Vài dòng về nhà thơ Eliot
Thomas Stearns Eliot, (26 Tháng 9 năm 1888 - 4 tháng 1
năm 1965) là một nhà tiểu luận, nhà xuất bản,
nhà viết kịch, nhà phê bình văn học và xã hội, ông còn là “một trong những nhà thơ lớn của
thế kỷ XX” (Bush R. 1999). Ông chuyển
từ quê hương Hoa Kỳ sang
Anh vào năm 1914 ở tuổi 25, định cư, làm việc, và xây
dựng gia đình ở đó. Cuối cùng ông đã trở thành một thần dân Anh vào năm 1927 ở tuổi 39, khi
từ bỏ quốc tịch Mỹ của mình
(Bloom H. 2003; Brooker,
Jewel Spears 1996). Eliot thu hút sự chú ý rộng rãi với bài thơ The Love
Song of J. Alfred
Prufrock (1915), được coi là một kiệt tác của trào lưu
Hiện đại. Tiếp theo là một số bài thơ nổi
tiếng nhất bằng tiếng Anh, bao gồm The
Waste Land (1922), The Hollow Men
(1925), Ash Wednesday (1930) và Four Quartets (1943). Ông còn
nổi tiếng với bảy vở kịch, đặc biệt là Murder in the Cathedral (1935) và The Cocktail Party (1949). Ông được trao
giải Nobel Văn chương năm 1948, “vì những đóng góp
tiên phong, lỗi lạc cho thơ hiện đại” (Frenz, Horst ed. (1969). Dù
là một nhà thơ lớn, nhưng số lượng các bài thơ do Eliot sáng tác không nhiều. Ông ý thức rõ ràng về điều này khi viết cho J.H. Woods, một vị giáo sư của Harvard, “danh tiếng của tôi ở London được xây dựng dựa trên một
tập thơ nhỏ và được lưu giữ bằng cách in hai hoặc ba bài thơ trong một năm.
Điều duy nhất quan trọng là những bài thơ này phải hoàn hảo theo thể loại của nó, sao cho mỗi
bài thơ đều trở thành một sự kiện.”
(Eliot, T. S., 1988) Cụ thể là, lần đầu tiên Eliot công
bố các bài thơ của mình trong các tạp chí định
kỳ hoặc trong những cuốn sách nhỏ, và sau đó tập hợp trong các cuốn sách. Tuyển tập đầu tiên của ông là Prufrock
and Other Observations (1917). Năm 1920, ông công bố nhiều thơ hơn
trong Ara Vos Prec
(London) và Poems: 1920 (New York).
Năm 1925, ông
tập hợp The Waste Land và những bài thơ trong Prufrock and
Poems thành một tập và thêm The Hollow Men thành
hợp tuyển Thơ 1909-1925. Từ đó trở đi,
ông đã cập nhật tác phẩm này thành Collected Poems. Có một
vài ngoại lệ là Old
Possum's Book of Practical Cats (1939), một tập hợp các bai
thơ nhẹ
nhàng hài hước; Poems Written in Early Youth, Những bài thơ viết về giai đoạn đầu của tuổi
trẻ được xuất bản sau khi ông mất, vào năm 1967 và bao gồm chủ
yếu những bài thơ được công
bố trong khoảng năm 1907 đến
năm 1910 trong cuốn The Harvard Advocate
và Inventions of the March Hare: Poems 1909–1917, mà Eliot chưa bao giờ có ý định xuất bản, và mãi đến năm
1997 mới được công bố (Eliot,
T. S. (2007). Trong một cuộc phỏng
vấn vào năm 1959, Eliot nói về quốc tịch của mình và vai trò của nó trong tác
phẩm của ông: “Tôi có thể nói rằng thơ của tôi rõ ràng là giống với những người cùng thời
của tôi ở Mỹ hơn bất cứ điều gì được viết trong thế hệ của
tôi ở Anh”.
Lẽ
ra nó đã không được
như vậy, và tôi
nghĩ nó sẽ không
được ổn đến như vậy, nói một cách
khiêm tốn nhất, lẽ ra đã không thể nào được như vậy nếu tôi sinh ra ở Anh, và sẽ không thể
nào được như vậy nếu tôi ở
lại sống tại nước Mỹ. Đó là sự kết hợp
của nhiều thứ. Nhưng cội nguồn của nó, suối nguồn tình cảm của nó chính là từ Mỹ”
(Hall, Donald 1959).
Cleo McNelly Kearns nhấn mạnh rằng Eliot bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các truyền thống của Ấn Độ, đặc biệt là
Upanishads. Từ việc kết thúc bằng tiếng Sanskrit của The
Waste Land tới phần "What Krishna meant" của Four Quartets - Bốn Tứ tấu cho thấy các tôn giáo
Ấn Độ và đặc biệt là Ấn
Độ giáo đã tạo lập cơ sở triết học của ông cho cả quá trình tư duy của ông sâu đậm đến mức
nào. Cũng cần phải thừa nhận, như Chinmoy Guha đã chỉ
rõ trong cuốn sách Where the Dreams Cross: T S Eliot and French Poetry (Macmillan, 2011)
của mình rằng ông bị ảnh hưởng
sâu sắc bởi các nhà thơ Pháp từ Baudelaire đến Paul Valéry. Bản thân ông đã viết
trong bài luận năm 1940 về W.B. Yeats: “Loại thi ca mà tôi cần để dạy cho
tôi cách
sử dụng giọng
điệu của riêng
tôi không hề tồn tại trong tiếng Anh, nó chỉ được tìm thấy trong tiếng Pháp.” ("Yeats," On Poetry and
Poets, 1948).
Tài liệu dẫn
Brooker,
Jewel Spears (1996). Mastery and Escape: T.S. Eliot and the Dialectic of
Modernism, University of Massachusetts Press, 1996, p. 172.
Bush,
Ronald (1999). T.S. Eliot's Life and
Career. In American National Biography. Ed. John A Garraty and Mark
C. Carnes. New York: Oxford University Press, 1999.
Bloom, Harold (2003). T.S. Eliot. Bloom's
Biocritiques. Broomall: Chelsea House Publishing. p. 30.
Eliot,
T. S. (1988). Letter to J. H. Woods,
April 21, 1919. In The Letters of T. S. Eliot, vol. I. Valerie Eliot
(ed.), New York: Harcourt Brace, 1988, p. 285.
Eliot,
T. S. (2007). The Harvarrd Advocate Poems.
Retrieved 5 February 2007.
Encyclopædia Britannica (2009). Thomas Sterns Eliot, accessed 7 November 2009.
Frenz,
Horst ed. (1969). The Nobel Prize in Literature 1948 – T.S. Eliot,
Nobelprize.org, taken from Frenz, Horst (ed). Nobel Lectures, Literature
1901–1967. Amsterdam: Elsevier Publishing Company, 1969.
Hall,
Donald (1959). The Art of Poetry No. 1. The Paris Review. Retrieved 7 November 2009.
Nobel Media (2013). The Nobel Prize in
Literature 1948. Nobelprize.org. Nobel Media. Retrieved 26 April
2013.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét