Powered By Blogger

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

Thuyết văn Giải tự và Khoa học Nhân văn Trung Quốc (II)


F. Bottéro & Christoph Harbsmeier

Người dịch: Hà Hữu Nga


Ý nghĩa của Lối viết Ký tự Đầu mục từ

Ký tự đầu mục từ trong từ điển của Hứa Thận không phải là kiểu chữ tiêu chuẩn và kiểu lệ thư 隸書 - “kiểu chữ văn thư”- chiếm ưu thế được sử dụng để viết trên các thẻ tre trong thời đại ông, mà là một lối viết khác, c hơn, lối viết tiểu triện 小篆, “kiểu chữ dấu triện nhỏ”. Lối viết tiểu triện này, mặc dù được sử dụng rộng rãi trên các con dấu cũng như các đồ tạo tác quý giá khác, chắc chắn không phải là cách viết chữ Hán tiêu chuẩn trong hầu hết các bối cảnh khác. Thật ra thì hàng trăm ngàn thẻ tre làm chứng cho việc thực hành ghi chép hàng ngày hiện tại từ thời Chiến Quốc muộn cho đến thời Hứa Thận. Tuy nhiên, Hứa Thận đã quyết định bỏ qua thực hành ghi chép hiện tại này. Thay vào đó, ông nhập các ký tự tiểu triện như là các ký tự đầu mục từ. Các ký tự đầu mục từ theo lối lệ thư được thêm vào để thuận tiện trong tất cả các phiên bản Thuyết Văn hiện đại không phải là một phần của văn bản Thuyết Văn được thừa nhận rộng rãi, mà chỉ đại diện cho các phần hiện đại được lồng vào. Vì Hứa Thận có thể đã bổ sung thêm các hình thức lệ thư như vậy, thì tại sao ông lại không thấy nó đáng để ông làm như vậy? Có thể hình dung để thuận tiện cho độc giả người Hán khi ông bổ sung thêm các ký tự đầu mục từ theo lối lệ thư, nhưng trong bối cảnh phân tích hệ thống các chữ của ông, thì thực tế quyết định lại là phân tích này không được áp dụng cho các hình thức chữ lệ thư, mà là cho các hình thức chữ tiểu triện. Phân tích của Hứa Thận tiếp tục xác định các thành tố cấu trúc của mỗi ký tự tiểu triện trong loại chữ lệ thư, chứ không phải trong loại chữ triện.12 Nhưng tính không nhất quán này vẫn vô hại miễn là không có những khác biệt đáng kể về phương diện tự dạng (graphologie - bút tích học) giữa loại chữ tiểu triệncác phiên bản lệ thư của các thành tố được xác định. Hứa Thận hẳn đã nhận thức được nhiều vấn đề liên quan đến việc sử dụng các ký tự tiểu triện làm ký tự đầu mục từ và sau đó quy vào các yếu tố trong các ký tự này dưới dạng ký tự lệ thư tiêu chuẩn của chúng.

Điểm quan trọng cần chú ý là ở chỗ việc phân tích các từ của Hứa Thậnmang tính tự vị (graphème) chứ không phải là cách viết (graphie): ông không bao giờ giải thích sự phân bố các nét trong một ký tự hoặc bất kỳ cách thức viết theo quy tắc hoặc khuyến nghị nào. Mối quan tâm của ông trừu tượng hơn. Ngay cả khi, thỉnh thoảng ông thảo luận về vị trí của một thành phần liên quan đến các thành phần khác, nhưng ông không bao giờ chạm gần đến trật tự các nét và tương tự. Ông quan tâm đến những gì chúng ta có thể gọi là cấu trúc thành phần trực tiếp của mỗi ký tự và bản chất của những thành phần tham gia vào cấu trúc này. Những thành phần này không phải là các ký tự mà là các tự vị. Giờ đây, cấu trúc tự vị của các từ nằm trong quan điểm của Hứa Thận, được thể hiện rõ nhất trong sự đa dạng mang tính phục cổ của những cách viết chữ Hán truyền thống trong thời ông, cụ thể là lối viết chữ tiểu triện. Lấy một ví dụ trong số nhiều ví dụ có thể, chữ điếu (phúng viếng) theo lối viết lệ thư không chứa tự vị nhân, trong khi phiên bản tiểu triện lại có. Ở đây, như thường lệ, chữ tiểu triện thể hiện rõ về cấu trúc hơn các chữ lệ thư chuẩn, và do đó được sử dụng thuận lợi hơn cho cách tiếp cận phân tích của Hứa Thận. Xem thêm chữ sử: “从又持中” (sử: tòng hựu trì trung): sử có chữ hựu ‘bàn tay’ như một thành phần ngữ nghĩa nắm giữ ‘trung’ [HHN trộm chú: câu đầy đủ trong Thuyết văn là: ,記事者也。从又持中。中,正也。凡史之屬皆从史“Sử, ký sự giả dã; tòng hựu trì trung; trung, chính dã; phàm sử chi thuộc giai tòng sử.” Ở đây cần lưu ý ký tự ‘trung’ trong chữ sử, chữ sử này trong kim văn vẽ hẳn một bàn tay người cầm chiếc cung quay lộn ngược xuống dưới, hình chiếc cung đó chẳng khác nào chữ ‘trung’, và đó là chiếc cung toán, dụng cụ khoan mai rùa để bói toán điềm lành dữ, và đây mới là bổn phận gốc của chức quan này; các chữ sứ 使 (sứ giả, đi sứ); lại (lại viên, quan chức bậc thấp); sự (việc, làm việc, thờ cúng) đều có gốc từ chữ sử này. Còn mệnh đề: ,正也 trung, chính dã, như chúng ta đều biết trung kim văn vẽ hẳn cái cung có mũi tên, nên ngoài nghĩa ‘ở giữa’ thì trung còn có nghĩa là đúng, là (bắn) trúng đích; còn gốc của chữ chính được vẽ gồm hai phần, phần trên là một thành ấp hình vuông, phần dưới là cái bàn chân đang tiến về thành ấp đó, nên chính có nghĩa là đánh, là gốc của chữ chinh (phạt, phục) - HHN], thư : “从聿者声 (thư: tòng duật giả thanh): thư có chữ duật ‘bút lông’ như một thành phần ngữ nghĩa và giả là thành phần ngữ âm” [Lại trộm chú: Chữ thư là chữ hình thanh, gồm hai phần, phần trên là chữ duật trong kim văn vẽ hình bàn tay cầm chiếc bút lông để biểu nghĩa là ghi chép; còn phần dưới là chữ giả âm mới là zhě, còn âm cổ là zhū gần giống với âm shū của chữ thư - HHN], trong đó cấu trúc thành phần được Hứa Thận quy cho là biểu hiện lối viết tiểu triện và đã biến mất trong các phiên bản chữ lệ thư.

Khoa kim thạch học (épigraphie - nghiên cứu về văn khắc trên đá và đồng) cổ văn tự học (paléographie) đem lại cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn bao giờ hết về các biến thể cách viết các ký tự Hán trong các văn bản cổ phát quật được. Hứa Thận vẫn khá thờ ơ với nhiều cách thức tuyệt vời mà trong đó một thành phần cách viết nhất định có thể được thể hiện trong các văn bản kim thạch học của thời đại mình ông phải rất quen thuộc. Các ký tự biến thể của ông luôn luôn tạo thành các biến thể tự vị mà không chỉ là các biến thể (allographes về bộ và nét - HHN) giống hệt nhau về mặt cấu trúc. Việc một chữ có thể được viết theo những cách rất khác nhau không khiến Hứa Thận quan tâm cho đến khi biến thể ấy ảnh hưởng đến cấu trúc cấu thành tự vị. Điều chúng tôi muốn nói đến bằng phân tích tự vịviệc tập trung vào cấu trúc thành phần trừu tượng của các ký tự và sự trừu tượng hóa từ sự biến đổi các loại hình văn khắc trong việc thực hiện các cách viết của các yếu tố tự vị tương tự. Và những gì mà việc phân tích tự dạng (graphologie - bút tích học) trong hệ thống Thuyết Văn bổ sung thêm vào phân tích tự vị chínhnhững quy cách loại hình học của các thành phần tự vị. Do đó, đây là một phần của phân tích tự dạng (graphologie - bút tích học) của chữ thượng chữ này “đề cập (bằng hình tượng) đến một thứ gì đó (zhi shi  chỉ sự HHN), nhưng về phương diện tự vị - theo cách diễn giải này – thì chữ này không thể phân tích được.13 Tham vọng trí tuệ của Hứa Thận hóa ra không chỉ đơn thuần là cung cấp một phân tích tự vị của các ký tự được sử dụng trong kinh điển thời ông, mà còn sử dụng lối viết tiểu triện như một phương tiện để quay trở lại lịch sử, hay phong cách viết từ nguyên của chữ Hán. Vậy thì người ta có thể hỏi tại sao, ông đã không quay trở lại đến tận các văn bản kim văn mà dường như ông đã có một số khả năng tiếp cận hạn chế. Đối với câu hỏi quan trọng này, có một câu trả lời đơn giản: vì bất kỳ từ điển nào như 漢語大字典 Hán ngữ Đại Tự điển đều cho thấy,14 ngay cả ngày nay, với việc văn khắc trên đồng được phát quật ngày càng nhiều, thì phần lớn trong Thuyết Văn có thể thấy không có các ký tự kim văn tương ứng. Do đó, Hứa Thận chỉ có thể đề cập đến các loại văn bản trước đó như vậy một cách tình cờ, khi ông có sẵn cho mình và khi chúng cung cấp bằng chứng liên quan đến phân tích tự dạng của ông. Việc lựa chọn cách viết tiểu triện cho phép Hứa Thận quay trở lại quá khứ càng xa càng tốt khi người ta đang tìm kiếm một bộ ký tự hoàn chỉnh hợp lý cho số lượng lớn các cách viết ông muốn thảo luận.

Bộ thủ

Nguyên tắc
sắp xếp trật tự đầu tiên của từ điển Hứa Thận, là tổ chức toàn bộ 9.353 ký tự dưới 540 “bộ thủ”, hoặc công cụ phân loại.15 Nguyên tắc tiếp theo là mỗi bộ thủ này đều được mô tả tự dạng phức tạp có cấu trúc không chính thức ở ký tự đầu của 540 mục từ của nó. Tất cả các ký tự (với ngoại lệ quan trọng của chính các bộ thủ) đều được gộp vào dưới 540 bộ thủ. Rõ ràng là tổng số bộ thủ trong cách nhìn của Hứa Thận đều quan trọng hơn là việc sử dụng theo chức năng của chúng. Trong số 540 bộ thủ, có 36 bộ không có ký tự nào được gộp vào. Có ý kiến ​​cho rằng con số 540 là sản phẩm của phép nhân các số tượng trưng cho Âm Dương (6 x 9 = 54) và để có đủ số lượng công cụ phân loại đủ theo mục đích phân loại của mình, Hứa Thận đã nhân 54 với 10, và cuối cùng có được con số 540.16 Có lẽ Hứa Thận đã chọn số 10 vì nó đại diện cho con số mà ông định nghĩa là “con số hoàn hảo”.17 Số mười thực sự được đánh bóng là sự toàn hảo của dãy sốký tự này () được giải thích bao gồm bốn chính phương và trung tâm (nghĩa là năm hướng). Không phải tất cả các bộ thủ đều có thể được sử dụng để viết các từ: ví dụ: các bộ thủ khảm , vi , miên , trác , nhược , v.v., là các yếu tố lặp lại trong các ký tự, nhưng bản thân chúng không phải là các ký tự hoàn chỉnh. Vì không đại diện cho các từ, nên ipso facto tự thân chúng không bao giờ được phát âm theo cách thông thường, và người ta phải hỏi làm thế nào để có bất kỳ cách phát âm nào đó có thể được gán cho chúng. Chúng tôi kết luận rằng cách đọc các bộ thủ phải được các nhà biên soạn từ điển phát minh ra.18 Phải chỉ ra rằng các bộ thủ không giống như các yếu tố không thể phân tích thành các thành phần. Cấu trúc tự dạng nội tại của các bộ thủ thường được giải thích trong Thuyết Văn, như khi lời nói bộ thủ ngôn được diễn đạt một cách chính xác với tòng khẩu 从口 (“có bộ khẩu như một thành tố ngữ nghĩa). Các bộ thủ phức tạp như vậy tạo thành một tập hợp các cách viết mà trên thực tế không thể phục hồi được dưới các thành phần ngữ nghĩa chính công khai của chúng. Chúng ta có thể nói rằng chúng tòng nhi bất chúc 从而不屬,” theo nghĩa: chúng có một bộ thủ là thành phần ngữ nghĩa chính của mình, nhưng thực tế lại không thuộc về bộ thủ đó. Do vậy, người ta bác bỏ sự khái quát hóa hiện tại cho rằng các cách viết trong Thuyết Văn có thể thuộc thành phần ngữ nghĩa chính của chúng.

Một điều bất thường khác nữa là: có đến tận 36 bộ thủ không sinh sản, nghĩa là chúng là các bộ thủ mà không hề tạo ra được từ nào thuộc về mình. Một phần của cách giải thích về sự bất thường này là trong thực tế điều mà Hứa Thận cần là phải có được con số thần thông gồm 540 bộ thủ. Nhưng nếu một ký tự mà không thể hoặc khó phân tích theo hệ thống của Hứa Thận thì việc tuyên bố nó là một bộ thủ sẽ buộc phải tìm được cho nó một vị trí trong hệ thống đó. Các số , , , , (ba, bốn, năm, sáu và bảy) đều được nhập vào dưới dạng các bộ thủ “vô nữ tử” vô sinh: các ký tự này được hiểu là các số nguyên tố” không thể phân tích được, không có chức năng nào khác trong hệ thống tự vị. Người ta thường cho rằng các bộ thủ tạo thành một hệ thống phục hồi từ ​​vựng tiên tiến cho các ký tự Hán, và không hề nghi ngờ gì rằng đây thực sự là cách mà chúng đã bắt đầu vận hành mất nhiều thời gian và vận hành trong thực tế. Trong khi đó, chức năng lý thuyết của chúng trong Thuyết Văn có liên quan đến việc hệ thống hóa các thành phần chủ yếu phi ngữ âm trong các ký tự Hán. Vai trò ngữ âm của các thành phần được xác định rõ ràng bằng thuật ngữ kỹ thuật ‘thanh’ shēng , trong khi đó một thành phần phi ngữ âm X rõ ràng không được mô tả là ngữ nghĩa; mặc dù chúng tôi phát hiện ra lý do để dịch thuật ngữ kỹ thuật tòng Xcó X là một thành phần cấu trúc ngữ nghĩa: như chúng ta sẽ thảo luận ngay sau đây, các thành phần phi ngữ âm thường được Hứa Thận hiểu là ngữ nghĩa. Các thành phần được giới thiệu theo cách này đôi khi có thể được gán một chức năng ngữ âm thứ cấp bổ sung theo công thức X yì shēng, X – X diệc thanh (X cũng là ngữ âm).

Phải nói rằng một số lượng khá lớn các bộ thủ, và không chỉ những bộ thủ “vô nữ tử” vô sinh kia, ít hoặc không đem lại cái nhìn sâu xa về bất kỳ đặc điểm ngữ nghĩa nào của các ký tự thuộc các bộ thủ đó. Mặc dù đúng là các ký tự có bộ thủ bộ ngư ý nghĩa liên quan đến cá, nhưng bộ thủ ‘chủ’ zhŭ , được xác định là dấu đánh để ghi nhớ hoặc phân biệt, hoặc dấu chấm trong câu văn, không thể xác định được có liên quan với những gì Hứa Thận coi là nghĩa “bấc đèn” phù hợp về mặt tự dạng, của ký tự zhŭ (sau này được viết tiêu chuẩn là ‘chú’ zhù : bấc đèn, tim đèn, nén nhang, đốt - HHN) mà ông biết hiện đang từ nói về người cai trị, người chủ, vua chúa: điều quan trọng là Hứa Thận chỉ xem xét ý nghĩa của từ này vốn có liên quan đến việc giải thích lối viết của nó. Hơn nữa, trong trường hợp này, Hứa Thận tuyên bố bộ thủ đồng thời phải là ngữ âm: 丶亦 (“chủ diệc thanh – chủ cũng là ngữ âm). Mặc dù có các trường hợp như ví dụ này, nhưng các bộ thủ vẫn xác định một tập hợp các thành phần lặp lại chủ yếu phi ngữ âm có liên quan đến sự phân loại ngữ nghĩa của các từ. Chúng cần thiết cho việc phân tích tự dạng của các ký tự, và đôi khi chúng rất hữu ích cho việc tích hợp các ký tự vào các sơ đồ vũ trụ luận của Hứa Thận. Các bộ thủ này chỉ tình cờ thuận tiện cho việc phục hồi trong các từ điển của các tự dạng có chứa chúng. Công thức X tòng Y thường chỉ ra rằng một thành phần trong một tự dạng nhất định thường mang tính ngữ nghĩa và không chỉ () ngữ âm. Bất cứ khi nào Hứa Thận đưa ra các nguyên do hoặc các giải thích cho việc sử dụng công thứcX tòng Y, thì hóa ra ông quan tâm đến việc giải thích ngữ nghĩa cho sự hiện diện tự nhiên của nguyên tố Y trong một tự dạng X với ý nghĩa mà ông đã gán cho tự dạng đó trong việc giải nghĩa đánh bóng của mình. Do đó, mặc dù Hứa Thận không có thuật ngữ ngữ nghĩa rõ ràng tương tự tương ứng với công cụ xác định ngữ âm ‘thanh’ shēng , nhưng có những nguyên do nội tại rõ ràng để khẳng định rằng công thức X tòng Y thực sự quy gán một cách điển hình các yếu tố ngữ nghĩa.19

Các mục từ về các bộ thủ với tư cách là các ký tự đầu mục từ trong Thuyết Văn thường phân tán hơn nhiều so với các mục từ khác. Chúng thể hin một sở thích bách khoa chỉ là ngẫu nhiên so với phần còn lại của bộ từ điển. Mỗi phần của Thuyết Văn được hình thành như một chương trong một cuốn sách mà mục từ về bản thân bộ thủ này được dùng như một loại giới thiệu. Trong mỗi chương này, việc sắp xếp tài liệu, mặc dù thường tản mạn và không thể đoán trước, nhưng không phải lúc nào cũng tùy tiện. Một số lượng lớn chuỗi ngữ nghĩa cấu trúc nên văn bản này, mặc dù có một số thiếu sót nổi bật trong chuỗi này, cụ thể là, người ta mong muốn các ký tự theo một chuỗi, nhưng lại thấy ở những vị trí tùy tiện nào đó thuộc cùng một bộ thủ. Chỉ riêng bộ tâm , chúng tôi đã xác định được chuỗi sau: chuỗi hoan lạc (14-16) (3 mục từ), chuỗi trí lực (31-33) (3 mục từ), chuỗi tình cảm (40-(42)-44) (4 mục từ), chuỗi tư tưởng: (59-(61)-63) (4 mục từ), chuỗi lo sợ 120 (69-70) (2 mục từ), chuỗi nỗ lực (84 - (+ 86)-87-(+ 88)) (3 đến 5 mục từ), chuỗi bình tâm (93-94) (2 mục từ), chuỗi xao xuyến/ háo hức (106-(110)-112) (6 mục từ), chuỗi biểu hiện ngu đần (123-127) (5 mục từ), chuỗi thiếu siêng năng (132-136) (5 mục từ), chuỗi sơ suất (139-142) (4 mục từ), chuỗi khinh khi (143-144) (2 mục từ), chuỗi phẫn nộ (168-(177)-180) (12 mục từ), chuỗi bất mãn (181-189) (9 mục từ), chuỗi từ chối (194-205) (12 mục), chuỗi chuyển động (207-209) (3 mục từ), chuỗi lo âu (211-(232)-233) (22 mục từ), chuỗi hốt hoảng 2 (238-(244)-249) (11 mục từ), chuỗi hổ thẹn/ nhục nhã (251-256) (6 mục từ).

Mặc dù trong tất cả các loạt mục từ này, không có nỗ lực nào nhằm tổ chức tổng thể tài liệu theo từng bộ thủ, ngoại trừ các ký tự nhị thức-đồng nghĩa có xu hướng được nhập vào từ điển cùng nhau, và theo thứ tự xuất hiện của chúng theo nhị thức. Do đó, ‘trù’ chóu buồn bã sẽ phải đứng trước ‘trướng’ chàng buồn bã trong Thuyết Văn vì tiền tệ của từ đồng nghĩa là ‘trù trướng’ chóu chàng 惆悵 “buồn rầu”. Hơn nữa, chúng tôi cũng nhận thấy rằng các thuật ngữ tích cực có xu hướng đi trước các thuật ngữ tiêu cực sao cho một phần bộ thủ bần cùng mới phải bắt đầu bằng t mang nghĩa tiêu cực. Mặt khác, có một sự tích lũy nổi bật các từ mang ý nghĩa tiêu cực vào cuối phần bộ thủ ‘tâm’ hiện tại của chúng ta. Lại đáng kinh ngạc bộ thủ ‘khẩu’ () bắt đầu bằng những từ thú vị về tiếng khóc của em bé và kết thúc bằng tiếng khạc nhổ, phiền não, im lặng và âm thanh động vật. Cũng lưu ý trường hợp bộ thủ bộ ‘nữ’ (), bắt đầu bằng các t được đánh giá cao về tên họ và từ chỉ thanh nữ tới tuần cập kê, và kết thúc bằng những từ liên quan đến những điều xấu ác. Việc gộp vào một bộ thủ không phải là vấn đề chẩn đoán ngữ nghĩa mang tính cơ học hay trực giản. Ví dụ, khá ít ký tự có ý nghĩa tâm lý và chứa bộ thủ ‘tâm’ không được phát hiện thấy trong phần bộ thủ ‘tâm’ , mặc dù thực tế là Hứa Thận phải biết rằng đây chính là nơi mà người ta sẽ tìm kiếm. Như chúng tôi đã lưu ý ở trên, Hứa Thận đã không tự nhận thấy mình sử dụng các bộ thủ như một hệ thống phục hồi. Chúng chínhbộ công cụ khái niệm mang tính phân tích. Nếu việc xếp gộp chỉ là vấn đề chẩn đoán ngữ nghĩa, thì người ta có thể ngờ rằng Hứa Thận cố gắng tập hợp tất cả các ký tự ý nghĩa tâm lý rõ ràng có chứa các biến thể của cách viết xn đại diện cho bộ tâm. Ví dụ, t tâm lý phổ biến cao ‘ưu’ yōu (lo âu, phiền não) sẽ chỉ khiến hoài công tìm kiếm dưới theo bộ thủ tâm ,cũng hệt như vậy với trường hợp vì vậy từ ‘ái’ (yêu). Trong những trường hợp như thế này, rõ ràng Hứa Thận ưu tiên cho việc cân nhắc phân tích tự dạng (graphologie),ông không quan tâm đến việc xem xét mức độ dễ dàng truy xuất từ ​​vựng (nếu khả năng truy xuất từ vựng thực sự là một phần động lực của ông). Phân loại của Hứa Thận chủ yếu thuộc về các kiểu viết, còn ý nghĩa chỉ là thứ yếu. Trong trường hợp như ‘ưu’ ‘ái’ , hóa ra ‘tâm’ được gán vào lối viết chứ không phải là một thành phần trực tiếp của từ đó. Do đó, những gì các nhà ngôn ngữ học hiện đại gọi là phân tích cấu thành trực tiếp hóa ra là một công cụ phương pháp luận không thể thiếu để phân tích ký tự Hán, và Hứa Thận đã sử dụng công cụ này từ 2.000 năm trước.

Hứa Thận, nhận thức một cách sinh động về ý nghĩa hiện tại của từ ‘ái’ , đã giải thích đánh bóng ký tự là ‘hành mạo’ xíng mào 行皃 (mô tả về cách đi bộ), và ông liên hệ với ‘truy’ su (đi chậm) với những gì ông nhận thấy như là ý nghĩa vận hành mang tính tự dạng của từ. Phần còn lại của ký tự, ‘ái’ được phân tích như một thành phần ngữ âm ghép, và thành phần ghép này diễn ra để chứa bộ thủ ‘tâm’ . Theo phân tích của Hứa Thận, ‘tâm’ không phải là thành phần ngữ âm cũng không phải là thành phần ngữ nghĩa trực tiếp trong cách viết này. Do đó, không thể có câu hỏi về việc nó là bộ thủ của ‘ái’ hay không. Chỉ các thành phần trực tiếp mới có thể là bộ thủ trong các ký tự mà chúng là các thành phần trực tiếp trong hệ thống của Hứa Thận, khi được dịch thành biệt ngữ của ngôn ngữ học hiện đại. Khi một bộ thủ được chèn vào một thành phần đơn hình khác, Hứa Thận đã đi xa đến mức hình thành một thành phần lối viết đứt đoạn để giải thích việc tạo dựng lối viết. Trong mọi trường hợp, ký tự ‘ái’ không thể nói là tòng tâm 从心 (x…n như một thành phần trực tiếp”) trong hệ thống của Hứa Thận. Mối quan tâm trừu tượng của Hứa Thận đối với việc phân tích tự dạng đi xa đến mức ông hoàn toàn không để ý đến các ý nghĩa hiện tại được biết rất rõ của các từ chủ chốt chữ Hán khi các nguyên tắc phân tích của ông đưa ông đến các kết luận khác thường, như trong các trường hợp của các từ ‘ái’ ai , ‘sở’ suo ‘chủ’ zhu , ở trên. Chúng ta đã thấy rằng không thể nào tất cả các ký tự mà người ta rõ ràng sẽ tìm kiếm thuộc bộ thủ tâm được liệt kê thuộc bộ thủ đó trong Thuyết Văn. Do đó, mọi người sẽ tìm kiếm ‘tư’ (nghĩ, suy tư) thuộc bộ thủ tâm cho đến khi anh ta biết rằng Hứa Thận coi ‘tư’ là một bộ thủ phức tạp, bản thân nó có bộ thủ tâm là thành phần ngữ nghĩa của nó nhưng không thuộc v bộ thủ tâm .

Tất nhiên cũng đúng là không phải tất cả các ký tự có ý nghĩa tâm lý rõ ràng đều có bộ tâm ở vị trí đầu tiên. Vì vậy, phần của chúng ta về bộ tâm thực sự là không làm cạn kiệt các mục từ của các ký tự với ý nghĩa tâm lý. Leibniz có lẽ đã thất vọng khi thấy rằng không có mối quan hệ thường xuyên giữa sự hiện diện của tâm lý đặc trưng và sự hiện diện của bộ tâm trong các ký tự ý nghĩa cơ bản liên quan đến đặc trưng đó. Trong khi một vài loại cá được viết mà không có bộ ngư , nhiều loại khái niệm tâm lý hóa ra lại được viết mà không có bộ tâm . Chỉ có một trong bốn loại cảm xúc chính, cụ thể là ‘ai’ āi (bi thương), ‘lạc’ “(vui thích), ‘hỉ’ (vui mừng), và ‘nộ’ (giận giữ), có bộ tâm . Hơn nữa, thật thú vị khi lưu ý rằng từ ‘duyệt’ yuè (vui lòng, đẹp lòng) đã được viết với bộ tâm rất lâu sau khi nó trở thành hiện tại như được viết với bộ ‘ngôn’ yán . ‘Hiếu’ xiào (hiếu kính ông bà cha mẹ) được viết mà không có bộ tâm ‘hảo’ hào (tốt) cũng vậy. Trong thời Hứa Thận, động từ phổ biến nhất biểu thị khao khát ‘dục’ cách viết lúc đó được sử dụng để viết từ đó không có bộ tâm , cũng không có bất kỳ từ thông dụng nào khác để biểu thị “khao khát” hoặc “mong muốn” như ‘nguyện’ yuàn (cầu mong, hy vọng), hoặc ‘vọng’ wàng (ước mong, mong mỏi). Thực tế là hệ thống chữ viết của chữ Hán rất khác so với hệ thống chữ viết dựa trên khái niệm theo nghĩa Leibniz, xuất hiện rất rõ ràng trong Thuyết Văn. Chỉ có một số ít các giải thích đánh bóng của Hứa Thận cho các lối viếtbộ thủ tâm bản thân chúng được viết bằng chính bộ tâm đó. Mặt khác, bộ tâm thường được thêm vào các ký tự có ý nghĩa tâm lý.21 Bàng Phác 龐樸,[1] trong một bản thảo chưa xuất bản năm 2004, đã thu hút sự chú ý của chúng ta đến một thực tế quan trọng, trong các văn bản triết học được phát quật cũng như trong các chương Phép Biện chứng Mặc Tử, về việc thêm bộ tâm như một dấu hiệu biểu chỉ ý nghĩa tâm lý trừu tượng. Nhưng thực tế ghi chép hạn chế này không bao giờ bắt đầu tiến gần đến việc thiết lập bất kỳ thực hành thường xuyên nào về việc đánh dấu các thuật ngữ tâm lý bằng bộ tâm . Ngay cả trong trường hợp từ ‘dục’ (nhu cầu, lòng ham muốn) thì việc bổ sung thêm bộ tâm đã cho thấy một sắc thái ngữ nghĩa của “khát dục” vốn vắng mặt trong ‘dục’ (khao khát) không tâm ở trên.
_____________________________________________

Còn nữa…

Nguồn: F. Bottéro and Christoph Harbsmeier, 2008, «The Shuowen jiezi Dictionary and the Human Sciences in China», Asia Major Third Series, Volume 21, Part.

Tác giả:
1. Françoise Bottéro, giáo sư Hán học, Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ Đông Á,  École des Hautes Études en Sciences Sociales. Trưởng nhóm nghiên cứu Văn tự Trung Quốc. Lĩnh vực nghiên cứu: Các phương pháp phân loại các ký tự Trung Quốc; Hệ thống ký tự trên giáp cốt văn; Lý thuyết văn bản chữ hán, v.v…
2. Christoph Harbsmeier là giáo sư Hán học tại Đại học Oslo. Ông giáo sư danh dự tại Đại học Bắc Kinh, Đại học Phúc Đán (Thượng Hải), Đại học Vũ Hán, Đại học Chiết Giang, Đại học Sư phạm Thượng Hải và Đại học Sư phạm Hoa Đông. Các công trình chính của ông là lịch sử khoa học (logic), lịch sử khái niệm, ngôn ngữ học lịch sử, và phim hoạt hình Trung Quốc hiện đại. Ông là biên tập viên của dự án quốc tế Thesaurus Linguae Sericae 新編漢文典 Tân biên Hán văn điển.

Ghi chú của người dịch:

[1] Bàng Phác (1928 - 2015): Tự Nhược Mộc, nguyên danh Thanh Lộc, học giả đương đại nổi tiếng Trung Quốc, nhà sử học văn hóa, nhà sử học triết học, chuyên gia nghiên cứu Phương Dĩ Trí (1611-1671, nhà sư, học giả, nhà tư tưởng và nhà khoa học nổi tiếng cuối Minh, đầu Thanh). Sinh ra ở huyện Hoài Âm, tỉnh Giang Tô vào tháng 10 năm 1928. Tốt nghiệp Nghiên cứu sinh khoa Triết học của Đại học Nhân dân Trung Quốc năm 1954. Ông là giảng viên tại Đại học Sơn Đông, Tổng biên tập tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, thành viên ban biên tập quốc tế của UNESCO Lịch sử Phát triển Khoa học và Văn hóa Con người, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Tơ lụa, Giáo sư trọn đời của Đại học Sơn Đông. Phó Chủ tịch Hội đồng Học viện và Giám đốc Ủy ban Học thuật. Chuyên sâu nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc, lịch sử tư tưởng, lịch sử văn hóa và sách thẻ tre được phát quật. Ông qua đời ở Tế Nam ngày 9 tháng 1 năm 2015 ở tuổi 86. 

Ghi chú

12. No wonder the Qing-era scholar Duan Yucai is sometimes tempted to rewrite Xu Shen’s text so as to bring the identification of constituents closer to the small-seal script form. Duan Yucai 段玉裁 (1735–1815), Shuowen jiezi zhu 文解字注 (Shanghai: Guji chubanshe, 1988).
13. The fact that one might insist that this character should be read as hui yi 會意 “associating ideas” because something X is depicted as being above a level Y is irrelevant to the present discussion.
14. Hanyu da cidian 漢語大詞典, Luo Zhufeng 羅竹風, ed. (Shanghai: Hanyu da cidian chubanshe, 1986–1993).
15. Xu Shen points out that he has included 1,163 graphic variants, which together with the 9,353 entries, add up to the number 10,516. This is sometimes said to come close enough to wan wu 萬物 (“myriad [all-encompassing kinds of] creatures).”
16. Atsuji Tetsuji 阿辻哲次, Kanjigaku: Setsumon kaiji no sekai 漢字学, 説文解字の世界 (Tokyo: T±kai daigaku shuppankai, 1985), pp. 135–72.
17. Bottéro, Sémantisme et Classification, pp. 69–71.
18. We note in passing that the horror vacui from which traditional lexicographers have tended to suffer may well have induced them to provide readings for many characters withoutreliably attested early readings.
19. The isolated instances of X Y are limited to explanations for allographs, i.e., graphologicallydistinct alternative ways of writing a given character. The pattern 或从X (“is alternatively written with the constituent X which is phonetic”) in cases where X is manifestly irrelevant semantically, provides explicit evidence to prove that the technical term cong could occasionally introduce in Shuowen constituents of a purely phonetic kind. See 10B 408 246 bu : “scared out of one’s mind,” in which an allograph is explained by the phrase: 或从布聲 (“[the graph bu] is alternatively written with the constituent bu which is phonetic”).
20. “Minor” means less than three entries.
21. Note incidentally that the addition of the heart radical to the character yu tends to createa new meaning of “illicit/inappropriate/excessive desire, lust” by Warring States times.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét