Powered By Blogger

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2020

Liên chủ thể tính trong các Công trình của Husserl (I)

Alexander Schnell

Người dịch: Hà Hữu Nga

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, tác giả đưa ra một cách đọc nguyên bản về Trầm tư Descartes Thứ năm. Văn bản này, khác xa với việc tạo ra một “duy ngã luận siêu việt”, như các nhà bình luận kinh điển (Ricœur, Lévinas, Derrida, v.v.) tuyên bố, dẫn đến cấu thành liên chủ thể tính ở nhiều cấp độ khác nhau (“tính nguyên thủy”, “tính liên chủ thể” và “tính khách quan” ). Ở trung tâm của nó, có một phänomenologische Konstruktion “kiến tạo hiện tượng luận” vận hành, tức là một phần phương pháp luận làm chủ cách tiếp cận phát sinh về liên chủ thể tính. Bám sát tính chặt chẽ “gần như toán học” của văn bản quan trọng này về hiện tượng luận của Husserl, tác giả cũng giải quyết vấn đề cấu thành kinh nghiệm của kẻ khác và cấu trúc liên chủ thể thực sự của chủ thể tính siêu việt. Bài viết kết thúc với các kết quả siêu hình của việc phân tích kinh nghiệm của kẻ khác.

Giới thiệu

Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ cố gắng làm sáng tỏ ý nghĩa và vị thế của hiện tượng luận Husserlian về liên chủ thể tính, hỗ trợ cho cách diễn giải của chúng tôi về Trầm tư Descartes Thứ năm. Văn bản này vẫn là tài liệu tham khảo quan trọng nhất trong lĩnh vực này - mặc dù nó ngầm đưa chúng ta đến tập 8 (Triết học Đệ nhất, phần thứ hai và các phần bổ sung quan trọng khác) và đặc biệt là tập 13-15 của Husserliana (Tổng tập Husserl), dành riêng cho liên chủ thể tính, mà chúng ta phải thừa nhận, đưa ra những yếu tố làm sáng tỏ ý nghĩa một cách dứt khoát. Do đó, chúng tôi sẽ đề cập đến những văn bản thuộc tất cả các thời kỳ của các tác phẩm triết học Husserl.

Đầu tiên, chúng tôi sẽ vạch lại cái kế hoạch đã hướng dẫn Husserl trong phân tích của ông về liên chủ thể tính. Ban đầu, vấn đề là phải xác định thực tế rằng ý nghĩa của khách tính được cấu thành bên trong và bắt đầu từ cái nội tại của siêu việt ngã - điều này đòi hỏi phải đưa ra quy trình phương pháp luận (mà chúng ta sẽ xem xét chi tiết) của phép “quy giản nguyên thủy” – tính nội tại làm cơ sở cho phạm vi liên chủ thể tính được hình thành. Liên chủ thể tính đó kết nối mật thiết hai ý nghĩa của “siêu việt” với nhau (đặc trưng cho bản ngã trong mối quan hệ với những gì vượt qua nó): siêu việt sơ cấp (liên quan đến bản ngã) và siêu việt thứ cấp (liên quan đến bản ngã khác) – do đó là một cấu thành kép mà trước hết, làm cho cấu thành của khách tính stricto sensu theo nghĩa hẹp trở nên khả thể. Siêu việt sơ cấp đưa thế giới (hay tự nhiên) “nguyên thủy” (có thể thực hiện được nhờ sự tự thế tục hóa của bản ngã) vào cuộc. Siêu việt thứ cấp cấu thành thế giới “khách quan”. Husserl thực hiện một số bước để thiết lập tất cả những điều đó. Đầu tiên, ông nhắm đến việc làm sáng tỏ đặc tính của tính chủ đích, đó là một tính mở và trong đó hiện hữu (the being) của kẻ khác được cấu thành và hoàn thiện. Sau đó, trải nghiệm cụ thể của kẻ khác được phân tích theo những khoảng khắc cấu thành của nó. Trong trường hợp này, phân tích có chủ đích, trong khuôn khổ “sự đồng cảm”, mang đến những thành phần hiện thực của trải nghiệm này của kẻ khác – theo cách này, Husserl hướng tới việc giải quyết vấn đề “tính có đó cho tôi” (Für-mich-da) của kẻ khác. Cuối cùng, tới vấn đề “tính có đó cho mọi người” (Für-jedermann-da) được đặt ra cho các đối tượng (chúng có thể là “tự nhiên” hoặc “văn hóa” - Husserl còn nói là “tinh thần”), do đó là “thực tính” (Wirklichkeit) khách quan tự thân.

I. Ý nghĩa của liên chủ thể tính siêu việt

Làm thế nào có thể xác định được liên chủ thể tính siêu việt? Và nó thực hiện chức năng kiến​​trúc nào trong phép quy giản hiện tượng luận nói chung? Để có thể hiểu được nội dung của nó, thì không nên hiểu theo nghĩa siêu hình, cũng không phải theo nghĩa tâm lý học (hoặc phân tâm học), và thậm chí không theo nghĩa xã hội học, mà theo nghĩa dựa trên hiện tượng luận được hiểu là chủ nghĩa duy tâm siêu việt. Trên thực tế, đây không phải là một cấu trúc có hệ thống dựa trên nền móng ý thức, cũng không phải là “ý thức tập thể” (hay “siêu ngã”).

Hơn nữa, nó không đặc trưng cho một mối quan hệ “xã hội” (trần tục) sẽ được chú ý từ bên ngoài. Liên chủ thể tính siêu việt - và đây là một viễn kiến hoàn toàn mới và nguyên gốc - là mối quan hệ giữa Tôi và kẻ khác chỉ có thể được phân tích bên trong mối quan hệ này, xuất phát từ bản ngã.

Xem xét Phương pháp luận

Nếu hiện tượng luận nhằm mục đích góp phần giải quyết vấn đề về chủ thể tính - theo cách tương ứng với các quy định mà nó tự đưa ra - thì trước tiên nó phải trả lời câu hỏi, như vẫn vậy trong hiện tượng luận, liên quan đến phương thức tiếp cận với liên chủ thể tính (và tính hợp thức của nó). Ở đây, cần tránh hai cạm bẫy: một mặt, nên thừa nhận kẻ khác là kẻ khác, nếu không kinh nghiệm của kẻ khác đó sẽ không thể được phân biệt với tự nghiệm. Mặt khác, không thể có khả năng tiếp cận với liên chủ thể tính “từ bên ngoài”, từ viễn kiến ngoại tại - như, từ quan điểm hiện tượng luận, liên chủ thể tính không cho phép sự hiểu biết của nó từ một loại siêu-cấp độ vượt ngoài bất kỳ kinh nghiệm bản ngã nào. Điều này đặt ra câu hỏi sau: làm thế nào để có thể chứng thực tha tính (otherness) bắt đầu từ đời sống có chủ đích của bản ngã mà không bị ép buộc vào viễn kiến duy ngã và đồng thời không chấp nhận một viễn kiến ngoại tại không thể đáp ứng một trong những “câu thúc tối thiểu” (xem J.T. Desanti) của hiện tượng luận – câu thúc về khả tính chứng thực hiện tượng luận? Hay, nói cách khác: làm sao có thể gắn kết được hai tuyên bố có vẻ trái ngược nhau - tức là một tuyên bố theo đó thế giới được trình hiện “cho mọi người” (fürjedermann), do đó một cách khách quan, và một tuyên bố khác, theo đó bất kỳ ý nghĩa nào cũng được cấu thành bên trong cuộc sống của bản ngã ý thức1, nghĩa là, trong chủ thể siêu việt (một mặt ngụ ý sự đối lập giữa chủ thể trải nghiệm thế giới, và mặt khác, thế giới như trong chính bản thân nó)?

Để trả lời những câu hỏi này, Husserl tiến hành phân tích của mình bắt đầu từ hai điểm khác nhau: một điểm là có vấn đề và một điểm là phương pháp luận. Điểm xuất phát có vấn đề - không hình thành một giả định đề, nhưng “có vấn đề” là cái mà một cấu trúc hiện tượng luận2 sẽ xây dựng – là ở chỗ chủ thể tính được cấu trúc theo cách liên chủ thể (chính xác là vì trải nghiệm của tôi không thực sự là trải nghiệm trừ khi nó chứng thực một quan điểm vượt ngoài phạm vi của riêng tôi). Một kiến tạo hiện tượng luận như vậy sẽ thiết lập ý nghĩa và ý nghĩa-bản thể của liên chủ thể tính này. Để minh định điều này, tôi cần được cung cấp một bản tường trình về kinh nghiệm cụ thể của kẻ khác. Điều này sẽ chứng thực vị thế xuyên chủ thể của trải nghiệm, bắt đầu từ cái mà khách tính sẽ được thiết lập. Và điểm xuất phát phương pháp luận sẽ chính xác là bản ngã - khả tính duy nhất (để tránh một lập trường thuần túy giáo điều) được chủ nghĩa duy tâm siêu việt đem lại, như chúng ta biết, nhằm mục đích biện minh cho việc cấu thành của bất kỳ ý nghĩa và ý nghĩa-bản thể nào bắt đầu từ các biểu hiện của chủ thể tính siêu việt “hoạt động” (fungierend).

II. "Quy giản liên chủ thể" và "quy giản nguyên thủy"

Có phải để tiếp cận được kẻ khác, Husserl có sử dụng phép quy giản bộc lộ trực tiếp liên chủ thể tính? Nói cách khác: liệu có sự quy giản liên chủ thể không? Trong một số văn bản, đây dường như là một khả tính đã thực sự được xem xét. Ví dụ, phần cuối của văn bản No. 4 của Husserliana XV viết rằng “bắt đầu từ liên chủ thể tính, có thể thiết lập sự quy giản liên chủ thể bằng cách đặt giữa dấu ngoặc cái thế giới trong chính nó và do đó đạt được sự quy giản thành cái vũ trụ của cái liên chủ thể bao gồm trong bản thân nó toàn bộ những gì là chủ thể tính về phương diện cá nhân” (Husserliana XV, 69; Husserl 1972, 188 sq., 272). Tuy nhiên, đây không phải là phương án mà Husserl đã chọn trong Trầm tư Descartes. Ở đây, ông bám chặt vào con đường Descartes, và vì một lý do chính đáng: nếu chúng ta muốn tự đem lại cho mình cái ý nghĩa-hiện hữu của kẻ khác (và, sau đó, là ý nghĩa-hiện hữu của thế giới khách quan), trước hết chúng ta phải phân định đúng những gì đặc trưng cho Bản ngã – do đó là một “hư cấu duy ngã luận” gây ra “bởi những lý do phương pháp lành mạnh” (Husserliana XXXV, 281)3. Vì mục đích này, như Husserl đã đề cập trong § 44 của Trầm tư Descartes Thứ năm, cần phải sử dụng một quy trình phương pháp luận hoàn toàn mới - quy trình quy giản cụ thể bao gồm việc loại bỏ bất kỳ chức năng cấu thành nào của tính chủ ý như được tường trình về một chủ thể tính khác. Phép quy giản này - mà Husserl gọi là “quy giản nguyên thủy" - đưa chúng ta vào sự hiện diện của, hay đúng hơn là quy giản tự Ngã, thành cái quan tâm đến mối quan hệ của nó với thế giới, thành cái mà Husserl gọi là “phạm vi nguyên thủy” của bản ngã, trong cái nội tại bất khả quy giản của nó, nghĩa là, vào lĩnh vực chủ định – hiện thực và tiềm năng - nơi mà bản ngã được cấu thành trong “cái riêng có” (eigen) của hắn.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng quy giản nguyên thủy về mặt phương pháp luận khác với quy giản hiện tượng luận kinh điển. Trong khi quy giản hiện tượng luận kinh điển đưa chúng ta trở lại với chủ thể tính siêu việt cấu thành, thì quy giản nguyên thủy (kéo theo quy giản hiện tượng luận kinh điển) nên được hiểu là “quy giản tháo dỡ” (Abbaureduktion) (tuy nhiên điều đó lại cần thiết cho “kiến tạo hiện tượng luận”) mà vai trò của nó được xác định bởi hiện tượng luận phát sinh và vượt ra ngoài khuôn khổ của một hiện tượng luận mô tả thuần túy.

Bản ngã Nguyên thủy

Vậy thì làm thế nào để có thể mô tả một cách chính xác hơn cái bản ngã đã được quy giản? Nó không quay trở lại một Bản ngã thế tục mà từ đó về sau sẽ “đơn độc trên thế giới này” như thể một “tai họa vạn năng” đã quét sạch toàn bộ những hiện hữu người khác. Trên thực tế, tính trừu tượng ở đây thậm chí còn triệt để hơn: điều này không chỉ bao gồm việc bỏ qua các chủ thể khác, mà còn bao gồm cả những gì mang lại đặc tính trần tục, khách quan (và do đó, cả liên chủ thể tính) Bản ngã của tôi. Điều cần phải bỏ qua là Bản ngã của tôi vì nó được xem xét theo hình thức của chính nó - và hình thức của cái là chân thực - “đối với mọi người”. Mặt khác, vậy thì cái tự ngã được quy giản nguyên thủy này là gì vậy? Trước hết, bản ngã nguyên thủy chỉ có thể được mô tả một cách tiêu cực. Lĩnh vực nguyên thủy tạo cơ sở - theo quan điểm cấu thành – cho kinh nghiệm của kẻ khác cũng như ý nghĩa của trải nghiệm về thế giới khách quan (Husserl 1982 § 44, 92 sq.). Trong một đoạn văn của Die Krisis der europäischen Wissenschaften und die transzendentale Phänomenologie - Cuộc Khủng hoảng của Khoa học châu Âu và Hiện tượng luận Siêu việt, Husserl cảnh báo chúng ta, liên quan đến phương pháp, chống lại ý tưởng “nhảy” trực tiếp vào liên chủ thể tính siêu việt, và do đó “vượt qua cái tôi gốc (Ur-Ich), bản ngã của cái épochè treo lại của tôi, điều đó trên thực tế, không bao giờ có thể mất đi tính độc đáo của nó cũng như thực tế là cá nhân nó không thể suy tàn”(Husserliana VI, 188). Trong văn bản muộn này, tất cả những gì Husserl làm thực sự là lặp lại những gì ông đã nói ở phần đầu của Trầm tư Descartes Thứ năm, nghĩa là, trong bất kỳ cách đặt vấn đề hiện tượng luận cấu thành nào - có thể là về liên chủ thể tính - không thể bỏ qua thực tế là mọi cấu thành, dưới bất kỳ hình thức nào, đều thuộc về chủ thể tính siêu việt được cấu thành ban đầu, tức là cuộc sống có chủ đích “của tôi” và những tổng hợp cấu thành của cuộc sống này “của tôi”. Tất nhiên, đây không phải là một ý thức “minh bạch”, vì nó bao gồm các chức năng tiềm năng và “ẩn danh”, liên quan đến “lĩnh vực tiền-nội tại” và “các tổng hợp thụ động”. Vậy thì “Tự ngã gốc” này nên được quan niệm như thế nào? “Nhưng, trong bản chất tâm linh của tôi, dù sao tôi vẫn là cực-Bản ngã giống hệt của nhiều quá trình chủ quan “thuần túy” của tôi, các quá trình của tính chủ ý bị động và chủ động của tôi, và là cực của tất cả các thói quen đã được thiết định hoặc phải được thiết định bởi các quá trình đó (Husserl 1982 § 44, 98). Chính xác hơn - và đây là đặc điểm liên quan đến phép quy giản nguyên thủy ở đây - nó có thể được phân lập bởi trừu tượng hóa, ở trung tâm của lĩnh vực liên chủ thể, một “cực của bất kỳ tình cảm và bất kỳ hành động nào” (Husserliana XIV, 170). Theo phân tích hiện tượng luận, cực chủ từ không phải là một vị từ mà là một trung tâm chức năng mà tất cả các vị từ hoặc thuộc ngữ đều có liên quan và đó là lý do của mọi cá thể hóa khả thể. Bất kỳ quá trình chủ quan nào, bất kỳ kinh nghiệm nào, đều là kinh nghiệm của một Tự ngã. Đặc tính cơ bản này vẫn đúng với cấp độ cấu thành tối hậu của liên chủ thể tính - mặc dù cực bản ngã gốc này chỉ có thể được nắm bắt bằng trừu tượng hóa, theo phép “quy giản tháo dỡ”.

Làm thế nào chúng ta có thể hiểu được mối liên hệ giữa Tự ngã chủ yếu này với cái mà chúng ta có thể tiếp cận do phép quy giản “tháo dỡ” này và siêu việt ngã mà phép quy giản hiện tượng luận “kinh điển” dẫn chúng ta trở lại? Để trả lời câu hỏi này, giờ đây chúng ta phải làm rõ mối quan hệ giữa lĩnh vực hiện tượng luận quy giản và lĩnh vực – thế tục - của thế giới cụ thể và khách quan.

Trên thực tế, theo quan điểm siêu việt, thế tương liên cấu thành của phép quy giản bùng nở và trở nên hữu hình: giống như cách mà phép quy giản hướng dẫn chúng ta quay trở lại từ thế giới khách quan về với siêu việt ngã, ngược lại, có thể xác định được hành vi cấu thành cho phép chúng ta thừa nhận sự cấu thành của thế giới khách quan bắt đầu từ siêu việt ngã này. Hành vi cấu thành này là gì – liệu nó có tầm quan trọng cốt yếu (§ 45 Trầm tư Descartes Thứ năm)? Husserl gọi nó là verweltlichendeSelbstapperzeption “tự nhận thức thế tục hóa” của siêu việt ngã. Do tự nhận thức này, nên siêu việt ngã “trở thành” thế giới (xem thêm Husserl 1972, 107 sq.). Chính vì điều này mà chúng ta chứng kiến ​​sự cấu thành của thế giới bắt đầu từ siêu việt ngã4.

Mối quan hệ giữa siêu việt ngã và bản ngã nguyên thủy trở nên rõ ràng hơn. Cái ràng buộc siêu việt ngã với thế tục ngã (cụ thể, khách quan) là nhận thức thế giới (Weltapperzeption). Và ở mức độ mà siêu việt ngã cấu thành thế giới như một hiện tượng, nó có thể đạt đến “tự nhận thức thế tục hóa”. Từ bây giờ, chúng ta có thể chỉ ra mối tương quan sau: một mặt, chúng ta có thế tục ngã, bên trong nó có thể phân biệt giữa “linh hồn” và thể xác, mặt khác, siêu việt ngã, mà bên trong nó chúng ta phải phân biệt giữa những gì liên quan đến lĩnh vực riêng có của hắn và những gì liên quan đến lĩnh vực của cái xa lạ5. Ở cấp độ trần thế, đối với Husserl, những gì liên quan đến “linh hồn” trong siêu việt ngã thì tương ứng với phạm vi riêng có, trong khi những gì liên quan đến thể xác lại tương ứng với phạm vi của cái xa lạ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là phạm vi của cái riêng có không bao gồm ý thức, phương thức trình hiện, của những gì là xa lạ! Giờ đây chúng tôi sẽ giải thích và chi tiết hóa vấn đề khó khăn này.

Thông qua phân tích thực chứng về Bản ngã nguyên thủy - mà hiện giờ chúng ta sẽ tiếp tục - một ý nghĩa của siêu việt được bộc lộ, mà Husserl gọi là siêu việt “sơ cấp” hay “nguyên thủy”. Điều này thuộc về một tầng cấu thành bên ngoài thế giới khách quan và cấu thành - đồng thời là thành phần quyết định của bản ngã cụ thể - một “siêu việt nội tại”.

Vậy là, chúng ta sẽ minh định cái mà phương thức xuất hiện này hoặc ý thức này về những gì là xa lạ bao gồm cả những gì thuộc về lĩnh vực nguyên thủy. Việc minh định này đòi hỏi giải thích, mối liên quan đến kinh nghiệm-giải thích, của tất cả những gì thuộc về siêu việt ngã và điều này, trong một trực giác mới và nguyên gốc, hằng xuyên và liên tục đưa ra đồng nhất tính của nó. Vậy cái gì thuộc về bản ngã? Trước hết, có vẻ như tặng vật này là có vấn đề: phải chăng không phải bản ngã được ban tặng - trong một hiện tại sống – mà chỉ trong nhận thức thực tế, hiện diện khi đến lượt nó? Và phải chăng không phải quá khứ chỉ được đưa ra trong các bộ sưu tập lại, còn tương lai thì chỉ được đưa ra trong các “tiền ký ức” (Vorerinnerungen), do đó trong các trình hiện hóa chứ không phải trong các trình hiện? Tất nhiên, nhưng - và điều này được chấp nhận ngay cả kể từ công trình Zur Phänomenologie des inneren Zeitbewußtseins - Về Hiện tượng luận Ý thức Thời gian Nội tại (1905) - chắc chắn có một cách thức của sự cho trước nguyên gốc không liên quan đến nhận thức: đó là những ký ức sơ cấp (“hồi tưởng”) và về những dự đoán ban đầu về tương lai (“những dự kiến”) thuộc về “hình thức [liên quan đến một “tiên nghiệm hiển nhiên”] về cấu thành liên tục của bản ngã từ những kinh nghiệm sống của chính nó như là dòng thời gian (zeitliche) trong thời gian phổ quát (Husserl 1982 § 46, 103)”. Nhưng “phạm vi nguyên gốc” (là phạm vi tự-giải thích ban đầu) không bị giới hạn ở hình thức thuần túy này: “Rõ ràng (và điều này đặc biệt quan trọng) bản chất riêng (das Eigenwesentliche) thuộc về tôi với tư cách là bản ngã bao gồm nhiều hơn chứ không chỉ đơn thuần là độ tin cậy và tiềm năng của dòng các quá trình chủ quan” (Husserl 1982 § 47, 103) (tất nhiên, điều đó chỉ có thể áp dụng cho các đơn vị không thể tách rời khỏi sự cấu thành nguyên gốc). Cụ thể hơn, ở đây Husserl đề cập đến ba loại hiện tượng: dữ liệu cảm tính được cấu thành là “các thời gian tính nội tại” đặc trưng cho bản ngã; các thói quen và các lắng đọng được cấu thành như là “niềm tin lâu dài” (bleibende Überzeugungen), xác định chính xác Bản ngã như một cực bản ngã cụ thể; và “các đối tượng siêu việt” (được đưa ra thực sự hoặc tiềm tàng) - với điều kiện phải xem xét riêng những gì xuất hiện (về mặt không gian) theo cảm tính của riêng tôi (và theo các nhận thức không thể tách rời khỏi các phương thức xuất hiện cảm tính, nghĩa là, không thể tách rời khỏi “cuộc sống của riêng tôi”).

Bằng cách này, ngay cả trước khi tiếp cận cấu thành của ý thức cụ thể về kẻ khác, Husserl đã có thể thiết lập sự khác biệt, “bên trong” siêu việt ngã - cụ thể hơn: trong phạm vi của những gì cụ thể với nó - giữa những gì liên quan đến bản ngã thực tế, tức là cái nội tại đặc trưng cho bản ngã cụ thể, và những gì liên quan đến loại siêu việt thứ nhất (“siêu việt nội tại”), mặc dù nó thuộc về bản ngã, liên quan đến (nhưng không cấu thành) ý thức mà nó có thuộc về những gì xa lạ. Giờ đây, vấn đề là làm rõ cấu thành ý thức này về kẻ khác, như chúng ta đã đề cập, sẽ áp dụng nghĩa thứ hai của siêu việt - tức là siêu việt thứ cấp.

Cấu thành cụ thể về kẻ khác

Trong phân tích cấu thành cụ thể về kẻ khác, cần tránh hai cạm bẫy, như đã chỉ ra ở trước: phép quy giản lĩnh vực nguyên thủy thành tâm lý luận duy ngã và lập trường giáo điều của một cộng đồng phổ quát về cái tôi. Mục đích của Husserl là trình bày liên chủ thể tính như là một cộng đồng của các đơn tử (một quan niệm xem xét bản ngã trong mối quan hệ của nó với các đối tượng được cấu thành trong cuộc sống có chủ đích của nó, cũng như với các chủ thể khác) – khi biết rằng, như chúng tôi đã nói, dự án này là để đặt nền móng cho khách tính. Tuy nhiên, khách tính không thể chỉ đơn giản là được giả định hoặc quy định - nếu không chúng ta rơi vào chủ nghĩa giáo điều. Do đó, chúng ta nên bắt đầu từ siêu việt ngã. Nhưng, mặt khác, bản ngã này cũng không nên được coi là riêng tư hay “duy ngã” - bởi vì nếu không, không thể thoát khỏi nó. Husserl chỉ đơn giản là cố gắng giải thích yếu tố hiện tượng luận của cái “trong tự nó đối với tôi” - nơi bản thể tự thân của thế giới khách quan không kém khả chứng về phương diện hiện tượng luận, và được chứng thực một cách hiệu quả, hơn bản thể này (trong tự nó) đối với tôi. Như Husserl tuyên bố trong § 46 của Trầm tư Descartes Thứ năm: “Quá nhiều ảo tưởng, quá nhiều bản thể ...” (Husserl 1982 § 46, 103).

Nhưng phân tích - mà chúng tôi vừa đưa ra - về siêu việt nguyên thủy (nghĩa là cái vẫn liên quan đến tính nguyên thủy) và siêu việt thứ cấp là hai mặt của cùng một đồng tiền! - điều này có nghĩa là nó không phải là một hạ cấu trúc, không phải là một phát minh, cũng không phải là một giả thuyết siêu hình: những gì chúng ta vừa thấy “tự nó là một phần của việc giải thích các tồn tại (Bestände) tiềm ẩn trong thực tế của thế giới kinh nghiệm tồn tại đối với chúng ta.” (Husserl 1982 § 49, 108). Chúng ta nên hiểu gì về điều này?

Chúng ta có thể nghĩ rằng để giải thích chủ thể tính, Husserl ấn định cấu thành của nó một cách giáo điều, mà không thực sự đưa ra nguồn gốc của nó. Điều đó là không chân thật. Trên thực tế, chỉ cần chú ý đến các quy định về phương pháp luận của ông là đủ: “Ở đây, một lần nữa cần lưu ý rằng, như đã được nhấn mạnh nhiều lần, các ý tưởng đề cập đến [thế giới và mối tương quan của nó – cái liên chủ thể tính (Husserliana VIII, 480) - bản thân nó “được cấu thành như là có tính lý tưởng về tính mở vô tận”] không phải là các ảo ảnh hay phương thức của cái “như thể”, mà phát sinh một cách hợp thức trong mối liên kết toàn vẹn với tất cả kinh nghiệm khách quan và có các phương thức (Weise) hợp thức hóa (Rechtgebung) và sự phát triển của chúng (Ausgestaltung) bằng hoạt động khoa học” (Husserl 1982 § 49; Husserliana I, 138). Ở đây, có hai khía cạnh có tính quyết định. Tính liên chủ thể hoàn toàn không được đặt ra hoặc quy định trước, và nó cũng không được cấu thành sau đó, mà được cấu thành một cách bẩm sinh, nghĩa là, nó đồng thời nở rộ với tư cách là trải nghiệm khách quan. Từ đó trở đi, để đưa nó đến giai đoạn của chân lý không thể nghi ngờ, cần phải có một loại tính hợp thức cụ thể: nó không được bộc lộ theo cách mô tả đơn giản, cũng không theo cách suy đoán - như bị áp đặt bởi sự câu thúc hiện tượng luận. “Kiểu hợp thức hóa” cần có này là kiểu kiến tạo hiện tượng luận, luôn là thứ kiến tạo hoặc phát sinh của một thực tính. Thực tính này có ở đây là thực tế của “thế giới kinh nghiệm” được trích dẫn ở trên, được cấu thành theo cách liên chủ thể.

Và điều gì tạo nên “kiến tạo hiện tượng luận”6 này? Trên thực tế, nó tạo dựng một cách chính xác Einsicht cái nhìn sâu sắc mang tính hiện tượng luận đó, cho phép thấy rằng, trước hết, kinh nghiệm của kẻ khác làm cho cái thực tế là Tự ngã nguyên thủy trở nên khả thể, mặc dù là một kinh nghiệm đơn lẻ và bất khả quy giản, kinh nghiệm đó gia nhập cộng đồng đơn tử, tức là, nó là một kinh nghiệm và chỉ một kinh nghiệm duy nhất ở mức độ mà toàn bộ các Tự ngã khác cũng vậy; và thứ hai, cái kinh nghiệm mà cộng đồng liên chủ thể “tự ký thác (trong một địa tầng)” duy nhất trên “thế giới” của Tự ngã nguyên thủy. Không có phép biện chứng suy đoán ở đây: kinh nghiệm của kẻ khác biến đổi diện mạo của thế giới đối với Tự ngã, trong cái đặc trưng cho nó một cách cụ thể, thành diện mạo của một thế giới “khách quan”, vì nó “dành cho mọi người”. Và toàn bộ “bí ẩn” của hiện tượng luận về liên chủ thể tính chính xác tập trung vào “sự bổ sung ý nghĩa (Sinnesaufstufung)” này, do đó kinh nghiệm của kẻ khác mang lại cho thế giới của chính mình khách tính đặc trưng của thế giới số ít và duy nhất của mọi người.

Cấu thành liên chủ thể tính đơn tử - mà Husserl gọi là “cộng đồng hóa (Vergemeinschaftung)”  và ở đó không có bản ngã nào (thậm chí không cả bản thân tôi!) Vẫn hoàn toàn đơn nhất - đồng thời có nghĩa là cấu thành của một lĩnh vực cụ thể đối với liên chủ thể tính mà, như chúng ta đã đề cập, không ngoài mối tương quan “chủ quan” (thực ra là: “mang tính chủ thể”) của thế giới khách quan. Cũng hệt như trong phạm vi đặc biệt của cái bản ngã, nghĩa là, ngược dòng cấu thành liên chủ thể, Husserl đã phân biệt, nói đúng ra, giữa những gì cụ thể đối với cái bản ngã, và những gì tạo nên ý thức về một tha tính, giờ đây ông đã phân biệt được, bên trong phạm vi liên chủ thể giữa cái “chúng ta siêu việt” và thế giới khách quan. Và để mô tả mối quan hệ này, một lần nữa giống như trước, ở đây ông sử dụng thuật ngữ “siêu việt nội tại”: thế giới khách quan không vượt qua cái “chúng ta liên chủ thể” theo cách tuyệt đối, mà - chính xác - theo cách “nội tại”.

 “Lĩnh hội Loại suy” và “ghép cặp”

Để thực sự giải thích cho cấu thành của kẻ khác, hiện tại chúng ta dựa trên những xác định có chủ đích sẽ phát triển những gì đặc trưng cho trải nghiệm của kẻ khác.

Việc phân tích kẻ khác cũng như kẻ khác đòi hỏi phải làm rõ cách thức mà nó xuất hiện trong một ý thức cấu thành. Hoặc, hắn không bao giờ có thể trao mình một kẻ khác như hắn đã tự trao cho chính mình, trừ khi “đó chỉ đơn thuần là một khoảnh khắc thuộc về bản chất của tôi, và cuối cùng bản thân hắn và bản thân tôi sẽ là một” (Husserl 1982 § 50, 109). Để nhấn mạnh trạng thái sự việc này, Husserl đưa ra một khái niệm mới (mà chúng ta đã sử dụng ở trên): đó là Tha ngã (alter ego).

Trên thực tế, khái niệm alter ego Tha ngã được Husserl lựa chọn để nhấn mạnh “bản thân sự vật” mô tả chính xác kinh nghiệm hiện tượng luận của kẻ khác: “tuy nhiên, bản ngã thứ hai không đơn giản ở đó, và được cấp cho chính hắn một cách nghiêm túc; đúng ra là hắn được cấu thành như là ‘tha ngã’ – cái bản ngã được biểu thị như một khoảnh khắc bằng cách diễn đạt này là bản thân tôi trong tha tính của tôi” (Husserl 1982 § 44, 94). Và “kẻ khác” kia “theo ý nghĩa cấu thành của riêng hắn, tự tôi chỉ cho tôi; còn cái tha ngã thì chỉ là sự “phản chiếu” (Spiegelung) của bản thân tôi nhưng không phải là sự phản chiếu chính xác, tương tự với bản thân tôi, nhưng cũng không phải là tương tự theo nghĩa thông thường” (Husserl 1982 § 44, 94). Do đó, kẻ khác không thể tiếp cận trực tiếp “tính trung gian” (Mittelbarkeit) nhất định trong tính chủ ý cấu thành của liên chủ thể tính. Tính trung gian này thể hiện sự vướng víu (Verflechtung) nhất định giữa hai tính chủ ý: trong ý thức của kẻ khác, đồng thời can thiệp vào tính cho trước của tự ngã (của bản ngã) và cộng hiện (Appräsentation) của tha ngã. Sự kết hợp này là của một phép hoán vị thống giác không phải là một suy lý loại suy (Merleau-Ponty 1945, 404) nhưng, trích dẫn từ § 44 của Trầm tư Descartes chỉ ra đó là một nhận thức loại suy (Husserl 1972, 87). (Các khuôn khổ khác nhau của một suy lý đều liên quan với nhau thông qua một hành động của năng lực tư duy, trong khi, theo cách hiểu đó, sự hoán vị xảy ra theo cách trực tiếp, không có bất kỳ can thiệp nào của hành động trí tuệ). “Nhưng phép loại suy không có hiệu lực đầy đủ (voll) và hiệu quả; nó là một chỉ báo, không phải là một dự báo (Vorgriff) có thể trở thành một cú tự mắc kẹt của bản thân (Selbstgriff).” Vậy thì điều gì làm cơ sở cụ thể cho sự hiểu biết hoặc nhận thức về kẻ khác?

Điều đặc biệt đặc trưng cho sự nhận thức về kẻ khác, đó là cái “nguyên gốc”, nghĩa là bản ngã - vẫn thường xuyên hiện diện (trái ngược với nhận thức về bất kỳ vật thể nào - ví dụ như chiếc đèn này - không đòi hỏi vật thể nguyên gốc, trong đó chiếc đèn đã lần đầu tiên được tạo thành cho tôi trong việc “thiết lập ban đầu”). Việc “thiết lập ban đầu” được hoàn thành một cách liên tục! Điều này có nghĩa là bản ngã và tha ngã luôn luôn - và nhất thiết - được cho trước bằng việc “ghép cặp” (Paarung) ban đầu, như là điều kiện (siêu việt) của lĩnh hội loại suy.

Hoặc, sự ghép cặp này chỉ định hình thức nguyên thủy của “sự liên kết” giữa hai (hoặc nhiều) dữ liệu - một trong những “tổng hợp thụ động” được hiện tượng luận phát sinh nghiên cứu - nhờ đó một “cặp hoặc “đa số” (Mehrheit) dữ liệu được cấu thành, những dữ liệu chắc chắn khác nhau, nhưng được công nhận một cách thụ động là “tương tự” (ähnlich). Trong trường hợp trải nghiệm của kẻ khác, những dữ liệu tương tự này là những dữ liệu về sự xuất hiện của cơ thể sống của kẻ khác và cũng là sự xuất hiện của cả cơ thể của bản ngã nữa. Do đó, việc ghép cặp được đặc trưng bởi sự xâm lấn (Übergreifen) có chủ ý - “sự trùm phủ của mỗi kẻ với ý thức khách quan của kẻ khác” -, khi biết rằng ý nghĩa của kẻ này có thể “đánh thức” cùng một ý thức trong kẻ kia (và chúng ta sẽ quay lại điều này), khi biết rằng nó có thể hồi phục lại nó, v.v. và khi biết rằng điều này liên quan đến sự “chuyển giao ý nghĩa” (Sinnesübertragung) (không phải là phép loại suy đơn giản cũng không phải là sự một phóng chiếu) của những gì được ghép cặp như vậy.

Tính hài hòa

“Sinh vật (Leib) có kinh nghiệm của một sinh vật khác tiếp tục tự chứng tỏ mình thực sự (wirklich) là sinh vật sống động, chỉ ở “hành vi” (Gebaren) thay đổi nhưng không ngừng hài hòa của nó. Hành vi hài hòa như vậy (như có một khía cạnh vật chất chỉ thị một cái gì đó mang tính tâm linh cộng hiện) phải tự xuất hiện (auftreten) một cách trọn vẹn trong trải nghiệm nguyên gốc, và làm như vậy trong suốt quá trình thay đổi liên tục về hành vi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác” (Husserl 1982 § 52, 114 sq.). Ở đây, Husserl tuyên bố rằng sinh vật (Leib) đó không thực sự tự biểu hiện với tư cách sinh vật (Leib) mà vì tính hài hòa trong các biểu hiện, cử chỉ và hành vi của nó (cái ý tưởng mà Merleau-Ponty cũng sẽ gợi lại). Nói cách khác, có một cái gì đó - và chúng ta sẽ thấy bên dưới nó là gì – cái cho phép nhận ra kẻ khác theo cách mà trong đó một thứ gì đó chỉ ra sự tồn tại của một tha ngã cho phép được liên tục xác minh bằng một cách thức vật chất.

Đối với Husserl, việc hiểu rõ kẻ khác là có cơ sở rõ ràng về “loại khả năng tiếp cận có thể kiểm chứng [hoặc có thể chứng thực] này đối với những gì ban đầu không thể tiếp cận được” (Husserl 1982 § 52, 114).

Để minh định điều này, Husserl đề xuất một phép loại suy - dựa trên khuôn khổ “biến đổi có chủ đích” giữa kinh nghiệm về kẻ khác và ý thức về thời gian. Phép loại suy còn lại là sự biến đổi “tự ngã của tôi” (meinSelbst), cũng hệt như ý thức về quá khứ là ý thức về một hiện tại đã qua - do đó đòi hỏi sự biến đổi có chủ đích về hiện tại. Cũng giống như cái cách mà quá khứ đòi hỏi một “sự tổng hợp hài hòa” (Einstimmigkeitssynthese) để được minh định là đã được chấp nhận, thì hiện tại được minh định trong những trải nghiệm hài hòa. Và theo cùng một cách mà hiện tại chỉ có thể được nhận biết theo nghĩa đen là “khi hiện thực”, điều đó trái ngược với (chỉ duy nhất) đã qua, Tự ngã không thể là “của tôi” ngoại trừ ngược lại - trong sự ghép cặp - với kẻ khác7. Như Husserl nói ở chỗ khác - và có lẽ chúng ta khó có thể làm cho nó đủ nổi bật: “kẻ khác về mặt thể tạng lại là kẻ ban đầu về thực chất” (Husserl 1982 § 55, 124).

_______________________________________

Còn nữa…

Nguồn: Schnell, Alexander (2010). Intersubjectivity in Husserl’s Work, In Research in Hermeneutics, Phenomenology, and Practical Philosophy - II(1)/ 2010.

Tác giả: Alexander Schnell là Phó Giáo sư tại Đại học Paris-Sorbonne. Mối quan tâm nghiên cứu chính của ông là hiện tượng luận Đức và Pháp và triết học cổ điển Đức. Các ấn phẩm gần đây của ông là: De l'existence ouverte au monde fini, Từ tồn tại mở ra thế giới hữu hạn. Heidegger 1925-1930, Paris, Vrin, 2005; Husserl et les fondements de la phénoménologie constructive, Husserl và những nền tảng của hiện tượng luận kiến tạo, coll. «Krisis», Grenoble, Millon, 2007; Réflexion et spéculation. Le sens de l’idéalisme transcendantal chez Fichte et Schelling, Phản ánh và suy đoán. Ý thức về chủ nghĩa duy tâm siêu việt trong Fichte và Schelling, coll. «Krisis», Grenoble, Millon, 2009 et En deçà du sujet. Du temps dans la Philosophie transcendantale allemande, Về phía chủ đề. Thời gian trong Triết học Siêu việt Đức coll. «Épiméthée», Paris, 2010.

Ghi chú

1. For the constitution of the sense of the other in the ego, cf. Husserliana VI, 189; Husserliana XV, 39, 369 sq.

2. The phenomenology of intersubjectivity – like that of time, of the original hylè, etc. – carries out a phenomenological construction in which purely descriptive analyses stop at dead ends or aporias. A phenomenologicalconstruction is not a speculative construction, but commanded by phenomena themselves: it is actualized by the descent in a pre-immanent sphere, below the immanent sphere of transcendental conscience, thus explaining the constitutive phenomena of the latter. We have treated the phenomenologicalconstruction in more detail in Schnell 2004 a, 33 sq. ; Schnell 2004 b, 9-14, 202 sq., 250sq., 255 sq.; and especially Schnell2007.

3. In lesson 35 of the Philosophie première (vol. II), Husserl evokes another reason (that will not be mentioned again later on) that justifies the need for a “Cartesian” beginning: only such a beginning actually allows avoiding – in a case where other subjects would become crazy! – the situation in which experience is not harmonious.

4. And regarding the idea that the passage of the transcendental Self to the natural Self is done due to an objectivation of the self, cf. for example Husserliana IX, 294.

5. What is related to the “psychic” (to the “soul” of the concrete Self) is transcendentally “secondary” in relation to the own sphere of the transcendental ego (which is therefore transcendentally “primary”). And Husserl characterizes this secondary transcendence as follows: it is “transcendence alone which can be called in this way and all that is also called transcendence apart from that – such as the objective world – rests on the transcendence of the other’s subjectivity » (Husserliana VIII, 495).

6. We insist: this is not a metaphysical or a speculative construction, but a stress of an inter-subjectivity that appears at the same time (“in one”) as objective experience.

7. See for example Husserliana XIII, 6, 244, 247 (but also, in opposition to this, Husserliana XV, 351.

8. Also see Husserliana XXXV, 281 sq. Regarding ”the open intersubjectivity » discussed here, we can relate to the analyses of Dan Zahavi (Zahavi 1996, 35-40).

9. Concerning this matter, we refer to our work Schnell 2004 b (section C, chapter III).

10. Acc. to the first version of the Fifth Cartesian Meditation (1929): “Thus transcendental subjectivity spreads all over intersubjectivity or it is rather transcendental subjectivity that is more comprehensive in itself. It is comprehensive as “promordi(n)al monad which intentionally contains in itself other monads that it has to treat like other transcendentals (transzendentale Ander) [...] » (Husserliana XV, 17).

Tài liệu dẫn

Husserliana: Edmund Husserl Gesammelte Werke. I. 1973. Cartesianische Meditationen und Pariser Vorträge. [Cartesian meditations and the Paris lectures]. Edited by S. Strasser. The Hague: Martinus Nijhoff.

VI. 1976. Die Krisis der europäischen Wissenschaften und die transzendentale Phänomenologie. Eine Einleitung in die phänomenologische Philosophie. [The crisis of European sciences and transcendental philosophy. An introduction to phenomenology]. Edited by Walter Biemel. The Hague: Martinus Nijhoff.

VIII. 1959. Erste Philosophie (1923/4). Zweiter Teil: Theorie der phänomenologischen Reduktion. [First philosophy (1923/24). Second part: theory of phenomenological reduction]. Edited by Rudolf Boehm. The Hague: Martinus Nijhoff.

IX. 1968. Phänomenologische Psychologie. Vorlesungen Sommersemester. 1925. [Phenomenological psychology. Lectures from the summer semester. 1925]. Edited by Walter Biemel. The Hague: Martinus Nijhoff.

XI. 1966. Analysen zur passiven Synthesis. Aus Vorlesungs- und Forschungsmanuskripten, 1918-1926. [Analyses of passive synthesis. From lectures and research manuscripts, 1918-1926]. Edited by Margot Fleischer. The Hague: Martinus Nijhoff.

XIII. 1973. Zur Phänomenologie der Intersubjektivität. Texte aus dem Nachlass. Erster Teil. 1905-1920. [On the phenomenology of intersubjectivity. Texts from the estate. Part 1. 1905-1920]. Edited by Iso Kern. The Hague: Martinus Nijhoff.

XIV. 1973. Zur Phänomenologie der Intersubjektivität. Texte aus dem Nachlass. Zweiter Teil. 1921-28. [On the phenomenology of intersubjectivity. Texts from the estate. Second part. 1921-28]. Edited by Iso Kern. The Hague: Martinus Nijhoff.

XV. 1973. 1929-35. Zur Phänomenologie der Intersubjektivität. Texte aus dem Nachlass. Dritter Teil. [On the phenomenology of intersubjectivity. Texts from the estate. Third part. 1929-35]. Edited by Iso Kern. The Hague: Martinus Nijhoff.

XXXIII. 2001. Die 'Bernauer Manuskripte' über das Zeitbewußtsein (1917/18) [The 'Bernauer Manuscripts' on Time-Consciousness]. Edited by Rudolf Bernet & Dieter Lohmar. Dordrecht: Kluwer Academic Publishers.

XXXV. 2002. Einleitung in die Philosophie. Vorlesungen 1922/23. [Introduction to Philosophy. Lectures 1922/23]. Edited by Berndt Goossens. Dordrecht: Kluwer Academic Publishers. Husserl, Edmund. 1972. Philosophie première, tome II. Translated by A. Kelkel. Paris: Presses Universitaires de France.

Husserl, Edmund. 1982. Cartesian Meditations. An Introduction to Phenomenology. Translated by Dorion Cairns. Seventh impression. The Hague/Boston/London: Martinus Nijhoff Publishers. Merleau-Ponty, Maurice. 1945. Phénoménologie de la perception. Paris : Gallimard.

Schnell, Alexander. 2004 a. La Genèse de l’apparaître. Études phénoménologiques sur le statut de l’intentionnalité. Beauvais : Mémoires des Annales de Phénoménologie

Schnell, Alexander. 2004 b. Temps et phénomène. La phénoménologie husserlienne du temps (1893-1918). Hildesheim: Olms.

Schnell, Alexander. 2007. Husserl et les fondements de la phénoménologie constructive. Grenoble : Million.

Schütz, Alfred. 1957. Das Problem der transzendentalen Intersubjektivität bei Husserl. Philosophische Rundschau 5 (2): 81-107.

Zahavi, Dan. 1996. Husserl und die transzendentale Intersubjektivität. Eine Antwort auf die sprachpragmatische Kritik. Dordrecht: Kluwer Academic Publishers.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét