PGS.TS.
Vưu Thục Quân
Khái
niệm “Thiên hạ” có nhiều ý nghĩa trong hệ thống tư tưởng Nho giáo, nó có thể
hàm ý không gian địa lý trừu tượng bao gồm Tứ Di [2] và Hoa Hạ [3], và cũng có
thể được sử dụng như một khái niệm văn hóa và nguyên lý trật tự để duy trì hoạt
động trơn tru của thế giới. Đế chế Thanh là triều đại cuối cùng của sức mạnh đế
quốc truyền thống, cho nên việc tường giải
[4] kinh điển về “trật tự thiên hạ” là thuần thục nhất, việc có đủ sức mạnh quốc gia để
thực hành hoạt động “trật tự thiên hạ”, giúp cho Đế quốc Thanh có thể
tương hợp với sự hàm chứa và xây dựng được một đế chế đa sắc tộc, và còn có thể
điều chỉnh các mối quan hệ thông qua “thể chế tân lễ” [5] quy định các mối quan hệ chính trị và trao đổi
kinh tế giữa các quốc gia bộ lạc xung quanh và thiết lập trật tự thế giới Đông
Á ổn định. Từ thời cận đại trở đi, với sự xâm chiếm dần dần của các nước phương
Tây, sức mạnh quốc gia của Đế chế Thanh đã suy giảm, các phiên thuộc của Đế chế
Thanh đã lần lượt trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây, Chính phủ
nhà Thanh cuối cùng đã nỗ lực một cách vô vọng để duy trì “Trật tự Thiên hạ”, cần
phải chấp nhận “hệ thống hiệp ước” dựa trên luật pháp quốc tế, từ bỏ “trật tự
thiên hạ” với hoàng đế là đỉnh cao của cái trật tự đó. Tuy nhiên, “Trật tự
Thiên hạ” không còn là hình thức tồn tại của chế độ chính trị nữa, nhưng lại vẫn
tồn tại trong văn hóa chính trị của Trung Quốc đương đại, ví dụ, khái niệm về sự
khác biệt danh phận vẫn được phản ánh trong chính sách ngoại giao mới của Trung
Quốc, mà “Giấc mộng Trung Quốc” năm 2012, và chính sách “Một vành đai, một con
đường” năm 2013 chính là hình thức mới của “Trật tự Thiên hạ”, dựa vào điều đó,
mục đích của bài
viết này là phác thảo sự tiến hóa lịch sử của “Trật tự Thiên hạ” trong triều đại nhà Thanh, sau đó tìm kiếm con đường
khả dĩ của “Trật tự Thiên hạ” trong phát triển đương đại.
Quan điểm về “Trật tự Thiên hạ”
Quan điểm đạo đức và trật tự của hệ thống triều cống
truyền thống Trung Quốc, có thể gọi là “Trật tự Thiên hạ” hay “Trật tự Hoa Di”
hay “Nguyên lý Trật tự Thế giới Trung Hoa”. Từ “Thiên hạ” lần đầu tiên được thấy
trong sách “Thượng thư” chỉ sử dụng các khái niệm “thiên hạ”, “tứ hải”, “kỳ phục”
[6] một cách chung chung, ngoài ra đối với khái niệm “Thiên hạ” không có lời giải
thích rõ ràng nào (1). Sách “Chu Lễ” được biên soạn trong thời Chiến Quốc đưa
ra khái niệm “cửu phục” (chín loại y phục), nhưng không minh xác được các đối tượng bang
quốc (tiểu quốc chư hầu của nhà Chu), phạm vi và chức năng của các loại hình
thể chế này,
các khái niệm cụ thể hơn như “kỳ phục”, “triều cận”, “tiến cống” v.v., thậm chí
còn quy định nghĩa vụ của mỗi bang quốc, thời gian về triều yết kiến Thiên tử
và các loại cống vật (2). Theo cách giải thích của Chu lễ, chúng ta biết rằng
“Thiên hạ” là một không gian chính trị trừu tượng. Nhiệm vụ của Thiên tử là duy
trì trật tự và ổn định Thiên hạ, để Thiên hạ có thể là một khu vực sinh tồn hợp
lý cho người dân (3). Với khái niệm trừu tượng về “Thiên hạ”, các học giả thời
Chiến Quốc cũng kết hợp “Thiên mệnh quan”, quan niệm về thiên mệnh, một mặt,
thiết lập mối kết nối đạo đức với Thiên thượng cho người cai trị: Đó là, người
cai trị có đức hạnh, và Thiên thượng ban cho anh ta quyền lực để cai trị thiên
hạ, đó là “Thiên mệnh”; nếu người cai trị thất đức, thì ý chí của Thiên thượng
sẽ được chuyển giao, để một người khác có đức hạnh có thể có được “Thiên mệnh”,
để đảm bảo trật tự chính trị có thể hoạt động trơn tru trên cơ sở đạo đức, người
cai trị cũng có thể có được các nguồn lực hợp pháp từ quyền uy tuyệt đối của
mình. (4) Thiên tử, người có được Thiên mệnh, có quyền lực xử lý các mối quan hệ
giữa chư hầu và Tứ Di, phân phối quyền lực và lãnh địa giữa các chư hầu, và đòi
hỏi chư hầu của tất cả các nơi trung thành và thực hiện các nghĩa vụ khác nhau với
Thiên tử, đó là “Trật tự Thiên hạ” (5).
“Vương kỳ” [7] nơi Thiên tử tọa lạc và “Cửu phục” thuộc
về các chư hầu và Tứ Di tạo thành không gian chính trị “Thiên hạ”, “kỳ” (畿), nơi Thiên tử tọa lạc là hạch tâm, và “phục” (服) thuộc về các chư hầu và man di được bố trí xung
quanh, mở rộng từ hạch tâm ra biên duyên, lớp này đến lớp khác. Ngoại vi nhất của
“Cửu phục” là Di phục, Trấn phục, Phiên phục được gọi chung là “Phiên quốc”, thực
sự được coi là ở ngoài khu vực “Hoa Hạ”, vẫn còn những “man di” mà Thiên tử nhà
Chu chưa quản hết được (6), là các quốc gia nằm ở vùng biên của Trung Quốc và
các bộ tộc khác, được gọi là Tứ Phương, Tứ Di, hoặc Tứ Duệ. Chữ “duệ” (裔) trong “Tứ Duệ” bản nghĩa là y phục của vùng ngoại
biên, tức là bên ngoài thân thể, là những vùng xa xôi hẻo lánh nhất, là các xứ
biên viễn, được coi là “kẻ khác” không phục tùng sự cai trị của Thiên tử. Liên
quan đến Tứ duệ thuộc Đông, Tây, Nam và Bắc, và cũng liên quan đến bên trong và
bên ngoài, có thể nói, từ “trung” (中) của Trung Quốc (中國) chính là thứ có thân phận chi phối như là trung tâm
thế giới, làm cho Trung Quốc trở thành khái niệm duy nhất, trung tâm, đứng giữa,
ghi tâm khắc cốt thiên tử thống trị là “Ta đây” (ngã giả). Nói cách khác, hình
thức lý tưởng của “Trật tự Thiên hạ” là nhiều cấu trúc đồng tâm, nhưng bất đồng
tầng, vì những con người ở các cấp độ khác nhau duy trì các mối quan hệ chính
trị và tôn giáo với “Thiên tử” ở các cấp độ khác nhau, và vì mức độ mạnh yếu trong
sự kiểm soát của Thiên tử, mà được chia thành “bên trong” chấp nhận sự cai trị
của Thiên tử và “bên ngoài” không chấp nhận sự cai trị của Thiên tử. Truyền thống
văn hóa chính trị Trung Quốc thể hiện ba loại trật tự, đó là: i) trật tự quân
thần của Thiên tử và hệ thống quan lại; ii) trật tự đại thống nhất của Thiên tử
và hệ thống quận huyện địa phương; và iii) trật tự Thiên hạ giữa Thiên tử và hệ
thống Tứ Di.
Trải qua quá trình xây dựng lý thuyết của các học giả
Nho giáo trong quá khứ, thì “Trật tự Thiên hạ” trở thành khái niệm văn hóa
chính trị truyền thống của Trung Quốc, trong đó “Thiên mệnh quan”, quan điểm thiên
mệnh, là nền tảng hợp pháp cho quyền lực Hoàng đế, và “Hoa di quan”, quan điểm
Hoa di là nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại của các triều đại trong suốt
lịch sử chính trị Trung Quốc, hành vi triều cống chính là thực hành mối quan hệ
đạo đức giữa các bên trong “Trật tự thiên hạ” (7), mà “Thiên hạ” thì cũng chính
là cộng đồng “Hoa” và “Di” hợp thành Thế giới Trung Quốc. Các học giả Nho giáo
phân biệt các tiêu chuẩn “Hoa” “Di”, đó là có chấp nhận hệ thống lễ chế, phục chương
của Trung Quốc, và lấy “Lễ” làm giá trị cốt lõi của văn hóa Nho gia làm thành
giới hạn tiêu chuẩn Hoa Di hay không. (8)
Về vấn đề này, Hoa và Di là những cơ chế thay đổi lẫn
nhau, và những kẻ man di sống ở “bên ngoài” phải được giáo hóa, có thể biến
thành Hoa Hạ “bên trong”, để có được tư cách “Thiên mệnh” cùng với người Hán tranh
đấu với thiên hạ, và trở thành chủ nhân của Trung Quốc. (9)
Dưới ảnh hưởng của “Hoa Di quan”, thể chế đối ngoại
truyền thống của Trung Quốc chủ yếu áp dụng thể chế triều cống, hình thành
nguyên tắc lấy Thiên tử độc tôn, và thông qua Phong thiện [8] Tế Thiên [9], phần
âm [10] tự địa [11], tại đô thành Thiên đàn, Địa đàn, Nhật đàn, Nguyệt đàn
được xây dựng, không ngừng củng cố địa vị tuyệt đối của hoàng đế với thân phận
là “Thiên tử”, làm cho “Thiên tử” không chỉ là Hoàng đế của Trung Quốc, mà còn
là chúa tể của Thiên hạ, tóm lại là: “Khắp gầm trời này, đâu chẳng đất vua; Suốt dải
nước này, ai chẳng dân vua” (phổ thiên
chi hạ, mạc phi vương thổ; suất thổ chi tân, mạc phi vương thần) (“Thi
Kinh, Tiểu nhã, Cốc phong chi thập, Bắc sơn”*). (10) Do đó, vào đầu triều đại
nhà Thanh, đại nho Cố Viêm Vũ đã từng nói: “Một đất nước đã mất, một Thiên hạ
đã mất. Phân biệt giữa Một đất nước đã mất, một Thiên hạ đã mất ra sao? Đó là:
dễ dàng đổi hiệu, đó là mất nước; nhân nghĩa lấp nghẽn, khiến cho thú ăn thịt
người, rồi người ăn thịt lẫn nhau (Mạnh tử, Đằng Văn công chương cú hạ: “Nhân
nghĩa sung tắc tắc suất thú thực nhân nhân tương tương thực”*), vậy là mất
Thiên hạ” (11). Cố Viêm Vũ cho rằng chính quyền hưng suy là mất nước, vì vậy trách
nhiệm thực sự của kẻ sỹ là duy trì việc lấy cộng đồng thể văn hóa làm làm cốt
lõi của “Trật tự thiên hạ”, làm cho nó liên tục tồn tại để ổn định trật tự đạo
đức xã hội.
“Trật tự thiên hạ” là việc diễn giải lý thuyết về tính
hợp pháp của quyền lực Hoàng đế, các nhà cai trị trong suốt lịch sử Trung Quốc
đã rất chú ý đến thể chế triều cống, không chỉ thông qua các nghi thức triều hạ,
cống sứ, mà còn cho các thần thuộc trong nước thể hiện quyền uy Thiên tử chi phối
ra bên ngoài vùng đất nơi Hoàng đế thống trị, và bằng nghi thức sách phong cho
các thủ lĩnh ngoại tộc các danh phận để thiết lập và gắn kết quan hệ quân thần giữa
Thiên tử và thần thuộc, để cho các quốc gia bộ lạc xung quanh trở thành phiên
thần làm phên giậu cho Thiên tử ở các biên địa.
Nếu có một vị quân chủ nào bất phục mệnh lệnh của Thiên
tử, thì Thiên tử buộc kẻ đó phải tạ tội, nếu không hắn sẽ bị xuất binh chừng phạt.
Do đó, mặc dù các triều đại Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử có các cấp
độ quyền lực quốc gia, phạm vi kiểm soát, số lượng nhân khẩu và năng lực lãnh đạo
tộc quần khác nhau, nhưng mỗi triều đại đều kiên trì nhân danh Trung Quốc và lấy
học thuyết Nho gia làm chủ văn hóa chính trị truyền thống, nhằm thể hiện bản
thân mình là Hoa Hạ, có đủ tư cách để đảm đương Thiên mệnh, vốn được sử dụng
như là đại diện cho chính quyền chính thống của Trung Quốc. Tuy nhiên, cho dù
Trung Quốc có lịch sử chiếm vị thế của quốc gia có chủ quyền, Thiên Khả Hãn [12],
với địa vị hoàng đế vĩ đại, nhưng Trung Quốc thực sự không có quyền kiểm soát
hoàn toàn các nước láng giềng, và ranh giới Hoa Di chỉ có thể được phân chia
theo quy phạm “Lễ” của Nho gia, như đại nho Hàn Dũ đời nhà Đường đã chỉ ra: “Chư
hầu dùng Di lễ tất là Di, nhưng Di mà tiến vào Trung Quốc thì tất sẽ thành
Trung Quốc vậy”, (12) điều đó có nghĩa là, “Lễ” trừu tượng chính là ranh giới,
bao dung cho sự khác biệt văn hóa giữa Hoa Hạ và man di, và hết sức nỗ lực truyền
bá văn hóa Nho gia, để các quốc gia bộ lạc xung quanh này vô hình trung chấp nhận
ảnh hưởng chính trị, kinh tế và văn hóa của Trung Quốc.
Xác
lập quan điểm Trật tự thiên hạ thời kỳ đầu nhà Thanh
Năm 1644, Sấm vương Lý Tự Thành [13] công phá Bắc Kinh
và Hoàng đế Sùng Trinh của nhà Minh thắt cổ chết ở Môi Sơn [14] (công viên Cảnh
Sơn*). Ngô Tam Quế [15] và Nhiếp chính vương nhà Thanh Đa Nhĩ Cổn [16] đã đạt
được thỏa thuận và quyết định mở cửa quan ải đón lính Mãn Thanh vào chiến đấu với
quân Lý Tự Thành. Tuy nhiên, sau khi đội quân của Lý Tự Thành tan rã, một số lượng
lớn các quan chức nhà Thanh đã ủng hộ Hoàng đế Thuận Trị tiến vào Bắc Kinh, lên
ngôi Hoàng đế vì vậy người Mãn đã tiến vào làm chủ Trung Nguyên. Việc thành lập Đế quốc Thanh một lần nữa phá vỡ
trật tự cũ của người Hán là Trung Hoa, và phá vỡ quan điểm chủng tộc cho rằng
Di Địch không vào làm chủ Trung Nguyên (đầu tiên là sự thành lập của nhà
Nguyên). Tương tự, đối với các nước Đông Á, Trung Quốc dưới sự cai trị của Mãn
tộc đã không còn là đại diện của “Thiên hạ” nữa, và “Hoa Di luận” cũng đã xuất
hiện trong nhiều diễn ngôn khác nhau. (13)
Để phá vỡ các rào cản chủng tộc của lối “Biện bác Hoa
Di” (Hoa Di chi biện), Hoàng đế nhà Thanh đã thông qua việc công nhận văn hóa
Nho giáo và nhấn mạnh rằng người Di cũng có đủ đức để có Thiên mệnh, nắm được Thiên
hạ, và chứng minh rằng chế độ nhà Thanh đã thay thế tính hợp pháp của nhà Minh.
(14) Sau khi diệt Nam Minh [17], bình Tam phiên [18] và thu được Đài Loan,
Hoàng đế Khang Hy đã sử dụng thủ đoạn xoa dịu (hoài nhu thủ đoạn) và tuyển dụng
được nhiều học giả, nhân sỹ, bắt tay vào chỉnh sửa lại nhiều dự án văn hóa cổ
điển Nho giáo, và nhân cơ hội đó đã sửa đổi nội dung của những tác phẩm kinh điển
Nho giáo này, lấy các từ “ngoại phiên” hoặc “phiên bộ” thay thế cho từ “Di địch”,
gián tiếp đạt được mục tiêu làm mờ sự phân biệt Hoa Di. (15) Ngoài việc viết lại
kinh điển Nho giáo, chính quyền nhà Thanh cũng chú ý đến việc biên soạn lịch sử,
tránh sử dụng các từ “man di” và các cách diễn đạt tương tự. Ví dụ, trong thống
kê của “Minh thực lục” và “Thanh thực lục” về việc sử dụng các danh từ dân tộc
khác nhau, thì “Thanh thực lục” về cơ bản không dụng “di địch”, “man di”, để
tránh chạm vào mặc cảm Hán tộc trung tâm với “Hoa Di chi biện” của kẻ sỹ người
Hán. (16) Đặc biệt, sau khi triều đình Càn Long điều chỉnh thể chế ngoại giao của
nhà Thanh, lập tức trong các tác phẩm kinh điển chính thức như “Tứ khố Toàn
thư” và “Đại Thanh Hội điển” cũng điều chỉnh định nghĩa “di”, và dùng “tứ di” để
chuyên chỉ người phương Tây hoặc người nước ngoài đến xưng thần cống nạp, và dùng
“Trung Quốc và nước ngoài” để thay thế từ “Hoa Di”, hoặc hỗn dụng “di” “dương”
(phương Tây) với nhau để tránh sự tưởng tượng nặng nề của người Hán về nội hàm
“di” xưa vốn đã trở thành thâm căn cố đế. (17)
Trong số các hoàng đế đầu triều đại nhà Thanh, Hoàng đế
Ung Chính đánh giá cao cách giải thích kinh điển về “Hoa Di chi biện”, và đã viết
“Đại nghĩa giác mê lục” [19] để giải thích “Hoa Di chi biện” nhằm bác bỏ cách
giải thích sách “Xuân Thu”: “việc biện bác về
Hoa Di còn trọng đại cả luân lý quân thần” (hoa di chi biện đại
ư quân thần chi luân) của Lữ Lưu Lương [20]. (18)
Trong “Đại nghĩa giác mê lục”, Hoàng đế Ung Chính đặc
biệt nhấn mạnh mối tương liên giữa Thiên mệnh và một vị hoàng đế đức hạnh. Ông
chỉ ra rằng mặc dù quân chủ của nhà Thanh về mặt huyết thống là “Di”, nhưng ông
cho rằng văn hóa Nho giáo có năng lực giáo hóa bách tính thiên hạ, đó mới thực
sự là “Hoa”, và cách giải thích “Di” là bất tôn trọng bậc vương giả, để làm
loãng sắc thái chủng tộc của “Di Hạ chi phòng” (ngăn cách Hoa Di) tiến tới chứng
minh rằng người Mãn có Thiên mệnh và làm chủ Thiên hạ một cách hợp pháp (19). Ngoài việc nhấn mạnh tính hợp pháp của Hoàng đế
nhà Thanh trong việc có được Thiên hạ, Hoàng đế Ung Chính còn lợi dụng các quan
điểm của kinh điển Nho giáo “lấy đức quy phục người” (dĩ đức phục nhân), “tư tưởng
Thiên mệnh” (thiên mệnh tư tưởng) và “tư tưởng giáo hóa,
đức hóa của Thiên tử” (vương hóa tư tưởng) để bác bỏ quan niệm hẹp hòi về chủng
tộc, và cố gắng đưa các khu vực Mông Cổ, Tây Tạng, Hồi Bộ, v.v. tập hợp lại nhập
vào đế chế thế giới Trung Quốc. (20)
Từ điều này chúng ta có thể thấy rằng đối với các Hoàng
đế đầu nhà Thanh, chỉ cần sử dụng văn hóa để phán xét Hoa Hạ và Man di, chứng
minh rằng Hoàng đế nhà Thanh có được Thiên mệnh, trở thành Thiên tử và có được
Thiên hạ một cách hợp pháp, có thể tránh được các vấn đề dân tộc giữa người
Hán và người Mãn, và nhấn mạnh rằng đạo lý quân thần lớn hơn việc biện bác Hoa
Di, và mở rộng phạm vi kiểm soát của quyền lực Hoàng đế, và để làm mờ biên giới của
Đế quốc Thanh, tiêu chuẩn giữa Hoa và Di không còn là một lý thuyết huyết thống
tuyệt đối, thay
vào đó, là một không gian linh hoạt để mở rộng và “biên giới” của Đế quốc Thanh
cũng trở thành một khái niệm văn hóa tương đối, không còn ranh giới tuyệt
đối giữa Hán tộc và không phải Hán tộc. (21) Vì lý do này, các hoàng đế đầu nhà
Thanh đã xây dựng lại các tiêu chí để phân biệt giữa “Hoa” và “Di”, đồng
thời nhờ vào các nghi thức tiếp xúc Thiên tử, ăn uống, ban thưởng của “lễ khách” (là lễ
tiết Thiên tử nhà Chu khoản đãi chư hầu tứ phương và sứ giả của chư hầu đến vấn
an Thiên tử nhà Chu*) mà thành lập một đế chế đa sắc tộc, bị chi phối bởi
văn hóa Nho giáo và tương thích với phong tục của các bộ lạc khác nhau.
Điểm đặc biệt của “quan điểm trật tự thiên hạ” trong
triều đại nhà Thanh nằm ở khả năng không gian linh hoạt và tính chất khả thể tương
thích đa nguyên. Không giống như Đế quốc Minh, Đế quốc Thanh xử lý với các nước
láng giềng hoặc thủ thuật của các bộ lạc khá linh hoạt. Ngay từ thời nhà Kim, Nỗ
Nhĩ Ha Xích [21] và Hoàng Thái Cực [22] đã tích cực lôi kéo các bộ lạc ở Mông Cổ,
đưa ra các điều kiện ưu đãi cho các bối lặc [23] Mông Cổ quy hàng cùng thần dân
sẵn sàng liên minh, và thành lập Bát kỳ Mông Cổ, để mở rộng khái niệm cộng đồng
thể Mãn Châu. (22) Sau đó, chính quyền nhà Thanh đã sử dụng vũ lực và ân sủng để
kết hợp các bộ lạc của Mông Cổ, Tây Tạng, Hồi Bộ, Tứ Xuyên Phiên tự (các bộ lạc
thiểu số) và Thanh Hải Phiên tự trên khắp Trung Quốc, có tính đến địa vị đặc thù
của Mông Cổ, Tây Tạng và Hồi Bộ, điều chỉnh việc xác định nước ngoài, nước chư
hầu, xác nhân thân phận dân man di nước ngoài, nhấn mạnh thứ hạng về Lễ do sự
khác biệt giữa “bên trong và bên ngoài”, tránh sự phân chia “Hoa Di” cũ, một mặt
theo cách như vậy, nhằm xóa bỏ sự lo lắng của nhân sỹ, đại phu người Hán về mặc
cảm căng thẳng “ngăn cách Di Hoa”, đồng thời để Mông Cổ, Tây Tạng và các bộ lạc
khác là một phần của cộng đồng Mãn Châu, để có thể tích hợp một cách hiệu quả
hơn vào sự cai trị của Đế quốc Thanh. (23) Từ cách chính quyền nhà Thanh đối xử
với các cống sử, vương công, quốc vương chư hầu, có thể thấy rất rõ các đặc quyền
dành cho các vương công Mông Cổ, không chỉ cấp bậc cao hơn so với cùng hàng nội
thân vương, mà còn cao hơn cả quốc vương chư hầu tại các nghi lễ tiếp tân, nó
cũng nhấn mạnh rằng vị thế thân phận của vương công Mông Cổ khác với các thần
thuộc chư hầu nói chung, hơn nữa còn được đích thân hoàng đế nhà Thanh mời tiệc,
ban rượu, ưu ái chỗ ngồi, thậm chí cả hình thức sai dùng gia nhân, đều thể hiện
mối quan hệ họ hàng giữa hoàng đế và các vương công Mông Cổ, nhằm minh chứng Mãn
Mông một nhà, và tranh thủ sự ủng hộ của các vương công Mông Cổ. (24) Ngoài việc
các chư hầu có thể được hưởng đãi ngộ đặc biệt, các hoàng đế đầu triều đại nhà
Thanh cũng sẽ xem xét sự mạnh yếu của các lực lượng thù địch phương Tây, để rồi
quyết định cách đối phó với vị thế của đối phương và quyết định nghi thức tiếp
đãi theo vị thế thân phận của họ. Khi các quốc gia này yếu, Đế quốc Thanh yêu cầu
đối phương thực hiện “lễ cống nạp” bất bình đẳng và xác lập danh phận quân thần
giữa hai bên; nhưng khi các quốc gia này mạnh, Đế quốc Thanh sẽ áp dụng chế độ
ưu đãi đối với các sứ giả và chọn cách hành xử “lễ khách” với thứ hạng ngang
nhau. (25)
Nhân vì sự quấy rối của Chuẩn
Cát Nhĩ [24] và
vấn đề biên giới Trung-Nga, nên chính sách của Khang Hy đối với Nga đã thay đổi,
cả Hoàng đế Khang Hy và Hoàng đế Ung Chính đều áp dụng chính sách thiện chí đối
với Nga, coi nước Nga là ngang hàng và đối xử ưu đãi với các sứ giả Nga, vì vậy
nghi thức yết kiến của sứ giả Nga là linh hoạt, chẳng hạn, Quốc thư của nước Nga
không còn phải qua quá trình khảo xét theo thể lệ Hoàng án (đặt chờ tại chiếc án
thư của Hoàng đế), mà đích thân Hoàng đế Ung Chính đã nhận Quốc thư. (26) Có thể
thấy Hoàng đế Khang Hy và Hoàng đế Ung Chính coi Nga là một nước bang giao hữu
hảo (“Dữ quốc”) và đàm phán với Hội đồng Cơ mật Nga thông qua Lý phiên viện [25],
tránh được vấn đề vị thế cao thấp giữa Hoàng đế Trung Quốc và Sa hoàng Nga, ký
kết giao ước thị trường, để Nga không còn hỗ trợ cho Chuẩn Cát
Nhĩ. (27) Sau
khi vấn đề Chuẩn Cát Nhĩ được giải quyết triệt để,
Hoàng đế Càn Long đã điều chỉnh lại quan hệ với Nga và yêu cầu Nga tuân thủ các
quy phạm “lễ triều cống” và buộc sứ giả Nga phải ký một “Bản đính kèm Hiệp ước"
mới bằng cách đóng cửa thị trường biên giới, (28) nhấn mạnh việc Trung Quốc tôn
trọng đối với Nga, và không còn cho phép các phái bộ chính thức của Nga đến Bắc
Kinh để đàm phán, thậm chí đã tiêu hủy các hồ sơ chính thức thời Ung Chính hai
lần sai sứ đến nước Nga báo sính [26], để che đậy sự thật là Hoàng đế Khang Hy
và Hoàng đế Ung Chính coi Nga là nước ngang hàng và đã dùng “lễ khách” tiếp đón. (29)
Từ
sự chuyển đổi của chính sách Càn Long đối với Nga, có thể thấy rằng chính
quyền nhà Thanh không còn thừa nhận có sự tồn tại của nước “bang giao hữu hảo nữa”,
và cũng từ bỏ luôn “lễ
khách” nhấn
mạnh thứ hạng ngang bằng, không còn là một phương thức chính trị linh hoạt cùng
tồn tại cả “lễ
khách” và “lễ
triều cống” nữa. Khi các nước phương Tây cử sứ giả đến Trung Quốc, chính phủ
nhà Thanh sẽ áp dụng phương án “lễ triều cống”, yêu cầu các nước này dâng tiến
biểu văn và cống nạp phương vật, và coi sứ giả của họ là cống sứ, nỗ lực làm
cho các quốc gia này chấp nhận mình là thân phận của một “quốc gia triều cống”,
là ngoại thần của Hoàng đế nhà Thanh. Tuy nhiên, khi chính quyền nhà Thanh không
còn cách nào để buộc các nước ngoài này xưng thần, dâng biểu văn, nạp cống vật
thì họ coi các nước này là “ngoại di”, những kẻ không chịu sự tiếp thụ giáo hóa
của Hoàng đế, cắt đứt quan hệ chính trị với các nước này, không còn tìm cách để
biến họ thành chư hầu, mà chỉ cho phép quan hệ thương mại và đưa họ vào hàng quốc
gia “thị trường chung” (hỗ thị quốc), và nương nhờ vào chế độ thị trường chung
với nhau, là một phương án bổ sung của “lễ triều cống”, tránh những khó khăn về
việc chư hầu phương Tây từ chối xưng thần, và đối với các quốc gia không được
thụ hưởng quy ước “lễ
khách”, thì
chuẩn bị sẵn không gian để chuyển đổi, (30) bằng cách này, không cần phải thay
đổi thể chế “khách lễ”, hơn nữa, nó cũng đặt các nước phương Tây vào “Trật tự thiên
hạ” và giải quyết những thiếu sót bằng việc thực hiện “Trật tự thiên hạ”. (31)
Giải
cấu trúc quan điểm Trật tự thiên hạ
Vào
đầu triều đại nhà Thanh, “thể chế lễ khách” đã lựa chọn thực hành phương án “lễ
triều cống” và “lễ khách”, có thể thấy rằng Đế quốc Thanh có một không gian
linh hoạt rộng lớn cho chính sách đối ngoại, thường thường, trước tiên
xem xét sự mạnh yếu của kẻ địch, để rồi quyết định xem nên hay không nên tiến
hành “lễ triều cống”, để làm nổi danh phận quân thần giữa hai bên; hoặc thừa nhận là đất nước ngang hàng, lấy “lễ khách” mà
đón tiếp, đối xử qua lại ngang hàng, vì vậy mới có trường hợp đối xử ưu đãi của
Hoàng đế Khang Hy và Hoàng đế Ung Chính với sứ giả nước Nga. Tuy nhiên, sau khi
Hoàng đế Càn Long giải quyết xong vấn đề Bắc Tân Cương, ông không còn cần phải lôi
kéo nước Nga nên đã từ bỏ “lễ khách”, mà chỉ thừa nhận “lễ triều cống” là phương
án duy nhất cho “thể chế tân lễ” với Nga, (32) và dựa vào chế độ “thị trường
chung” (hỗ thị quốc), đối với các nước không tự nguyện xưng thần, dâng tiến biểu
văn và cống nạp thì được liệt vào các nước “thị trường chung” (hỗ thị quốc) để
giải quyết các vấn đề với họ. Từ những thay đổi trong thể chế lễ tân, chúng ta
có thể hiểu tại sao Hoàng đế Càn Long khăng khăng đòi sứ giả người Anh George
Macartney [27] phải hành lễ ba lần quỳ, chín lần khấu đầu (tam quỵ cửu khấu) (33)
trong khi đó lý do cơ bản không phải là vấn đề sỹ diện phù phiếm, mà chính là lý
tưởng chính trị và thiết kế thể chế “Trật tự thiên hạ” của Hoàng đế Càn Long.
Trước đây, các cuộc đàm phán với đại sứ George
Macartney đã thất bại, hầu hết người ta đều cho rằng “sự xung đột giữa các nền
văn minh” của hai đế chế Trung Quốc và Anh tượng trưng cho sự kiêu ngạo và cô lập
của đế chế Thanh, nhưng quan điểm này có một số thiên kiến của chủ thuyết “phương
Tây trung tâm”. Trên thực tế, một trận chiến vì các nghi thức của George
Macartney và đại sứ William Pitt
Amherst [28]
không phải là vấn đề xung đột văn hóa giữa Trung Quốc và phương Tây, chúng ta
cũng không thể đổ lỗi cho chính phủ nhà Thanh đóng cửa đất nước và không muốn
giao thương mậu dịch, mà là kết quả của sự không tương thích và cạnh tranh giữa
Trung Quốc và các bên nước ngoài trong cách thức quan niệm về chủ quyền và xây
dựng các mối quan hệ quyền lực. Cụ thể, yêu cầu trao đổi bình đẳng do Đại sứ George
Macartney đề xuất, trên thực tế, là muốn cố gắng thay đổi “lễ triều cống” là
phương án “thể chế lễ tân” duy nhất, điều đó có nghĩa là thách thức lý tưởng
chính trị và thiết kế thể chế “Trật tự thiên hạ” của Hoàng đế Càn Long, vì vậy
các phái bộ ngoại giao Anh đương nhiên rất khó hy vọng và chỉ có thể ra đi. (34)
Sau 24 năm, đại
sứ William Pitt Amherst cũng từ chối yết kiến Hoàng đế theo phương án “lễ triều
cống” vì cạnh tranh nghi lễ, nên Hoàng đế Gia Khánh từ chối tiếp kiến Amherst,
đồng thời ra lệnh cho ông phải rời khỏi Bắc Kinh trở về nước. (35)
Thất bại của cuộc chiến tranh Nha phiến năm 1840 đã buộc
chính quyền nhà Thanh phải ký “Điều ước Giang Ninh”, nhưng không thay đổi thể
chế ngoại giao của triều đại nhà Thanh. Cho đến năm Hàm Phong thứ tám (1858),
chính quyền nhà Thanh phải chấp nhận điều khoản “Công sứ lưu trú tại Bắc Kinh”
(Công sứ trú kinh) theo “Điều ước Thiên Tân”, tuy nhiên, các điều khoản liên
quan này yêu cầu Trung Quốc trao đổi bình đẳng không chỉ liên quan đến các
nguyên tắc cơ bản của Đế chế Thanh trong thể chế ngoại giao, mà còn phải thừa
nhận nước Anh và nước Pháp có địa vị bình đẳng, gián tiếp ảnh hưởng đến nền tảng
hợp pháp của thể chế “Trật tự thiên hạ”, đương nhiên trở thành một vấn đề khó
khăn mà chính quyền nhà Thanh không thể chấp nhận. Để giải quyết vấn đề “Công sứ
lưu trú tại Bắc Kinh”, đại học sỹ Quế Lương [29] và đặc phái viên Anh, bá tước Elgin [30] đã nhiều lần giao
thiệp tại Thượng Hải, cuối cùng Elgin đã thỏa hiệp là công sứ nước ngoài không nhất thiết phải
ở Bắc Kinh, nhưng yêu cầu các đặc sứ của Anh và Pháp thay đổi điều ước ở Bắc
Kinh, sau đó, có việc pháo đài Đại Cô khẩu [31] đã nã pháo vào các tàu của Anh
và Pháp đến Bắc Kinh để thay đổi hợp đồng, sau năm Hàm Phong thứ 10 (1860), liên
quân Anh - Pháp đã tiến chiếm Bắc Kinh và đốt cháy Viên Minh Viên [32]. (36) Do
áp lực liên quân Anh và Pháp, chính quyền nhà Thanh không còn lựa chọn nào
khác, buộc phải hoàn thành điều khoản “Công sứ lưu trú tại Bắc Kinh” và thành lập
Tổng lý Nha môn (Tương đương với Bộ ngoại giao) chịu trách nhiệm về các vấn đề
ngoại giao. Vào năm Hàm Phong thứ 11 (1861), các công sứ Anh, Pháp
và Nga liên tiếp đến lưu trú tại Bắc Kinh, (37) và dựa vào “Điều ước Thiên Tân giữa
Trung Quốc và Anh” đề xuất yêu cầu “Thân đệ quốc thư” (nghi lễ trình quốc thư
thân mật, gần gũi), nhưng Hoàng đế Hàm Phong đã từ chối trở về Bắc Kinh, và
ngay sau đó đã mất ở Nhiệt Hà, các công sứ ngoại quốc không thể đệ trình quốc
thư cho chính Hoàng đế Hàm Phong, và đương nhiên, không thể thảo luận với chính
phủ nhà Thanh về các vấn đề liên quan đến thể chế ngoại giao. Sau khi hoàng đế Đồng
Trị lên ngôi, Tổng lý Nha môn tuyên bố về việc yết kiến trình quốc thư, chờ
hoàng đế nắm được quyền bính sẽ tiếp tục xử lý, và chính sách của Anh đối với
Trung Quốc cũng đã thay đổi lộ trình hợp tác, không những không còn khăng khăng
đòi hỏi vấn đề đệ trình quốc thư, mà còn ủng hộ sự chấp chính của Cung Thân
vương Dịch Hân, giúp quân Thanh tiến hành tiễu trừ các cuộc nội loạn, gián tiếp
ổn định cuộc khủng hoảng của chính quyền nhà Thanh, (38) điều đó cũng giúp cho
chính quyền nhà Thanh bắt đầu thúc đẩy phong trào tự cường, “học sở trường của
Tây di để chế ngự Tây di” (dục sư di trường kĩ
dĩ chế di)
(Hải quốc đồ chí, Ngụy Nguyên [33]).
Đồng thời, chính quyền nhà Thanh bắt đầu thúc đẩy phong
trào tự cường vào những năm 1860, Tổng lý Nha môn bắt đầu lấy “Quốc tế pháp”
(Luật phá quốc tế) làm quy phạm cho thể chế điều ước, và cố gắng tích hợp các
khái niệm về chủ quyền quốc gia vào quan điểm “Trật tự thiên hạ”, thể hiện một
quá trình không phải Trung Quốc cũng chẳng phải phương Tây, tương tác cạnh
tranh và thỏa hiệp lẫn nhau. Với sự hỗ trợ của Tăng Quốc Phiên, Tả Tông Đường
và những người khác, Tổng lý Nha môn đã có thể coi các quốc gia châu Âu và châu
Mỹ là các quốc gia “bang giao hữu hảo”, và đề xuất một mô thức ứng xử thích ứng
với phương án và diễn ngôn “lễ khách” đối với các quốc gia được coi là “hữu hảo”,
vì vậy vấn đề mà các công sứ nước ngoài khiếu nại không còn giới hạn vào khuôn
khổ của “lễ triều cống”, các đoàn công sứ nước ngoài cũng không phải hành lễ quỳ
bái Hoàng đế của Đồng Trị. Chính vì không gian linh hoạt của “lễ khách” mà
chính quyền nhà Thanh vẫn có thể điều chỉnh các nghi lễ liên quan đến việc “yết
kiến của các công sứ” vào các dịp lễ kỷ niệm 12 năm đăng quang của Đồng Trị, 17
năm, 18 năm và 20 năm của Quang Tự theo đúng yêu cầu của các mối quan hệ chính
trị thực sự; công sứ các nước trước sau đều được đối xử như là “khách thần” của
Thiên tử, với danh nghĩa “đãi khách trọng hậu” (ưu lễ ngoại nhân), các công sứ
nước ngoài được phép hành “cúc cung lễ” [34] (cúi đầu cung kính), để chính quyền
nhà Thanh có thể tự biện minh mà vẫn không hủy hoại tính hợp pháp của “Trật tự thiên
hạ”. (39) Tuy nhiên, trong trường hợp chính quyền nhà Thanh không có đủ sức mạnh
quốc gia để bảo vệ các chư hầu của mình, thì “quan điểm trật tự thiên hạ” của hệ
thống triều cống truyền thống ở các nước Đông Á chỉ có thể dần dần giải cấu
trúc, và chuyển sang quan điểm quốc gia dân tộc nhấn mạnh đến khái niệm chủ quyền
và lãnh thổ quốc gia hiện đại, lợi dụng “luật pháp quốc tế” để bảo vệ quyền lợi
của đất nước, và do đó tạo ra sự thay đổi mô hình của các quốc gia Đông Á về “quan
điểm trật tự thiên hạ”. Đặc biệt là trong trường hợp suy giảm sức mạnh quốc gia
của Đế quốc Thanh, việc dựa vào các phiên thuộc của Đế quốc Thanh - khi đó là
thuộc địa của các nước đế quốc, để chính quyền nhà Thanh cố gắng duy trì trật tự
thiên hạ là việc là vô ích, và “trật tự thiên hạ” không còn phù hợp với mối
quan hệ giữa Trung Quốc với các nước châu Âu và châu Mỹ, trong khi đó, chính quyền nhà Thanh kiên
trì nguyên tắc mức chênh lệch “trật tự danh phận” thì rất khó có thể sử dụng để
kiềm chế ngoại quốc dựa vào hành động của các quan dân Trung Quốc, thường khiến cho chính phủ
Thanh và các công sứ ngoại quốc luôn luôn nảy sinh bất đồng, mà trọng tâm của
cuộc xung đột là về vấn đề các “nghi lễ yết kiến Hoàng đế của các công sứ ngoại
quốc”. Có thể nói, nguyên nhân của tranh chấp về “nghi lễ yết kiến Hoàng đế của
các công sứ ngoại quốc” giữa Trung Quốc và nước ngoài không phải tại việc duy
trì nghi thức “quỳ bái lễ” hay không, mà ở chỗ Hoàng đế Trung Quốc, thân là
Thiên tử, là đỉnh cao của “Trật tự thiên hạ”, đặc biệt là theo giả định mang tính
nguyên tắc về mức
chênh lệch “trật tự danh phận” thì đương nhiên không tương thích với sự bình đẳng chủ quyền
của “luật pháp quốc tế” và rất khó hòa nhập.
Năm 1900, Thái hậu Từ Hi tuyên chiến với các quốc gia,
nhưng không thể chống lại sự tấn công của lực lượng liên quân, bà phải đưa
Hoàng đế Quang Tự từ bỏ Bắc Kinh chạy về phía tây. (40) Đại sứ quán nước ngoài
tại Trung Quốc yêu cầu trừng phạt nghiêm khắc chính quyền nhà Thanh vì tội bao
vây đại sứ quán, yêu cầu chính quyền nhà Thanh tổ chức lại Tổng lý Nha môn, nâng
cao vị thế của các tổ chức liên quan đến nước ngoài trong lối nhìn nhận của chính
phủ Thanh, và chính quyền nhà Thanh phải chấp nhận các thông lệ ngoại giao của
các nước Âu Mỹ, giải quyết vấn đề tranh chấp lâu dài về “nghi lễ yết kiến Hoàng
đế của các công sứ ngoại quốc” (41).
Mục đích của công sứ các quốc gia trong việc đề xuất
các điều kiện này rõ ràng là cố gắng để Hoàng đế nhà Thanh ‘từ bỏ thần thánh
hóa” (khứ thần thánh hóa) bản thân, và để chính quyền nhà Thanh chấp nhận “luật
pháp quốc tế” là hệ thống quốc tế chủ đạo, tuy nhiên, xem xét tính hợp pháp của
chính quyền nhà Thanh, các đoàn công sứ cũng không muốn xúc phạm Hoàng đế quá
mức, và tránh sự sụp đổ của chính quyền nhà Thanh (42). Do đó, Lý Hồng Chương [35]
và những người khác chịu trách nhiệm về các cuộc đàm phán đã vãn hồi lễ yết kiến
Hoàng đế của các công sứ nước ngoài tại điện Thái hòa,
ngồi kiệu vàng đến Can Thanh cung [36] hạ kiệu trước ba ba bậc thềm, để cuối
cùng vẫn duy trì được địa vị chí tôn của Hoàng đế với tư cách là Thiên tử.(43)
Tuy nhiên,
sau khi Thái hậu Từ Hi trở về Bắc Kinh, chính quyền nhà Thanh dần thay đổi nghi
thức ngoại giao theo kiểu phương Tây, giúp cho việc giao hảo với các phái đoàn
công sứ mà thiết lập Bộ ngoại vụ, và chuyển sang sử dụng “luật pháp quốc tế” để
kiềm chế hành động của các quan chức và thường dân nước ngoài, không còn sử dụng
“trật tự danh phận” để giải quyết các vấn đề công sứ, lãnh sự quán ngoại quốc
và sự thăm viếng nước ngoài của quan viên Trung Quốc như trong quá khứ nữa. (44).
Vào ngày 25 tháng 6 năm Tuyên Thống thứ ba (ngày 20/7/1911 dương lịch), chính
quyền nhà Thanh đã chính thức bỏ Bộ Lễ, (45) cho đến thời điểm này, “thể chế lễ
khách” đã hoàn toàn kết thúc, khái niệm “Trật tự thiên hạ” truyền thống của
Trung Quốc cũng đã bị cuốn trôi theo dòng chảy của lịch sử. Tuy nhiên, mặc dù “Quan
điểm trật tự thiên hạ” và các nghi thức “lễ khách” không còn tồn tại dưới hình
thức là hệ thống chính trị, nhưng trong tư tưởng người ta vẫn bảo lưu nguyên tắc
và quan niệm khác biệt về danh phận, và ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách đối
ngoại của Trung Hoa Dân quốc, như việc phân thành thượng quốc [37] và chủ quốc
[38], tranh chấp giữa chính quyền chính thống và chế độ ngụy quyền.
Điều
này có thể được chứng minh bằng kết quả nghiên cứu lịch sử ngoại giao hiện đại
của Trung Quốc. (46) Đặc biệt, mặc dù khái niệm chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc
dường như là một hình thức quốc gia được cấy ghép từ châu Âu, tuy nhiên, nội dung của nó bắt nguồn
từ việc áp dụng các thuật ngữ mới theo “quan điểm trật tự thiên hạ” (Thiên hạ
trật tự quan), và
được sử dụng trong khẩu hiệu “cách mạng chủng tộc” của phong trào cách mạng
Trung Quốc hiện đại, nó đã trở thành một trong những nền tảng chính trị văn hóa
của khởi nguồn quốc gia Trung Quốc hiện đại.
Hình
thức mới của Trật tự thiên hạ
“Trật tự thiên hạ” là một hình thái cấu trúc trật tự
quốc tế lý tưởng mà các học giả Nho giáo xây dựng nên, nguyên tắc cơ bản của nó
là Trung Quốc cung cấp một trật tự ổn định trong phạm vi công cộng, các quốc
gia xung quanh Trung Quốc phải tuân theo nghi lễ, để đổi lấy việc Trung Quốc chế
hành [39] (giúp đảm bảo ổn định) với một nước thứ ba. Ví dụ, vương triều Triều Tiên
thần phục Trung Quốc, để đổi lấy việc Trung Quốc đảm bảo sự ổn định của vương triều
này về nội chính và quốc phòng. (47) Điều đáng chú ý là kinh nghiệm thực tế về “trật
tự thiên hạ” trong lịch sử Trung Quốc là rất phức tạp và không thể đơn giản hóa
“lý thuyết hệ thống triều cống” mà Phí Chính Thanh [40] nói. Trên thực tế, hành
vi cống nạp của các nước láng giềng của Trung Quốc trong quá khứ chỉ là một phần
của thể chế ngoại giao của Trung Quốc. Ví dụ, Đế quốc Thanh vẫn có một hệ thống
thị trường chung. Nói cách khác, các nước láng giềng của Trung Quốc không phải tất
yếu thần phục Trung Quốc, họ cũng có thể thông qua chế độ thị trường chung tham
gia vào việc lấy Trung Quốc làm trung tâm hệ thống thương mại Đông Á mà thông
thương mậu dịch với Trung Quốc. Tuy nhiên, với việc Trung Quốc mở cửa thương mại
và bắt đầu sử dụng luật pháp quốc tế, vào cuối triều đại nhà Thanh, các học giả
đã bắt đầu sáng tỏ và dần dần đối mặt với sự thật của những rắc rối trong và
ngoài nước, thông qua quá trình tái tạo cuộc vận động hình thành quốc gia cận đại,
khiến cho các học giả dần dần chấp nhận sự tồn tại của các quốc gia “bang giao
hữu hảo”, tái xây dựng vị trí mới của Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế và triển
khai một “sự thay đổi mô hình” văn hóa. (48) Ví dụ, từ “thiên hạ” đã ngấm ngầm
thay đổi cấu trúc tồn tại ngữ nghĩa của nó, ý nghĩa của từ “thiên hạ” cũng đã
thay đổi, do đó từ “thiên hạ” không còn là lãnh thổ thuộc quyền cai trị của
Thiên tử nữa, mà là toàn bộ thế giới tồn tại khách quan; “Trung Quốc” không còn
là trung tâm của thế giới, mà là một quốc gia trên thế giới theo khái niệm quốc
tế, cũng cần phải tuân theo một hệ thống điều ước dựa trên luật pháp quốc tế.
Các nước Đông Á cũng như Triều Tiên và Nhật Bản, đang phải đối diện với cuộc khủng hoảng sụp đổ của hệ thống “Trật tự thiên hạ”. “Quan điểm thiên hạ” của Nhật Bản một mặt tiếp nối từ thời đại Giang Hộ [41] cho đến thuyết “Biến thái Hoa Di”, mặt khác chấp nhận định nghĩa không gian của chủ nghĩa đế quốc phương Tây và biến “thiên hạ” thành nhận thức về “Đông Dương” (các quốc gia Đông Á), nhiều học giả Nho giáo Nhật Bản bắt đầu nghĩ về tương lai của Đông Á, để thực hiện các nghiên cứu liên quan đến lịch sử của “Đông Dương”, và dưới sự dẫn đạo của khái niệm “một thiên hạ”, họ đã đề xuất vấn đề sinh tồn dân tộc của “chủ nghĩa đồng bào bốn biển” (49) (tứ hải đồng bào chủ nghĩa), hơn nữa, họ còn đưa ra khẩu hiệu chính trị “Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á”, trở thành một lý do tự thân hợp lý để đế quốc Nhật Bản xâm lược Trung Quốc. Vào thời điểm đó, các nước châu Âu và châu Mỹ phải đối mặt với cuộc đại khủng hoảng của nền kinh tế và không sẵn sàng tham gia quá mức vào các vấn đề châu Á, thậm chí họ còn xoa dịu hành vi xâm lược Trung Quốc của đế quốc Nhật Bản. Trong bầu không khí quốc tế của thái độ dung túng quá mức như vậy, quân dân Trung Quốc chỉ có thể cay đắng chống đỡ, trông chờ đổi thay, đẫm máu quyết chiến, cho đến khi Nhật Bản tập kích quân Mỹ tại Trân Châu Cảng thì tình hình quốc tế mới thay đổi, Trung Quốc đã có thể gia nhập phe đồng minh với Hoa Kỳ, Anh và Pháp, và sau đó tham gia Hội nghị Cairo (từ ngày 23 đến 26/ 11/ 1943*) với tư cách là một quốc gia lớn, để thảo luận về tình hình Đông Á và sự phân bố quyền lực trong trật tự quốc tế sau Thế chiến Thứ hai. (50) Thật đáng tiếc là sau Thế chiến Thứ hai, Trung Quốc có vô số việc phải làm, dân sinh khốn khổ, không có cách nào gánh vác được trách nhiệm của một đại quốc, đương nhiên, khó mà trở thành trụ cột cho sự ổn định tình hình ở Đông Á, sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bị liên lụy vào cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, buộc phải cách ly khỏi cộng đồng quốc tế, thì đương nhiên khó mà tự thân định vị được vấn đề của chính mình trong cộng đồng quốc tế.
Kể từ khi các nước đế quốc phương Tây vào cuối thế kỷ
19 buộc phải chia rẽ các quốc gia và các bộ tộc có quan hệ cống nạp với Trung
Quốc, khiến cho “Trật tự thiên hạ” và “hệ thống triều cống” truyền thống bị tan
rã, gây ra tranh chấp về việc phân định ranh giới giữa Trung Hoa Dân Quốc với
các nước láng giềng, trong khi đó và người
dân Trung Quốc lại trong lo ngoài buồn, không có khả năng giải quyết tranh chấp
về quyền sở hữu các lãnh thổ này, lâm thế mơ hồ, gắng gượng đợi chờ thay đổi, nó
đã gián tiếp trở thành một trong những trở ngại lớn cho mối quan hệ chính trị
giữa Trung Quốc mới
và các nước láng giềng. Sau khi Trung Quốc cải cách và mở cửa vào những năm
1980, việc trao đổi giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới dần dần tăng
lên, ắt
phải suy nghĩ lại về vấn đề vị thế quốc tế của Trung Quốc và phải giải quyết
các tranh chấp lãnh thổ còn sót lại từ quá khứ, khiến cho các học giả
Trung Quốc ngày nay lại quan tâm đến mối quan hệ giữa bản sắc Trung Quốc và việc
xây dựng trật tự thế giới, thậm chí nảy sinh các ưu tư tinh thần dựa trên lòng
tự tôn dân tộc.
Đối mặt với các cuộc tranh chấp biên giới lãnh thổ,
chính phủ Trung Quốc có lập trường thực dụng dựa trên những cân nhắc chiến lược,
thường lựa chọn thái độ nhẫn nhượng, hết sức thể hiện hòa thiện, và lợi dụng
các nguồn tài nguyên tư tưởng của hệ thống triều cống trong quá khứ, chẳng hạn
như “Thượng quốc”, “Nói ít làm nhiều” và “Bao dung vỗ về”, tìm ra cơ sở cho
hành vi nhẫn nhượng. Ngoài ra, Trung Quốc còn thiết lập mối quan hệ kinh tế và
thương mại phụ thuộc nhiều hơn với các nước láng giềng, hoặc làm tăng lợi nhuận
cho thương mại nhập khẩu, hoặc cho phép các quốc gia này tiếp tục xuất siêu, hoặc
Trung Quốc cho vay ưu đãi dài hạn, phát triển các loại hình cơ sở hạ tầng cho họ,
thậm chí cung cấp một lượng lớn viện trợ nước ngoài mà không cần bồi hoàn, việc
tài trợ cho sự phát triển kinh tế của các nước láng giềng sẽ giúp tăng cường
hơn nữa mối quan hệ chính trị giữa hai nước, điều đó cũng có thể được xác nhận
bởi các bằng chứng “cho nhiều nhận ít” của hệ thống triều cống trước đây. Tính
hợp pháp của “trật tự thiên hạ” truyền thống nằm ở cao điểm đạo đức hỗ trợ của
Trung Quốc cho các nước láng giềng, đạt tới một mức độ hiểu biết và đồng thuận
nhất định về các quyền và nghĩa vụ của các mối quan hệ đa phương.
Biểu hiện bao dung của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về
tranh chấp lãnh thổ của các nước láng giềng kể từ thế kỷ 21, có thể thấy rằng
chính sách ngoại giao mới của Trung Quốc vẫn còn bị ảnh hưởng bởi “trật tự thiên
hạ” và “hệ thống triều cống”, nếu các nước láng giềng này muốn thiết lập quan hệ
chính trị và kinh tế chặt chẽ hơn với Trung Quốc, cần sử dụng chủ nghĩa hình thức
và hành vi nghi thức một cách khéo léo, biểu hiện gián tiếp của sự tôn trọng và
tình bạn đặc biệt với chính phủ Trung Quốc. Điều này có thể giải thích lý do
các học giả châu Âu và Mỹ hiện đang chú ý đến việc liệu hệ thống quốc tế Đông Á
truyền thống về "trật tự thiên hạ" có hồi sinh không, sau khi các học
giả Trung Quốc xem xét lại về “trật tự thiên hạ”, họ đã tái đề xuất một lý thuyết
"hệ thống thiên hạ" trừu tượng, và để phản ứng với thực tế tăng trưởng
kinh tế của Trung Quốc, người ta đã đưa ra luận điểm về "sự trỗi dậy của
Trung Quốc", và một số tác phẩm điện ảnh và truyền hình cũng cố ý hoặc vô
tình nhấn mạnh khái niệm "thiên hạ", nó cũng chứng minh rằng “quan điểm
trật tự thiên hạ” đã không biến mất, mà tái hoạt hóa dưới hình thái mới, và gia
tăng các nhân tố mới của chủ nghĩa dân tộc và khái niệm quốc gia. Ví dụ, bộ
phim “Anh hùng” của Trương Nghệ Mưu chính là cuộc thảo luận về khái niệm “thiên
hạ” từ ba quan điểm của ba kẻ thích khách, và kẻ thích khách đã từ bỏ việc ám
sát vua Tần Doanh Chính, và ủng hộ thống nhất sáu quốc gia, lấy thiết lập
"trật tự thiên hạ" làm kết cục cuối cùng. Đó chính là vì tầm nhìn chiến
lược của Trung Quốc về việc trở lại làm một cường quốc thế giới và sự cấp bách
của việc xây dựng lại một trật tự Đông Á mới, khiến cho các quan điểm học thuật
và các tác phẩm điện ảnh và truyền hình ở Trung Quốc thảo luận về tầm quan trọng
của "trật tự thiên hạ" truyền thống, và xem xét liệu các nguồn lực tư
tưởng của "trật tự thiên hạ" có thể thiết lập một hình thức mới của
lý thuyết trật tự chính trị và kinh tế quốc tế cho Trung Quốc đương đại hay
không.
Ngày
nay, Trung Quốc không chỉ phải kế thừa văn hóa truyền thống, mà còn phải quan
tâm đến tính nhân văn của "trật tự thiên hạ", chuyển đổi thành tài
nguyên tư tưởng của chính sách văn hóa Trung Quốc mới, cũng cần phải tránh việc các nước láng
giềng nhầm Trung Quốc với một hình thức quốc gia bá quyền đế quốc, và bất kỳ sự diễn giải sai
lầm nào về việc "trật tự thiên hạ" là trật tự bá quyền của Trung Quốc,
đó đều là những hiểu lầm về văn hóa chính trị truyền thống của Trung Quốc, và
đó cũng chính là một sự nghi ngờ về sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc đương đại,
vì vậy đương nhiên cần phải làm rõ điều đó.
Khái niệm chiến lược “Một vành đai, Một con đường” hiện
tại là một chính sách quan trọng để Trung Quốc xây dựng lại vị thế là một cường
quốc, tuy nhiên, rất dễ hiểu nhầm là sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ xây dựng lại
một “hệ thống triều cống” mới, có thể đe dọa an ninh của các nước láng giềng,
gây căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, nó cũng làm dấy lên một
làn sóng lý thuyết về nguy cơ “thảm họa vàng” mới ở châu Âu và Hoa Kỳ, để Trung
Quốc phải đối mặt với sự thù địch tập thể của cộng đồng quốc tế. Để tránh hiệu ứng
Trung Quốc trở thành mục tiêu bắn cung quốc tế, nhiệm vụ chính tái cấu trúc vị
thế quốc tế của Trung Quốc là thiết lập sức mạnh mềm của văn hóa Trung Quốc,
chú ý đến vấn đề bản sắc dân tộc, chú ý đến những tác động tiêu cực của chủ
nghĩa dân tộc và ngăn chặn nó làm suy yếu giá trị của nền văn minh Trung Quốc,
đặc biệt, chúng ta nên tập trung vào mối quan hệ giữa các giá trị quản trị
trong nước của Trung Quốc và các giá trị chính của cộng đồng quốc tế, đạt được
sự đồng thuận nhất định với các nước láng giềng càng nhiều càng tốt, và cung cấp
trật tự ổn định hợp lý và hiệu quả cho các nước láng giềng, để Trung Quốc và
các nước láng giềng có thể được hưởng lợi về chính trị và kinh tế, có thể hình
thành mối quan hệ trao đổi "cung-cầu", cải tổ một cách tự nhiên và
xây dựng trật tự thế giới Đông Á mới lấy Trung Quốc làm hạch tâm.
_______________________________________
Nguồn: 尤淑君 (2018) 清代“天下秩序觀”的建立、解構及其轉化。文章由 文化縱橫 發表,時間: 2018-06-11,邊疆中國,vưu
thục quân (2018) thanh đại “thiên hạ trật tự quan” đích kiến lập, giải cấu cập
kì chuyển hóa. văn chương do văn hóa túng hoành phát biểu; thì gian: 2018- 06 –
11, biên cương trung quốc.
Người dịch: Hà Hữu
Nga
Tác giả: Vưu Thục
Quân, Nữ Tiến
sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học Chính trị Đài Loan; hiện là phó giáo sư tại khoa lịch
sử của Đại học Chiết Giang, Chủ đề nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các vấn đề
nghi thức, quyền lực của đế quốc và nguyên tắc trật tự trên thế giới. Nghiên cứu
bản chất của quan hệ đối ngoại hiện đại và đương đại của Trung Quốc, sự chuyển
đổi của hệ thống ngoại giao và sự chồng chéo của việc xây dựng và giải cấu trúc
các nguyên tắc của trật tự thế giới truyền thống. Địa chỉ Khoa Lịch sử, Đại học
Chiết Giang, 148 Tianmushan Road, Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc. Hướng
nghiên cứu: I) Lịch sử của triều đại nhà Minh và nhà Thanh; ii) Lịch sử quan hệ
đối ngoại ở nhà Minh và nhà Thanh; iii) Lịch sử quốc tế Đông Á hiện đại. Đã
xuất bản 7 cuốn sách, hơn 40 bài viết khoa học.
Chú thích của người dịch:
[1]
Giải cấu trúc (deconstruction) là một học thuyết phê phán truyền thống triết
học phương Tây, được thể hiện một cách khái quát thông qua việc phân tích các
văn bản cụ thể. Nó tìm cách bóc trần, và sau đó lật nhào nhiều đối lập nhị
nguyên khác nhau vẫn là giá đỡ cho những cách thức tư duy chủ đạo của chúng ta
– hiện diện/ vắng mặt; nói/ viết, ...v.v. Lần đầu tiên Derrida sử dụng
thuật ngữ giải cấu trúc - Deconstruction - trong công trình De
Grammatologie của ông (Derrida, Jacques 1967a, p.25). Derrida tuyên
bố rằng lịch sử dấu
hiệu của Tây phương về cơ bản là thần học quy
về Logocentrism
[Ngôn trung tâm luận]. Derrida bắt đầu phương pháp tiếp cận siêu hình của ký hiệu học. Giải cấu trúc là một phương
pháp phân tích cực
hạn, phi truyền thống đối lập [nhị phân] mọi loại văn bản, bằng việc khảo sát dự phóng khả biến về ý nghĩa và thông điệp của văn bản, ý nghĩa liên quan đến
các độc giả và khán giả dự kiến, và các giả định ngầm ẩn
trong các hình thức thể hiện.
[2] Tứ Di: người Hán nhận mình là
Trung Hoa nghĩa là họ tự cho mình là dân tộc trung tâm và
văn minh nhất thiên hạ còn lại các dân tộc khác ở bốn phương thường gọi là tứ
di, có nghĩa là những dân tộc man di, mọi rợ, với
các tên gọi cụ thể cho bốn phươnglà: Nam Man, Bắc Địch, Đông Di, và Tây
Nhung.
[3] Hoa Hạ (華夏) là tên người Trung Quốc tự chỉ mình hoặc nền văn minh Trung Quốc. Từ Hạ
với nghĩa là to lớn được các triều đại dùng để chỉ toàn bộ đất nước. Hoa là
những gì đẹp đẽ, tinh túy. Cả nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân
quốc đều dùng Trung Hoa để chỉ tên quốc gia.
[4]
Tường giải, Thuyên thích học (解釋學) hay Giải thích học (解釋學)
là khái niệm dịch từ Hermeneutics, là một lý thuyết về giải thích văn bản, đặc
biệt là giải thích kinh sách tôn giáo, kinh điển và văn học triết học như Kinh
thánh. Ở Việt Nam từ này được dịch là Phép tường giải hay Thông diễn học.
[5] Tân lễ (賓禮) là nghi lễ Thiên tử tiếp
kiến chư hầu, tân khách, và các nước chư hầu và lễ nghi mà các chư hầu quan hệ
qua lại lẫn nhau. Sách “Chu lễ xuân quan tông bá” ghi: “Lấy tân lễ kết thân với
các nước”. Tiếp kiến vào mùa xuân thì gọi là “Triều” (朝), mùa hạ thì gọi là “Tông” (宗), mùa thu gọi là “Cận” (覲), mùa đông gọi là “Ngộ” (遇). Ngoài ra còn có “Thời kiến”, đó là lúc Thiên tử đi
chinh phạt hoặc có đại sự thì các chư hầu phương ấy phải đến yết kiến, lễ này
không ấn định ngày tháng, có việc thì phải yết kiến; “Ân kiến” (đông đủ họp mặt) là bốn
phương thiên hạ.
[6] Kỳ phục (畿服): thời nhà Chu chia khu vực
bên ngoài Vương đô của vua Chu cho chư hầu thành một hệ thống gồm nhiều khu vực
rộng lớn theo mối quan hệ của họ với vua Chu và khoảng cách với nhà vua. Có Lục
phục chư hầu của Thiên tử nhà Chu (Sáu loại chư hầu (thể hiện bằng 6 loại y phục
khác nhau): i) Hầu phục là Hầu quốc; Điện phục là chư hầu cách kinh thành Nhà
Chu 500 dặm, phiếm chỉ chư hầu kề cận Kinh đô Chu; Nam phục là chư hầu có đất
phong tước Nam, Thải phục là chư hầu hạng Ấp hầu, Vệ phục là chư hầu phên dậu của
Kinh thành của vua nhà Chu, và Man phục là chư hầu ngoại vi ở bốn phương, được
gọi chung là Man, Di, Nhung, Địch) đến yết kiến Thiên tử; “Thời sính” là khi
Thiên tử hữu sự mà chư hầu không đến triều kiến được thì sai sứ giả đến, Thời
sính không có quy định thường kỳ.
[7] Vương kỳ (王畿): cổ đại dùng để chỉ khu vực xung quanh thành đô của
nhà vua, trong thời Tây Chu, nó bao gồm khu vực trực thuộc thẩm quyền của Hạo
Kinh (phía tây nam Tây An), thời Đông Chu là Lạc Dương và các khu vực xung
quanh do Chu Vương trực tiếp cai trị.
[8] Phong thiện (封禪): Phong là “tế
Thiên”, Thiện là “tế Địa”,là nghi lễ quy mô lớn của
các hoàng đế Trung Quốc cổ đại trong thời thái bình thịnh trị. Các triều đại cổ
đại, Hạ, Thương, Chu có những truyền thuyết về phong thiện. Người xưa tin rằng
ngọn núi cao nhất trong quần sơn là Thái Sơn "Thiên hạ đệ nhất sơn”. Do
đó, đế vương của hạ giới lên ngọn núi cao nhất để thờ phụng Thiên đế, và được thụ
Thiên mệnh.
[9] Tế thiên (祭天): xem Phong thiện.
[10] Phần âm (汾陰) tên huyện cổ, đó là Ngụy Ấp thời Chiến Quốc, nhà Hán lập
huyện, trị sở tại Bảo Đỉnh, tây an Vạn Vinh, Sơn Tây ngày nay, Đường Khai nguyên
năm thứ 10 (722) đổi tên là huyện Bảo Đỉnh.
[11] Tự địa (祀地) là lễ hiến tế,
thờ cúng đất
đai. Mục đích chính là để cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu. Lễ cúng được tổ chức
trên ngọn đồi vuông ở phía bắc của quốc đô vào ngày hạ chí. Hoạt động tế tự bao gồm: tứ vọng núi sông, lễ phong thiện, tế tự
thần xã tắc tại đàn xã tắc.
[12] Thiên Khả Hãn (天可汗) là thủ lĩnh dân tộc thiểu số thời nhà
Đường, đó là cách tôn xưng Đường Thái
tông Lý Thế Dân. Đường Thái Tông (chữ Hán: 唐太宗, 23 tháng 1, 599 – 10 tháng 7, 649), là vị Hoàng đế
thứ hai của triều đại Nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 626 đến
năm 649 với niên hiệu duy nhất là Trinh Quán (貞觀). Năm 617, Lý Thế Dân khuyên cha là Lý Uyên nên khởi
binh phản nhà Tuỳ, lại có công đánh dẹp các lộ anh hùng thiên hạ, đem lại cơ
nghiệp Nhà Đường nên thường được xem như một Khai quốc Hoàng đế đồng sáng lập
Nhà Đường với Đường Cao Tổ. Ông là một vị hoàng đế tài ba, người đã thiết lập sự
cường thịnh của Đại Đường. Đường Cao Tổ lập Thế Dân làm Hoàng thái tử, hai
tháng sau thì nhường ngôi cho con còn mình thì làm Thái thượng hoàng. Thường được
xem như là hoàng đế vĩ đại nhất trong các bậc đại đế của lịch sử Trung Quốc,
Nhà Đường dưới thời Thái Tông phát triển về kinh tế và quân sự, trở thành đất
nước rộng lớn nhất và hùng mạnh nhất trên thế giới thời bấy giờ. Nhà Đường bao
quát vùng đất gồm hầu hết lãnh thổ Trung Quốc ngày nay, một phần Việt Nam và một
phần lớn Trung Á kéo dài đến phía đông Kazakhstan. Triều đại của ông, thường gọi
là Trinh Quán chi trị (貞觀之治),
được xem như biểu mẫu để so sánh với tất cả các triều đại sau và các quân chủ đời
sau đều bắt buộc phải học tập, cũng như đối với các nước đồng văn Việt Nam, Nhật
Bản. Thành quả mà triều đại của Thái Tông đạt được đã đặt nền móng vững chắc
cho triều đại của cháu cố ông sau này là Đường Huyền Tông trở thành thời đại
hoàng kim nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, sử gọi là Khai Nguyên thịnh
thế. Một thế kỷ sau khi Đường Thái Tông mất, Nhà Đường vẫn được hưởng hòa bình
và thịnh vượng.
[13] Lý Tự Thành (李自成 (1606-1645)
nguyên danh là Hồng Cơ (鴻基), là nhân vật nổi
tiếng thời "Minh mạt Thanh sơ" trong lịch sử Trung Quốc, ông đã lãnh
đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ nhà Minh sau 276 năm thống trị vào năm 1644, chiếm
được kinh thành, lên ngôi hoàng đế, tự xưng là Đại Thuận hoàng đế lập ra nhà Đại
Thuận. Nhưng sau đó, quân Mãn Châu, với sự thông đồng của Ngô Tam Quế, tràn vào
Trung Quốc lập nên Nhà Thanh năm 1644, đã lật đổ và tiêu diệt toàn bộ lực lượng
của Lý Tự Thành. Sau khi mất, ông được truy Miếu hiệu là Cao Tổ.
[14] Môi Sơn (煤山) là công viên nằm trên trục trung tâm của thành phố Bắc
Kinh, có diện tích 32,3 ha, với những cây cối tươi tốt và phong cảnh tuyệt đẹp.
Đây là nơi tốt nhất để ngắm nhìn thành phố và thành phố. Vào thời nhà Nguyên
hơn 600 năm trước, đó là một ngọn đồi nhỏ tên là Cảnh Sơn. Người ta nói rằng
khi Tử Cấm Thành được xây dựng vào thời nhà Minh, than đá được chất đống ở đây,
vì vậy có một tên gọi chung là Môi Sơn, (Đồi than).
[15] Ngô Tam Quế (吳三桂 1612 – 1678),
là Tổng binh cuối triều Minh, sau đầu hàng và trở thành tướng của nhà Thanh.
Trước đây Ngô Tam Quế từng dưới quyền của Viên Sùng Hoán (1584-1630). Sau những
thắng lợi liên tiếp, Lý Tự Thành lên ngôi Hoàng đế ở Tây An (Thiểm Tây) và rồi
đánh chiếm luôn Bắc Kinh vào ngày 26 tháng 5 năm 1644[1]. Trong khi đó Ngô Tam
Quế chỉ huy 10 vạn quân đang đóng ở Sơn Hải Quan. Nhiệm vụ của lực lượng này vốn
là để phòng ngự sự xâm nhập của quân Thanh, nhưng khi nghe Bắc Kinh bị uy hiếp,
Ngô Tam Quế liền dẫn binh về cứu. Dọc đường, nghe tin kinh đô đã thất thủ, vua
Minh (Sùng Trinh Hoàng đế) đã chết, lại nghe Lý Tự Thành dụ dỗ, nên Ngô Tam Quế
đã định hàng Lý Tự Thành. Nhưng khi hay ái thiếp của mình là Trần Viên Viên bị
Tự Thành chiếm đoạt, cha của ông cũng bị Lý Tự Thành giết, ông nổi giận đổi ý,
đến xin hợp tác với quân Mãn Thanh dưới quyền chỉ huy của Đa Nhĩ Cổn. Quân của
Ngô Tam Quế sau đó mở cửa Sơn Hải cho quân Mãn tràn quan, phối hợp chống lại
quân Lý Tự Thành. Kết quả là quân Mãn Châu đã tiêu diệt lực lượng của Lý Tự
Thành. Kể từ đó, nhà Thanh chính thức làm chủ được Trung Quốc. Khi nhà Minh ở Bắc
Kinh đã bị lật đổ, các quan lại ở Nam Kinh bèn tôn một người trong hoàng tộc là
Phúc Vương lên làm vua, lập nên nhà Nam Minh. Năm 1678, Ngô Tam Quế vẫn xưng
làm Hoàng đế, lập ra nhà Đại Chu (大周), thủ đô tại Hành Dương,
Hồ Nam. Nhưng chỉ được 5 tháng thì chết vào ngày 2 tháng 10 năm 1678, ông thọ
66 tuổi. Cháu của ông là Ngô Thế Phiên (Phan) (吴世璠) nối ngôi nhưng thế lực
đã rất suy yếu. Năm 1681, quân nhà Thanh tấn công và chiếm được Vân Nam, Thế
Phiên phải tự tử. Cuộc nổi dậy của "Tam phiên" đến đây thì bị dập tắt.
[16] Đa Nhĩ Cổn (多爾袞;
Mãn Châu 1612 - 1650), còn gọi Duệ Trung Thân vương, là một chính trị gia,
Hoàng tử và là một Nhiếp chính vương có ảnh hưởng lớn trong thời kì đầu nhà
Thanh. Ông giữ ngôi vị Đại Thanh Hoàng phụ Nhiếp chính vương, toàn quyền nhiếp
chính triều chánh dưới thời Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế. Bằng tài năng vượt
trội của mình, ông đã giúp quân Thanh thuận lợi vào Sơn Hải quan tấn công quân
Lý Tự Thành và đánh dẹp các thế lực nhà Nam Minh, đặt nền móng vững chắc cho
triều đại nhà Thanh thống nhất Trung Hoa. Vì ảnh hưởng quá lớn, sau khi chết
ông thậm chí được truy tặng thụy hiệu Nghĩa Hoàng đế (義皇帝),
khiến Thuận Trị Đế phải lạy 3 lạy trước mộ phần. Nhưng một năm sau, Thuận Trị Đế
giữ trong tay cáo trạng tội của ông, khiến ông bị hủy mộ phần và tước đoạt danh
hiệu. Mãi đến những năm Khang Hi, ông mới được khôi phục danh dự và được thờ phụng
như một Hoàng thân trung thành của Đại Thanh.
[17] Nam Minh (南明 1644 - 1662) là tên gọi của một Triều đại được chính
dòng dõi con cháu của nhà Minh thành lập ở phía Nam Trung Quốc sau khi kinh đô
Bắc Kinh bị Lý Tự Thành chiếm được vào năm 1644. Một số hoàng tộc và quan lại
nhà Minh đã tìm cách di cư lánh nạn về phía nam Trung Quốc và tập hợp lực lượng
còn lại xung quanh Nam Kinh, kinh đô thứ hai của nhà Minh, phía nam sông Dương
Tử. Tháng 4 năm 1645, quân nhà Thanh xâm chiếm và đoạt được Nam Kinh, bắt đầu
chiến dịch truy quét và tiêu diệt từng nhóm lẻ tẻ chống cự nhà Thanh. Đến năm
1662 tháng 4, Ngô Tam Quế giết chết Vĩnh Lịch. Ngoài ra vào năm 1662, Lỗ Vương
Chu Dĩ Hải mắc bệnh chết bên cạnh Trịnh Thành Công, nhà Nam Minh coi như bị
diệt vong. Sau đó, Trịnh Thành Công cùng gia quyến vẫn tiếp tục cuộc kháng cự,
đến năm 1683 thì Trịnh Khắc Sảng, cháu Trịnh Thành Công đầu hàng nhà Thanh, con
đường tái lập, phục hưng nhà Minh kể như chấm dứt hoàn toàn.
[18] Loạn Tam phiên
(chữ Hán: 三藩之亂 tam phiên chi loạn;
1673-1681) là cuộc chiến giữa 3 phiên vương phía nam lãnh thổ Trung Quốc do Ngô
Tam Quế cầm đầu chống lại vương triều nhà Thanh cuối thế kỷ 17 trong lịch sử
Trung Quốc. Tam phiên có địa bàn cai quản rộng lớn, thế lực ngày càng mạnh, lại
là tướng cũ của nhà Minh, trở thành mối lo với nhà Thanh, do đó Khang Hi quyết
tâm trừ bỏ. Sang năm 1678, quân Thanh giành thắng lợi, đánh chiếm lại Thiểm
Tây. Một số tướng lĩnh của Tam Quế là Lâm Hưng Chu, Hàn Đại Nhiệm xin hàng nhà
Thanh. Nhưng đầu năm 1678 Ngô Tam Quế vẫn cố xưng đế hiệu ở Hành Dương, đặt quốc
hiệu là Chu. Chỉ 5 tháng sau Tam Quế già yếu mắc bệnh qua đời. Cháu Tam Quế là
Ngô Thế Phan kế vị. Năm 1680, Khang Hi điều 3 cánh quân tấn công Vân Nam. Ngô
Thế Phan thất bại liên tiếp, quân Thanh chiếm được Côn Minh. Thế Phan bị dồn
vào đường cùng, phải uống thuốc độc tự sát. Sang năm 1681, Khang Hi hoàn toàn dẹp
được Vân Nam, chấm dứt loạn Tam phiên. Loạn tam phiên kéo dài 8 năm, trải rộng
trên địa bàn lớn từ Thiểm Tây, Vân Nam, Giang Tây, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng
Đông cuối cùng bị dẹp. Mối chia cắt lãnh thổ Trung Quốc trên đại lục bị xóa bỏ.
Khang Hy thu về địa bàn rộng lớn phía nam từ Vân Nam, Quảng Đông và Phúc Kiến.
Việc cai trị của nhà Thanh trên toàn lãnh thổ được xác lập vững chắc hơn sau
khi loại bỏ những tàn dư còn lại của nhà Minh.
[19] Đại nghĩa giác mê lục (大義覺迷錄) là một tài liệu tuyên
truyền chính thức do Hoàng đế Ung Chính của nhà Thanh ban hành nhằm biện hộ cho
tính hợp pháp của sự cai trị của nhà Thanh đối với Trung Quốc.
[20] Lữ Lưu Lương (吕留良 1629
niên - 1683), biệt danh Quang Luân, tự Dụng Hối, lại có tên tự khác là Trang Sinh,
hiệu Vãn Thôn, biệt hiệu có Sỉ Trai Lão nhân, Sỉ Ông, Lữ Y Sơn nhân, Nam Dương Bố
Y, v.v. Ông là người huyện Sùng Đức, phủ Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, một nhà tư tưởng và nhà y học cuối triều đại nhà Minh và
đầu triều đại nhà Thanh.
[21]
Nỗ Nhĩ Ha Xích (努爾哈赤 1559
– 1626), hiệu Thiên Mệnh Hãn (天命汗), là một thủ
lĩnh của bộ tộc Nữ Chân vào cuối đời Minh. Ông là người đã xây dựng nền móng mà
sau đó con trai ông, Hoàng Thái Cực bành trướng uy thế và trở thành vị hoàng đế
đầu tiên của triều đại Mãn Thanh. Về sau, các hậu duệ suy tôn miếu hiệu cho ông
là Thanh Thái Tổ, dù ông không giữ ngôi vị hoàng đế Trung Hoa một ngày nào. Ông
được Nhà Thanh truy tôn thụy hiệu là Cao Đế (高皇帝).
[22] Hoàng Thái Cực (皇太極 1592 - 1643), là vị
Đại hãn thứ hai của nhà Hậu Kim, và là Hoàng đế sáng lập triều đại nhà Thanh
trong lịch sử Trung Quốc. Các hậu duệ suy tôn miếu hiệu cho ông là Thanh Thái
Tông. Do ông bắt đầu thành lập Đại Thanh và dùng suốt niên hiệu Sùng Đức, nên
còn có thể gọi ông là Sùng Đức Đế. Năm 1626, Hoàng Thái Cực kế vị ngôi Khả hãn
của cha với Hãn hiệu Thiên Thông Hãn. Bằng sự quyết đoán, khôn khéo, ông đã
từng bước tăng cường và củng cố vị trí quyền lực độc tôn trong bối cảnh phức
tạp lúc bấy giờ. Khi ở ngôi Hãn, Hoàng Thái Cực đã củng cố đế quốc do Nỗ Nhĩ
Cáp Xích thành lập. Ông đặt nền tảng cho cuộc chinh phạt nhà Minh ở Trung
nguyên, dù ông chết trước khi điều đó hoàn tất.
[23] Bối lặc (貝勒) tên đầy đủ là Đa
La Bối lặc (多羅貝勒) có nghĩa là “Chúa
tể” trong tiếng Mãn Châu, thường được gọi tắt là Bối lặc. Trước khi nhà Thanh
thành lập, Bối lặc dùng để gọi các vị thủ lĩnh của các bộ lạc người Nữ Chân, bản
thân Nỗ Nhĩ Cáp Xích khi chưa xưng Đại hãn đã được gọi là Bối lặc.
[24] Chuẩn Cát Nhĩ Hãn
quốc (準噶爾汗國) hay Hãn quốc
Zunghar, là một Đế quốc du mục trên thảo nguyên châu Á. Hãn quốc nằm trên khu
vực được gọi là Zungaria và trải dài từ cực tây của Vạn Lý Trường Thành đền
miền đông Kazakhstan hiện nay, và từ miền bắc Kyrgyzstan hiện nay đến miền nam
Siberia, phần lớn lãnh thổ của Hãn quốc nay thuộc địa giới Tân Cương. Năm 1678,
Cát Nhĩ Đan nhận tước hiệu Boshogtu Khan từ Đạt Lai Lạt Ma. Điều này đã khẳng
định người Zunghar là bộ tộc lãnh đạo mới của người Oirat (Vệ Lạp Đặc, Mông Cổ
Tây). Tuy nhiên, những người lãnh đạo Zunghar mang tước hiệu Khong Tayiji (bắt
nguồn từ tước hiệu "Hoàng thái tử") trong khi đất nước của họ thường
được gọi là Hãn quốc Zunghar. Sau cái chết của Galdan Boshogtu Khan và Tsewang
Rabtan, Hãn quốc suy sụp và bị nhà Thanh sát nhập vào năm 1756-59.
[25] Lý phiên viện (理藩院) là cơ quan quyền lực cao
nhất của chính quyền nhà Thanh để cai trị các nhóm sắc tộc như Mông Cổ, Hồi Bộ
và Tây Tạng. Lý phiên viện cũng chịu trách nhiệm xử
lý các vấn đề đối ngoại ở Nga.
[26] Báo sính (報聘): nghi thức lễ tiết ngoại giao, sai sứ giải đến nước đó
thăm viếng trước để đáp tạ sự thăm viếng của nước láng giềng.
[27] George Macartney, Bá tước
Macartney I, (1737 - 1806) là một chính khách người Anh, nhà cai trị thuộc địa
và nhà ngoại giao. Ông thường được nhớ đến vì đã theo dõi thành công của Anh
trong Chiến tranh Bảy năm và việc mở rộng lãnh thổ sau đó tại Hiệp ước Paris mà
Anh hiện đang kiểm soát “một Đế chế rộng lớn đến mức mặt trời không bao giờ lặn
trên đó”.
[28] William
Pitt Amherst, 1st Earl Amherst (1773 – 1857) là một nhà ngoại giao và nhà
cai trị thuộc địa người Anh. Ông là Toàn quyền Ấn Độ từ năm 1823 đến 1828. Sinh
ra tại Bath, Somerset, Amherst là con trai của William Amherst và Elizabeth.
Năm 1816, ông được cử làm đại sứ đặc biệt tại nhà Thanh Trung Quốc, với quan điểm
thiết lập quan hệ thương mại thỏa đáng hơn giữa Trung Quốc và Vương quốc Anh. Sau
trở về Anh, và qua đời vào tháng 3 năm 1857.
[29] Quế Lương (桂良 1785-1862) là đại thần
nhà Thanh, tự Yến Sơn, năm 1834
thăng tuần phủ Hà Nam, 1839 bổ Tổng đốc Hồ Quảng, Tổng đốc Mân Triết, sau đó là
Tổng đốc Vân Quý. Năm 1845 về Bắc Kinh, làm Thượng thư Bộ binh, kiêm chánh bạch
kỳ Hán quân đô thống.
[30] Bá tước Elgin, The Earl of Elgin, là một tước hiệu quý
tộc Scotland, được phong cho Thomas Bruce, 3rd
Lord Kinloss năm 1633.
Sau đó phong cho Baron Bruce của Whorlton ở Hạt York, thuộc giới quý tộc Anh
ngày 30/ 7/ 1641. The Earl of Elgin - Bá tước Elgin là người đứng đầu thị tộc Bruce.
Gia đình này có nguồn gốc từ Bruces thuộc Clackmannan, có tổ tiên là Thomas de
Bruys. Bá tước nổi tiếng nhất là Bá tước thứ 7.
[31] Pháo đài Đại Cô khẩu (大沽口砲台) ban đầu là một trong những
cơ sở phòng thủ quân sự của vùng ven biển miền bắc Trung Quốc trong triều đại
nhà Minh và nhà Thanh. Đây là chiến trường chính của ba trận đánh lớn. Địa điểm
này hiện nằm tại khu Tân Hải Tân, thuộc thành phố Thiên Tân, Trung Quốc. Hiện tại,
Pháo đài Đại Cô khẩu đã được Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phê
chuẩn là di tích văn hóa trọng điểm quốc gia.
[32] Viên Minh Viên (圓明園) thuộc Khu Hải Điến, thành phố Bắc Kinh là một nhóm
các khu vườn hoàng gia quy mô lớn vào thời nhà Thanh, bao gồm Viên Minh Viên và
các công viên trực thuộc là Trường Xuân Viên và Vạn Xuân Viên, rộng khoảng
5.200 mẫu. Viên Minh Viên có quy mô tráng lệ, pha trộn nhiều phong cách và nghệ
thuật vườn khác nhau, để tái tạo quan niệm nghệ thuật về thơ ca và hội họa. Nó
được hầu hết các nhà làm vườn Trung Quốc coi là công trình đỉnh cao trong lịch
sử nghệ thuật vườn Trung Quốc. Năm 1860, Viên Minh Viên bị đốt cháy và phá hủy
trong trận chiến của liên quân Anh - Pháp. Năm 1988, Viên Minh Viên được Hội đồng
Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố là một trong những di tích văn hóa
trọng điểm quốc gia.
[33] Ngụy Nguyên (魏源) người huyện Thiệu Dương tỉnh Hồ Nam,
là nhà tư tưởng tiêu biểu cho Trung Quốc cuối đời Thanh. Năm 21 tuổi, ông theo
cha làm quan đến Bắc Kinh. Ông thường giao thiệp mật thiết với các trí thức yêu
nước có tư tưởng canh tân bấy giờ như Lâm Tắc Từ, Cung Tự Trân, nên chú trọng
vào cái học giúp đời. Năm 1841 Ngụy Nguyên gặp tể tướng Lâm Tắc Từ được Từ ủy
thác, ông soạn một bộ sách để khích lệ quốc dân, phản đối chính sách xâm lược
của Phương Tây. Dựa vào bộ sách Tứ châu chí (四洲志) do Lâm Tắc Từ làm chủ biên, đồng
thời sưu tập rộng thêm các tư liệu khác, làm thành Hải quốc đồ chí 50 quyển,
sau đó ông bổ sung thêm trong vòng 10 năm, cuối cùng bộ sách lên đến 100 quyển.
Hải quốc đồ chí được đánh giá là trước tác của thời đại khai sáng Trung Quốc.
Với tư tưởng cơ bản “Sư Di chi trường kỹ dĩ chế Di” (Học sở trường của Tây để khắc
chế Tây) mà ông đề xuất, Hải quốc đồ chí đã đả phá những tư tưởng lạc hậu
truyền thống như: tư tưởng nội hạ ngoại di (Trung Quốc là văn minh, phương Tây
là dã man), trời tròn đất vuông, thiên triều Trung Hoa là trung tâm; từ đó ông
đã xác lập một cái nhìn mới bằng tri thức khoa học phương Tây như: thế giới bao
gồm năm châu bốn biển, những kiến thức khoa học tự nhiên và các loại văn hóa
phương Tây khác. Công trình của ông đã hướng người Trung Quốc đến thời đại học
tập phương Tây. (Đoàn Lê Giang, Hải quốc đồ chí của Ngụy Nguyên và ảnh
hưởng của nó đến phong trào Duy tân Nhật Bản, Việt Nam, trong
Nhật
Bản và Việt Nam trong phong trào « văn minh hóa » cuối TK.XIX đầu
TK.XX¸ NXB. Giáo dục Việt Nam, 2012,
tr.175).
[34] Cúc cung lễ (鞠躬禮), Nghi thức “Cúc cung” (Cúi mình thi lễ) bắt nguồn
từ Trung Quốc. Vào thời nhà Thương, có một nghi lễ hiến tế gọi là “Cúc tế”: tế
phẩm là bò, dê, v.v. không được cắt thành từng mảnh, mà để nguyên toàn bộ cơ thể
được cuộn tròn thành hình cong khom, và sau đó được đặt lên bàn tế, để bày tỏ sự
tôn trọng và lòng thành kính của người hiến tế. Phong tục này đã được truyền lại
ở một số nơi. Trong cuộc sống thực, mọi người dần dần sử dụng hình thức này để
bày tỏ sự tôn trọng của họ đối với những người cao quý hoặc người lớn tuổi.
[35] Lý Hồng Chương (李鴻章 1823 - 1901), tên tự là Thiếu Thuyên, người huyện Hợp
Thi, tỉnh An Huy, xuất thân từ một gia đình giàu có, đậu tiến sĩ đời Đạo Quang
là một đại thần triều đình nhà Thanh. Trong cuộc đời quan trường của mình ông
đã thành lập Hoài quân tham gia cùng với Tăng Quốc Phiên, Tả Tông Đường trấn áp
phong trào Thái Bình Thiên Quốc. Vì có công lao to lớn, ông được bổ nhiệm làm tổng
đốc Hồ Quảng, tổng đốc Trực Lệ kiêm Bắc Dương đại thần, Tổng đốc Lưỡng Quảng,
Túc Nghị nhất đẳng bá. Với các
cương vị như Bắc Dương đại thần, Tổng lý Nha môn đại thần, ông là người chịu
trách nhiệm chính về chính sách đối ngoại của triều đình và đã thay mặt triều
đình nhà Thanh ký điều ước Yên Đài năm 1876 với nước Anh, điều đình với nước
Pháp năm 1885 trong cuộc tranh chấp Trung - Pháp về vấn đề Bắc Kỳ, ký các điều
ước quốc tế Thiên Tân 1885, Mã Quan 1895, Tân Sửu 1901, từ những điều ước này
làm cho Trung Quốc mất dần chủ quyền kinh tế và lãnh thổ ngày càng lệ thuộc
phương Tây, Đài Loan bị Nhật Bản chiếm đóng, phải bồi thường chiến phí hàng
trăm triệu lạng bạc, các nước phương Tây được nhiều đặc quyền trong giao thương
với Trung Quốc. Khi làm Tổng đốc Lưỡng
quảng ông còn chỉ huy quân phối hợp với các nước phương Tây trấn áp phong trào
Nghĩa Hòa Đoàn. Từ Hi Thái Hậu đã ra lệnh cho Lý Hồng Chương phải cầu hòa bằng
mọi giá. Ngày 7 tháng 9 năm 1901, Lý Hồng Chương cùng Khánh Thân Vương Dịch
Khuông đại thần Tổng lý Nha môn đại diện Triều đình nhà Thanh cùng đại diện 11
nước Anh, Pháp, Nhật, Nga, Đức, Mỹ, Italia, Áo, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan đã ký bản
"Hiệp ước Tân Sửu" mất quyền nhục nước. Ngoài ra ông còn tham gia ký
kết các điều ước có liên quan đến Việt Nam trong Chiến tranh Pháp - Thanh. Sau
khi qua đời ông được truy tặng hàm “Thái phó”, tước “Nhất đẳng Túc Nghị hầu”,
ban tên thụy “Văn Trung” và cho phép cháu nội Lý Quốc Kiệt thừa tập. Ngoài ra,
triều đình còn cho lập 10 đền thờ thờ ông ở Bắc Kinh và các tỉnh ông từng giữ
chức.
[36] Can Thanh cung (乾清宮) là Chính điện Nội
đình, dân gian gọi là “Hậu Tam cung: Can Thanh cung, Giao Thái điện, Khôn Ninh
cung) trong đệ nhất tòa cung điện. Can Thanh cung có bề ngang 9 gian, sâu 5
gian, cao 20 mét, có
một ngai vàng ở giữa điện. Đó là Tẩm cung (nơi ngủ nghỉ) của mười sáu vị
hoàng đế của triều đại nhà Minh và nhà Thanh.
[37] Thượng quốc (上國)
có nghĩa là: i) Một cách gọi yêu
thương, tôn kính đối với tổ quốc; ii) Cách xưng hộ của chư hầu hoặc phiên bang đối
với Trung ương hoặc đại quốc trung tâm; iii) Trong thời Xuân Thu, các quốc gia
chư hầu của Trung Nguyên được gọi là Thượng quốc, còn các quốc gia Ngô Sở thì
không; iv) Chỉ kinh sư; v) Chỉ quốc đô đối với các khu vực miền tây.
[38] Chủ quốc (上國)
xuất phát từ “Chu lễ - Thu quan - Ti
nghi”, các nước chư hầu gọi nhau là chủ quốc.
[39] Chế hành (製衡) có nghĩa là hai hoặc nhiều
hình thức ràng buộc lẫn nhau, nhưng phải duy trì được trạng thái cân bằng tương
đối. Phép “chế hành” có nguồn gốc từ tư tưởng pháp trị của Thương Ưởng “Pháp
chính là quyền hành của quốc gia vậy”. Nhưng từ “chế hành” lại do Quản Tử tạo
ra: “Hoàn công hỏi, Quản tử đáp: “Ngô
dục chế hành sơn chi thuật, vi chi nại hà?”, có
nghĩa là để đạt được một sự cân bằng mới có lợi cho mình thì phải tạo ra các
quy tắc mới.
[40] Phí Chính Thanh (費正清)1907 - 1991) là John King Fairbank, người Mỹ. Ông là
giáo sư nhiệm kỳ tại Đại học Harvard, một nhà sử học nổi tiếng, nhà quan sát uy
tín nhất về các vấn đề Trung Quốc tại Hoa Kỳ, một thủ lĩnh trong lĩnh vực lịch
sử Trung Quốc hiện đại ở Hoa Kỳ, ông cũng là người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu
Đông Á của Đại học Harvard. Trong suốt cuộc đời của mình, ông giữ chức phó chủ
tịch Hiệp hội Viễn Đông Hoa Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Châu Á, Chủ tịch Hội Lịch sử
và Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Đông Á. Ông cũng là một thành viên của chính phủ
Hoa Kỳ, nhà hoạt động xã hội và cố vấn chính sách.
[41] Thời đại Giang Hộ (江戸時代), còn gọi là thời kỳ Tokugawa, là một giai đoạn trong lịch sử Nhật Bản từ
năm 1603 đến năm 1868. Thời kỳ này đánh dấu bằng sự thống trị của Edo hay Mạc
phủ Tokugawa, chính thức thành lập năm 1603 bởi Chinh di Đại tướng quân Edo đầu
tiên Tokugawa Ieyasu. Thời kỳ này chấm dứt với cuộc Minh Trị Duy Tân, sự phục hồi
của Đế quyền và Tướng quân thứ 15 và cuối cùng Tokugawa Yoshinobu thoái vị. Thời
kỳ Edo cũng được coi là mở đầu cho thời kỳ cận đại ở Nhật Bản.
Tài liệu dẫn
(1) 台湾开明书店:《断句十三经经文·尚书》,台湾开明书店1991年版,《禹贡》,第7页;何新华:《试析古代中国的天下观》,《东南亚研究》2006年第1期。đài loan khai minh thư điếm: “đoạn
cú thập tam kinh kinh văn· thượng thư”, đài loan khai minh thư điếm 1991 niên bản,
“vũ cống”, đệ 7 hiệt; hà tân hoa: “thí tích cổ đại trung quốc đích thiên hạ quan”,
“đông nam á nghiên cứu” 2006 niên đệ 1 kì.
(2) 台湾开明书店:《断句十三经经文·周礼》,《职方氏》,第51页;顾颉刚:《浪口村随笔》卷2,辽宁教育出版社1998年版,第35~36页。đài loan khai minh thư điếm: “đoạn cú
thập tam kinh kinh văn· chu lễ”, “chức phương thị”, đệ 51 hiệt; cố hiệt cương:
“lãng khẩu thôn tùy bút” quyển 2, liêu trữ giáo dục xuất bản xã 1998 niên bản,
đệ 35 – 36 hiệt.
(3) 安部健夫:《中国人の天下 :政治思想史的》,《ハバド·燕京·同志社东方文化讲座》第6 ,京都:ハバ ド·燕京·同志社东方文化讲座委员会1954年版,第1~64页。an bộ kiện phu: “trung quốc nhân の thiên hạ: chánh trị tư tưởng sử đích”,
“ハバド· yến
kinh· đồng chí xã đông phương văn hóa giảng tọa” đệ 6, kinh đô: ハバ ド· yến kinh· đồng chí xã đông phương
văn hóa giảng tọa ủy viên hội 1954 niên bản, đệ 1 – 64 hiệt.
(4) 张启雄,《中华世界秩序原理的源起:近代中国外交纷争中的古典文化价值》,吴志攀等编《东亚的价值》,北京大学出版社2010年版,第105~107、111~116、129~133、144~146页。trương khải hùng, “trung hoa thế giới
trật tự nguyên lí đích nguyên khởi: cận đại trung quốc ngoại giao phân tranh
trung đích cổ điển văn hóa giới trị”, ngô chí phàn đẳng biên “đông á đích giới
trị”, bắc kinh đại học xuất bản xã 2010 niên bản, đệ 105 – 107, 111 – 116, 129
– 133, 144 – 146 hiệt.
(5) 台湾开明书局:《断句十三经经文·礼记》,《郊特牲》,第50页;郑玄注,孔颖达疏:《礼记注疏》卷5,《重宋本十三经注疏》,《曲礼下》,第91页a。đài loan khai minh thư cục: đoạn cú thập tam kinh kinh văn· lễ
kí”, “giao đặc sinh”, đệ 50 hiệt; trịnh huyền chú, khổng dĩnh đạt sơ: “lễ kí chú sơ” quyển 5,
“trọng tống bản thập tam kinh chú sơ”, “khúc lễ hạ”, đệ 91 hiệt a.
(6) 佩雷拉蒙夫、马尔提诺夫合著:《霸权的华夏帝国:朝贡制度下中国的世界观和外交策略》,林毅夫,林健一合译,前卫出版社2006年版,第17〜26页。bội lôi lạp mông phu, mã nhĩ đề nặc phu hợp trứ: “bá quyền đích hoa hạ đế quốc: triêu cống chế độ hạ trung quốc đích thế giới quan hòa ngoại giao sách lược”, lâm nghị phu, lâm kiện nhất hợp dịch, tiền vệ xuất bản xã 2006 niên bản, đệ 17 – 26 hiệt.
(7) 刘纪曜:《鸦片战争期间中国朝野的天朝意像及其衍生的观念、态度与行动(1839〜1842)》,《台湾师范大学历史学报》1976年第4期。lưu kỉ diệu: “nha phiến chiến tranh kì
gian trung quốc triêu dã đích thiên triêu ý tượng cập kì diễn sanh đích quan niệm,
thái độ dữ hành động (1839 - 1842)”, “đài loan sư phạm đại học lịch sử học báo”
1976 niên đệ 4 kì.
(8) 杜预注,孔颖达疏:《春秋左传注疏》卷五六,《重宋本十三经注疏》,艺文印书馆1965年版,《定公十年》,第976页b;黄枝连:《亚洲的华夏秩序:中国与亚洲国家关系形态论》,中国人民大学出版社1992年版。đỗ dự chú, khổng dĩnh đạt sơ: “xuân
thu tả truyện chú sớ” quyển ngũ lục, “trọng tống bản thập tam kinh chú sớ”,
nghệ văn ấn thư quán 1965 niên bản, “định
công thập niên”, đệ 976 hiệt b; hoàng chi liên: “á châu đích hoa hạ trật tự:
trung quốc dữ á châu quốc gia quan hệ hình thái luận”, trung quốc nhân dân đại
học xuất bản xã 1992 niên bản.
(9) 张启雄:《中华世界帝国与近代中日纷争》,蒋永敬编《近百年中日关系论文集》,中华民国史料中心1992年版,第20〜26页。trương khải hùng: “trung hoa thế giới
đế quốc dữ cận đại trung nhật phân tranh”, tương vĩnh kính biên “cận bách niên trung
nhật quan hệ luận văn tập”, trung hoa dân quốc sử liệu trung tâm 1992 niên
bản, đệ 20 - 26 hiệt.
(10) 台湾开明书局:《断句十三经·毛诗》,第56页。đài loan khai minh thư cục: “đoạn
cú thập tam kinh · mao thi”, đệ 56 hiệt.
(11) 顾炎武:《日知录集释》卷13,台湾中华书局1981年版,《正始》,第5页a。cố viêm vũ: “nhật tri lục tập thích” quyển 13, đài loan trung hoa thư
cục 1981 niên bản, “chánh thủy”, đệ 5 hiệt
a.
(12) 韩愈:《原道》卷558,董诰等编《全唐文》,中华书局1987年版,第5649页b。 hàn dũ: “nguyên đạo” quyển 558, đổng
cáo đẳng biên “toàn đường văn”, trung hoa thư cục 1987 niên bản, đệ 5649 hiệt b.
(13) 岸本美绪:《后十六世纪与清朝》,《清史研究》2005年第2期;葛兆光:《朝贡、礼仪与衣冠——从乾隆五十五年安南国王热河祝寿及请改易服色说起》,《复旦学报(社会科学版)》2012年第2期。ngạn bổn mĩ tự: “hậu thập lục thế
kỉ dữ thanh triêu”, “thanh sử nghiên cứu” 2005 niên đệ 2 kì; cát
triệu quang: “triều cống, lễ nghi dữ y quan - tòng càn long ngũ thập ngũ
niên an nam quốc vương nhiệt hà chúc thọ cập thỉnh cải dịch phục sắc thuyết
khởi”, “phục đán học báo (xã hội khoa học bản)” 2012 niên đệ 2 kì.
(14) 《清太宗实录》卷28,中华书局1986年版,第359a-360页a,天聪十年四月己卯。
“thanh thái tông thật lục” quyển 28, trung hoa thư cục 1986 niên bản, đệ 359a - 360 hiệt a, thiên thông thập niên tứ nguyệt kỉ mão.
“thanh thái tông thật lục” quyển 28, trung hoa thư cục 1986 niên bản, đệ 359a - 360 hiệt a, thiên thông thập niên tứ nguyệt kỉ mão.
(15) 萧敏如:《从华夷到中西:清代〈春秋〉学华夷观研究》,花木兰文化出版社2009年版,第77〜90、129〜133、174〜185、187〜191页。tiêu mẫn như: “tòng hoa di đáo trung
tây: thanh đại “xuân thu” học hoa di quan nghiên cứu”, hoa mộc lan văn hóa xuất
bản xã 2009 niên bản, đệ 77 – 90, 129 – 133, 174 – 185, 187 - 191 hiệt.
(16) 岸本美绪:《徳冶の想》,《中国社会と文化》第30卷,第54页。ngạn bổn mĩ tự: “đức dãの tưởng”, “trung quốc xã hội と văn hóa” đệ 30 quyển, đệ 54 hiệt.
(17) 萧敏如:《从华夷到中西:清代〈春秋〉学华夷观研究》第187〜191页。tiêu mẫn như: “tòng hoa di đáo trung
tây: thanh đại “xuân thu” học hoa di quan nghiên cứu”, đệ 187 - 191 hiệt.
(18) 韩愈:《原道》卷558,董诰等编《全唐文》,中华书局1987年版,第5649页b。hàn dũ: “nguyên đạo” quyển 558, đổng
cáo đẳng biên “toàn đường văn”, trung hoa thư cục 1987 niên bản, đệ 5649 hiệt b.
(19) 清世宗:《大义觉迷录》,中国城市出版社1999年版,第2〜3、5页;萧敏如:《从华夷到中西:清代〈春秋〉学华夷观研究》,第77~90,129~133,174~185,187~191页。thanh thế tông: “đại nghĩa giác mê lục”,
trung quốc thành thị xuất bản xã 1999 niên bản, đệ 2 – 3, 5 hiệt; tiêu mẫn như:
“tòng hoa di đáo trung tây: thanh đại “xuân thu” học hoa di quan nghiên cứu”, đệ
77 – 90, 129 – 133, 174 – 185, 187 – 191 hiệt.
(20) 伊东贵之:《思想としての中国近世》,东京大学出版会2005年版,第137~222页。y đông quý chi: “tư tưởng としての trung quốc cận thế”, đông kinh đại học
xuất bản hội 2005 niên bản, đệ 137 – 222 hiệt.
(21) 平野聪:《清帝とチベット:多民族合の成立と瓦解》,名古屋大学出版社2004年版,第36~47,139~175页。bình dã thông: “thanh đếとチベット: đa dân tộc hợp の thành lậpと ngõa giải”, danh cổ ốc đại học xuất bản
xã 2004 niên bản, đệ 36 – 47, 139 – 175 hiệt.
(22) 吴志铿:《清代前期满洲本位政策的拟订与调整》,《台湾师范大学历史学报》1994年6月。ngô chí khanh: “thanh đại tiền kì mãn
châu bản vị chánh sách đích nghĩ đính dữ điều chỉnh”, “đài loan sư phạm đại học
lịch sử học báo” 1994 niên 6 nguyệt.
(23) 王健文:《帝国秩序与族群想象:帝制中国初期的华夏意识》,甘怀真编:《东亚历史上的天下与中国概念》,台湾大学出版中心2007年版,第159~162,169页;王尔敏:《中国近代思想史论》,华世出版社1977年版,第210页;拉铁摩尔:《中国的亚洲内陆边疆》,唐晓峰译,江苏人民出版社2005年版,第157〜159页;理查德兹:《差异的面纱:文学,人类学及艺术中的文化表现》,如一译,辽宁教育出版社2003年版,第10页。vương kiện văn: “đế quốc trật tự dữ tộc
quần tưởng tượng: đế chế trung quốc sơ kì đích hoa hạ ý thức”, cam hoài chân
biên: “đông á lịch sử thượng đích thiên hạ dữ trung quốc khái niệm”, đài loan đại
học xuất bản trung tâm 2007 niên bản, đệ 159 – 162, 169 hiệt; vương nhĩ mẫn: “trung
quốc cận đại tư tưởng sử luận”, hoa thế xuất bản xã 1977 niên bản, đệ 210 hiệt; lạp thiết ma nhĩ: “trung quốc
đích á châu nội lục biên cương”, đường hiểu phong dịch, giang tô nhân dân xuất
bản xã 2005 niên bản, đệ 157 – 159 hiệt; lí tra đức tư: “sai dị đích diện sa:
văn học, nhân loại học cập nghệ thuật trung đích văn hóa biểu hiện”, như nhất dịch,
liêu trữ giáo dục xuất bản xã 2003 niên bản, đệ 10 hiệt.
(24) 织田万:《清国行政法泛论》,华世出版社1979年版,第170~171页。日本学者织田万指出,为了怀柔外藩,清帝对内外蒙古王公未有夺封地,去汗号之事,不像对宗室觉罗可擅行与夺。chức điền vạn: “thanh quốc hành chánh
pháp phiếm luận”, hoa thế xuất bản xã 1979 niên bản, đệ 170 – 171 hiệt. nhật
bản học giả chức điền vạn chỉ xuất, vi liễu hoài nhu ngoại phiên, thanh đế đối
nội ngoại mông cổ vương công vị hữu đoạt phong địa, khứ hãn hào chi sự, bất
tượng đối tông thất giác la khả thiện hành dữ đoạt.
(25) 王开玺认为尼果赖行三跪九叩礼,但李齐芳认为尼果赖只行鞠躬礼。王开玺:《清代外交礼仪的交涉与论争》,人民出版社2009年版,第121~126页;李齐芳:《清雍正皇帝两次遣使赴俄之谜——十八世纪中叶中俄关系之一幕》,《中央研究院近代史所集刊》1984年6月。vương khai tỉ nhận vi ni quả lại
hành tam quỵ cửu khấu lễ, đãn lí tề phương nhận vi ni quả lại chỉ hành cúc cung
lễ. vương khai tỉ: “thanh đại ngoại giao lễ nghi đích giao thiệp dữ luận tranh”,
nhân dân xuất bản xã 2009 niên bản, đệ 121 – 126 hiệt; lí tề phương: “thanh ung
chính hoàng đế lưỡng thứ khiển sử phó nga chi mê - thập bát thế kỉ trung hiệp
trung nga quan hệ chi nhất mạc”, “trung ương nghiên cứu viện cận đại sử sở tập khan”
1984 niên 6 nguyệt.
(26) 清高宗:《皇朝文献通考》卷300《四裔考八》,第7485页c;李齐芳:《清雍正皇帝两次遣使赴俄之谜——十八世纪中叶中俄关系之一幕》,第58页。thanh cao tông: “hoàng triều văn hiến
thông khảo” quyển 300 “tứ duệ khảo bát”, đệ 7485 hiệt c; lí tề phương: “thanh
ung chính hoàng đế lưỡng thứ khiển sử phó nga chi mê - thập bát thế kỉ trung hiệp
trung nga quan hệ chi nhất mạc”, đệ 58 hiệt.
(27) 吴相湘:《清宫秘谭》,远东图书公司1961年版,第44~45页。ngô tương tương: “thanh cung bí đàm”,
viễn đông đồ thư công ti 1961 niên bản, đệ 44 - 45 hiệt.
[28] 柳明:《1768年の“キャフタ条追加条”をめぐる清とロシアの交について》,《东洋史研究》2003年第3期。liễu minh: “1768 niên の “キャフタ điều truy gia điều”をめぐる thanhとロシアの giaoについて” “đông dương sử nghiên cứu” 2003 niên đệ 3 kì.
(29) 陈维新:《清代对俄外交礼仪体制及藩属归属交涉(1644~1861)》,黑龙江教育出版社2012年版,第144~152页。trần duy tân: “thanh đại đối nga ngoại
giao lễ nghi thể chế cập phiên chúc quy chúc giao thiệp (1644 - 1861)”, hắc
long giang giáo dục xuất bản xã 2012 niên bản, đệ 144 – 152 hiệt.
(30) 岩井茂树:《清代の互市と“沈外交”》,夫马进编《中国东アジア外交交流史の研究》,京都大学学术出版会2007年版,第380~382页。nham tỉnh mậu thụ: “thanh đạiの hỗ thị と “trầm ngoại giao”, phu mã tiến biên “trung
quốc đông アジア ngoại giao giao lưu sử の nghiên cứu”, kinh đô đại học học thuật
xuất bản hội 2007 niên bản, đệ 380 – 382 hiệt.
(31) 梁嘉彬:《广东十三行考》,商务印书馆1937年版,第365~367,388~389,395页;梁廷编:《粤海关志》卷28,沈云龙编《近代中国史料丛刊续编》第19册,文海出版社1975年版,《部覆两广总督李侍尧议(乾隆二十四年)》,第22b~28页a。[31] lương gia bân: “nghiễm đông thập
tam hành khảo”, thương vụ ấn thư quán 1937 niên bản, đệ 365 – 367, 388 – 389, 395
hiệt; lương đình biên: “việt hải quan chí” quyển 28, trầm vân long biên “cận đại
trung quốc sử liệu tùng khan tục biên” đệ 19 sách, văn hải xuất bản xã 1975 niên
bản, “bộ phúc lưỡng nghiễm tổng đốc lí thị nghiêu nghị (càn long nhị thập tứ
niên)”, đệ 22b - 28 hiệt a.
[32] 柳明:《1768年の“キャフタ条追加条”をめぐる清とロシアの交について》,第18~33页。liễu minh: “1768 niên の “キャフタ điều truy gia điều”をめぐる thanhとロシアの giaoについて”đệ 18 – 33 hiệt.
(33) 何伟亚:《怀柔远人:马嘎尔尼使华的中英礼仪冲突》,邓常春译,社会科学文献出版社2002年版,第229~232页。hà vĩ á: “hoài nhu viễn nhân: mã kiết
nhĩ ni sử hoa đích trung anh lễ nghi trùng đột”, đặng thường xuân dịch, xã hội
khoa học văn hiến xuất bản xã 2002 niên bản, đệ 229 – 232 hiệt.
(34) 黄一农:《印象与真相——清朝中英两国的觐礼之争》,《中央研究院历史语言研究所集刊》2007年第1期。hoàng nhất nông: “ấn tượng dữ chân
tương - thanh triều trung anh lưỡng quốc đích cận lễ chi tranh”, “trung ương
nghiên cứu viện lịch sử ngữ ngôn nghiên cứu sở tập khan” 2007 niên đệ 1 kì.
(35) 王开玺:《马嘎尔尼跪谒乾隆帝考析》,《历史档案》1999年第5期;张顺洪:《马嘎尔尼和阿美士德对华评价与态度的比较》,《近代史研究》1992年第3期;何伟亚:《怀柔远人:马嘎尔尼使华的中英礼仪冲突》,第177〜182页;吴晓钧:《阿美士德使节团探析——以天朝观之实践为中心》,硕士学位论文,新竹清华大学历史所,2008年。vương khai tỉ: “mã kiết nhĩ ni quỵ yết
can long đế khảo tích”, “lịch sử đương án” 1999 niên đệ 5 kì; trương thuận hồng:
“mã kiết nhĩ ni hòa a mĩ sĩ đức đối hoa bình giới dữ thái độ đích bỉ giác”, “cận
đại sử nghiên cứu” 1992 niên đệ3 kì; hà vĩ á: “hoài nhu viễn nhân: mã kiết nhĩ
ni sử hoa đích trung anh lễ nghi trùng đột”, đệ 177 - 182 hiệt; ngô hiểu quân:
“a mĩ sĩ đức sử tiết đoàn tham tích - dĩ thiên triều quan chi thật tiễn vi
trung tâm”, thạc sĩ học vị luận văn, tân trúc thanh hoa đại học lịch sử sở, 2008
niên.
(36) 茅海建:《近代的尺度:两次鸦片战争军事与外交(增订版)》,生活·读书·新知三联书店2011年版。mao hải kiến: “cận đại đích xích độ: lưỡng
thứ nha phiến chiến tranh quân sự dữ ngoại giao (tăng đính bản)”, sinh hoạt, độc
thư, tân tri tam liên thư điếm 2011 niên bản.
(37) 宝鋆:《筹办夷务始末(同治朝)》卷1,中华书局2008年版,号1,第1~2页,咸丰十一年七月十八日奕等奏与布路斯国议定通商条约情形折。bảo quân: “trù bạn di vụ thủy mạt (đồng
trị triêu)” quyển 1, trung hoa thư cục 2008 niên bản, hào 1, đệ 1 - 2 hiệt, hàm phong thập nhất niên
thất nguyệt thập bát nhật dịch đẳng tấu dữ bố lộ tư quốc nghị định thông thương
điều ước tình hình chiết.
(38) 芮玛丽:《同治中兴:中国保守主义的最后扺抗(1862-1874)》,房德龄等译,中国社会科学出版社2002年版,第30~34页。nhuế mã lệ: “đồng trị trung hưng:
trung quốc bảo thủ chủ nghĩa đích tối hậu chỉ kháng (1862 - 1874)”, phòng đức
linh đẳng dịch, trung quốc xã hội khoa học xuất bản xã 2002 niên bản, đệ 30 – 34
hiệt.
(39) 尤淑君:《宾礼到礼宾:外使觐见与晚清涉外体制的变化》,社会科学文献出版社2013年版。vưu thục quân: “tân lễ đáo lễ tân: ngoại
sử cận kiến dữ vãn thanh thiệp ngoại thể chế đích biến hóa”, xã hội khoa học
văn hiến xuất bản xã 2013 niên bản.
(40) 吴永:《庚子西狩丛谈》卷3,广西师范大学出版社2008年版,第38~40、70~72页。ngô vĩnh: “canh tử tây thú tùng đàm” quyển
3, nghiễm tây sư phạm đại học xuất bản xã 2008 niên bản, đệ 38 – 40, 70 - 72 hiệt.
(41)八咏楼主人编:《西巡回銮始末记》卷3,沈云龙编《近代中国史料丛刊》第827册,文海出版社1972年版,第153页;王树增:《1901——一个帝国的背影》,海南出版社2004年版,第526~527页;菅野正:《清末日中史の研究》,汲古书院2002年版,第300~333页。bát vịnh lâu chủ nhân biên: “tây tuần
hồi loan thủy mạt kí” quyển 3, trầm vân long biên “cận đại trung quốc sử
liệu tùng khan” đệ 827 sách, văn hải xuất bản xã 1972 niên bản, đệ 153 hiệt;
vương thụ tăng: 1901 - nhất cá đế quốc đích bối ảnh”, hải nam xuất bản xã 2004 niên
bản, đệ 526 – 527 hiệt; gian dã chánh: “thanh mạt nhật trung sử の nghiên cứu”, cấp cổ thư viện 2002 niên
bản, đệ 300 – 333 hiệt.
(42) 何伟亚:《英国的课业:19世纪中国的帝国主义教程》,刘天路,邓红风译,社会科学文献出版社2007年版,第274、277、278页。[42] hà vĩ á: “anh quốc đích khóa nghiệp:
19 thế kỉ trung quốc đích đế quốc chủ nghĩa giáo trình”, lưu thiên lộ, đặng hồng
phong dịch, xã hội khoa học văn hiến xuất bản xã 2007 niên bản, đệ 274, 277, 278
hiệt.
(43) 席裕福,沈师徐辑:《皇朝政典类纂》卷497,沈云龙编:《近代中国史料丛刊续编》第871〜920册,文海出版社1982年版,《外交二十三》,第4页b。tịch dụ phúc, trầm sư từ tập: “hoàng triều chính điển loại toản”
quyển 497, trầm vân long biên: “cận đại trung quốc sử liệu tùng khan tục biên”
đệ 871 – 920 sách, văn hải xuất bản xã 1982 niên bản, “ngoại giao nhị thập tam”,
đệ 4 hiệt b.
(44)《印督据见前使希商定相见礼节由》,“中研院”近代史研究所藏,外务部档案,档号:02-16-003-04-021,光绪三十三年六月二十七日外务部收查办西藏大臣张荫棠电。“ấn đốc cư kiến tiền sử hi thương
định tương kiến lễ tiết do”, “trung nghiên viện” cận đại sử nghiên cứu sở tàng,
ngoại vụ bộ đương án, đương hào: 02-16-003-04-021, quang tự tam thập tam niên lục nguyệt
nhị thập thất nhật ngoại vụ bộ thu tra bạn tây tàng đại thần trương ấm đường điện.
(45) 《清德宗实录》卷575,第602b〜603页a,光绪三十三年六月辛酉;上海商务印书馆编:《大清新法令(1901~1911)》卷11,王兰瓶,马冬梅点校,商务印书馆2010年版,第357页,内阁会奏酌拟典礼院官制折并单;《宣统政记》卷56,第1009页b,宣统三年六月辛卯;《典礼院官制案》,“中研院”近代史研究所藏,外务部档案,档号:02-23-003-13,宣统三年闰六月初二日。“thanh đức tông thật lục” quyển 575,
đệ 602b – 603 hiệt a, quang tự tam thập tam niên lục nguyệt tân dậu; thượng hải
thương vụ ấn thư quán biên: “đại thanh tân pháp lệnh (1901 - 1911)” quyển 11,
vương lan bình, mã đông mai điểm giáo, thương vụ ấn thư quán 2010 niên bản, đệ 357
hiệt, nội các hội tấu chước nghĩ điển lễ viện quan chế chiết tịnh đan; “tuyên
thống chánh kí” quyển 56, đệ 1009 hiệt b, tuyên thống tam niên lục nguyệt tân mão;
“điển lễ viện quan chế án”, “trung nghiên viện” cận đại sử nghiên cứu sở tàng, ngoại
vụ bộ đương án, đương hào: 02-23-003-13, tuyên thống tam niên nhuận lục nguyệt
sơ nhị nhật.
(46) 张启雄:《外蒙主权归属交涉(1911~1916)》,“中研院”近代史研究所1995年版,第124~125、191~235、270~303页;“蒙藏委员会”:《民国以来中央对蒙藏的施政》,“蒙藏委员会”1971年版,第27~36、38-42页;冯明珠:《近代中英西藏与川藏边情》,台湾故宫博物院1996年版,第307~456页。trương khải hùng: “ngoại mông chủ quyền
quy chúc giao thiệp (1911 - 1916)”, “ trung nghiên viện” cận đại sử nghiên cứu
sở 1995 niên bản, đệ 124 – 125, 191 – 235, 270 – 303 hiệt; “mông tạng ủy viên hội”:
“dân quốc dĩ lai trung ương đối mông tạng đích thi chính”, “ mông tạng ủy viên
hội” 1971 niên bản, đệ 27 – 36, 38 - 42 hiệt; phùng minh châu: “cận đại trung
anh tây tạng dữ xuyên tạng biên tình”, đài loan cố cung bác vật viện 1996 niên
bản, đệ 307 – 456 hiệt.
(47) 张存武:《清韩宗藩贸易》,“中研院”近代史研究所1978年版。trương tồn vũ: “thanh hàn tông phiên mậu
dịch”, “trung nghiên viện” cận đại sử nghiên cứu sở 1978 niên bản.
(48) 张莉:《黄遵宪对世界潮流的观察》,《黄遵宪研究新论》,社会科学文献出版社2007年版,第26~36页。trương lị: “hoàng tuân hiến đối thế giới
triều lưu đích quan sát”, “hoàng tuân hiến nghiên cứu tân luận”, xã hội khoa học
văn hiến xuất bản xã 2007 niên bản, đệ 26 - 36 hiệt.
(49) 藤村一郎:《吉野作造の政治:もうひとつの大政策》,有志舍2012年版。đằng thôn nhất lang: “cát dã tác tạo の chính trị: もうひとつの đại chánh sách”, hữu chí xá 2012 niên
bản.
(50) 杨奎松,王建朗合编:《抗日战争时期中国对外关系》,中国社会科学出版社2009年版。dương khuê tùng, vương kiến lãng hợp
biên: “kháng nhật chiến tranh thì kì trung quốc đối ngoại quan hệ”, trung quốc xã
hội khoa học xuất bản xã 2009 niên bản. thanh đại “thiên hạ trật tự quan” đích
kiến lập, giải cấu cập kì chuyển hóa văn chương do văn hóa túng hoành phát biểu,
thì gian: 2018-06-11, biên cương trung quốc vưu thục quân “thiên hạ” nhất từ, tại
nho gia tư tưởng thể hệ lí hữu đa chủng hàm nghĩa khả dĩ chỉ hàm cái tứ di dữ
hoa hạ đích trừu tượng địa lí không gian, dã khả dĩ tác vi duy trì thế giới thuận
lợi vận chuyển đích văn hóa khái niệm dữ trật tự nguyên lí. Thanh đế quốc thị
truyện thống hoàng quyền đích tối hậu nhất cá vương triêu, đối “thiên hạ trật tự”
đích kinh điển thuyên thích tối vi thành thục, dã hữu túc cú đích quốc lực thật
tiễn “thiên hạ trật tự” đích vận tác, sử thanh đế quốc kiêm dung tịnh súc, kiến
lập nhất cá đa dân tộc đích đại đế quốc, dã năng thấu quá “tân lễ thể chế” quy
phạm chu biên bộ tộc quốc gia đích chính trị quan hệ dữ kinh tể giao hoán, kiến
lập ổn định đích đông á thế giới trật tự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét