Powered By Blogger

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

Phản “Chống-Latour” của Davis Bloor (I)


Bruno Latour

Người dịch: Hà Hữu Nga

Đầu tiên, tôi muốn cảm ơn David Bloor vì đã đọc kỹ công trình của tôi. Với sự nghiêm khắc thường thấy, ông đã tóm tắt - theo phong cách sắc sảo và đầy tính phân tích của mình - nhiều điểm khó khăn mà tôi gặp phải khi rời xa cái truyền thống mà ông đã nhọc công tạo dựng. Kết quả là một phê phán tàn khốc: thời hoàng kim, bộ môn xã hội học được thực hiện tại CSI (Centre de Sociologie de l’Innovation Trung tâm Xã hội học Đổi mới) không gì khác hơn là SSK (Sociology of Scientific Knowledge – Xã hội học Tri thức Khoa học) truyền thống được diễn đạt bằng một vốn từ vựng phúng tưởng; khi cố gắng sửa đổi truyền thống đó, chúng tôi chỉ thành công trong việc làm cho nó tăm tối thêmrơi trở lại với hiện thực luận ngây thơ; cuối cùng, các lập trường của tôi về mặt đạo , đạo đức học - mặc dù David không nói điều đó bằng nhiều lời – là phản động về chính trị, vì nó không có cách nào bảo vệ công chúng trước những tuyên bố của những người chiến thắng, những kẻ vờ vịt rằng diễn giải của họ về tự nhiên vượt qua thông lệ. Tóm lại, những gì tôi đã làm chính sách ngu dân được nâng lên đến cấp độ của một nguyên tắc phương pháp luận tổng quát” (tr.97). Ngoài ra, tôi bị cáo buộc là không hiểu gì về SSK, và đã bón thêm mồi ăn cho những kẻ thù tồi tệ nhất của nghiên cứu khoa học bằng cách vẽ biếm họa lập trường của Trường phái Edinburgh: [Latour] thuộc hàng ngũ những kẻ, như những kẻ đóng góp gần đây của The Flight from Science and Reason - Chuyến bay từ Khoa học và Lý tính” (tr.107). Ngoài câu cuối cùng mang tính khiêu khích vô dụng, mặc dù nó có thể giúp cho thế đứng của tôi trong Cuộc chiến Khoa học! Tôi đã bỏ qua bài viết (và các nghiên cứu sinh tiến sĩ của chúng tôi cũng vậy!) với cảm giác rõ ràng cái thương hiệu xã hội học khoa học của chúng tôi đã được thực hiện. CSI cũng có thể bị khép lại hẳn.

Tôi nghĩ rằng David đúng trong mọi điều ông nói, và theo quan điểm của ông, không có cách nào khác để xem xét công trình của tôi và nhiều đồng nghiệp của tôi, những người đã ít nhiều nhanh chóng từ bỏ những nỗ lực đầu tiên của Trường phái Edinburgh trong việc nhận thức khoa học. Tất nhiên, vấn đề là ở chỗ quan điểm của David không phải là quan điểm đúng đắn để đánh giá công trình của chúng tôi. Những gì ông xem là các cội nguồn tối nghĩa chủ yếu, thì đối với tất cả chúng tôi lại cội nguồn của cái yêu sách chính của chúng tôi đối với tính minh bạch phân tích. Đó là bởi vì tôi tin rằng sự khác biệt về phương pháp là đủ sắc nét để làm nổi bật những gì đã đạt được một cách tập thể trong phần tư cuối cùng của thế kỷ, và những gì còn phải làm trong thế kỷ tiếp theo, là cái mà tôi đã đi đến nỗ lực trả lời các cáo buộc của David. Rốt cuộc, trong thời gian của Cuộc chiến Khoa học, hành động minh định này có thể hữu ích, vì tôi luôn cảnh báo các đồng nghiệp SSK của mình rằng tính cố chấp của họ trong việc gắn bó với xã hội học truyền thống sẽ nhét thẳng chúng ta vào bộ hàm của các Chiến binh Khoa học, đó chính xác là những gì đã xảy ra. Tôi rất vui khi nắm bắt cơ hội được trao cho tôi để minh họa rằng sự đồng thuận trong lĩnh vực này, mang nhãn hiệu “chống- khoa học” ít ỏi đến mức nào. Một người bạn khoa học của tôi, ngay từ đầu cảnh giác với các nghiên cứu khoa học, đã thở phào nhẹ nhõm khi nhận ra rằng tất cả chúng ta đều không đồng ý với nhau: Vì vậy, bạn giống như tất cả chúng ta! ông ấy nói. Đúng.

1. Một vài
bất cân xứng giữa hai đấu thủ

Trước khi đi vào trọng tâm của vấn đề, tôi muốn
nhấn vào một vài sự bất đối xứng giữa hai đấu thủ. Điều đầu tiên là tôi cảm thấy hoàn toàn mắc nợ David. Nguyên tắc đối xứng của ông, Chương trình Mạnh của ông đã cho phép tôi và nhiều đồng nghiệp ở Pháp thoát khỏi sự thống trị hoàn toàn của các nhà nhận thức luận Pháp, cho đến lúc đó đã thực hiện một lịch sử khoa học đánh giá quá khứ bằng các tiêu chuẩn hiện tại, khiến họ không thể được hưởng lợi từ lịch sử khoa học Anh-Mỹ mới, khi đó đang nở rộ. Là một công cụ để giải phóng tình huống được tạo ra bởi các nhà nhận thức luận người Pháp, là những người đã tạo ra một sự nghiệp xử lý tri ​​thức thật và niềm tin giả một cách khác biệt, theo quan điểm của tôi, thì lập trường của Davis vẫn không thể sánh kịp.1

Tính bất cân xứng thứ hai, liên quan rất nhiều đến vấn đề tôi đã dịch, đã công bố, giảng dạy, thảo luận và bảo vệ những đóng góp của SSK trong mười năm trời. Tôi biết chúng từ trong ra ngoài và ba cuốn sách dày đã xuất hiện bằng tiếng Pháp từ công trình này thông qua sự điều đình của Michel Callon và của tôi.2 Mặt khác, David chỉ mới biết về sự tồn tại của chúng tôi và dường như không có thời gian để áp dụng những nguyên tắc kỳ lạ mà chúng tôi đã phát triển cho bất kỳ tình huống cụ thể và thực nghiệm nào - ngoại trừ những ví dụ đã qua sử dụng từ lịch sử liên quan đến Pasteur, một chủ đề mà không phải tôi hoàn toàn không biết gì. Nếu Michel Callon và tôi bị dẫn đến từ bỏ SSK thì đó không phải là một ý thích bất chợt, vì những lý do mạnh mẽ đã nhanh chóng xuất hiện một khi chúng tôi đã dành nhiều năm nghiên cứu thực hành hàng ngày của các nhà khoa học, kỹ sư và chính trị gia. Khi David sử dụng từ “có tính kinh nghiệm, tôi rất muốn nghĩ rằng nó không mang cùng một ý nghĩa chính xác cho cả hai chúng ta.

Tính bất đối xứng thứ ba gây tổn hại nhiều hơn cho tôi. Tôi đã liên tục thay đổi các chủ đề của mình, các địa điểm thực địa của tôi, phong cách của tôi, các khái niệm và vốn từ vựng của tôi -và đam mê quá nhiều nét vẽ nguệch ngoạc của Macintosh! David đã không di chuyển một inch và bài viết của ông nhắc lại, từng chữ, những gì đã được đặt ra rất mạnh mẽ trong cuốn sách đầu tiên của ông. Một mặt, điều này đơn giản hóa nhiệm vụ của tôi, vì tôi có thể lấy bài viết của ông chống lại tôi làm đại diện hoàn hảo cho suy nghĩ của ông, nhưng mặt khác, nó khiến cho lời biện hộ của tôi trở nên khó khăn hơn vì tôi sẽ rất khó nói về bài viết, chương hoặc cuốn sách nào là đại diện cho lập trường của tôi. Tôi sẽ bị cám dỗ để nói rằng các nguồn duy nhất để trích dẫn và tranh cãi là những bài viết hoặc cuốn sách tôi hiện đang tiếp tục, nhưng tôi đồng ý, đó sẽ là một câu trả lời kém cỏi. So với David, tôi cảm thấy rất giống một con ruồi đang nhảy loi choi trên thỏi kẹo Edinburgh rock [1].Còn việc David gặp khó khăn trong việc hiểu một độ dốc tính từ sự bất ổn định sang ổn định có thể mang ý nghĩa gì (tr. 85) lại không có gì đáng ngạc nhiên đối với tôi. Công trình thực nghiệm có phẩm chất đáng lo ngại này buộc bạn phải di chuyển trời và đất để cố gắng làm theo những gì xảy ra trong thực tế. Nó làm cho tôi trở thành một mục tiêu di động. Tính bất đối xứng thứ tư và cuối cùng là nếu tôi là người duy nhất bị tấn công trong bài viết của David, thì tôi luôn thấy mình là người biện hộ cho nhiều tuyến công trình khác. Nếu người ta có thể hiểu rõ ràng trong công trình của Bloor và Barnes, một sắp đặt có hệ thống của Trường phái Edinburgh, thì cái công trình tôi đang ấp ủ và giờ đây tôi phải bảo vệ, sẽ liên quan đến việc xem xét hầu hết các nghiên cứu khoa học và công nghệ. Chẳng hạn, Andrew Pickering có thể bị tấn công rất mạnh vì lý do tương tự, và “chiếc máy cán thực hành3 của ông ấy cách xa SSK hệt như mạng tác nhân của Michel Callon, chính trị học vũ trụ của Isabelle Stenger, hay tương tác luận tượng trưng của Leigh Star vậy. Và những gì nên được thực hiện với phương pháp luận tộc người, thì lại triệt để khác biệt với khuôn khổ Durkheimian mà David đồng nhất với toàn bộ xã hội học? Tôi đã thu được lợi ích từ các nguyên tắc phương pháp của Michael Lynch nhiều chẳng kém thu được từ David, chưa kể đến các làn sóng nghiên cứu khoa học mới do Anne-Marie Mol và John Law4 phát triển. Nhưng David không dành cho các làn sóng mới cũng như không để mở rộng truyền thống triết học vượt xa Wittgenstein, cũng không phải để thay đổi xã hội học một cách triệt để.

Tình huống này làm cho các cuộc thảo luận không bình đẳng. Một mặt có một tập nhỏ các tác phẩm kinh điển ăn một tập rất nhỏ các cuốn sách - Durkheim và Mary Douglas - mặt khác có sự sinh sôi nảy nở của các tác phẩm, một truyền thống triết học bao trùm mọi thứ từ Plato đến Donna Haraway, và các truyền thống xã hội học trộn lẫn tất cả các trường phái từ Auguste Comte đến Anthony Giddens. Khi David viết rằng sẽ không có thêm bước ngoặt nào diễn ra”những ý tưởng Latour không thể hiện con đường phía trước. Nếu bất cứ điều gì thì những ý tưởng đó chỉ là một bước lùi, (tr. 82) một hình ảnh của một bụi rậm đặc kịt và vướng víu của nhiều công trình khác nhau xuất hiện trong tâm trí của tôi, chứ không phải là một SSK chính thống mà tôi đã từ bỏ bằng cách thực hiện bước ngoặt sai. Trong mọi trường hợp, thì đó không phải là tình huống mô tả một cách mãn nguyện ở trang 95 về một đám đông các nhà phê bình đồng lòng chống lại một người ngoài cuộc – để không nói là một kẻ phản bội! Sự thật là, sau rất nhiều bước ngoặt vòng xoắn, “các nghiên cứu khoa học trong mười năm nay đã thoát khỏi những giới hạn hẹp hòi mà David muốn giữ lại. Chương trình Mạnh là hữu ích và vẫn chống lại một số nhà nhận thức luận còn lại. Nó đã trở thành một trở ngại cho việc tiếp tục các nghiên cứu khoa học. Nhiệm vụ tiếp theo của tôi là chỉ ra lý do tại sao chúng ta có tất cả lý do chính đáng để khiến nó an toàn dừng lại.

2. Cáo buộc
xuyên tạc SSK

Lời buộc tội nghiêm trọng nhất đối với tôi - tôi sẽ nói ở ngôi thứ nhất David chọn tôi làm mục tiêu của mình, nhưng tất nhiên không có quan điểm nào tôi bảo vệ lại chỉ là của tôi điều mà tôi đã xuyên tạc các nguyên lý của Edinburgh và coi đó là bất công hệt như các nhà phê bình tệ hại nhất của nó vậy. Tôi có thể lướt qua khá nhanh về điểm này David, với đức trung thực tuyệt vời, nhắc lại thậm chí mạnh mẽ hơn chính những điểm mà tôi đã chỉ trích về lập trường của ông. Đầu tiên là vai trò của khách thể trong một kiểu giải thích Edinburgh. Tôi chưa bao giờ nói rằng Bloor là một người duy tâm luận mà nói rằng lập trường của ông là sự trau chuốt lập trường của Kant với sự khác biệt duy nhất – nhờ sửa lỗi của Durkheim – là ở chỗ cái Ego đã được thay thế bằng một xã hội sui generis riêng – chúng ta sẽ thấy điểm tiếp theo. Giờ đây, để thoát khỏi lời buộc tội này, không đủ để nói rằng các khách thể đóng vai trò là mỏ neo trong niềm tin của chúng ta về thế giới, như trong hình bình hành lực nổi tiếng mà David đã sử dụng trong cuốn sách năm 1976 của mình,đầy đủ đến mức khó tin, ông dường như vẫn còn tin vào.5 Hệ quả đáng ngưỡng mộ của tính ổn định! Vấn đề phải biết các khách thể đóng vai trò nào.

Loại tác tố nào mà các khách thể sử dụng vào việc khiến chúng ta phải thay đổi niềm tin của mình về chúng? Tôi trích dẫn David: Chưa bao giờ có bất kỳ nhu cầu, hoặc bất kỳ xu hướng nào, trong Chương trình Mạnh nhằm từ phủ nhận tính chất tinh tế và chi tiết của những gì các nhà khoa học quan sát, hoặc phủ nhận rằng nó đóng vai trò trong việc thúc đẩy duy trì niềm tin. (tr. 90) Ví dụ, sự vật có năng lực kích thích các cơ quan cảm giác của chúng ta(tr. 90)… sự vật tác động đến chúng ta bằng một hỗn hợp những cách thức tinh tế và thô sơ… (ibid.) (chữ in nghiêng là của tôi) Chúng cũng có thể tạo ra các “dị thường trong các khung diễn giải của chúng ta, v.v. Nếu bạn lập danh sách tất cả các vai trò của sự vật hoặc các đầu vào cảm giác trong các tự sự của SSK, thì bạn sẽ bị choáng bởi thực tế là chúng không làm được gì nhiều. Chính xác như ở Kant, và vì lý do tương tự, sự vật tự thân ở đó để đảm bảo rằng người ta không là duy tâm luận, để lấp đầy các hiện tượng - điểm gặp gỡ của các phạm trù của chúng ta và một số loại noumens (能面năng diện, mặt nạ Kịch Nô) bằng một loại đề kháng nào đó, một loại keo nhồi nào đó. Họ giống như những kẻ chủ trì trong một bữa tiệc nơi tất cả đồ ăn thức uống được mang đến bằng tâm trí (thay vào đó, hãy hiểu là xã hội) để nổi bật là những biểu hiệu, nhưng họ không ở đó để ăn và chắc chắn không mang theo cùng những chiếc túi chó (doggy bags - những chiếc túi nhỏ đựng đồ ăn thừa mang về).

Nếu tôi muốn làm cho việc hiểu lập trường của David trở nên thiện tâm nhất, tôi sẽ nói: Được rồi, giả sử điều đó đủ giải thích cho những “cưỡng bức” mà thế giới bắt chúng tôi phải chịu - để sử dụng cách biểu đạt của William James (James, 1907 [1975 ], tr. 112); sẽ là không nhiều, nhưng còn tốt hơn không có gì, như với những người theo chủ nghĩa duy tâm mang thẻ” (card- carrying: tích cực, đầu sai). Câu hỏi tiếp theo là: những khách thể này có được phép tạo ra sự khác biệt trong suy nghĩ của chúng ta về chúng không? Câu trả lời được David đưa ra được tất cả các hậu duệ của truyền thống này lặp đi lặp lại nhiều lần, ngay cả những người có đầu óc thực nghiệm như Shapin, Schaffer6 và Collins - là một đồng vọng rền vang: “không”. Sự vật không bao giờ là đủ: việc xác định kém là cách duy nhất để họ tác động vào niềm tin của chúng ta. Đây là thứ lập trường mà tôi đã chỉ trích và nếu điều này xếp tôi vào cùng mâm với những kẻ thù tồi tệ nhất của các nghiên cứu khoa học, thì cũng vậy thôi. Không có lý do gì để thưỡn lòng trung thành ra với một lập trường vô lý chỉ vì nó bị những kẻ thù thậm chí ngu ngốc hơn tấn công. Khi David đưa ra ví dụ về điện tử, chúng ta thấy rõ vấn đề nằm ở đâu: Một khi chúng ta nhận ra điều này [đó là việc Millikan tin vào điện tử và Ehrenhaft không tin vào nó] thì “tự thân" điện tử đã biến khỏi tích chuyện bởi vì nó là một nhân tố phổ biến đằng sau hai phản ứng khác nhau và đó là nguyên nhân của sự khác biệt mà chúng ta quan tâm. (tr. 92) (chữ nghiêng của tôi) Tôi đồng ý: chúng tôi quan tâm đến sự khác biệt. Giờ đây tôi muốn ai đó giải thích cho tôi biết điều gì dành cho một khách thể sắm vai nếu nó không tạo ra khác biệt. Trên một sân khấu, khi ai đó hoặc một thứ gì đó được cho là sắm vai, và thậm chí là một vai quan trọng, “cốt yếu”, quyết định” - điều cần thiết để chống lại sự buộc tội của chủ nghĩa duy tâm - là nó phải tạo ra những khác biệt. Nếu nó không làm được gì trong toàn bộ vở kịch, tôi sẽ nói rằng đó là một vật cố định phông nền hoặc là, như chúng tôi nói bằng tiếng Pháp, chỉ là potiche” ông phỗng. Thứ vô tích sự. Thế thì làm ơn, đừng nói với tôi rằng một thứ gì đó có vai trò và không có vai trò gì, rằng nó tạo ra sự khác biệt và nó không tạo ra khác biệt, rằng nó ở đó và sau đó “biến khỏi tích chuyện.

Đây là điểm kỹ thuật đầu tiên của
tính phân kỳ, và không có cách nào để rào vây người ta thoát khỏi câu hỏi đó. Cái lược đồ lập trường David của tôi đã nắm bắt chính xác phẩm chất Kantian của chiếc mỏ neo này: hai lập trường một khoảng cách tương đương với dữ liệu cảm giác.7 “Tự thân điện tử” không được phép tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào khác. Đây chính xác là những gì tôi đã nói. Đó không phải là duy tâm luận, tôi đồng ý và không bao giờ nói đó là duy tâm luận; đó chính xác là cái mà Kant gọi là duy tâm luận siêu việt, được chắp nối, như ông giải thích rất dài, với hiện thực luận thực nghiệm.8 Sự vật tự thân ở đó để tạo ra sự khác biệt, vâng, nhưng giữa duy tâm luận thực nghiệm (niềm tin rằng hiện thực được tạo ra từ không khí mỏng) và duy tâm luận siêu việt (niềm tin rằng khoa học nắm bắt được vật-tự- thân). Nhân tiện, vai trò duy nhất của những vật-tự-thân đó là phân biệt giữa các trường phái triết học, đây là vấn đề chung với Kant: các khái niệm không có bản chất và ở đó chỉ để tạo ra phân biệt giữa các lập trường không thể tranh cãi như nhau! David chắc chắn biết rằng giải pháp Kant đã bị chỉ trích ngay khi nó được nói ra. Đó là một phần của khu định cư hiện đại luận chỉ được tổ chức chừng nào khoa học chưa được xem xét. Nó đã rơi xuống khi chúng ta bắt đầu buộc khoa học phải phụ thuộc vào việc nghiên cứu khoa học một cách kỹ lưỡng. Chúng ta sẽ nói kỹ hơn về điều này trong phần cuối cùng và là phần thực chất nhất trong trả lời của tôi.

Giờ đây chúng ta hãy xem xét lời buộc tội thứ hai theo đó tôi đã hiểu nhầm Trường phái Edinburgh. Điều này thậm chí còn dễ dàng hơn nữa, vì David, trong cùng một trang, chế giễu luận điểm của tôi cho rằng xã hội học khoa học của ông tạo ra những công trình “võ đoán được xác định bởi những lợi ích và yêu cầu của một xã hội sui generis riêng”’ (tr. 110, trích dẫn tôi) , chưa đầy một trang sau đó ông lặng lẽ nhắc lại, theo cách thậm chí còn nặng rủa xả hơn, khẳng định của ông cho rằng mối quan hệ nhân quả phù hợp với xã hội là một mối quan hệ tự quy chiếu giải thích cho sức mạnh ràng buộc của quy ước. Đây là những gì tôi gọi là “bù nhìn rơm ngụy biện bù nhìn rơm”: nghĩa là, miêu tả chính mình là một bù nhìn rơm bị công kích bất công, chỉ để che giấu sự thật đơn giản cái lập trường thực sự kia được nhồi bằng rơm thậm chí còn nhiều hơn cả kẻ tấn công! Nếu ông ta hoặc Barry Barnes có thể giải thích cho tôi sự khác biệt giữa ‘tự mình vươn lên’‘riêng’ sui generis - tôi sẽ rất vui để sửa đổi. Trong khi đó, tôi tuân theo sự đặc trưng hóa hoàn toàn chính xác của mình về trường phái Edinburgh khi sử dụng để xác định xã hội là khuyết điểm tồi tệ nhất của Durkheim - lấy trực tiếp từ Kant và chuyển thẳng đến Mary Douglas - có nghĩa cái tự nhiên tự quy chiếu của xã hội. Tôi đồng ý rằng người ta không nên nhầm lẫn ‘quy ước‘tính võ đoán’. Nhưng vì sự vật không tạo ra khác biệt so với suy nghĩ của chúng tôi về chúng (xem điểm ở trên), nên tôi xin được thực hiện sự thay đổi mang tính luận chiến nhỏ này. Kant đã có một giải pháp: Lý tính. Bloor không có khả tính này. Hệ thống niềm tin phải ghi nhận thế giới mà không có cái thế giới giới thiệu bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào, ngoi trừ sự hiện diện câm lặng và đức kiên ngoan của nó. Giải pháp duy nhất còn lại là quy ước là cái sẽ chỉ thay đổi vì những nguyên do võ đoán. Tôi đồng ý rằng không thực sự cần thiết - cấu trúc luận của LeviStrauss cung cấp một giải pháp khác và 'các tri thức’ epistemes của Foucault cũng vậy, nhưng tất cả đều đi trên cùng một con thuyền - và chiếc thuyền đó do Kant vận chuyển, hệt như tàu Titanic, chỉ có vẻ không thể đắm được: sự thật thì nó đã bị chìm trong chuyến đi th nghiệm đầu tiên. Sự vật tạo ra nhiều khác biệt hơn là được triệu vời để làm chứng rằng một triết gia (hoặc một nhà xã hội học) đã bị buộc tội không công bằng với duy tâm luận.

Chỉ khi đọc bài phê bình của David, tôi mới nhận ra điều luôn
quá kỳ quặc trong lối suy nghĩ của trường phái Edinburgh: nó sử dụng ba loại quan hệ nhân quả được lan truyền rất thất thường và được phân phối theo sự phân chia hữu thể luận giữa các loại thực thể. (1) Đối với tự nhiên phi-xã hội (một cách nói kỳ lạ), có những mối liên kết nhân quả của loại cổ điển nhất - và những mối liên kết hoàn toàn mang tính khoa học vạn năng luận; (2) đối với tự nhiên mang tính xã hội cũng tồn tại mối liên kết nhân quả của loại thứ nhất và, ngoài ra, còn có loại tự tham chiếu Durkheimian (chúng ta tạo ra một xã hội mà cái xã hội đó làm cho chúng ta kinh ngạc bằng một hiện thực luận trọn vẹn của những gì chưa được tạo ra, do đó xóa bỏ sự khác biệt giữa khách thể và chủ thể); (3) và, vậy là tồn tại một loại quan hệ nhân quả thứ ba, thuộc loại kỳ quặc, một loại có thể được gọi là Kantian, hay khá hơn, Humean, và liên kết các dữ liệu cảm giác trung tính và hệ thống niềm tin của con người. Giờ đây, điều này, chỉ điều này thôi, không được phép mang đầy đủ mối quan hệ nhân quả và sẽ luôn luôn không xác định. Tôi trích dẫn: Tương ứng, hoặc không ‘tương ứng với hiện thực, không phải là các mối quan hệ nhân quả mà các tập niềm tin hướng về chỉ vật của mình. Niềm tin thực sự các kết nối nhân quả với sự vật trên thế giới, nhưng các từ ‘tương ứng hoặc không tương ứng thì lại không giành được các kết nối đó. Không mối quan hệ nào là một kết nối đích thực, hoặc là kết nối có thể định rõ một cách tự nhiên tồn tại theo quyền riêng của nó. (tr. 89) (In nghiêng của tôi) Vì vậy, chúng tôi kết thúc với sự phân bố các loại quan hệ nhân quả sau đây theo các lĩnh vực của hiện thực (sự hiện diện của cái nêm sẽ được giải thích trong phần tiếp theo). Mọi thứ trong tự nhiên, kể từ khi David cẩn thận biến xã hội thành một phần của tự nhiên, có thể giải thích một cách nhân quả, nhưng chỉ có “tự thân” các điện tử lại không được phép tạo ra các diễn giải của chúng ta về chúng, bất kể các nhà khoa học tham gia vào việc tạo cho chúng có sức chịu đựng như thế nào, một mối quan hệ nhân quả, về những gì họ (các nhà khoa học) nói về chúng (các điện tử). Cái mà sự phân phối vô lý các hình thức tác tố này có thể được coi là hợp lý, theo quan điểm của tôi là đặc tính kỳ lạ nhất của cách giải quyết hiện đại luận. Tất nhiên, điều này hoàn toàn có thể giải thích được về mặt lịch sử và nhân học,9 nhưng cái mà người ta có thể thưỡn nó ra trong hai mươi năm mà không nhận ra rằng có một vài vấn đề với nó thì lại là một dấu hiệu tốt cho thấy các hệ thống niềm tin có thể được miễn dịch chống lại những dị thường chống đối - ​​mà tôi đồng ý phù hợp với cách nhìn nhận Edinburgh về vai trò của dữ liệu; ít nhất là họ không thể bị buộc tội không mạch lạc! Tôi sẽ bỏ qua những cáo buộc liên quan đến sự hiểu lầm của tôi về tương đối luận. Điều đó không quan trọng bằng hai cáo buộc khác và tôi không gặp khó khăn gì trong việc chấp nhận định nghĩa của David về tương đối luận trái ngược với tuyệt đối luận. Định nghĩa của riêng tôi không liên quan đến vấn đề đó, nhưng lại liên quan đến vấn đề quan trọng hơn, theo quan điểm của tôi, phản đối tương đối luận tuyệt đối – là thứ can dự vào loại tranh luận mà David đã yêu thích - tương đối luận tương đối (hay quan hệ luận) gắn bó với nhiệm vụ thực nghiệm truy dấu  việc thiết lập các mối quan hệ. Tôi sẽ trở lại với việc sử dụng mang tính chính trị về tương đối luận trong phần cuối cùng.

Vì vậy, khi tôi nói rằng Trường phái Edinburgh cấm sự vật tạo ra khác biệt trong các hệ thống niềm tin của chúng ta, và dựa vào một định nghĩa về quan hệ nhân quả đối với xã hội đó là sui generis riêng - hay tự quy chiếu - là thứ phân tích toàn bộ các vấn đề diễn giải vì quá nhiều quy ước ‘tính võ đoán’ luận chiến nhiều hơn -  Tôi hoàn toàn được minh oan, và trong trường hợp tôi nghi ngờ điều này thì bài viết của David hẳn đã vui lòng cung cấp tất cả các nguồn để tôi nhắc lại vấn đề: Nhiệm vụ lý thuyết thú vị là kết hợp mô hình thể chế xã hội này [tự mình vươn lên] với tri thức sâu về xã hội học toàn bộ tri ​​thức đều có đặc trưng của một thể chế xã hội(tr. 108). Như David chân thành dự báo (tr. 86), tôi gọi đó là sự kết hợp các căn bệnh duy xã hội học với tất cả các khiếm khuyết của Kantianism luận.

3. Sử dụng Nguồn nào để Khảo sát Chủ đề là gì?

Điều này, theo quan điểm của tôi, chấm dứt khía cạnh mang tính bút chiến của cuộc tranh luận và cho phép tôi bắt đầu phần thực chất, mà tôi sẽ viết đủ ngắn, vì rất nhiều công việc đã được thực hiện trên tất cả các khía cạnh siêu hình khác này, và vì tôi chỉ muốn tập trung vào những lý do giải thích tại sao David không thể nhìn thấy những hạn chế đó đã trở nên quá hiển nhiên đối với tất cả chúng ta. Một câu đáng chú ý trong đề tài của ông đã giải thích tất cả, theo quan điểm của tôi: Chỉ bằng cách duy trì sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể, và bằng cách chêm nêm vào giữa tự nhiên và việc mô tả về nó được chủ thể nhận thức thực hiện, chúng ta mới có thể làm nổi bật đặc trưng có vấn đề của những mô tả đó. (tr. 94) (Chữ nghiêng của tôi) David không nhận ra cái ‘tự mình vươn lên’ lạ lùng trong câu của mình: cứ như thể ông đang nói rằng nếu bạn ‘chêm nêm’ vào một thân cây thì bạn sẽ hoàn trả 'vấn đề' sau khi tái kết nối hai phần của thân cây. Câu trả lời dứt khoát ‘Đúng,! Nhưng sau đó câu hỏi đặt ra là tại sao một người nào đó lại tham gia vào thứ nhiệm vụ mâu thuẫn kỳ lạ là cắt rời những gì ông ta muốn gắn lại với nhau.10 Chỉ người hiện đại luận mới làm được điều đó, và chúng ta có thể đo lường sự tiến bộ của các nghiên cứu khoa học bằng cách thanh thản với những gì giờ đây chúng ta có thể thấy tính kỳ cục của một lập trường như vậy, mà hai mươi năm trước, dường như là lẽ thường.

Tôi đã đếm khoảng hai mươi lăm trường hợp, trong văn bản,
về việc David chêm nêm vào giữa khách thể và chủ thể. Không có gì ngạc nhiên khi dữ liệu được đưa ra có vấn đề, chúng đã bị chặt thành thịt băm. Và ông có đủ táo bạo để tiếp tục cái câu được trích dẫn ở trên theo cách sau: Đó là những người không đánh dấu những đóng góp khác nhau của chủ thể và khách thể [hãy nhớ rằng khách thể không được phép tạo ra bất kỳ khác biệt nào, vì vậy đây chỉ là một từ để tránh trách nhiệm của duy tâm luận] là kẻ mở đường cho lầm lỗi. Chúng cám dỗ chúng ta nghĩ về sự chuyển đổi từ khách thể (theo một mô tả nhất định) sang phản ứng của chủ thể đối với nó (theo cách mô tả rất giống nhau) như thể nó không hề có vấn đề - vì đối với họ không có sự chuyển đổi hiện thực nào được thực hiện. (tr. 94) (In nghiêng của tôi) William James, một thế kỷ trước, đã chọc cười tất cả các nhà nhận thức luận, là những kẻ sau khi đã đào một vực thẳm giữa lời nói và thế giới, tưởng tượng không có cách nào khác để liên hệ với họ ngoài một salto mortale bước nhảy chết người qua khoảng cách một cái ngáp. Ông mô tả lập trường của chính mình như là một lý thuyết ‘dạo bộ’ về chân lý, vì nó không bỏ qua trung gian, không chuyển đổi (James, 1907 [1975], tr. 245). Giờ đây, những gì James đang làm về mặt khái niệm, thì chúng ta đã thực hiện bằng kinh nghiệm và tôi có lẽ là người trong ngành học đã đề xuất hầu hết các điều khoản để thực hiện quá trình chuyển đổi này, cuộc dạo bộ này, có thể quan sát, mang tính hiện thực và tài liệu này: khắc ghi, hình dung, chuyển dịch, thử nghiệm, dàn xếp, các tên gọi của hành động, quyền anh đen, sử tính của sự vật, v.v., và tất nhiên tôi không phải là người duy nhất: toàn bộ lĩnh vực này đang được chuyển đổi dễ dàng nhận thấy.11 Việc David không thấy chẳng hề chứng tỏ điều gì về công việc của chúng tôi, nhưng lại chứng tỏ vô khổi về cái ảnh hưởng cách giải quyết hiện đại luận có thể có trong tâm trí của người ta, ngay cả những ảnh hưởng của những người hành nghề nghiên cứu khoa học đầu tiên. Ông ta chỉ chấp nhận một khoảng trống duy nhất, trong khi chúng tôi làm chúng tăng lên gấp bội theo toàn bộ chuỗi hợp quần, còn ông ta lặng lẽ nói với chúng tôi rằng chúng tôi mở đường cho lầm lỗi. Vâng, chúng tôi mở đường, nhưng để hòa giải! David muốn giữ cho chủ thể - khách thể luôn chia tách bất chấp những thiếu sót của nó, mà không nhận ra đó là một phần của vấn đề chứ không phải là một phần của giải pháp. Ông có thể nói như một trong những người phản đối tưởng tượng của James: ‘Nhị nguyên luận là một mốc thời gian cơ bản: đừng để người ta tham gia vào những gì Chúa đã đặt riêng ra! (James, 1996 [1907], tr. 36).

Bloor tất nhiên hoàn toàn đúng khi nói rằng chúng ta không thể chủ đề hóa mọi khái niệm và một số nên được sử dụng làm các nguồn còn một số khác làm chủ đề. Chiến lược trong bất kỳ chương trình nghiên cứu nào đều là phân phối các chủ đề và các nguồn theo cách thông minh và phong nhiêu nhất - tôi cũng sẽ nói thêm, để di chuyển nhanh và thay đổi chiến thuật thường xuyên đủ để duy trì mục tiêu chiến lược thông qua nhiều chuyển động mang tính kinh nghiệm. Bloor thậm chí còn đủ thành thật để nhận ra rằng tôi đã chọn chủ đề hóa một khái niệm và tất cả các hậu duệ của nó mà ông coinguồn thiết yếu nhất của nó. Nhưng ông không rút ra kết luận rằng chính sự lựa chọn này là nguồn gốc của tất cả những điều tối nghĩa mà ông thấy trong tuyến công trình của tôi và rằng giải pháp của ông, mặc dù hoàn toàn đáng tôn trọng, nhưng vẫn khiến ông hoàn toàn không đủ khả năng để đánh giá tôi. Ông thậm chí còn coi là một sự kỳ quặc không thể chối cãi sự bất lực của tôi trong việc phân biệt ‘tự nhiên’ với niềm tin về tự nhiên’. Latour ông nói, không tạo ra được sự phân biệt có hệ thống giữa tnhiên và niềm tin về, hoặc các giải thích về tự nhiên () Cứ như thể ông ta gặp khó khăn khi phân biệt hai sự vật này vậy. (tr. 87) (In nghiêng của tôi)
_____________________________________________

Còn nữa…

Nguồn: Latour, Bruno (1999). For David Bloor… and Beyond: A Reply to David Bloor’s ‘Anti-Latour’, In Studies in History and Philosophy of Science, Vol. 30, No. 1, pp. 113–129, 1999.

Tác giả: Bruno Latour sinh ngày 22 tháng 6 năm 1947) là một triết gia, nhà nhân học và nhà xã hội học người Pháp. Ông đặc biệt được biết đến với công trình trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ. Sau khi giảng dạy tại École des Mines de Paris (Center de Sociologie de l'Innovation) từ năm 1982 đến 2006, ông trở thành Giáo sư tại Science Po Paris (Institut d'Etudes Politiques de Paris) (2006 - 2017), và là giám đốc khoa học của Science Po Medialab. Latour nổi tiếng với các cuốn sách We Have Never Been Modern (1993), Life Laboratory (với Steve Woolgar, 1979) và Science in Action (1987). Cùng với Michel Callon và John Law, Latour là một trong những thủ lĩnh phát triển lý thuyết mạng tác nhân (ANT), một cách tiếp cận kiến tạo luận (constructionist) chịu ảnh hưởng của phương pháp luận tộc người của Harold Garfinkel, ký hiệu học tạo sinh của Algirdas Julien Greimas, và (gần đây hơn) là xã hội học của đối thủ của Émile Durkheim, Gabriel Tarde. Các chuyên khảo của Latour đã mang lại cho ông vị trí thứ 10 trong số các tác giả sách được trích dẫn nhiều nhất trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong năm 2007.

Ghi chú của người dịch:

[1] Không biết Latour có xỏ xiên trường phái Edinburgh của Davis Bloor không, nhưng “Edinburgh rock” hay “Edinburgh Castle rock” là một loại kẹo truyền thống của Scotland, và khá khác biệt với kẹo cứng thông thường. Nó bao gồm đường, nước, kem cáu rượu, chất tạo màu và hương liệu. Nó được làm thành que, và có kết cấu mềm và giòn. Kẹo Edinburgh rock do một người đàn ông tên là Alexander Ferguson - còn gọi là Sweetie Sandy - làm ra lần đầu tiên vào thế kỷ 19. Alexander được sinh ra ở Doune, Perthshire vào năm 1798. Ông đã học buôn bán bánh kẹo ở Glasgow, và sau đó chuyển đến Edinburgh để thành lập doanh nghiệp của riêng mình. Thành công của Edinburgh rock khiến ông trở nên rất giàu có. Có một huyền thoại ngụy tác kể rằng Alexander đã phát hiện ra Edinburgh rock một cách tình cờ. Một ngày nọ, ôngta bắt gặp một khay kẹo đã bị bỏ quên trong nhiều tháng. Ông đã thử xấy khô một mẩu kẹo và phát hiện ra là nó rất ngon, và do đó, Edinburgh rock đã ra đời.

Ghi chú

1. One look at the work of Gaston Bachelard is enough to see all the good that the Strong Program could do for the practice of history of science. See a recent paper by Pestre (1995) on the difficulties the French had with this principle. Although the situation is much better now, in part because of Pestre and Licoppe’s works, it is still a very touchy issue; as the recent furore over the ‘Sokal affair’ in Paris has demonstrated vividly enough.
2. We translated David’s book in 1982 (Bloor, 1982), then published Callon and Bruno (1982); Callon and Latour (1985), in part republished as Callon and Latour (1991).
3. David could have compared the changes from Pickering (1984) to Pickering (1995), with the moves I have had to make: he would have seen that they were parallel in many respects.
4. I have always emphasized close connections between philosophy (Stengers, 1997), new changes in sociology such as those of Lynch (1985), and changes in the definition of the body, such as those initiated by Haraway (1991) and Mol and Law (1994).
5. It is shown on p. 32 of the new edition (Bloor, 1991 [1976]). In his paper David criticizes me for not understanding that science is not a zero-sum game. My knowledge of physics might be small, but a parallelogram of force can be read in one fashion only: if no force was coming from the axis labelled ‘prior belief’, then the resultant would be equal to that of the axis labelled ‘experience’, and vice versa. This is what I call a zero-sum game.
6. The critiques made by Schaffer (1991) of my position are exactly the same as those of Bloor, and exactly as ill-conceived. Schaffer wants to share unequally the sources of uncertainties, so that all the uncertainties reside with humans, while the sensory inputs remain utterly neutral.
7. I presented the diagram on p. 95 of Latour (1993), and, if geometry is any guide, it is a perfect rendering of David’s position. It says nothing about David being an idealist: things are there, exactly as in Kant, but they make no difference, each position (true or false) being at an equal distance from the neutral nature of things. Hard to be more precise, especially when you read things like: ‘The processes [of filtering, sampling etc.] which are collective achievements, must ultimately be referred to properties of the knowing subject. That is where the sociologist comes into the picture.’ (p. 9) Kant was in this picture two centuries before—no wonder: he drew it!
8. See Kant (1950), chapter on the ‘Refutation of idealism’, pp. 244 et seq.
9. I have begun to make an enquiry into the longer history—or mythology—of this strange configuration (Latour, 1997b).
10. I have now begun an enquiry into this critical gesture itself, see Latour (1997a).
11. Just one example of how problematic I can render the ‘transition’ is Latour (1995); another recent example is Goodwin (1995).
12. See the title of Stengers (1996).
13. One explanation might be that David Bloor has been trained in psychology, a discipline that is not known for its immense respect for the recalcitrance of the subject. In the psychological laboratory one acquires bad habits, such as that of never being forced to redefine one’s questions, because of the tricky aptitude of the subjects for behaving like objects one can master. On all of this see Stengers (1996).
14. See the debate in Pickering (1992). This first debate largely parallels the current one, except that David has engaged much more honestly with our enterprise and attempted to understand it much more fairly. A reading of Gerard de Vries’ referee report would still be useful for this one (De Vries, 1995).
15. For a first attempt, see Latour (1998).
16. See Descola and Palsson (1996) to measure the quick new advances symmetric anthropology is making, now that it is freed from the Durkheimian sway of the notion of culture.
17. See Latour (forthcoming) where the notions of propositions and articulations render superfluous the notion of symmetry altogether. This new work, that makes much more vivid the differences between the subject/object dichotomy and the human/non-human relation will clarify, I hope, most of the technical difficulties that David (as well as I) found in my principle of generalized symmetry. (Added after reading Bloor’s reply: Symmetry (limited or generalized) between two artefacts can only be a temporary scaffolding: once the artefacts are dissolved, symmetry is no longer necessary.)

References
Bloor, D. (1982) Sociologie de la logique ou les limites de l’e´piste´mologie (Paris: Editions Pandore).
Bloor, D. (1991) Knowledge and Social Imagery (second edition with a new foreword) (Chicago: University of Chicago Press).
Callon, M. and Bruno, L. (1982) La Science telle qu’elle se fait. Anthologie de la sociologie des sciences de langue anglaise (Paris: Editions Pandore).
Callon, M. and Latour, B. (1985) Les Scientifiques et leurs allie´s (Paris: Editions Pandore).
Callon, M. and Latour, B. (eds) (1991) La science telle qu’elle se fait. Anthologie de la sociologie des sciences de langue anglaise (nouvelle e´dition amplifie´e et remanie´e) (Paris: La De´couverte).
Descola, P. and Palsson, G. (eds) (1996) Nature and Society. Anthropological Perspectives (London: Routledge).
De Vries, G. (1995) ‘Should we send Collins and Latour to Dayton Ohio?’, EASST Review 14, 3–10.
Goodwin, C. (1995) ‘Seeing in depth’, Social Studies of Science 25, 237–284.
Haraway, D. J. (1991) Simians, Cyborgs, and Women: The Reinvention of Nature (New York: Chapman and Hall).
James, W. (1907) [1975] Pragmatism: A New Name for Some Old Ways of Thinking followed by The Meaning of Truth (Cambridge, MA: Harvard University Press).
James, W. (1996) [1907] Essays in Radical Empiricism (London: University of Nebraska Press).
Kant, E. (1950) Critique of Pure Reason (trans. Norman Kemp Smith) (London: Macmillan).
Latour, B. (1993) We Have Never Been Modern (Cambridge, MA: Harvard University Press).
Latour, B. (1995) ‘The ‘Pe´dofil’ of Boa Vista: a photo-philosophical montage’, Common Knowledge 4, 144–187.
Latour, B. (1996a) ‘Do scientific objects have a history? Pasteur and Whitehead in a bath of lactic acid’, Common Knowledge 5, 76–91.
Latour, B. (1996) Petite re´flexion sur le culte moderne des dieux Faitiches (Paris: Les Empecheurs de penser en rond).
Latour, B. (1997a) ‘A few steps towards the anthropology of iconoclastic gestures’, Science in Context 10, 63–83.
Latour, B. (1997b) ‘Socrates’ and Callicles’ settlement or the invention of the impossible body politic’, Configurations Spring (2), 189–240.
Latour, B. (1998) ‘To modernize or to ecologize, that is the question’, in N. C. a. B. Willems– Braun (ed.), Remaking Reality: Nature at the Millenium (London: Routledge), pp. 225–246.
Latour, B. (forthcoming) Pandora’s Hope: Essays on the Reality of Science Studies (Cambridge, MA: Harvard University Press).
Lynch, M. (1985) Art and Artifact in Laboratory Science: A Study of Shop Work and Shop Talk in a Research Laboratory (London: Routledge).
Mol, A. and Law, J. (1994) ‘Regions, networks, and fluids: anaemia and social topology’, Social Studies of Science 24, 641–672.
Pestre, D. (1995) ‘Pour une histoire sociale et culturelle des sciences. Nouvelles de´finitions, nouveaux objets, nouvelles pratiques’, Annales (Histoire, Science Sociales) 3, 487–522.
Pickering, A. (1984) Constructing Quarks: A Sociological History of Particle Physics (Chicago: University of Chicago Press).
Pickering, A. (Ed.) (1992) Science as Practice and Culture (Chicago: Chicago University Press).
Pickering, A. (1995) The Mangle of Practice: Time, Agency and Science (Chicago: The University of Chicago Press).
Schaffer, S. (1991) ‘The eighteenth brumaire of Bruno Latour’, Studies in History and Philosophy
of Science 22, 174–192.
Stengers, I. (1993) L’Invention des Sciences Modernes (Paris: La De´couverte).
Stengers, I. (1996) Cosmopolitiques—Tome 1: La Guerre des Sciences (Paris: La De´couverte and Les Empêcheurs de Penser en Rond).
Stengers, I. (1997) Power and Invention. With a foreword by Bruno Latour, ‘Stenger’s Shibboleth’ (Minneapolis: University of Minnesota Press).




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét