cả hai [Holmwood, 2005: 103].
Tuy nhiên, trong trường hợp này, ông đã bị giới hạn bởi
phân tích của mình về một xã hội “kiểu lý tưởng” được đặc trưng bởi sự đồng thuận. Merton, trong bài phê bình của ông về sự thống
nhất chức năng
(functional unity), đã đưa vào chức năng luận một phân tích rõ
ràng về căng thẳng và xung đột. Chủ nghĩa Marx đã được hồi sinh ngay sau khi xuất
hiện lý thuyết xung đột, đã chỉ trích xã hội học chuyên nghiệp (chức năng luận cũng như lý thuyết xung đột)
vì đã trở thành tên lính
xung kích cho chủ nghĩa tư bản phúc lợi tiên tiến [Holmwood, 2005:
103]. Gouldner [trong Holmwood, 2005: 103] cho rằng lý thuyết Parsons đặc biệt là một biểu hiện của các lợi ích chi phối
của chủ nghĩa tư bản phúc lợi, biện minh cho các thể chế có
liên quan đến chức năng mà chúng thực hiện cho xã
hội. Có thể là công trình của Parsons ngụ
ý hoặc nói rõ rằng một số thể chế nhất định là cần thiết để đáp ứng các điều
kiện tiên quyết mang
tính chức năng của xã hội, nhưng liệu đây có phải là như vậy hay không,
Merton tuyên bố rõ ràng rằng các thể chế là
không thể thiếu được
và có những sự thay thế về
chức năng. Việc ông không xác định bất
kỳ thay thế nào cho các thể chế hiện tại đã thực sự phản ánh thiên hướng bảo thủ, như đã
nói ở trên, đó là một sản phẩm của thời gian cụ thể khi ông viết công trình này. Trong khi chức năng luận lùi dẫn vào hậu trường thì nữ quyền luận lại khởi phát, và nó đã ra sức chỉ trích triệt để
chức năng luận. Nữ quyền luận cho rằng chức năng luận đã bỏ qua tình trạng đàn áp phụ nữ
trong chính cấu trúc gia
đình. Tuy nhiên, Holmwood [2005: 103] cho thấy Parsons thực tế đã mô tả các
tình huống căng thẳng và xung đột hiện
tồn hoặc sẽ diễn ra, ngay cả
khi ông không nói thẳng ra những xung đột
đó. Một số nhà nữ quyền luận
đồng ý, khi cho rằng Parsons đã mô tả chính xác về các tình huống này.
[Johnson ở Holmwood, 2005: 103].
Mặt khác, Parsons đã thừa nhận rằng ông đã quá đơn giản hóa phân tích chức năng của mình về phụ nữ liên quan đến công việc và gia đình, mà lại tập trung vào các chức năng tích cực của gia đình đối với xã hội, chứ không phải tập trung vào rối loạn chức năng đối với phụ nữ. Merton cũng vậy, mặc dù giải quyết các tình huống trong đó đồng thời có cả chức năng và rối loạn chức năng, nhưng lại thiếu “tính nhạy cảm nữ quyền” [Holmwood, 2005: 103], mặc dù đây có thể là một sản phẩm của nỗi khát khao trật tự xã hội. Chủ nghĩa hậu hiện đại, với tư cách một lý thuyết, chính là sự phê phán những khẳng định về tính khách quan. Do đó, ý tưởng về lý thuyết lớn có thể giải thích xã hội trong mọi hình thức được xử lý bằng sự hoài nghi tối thiểu. Phê phán này rất quan trọng vì nó phơi bày mối hiểm họa mà lý thuyết lớn có thể đặt ra, khi không được xem là một quan điểm hạn chế, như một cách hiểu về xã hội. Jeffrey Alexander (1985) coi chức năng luận là một trường phái rộng lớn hơn là một phương pháp hay hệ thống cụ thể, chẳng hạn như chức năng luận của Parson, có khả năng lấy trạng thái cân bằng (ổn định) làm một điểm tham chiếu thay vì giả định và coi sự khác biệt về cấu trúc như một hình thức chủ yếu của biến đổi xã hội. “Cái tên 'chức năng luận' ngụ ý một sự khác biệt về phương pháp hoặc lối diễn giải thực sự không tồn tại.” (Davis 1967: 401) Điều này đã loại bỏ việc coi nó như là thứ quyết định luận bị chỉ trích ở trên. Cohen cho rằng thay vì các nhu cầu mà một xã hội có những sự kiện mang tính định hướng: các đặc điểm của môi trường xã hội hỗ trợ cho sự tồn tại của các thể chế xã hội cụ thể nhưng lại không phải là nguyên nhân của chúng. (sđd)
____________________________________
Nguồn: https://pdfs.semanticscholar.org/.pdf
Ghi chú của người dịch:
* Chưa rõ tác giả
** Xã hội hóa là quá trình các cá nhân học hỏi các chuẩn mực và giá trị
của xã hội, dẫn đến sự gắn kết xã hội (social cohesion) và một xã hội mang tính chức năng. Trước hết mọi
người được xã hội hóa thành các chuẩn mực gia đình
và cộng đồng địa phương thông qua xã hội hóa sơ cấp (primary socialisation) và sau đó học hỏi các giá trị phổ quát (các
chuẩn mực và giá trị của xã hội rộng lớn hơn) thông qua xã hội hóa thứ cấp (secondary socialisation) bằng các thể chế như hệ thống giáo dục, tôn giáo và
truyền thông.
Bibliography
Barnard,
A. 2000. History and Theory in Anthropology. Cambridge: CUP.
Barnard,
A., and Good, A. 1984. Research Practices in the Study of Kinship. London:
Academic Press.
Barnes,
J. 1971. Three Styles in the Study of Kinship. London: Butler & Tanner.
Holy,
L. 1996. Anthropological Perspectives on Kinship. London: Pluto Press.
Kuper,
A. 1988. The Invention of Primitive Society: Transformations of an Illusion.
London: Routledge.
Kuper,
A. 1996. Anthropology and Anthropologists. London: Routledge.
Layton,
R. 1997. An Introduction to Theory in Anthropology. Cambridge: CUP.
Leach,
E. 1954. Political Systems of Highland Burma. London: Bell.
Leach,
E. 1966. Rethinking Anthropology. Northampton: Dickens.
Levi-Strauss,
C. 1969. The Elementary Structures of Kinship. London: Eyre and Spottis-woode.
Coser,
L., (1977) Masters of Sociological Thought: Ideas in Historical and Social
Context, 2nd Ed., Fort Worth:Harcourt Brace Jovanovich, Inc., pp. 140–143.
Craib,
I., (1992) Modern Social Theory: From Parsons to Habermas, Harvester
Wheatsheaf, London
Cuff,
E. & Payne, G.,(eds) (1984) Perspectives in Sociology, Allen & Unwin,
London
Davis,
K (1959). "The Myth of Functional Analysis as a Special Method in
Sociology and Anthropology",American Sociological Review, 24(6), 757-772.
Elster,
J., (1990), “Merton's Functionalism and the Unintended Consequences of Action”,
in Clark, J., Modgil, C.& Modgil, S., (eds) Robert Merton: Consensus and
Controversy, Falmer Press, London, pp. 129–35
Gingrich
, P., (1999) “Functionalism and Parsons” in Sociology 250 Subject Notes,
University of Regina,accessed, 24/5/06, url: http://uregina.ca/~gingrich/n2f99.htm Structural functionalism10
Holmwood,
J., (2005) “Functionalism and its Critics” in Harrington, A., (ed) Modern
Social Theory: anintroduction, Oxford University Press, Oxford, pp. 87–109
Homans,
George Casper (1962). Sentiments and Activities. New York: The Free Press of
Glencoe.
Hoult,
Thomas Ford (1969). Dictionary of Modern Sociology.
Lenski,
Gerhard (1966). "Power and Privilege: A Theory of Social
Stratification." New York: McGraw-Hill.
Lenski,
Gerhard (2005). "Evolutionary-Ecological Theory." Boulder, CO:
Paradigm.
Maryanski,
Alexandra (1998). "Evolutionary Sociology." Advances in Human
Ecology. 7:1-56.
Maryanski,
Alexandra and Jonathan Turner (1992). "The Social Cage: Human Nature and
the Evolution ofSociety." Stanford: Stanford University Press.
Marshall,
Gordon (1994). The Concise Oxford Dictionary of Sociology. ISBN 019285237X
Merton,
Robert (1957). Social Theory and Social Structure, revised and enlarged.
London: The Free Press ofGlencoe.
Nolan,
Patrick and Gerhard Lenski (2004). Human Societies: An Introduction to
Macrosociology." Boulder, CO:Paradigm.
Parsons,
Talcott (1951) The Social System, Routledge, London
Parsons,
T., & Shils, A., (eds) (1976) Toward a General Theory of Action, Harvard
University Press, Cambridge
Parsons,
T., (1961) Theories of Society: foundations of modern sociological theory, Free
Press, New York
Perey,
Arnold (2005) "Malinowski, His Diary, and Men Today [30] (with a note on
the nature of Malinowskianfunctionalism)
Ritzer,
G., (1983) Sociological Theory, Knopf Inc, New York
Sanderson,
Stephen K. (1999). "Social Transformations: A General Theory of Historical
Development." Lanham,MD: Rowman & Littlefield.
Turner,
Jonathan (1985). "Herbert Spencer: A Renewed Appreciation." Beverly
Hills: Sage.
Turner,
Jonathan (1995). "Macrodynamics: Toward a Theory on the Organization of
Human Populations." NewBrunswick: Rutgers University Press.
Turner,
Jonathan and Jan Stets (2005). "The Sociology of Emotions."
Cambridge. Cambridge University Press.
References
[1]Urry,
John (2000). "Metaphors" (http://books.google.co.uk/books?. Sociology
beyond societies:mobilities for the twenty-first century. Routledge. p. 23.
ISBN 978-0-415-19089-3. [2]Bourricaud, F. 'The Sociology of Talcott Parsons'
Chicago University Press. ISBN 0-226-067564. p. 94
[3]Talcott
Parsons, "The Present Status of "Structural-Functional" Theory
in Sociology." In Talcott Parsons, Social Systems and The Evolutionof
Action Theory New York: The Free Press, 1975.
[4]http://www.as.ua.edu/ant/Faculty/murphy/function.htm
Department of Anthropology College of Arts and Sciences The University
ofAlabama: Anthropological theories
[5]Giddens,
Anthony "The Constitution of Society" in The Giddens Reader Philip
Cassell (eds.) MacMillan Press pp.88
[6]Fish,
Jonathan S. 2005. Defending the Durkheimian Tradition. Religion, Emotion and
Morality Aldershot: Ashgate Publishing.
[7]Jay
J. Coakley, Eric Dunning, Handbook of sports studies
[8]Slattery,
Martin. 1993. Key Ideas in Sociology. Cheltenham: Nelson Thornes, Ltd.
[9]Giddens,
Anthony "The Constitution of Society" in The Giddens Reader Philip
Cassell (eds.) MacMillan Press pp.89
[10]BARNES,
B. 1995. The Elements of Social Theory. London: UCL Press. Quoted in Jay J.
Coakley, Eric Dunning, Handbook of sportsstudies
[11]Cassell,
Philip The Giddens Reader (1993) The Macmillan Press Ltd, pp. 6
[12]Turner,
1985
[13]See
Turner 1985
[14]Nolan
and Lenski, 2004; Maryanski and Turner 1992
[15]Parsons
& Shills, 1976:190
[16]Parsons,
1961:41
[17]Craib,
1992:40
[18]1961:43-44
[19]Cuff
& Payne, 1984:44
[20]Gingrich,
1999
[21]Ritzer,
1983:196
[22]1961:38
[23]Cuff & Payne, 1984:46.
[24]1961:37.
[25]1961:39.
[26]Gingrich, 1991
[27]Gingrich, 1991.
[28]cf. Kuper, 1988:196, 205-6
[29]ibid
[30]http://www.perey-anthropology.net/Aesthetic-Realism-Malinowski.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét