Powered By Blogger

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

Chức năng luận Cấu trúc và Tín ngưỡng thờ Mẫu trong Cuộc sống Đương đại Việt Nam

Hà Hữu Nga

I. Chức năng luận Cấu trúc và Hành động Xã hội

1.1. Khái quát về Chức năng luận cấu trúc

Chức năng luận cấu trúc, còn được gọi chức năng luận được xây dựng để giải thích xã hội như một cấu trúc với các bộ phận tương liên với nhau. Chức năng luận coi xã hội là một tổng thể với chức năng của các yếu tố cấu thành của nó; cụ thể là các chuẩn mc, phong tục tập quán, truyền thống và các thể chế. Dựa vào phép ngoại suy chung, Herbert Spencer cho rằng các bộ phận này của xã hội như là các cơ quan hoạt động hướng tới việc thực hiện các chức năng thích hợp của cơ thể như một toàn thể. (Urry, John 2000) Trong khuôn khổ cơ bản nhất, nó được nhấn mạnh đơn giản là “nỗ lực thúc đẩy, nghiêm ngặt hết mức, đối với từng đặc tính, thói quen hoặc thực tiễn, ảnh hưởng của nó đến hoạt động của một hệ thống được coi là ổn định, gắn kết. (Bourricaud, F., 1981) Đối với Talcott Parsons, chức năng luận” đã mô tả một giai đoạn cụ thể trong quá trình phát triển phương pháp luận của khoa học xã hội, chứ không phải là một trường phái tư tưởng cụ thể. (Parsons, Talcott 1975). Cách tiếp cận chức năng luận đã tiềm ẩn trong tư duy của nhà thực chứng xã hội học nguyên khởi Auguste Comte, người đã nhấn mạnh sự cần thiết phải gắn kết sau sự bất ổn xã hội của Cách mạng Pháp. Sau đó, nó đã được trình bày trong tác phẩm của Émile Durkheim, người đã phát triển một lý thuyết đầy đủ về đoàn kết hữu cơ, một lần nữa được thực chứng luận thông tin, hoặc khảo sát các “sự kiện xã hội” (Durkheim, Émile 1994). Chức năng luận chia sẻ một lịch sử và mối quan hệ lý thuyết với phương pháp thực nghiệm. Tuy nhiên, sau này các nhà chức năng luận xã hội học chẳng hạn như Niklas Luhmann và Talcott Parsons, tối thiểu cũng có thể được xem là một phần phản thực chứng luận. (Bourricaud, F., 1981) Trong khi người ta có thể coi chức năng luận như một sự mở rộng hợp lý của các ngoại suy hữu cơ cho xã hội được thể hiện bởi các nhà triết học chính trị chẳng hạn như Rousseau, thì xã hội học lại thu hút sự chú ý mạnh mẽ hơn đối với các thể chế duy nhất của xã hội tư bản công nghiệp hóa (hoặc tính hiện đại). Chức năng luận cũng có cơ sở nhân học trong công trình của các nhà lý thuyết chẳng hạn như Marcel Mauss, Bronisław Malinowski và Radcliffe-Brown. Chính trong cách sử dụng cụ thể của Radcliffe-Brown, mà đã xuất hiện tiền tố cấu trúc. (Radcliffe-Brown A. R. 1940, 1949). Các lý thuyết chức năng luận kinh điển được xác định bởi khuynh hướng ngoại suy sinh học và các khái niệm tiến hóa luận xã hội: Tư tưởng chức năng luận, từ Comte trở đi đã đặc biệt coi sinh học là khoa học cung cấp mô hình gần gũi nhất và tương thích nhất cho khoa học xã hội. Sinh học đã được đưa ra để hướng dẫn việc khái niệm hóa cấu trúc và chức năng của các hệ thống xã hội và để phân tích các quá trình tiến hóa thông qua các cơ chế thích ứng. Chức năng luận đặc biệt nhấn mạnh sự nổi trội của thế giới xã hội đối với các bộ phận riêng lẻ của nó (tức là các tác nhân thành phần, các chủ thể con người của nó) (Giddens, Anthony 1984).

Durkheim cho rằng hầu hết các xã hội nguyên thủy” phi nhà nước, không có các thể chế tập trung mạnh mẽ, đều dựa trên sự liên kết của các nhóm hợp tác theo huyết thống. Chức năng luận cấu trúc cũng đưa ra lập luận của Malinowski cho rằng khối tạo dựng cơ bản nên xã hội là gia đình hạt nhân, và thị tộc là sự mọc ra từ đó, chứ không phải ngược lại. Durkheim quan tâm đến vấn đề một số xã hội duy trì sự ổn định nội bộ và tồn tại theo thời gian ra sao. Ông cho rằng các xã hội như vậy có xu hướng phải phân đoạn, với các phần tương đương cố kết với nhau bởi các giá trị chung, các biểu tượng chung hoặc, như cháu trai Marcel Mauss của ông cho rằng đó là “hệ thống xã hội trao đổi quà tặng” (système social de l’échange-don). Trong các xã hội hiện đại, phức tạp, các thành viên thực hiện các nhiệm vụ rất khác nhau, dẫn đến sự phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Dựa vào phép ẩn dụ ở trên về một cơ thể trong đó nhiều bộ phận hoạt động cùng nhau để duy trì toàn bộ cơ thể, Durkheim lập luận rằng các xã hội phức tạp được gắn bó với nhau bằng sự đoàn kết hữu cơ (Durkheim 1953, 2007).

Những quan điểm này được Radcliffe-Brown, người theo Comte ủng hộ, ông tin rằng xã hội tạo thành một cấp độ thực tiễn riêng biệt, khác biệt với cả vật chất sinh học và vật chất hữu cơ. Do đó, các giải thích về những hiện tượng xã hội đã được xây dựng trong cấp độ này, các cá nhân chỉ là những người cư ngụ nhất thời có vai trò xã hội tương đối ổn định. Mối quan tâm chính của chức năng luận cấu trúc là sự tiếp nối nhiệm vụ Durkheimian trong việc giải thích sự ổn định rõ ràng và sự gắn kết nội bộ cần thiết của các xã hội để tồn tại theo thời gian. Các xã hội được coi là các cấu trúc quan hệ mạch lạc, ràng buộc và cơ bản có chức năng giống như các cơ thể, với các bộ phận khác nhau (hoặc các thể chế xã hội) vận hành cùng nhau một cách vô thức, gần như tự động để đạt được trạng thái cân bằng xã hội tổng thể (Radcliffe-Brown A. R. 1949). Do đó, tất cả các hiện tượng văn hóa và xã hội đều được coi là mang tính chức năng theo nghĩa vận hành cùng nhau, và được coi là có cuộc sống của riêng mình. Chúng chủ yếu được phân tích trong khuôn khổ chức năng này. Cá nhân có vai trò quan trọng không phải ở bản thân anh ta mà là vị thế, vị trí của anh ta trong các mô thức quan hệ xã hội và các hành vi liên quan đến vị thế của anh ta. Vì vậy, cấu trúc xã hội là mạng lưới các địa vị xã hội được kết nối bởi các vai trò liên quan. Thật đơn giản để đánh đồng quan điểm trực tiếp với chủ nghĩa bảo thủ chính trị. (Fish, Jonathan S., 2005) Tuy nhiên, xu hướng nhấn mạnh các hệ thống gắn kết, dẫn đến các lý thuyết chức năng luận trái ngược với “các lý thuyết xung đột, thay vì nhấn mạnh các vấn đề xã hội và bất bình đẳng.

1.2. Chức năng luận Cấu trúc và Lý thuyết Hành động của Talcott Parsons

1.2.1. Chức năng luận Cấu trúc của Talcott Parsons

Talcott Parsons chịu ảnh hưởng lớn từ Durkheim và Max Weber, bằng cách tổng hợp phần lớn các công trình của họ trong lý thuyết hành động của ông, dựa trên khái niệm lý thuyết hệ thống và nguyên tắc phương pháp luận của hành động tự nguyện. Ông cho rằng, hệ thống xã hội được tạo thành từ hành động của các cá nhân. (Parsons, Talcott 1949) Theo đó, xuất phát điểm của ông là sự tương tác giữa hai cá nhân phải đối mặt với nhiều lựa chọn về cách họ có thể hành động, các lựa chọn đó chịu ảnh hưởng và bị giới hạn bởi một số yếu tố thể chất và xã hội. Parsons xác định rằng mỗi cá nhân đều có những kỳ vọng về hành động và phản ứng của người khác đối với hành vi của chính mình; và những kỳ vọng đó (nếu thành công) sẽ xuất phát từ các chuẩn mực và giá trị được chấp nhận của chính cái xã hội mà họ sinh sống. (Parsons, Talcott 1949) Tuy nhiên, như chính Parsons nhấn mạnh, trong bối cảnh chung sẽ không bao giờ tồn tại bất kỳ sự phù hợp hoàn hảo nào giữa các hành vi và các chuẩn mực, do đó, một mối quan hệ như vậy không bao giờ hoàn chỉnh hoặc hoàn hảo. Các chuẩn mực xã hội đối với Parsons luôn vấn đề, ông chưa bao giờ tuyên bố (như thường bị cáo buộc) rằng các chuẩn mực xã hội thường được chấp nhận và đồng ý, nếu điều này ngăn cản một loại luật phổ quát nào đó. Liệu các chuẩn mực xã hội có được chấp nhận hay không, đối với Parsons chỉ đơn giản là một câu hỏi lịch sử. Sau này Parsons đã phát triển ý tưởng về các vai trò thành các tập hợp các vai trò bổ sung cho nhau trong việc thực hiện các chức năng cho xã hội. (Talcott Parsons 1949) Một số vai trò bị ràng buộc trong các thể chếcác cấu trúc xã hội (kinh tế, giáo dục, pháp lý và cả dựa vào giới). Đây là những vai trò mang tính chức năng, theo nghĩa chúng hỗ trợ xã hội trong việc vận hành và thực hiện các nhu cầu chức năng của nó, sao cho xã hội vận hành trơn tru. Một xã hội không có xung đột, nơi mọi người đều biết những gì mọi người mong đợi ở anh ta, và nơi những kỳ vọng này luôn được đáp ứng, thì xã hội đó đang ở trong trạng thái cân bằng hoàn hảo. Đối với Parsons, các quy trình chủ chốt đạt được trạng thái cân bằng này chính quá trình xã hội hóa và kiểm soát xã hội. Xã hội hóa được hỗ trợ bởi việc thưởng phạt đối với các hành vi vai trò đáp ứng hay không đáp ứng được các kỳ vọng ấy. Một hình phạt có thể phi chính thức, như cái cười khẩy, một lời đàm tiếu, hoặc chính thức hơn, thông qua các thể chế như nhà tù và trại tâm thần. Nếu hai quá trình này vận hành hoàn hảo, thì xã hội sẽ trở nên tĩnh, không thay đổi, và trong thực tế, điều này khó có thể tồn tại lâu dài (Turner, Bryan Stanley 1991). Parsons nhận ra điều này, khi ông cho rằng cấu trúc của hệ thống là có vấn đề và cần phải thay đổi, và khái niệm về xu hướng cân bằng của ông “không ngụ ý sự thống trị mang tính kinh nghiệm của sự thay đổi liên tục tính ổn định. Tuy nhiên, ông thực sự tin rằng những thay đổi này xảy ra theo cách tương đối suôn sẻ. Các cá nhân tương tác với các tình huống thay đổi sẽ thích nghi thông qua một quá trình thương lượng vai trò. (Talcott Parsons 1949, 1991) Một khi các vai trò được thiết lập, chúng sẽ tạo ra các chuẩn mực hướng dẫn hành động tiếp theo và do đó được thể chế hóa, tạo sự ổn định xuyên suốt các tương tác xã hội. Ở nơi không thể điều chỉnh được quá trình thích ứng, do những cú sốc mạnh hoặc thay đổi căn bản ngay lập tức, thì xảy ra sự phân hủy cấu trúc,hoặc là cấu trúc mới (và do đó sẽ có một hệ thống mới) được hình thành, hoặc xã hội sẽ diệt vong. Mô hình thay đổi xã hội này đã được mô tả như là một trạng thái cân bằng động”, và nhấn mạnh vào mong muốn có được trật tự xã hội (Talcott Parsons 1949).

1.2.2. Lý thuyết Hành động Xã hội của Talcott Parsons

Nét nổi bật đầu tiên của sơ đồ khái niệm sẽ được xử lý nằm trong đặc trưng của các đơn vị mà nó sử dụng để tạo ra sự phân chia này. Đơn vị cơ bản có thể được gọi là “đơn vị hành động”. Giống như các đơn vị của một hệ cơ học theo nghĩa cổ điển, các hạt, chỉ có thể được định nghĩa theo các thuộc tính, khối lượng, vận tốc, vị trí trong không gian, hướng chuyển động, v.v., vì vậy các đơn vị của hệ thống hành động cũng có một số thuộc tính cơ bản nhất định mà không có nó thì không thể coi đơn vị đó hiện tồn”. Do đó, để tiếp tục ngoại suy, thì quan niệm về một đơn vị vật chất có khối lượng nhưng không thể định vị được trong không gian, về phương diện cơ học cổ điển, là vô nghĩa. Cần lưu ý rằng, ý nghĩa của đơn vị hành động được nói đến ở đây, như một thực thể tồn tại, chứ không phải là tính không gian cụ thể hoặc tồn tại riêng biệt, mà là khả năng nhận thức như một đơn vị trong khuôn khổ của một khung tham chiếu. Phải có một số lượng tối thiểu các thuật ngữ mô tả được áp dụng cho nó, một số lượng tối thiểu các sự kiện có thể xác định được về nó, trước khi có thể nói về bất cứ điều gì với tư cách một đơn vị trong một hệ thống (Turner, Bryan Stanley 1991).

Vậy thì theo nghĩa này, một hành động về phương diện logic liên quan đến các vấn đề sau: i) Nó ngụ ý một “tác nhân”, một “kẻ hành động”; ii) Hành động phải có “mục đích”, một trạng thái tương lai của các sự việc mà quá trình hành động được định hướng; iii) phải được bắt đầu trong một tình huốngtrong đó các xu hướng phát triển khác biệt ở một hoặc nhiều khía cạnh quan trọng so với trạng thái của các sự việc mà hành động được định hướng, đó là mục đích. Tình huống này lần lượt có thể phân tích thành hai loại yếu tố: những yếu tố mà tác nhân không kiểm soát được, đó là điều anh ta không thể thay đổi, hoặc ngăn chặn khỏi tình trạng thay đổi, phù hợp với mục đích của anh ta, và những yếu tố mà anh ta kiểm soát được. Những yếu tố đầu có thể được gọi là các “điều kiện của hành động, các yếu tố sau thể gọi là các “phương tiện”. Cuối cùng iv) Cái vốn có trong quan niệm về đơn vị này, trong các ứng dụng mang tính phân tích của nó, chính là một phương thức quan hệ nhất định giữa các yếu tố này. Đó là, trong việc lựa chọn phương tiện thay thế để đạt được mục đích, trong chừng mực tình huống cho phép các phương án thay thế, có một định hướng định chuẩn” (normative orientation) của hành động (Talcott Parsons 1949, 1991). Trong phạm vi kiểm soát của tác nhân, nói chung, các phương tiện được sử dụng không thể coi là được chọn ngẫu nhiên hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào các điều kiện hành động, theo một nghĩa nào đó, phải chịu ảnh hưởng của một nhân tố lựa chọn độc lập, xác định, một tri ​​thức cần thiết cho sự hiểu biết về quá trình hành động cụ thể. Điều thiết yếu cho khái niệm hành động là cần có một định hướng định chuẩn, không phải là bất kỳ loại cụ thể nào. Như chúng ta sẽ thấy, sự phân biệt của các phương thức định hướng định chuẩn khác nhau có thể là một trong những câu hỏi quan trọng nhất mà nghiên cứu này sẽ phải đối mặt. Nhưng trước khi đi vào định nghĩa về bất kỳ phương thức nào trong số đó, thì cần phải nêu ra một vài hàm ý chính của lược đồ khái niệm cơ bản (Turner, Bryan Stanley 1991).

Hàm ý quan trọng đầu tiên là một hành động luôn luôn là một quá trình trong thời gian. Phạm trù thời gian là cơ bản đối với lược đồ. Khái niệm mục đích luôn bao hàm một tham chiếu tương lai, vào một trạng thái chưa tồn tại và sẽ không tồn tại nếu tác nhân không làm gì đó hoặc nếu đã tồn tại, nhưng lại không duy trì sự không thay đổi. Quá trình này, chủ yếu được nhìn nhận trong khuôn khổ mối quan hệ của nó với các mục đích, được gọi theo những cách khác nhau là đạt được, thực hiện được” thành tích. Thứ hai, thực tế là một phạm vi lựa chọn mở ra cho tác nhân có tham chiếu cả các mục đích lẫn phương tiện, kết hợp với khái niệm định hướng định chuẩn của hành động, hàm ý khả năng lỗi, của việc không đạt được các mục đích hoặc lựa chọn “đúng” các phương tiện. Các ý nghĩa khác nhau của lỗi và các nhân tố khác nhau có thể được quy cho, sẽ tạo thành một trong những chủ đề chính cần phải được thảo luận (Talcott Parsons 1991).

Thứ ba, khung tham chiếu của lược đồ là chủ quan theo một nghĩa cụ thể. Đó là, nó liên quan đến các hiện tượng, các sự vật và sự kiện khi chúng xuất hiện từ quan điểm của tác nhân có hành động đang được phân tích và xem xét. Tất nhiên các hiện tượng của thế giới ngoại tại” đóng một phần quan trọng trong việc ảnh hưởng của hành động. Nhưng trong chừng mực chúng có thể được sử dụng bởi lược đồ lý thuyết đặc biệt này, chúng có thể phải quy giản thành các thuật ngữ mang tính chủ quan theo nghĩa đặc biệt này. Sự kiện này có tầm quan trọng chính yếu trong việc hiểu một số đặc thù của các cấu trúc lý thuyết đang được xem xét ở đây. Chính sự kiện đó cho thấy một sự phức tạp hơn phải luôn luôn được ghi nhớ. Có thể nói rằng toàn bộ khoa học thực nghiệm đều quan tâm đến sự hiểu biết về các hiện tượng của thế giới ngoi tại. Vậy là, các sự kiện của hành động, đối với các nhà khoa học nghiên cứu chúng, chính là các sự kiện về thế giới ngoại tại, theo nghĩa này, là các sự kiện khách quan. Có nghĩa là, tham chiếu mang tính biểu tượng của các mệnh đề mà nhà khoa học gọi là các sự kiệntham chiếu các hiện tượng ngoi tại” đối với nhà khoa học, chứ không phải là với những gì có trong tâm trí ông ta. Nhưng trong trường hợp cụ thể này, không giống như các khoa học vật lý, các hiện tượng được nghiên cứu có một khía cạnh chủ quan liên quan về phương diện khoa học. Đó là, trong khi nhà khoa học xã hội không quan tâm đến việc nghiên cứu những suy nghĩ của chính ông ta, thì ông ta lại rất quan tâm đến suy nghĩ của những người mà ông ta nghiên cứu về hành động của họ. Điều này đòi hỏi phải phân biệt các quan điểm khách quan và chủ quan. Sự khác biệt và mối quan hệ của hai người với nhau có tầm quan trọng rất lớn. Bởi khách quan trong bối cảnh này sẽ luôn có nghĩa là từ quan điểm của người quan sát khoa học về hành độngchủ quan, là “từ quan điểm của tác nhân.” (Talcott Parsons 1949)

Do đó, các giả định chính của lý thuyết này là: i) Tất cả các hệ thống xã hội được xác định theo các mối quan hệ giữa các bộ phận nội tại” của chúng, và giữa hệ thống và môi trường của nó; ii) Khái niệm chức năng là thiết yếu trong việc nhận thức về tính liên tục của các bộ phận khác nhau của một hệ thống; iii) Xã hội học chủ yếu hướng đến việc phân tích ý nghĩa chức năng của các thể chế trong sự sống còn của các hệ thống xã hội; iv) Chính hệ thống xã hội chứ không phải các bộ phận xã hội hay thể chế của nó mới vật tham chiếu có ý nghĩa chức năng (Haines 1987). Nói một cách dễ hiểu, nhiệm vụ của xã hội học là khám phá ra cách thức vận hành của các thể chế khác nhau (như gia đình, nhà trường hay nhà thờ), đó là cách thức mà họ đóng góp cho tính liên tục và sự sống còn của xã hội với tư cách một tổng thể. Trong các công trình sau này, mối quan tâm về tính liên tục và biến đổi trong các hệ thống xã hội này đã được mở rộng và phát triển bằng mối quan tâm đến loại khoa học mới điều khiển học, đó là cách thức mà các hệ thống xã hội được định hướng và được điều chỉnh bởi việc lưu trữ và truyền tải thông tin (Turner, Bryan Stanley 1991).

II. Ứng dụng Biến Mô thức trong nghiên cứu tín ngưỡng Thờ Mẫu

Biến mô thức (Pattern Variables) nổi tiếng của Parsons được thể hiện trong mô hình bốn hệ thống con của hệ thống xã hội. Parsons bắt tay vào phát triển một mô hình bốn hệ thống con xoay quanh bốn “nhiệm vụ”, đối mặt với một hệ thống xã hội liên quan đến môi trường của nó. Bốn hệ thống con này là: i) Việc đạt được mục tiêu; ii) Tính thích ứng; iii) Hội nhập (integration) (hệ thống văn hóa của các giá trị chung liên quan đến pháp luật và kiểm soát xã hội), và iv) Tính ẩn (latency) (vấn đề định chuẩn của động lực để thực hiện các vị trí trong hệ thống xã hội). Như chúng ta sẽ thấy, có những vấn đề nhất định với mô hình này, nhưng ở giai đoạn này, Parsons cho rằng kinh tế học là một khoa học về hành động kinh tế hóa với sự tham chiếu đặc biệt đến các vấn đề thích ứng giữa môi trường và hệ thống xã hội; kinh tế học đặc biệt liên quan đến việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm. Do đó, ảnh hưởng liên tục đầu tiên của kinh tế học với tư cách một ngành học nằm trong khuôn khổ mối quan tâm chung của Parsons đối với xã hội học với tư cách một ngành học, mối quan hệ của nó với các ngành học khác (Parsons và Platt 1973b).

2.1. Đối tượng và đơn vị phân tích tín ngưỡng Thờ Mẫu

Ở đây, đối tượng nghiên cứu chính là việc “Tín ngưỡng Thờ Mẫu” của các tác nhân xã hội Việt Nam đương đại. Về phương pháp luận có thể coi đây là: i) Một hành động xã hội, và ii) thuộc lĩnh vực khoa học thể chế (chính sách); vì vậy đối tượng nghiên cứu này vừa thuộc lĩnh vực xã hội học lại vừa thuộc lĩnh vực khoa học thể chế. 2) Đơn vị phân tích (Unit of Analysis): đo đặc trưng kép ở trên, nên việc xác định đơn vị phân tích cũng mang tính chất kép: Về phương diện xã hội học thì đơn vị phân tích ở đây là hành động xã hội, và về phương diện thể chế thì đơn vị phân tích ở đây là “Tín ngưỡng Thờ Mẫu”; chúng trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau: i) “Tín ngưỡng Thờ Mẫu” là gì? Nó tồn tại ở đâu? Nó tồn tại khi nào?; ii) Tại sao lại phải tổ chức “Tín ngưỡng Thờ Mẫu”? iii) Tổ chức “Tín ngưỡng Thờ Mẫu” như thế nào? Và như vậy, câu hỏi quan trọng nhất giúp cho việc đề xuất được các quan điểm, định hướng của chủ đề chính là: Tổ chức “Tín ngưỡng Thờ Mẫu” như thế nào? Với câu hỏi trung tâm này, trong số ba loại hình nghiên cứu: i) Nghiên cứu thăm dò (Exploratory research), ii) Nghiên cứu mô tả (Descriptive research) và iii) Nghiên cứu giải thích (Explanatory research – trả lời cho các câu hỏi Tại sao & Như thế nào) thì loại hình Nghiên cứu giải thích là quan trọng nhất; chính loại nghiên cứu này mới giúp chúng ta đề xuất được các quan điểm, định hướng cho chủ đề. Vì vậy, để có thể thu thập đầy đủ thông tin thì chúng ta cần làm rõ nội hàm của hai đơn vị phân tích trên bằng việc thao tác các phạm trù, khái niệm, biến số liên quan như dưới đây.

2.2. Phạm trù (Construct): ““Tín ngưỡng Thờ Mẫu”

Thực chất là xây dựng một loại hình thể chế về tổ chức “Tín ngưỡng Thờ Mẫu” kết hợp cả đặc trưng phi chính thức của cộng đồng và chính thức của nhà nước) bao gồm hai tác nhân xã hội (social actor) tương tác với nhau: i) Tác nhân cộng đồng các cộng đồng làng xã tổ chức “Tín ngưỡng Thờ Mẫu” theo truyền thống (hương ước, khoán ước, lệ làng, phong tục), vì vậy hành động xã hội này (social act) thuộc lĩnh vực thể chế phi chính thức; ii) Tác nhân Nhà nước  [quản lý] tổ chức  việc tổ chức “Tín ngưỡng Thờ Mẫu” bằng các thể chế chính thức (bao gồm hệ thống chính trị: đảng, các tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến thôn bản); Quốc hội – Hội đồng Nhân dân; Chính quyền (4 cấp Trung ương – Tỉnh – Huyện - Xã); hệ thống thể chế: Chủ trương, Đường lối, Chỉ thị, Hiến pháp, Luật pháp, Pháp lệnh, Quy định, Quyết định, cơ chế, chính sách, Chương trình, Kế hoạch, Dự án,…vv.. Vì vậy khung phân tích hành động tổ chức “Tín ngưỡng Thờ Mẫu” trước hết phải bao quát được cả hai tác nhân xã hội trên. Vì vậy không thể chỉ chú trọng vào việc Tổ chức “Tín ngưỡng Thờ Mẫu” của tác nhân cộng đồng làng xã mà bỏ qua tác nhân nhà nước được. 

2.3. Tổ chức “Tín ngưỡng Thờ Mẫu”

Là một phạm trù hành động xã hội (social act) là đối tượng của Xã hội học, nên cần phải tìm một khung lý thuyết xã hội học cho hành động xã hội này. Trong trường hợp này, khung lý thuyết chức năng luận cấu trúc (structural functionalism) với hệ mẫu AGIL của nhà xã hội học Talcott Parsons có thể phù hợp. Để có thể ứng dụng được lý thuyết này, chúng ta tóm lược nội dung của hệ mẫu AGIL (AGIL paradigm) như sau: A - Thích ứng Adaptation, G - Đạt được mục tiêu Goal Attainment, I - Hòa nhập Integration, L - Duy trì các mô thức ẩn tàng (Latent-Pattern Maintenance). Khung phân tích này gồm 4 biến số độc lập như sau: i) Sự thích ứng (Adaptation) trong việc Tổ chức “Tín ngưỡng Thờ Mẫu”; ii) Việc đạt được các mục tiêu (Goal Attainment) trong việc Tổ chức “Tín ngưỡng Thờ Mẫu”; iii) Sự Hòa nhập (Integration) trong việc Tổ chức “Tín ngưỡng Thờ Mẫu”; iv) Việc duy trì các mô thức truyền thống ẩn tàng (các thể chế phi chính thức) giúp đảm bảo ổn định xã hội cộng đồng Latent-Pattern Maintenance) thông qua việc Tổ chức “Tín ngưỡng Thờ Mẫu”.

3.4. Lựa chọn Khung lý thuyết của chủ đề

Việc làm rõ các đơn vị phân tích là rất quan trọng, bởi vì nó sẽ quy định loại thông tin, tài liệu nào nào cần thu thập và thu thập từ đâu. Dưới đây là việc thao tác các thuộc tính trên với tư cách là/ trong mối quan hệ giữa các biến độc lập để xác định được các biến phụ thuộc (giải thích – được giải thích; nguyên nhân – kết quả).

3.4.1. Biến số “Đạt được mục tiêu” trong tín ngưỡng Thờ Mẫu

Cần xem xét cấu trúc chức năng của các vai trò từ các tác nhân xã hội sau: i) Mục tiêu của các tác nhân xã hội là những cá nhân/ tổ chức tham gia vào tín ngưỡng Thờ Mẫu (những người dân thường); ii) Mục tiêu của các tác nhân xã hội là những cá nhân/ tổ chức thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu (các ông đồng, bà đồng); iii) Mục tiêu tín ngưỡng của các tác nhân xã hội là những người tổ chức thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu (bản thân các ông đồng, bà đồng và hoặc những cá nhân/ tổ chức bảo trợ cho hoạt động này); iv) Mục tiêu kinh tế của các tác nhân xã hội là những người tổ chức thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu (bản thân các ông đồng, bà đồng và hoặc những cá nhân/ tổ chức bảo trợ cho hoạt động này); v) Mục tiêu chính trị của các tác nhân xã hội là những người tổ chức thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu (bản thân các ông đồng, bà đồng và hoặc những cá nhân/ tổ chức bảo trợ cho hoạt động này); vi) Mục tiêu văn hóa của các tác nhân xã hội là những người tổ chức thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu (bản thân các ông đồng, bà đồng và hoặc những cá nhân/ tổ chức bảo trợ cho hoạt động này); vii) Mục tiêu thể chế của các tác nhân xã hội là những người tổ chức thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu (bản thân các ông đồng, bà đồng và hoặc những cá nhân/ tổ chức bảo trợ cho hoạt động này).          

3.4.2. Biến số “Tính thích ứng” trong tín ngưỡng Thờ Mẫu

Cần xem xét cấu trúc chức năng của các vai trò từ các tác nhân xã hội sau: 1) Tính thích ứng về môi trường tự nhiên (thể hiện ngay trong tên gọi của Tứ phủ và tên các Mẫu: i) Thiên phủ (miền trời): mẫu đệ nhất (Mẫu Thượng Thiên) cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp; ii) Nhạc phủ (miền rừng núi): mẫu đệ nhị (Mẫu Thượng Ngàn) trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh; iii) Thuỷ phủ (miền sông nước): Mẫu Đệ tam (Mẫu Thoải) trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp; iv) Địa phủ (miền đất): Mẫu Đệ tứ (Mẫu Địa) quản lý vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống. 2) Tính thích ứng về môi trường địa lý: i) Vùng biên giới; ii) Vùng rừng núi; iii) Vùng đồng bằng; iv) Vùng biển, hải đảo; v) Các đô thị…vv. 3) Tính thích ứng về môi trường xã hội: i) Thành phần xã hội của những cá nhân/ tổ chức tham gia; ii) Thành phần xã hội của những cá nhân/ tổ chức thực hành; iii) Thành phần xã hội của những cá nhân/ tổ chức bảo trợ; iv) Thành phần xã hội của những cá nhân/ tổ chức hưởng lợi về tín ngưỡng; v) Thành phần xã hội của những cá nhân/ tổ chức hưởng lợi về kinh tế; vi) Thành phần xã hội của những cá nhân/ tổ chức hưởng lợi về chính trị; vii) Thành phần xã hội của những cá nhân/ tổ chức hưởng lợi về xã hội; viii) Thành phần xã hội của những cá nhân/ tổ chức hưởng lợi về văn hóa; ix) Thành phần xã hội của những cá nhân/ tổ chức hưởng lợi về thể chế. 4) Tính thích ứng về phương thức tham gia, thực hành, hưởng lợi: i) Phương thức mang tính cá nhân; ii) Phương thức mang tính tổ chức; iii) Phương thức mang tính thể chế chính thức; iv) Phương thức mang tính thể chế phi chính thức; v) Các phương thức linh hoạt mang tính quá độ để thích ứng với môi trường tự nhiên, chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, thể chế. 

3.4.3. Biến số “Hội nhập” trong tín ngưỡng Thờ Mẫu

Cần xem xét cấu trúc chức năng của các vai trò từ các tác nhân xã hội sau: i) Mức độ hội nhập về môi trường tự nhiên trong tín ngưỡng Thờ Mẫu; ii) Mức độ hội nhập về môi trường xã hội trong tín ngưỡng Thờ Mẫu; iii) Mức độ hội nhập về môi trường chính trị trong tín ngưỡng Thờ Mẫu; iv) Mức độ hội nhập về môi trường kinh tế trong tín ngưỡng Thờ Mẫu; v) Mức độ hội nhập về môi trường văn hóa trong tín ngưỡng Thờ Mẫu; vi) Mức độ hội nhập về môi trường tôn giáo tín ngưỡng trong tín ngưỡng Thờ Mẫu; vii) Mức độ hội nhập về môi trường thể chế và luật pháp và kiểm soát xã hội trong tín ngưỡng Thờ Mẫu; viii) Mức độ hội nhập vùng trong tín ngưỡng Thờ Mẫu; ix) Mức độ hội nhập quốc tế trong tín ngưỡng Thờ Mẫu.

3.4.4. Biến số “Tính ẩn” trong tín ngưỡng Thờ Mẫu

Cần xem xét cấu trúc chức năng của các vai trò từ các tác nhân xã hội sau: i) Tính ẩn của tín ngưỡng Thờ Mẫu liên quan việc định chuẩn động lực tín ngưỡng/ tôn giáo; ii) Tính ẩn của tín ngưỡng Thờ Mẫu liên quan việc định chuẩn động lực cố kết xã hội; iii) Tính ẩn của tín ngưỡng Thờ Mẫu liên quan việc định chuẩn động lực quốc gia, dân tộc; iv) Tính ẩn của tín ngưỡng Thờ Mẫu liên quan việc định chuẩn động lực môi trường sinh thái; v) Tính ẩn của tín ngưỡng Thờ Mẫu liên quan việc định chuẩn động lực bản sắc văn hóa; vi) Tính ẩn của tín ngưỡng Thờ Mẫu liên quan việc định chuẩn động lực phát triển kinh tế; vii) Tính ẩn của tín ngưỡng Thờ Mẫu liên quan việc định chuẩn động lực ổn định chính trị; viii) Tính ẩn của tín ngưỡng Thờ Mẫu liên quan việc định chuẩn động lực phát triển thể chế; ix) Tính ẩn của tín ngưỡng Thờ Mẫu liên quan việc định chuẩn động lực bình đẳng giới; …v.v.

Kết luận

Về một phương diện nào đó, có thể đặc trưng hóa cuộc sống đương đại Việt Nam ngày nay bằng cụm từ: biến đổi không ngừng. Vì vậy nếu chỉ nhìn nhận tín ngưỡng Thờ Mẫu từ góc độ tín ngưỡng tôn giáo mang tính lịch sử thì rất nhiều thuộc tính mới phái sinh từ đặc trưng biến đổi không ngừng của tín ngưỡng này sẽ bị bỏ qua. Để tránh được khoảng trống khả thể ấy, chúng tôi đề xuất cách nghiên cứu ứng dụng tín ngưỡng Thờ Mẫu bằng cách tiếp cận “Chức năng luận cấu trúc” nhằm vào các khía cạnh vốn được coi là “hiển minh” của tín ngưỡng này, nhưng đặc biệt còn hướng đến nhìn nhận sâu sắc hơn, rõ nét hơn vô số khía cạnh “ẩn tàng” của tín ngưỡng Thờ Mẫu trong dòng chảy biến đổi không ngừng của xã hội Việt Nam đương đại, mong muốn góp phần vào việc cải thiện các hoạt động tham gia, thực hành, tổ chức, quản lý tín ngưỡng Thờ Mẫu một cách đúng đắn, hiệu quả hơn. 

___________________________________    

Nguồn: Hà Hữu Nga (2019). Chức năng luận Cấu trúc và Tín ngưỡng thờ Mẫu trong Cuộc sống Đương đại Việt Nam. Trong Phát huy di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trong cuộc sống đương đại, Kỷ yếu Hội thảo Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian Ứng dụng và Tạp chí Tinh hoa Đất Việt, Hà Nội, tháng 10 năm 2019, tr. 65-76.

Tài liệu dẫn

Bourricaud, F. (1981). The Sociology of Talcott Parsons. Chicago University Press. p. 94

Durkheim, Émile (1953). Sociology and Philosophy. Translated by D. F. Pocock; with an introduction by J. G. Peristiany. Toronto: The Free Press.

Durkheim, Émile (1994). Social facts. In Martin, Michael; McIntyre, Lee C. (eds.). Readings in the Philosophy of Social Science. Boston, MA: MIT Press. pp. 433–440.

Durkheim, Émile (2007). The rules of sociological method (1895). In Appelrouth, Scott; Edles, Laura Desfor (eds.). Classical and Contemporary Sociological Theory: Text and Readings. Thousand Oaks, CA: Pine Forge Press. pp. 95–102.

Fish, Jonathan S. (2005). Defending the Durkheimian Tradition. Religion, Emotion and Morality. Publisher: Routledge; 1 Edition.

Getz, D. (1991). Festivals, Special Events and Tourism, New York: Van Nostrand Reinhold.

Giddens, Anthony (1984). The Constitution of Society: Outline of the Theory of Structuration. Polity Press.

Giddens, A. (1992). The Transformation of Intimacy. Sexuality, Love and Society in the Late Modern Age. Cambridge: Polity.

Haines, V. A. (1987). Biology and social theory: Parsons’s evolutionary theme, In Sociology 21(1):19–39.

Parsons, Talcott (1949). The Structure of Social Action – A Study in Social Theory with Special Reference to a Group of Recent European Writers. Harvard University, The Free Press Glencoe, Illinois 1949, pp. 43-51; (Chapter II, Action Theory).

Parsons, Talcott (1975). The Present Status of “Structural-Functional” Theory in Sociology. In Talcott Parsons, Social Systems and The Evolution of Action Theory, New York: The Free Press, 1975.

Parsons, Talcott (1991). The Social System, Routledge & Kegan Paul Ltd.

Radcliffe-Brown A. R.  (1940). On Social Structure. In Journal of the Royal Anthropological Institute of Great Britain and Ireland 70(1): 3.

Radcliffe-Brown A. R. (1949). Functionalism: A Protest, In American Anthropologist 51(2): 320–321.

Turner, Bryan Stanley (1991). Preface to the New Edition, (published in: Talcott Parsons (1991). The Social System, Routledge & Kegan Paul Ltd.)

Urry, John (2000). Sociology beyond societies: mobilities for the twenty-first century. Routledge.

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét