Powered By Blogger

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2020

Biến đổi Liên chủ thể của Triết học Siêu việt Husserl (I)

Dan Zahavi

Người dịch: Hà Hữu Nga

Nếu người ta giải thích chủ thể tính siêu việt như một bản ngã biệt lập và theo tinh thần của truyền thống Kant mà bỏ qua toàn bộ nhiệm vụ thiết lập một cộng đồng chủ thể siêu việt, thì mọi cơ hội đạt tới tri thức-thế giới và siêu việt ngã sẽ mất đi. Die Krisis der europäischen Wissenschaften und die transzendentale Phänomenologie - Cuộc Khủng hoảng của Khoa học châu Âu và Hiện tượng luận Siêu việt (Krisis - Ergänzung), 120.

Một đặc điểm nổi trội trong triết học của thế kỷ chúng ta là sự phê phán triết học chủ thể tính. Trong số các nhà triết học siêu việt, thì phê bình này đã được K.-O Apel rất lưu tâm. Ông dứt khoát kêu gọi việc biến đổi liên chủ thể của triết học siêu việt. Không phải bản ngã đơn, biệt lập, tự nhận thức, mà cộng đồng ngôn ngữ, liên chủ thể tính, phải được coi là nguyên tắc cấu thành thực tại.

Có thể tìm thấy mối quan tâm tương tự và việc xử lý liên chủ thể tính trong công trình của Husserl. Từ mùa đông năm 1910/11 và cho đến khi qua đời, ông đã nghiên cứu kỹ lưỡng các khía cạnh khác nhau của vấn đề liên chủ thể tính, và để lại một khối lượng phân tích gần như vô giá, theo quan điểm định lượng thuần túy thì vượt xa cách xử lý chủ đề này của bất kỳ nhà hiện tượng học nào sau này.1 Trong phần sau, tôi sẽ cố gắng cung cấp một phác thảo có hệ thống về các khảo sát của Husserl, đồng thời cho rằng Husserl, người thường được coi là có lập trường duy ngã, thực sự đã bận rộn với việc xây dựng một lý thuyết siêu việt về liên chủ thể tính.2

I. 

Cách dễ nhất để giới thiệu phân tích của Husserl về liên chủ thể tính là thông qua khái niệm thế giới sống của ông, vì Husserl tuyên bố rằng nó là liên chủ thể tính xuyên suốt. Điều này không chỉ đơn thuần được hiểu là sự nhấn mạnh cái thực tế là tôi, trong cái hữu thể của tôi trên thế giới này, thường xuyên đối mặt với ý nghĩa liên chủ thể, được hiểu là các thành hệ-ý nghĩa (chẳng hạn như các thể chế xã hội, sản phẩm văn hóa, v.v.), có nguồn gốc của chúng trong cộng đồng và truyền thống, và do đó quy chiếu tôi vào những người đồng bào và tổ tiên của tôi. Husserl cũng chủ trương quan điểm cơ bản hơn, cho rằng trải nghiệm tri giác của tôi vốn đã là trải nghiệm của cái hữu thể có thể tiếp cận được theo cách liên chủ thể, đó là cái hữu thể không chỉ tồn tại đối với tôi mà là đối với tất cả mọi người.3 Tôi trải nghiệm các đối tượng, sự kiện và hành động dưới dạng công khai, không phải riêng tư,4 và do đó Husserl tuyên bố rằng một phân tích hữu thể luận, trong chừng mực nó bộc lộ ý nghĩa hữu thể (Seinssinn) của thế giới là có giá trị liên chủ thể, dẫn đến việc bộc lộ mối liên quan siêu việt của chủ thể tính ngoại tại và do đó dẫn đến việc xem xét liên chủ thể tính siêu việt;5 và như cuối cùng ông đã hệ thống hóa nó: Liên chủ thể tính siêu việt là nền tảng tuyệt đối của Hữu thể (Seinsboden) là khởi nguồn ý nghĩa và giá trị của mọi tồn tại khách quan.6

Do đó, Husserl đặc trưng hóa tính xã hội siêu việt-liên chủ thể như là nguồn gốc của mọi chân lý hiện thực và hiện hữu,7 và đôi khi ông còn mô tả dự án của chính mình như một triết học siêu việt xã hội học, 8 và viết rằng sự phát triển của hiện tượng học nhất thiết bao hàm bước đi từ một hiện tượng học bản ngã học sang một hiện tượng siêu việt-xã hội học.9 Nói cách khác, một sự thực hiện triệt để phép quy giản siêu việt nhất thiết dẫn đến việc bộc lộ liên chủ thể tính siêu việt.10 Với nền tảng này, khá dễ dàng để xác định lý do tại sao Husserl lại quan tâm sâu sắc đến vấn đề liên chủ thể tính. Ông tin chắc rằng nó chứa đựng chiếc chìa khóa cho sự hiểu biết triết học về thực tại, và vì Husserl coi vấn đề này, hay chính xác hơn, là một tường  trình về cấu thành của hiện thực khách quan và siêu việt, như là một trong những mối quan tâm quan trọng nhất của hiện tượng luận siêu việt,11 cần phải làm rõ loại tầm quan trọng mang tính hệ thống nào mà những phân tích của ông về liên chủ thể tính có được, và thực tế chúng họ đang bị lâm nguy đến mức nào. Nếu hiện tượng luận siêu việt vì một số lý do chính đã bị ngăn cản biện minh cho liên chủ thể tính (cuối cùng là do duy ngã luận phương pháp hoặc duy tâm luận chủ quan) thì hậu quả không chỉ là không thể thực hiện một cuộc khảo sát đầy tham vọng, chi tiết, mà còn thất bại với tư cách là một dự án triết học cơ bản.

Khảo sát hiện tượng luận của Husserl về liên chủ thể tính là một phân tích về cái siêu việt, nghĩa là, chức năng cấu thành của liên chủ thể tính, và mục đích phản ánh của ông chính xác là việc hệ thống hóa một lý thuyết về liên chủ thể tính siêu việt chứ không phải là một cuộc khảo sát chi tiết về tính xã hội cụ thể hoặc mối liên quan cụ thể Tao-Mày. Do đó, mối quan tâm của Husserl là hướng tới liên chủ thể tính siêu việt, chứ không phải hướng tới liên chủ thể tính trần tục, mà chẳng hạn như A. Schütz đã phân tích chi tiết. Cần phải nhấn mạnh điều này, vì hầu hết các ước tính quan trọng của hiện tượng luận liên chủ thể tính của Husserl cho đến nay đều tập trung chính xác vào các khía cạnh đó. Vì vậy, theo thông lệ, người ta thường thảo luận về việc liệu khái niệm đồng cảm của Husserl ngụ ý trải nghiệm trực tiếp hay gián tiếp về Kẻ khác, và liệu cách giải thích này có đúng về mặt hiện tượng luận hay không; hoặc liệu mô hình hợp thức (duy tâm luận) của Husserl có thể thiết lập mối quan hệ đối xứng giữa cái Tôi và Kẻ khác hay không. Một cuộc thảo luận, thường khá thiếu sót, vì người ta không đồng thời phân tích ý nghĩa thực tế của tính hợp thức, mà chỉ đơn giản là giả định một cách diễn giải (sai lầm) về nó.12

Sẽ là sai lầm nếu khẳng định rằng những vấn đề này hoàn toàn không liên quan. Đặc biệt là vì khái niệm liên chủ thể tính của Husserl trên thực tế là một khái niệm về tính liên chủ thể, nghĩa là về mối quan hệ giữa các chủ thể, và do đó ngụ ý xem xét tính đồng cảm: tôi có thể trải nghiệm một chủ đề khác như thế nào? Theo cách tiếp cận hiện tượng luận, liên chủ thể tính không thể được xem xét đầy đủ từ quan điểm ngôi thứ ba, mà phải được phân tích bằng biểu hiện của nó trong cuộc sống của chủ thể cá nhân. Như Husserl viết trong Krisis: liên chủ thể tính chỉ có thể được coi là một vấn đề siêu việt thông qua một ‘mich-selbst-befragen13 quan điểm ngôi thức nhất triệt để. Trải nghiệm duy nhất của tôi và mối quan hệ với một chủ thể khác, và các kinh nghiệm và mối quan hệ của những trải nghiệm của tôi mà tôi cho là Kẻ khác, thực sự xứng đáng với cái tên “liên chủ thể”.

Lý do tại sao vẫn có vấn đề khi thực hiện những gì trước đây thường làm, là người ta nhầm lẫn giữa cách thức và mục tiêu phân tích của Husserl về liên chủ thể tính siêu việt. Hơn nữa, người ta cũng sẽ chỉ ra rằng lý thuyết của Husserl về liên chủ thể tính phức tạp hơn so với giả định thông thường. Ông vận hành với một số loại liên chủ thể tính và vì lý do có thể bảo vệ mình trước loại phê phán, bằng cách đặt vấn đề về cách giải thích của ông về liên chủ thể tính qua trung gian cơ thể, giả định rằng toàn bộ nền tảng của phân tích của ông sẽ bị phá vỡ.14

Mục đích của bài viết này một lần nữa không phải là đưa ra cách phân tích các vấn đề thường được thảo luận, mà để chứng minh rằng hiện tượng luận của Husserl ngụ ý một sự chuyển đổi liên chủ thể của triết học siêu việt, và trình bày một số hệ quả căn bản hơn (và ít được biết đến) của sự chuyển đổi này. Vì lý do đó, tôi sẽ không đi vào việc giải thích chi tiết hơn về phân tích của Husserl đối với cái cấu trúc phức tạp của trải nghiệm cụ thể qua trung gian cơ thể của Kẻ khác, mà chỉ đơn giản giả định rằng nó tồn tại theo cách này hay cách khác, và thay vào đó đi trực tiếp vào những gì tôi coi là cốt lõi trong những phản ánh của Husserl về liên chủ thể tính.15

Mọi người đều biết Husserl đã tuyên bố rằng khách tính và siêu việt của thế giới được cấu thành một cách liên chủ thể, và do đó việc minh định tính hợp thức này đòi hỏi phải phân tích về liên chủ thể tính siêu việt, và cụ thể hơn là việc khảo sát kinh nghiệm của tôi về một chủ thể khác. Tuy nhiên, tại sao một chủ thể chỉ có thể tạo thành khách tính sau khi đã trải nghiệm một Kẻ khác? Tại sao Kẻ khác lại là một điều kiện cần thiết về khả tính cho kinh nghiệm của tôi về một thế giới khách quan; tại sao kinh nghiệm của tôi về các đối tượng lại thay đổi hoàn toàn ngay khi tôi trải nghiệm chủ thể tính xa lạ? Luận điểm của Husserl là kinh nghiệm của tôi về giá trị khách quan có được nhờ kinh nghiệm của tôi về siêu việt (và tính không thể tiếp cận) của chủ thể tính xa lạ, và cái siêu việt này, được Husserl chỉ định là tha tính hiện thực đầu tiên và là nguồn gốc của mọi loại siêu việt hiện thực, ban cho thế giới giá trị khách quan:16 Ở đây chúng ta có cái siêu việt duy nhất thực sự xứng đáng với tên gọi của nó, và bất cứ thứ gì khác cũng được gọi là có tính siêu việt, như thế giới khách quan, phụ thuộc vào cái siêu việt của chủ thể tính xa lạ vậy.17

Cái siêu việt trong đó thế giới <được> cấu thành bao gồm những thứ sau đây: Nó được cấu thành thông qua những Kẻ khác và đồng chủ thể tính được cấu thành chung.18 Toàn bộ Khách tính, theo nghĩa này, liên quan một cách hợp thức trở lại với những gì không thuộc về Bản ngã phù hợp, đối với cái không-phải-Bản-ngã-của-riêng-tôi về hình thức, “một người khác” - nghĩa là: kẻ không-phải-Bản-ngã về hình thức, “một Bản ngã khác”.19

Tại sao chủ thể tính xa lạ lại quá trung tâm như một điều kiện khả thể để cấu thành các khách thể siêu việt? Tại sao các khách thể chỉ có thể xuất hiện siêu việt qua Kẻ khác? Lời giải thích là các khách thể không thể được quy giản lại chỉ là sự tương quan có chủ đích của tôi nếu chúng có thể được trải nghiệm bởi những Kẻ khác. Khả năng trải nghiệm liên chủ thể về khách thể đảm bảo cái siêu việt thực sự của nó20, và kinh nghiệm của tôi (cấu thành) về nó do đó được dàn xếp bởi kinh nghiệm của tôi về tính cho trước của nó đối với một chủ thể siêu việt khác, tức là bằng kinh nghiệm của tôi về một chủ thể định hướng thế giới xa lạ. (Chính vì lý do đó, mà siêu việt của Kẻ khác là rất quan trọng. Nếu Kẻ khác chỉ là một biến đổi có chủ đích hoặc một sự biến thể bản chất (eidetic) của bản thân tôi, thì việc hắn trải nghiệm hệt như tôi sẽ kết cục hệt như người ta tìm thấy cùng một tường trình trong vài bản sao của cùng một tờ báo vậy). Chỉ chừng nào tôi còn trải nghiệm thấy Kẻ khác trải nghiệm những khách thể giống như tôi, thì tôi mới thực sự trải nghiệm những khách thể này một cách khách quan và hiện thực. Chỉ khi đó, các đối tượng mới xuất hiện với tính giá trị, điều đó làm cho chúng trở nên khác với việc chỉ là các khách thể có chủ đích. Giờ đây chúng là các đối tượng hiện thực, có chủ đích (có nghĩa là khách quan, có giá trị liên chủ thể).21

Ngay cả khi người ta sẵn sàng thừa nhận rằng có một mối kết nối giữa liên chủ thể tính và hiện thực - có thể được phát biểu một cách tiêu cực theo cách sau đây: Điều mà về nguyên tắc Kẻ khác không thể trải nghiệm được thì không thể được coi là siêu việt và khách tính - tuy nhiên, vẫn có một vấn đề chưa được giải quyết. Trong những trường hợp bình thường, tôi vẫn trải nghiệm cái mà tôi vô tình trải nghiệm một mình (ví dụ như cái máy tính IBM, mà tôi đang viết bây giờ) là siêu việt, khách quan và hiện thực, mặc dù tôi không đồng thời trải nghiệm điều mà nó đang được những Kẻ khác trải nghiệm. Và điều này thậm chí còn được Huserl ngầm thừa nhận, khi ông viết rằng, ngay cả lúc tôi biết chắc chắn rằng một bệnh dịch hạch toàn cầu đã tiêu diệt toàn bộ sự sống nhưng sự sống của riêng tôi, kinh nghiệm thế gian của tôi vẫn phụ thuộc vào cái liên chủ thể tính siêu việt đang cùng vận hành kia.22 Tuy nhiên vấn đề có thể được giải quyết, nếu người ta phân biệt giữa trải nghiệm nguyên thủy đầu tiên của chúng ta về những Kẻ khác, điều này một lần và mãi mãi làm cho sự cấu thành của khách tính, hiện thực và siêu việt trở nên khả thể, và do đó biến đổi vĩnh viễn các phạm trù kinh nghiệm của chúng ta và tất cả các trải nghiệm tiếp theo của những Kẻ khác. Điều này không có nghĩa là tất cả những trải nghiệm tiếp theo này là không đáng kể, mà đóng góp của chúng lại có bản chất khác. Chúng không còn làm cho cấu thành của các phạm trù khách tính và siêu việt trở nên khả thể nữa, chúng hoàn thành các phạm trù đó. Nói cách khác: mặc dù trải nghiệm đơn độc của tôi về chiếc IBM là trải nghiệm hiện thực và khách quan, nhưng những thành phần hợp lệ này lúc đầu chỉ được đưa ra theo cách xác định ý nghĩa. Chỉ duy nhất khoảnh khắc tôi trải nghiệm rằng những Kẻ khác cũng đang trải nghiệm điều đó, thì tuyên bố-hợp lệ về trải nghiệm của tôi mới được thực hiện bằng trực giác, nghĩa là, có bằng chứng.

Như tôi đã chỉ ra, điều quan trọng là kinh nghiệm của tôi về một chủ thể khác phải là kinh nghiệm của một chủ thể đang trải nghiệm khác, và Husserl thậm chí còn tuyên bố rằng tính hợp lệ của kinh nghiệm của chủ thể khác được chấp nhận cùng với kinh nghiệm của tôi về chủ đề đó.23 Điều này có thể được minh họa bằng cách tham chiếu đến phân tích của Husserl về cơ thể, vì Husserl tuyên bố rằng trải nghiệm của một chủ thể nhập thể khác là bước đầu tiên hướng tới cấu thành của một thế giới chung khách quan (có giá trị liên chủ thể).24 Lý do mà ông đưa ra là trải nghiệm của tôi về một điều gì đó với tư cách là cơ thể của kẻ khác phải đi kèm với trải nghiệm của kẻ khác về chính cơ thể đó với tư cách là cơ thể của hắn/thị.25 Trong trải nghiệm về cơ thể của kẻ khác, người ta phải đối mặt với sự tương đồng giữa kinh nghiệm của chính mình và trải nghiệm của Kẻ khác, - một sự tương đồng, mà theo Husserl là nền tảng của mọi trải nghiệm tiếp theo về các đối tượng liên chủ thể, đó là các đối tượng cũng được trải nghiệm (có thể trải nghiệm) bởi những Kẻ khác.26

Husserl tiếp tục phân tích của mình bằng cách mô tả một loại trải nghiệm đặc biệt về Kẻ khác, cụ thể là những tình huống mà tôi trải nghiệm Kẻ khác như trải nghiệm chính bản thân mình. Loại “cùng tồn tại có đi có lại ban đầu” này, nơi tôi tiếp nhận sự lĩnh hội khách quan của Kẻ khác về bản thân mình, tức là nơi sự tự-lĩnh hội của tôi được dàn xếp bởi Kẻ khác, và nơi tôi tự trải nghiệm mình là kẻ lạ, lại có tầm quan trọng quyết định đối với việc cấu thành của thế giới khách quan. Khi tôi nhận ra rằng tôi có thể trở thành một tha ngã đối với Kẻ khác cũng như hắn có thể là thế đối với tôi, thì một sự thay đổi rõ rệt về ý nghĩa cấu thành của chính tôi diễn ra. Sự khác biệt tuyệt đối giữa tự ngã và Kẻ khác biến mất. Kẻ khác quan niệm tôi như một Kẻ khác, hệt như tôi coi hắn như một tự ngã.27 Tôi nhận ra rằng tôi chỉ là một trong số rất nhiều kẻ, rằng viễn kiến của tôi về thế giới chỉ là một trong số vài viễn kiến, do đó vị thế đặc quyền của tôi liên quan đến các đối tượng của kinh nghiệm bị treo lại ở một mức độ nhất định. Cho dù Tôi hay Kẻ khác là chủ thể của trải nghiệm cũng không có gì khác biệt đối với tính hợp lệ của trải nghiệm đó.28 Như Waldenfels đã hệ thống hóa nó: trải nghiệm về Kẻ khác ngụ ý sự tha hóa về trải nghiệm của bản thân một kẻ nào đó.29

Husserl tuyên bố rằng các trải nghiệm của tôi thay đổi khi tôi trải nghiệm cái mà những Kẻ khác cũng trải nghiệm như tôi, và khi tôi trải nghiệm rằng bản thân tôi cũng được Kẻ khác trải nghiệm. Kể từ đó trở đi, đối tượng trải nghiệm của tôi không thể bị đơn thuần quy giản thành hiện-hữu-cho-tôi. Thông qua Kẻ khác, nó đã được tạo thành với một giá trị siêu việt chủ thể. Tôi không còn trải nghiệm nó như là phụ thuộc vào tôi và sự tồn tại thực tế của tôi nữa. Ngược lại, với tư cách là một đối tượng liên chủ thể, nó được phú cho quyền tự chủ siêu việt sự tồn tại hữu hạn của tôi.30

Tóm lại: Husserl tuyên bố rằng ý nghĩa và các phạm trù siêu việt, khách tínhhiện thực được cấu thành một cách liên chủ thể. Các phạm trù này chỉ có thể được cấu thành bởi một chủ thể đã trải nghiệm các chủ thể khác. Tuy nhiên, Husserl cũng nhấn mạnh rằng điều tương tự cũng xảy ra đối với các phạm trù nội tại, chủ thể tínhsự xuất hiện. Dòng tư tưởng của ông như sau: khi tôi nhận ra rằng đối tượng trải nghiệm của tôi cũng có thể được Kẻ khác trải nghiệm, tôi cũng nhận ra rằng có sự khác biệt giữa sự vật trong tự thân nó và hiện hữu của nó đối với tôi. Cùng một đối tượng có thể xuất hiện đối với các chủ thể khác nhau,31 và khi tôi nhận ra điều này, tôi hiểu rằng những gì trước đây tôi coi là bản thân đối tượng, thì trong thực tế lại chỉ là sự xuất hiện của một cái gì đó đang tồn tại một cách khách quan (tức là theo cách liên chủ thể).32 Vì vậy, chỉ có ý nghĩa khi nói và chỉ định một thứ gì đó chỉ là vẻ ngoài đơn thuần, chỉ là chủ quan, khi tôi đã trải nghiệm các chủ thể khác và do đó có được khái niệm về giá trị liên chủ thể.33

Các cấu trúc đã được nhấn mạnh cho đến nay (kinh nghiệm của tôi về chủ thể siêu việt xa lạ định hướng-thế giới và kinh nghiệm của tôi về trải nghiệm của Kẻ khác về bản thân tôi) chiếm một vị trí quyết định trong tường trình của Husserl về chức năng cấu thành-siêu việt của liên chủ thể tính. Tuy nhiên, sẽ là một sai lầm nếu cho rằng Husserl hiểu liên chủ thể tính là một thứ gì đó được gắn riêng cho tương tác qua trung gian cơ thể cụ thể. Nếu đúng như vậy, thì sẽ rất dễ dàng chỉ trích ông, bằng cách chỉ ra thực tế là chính xác loại kinh nghiệm này dường như vừa ngẫu nhiên vừa có thể giả - điều mà chính Husserl đôi khi thừa nhận34- và chính xác vì lý do đó, chứ không phải là nền tảng vững chắc nhất cho một triết học siêu việt.35 Tuy nhiên, Husserl không chỉ vận hành với một loại liên chủ thể tính siêu việt, vốn là giả định phổ biến, nhưng lại có ba loại khác nhau. Ngoài loại đã được mô tả, ông không chỉ tuyên bố rằng hiện hữu của chủ thể với tư cách là một chủ thể trải nghiệm và cấu thành ngụ ý một tham chiếu đến các chủ thể khác, đã có trước kinh nghiệm cụ thể về chúng, đó là a priori tiên nghiệm: Ông cũng tuyên bố rằng người ta nên gán một chức năng cấu thành cho cái cộng đồng vô danh, tự nó thể hiện trong tính chuẩn mực ngôn ngữ học kế thừa của chúng ta (trong truyền thống của chúng ta).

Để giải thích chi tiết về hai loại chủ thể tính cuối cùng sẽ vượt xa giới hạn của bài viết này, nhưng tôi sẽ phác thảo ngắn gọn những ý tưởng hàng đầu của Husserl.36 Liên quan đến loại liên chủ thể tính đầu tiên và cơ bản nhất, Husserl viết rằng việc phân tích bản ngã siêu việt cuối cùng dẫn đến việc bộc lộ cái cấu trúc liên chủ thể xác thực của nó.37 Mỗi và mọi trải nghiệm của tôi không chỉ ám chỉ việc quy chiếu đến bản thân tôi với tư cách là chủ thể trải nghiệm, mà còn quy chiếu đến những Kẻ khác như là các đồng chủ thể:38 Trải nghiệm của tôi với tư cách là trải nghiệm trần thế (đó là mỗi tri giác của tôi) không chỉ đòi hỏi những Kẻ khác với tư cách là các đối tượng trần thế, mà còn và liên tục đồng-giá trị tồn tại như đồng-chủ thể, đồng-cấu thành, và cả hai gắn bó với nhau không thể tách rời.39

Để hiểu được chuỗi suy lý này, cần xem xét lý thuyết tri giác của Husserl. Husserl tuyên bố rằng kinh nghiệm tri giác của chúng ta về các đối tượng ở một mức độ nhất định là một trải nghiệm về cái hình bóng của đối tượng, tuy nhiên điều đó là chân khi nói rằng chúng ta đang có ý định và nhận thức về bản thân đối tượng, mà trong cái siêu việt của nó luôn có nhiều (đồng thời) hình bóng khác nhau. Nếu người ta phân tích đường chân trời ấy của các hình bóng đồng-tồn tại này, thì sẽ bộc lộ ra rằng chúng không thể được hiện thực hóa bởi một chủ thể duy nhất, vì tại bất kỳ thời điểm nào nó cũng đều bị giới hạn vào một viễn kiến duy nhất. Tuy nhiên, vì cấu trúc hữu thể luận của đối tượng ngụ ý một số lượng lớn các hình bóng đồng thời, nên Husserl buộc phải đề cập đến nhiều chủ thể khả thể, cách chủ thể này được hiểu là tương quan lý trí của nhiều khía cạnh đồng-tồn tại của đối tượng. Với điều kiện là chủ thể với tư cách là chủ thể hướng tới các đối tượng, với điều kiện là mọi trải nghiệm về các đối tượng đều được đặc trưng bởi sự xuất hiện bình tuyến của đối tượng, trong đó một khía cạnh nhất định có mặt và các khía cạnh khác vắng mặt, và với điều kiện là chủ ý bình tuyến này, tác động qua lại giữa sự hiện diện và sự vắng mặt này chỉ có thể được giải thích về mặt hiện tượng luận thông qua việc tham chiếu đến nhiều chủ thể khả thể, kết quả là, tôi với tư cách là chủ thể được gọi là những Kẻ khác, bất kể tôi có trải nghiệm chúng một cách cụ thể hay không, bất kể chúng có thực sự tồn tại hay không. Tính chủ ý của tôi phụ thuộc a priori tiên nghiệm vào một thứ gì đó, mà Husserl gọi là “liên chủ thể tính mở”. Vì vậy, trong Zur Phänomenologie der Intersubjektivität II, Về Hiện tượng luận liên chủ thể tính II, ông viết:

Vì vậy, mọi thứ khách quan đứng trước tôi trong kinh nghiệm và chủ yếu trong nhận thức đều có một chân trời sung giác (apperceptive) về kinh nghiệm khả thể, riêng và xa lạ. Nói theo cách hữu thể luận, mọi dáng vẻ mà tôi có ngay từ đầu đều là một phần của tổng thể mở vô tận, nhưng không phải là tổng thể tính được hiện thực hóa rõ ràng về những dáng vẻ khả thể giống nhau, và chủ thể tính thuộc về dáng vẻ này là chủ thể tính mở.40

Nếu những xem xét này được kết hợp với tường trình của Husserl về trải nghiệm thực tế, theo bình tuyến, về một chủ thể cơ thể khác, thì rõ ràng là tham chiếu a priori tiên nghiệm đến liên chủ thể tính mở đã được giả định trước. Trước cuộc gặp gỡ cụ thể của tôi với Kẻ khác, liên chủ thể tính đã hiện diện như là đồng-chủ thể tính, vì lý do đó, phân tích của Husserl về chủ ý tri giác có thể được cho là để chứng minh cho tính không thể trụ vững của một lập trường duy ngã luận. Có lẽ Husserl đã đề cập đến điều này khi ông viết trong bản thảo C17: “Khi sự đồng cảm xuất hiện, thì cái cộng đồng, liên chủ thể tính đã có đó từ trước, và sự đồng cảm chỉ là trình hiện bộc lộ?”41 Đây là câu hỏi mà ông trả lời rõ ràng ngay sau đó. Cho đến giờ, chúng ta đang đối mặt với hai loại liên chủ thể tính và điều quan trọng cần nhấn mạnh là trải nghiệm cụ thể của Kẻ khác, mặc dù nó giả định trước rằng liên chủ thể tính vận hành theo chủ ý bình tuyến, vẫn mang tính siêu việt, nghĩa là, có tính cấu thành. Do đó, trải nghiệm cụ thể đối với Kẻ khác về cơ thể không phải chỉ là một giai đoạn bên trong-trần tục, vì chỉ ở đây tôi mới có thể trải nghiệm tha tính và siêu việt tính thực sự của Kẻ khác, chỉ ở đây tôi mới có thể tiếp nhận sự lĩnh hội khách quan hóa của hắn về bản thân tôi, và theo Husserl, chính xác những kinh nghiệm này là điều kiện khả tính để cấu thành khách tính.

Tuy nhiên, Husserl cũng vận hành với loại liên chủ thể tính siêu việt thứ ba, khác loại với hai loại trước, mặc dù nó giả định trước cả hai.42 Vì vậy, như tôi sẽ trình bày chi tiết hơn ở cuối phần II, Husserl cũng tuyên bố rằng chắc chắn các kiểu lĩnh hội về bản thân và thế giới chỉ trở nên khả thể nhờ tính chuẩn thường được chuyển giao bằng truyền thống và lắng đọng về phương diện ngôn ngữ. Do đó, tính chuẩn thường với tư cách cộng đồng vô danh sở hữu các hàm ý cấu thành.

_____________________________________________

Còn nữa

Nguồn: Zahavi, Dan (1996). Husserl’s Intersubjective Transformation of Transcendental Philosophy, In Journal of the British Society for Phenomenology No. 27 (3):228-245 (1996).

Tác giả: Dan Zahavi (sinh năm 1967) là một triết gia người Đan Mạch. Ông hiện là Giáo sư Triết học tại Đại học Copenhagen và Đại học Oxford. Dan Zahavi sinh ra ở Copenhagen, Đan Mạch cha là người Israel và mẹ là người Đan Mạch. Ban đầu ông học hiện tượng luận tại Đại học Copenhagen. Ông lấy bằng Tiến sĩ năm 1994 tại Đại học Katholieke ở Leuven, Bỉ, năm 2002, ở tuổi 34, ông trở thành Giáo sư Triết học và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chủ quan tại Đại học Copenhagen. Năm 2018, ông cũng trở thành Giáo sư Triết học và giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chủ thể tính tại Đại học Copenhagen. Năm 2018, ông cũng trở thành Giáo sư Triết học của Đại học Oxford.

Ghi chú

1. On several occasions, Husserl has called attention to the lecture-course Grundprobleme der

Phänomenologie from 1910/11 (now in Intersubjektivität I, 111-194), as the place where intersubjectivity was assigned a decisive role for the first time (Logik (Hua), 250, Ideen III, 150, Intersubjektivität I, 245,Erste Philosophie II, 433, Intersubjektivität II, 307). Although his reflections in Ideen I (from 1913) appear strictly egological, Husserl was already at that time aware of the significance of intersubjectivity, and he laterwrote, that he originally had planned that his presentation in Ideen I were to be complemented by the reflections on intersubjectivity to be found in Ideen II. However, these reflections were only published posthumously (Ideen III, 150). This study is based on research undertaken at the Husserl-Archives in Louvain. I am grateful to Prof. S. IJsseling for the permission to consult and quote from Husserl’s unpublished manuscripts.

2. Cf. K.-O. Apel, Transformation der Philosophie I-II (Frankfurt a.M.: Suhrkamp, 1973), pp. I/60, II/315; J. Habermas, Der philosophische Diskurs der Moderne (Frankfurt a. M.: Suhrkamp, 1985), p.178.

3. Phänomenologische Psychologie, 431, Intersubjektivität II, 289, 390, Logik (Hua), 243, Krisis, 469.

4. Cartesianische Meditationen, 123, Intersubjektivität III, 5.

5. Intersubjektivität III, 110.

6. Phänomenologische Psychologie, 344.

7. Cartesianische Meditationen, 35, 182, Erste Philosophie II, 449, Phänomenologische Psychologie, 295, 474.

8. Phänomenologische Psychologie, 539.

9. This formulation, which is from Husserl’s London-lectures in 1922, can be found in K. Schuhmann, Husserls Staatsphilosophie (Freiburg: Karl Alber, 1988), p. 56.

10. Cartesianische Meditationen, 69, Phänomenologische Psychologie, 245-46, Erste Philosophie II, 129.

11. Erste Philosophie II, 465.

12. Cf. H. Zeltner, „Das Ich und die Anderen. Husserls Beitrag zur Grundlegung der Sozialphilosophie“ Zeitschrift für philosophische Forschung 13 (1959), pp. 309-10; M.Theunissen, Der Andere (Berlin:Walter de Gruyter, 1977), § 19-28; A. Schütz, „Das Problem der transzendentalen Intersubjektivität bei Husserl“ Philosophische Rundschau 5 (1957), p.107; P. Ricoeur, „PhenomenologyandHermeneutics“ in Thompson (ed.), Hermeneutics & the Human Sciences (Cambridge: CambridgeUniversityPress, 1981), pp. 124-25;U. Rohr-Dietschi, Zur Genese des Selbstbewußtseins (Berlin:Walter de Gruyter, 1974), pp.144-150. Iwill not go into an analysis of Husserl’s concept of constitution in this article, but simply refer to my presentation in D. Zahavi, Intentionalität und Konstitution - Eine Einführung in Husserls Logische Untersuchungen (Copenhagen: Museum Tusculanum Press, 1992), and to the detailed analysis of the constitution of the Other in D. Zahavi: Husserl und die transzendentale Intersubjektivität - Eine Antwort auf die sprachpragmatische Kritik (Dordrecht: Kluwer Academic Publishers, 1996).

13. Krisis, 206. This approach can also be found in Sartre, who in L’être et le néant (Paris: Tel Gallimard, 1976) writes that the disclosure of our being-for-the-other takes place through a radicalized cogito-reflection (cf. for instance pp. 265, 289, 314, 319, 329).

14. Cf. A. Schütz, „Das Problem der transzendentalen Intersubjektivität bei Husserl“ Philosophische Rundschau 5 (1957), pp.81-107.

15. However, I do find Husserl’s account in the 5. Cartesianische Meditation less aporetic than normally assumed. In this I lean on I. Yamaguchi, Passive Synthesis und Intersubjektivität bei EdmundHusserl (The Hague: Martinus Nijhoff, 1982); R. Boehm, „Zur Phänomenologie der Gemeinschaft. Edmund Husserls Grundgedanken“ in Th.Würtenberger (ed.), Phänomenologie, Rechtsphilosophie, Jurisprudenz (Frankfurt a. M.: 1969), pp. 1-26, and N. Depraz, Transcendance et incarnation (Paris: Vrin, 1995).

16. Intersubjektivität II, 277, Intersubjektivität III, 560, Cartesianische Meditationen, 173.

17. Erste Philosophie II, 495.

18. “Die Transzendenz, in der dieWelt konstituiert <ist>, besteht darin, daß sie sichmittels der Anderen und der generativ konstituierten Mitsubjektivität konstituiert.” Ms. C 17 32a.

19. Logik (Hua), 248; modified Eng. trans.,???

20. Whereas the guaranty in every single case is fallible—what I took to be a valid experience of another could turn out to be a hallucination—this is not the case when it comes to the fundamental connection between intersubjective experiencability and transcendence. Such an experiencability is of course not to be interpreted as a mere epistemic criterion for the assumption of a mind-independent reality, since thiswould be a relapse into the objectivism that was suspended by the effectuation of the epoché.

21. For an account of the relationship between respectively the mere intentional and the real and intentional object see D. Zahavi, „Constitution and ontology. Some remarks on Husserl’s ontological position in the Logical InvestigationsHusserl Studies 9 (1992), pp. 111-124.

22. Cartesianische Meditationen, 125, Intersubjektivität III, 6, Krisis, 81.

23. Intersubjektivität II, 388. That every experience of an Other implies the validity of theOther’s experience should not be misunderstood. Of course, Husserl is neither claiming that it is no longer possible to speak of disagreement or dissent (but only that all disagreement presupposes a common world), nor that our experience of an Other is always accompanied by a thematic representation of the Other’s object of experience (which K. Arp claims in „Intentionality and the public world: Hussserl’s treatment of objectivity in the Cartesian Meditations“ Husserl Studies 7 (1991), p. 91). Husserl’s claim ismerely that the validity of the Other’s experience is implicitly accepted when we experience her, and that this furnishes our own object of experience with the validity, that it can also be experienced by another subject, that it is a common intersubjective object and consequently transcendent. This can take place without any explicit representation of the content of the Other’s experience (Krisis, 308, Intersubjektivität I, 469).

24. Intersubjektivität II, 110, Intersubjektivität III, 18, 572.

25. Intersubjektivität I, 252, Intersubjektivität II, 485.

26. For a more detailed account of Husserl’s phenomenology of the body see D. Zahavi, „Husserl’s phenomenology of the body“ Études Phénoménologiques 19 (1994), pp.63-84.

27. Intersubjektivität I, 243-44.

28. Logik (Hua), 245, Intersubjektivität III, 645, Cartesianische Meditationen, 157.

29. B. Waldenfels, „Erfahrung des Fremden in Husserls Phänomenologie“ Phänomenologische

Forschungen 22 (1989), p.56.

30. Intersubjektivität III, 218, Erste Philosophie II, 495, Intersubjektivität I, 242. This finiteness is according to Husserl hidden until the co-being (Mitsein) of the Other is taken into account (Ms. C 17 32a). Death only gains a meaning for me through the Others (Intersubjektivität III, 452).

31. Intersubjektivität I, 9.

32. Krisis, 167, Ideen II, 82.

33. Phänomenologische Psychologie, 453, Intersubjektivität I, 382, Intersubjektivität I, 388-89, 420-21.

34. Intersubjektivität II, 474-75.

35. A similar kind of argumentation can be found in D. Carr, „The ‘Fifth Meditation’ and Husserl’s Cartesianism“ Philosophy and Phenomenological Research 34 (1973), pp.14-35.Carr claims thatHusserl’s incorporation of transcendental intersubjectivity led to a radical revision of his earlier concept of philosophy, insofar as the nos cogitamus does not possess the same kind of infallible apodictical certainty as the ego cogito (pp. 32-35). However, this is a truth with modifications, which will be obvious in a moment.

36. For a more extensive discussion, see D. Zahavi, Husserl und die transzendentale Intersubjektivität - Eine Antwort auf die sprachpragmatische Kritik (1996), and D. Zahavi, “Horizontal Intentionality and Transcendental Intersubjectivity.” Tijdschrift voor Filosofie 59/2, 1997, pp.304-321

37. Intersubjektivität III, 192. This interpretation can be supported by Dorion Cairns’ account of a conversation with Husserl, June 4, 1932, cf. D. Cairns, Conversations with Husserl and Fink (The Hague: Martinus Nijhoff, 1976), pp. 82-83.

38. Krisis, 468.

39. “Meine Erfahrung als Welterfahrung (also jede meiner Wahrnehmungen schon) schließt nicht nur Andere als Weltobjekte ein sondern beständig in seinsmäßiger Mitgeltung als Mitsubjekte, als Mitkonstituierende, und beides ist untrennbar verflochten.” Ms. C 17 36a.

40. Intersubjektivität II, 289. Cf. Phänomenologische Psychologie, 394 and Intersubjektivität III, 497.

41. “Wenn Einfühlung eintritt - ist etwa auch schon die Gemeinschaft, die Intersubjektivität da und Einfühlung dann bloß enthüllendes Leisten?” Ms. C 17 84b.

42. It must be emphasized that the relation between the three kinds of intersubjectivity is a relationship offounding. That something is founded on something else implies, according to Husserl’s definition in the III. Logical Investigation, neither that it can be deduced from it nor that it can be reduced to it, but merely that it cannot exist without the existence of its foundation (Logische Untersuchungen II (Hua), 281-82). In other words: The three types are hierarchically structured, but different and irreducible kinds of transcendental intersubjectivity, each with their own special constitutive function and performance.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét