Alan D. Sokal: Chủ nghĩa Hậu hiện đại – Giải giễu nhại (II)
Vượt qua các Ranh giới
Tường giải: Một lời bạt
Alan
Sokal
Người dịch: Hà Hữu Nga
Bài viết này được gửi đến để công bố ở tờ Social
Text, nhưng không may đã bị tờ báo này từ chối. Sau đó nó được công bố trên tờ
Dissent 43 (4), trang 93-99 (Thu 1996) và, có khác đôi chút khi được công bố
trên tờ Philosophy and Literature 20(2), tr. 338-346 (Tháng 10, 1996).
Không phải tôi viết bài này chỉ với mục đích đính chính
về sự hiểu lầm cách diễn giải trong bài của tôi đăng trên tờ Social Text. Đích
ngắm rộng lớn hơn của tôi chính là những người đồng thời, mà những người này
bằng các hành động thực hiện ước muốn lặp đi lặp lại, đã tái dụng các kết luận
của triết học khoa học, và với sự trợ lực của hàng loạt nguyên do chính trị xã
hội, cho những gì mà các kết luận này khó mà thích ứng được. Các nhà nữ quyền
luận, các nhà tông phái pháp tôn giáo (bao gồm cả “các khoa học gia sáng tạo”),
các nhà phản văn hóa luận, các nhà tân bảo thủ, và một đám đông các bạn đồng
hành tò mò khác đã yêu sách quyết tìm cho bằng đủ số thóc để đổ đầy bồ nhà
mình, đó là cái món thóc tri thức chẳng hạn như tính vô ước và sự kém xác định
của các lý thuyết khoa học đã được công khai thừa nhận. Sự thay thế ý tưởng cho
rằng các sự kiện và bằng chứng thì có ý nghĩa to lớn, bằng ý tưởng cho rằng mọi
thứ đều rút lại thành các lợi ích và viễn cảnh chủ thể tính chính là – trong đó
ý tưởng thứ hai chỉ quy vào các chiến dịch chính trị Mỹ - hiện thân độc hại nhất và lồ lộ nhất của thứ
chủ nghĩa phản tri thức trong thời đại chúng ta. Science and Relativism
[Larry Laudan 1990, p. X]. Les grandes
personnes sont décidément bien bizarres, se dit le petit prince. Những kẻ
lớn chắc chắn là rất kỳ cục, ông Hoàng bé nói - Antoine de Saint Exupéry, Le
Petit Prince.
Ái chà, các nhà biên tập của tờ Social Text đã phát hiện ra rằng bài viết Vượt qua các gianh giới: Hướng tới một Chuyển đổi Tường giải về Lý
thuyết Hấp dẫn Lượng tử của tôi đã xuất hiện trên tờ Social Text #46/47, là một trò chế nhạo. Bằng cái nhìn về những vấn
đề chính trị và tri thức quan trọng xuất hiện trong tình tiết này, họ đã hào
phóng chấp thuận công bố Lời bạt (không chế nhạo) này, trong đó tôi giải thích
các động cơ và quan điểm thực sự của tôi 1. Một trong những
mục đích của tôi là muốn có một đóng góp nhỏ cho cuộc đối thoại về Cánh tả giữa
các nhà nhân văn và các nhà khoa học tự nhiên – “hai văn hóa”, trái ngược với
một số tuyên bố lạc quan (hầu hết là của nhóm nhân văn), có lẽ là tách biệt xa
hơn về mặt tinh thần với bất cứ thời gian nào trong vòng 50 năm qua.
Giống hệt như cái thể loại nhằm chế nhạo, vô số ví dụ
tương tự của chúng có thể được tìm thấy trong danh mục tham khảo của tôi – bài
viết của tôi là một mélange [pha
trộn] giữa những cái thật, nửa thật, một phần tư thật, những cái giả, non sequiturs [những thứ phi logic], và
những câu đúng về mặt cú pháp, nhưng lại không hề có bất cứ một ý nghĩa gì.
(Đáng buồn là lại chỉ có một nhúm câu như vậy: tôi đã cố tạo ra chúng, nhưng
tôi lại thấy rằng mình đã giành dụm cho sự bùng nổ hiếm hoi của cảm hứng, tôi
chỉ không dùng mánh lới mà thôi. Tôi cũng khai thác một vài chiến lược khác
được suy nghĩ kỹ càng (mặc dù đôi khi không cố ý) thuộc loại: thể hiện quyền uy
trong môi trường logic; những lý thuyết tư biện đã biến mất với tư cách là một
khoa học đã thành; những ngoại suy khiên cưỡng, và thậm chí ngớ ngẩn; phép tu
từ có vẻ thiện chí nhưng ý nghĩa của nó lại mù mờ; và sự lẫn lộn giữa những ý
nghĩa kỹ thuật và lời ngụ ý thường ngày của các từ tiếng Anh 2. Xin lưu ý, toàn
bộ các công trình được trích dẫn trong bài viết của tôi đều là thật, và toàn bộ
các đoạn dẫn đều tuyệt đối chính xác; không có gì được bịa ra hết).
Nhưng tại sao tôi lại làm như vậy? Tôi thú nhận rằng tôi
là một Cựu Cánh tả đùa dai, hoàn toàn không hiểu làm thế nào mà giải cấu trúc
lại được cho là trợ giúp cho giai cấp lao động. Và tôi là một nhà khoa học cổ
lỗ ù lì, tin tưởng một cách ngây thơ rằng có tồn tại một thế giới ngoại tại, có
tồn tại những chân lý khách quan về cái thế giới đó, và công việc của tôi là
phát hiện ra một chân lý nào đó trong số chúng. (Nếu khoa học chỉ là một cuộc
thương lượng của các qui ước xã hội về cái mà người ta thỏa thuận với nhau là
“chân lý” thì tại sao tôi lại phải dâng hiến một phần lớn cuộc đời quá ngắn
ngủi của tôi cho nó?). Tôi không mong ước trở thành Emily Post của lý thuyết
trường lượng tử 3.
Nhưng mối bận tâm chính yếu của tôi lại không phải là bảo
vệ khoa học khỏi bầy man rợ lit crit
[không thấy Sokal ghi chú, nhưng chắc là nhại kiểu viết hậu hiện đại êình ănọc phê bình văn học - ND*] (chúng
ta sẽ qua khỏi thôi, cám ơn). Hơn nữa, mối bận tâm của tôi, nói một cách rõ
ràng là chính trị: chiến đấu chống
lại một diễn ngôn kết cấu luận – xã hội/hậu cấu trúc luận/hậu hiện đại luận
hiện đang thời thượng – và nói chung là chiến đấu chống lại thiên hướng chủ thể
luận – thứ mà tôi tin là thù địch với các giá trị và tương lai của Cánh tả 4. Alan Ryan đã
nói rất đúng về điều đó:
Việc các nhóm thiểu số được dàn trận để đi theo Michel
Foucault và bỏ Jacques Derrida ở lại một mình, chẳng khác nào như muốn tự sát
vậy. Quan điểm thiểu số luôn luôn cho rằng chân lý có thể làm sói mòn quyền
lực…Một khi bạn đã đọc thấy Foucault nói rằng chân lý đơn giản là hiệu ứng của
quyền lực thì chính bạn đã có nó rồi…Nhưng các khoa văn học, lịch sử và xã hội
học Mỹ chứa một số lớn những người cánh tả tự nhận, những người luôn bối rối vì
những nghi ngờ về tính khách quan đối với chủ nghĩa cấp tiến chính trị và luôn
ở trong tình trạng hỗn độn 5. Cũng như Eric
Hobsbawm đã chỉ trích sự nổi lên của các mốt thời thượng trí thức “hậu hiện
đại” ở các đại học phương Tây, đặc biệt là ở các khoa văn và nhân học, là thứ
ám chỉ rằng toàn bộ các “sự kiện” xác quyết sự tồn tại khách quan đều chỉ đơn
giản là những kết cấu tri thức. Nói tóm lại đó là việc không phân biệt rõ ràng
giữa sự thật và tưởng tượng. Nhưng đối với các sử gia, thậm chí đối với cả
những người phản thực chứng luận hiếu chiến nhất trong chúng ta thì cái khả
năng phân biệt giữa hai tính chất đó vẫn tuyệt đối mang tính nguyên tắc cơ bản 6. (Hobsbawm tiếp
tục chỉ rõ công trình lịch sử có thể bác bẻ một cách nghiêm túc đến mức nào
những tưởng tượng do các nhà dân tộc chủ nghĩa phản động ở Ân Độ, Israel, những
người Balkans và các nơi khác nữa) đề xuất. Và cuối cùng Stanislav Andreski
nói: Chừng nào quyền uy còn gợi lên sự kinh hãi, sự lẫn lộn, thì sự ngớ ngẩn
còn làm tăng cường khuynh hướng bảo thủ trong xã hội. Trước hết, vì tư duy rõ
ràng và logic dẫn tới sự tích lũy tri thức (sự tiến bộ của khoa học tự nhiên
cho ta những ví dụ minh bạch nhất) và sự tiến bộ của tri thức sớm hay muộn thì
cũng làm sói mòn trật tự truyền thống. Mặt khác, tư duy lộn xộn không dẫn người
ta đến đâu cả đặc biệt là cuối cùng có thể tự vuốt ve mình mà không tạo ra được
bất cứ một ảnh hưởng nào đối với thế giới cả 7.
Với tư cách là một ví dụ về “tư duy lộn xộn”, tôi muốn
coi một chương của Harding (1991) có tựa đề “Tại
sao vật lý lại là một mô hình tồi đối với vật lý”. Tôi chọn ví dụ này vừa
vì uy tín của Harding trong các lĩnh vực nhất định (nhưng lại không một chút
nào) là nữ quyền, và vì tiểu luận của bà (không hề tương tự với loại này) được
viết rất rõ ràng. Harding muốn trả lời câu hỏi “Có phải các tư tưởng phê phán
nữ quyền phương Tây phù hợp với khoa học tự nhiên?”. Bà đã làm như vậy bằng
cách đưa ra và sau đó bác bỏ 6 “niềm tin giả” về bản chất của khoa học tự
nhiên. Một số bác bỏ của bà đã được thực hiện một cách hoàn hảo; nhưng chúng
lại không chứng tỏ bất cứ điều gì giống cái mà bà đã yêu cầu chúng phải làm. Đó
là vì bà đã đúc năm vấn đề khác biệt nhau thành một khối:
1) Hữu thể luận. Những khách thể nào tồn tại trong thế giới? Những phán đoán
nào về các khách thể này là chân?
2) Tri thức luận.
Làm thế nào mà con người có được tri thức về các chân lý về thế giới? Làm thế
nào mà họ đánh giá được tính chất đáng
tin cậy của tri thức đó?
3) Xã hội học tri
thức. Trong một xã hội nhất định, chịu tác động (hoặc quyết định) bởi các
nhân tố ý thức hệ, văn hóa, chính trị, kinh tế và xã hội, con người nhận thức
được (hoặc có thể nhận thức được) các chân lý đến mức độ nào? Cũng câu hỏi đó
được đặt ra cho các phán đoán giả được người ta tin tưởng một cách sai lầm là
chân.
4) Đạo đức cá nhân.
Nhà khoa học (hoặc kỹ thuật học) phải
cam kết thực hiện (hoặc từ chối không thực hiện) những loại nghiên cứu nào?
5) Đạo đức xã hội.
Xã hội phải khuyến khích, bảo trợ
hoặc cấp kinh phí công khai (hoặc thay vào đó là ngăn chặn, đánh thuế hoặc cấm
đoán) những loại nghiên cứu nào? Những câu hỏi này rõ ràng là có liên quan –
tức là nếu không có các chân lý khách quan về thế giới thì cũng không có vấn đề
gì để đặt câu hỏi người ta có thể biết những chân lý (không tồn tại) đó như thế
nào – nhưng chúng là khác biệt về phương diện khái niệm.
Chẳng hạn, Harding (trích từ Forman 1987) đã chỉ ra rằng
việc nghiên cứu ở Mỹ trong những năm 1940 về điện tử lượng tử phần lớn đã được
kích động bởi những ứng dụng tiềm tàng về quân sự. Đúng là vậy. Giờ đây cơ học
lượng tử đã làm cho vật lý chất rắn là có thể, mà đến lượt mình, nó làm cho
điện tử lượng tử là có thể (chẳng hạn như bán dẫn), nó làm cho toàn bộ công nghệ
hiện đại gần như có thể (chẳng hạn computer) 8. Và computer có
những ứng dụng sinh lợi cho xã hội (chẳng hạn như nó cho phép nhà phê bình văn
hóa hậu hiện đại tạo ra những bài viết của bà ta một cách hiệu quả hơn) cũng
như những ứng dụng có hại (chẳng hạn như cho phép quân đội Mỹ giết người hiệu
quả hơn). Điều đó làm nảy sinh một loạt vấn đề đạo đức cá nhân và xã hội: Xã
hội phải cấm (hoặc ngăn cản) bất cứ ứng dụng nào của computer? Thực chất là cấm (hoặc ngăn cản) việc
nghiên cứu về computer? Cấm (hoặc ngăn cản) nghiên cứu về điện tử lượng
tử? Về vật lý chất rắn? Về cơ học lượng
tử? Và tương tự như vậy đối với cá nhân các nhà khoa học và các nhà kỹ thuật
học. (Rõ ràng là một câu trả lời khẳng định đối với những câu hỏi đó trở nên
khó minh định hơn khi người ta tiếp tục lần theo cái danh mục đó; nhưng tôi
không muốn tuyên bố bất cứ điều gì về những vấn đề này một cách tiên thiên
không chính đáng). Cũng vẫn, đã xuất hiện những câu hỏi về phương diện xã hội,
chẳng hạn: tri thức của chúng ta về khoa học computer, về điện tử lượng tử, về
vật lý chất rắn và cơ học lượng tử đã đạt đến mức độ nào? – và sự thiếu hụt tri
thức của chúng ta về những chủ đề khoa học khác, chẳng hạn như khí hậu toàn cầu
– một kết quả lựa chọn chính sách công thiên về chủ nghĩa quân phiệt đã đến mức
độ nào? Các (hoặc bất kỳ) lý thuyết sai lầm về khoa học computer, về điện tử
lượng tử, về vật lý chất rắn và về cơ học lượng tử là kết quả (bộ phận hay tổng
thể) của các sự kiện hệ tư tưởng, văn hóa, chính trị, kinh tế, và xã hội, đặc
biệt là văn hóa về chủ nghĩa quân phiệt đã đến mức độ nào?9
Đây là toàn bộ những vấn đề nghiêm túc xứng đáng được
nghiên cứu một cách nghiêm túc bằng cách bám chặt vào các tiêu chuẩn cao nhất
của chứng cớ lịch sử và khoa học. Nhưng
chúng lại không hề có bất cứ tác động nào đến những câu hỏi khoa học cơ bản:
phải chăng các nguyên tử (và các tinh thể silicon, các bán dẫn và computer)
thực sự hành xử theo các qui luật của cơ học lượng tử (và vật lý chất rắn, điện
tử lượng tử và khoa học computer). Định hướng quân phiệt của khoa học Mỹ hoàn
toàn đơn giản là không có bất cứ cái gì liên quan đến vấn đề hữu thể luận, và
chỉ có trong một kịch bản hoàn toàn phi lý nó mới có thể có bất cứ một tác động
nào đó đến vấn đề tri thức luận. (Chẳng hạn nếu cộng đồng các nhà vật lý chất
rắn trên toàn thế giới khi đi theo cái mà họ tin là những tiêu chuẩn truyền
thống của chứng cứ khoa học đều vội vàng chấp nhận một lý thuyết sai lầm về
hành vi của chất bán dẫn vì nhiệt tình của họ đối với việc đột phá vào công
nghệ quân sự là cái mà lý thuyết này sẽ làm cho trở nên có khả năng). Andrew
Ross đã rút ra một tương đồng giữa các văn hóa thiên về phân cấp (tri thức cao,
tri thức vừa phải, và tri thức phổ thông) quen thuộc với việc phê bình văn hóa,
và việc phân ranh giới giữa khoa học và giả khoa học 10. Ở cấp độ xã hội
học đây là một quan sát sâu sắc; nhưng ở cấp độ tri thức luận và hữu thể luận thì đó chỉ đơn thuần là điên rồ. Ross dường như đã
thừa nhận điều này, vì ông đã trực tiếp nói rằng:
Tôi không muốn khăng khăng lý giải theo nghĩa đen của sự
tương đồng này…Việc sử lý một cách thấu đáo sẽ tính đến những khác biệt khả
năng, có tính cục bộ giữa vương quốc thị hiếu văn hóa và vương quốc thị hiếu
khoa học [!], nhưng cuối cùng nó sẽ họat động dựa trên sự cân bằng giữa xác
quyết của nhà kinh nghiệm chủ nghĩa là có tồn tại những niềm tin phụ thuộc-phi
ngữ cảnh và cái mà họ có thể xác quyết là chân và là xác quyết của nhà văn hóa
học rằng niềm tin chỉ được chấp nhận là chân về phương diện xã hội 11. Nhưng cái bất
khả tri tri thức luận ấy chắc chắn sẽ không đủ để đáp ứng, tối thiểu là không
phải cho những người khao khát thay đổi xã hội. Việc không thừa nhận rằng những
xác quyết tùy thuộc – phi ngữ cảnh có thể là chân, và bạn thực sự không phủ
nhận cơ học lượng tử và sinh học phân tử: bạn cũng phủ nhận luôn phòng hơi ngạt
của bọn Quốc xã, phủ nhận chế độ nô lệ người da đen ở Mỹ, và phủ nhận luôn một
sự thật là chính hôm nay New York đang mưa. Hobsbawm đã đúng: sự thật tạo ra ý
nghĩa, và một số sự thật nào đó (giống như hai đoạn trích đầu tiên ở trên) có một ý nghĩa thật là to
lớn.
Ross cũng hoàn toàn đúng khi cho rằng ở cấp độ xã hội
học, việc duy trì tuyến ngăn cách giữa khoa học và giả khoa học được dùng –
trong nhiều vấn đề khác nữa - để duy trì quyền lực xã hội của những kẻ dù muốn
dù không vẫn có phẩm chất khoa học hình thức, dựa vào khoa học. Nó cũng đã được sử dụng để làm tăng hy vọng
về một cuộc sống tầm thường ở Mỹ từ 47 đến 76 năm ít hơn một thế kỷ 12). Ross lưu ý
rằng:
Vào một thời điểm nào đó, phê bình văn hóa đã phải đối
mặt với nhiệm vụ bộc lộ những mối quan tâm thể chế tương tự, được ban tặng đối
với các cuộc tranh cãi về giai cấp, giới, chủng tộc, và sự ưu tiên về giới tính
là cái chạm đến những cái hố ngăn cách giữa các nền văn hóa có thị hiếu và tôi
không nhận thấy bất cứ lý do tối hậu nào để chúng ta từ bỏ cái chủ nghĩa hoài
nghi khó nhằn khi chúng ta phải đối mặt với khoa học 13.
Khá đủ: trong thực tế các nhà khoa học là những người đầu
tiên khuyến cáo chủ nghĩa hoài nghi đối mặt với những xác quyết chân lý của
những người khác (và của riêng mình). Nhưng một thứ chủ nghĩa hoài nghi tự cao
tự đại, một thứ bất khả tri nhạt nhẽo (hoặc mù lòa) sẽ không thể đưa bạn đi đến
đâu cả. Các nhà phê bình văn hóa như các nhà lịch sử hoặc các nhà khoa học cần
một chủ nghĩa hoài nghi có thông tin: một thứ chủ nghĩa có thể đánh giá bằng
chứng và logic, và xuất hiện những phán quyết có lý (mặc dù chỉ là thử nghiệm)
dựa trên cái bằng chứng và logic đó.
Trong vấn đề này Ross có thể bắt bẻ rằng tôi đang gá lắp
trò chơi quyền lực theo thiên hướng của riêng mình: Làm thế nào mà ông ta, một
giáo sư nghiên cứu Mỹ cạnh tranh được với tôi, một nhà vật lý, trong một cuộc
thảo luận về cơ học lượng tử 14? (Hoặc thậm chí
giáo sư về năng lượng hạt nhân – một chủ đề về cái mà tôi không có bất cứ một
tí kỹ năng nào). Nhưng sự thật lại là ở chỗ chắc là tôi sẽ không thể thắng được
trong trận tranh luận với một nhà sử học chuyên nghiệp về những nguyên do của
cuộc Thế chiến I. Tuy nhiên, là một trí thức thế tục với một ít tri thức khiêm
tốn về lịch sử, tôi chỉ có thể đánh giá về bằng chứng và logic được các nhà sử
học đua nhau đưa ra , và có thể đi tới một loại phán đoán nào đó có lý (dù thử
nghiệm). Không có khả năng đó thì làm thế nào mà bất kỳ một người có suy nghĩ
nào có thể minh định được là năng động về phương diện chính trị?).
Vấn đề rắc rối là ở chỗ một số ít nhà khoa học trong xã
hội chúng ta cảm thấy sự tự tin này khi giải quyết các vấn đề khoa học. Như
C.P. Snow đã nhận thấy trong tập bài giảng “Hai văn hóa” nổi tiếng của ông 35
năm trước: Thật may mắn cho tôi được có mặt tại nơi tập trung những con người
theo tiêu chuẩn văn hóa truyền thống vẫn được coi là có giáo dục cao và là
những con người rất có gu, vẫn đang thể hiện sự ngờ vực của họ đối với sự thất
học của các nhà khoa học. Một hoặc hai lần tôi đã gợi lên và đã hỏi bạn bè rằng
tại sao nhiều người trong số họ lại có thể mô tả qui luật nhiệt động học thứ
hai. Câu trả lời thật lạnh: đó cũng là tiêu cực. Nhưng tôi lại đang hỏi một cái
gì đó về cái tương đương với khoa học về việc: Bạn đã đọc bất cứ tác phẩm nào
của Shakespeare chưa? Giờ đây tôi tin tưởng rằng nếu tôi đã hỏi một câu hỏi
thậm chí đơn giản hơn – chẳng hạn như, bạn muốn nói gì với khối lượng, hoặc gia
tốc, là cái tương đương khoa học khi
nói, Bạn có biết đọc không? – không nhiều hơn một trong số mười người có giáo
dục cao có lẽ đã có cảm giác rằng tôi đang nói cùng một thứ ngôn ngữ. Vì vậy
đại dinh lũy của vật lý hiện đại vẫn mọc lên, và đa số những con người thông
minh nhất trong thế giới phương Tây đã có một sự hiểu biết đáng kể về nó chẳng
khác nào các tổ tiên thời đại đá mới của họ cũng có 15.
Tôi nghĩ rằng có rất nhiều lời buộc tội đối với tình
trạng như vậy trong các vụ việc tùy thuộc vào các nhà khoa học. Việc giảng dạy
toán và khoa học thường mang tính độc đoán 16; và đây là một
phản đề không phải chỉ đối với các nguyên lý của khoa sư phạm, mà còn cả với
chính những nguyên tắc của bản thân khoa học nữa. Xin đừng băn khoăn là hầu hết
người Mỹ không thể phân biệt được khoa học và giả khoa học: các giáo viên khoa
học của họ chưa bao giờ cung cấp cho họ bất cứ nền tảng duy lý nào để làm như
vậy. (Xin hãy hỏi một sinh viên học lực trung bình: Có phải vật chất cấu tạo
nên nguyên tử không? Vâng. Tại sao anh lại nghĩ như vậy? Người đọc có thể tự
điền câu trả lời vào đây). Vậy thì có bất cứ một ngạc nhiên nào về chuyện là
36% người Mỹ tin tưởng vào thần giao cách cảm, và 47% tin vào việc lý giải tôn
giáo về Sáng thế 17?
Như Ross đã lưu ý 18, nhiều vấn đề
chính trị trung tâm của các thập kỷ đang đến – từ chăm sóc sức khỏe, sự ấm lên
toàn cầu đến việc phát triển Thế giới Thứ ba - đều phụ thuộc một phần vào những
câu hỏi mơ hồ (và đã được tranh cãi nảy lửa) về sự thật khoa học. Nhưng chúng
lại không chỉ phụ thuộc vào sự thật khoa học: chúng còn phụ thuộc vào các giá
trị đạo đức và - trong tạp chí này rất cần phải bổ sung – sự phụ thuộc vào
những lợi ích kinh tế trần trụi nữa. Không một đảng Cánh tả nào hiệu quả trừ
khi nó đưa ra được những câu hỏi nghiêm túc về sự thật khoa học và về các giá
trị đạo đức cũng như các lợi ích kinh tế. Vấn đề đang bị đe dọa ở đây là quá
quan trọng để thiên tả về phía các nhà tư bản chủ nghĩa hoặc các nhà khoa học –
hoặc về phía những người hậu hiện đại luận.
Một phần tư thế kỷ trước, trong thời kỳ đỉnh cao của cuộc
xâm lược Mỹ tại Việt Nam, Noam Chomsky đã nhận ra rằng: George Orwell đã từng
nhận xét rằng tư tưởng chính trị, đặc biệt là phía những người cánh tả, là một
loại tưởng tượng thủ dâm, trong đó thế giới của sự kiện khó mà có được ý nghĩa.
Thật không may là điều đó lại đúng, và đó là một phần của lý do là xã hội chúng
ta thiếu một phong trào cánh tả nghiêm túc, chân chính và có trách nhiệm 19. Có lẽ nói thế
thì quá tàn nhẫn, nhưng thật không may là lại có một cốt lõi sự thật to lớn
trong đó. Giờ đây cái văn bản gợi tình kiểu ấy có khuynh hướng được viết bằng
một thứ tiếng Pháp (đã bị đập vỡ) chứ không phải bằng tiếng Trung Quốc, nhưng
những hậu quả của cuộc sống thực thì vẫn hệt như vậy. Đây là Alan Ryan vào năm
1992, bao gồm cả một phân tích tởm lợm của ông ta về các mốt thời thượng trí
thức với một lời rên rỉ rằng một số người đã kết hợp tính cố chấp trí thức ngay
cả với một thứ chủ nghĩa cấp tiến chính trị khiêm tốn là quá nhỏ bé. Cái điều
mà trong một quốc gia có George Bush làm tổng thống và Danforth Quayle xắp hàng
theo vào năm 1996, thì không có gì đáng buồn cười cả 20. Bốn năm sau với
Bill Clinton được cài vào như một tổng thống được cho là “tiến bộ” của chúng ta
và Newt Gingrich đã chuẩn bị cho một thiên niên kỷ mới, thì đó cũng vẫn chưa
phải là một trò cười.
______________________________________________
Nguồn:
Sokal
Alan, 1996. Transgressing
the Boundaries: An Afterword. Dissent
Vol. 43. September 1996. No. 4.
Tác giả: Alan Sokal là một giáo sư vật lý tại Đại học
New York. Ông đã giảng dạy tại nhiều nơi ở Châu Âu và Châu Mỹ Latin, trong đó
có các đại học Università di Roma ``La Sapienza'', và trong thời kỳ chính
phủ Sandinista, tại đại học Universidad Nacional Autónoma de Nicaragua. Ông là
đồng tác giả với Roberto Fernández và Jürg Fröhlich của cuốn sách Random
Walks, Critical Phenomena, and Triviality in Quantum Field Theory
(Springer, 1992).
ND*: ghi chú của người dịch.
Tài liệu dẫn
Albert, David Z. 1992. Quantum Mechanics and
Experience. Cambridge: Harvard University Press.
Andreski, Stanislav. 1972. Social Sciences as Sorcery.
London: André Deutsch.
Chomsky, Noam. 1984. The politicization of the
university. In Radical Priorities, 2nd ed, pp. 189-206, edited by Carlos
P. Otero. Montreal: Black Rose Books.
Forman, Paul. 1987. Behind quantum electronics: National
security as basis for physical research in the United States, 1940-1960. Historical
Studies in the Physical and Biological Sciences 18: 149-229.
Gallup, George H. 1982. The Gallup Poll: Public
Opinion 1982. Wilmington, Del.: Scholarly Resources.
Gallup, George Jr. 1993. The Gallup Poll: Public
Opinion 1993. Wilmington, Del.: Scholarly Resources.
Gross, Paul R. and Norman Levitt. 1994. The natural
sciences: Trouble ahead? Yes. Academic Questions 7(2): 13-29.
Harding, Sandra. 1991. Whose Science? Whose Knowledge?
Thinking from Women's Lives. Ithaca: Cornell University Press.
Hastings, Elizabeth Hann and Philip K. Hastings, eds.
1992. Index to International Public Opinion, 1990-1991. New York:
Greenwood Press.
Hobsbawm, Eric. 1993. The new threat to history. New
York Review of Books (16 December): 62-64.
Holland, Walter W. et al., eds. 1991. Oxford
Textbook of Public Health, 3 vols. Oxford: Oxford University Press.
Laudan, Larry. 1990. Science and Relativism.
Chicago: University of Chicago Press.
Ross, Andrew. 1991. Strange Weather: Culture, Science,
and Technology in the Age of Limits. London: Verso.
Ross, Andrew. 1992. New Age technocultures. In Cultural
Studies, pp. 531-555, edited by Lawrence Grossberg, Cary Nelson and Paula
A. Treichler. New York: Routledge.
Ryan, Alan. 1992. Princeton diary. London Review of
Books (26 March): 21.
Snow, C.P. 1963. The Two Cultures: And A Second Look. New York:
Cambridge University Press.
Sokal, Alan. 1987. Informe sobre el plan de estudios de
las carreras de Matemática, Estadística y Computación. Report to the
Universidad Nacional Autónoma de Nicaragua, Managua, unpublished.
U.S. Bureau of the Census. 1975. Historical Statistics
of the United States: Colonial Times to 1970. Washington: Government
Printing Office.
U.S. Bureau of the Census. 1994. Statistical Abstract
of the United States: 1994. Washington: Government Printing Office.
Virilio, Paul. 1993. The third interval: A critical
transition. In Rethinking Technologies, pp. 3-12, edited by Verena
Andermatt Conley on behalf of the Miami Theory Collective. Minneapolis:
University of Minnesota Press.
Williams, Michael R. 1985. A History of Computing
Technology. Englewood Cliffs, N.J.: Prentice-Hall.
Ghi chú
1...quan điểm.
Độc giả cẩn trọng không suy luận các quan điểm của tôi về
bất cứ một chủ đề nào ngoại trừ chúng được đưa ra trong lời bạt này. Cái thực
tế mà tôi đã giễu nhại là một phiên bản cực đoan hoặc được ấn định một cách mù
mờ về một ý tưởng không ngoại trừ cái mà tôi có thể đồng ý với cùng một phiên
bản ý tưởng có nhiều sắc thái hơn hoặc được ấn định một cách chính xác hơn
ấy.
2...các từ.
Chẳng hạn: “tuyến tính”, phi tuyến”, “địa phương”, “toàn
cầu”, “đa chiều”, “tương đối”, “khung quy chiếu”, “trường”, “bất bình thường”,
“hỗ độn”, “tai biến”, “logic”, “phi lý”, “hình ảnh”, “phức hợp”, “hiện thực”,
“bình đẳng”, “lựa chọn”.
3...lý thuyết.
Dù sao thì bất cứ ai tin rằng các quy luật vật lý thuần
tuý là những quy ước xã hội thì đều được mời gọi để thử vượt qua các thoả thuận
ngầm đó từ cửa sổ căn hộ nhà tôi. Tôi sống trên tầng 21 (Tái bút, tôi nhận thức
được rằng cái lém ngôn này khó mà lọt tai các xảo triết gia khoa học tương đối
luận, những người sẽ thừa nhận rằng các phán
đoán kinh nghiệm chủ nghĩa có thể là chân về phương diện khách thể tính –
chẳng hạn cú ngã từ cửa sổ nhà tôi xuống hè đường sẽ xảy ra trong 2.5 giây –
nhưng lại khẳng định rằng các bạch giải
lý thuyết về các phán đoán kinh nghiệm chủ nghĩa đó là những cấu trúc xã
hội ít nhiều võ đoán. Tôi cũng nghĩ rằng quan điểm này nói chung là nhầm lẫn,
nhưng đó lại là một thảo luận dài hơn nhiều).
Các khoa học tự nhiên ít có cái gì để mà phải sợ, tối
thiểu là trong cuộc chạy ngắn, khỏi căn bệnh ngớ ngẩn hậu hiện đại; điều quan
trọng nhất là, chính lịch sử và các khoa học xã hội – và quan điểm chính trị
cánh tả - phải gánh chịu khi cuộc chơi ngôn từ thế chỗ sự phân tích nghiêm nhặt
về các hiện thực xã hội. Tuy nhiên, vì
những giới hạn chuyên môn của mình, phân tích của tôi ở đây sẽ được khuôn vào
các khoa học tự nhiên (và thực ra thì chủ yếu là và các khoa học vật lý). Trong
khi tri thức học cơ bản về sự truy vấn đại để cũng phải như vậy đối với các
khoa học xã hội và tự nhiên, thì tất nhiên tôi cũng hoàn toàn nhận thức được
rằng nhiều vấn đề phương pháp luận đặc biệt (và rất khó) luôn nổi lên trong các
khoa học xã hội từ một sự thật là các đối tượng truy vấn là con người (kể cả
các trạng thái tư duy chủ quan của họ); tôi biết rằng các đối tượng truy vấn
này có những chủ đích (trong một số trường hợp, bao gồm cả sự che giấu bằng
chứng hoặc sắp đặt bằng chứng tư lợi một cách chủ tâm); tôi biết rằng bằng
chứng được thể hiện (luôn luôn) bằng ngôn ngữ con người nhưng nghĩa của nó có
thể lại mù mờ; tôi biết rằng nghĩa của các phạm trù khái niệm (chẳng hạn ấu
thời, đực tính, cái tính, gia đình, kinh tế học, v.v...) đều thay đổi theo thời
gian; và tôi cũng biết rằng mục đích của truy vấn lịch sử không chỉ là các sự
kiện mà còn là diễn giải sự kiện, v.v...Vậy thì không có cách nào để tôi phải
khẳng định rằng các nhận xét của tôi về vật lý học lại cần phải ứng dụng trực
tiếp vào lịch sử và các khoa học xã hội – thế thì quá ngớ ngẩn. Việc nói rằng
“hiện thực vật chất là một cấu trúc ngôn ngữ và xã hội” thì thuần tuý là ngờ
nghệch, nhưng việc nói rằng “hiện thực xã hội là một cấu trúc ngôn ngữ và xã
hội” thì lại thực sự là một lặp thừa.
5...lộn xộn.
Ryan (1992).
Hobsbawm (1993, 63).
Andreski (1972, 90).
Máy tính có trước công nghệ chất rắn, nhưng nó lại cồng
kềnh, khó dùng và tốc độ chậm. Loại máy tính cá nhân 486 ngày nay [1996] đặt
trên bàn của lý thuyết gia văn học đã mạnh hơn khoảng 1000 lần so với chiếc máy
tính đèn chân không IBM 704 to bằng cả một căn phòng vào năm 1954 [xem chẳng
hạn Williams 1985].
Thực ra tôi không loại trừ khả năng là các lý thuyết hiện
thời thuộc bất cứ chủ đề nào trong số các chủ đề này đều có thể sai lầm. Nhưng
các nhà phê bình muốn tạo ra một trường hợp như vậy sẽ phải cung cấp không chỉ
bằng chứng lịch sử về sự ảnh hưởng văn hoá đã xác quyết, mà còn cả bằng chứng khoa học nói rằng cái lý thuyết đang
được bàn đến thực sự là sai lầm. (Cùng các tiêu chuẩn rõ ràng áp dụng cho các
lý thuyết sai lầm trong quá khứ;
nhưng trong trường hợp này các nhà khoa học có thể đã thực hiện nhiệm vụ thứ
hai, bằng cách làm yên lòng nhà phê bình văn hoávề nhu cầu phải làm như vậy từ
đầu.
Ross (1991, 25-26); cũng có trong Ross (1992, 535-536).
Ross (1991, 26);
cũng có trong Ross (1992, 535). Trong thảo luận sau bài viết này, Ross (1992,
549) đã thể hiện thêm (và hoàn toàn có thể chứng minh) các e ngại: Tôi hoàn
toàn hoài nghi về cái tinh thần “mọi thứ đều qua đi” thường là khí hậu thịnh
hành của tương đối lụân xung quanh hậu hiện đại luận...Hầu hết các cuộc tranh
biện hậu hiện đại đều giành để vật lộn với việc giới hạn văn hoá hoặc triết học
vào các đại tự sự của Kỷ nguyên Ánh sáng. Nếu bạn suy nghĩ về các vấn đề sinh
thái theo quan điểm này thì có nghĩa là bạn đang nói về vấn đề vật lý “hiện
thực”, hoặc vấn đề vật chất giới hạn vào các nguồn lực của chúng ta để cổ vũ
cho tăng trưởng xã hội. Và hậu hiện đại luận, như chúng ta biết, đã miễn cưỡng
nhắm đến cái “hiện thực” ngoại trừ để thông báo về tình trạng bị trục xuất của
nó.
Văn phòng Điều tra Dân số Mỹ [1975, 47, 55; 1994, 87].
Trong năm 1900, tuổi thọ trung bình từ lúc sinh là 47.3 năm [47.6 năm đối với
người da trắng, và mức tuổi thọ trung bình gây sốc là 33 năm cho người “da đen
và các sắc dân khác”). Năm 1995 tuổi thọ trung bình là 76.3 năm (77 năm năm đối
với người da trắng, và 70.3 năm cho người da đen). Tôi biết rằng xác quyết này
có vẻ là giải thích sai, vì vậy cho phép tôi thực hiện một sự minh định ưu tiên
trước. Tôi không khẳng định rằng toàn
bộ mức tăng tuổi thọ đều là do những tiến bộ về y khoa. Một phần lớn (có thể là phần ưu thống) của mức tăng đó –
đặc biệt là trong ba thập kỷ đầu của thế kỷ 20 – là do mức độ cải thiện chung
về tiêu chuẩn nhà ở, dinh dưỡng và vệ sinh công cộng [hai lĩnh vực sau là do mức
độ cải thiện khả năng nghiên cứu và hiểu biết khoa học về nguyên nhân bệnh
truyền nhiễm và bệnh do thiếu dinh dưỡng], [xem Holland et al.
(1991)] Nhưng không có việc coi thường
vai trò của các cuộc đấu tranh xã hội trong các thực tiễn cải thiện này, đặc
biệt là liên quan đến việc thu hẹp khoảng cách phân biệt chủng tộc – mà nguyên
nhân cơ bản và vượt trội của các cải thiện này hoàn toàn rõ ràng là mức tăng
lớn về mức sinh hoạt vật chất trong thế kỷ qua bởi nhiều hơn một trong năm nhân
tố [U.S. Bureau of the Census 1975, 224-225; 1994, 451]. Và mức tăng này rõ
ràng là kết quả trực tiếp của khoa học mà hiện thân là công nghệ.
Ross (1991, 26); cũng có trong Ross (1992, 536).
14...cơ học?
Nhân tiện, các nhà không-khoa học sáng dạ quan tâm nghiêm
túc đến các vấn đề khái niệm do cơ học lượng tử đưa ra không còn cần phải dựa
vào việc tầm thường hoá (theo cả hai nghĩa) do Heisenberg, Bohr và các nhà vật
lý tạp nham cũng như các tác giả Kỷ nguyên Mới công bố. Cuốn sách nhỏ của
Albert [1992] cung cấp một giải thích cực kỳ nghiêm túc và lương thiện trí thức
về cơ học lượng tử và các vấn đề triết học mà nó đưa ra – nhưng nó lại không
đòi hỏi phải có cơ sở kiến thức toán học hơn tí chút so với môn đại số phổ
thông trung học, và cũng không đòi hỏi bất cứ một tri thức tiên thiên nào về
vạt lý học. Yêu cầu cơ bản là một thiện chí để tư duy chậm và rõ ràng.
Snow (1963, 20-21). Một thay đổi có ý nghĩa trọng đại đã
xảy ra từ thời Snow: trong khi sự ngu dốt của trí thức nhân văn về (chẳng hạn)
khối lượng và gia tốc cơ bản vẫn không thay đổi thì ngày nay một thiếu số đáng
kể của các trí thức nhân văn cảm thấy có quyền lên mặt phán về các chủ đề này
bất chấp sự ngu dốt của họ (có lẽ việc tin rằng các độc giả của họ sẽ cũng ngu
dốt hệt như họ vậy). Hãy xem, chẳng hạn, đoạn trích sau đây từ một cuốn sách
mới đây về Tái tư duy về các công nghệ, được biên tập bởi Miami Theory
Collective và đại học Minnesota Press
xuất bản: “Giờ đây dường như nó tái dụng để xem xét lại các quan niệm về gia
tốc và giảm tốc (là cái mà các nhà vật lý gọi là các vận tốc dương và âm)”
(Virilio 1993, 5). Độc giả nào không phát hiện ra điều quá tức cười (cũng như
thật đáng thất vọng) này thì xin mời ngồi ở hàng đầu để học lại hai tuần về vật
lý học I.
Tôi không đùa về điều này. Đối với bất kỳ ai quan tâm đến
quan điểm của tôi, tôi sẽ vui mừng cung cấp một phiên bản của Sokal [1987]. Để
có thêm một phê phán sắc sảo nữa về sự giảng dạy nghèo nàn về toán học và khoa
học, xem (trớ trêu của những trớ trêu) Gross and Levitt (1994, 23-28).
Ngoại cảm: Hastings and Hastings (1992, 518), Viện dư
luận công cộng Mỹ thăm dò từ tháng 6, 1990. Liên quan đến “viễn cảm hoặc sự
giao tiếp giữa các ý thức mà không sử dụng 5 giác quan truyền thống”, 36% “tin”,
25% “không chắc chắn”, và 39% “không tin”. Với nhận định “con người trên trái
đất này là do quỷ điều khiển” thì tỷ lệ tương ứng là 49-16-35 (!). Với nhận
định “thiên văn học hoặc vị trí của các ngôi sao và các hành tinh có thể tác
động đến cuộc sống con người” thì tỷ lệ là 25-22-53. Rất may là chỉ có 11% tin
vào chức năng truyền năng lượng (22% không chắc chắn) và 7% tin vào năng lực
chữa bệnh của các kim tự tháp (26% không chắc chắn).
Chúa tạo ra linh hồn: Gallup (1993, 157-159), Viện Gallup
thăm dò từ tháng 6 năm 1993. Câu hỏi chính xác là: Phán đoán nào sau đây gần
nhất với quan điểm của bạn về nguồn gốc và sự phát triển của con người: 1) con
người đã phát triển trong vòng hàng triệu năm từ các dạng sống ít tiên tiến,
nhưng Chúa đã hướng dẫn quá trình này; 2) con người đã phát triển trong vòng
hàng triệu năm từ các dạng sống ít tiên tiến, nhưng Chúa đã không tham gia vào
quá trình này; 3) Chúa đã làm cho con người đẹp hơn nhiều bằng hình dáng hiện
tại một lấn trong 10.000 năm trước hoặc như vậy? Kết quả là 35% phát triển bởi
Chúa, 11% phát triển không có Chúa, 47% Chúa tạo ra hình dạng ngày nay, và 7%
không có ý kiến. Một cuộc điều tra từ tháng 7 1982 [Gallup 1982, 208-214] đã
phát hiện ra hầu hết các con số giống hệt, nhưng lại là các số liệu thống kê về
giới, chủng tộc, giáo dục, vùng, lứa tuổi, thu nhập, tôn giáo, và quy mô cộng
đồng. Các phân biệt về giới, chủng tộc, vùng, thu nhập và (đáng ngạc nhiên) tôn
giáo lại khá nhỏ. Bỏ xa các con số trên, các khác biệt lớn nhất là giáo dục:
chỉ 24% sinh viên tốt nghiệp đại học đồng ý là Chúa tạo ra linh hồn, so với 49%
học sinh tốt nghiệp phổ thông, và 52% có trình độ giáo dục bậc tiểu học. Vì vậy
có thể là việc dạy khoa học tệ nhất là ở các cấp tiểu học và trung học cơ sở.
Chomsky (1984, 200), bài giảng năm 1969.
20...buồn cười.
Ryan (1992).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét