Powered By Blogger

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2019

Đại Thánh Mẫu – Quyền năng của Tình yêu, Tình dục và Yoga (I)


Gnostic Instructor

Người dịch: Hà Hữu Nga


Trong Ấn Độ giáo, việc trình hiện Thần thánh là một đa bội. người gọi đó là một hệ thống đa thần (Polytheism), nhưng điều này không hoàn toàn chính xác. Khi chúng ta nhìn vào thuật ngữ đa thần, chúng ta thấy rằng “Poly có nghĩa là nhiều “theism” liên quan đến các thần - Theos. Vì vậy, nhiều người giải thích đa thần theo nghĩa, nhiều vị thần. Nhưng, thực sự, việc giải thích chính xác hơn về Ấn Độ giáo cần phải nói rằng đó là Đa thần luận Nhất nguyên (Monistic Polytheism). Monistic xuất phát từ monas, có nghĩa làsự thống nhất. Ấn Độ giáo xem Thần thánh là một, nhưng có nhiều mặt, nhiều hình thức. Thuật ngữ này rất quan trọng bởi vì hầu hết mọi người trong thế giới nói tiếng Anh đều xuất phát từ một nền tảng bị ảnh hưởng nặng nề, trong nhiều thế kỷ, bởi một quan điểm giáo điều đặc biệt, đã nhấn mạnh một cách nhìn rất hạn chế về Thần thánh. Điều này đã hạn chế cái nhìn của chúng ta về Thượng đế, Chúa trời. Ở phương Tây, qua nhiều thế kỷ, chúng ta đã thừa hưởng một cách nhìn về Thượng đế như một ông già râu ria trên ngai vàng. Nói cách khác, chúng ta đã phóng chiếu một hình ảnh Thượng đế, đã được tạo ra trong tâm trí mình. Thay vì nhìn vào thực tính và quan sát thiên nhiên, chúng ta đã tạo ra một dự phóng và đầu tư niềm tin vào đó. Khuynh hướng này mâu thuẫn với các chủ thuyết cơ bản của mọi tôn giáo, đó là không tôn thờ một thần tượng, không tạo thành hình ảnh của Thần thánh. Chủ thuyết cơ bản đó không chỉ đơn thuần là một hành vi phải được tuân theo như một nguyên tắc giáo điều, mà thay vào đó, còn là một hướng dẫn giúp ta nhận chân được thực tính. Khi chúng ta dự phóng một hình ảnh, khi chúng ta hình thành trong đầu một khái niệm, thì chúng ta đã giới hạn tầm nhìn của mình duy nhất vào khái niệm đó - chúng ta so sánh kinh nghiệm nhận thức của mình với khái niệm đó. Thay vì tìm được điều gì ở đó, chúng ta lại chỉ thấy những gì chúng ta muốn thấy. Nói cách khác, một khi chúng ta đã hình thành một ý tưởng về một cái gì đó hoặc ai đó, thì chúng ta chỉ muốn thấy ý tưởng đó và không thể chịu được bất cứ điều gì mâu thuẫn với nó. Đây là nguyên nhân cho các cuộc chiến tranh tôn giáo, vì xung đột, vì đàn áp, vì tất cả các kiểu khổ đau trên hành tinh này.

Trong ánh sáng tuệ giác (In gnosis - Στη Γνώση), chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi các quan niệm của chúng ta về Thần thánh. Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu rằng cả “độc thần luận” lẫn “đa thần luận” đều chỉ là các khái niệm. Để hiểu về Thần thánh, chúng ta cần hiểu nhiều khuôn mặt hoặc nhiều khía cạnh của Thần thánh hơn, cần hiểu nhiều cách thức mà Thn thánh có thể được thể hiện. Nhìn từ góc độ đó, tôn giáo và Thần thánh trở nên kỳ diệu hơn nhiều, và hiện thực hơn nhiều, chính xác hơn nhiều, chân thực hơn nhiều. Trong truyền thống Tuệ giác (Gnostic tradition), chúng tôi nghiên cứu tất cả các tôn giáo. Chúng tôi nghiên cứu mọi khía cạnh của Thần thánh; biểu tượng của Thần thánh, các biểu hiện của Thần thánh, cho dù trong một truyền thống thể hiện Thượng đế theo cách vô hình, như Hồi giáo, hoặc trong một truyền thống như Ấn Độ giáo thể hiện Thần thánh theo nhiều cách thức hữu hình, với nhiều, rất nhiều tên gọi. Ví dụ, có một bộ kinh Hindu gọi là Lalita Sahasranamam” (ललिता सहस्रनाम – Là bộ kinh của các tín đồ Hindu giáo thờ Nữ thần Latita Devi) mô tả nhiều khía cạnh hoặc cách thể hiện của vị Thần. Thật không may, ở phương Tây, người ta đã không chấp nhận quan điểm này khi nhìn Chúa bằng mọi thứ. Thay vào đó, chúng ta chỉ muốn thấy cái dphóng của tâm trí chúng ta mà thôi. Chúng ta bắt đầu với Lời nói đầu của bài giảng hôm nay bởi vì, để hiểu được chủ đề, chúng ta cần hiểu rằng dự phóng của chúng ta, ý tưởng tinh thần của chúng ta về Thượng đế, không nhất thiết phải tương ứng với thực tính. Điều quan trọng là chúng ta sửa đổi niềm tin và khái niệm mà ta đã thừa hưởng, để thực sự hiểu, thực sự trải nghiệm Thần thánh. Trong bài giảng trước đây, chúng tôi đã mô tả Krishna như được trình bày trong Bộ kinh điển Bhagavad Gita. Chúng tôi đã thảo luận về việc trong bộ Kinh đó, làm thế nàoKrishna (कृष्ण tiếng Phạn có nghĩa là màu đen) lại mô tả được cái khả tính đồng thời có mặt ở khắp nơi của Chúa Kitô; rằng Chúa Kitô ở trong mọi thứ, và mọi thứ khởi sinh vì Chúa Kitô. Cái tên Krishna được sử dụng trong Ấn Độ giáo để liên hệ với không gian, tính vô hạn, với cái mà tâm trí ta không thể hiểu được. Đó là màu đen đối với mắt chúng ta, đó là thứ chúng ta không nhìn thấy. Krishna là Chúa Kitô, và trong Bhagavad Gita, Krishna thể hiện hình dạng của mình với Arjuna, và Arjuna tràn ngập sự phức tạp và vẻ đẹp đáng kinh ngạc của Thượng đế - cái cách mà Krishna thể hiện sự đa dạng của vô số hình thức mà vị Thần hiện hình trên trần thế. Arjuna chiến thắng bằng sự tận hiến và được truyền cảm hứng bằng tình yêu và sức sống mãnh liệt để làm công việc mà Thần phải làm. Trong Bộ kinh đó, Krishna tuyên bố:

Ta [Chúa Kitô] là cha và là mẹ của thế giới. Nhiều người giới hạn cách thể hiện này của Krishna là một con người, một cá nhân. Nhiều người thậm chí còn quy giản Thần thành bé Krishna. Họ giới hạn tâm trí của họ vào việc nhận thức về những gì Krishna thực sự thể hiện. Krishna nói, Ta là cha và là mẹ của vạn vật. Một hữu thể (being) như vậy không chỉ là một con người hay một đứa bé, Krishna là vô hạn, là tất cả. Bằng cách nói cha và mẹ, Krishna khải lộ điều tối mật cho mọi sáng tạo, là cái được ẩn giấu trong Kinh Thánh, đặc biệt là trong những lời đầu tiên của Sáng Thế ký (Genesis) mà chúng tôi đã trình bày rất nhiều trong các bài giảng và sách; rằng Thiên Chúa không phải nam tính, là Elohim, có nghĩa là “các Nam thần và Nữ thần”; có nghĩa là số nhiều, là một nhất tính (the unity).

Đó là một bội số được hợp nhất làm một. Cách hiểu này thể hiện trong Do Thái giáo, trong nguồn gốc của nó, trong cách thể hiện của Kabbalah (Kabbalah của người Do Thái là một tập hợp các giáo lý bí truyền nhằm giải thích mối quan hệ giữa Thiên Chúa, sự bất biến, vĩnh cửu và bí ẩn Ein Sof (אֵין סוֹף, “tính vô hạn”), vũ trụ phàm trần và hữu hạn (sáng tạo của Chúa). Nó tạo thành nền tảng của những diễn giải tôn giáo huyền bí trong Do Thái giáo.) Nó đã từng là gốc rễ của Kitô giáo, nhưng nó đã bị tách rời khỏi truyền thống hiện đại. Thiên Chúa là đa thần, nhiều, là Krishna, cái hữu thể hiển thị dưới nhiều dạng thức. Chúng ta đã nói về Krishna là Chúa Kitô, nhưng chúng ta cũng nói về Krishna là Ma. Ma là một âm tiết phổ quát, được sử dụng trong mọi nền văn hóa, ở mọi thành phố, quốc gia, lục địa; Ma là Mẹ. Ở mọi nơi trên thế giới, âm tiếtMa được sử dụng trong một số biến thể để đại diện cho Maam (mẹ), Mother, Amma, Uma, Mama - M. Từ cái nhìn của chúng ta với tư cách là một đứa con, khi lần đầu tiên ta xuất hiện trong một cơ thể, thì ai là Thiên Chúa của ta, ngoài bầu sữa, bàn tay, nụ cười, tiếng thì thầm, cử chỉ âu yếm, cái ôm, sự bảo vệ mà ta nhận được trong tay người mẹ? Đó là Ma – Mẹ. Đó là Thiên Chúa đối với chúng ta khi còn nhỏ. Với tư cách một đứa trẻ, trải nghiệm đầu tiên của chúng ta về Thần thánh chính là mẹ của chúng ta. Đó là tình yêu và sự bảo vệ, sự chăm sóc và nuôi dưỡng, sự giáo dục mà chúng ta nhận được từ mẹ. Ma là tên gốc của Đại Thánh Mẫu. Chúng ta tìm thấy gốc rễ này trong nhiều cái tên của các Nữ thần: Mary, Maya, Uma, Mata. Matar có nghĩa là “Ngài đo đếm, ban cho, lưng tính những gì chúng ta cần thiết để nuôi dưỡng, chăm sóc đứa trẻ.

Trong văn hóa Ấn Độ, người mẹ là nhân vật trung tâm trong mọi thứ. Trong văn hóa châu Á nói chung, đặc biệt là văn hóa Ấn Độ, cả hiện đại và cổ đại, nhân vật trung tâm về phương diện văn hóa chính người mẹ. Ở phương Tây thì không như vậy, nhất là bây giờ. Ở phương Tây, nhân vật trung tâm cũng người nữ, nhưng là một đối tượng của khoái lạc. Ở châu Á, đặc biệt trong thời cổ đại, nhân vật trung tâm là người phụ nữ với tư cách là người chăm sóc, người bảo vệ, và người nuôi dưỡng. Trung tâm của gia đình luôn là người mẹ. Người được tôn trọng nhất, sùng kính nhất, và danh giá nhất trong gia đình luôn là người mẹ, đặc biệt là khi bà trở thành bà, hoặc bà cố. Không ai trong gia đình có tầm quan trọng hơn, khôn ngoan hơn. Người cha nghĩ rằng ông ta quan trọng và khôn ngoan, nhưng ông vẫn luôn lắng nghe người mẹ và làm những gì khuyên con trai mình. Thật không may, trong thế giới phương Tây, truyền thống này đã bị biến mất hoàn toàn. Giờ đây, người phụ nữ đã bị quy giản thành một gái mại dâm được tranh sức tinh xảo. Ở phương Tây, người ta không còn tôn kính người mẹ; chúng ta tôn vinh một con điếm. Toàn bộ văn hóa phương Tây tập trung vào việc nâng đỡ phụ nữ để làm hài lòng cho các giác quan - thị giác, xúc giác, v.v ... Hiện nay có thể thấy những đứa trẻ mười tuổi ăn mặc theo cách của gái mại dâm. Ảnh hưởng chính đối với thời trang cho phụ nữ ngày nay là cách ăn mặc của gái mại dâm ngày trước. Điều đó không thể hiện bất cứ điều gì liên quan đến Thần thánh. Thay vào đó, nó là một biểu tượng rõ ràng về sự suy đồi của nền văn hóa chúng ta, sự biến mất của cấu trúc đạo đức của chúng ta, việc đánh mất người mẹ là trọng tâm của chúng ta với tư cách trọng tâm của một nền văn hóa.

Không gian Đại Thánh Mẫu

Khi chúng ta nói về Kabbalah, chúng ta luôn nói về khoảnh khắc đầu tiên, trước khi có sự sáng tạo, chỉ có không gian tuyệt đối, sự trống rỗng, những gì tiếng Phạn gọi là Shunyata (शून्यता - Không tính). Cái Tuyệt đối không có đặc điểm khác biệt nào ngoài tiềm năng thuần túy. Đó là tiềm năng thuần túy cho một cái gì đó hiện hữu, nhưng vẫn chưa có. Khi cái Tuyệt đối đầu tiên xuất hiện trong một cái gì đó, nó nổi lên như một ánh sáng. Trong mọi tôn giáo, ánh sáng đó được thể hiện như Chúa Kitô. Đó là Apollo, đó là Krishna, đó là Ain Soph Aur, tiếng Do Thái và có nghĩa là ánh sáng vô hạn. Cái hư vô đầu tiên đó trước khi ánh sáng xuất hiện được thể hiện trong nữ thần bầu trời Nut của người Ai Cập luôn được miêu tả là một người phụ nữ khỏa thân vươn mình trên không gian, và cơ thể Ngài được tạo thành từ những ngôi sao. Nữ thần tự thân là không gian, Ngài là vô hạn. Trong các kinh sách cổ của Ấn Độ, chính từ miệng của Nữ thần đã nói, Trước sáng thế, Ta, chỉ có Ta tồn tại; ngoài ra không có gì khác tồn tại. - Mahâpurânam S'rî Mad Devî Bhâgavatam 7.31- Nữ thần là Đó. Ngài là Parabrahman (परब्रह्मन्), có nghĩa là “Tinh thần Tuyệt đối, vượt khỏi cả mọi giới hạn. Đây là một cái gì đó không thể hiểu được đối với tâm trí của chúng ta. Cái Tuyệt đối là cấp độ tồn tại chưa có sự tồn tại. Trong Kabbalah, nó được gọi là Ánh sáng Chưa được Tạo ra. Đó là cái sẽ trở thành, nhưng chưa tồn tại.

Theo thuật ngữ tiếng Phạn, có nhiều từ mô tả
các cấp độ tự nhiên. Aditi (अदिति) là một từ tiếng Phạn có nghĩa là Ý thức vô hạn. Trong kinh Veda cổ, vốn là kinh điển lâu đời nhất trong Ấn Độ giáo, Aditi được mô tả là mẹ của các vị thần. Các con của Ngài là Adityas, các Thần Mặt trời. Chúng ta biết những vị Thần đó bây giờ là Apollo (Thần Mặt trời), Surya (Thần Mặt trời trong Ấn Độ giáo), Amun-Ra (Thần Mặt trời ở Ai Cập); tất cả chỉ là các biểu tượng của Chúa Kitô, ánh sáng của thế giới. Sau đó, Chúa Giê-su đã phán cùng chúng rằng: Ta là sự sáng thế gian: kẻ nào theo ta đặng sẽ chẳng đi trong chốn tối, nhưng sẽ ánh sáng của sự sống. - Giăng 8:12. Aditi là mẹ của ánh sáng đó. Aditi là không gian mà qua đó Mặt trời mọc và chiếu sáng vạn vật. Trước khi ánh sáng xuất hiện, không gian đã ở đó; đó là Aditi. Một tên khác là Adi parashakti, (आदि पराशक्ति) - “Quyền năng Vô hạn Vĩnh cửu hoặc Năng lượng Vô hạn Vĩnh cửu. Đó là không gian. Đó là tiềm năng thuần túy của trở thành, đó là một lực hoặc năng lượng trong tự nhiên. Một tên khác mà chúng ta thường sử dụng cho Đại Thánh MẫuMula Prakriti (मूलप्रकृति).

Từ tiếng Phạn này rất quan trọng. Prakriti (प्रकृति) có nghĩa là t nhiên. Mula Prakriti có nghĩa là nguồn gốc, cội rễ hoặc hạt giống của t nhiên. Mula Prakriti là một cái tên của Đại Thánh Mẫu với tư cách cội rễ hoặc hạt giống của vạn vật. Những từ này không đề cập đến con người; các thuật ngữ này là khoa học, và đề cập đến các chuyển động của năng lượng trong tự nhiên. Vì vậy, Đại Thánh Mẫu có khía cạnh vượt trội này. Mula Prakriti, Adi parashakti hoặc Aditi đều mô tả một điều, và đó là cấp độ tối hậu của không gian: cái Tuyệt đối. Đó là Đại Thánh Mẫu. Đó là biểu hiện đầu tiên, quan trọng nhất của Ngài, cấp độ đầu tiên của Ngài. Nói cách khác, vạn vật tồn tại là do Ngài. Tất cả những gì có tiềm năng tồn tại, hoặc đang tồn tại là do Đại Thánh Mẫu. Chúng ta hãy nói điều này theo cách khác: Thần Thánh không ở nơi nào khác, Thần Thánh là tất cả. Tất cả mọi thứ tồn tại trong cơ thể của Thần Thánh. Đây là lý do tại sao bất kỳ khái niệm nhân hình (anthropomorphic concept) nào về Thần Thánh cũng đều rất ngu ngốc, bởi vì nó ngay lập tức đặt chúng ta vào vị trí tưởng tượng rằng Thần Thánh ở đâu đó trên Thiên đàng và bị cắt rời khỏi hoạt động của chúng ta. Điều đó về cơ bản là không đúng sự thật. Không có khoảng cách giữa chúng ta và Thần Thánh. Chúng ta đang ngủ với thực tế đó, chúng ta không có nhận thức về điều đó. Thay vào đó, chúng ta đang ngủ. Nếu chúng ta thức tỉnh, thì chúng ta sẽ nhận thức được sự phổ biến của Thần Thánh - sự hiện diện của Thần Thánh - và chúng ta sẽ biết Thần Thánh thực sự nghĩa là gì, và Thần Thánh thực sự là gì, bởi vì chúng ta sẽ nhận ra điều đó.

Shakti

Trong kinh sách Ấn Độ giáo, Thần Thánh được trình hiện theo nhiều cách, và một trong những điều quan trọng nhất là khía cạnh này của Thần Thánh mà ta đang mô tả, và thường được đơn giản hóa với một thuật ngữ: Shakti (शक्ति). Bất cứ ai đã học Yoga đều nghe thấy từ Shakti này. Mặc dù Yoga đã có mặt ở phương Tây trong nhiều thập kỷ nay, Shakti vẫn được dạy rất tệ và hiểu rất kém. Người ta cho rằng Shakti giống như năng lượng trong bóng đèn, giống như một thứ gì đó cơ học mà bạn có thể bật và tắt. Họ nghĩ rằng đó là thứ mà bạn có thể thao túng bằng ý chí, rằng bạn có thể chơi và thử nghiệm theo ý muốn, không có bất kỳ hậu quả nào, mà không phải trả bất kỳ chi phí nào. Nghĩ như vậy không đúng. Shakti là Đại Thánh Mẫu Tự thân, trong vạn vật. Khía cạnh đầu tiên của Đại Thánh MẫuAdi parashakti, và đó là sức mạnh vô tận vĩnh cửu có trong mọi thứ tồn tại. Chúng ta là một phần của những gì tồn tại - không chỉ về thể chất, mà cả về tâm lý và tinh thần. Chúng ta có nhiều cấp độ bên trong, và mọi cấp độ của chúng ta đều phụ thuộc vào năng lượng. Năng lượng đó là Shakti. Mọi người đang nghe điều này, đang thở và có một trái tim đang đập; đó là Shakti trong cơ thể; trong tim, trong phổi, trong não, trong tất cả các huyết mạch hệ thần kinh. Đó là Shakti. Đó là Đại Thánh Mẫu. Đó chính Ngài, nuôi dưỡng chúng ta; cho chúng ta sự sống, cho chúng ta tồn tại. Tuy nhiên, chúng ta không biết gì về điều đó; chúng ta bỏ qua nó. Trong thực tế, chúng ta lạm dụng nó. Chúng ta lấy năng lượng đó để nuôi khát vọng của mình, để lạm dụng lẫn nhau, lạm dụng chính mình. Thay vì sử dụng năng lượng đó để tôn vinh năng lượng đó, để tôn vinh Thần Thánh, chúng ta lại sử dụng nó để tôn vinh ham muốn của chúng ta.

Trong
các thánh thư (đặc biệt là trong Kinh Vệ Đà), chúng ta biết rằng Shakti không thể phân biệt, không thể tách rời khỏi Brahman, khỏi Thần Thánh. Nói cách khác, Thần Thánh chỉ có thể hành động nhờ Shakti. Thật có ý nghĩa, ngay cả khi chúng ta nghĩ về Thần Thánh giống như một con người, với hình dạng con người, để Thần Thánh hành động, phải có năng lượng và năng lượng mà Thần Thánh sử dụng để hành động chính là Shakti. Đó là Đại Thánh Mẫu. Chính sức mạnh của tạo hóa là Đại Thánh Mẫu. Mọi sức mạnh hoặc năng lượng của bất cứ thứ gì đều Đại Thánh Mẫu Tự thân Ngài là thứ trao quyền cho tồn tại, Ngài là năng lượng đó. Devi hoặc Maheswari hoặc Parasakti là Sakti Tối thượng hoặc Sức mạnh của Đấng Tối thượng.” – Sivananda (शिवानन्द). Ở cấp độ tối thượng, Ngài là Adiparashakti hoặc Aditi - năng lượng thuần túy. Ở đây trong cơ thể, chính Shakti trong ba hệ thống thần kinh của chúng ta, kích hoạt cho cơ thể vật chất. Đó là năng lượng lưu chuyển qua bốn ethers (môi sinh) của cơ thể sống. Đó là năng lượng lưu chuyển qua nadis (नाडी kênh, hệ) của các thiên thểcác thể tinh thần. Đó là năng lượng rọi chiếu hệ Nhân quả, và rung động An lạc thể, và soi sáng Vũ trụ thể. Tất cả các cấp độ đó đều có thể tồn tại, tương tác với bất kỳ thứ gì khác, nhờ Shakti, nhờ năng lượng và năng lượng đó là Đại Thánh Mẫu. Vì vậy, để minh họa thêm, chúng ta hãy đọc một đoạn Rig Veda (ऋग्वेद). Rig Veda là một trong những tác phẩm lâu đời nhất và quan trọng nhất trên hành tinh. Trong Rig Veda, có một cuộc thoại, mà Đại Thánh Mẫu nói về chính mình. Chúng ta hãy cởi mở tâm trí, để cho trí tưởng tượng của bạn chỉ cho bạn thấy ý nghĩa của những từ này. Nhìn bề ngoài có vẻ đơn giản, nhưng ý nghĩa thực sự của chúng là vô cùng sâu sắc và có thể thay đổi cuộc sống của bạn một cách đáng kể nếu bạn thực sự hiểu điều này bằng trái tim. Vì vậy, hãy lắng nghe, và tưởng tượng giọng nói tuyệt vời của Đại Thánh Mẫu trong Kinh Vệ Đà: “Ta, Bà Chúa, tích muôn báu vật, Ta tối thượng thâm nghiêm, nhất hạng xứng phượng thờ. Bởi chưng Thần Linh lập ta khắp nẻo, cùng mọi ngôi nhà, đặng được chốn kia an trụ. Cậy ở riêng Ta, mọi chúng sinh đặng thở, đặng ăn, đặng thấy, đặng nghe. Chúng đâu tường, nhưng vẫn nương bên Ta kề cận. Vậy lũ lũ kia, hết thảy, khứng nghe Ta tuyên cáo: Thảy thảy bất phân dù đó Thần Linh cùng lũ chúng sinh, Ta lượng cả rộng vòng tay đón; bợ kẻ yêu trìu, đỡ lũ mọn nên Hiền (Rishi ऋषि) nên Thánh (Brahman ब्रह्मन्). Ta uốn cánh cung giùm Rudra (रुद्र) hung thần Bão Tố, đặng mũi tên kia hủy diệt kẻ sùng mộ hận thù. Ta xúi giục chiến tranh nơi lũ chúng sinh, Ta ngập tràn Bầu trời, Mặt đất. Trên chót vót Thế gian kia, Ta sản sinh ra kẻ làm Cha: ngôi nhà Ta ngập trong vô vàn thủy vực, tận hố thẳm đại dương. Từ chốn đây Ta trải mình trong mọi sinh vật hiện tồn, Ta kề trán tới muôn nẻo Thiên đường thăm thẳm. Ta cuồn cuộn thở những luồng giông bão, ôm trọn trong tay thay thảy hiện tồn. Vượt Trái đất kia, cùng là bao tít tắp Thiên đường, Ta kỳ vĩ trong phi phàm bất tuyệt”. – (Devi, Rig Veda X).

Như có thể thấy, áng hùng văn này thể hiện rõ ràng tính ngập tràn quyền năng của Đại Thánh Mẫu. Điều đặc biệt quan trọng ở đây là hiện diện tính ngập tràn của Ngài. Đại Thánh Mẫu không chỉ đơn thuần là một thứ gì đó để thụ nhận bằng tâm trí, hoặc tin tưởng bằng con tim; Ngài là một cái gì đó để trải nghiệm. Chừng nào chúng ta bị phân tâm bởi những dự phóng tâm thần, bởi chấp trước quyến luyến của con tim và bởi những tri giác chảy trong cơ thể, thì chúng ta vẫn còn giới hạn nhận thức của mình vào những gì vẫn thực sự ngoài và trong chúng ta. Khi chúng ta bị phân tâm bởi tri giác, bởi suy nghĩ không ngừng nghỉ của tâm trí và những cảm xúc không ngừng dâng trào trong tim, thì chúng ta vẫn còn đang ngủ vậy. Chúng ta không thể nhận thức được sự hiện diện của Thần Thánh, bởi vì chúng ta chỉ chú tâm vào những ham muốn của mình.

Ba Gunas (त्रैगुण्य)

Shakti giống như Prakriti. Prakriti là tự nhiên. Shakti là năng lượng của tự nhiên, và như chúng tôi đã giải thích trong bài giảng trước, Prakriti (tự nhiên) có ba phương thức biểu đạt, ba cách mà năng lượng (Shakti) hoạt động. Ba
cách đó là: i) Rajas (रजस्); ii) Tamas (तमस्); iii) Sattva (सत्त्व). Ba phần sáng tạo của Thần thánh, hay các biểu hiện của Prakriti, được gọi là ba Gunas. Rajas, Sattva và Tamas là ba phương thức biểu đạt của Prakriti. Điều này có nghĩa là Thần thánhcác luật lệ và được quản lý bởi các chức năng trong tự nhiên mà chúng ta bỏ qua. Ba Gunas liên quan đến các cách thức mà mọi thứ được tạo ra, được duy trì và bị phá hủy, và ba thứ này cũng được thể hiện trong các khía cạnh của Thần thánh các khuôn mặt hoặc các cách thể hiện về Thượng đế được đưa ra trong các tôn giáo khác nhau. Trong Ấn Độ giáo, chúng ta thường nghe về Brahma (ब्रह्मा) Phạm Thiên. Brahma chỉ là một khuôn mặt của Thiên Chúa. Thần thánh ở Ấn Độ, trong Ấn Độ giáo, thường được mô tả như một bộ ba, giống như trong Kitô giáo – Brahma (ब्रह्मा), Vishnu (जिष्णु) và Shiva (शिव). Vì vậy, ở đây chúng ta thấy hai bộ ba: bộ ba Gunas và bộ ba Thần thánh. Thật dễ dàng để giả định rằng hai bộ ba này trực tiếp tương ứng với nhau, trong đó Brahma đại diện cho một guna, và Vishnu đại diện cho một guna, và Shiva đại diện cho một guna ... và họ đại diện ở một mức độ nào đó, nhưng thực tế Thiên Chúa không đơn giản như vậy. Cái Tuyệt đối, và phương thức biểu đạt của nó, khi nó biểu hiện thành sáng tạo, lại không đơn giản như một bài toán mẫu giáo. Sẽ thật đáng yêu nếu sáng tạo đơn giản như vậy, nhưng thực tế không phải vậy. Sự thật là trong khi mỗi vị có thể đại diện cho một guna, thì mỗi vị cũng sử dụng cả ba gunas. Họ là một bộ ba trong một.

Brahma, Vishnu và Shiva đại diện cho những biểu hiện rất tinh tế của Thần
thánh cấp độ tồn tại rất cao. Ba vị đó là ba trong một, như Cha, Con và Thánh Thần của Kitô giáo vậy. Họ là ba trong một giống như Trikaya (त्रिकाय Tam thân) trong Phật giáo; Dharmakaya (धर्मकाय Pháp thân), Sambogakaya (सम्भोगकाय Thụ dụng thân) và Nirmanakaya (निर्माणकाय Hóa thân). Đó là các thân của Phật. Nếu bạn đã nghiên cứu Phật giáo, thì bạn hiểu rằng Trikaya là khía cạnh trung tâm, quan trọng nhất của Phật giáo bí truyền. Tam thân cũng khó hiểu nhất vì rất tinh tế. Trong Phật giáo, ta biết rằng Samantabhadra (समन्तभद्र), Phổ Hiền Bồ Tát, là khía cạnh tối thượng của Trí - Năng. Samantabhadra (Toàn Thiện) cũng giống như Adiparashakti (आदि पराशक्ति), năng lượng tối hậu vô hạn. Đây là lý do tại sao Samantabhadra, còn được gọi là Adibuddha (आदि बुद्ध A Đề Phật), được thể hiện trong hòa hợp tính dục với đối tác nữ của mình. Hai khía cạnh này của Thần thánh chính là một. Trong Ấn Độ giáo, được gọi là Adibuddha và Adishakti; trong Phật giáo, đó là Samantabhadra, Trí - Năng hợp nhất. Khi sự hợp nhất đó thể hiện, thì ánh sáng xuất hiện; ánh sáng đó là chính là Tuệ giác. Đó là năng lượng. Đó là Shakti. Và, ánh sáng đó xuất hiện từ hư vô, để trở thành một thứ gì đó, và thứ đầu tiên đó là Trikaya - Tam thân Phật; đó là Brahma, Vishnu, Shiva. Đó là Tam vị Nhất thể. TuyBa nhưng chỉ Một. Đó là một nhất nguyên luận đa thần. Ba khía cạnh của một sự vật. Thật không may, hàng triệu triệu người trên thế giới đã lầm tưởng rằng ba ngôi vị đó mang hình dạng con người như chúng ta. Không phải vậy. Đó là những thế lực thiêng liêng. Họ là Trí tuệ, họ là Ý thức, họ là một cấp độ nhận thức hoặc trí tuệ bất khả tư nghì đối với chúng ta. Đó là lý do tại sao tên gọi khác của cấp độ Thần thánh này, lại liên quan đến Đại Thánh Mẫu, là Turiya Chaitanya (तुरीय चैतन्य).

Turiya Chaitanya là một cái tên tiếng Phạn khó dịch, nhưng về cơ bản thuật ngữ này đề cập đến, Mức độ tối thượng của Ý thức Giác ngộ”. Turya có nghĩa là thứ tư, và nó đề cập đến bốn giai đoạn của Ý thức được mô tả trong Mandukya Upanishad (माण्डूक्य उपनिषद्): 1) Jagrata (जाग्रत्): trạng thái thức tỉnh Ý thức; 2) Taijasa (तैजस) hoặc Svapna (स्वप्न): trạng thái mê đắm; 3) Prajna (प्रज्ञान) Susupti (सुषुप्ति): cơ thể ngủ nhưng ý thức thì tỉnh thức; 4) Turiya (तुरीय) hoặc Nirvikalpa (निर्विकल्प): Ý thức thanh tịnh. Samadhi (समाधि Tam muội, Định) là Turiya hoặc Trạng thái Thứ tư là Ý thức Thanh tịnh hoặc Tuyệt đối Tối thượng, nơi thậm chí không còn bất cứ tỳ vết Ý thức Phân biệt nào tồn tại. - Swami Sivananda Chaitanya (स्वामी शिवानन्द चैतन्य) thuộc về Ý thức hoàn toàn thức tỉnh, Toàn giác. Vì vậy, Turiya Chaitanya đề cập đến cấp độ Giác ngộ cao nhất. Nói cách khác, các cấp độ tượng trưng này - Brahma, Vishu và Shiva - đề cập đến tiềm năng cao nhất cho bất kỳ con người nào đạt tới. Đây là một loại Ý thức có quyền năng hiện diện khắp nơi, có quyền năng nhận thức mọi thứ tồn tại. Đâu chỉ là nội tại lạnh lẽo, huân ám trong óc não của chúng ta có thể giác thức được vạn vật. Đó chính là lý do tại sao chúng tôi nói rằng Yoga và nội hàm Shakti đã được dạy rất nghèo nàn ở phương Tây, bởi vì bên trong chúng ta, năng lượng của chúng ta (Shakti) chính là cánh cửa mở đón Turiya. Năng lượng trong chính chúng ta, nếu được sử dụng một cách khôn ngoan, có thể mở ra cánh cửa để nhận thức được các cấp độ tồn tại tối cao.
__________________________________________

Nguồn: Gnostic Instructor (2011). The Divine Mother: The Power of Love, Sex and Yoga. Category: Teachings of the Hindu Gods. https://gnosticteachings.org/store-policies/217-courses/teachings-of-the-hindu-gods/1730-the-divine-mother-the-power-of-love-sex-and-yoga.html.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét