Powered By Blogger

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2019

Đặc trưng thời đại của học thuật nhà Tống (1)

Hàn Nghị
 
Tóm tắt:

Nhà Tống là thời kỳ bước ngoặt quan trọng trong học thuật Trung Quốc cổ và là thời hoàng kim phát triển học thuật ở Trung Quốc. Trong lịch sử học thuật của nhà Tống, từ quan điểm nội dung, Tống học hưng khởi và cuối cùng thay thế Hán học (học thuật thời nhà Hán*), sự hưng khởi của phong trào cổ văn và sự thay thế cuối cùng của biền thể văn (thể loại các đoạn văn, câu văn đối nhau từng cặp một*), sự xuất hiện của lý tính và ý nghĩa của sử học và sự thay thế cuối cùng của tính chú sớ sử học (giảng rõ chữ và câu kể cả âm đọc, ý nghĩa của kinh sách gọi là chú, giải thích lời chú gọi là sớ*), Thiền tông thống lĩnh thiên hạ và cuối cùng thay thế các giáo phái khác để trở thành dòng chính của Phật giáo Trung Quốc, “Tam giáo hợp nhất” đã thay thế “Tam giáo đỉnh lập” (đỉnh lập = đứng độc lập như ba chân của một cái đỉnh*) để trở thành một xu hướng tư tưởng mới trong thời nhà Tống, cũng như sự phát triển và thịnh vượng của khoa học kỹ thuật; từ quan điểm nội hàm và bản chất của học thuật, các học giả nhà Tống đã cho thấy các đặc trưng của tính cởi mở, tương thích và sáng tạo; từ góc độ ảnh hưởng học thuật, sự đổi mới học thuật của nhà Tống không chỉ là sự kế thừa, ý nghĩa của sự khởi đầu nhiều hơn ý nghĩa của sự kế thừa, và lý thuyết và thực hành được kết hợp chặt chẽ. Loại tinh thần tiên phong và sáng tạo mạnh mẽ này phản ánh định hướng giá trị học thuật chung, theo đuổi khái niệm và tinh thần nhân cách đạo đức của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo từ giữa thế kỷ thứ 9 đến giữa thế kỷ 13. Dựa trên những thay đổi về học thuật trong các triều đại nhà Đường và nhà Tống, bài viết này tìm hiểu các đặc trưng của thời đại học thuật của nhà Tống từ góc độ lịch sử học thuật.

Nhà Tống là thời kỳ bước ngoặt quan trọng trong học thuật Trung Quốc cổ trung đại và là thời hoàng kim phát triển học thuật của Trung Quốc. Vương Quốc Duy [1] cho rằng: “Học thuật thời nhà Tống, các lĩnh vực phát triển tối đa, và sự tiến bộ là rõ ràng nhất...Do đó, các hoạt động của tri thức con người thời Thiên Thủy Nhất Triều [2] (chỉ nhà Tống*), và nhiều khía cạnh văn hóa, thì các triều đại Hán Đường trước đó, và Nguyên Minh về sau, đều không bằng.” (1) Trần Dần Khác [3] cũng cho rằng: “Nền văn hóa của dân tộc Hoa Hạ, sau hàng ngàn năm tiến hóa, đã đạt tới đỉnh cao trong thời nhà Tống” (2). Tống Hi [4] cũng cho rằng: “Trung Quốc có một lịch sử lâu dài, về võ công phải nhường cho hai thời Hán Đường; về học thuật văn hóa tất nhiên trước hết phải là Lưỡng Tống. Các học giả thời nhà Tống có môi trường học thuật rộng lớn, cách tiếp cận học thuật rất khoáng đạt, và phương pháp học thuật cũng rất thấu đáo. Đây là những đóng góp có ý nghĩa to lớn được trang trọng ghi lại trong lịch sử học thuật của Trung Quốc, và không nên bỏ qua.” (3) Về học thuật nhà Tống, từ góc độ kinh học, chủ yếu là sự suy đồi của Hán học, và sự hưng khởi của Tống học; từ góc độ văn học, chủ yếu là sự suy tàn của phong cách biền văn và sự trỗi dậy của cổ văn [5]; về phương diện lịch sử, chủ yếu là sự suy thoái của tính chú sớ trong sử học, và sự trỗi dậy của tính chất ý nghĩa và hợp lý lịch sử; về Phật học, chủ yếu là sự suy tàn của các Phật phái khác nhau, và Thiền tông phương Nam dẫn đầu thiên hạ; từ góc độ mối quan hệ Tam giáo thì “Tam giáo hợp nhất” đã thay thế “Tam giáo đỉnh lập”, về khoa học và kỹ thuật, thì khoa học và kỹ thuật của nhà Tống đã đạt được sự phát triển chưa từng có và đạt đến đỉnh cao nhất của sự phát triển khoa học kỹ thuật Trung Quốc cổ đại. Liên quan đến học thuật của nhà Tống, kể từ khi học giả người Nhật Naito Konan [6] lần đầu tiên đề xuất “cuộc cách mạng Đường Tống” (4) vào đầu thế kỷ 20, khái niệm này ngày càng nhận được nhiều sự chú ý từ giới học thuật trong và ngoài nước. Các học giả tiếp tục đưa ra những giải thích mới cho chủ đề này, và đến giờ đã đạt được những kết quả nghiên cứu đáng kể. Đặc biệt là nghiên cứu Tống học của tiên sinh Tất Hiệp [7] trong những năm gần đây đã mở ra một cách mới để chúng ta diễn giải và kiểm tra lại lịch sử học thuật của nhà Tống. (5) Dựa trên những bối cảnh thay đổi về học thuật trong các triều đại Đường Tống, bài viết này tìm hiểu các đặc trưng của thời đại học thuật của nhà Tống từ góc độ lịch sử học thuật.

1. Hoàn cảnh thời đại của sự phát triển học thuật nhà Tống

Trong lịch sử phát triển học thuật truyền thống của Trung Quốc, sự thống nhất và phân liệt chính trị thường quyết định tương lai và vận mệnh của các học giả, và do đó quyết định những thay đổi trong thể loại và phong cách học thuật. Nhà Tống thống nhất đã chấm dứt cục diện chia rẽ cát cứ kể từ khi kết thúc nhà Đường và Ngũ đại, mở ra một cục diện mới cho sự phát triển của văn hóa học thuật. Tiên sinh Đặng Quang Minh cho rằng từ môi trường bên ngoài của sự phát triển văn hóa học thuật, "Những người cai trị tối cao của triều đại Bắc Tống đã không áp đặt chủ nghĩa chuyên chế về văn hóa, nó cũng chứng minh rằng chính sách này (mặc dù không được họ xây dựng một cách có ý thức) đã có tác dụng rất tốt cho việc giải phóng tương đối tư tưởng của các học giả thời đó. Tống học sở dĩ thịnh vượng không thể không nghiên cứu, đó chính là nguyên do quan trọng nhất (6). Tiên sinh Mâu Việt cũng nói: “Nếu muốn truy tìm các nguyên do cho sự thịnh vượng của văn hóa nhà Tống, trước tiên nên xem xét chính sách văn hóa của nhà Tống cùng sự tôn trọng và khoan dung đối với các học giả.” (7) Trên thực tế, sự thịnh vượng của học thuật trong triều đại nhà Tống không thể tách rời với chính sách “sùng văn ức võ” của nhà Tống.

Không có các tổ chức học thuật chuyên ngành ở Trung Quốc cổ đại, các tổ chức được thành lập vào thời nhà Tống liên quan đến chủ trương học thuật chủ yếu là Sùng Văn viện. “Lân Đài cố sự” Quyển I của Trình Câu đời Tống viết:

“Thuở quốc sơ, theo hệ thống của thế hệ trước, lấy Chiêu Văn quán [8], Sử quán [9], Tập Hiền viện [10] làm Tam quán, thường gọi là Sùng Văn viện. [11] Trực quán đến việc kiểm tra chọn lựa thường gọi là quán chức, tất là thi tuyển để chọn người dùng về sau; không thi thì chọn lấy, và nhiều ơn huệ khác tùy theo công lao hay hình phạt, hoặc tùy theo thâm niên [11] của giám ty tỉnh phủ vậy”.   

Việc thực thi chế độ quan lại thời Nguyên Phong (năm 1078 – 1085, đời Tống Thần tông *) đều sử dụng các chức vụ của Tam quán quy vào bí thư tỉnh [14], các quan chức của bí thư tỉnh từ thiếu giám [15] đến chánh tự [16] đều nhậm chức ở Tam quán. Đến thời Nguyên Hựu (năm 1086 – 1094, đời Tống Triết tông *) lại thi tuyển vào Học sỹ viện [17] lệnh cho làm chỉnh lý, đối chiếu (kinh sách, tài liệu*), giữ chức bí thư tỉnh; nếu là quan bí thư tỉnh thì ắt không phải thi, mà được chọn. Đạt đến việc đề cử hơn người, đãi ngộ nhuần đậm, cất nhắc ưu mãn, đến những đề cử cất nhắc đặc biệt khác, đãi ngộ dày đậm, đề bạt dồi dào, dù thềm ngọc gian nan, sách thẻ tre giản yếu, đại để không giống như các sở quan khác vậy (8).  

Sự thật lịch sử này cho chúng ta thấy rõ rằng nội các của nhà Tống đã kế thừa hệ thống của các triều đại nhà Đường và Ngũ đại, lấy Chiêu văn quán, Sử quán, Tập hiền viện làm Tam quán, và gọi chung là “Sùng văn viện”, quản lý các loại địa đồ, hộ tịch, cương thổ, người dân, sách học trên toàn quốc; ngoài ra, Trung đường (trưởng quan) Sùng văn viện đã xây dựng một bí các, và tiếp tục xây dựng Thái thanh lâu, Long đồ các, Thiên chương các thuộc cơ cấu Tàng thư; sau khi thay đổi hệ thống quan chế thời Nguyên Phong (1078 – 1085 thời Tống Thần tông*), lấy Bí thư tỉnh thay cho Sùng văn viện, tổng lãnh các vấn đề liên quan, và  một tập hệ thống chế độ Tam quán nghiêm mật đã được hình thành. Từ đó có thể thấy rằng Sùng văn viện và Bí thư tỉnh không chỉ là Trung tâm quản lý đồ thư quán, mà còn có chức năng lựa chọn, tuyên dương và tuyển dụng các tài năng học thuật. Ngoài ra, Quốc Tử giám, Thái học, các châu quận địa phương và thư viện cũng là các cơ sở quan trọng để đất nước đào tạo các tài năng học thuật. Trong bối cảnh chế độ khoa cử nhà Tống cực kỳ phát đạt, làm cho tài năng học thuật trở thành chủ thể của bộ phận trí thức cổ đại, điều đó có nghĩa là, đại đa số trí thức thời cổ đại có khả năng tham gia nghiên cứu học thuật.

Vào thời nhà Tống, đội ngũ chủ thể nghiên cứu học thuật đã trải qua những đổi mới. Sự suy tàn của các môn phiệt thế tộc [21] và việc thực hiện hệ thống khoa cử, làm cho số lượng và thực lực của giai cấp địa chủ thứ tộc [22] (không phải là thế tộc môn phiệt, thứ tộc còn được gọi là nhà nghèo – ‘hàn môn’, họ nghèo  - ‘hàn tộc’ ) chiếm ưu thế tuyệt đối trong xã hội, giúp nâng cao đáng kể chất lượng văn hóa của toàn xã hội.

Tiên sinh Đặng Quảng Minh [23] cho rằng: “Cơ cấu nội tại của chế độ khoa cử Lưỡng Tống đã phát huy tác dụng tiến bộ của nó, mà những lợi ích xã hội nhận được thật khác xa so với những lợi ích xã hội nhận được ở triều đại nhà Đường.” (9) Việc thực hiện chế độ khoa cử, làm cho nho gia sỹ đại phu thời kỳ Đường Tống được cung cấp một vũ đài học thuật và chính trị mới. Ngoài các học giả Nho giáo, các nhà sư và đạo sỹ thời Lưỡng Tống cũng tham gia nghiên cứu Phật học và Đạo học. Kinh Phật được dịch, Đại tạng kinh Phật giáo và Đạo tạng kinh được biên soạn, cũng đã xuất hiện các trước tác Phật sử và Đạo sử đã thúc đẩy sự tiến bộ học thuật của Phật giáo và Đạo giáo. Đồng thời, việc cải thiện các điều kiện nghiên cứu học thuật, sự phổ biến của việc khắc và in, sự phổ biến và cải tiến của kỹ thuật sản xuất giấy, lượng sách lưu thông tăng mạnh, các sách vở khai sáng nông thôn đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nghiên cứu học thuật ở thời nhà Tống. Sự lưu hành quy mô lớn các tài liệu đọc giúp khai sáng nông thôn đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nghiên cứu học thuật trong thời nhà Tống.

Vào thời nhà Tống, hệ thống phân loại học thuật cổ xưa của Trung Quốc cũng đã được hoàn thiện, tạo thành một hệ thống phân loại học thuật lấy “Lục nghệ” (Sáu nghề) làm cốt lõi, và lấy “Tứ bộ” làm khung giá cho hệ thống phân loại học thuật. Ngay từ thời Đông Chu, Tần và Hán, Trung Quốc đã hình thành phương pháp phân loại “Lục nghệ” gồm “Thi”, “Thư", “Lễ”, “Dịch”, “Nhạc” và “Xuân Thu”. Vào cuối triều đại Tây Hán, Lưu Hâm [24] đã viết "Thất lược” [25], rồi phân “Tập lược”, “Lục nghệ lược”, “Chư tử lược”, “Thi phú lược”, “Binh thư lược”, “Thuật thư lược”, “Phương kỹ lược” bảy bộ phận, làm cho hệ thống phân loại học thuật tiến thêm một bước. Vào thời nhà Tấn (266 - 420), “Trung kinh” của Tuân Úc [27] đã đề xuất bốn bộ phân loại là “Kinh”, “Sử”, “Tử” và “Tập”, hậu thế cũng theo đó mà làm. Vào thời Ngũ Đại - Bắc Tống, các sách “Cựu Đường thư – Kinh tịch chí” và “Tân Đường thư – Nghệ Văn chí” lại đưa trước thuật của Phật học và Đạo học nhập vào bộ “Sử” hoặc “Tử”, thành Sử hai bộ, do đó, các tác phẩm sử Phật giáo và Đạo giáo đã có được một vị trí tương đối hợp lý trong hệ thống học thuật Trung Quốc.

Mặc dù cách phân loại trong danh mục trên thuộc về mục lục học, nhưng từ góc độ phân loại tài liệu, nó đã phản ánh một ý tưởng phân loại học thuật cổ xưa của Trung Quốc, đặc biệt là một số phương pháp phân loại về phương diện phân định lĩnh vực giống như người ngày nay vẫn làm. Là một bảng tổng kết về văn hóa học thuật và thành tựu học thuật, việc biên soạn các cuốn sách quy mô lớn, sách lịch sử, Đạo Tạng kinh, Đại Tạng kinh trong triều đại nhà Tống là rất ấn tượng. Sự xuất hiện của các tài liệu này là kết quả của dung hợp, hội nhập và tổng kết thời đại, cũng như tư liệu mô tả các tư tưởng học thuật và thành tựu học thuật của thời đại đó.

Nếu chúng ta coi “Tống sử - Nghệ văn chí” [28] là nền tảng học thuật và thành tựu học thuật của nhà Tống, thì từ những biến đổi trong sử sách chúng ta có thể hiểu được tình hình chung về học thuật của nhà Tống, và lượng giá được sự phát triển, pha trộn, biến đổi tri thức và tư tưởng thời nhà Tống. “Tống sử - Nghệ văn chí” viết: “Sử cũ của nhà Tống từ Thái tổ (Triệu Khuông Dẫn 960 – 976*) đến Ninh Tông (Triệu Khoách 1194 – 1224*) phân toàn bộ thư sách thành bốn bộ. Chí nghệ văn, từ đầu đến giờ vẫn là một bộ, có mất mát thêm bớt, có dị có đồng. Nay cắt bỏ những chỗ trùng rườm, hợp làm một (thể loại*) chí, đại thể từ Ninh tông về sau phần sử của nó không còn là (thể loại*) lục nữa, giống như trước sử được phân thành kinh, sử, tử, tập bốn loại mà sắp xếp vậy, đại thể là thư (sách*) có 9819 bộ, 11.9972 quyển vậy”. (10) Với 119.972 cuốn sách ở đây có thể nói là nền tảng học thuật cao cấp (trị học [29]) của người đời Tống. Nó vượt qua tổng số 13.269 quyển của “Hán thư – Nghệ văn chí”, 36.708 quyển của “Tùy thư – Kinh tịch chí”, và 53.915 quyển của “Tân Đường thư – Nghệ văn chí”. Đó thực sự là đỉnh cao nhất trong sự phát triển của văn hóa học thuật Trung Quốc cổ đại.

2. Tống học thay thế Hán học trở thành chủ lưu phát triển học thuật

Vào những năm 1940, khi nói về sự phát triển của văn hóa Trung Quốc cổ đại, tiên sinh Trần Dần Khác đã chỉ ra: “Học thuật của nước ta trong những năm gần đây,... điều duy nhất có thể nói: sự phục hưng của học thuật thời nhà Tống, hoặc sự kiến lập một Tống học mới”. (11) Diễn ngôn của Trần tiên sinh đã khai sáng vị trí ưu tiên cho nghiên cứu Tống học. Xung quanh lĩnh vực loại hình nghiên cứu mới của Tống học, giới học thuật trong và ngoài nước đã thực hiện các nghiên cứu dài hạn trong thế kỷ qua và đã đạt được nhiều kết quả có giá trị. (12) Học thuật Đường Tống biến đổi như thế nào? Tại sao nó lại biến đổi? Nội hàm và và tinh thần của Tống học là gì? Các nhà Khổng học, Phật học và Đạo học đóng vai trò gì trong việc cải cách Kinh học [30] thời nhà Tống? Việc nghiên cứu về những vấn đề này đã được thực hiện từ những năm 1980. Đặng Quảng Minh, Tất Hiệp, Trần Thực Ngạc và các học giả khác đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về sự hình thành, phát triển và tiến hóa của Tống học từ góc độ phát triển của lịch sử tư tưởng học thuật Trung Quốc cổ đại, chú ý đến mối quan hệ thâm nhập giữa Phật giáo và Nho giáo cũng như vị thế và vai trò của các tăng nhân trong lịch sử tư tưởng học thuật thời nhà Tống, làm thay đổi điểm yếu này trong cục diện nghiên cứu chung (13). Đặc biệt là công trình “Diễn biến và phát triển của Tống học” được tiên sinh Tất Hiệp thực hiện, là một tập đại thành của việc nghiên cứu về Tống học đến thế kỷ 20, và có ý nghĩa tạo ra kỷ nguyên trong phát triển lý thuyết.

Tống học là gì? Tiên sinh Đặng Quảng Minh cho rằng “Tống học là thực chất đối lập với Hán học, là một phản động lực gây ra bởi Hán học” (14). Tiên sinh Tất Hiệp khẳng định: “Tân Tống học bao gồm nhiều phương diện của triết học (chủ yếu là Kinh học), lịch sử, văn học nghệ thuật, bao quát một phạm vi tương đối rộng; các nghiên cứu về Tống học đề cập đến một cách suy nghĩ mới, phương pháp mới và phong cách nghiên cứu mới trong việc khám phá kinh điển Nho giáo cổ đại, một tư duy mới hoàn toàn khác với Hán học, một phương pháp mới, một phong cách học mới. (15) Trần Thực Ngạc cũng cho rằng: “Tống học là thời kỳ trưởng thành về văn hóa của xã hội phong kiến Trung Quốc, thời kỳ toàn thịnh của Nho học, về một phương diện nào đó là phản truyền thống Hán, đêm trước của cuộc cách mạng học thuật hiện đại - Thanh, là một hệ thống học thuật khổng lồ vượt qua giới hạn của triều đại". (16) Cái gọi là Hán học, cũng đề cập đến nghiên cứu kinh điển, là dòng học thuật chủ lưu của nhà Hán. Nó đề cập đến các tác phẩm đầu tiên của Nho giáo – “Thi”, “Thư”, “Lễ”, “Dịch”, “Nhạc”, “Xuân Thu”. Vào thời Tây Hán (202 TCN – 9 SCN), trải qua cơn Lửa Tần [31] và cuộc chiến tranh nông dân thời Tần mạt  tình trạng mất mát điển tịch của Nho gia cực kỳ nghiêm trọng. Thời Ngũ đế (Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn*) ấn định Nho học là cao quý nhất, các học giả đã tiến hành bổ sung và chú giải, tạo ra một phương pháp nghiên cứu độc đáo về việc phân tích cú pháp và ngữ nghĩa của các chương, phần, đoạn, câu. “Hán thư - Nho lâm truyện” viết: “Từ thời Vũ đế lập “Ngũ kinh Bác sĩ” [32], đặt ra tôn ty đệ tử, lập khoa xạ sách [33], khuyên lấy lộc quan, trăm năm có lẻ, chuyển giao thành quả mà hưng thịnh dần dần, phên giậu lá cành sinh sôi nảy nở, một Kinh thuyết đến hơn trăm vạn lời, chúng đại sư đến hơn ngàn tăng nhân, bởi vì lợi lộc là con đường đúng vậy” (17). Trong thời Đông Hán, sau Hội nghị Bạch Hổ quan [34] và Trịnh Huyền [35], Mao Hanh [36] đều chú giải nhiều bộ kinh sách, Kinh học bắt đầu ngày càng trở nên phiền rườm, đánh mất tinh thần khai phóng thuở ban đầu của nó, mà biến thành xiềng xích trói buộc các thành tố tư tưởng của trí thức. “Hậu Hán thư - Nho lâm truyện” chỉ rõ: “Song chương cú dần dần trở nên rỗng cạn, mà đa phần lấy phù hoa mà khoe khoang lẫn nhau, phong cách của nhà Nho xem ra suy rồi vậy” (18). Trong các thời Ngụy, Tấn và Nam Bắc triều, Kinh học đã xuất hiện một phong cách mới về loại hình văn cách - sửa cho đúng nghĩa hoặc giải thích văn bản, giải thích nghĩa, diễn giải câu từ v.v., đồng thời, đã ra đời một loại hình nghiên cứu kinh điển Phật học mới (19). Đóng góp lớn nhất trong Kinh học của nhà Tùy và nhà Đường là “Ngũ kinh chính nghĩa” [37] do Khổng Dĩnh Đạt [38] (575-648) biên soạn, đây là nỗ lực cuối cùng của nhà Đường trong việc xây dựng một trật tự tư tưởng mới. Sau khi ban hành “Ngũ kinh chính nghĩa”, nó đã trở thành nền tảng cho việc “ban lệnh khảo thí trình tự tuyển chọn Minh kinh [39] hàng năm”. (20)

Đồng thời, Lục Đức Minh [40] cũng đã viết “Kinh điển thích văn”, tập hợp hơn 230 lời diễn giải gia huấn, và tác phẩm chú âm. Sau đó, Kinh học ngày càng suy đồi, và ngày càng rơi vào vũng lầy của triết học rườm rà và mất đi sức sống. Do đó, việc thay thế Hán học bằng Tống học chính là sản phẩm vận động mâu thuẫn của sự vật trong lịch sử học thuật, dẫn đến tự đổi mới và tự phát triển của lịch sử học thuật Trung Quốc. Vậy đâu là sự khác biệt cơ bản giữa Hán học và Tống học? Tại sao Tống học lại có thể thay thế cho Hán học? Xét về nguyên nhân bên trong thì Hán học “chia cắt văn bản, tách biệt các từ, làm cho ngôn từ trở nên phiền toái, học giả chịu chết, không tài nào đạt tới được hạn độ của nó”, (21) từ Hán đến Đường, ngày càng phiền phức, chịu tác động và giành giật ảnh hưởng của Phật giáo nước ngoài, thật khó mà có thể trở thành đối thủ xứng tầm được. Còn Tống học dựa trên mục đích chung của kinh điển, đã làm sống lại tinh thần cởi mở cũ của Nho giáo truyền thống và hoàn thành việc tự đổi mới của các học giả Trung Quốc cổ đại.

Từ cách tiếp cận “trị học”, Hán học bắt đầu bằng huấn hỗ [41] chương cú (phần, đoạn, câu) - chú giải các chương, phần, đoạn, câu - nghĩa là bắt đầu từ sự xử lý tinh tế, để hiểu thấu được mục đích của kinh điển, mà Tống học thì lại tất yếu bắt đầu với những điểm chính, các nghĩa lớn của kinh điển, tức là từ quan điểm vĩ mô để chú giải kinh sách nhằm thông hiểu mục đích của kinh điển. Tiên sinh Đặng Quảng Minh cho rằng: “Nguyên do mà các học giả Nho giáo nên từ bỏ chương cú huấn hỗ của các học giả Hán Đường mà nhấn mạnh nội hàm ý nghĩa của kinh điển, nguyên do nội tại nằm ở thái độ chối từ thứ triết lý rườm rà của Hán Nho, và muốn chuyển hướng, còn nguyên do ngoại tại là người ta nhận thấy nguồn tri thức Phật học của chư tăng lại nói về tâm tính học (“Tâm tính chi học: tâm, bản tâm, lương tâm; tính, bản tính, Phật tính. Tâm tính học đề cập đến việc con người sở dĩ là người chính là nhờ học vấn”. Mưu Tông Tam: “Tâm thể dữ Tính thể”*), về phương diện này, tưởng cũng muốn có thể tranh cao thấp với họ.” (22).  

Nói tóm lại, “Từ quan điểm phương pháp luận, Hán học thuộc loại hình vi mô, còn Tống học thuộc loại vĩ mô. Trong lịch sử phát triển học thuật Trung Quốc cổ đại, Tống học đã tạo ra một cục diện mới về khảo sát học thuật, thể hiện những ý tưởng mới và phương pháp mới độc đáo của nó.” (23) Đúng như tiên sinh Trần Dần Khác đã nói: “Học thuật nhà Tống đã hồi sinh, hay Tân Tống học đã được kiến lập.” (24) Ở đây, thuật ngữ “Tống học”, tiên sinh Tất Hiệp đã phân giải một cách chi tiết, không còn đi vào những chi tiết không cần thiết nữa. Theo khẳng định của Trần tiên sinh, Tống học không chỉ đồng nghĩa với văn hóa Trung Quốc phát triển cao mà còn đại diện cho tương lai phát triển học thuật của Trung Quốc nữa. Trong quá trình nghiên cứu tư tưởng học thuật và lịch sử văn hóa hiện nay, việc tái thẩm xét và diễn giải bản chất và nội hàm của Tống học có ý nghĩa to lớn. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, giới học thuật đã không chú ý đến Tống học, thậm chí giới học giả đã lẫn lộn Tống học và Lý học [42], gây ra sự hiểu lầm lớn nhất trong lịch sử học thuật.

Tống học bắt đầu từ cuối triều đại nhà Đường và được hình thành từ thời Khánh Lịch (1041 – 1048, Tống Nhân tông*) trong triều đại Bắc Tống, phát triển trong thời Gia Hựu (1056 – 1063, Tống Nhân tông*), Trị Bình (1063 – 1067, Tống Anh tông*) và tiến hóa trong triều đại Nam Tống (1127 – 1279*). Liên quan đến các đặc trưng và nội dung chính của các giai đoạn hình thành, phát triển và tiến hóa của Tống học, “Tống Nguyên học án” của Hoàng Tuân Hy, Toàn Tổ Vọng đời Thanh, “Tống học Phát triển và Diễn biến” của Tất Hiệp, “Bắc Tống văn hóa sử thuật luận” của Trần Thực Ngạc đã thảo luận chi tiết và sẽ không mô tả lại ở đây.
_______________________________________

Nguồn: (2009),宋代学史的代特征,中国科学院 自然科学史研究所,北京,hàn nghị, lược luận tống đại học thuật sử đích thì đại đặc chinh,  trung quốc khoa học viện tự nhiên khoa học sử nghiên cứu sở bắc kinh100010 http://sourcedb.ihns.cas.cn/cn/

Người dịch: Hà Hữu Nga

Tác giả: Hàn Nghị sinh năm 1974 tại huyện Lâm Nghi, tỉnh Cam Túc, tiến sĩ lịch sử, tiến sĩ khoa học và công nghệ, nhà nghiên cứu của Viện Lịch sử Tự nhiên của Viện Khoa học Trung Quốc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Truyền thông Trung Quốc, Phó Giám đốc Phòng Nghiên cứu Lịch sử, giảng viên thỉnh giảng tại Viện Lịch sử Khoa học Max Planck. Ông chủ yếu nghiên cứu lịch sử y học; trong những năm gần đây, ông tập trung vào dịch bệnh và phòng chống dịch bệnh lớn thời nhà Tống, sự hình thành và phổ biến sách y học thời nhà Tống, và quản lý sản xuất dược phẩm thời nhà Tống. Ông đã được trao giải thưởng giảng viên xuất sắc của Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc.

Chú thích của người dịch

[1] Vương Quốc Duy (王國維) 1877 - 1927) người Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, là một học giả nổi tiếng với danh tiếng quốc tế trong thời kỳ cận hiện đại của Trung Quốc. Ông tiếp nhận ảnh hưởng của tư tưởng cải cách tư sản, kết hợp triết học và tư tưởng thẩm mỹ phương Tây với triết học và thẩm mỹ cổ điển Trung Quốc, nghiên cứu triết học và thẩm mỹ, hình thành một tư tưởng thẩm mỹ độc đáo. Ông cũng nghiên cứu lịch sử, triết học cổ đại và khảo cổ học, có kiến thức sâu sắc về giáo dục, triết học, văn học, kinh kịch, thẩm mỹ, lịch sử và văn học cổ đại. Ông để lại một di sản học thuật sâu sắc cho kho báu của văn hóa dân tộc Trung Quốc.

[2] Thiên Thủy nhất triều (天水一朝) thường được dùng để chỉ “Triều đại nhà Tống”. Tống sử, quyển 65 ghi: “Thiên Thủy là quốc tính vậy”. Họ Triệu trong thiên hạ đều có nguồn gốc từ Thiên Thủy. Thiên Thủy có “Thiên Thủy đường” là đất tế tổ họ Triệu, những người cầm quyền nhà Tống là họ Triệu; Tống Huy Tông trước khi lên ngôi được phong “Thiên Thủy Quận vương”, Tống Khâm tông được phong “Thiên Thủy Quận công”. Trần Dần Khác tiên sinh từng viết: “Văn hóa của dân tộc Hoa Hạ, trải qua vài nghìn năm, đạt tới đỉnh cao ở thời Triệu Tống. Sau đó dần suy vi, cuối cùng tất phục hưng”.

[3] Trần Dần Khác (陳寅恪 1890 1969), tự Hạc Thọ, quê gốc huyện Tu Thủy, thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, nhưng sinh ra ở Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Ông là một nhà sử học hiện đại, nhà nghiên cứu văn học cổ điển của Trung Quốc, nhà ngôn ngữ học, đã từng là Viện sỹ Viện Hàn lâm Sinica Đài Loan, và là một trong bốn đại đạo sư của Đại học Quốc gia Thanh Hoa (ba người còn lại là Lương Khải Siêu, Vương Quốc Duy, và Triệu Nguyên Nhậm). Ông thông hiểu hơn 20 ngôn ngữ; tác phẩm chính có “Liễu như thị biệt truyện”, “Tùy Đường chế độ uyên nguyên lược luận cảo”, “Đường đại chánh trị sử thuật luận cảo”. Cùng với Tiền Mục, Trần Viên, Lữ Tư Miễn, ông là một trong “Hiện đại tứ đại sử học gia” do Nghiêm Canh Vọng bình tuyển. 

[4] Tống Hi (宋晞 1920 - 2007), nhà sử học Đài Loan, người huyện Lệ Thủy, tỉnh Chiết Giang. Ông tốt nghiệp khoa Lịch sử của Đại học Quốc gia Chiết Giang và lấy bằng thạc sĩ tại Đại học Chiết Giang, bằng thạc sĩ tại Đại học Columbia và bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Konkuk của Hàn Quốc. Ông theo Quốc Dân đảng đến Đài Loan, làm việc tại Viện nghiên cứu quốc phòng. Ông cũng đã đến Hoa Kỳ để làm cố vấn văn hóa của Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân Quốc. Ông từng là trưởng khoa Lịch sử của Đại học Văn hóa Trung Quốc, giám đốc của Viện Lịch sử, trưởng khoa Nghệ thuật Tự do. Ông qua đời ngày 22 tháng 3 năm 2007 trong một tai nạn xe hơi. Các tác phẩm tiêu biểu của ông có “Tống sử nghiên cứu luận tùng”, “Lữ mĩ luận tùng”, “Trung Quốc hiện đại sử luận tùng” v.v.,. 

[5] Cổ văn (古文) là phong cách tản văn Trung Quốc cổ đại, và hình thức của nó tự do hơn. Ban đầu được gọi là tản văn của các triều đại tiên Tần, Tần và Hán, nhưng sau phong trào cổ văn Đường Tống, đã có một bước đột phá mới trong phong cách viết tản văn của Trung Quốc.

[6] Naitō Konan (1866 - 1934), sinh tại tỉnh Akita, Nhật Bản, nhà sử học và nhà tội phạm học. Từ năm 1907 đến 1926, ông dạy lịch sử tại Đại học Kyoto. Hầu hết những người tài năng mà ông tiếp xúc đều có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành quan điểm lịch sử của ông. Trong chuyến thăm Trung Quốc, thông qua bút đàm, đã kết giao với Nghiêm Phục, Văn Đình Thức, Trương Nguyên Tế, Trầm Tằng Thực, Kha Thiệu Mân, Vương Quốc Duy, La Chấn Ngọc, Lưu Ngạc, v.v.,.

[7] Tất Hiệp (漆俠 1923 - 2001) nhà sử học Trung Quốc, người huyện Cự Dã, tỉnh Sơn Đông, vào học tại Khoa Lịch sử của Đại học Quốc gia Tây Nam năm 1944. Sau khi tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh năm 1948, ông vào Học viện Lịch sử của Đại học Khoa học và Nghệ thuật Bắc Kinh. Từ tháng 3 năm 1951 đến tháng 12 năm 1953, ông làm trợ lý nghiên cứu tại Viện Lịch sử hiện đại của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Từ năm 1953, ông đã giảng dạy tại Đại học Sư phạm Thiên Tân (sau đổi tên thành Đại học Sư phạm Thiên Tân và Đại học Hà Bắc). Ông là giám đốc, giáo sư của Viện Lịch sử thuộc Đại học Hà Bắc, chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Tống sử, cố vấn của Hội Lịch sử Chiến tranh Nông dân Trung Quốc. Năm 2001, ông qua đời ở Bảo Định, Hà Bắc. Ông là tác giả của “Cải cách Vương An Thạch”, “Lịch sử kinh tế của nhà Tống” và “Lịch sử kinh tế Liêu, Hạ, Kim”.
  
[8] Chiêu Văn quán (昭文館) hoặc Hoằng văn quán, được thành lập từ thời Đông Hán, về sau có Sùng văn quán, Sĩ lâm quán. Thời Đường, Tống cải xưng Hoằng văn quán, cùng Tập hiền thư viện, Sử quán hợp xưng “Tam quán”. Năm Vũ Đức thứ tư (621) nhà Đường lập Tu văn quán tại Môn hạ tỉnh, năm Vũ Đức thứ chín (626) đổi thành Hoằng văn quán. Thới Đường Thái tông tuyển văn sĩ tài danh thiên hạ gồm bọn Ngu Thế Nam, Diêu Tư Liêm, Âu Dương Tuân, Thái Doãn Cung, Tiêu Đức Ngôn, v.v. Đường Trung Tông, năm Thần Long nguyên niên (705), vì kỵ húy Hiếu kính hoàng đế Lý Hoằng nên đổi thành Chiêu văn quán, đổi Hoằng văn quán đại học sĩ thành Chiêu văn quán đại học sĩ. Đường Huyền Tông Khai nguyên thứ bay (719), khôi phục tên cũ Hoằng văn quán, bố trí giáo thư lang, quan giáo lý. Tống Thái Tông Thái Bình Hưng quốc năm thức ba (978), sáng lập Chiêu văn quán, Tập hiền viện, Sử quán tam quán thư viện, ban tên Sùng văn viện. Thời Nguyên, Minh đều bố trí Hoằng văn quán, không lâu thì bỏ.

[9] Sử quán (史館) thời Đường Thái Tông bố trí sử quán tu soạn, phụ trách biên soạn quốc sử, có người chuyên biên tu sử các triều đại trước nhà Đường như “Tấn thư”, “Lương thư”, “Trần thư”, “Bắc Tề thư”, “Chu thư”, “Tùy thư” đều là biên tu ở Sử quán. Bắc Tề bắt đầu bố trí, lấy Tể tướng kiêm lĩnh, gọi là Giám tu quốc sử. Tống lấy Sử quán và Chiêu văn quán, Tập hiền viện làm Tam quán, quan viên đều gọi là quán chức. Nam Tống bỏ Sử quán, bố trí Quốc sử viện và Thực lục viện. Liêu, Kim đều bố trí Quốc sử viện. Thời nhà Nguyên bố trí Hàn lâm kiêm Quốc sử viện, Hàn lâm học sĩ kiêm tu quốc sử. Thời Minh lấy chức tu sử quy thành Hàn lâm viện; nhà Thanh bố trí Quốc sử quán soạn thuật quốc sử. 

[10] Tập Hiền viện (集賢院) còn gọi là Tập hiền thư viện, Tập hiền điện thư viện. Thiên lộc các, Văn đức điện, Văn lâm quán, Lân chỉ điện, Quan văn điện của Tập hiền thư viện thời Hán, Tùy, Đường đều một mạch tương truyền. Năm Khai Nguyên thứ mười ba (725) đổi “Lệ chánh điện” thành Tập hiền viện, có học sĩ, trực học sĩ, thị giảng học sĩ gồm 18 người. Thời Tống lập Sử quán, Chiêu văn quán, Tập hiền thư viện, hợp gọi “Tam quán”, ban tên Sùng văn viện. Tống Thái Tông Đoan Củng nguyên niên (988) xây dựng Hữu bí các, chuyên thu thiện bản. Nhà Nguyên đồ tịch quy về Bí thư giám, vẫn có Tập hiền viện, trật tòng nhị phẩm. Minh Thanh hai triều có Tập hiền viện. Năm Hàm Phong thứ mười (1860) Anh Pháp xâm lược chiếm lĩnh Viên minh viên, Tập hiền viện về sau Viên minh viên bị hủy vì hỏa hoạn.

[11] Sùng Văn viện (崇文院) Đường Thái Tông năm Trinh Quan trung lập Sùng văn quán, làm thái tử học quán, bố trí học sĩ quan, phụ trách Đông cung kinh tịch đồ thư, lấy giáo thụ chư sinh. Thời Bắc Tống theo chế độ nhà Đường, lấy Chiêu văn quán, Sử quán, Tập hiền viện ở Biện Kinh làm Tam quán. Thái Bình Hưng quốc năm thứ ba (978), lập Tam quán thư viện, gọi là Sùng văn viện. Đoan Củng nguyên niên (988), thành Sùng văn viện trung đường kiến bí các, cùng Tam quán gọi chung là Sùng văn viện. Nguyên Phong đổi quy về bí thư tỉnh.

[12] Giám ti (監司) là hệ thống giám sát quan lại. Từ thời Hán trở đi thứ sử, chuyển động sử, án sát sử, bố chánh sử đều gọi chung là giám ti. Có trưởng quan giám sát châu huyện. Thời Tống chuyển vận sứ, chuyển vận phó sứ, chuyển vận phán quan và đề điểm hình ngục đều gọi là giám ti. Thời Nguyên liêm phóng sứ và thời Minh bố chánh sứ, án sát sứ đều gọi giám ti. Nhà Thanh bố chánh sứ, án sát sứ và đốc sát sở thuộc phủ, châu, huyện các đạo viên đều gọi là giám ti.

[13] Cửu thứ (久次) là thâm niên công tác của quan lại.

[14] Bí thư tỉnh (祕書省) thời cổ ở Trung Quốc là cơ cấu chuyên quản lý tàng thư quốc gia ở trung ương. Từ hậu kỳ Đông Hán đã lập bí thư giám, đến Nam Bắc triều thăng là bí thư tỉnh. Thời Kim Nguyên tái lập bí thư giám, đến Minh sơ bị bãi bỏ.

[15] Thiếu giám (少監) thời nhà Đường bố trí quan thự thiếu giám chủ yếu có Điện trung tỉnh, Bí thư tỉnh, Ti thiên thai, Tương tác giám và Thiếu phủ giám. Điện trung tỉnh thì nhà Tùy bố trí Điện nội tỉnh (vì kỵ húy tên Dương Trung), Đường Cao tổ Vũ Đức nguyên niên (618) đổi tên. Giám chưởng phục dịch việc ăn uống của thiên tử có thiết giám 1 người, hàm tòng tam phẩm, thiếu giám 2 người, hàm tòng tứ phẩm thượng.

 [16] Chánh tự (正字), giáo thư lang (校書郎) là tên chức quan, chánh tự cùng giáo thư lang coi về các thư sách giáo điển. Thời Hậu Ngụy bí thư tỉnh bắt đầu bố trí giáo thư lang, thời Đường giáo thư lang vẫn thuộc bí thư tỉnh, quan giai tòng cửu phẩm thượng, chủ yếu làm công việc hiệu đính văn chương và chuyên về lưu trữ, bảo quản, chủ trì so sánh, đối chiếu thư tịch. Nhiều danh nhân thời nhà Đường đã từng làm giáo thư lang như: Bạch Cư Dị, Vương Xương Linh, Lý Thương Ẩn, Tiền Khởi, Nguyên Chẩn, Lý Đức Dụ, Tiết Long, Lý Đoan, Chu Khánh Dư. Còn một loại giáo thư lang thuộc Chúc môn hạ tỉnh [17], Hoằng văn quán [18]  

[17] Môn hạ tỉnh (門下省) là tên cơ quan trung ương tối cao, thời Ngụy Tấn đến Tống. Ban đầu gọi là Trung tự, đến thời Tùy Đường chính thức thiết lập quy chế Tam tỉnh Lục bộ là Thượng thư tỉnh, Trung thư tỉnh còn Môn hạ tỉnh, bắt đầu từ Tây Tấn. Môn hạ tỉnh có: Thị trung 2 người, chánh tam phẩm, phụ trách xuất nạp đế mệnh, lễ nghi.

[18] Hoằng văn quán (弘文館) tên cơ quan, Đường Vũ Đức tứ niên (621) bố trí Tu văn quán ở Môn hạ tỉnh. Năm thứ chính, Thái tông tức vị, đổi thành Hoằng văn quán, tập hợp tới hơn 20 vạn quyển sách; bố trí học sĩ, chưởng giáo chánh đồ tịch, giáo thụ sinh đồ; giáo thư lang, chưởng giáo lí điển tịch. Có quán chủ 1 người, tổng lĩnh quán vụ; học sinh vài chục người, đều tuyển hoàng tộc quý thích và tử đệ của quan cao cấp ở kinh thành. Đường Trung Tông Thần Long nguyên niên (705) kỵ húy tên thái tử Lý Hoằng, đổi viết Chiêu văn quán. Huyền Tông Khai Nguyên thứ bảy (719) đổi lại thành Hoằng văn quán.

[19] Học sĩ viện (学士院) là tên sở quan, tương đương hàn lâm học sĩ viện, nguyên có khuê chương các học sĩ viện. Minh, Thanh bỏ tên Học sĩ viện, đổi thành Hàn lâm viện. Đường sơ thường gọi là Nho học sĩ khởi thảo chiếu lệnh, không có danh hiệu. Thời Huyền tông bố trí Hàn lâm thị chiếu, phê đáp sớ biểu, ứng hòa văn chương, lại tuyển văn học chí sĩ làm Hàn lâm cung phụng, cùng Tập hiền viện học sĩ phân ra phụ trách chế chiếu thư sắc. Khai Nguyên thứ 26 (738) đổi gọi Hàn lâm học sĩ, xây dựng Học sĩ viện, phụ trách khởi thảo nhậm miễn chức tước, hiệu lệnh chinh phạt, chiếu lệnh cơ mật, cố vấn cho hoàng đế, hiệu xưng “nội tướng”. Tống gọi là Hàn lâm học sĩ viện.

[20] Giáo lý (校理) là xem xét, đối chiếu, chỉnh lý, xuất xứ: “Hán thư – Lưu Hâm truyện” i) “Hiếu Thành hoàng đế…giáo lí cựu văn.” ii) luận lý, giảng lý; iii) thẩm sát trị lý; iv) tên chức quan cổ, phụ trách giáo khám chỉnh lí tàng thư cung đình.

[21] Môn phiệt (門閥) là các tộc họ nổi tiếng nhiều thế hệ, trong các triều đại Ngụy Tấn họ có một địa vị đặc biệt của giai cấp chủ đất. Hệ thống này đạt đến đỉnh cao vào thời Đông Tấn. Đến thời nhà Đường, nó dần được thay thế bằng hệ thống khoa cử dựa trên kiểm tra trình độ văn hóa cá nhân, hình thành một hệ thống tuyển chọn quan liêu mang đặc trưng Trung Quốc.

[22] Thế tộc (世族) là các gia tộc quý tộc huyết mạch gắn bó với nhau, là các môn phiệt thời Nam Bắc triều. Lịch sử Trung Quốc nổi tiếng có các thế tộc thời Xuân Thu thuộc Tấn quốc lục khanh, là các họ: Triệu, Hàn, Ngụy, Trí, Phạm,Trung Hành. Thời Tùy Đường có 5 họ: họ Lý Lũng Tây, họ Lý Triệu quận, họ Thôi Bác Lăng, họ Thôi Thanh Hà, họ Lô Phạm Dương, họ Trịnh Huỳnh Dương, họ Vương Thái Nguyên.

[22] Thứ tộc (庶族) còn gọi là “hàn môn”, “hàn tộc”. Thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc không thuộc các gia tộc Sỹ tộc thì đại đa số là trung tiểu địa chủ. Do sĩ tộc trường kì nắm giữ đặc quyền chính trị, sinh hoạt xa xỉ hủ hóa, dần dần mất hết năm lực thống trị, vì vậy thứ tộc địa chủ có cơ hội thăng quan, lập quân công, phụ trách quân quyền, dần dần thủ đắc chính quyền. Vì đại sĩ tộc suy đồi nên thứ tộc hưng khởi. Thời Vũ Tắc Thiên thống trị địa vị chính trị của thứ tộc địa chủ được đề cao.

[23] Đặng Quang Minh (鄧廣銘 1907 - 1998), là người Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, sử học gia nổi tiếng của Trung Quốc chuyên về lịch sử của nhà Tống. Ông chủ yếu nghiên cứu các triều Tống, Liêu và Kim. Các tác phẩm chính của ông bao gồm: “Trung Quốc sử cương yếu - Tống Liêu Kim sử cương yếu”, “Bắc Tống chính trị cải cách gia Vương An Thạch”, “Nhạc Phi truyện”, “Tân Khí Tật truyện”, “Trần Long Xuyên truyện”, “Tân Giá Hiên niên phả”, “Giá Hiên từ biên niên tiên chú”, “Tống sử chức quan chí khảo chính”, “Tống sử hình pháp chí khảo chÍnh”, v.v..

[24] Lưu Hâm (劉歆 50 – 23 TCN) tự Tử Tuấn, đổi gọi Lưu Tú, là tôn thất nhà Hán, là học giả trọng yếu thời cuối Tây Hán, hiệp trợ Vương Mãng soán vị, nhậm chức quan cao của Tân triều “Hy Hòa quan”, hiệu xưng Quốc sư. Lưu Hâm bác lãm đồ thư, tinh thông Kinh học, đề xướng Kinh học cổ văn, cổ động lấy “Tả truyện” và “Cổ văn thượng thư” làm học quan. Tác phẩm chủ đạo có “Thất lược” và “Biệt lục”, phản ánh tư tưởng học thuật của các hệ phái đương thời.

[25] Lưu Hướng (劉向 77 – 6 TCN), tự là Tử Chính, nguyên tên là Canh Sinh, là tôn thất nhà Hán. Tác phẩm chính có “Biệt lục”, “Tân tự”, “Thuyết uyển”, “Liệt nữ truyện”, “Hồng phạm ngũ hành truyện”, “Ngũ kỉ luận”, ông còn biên đính “Chiến quốc sách”, “Sở từ”, “Tôn khanh tân thư”. Lưu Hướng từng làm quan Trung lũy giáo úy, nên còn gọi là Lưu Trung lũy. Ông là thân phụ Kinh học gia Lưu Hâm.

[26] Thất lược (七略) “Thất lược”, là bộ mục lục tàng thư quốc gia hàng đầu của Trung Quốc, gồm 7 quyển, cha con Tôn thất Hán triều Lưu Hướng, Lưu Hâm biên toản trong gần 20 năm, thành sách vào năm thứ 5 TCN. “Thất lược” thành sách rồi, Lưu Hâm lại biên saojn thành “Biệt lục” 20 quyển. Hai bộ sách trên đối với các nhà sử học hậu thế Trung Quốc có ảnh hưởng to lớn về sử học và mục lục học.

[27] Tuân Úc (荀勖 163-212), tự Văn Nhược, là một mưu sĩ có tài thời Đông Hán, có công giúp Tào Tháo gây dựng sự nghiệp thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một trọng thần rất có tiếng tăm, được Tào Tháo gọi là “Ngộ chi Tử Phòng”, so sánh ông với Trương Lương, một trong Hán sơ Tam kiệt trứ danh. Đương thời ông giữ chức Thượng thư lệnh, nên người đời hay kính gọi ông là Tuân Lệnh quân. Tuân Úc người huyện Dĩnh Âm quận Dĩnh Xuyên. Ông nội Tuân Úc là Tuân Thục làm chức huyện lệnh, cha là Tuân Côn cùng 7 anh em đều là tài tử, được gọi là Bát long (tám con rồng). Tuân Côn từng làm tướng quốc nước Tế Nam, em Tuân Côn là Tuân Sảng (chú của Tuân Úc) làm tới chức Tư không trong triều Hán Hiến Đế. Tuân Úc tuổi trẻ có tài, được tiến cử làm Hiếu liêm rồi được triều đình thu dụng làm quan tại Lạc Dương. Năm 189, Đổng Trác mang quân vào khống chế triều đình, ông rời khỏi Lạc Dương, được làm chức huyện lệnh huyện Khanh Phụ (gần Tế Ninh, Sơn Đông hiện nay). Được ít lâu, Tuân Úc bỏ chức vụ về quê ở Dĩnh Âm. Ông khuyên mọi người ở quê nên mau chóng thu xếp lên đường, không nên lưu luyến đất Dĩnh Xuyên bốn bề là chiến trường. Tuân Úc tìm đến Thứ sử Ký châu là Viên Thiệu và được thu dụng. Được một thời gian Tuân Úc nhận thấy Viên Thiệu không thể làm nên việc lớn, bèn bỏ Viên Thiệu tìm đến Đông quận (thuộc Duyện châu) theo Tào Tháo. Đó là năm 191. Nhờ có công lao, Tuân Úc được Tào Tháo phong làm Vạn Tuế đình hầu. Trong lịch sử từ trước đó, chưa từng có ai như Tuân Úc, người không có công lao chiến trận, chỉ làm Thượng thư lệnh mà được phong tước hầu. Năm 212, Tào Tháo dâng biểu lên Hán Hiến Đế đề nghị để Tuân Úc ra lĩnh quân ở huyện Tiêu với chức vụ Quang lộc đại phu tham thừa tướng quân sự. Sau đó không lâu, Tuân Úc qua đời một cách khá bí ẩn, lúc đó ông 50 tuổi. Ông được tặng hàm Thái úy, được đặt tên thụy là Kính hầu.

[28] “Nghệ văn chí” (藝文志) lần đầu tiên thấy trong Hán thư của Ban Cố, do san định “Thất lược” của Lưu Hâm mà thành, đó chính là tổ tiên của chính sử “Nghệ văn chí” đời sau. Nó cũng là tổ tiên của “Cửu lưu thập gia” (Chín phái mười nhà) trong sử truyện, mà từ “Cửu lưu thập gia” thì xuất phát từ “Hán thư Nghệ văn chí lược tự” (Lời nói đầu của Hán thư Nghệ văn chí).

[29] Trị học (治學) là từ dùng của Lỗ Tấn trong “Thư tín tập - Trí đài tĩnh nông”: “Trịnh quân nghiên cứu nghiêm cẩn, sử dụng phương pháp của Hồ Thích, thường thường dựa vào sách hiếm, độc bản, tài năng làm kinh động người ta”. “Trị” ý nói học tập nghiên cứu một cách thâm nghiêm, ôn cũ để biết mới, thấu suốt tri thức. 

[30] Kinh học (經學) chuyên nghiên cứu về kinh điển Nho giáo ban đầu đề cập đến kiến thức về các học thuyết của các triều đại trước thời Tần. Nghiên cứu về kinh điển Nho giáo là chủ thể của học thuật Trung Quốc cổ đại. Có “Tứ khố Toàn thư” bao gồm 1.773 bộ tác phẩm và 20.427 quyển kinh điển. Nghiên cứu chứa đựng những suy nghĩ phong phú, sâu sắc, và bảo tồn một lượng lớn tài liệu lịch sử quý giá, là thành phần cốt lõi của Nho giáo.

[31] Tần hỏa (秦火 Lửa Tần) chỉ việc Tần Thủy Hoàng đốt sách. 15 bài thơ “Thu hoài” của Đường Mạnh Giao viết: “Lửa Tần không đốt được lưỡi người, Lửa Tần hỏa không đốt được chữ viết”.   

[32] Ngũ kinh bác sĩ (五經博士) là tên gọi học quan, bác sỹ khởi từ Chiến Quốc, đến Tần và Hán sơ chức vụ bác sỹ phụ trách giữ gìn đồ thư, là cố vấn cổ kim cho Hoàng đế. Hán Vũ đế lập Ngũ kinh Bác sỹ, dạy dỗ đệ tử, vì vậy Bác sỹ chuyên truyền thụ Kinh điển Nho gia cho học quan. Thời Hán sơ “Dịch”, “Thư”, “Thi”, “Lễ”, “Xuân Thu” mỗi bộ Kinh chỉ có một “gia” – học giả, mỗi Kinh bố trí một Bác sỹ, vì vậy mà gọi là “Ngũ kinh bác sỹ”. Đến mạt kỳ Tây Hán các học giả nghiên cứu Ngũ kinh dần dần tăng lên đến 14 học giả, vì vậy mà gọi là Ngũ kinh thập tứ Bác sỹ.

[33] Xạ sách (射策) một trong những phương pháp thi tuyển của Trung Quốc để lựa chọn học giả. Người kiểm tra chính đặt câu hỏi, phương sách nằm trong các sách đặt trên bàn. Người kiểm tra lấy một trong số đó và gọi đó là “xạ sách”, thí sinh trả lời các câu hỏi về chính sách.

[34] Hội nghị Bạch Hổ quan (白虎觀會議 Bạch Hổ quan hội nghị) thời Chương đế Đông Hán triệu tập các đại phu, bác sỹ, nghị lang, lang quan và chư sinh họp tại Bạch Hổ quan để thảo luận về học thuật kinh điển Nho gia. Từ thời Hán Vũ đế, Đổng Trọng Thư đề xuất “bãi truất bách gia, độc tôn nho thuật” trở đi, tư tưởng Nho gia dần dần trở thành tư tưởng thống trị triều Hán.

[35] Trịnh Huyền (鄭玄 127 – 200 SCN), tự Khang Thành, người Cao Mật, Bắc Hải (nay là thành phố Cao Mật, tỉnh Sơn Đông), là học giả Nho gia, Đại sư Kinh học cuối thời Đông Hán. Môn đệ hàng ngàn người, dù gia đình rất nghèo nhưng ham học hỏi. Người đời gọi các trứ tác của ông là “Trịnh học”. Thời Đường Trinh Quan ông được liệt vào hàng 22 Tiên sư, được phối thờ trong Khổng miếu. Đến thời Tống được truy phong là Cao Mật bá, cùng Yến Anh, Lưu Dung được gọi là “Cao Mật tam hiền”.

[36] Mao Hanh (毛亨) không rõ năm sinh năm mất, người nước Lỗ vào cuối thời Chiến Quốc, tỵ nạn thời Tần Thủy Hoàng nên ẩn cư ở huyện Vũ Viên (nay là thị trấn Hà Gian, thành phố Thương Châu), nhập tịch Hà Gian và thành người bản địa ở đó. Trứ tác có “Mao thi cố huấn truyện”, gọi tắt là “Mao truyện”.  

[37] Ngũ kinh chính nghĩa (五經正義) nguyên tên là “Ngũ kinh nghĩa sớ”, chuyên chỉ chú giải năm bộ Kinh thư là “Chu dịch”, “Thượng thư”, “Mao thi”, “Lễ kí”, và “Xuân thu”. Do Đường Thái tông chiếu lệnh Khổng Dĩnh Đạt chủ trì, và chư nho cùng tham nghị, Trinh Quan năm thứ 16 soạn thành, đến thời Đường Cao Tông Vĩnh Huy năm thứ tư thì ban bố.

[38] Khổng Dĩnh Đạt (孔穎達 575 - 648) tự Xung Viễn, người Hành Thủy, Ký Châu (nay là thành phố Hành Thủy tỉnh Hà Bắc). Ông là con trai Khổng An, là cháu 32 đời của Khổng Tử, là nhà Kinh học triều Đường, từng theo học Lưu Chước, ngày đọc ngàn câu, làu thông Kinh truyện, giỏi từ chương, Tùy Đại Nghiệp sơ, tuyển làm Minh kinh bác sĩ, bổ trợ giáo Thái học. Tùy mạt đại loạn, tị nạn Hổ Lao (nay là thị trấn Tỷ Thủy, Huỳnh Dương, tỉnh Hà Nam). Thời nhà Đường, nhậm chức Tế tửu Quốc tử giám. Tằng phụng mệnh Đường Thái tông biên soạn “Ngũ kinh chánh nghĩa”, dung hợp kiến giải của các Kinh học gia Nam Bắc, tập hợp thành tựu Kinh học của Ngụy Tấn Nam Bắc triều trở đi. Ông mất năm Trinh Quan thứ hai mươi (năm 648) thọ 75 tuổi. Khổng Dĩnh Đạt đã chú sớ Kinh thư bao gồm “Chu dịch”, “Thượng thư”, “Thi kinh”, “Lễ kí” và “Tả truyện”, v.v.
  
[39] Minh kinh (明經) thời nhà Hán xuất hiện khoa mục tuyển cử quan viên, bắt đầu từ thời Hán Vũ đế, đến Tống Thần tông thì bỏ. Cung Toại, Địch Phương Tiến đều từ Minh kinh mà trở thành kẻ sĩ. Minh kinh do quận quốc hoặc công khanh đề cử, thông qua xạ sách để xác định thứ bậc đắc quan, như: thời Tây Hán Triệu Tín Thần, Vương Gia, đều là người xạ sách trung giáp khoa mà thành quan lại. Thời Hán chỉ thiết trí khoa đó, làm Nho sinh tiến nhập sĩ đồ để tiến thân.

[40] Lục Đức Minh (陸德明 khoảng 550 - 630), tên là Nguyên Lãng, tự Hành, người Ngô huyện, Tô Châu, là Kinh học gia, huấn cổ học gia thời nhà Đường, là một trong 18 học sỹ thời Đường Thái tông. Lúc đầu thụ học với Hoằng Chính. Bắt đầu con đường quan lộ là tả thường thị, trợ giáo Thiên quốc tử. Khi nhà Trần bị diệt, quay về quê, thời Tùy Dượng đế triệu làm  Bí thư học sĩ, thụ trợ giáo Quốc tử. Đến thời Tần vương Lý Thế Dân làm Văn học quán học sĩ, sau bổ Quốc học bác sĩ. Thời Trinh Quan sơ niên thiên làm Quốc tử bác sĩ, phong Nam tước Ngô huyện, sau chết.

[41] Huấn hỗ (訓詁) là giải thích ý nghĩa điển tịch Hán ngữ cổ đại trong các câu Kinh văn. “Thuyết văn Giải tự” của Hứa Thận giải thích “Huấn”: thuyết giáo vậy.”

[42] Lý học (理學) còn gọi là Đạo học, là lưu phái triết học chủ yếu sản sinh ra trong thời Lưỡng Tống. Lý học là hệ thống lý luận tối tinh vi, tối hoàn bị của Trung Quốc cổ đại, có ảnh hưởng chí rất sâu rộng. Lý học thiên lý là đạo đức thần học, đồng thời là cơ sở của tính chất hợp pháp về thần quyền và vương quyền Nho gia, Lý học lấy Học thuyết Nho gia làm trung tâm, kiêm dung lý luận triết học của hai phái Phật Đạo, luận chứng về tính hợp lý và vĩnh hằng của cương thường phong kiến, đến Nam Tống mạt kỳ được chọn làm triết học quan phương của chế độ.

Tài liệu tham khảo

(1)王国:《宋代之金石学》,《王国维遗书》第五册《静安文集续编》,上海:上海古籍店,1983年,第70vương quốc duy: “tống đại chi kim thạch học”, “vương quốc duy di thư” đệ ngũ sách “tĩnh an văn tập tục biên”, thượng hải: thượng hải cổ tịch thư điếm, 1983 niên, đệ 70 hiệt.

(2)寅恪:《广〈宋史官志〉考》,《金明馆丛稿二》,上海:上海古籍出版社,1980年,第245trần dần khác: “đặng nghiễm minh ‘tống sử chức quan chí’ khảo chứng”, “kim minh quán tùng cảo nhị biên”, thượng hải: thượng hải cổ tịch xuất bản xã, 1980 niên, đệ245 hiệt.

[3]宋晞:《宋代学与宋学精神》,《宋史研究集》第26辑,国立编译馆1997年版,第1tống hi: “tống đại học thuật dữ tống học tinh thần”, “tống sử nghiên cứu tập” đệ 26 tập, quốc lập biên dịch quán 1997 niên bản, đệ 1 hiệt. tham kiến (nhật) nội đằng hồ nam: “khái quát đích đường tống thì đại quan”, lưu tuấn văn chủ biên, hoàng ước sắt dịch “nhật bổn học giả nghiên cứu trung quốc sử luận trứ tuyển dịch” đệ nhất quyển “thông luận”, bắc kinh: trung hoa thư cục, 1992 niên.

(4)参〔日〕内藤湖南:《概括的唐宋》,刘俊文主、黄《日本学者研究中国史选译》第一卷《通》,北京:中华书局,1992年。tham kiến (nhật) nội đằng hồ nam: “khái quát đích đường tống thì đại quan”, lưu tuấn văn chủ biên, hoàng ước sắt dịch “nhật bổn học giả nghiên cứu trung quốc sử luận trứ tuyển dịch” đệ nhất quyển “thông luận”, bắc kinh: trung hoa thư cục, 1992 niên. 

(5)漆侠:《宋学的展和演》,石家庄:河北人民出版社,2002年。tham kiến tất hiệp: “tống học đích phát triển hòa diễn biến”, thạch gia trang: hà bắc nhân dân xuất bản xã, 2002 niên.

(6)广:《宋代文化的高度展和宋王朝的文化政策》,《史研究》1990年第1期。đặng nghiễm minh: “tống đại văn hóa đích cao độ phát triển hòa tống vương triêu đích văn hóa chánh sách”, “lịch sử nghiên cứu” 1990 niên đệ 1 kì.

(7)越:《宋代文化浅》,《国宋代文化研究会文集》,成都:四川大学出版社,1991年。mâu việt: “ tống đại văn hóa thiển nghị”, “quốc tế tống đại văn hóa nghiên cứu hội luận văn tập”, thành đô: tứ xuyên đại học xuất bản xã, 1991 niên.

(8)〔宋〕程俱:《麟台故事》卷一《沿革》,北京:中华书局,2000年,第7(tống)  trình câu: “lân thai cố sự” quyển nhất “duyên cách”, bắc kinh: trung hoa thư cục, 2000 niên, đệ 7 hiệt.

(9)广:《宋代文化的高度展和宋王朝的文化政策》,《史研究》1990年第1期。đặng nghiễm minh: “tống đại văn hóa đích cao độ phát triển hòa tống vương triêu đích văn hóa chánh sách”, “lịch sử nghiên cứu” 1990 niên đệ 1 kì.

(10)〔元〕脱脱:《宋史》卷二○二《文志一》,北京:中华书局,1985年,第5033~5034 (nguyên) thoát thoát: “tống sử” quyển nhị 0 nhị “nghệ văn chí nhất”, bắc kinh: trung hoa thư cục, 1985 niên, đệ 5033 - 5034 hiệt.

(11)寅恪:《广〈宋史官志〉考》,《金明馆丛稿二》,第245trần dần khác: “đặng nghiễm minh ‘tống sử chức quan chí’ khảo chứng”, “kim minh quán tùng cảo nhị biên”, đệ 245 hiệt.

(12)参〔日〕小柳司气太:《宋学概》,京:日本哲学院,1934年。〔日〕武内雄:《宋学的由来极其特殊性》,京:日本岩波店,1894年。〔美〕包弼德:《斯文:唐宋思想的型》,台北:文津出版社,1991年. tham kiến ( nhật) tiểu liễu ti khí thái: “tống học khái luận”, đông kinh: nhật bổn triết học thư viện, 1934 niên. (nhật) vũ nội nghĩa hùng: “tống học đích do lai cực kì đặc thù tính”, đông kinh: nhật bổn nham ba thư điếm, 1894 niên. (mĩ) bao bật đức: “tư văn: đường tống tư tưởng đích chuyển hình”, thai bắc: văn tân xuất bản xã, 1991 niên.

(13)参见邓广:《略宋学》,《广治史稿》,北京:北京大学出版社,1997年。漆侠:《宋学的展和演》,石家庄:河北人民出版社,2002年。:《北宋文化史述》,北京:中国社会科学出版社,1992年。(13) tham kiến đặng nghiễm minh: “lược đàm tống học”, “đặng nghiễm minh trị sử tùng cảo”, bắc kinh: bắc kinh đại học xuất bản xã, 1997 niên. tất hiệp: “tống học đích phát triển hòa diễn biến”, thạch gia trang: hà bắc nhân dân xuất bản xã, 2002 niên. trần thực ngạc: “bắc tống văn hóa sử thuật luận”, bắc kinh: trung quốc xã hội khoa học xuất bản xã, 1992 niên.

(14)广:《略宋学》,《广治史稿》,北京:北京大学出版社,1997年,第165đặng nghiễm minh: “lược đàm tống học”, “đặng nghiễm minh trị sử tùng cảo”, bắc kinh: bắc kinh đại học xuất bản xã, 1997 niên, đệ 165 hiệt.

(15)漆侠:《宋学的展和演》,第3tất hiệp: “tống học đích phát triển hòa diễn biến”, đệ 3 hiệt.

(16):《北宋文化史述》,第151~152trần thực ngạc: “bắc tống văn hóa sử thuật luận”, đệ 151 – 152 hiệt. 

(17)〔〕班固:《汉书》卷八八《儒林》,北京:中华书局,1975年,第3620~3621(hán) ban cố: “hán thư” quyển bát bát “nho lâm truyện”, bắc kinh: trung hoa thư cục, 1975 niên, đệ 3620 – 3621 hiệt.

(18)〔宋〕范:《后汉书》卷七九上《儒林》,北京:中华书局,1975年,第2547(tống) phạm diệp: “hậu hán thư” quyển thất cửu thượng “nho lâm truyện”, bắc kinh: trung hoa thư cục, 1975 niên, đệ 2547 hiệt.


(19)任愈先生认为“魏晋南北朝期的学可以分两大支系,一是儒家学,一是佛教学。儒家学通儒家阐释直接为门阀地主阶级治秩序作论证;佛教从方外立,在世界、心性、心身修养方面为门阀地主阶级治秩序作论证”。——参愈:《中国哲学展史》,北京:北京范大学出版社,1991年,第98nhậm kế dũ tiên sinh nhận vi: “ngụy tấn nam bắc triêu thì kì đích kinh học khả dĩ phân vi lưỡng đại chi hệ, nhất thị nho gia kinh học, nhất thị phật giáo kinh học. nho gia kinh học thông quá nho gia kinh điển xiển thích trực tiếp vi môn phiệt địa chủ giai cấp đích thống trị trật tự tác luận chứng; phật giáo kinh học tắc tòng phương ngoại lập tràng, tại thế giới quan, tâm tính quan, tâm thân tu dưỡng phương diện vi môn phiệt địa chủ giai cấp đích thống trị trật tự tác luận chứng”. - tham kiến nhậm kế dũ: “trung quốc triết học phát triển sử”, bắc kinh: bắc kinh sư phạm đại học xuất bản xã, 1991 niên, đệ 98 hiệt.

(20)〔后晋〕刘眴:《旧唐》卷四《高宗本上》,北京:中华书局,1974年,第71(hậu tấn) lưu thuấn: “cựu đường thư” quyển tứ “cao tông bổn kỉ thượng”, bắc kinh: trung hoa thư cục, 1974 niên, đệ 71 hiệt.

(21)〔〕班固:《汉书》卷三六《楚元王》,第1970(hán) ban cố: “hán thư” quyển tam lục “sở nguyên vương truyện”, đệ 1970 hiệt.

(22)广铭:谈谈有关宋史研究的几个问题》,《社会科学战线1986年第2期。đặng nghiễm minh: “đàm đàm hữu quan tống sử nghiên cứu đích kỉ cá vấn đề”, “xã hội khoa học chiến tuyến” 1986 niên đệ 2 kì.

(23)漆侠:《宋学的展和演》,第5tất hiệp: “tống học đích phát triển hòa diễn biến”, đệ 5 hiệt.

(24)寅恪:《广〈宋史官志〉考》,《金明馆丛稿二》,第245trần dần khác: “đặng nghiễm minh (tống sử chức quan chí) khảo chứng”, “kim minh quán tùng cảo nhị biên”, đệ 245 hiệt.

(25)〔宋〕欧阳修、宋祁:《新唐》卷二○○《啖助》,北京:中华书局,1974年,第5707( tống) âu dương tu, tống kì: “tân đường thư” quyển nhị ○○ “đạm trợ truyện”, bắc kinh: trung hoa thư cục, 1974 niên, đệ 5707 hiệt.

(26)〔唐〕啖助:《春秋集纂例》卷一《啖氏集第三》,影印文渊《四》本。(đường) đạm trợ: “xuân thu tập truyện toản lệ” quyển nhất “đạm thị tập truyện chú nghĩa đệ tam”, ảnh ấn văn uyên các “tứ khố toàn thư” bổn.

(27)〔唐〕淳:《举选议》,《全唐文》卷三五五。(đường) lục thuần: “cử tuyển nghị”, “toàn đường văn” quyển tam ngũ ngũ.

(28)穆:《中国近三百年学史》,北京:中华书局,1987年,第1tiền mục: “trung quốc cận tam bách niên học thuật sử”, bắc kinh: trung hoa thư cục, 1987 niên, đệ 1 hiệt.

(29)〔唐〕愈:《昌黎先生集》卷《原道》,《四部刊》本。(đường) hàn dũ: “xương lê tiên sanh tập” quyển nhất nhất “nguyên đạo”, “tứ bộ tùng khan” bản.

(30)寅恪:《论韩愈》,《金明馆丛稿初》,上海:上海古籍出版社,1982年第 287trần dần khác: “luận hàn dũ”, “kim minh quán tùng cảo sơ biên”, thượng hải: thượng hải cổ tịch xuất bản xã, 1982 niên đệ 287 hiệt.

(31)〔后晋〕刘眴:《旧唐》卷一六○《》,第4195(hậu tấn) lưu thuấn: “cựu đường thư” quyển nhất lục ○ “hàn dũ truyện”, đệ 4195 hiệt.

(32)〔唐〕裴度:《寄李翶书》,《全唐文》卷五三八。(đường) bùi độ: “kí lí cao thư”, “toàn đường văn” quyển ngũ tam bát.

(33)寅恪:《论韩愈》,《金明馆丛稿初》,第296 trần dần khác: “luận hàn dũ”, “kim minh quán tùng cảo sơ biên”, đệ 296 hiệt.

(34)〔宋〕柳开:《河先生集》卷一《应责》,《四部刊》本。(tống) liễu khai: “hà đông tiên sinh tập” quyển nhất “ứng trách”, “tứ bộ tùng khan” bản.  

(35)〔宋〕石介:《徂集》卷五《怪》,《四部刊》本。(tống) thạch giới: “tồ lai tập” quyển ngũ “quái thuyết”, “tứ bộ tùng khan” bản.

(36)〔宋〕复:《明复小集》卷二《信道堂》,《四部刊》本。(tống) tôn phục: “tôn minh phục tiểu tập” quyển nhị “tín đạo đường kí”, “tứ bộ tùng khan” bản.

(37)〔宋〕李:《李集》卷二八《答李观书》,《四部刊》本。(tống) lí quan: “lí quan tập” quyển nhị bát “đáp lí quan thư”, “tứ bộ tùng khan” bản. 

(38)朱民:《中国学·宋元卷》,南昌:江西教育出版社,2000年,第21~22
chu hán dân: “trung quốc học thuật sử - tống nguyên quyển”, nam xương: giang tây giáo dục xuất bản xã, 2000 niên, đệ 21 – 22 hiệt.

(39)〔清〕大昕:《重刻明复小集》卷首《序》。(thanh) tiền đại hân: “trọng khắc tôn minh phục tiểu tập” quyển thủ “tự”.

(40) 方朝:《“中学”与“西学”——重新解读现代中国学史》,保定:河北大学出版社,2002年,第23~24phương triêu huy: “trung học” dữ “tây học” - trọng tân giải độc hiện đại trung quốc học thuật sử”, bảo định: hà bắc đại học xuất bản xã, 2002 niên, đệ 23 – 24 hiệt.  

(41)〔宋〕薛季宣:《浪集》卷二三《又于朱》,《四部刊》本。(tống) tiết quý tuyên: “lãng ngữ tập” quyển nhị tam “hựu vu chu biên tu thư”, “tứ bộ tùng khan” bản.

(42)〔唐〕愈:《昌黎先生集》卷一一《原道》,《四部刊》本。(đường) hàn dũ: “xương lê tiên sinh tập” quyển nhất nhất “nguyên đạo”, “tứ bộ tùng khan” bản.

(43)漆侠:《宋学的展和演》,第15tất hiệp: “tống học đích phát triển hòa diễn biến”, đệ 15 hiệt.

(44)程千帆、吴新雷:《两宋文学史》,上海:上海古籍出版社,1998年,第31
trình thiên phàm, ngô tân lôi: “lưỡng tống văn học sử”, thượng hải: thượng hải cổ tịch xuất bản xã, 1998 niên, đệ 31 hiệt.

(45)〔美〕包弼德(Peter K.Bol)著,刘宁:《斯文:唐宋思想的型》(“This Culture of ours ”:Intellectual Transitions in T’ang and Sung China) ,南京:江人民出版社,2001年,第25(mĩ) bao bật đức (Peter K.Bol) trứ, lưu trữ dịch: “tư văn: đường tống tư tưởng đích chuyển hình” (“This Culture of ours”: Intellectual Transitions in T’ang and Sung China), nam kinh: giang tô nhân dân xuất bản xã, 2001 niên, đệ 25 hiệt.

(46):《北宋文化史述》第五章第二《宋学与宋》,第431trần thực ngạc: “bắc tống văn hóa sử thuật luận” đệ ngũ chương đệ nhị tiết “tống học dữ tống thi”, đệ 431 hiệt.

(47) :《中国哲学史新》第四册第四四章《通佛学》,北京:人民出版社,1995年,第210phùng hữu lan: “trung quốc triết học sử tân biên” đệ tứ sách đệ tứ tứ chương “thông luận phật học”, bắc kinh: nhân dân xuất bản xã, 1995 niên, đệ 210 hiệt.

(48)参〔日〕西藏:《北宋的正统论》,《一桥论丛》,京,1965年。芳明:《宋代正统论的形成背景及其内容——从史学的探宋代史学之一》,《食月刊》复2卷8期,1972年11月,第10~23:《中国史学上之正统论》,上海:上海远东出版社,1996年。tham kiến ( nhật) tây thuận tàng: “bắc tống đích chính thống luận”, “nhất kiều luận tùng”, đông kinh, 1965 niên. trần phương minh: “tống đại chánh thống luận đích hình thành bối cảnh cập kì nội dung - tòng sử học đích quan điểm thí tham tống đại sử học chi nhất”, “thực hóa nguyệt khan” phục 2 quyển 8 kì, 1972 niên 11 nguyệt, đệ 10 - 23 hiệt. nhiêu tông di: “trung quốc sử học thượng chi chính thống luận”, thượng hải: thượng hải viễn đông xuất bản xã, 1996 niên.

(49)葛兆光:《中国思想史》第二卷第二引言《理学生前夜的中国》,上海:复旦大学出版社,2002年,第178cát triệu quang: “trung quốc tư tưởng sử” đệ nhị quyển đệ nhị biên dẫn ngôn “lí học đản sanh tiền dạ đích trung quốc”, thượng hải: phục đán đại học xuất bản xã, 2002 niên, đệ 178 hiệt.

(50)〔宋〕欧阳修:《居士集》卷一六《正统论上》,《欧阳文忠公文集》卷一六,《四部刊》本。(tống) âu dương tu: “cư sĩ tập”quyển nhất lục “chính thống luận thượng”, “âu dương văn trung công văn tập” quyển nhất lục, “tứ bộ tùng khan” bản.

(51)〔美〕狄百瑞(Wm De Bary)著,李弘琪:《中国的自由传统》(The liberal Tradition in China),台北:联经出版事公司,1983年,第9(mĩ) địch bách thụy (Wm De Bary) trứ, lí hoằng kì dịch: “trung quốc đích tự do truyền thống” (The liberal Tradition in China), đài bắc: liên kinh xuất bản sự nghiệp công ti, 1983 niên, đệ 9 hiệt.

(52)〔宋〕杨亿:《武夷新集》卷一九《史官兵部启》,影印文渊《四》本。(tống) dương ức: “vũ di tân tập” quyển nhất cửu “tạ sử quan mã binh bộ khải”, ảnh ấn văn uyên các “tứ khố toàn thư” bản.

(53)〔宋〕洵:《嘉祐集》卷八《史》,《四部刊》本。(tống) tô tuân: “gia hựu tập” quyển bát “sử luận”, “tứ bộ tùng khan” bản.

(54)〔宋〕胡寅:《致堂史管》卷一六《隋·帝》,《宛委藏》第五八册,南京:江古籍出版社,1988年,第1043(tống) hồ dần: “trí đường độc sử quản kiến” quyển nhất lục “tùy kỉ - dương đế”, “uyển ủy biệt tàng” đệ ngũ bát sách, nam kinh: giang tô cổ tịch xuất bản xã,1988 niên, đệ 1043 hiệt. 

(55)〔宋〕胡寅:《致堂史管》卷九《晋·安帝》,《宛委藏》第五七册,第601(tống) hồ dần: “trí đường độc sử quản kiến” quyển cửu “tấn kỉ - an đế”, “uyển ủy biệt tàng” đệ ngũ thất sách, đệ 601 hiệt.

(56)如朱熹在价《左时说“左氏之病,是以成败论是非,而不本于理之正。”在同行王霸理之辩时,亦用此准来史人物。 ——参〔宋〕黎靖德:《朱子语类》卷八三《春秋·纲领》,北京:中华书局,1986年,第2149 như chu hi tại bình giới “tả truyện” thì thuyết: “tả thị chi bệnh, thị dĩ thành bại luận thị phi, nhi bất bổn vu nghĩa lí chi chánh.” tại đồng trần lượng tiến hành vương bá nghĩa lí chi biện thì, diệc dụng thử tiêu chuẩn lai bình giới lịch sử nhân vật. – tham kiến (tống) lê tĩnh đức: “chu tử ngữ loại” quyển bát tam “xuân thu - cương lĩnh”, bắc kinh: trung hoa thư cục, 1986 niên, đệ 2149 hiệt.

(57)〔宋〕程俱:《麟台故事》卷二《修纂》,北京:中华书局,1997年,第77。(tống) trình câu: “lân đài cố sự” quyển nhị “tu toản”, bắc kinh: trung hoa thư cục, 1997 niên, đệ 77 hiệt.

(58)如大昕《二十二史考异》卷四六《唐·宰相表中》认为欧阳修的《新唐“几同于刑部之决”;章学《文史通》外篇一《史学例上》亦称“欧阳之病,在逐文字略于事”、“笔削深得《春秋》法度,实马、班以来所不能及”,《章氏遗书》卷一《信摭》称欧阳修《新五代史》“只是一部弔祭哀挽文集,如何可称史才也?”这应公允之như tiền đại hân “nhị thập nhị sử khảo dị” quyển tứ lục “đường thư lục - tể tướng biểu trung” nhận vi âu dương tu đích “tân đường thư” “kỉ đồng vu hình bộ chi quyết ngục hĩ”; chương học thành “văn sử thông nghĩa” ngoại thiên nhất “sử học lệ nghị thượng” diệc xưng “âu dương chi bệnh, tại trục văn tự lược vu sự thật”, “ bút tước thâm đắc “xuân thu” pháp độ, thật mã, ban dĩ lai sở bất năng cập”, “chương thị di thư ngoại biên” quyển nhất “tín chích” xưng âu dương tu “tân ngũ đại sử” “chỉ thị nhất bộ điếu tế ai vãn văn tập, như hà khả xưng sử tài dã?” giá ứng đương thuyết thị công dõan chi luận.

(59)梁启超:《中国佛法衰沿革略》,《佛学研究十八篇》,上海:上海古籍出版社,2001年,第16lương khải siêu: “trung quốc phật pháp hưng suy duyên cách thuyết lược”, “phật học nghiên cứu thập bát thiên”, thượng hải: thượng hải cổ tịch xuất bản xã, 2001 niên, đệ 16 hiệt. 

(60)参〔日〕竺沙雅章:《中国佛教社会史研究》,同朋舍1982年版。用彤:《隋唐佛教史稿》附二《五代宋元明佛教史略》,北京:中华书局,1982年,第295。李清凌:《宋夏金期佛教的走》,《西北大学2002年第6期。tham kiến (nhật) trúc sa nhã chương: “trung quốc phật giáo xã hội sử nghiên cứu”, đồng bằng xá 1982 niên bản. thang dụng đồng: “tùy đường phật giáo sử cảo” phụ lục nhị “ngũ đại tống nguyên minh phật giáo sử lược”, bắc kinh: trung hoa thư cục, 1982 niên, đệ 295 hiệt. lí thanh lăng: “tống hạ kim thì kì phật giáo đích tẩu thế”, “tây bắc sư đại học báo” 2002 niên đệ 6 kì.

(61) Edward T Chien,The Neo—Confucian Confrontation with Buddhism :A Structural and Historical analysis’ ,Journal of Chinese Philosophy ,Vol.15,1988; Edward T Chien,Chiao Hung ang Revolt against Cheng—chu orthodoxy’,in wn. Theodore de Bary ed ,The Unfolding of Neo—Confucianism,pp,271—303.〔日〕常大定:《支那に于はゐ佛教と儒教道教》,京,林,昭和四十一年;〔日〕久保田量:《支那儒佛道三教史》,大出版社1943年版;久本文雄:《宋代儒学の禅思想研究》,昭和五十五年;〔日〕荒木悟:《佛教と儒教——中国思想そ形成すゐもの》,京都平寺,昭和41年;〔日〕荒木悟:《宋元代の佛教、道教にすゐ研究回》,《久留米大学比文化研究所要》1987年第1期 tham kiến Edward T. Chien, The Neo–Confucian Confrontation with Buddhism: A Structural and Historical analysis, Journal of Chinese Philosophy, Vol.15, 1988; Edward T Chien, Chiao Hung ang Revolt against Cheng – chu orthodoxy’, in wn. Theodore de Baryed, The Unfolding of Neo-Confucianism, pp, 271 - 303. (nhật) thường bàn đại định: “chi na vuはゐ phật giáo nho giáo đạo giáo”, đông kinh, đông dương thư lâm, chiêu hòa tứ thập nhất niên; (nhật) cửu bảo điền lượng viễn: “chi na nho phật đạo tam giáo sử luận”, đại đông xuất bản xã 1943 niên bản; cửu tu bổn văn hùng: “tống đại nho học thiện tư tưởng nghiên cứu”, chiêu hòa ngũ thập ngũ niên; (nhật) hoang mộc kiến ngộ: “phật giáo nho giáo - trung quốc tư tưởng hình thànhすゐもの” kinh đô bình nhạc tự, chiêu hòa 41 niên; (nhật) hoang mộc kiến ngộ: “tống nguyên thì đại phật giáo, đạo giáo quanすゐ nghiên cứu hồi cố”, “cửu lưu mễ đại học bỉ giác văn hóa nghiên cứu sở kỉ yếu” 1987 niên đệ 1 kì.

(62)〔〕牟融:《理惑》,《弘明集》卷一,《四部刊》本。(hán) mưu dung: “lí hoặc luận”, “hoằng minh tập” quyển nhất, “tứ bộ tùng khan” bản.

(63)〔宋〕延寿:《万善同集》卷下,《大正藏》第48册。(tống) thích diên thọ: “vạn thiện đồng quy tập” quyển hạ, “đại chính tàng” đệ 48 sách.
  
(64)〔宋〕:《》卷一九《中庸子上》,《2—6—1。(tống) thích trí viên: “nhàn cư biên” quyển nhất cửu “trung dong tử truyện thượng”, “tục tàng kinh” 2 – 6- 1.

(65)〔宋〕契嵩:《津文集》卷九《再上仁宗皇帝》,《四部刊》本。(tống) thích khế tung: “tầm tân văn tập” quyển cửu “tái thượng nhân tông hoàng đế thư”, “tứ bộ tùng khan” bản.

(66)〔宋〕伯端:《悟真篇》卷首《序》,北京:中华书局,1990年。(tống) trương bá đoan: “ngộ chân thiên” quyển thủ “tự”, bắc kinh: trung hoa thư cục, 1990 niên.

(67)〔宋〕李:《长编》卷四五,真宗咸平二年八月丙子,第961~962(tống) lí đảo: “trường biên” quyển tứ ngũ, chân tông hàm bình nhị niên bát nguyệt bính tử, đệ 961 - 962 hiệt.

(68)〔宋〕:《佛祖统纪》卷四七《法运通塞志一四》,州:江广陵古籍刻印社,1992年,第2043(tống) thích chí bàn: “phật tổ thống kỉ” quyển tứ thất “pháp vận thông tắc chí nhất tứ”, dương châu: giang tô nghiễm lăng cổ tịch khắc ấn xã, 1992 niên, đệ 2043 hiệt.

(69)〔宋〕九渊:《象山先生全集》卷二《与王》,《四部刊》本。(tống) lục cửu uyên: “tượng san tiên sinh toàn tập” quyển nhị “dữ vương thuận bá thư”, “tứ bộ tùng khan” bản.

(70)《略唐代学史的代特征》,《史学月刊》2003年第6期。trương quốc cương: “lược luận đường đại học thuật sử đích thì đại đặc chinh”, “sử học nguyệt khan” 2003 niên đệ 6 kì.

(71)〔英〕李瑟:《中国科学技史》第一卷,科学出版社,1975年,第284(anh) lí ước sắt: “trung quốc khoa học kĩ thuật sử” đệ nhất quyển, khoa học xuất bản xã, 1975 niên, đệ 284 hiệt.

(72)〔英〕李瑟:《中国科学技史》第一卷,第3(anh) lí ước sắt: “trung quốc khoa học kĩ thuật sử” đệ nhất quyển, đệ 3 hiệt.  



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét