Powered By Blogger

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

Hệ tư tưởng, Vật chất hóa và Chiến lược Quyền lực 1 (I)

Luis Jaime Castillo Butters, Elizabeth DeMarais, and Timothy Earle

Người dịch: Hà Hữu Nga

Tóm tắt: Hệ tư tưởng, với tư cách bộ phận của văn hóa, là một thành phần không thể thiếu trong các tương tác của con người và các chiến lược quyền lực cấu hình các hệ thống chính trị xã hội. Chúng tôi cho rằng hệ tư tưởng phải được vật chất hóa, hoặc được đưa ra dưới dạng cụ thể, để trở thành một phần của văn hóa nhân loại được một xã hội chia sẻ. Quá trình vật chất hóa này giúp chúng ta có thể kiểm soát, thao túng và mở rộng hệ tư tưởng vượt khỏi nhóm địa phương. Hệ tư tưởng là một nguồn sức mạnh quan trọng; để được kiểm soát nó phải được bắt nguồn từ một phương tiện vật chất. Để minh họa cho những khái niệm này, chúng ta sẽ xem xét ba trường hợp sau: các thủ lĩnh địa thời Đá mới và Đồ đồng Đan Mạch, các nhà nước của người Moche ở bắc Peru, và đế chế Inka trên dãy Andes.

Giới thiệu

Trong những năm gần đây, nhiều cuộc thảo luận khảo cổ học, xuất phát từ cả viễn kiến quá trình và hậu quá trình, đã tập trung vào bản chất và vai trò của hệ tư tưởng trong sự phát triển của tính phức tạp xã hội (Cowgil 1993; Demhest và Conrad 1992; Earle 1991a; Hodder 1982; Miller và Tilley 1984; Renfrew và Zubrow 1994; v.v.). Lập trường được đưa ra trong các bài luận ấy cũng đa dạng như các căn nguyên lý thuyết của các tác giả vậy, nhưng gần như có thể được mô tả theo một trong hai cách. Một mặt, về cơ bản, hệ tư tưởng được coi là có tính hậu hiện tượng, được xác định bởi các khía cạnh sản xuất đáng tin cậy hơn của xã hội. Mặt khác, hệ tư tưởng đã được quy giản thành sự thể hiện cái tự nội của cá nhân, bằng cách bội hóa các hệ tư tưởng tại bất kỳ thời điểm nào thành một đương lượng của tâm trí cá nhân.

Cách thức chúng ta nhìn vào hệ tư tưởng khá khác biệt nhau. Trước hết, chúng ta thừa nhận rằng hệ tư tưởng là một trong những cấu phần quan trọng nhất trong hệ thống xã hội. Cấu phần này thường liên kết chặt chẽ và thậm chí độc quyền với các phân đoạn xã hội mạnh mẽ nhất. Với tư cách là nhà khảo cổ học, chúng tôi nhận thấy một hạn chế to lớn trong hầu hết các định nghĩa về hệ tư tưởng, đặc biệt khi nó được coi là chỉ bao gồm các tưởng và niềm tin - không có khả năng xuất hiện trong hồ sơ khảo cổ học. Đây chính chỗ mà quan điểm của chúng tôi phân biệt với các viễn kiến khác. Chúng tôi cho rằng hệ tư tưởng thấm đẫm trong các phương tiện vật chất để truyền đạt và vận dụng các tưởng, cũng như trong chính các tưởng. Hơn nữa, theo chúng tôi hồ sơ khảo cổ học đặc biệt phong nhiêu về các loại biểu hiện có thừa khả năng để được bảo tồn hoặc lưu truyền này.

Có hai khía cạnh đối với các phương tiện vật chất này của hệ tư tưởng: một khía cạnh mang tính tượng trưng và một khía cạnh mang tính vật chất. Mọi loại hiện vật tượng trưng và di tích tôn giáo đều chuyên chở và chuyển tải thông tin và ý nghĩa tượng trưng, đại diện và thể hiện cho chúng. Các ý nghĩa tượng trưng mà các hiện vật và di tích này đại diện và thể hiện, và đặc biệt là cách thức mà các hiện vật và di tích này được các tác nhân cá nhân cảm nhận, thì các nhà khảo cổ học lại không thể tiếp cận được. Nhưng với tư cách là các hiện vật vật chất, chúng lại là một bộ phận cấu trúc của các khía cạnh xã hội, chính trị và kinh tế của xã hội, bộc lộ các mô thức tiếp cận và thao túng quyền lực của một số bộ phận xã hội nhất định so với các bộ phận khác. Về phương diện khảo cổ học, chúng ta có thể nghiên cứu khả năng tiếp cận khác biệt với các biểu hiện vật chất của hệ thống hệ tư tưởng, và cách thức mà phương pháp tiếp cận này ảnh hưởng đến động lực của quyền lực xã hội.

Từ quan điểm này, việc nghiên cứu hệ tư tưởng trong khảo cổ học có thể đóng góp vào sự hiểu biết của chúng ta về các mối quan hệ quyền lực. Mặc dù chúng tôi quan tâm đến khía cạnh biểu trưng của hệ tư tưởng, nhưng con đường mà chúng tôi theo đuổi ở đây chính là ý thức hệ với tư cách là quyền lực xã hội, đặc biệt là trong các xã hội phức tạp, phân tầng. Chúng tôi chủ ý bỏ qua phần thảo luận dài về các mối quan hệ giữa các hệ tư tưởng thống trị và phản kháng (McGuire 1992), và chúng tôi cũng bỏ qua khả năng áp dụng các ý tưởng của mình vào việc nghiên cứu các xã hội đơn giản. Do đó, chúng tôi nghiên cứu các mối quan hệ giữa các phương tiện hệ tư tưởng và các mối quan hệ thống trị: Điều gì mang lại ưu thế cho hệ tư tưởng này hơn hệ tư tưởng khác; một hệ tư tưởng hỗ trợ cho sự thống trị có thể được duy trì ra sao khi có một hệ tư tưởng phản kháng? Chúng tôi cho rằng lời đáp có cơ sở ở các quá trình mà dựa vào đó các hệ tư tưởng này trở thành vật chất, đó là bằng quá trình Vật chất hóa của Hệ tư tưởng.

Hệ tư tưởng và Quyền lực xã hội

Quyền lực xã hội là năng lực kiểm soát, quản lý lao động và các hoạt động của một nhóm để đạt được quyền tiếp cận không bình đẳng với các lợi ích của hành động xã hội. Michael Mann (1986) đề xuất bốn nguồn quyền lực xã hội: kinh tế, chính trị, quân sự và hệ tư tưởng. Trong suốt lịch sử, bốn nguồn này đã được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, tạo ra các chiến lược quyền lực riêng biệt. Chiến lược quyền lực là phương tiện mà các nhà cầm quyền và các bộ phận xã hội thống trị kết hợp các nguồn quyền lực xã hội để theo đuổi mục tiêu của họ. Trong một số trường hợp, các chiến lược này chủ yếu dựa vào các tác động cưỡng chế của hành động quân sự; trong những trường hợp khác, hành động kinh tế, tức là sản xuất và phân phối hàng hóa, có quyền ưu tiên tối thượng. Vẫn còn những trường hợp khác nữa, như chúng ta sẽ thấy trong bài viết này, trong đó hệ tư tưởng đóng một vai trò cơ bản trong các động lực chính trị và xã hội. Việc lựa chọn chiến lược quyền lực này mà không phải là chiến lược quyền lực khác có ý nghĩa sâu sắc đối với quá trình phát triển xã hội (Earle 1987, n.d; Johnson và Earle 1987). Về bản chất, các chiến lược quyền lực khác nhau đại diện cho các lộ trình khác nhau dẫn đến tính phức tạp của xã hội, các phương tiện khác nhau để tập trung hóa và mở rộng quy mô của một chính thể.

Việc sử dụng chiến lược từng nguồn quyền lực phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của nhóm xã hội và mục tiêu của nó. Việc lựa chọn một chiến lược này chứ không phải là các chiến lược khác bao gồm việc so sánh hiệu quả và chi phí của việc thực hiện các chiến lược cụ thể và khoảng thời gian mà mỗi chiến lược có thể được duy trì. Carneiro (1967, 1981), Webster (1985), và những người khác đã biện hộ cho tầm quan trọng của sức mạnh quân sự. Đối với họ, chiến tranh cung cấp phương tiện tức thời để mở rộng sự thống trị chính trị. Nhưng sức mạnh quân sự, mặc dù đôi khi hiệu quả trong ngắn hạn, vốn dĩ rất tốn kém và không ổn định như một phương tiện để thể chế hóa các mối quan hệ quyền lực. Nó chủ yếu có hiệu quả khi có thể kiểm soát được các phương tiện hủy diệt (Goody 1971). Vẫn còn những người khác (Brumfiel và Earle 1987; Earle 1991a) biện hộ cho ưu quyền tối cao của kiểm soát kinh tế, theo đó tiến hóa của các hệ thống sở hữu đất đai và quyền tài sản cho phép kiểm soát trực tiếp các hệ thống sản xuất và trao đổi. Nhưng việc kiểm soát hệ thống kinh tế thường có vấn đề, ngoại trừ trong những trường hợp đặc biệt như sự phát triển của các hệ thống thủy lợi mà trong đó một dân số nông nghiệp có thể bị “bỏ lồng” (Mann 1986), hoặc trong một bối cảnh hẹp việc kiểm soát các tuyến đường biển có thể phục vụ cùng một chức năng.

Trong bài viết này, chúng tôi xem xét vai trò thay thế của hệ tư tưởng trong quá trình tiến hóa của tính phức tạp xã hội bằng cách xem xét việc ba xã hội phức tạp nhấn mạnh vào hệ tư tưởng trong các chiến lược quyền lực của họ. Chi phí tương đối của các chiến lược dựa trên hệ tư tưởng được đánh giá và so sánh với các chiến lược ưu tiên các nguồn quyền lực thay thế. Chúng tôi cho rằng, để trở thành một nguồn quyền lực hiệu quả, hệ tư tưởng phải được “vật chất hóa” dưới các hình thức hữu hình và riêng biệt, bao gồm các vật tượng trưng, ​​nghi lễ, các công trình ởng niệm và chữ viết. Hệ tư tưởng vật chất hóa, giống như văn hóa vật chất hóa, có thể đạt được vị thế của các giá trị và niềm tin được chung. Vật chất hóa làm cho nó có thể mở rộng các hệ tư tưởng ra ngoài nhóm địa phương và truyền đạt quyền lực của uy quyền trung ương đến đại đa số dân chúng.

Việc vật chất hóa một hệ tư tưởng là một quá trình chiến lược nhằm phân bổ các nguồn lực để củng cố và hợp pháp hóa các thể chế kiểm soát tinh hoa. Do đó, đặc tính của quyền lực xã hội và hệ tư tưởng, và mối quan hệ của chúng với kinh tế, sẽ được phản ánh trong các hình thức vật chất hóa khác nhau trong một xã hội. Điều quan trọng là, chi phí vật chất hóa khiến các cá nhân hoặc các phân khúc quyền lực xã hội có thể độc quyền hoặc hạn chế quyền tiếp cận đối với các biểu tượng và sự kiện vật chất bao gồm cả hệ tư tưởng. Khi các phân khúc xã hội riêng biệt kiểm soát các nguồn lực khác nhau, mỗi nhóm có thể tích cực thúc đẩy hệ tư tưởng của riêng mình thông qua vật chất hóa. Theo cách này, quyền lực và quyền kiểm soát kinh tế có thể thay đổi giữa các nhóm theo thời gian, do đó sự thay đổi tổ chức có thể là kết quả của các hoạt động chiến lược và cạnh tranh, qua đó giới tinh hoa xây dựng và vật chất hóa các hệ tư tưởng cụ thể.

Vấn đề Định nghĩa

Hệ tư tưởng đã được định nghĩa một cách hệ thống theo hai phương thức hơi mâu thuẫn, một quan niệm trung lập và một quan niệm phê phán (Thompson 1990). Quan niệm trung lập giả định rằng một hệ tư tưởng bao gồm các tưởng và niềm tin, các khái niệm và phương thức tư tưởng, các cương lĩnh tôn giáo và các chuẩn mực đạo đức. Cùng với nhau, các quan niệm này hình thành nên tâm thức của một nhóm xã hội. Quan niệm trung lập giả định viễn kiến của cá nhân, mà tư tưởng, cũng như các hệ thống vũ trụ luận và văn hóa, là một cấu phần thế giới quan của với kẻ đó. Theo quan điểm này, hệ tư tưởng liên tục được tạo ra và tái tạo thông qua tương tác xã hội; nó không nhất thiết gây hiểu lầm, cũng không phục vụ các lợi ích cụ thể (Thompson 1990: 52). Về cơ bản, nó tương tự như khái niệm rộng hơn về văn hóa (Larrain 1983; McGuire 1992). Định nghĩa của Freidel (1992: 116) về hệ tư tưởng Maya là những ý tưởng cơ bản kết nối với nhau được giới tinh hoa và bọn bình dân nhận thức như nhau về trật tự của vũ trụ và mọi thứ bao hàm”, chẳng hạn, không thể phân biệt được với một định nghĩa rộng về văn hóa Maya. Một hệ tư tưởng trung lập là tổng thể của những kinh nghiệm và tương tác được chung, hiển nhiên trong các sự kiện nghi lễ, các biểu tượng thiêng liêng và các phương tiện lễ nghi.

Quan niệm phê phán về hệ tư tưởng cũng chấp nhận viễn kiến cho rằng hệ tư tưởng là một hệ thống các tưởng niềm tin. Tuy nhiên, theo quan điểm này, các hệ tư tưởng được các tầng lớp thống trị tạo ra và thao túng để thiết lập và duy trì quyền lực xã hội của họ. Quan điểm phê phán, vượt khỏi quan điểm trung lập, đóng góp một số điểm quan trọng cho việc phân tích các mối quan hệ quyền lực trong xã hội. Hệ tư tưởng là một cơ chế được các bộ phận xã hội nhất định sử dụng để thao túng, kiểm soát, đàn áp hoặc bóc lột các nhóm cư dân nhằm thực hiện lợi ích của họ. Do đó, không phải tất cả các hệ tư tưởng đều được tạo ra một cách tự phát thông qua sự tương tác của con người; phần lớn được tạo ra và biến đổi có chủ đích để định hướng suy nghĩ và hành động của các nhóm thần dân. Về bản chất, hệ tư tưởng là nguồn quyền lực xã hội2.

Louis Althusser (1971, 1990) nhấn mạnh ba khía cạnh của mối quan hệ giữa hệ tư tưởng và quyền lực. Thứ nhất, xuất phát trực tiếp từ Marx (1977: 176), Althusser cho rằng một hệ tư tưởng thống trị ở mọi thời điểm đều dẫn dắt ý thức xã hội, và thể hiện lợi ích của giai cấp thống trị. Thứ hai, ông mặc nhiên công nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà nước và hệ tư tưởng, bằng quan niệm rằng cả hai đều là cơ chế thống trị của giai cấp thống trị (Althusser 1990). Thứ ba, ông cho rằng sự liên kết chặt chẽ này tạo điều kiện cho đặc tính công cụ của hệ tư tưởng. Hệ tư tưởng vận hành thông qua các hành động của các thể chế được nhà nước vận hành và thiết kế chuyên biệt, “bộ máy hệ tư tưởng nhà nước” (Althusser 1971).

Định nghĩa của Althusser về hệ tư tưởng thừa nhận sự tồn tại của các giá trị xã hội và niềm tin góp phần tái tạo các điều kiện vật chất của đời sống xã hội, sao cho các giá trị xã hội phải được tái sản xuất liên tục để duy trì trật tự xã hội. Vấn đề nảy sinh khi chúng ta muốn xác định những giá trị và niềm tin này được mọi cá nhân chia sẻ đến mức độ nào, và những cơ chế nào cho phép chuyển tải những giá trị và niềm tin được chia sẻ đó. Althusser giả định rằng hoạt động của một nhà nước do giai cấp kiểm soát chính là lời giải cho việc tạo ra và chuyển tải các hệ tư tưởng. Nhà nước này thao túng các thể chế và tác nhân cụ thể - các bộ máy hệ tư tưởng nhà nước - để thúc đẩy niềm tin và lý tưởng của giới tinh hoa cầm quyền. Các th chế này đảm bảo sự tham gia của mọi cá nhân vào một trật tự xã hội có lợi trước hết cho giai cấp thống trị. Do đó, hệ thống giáo dục, các thể chế tôn giáo và cơ sở văn hóa là những bộ máy do nhà nước vận hành để tạo ra hệ tư tưởng cầm quyền. Kết quả là, một phần đáng kể của hệ thống các niềm tin và giá trị chung tạo thành một hệ tư tưởng thống trị, do đó hệ tư tưởng, trên hết, được định sẵn là đảm bảo sự thống trị của một giai cấp đối với các giai cấp khác, và đảm bảo bóc lột kinh tế, duy trì ưu thế của nó, bằng cách làm cho bọn bị bóc lột chấp nhận tình trạng của chúng dựa trên ý chí của Chúa, bản chất, bổn phận đạo đức, v.v. (Althusser 1990: 28). Đối với Althusser không có ý thức hệ cạnh tranh, chỉ có sự cạnh tranh để giành quyền kiểm soát bộ máy. Những ý thức hệ cạnh tranh, những đại diện ý thức hệ của các phân khúc xã hội bị trị, sẽ chuyển dịch hiệu quả thành những cuộc cạnh tranh để kiểm soát các bộ máy hệ tư tưởng, và cuối cùng là kiểm soát nhà nước.

Vấn đề quan trọng nhất đối với khái niệm hệ tư tưởng này là Althusser giả định một quan niệm quy giản luận giai cấp về sự vận hành và quyết định của cả nhà nước và hệ thống tư tưởng. Nhà nước không do giai cấp thống trị độc quyền điều hành, cũng không phải hệ tư tưởng do giai cấp này độc quyền tạo ra. Nhà nước có thể xung đột với giai cấp thống trị, hoặc một phân số của , và hệ tư tưởng có thể được tạo ra bởi các bộ phận xã hội khác. Sự đối đầu của những hệ tư tưởng thay thế với hệ tư tưởng cầm quyền có thể tạo ra những mâu thuẫn dẫn đến sự thay đổi xã hội, hoặc qua đó những hệ tư tưởng cạnh tranh này được giới tinh hoa cầm quyền hấp thụ, tái cấu trúc hoặc bỏ qua. Abercrombie, Hill và Turner (1980) đã bác bỏ khái niệm hệ tư tưởng thống trị vì họ cho rằng hệ tư tưởng chỉ có thể có hiệu quả trong việc hợp nhất giai cấp thống trị. Đối với phần còn lại của xã hội, một hệ tư tưởng cai trị bị bác bỏ và tránh né thông qua các hệ tư tưởng đối kháng. Tại bất kỳ thời điểm nào cũng nên tồn tại nhiều hệ tư tưởng cạnh tranh trong một xã hội nhất định và không có hệ tư tưởng nào hiệu quả hơn các hệ tư tưởng khác. Những phê phán này được McGuire nhắc nhở, đối với ông tư tưởng cai trị có thể được các giai cấp phụ thuộc chấp nhận, hoặc họ có thể biến nó thành hệ tư tưởng đối kháng. Xung đột có thể là kết quả của những bất nhất giữa hệ tư tưởng tinh hoa và hệ tư tưởng của các giai cấp phụ thuộc, tạo cơ sở ý thức cho sự phản kháng(1992: 141–142). Nếu hệ tư tưởng được chấp nhận bởi các bộ phận thống trị của xã hội, thì đó là vì họ bị lừa tin vào những khái niệm sai lầm này.

Michael Mann, theo một quan điểm ít bi quan hơn nhiều, lập luận chống lại quan niệm về những cá nhân ngây thơ dễ bị hệ thống đánh lừa (1986). Ông cũng lập luận rằng các hệ thống tư tưởng không bao giờ được tạo ra hoàn toàn bởi giới tinh hoa đói khát quyền lực với mục tiêu duy nhất là bóc lột và mang lại đau khổ cho bọn người bị áp bức. Đối với Mann, các hệ tư tưởng được chấp nhận, không chỉ vì sự phản kháng có thể quá tốn kém, mà còn vì chúng mang lại một lợi ích: Mọi người không bị thao túng thành lũ ngốc. Và mặc dù các hệ tư tưởng luôn chứa đựng sự hợp pháp hóa lợi ích cá nhân và sự thống trị vật chất, nhưng chúng khó có thể giữ được người ta nếu chỉ đơn thuần là như vậy. Các hệ tư tưởng mạnh mẽ ít nhất là rất hợp lý trong các trạng huống của thời đó, và người ta thực sự gắn bó với nó” (1986: 23). Do đó, vấn đề trung tâm của quan niệm phê phán về hệ tư tưởng là, trong bất kỳ xã hội nhất định nào cũng tồn tại một tập hợp các hệ tư tưởng cạnh tranh. Trừ khi chúng ta chỉ rõ những điều kiện nào mang lại ưu thế cho hệ tư tưởng này so với hệ tư tưởng khác, còn lại việc sử dụng hệ tư tưởng như một nguồn quyền lực là một vấn đề. Thừa nhận sự tồn tại của các hệ tư tưởng cạnh tranh là rất quan trọng để hiểu được bản chất của hệ tư tưởng như một công cụ cho sự thay đổi xã hội. Nhưng thừa nhận sự tồn tại của nhiều hệ tư tưởng không có nghĩa là tất cả các hệ tư tưởng cạnh tranh đều có hiệu quả như nhau.

Vật chất hóa Hệ tư tưởng

Để trở thành một nguồn quyền lực xã hội hiệu quả, các hệ tư tưởng phải có một hình thức có thể được giới tinh hoa thống trị vận dụng và kiểm soát một cách hiệu quả. Như chúng tôi sẽ bàn luận, điều này đòi hỏi hệ tư tưởng phải được vật chất hóa. Vật chất hóa là sự biến đổi các tưởng, giá trị, câu chuyện, huyền thoại và những thứ tương tự thành hiện thực vật chất có thể ở dạng các sự kiện nghi lễ, đồ vật biểu tượng, các công trình tưởng niệm và hệ thống chữ viết.

Việc vật chất hóa một hệ tư tưởng là điều cần thiết để tạo ra những kinh nghiệm chung, được chia sẻ và để kiểm soát việc sản xuất và sử dụng hệ tư tưởng đó. Để tạo ra những kinh nghiệm chung, được chia sẻ, thì cần phải vận dụng các tưởng về các giá trị và chuẩn mực phù hợp. Các nền văn hóa vốn dĩ rất rời rạc, đại diện cho nhiều tiếng nói đặc trưng cho những khác biệt về tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, địa phương, giai cấp và cá nhân tính (Keesing 1985). Nếu chúng ta coi văn hóa là những chuẩn mực và giá trị được lưu giữ trong đầu mọi người, thì thật khó hiểu được làm thế nào mà văn hóa lại có thể được chia sẻ rất rộng rãi. Mỗi con người, được chạm khắc bởi kinh nghiệm cá nhân, có một thực tại được cá nhân hóa. Thậm chí, để cố gắng tạo dựng niềm tin cá nhân cho hành động xã hội, các hệ tư tưởng phải được thể hiện dưới dạng vật chất mà nhóm mục tiêu có thể cùng trải nghiệm. Cách thức thế giới bên ngoài được tổ chức thế giới bên ngoài và mang lại ý nghĩa chính là một yếu tố quan trọng của việc chia sẻ trải nghiệm văn hóa.

Về cơ bản, chúng ta đang biện hộ cho tính vật chất cơ bản của văn hóa con người. Các giá trị và chuẩn mực được chia sẻ có thể được duy trì như thế nào để dẫn đến việc xem xét bản chất của văn hóa; nó phải đưa ra một hình thức bằng thực tiễn hàng ngày và thể hiện tính vật chất bên ngoài tâm trí của cá nhân. Để được chia sẻ trong một môi trường thể chế, các giá trị và chuẩn mực phải được vật chất hóa. Bằng cách sử dụng thuật ngữ vật chất hóa (chứ không phải tính vật chất), chúng tôi nhấn mạnh quá trình sáng tạo liên tục mà không giả định về tính ưu việt của các tư tưởng. Trên thực tế, các ý tưởng và chuẩn mực của văn hóa và hệ tư tưởng được gói ghém trong thực tiễn và các điều kiện sống chẳng khác gì như trong đầu óc của con người vậy.

cấp độ vật chất hóa trở nên thiết yếu cho quá trình tạo ra một văn hóa chính trị chung giữa các bộ phận lịch sử, nhà khảo cổ học một vị trí đặc biệt thuận lợi. Trong khi đó, các nhà khảo cổ học không được trang bị đầy đủ để nghiên cứu các quá trình tư duy cụ thể đòi hỏi tác vụ đáng nản là tạo ra một lý thuyết tầm trung (MRT) về tư duy (Cowgil 1993), tuy nhiên, vẫn có thể nghiên cứu quá trình vật chất hóa rõ ràng và sống động của hệ tư tưởng được sử dụng để tạo ra một trải nghiệm chung. Chúng ta có thể nghiên cứu bản thân khoản đầu tư (những gì đã được thực hiện với nguồn vốn xã hội sẵn có) và kết quả của những quyết định này (cách thức đầu tư ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của toàn xã hội). Vì các tưởng và các giới luật của một hệ thống tư tưởng phải được làm thành vật chất để được truyền bá trên một khu vực rộng lớn và theo thời gian, nên nhà khảo cổ học bắt đầu tiếp xúc với cùng các chất liệu xuyên văn hóa được tạo ra để hun đúc tâm trí của những người nông dân và các quần thể người dân bị khuất phục. Để kiểm soát việc sản xuấtsử dụng hệ tư tưởng, giới tinh hoa cầm quyền phải độc quyền tiếp cận nó. Một hệ tư tưởng được tạo thành từ các yếu tố có sẵn miễn phí cho mọi cá nhân sẽ mất tác dụng với tư cách là một công cụ hành động xã hội và quyền lực xã hội. Hệ tư tưởng là một nguồn quyền lực xã hội vốn yếu ớt vì bản thân các tưởng không thể kiểm soát được. Các tư tưởng rẻ rúng và mang tính cá nhân cao; không gì có thể ngăn cản các thành viên trong nhóm đưa ra những tưởng của riêng họ về thế giới và sau đó cố gắng thuyết phục những người khác về giá trị của chúng. Các hệ tư tưởng vận hành bình đẳng như một phương tiện để hỗ trợ và chống lại uy quyền. Nếu các hệ tư tưởng phải là một nguồn quyền lực hiệu quả, thì việc sản xuất và chuyển tải các tưởng phải được kiểm soát. Bằng cách nào đó, các tưởng phải được sở hữu, chuyển giao và kế thừa.

Khi các tưởng được vật chất hóa, thì cơ chế sản xuất và chuyển tải chúng thực sự có thể được kiểm soát. Ở dạng vật chất, hệ tư tưởng có thể được trải nghiệm bởi một nhóm lớn thông qua các nghi lễ công cộng, được biểu đạt bằng các hiện vật thể hiện vị thế được trưng bày, ban tặng, và sở hữu thông qua việc tiếp cận có kiểm soát đối với các bối cảnh khu tưởng niệm nơi trình diễn các nghi lễ hợp pháp hóa. Thông qua quá trình vật chất hóa, một hệ tư tưởng mang những đặc trưng của những sự vật được sản xuất khác, trong khi vẫn giữ được đặc tính biểu tượng của nó. Chi phí khổng lồ của việc tổ chức các tiệc tùng nghi lễ, xây dựng các khu tưởng niệm, hoặc sản xuất nghi cụ và trang phục cho các sự kiện làm nền móng hệ tư tưởng trong nền kinh tế. Nếu hệ tư tưởng được coi là đại diện, lễ nghĩa và văn hóa vật chất, thì chúng ta có thể hiểu rõ cách thức kiểm soát đối với nền kinh tế và lực lượng lao động trực tiếp mở rộng để kiểm soát hệ tư tưởng. Một hệ tư tưởng bắt nguồn từ một phương tiện vật chất có thể được kiểm soát giống như cách thức mà việc sản xuất các hàng hóa công dụng và của cải khác được sở hữu, bị hạn chế và được chuyển giao thông qua các thể chế kinh tế chính trị.

Phương tiện và Hình thức Vật chất hóa

Trong phần này, chúng tôi mô tả ba phương tiện vật chất hóa — các sự kiện nghi lễ, các vật tượng trưng và các công trình tưởng niệm. Mỗi loại có những đặc trưng khán giả khác nhau mà nó có thể hướng đến,việc kiểm soát quá trình sản xuất của nó. Do đó, việc lựa chọn một trong những phương tiện này có ảnh hưởng sâu sắc đến bản chất của hệ tư tưởng và tính hiệu quả của nó với tư cách là nguồn quyền lực xã hội. Một hình thức nhất định có thể ít nhiều hiệu quả trong việc hoàn thành một mục tiêu cụ thể: chẳng hạn, nghi lễ là những sự kiện gắn kết và xác định các nhóm lớn, trong khi hàng hóa uy tín hoặc vật biểu trưng có thể vận chuyển và được sử dụng để tưởng thưởng cho các cá nhân và xác định vị thế xã hội của họ. Trọng tâm của các mối quan hệ nội chính thể của người Inka là các sự kiện nghi lễ và những tiệc tùng tầm cỡ lớn, và việc trao đổi các hàng hóa uy tín và thậm chí cả đài tưởng niệm. Kiến trúc tưng niệm là một phương tiện giao tiếp đại quy mô, sao cho các địa điểm trung tâm phát sinh không chỉ là nơi xúc tiến các hoạt động của đời sống chính trị, mà còn được coi là trọng tâm biểu trưng của một chính thể. Các đền núi của người Moche đúng nghĩa là trung tâm của chính thể. Các đồ vật và tượng đài mang tính biểu trưng được sản xuất dưới sự chỉ đạo của giới cầm quyền và được phân phối dưới sự kiểm soát của họ. Những đồ vật này thuộc sở hữu của những người cai trị và được thừa kế cùng với chức v chính trị.

Bởi vì tác động của mỗi phương tiện này khác nhau và vì sản xuất ra chúng cũng khác nhau về nguyên liệu thô, tổng lượng lao động và các kỹ năng cần thiết, ứng dụng của chúng sẽ khác nhau phù hợp với các năng lực cụ thể của tầng lớp tinh hoacác nguồn lực sẵn có. Sự phát triển tổng thể của cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ sẵn có của các nguồn lực có thể được phân bổ cho việc vật chất hóa hệ tư tưởng. Khi xã hội gia tăng mức độ phức tạp thì nhiều nguồn lực sẽ phải được cung cấp hơn, và nhiều bất bình đẳng xã hội phải được hợp thức bằng hệ thống tư tưởng.

Bằng cách xem xét các hình thức vật chất hóa, cũng như cách thức phân bổ tài nguyên cho các nguồn quyền lực khác trong nền kinh tế chính trị, chúng ta có thể bắt đầu tái cấu trúc các chiến lược được sử dụng để tạo ra các hệ tư tưởng. Đối với các xã hội có nền kinh tế chính trị phức tạp, chẳng hạn như các nhà nước của người Moche hoặc đế chế Inka, thì các hình thức vật chất hóa khác nhau thường được kết hợp để thực hiện các mục tiêu đa dạng của nhà nước. Vì hệ tư tưởng phải được vật chất hóa trong bằng các vật thể và các hành động để trở thành nguồn quyền lực xã hội, nên nó đặc biệt liên quan đến việc nghiên cứu khảo cổ học. Các đối tượng và các hành động, đặc biệt nếu lặp lại và theo khuôn mẫu, sẽ để lại dấu ấn trong hồ sơ khảo cổ. Do đó, nghiên cứu hệ tư tưởng trong khảo cổ học là nghiên cứu về cách thức mà các ý nghĩa, được trình bày rõ ràng dưới các dạng thức biểu trưng, đã được sử dụng để thiết lập và duy trì các mối quan hệ thống trị (Thompson 1990: 44).

Sự kiện Nghi lễ

Các sự kiện cung cấp kinh nghiệm chung, được chia sẻ cho một nhóm thông qua việc dự phần vào các nghi lễ, tiệc tùng hoặc các biểu diễn. Các sự kiện nghi lễ thường là các hành động mang tính chu kỳ và lặp đi lặp lại, trong đó những kẻ dự phần thực hiện các đại tự sự huyền thoại và nghi lễ của một xã hội. Mặc dù có những ví dụ về các sự kiện nghi lễ phi cấu trúc, nhưng hầu hết các nghi lễ đều được quy định nghiêm ngặt về hình thức, việc dự phần và trình tự (Geertz 1973). Sự kiện nghi lễ có lẽ là hình thức cơ bản và đơn giản nhất của hệ tư tưởng được vật chất hóa, và đã hiện diện cùng chúng ta từ khi con người bắt đầu thực hiện hành vi hệ tư tưởng.

Với tư cách là các biểu hiện vật chất của hệ tư tưởng, thì nghi thức và các sự kiện nghi lễ có thể bị thao túng và việc tiếp cận chúng có thể bị hạn chế. Hạn chế cơ bản nhất đối với việc thực hiện một sự kiện nghi lễ là chi phí của nó. Các sự kiện nghi lễ quy mô lớn rất tốn kém, do đó, nguồn lực cần thiết để tổ chức thường vượt quá nguồn lực mà một cá nhân có thể chi cho các hoạt động đó. Khi tổ chức những tiệc tùng quy mô lớn, một nhà lãnh đạo hoặc giới tinh hoa cầm quyền biểu dương năng lực cung cấp những số lượng thực phẩm vượt quá tầm với của những kẻ khác. Các tiệc tùng của người Inka, hoặc các sự kiện nghi lễ của người Moche là những ví dụ ngoại biệt về những khoản chi phí khổng lồ liên quan đến việc tổ chức các hoạt động đó và về năng lực của giới tinh hoa cầm quyền trong việc phân tầng dphần và kiểm soát hoạt động của họ bằng cách quy định các không gian nghi lễ và những kẻ dự phần. Một cách khác để hạn chế quyền tiếp cận vào hành động lợi lộc của các sự kiện nghi lễ là làm tăng tính phức tạp về mặt tổ chức của chúng, tức là bản chất chuyên biệt và số lượng các yếu tố cấu thành cần thiết cho hoạt động của nó. Các thành phần này bao gồm việc dphần bắt buộc của các cá nhân cụ thể - các đầu sỏ tôn giáo - thường được gắn kết dự phần cùng giới tinh hoa cầm quyền. Việc thực hiện cũng có thể đòi hỏi các kỹ năng cụ thể, chẳng hạn như thực hiện các hành vi đe dọa tính mạng mà chỉ những đao phủ lành nghề mới có thể thực hiện được. Các hội đoàn gồm một số kẻ can dự thường là thành phần của các sự kiện nghi lễ, sao cho chỉ có uy tín và quyền lực của nhà nước mới có thể níu kéo được một số lượng lớn các cá nhân dự phần. Các không gian thiêng liêng chuyên biệt, hoặc được chỉ định theo đúng nghĩa hoặc được kiến tạo tinh vi, cũng được quy định để thực hiện các sự kiện nghi lễ. Cuối cùng, các nghi cụ thường được gắn liền với việc thực hiện chính xác một sự kiện nghi lễ.

Các nghi lễ thường lặp đi lặp lại và được định thời gian chính xác. Phần lớn hiệu lực của chúng được cho là do bản chất lịch pháp của chúng và do nhu cầu tái tạo chúng theo trật tự thích hợp. Tác dụng lợi lộc của một sự kiện nghi lễ chỉ là phù du. Các sự kiện theo quy định được ban hành hoặc thực hiện, do đó chúng không thể được truyền lại cho các thế hệ kế tiếp, cũng như không thể sở hữu chúng. Chỉ có quyền thực hiện nghi lễ mới là thứ được sở hữu; một khi được thực hiện, nó sẽ kết thúc và cần phải có một khoản chi tiêu bằng vốn liếng mới để tái hiện nó. Việc tổ chức nội bộ sự kiện nghi lễ thường liên quan đến nhu cầu tạo ra một tự sự, và tái tạo hiện thực bằng hành động của những kẻ thực hiện. Các sự kiện nghi lễ có thể hiệu quả trong ngắn hạn, đặc biệt nếu chúng bao gồm các màn trình diễn kịch tính kết hợp với các yếu tố cưỡng chế, chẳng hạn như hiến tế người. Nhưng hiệu quả của chúng về lâu dài lại phụ thuộc vào sự lặp lại của sự kiện. Do đó, các khoản đầu tư cho các sự kiện nghi lễ không phải là đầu tư vốn như xây dựng một địa điểm nghi lễ hoặc đầu tư vào việc tạo ra các nghi cụ. Do tính tức thời của chúng, nghi lễ là một chiến lược có giá trị nhất cho quá trình nhập văn hóa của các cá nhân, đặc biệt là các quần thể mới được chinh phục. 

_____________________________________

Còn nữa….

Nguồn: Butters, Luis Jaime Castillo & Elizabeth DeMarais, and Timothy Earle (1996). Ideology, Materialization and Power Strategies, In Current Anthropology 37 (1):15-31. Wenner-Gren Foundation for Anthropological Research.

Tác giả:

1. Giáo sư Luis Jaime Castillo Butters là một nhà khảo cổ học đã nghiên cứu sự phát triển của các xã hội phức tạp ở thung lũng Jequetepeque, Peru. Ông nổi tiếng với những nghiên cứu về xã hội Moche, đặc biệt là về các hoạt động tạo dựng, biểu tượng, hệ tư tưởng và sự sụp đổ của họ. Gần đây, ông đã tập trung vào việc triển khai các công nghệ và phương pháp luận mới để nghiên cứu và bảo tồn các di sản và khảo cổ học. Ông tốt nghiệp cử nhân Khảo cổ học tại Đại học Công giáo Giáo hoàng Peru; nhận bằng Tiến sĩ Nhân học tại Đại học California, Los Angeles. Ông là giáo sư tại Khoa Nhân văn tại Đại học Công giáo từ năm 1997 và là Giám đốc phụ trách Sáng kiến Bảo tồn Bền vững Châu Mỹ Latinh, lãnh đạo một số dự án phát triển cộng đồng xung quanh các địa điểm khảo cổ có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Peru. Hiện nay ông là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Peru.

2. Tiến sĩ Elizabeth DeMarais là nhà khảo cổ học quan tâm đến nhiều vấn đề lý thuyết, bao gồm văn hóa vật chất và các mối quan hệ xã hội trong quá khứ của con người. Các khu vực nghiên cứu bao gồm Tây Nam Hoa Kỳ, New England, Hawaii và Andes. Nói chung, sở thích nghiên cứu lâu dài của cô liên quan đến tổ chức cộng đồng, được khám phá thông qua các nghiên cứu về kiến ​​trúc và môi trường xây dựng. Cô đã nghiên cứu về quyền lực và động lực thể chế của nó ở các nhà nước sơ khai (đế chế Inka), và đặc biệt là tầm quan trọng của các hệ tư tưởng trong việc vật chất hóa các mối quan hệ quyền lực. Cô cũng quan tâm đến nguồn gốc của bất bình đẳng xã hội trong quá khứ của loài người, sự xuất hiện của lãnh đạo và các mô hình hội nhập xã hội từ dưới lên. 

 3. Giáo sư Timothy Earle là một nhà nhân học kinh tế chuyên nghiên cứu khảo cổ học về bất bình đẳng xã hội, cương vị lãnh đạo và kinh tế chính trị ở các thủ lĩnh địanhà nước sớm. Ông đã thực hiện các dự án nghiên cứu thực địa quốc tế kéo dài nhiều năm ở Polynesia, Peru, Argentina, Đan Mạch và Hungary. Nghiên cứu sự xuất hiện của tính phức tạp xã hội ở ba khu vực thế giới, công trình của ông là so sánh, tìm kiếm nguyên nhân của các con đường thay thế dẫn đến quyền lực tập trung. Ông đã nghiên cứu nông nghiệp thủy lợi như những cảnh quan được thiết kế và cách chuyển từ quyền sở hữu đất thành sự kiểm soát chính trị. Ông cũng đã khảo sát vai trò của các tay nghề thần thuộc trong sản xuất vũ khí, của cải, và trao đổi hàng hóa uy tín. Ông từng là Chủ nhiệm Khoa Nhân học, và Chủ tịch Phân ban Khảo cổ học của Hiệp hội Nhân học Hoa Kỳ. Một phiên họp đặc biệt để vinh danh ông đã diễn ra tại Hội nghị thường niên Hiệp hội Nhân học Hoa Kỳ năm 2010. Hiện tại, ông nghiên cứu so sánh sự phát triển dài hạn của các nền kinh tế chính trị, nhấn mạnh những tương phản của chủ nghĩa trọng thương và cảnh quan nông nghiệp thâm canh với tư cách là những ảnh hưởng đến quyền lực chính trị.

Tài liệu dẫn

ANDERSEN, SVEND TH.1993. «Early agriculture,» in Digging into the past: 25 years of archaeology in Denmark. Edited by S. Hvass and B. Storgaard, pp. 88-91. Århus: Universitetfolag.

ABERCROMBIE, NICHOLAS, STEPHEN HILL, AND BRYAN S. TURNER. 1980. The dominant ideology thesis. London: Allen and Unwin.

ALTHUSSER, LOUIS. 1971. «Ideology and ideological state apparatuses (Notes towards and investigation),» in Lenin and philosophy and other essays. Translated by Ben Brewster, pp. 121-173. London: New Left Books.

———. 1990. «Theory, theoretical practice and theoretical formation: Ideology and ideological struggle,» in Philosophy and the spontaneous philosophy of the scientists and other essays. Translated by James H. Kavanagh, pp. 1-42. London: Verso.

ALVA, WALTER AND CHRISTOPHER B. DONNAN. 1993. Royal tombs of Sipán. Fowler Museum of Cultural History. Los Angeles: University of California, Los Angeles.

BAWDEN, GARTH. 1977. Galindo and the nature of the middle horizon in the northern coastal Peru. Ph.D. dissertation, Department of Anthropology, Harvard University, Cambridge.

———. 1982. Community organization reflected by the household: A study of Pre- Columbian social dynamics. Journal of Field Archaeology 9:165-181.

BECH, JENS-HENRIK. 1993. Thy-project. Et Nyt Geobotanisk/kulturhistorisk Forskningsproject i det Vestlige Limfjordsområde. Limfjordsprojecktet Record 6:53-62.

BECH, JENS-HENRIK, AND LOUISE HAACK OLSON. 1985. Nye Gravfund fra Enkelgravskulturen i Thy. Museerne I Viborg Amt 16.

BONAVIA, DUCCIO. 1959. Una pintura mural de Pañamarca, valle de Nepeña. Arqueológicas 5:21-53.

———. 1985. Mural paintings in ancient Peru. Bloomington: Indiana University Press.

BRADLEY, RICHARD. 1984. The social foundation of prehistoric Britain: Themes and variation in the archaeology of power. London: Longman Archaology Series.

———. 1991. «The Patterns of Change in British Prehistory,» in Chiefdoms: Power, economy, and ideology. Edited by T. Earle, pp. 44-70. Cambridge: Cambridge University Press.

BRUMFIEL, ELIZABETH AND TIMOTHY EARLE. 1987. Specialization, exchange, and complex societies. Cambridge: Cambridge University Press.

CARNEIRO, ROBERT L. 1967. The evolution of society: Selections from Herbert Spencer’s Principles of Sociology. Chicago: Chicago Universtity Press.

———. 1981. «The chiefdom: Precursor of the state,» in The transition to statehood in the New World. Edited by G. Jones and R. Kautz, pp. 37-39. Cambridge: Cambridge University Press.

CASTILLO, LUIS JAIME. 1989. Personajes míticos, escenas y narraciones en la iconografía Moche. Lima: Fondo Editorial de la Pontificia Universidad Católica del Perú.

———. 1991. Narrations in Moche Art. M.A. Thesis. Archaeology Program, University of California, Los Angeles.

———. 1994. Prácticas funerarias, poder e ideología en la sociedad Moche tardía. El proyecto arqueológico San José de Moro. Gaceta Arqueologica Andina 7(23):67-82.

CASTILLO, LUIS JAIME AND CHRISTOPHER B. DONNAN. 1994. «La ocupación Moche de San José de Moro,» in Moche, propuestas y perspectivas. Edited by S. Uceda and E. Mujica, pp. 93-146.

Lima: Universidad Nacional de La Libertad.

COBO, P. BERNABÉ. 1979(1653). History of the Inca Empire. Translated by Roland Hamilton. Austin: University of Texas Press.

CONRAD, GEOFFREY W., AND ARTHUR A. DEMAREST. 1984. Religion and empire: The dynamics of Aztec and Inca expansionism. Cambridge: Cambridge University Press.

COSTIN, CATHY L. AND TIMOTHY K. EARLE. 1989. Status distinction and legitimation of power as reflected in changing patterns of comsumption in late pre-hispanic Peru. American Antiquity 54:691-714.

COWGIL, GEORGE L. 1993. Distinguished lecture in archaeology: Beyond criticizing new archaeology. American Anthropologist 95(3):551-573.

D’ALTROY, TERENCE N. 1992. Provincial power in the Inka Empire. Washington D.C.: Smithsonian Press.

D’ALTROY, TERENCE N. AND TIMOTHY EARLE. 1985. Staple finance, wealth finance and storage in the Inka political economy. Current Anthropology 26:187-206.

DEMAREST, ARTHUR A., AND GEOFFREY W. CONRAD. 1992. Ideology, and Pre-Columbian civilizations. Santa Fe: School of American Research Press.

DEMARRAIS, ELIZABETH. 1993. Regional settlement patterns of the Inka period in the Calchaquí Valley, Argentina. Paper presented at the annual meeting of the Society for American Archaeology, St. Louis.

DONNAN, CHRISTOPHER B. 1975. Thematic approach to Moche iconography. Journal of Latin American Lore 1(2)147-162.

———. 1978. Moche art of Peru. Precolumbian symbolic communication. Museum of Cultural History, University of California, Los Angeles.

———. 1990. Masterworks of art reveal a remarkable pre-Inca culture. National Geographic 117(6):16-33.

———. 1991. Moche funerary practices. Paper presented at the symposium «Tombs for the living: Andean mortuary practices,» Washington D.C.: Dumbarton Oaks.

DONNAN, CHRISTOPHER B., AND LUIS JAIME CASTILLO. 1992. Finding the Tomb of a Moche Priestess. Archaeology 45(6):38-42.

———. 1994. «Excavaciones de tumbas de sacerdotisas Moche en San José de Moro,» in Actas del primer coloquio sobre la cultura Moche. Lima: Universidad Nacional de La Libertad.

———. n.d. The San José de Moro papers. Vol. 2.

DONNAN, CHRISTOPHER B., AND CAROL MACKEY. 1978. Ancient burial patterns in the Moche valley, Perú. Austin: University of Texas Press.

EARLE, TIMOTHY. 1987. Chiefdoms in archaeological and ethnohistorical perspective. Annual Review of Anthropology 16:279-308.

———. 1990. «Style and iconography as legitimation in complex chiefdoms,» in The use of style in archaeology. Edited by M. Conkey and C. Hastorff, pp. 73-81. Cambridge: Cambridge University Press.

———. 1991b. «Property rights and the evolution of chiefdoms,» in Chiefdoms: Power, economy, and ideology. Edited by T. Earle, pp. 71-99. Cambridge: Cambridge University Press.

EARLE, TIMOTHY. Editor. 1991a. Chiefdoms: Power, economy and ideology. Cambridge: Cambridge University Press.

FELDMAN, ROBERT A. 1987. «Architectural evidence for the development of nonegalitarian social systems in coastal Peru,» in The origins and development of the Andean state. Edited by J. Haas, S. Pozorski, and T. Pozorski, pp. 9-14. Cambridge: Cambridge University Press.

FRIEDMAN, J., AND M. J. ROWLANDS. 1978. «Notes towards an epigenetic model of the evolution of ‘civilisation’,» in The evolution of social systems. Edited by J. Friedman and M. Rowlands, pp. 201-76. London: Duckworth.

FREIDEL, DAVID A. 1992. «The trees of life: Ahau as idea and artifact in Classic Lowland Maya Civilization,» in Ideology and pre-Columbian civilizations. Edited by A. Demarest and G. Conrad, pp. 115-135. Santa Fe: School of American Research Press.

GASPARINI, GRAZIANO AND LUISE MARGOLIES. 1980. Inca architecture. Translated by Patricia J. Lyon. Bloomington: Indiana University Press.

GEERTZ, CLIFFORD. 1973. The interpretation of culture. New York: Basic Books.

GOODY, J. 1971. Technology, tradition and the state in Africa. Oxford: Oxford University Press.

HAAS, JONATHAN. 1985. Excavations on Huaca Grande: An initial view of the elite of Pampa Grande, Perú. Journal of Field Archaeology 12:391-409.

HANSEN, SVEND. 1993. Joettestuer I Denmark. Copenhagen: Miljøministeriet Skovog Naturstyrelsen.

HASTINGS, CHARLES M., AND MICHAEL E. MOSELEY. 1975. The adobes of Huaca del Sol and Huaca de la Luna. American Antiquity 40(2)1:196-203.

HASTORF, CHRISTINE A. 1990. The effect of the Inka state on Sausa agricultural production and crop consumption. American Antiquity 55(2):262-290.

HOCQUENGHEM, ANNE MARIE. 1987. Iconografía Mochica. Lima: Fondo Editorial de la Pontificia Universidad Católica del Perú.

HODDER, IAN. 1990. The domestication of Europe, structure and contingency in neolithic society. Cambridge: Blackwell.

HODDER, IAN. Editor. 1982. Symbolic and Structural Archaeology. Cambridge: Cambridge University Press.

HYSLOP, JOHN. 1984. The Inka road system. New York: Academic Press.

JENSEN, JENS. 1982. The prehistory of Denmark. London: Methuen.

JOHNSON, ALLEN W., AND TIMOTHY EARLE. 1987. The evolution of human societies, from foraging group to agrarian state. Stanford: Stanford University Press.

KEESING, ROGER. 1985. Kwaio women speak: The micropolitics of autobiography in a Solomon Island society. American Anthropologist 87:27-39.

KRISTIANSEN, KRISTIAN. 1984. «Ideology and material culture: An archaeological perspective,» in Marxist perspectives in archaeology. Edited by M. Spriggs, pp. 72-100. Cambridge: Cambridge  University Press.

———. 1987. «From stone to bronze: The evolution of social complexity in Northern Europe,» in Specialization, exchange and complex societies. Edited by L. Brumfield and T. Earle, pp. 30-51. Cambridge: Cambridge University Press.

———. 1991. «Chiefdoms, states, and systems of social evolution,» in Chiefdoms: Power, economy, and ideology. Edited by T. Earle, pp. 16-43. Cambridge: Cambridge University Press.

LARCO HOYLE, RAFAEL. 1945. Los Mochicas (Pre-Chimú, de Uhle y Early Chimú, de Kroeber). Sociedad Geográfica Americana, Buenos Aires.

LARRAIN, JORGE. 1983. Marxism and ideology. London: Macmillan Press.

LECHTMAN, HEATHER. 1984. Andean value systems and the development of prehistoric metallurgy. Technology and culture 25(1):1-36.

LEVINE, TERRY Y. 1985. Inca administration in the central highlands: A comparative study. Ph.D. dissertation, Department of Anthropology, University of California, Los Angeles.

MADSEN, B. 1988. «Causewayed enclosures in suoth Scandinavia,» in Enclosures and defenses in the neolithic of western Europe. Edited by C. Burgess et al. London: BAR International Series 403.

MANN, MICHAEL. 1986. The sources of social power, volume I. Cambridge: Cambridge University Press.

MARX, KARL. 1977. Selected readings. Edited by D. McLelland. Oxford: Oxford University Press.

MCGUIRE, RANDALL H. 1992. A marxist archaeology. San Diego: Academic Press.

MILLER, DANIEL AND TILLEY CHRISTOPHER. 1984. «Ideology, power and prehistory: An introduction,» in Ideology, power and prehistory. Edited by D. Miller and C. Tilley, pp. 1-16. Cambridge: Cambridge University Press.

MORRIS, CRAIG. 1982. «The infrastructure of Inka control in the Peruvian central highlands,» in The Inka and Aztec states, 1400-1800: Anthropology and History. Edited by G. Collier, R. Rosaldo, and J. Wirth, pp. 153-171. New York: Academic Press.

———. 1985. «From principles of ecological complementarity to the organization and administration of Tawantinsuyu,» in Andean ecology and civilization. Edited by S. Masuda and C. Morris, 477-490. Tokyo: University of Tokyo Press.

MORRIS, CRAIG AND JOHN MURRA. 1976. Dynastic oral tradition, administrative records and archaeology in the Andes. World Archaeology 7:259-279.

MORRIS, CRAIG AND DONALD THOMPSON. 1985. Huanuco Pampa. New York: Thames and Hudson.

MOSELEY, MICHAEL. 1992. The Incas and their ancestors. London: Thames and Hudson.

MURRA, JOHN V. 1960. «Rite and crop in the Inca state,» in Culture and history. Edited by. S. Diamond, pp. 390-407. New York: Columbia University Press.

———. 1962. Cloth and its functions in the Inca state. American Anthropologist 64:710-28.

———. 1980 [1956]. The economic organization of the Inka state. Ph.D. Dissertation, University of Chicago.

OWEN, BRUCE. n.d. «The economy of metal and shell wealth goods,» in Empire and domestic economy. Edited by T D’Altroy and C. Hastorf. Washington D.C.: Smithsonial Institution Press (in preparation).

PROULX, DONALD A. 1973. Archaeological investigations in the Nepeña valley, Peru. Department of Anthropology, Research Project No. 13. Amherst: University of Massachusetts.

RANDSBORG, KLANSV. 1974. Social stratification in early bronze age Denmark: A study in the regulation of cultural systems. Praehistorische Zeitschrift 49.

RENFREW, COLIN. 1972. The emergence of civilization: The Cyclades and the Aegean in the third millennium B.C. London: Jonathan Cape.

———. 1974. «Beyond a subsistence economy: The evolution of social organization in prehistoric Europe,» in Reconstructing complex societies: An archaeological colloquium. Edited by C. B. Moore, pp. 69-95. Supplement to the Bulletin of the American School of Oriental Research, No. 20, Ann Arbor.

RENFREW, COLIN AND EZRA B.W. ZUBROW. Editors. 1994. The ancient mind, elements of cognitive archaology. Cambridge: Cambridge University Press.

ROSTWOROWSKI DE DIEZ CANSECO, MARÍA. 1977. La estratificación social y el Hatun Curaca en el mundo Andino. Histórica 1(2):249-85.

ROWE, JOHN H. 1946. Inca culture at the time of the Spanish conquest. In Handbook of South American Indians, vol 2. Edited by J. Steward. Bureau of American Ethnology Bulletin 143, Washington DC.

———. 1982. «Inca policies and institutions relating to the cultural unification of the empire,» in The Inca and Aztec states, 1400-1800. Edited by G. Collier et al, pp. 93-118. New York: Academic Press.

RUSSELL, GLENN S., BANKS L. LEONARD, AND JESÚS BRICEÑO C. 1994. «Cerro Mayal, nuevos datos sobre producción de cerámica Moche en el valle del Chicama,» in Moche, propuestas y perspectivas. Edited by S. Uceda and E. Mujica, pp. 181-206. Lima: Universidad Nacional de La Libertad.

SHENNAN, STEPHEN. 1982. «Ideology, change and the European early bronze age,» in Symbolic and structural archaeology. Edited by I. Hodder, pp. 155-161. Cambridge: Cambridge University Press.

SHERRATT, A. G. 1981. «Plough and pastoralism: Aspects of the secondary products revolution,» in Patterns of the past: Studies in honor of David Clarke. Edited by I. Hodder, G. Isaac, and N. Hammond, pp. 261-305. Cambridge: Cambridge University Press.

SPIELMAN, KATE. 1992. Prehistoric craft specialization in non-hierarchical societies. Grant application submitted to the National Science Foundation. Washington D.C.

STARTIN, D. W. A. 1982. «Prehistoric earthmoving,» in Settlement patterns in the Oxford region. Edited by H. J. Chase and A, White, pp. 153-156. Oxford: Oxford University Press.

STRATHERN, ANDREW. 1971. The rope of Moka. Cambridge: Cambridge University Press.

STRONG, WILLIAM D., AND CLIFFORD EVANS, JR. 1952. Cultural stratigraphy in the Virú valley, northern Perú. Columbia Univerity studies in archaeology and ethnology, Vol. 4. New York: Columbia University Press.

TILLEY, CHRISTOPHER. 1984. «Ideology and the legitimation of power in the middle neolithic of southern Sweden,» in Power and Ideology. Edited by D. Miller and C. Tilley, pp. 111-146. Cambridge: Cambridge University Press.

THOMPSON, JOHN B. 1990. Ideology and Modern Culture. Stanford: Stanford University Press.

TRIGGER, BRUCE. 1990. Monumental architecture: a thermodynamic explanation of symbolic behavior. World Archaeology 22(2):119-132.

UBBELOHDE-DOERING, HEINRICH. 1983. Vorspanische Gräber von Pacatnamú, Nordperu. Materialien zur Allgemeinen und Vergleichenden Archäologie, Band 26. München: Verlag C. H. Beck.

VANDKILDE, HELLE. 1991. North Jutland during the late third and first half of the second millennium BC: From core to periphery. Paper presented at the 2nd TAP symposium, September, Varg, Denmark.

WEBSTER, DAVID. 1985. Warfare and the evolution of the state. American Antiquity 40:464-470.

WILLEY, GORDON R. 1953. Prehistoric settlement patterns in the Viru valley, Peru. Bureau of American Ethnology Bulletin, No. 155. Washington D.C.

WILSON, DAVID J. 1988. Prehispanic settlement patterns in the lower Santa valley, Peru: A regional perspective on the origins and development of complex north coast society. Washington D.C.: Smithsonian Institution Press.

 

Ghi chú

 

1 The ideas presented in this paper have grown out of a lengthy discussion among the three authors. The three cases that constitute the body of the article were written by Earle (Thy, Denmark), Castillo (Moche, Perú), and DeMarrais (Inka, Andes).The full text has been read and revised by us collaboratively. Funding for the research on which these cases are based includes the following: for Thy, Denmark, the National Science Foundation (DBS 9207082, DBS 9116921) and the Academic Senate, UCLA; for the San José de Moro Project, the John B. Heinz Charitable Trust, the Friends of Archaeology, UCLA, and the Academic Senate, UCLA; for the Calchaquí, Argentina, the National Science Foundation (BNS-88-05471). An earlier version of this paper was presented at the symposium of the Complex Society Group, October 23, 1993, at the Arizona State University, Tempe. We would like especially to thank Cathy Costin and Antonio Gilman who read and commented thoughtfully on an earlier draft, and Patty Rechtman who edited the original draft.

2 Thompson’s discussion of ideology is a good approximation to a critical definition of ideology: «ideologies are meanings, expressed through symbolic forms, that are mobilized in the service of dominant individuals and groups, that is the ways in which the meanings constructed and conveyed by symbolic forms serve, in particular circumstances, to establish and sustain structured social relations from which some individuals and groups benefit more than others, and which some individuals and groups have an interest in preserving while others may seek to contest.» (1990:73).

3 Only one comparable structure can be found in the Northern Moche territory, the late Moche pyramid of Huaca Grande, in the Pampa Grande complex of the Lambayeque valley (Haas 1985). There is still a heated debate as to whether this structure is the result of an expansion of the southern Moche, and the consequent relocation of the capital in this northerly site (Moseley 1992; Castillo and Donnan 1994). In any case, Huaca Grande is an extremely late phenomenon, constructed with a very peculiar technique that precludes the massive pyramids build in this region during the Lambayeque Period, therefore not comparable to any other previous structure in the northern Moche territory.

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét