Powered By Blogger

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2021

Đô thị trong viễn cảnh toàn cầu

Hà Hữu Nga

Khái niệm đô thị

Một khu vực đô thị một vị trí đặc trưng bởi mật độ dân số cao và các đặc điểm kiến tạo con người - với các điều kiện đáp ứng các nhu cầu sinh nhai, các yêu cầu phát triển, các quyền - rộng lớn hơn nhiều so với các khu vực xung quanh. Khu vực đô thị có thể là thành phố, thị xã, thị trấn, và thông thường không mở rộng đến các khu định cư nông thôn như làng, thôn, xóm. Dân số đô thị trên thế giới vào năm 1950 chỉ 746 triệu, nhưng đến năm 2009 đã lên đến 3,42 tỷ người, kể từ đó phần đô thị của thế giới đã lớn hơn nông thôn. đến năm 2012 dân số toàn thế giới đã lên đến 7,25 tỷ trong đó 3,9 tỷ sống trong các đô thị [United Nations, Department of Economic and Social Affairs 2013]. Cục Điều tra Dân số Mỹ định nghĩa đô thị bao gồm tất cả các lãnh thổ, dân số và các đơn vị nhà trong các khu vực đã đô thị hoá và ở những nơi 2.500 người trở lên nằm ngoài các khu vực đã đô thị hoá. Cụ thể hơn, đô thị bao gồm lãnh thổ, con người, và các đơn vị nhà ở: i) Những nơi có 2.500 người trở lên được hợp nhất lại thành các thành phố, làng, quận (trừ Alaska New York),  thị trấn (trừ sáu bang New England, New YorkWisconsin), nhưng không bao gồm các bộ phận nông thôn của “các thành phố mở rộng; ii) Cuộc điều tra dân số xác định có 2.500 người trở lên; iii) Lãnh thổ khác, kết hợp hoặc tách rờiđược hợp nhất vào khu vực đã đô thị hoá [United States Census Bureau, Geography Division 1995, 2013].

Cũng trong cuộc điều tra năm 1995, lãnh thổ, dân số và các đơn vị nhà ở không được phân loại như đô thị thì tạo thành “nông thôn. “Nông thôn được chia thành “những nơi có dưới 2.500 người” “không thuộc những nơi cư trú đó. Thể loại “không thuộc những nơi cư trú đó bao gồm: nông thôn bên ngoài những nơi hợp nhất cuộc điều tra dân số chỉ định những nơi và các bộ phận nông thôn thuộc các thành phố mở rộng. Trong nhiều sản phẩm dữ liệu, người ta cũng sử dụng thuật ngữ “nông thôn khác”, một thể loại còn lại cụ thể đối với việc phân loại vùng nông thôn trong từng sản phẩm dữ liệu điều tra [United States Census Bureau, Geography Division 1995, 2013]. Trong các sản phẩm dữ liệu mẫu, dân số nông thôn các đơn vị nhà ở được chia thành “trang trại nông thôn “không phải trang trại nông thôn”. “Trang trại nông thôn bao gồm tất cả các hộ gia đình nông thôn và các đơn vị nhà ở trong các trang trại (những nơi bán sản phẩm nông nghiệp từ 1.000 USD trở lên vào năm 1989); “không phải trang trại nông thôn” bao gồm phần nông thôn còn lại. Việc phân loại đô thị nông thôn như trên cắt qua toàn bộ các hệ thống phân cấp khác; nói chung thì cả lãnh thổ thành thị nông thôn trong cả các khu vực đô thị không đô thị [United States Census Bureau, Geography Division 1995, 2013].

Để cải thiện cách đo lường lãnh thổ, dân số, đơn vị nhà ở đô thị, Cục điều tra Dân số Mỹ đã chấp nhận các khái niệm về khu vực đã đô thị hoá và các ranh giới phân định cho những vị trí không hợp nhất trong cuộc điều tra dân số năm 1950. Đô thị đã được định nghĩa là lãnh thổ, con người, và các đơn vị nhà ở trong các khu vực đã đô thị hoá ngoài các khu vực đã đô thị hoá, tất cả mọi nơi, được hợp nhất hoặc chưa hợp nhất, 2.500 người trở lên. Với ba trường hợp ngoại lệ sau đây, định nghĩa đô thị của cuộc điều tra dân số năm 1950 vẫn tiếp tục không thay đổi đáng kể. Đầu tiên, trong đợt điều tra dân số vào năm 1960 (nhưng không phải các cuộc điều tra vào các năm 1970, 1980, hay 1990), một số thị trấn các bang New England, thị trấn New Jersey, Pennsylvania, Arlington County, Virginia, đã được chỉ định là đô thị. Tuy nhiên, hầu hết các khu vực thuộc quy tắc đặc biệt này dù sao thì cũng phải được phân loại là đô thị chúng đã được bao gồm trong một khu vực đã đô thị hoá hoặc ở một nơi chưa hợp nhất với 2.500 người trở lên. Thứ hai, “các thành phố mở rộng đã được xác định trong các cuộc điều tra dân số các năm 1970, 1980, 1990. Thành phố mở rộng chủ yếu ảnh hưởng đến số liệu đối với các lãnh thổ đô thị nông thôn, nhưng rất ít ảnh hưởng đến các đơn vị dân số và nhà ở đô thị nông thôn ở cấp quốc gia cấp bang - mặc dù đối với một số quận và các khu vực đô thị hoá riêng lẻ, thì các tác động đã rõ ràng hơn. Thứ ba, những thay đổi kể từ cuộc điều tra dân số năm 1970 theo các tiêu chí để xác định khu vực đã đô thị hoá, đã cho phép các khu vực này được xác định các trung tâm nhỏ hơn [United States Census Bureau, Geography Division 1995, 2013].

Thành phố mở rộng được đề cập đến kể từ cuộc điều tra dân số năm 1960, trong một số bang đã có xu hướng mở rộng địa giới thành phố để bao gồm cả phần lãnh thổ về cơ bản mang đặc trưng nông thôn. Việc phân loại tất cả các dân số và các đơn vị dân cư của những nơi như vậy là đô thị sẽ bao gồm trong vùng chỉ định định những con người đơn vị nhà ở có môi trường chủ yếu là nông thôn. Trong các cuộc điều tra dân số năm 1970, 1980, 1990, Cục điều tra Dân số đã xác định là nông thôn vùng lãnh thổ nào mà dân số và các đơn vị nhà ở của nó cho mỗi thành phố mở rộng có khu định cư liền kề nằm trong một khu vực đã đô thị hoá. Đối với cuộc điều tra dân số năm 1990, cách phân loại này cũng đã được áp dụng cho những nơi nhất định bên ngoài các khu vực đã đô thị hoá [United States Census Bureau, Geography Division 1995, 2013]. Cục điều tra Dân số cũng đã phác họa các khu vực đã đô thị hóa để đưa ra một cách phân biệt rõ ràng hơn về lãnh thổ, dân số và nhà ở đô thị nông thôn tại các vùng lân cận của các vị trí cư trú lớn. Một khu vực đã đô thị hóa bao gồm một hoặc nhiều hơn các vị trí ("vị trí trung tâm") lãnh thổ liền kề đông xung quanh (ven đô) với tối thiểu gồm 50.000 người. Vùng ven đô thường bao gồm lãnh thổ tiếp giáp một mật độ ít nhất 1.000 người trên một dặm vuông. Vùng ven đô còn bao gồm lãnh thổ nằm ngoài mật độ như vậy nếu nó được kết nối với vùng lõi của khu vực tiếp giáp bằng đường bộ trong vòng 1½ dặm đường từ vùng lõi đó, hoặc trong vòng 5 dặm đường tách biệt vùng lõi bằng nước hoặc vùng lãnh thổ không thể phát triển khác. Lãnh thổ khác với mật độ dân số ít hơn 1.000 người mỗi dặm vuông thì được đưa vào vùng ven đô thị nếu nó loại ra một vùng đất hoặc khép kín một vùng lõm ranh giới của khu vực đã đô thị hoá [United States Census Bureau, Geography Division 1995, 2013].

Định nghĩa thành phố

Để định nghĩa thành phố và đô thị hóa các học giả chuyên nghiên cứu về đô thị đã sử dụng cách tiếp cận đối lập văn hóa. Sxuất hiện thành phố ở châu Âu đi kèm với một thay đổi chính yếu trong đời sống xã hội, trong đó xã hội nông thôn được đặc trưng bởi những quan hệ gắn bó với sự kiểm soát hội chặt chẽ, trái ngược với hình thức danh thiếu các mối gắn kết xã hội ở các thành phố mới xuất hiện [Tonnies 1963]. Bên cạnh đó, những tác động của cuộc sống thành phố gây ra tình trạng rối loạn tâm thần nghiêm trọng vì sự thiếu vắng những tiện nghi của cuộc sống và xã hội làng quê. Tuy nhiên, Simmel đã nhìn thấy trong sự thay đổi này, một tiềm năng giải phóng cư dân nông thôn chủ yếu đã được giải thoát khỏi các thức lâu đời của sự phân cấp lòng trung thành và vị thế xã hội. Những hình thức thống trị ấy đã được thay thế bằng các đặc trưng vô nhân xưng. Thay vì quan hệ xã hội được xây dựng qua thời gian, những ấn tượng đầu tiên đã bắt đầu trở thành đặc trưng lối sống xã hội nhiều hơn, tác động ảnh hưởng, đến các khía cạnh của đời sống, chẳng hạn như thời trang [Simmel 1964]. Đỉnh cao của lối sống vô nhân xưng trong đời sống công cộng như vậy việc sử dụng tiền [Thomas, Alexander R. 2012]. Simmel đã miêu tả chủ đề này - tương tự như khái niệm tình trạng bừa bãi của Durkheim [1933, 1997] khái niệm “chiếc lồng sắt duy lý” của Weber - như kết quả phát triển quá mức của đô thị hóa bản thân cuộc sống thành phố [Weber M. 1966, 1978].

Do đó thành phố đã được định nghĩa trong mối tương quan với nông thôn, và đó là định nghĩa mang tính chức năng. Có lẽ một trong những nỗ lực đáng kể nhất để định nghĩa thành phố “là một nơi định cư lâu dài, mật độ dày đặc, quy mô tương đối lớn của các cá nhân không đồng nhất về phương diện xã hội” [Wirth, Louis 1938]. Ngày nay, một vài nhà khoa học xã hội cho rằng kích cỡ, mật độ, tính không đồng nhất của một khu định cư giúp định nghĩa thành phố. Tuy nhiên, định nghĩa đó vẫn còn có vấn đề, vì người ta vẫn chưa đề cập đến cách thức đo lường chính xác: khu định cư đó phải dày đặc, hoặc rộng lớn đến mức độ nào? Chúng ta cần phải xác định rõ “dày đặc lớn” đến mức độ nào? Thật vậy, vấn đề này đã bị né tránh bằng việc quy chiếu vào tính liên tục đô thị-nông thôn, mặc dù việc nghiên cứu vào thời điểm đó đã không chỉ rõ sự tương phản là hấp dẫn như các học giả trước đây đã tin chắc như vậy [Dewey 1960].

Một cách khác để định nghĩa thành phố liên quan đến các loại cộng đồng khác trong khi tránh sự phân biệt bằng các biện pháp văn hóa có thể được tóm tắt các “tác nhân”. Trong cách tiếp cận này, tính đa dạng của các vị trí đã được thừa nhận, thành phố được phân biệt với các loại khu định cư khác (thị trấn, làng mạc, vv) thông qua một hệ thống các tác nhân xác định vị trí đó như một thành phố. Chẳng hạn, Max Weber đã xác lập các tiêu chuẩn sau đây cho một thành phố: i) sự hiện diện của hệ thống phòng thủ; ii) sự hiện diện hệ thống thị trường; iii) hệ thống tòa án và pháp luật; iv) ý thức công dân; v) một mức độ tự trị chính trị nhất định [Weber M. 1966; 1978]. Weber coi mô hình đó là một khuôn mẫu lý tưởng, tuy nhiên, cách đối lập giữa thành phố “phương Tây phương Đông của ông là dựa trên giả định về thành phố phương Đông thất bại trong việc phát triển ý thức về địa vị công dân của thành phố tách biệt với ý thức về nhà nước; nói cách khác, không đủ để tạo dựng tất cả các tiêu chí kể trên. Mô hình này đã không được áp dụng trong các công trình nghiên cứu gần đây, vì các học giả quan niệm rằng các thành phố Cận Đông cổ đại còn dân chủ hơn so với những nhận định của Weber [van de Mieroop 1999].

Một hệ thống tác nhân đã được đề xuất cho các thành phố cổ đại, bao gồm các tiêu chí sau: i) các thành phố đầu tiên, là các cộng đồng so với các cộng đồng lân cận, thì rộng lớn hơn về phương diện địa lý và nhân khẩu; ii) các thành phố đầu tiên thể hiện sự phân công lao động bao gồm các cá nhân không làm các công việc để kiếm kế sinh nhai cho mình, chẳng hạn như các linh mục và các nhà cai trị; iii) các nhà sản xuất đều đóng góp thặng dư nông nghiệp cho tầng lớp tinh hoa cầm quyền thông qua các loại thuế hoặc thuế thập phân; iv) các thành phố đầu tiên đều có các tòa kiến trúc hoành tráng; v) các thành phố này được đặc trưng bởi sự phân tầng xã hội, gồm cả giai cấp thống trị; vi) nền văn hóa của nó đã có chữ viết và số đếm; vii) các thành phố là quê hương của các khoa học dự báo; viii) có một lớp nghệ nhân đã phát triển; ix) thành phố sớm là một bộ phn của một mạng lưới thương mại đường dài; và x) công dân của các thành phố này liên thuộc nhau về phương diện kinh tế [Childe G. 1950]

Rõ ràng Weber Childe có những ý tưởng khác nhau về cách thức và thời gian mà một khu định cư đạt được vị thế của một “thành phố. Đối với Weber, thành phố thời trung cổ châu Âu mô hình, trong khi đó đối Childe thì hệ thống thành phố Cận Đông cổ đại lại hoàn toàn đáp ứng được các tiêu trí “thành phố”. Các tác nhân phân biệt đã chỉ rõ những định nghĩa khác nhau về thành phố, đã chỉ rõ vấn đề định nghĩa thành phố. Rất cần nhận thức các thành phố trong mối tương quan với vùng nội địa: thành phố lớn hơn các làng hoặc các thị trấn thôn quê về kích cỡ vật chất dân số, trong hầu hết các trường hợp thì mật đdân cư cũng dày đặc, mặc dù cần phải lưu ý rằng mật độ ở nhiều vùng đô thị trung tâm của Mỹ đã giảm đi do sự gia tăng của các vùng ngoại ô nhờ có ô tô. Các thành phố cũng rất khác nhau, bao gồm hàng loạt giai cấp xã hội, các nhóm dân tộc và chủng tộc, cũng như các quần thể cư dân khác. Bằng cách nhấn mạnh tính chất tương đối của các định nghĩa tránh các tiêu chí cụ thể, ví dụ giới hạn dân số, có thể so sánh sự khác nhau giữa các xã hội đô thị. Nói cách khác, mặc dù Uruk thiên niên kỷ III TCN chỉ có năm mươi ngàn người dân, nhưng vẫn có thể thừa nhận vai trò của nó chẳng thua kém gì so với thành Rome thuộc thiên niên kỷ đầu tiên SCN với dân số đến một triệu người. Vì lý do này, cách tiếp cận yếu tố tác nhân cũng rất hữu ích vì nó nhấn mạnh các chức năng của thành phố đối với một xã hội rộng lớn hơn. Tuy nhiên, cả hai cách tiếp cận để định nghĩa thành phố đều bị hạn chế bởi vì chúng không thể giải thích được mọi biến thể về các vị thế trong đó, chẳng hạn như tình trạng phân đôi giữa thành phố “nông thôn”, giữa “đô thị nông thôn, và thậm chí là giữa “phương Tây phương Đông vốn là trung tâm của các định nghĩa này [Thomas, Alexander R. 2012].

Cách tiếp cận kinh tế để giải thích thành phố đã cho phép thay đổi nhiều về kích cỡ
chức năng. Karl Marx
[1867, 1990] cho rằng các thành phố cổ đại được hỗ trợ bởi lao động nô lệ, mà tự thân nó cấu thành nên một “giai đoạn” trong sự phát triển tiến bộ của nhân loại, nhưng ông cũng nhận ra những lệch lạc ở khắp các vùng nông thôn châu Âu trong thế kỷ XIX gây ra bởi sự thay đổi quá trình tích lũy tư bản. Sự phát triển tư bản chủ nghĩa là phụ thuộc vào, một nguyên nhân tạo ra sản xuất hàng loạt khi giai cấp tư sản đã tìm cách để tích lũy lợi nhuận ngày càng cao. Động thái này dẫn đến, và dựa trên dòng chảy của những người công nhân mới, trong thực tế, tràn ngập thị trường lao động, làm cho tiền công giảm xuống và lợi nhuận tang lên cho chủ sở hữu nhà máy [Thomas, Alexander R. 2012]. Người đồng hương và ân nhân của Marx là Friedrich Engels [1958] lưu ý rằng các thành phố được bố trí sao cho các giai cấp lao động sống gần những nơi làm việc của họ, nhưng lại phải khuất sau các tầng lớp thượng lưu, bằng cách chuyển xuống các đường phố nhỏ nhất cách biệt hẳn với công chúng đông đảo. Các xung đột giai cấp và bóc lột lao động đã chuyển họ đến các khu vực có thu nhập thấp của thành phố, và các nhà xã hội học hiện đại nhất đã nhận thấy quá trình phân khúc giai cấp này cũng liên quan đến phân biệt chủng tộc và tộc người. Vai trò của chủ nghĩa tư bản là trung tâm đối với nhận thức của Wallerstein [1976] về sự phát triển của hệ thống thế giới hiện đại.

Một cách tiếp cận tương tự, mặc dù chỉ liên quan đến các thành phố của Mỹ, là cách phân loại thành phố theo chức năng kinh tế và khoảng thời gian. Các thành phố từ thời điểm định cư của người châu Âu đến cuộc cách mạng công nghiệp đã được đặc trưng hóa như là các thành phố thương mại (1620-1850). Các thành phố công nghiệp đã được đánh dấu bằng sản xuất gia công từ khoảng năm 1850 đến năm 1920, sau đó các thành phố của các tập đoàn và các công ty đã trở thành chuẩn mực. Mỗi cách tiếp cận trên đối với việc định nghĩa các thành phố quá trình đô thị hóa đều có chung các hạn chế tương tự. Trong khi nhấn mạnh thành phố liên quan đến các khu định cư khác quan trọng, thì lại phải hy sinh mất cách tiếp cận thực nghiệm kiểm chứng để xác định thành phố. Thành phố được giả định tồn tại do các khu định cư lớn nhất thì được gọi là “các thành phố. Tuy nhiên nằm giữa tính liên tục đô thị-nông thôn, là vô số khu định cư đáp ứng một số chứ không phải tất cả các tiêu chí cho vị thế “thành phố trong một xã hội nhất định, chứ không phải tất cả - điều này làm cho việc nghiên cứu so sánh lịch sử trở nên vô cùng khó khăn. Đ cho việc so sánh có ý nghĩa, thì định nghĩa về thành phố kết hợp được các bài học từ lý thuyết hệ thống thế giới chính là một lợi thế [Thomas, Alexander R. 2012].

Thành phố toàn cầu

Ngày nay có một loại hình không gian mới thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu phát triển vùng, đó là hệ thống thành phố thế giới. Thành phố thế giới là một thuật ngữ đã có từ lâu, do Geddes sáng tạo ra năm 1915 sau đó đã được Peter Hall sử dụng lại năm 1966. Ngày nay các thành phố thế giới đã có vai trò là “những quá trình tập trung thông tin khổng lồ” về các cơ hội đầu tư, các thị trường, về việc quản lý và thực tế đó đã tạo điều kiện cho sự phát triển “một hạ tầng rộng lớn bao gồm các điểm nút chiến lược với mức độ siêu tập trung của các phương tiện”. Hiện nay các chính phủ ra sức chạy đua trong cuộc cạnh tranh nhằm tái cấu trúc lại các vùng đô thị chủ yếu của nó nhằm dành được vị thế thành phố thế giới bằng cách tạo ra môi trường cho tư bản toàn cầu và để sản xuất các dịch vụ hỗ trợ cho phép “tăng tập trung hoá các chức năng kiểm soát xuyên quốc gia là cái cần thiết để quản lý các hoạt động và các liên kết rải khắp toàn cầu”. Vì vậy các thành phố thế giới đã được coi là những điểm kiểm soát và các trung tâm quyền lực và ra quyết định [Clarke 1996].

Các học giả đã đưa ra các tiêu chí để xác định một thành phố thế giới hoặc phân loại các thành phố hiện tồn trên thế giới, trong đó đáng chú ý là quan điểm của ba học giả chủ yếu với các quan điểm của họ về vấn đề có liên quan sau đây. Theo Friedmann [1995] thì có bốn tiêu chuẩn: 1) số lượng các trụ sở của các thể chế quốc tế; 2) sự tăng trưởng nhanh của khu vực doanh nghiệp; 3) các phương thức giao thông vận tải chủ yếu; 4) sự tồn tại của một trung tâm tài chính chủ chốt. Simon [1995] đã giảm các tiêu chuẩn chủ yếu xuống còn ba, nhưng lại đưa thêm các phương tiêu chuẩn mới: 1) sự tồn tại của một phức hợp dịch vụ tài chính tinh xảo phục vụ cho một nhóm khách hàng toàn cầu; 2) một cấp độ mạng lưới quốc tế của các dòng thông tin truyền thông về vốn; và 3) một chất lượng sống cho phép hấp dẫn và lưu giữ được những người di cư quốc tế có kỹ năng lao động cao. Ngoài ra Short và các cộng sự cũng liệt kê tám loại chức năng thể hiện một thành phố có vị thế thế giới. Đó là: 1) tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm); 2) các trụ sở công ty xuyên quốc gia (sản xuất/phân phối hàng hoá); 3) bốn dịch vụ bắt buộc (các dịch vụ cho nhà sản xuất công nghệ cao: giáo dục, y tế, bảo hiểm, giải trí); 4) giao thông vận tải (hàng không, hàng hải); 5) thông tin (sáng tạo, xử lý, phân phối); 6) hệ tư tưởng/chính trị (các mối liên hệ giữa xã hội dân sự và hoạt động kinh tế của chính phủ; 7) văn hoá (“sản xuất”/phân phối); và 8) các sự kiện “ngoạn mục” tầm cỡ thế giới [Short, J.R., Y. Kim, M. Kuus and H. Wells 1996].

Việc thay đổi lợi thế so sánh từ các nguồn tự nhiên sang các tài sản được sáng tạo ra bao gồm những khoản đầu tư vào môi trường đã được xây dựng là một thách thức mới mà ngày nay các quốc gia đều phải đối mặt. Douglass đã đưa ra câu hỏi liên quan đến vấn đề này: 1) các thành phố có thể phát triển cũng như suy thoái vì cạnh tranh liên thành phố tăng ở quy mô quốc tế không?; và 2) việc xây dựng một thành phố thế giới có thể được tăng tốc và có thể đạt được thông qua các can thiệp chính sách có mục đích của chính phủ không? Khi suy ngẫm về các câu hỏi này, ông đã thừa nhận rằng hiện tượng xây dựng một thành phố thế giới là một quá trình cạnh tranh năng động chứ không phải là một kết thúc phát triển. Vì vậy sẽ không có gì đảm bảo rằng các thành phố đang đứng ở vị trí đầu bảng vẫn sẽ tiếp tục duy trì được vị trí của nó; và các thành phố, thông qua quy hoạch chiến lược hoàn toàn có thể chiếm lĩnh được một vị thế như vậy. Liên quan đến vấn đề này, ông viện dẫn sự chuyển mình gần đây của các chính phủ ở Châu Á hướng đến cái mà ông gọi là “sự hình thành thành phố thế giới có tính hướng đích” [Douglass 1998].

Thậm chí, vượt khỏi cả tính hướng đích, người ta quan niệm toàn cầu hóa là một tất yếu, vì “mỗi giai đoạn trong lịch sử lâu dài của nền kinh tế thế giới lại đặt ra các câu hỏi cụ thể về các điều kiện cụ thể mà làm cho nó có thể. Một trong những đặc tính chủ chốt của giai đoạn hiện nay chính uy lực của công nghệ thông tin và sự gia tăng gắn liền với tính di động và trạng thái linh hoạt của nguồn vốn. Từ lâu đã các quá trình phát triển kinh tế cắt qua các biên giới - các dòng vốn, lao động, hàng hóa, nguyên vật liệu, khách du lịch. Nhưng phần lớn các quá trình này đều diễn ra trong hệ thống liên nhà nước, nơi mà các yếu tố khớp nối chính là các nhà nước dân tộc. Về cơ bản, hệ thống kinh tế quốc tế được đặt nằm gọn lỏn trong hệ thống liên nhà nước này. Tình trạng ấy đã thay đổi đáng kể trong thập kỷ qua nhờ ở kết quả của quá trình tư nhân hóa, bãi bỏ quy định, việc mở cửa các nền kinh tế quốc gia cho các công ty nước ngoài, sự tham gia ngày càng tăng của các tác nhân kinh tế quốc gia vào các thị trường toàn cầu. Chính trong bối cảnh này mà chúng ta thấy - quy mô của các vùng lãnh thổ chiến lược ngày càng khớp với hệ thống mới [toàn cầu] đó”  [Sassen, Saskia 2005].

Vì vậy không chỉ là hệ thống thành phố thế giới, mà ngày nay người ta đã nói đến hệ thống thành phố toàn cầu. Sự xuất hiện của hệ thống thành phố toàn cầu được xác định trong bối cảnh này dựa vào hàng loạt ví dụ minh họa cho các quy mô chiến lược và các đơn vị không gian. Thành phố toàn cầu được hình thành dựa trên các động lực các quá trình được “lãnh thổ hóa” ở quy mô toàn cầu. Mô hình thành phố toàn cầu của Sakia Sassen được xây dựng dựa trên bảy giả thuyết như dưới đây.

Thứ nhất, sự phát tán về phương diện địa lý của các hoạt động kinh tế là cái một dấu mốc về toàn cầu hóa, cùng với sự hội nhập đồng thời của các hoạt động địa lý phát tán ấy, là một yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và tầm quan trọng của các chức năng của công ty trung tâm. Các hoạt động của một công ty càng phát tán trên nhiều quốc gia khác nhau, thì các chức năng trung tâm của nó càng phức tạp và mang tính chiến lược - mà các chức năng đó bao gồm  công tác quản lý, điều phối, cung cấp dịch vụ, tài chính cho mạng lưới hoạt động của một công ty.

Thứ hai, các chức năng trung tâm này trở nên phức tạp đến mức là càng ngày các trụ sở chính của các công ty toàn cầu lớn càng phải thuê mua bên ngoài nhiều hơn: họ mua một phần chức năng trung tâm của họ từ các công ty dịch vụ chuyên môn hóa cao, bao gồm dịch vụ kế toán, pháp lý, quan hệ công chúng, lập trình, viễn thông và các dịch vụ khác nữa. Trong khi đó, thậm chí chỉ mới mười năm trước đây thôi, vị trí chủ chốt cho việc sản xuất của các chức năng trụ sở trung tâm ấy chính là trụ sở của một công ty, thì ngày nay hôm nay đã có một vị trí chủ chốt thứ hai: các công ty dịch vụ chuyên môn hóa được các trụ sở trung tâm ký hợp đồng để sản xuất một số chức năng trung tâm ấy hoặc các thành phần của chúng. Đặc biệt là trường hợp của các công ty tham gia vào các thị trường toàn cầu và các hoạt động phi truyền thống. Nhưng càng ngày các trụ sở của tất cả các công ty lớn phải mua thêm các đầu vào như vậy, mà không tự sản xuất ra chúng tại công ty.

Thứ ba, các công ty dịch vụ chuyên môn hóa tham gia vào các thị trường toàn cầu hóa phức tạp nhất thì lại phụ thuộc o các lợi thế tích tụ. Tính phức tạp của các dịch vụhọ cần sản xuất, tính bất chắc của thị trường mà họ đang tham gia dù là trực tiếp hay thông qua các trụ sở mà họ đang sản xuất các dịch vụ, và tầm quan trọng ngày càng tăng của tốc độ trong toàn bộ các giao dịch này, chính sự kết hợp của các điều kiện cấu thành nên động thái tích tụ mới. Sự kết hợp của các doanh nghiệp, tài năng, và chuyên môn từ một phạm vi rộng của các lĩnh vực chuyên môn hóa đã làm cho chức năng môi trường đô thị trở thành một trung tâm thông tin. Tồn tại trong môi trường thành phố trở nên đồng nghĩa với tồn tại trong một chuỗi thông tin dày đặc với cường độ cực kỳ cao.

Thứ tư, các trụ sở lớn càng ngày càng phải thuê mua nhiều chức năng chuyên môn hóa cao và phức tạp nhất từ bên ngoài, đặc biệt là những chức năng tùy thuộc vào các thị trường bất chắc  hay thay đổi; là người tự do, họ có thể lựa chọn bất kỳ vị trí nào, bởi vì càng ít công việc thực sự được thực hiện tại trụ sở thì lợi thế tích tụ càng lớn. Điều đó càng cho thấy rằng khu vực trọng điểm xác định các lợi thế sản xuất riêng có của các thành phố toàn cầu chính khu vực các dịch vụ kết nối mạng, chuyên môn hóa cao, và như vậy số lượng trụ sở lớn chính là tiêu chí xác định một thành phố toàn cầu. Kinh nghiệm cho thấy, ở nhiều quốc giá vẫn có thể có trường hợp các trung tâm thương mại hàng đầu cũng chính nơi tập trung hàng đầu của các trụ sở chính, nhưng cũng rất có thể còn tùy thuộc vào việc chọn lựa vị trí thay thế. Nhưng ở những nước sở hạ tầng phát triển tốt, ngoài các trung tâm thương mại hàng đầu, người ta còn vô số lựa chọn về địa điểm cho các trụ sở chính như vậy.

Thứ năm, các công ty dịch vụ chuyên môn hóa ấy cần cung cấp loại dịch vụ toàn cầu, có nghĩa là một mạng lưới các chi nhánh toàn cầu hoặc một hình thức quan hệ đối tác nào đó, và kết quả là chúng ta đã thấy một sự tăng cường của các mạng lưới và các giao dịch liên thành phố. Ở mức giới hạn, đó cũng có thể là sự khởi đầu của sự hình thành các hệ thống đô thị xuyên quốc gia. Sự tăng trưởng của thị trường toàn cầu về tài chính dịch vụ chuyên môn hóa, nhu cầu mạng lưới dịch vụ xuyên quốc gia do sự gia tăng mạnh của đầu tư quốc tế, vai trò giảm dần của chính phủ điện tử trong việc điều tiết hoạt động kinh tế quốc tế, uy lực tương ứng của các vũ đài thể chế khác - nhất các thị trường toàn cầu và các trụ sở chính của công ty - tất cả đều lien quan đến sự tồn tại của một loạt mạng lưới thành phố xuyên quốc gia. Một giả thuyết có liên quan vận mệnh kinh tế của các thành phố này ngày càng btách rời khỏi các vùng nội địa rộng lớn hơn, hoặc thậm chí với cả nền kinh tế quốc gia của họ. Ở đây, chúng ta có thể thấy sự hình thành, chí ít là đã phôi thai, các hệ thống đô thị xuyên quốc gia.   một mức độ lớn, các trung tâm thương mại chủ yếu trong thế giới ngày nay đã khẳng định tầm quan trọng của mình thông qua các mạng xuyên quốc gia này.

Thứ sáu, đó là số lượng ngày càng tăng của các chuyên gia cao cấp các công ty dịch vụ chuyên môn hóa với lợi nhuận cao đã tác động rõ ràng đến việc làm tăng mức độ sự bất bình đẳng về không gian kinh tế-xã hội trong các thành phố. Vai trò chiến lược của các dịch vụ chuyên môn hóa này với tư cách là các đầu vào đã làm tăng giá trị và số lượng các chuyên gia cấp cao nhất. Hơn nữa, thực tế là tài năng có thể là vấn đề rất lớn đối với chất lượng của các đầu ra chiến lược, và vì tầm quan trọng nhất định của tốc độ, nên tài năng đã được chứng minh một giá trị gia tăng, còn cơ cấu của các phần thưởng lại có vẻ gia tăng nhanh chóng. Các loại hoạt động và người lao động thiếu các thuộc tính này, cho dù việc gia công hoặc các dịch vụ công nghiệp có khả năng bị rơi vào chu kỳ ngược lại.

Thứ bảy, đó là một kết quả của động thái này được mô tả trong giả thuyết sáu, quá trình thông tin hóa ngày càng tăng của hàng loạt hoạt động kinh tế tìm được nhu cầu có hiệu quả trong các thành phố này, nhưng vẫn các tỷ lệ lợi nhuận không cho phép họ cạnh tranh để có được các nguồn tài nguyên khác nhau với các công ty có lợi nhuận ở nhóm cao nhất của hệ thống. Việc thông tin hóa một phần hoặc tất cả các hoạt động sản xuất phân phối, bao gồm cả các dịch vụ, chính là một cách để sống còn trong các điều kiện này [Sassen, Saskia 2005].

Sassen cho rằng thế giới ngày nay “Không còn tình trạng thuần túy co cụm bộ phận hoặc ít nhất cũng sự suy yếu của quốc gia với tư cách là một đơn vị không gian do quá trình tư nhân hóa, bãi bỏ quy định sức mạnh tăng cường liên kết của toàn cầu hóa đã tạo điều kiện làm tăng uy lực cho các đơn vị hoặc các quy mô không gian khác. Trong số này có các đơn vị dưới cấp quốc gia, đặc biệt là các thành phố các vùng; các vùng xuyên biên giới bao gồm hai hoặc nhiều thực thể dưới cấp quốc gia; và các thực thể siêu quốc gia, tức là thị trường số hóa toàn cầu các khối thương mại tự do. Các động lực quá trình đó được lãnh thổ hóa các quy mô đa dạng, về nguyên tắc, là các động lực và quá trình vùng, quốc gia và toàn cầu” [Sassen, Saskia 2005].

Ngoài ra, cách tiếp cận hệ thống thành phố toàn cầu còn gắn liền chức năng vận hành của hệ thống này với nguy cơ hủy diệt sinh thái. Bản thân đô thị hóa và những tương liên của với vị trí của thành phố trong hệ thống toàn cầu, đã được chứng minh là có thể dự báo mức độ tổn thất đa dạng sinh học và các hiệu ứng đi kèm tác động xấu đến an toàn sức khỏe và thực phẩm cho con người. Đặc biệt là hình thái học thành phố - những quá trình tăng lên về dân số và tính trạng quá tải đối với đất nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên - gây nên tình trạng xuống cấp của môi trường. Mức độ xuống cấp gia tăng gây nên bởi nhu cầu về các nguồn lực và thương mại đường dài trên một quy mô rộng lớn. Suy thoái môi trường gắn với đô thị hóa và nhu cầu ngày càng tăng đối với các nguồn lực và tăng cường áp lực xã hội, khiến cho hệ thống thành phố toàn cầu ngày càng tác động mạnh mẽ vào quá trình biến đổi thế giới.

Tầm quan trọng về vị trí của một quốc gia trong nền kinh tế chính trị toàn cầu đã tác động mạnh mẽ đến tiềm năng của nó đối với tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội trong tương lai. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới là một trong những cách hội nhập theo chiều dọc của các quốc gia nằm trong vùng lõi, vùng bán ngoại vi, và ngoại vi. số phận của các thành phố đơn lẻ gắn liền với số phận của các quốc gia, nên tuyến nghiên cứu hệ thống toàn cầu ấy được áp dụng trực tiếp cho các thành phố. Nói cách khác, sự tồn tại của một mạng lưới thành phố toàn cầu trở nên quan trọng hơn với những tiến bộ trong công nghệ thông tin liên lạc và giao thông vận tải đã tạo ra một quá trình phân công lao động toàn cầu. Việc xem xét mạng thành phố toàn cầu có thể làm sáng tỏ các hoạt động của hệ thống thế giới thông qua các mối liên kết không gian, kinh tế, văn hóa, chính trị, và quá trình phát triển hệ thống thành phố toàn cầu đang không ngừng tác động mạnh mẽ đến những biến đổi xã hội toàn thế giới.

_________________________________________

Nguồn: Bài viết cho Đề tài cấp Bộ Quan điểm và giải pháp phát triển nhanh và bền vững đô thị vùng Bắc Bộ giai đoạn 2011 - 2020, Viện Phát triển Bền vững vùng Bắc Bộ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, năm 2013.

Tài liệu tham khảo

Clarke, Giles 1996. Megacity Management: Trends and Issues. In Megacity Management in the Asian and Pacific Region, Volume 1. ADB, Manila.

Childe, V. Gordon 1950. The Urban Revolution. Town Planning Review 21: 3-17. 231  Journal of World-Systems Research

Dewey, Richard 1960. The Rural-Urban Continuum: Real but Relatively Unimportant. American Journal of Sociology 66(1): 60-66.

Douglass, Mike 1998. Globalization, Inter-City Network and Rural Urban Linkages: Rethinking Regional Development Theory and Policy. Paper presented at the UNCRD sponsored Global Forum on Regional Development Policy, 1-4 December, Nagoya, Japan.

Durkheim, Emile 1965. The Elementary Forms of Religious Life. New York: Free Press.

Engels, Friedrich 1958. The Condition of the Working Class in England. Stanford, CA: Stanford University Press.

Friedmann, J. 1986. The World City Hypothesis. Development & Change 17: 69-83.

Friedman, M. 1995. From outcomes to budgets: An approach to outcome based budgeting for family and children s services. Washington, DC: Center for the Study of Social Policy.

Marx, Karl. 1990 [1867]. Capital: Volumes One-Three. New York: Penguin Books.

Short, J.R., Y. Kim, M. Kuus and H. Wells 1996. The Dirty Little Secret of World Cities Research: Data problems in Comparative Analysis. International Journal of Urban and Regional Research, 20:4, 697-717.

Sassen, Saskia 2005. The Global City: introducing a Concept. The Brown Journal of World Affair, Winter/Spring 2005 •Volume XI, Issue 2.

Simmel, G. 1964 [1905].  The Metropolis and Mental Life. In The Sociology of Georg Simmel, edited by K.H. Wolff. New York: Free Press.

Simon, D. 1995. The World City Hypothesis: Reflections From the Periphery. In World Cities in a World System, ibid.

Thomas, Alexander R. 2012. Urbanization Before Cities: Lessons for Social Theory from the Evolution of Cities. American Sociological Association, Volume 18, Number 2, Pages 211-235.

Tonnies, F. 1963 [1887]. Community and Society. New York: Harper & Row.

United States Census Bureau, Geography Division 1995. Census Regions and Divisions of the United States.

United Nations, Department of Economic and Social Affairs 2013. Current World Population.

Van de Mieroop, Marc 1999. The Ancient Mesopotamian City. New York: Oxford University Press.

Van de Mieroop, Marc 2006. A History of the Ancient Near East  ca. 3000 - 323 BC. 2nd Edition.  New York: Blackwell.

Wallerstein I. 1976. The Modern World-System: Capitalist Agriculture and the Origins of the European World-Economy in the Sixteenth Century. New York: Academic Press, 1976, pp. 229-233.

Weber, M. 1966. The City. 2nd Edition. New York: Free Press.

Weber, M.  1978.  Economy  and  Society.  Edited  by  Guenther  Roth  and  Claus  Wittich.  Berkeley: University of California Press.

Wirth, L. 1938. Urbanism as a Way of Life. American Journal of Sociology 44: 1-24.

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét