Powered By Blogger

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2020

Thủ lĩnh địa - Nhà nước: Lý thuyết Tích hợp Phát triển Chính thể (I)

Seth Abrutyn và Kirk Lawrence

Người dịch: Hà Hữu Nga

Tóm tắt: Tiến hóa chính thể, đặc biệt là sự chuyển đổi của các thủ lĩnh địa thành các nhà nước, đã là chủ đề của những cuộc tranh luận lớn. Trong bài viết này, các tác giả tham gia thảo luận các lập trường siêu-lý thuyết về nhịp điệu thay đổi, cụ thể là có phải các nhà nước xuất hiện dần dần từ những thay đổi về lượng trong các xã hội thủ lĩnh địatiệm tiến luận (gradualism) — hay sự xuất hiện đó là kết quả của sự thay đổi về chất và ngắt quãng — cân bằng ngắt quãng. Sau khi xem lại cuộc tranh luận kinh điển, các tác giả cập nhật vấn đề với những đóng góp mới được rút ra từ các khoa học tự nhiên và xã hội. Họ cho rằng các thủ lĩnh địa không chỉ đơn giản trở thành các nhà nước do sự gia tăng quy mô của các bộ phận cấu thành; thay vào đó, trạng thái cân bằng ngắt quãng, xuất phát từ các phản ứng trước áp lực chọn lọc từ các lực lượng xã hội, có nhiều hỗ trợ thực nghiệm hơn là tiệm tiến luận trong việc giải thích sự hình thành nhà nước. Sau đó, các tác giả thực hiện các bước hướng tới một mô hình tích hợp tiến hóa chính thể, trong đó nhà nước xuất hiện như một sự thay đổi rời rạc do các lực lượng xã hội đạt đến ngưỡng quyết định.

Một bước phát triển quan trọng trong lịch sử loài của chúng ta là sự xuất hiện của chính thể như một lĩnh vực thể chế phân biệt nội tại và tương đối rõ ràng. Do đó, một nguồn rất đáng chú ý là tiến hóa chính thể nói chung (xem Marx [1845–46] 1972; Spencer 1874–96; Turner 2003) và cụ thể hơn là quá trình tiến hóa từ các thủ lĩnh địa sang các nhà nước nông nghiệp (xem Carneiro 1970; Chase-Dunn và Hall 1997; Cohen và Service 1978; Fried 1967).1 Nền tảng của các phân tích này là một nhóm siêu-lý thuyết về các vấn đề chưa được giải quyết và kiểm tra rõ ràng như nó xứng đáng có được, đó là: mô thức, nhịp độ và kiểu tiến hóa văn hóa xã hội. 

Khi vạch ra các tương đồng với sinh học tiến hóa, thì hai quá trình đối nghịch, nhưng không nhất thiết không tương thích, đã được phác thảo để mô tả quá trình này. Một mặt, nhiều nhà tiến hóa luận, dựa trên công trình nghiên cứu của Darwin ([1859] 2006), đã lập luận rằng quá trình chọn lọc trong xã hội loài người là liên tục và dần dần, với sự thích nghi diễn ra khá chậm và với những thay đổi về số lượng làm lộ mô thức tuyến tính (ví dụ, Earle 1984; 2002; Service 1962; 1975; Wright 1984). Mặt khác, có những người cho rằng tiến hóa văn hóa xã hội, mặc dù thường từ từ, nhưng đôi khi cũng được đánh dấu bằng những chuyển đổi nhanh chóng và mang tính cách mạng (Marx [1845–46] 1972; Polanyi 1944; White 1959; Yoffee 2005). Viễn kiến này xuất hiện trong sinh học khi Niles Eldredge và Stephen Jay Gould (1972; xem thêm Gould 2002) lập luận rằng mặc dù tình trạng ngưng trệ là bình thường, nhưng có những thay đổi nhất định có tác động cách mạng đối với một loài nhất định. Những biến đổi này xảy ra (tương đối) nhanh chóng và theo một mô thức giống như bước đi — nghĩa là, chúng là những sự kiện rời rạc, mặt khác làm ngắt quãng trạng thái cân bằng bền vững.

Sau khi xem xét các bằng chứng khảo cổ học và nhân học, thì rõ ràng bước chuyển từ các thủ lĩnh địa sang các nhà nước nông nghiệp cổ đại thường không chỉ đơn giản là một sự thay đổi về số lượng, trong đó các thủ lĩnh địa dần trở thành các nhà nước khi chúng phát triển về quy mô — như tiệm tiến luận chủ trương — mà là sự biến đổi về chất tương đối nhanh. Với hồ sơ lịch sử này, những người tập trung vào những bước nhảy vọt tiến hóa tương đối nhanh chóng biểu thị những thay đổi lớn mang tính thời đại, chẳng hạn như Marx và các nhà khoa học xã hội khác như Daniel Chirot (1994), đưa ra các lý thuyết thỏa đáng hơn về sự thay đổi xã hội. Ngoài ra, người ta còn tranh luận rằng thủ lĩnh địa với tư cách là cấu trúc chính trị-xã hội không phải lúc nào cũng là một giai đoạn cần thiết trong quá trình tiến hóa chính thể; một số nhà nước hoàn toàn không có tiền thân là các thủ lĩnh địa, trực tiếp trở thành các thành-bang nông nghiệp từ các xã hội tương đối bình quân. Với những thực tế này, chúng tôi cho rằng sự xuất hiện mang tính lịch sử của hình thức nhà nước về cơ bản là một quá trình ngắt quãng. Theo đúng nghĩa, có thể hiểu rõ nhất điều này bằng cách áp dụng kiến ​​thức thu được từ lý thuyết phức tính: trong khi các đặc điểm cụ thể của chúng khác nhau, nhưng tiến hóa sinh học và vật lý cũng như văn hóa xã hội lại thường là kết quả của những biến đổi xảy ra sau khi một số áp lực vượt quá điểm ngưỡng tới hạn (xem Adams 1988; Chaisson 2005; Christian 2004; Prigogine và Stengers 1984). Tuy nhiên, mặc dù có những khiếm khuyết trong tiệm tiến luận, chúng tôi vẫn cho rằng các nhà tiệm tiến luận vẫn có những hiểu biết thấu đáo quan trọng, và khi được tích hợp với lý thuyết phức tính thì có thể tạo dựng được một lý thuyết mạnh mẽ về tiến hóa của chính thể.

Trong bài viết này, trước tiên, chúng ta sẽ lần theo các diễn biến của cuộc tranh luận đã mở ra liên quan đến thức, nhịp độ và kiểu tiến hóa chính thể để nắm bắt những hiểu biết quan trọng từ viễn kiến tiệm tiến luận và sau đó tích hợp chúng vào viễn kiến ngắt quãng được hỗ trợ thêm về phương diện kinh nghiệm. Tiếp theo, chúng tôi dựa trên lý thuyết phức tính để cung cấp khuôn khổ cho việc nhận thức cung cách và nguyên do tại sao biến đổi ngắt quãng lại có thể xảy ra trong quá trình tiến hóa văn hóa xã hội nói chung, và cụ thể là trong quá trình tiến hóa chính trị. Cuối cùng, một mô hình tích hợp kết hợp quy trình chung mà các nhà tiệm tiến luận sử dụng để giải thích tiến hóa văn hóa xã hội với các cơ chế giải thích do lý thuyết ngắt quãng cung cấp. Điểm mạnh của lý thuyết mới nằm ở chỗ nó tránh được cách mô hình hóa giai đoạn tuyến tính, đồng thời giải thích các cơ chế chung vượt qua trường hợp cụ thể được đề cập bước chuyển từ các thủ lĩnh địa thành các nhà nước.

Thủ lĩnh địa hay Nhà nước?

Cuộc tranh luận về tiến hóa thể chế chính trị củng cố cho các mô hình khác nhau cố gắng giải thích xem có đúng là, bằng cách nào, và tại sao các thủ lĩnh địa đã chuyển đổi thành các nhà nước nông nghiệp quy mô lớn. Bằng khái niệm thủ lĩnh địa, chúng tôi muốn nói đến bất kỳ thực thể chính trị - xã hội nào trong đó các hoạt động kiểm soát xã hội tổng thể được thực hiện bằng một phụ hệ thống chuyên môn hóa bên ngoài so với các hoạt động khác, không phải chuyên môn hóa nội bộ thuộc các khía cạnh khác nhau của quá trình kiểm soát (ví dụ: quan sát, quyết định, cưỡng chế). (Wright 1984: 42) Đối với Wright, cũng như những người khác như Carneiro (1981), quyền tự chủ chính trị nổi lên là đặc điểm xác định tối hậu của các thủ lĩnh địa. Nó được coi là hình thức chính thể đầu tiên thủ tiêu quyền tự trị địa phương vốn là đặc trưng của vô số xã hội - theo Carneiro là 99% - đã từng tồn tại (Yoffee 2005: 24–5). Ngược lại, nhà nước là các thực thể chính trị được chuyên môn hóa nội bộ về chức năng và độc quyền đối với các phương tiện bạo lực hợp pháp (Weber 1978). Mặc dù chuyên môn hóa nội bộ là một đặc điểm xác định quan trọng, nhưng khả năng của nhà nước trong việc độc quyền bạo lực hợp pháp, phân biệt rõ ràng nhất nhà nước khỏi các thủ lĩnh địa và các hình thức chính trị khác (xem Mann 1986; Tilly 1990). Do đó, trong khi các thủ lĩnh địa có thể và đã trở nên khác biệt trong nội bộ ở các cấp cao, bằng cách bộc lộ các cấp quyền lực thực thi pháp lý theo thứ bậc và việc tạo dựng các tiểu hệ thống tinh hoa mà các mối quan hệ họ hàng của họ có thể cắt ngang các phương thức hội nhập địa phương, thì không có ví dụ nào về các thủ lĩnh địa mà thủ lĩnh và các liêu thuộc của ông ta lại thực sự có độc quyền về vũ lực (Earle 1989).

Trong một nhà nước mà nhà vua và / hoặc giới cai trị có thể và thực sự có được quyền lực từ khả năng và quyền hợp pháp của họ, thì việc sử dụng vũ lực chỉ là phương sách cuối cùng. Các thủ lĩnh thường được trao quyền hợp pháp thông qua các phương tiện truyền thống mà bộ lạc có thể lấy lại tương đối dễ dàng (Kertzer 1988), trong khi nhà nước dựa vào các hệ thống hợp pháp phức tạp hơn như thần quyền hoặc các hệ thống pháp lý duy lý (Bendix 1978; Richards và Van Buren 2000). Tình trạng thiếu vắng các phương tiện bạo lực độc quyền và sự xuất hiện của các nút quyền lực khác nhau khiến cho thủ lĩnh địa trở thành hình thái chính trị không ổn định, vì khả năng tan vỡ là rất dễ xảy ra khi các cuộc đấu tranh nội bộ không thể đối đầu bằng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực (Yoffee 2005). Vậy là chính thể phải đối mặt với các vấn đề do các nhân tố bên trong và bên ngoài khác nhau gây ra khiến các thủ lĩnh địa xoay vòng giữa các hình thái đơn giản (hai đẳng cấp) và phức tạp (ba đẳng cấp trở lên) (Anderson 1994; Milner 1998). Chắc chắn, nhà nước có những vấn đề về ổn định ở mức độ lớn hơn, nhưng người ta cũng thành công hơn trong việc tạo điều kiện cho các cuộc trao đổi hòa bình trong những giai đoạn dài hơn vì khả năng sử dụng vũ lực để cưỡng chế các đơn vị xã hội khác biệt trong nội bộ cũng như khả năng kiểm soát đối với cái mà Bourdieu (1989) gọi là quyền lực và bạo lực tượng trưng (xem Eisenstadt 1963).

Trước khi chúng ta tiếp tục thảo luận sâu hơn về các lý lẽ tiệm tiến luận, thì cần chỉ ra rằng phần lớn văn liệu mà chúng tôi khai thác, thực chất là nhân học hoặc khảo cổ học. Dưới đây cũng cho thấy rõ ràng một số nhà xã hội học, chẳng hạn như Karl Marx ([1845–46] 1972) và lý thuyết tích lũy nguyên thủy của ông sẽ cung cấp một số cơ chế quan trọng để giải thích sự thay đổi tiến hóa ngắt quãng. Tuy nhiên, các nhà xã hội học nói chung quan tâm đến sự hình thành nhà nước-dân tộc vào thế kỷ XVII ở Châu Âu (ví dụ, Moore [1966] 1993; Skocpol 1979; Tilly 1990; Tilly và Blockmans 1994), là một đơn vị tổ chức hoàn toàn khác với các thành-bang ban đầu ở Lưỡng Hà, Ai Cập, Trung Quốc, Lưu vực sông Indus, Trung Mỹ và Peru (Adams 1966).2 Cả hai loại thay đổi chính trị đều quan trọng, nhưng chúng tôi cảm thấy sự chuyển đổi từ các thủ lĩnh địa thành các nhà nước vẫn thường bị xã hội học bỏ qua mà chỉ quan tâm chung đến biến đổi xã hội dài hạn, cả hai vấn đề đều được các nhà lý thuyết cổ điển say mê. Chúng tôi hy vọng sẽ bổ sung vào bài viết bằng cách làm sống lại các mối quan tâm đến những vấn đề xã hội học cụ thể này.

Tư duy Tiến hóa

Hạn chế của Mô hình Giai đoạn

Tiệm tiến luận (ví dụ, Service năm 1962) và, trong nhiều trường hợp, các lý thuyết hiện có (ví dụ, Marx [1845–46] 1972) về biến đổi xã hội ngắt quãng sử dụng các mô hình giai đoạn làm công cụ khám phá. Nhìn bề ngoài, chiến lược này có ý nghĩa vì nó tạo ra một khung phân tích chi li để giải thích một tổng lượng lịch sử rất lớn. Tuy nhiên, nó thường làm xáo trộn khả năng rất thực tế là những biến đổi ngắt quãng có thể xuất hiện nhanh chóng và tự phát thúc đẩy những biến đổi về chất theo những hướng không thể đoán trước. Đó là, một mô hình giai đoạn, theo định nghĩa giả định một tính chất đơn tuyến nào đó trong tiến hóa văn hóa xã hội cũng như các quan niệm mục đích luận về sự tiến bộ.

Hãy xem xét, chẳng hạn, khung phân tích “bốn giai đoạn xuất hiện từ các nchính trị học Trọng nông Pháp và các nhà đạo đức học người Scotland trong tư duy của Turgot, Smith và những người khác (xem Meek 1971). Trong mô hình này, loại hình sinh kế xác định các đặc điểm của các giai đoạn cụ thể trong quá trình tiến hóa xã hội — ví dụ, săn bắt, chăn nuôi,làm nông. Tuyến phát triển chung là tranh luận rằng tiến hóa là sức mạnh để cải thiện các cá nhân và loài người nói chung (Smith [1776] 1991, Quyển III); tiến hóa là vận động đơn tuyến hướng tới đỉnh cao của nhân loại, nơi tính tư lợi lành mạnh làm giảm đáng kể nhu cầu cai trị — Thời đại Thương mại.3 Tuy nhiên, đối với Smith, nhịp độ hiếm khi được cân nhắc.

Cũng dựa vào các công nghệ sinh kế làm động lực chính, Lenski (1970; 2005) đưa ra một mô hình giai đoạn dường như ngầm giải thích cho các dạng tiến hóa tiệm tiến ngắt quãng. Một mặt, các xã hội tích lũy các công nghệ sinh kế, dân số và các nhân tố văn hóa khác. Mặt khác, tại một số điểm nhất định - như được biểu thị bằng mô hình giai đoạn của ông - đã có những bước nhảy vọt về chất. Giống như hầu hết các mô hình giai đoạn, cơ chế thúc đẩy những biến đổi về chất này rõ ràng vắng mặt. Mặc dù những biến đổi công nghệ là động lực chủ chốt của các biến đổi văn hóa xã hội khác, nhưng Lenski thừa nhận rằng thường phải mất một thời gian rất dài trước khi tác động được nhận thấy.4 Hơn nữa, mô hình ngụ ý định hướng đơn tuyến; bất chấp những khẳng định khác của mình, ông không bao giờ cung cấp bằng chứng hoặc nguyên do về thời điểm, lý do hoặc cách thức một xã hội sẽ nhảy vọt qua một giai đoạn.5

Đóng góp của Xã hội học

Một số nhà xã hội học đưa ra một số yếu tố nền tảng sẽ giúp chúng ta tránh rơi vào viễn kiến tiệm tiến luận, đặc biệt là tăng trưởng đơn tuyến và tích lũy của cấu trúc chính trị xã hội. Trong khi duy vật luận lịch sử của Marx là một mô hình giai đoạn được rút ra từ mô hình của Adam Smith — và do đó, cũng mắc những sai lầm tương tự — thì ông lại đưa ra một cách thức khả thoát khỏi cái bẫy của mô hình giai đoạn và giải thích biến đổi ngắt quãng một cách thỏa đáng hơn. Lý thuyết tích lũy nguyên thủy của ông — hay “quá trình lịch sử tách người sản xuất ra khỏi tư liệu sản xuất” (Marx [1867] 1967: 712) —được xác lập dựa trên “những khoảnh khắc khi khối lượng lớn con người bị bạo lực đột ngột giật bung khỏi phương tiện sinh nhai của họ”, chắc chắn có thể được coi là “tạo ra-kỷ nguyên” (Marx [1867] 1967: 716, nhấn mạnh thêm). Bạn của ông và là người biên tập, Frederich Engels ([1884] 1978), đã sử dụng mô hình này để giải thích quá trình mà chế độ phụ hệ nhanh chóng trở thành mô hình cho sự phân bổ quyền lực chính trị không đồng đều.

Các nhà xã hội học khác đều cùng nhau tránh vấn đề mô hình giai đoạn, bằng cách chọn theo (đôi khi ngầm hiểu) chiến lược tiến hóa của Herbert Spencer (1874–96). Đối với Spencer, tiến hóa thực sự là một quá trình chọn lọc; chọn lọc là một việc mong manh, như hồ sơ lịch sử đã chứng minh rõ ràng, lại càng không phải là một quá trình loại bỏ (Diamond 2004). Jonathan Turner (1995) đã lập luận rằng năm lực lượng thường gặp - dân số, sản xuất, phân phối, quyền lực và tái sản xuất – về phương diện lịch sử đã buộc các xã hội (hoặc cụ thể hơn là các thành viên của các xã hội) phải đưa ra những lựa chọn thích ứng, đôi khi gây ra những hậu quả thảm khốc. Những người khác đã kết hợp mô hình xung đột với các áp lực dân số giống-Spencerian hơn. Ví dụ, Chase-Dunn và Hall (1997) đưa ra một lý thuyết tiến hóa hệ thống thế giới, trong đó áp lực dân số do gia tăng từ tăng trưởng nhân khẩu học và suy thoái môi trường có thể trực tiếp dẫn đến việc hình thành hệ thống phân cấp để giảm bớt các áp lực. Nếu vẫn chưa được giải quyết, thì việc giới hạn và xung đột sẽ tạo ra áp lực bổ sung cho hệ thống phân cấp. Điều thú vị là, một xu hướng lịch sử dài hạn trong quá trình phát triển của các chính thể là một trong những sự phát triển theo từng bước về quy mô; nghĩa là một loạt các cân bằng ngắt quãng. Tương tự, Daniel Chirot (1994) cho rằng các nhà nước có thể xuất hiện vì áp lực xung đột về quyền lãnh đạo: nhu cầu hòa giải cũng nảy sinh do sự gia tăng dân số và xung đột các quyền liên quan đến nước, đất đai hoặc một thủ lĩnh chiến tranh xuất hiện và đơn giản là giải quyết xung đột bằng vũ lực. Như chúng ta sẽ thấy bên dưới, đây là một lập luận xác đáng được nhà khảo cổ học người Ý Mario Liverani xem xét khi cố gắng giải thích sự xuất hiện đột ngột của Uruk (khoảng năm 3300 trước Công nguyên) —thành bang đầu tiên ở Lưỡng Hà.

Dẫu sao thì việc thiếu ngành xã hội học là một bức tranh rõ ràng về nhịp độ tiến hóa. Bởi vì lý thuyết tiến hóa thường bị xã hội học chính thống coi thường, nên thường xuyên tập trung vào việc hợp pháp hóa các quá trình tiến hóa. Tiệm tiến luận, sẽ được thảo luận chi tiết trong phần sau, chi phối quan niệm của hầu hết các nhà xã hội học về biến đổi xã hội, trong khi việc nói về tiến hóa ngắt quãng lại thường đưa vào các mô hình đơn tuyến được che đậy bằng mục đích luận. Bằng cách tích hợp những hiểu biết thấu đáo được thuyết tân tiến hóa nhân học-khảo cổ học cung cấp (Steward [1955] 1972; White 1959; Yoffee 2005), có thể chuyển trọng tâm khỏi việc định hướng (ví dụ: mô hình giai đoạn) sang tốc độ biến đổi. Tư duy tân tiến hóa không chỉ cam kết với các mô hình đa tuyến, vận hành trong quá trình chuyển đổi thành các thủ lĩnh địa cung cấp cho chúng ta bằng chứng về các “con đường” tiến hóa chính trị xã hội (và văn hóa xã hội) khác nhau. Một số nhà nước nổi lên từ sự phát triển chậm, tiệm tiến trong cấu trúc xã hội, đạt đến “điểm bùng phát” có thể nói như vậy, trong khi những nhà nước khác lại xuất hiện khá đột ngột. Nghĩa là, các thủ lĩnh địa không nhất thiết trở thành các nhà nước và các nhà nước có thể không nhất thiết tiến hóa lên từ các thủ lĩnh địa; ngoài ra, các xã hội thăng, trầm và xoay vòng giữa các nhà nước có chất lượng khác nhau (xem Chase-Dunn và Hall 1997; Tainter 1988). Tiến hóa có những bước ngoặt kỳ lạ; khi quá trình tiến hóa song song xảy ra — ví dụ, sự hình thành nhà nước ban sơ (Fried 1967) — thì quỹ đạo thường phân rẽ. Khi những biến đổi tiến hóa quan trọng xảy ra, thì tiến hóa ngắt quãng giả định có những bước nhảy vọt giống như những bước tiến được nhận thấy một cách nhạy bén các tái cấu hình cấu trúc và biểu tượng trong các mối quan hệ và tổ chức xã hội.

Tiệm tiến luận

Hai con đường

Nhìn chung, những người tiệm tiến luận có xu hướng hình dung hoặc khái niệm hóa nhà nước xuất hiện từ những biến đổi chậm chạp, về lượng của xã hội thủ lĩnh địa. Không lý thuyết gia nào có công trong việc bổ sung mô hình này hơn Elman Service (1962). Ông đề xuất rằng các xã hội phát triển từ các nhóm thành các bộ lạc rồi thành các thủ lĩnh địa và cuối cùng là các nhà nước. Trong mô hình của Service, các chiều góc chính liên quan đến mức độ hiệu quả của một thủ lĩnh cụ thể trong việc (a) cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho cộng đồng và cuối cùng, (b) thể chế hóa hệ thống kinh tế tái phân phối, trong khi (c) thiết lập một chức v vĩnh viễn với một hệ thống liên tiếp có lẽ là cha truyền con nối. Do đó, thành công của một thủ lĩnh một phần phụ thuộc vào sức hút và ảnh hưởng của ông ta, nhưng còn phụ thuộc vào thành công của ông ta trong việc thể chế hóa các hỗ trợ về cấu trúc hệ tư tưởng cần thiết để duy trì sức hút của ông ta. Ngoài ra, Service (1975: 94) còn khẳng định rằng sự kiểm soát hiệu quả đối với việc phân phối lại “cho phép vị thủ lĩnh trở thành kẻ cố thủ vĩnh viễn” ở chỗ ông ta tổ chức việc phân bổ hàng hóa do dân thường sản xuất. Chính sự biến đổi này, hay sự phân hóa và thể chế hóa vị trí chính trị tiếp theo, cuối cùng đã “phát triển thành một tầng lớp quý tộc cha truyền con nối” (Service 1975: 8, nhấn mạnh thêm). Service hình dung phạm vi quyền chỉ huy của thủ lĩnh mở rộng với việc chiếm đoạt hàng hóa để trợ cấp cho thợ thủ công hoặc những người chuyên môn khác, chiến đấu chống lại các cuộc chiến tranh hoặc tổ chức các bữa tiệc lớn liên thủ lĩnh địa. Vì vậy, vấn đề kinh điển mà tất cả các kế hoạch thủ công của nhà nước phải đối mặt là tìm cách duy trì sự tòng phục vì đó là trạng thái không tự nhiên của con người và sự phản kháng có thể là đặc hữu (Johnson và Earle 2000). Do đó, một số người tiệm tiến luận đã lập luận rằng các quốc gia hình thành khi vị thủ lĩnh giành được nhiều quyền kiểm soát hơn đối với các dịch vụ quan trọng sao cho hàng hóa và dịch vụ do thủ lĩnh cung cấp có nhiều ảnh hưởng hơn là sống độc lập khỏi quyền uy mà hầu hết mọi người đều mong muốn (Service 1962; Wright 1984). Có nghĩa là, an toàn khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài thông qua các công trình công cộng như tường thành, bảo đảm cho các trao đổi kinh tế an toàn và phần nào đáng tin cậy / có thể dự báo trước được, và việc sử dụng vũ lực để ổn định các mối quan hệ nội bộ giữa các đơn vị xã hội không đồng nhất trở nên đáng mong đợi hơn so với các lựa chọn khác, chẳng hạn như tình trạng phân mảnh.

Tuy nhiên, mô hình giai đoạn của Service không xác minh với sự xem xét kỹ lưỡng của các phát hiện thực nghiệm và giai đoạn thủ lĩnh địa phải được chia thành các thủ lĩnh địa đơn giản và phức tạp để phù hợp hơn với hồ sơ dân tộc học và khảo cổ học (Earle 1977; 1984). Các thủ lĩnh địa đơn giản thủ lĩnh từ các đơn vị thân tộc địa phương, trong khi các thủ lĩnh địa phức tạp hoặc tối cao có giới tinh hoa cầm quyền thuộc một đơn vị thân tộc cắt qua tổ chức địa phương. Ba đặc điểm khác tách biệt các thủ lĩnh địa đơn giản khỏi các thủ lĩnh địa phức tạp (Wright 1984): (1) phân cấp định cư, (2) phân biệt dân cư và (3) phân biệt tang chế. Có lẽ, mầm mống của một số khía cạnh quan trọng của các xã hội cấp nhà nước có thể thấy trong ba sự khác biệt sau: sự phân chia rõ rệt nông thôn-thành thị; phân hóa địa lý dựa trên nghề nghiệp và / hoặc sắc tộc; và phân tầng giai cấp.

Con đường thứ hai do những người tiệm tiến luận chủ trương được lập luận từ viễn kiến xung đột: các nhà nước xuất hiện sau khi chiếm đoạt dần dần các nguồn tài nguyên khan hiếm, chẳng hạn như kiểm soát việc tái phân phối giá trị thặng dư, điều phối lao động tập thể, hoặc sở hữu các hàng hóa uy tín như kim loại hoặc đá quý hiếm. Morton Fried (1967), chẳng hạn, cho rằng các xã hội tiến hóa từ bình đẳng đến phân cấp, rồi đến phân tầng; nhà nước trở nên cần thiết khi các lực lượng bảo vệ tầng lớp quý tộc chủ đất chống lại các yêu sách về tình trạng bất công từ dân chúng hoặc các nhóm đối thủ khác. Như đã lưu ý ở trên, một số nhà xã hội học đã tuân theo cùng một logic này. Hãy nhớ lại, Chase-Dunn và Hall (1997) lập luận rằng hệ thống đẳng cấp xuất hiện như một phản ứng đối với áp lực dân số dẫn đến suy thoái môi trường, hoặc tạo lập giới hạn và xung đột. Chirot (1994) cho rằng các nhà nước xuất hiện lên từ các thủ lĩnh địa nơi các thủ lĩnh vừa có thể độc quyền đóng vai trò hòa giải hoặc trọng tài, giải quyết các tranh chấp về đất đai hoặc nguồn nước, lại vừa sử dụng vị trí này để tích lũy uy tín, của cải và sau đó đủ mạnh để tập hợp quân đội, hoặc vị thủ lĩnh đã là một thủ lĩnh chiến trận và thay vì cố gắng hòa giải thì lại đơn giản giải quyết vấn đề thông qua việc sử dụng vũ lực và chiếm đoạt đất đai hoặc tài sản đang được đề cập. Lenski (1966: 45–6) mở rộng lập luận này để bao gồm cả các thủ lĩnh độc quyền bất kỳ loại kỹ nghệ nào, cho dù là kỹ nghệ sinh tồn hay kỹ nghệ dựa trên chiến tranh, sau đó dẫn đến độc quyền các vị trí quyền lực và đặc quyền, và cuối cùng, một giai cấp tinh hoa chiếm đoạt quyền sử dụng vũ lực một cách hợp pháp.6

Lý thuyết Tổng quát về Tiệm tiến luận

Các nhà nhân học Allen Johnson và Timothy Earle (2000) cung cấp cho chúng ta một lý thuyết tổng hợp rất tốt về Tiệm tiến luận. Động cơ của sự biến đổi tiệm tiến hay dần dần là một vòng phản hồi để rồi cuối cùng các xã hội bắt đầu bị khóa lại. Ban đầu, các nguồn lực trở nên căng thẳng khi quy mô và / hoặc mật độ dân số tăng lên; sau đó, tình trạng khan hiếm nguồn lực sản sinh ra áp lực lựa chọn, về phương diện lịch sử thường được giải quyết thông qua quá trình phân hạch (Maryanski và Turner 1992).7 Tuy nhiên, khi tính di động bị hạn chế do các rào cản tự nhiên hoặc xã hội tạo dựng, thì tình trạng phân hạch trở thành một lựa chọn tốn kém, vậy là đổi mới kỹ nghệ (ví dụ: việc xây dựng một hệ thống thủy lợi) được thực hiện để giảm bớt áp lực.8 Mỗi tiến bộ tạm thời giảm bớt áp lực lựa chọn, bằng cách tạo ra một vòng phản hồi vì các quần thể dân cư có thể phát triển lớn hơn và mật độ dày đặc hơn, tác động đến môi trường theo những cách thức mới và làm cho tài nguyên trở nên khan hiếm hơn (để nắm rõ việc thảo luận khái quát về mối quan hệ giữa dân số và tài nguyên, xem Boserup 1965; Cohen 1977; Hassan 1975).9

Tại một điểm nào đó, trong mô hình của Johnson và Earle, bốn vấn đề mới dựa trên việc tăng cường sản xuất sinh nhai xuất hiện trong một số kết hợp nhất định: (1) rủi ro sản xuất tăng lên rõ rệt, (2) tình trạng cướp bóc và chiến tranh dần trở nên thường xuyên hơn và gia tăng về cường độ, (3) các nguồn lực thường được sử dụng một cách không hiệu quả, và (4) nạn thiếu hụt tài nguyên có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi việc lựa chọn các loại nguồn lực cụ thể dẫn đến sự thiếu hụt về đa dạng sinh học và lãnh thổ trở nên mong manh. Trong bất kỳ sự tụ hợp nào, thì những vấn đề mới này đều đóng vai trò là các áp lực lựa chọn đối với một số bộ phận dân số để phải đổi mới theo cách quản lý rủi ro, vốn, giao lưu hàng hóatích trữ tập trung các nguồn lực, cũng như huy động mọi nguồn nhân lực để bảo vệ, chiến đấu, và cướp bóc các bộ lạc lân cận. Và khi chúng ta đưa sự nhấn mạnh của Service v cương vị thủ lĩnh vào phương trình, thì chúng ta có thể đơn giản kết luận rằng một vị thủ lĩnhma lực thu hút - cho dù có liên quan đến chiến trường, thì thông qua khả năng độc nhất của mình trong việc điều khiển siêu tự nhiên, hoặc thông qua năng khiếu và trí tuệ đặc biệt cao — thì ông ta vẫn là thành phần cuối cùng cần thiết để thể chế hóa, nếu là tạm thời, chức v thủ lĩnh và việc gia nhập của những người thân cận nhất của ông ta (xem Chirot 1994), và khi những vấn đề này gia tăng về cường độ định lượng, thì đó là thể chế hóa vương vị và chính quyền của ông ta (xem Emerson 1990).

Có lẽ chiều cạnh tiến hóa chính trị xã hội mà những người tiệm tiến luận khó giải thích là sự xuất hiện của quyền lực và thứ bậc. Service (1975) duy trì lập luận cho rằng mọi người đã quen sử dụng các dịch vụ của vị thủ lĩnh và khi các dịch vụ này đa dạng hóa, thì mối quan hệ phụ thuộc vào quyền lực xuất hiện (xem Johnson và Earle 2000). Một trong những dịch vụ chủ chốtcác vị thủ lĩnh này cung cấp hoặc liên quan đến giải quyết xung đột bên trong nhóm hoặc tiến hành chiến tranh thành công (và phòng thủ) chống lại các mối đe dọa bên ngoài. Kết hợp với những huyền thoại xung quanh việc cha truyền con nối, sự khuất phục của các nhóm bị chinh phục, mang đến cho ngay cả những kẻ “nghèo nhất” địa vị tương đối cao hơn của vị thủ lĩnh và lòng trung thành thu được thông qua việc tạo ra chiến tranh và phân phối chiến lợi phẩm, biến xã hội từ một xã hội đẳng cấp thành một xã hội phân tầng. Chắc chắn rằng, Morton Fried (1967) lập luận, đối với Service, phân tầng và bất bình đẳng là các động lực chính của mánh khóe nhà nước, tuy nhiên ông vẫn ít nói về nhịp độ. Sức mạnh đơn giản được gắn vào các quan hệ cấu trúc, và thông qua việc sử dụng nô lệ, tăng trưởng không đồng đều trong tiếp cận đất đai và các nguồn tài nguyên khác, và dần dần độc quyền sử dụng bạo lực hợp pháp, các thủ lĩnh địa trở thành các quốc gia.

Nói tóm lại, những người tiệm tiến luận cho rằng các xã hội trở nên bị bó buộc trong áp lực dân số tạo ra các vòng phản hồi về sự khan hiếm nguồn được dự báo dựa trên các rào cản tự nhiên và / hoặc xã hội ngăn cản sự phân hạch. Vòng phản hồi trở thành chìa khóa để hiểu được sự tăng trưởng định lượng tích lũy và không thể nhận thấy của một xã hội, và cùng với sự phát triển của các mối quan hệ phụ thuộc-quyền lực và sự độc quyền sức mạnh mà tính bắt buộc về chức năng này cung cấp, thì các nhà nước, hoặc nghề thầu khoán chính trị chuyên chức, trở thành khía cạnh đương nhiên của xã hội. Cho dù được khái niệm hóa là các thủ lĩnh địa tiến hóa thành các nhà nước hay các xã hội đẳng cấp tiến hóa thành các xã hội phân tầng, thì bản chất đơn tuyến của tiệm tiến luận vẫn rất rõ ràng. Nếu bất cứ điều gì, thì đó chính là những giải thích yếu kém liên quan đến sự xuất hiện của quyền lực và hệ thống cấp bậc chỉ ra năng lực giải thích nghèo nàn của tiệm tiến luận. Không chỉ tranh đoạt vũ lực, trong các xã hội đẳng cấp và phân tầng, con người không chỉ đơn giản tự quy thuộc vào những kẻ cung cấp dịch vụ mà họ cần. Các kỹ nghệ cần thiết để giám sát và xử phạt hiệu quả không tồn tại và những kỹ nghệ đó rất tốn kém; sự phản kháng ở những ngôi làng cách xa các trung tâm chính trị đang phát triển có thể mang tính đặc hữu. Hơn nữa, những màn thể hiện vũ lực mãnh liệt chính là những lời nhắc nhở phổ biến về các mối quan hệ quyền lực.

________________________________________________

Còn nữa…

Nguồn: Abrutyn, Seth và Kirk Lawrence (2010). From Chiefdom to State: Toward an Integrative Theory of the Evolution of Polity, In Sociological Perspectives, Sociological Perspectives, Vol. 53, Issue 3, pp. 419–442,

Tác giả

1. Seth Abrutyn là Phó Giáo sư Xã hội học tại Đại học British Columbia, quan tâm đến lý thuyết ở giao điểm của nhiều lĩnh vực bao gồm tự tử / sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội, cảm xúc, xã hội học văn hóa và các tổ chức / thể chế. Ông đã là tác giả hoặc đồng tác giả của nghiên cứu được xuất bản trên các diễn đàn như Tạp chí Xã hội học Hoa Kỳ, Lý thuyết Xã hội học, Tạp chí Sức khỏe và Hành vi Xã hội, Tạp chí Y tế Công cộng Hoa Kỳ, Lực lượng Xã hội, Sức khỏe Tâm thần và Xã hội, Diễn đàn Xã hội học, và đã xuất bản một cuốn sách về lý thuyết thể chế. Ông dạy các khóa học về lý thuyết, thể chế và tâm lý xã hội cổ điển và đương đại.

2. Tiến sĩ Lawrence gia nhập Đại học St. Joseph vào năm 2011, hiện đang giảng dạy các khóa học Môi trường và Xã hội (một phần của chuyên ngành nghiên cứu môi trường), Toàn cầu hóa và Lý thuyết xã hội học. Trước khi đến St. Joseph's, Tiến sĩ Lawrence đã giảng dạy tại Đại học California, Riverside, Đại học Bang California ở Long Beach, và Đại học La Verne ở La Verne, California. Sở thích nghiên cứu và giảng dạy của ông là các lĩnh vực xã hội học môi trường, kinh tế chính trị và tiến hóa xã hội. Tác phẩm của ông đã xuất hiện trên một số tạp chí và sách, bao gồm Tạp chí Quốc tế về Xã hội học So sánh, Tạp chí Nghiên cứu Hệ thống Thế giới, Toàn cầu hóa.

Ghi chú

1. Authors’ note: In the literature related to this topic, the concepts of polity and state are used synonymously in some cases, while in others they are considered as distinct entities or processes. For our purposes, polity will refer to an institutional domain concerned primarily with collectively, binding decision-making and the distribution of power in a given society—a common definition employed by many macrosociologists (e.g., Chase- Dunn 1998; Evans 1995; Turner 2003). State, on the other hand, is understood to be the primary organizational unit located within the polity once the political institution has attained some degree of institutional autonomy (Abrutyn 2009). It is the locus of actors concerned with decision-making and the distribution of power, but it cannot be seen as the only political actor or the entire polity: other social strata with political interests, subjects and/or citizens, and extra-societal actors all may be a part of the polity at one point or another.

2. To be sure, there are scholars within sociology who study chiefdoms and states (for examples, see Chase-Dunn and Hall 1997; Chirot 1994; Nolan and Lenski 2009; Sanderson 1999). But even a cursory review of the literature would throw in sharp relief the great divide between anthropological concerns and sociological concerns.

3. The Hobbesian ([1651] 1982) problem of order undergirds the evolutionary work of Smith as well as Durkheim (1893), Herbert Spencer (1874–96), and Karl Marx ([1845–46] 1972), who were all believers in economic institutions being the best answer: a market with a strong division of labor would reduce the violent tendencies of humans, reduce government intervention, and channel conflict-oriented behavior into competitive drives beneficial to the entire society. The result, more often than not, has led these types of theories towards unilinear and progressivist tendencies that ignore empirical reality.

4. Relying on advances in subsistence technology can lead to dubious assertions. The plow, for example, is held by Lenski to be one of the most important inventions ever and its advent marks the transformation from horticultural to agrarian societies in his model (Nolan and Lenski 2009:139; see also Sanderson 1999). However, its impact in some regions is dubious. The old plow was only useful on light soils, whereas the hoe was much more effective for farming maize in the Americas, rice in Asia, and root crops in the tropics. In China, the hoe continued to be used until a metal-shod was put into place ca. 2,000 years ago; and in the Mediterranean region, the plow did little to increase surplus or production. Wheat farming could only produce about 500 lb. of grain per acre per crop, whereas in Mexico and China, yields were about 5 times as much (Eugene Anderson, personal communication, June 11, 2009).

5. Lenski does offer alternative paths like “maritime” or “pastoral” societies (see Nolan and Lenski 2009:176–87), but it is clear that the amount of time spent discussing these “bypaths” and relative lack of detail each one is accorded underscores his commitment to a predominantly unilineal evolutionary pattern.

6. In anticipation of the criticisms we level against gradualism, the Fried/Chirot/Lenski argument runs into some serious problems when applied to empirical cases. Many of the Northwest American Indian chiefdoms would not fit their version of the gradualist model: they tended to be simple politically—that is, rarely were they powerful individual chiefs—yet they had true classes as well as some other state-like elements of social structure (Matson, Coupland, and Mackie 2003).

7. Selection pressures are pressures that drive sociocultural adaptive solutions, but may result in inaction, maladaptive solutions and/or collapse, disintegration, or conquest (Abrutyn 2009; Turner 2003).

8. Robert Carneiro (1970; 1981) has been an ardent proponent of the gradualist chiefdom to state position. He argued that circumscription, or barriers to geographic mobility, are the key forces producing sedentary settlements and, ultimately, locking human societies into the population-scarcity-innovation feedback loop. Circumscription can be natural—that is, barriers like oceans, deserts, or mountains—or socially constructed— that is, strong kin networks, the luxuries or convenience of urban living, technologies tying individuals and groups to the land, or hostile neighbors/compulsory military service. Sources of circumscription tend to grow parallel to population growth and innovation meant to solve resource scarcity, becoming a key cause and consequence of the feedback loop itself.

9. Authors’ note on reading the theoretical models: The model moves from left to right in time. Beside each arrow, the reader will find a numerical sign indicating the relationship between the preceding variable and its effect. A plus means a direct relationship and a minus an inverse relationship. Where an equal sign appears, the assumption is that the first variable has either a positive or negative impact in the immediacy, but over time the effect plateaus. Finally, +/– or –/+ stands for a curvilinear relationship: that is, the factor initially has a positive or negative effect, respectively, but over time reaches a peak or trough which eventually leads to the opposite effect.

10. It is worth nothing that punctuated change from thresholds crossed also works in the other direction: the greater the complexity of the system, the more vulnerable it is to various shocks (Homer-Dixon 2006). In his study of societies that have succeeded or collapsed during climate changes, Fagan (2004) calls this scalar effect the result of a society “trading up on the scale of vulnerability.”

11. To be sure, it is difficult to adjudicate between the two perspectives of time. On the one hand, the formation of the state in Mesopotamia and Egypt were rather rapid phenomena when considering the relative stasis of sociocultural evolution preceding it. In a similar vein it is difficult to suggest anything other than punctuated change in cases like the evolution of neo-Assyrian empire in the ninth and eighth centuries BCE or of Teotihuacán in Mesoamerica between 300 BCE and the Common Era. However, as Lenski (2005), Sanderson (1999), and even Frank and Gills (1996) are correct in pointing out, there are periods of similar duration—for example, the 500 plus years between the fall of Rome and the Gregorian Reformation in 1075 CE—that seem to be moments of gradual, quantitative growth. Thus, while we feel one must be judicious in their interpretation of time given the context of the period in question and the preceding periods. 5,000 years ago, change that took 300 years is quite rapid when considering the long period of development that preceded it. The so-called dark ages, on the other hand, appear to be periods of gradual, cumulative growth especially when considering the rapid changes in, for example, Europe around the tenth and eleventh centuries CE.

12. Archaeological evidence reveals a ceremonial center-hamlet pattern indicative of chiefdoms in the Gulf Coast regions; settlements in Central Mexico, during the same period, consisted of “nucleated villages or towns as centers with dependent hamlets” (Sanders and Price 1968:121).

13. Like Anderson’s theory of secondary chiefdoms emerging rapidly in the shadow of pristine chiefdoms, some scholars have posited punctuated change is the result of “semiperipheral” marcher states (as well as chiefdoms and other types) that transform the extent polity quite rapidly due to advantages derived from their structural and/ or geographic position relative to the “core” polity (Chase-Dunn and Hall 1997; Collins 1981; see also Love, Álvarez, Inoue, Lawrence, Courtney, Elias, Roberts, Genova, Autelli, Liyanage, Hopps, and Chase-Dunn 2010).

Tài liệu dẫn

 

Abrutyn, Seth. 2009. “Towards a General Theory of Institutional Autonomy.” Sociological Theory 27(4):449–65.

Adams, Richard Newbold. 1988. The Eighth Day: Social Evolution as the Self-Organization of Energy. Austin, TX: University of Texas Press.

Adams, Robert McC. 1966. The Evolution of Urban Society: Early Mesopotamia and PreHispanic

Mexico. Chicago: Aldine Publishing Company.

Álvarez, Alexis, Hiroko Inoue, Kirk Lawrence, James Love, Evelyn Courtney, and Christopher Chase-Dunn. 2009. “Upsweep Inventory: Scale Shifts of Settlements and Polities in World-Systems Since the Stone Age.” IROWS Working Paper #39.

Anderson, David G. 1994. The Savannah River Chiefdoms: Political Change in the Late Prehistoric Southwest. Tuscaloosa, AL: University of Alabama Press.

Bendix, Reinhard. 1978. Kings or People: Power and the Mandate to Rule. Berkeley: University

of California Press.

Boserup, Ester. 1965. The Conditions of Agricultural Growth: The Economics of Agrarian Change

under Population Pressure. Chicago: Aldine Publishing.

Bourdieu, Pierre. 1989. “Social Space and Symbolic Power.” Sociological Theory 7(1):14–25.

Carneiro, Robert L. 1970. “A Theory of the Origin of the State.” Science 169(3947):733–38.

———. 1981. “Chiefdom: Precursor to the State.” Pp. 37–75 in The Transition to Statehood in the New World, edited by G. Jones and R. Kautz. Cambridge, UK: Cambridge University Press.

Chaisson, Eric J. 2005. Epic of Evolution: Seven Ages of Cosmos. New York: Columbia University

Press.

Chase-Dunn, Christopher. 1998. Global Formation: Structures of World-Economy. Lanham, MD: Rowman & Littlefied.

——— and Thomas D. Hall. 1997. Rise and Demise: Comparing World-Systems. Boulder, CO: Westview Press.

———, Daniel Pasciuti, Alexis Alvarez, and Thomas D. Hall. 2006. “Waves of Globalization and Semiperipheral Development in the Ancient Mesopotamian and Egyptian World-Systems.” Pp. 114–38 in Globalization and Global History, edited by B. Gills and W. R. Thompson. London: Routledge.

Chirot, Daniel. 1994. How Societies Change. Thousand Oaks, CA: Pine Forge Press.

Christian, David. 2004. Maps of Time: An Introduction to Big History. Berkeley: University of California Press.

Cioffi-Revilla, Claudio. 2006. “The Big Collapse: A Brief Cosmology of Globalization.” Pp. 79–95 in Globalization and Global History, edited by B. K. Gills and W. R. Thompson. New York: Routledge.

Cohen, Mark N. 1977. The Food Crisis in Prehistory: Overpopulation and the Origins of Agriculture. New Haven, CT: Yale University Press.

Cohen, Ronald and Elman R. Service. 1978. “Origins of the State: The Anthropology of Political Evolution.” Philadelphia: Institute for the Study of Human Issues.

Colinvaux, Paul. 1978. Why Big Fierce Animals Are Rare: An Ecologist’s Perspective. Princeton, NJ: Princeton University Press.

Collins, Randall. 1981. “Long-Term Social Change and the Territorial Power of States.” Pp. 71–108 in Sociology Since Midcentury: Essays in Theory Cumulation. New York: Free Press.

Darwin, Charles. [1859] 2006. On the Origin of Species. Mineola, NY: Dover Publications.

Diamond, Jared. 2004. Collapse: How Societies Choose to Fail or Succeed. London: Viking Adult.

Durkheim, Emile. 1893. The Division of Labor in Society, translated by W. D. Halls. New York: The Free Press.

Earle, Timothy. 1977. “Reappraisal of Redistribution: Complex Hawaiian Chiefdoms.” Pp. 213–29 in Exchange Systems in Prehistory, edited by T. Earle and J. Ericson. New York: Academic Press.

———. 1984. “On the Evolution of Complex Societies: Essays in Honor of Harry Hoijer.” Malibu, CA: Undena.

———. 1987. “Chiefdoms in Archaeological and Ethnohistorical Context.” Annual Review of Anthropology 16:279–308.

———. 1989. “The Evolution of Chiefdoms.” Current Anthropology 30(1):84–88.

———. 2002. Bronze Age Economics: The Beginnings of Political Economies. Oxford, UK: Westview Press.

Eisenstadt, S. N. 1963. The Political System of Empires: The Rise and Fall of the Historical Bureaucratic Societies. New York: Free Press.

Eldredge, Niles and Stephen Jay Gould. 1972. “Punctuated Equilibria: An Alternative to Phyletic Gradualism.” Pp. 82–115 in Models in Paleobiology, edited by T. J. M. Schopf. San Francisco: Freeman Cooper.

Emerson, Richard M. 1990. “Charismatic Kingship: A Study of State-Formation and Authority in Baltistan.” Pp. 100–45 in Pakistan: The Social Sciences’ Perspective, edited by A. S. Ahmed. New York: Oxford University Press.

Engels, Frederich. [1884] 1978. “The Origin of the Family, Private Property, and the State.” Pp. 734–59 in The Marx-Engels Reader, edited by R. C. Tucker. New York: W.W. Norton and Company.

Evans, Peter. 1995. Embedded Autonomy: States and Industrial Formation. Princeton, NJ: Princeton University Press.

Fagan, Brian. 2004. The Long Summer: How Climate Changed Civilization. New York: Basic Books.

Frank, Andre Gunder and Barry K. Gills. 1996. The World System: Five Hundred Years or Five Thousand? New York: Routledge.

Fried, Morton H. 1967. The Evolution of Political Society. New York: Random House.

Friedman, Jonathan. 1982. “Catastrophe and Continuity in Social Evolution.” Pp. 175–96 in Theory and Explanation in Archaeology, edited by C. Renfrew, M. J. Rowlands, and B. A. Segraves. New York: Academic Press.

Giampietro, Mario and David Pimental. 1991. “Energy Efficiency: Assessing the Interaction between Humans and their Environment.” Ecological Economics 4(2):117–44.

Gould, Stephen Jay. 2002. The Structure of Evolutionary Theory. Cambridge, MA: Belknap Press.

Gunderson, Lance and C. S. Holling. 2002. Panarchy: Understanding Transformations in Human

and Natural Systems. Washington, DC: Island Press.

Hassan, Freri. 1975. “Size, Density, and Growth Rate of Hunting-Gathering Populations.” Pp. 27–52 in Population, Ecology, and Social Evolution, edited by S. Polgar. The Hague, the Netherlands: Mouton.

Hobbes, Thomas. [1651] 1982. Leviathan. New York: Penguin.

Homer-Dixon, Thomas. 2006. The Upside of Down: Catastrophe, Creativity, and the Renewal of

Civilization. Washington, DC: Island Press.

Johnson, Allen W. and Timothy Earle. 2000. The Evolution of Human Societies: From Foraging Groups to Agrarian State. Stanford, CA: Stanford University Press.

Kennett, Douglas J. and James P. Kennett. 2006. “Early State Formation in Southern Mesopotamia: Sea Levels, Shorelines, and Climate Change.” Journal of Island and Coastal Archaeology 1:67–99.

Kertzer, David I. 1988. Ritual, Politics, and Power. New Haven, CT: Yale University Press.

Kramer, Samuel Noah. 1963. The Sumerians: Their History, Culture, and Character. Chicago: University of Chicago Press.

Lenski, Gerhard. 1966. Power and Privilege: A Theory of Social Stratification. New York: McGraw-Hill.

———. 1970. Human Societies: A Macro-Level Introduction to Sociology. New York: McGraw-Hill.

———. 2005. Ecological-Evolutionary Theory. Boulder, CO: Paradigm.

Lipinski, Edward. 1979. “State and Temple Economy in the Ancient Near East.” Leuven, Belgium: Department Orientalistiek.

Liverani, Mario. 2006. Uruk: The First City, translated by Z. Bahrani and M. Van De Mieroop. London: Equinox.

Love, James, Alexis Álvarez, Hiroko Inoue, Kirk Lawrence, Evelyn Courtney, Edwin Elias, Tony Roberts, Joseph Genova, Victoria Autelli, Sean Liyanage, Joshua Hopps, and Chris Chase-Dunn. 2010. “Semiperipheral Development and Empire Upsweeps Since the Bronze Age.” IROWS Working Paper #56.

Malthus, Thomas. [1798] 1926. First Essay on Population. New York: Kelley.

Marx, Karl. [1845–46] 1972. “The German Ideology.” Pp. 146–202 in The Marx-Engels Reader,

edited by R. C. Tucker. New York: W.W. Norton & Company.

———. [1867] 1967. Capital: A Critical Analysis of Capitalist Production, Vol. I, translated by S. Moore and E. Aveling. New York: International Publishers.

Maryanski, Alexandra and Jonathan H. Turner. 1992. The Social Cage: Human Nature and the Evolution of Society. Stanford, CA: Stanford University Press.

Mann, Michael. 1986. The Sources of Social Power: A History of Power from the Beginning to A.D. 1760, Vol. 1. Cambridge, UK: Cambridge University Press.

Matson, Richard G., Gary Coupland, and Quentin Mackie. 2003. Emerging from the Mist: Studies in Northwest Coast Culture History. Vancouver, British Columbia, Canada: The University of British Columbia Press.

Meek, Ronald L. 1971. “Smith, Turgot, and the ‘Four Stages’ Theory.” History of Political Economy 3(1):9–27.

Milner, George R. 1998. The Chaokia Chiefdom: The Archaeology of a Mississippian Society. Washington, DC: Smithsonian Institution Press.

Moore, Barrington, Jr. [1966] 1993. Social Origins of Dictatorship and Democracy: Lord and Peasant in the Making of the Modern World. Boston: Beacon Press.

Nissen, Hans J. 1988. The Early History of the Ancient Near East, 9000-2000 B.C, translated by E. Lutzeier. Chicago: University of Chicago Press.

Nolan, Patrick and Gerhard Lenski. 2009. Human Societies: An Introduction to Macrosociology.

Boulder, CO: Paradigm.

Polanyi, Karl. 1944. The Great Transformation: The Political and Economic Origins of Our Time.

New York: Farrar & Rinehart.

Pollock, Susan. 1999. Ancient Mesopotamia: The Eden That Never Was. Cambridge, UK: Cambridge University Press.

Postgate, J. Nicholas. 2003. Early Mesopotamia: Society and Economy and the Dawn of History.

New York: Routledge.

Prigogine, Ilya. 1997. The End of Certainty: Chaos, Time, and the New Laws of Nature. New York: The Free Press.

——— and Isabelle Stengers. 1984. Order Out of Chaos: Man’s New Dialogue with Nature. New

York: Bantam Books.

Richards, Janet and Mary Van Buren. 2000. Order, Legitimacy, and Wealth in Ancient States. Cambridge, UK: Cambridge University Press.

Sahlins, Marshall. 1972. Stone Age Economics. New York: Aldine.

Sanders, William T. and Barbara J. Price. 1968. Mesoamerica: The Evolution of a Civilization. New York: Random House.

Sanderson, Stephen K. 1994. “Evolutionary Materialism: A Theoretical Strategy for the Study of Social Evolution.” Sociological Perspectives 37(1):47–73.

———. 1999. Social Transformations: A General Theory of Historical Development. Lanham, MD: Rowman & Littlefield.

Service, Elman R. 1962. Primitive Social Organization: An Evolutionary Perspective. New York: Random House.

———. 1975. Origins of the State and Civilization: The Process of Cultural Evolution. New York: W.W. Norton & Company.

Skocpol, Theda. 1979. States and Social Revolutions: A Comparative Analysis of France, Russia,

and China. Cambridge, UK: Cambridge University Press.

Smith, Adam. [1776] 1991. Wealth of Nations. Amherst, NY: Prometheus Books.

Spencer, Charles. 1990. “On the Tempo and Mode of State Formation: Neoevolutionism

Reconsidered.” Journal of Anthropological Archaeology 9(1):1–30.

Spencer, Herbert. 1874–96. The Principles of Sociology. New York: Appleton.

Steward, Julian. [1955] 1972. Theory of Culture Change. Champaign, IL: University of Illinois Press.

Tainter, Joseph A. 1988. The Collapse of Complex Societies. Cambridge, UK: Cambridge University Press.

Tilly, Charles. 1990. Coercion, Capital, and European States, AD 990-1990. Cambridge, UK: Basil Blackwell.

——— and Wim P. Blockmans. 1994. Cities & the Rise of the States in Europe, A.D. 1000 to 1800. Boulder, CO: Westview Press.

Turner, Jonathan H. 1995. Macrodynamics: Toward a Theory on the Organization of Human Populations. New Brunswick, NJ: Rutgers University Press.

———. 2003. Human Institutions: A Theory of Societal Evolution. Lanham, MD: Bowman & Littlefield Publishers, Inc.

Wallerstein, Immanuel. 1998. Utopistics, or, Historical Choices of the Twenty-First Century. New

York: The Free Press.

———. 2004. World-Systems Analysis. Durham, NC: Duke University Press.

Weber, Max. 1978. Economy and Society: An Outline of Interpretive Sociology, Vol. 1–2, edited

by G. Roth and C. Wittich. Berkeley: University of California Press.

White, Leslie A. 1959. The Evolution of Culture: The Development of Civilization to the Fall of Rome. New York: McGraw-Hill.

Wright, Henry T. 1984. “Prestate Political Formations.” Pp. 41–78 in On the Evolution of Complex Societies: Essays in Honor of Harry Hoijer, edited by T. Earle. Malibu, CA: Undena.

Yoffee, Norman. 2005. Myths of the Archaic State: Evolution of the Earliest Cities, States, and Civilizations. Cambridge, UK: Cambridge University Press.

——— and George L. Cowgill. 1988. The Collapse of Ancient States and Civilizations. Tucson: University of Arizona Press.

Zipf, George K. [1949] 1965. Human Behavior and the Principle of Least Effort: An Introduction to Human Ecology. New York: Hafner Publishing Co.

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét