Powered By Blogger

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020

Văn bản chuyển động: Trở về với Sử tính và Tính chất văn bản (I)


Kristin Asdal and Helge Jordheim [1]

Người dịch: Hà Hữu Nga

Tóm tắt: Lần cuối cùng các văn bản được đưa vào chương trình nghị sự lý thuyết và phương pháp luận chung của khoa học xã hội và nhân văn, chúng được tái giới thiệu vào lịch sử trong khuôn khổ một tập bối cảnh vô định phức tạp vô tận, tạo cho mỗi văn bản một niên đại và địa điểm cụ thể trong một mạng lưới các văn bản và sự kiện khác. Tuy nhiên, một vài thập kỷ sau, xuất hiện một đặc điểm nổi bật hơn của các văn bản dường như là chúng thường hằng chuyển động: chúng lưu chuyển, tác động đến những thứ khác, thay đổi và chuyển biến hiện thực, đồng thời tự chúng phiên dịch và sửa đổi. Trong văn liệu khám phá tính văn bản của lịch sử, các chiều kích này đã ít được lý thuyết hóa và thường bị bỏ qua. Để đáp ứng thách thức này, cần phải phát triển các khái niệm và các cách tiếp cận cho phép chúng ta đặt tính di động của các văn bản cũng như sức mạnh huy động của chúng vào trung tâm của các mối quan thiết lịch sử hiện tại của chúng ta. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tìm hiểu xem các h quả của động thái này có thể là gì, và những nguồn lực nào đã có sẵn trong các truyền thống học thuật khác nhau. Một mặt, việc khảo sát những vướng mắc giữa lý thuyết mạng tác nhân (ANT - actor-network theory trong phiên bản của Bruno Latour), mặt khác phê bình văn học, ngôn ngữ học và lịch sử sách vở, giúp chúng ta tập trung vào cách thức văn bản tự chuyển động và cách thức văn bản làm chuyển dịch các thứ khác. Trong tiểu luận này chúng tôi sẽ tiến hành bằng cách xác định ba thời điểm quyết định trong học thuật văn bản*1 thế kỷ hai mươi và thế kỷ hai mốt, thường được khái niệm hóa là những “bước ngoặt”, gắn lin với các tác phẩm của ba tác giả mở đường và đồng thời đại diện cho ba giai đoạn hoặc hình thức khác nhau của tính chất văn bản: bước ngoặt ngôn ngữ học (Saussure), bước ngoặt văn bản viết (Derrida) và bước ngoặt văn bản in ấn (Eisenstein). Các thảo luận của chúng tôi về ba thời điểm và hình thức của tính chất văn bản này nhằm mục đích khám phá những cách thức mà chúng cũng đại diện cho những thời điểm còn trứng nước trong sự phát triển của Bruno Latour về phức hợp lý thuyết và phương pháp luận hiện giờ cũng được quy về lý thuyết mạng tác nhân (ANT).

Một khoảng thời gian đã trôi qua kể từ khi cách nghĩ và việc đề xuất các lý thuyết văn bản và lý thuyết đọc được coiđã đem đến cho chúng ta một điều gì đó mới mẻ và hữu ích về lịch sử, trong khuôn khổ các sự kiện và quá trình của quá khứ diễn ra trong không gian và thời gian. Theo một cách nào đó, cái khẩu hiệu Duy sử luận Mới nổi tiếng và lặp đi lặp lại vô tận, sử tính của văn bản và văn bản tính của lịch sử, đã được Louis A. Montrose tạo ra vào năm 1989, [2] được gọi là một thỏa ước đình chiến của các cuộc luận chiến đang diễn ra giữa hai mặt đối lập của diễn ngôn học thuật, được xác định, và trong nhiều trường hợp, tự nhận mình là người bảo vệ thực tính” người bảo vệ văn bản, được khởi xướng trong các công trình của Jacques Derrida, Paul de Man, Hayden White và những người khác. [3] Trong một thời gian dài, các khảo sát về “văn bản tính” này được nhào nặn thành một khái niệm về văn hóa được nhiều sử gia sử dụng và nhà nhân học rất được giới phê bình văn học ưa thích - Clifford Geertz – đã có những đóng góp sáng chói trong các lĩnh vực như văn học, lịch sử tri thức và lịch sử văn hóa. [4] Nhưng đến một lúc nào đó, ý tưởng này bị mất hết hấp lực, và một loạt “bước ngoặt” theo sau, tất cả có điểm chung là đều quay lưng lại với văn bản và tính chất văn bản để hướng đến một thứ khác: bước ngoặt hình thái, bước ngoặt vật chất, bước ngoặt cảm xúc và sau đó là bước ngoặt tình cảm, và những thứ khác. Tuy nhiên, văn bản với tư cách phạm trù nguồn chính được sử dụng để khám phá tất cả các bộ phn phi văn bản này, vẫn còn, mặc dù chỉ là một điều ác cần thiết và như một cách tiếp cận với những gì đằng sau và ở bên ngoài văn bản.

Tại thời điểm mà khả năng của các nhà sử học suy nghĩ về văn bản và tính chất văn bản theo bất kỳ cách thức mang tính hệ thống nào lại dường như đang suy giảm, có lẽ đáng để nhìn xa hơn các ngành học có khả năng nhất, như ngôn ngữ học, phê bình văn học, triết học, và hỏi xem liệu các nguồn xung lực giúp tái định giá về vai trò lịch sử của các văn bản có thể đến từ nơi khác, một nơi nào đó mà chúng ta chẳng hề mong đợi chăng. Trong tiểu luận này, chúng tôi cho rằng một trong những nguồn xung lực thú vị nhất để suy nghĩ lại về tính văn bản của lịch sử” lại bắt nguồn từ các khoa học xã hội, chính xác hơn là trong phức hợp phương pháp và lý thuyết thường được gọi là lý thuyết mạng tác nhân”, được biết đến nhiều nhất với từ viết tắt ANT, và được Bruno Latour, John Law và những người khác phát triển trong vài thập kỷ qua. Như đã biết, ANT đã trở nên nổi trội và tạo ra rất nhiều tranh cãi trong các khoa học xã hội về mặt từ vựng cụ thể và một loạt khẳng định được hệ thống hóa trước: trên hết là sự khác biệt về bản chất-văn hóa có thể không còn được duy trì, và về nguyên tắc, tất cả các thực thể đều có tác tố (agency).[5] Phức hợp lý thuyết này ngày càng được các khoa học nhân văn sử dụng để có cơ hội khảo sát một số khía cạnh quan trọng và nổi bật khác của nó.

Trong tiểu luận này, chúng tôi sẽ chứng minh rằng tính chất vốn có của phức hợp lý thuyết và thực nghiệm thuộc về ANT, có một lý thuyết về tính chất văn bản, cho đến nay vẫn bị khuất lấp bởi các khẳng định khác, được coi là triệt để hơn và thậm chí là tai tiếng, về con người, tự nhiên, tính hiện đại, và khoa học. [6] Để tiếp cậngiải thích rõ ràng cái lý thuyết phân mảnh, thường ngầm ẩn hơn là một lý thuyết tường minh này, chúng tôi sẽ xác định các vấn đề đối thoại và sự giao thoa giữa các công trình của một trong những nhân vật nổi trội nhất trong truyền thống này, cụ thể là nhà nhân học khoa học người Pháp - Bruno Latour, và một số nhân vật nổi bật nhất trong những thập kỷ gần đây về học thuật văn bản, bao gồm ngôn ngữ học, phê bình văn học, cũng như nghiên cứu về văn hóa in ấn và lịch sử sách vở. Bản thân những chồng chéo này có thể gây ngạc nhiên cho các học giả miệt mài sự nghiệp của họ cả hai bờ của khoảng cách lý thuyết và phương pháp chia tách các khoa học xã hội và các khoa học nhân văn; tuy nhiên, đồng thời, và quan trọng hơn, họ có thể mở đường cho một cách nghĩ khác về các văn bản nói chung, độc lập v thể loại, sản xuất, tiếp nhận và bối cảnh ngành học, nhưng lại là một phần của các sự kiện, diễn ngôn, hoặc các quá trình lịch sử. Trong tiểu luận này, chúng tôi sẽ đề xuất một cách để cả các sử giacác nhà khoa học xã hội tiếp cận văn bản, lấy đó làm xuất phát điểm cho khả năng dịch chuyển và đồng thời khả năng huy động: các văn bản đang dịch chuyển.

Bỏ hộp các văn bản, để chúng được tự do

Trong một bài tiểu luận gần đây, Rita Felski, giáo sư
văn học tiếng Anh và biên tập viên của Lịch sử văn học Mới, đã lên tiếng chống lại sự phổ biến và thống trị của ngữ cảnh luận trong nghiên cứu văn học và văn hóa. Bằng cách liên tục gợi lên “ngữ cảnh như là nguồn tài nguyên diễn giải chính trong học thuật văn bản, lịch sử được quy giản thành một chiếc hộp, rồi đặt các văn bản vào đó để chúng ta hiểu được ý nghĩa của chúng. [7] Để diễn giải ngữ cảnh, cô đã sử dụng lý thuyết mạng-tác nhân và đặc biệt là các công trình của Latour, với khẳng định nổi tiếng cho rằng ngữ cảnh chỉ đơn giản là một cách để dừng mô tả khi bạn mệt mỏi hoặc quá lười biếng trong công việc. [8] Felski dường như đồng ý và dành nửa sau bài viết của mình để quảng bá những cách thức mà các ý tưởng Latourian nổi tiếng như tác tố và xã hội phi nhân với tư cách một tập hợp có thể giải phóng các nghiên cứu văn học khỏi bế tắc hiện tại của nó.

Thay vì quay trở lại với duy văn bản luận*2, kể cả hình thức yếu”, hay mạnh, theo cách nói của Richard Rorty, [9] được thúc đẩy bởi các hệ mẫu có ảnh hưởng như phê bình mới, cấu trúc luận, hậu cấu trúc luận, giải cấu trúc, v.v., thì Felski lại mở đường cho một cách tiếp cận năng động, đa chiều và đa thời đối với các văn bản văn học, được tóm tắt trong một lý thuyết về “các tác phẩm nghệ thuật như là các tác nhân phi-nhân”. [10]

Tuy nhiên, Felski cố gắng giải cứu ngành học của chính mình khỏi sự lặp đi lặp lại gượng gạo vô cùng tẻ nhạt bằng cách rút ra các nguồn lực lý thuyết từ một lĩnh vực khác không phải là khía cạnh thú vị nhất trong tiểu luận của cô. Thay vào đó, bài luận nổi bật là một trong những nỗ lực có hệ thống đầu tiên làm cho ANT và Latour phù hợp với các nhánh truyền thống của học thuật văn bản: phê bình văn học cũng như lịch sử văn học. Tiểu luận này muốn đưa tham vọng ấy tiến thêm một bước nữa và đặt vấn đề về khả năng đổi mới học thuật văn bản nói chung hơn bằng phương pháp và lý thuyết ANT. Hơn nữa, chúng tôi muốn khám phá các cách tiếp cận khác nhau này đối với các văn bản, hoặc nói bằng thành ngữ ANT, các bản “văn khắc” có thể truyền cảm hứng làm thay đổi cách nhận thức và nghiên cứu lịch sử.

Trong khi Felski quay sang Latour để tìm công cụ tiếp sinh lực cho ngành học của mình, thì mục tiêu của chúng tôi ở đây là lần theo các cam kết, vướng mắc, chồng chéo và giao thoa giữa ANT với tư cách là một chuyển đổi lý thuyết trong khoa học xã hội và một tập thực tiễn học thuật minh định các khoa học nhân văn, có thể được xác định là triết học, diễn giải, hoặc, với một thuật ngữ của Phê bình Mới, là “đọc gần”*3. [11] Một mặt, hệ thống ngữ cảnh văn bản của học thuật văn bản đã nhốt các văn bản trong các hộp ngữ cảnh của chúng, và do đó ngăn ta quan sát được cách thức chúng chuyển động trong lịch sử; mặt khác, quan trọng hơn đối với các mục đích của chúng ta, cũng chính hệ thống đó đã khiến cho chúng ta bỏ qua cách thức lịch sử được tạo thành từ các văn bản đang chuyển động, đồng thời huy động những tác nhân khác: các văn bản, con người, dụng cụ, công nghệ, địa điểm và các không gian khác. Đọc Latour trong ngữ cảnh học thuật văn bản và lịch sử là một cách để phá tung những chiếc hộp ngữ cảnh, như Felski đã nói, nhưng cũng là một cách để phá vỡ cái Stillegung, tình trạng “đóng băng” của lịch sử, sử dụng cụm từ của Heidegger, bị áp đặt bằng cách trình bày ngôn ngữ nói chung và đưa lịch sử trở lại quá trình Werden, trở thành.[12]

Trong học thuật lịch sử, chúng ta có xu hướng nghĩ rằng các văn bản là một cái gì đó ổn định và ít nhiều tĩnh tại, được các học giả tìm kiếm và xử lý - không nhất thiết là do những cách thức định vị, lưu trữ và tổ chức các tư liệu lịch sử trong kho lưu trữ, thư viện và cơ sở dữ liệu. [13] Trong các văn bản, người ta cho rằng các sự kiện và kinh nghiệm được cất giữ bền vững cho hậu thế. Tuy nhiên, nhìn kỹ thì một đặc điểm nổi bật của các văn bản là chúng vĩnh viễn chuyển động: chúng lưu chuyển, tác động đến những thứ khác, thay đổi và chuyển hóa hiện thực, đồng thời chúng tự thân chuyển dịch và sửa đổi. Trong các tư liệu khám phá tính văn bản của lịch sử, các chiều kích này ít được lý thuyết hóa và thường bị bỏ qua. Để đáp ứng thách thức này, chúng ta cần phát triển các khái niệm và cách tiếp cận cho phép đặt tính di động của các văn bản cũng như sức mạnh huy động của chúng thành trng tâm của các mối quan thiết lịch sử hiện tại của chúng ta. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tìm hiểu những gì là các h quả có thể của động thái, và đã có những nguồn lực nào trong các truyền thống học thuật khác nhau. Một mặt, việc khám phá những vướng mắc trong ANT, và mặt khác phê bình văn học, ngôn ngữ học và lịch sử sách vở, cho phép chúng ta tập trung vào các cách thức văn bản tự di chuyển và cách thức chúng di chuyển các tác nhân khác.

Trong tiểu luận này chúng tôi sẽ tiến hành bằng cách xác định ba thời điểm quyết định trong học thuật văn bản thế kỷ hai mươi và hai mươi mốt, thường được khái niệm hóa các “bước ngoặt”, gắn lin với các công trình của ba tác giả mở đường và đồng thời đại diện cho ba các giai đoạn hoặc hình thức khác nhau của tính chất văn bản: đầu tiên, bước ngoặt ngôn ngữ, được công bố trong các bài giảng của nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ Ferdinand de Saussure và chủ yếu liên quan đến ngôn ngữ nói; thứ hai, bước ngoặt văn bản viết, diễn ra trong các công trình của triết gia người Pháp Jacques Derrida; và cuối cùng, bước ngoặt văn bản in ấn, và văn hóa in ấn, đi tiên phong trở thành một lĩnh vực của Elizabeth Eisenstein. Các cuộc thảo luận của chúng tôi về ba thời điểm, các công trình các hình thức văn bản tính này, được tranh luận nhiều về học thuật văn học và lịch sử, nhằm mục đích khám phá những cách thức mà  chúng cũng thể hiện những thời điểm trứng nước trong sự phát triển phức hợp lý thuyết và phương pháp luận của Latour, hiện nay được gọi là ANT.

Bước ngoặt Ngôn ngữ: Từ Ngôn ngữ học Saussurean đến Ký hiệu học Vật chất*4

Bất kỳ nỗ lực nào, một mặt để khám phá và phát triển sự chồng lấn giữa phê bình văn học và ngôn ngữ, mặt khác ANT, sẽ phải bắt đầu với ngôn ngữ học cấu trúc, được Ferdinand de Saussure khai m trong các bài giảng ở Geneva trong khoảng thời gian từ năm 1903 đến 1911, bắt kịp trí tưởng tượng của cả một thế hệ học giả thuộc các khoa học nhân văn, trong hình thức cấu trúc luận và hậu cấu trúc luận. Trong các bài giảng này, được xuất bản dưới dạng ghi chép của một số sinh viên của mình, Saussure phát triển lý thuyết langue ngôn ngữ của mình như một hệ thống trừu tượng, khép kín, đồng bộ và không thể thay đổi -  tách biệt hoàn toàn với các quá trình lịch sử, sự kiện, và lời nói paroles.[14] Theo Saussure, ngôn ngữ nên được nghiên cứu như một hệ thống các dấu hiệu, liên quan đến các dấu hiệu khác, bị tách khỏi các hiện thực lịch sử và vật chất, thậm chí khỏi cả các thực tiễn văn bản. Saussure chỉ quan tâm đến ngôn ngữ nói, vì ngôn ngữ viết không bao giờ có thể là bất cứ thứ gì khác ngoài việc thể hiện một trật tự thứ hai, một bản sao có thể sai lầm.[15]

Trong lý thuyết hậu chiến, đặc biệt là cái được gọi là lý thuyết Pháp, việc tiếp nhận Cours de linguistique generale “Ngôn ngữ học đại cương” của Saussure đã được tái định hình thành một lý thuyết về ngôn ngữ viết, nói cách khác, là lý thuyết về các văn bản. Đi đầu là các nghiên cứu văn học, trong đó các văn bản được xem là tự-quy chiếu và khép kín, tách biệt hoàn toàn với các hors-texte - phụ bản. Theo truyền thống do Roland Barthes, Jacques Derrida và Paul de Man dẫn đầu này, văn bản đã trở thành một đối tượng mâu thuẫn, khép kín, với sự tồn tại cận-siêu hình, bị mắc kẹt trong một vòng tròn không bao giờ kết thúc của các hành vi tu từ, tự quy chiếu. [16] Bằng cách này, một số chiến lược đọc tiên tiến và phức tạp nhất được phát triển trong kinh điển phương Tây đã bị phá hủy bởi những ý tưởng của chính văn bản, được thiết kế để giữ gìn các hiện thực khác – các hiện thực lịch sử, chính trị, xã hội hoặc vật chất - đường cùng.

Nghịch lý thay,
cái cách để thoát khỏi vòng tự quy chiếu này và cũng là cách để tái kết nối với môi trường vật chất phức tạp được gợi ra trong ANT, qua một nhà ngôn ngữ học cũng người Thụy Sĩ, được đọc bằng một cách khác với cách đọc ưa chuộng qua cách tiếp nhận cấu trúc luận. Việc mở ra ý tưởng về văn bản cho parole lời nói, nói cách khác, việc sử dụng thuật ngữ của chính Saussure - cho các sự kiện, phong trào, thực tiễn và tính vật chất - cảm hứng có thể được tìm thấy trong các công trình của bản thân Saussure, không chỉ trong các công trình chưa xuất bản của ông, như đã được chỉ ra trong những năm sau đó, [17] đã được công bố trong văn bản Cours de linguistique generale “Ngôn ngữ học đại cương”. Trong phần giới thiệu bài giảng của mình, Saussure đưa ra một ý tưởng rộng lớn hơn nhiều về ký hiệu học, như chúng ta sẽ thấy, gần giống ký hiệu học vật chất” được Latour phát triển: Một ngôn ngữ là một hệ thống các dấu hiệu thể hiện ý tưởng, và do đó có thể so sánh với văn bản viết, bảng chữ cái câm lặng, các nghi thức tượng trưng, ​​các kiểu cách lịch sự, tín hiệu quân sự, v.v. Nó chỉ đơn giản là quan trọng nhất đối với các hệ thống như vậy. Do đó, có thể hình dung một ngành khoa học nghiên cứu vai trò của các dấu hiệu như là một phần của đời sống xã hộiChúng tôi gọi đó là ký hiệu học (từ σημεῖον semeion tiếng Hy Lạp cổ là “ký hiệu). Nó khảo sát bản chất của các dấu hiệu và các quy luật điều chỉnh chúngNgôn ngữ học chỉ là một nhánh của khoa học tổng quát này. [18]

Sau đó,
bằng thuật ngữ của Saussure, phần lớn lý thuyết Pháp thời hậu chiến thuộc về khuôn khổ ngôn ngữ học, khi nó có thể chuyển sang lĩnh vực phức tạp, không đồng nhất, và mở hơn của của “ký hiệu học” (semiology), nghiên cứu về vai trò của các dấu hiệu như là một phần của cuộc sống xã hội”, như Saussure tuyên bố: Langue Ngôn ngữ là phần xã hội của ngôn ngữ, ngoại tại đối với cái cá nhân, tự mình bất lực trong việc tạo ra nó hoặc biến đổi nó. Nó tồn tại nhờ vào một loại khế ước giữa các thành viên của cộng đồng. [19] Cả hai đoạn này đều tạo ra sự phong phú vật chất, đã bị mất đi trong phê bình văn học cấu trúc luận, cho đến khi nó được tái phục hồi trong phạm vi ký hiệu học vật chất của Latour, trong đó cử chỉ, tín hiệu và bảng chữ cái, cũng như các dụng cụ thí nghiệm, công cụ, công nghệ và động vật cũng đều tham gia vào việc thực hành viết mà Latour và Woolgar gọi là “văn khắc văn học” [20].

Một trong những quy tắc phương pháp mà nhờ nó Latour đã trở nên đặc biệt nổi danh, là nhu cầu theo dõi các tác nhân”. [21] Tuy nhiên, nhu cầu này, cũng là một phần của cái phụ đề cho một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất của ông, Science in Action, Khoa học hành động, có phần gây hiểu lầm. Chương thứ hai của cuốn sách Cuộc sống trong phòng thí nghiệm, mà ông đã viết với Steve Woolgar, là một giới thiệu phù hợp hơn về phương pháp này. Hai tác giả mời độc giả của họ đến theo dõimột nhân vật hư cấu, 'người quan sát', với nỗ lực sử dụng khái niệm văn khắc văn học làm nguyên tắc tổ chức các quan sát ban đầu của mình. [22] Để nghiên cứu các thực hành trong phòng thí nghiệm, người quan sát phải sử dụng khái niệm văn khắc văn học làm nguyên tắc tổ chức. Do đó, phương pháp này là mượn một khái niệm từ các nghiên cứu lịch sử và văn học để quan sát những gì đang diễn ra trong địa điểm chính yếu của khoa học tự nhiên: phòng thí nghiệm. Sự lựa chọn thuật ngữ “văn khắc đã tự thâncất tiếng nói, bởi vì theo một nghĩa chung, văn khắc ám chỉ một hình thức viết cổ xưa nhờ đó các dấu hiệu hoặc chữ cái được ghi vào một bề mặt cứng, chủ yếu là gỗ hoặc đá. Do đó, dòng văn khắc làm nổi bật tính vật chất của cả công cụ viết và hiện vật để viết một điều gì đó lên đấy. “Văn học, tuy nhiên, nên được hiểu theo chính nghĩa đen, bao gồm không chỉ các chữ cái, mà còn có các dấu hiệu rộng hơn như các chữ số hoặc hình tượng. Khi các nhà quan sát đã trang bị cho mình khái niệm này, thì họ sẽ nhìn thấy những dòng văn khắc văn học bất cứ nơi nào họ nhìn vào.

Những gì hướng dẫn, và ở một mức độ nhất định, kiểm soát việc triển khai tất cả các vật liệu khác nhau tạo nên cả “ký hiệu học” của Saussure và “ký hiệu học vật chất” của Latour, chính là những gì Saussure gọi là “khế ước”. Ý tưởng về “khế ước”, “ngoại tại đối với cái cá nhân và không thể được tạo ra hoặc biến đổi bởi bất kỳ nhân vật nào, đã đặt ngôn ngữ và văn bản vào trung tâm của vô số các quy trình, hành động và thực tiễn xã hội. Mặc dù bản thân Saussure chỉ có một bản “khế ước” thuần túy trừu tượng và ẩn ý, ​​đặt ra các quy tắc của một ngôn ngữ cụ thể, nhưng “khế ước” này đã đánh dấu một phân giới rõ ràng với một môi trường ký hiệu học vật chất, trong đó, bản “khế ước” được hiểu trong khuôn khổ xã hội, chính trị và thậm chí cả vật chất, chỉ ra và ổn định các quy tắc giao tiếp tại một địa điểm nhất định, tại một thời điểm nhất định -  trong một quốc gia, một khu vực hoặc một thành phố, mà còn trong cả một cộng đồng khoa học, một phòng thí nghiệm, trong phòng xử án - quy định việc sản xuất và tiếp nhận các văn bản. Ngay khi một “khế ước” được hiểu là thuộc về thực tiễn xã hội, chính trị và vật chất, thì nó cũng có được sử tính, bắt đầu phụ thuộc vào các quá trình xuất hiện, thay đổi và biến mất. Các quy trình này là cốt lõi của ký hiệu học vật chất, nhưng một lần nữa, chúng đã được dự đoán trước trong chính công trình của Saussure: Ngôn ngữ thuộc bất kỳ thời gian nhất định nào cũng đều liên quan đến một hệ thống được thiết lập và một sự tiến hóa. Tại bất kỳ thời gian nào, nó đều là một thể chế trong hiện tại và là một sản phẩm của quá khứ. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, có vẻ rất dễ dàng phân biệt giữa hệ thống và lịch sử của nó, giữa nó là gì và nó đã là gì. Trong thực tế, sự kết nối giữa hai điều đó chặt chẽ đến mức khó có thể tách rời.” [23]

Saussure không bao giờ phát triển
vấn đề này thêm nữa, có lẽ bởi vì nó sẽ buộc ông phải đối phó với tình trạng mất ổn định, sức mạnh biến đổi của parole lời nói,bỏ lại tính ổn định đồng bộ của langue ngôn ngữ ở phía sau. Tuy nhiên, đây là nơi mà bất kỳ khảo sát nào về ký hiệu học vật chất của văn bản cũng sẽ phải bắt đầu: bằng việc phá vỡ sự khác biệt giữa bên trong và bên ngoài văn bản và thay thế nó bằng tác động qua lại ngẫu nhiên về phương diện lịch sử giữa các thực tiễn ký hiệu học và vật chất. Trong nỗ lực kết nối hệ thống và lịch sử theo cách giúp ông giải quyết vấn đề trên, Saussure ít nhiều vô tình nhắm vào một phân giới khả thể khác với việc khám phá ký hiệu học ít tập trung hơn vào hệ thống ngôn ngữ, nhiều hơn vào tính di động và các hiệu ứng huy động của văn bản. Tuy nhiên, để hiểu được sự chồng lấn giữa ký hiệu học và ký hiệu học vật chất, chúng ta cần lướt qua các công trình của nhà ngôn ngữ học người Pháp Algirdas Julien Greimas, vốn đã tạo nên mối gắn kết lịch sử thực sự giữa Saussure và Latour.

Cũng giống như Saussure, Latour hiểu các đối tượng nghiên cứu của mình
trong khuôn khổ  mối quan hệ giữa các dấu hiệu, lấy điểm xuất phát của mình trong ký hiệu học, chính xác hơn là một loại ký hiệu học Greimasian, theo truyền thống ngôn ngữ học Saussurean, nhưng không phải theo mạch cấu trúc luận. [24] Trong một cuộc phỏng vấn năm 2008, Latour kể về cách thức mà ông “dấn thân nghiên cứu văn học không phải văn học mà nghiên cứu khoa học, và với ông, truyền thống ký hiệu học mang đến một tầm nhìn về việc tiếp cận hữu thể học rộng lớn hơn nhiều so với những gì có thể với các khoa học xã hội hoặc khoa học nói chung. Đối với ông, ký hiệu học luôn là thứ mà ông gọi là “phương tiện tư duy” (của Aristotle): “một loại hộp công cụđể xử các vấn đề về cấu, các vấn đề về khách tính, các vấn đề về quá trình phát triển của các đối tượng. Vì vậy, ông không bao giờ chấp nhận, khi hệ thống hóa nó, chia tách … giữa ký hiệu học và ngữ cảnh”: cuộc tranh cãi nảy lửa về vấn đề tự trị hóa ngôn ngữ.Ngược lại, Latour nhấn mạnh rằng ông luôn nghĩ rằng chuyển động của Greimas là một cách thông minh: một mặt, để làm mờ ngữ cảnh; mặt khác, để loại bớt người nói (locutor), nói cách khác, chia tách ý định, quy ước, ý nghĩa và ngữ cảnh khỏi việc phân tích. Theo Latour, đây là điều giúp Greimas phát triển toàn bộ lý thuyết của mình. Nhưng Latour đã lái vấn đề đi theo một hướng hơi khác khi ông, trong việc phát triển cách tiếp cận lý thuyết mạng tác nhân, không lưu lại trong một vũ trụ văn bản hay vũ trụ con người. Trái lại, ông sử dụng ký hiệu học như một hộp công cụ để nghiên cứu các thực hành rộng rãi, nổi bật nhất là các thực hành khoa học. Như Latour cho biết thêm, phiên bản ký hiệu học Greimasian đang chờ để được chộp lấy để gia công hữu thể học.” [25] Món nợ này đối với ký hiệu học Greimasian cũng được thừa nhận trong công trình mới đây của Latour, chẳng hạn trong Tái tập hợp cái xã hội - Reassembling the Social ông nói trong một chú thích sẽ khá chính xác khi mô tả ANT là một nửa Garfinkel và một nửa Greimas. [26] Do đó, người ta thực sự cũng có thể xem ký hiệu học là một công cụ lý thuyết cơ bản cho cách tiếp cận như một tổng thể. [27]

Ký hiệu học là nghiên cứu các dấu hiệu. Theo cách tiếp cận này, ANT bắt đầu từ yêu cầu người ta không nên vẽ ra một sự phân biệt a priory tiên nghiệm giữa các tác nhân người và không phải người. Hơn nữa, khái niệm “tác nhân” đã bị bỏ đi hoàn toàn và được thay thế bằng khái niệm Greimasian - “actant”*5 vai diễn. Theo Greimas và Courtés, “m[ột] vai diễn có thể được coi là hoàn thành hoặc trải qua một hành động, độc lập với tất cả các quyết định khác. Do đó, để trích dẫn L. Tesnière, mà thuật ngữ này được mượn của ông, 'các vai diễn là những sinh thể hoặc những sự vật tham gia vào các quá trình dưới bất kỳ hình thức nào, dù chỉ là một vai phụ và theo cách thụ động nhất’.” [28] Theo định nghĩa này về một “vai diễn”, thì vấn đề này không có gì đáng để gán cho tác tố, thậm chí là tác tố ít chất người hơn. “Vai diễn là bất cứ ai hay bất cứ cái gì tham gia vào quá trình này - và dưới bất kỳ hình thức nào. Vậy là thách thức không bị giới hạn vào việc gán hoặc bổ xung tính sinh động, nhưng nó cũng có thể cung cấp không gian và khám phá tầm quan trọng của các thực thể thụ động. Do đó, tính sinh động hoặc tác tố không thể là đương nhiên. Được coi là các vai diễn, tất cả các thực thể ấy có thể có khả năng gây ảnh hưởng và để lại h quả; do đó, chúng/ họ có thể hành động. [29]

Bằng việc thừa nhận nguồn cảm hứng từ Greimas và truyền thống ký hiệu học, cách tiếp cận ANT có thể được hiểu rõ hơn: vấn đề không phải là tranh luận rằng không có sự phân biệt giữa các tác nhân khác nhau trong khuôn khổ các vai diễn, nhưng việc duy trì tính bất khả tri liên quan đến loại thực thể có thể hành động trong các thực tiễn được nghiên cứu và việc nghiên cứu theo kinh nghiệm về cách thức có được tác tố và với những tác động nào. Tuy nhiên, quan trọng là, mục tiêu không chỉ đơn giản là tiếp cận các “tác nhân” theo cách khác nhau, mà còn là để tiếp cận các đối tượng tốt hơn. Như Latour đã nói, bằng cách tóm tắt tài khéo các cách thức ký hiệu học theo truyền thống từ Saussure và sau này Greimas nổi lên như một trong những vấn đề quan trọng nhất của sự chồng lấn giữa phê bình ngôn ngữ, văn học và ANT:

Tôi luôn luôn ngạc nhiên với những gì bạn có thể làm với ký hiệu học. Bạn lấy một bài viết khoa học…Và ngay lập tức bạn bắt đầu xử lý các đối tượngBạn nắm bắt được mọi thứ, cách luận giải, theo hiểu biết của tôi không đem lại điều gì khácNếu bạn đọc chính các nghiên cứu khoa học, cực kỳ nghèo nàn khi nó đề cập đến các đối tượng. Đó là lý do tại sao chúng bị sa lầy trong kiến tạo xã hội.” [30]

Theo cách này, ký hiệu học được loại bỏ khỏi hai trong số các yêu sách đe dọa làm cho nó không
còn liên quan đến các nghiên cứu có tính lịch sử nữa: đó là ngôn ngữ là tự trị,đó là thực tiễn được kiến tạo về phương diện ngôn ngữ. Thay vì tuyên bố tính khép kín và tự quy chiếu của các văn bản, thì ký hiệu học - có thể là “ký hiệu học” Saussure, hoặc “ký hiệu học vật chất” của Latour – lại xuất hiện như một phương pháp để khám phá đặc trưng văn bản và ký hiệu học của hiện thực. Nó được chuyển đổi thành một chiến lược để nhận thức thực tiễn và biến đổi.

Bước ngoặt Văn bản viết: Từ tự thân Văn bản đến các bản Văn khắc văn học

Một
lập luận quan trọng trong một nghiên cứu chủ chốt, La Vie de laboratoire: la Production des faits scientifiques - Cuộc sống trong phòng thí nghiệm - của Latour và Woolgar, là các thiết bị văn khắc chính là công nghệ thống trị phòng thí nghiệm. [31] Để nhấn mạnh quan điểm của họ, Latour và Woolgar so sánh phòng thí nghiệm với các môi trường khác, chẳng hạn như nhà máy. Họ cho rằng một sự khác biệt quan trọng giữa nhà máy và phòng thí nghiệm chính xác là sự nổi bật của việc viết. Thật vậy, viết đôi khi cũng là một phần của công việc nhà máy, ví dụ nếu người ta muốn báo cáo về một hoạt động cốt lõi của ai đó. Nhưng trong một phòng thí nghiệm khoa học thì điều này lại khác, vì viết hoạt động cốt lõi; đó tất cả là những gì về phòng thí nghiệm. Nhân viên phòng thí nghiệm là những tay bút buồn vui thất thường; họ dịch từ các hoạt động trong phòng thí nghiệm thành các số liệu, đồ thị, bản thảosau đó là các bài báo để nộp và (hy vọng) được chấp nhận đăng trên các tạp chí khoa học. Để mô tả thực tiễn này, Latour và Woolgar sử dụng khái niệm thiết bị khắc chữ để nắm bắt bản dịch và thực sự quá trình biến đổi từ dehors bên ngoài phòng thí nghiệm vào bên trong, từ một bản chất ngoại tại “ngoài kia”, thành các chất liệu, biểu mẫu, đồ thị, các đường cong và các bài báo khoa học sau này trở thành kết quả của quá trình ấy. Theo cách này, ANT chồng lấn và tham gia vào một thứ khác, thường được dẫn là “bước ngoặt” trong các bài phê bình văn học hậu chiến và thậm chí cả sử , thường bị nhầm lẫn với bước ngoặt ngôn ngữ, nhưng với những tham vọng và hiệu ứng rất khác nhau: bước ngoặt chuyển sang văn bản viết.

Trong khi Saussure chỉ quan tâm đến ngôn ngữ nói, hiển nhiên bỏ qua các công nghệ viết, thì bất kỳ lý thuyết nào nhằm mục đích thông báo về các khoa nhân văn và khoa học xã hội trên phạm vi rộng hơn đều cần phải có khả năng đối phó với các đặc thù của ngôn ngữ viết. Trong kinh điển của nhân văn học phương Tây, một nhân vật chủ chốt đối với việc phân tích thực hành viết là Jacques Derrida. Chống lại Saussure, người ưu tiên mạnh mẽ cho giao tiếp khẩu ngữ như là hình thức ngôn ngữ chính yếu và chính cống, Derrida khẳng định rằng ngôn ngữ phải được hiểu theo quan điểm giao tiếp bằng văn bản viết. [32] Theo cách này, ông đã thách thức mô hình ngôn ngữ cổ điển với các chức năng giao tiếp của ngôn ngữ con người, trong đó một thông điệp được trao truyền thành công từ người gửi đến người nhận. Thay thế cho mô hình này, Derrida, trong một loạt các tác phẩm có ảnh hưởng lớn, nhưng cũng bị chỉ trích kịch liệt, đã đưa ra khái niệm về văn bản viết, écriture. [33]

Trong văn bản viết, người gửi, người nhận và ngữ cảnh đều vắng mặt một cách nghịch lý. Do đó, không có cách nào mà việc nhận thức có thể được đảm bảo bằng sự hiện diện của ý nghĩa trong quá trình giao tiếp. Nói cách khác, viết được đặc trưng không phải bởi sự hiện diện, mà bởi sự vắng mặt ý nghĩa và hiểu biết. Bị tách khỏi các trường hợp giao tiếp này - người gửi, người nhận và ngữ cảnh - các văn bản kết thúc mọi liên quan đến bản thân chúng, và do đó có nguy cơ trở nên tự quy chiếu, khép kín và thậm chí tự hấp thụ. Ở phần đầu của tiểu luận Ngữ cảnh Sự kiện Dấu hiệu, Derrida định nghĩa từ “giao tiếp” một cỗ xe, một phương tiện vận chuyển hoặc phương tiện chuyển tiếp ý nghĩa, và hơn thế nữa là một ý nghĩa thống nhất.” [34]

Vậy là trong một tập những chuyển động tu từ đặc trưng cho những gì sau này được gọi là giải cấu trúc, ông lại giải cả ý tưởng về một ý nghĩa thống nhất. Cách duy nhất để quyết định chính xác loại giao tiếp mà chúng ta đang nói đến là quy chiếu ngữ cảnh. Nhưng theo Derrida, thì “ngữ cảnh không bao giờ có thể xác định hoàn toàn, và “việc xác định nó không bao giờ có thể hoàn toàn chắc chắn hay bị bão hòa. [35] Và vì cả giao tiếp lẫn ngữ cảnh vốn dĩ là đa nghĩa, ông kết luận, vì vậy chúng ta nên thay đổi cách tiếp cận khái niệm của mình và thay vào đó hãy suy tư trong khuôn khổ văn bản viết để có thể hiểu và thảo luận về các tác động giao tiếp ngữ nghĩa. [36] Nói cách khác, khuôn khổ chính, tài khéo nhất để hiểu giao tiếp ngữ nghĩa nên là văn bản viết, thường được coi là cụ thể và hạn chế hơn, thay vì loại giao tiếp dường như chung chung hơn, nhưng trong thực tế lại thiếu khuyết một cách vô vọng. Đối với Derrida, hình thức văn bản hệ mẫu là nghịch lý hay aporia, đến mức các văn bản cứ mâu thuẫn và làm xói mòn thông điệp của chính . [37] Bằng cách này, Derrida đã thiết lập một mô hình phê bình văn bản để nổi lên thành một trong những nhân tố sung mãn và có ảnh hưởng nhất của bước ngoặt ngôn ngữ học.

Trong ánh sáng này, việc đề xuất mối liên hệ giữa Derrida và lý thuyết xã hội Pháp gần đây có vẻ là một nhiệm vụ không cần thiết và thậm chí là không thể. [38] Tuy nhiên, mặc dù có sự khác biệt rõ ràng, chúng tôi vẫn cho rằng “việc gắn Derrida và Latour với nhau, để sử dụng một công thức của Latour, đem đến cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng hơn về những ý nghĩa của các dự án lý thuyết của họ cho các nghiên cứu lịch sử. [39] Hầu hết các cam kết với lý thuyết ngôn ngữ của Derrida đều đề cập đến kết luận chung của ông cho rằng ngôn ngữ không bao giờ có thể là vật mang ý nghĩa hay sự hiện diện, mà chỉ là vật mang sự vắng mặt và trì hoãn, là thứ mà ông tạo ra thuật ngữ nổi tiếng différance. [40] Bằng việc đọc Derrida qua Latour, chúng tôi hướng đến chuyển sự chú ý từ trò chơi ngôn ngữ tự-phản ánh sang nghiên cứu các chuyển động, hiệu ứng và biến đổi như một đóng góp chủ chốt của các công trình của Derrida cho các môn học có tính lịch sử.

Trong tiểu luận
“Ngữ cảnh Sự kiện Dấu hiệu” của mình, Derrida bắt đầu từ ý tưởng cho rằng viết là một phương tiện giao tiếp có sức thuyết phục đặc biệt mạnh mẽ, mở rộng vô tận lĩnh vực giao tiếp khẩu ngữ hoặc cử chỉ. [41] Vậy là “mở rộng” được hiểu cả về mặt không gian và thời gian, cả về mặt địa lý và lịch sử. Bởi vì bản thân Derrida chủ yếu quan tâm đến các tác động hữu thể học trong phân tích văn bản viết của ông, nên ông không bao giờ thực sự thảo luận về các phần mở rộng không gian và thời gian này trong bản thân và bởi bản thân nó, tuy nhiên là thứ trở thành mối quan tâm hàng đầu cho nhiều nghiên cứu về văn học, văn hóa in ấn, lịch sử sách vở, hoặc ký ức văn hóa. Chúng tôi sẽ trở lại với vấn đề này sau.
_________________________________________

Còn nữa….

Nguồn: Asdal, Kristin and Helge Jordheim (2018). Texts on The Move: Textuality and Historicity Revisited. In History and Theory 57, no. 1 (March 2018), 56-74. Wesleyan University.

Tác giả

Kristin Asdal: học lịch sử kinh tế, tiến sĩ chuyên nghiên cứu khoa học & công nghệ (STS) lịch sử. Từ năm 2009, cô là giáo sư tại Trung tâm Công nghệ, Đổi mới và Văn hóa, Khoa Các Khoa học Xã hội, Đại học Oslo (Centre for Technology, Innovation and Culture, Faculty of Social Sciences, Oslo University).

Helge Jordheim: Giáo sư Lịch sử Văn hóa, Đại học Oslo; Giáo sư thỉnh giảng, Đại học New York (2015-2016). Ông chuyên về văn hóa trí tuệ thế kỷ 18 ở châu Âu, lịch sử của các khái niệm và lý thuyết về lịch sử. Cuốn sách mới nhất của ông viết về lịch sử xuyên quốc gia của các khái niệm tính văn minh và văn minh hóa, được viết cùng một nhóm các học giả quốc tế (Civilizing Emotions, 2015). Hiện tại ông đang viết một cuốn sách về lịch sử văn hóa trong các thế kỷ 17 và 18.

Ghi chú của người dịch:

*1 Học thuật văn bản (Textual scholarship) đồng nghĩa với văn bản học (Textual studies), tôn trọng nguyên bản, chúng tôi dịch đúng khái niệm mà các tác giả sử dụng. Đây là một thuật ngữ bao trùm các ngành học liên quan đến mô tả, phiên âm, chỉnh sửa hoặc chú thích văn bản và các tài liệu vật chất. Nghiên cứu văn bản chủ yếu theo định hướng lịch sử. Chẳng hạn, các học giả văn bản nghiên cứu cách thức thực hành viết và công nghệ in đã phát triển như thế nào; một nhà văn nào đó đã viết và sửa đổi văn bản của mình ra sao; tư liệu văn học đã được biên tập như thế nào; diễn biến lịch sử văn hóa đọc, cũng như việc kiểm duyệt và tính xác thực của văn bản. Các chủ đề, phương pháp và nền tảng lý thuyết nghiên cứu văn bản rất khác nhau, nhưng tất cả đều có chung mối quan thiết đến nguồn gốc và dẫn xuất của văn bản và biến thể văn bản trong các thực tiễn này. Một số học giả quan thiết đến những gì tác giả có ý định thể hiện, hoặc có những người chuyên kiếm tìm các cách thức chuyển tải văn bản ra sao. Các học giả văn bản tạo ra các ấn bản riêng của họ về những gì họ khám phá ra. Các ngành học học thuật văn bản điển hình bao gồm, chẳng hạn: phê bình văn bản, nghiên cứu văn bản gốc, cổ bản học, phê bình di truyền, thư mục và lịch sử sách vở. David Greetham mô tả học thuật văn bản một lĩnh vực bao gồm các quy trình của các nhà thư tịch học liệt kê, các nhà thư tịch học mô tả, phân tích và các nhà thư tịch học lịch sử, các nhà cổ thư tịch học, các nhà pháp điển học, các nhà biên tập – chú giải văn bản,. Một số ngành học thuật văn bản tập trung vào một số nguồn tài liệu hoặc thể loại văn bản, chẳng hạn như sử thi, pháp điển học và ngoại giao. Nguồn gốc lịch sử của học thuật văn bản bắt nguồn từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, khi các hoạt động học thuật sao chép, so sánh, mô tả và lưu trữ văn bản trở nên chuyên nghiệp trong Thư viện Alexandria  (Greetham, David C. (1992). Textual Scholarship: An Introduction. Psychology Press.).

*2 Duy văn bản luận (Textualism) là một lý thuyết hình thức luận, trong đó việc giải thích luật pháp chủ yếu dựa trên ý nghĩa thông thường của văn bản pháp lý, trong đó không hề xem xét đến các nguồn phi văn bản, chẳng hạn như: ý hướng của bộ luật khi được thông qua, vấn đề được dự định để khắc phục, hoặc các vấn đề quan trọng liên quan đến công lý hoặc tính chính trực của pháp luật. (Whittington, Keith E. (1999), Constitutional Interpretation: Textual Meaning, Original Intent, and Judicial Review, Lawrence: University Press of Kansas; Scalia, Antonin (2010). Textualism and the Constitution. In Bruce Miroff, Raymond Seidelman, Todd Swanstrom (eds.). Debating Democracy: A Reader in American Politics (Seventh ed.). Boston, MA: Wadsworth Cengage Learning).

*3 Đọc gần (Close reading): Trong phê bình văn học, đọc gần là cách diễn giải cẩn thận, chắc chắn về một đoạn văn bản ngắn. Cách đọc gần nhấn mạnh đến cái đơn lẻ và cái đặc thù hơn là cái chung, được thực hiện bằng cách chú ý cẩn thận đến từng từ riêng lẻ, cú pháp, trật tự mà các câu mở ra các ý tưởng, cũng như các cấu trúc hình thức. Một bài đọc gần thực sự thấu đáo về một bài thơ vài chục từ có thể dài hàng ngàn từ mà không làm cạn kiệt khả năng quan sát và hiểu biết. Trong thực tiễn nghiên cứu văn học, kỹ thuật đọc gần xuất hiện vào những năm 1920 ở Anh trong công trình của I. A. Richards, sinh viên của ông William Empson và nhà thơ T.S. Eliot, tất cả bọn họ tìm cách thay thế quan điểm ấn tượng về văn học, sau đó chiếm ưu thế với cái mà Richards gọi là phê bình thực tế tập trung vào ngôn ngữ và hình thức. Phê bình Mới của Mỹ trong những năm 1930 và 1940 đã đưa ra quan điểm theo cách tương tự, và thúc đẩy việc đọc gần trở thành phương tiện để hiểu rằng tính tự chủ của tác phẩm (thường là một bài thơ) quan trọng hơn bất cứ điều gì khác, bao gồm cả ý định tác giả, ngữ cảnh văn hóa của sự tiếp nhận và rộng nhất là hệ tư tưởng. Đối với các nhà phê bình này, bao gồm Cleanth Brooks, William K. Wimsatt, John Crowe Ransom và Allen Tate, chỉ đọc gần, vì đặc trưng chú trọng đến các sắc thái và mối liên hệ giữa ngôn ngữ và hình thức, có thể làm cho công trình thống nhất trong phức tính của nó. Ảnh hưởng của họ đối với phê bình văn học Mỹ và các khoa văn học tiếng Anh kéo dài trong nhiều thập kỷ, và ngay cả sau khi Phê bình Mới mờ nhạt dần trong các trường đại học Mỹ trong thời kỳ cuối Chiến tranh Lạnh, thì đọc gần vẫn là một kỹ năng cơ bản của các nhà phê bình. Bước sang thế kỷ 21, những nỗ lực lịch sử hóa thẩm mỹ học Phê bình Mới và sự giả vờ phi chính trị của nó đã khiến các học giả, đặc biệt là ở các khoa văn học tiếng Anh, tranh luận về số phận đọc gần, đặt vấn đề về vị thế của nó với tư cách là một thực hành quyết định. [Culler, Jonathan (2012). The Closeness of Close Reading. ADE Bulletin. 152 (1); Guillory, John (2012). Close Reading: Prologue and Epilogue. ADE Bulletin. 152 (1); Hayles, N. Katherine (2012). How We Read: Close, Hyper, Machine. ADE Bulletin. 152 (1).]

*4 Ký hiệu học vật chất là một tập hợp các phương pháp phân tích xã hội bao gồm lý thuyết mạng tác nhân (ANT), ký hiệu học vật chất nữ quyền, các dự án kế thừa cả hai truyền thống này, và một loạt công trình liên quan trong các ngành học bao gồm nhân học xã hội và văn hóa, nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu hậu thuộc địa, và địa lý học, ra đời vào những năm 1980. Ký hiệu học vật chất là một bộ công cụ và sự nhạy cảm để khám phá các cách thức  thực hành trong thế giới xã hội được dệt bằng các sợi để tạo thành các cách dệt đồng thời mang tính ký hiệu (vì chúng có quan hệ, và / hoặc chuyển tải nghĩa) và có tính vật chất (bởi vì chúng thuộc về các vật chất bắt kịp và định hình trong các mối quan hệ đó.) Nó giả định rằng khôngcấu trúc xã hội đơn lẻ hoặc hình thức mô thức hóa bởi vì các mạng lưới vật chất và xã hội này những cách dệt có các hình thức và phong cách khác nhau. (Law, John (2019). Material Semiotics, www.heterogeneities.net/publications/Law2019)

*5 Vai diễn (actant): Trong lý thuyết tự sự là một thuật ngữ từ mô hình hành động (le modèle actantiel) của phân tích ký hiệu học tự sự. Thuật ngữ này cũng được sử dụng trong ngôn ngữ học, xã hội học, lý thuyết lập trình máy tính và chiêm tinh học. Trong tự sự học Algirdas Julien Greimas (1917 - 1992), giáo sư kí hiệu học, được công nhận là người tạo ra actantial model mô hình vai diễn vào năm 1966. [A. J. Greimas (1966). Sémantique structurale. Recherche de méthode. Paris, Larousse, “Langue et langage”.] Mô hình này cho thấy vai trò cấu trúc thường được thực hiện trong kể chuyện, như anh hùng, nhân vật phản diện (đối thủ của anh hùng), đối tượng (của đặc vụ truy lùng), trợ thủ (cho anh hùng) và người khởi xướng (phát động đặc vụ truy lùng).Mỗi vai trò này đều hoàn thành một phần không thể thiếu của câu chuyện, hoặc, tự sự. Không có sự đóng góp của mỗi vai diễn (actant), câu chuyện có thể không đầy đủ. Do đó, một “vai diễn không chỉ đơn giản là một nhân vật trong một câu chuyện, mà còn là một yếu tố cấu trúc không thể thiếu mà theo đó câu chuyện xoay quanh. Một vai diễn cũng có thể được mô tả như là một cặp đối lập nhị phân, chẳng hạn như một anh hùng kết cặp với một nhân vật phản diện, một con rồng kết cặp với một thanh kiếm chém rồng, một trợ thủ kết cặp với một đối thủ. Do đó, các mối quan hệ vai diễn rất hữu ích cho việc tạo ra các vấn đề trong câu chuyện kể, phải được khải hoàn, tạo ra mức tương phản hoặc xác định một lực đối kháng trong câu chuyện. Tuy nhiên, cùng một nhân vật có thể có một hành động (hoặc cách quan tâm) khác nhau liên quan đến một chuỗi hành động, sự kiện hoặc tình tiết khác nhau trong câu chuyện Do đó, cần phân biệt với vai trò nhất quán của một nhân vật trong câu chuyện giống như nguyên mẫu của một nhân vật. Khái niệm vai diễn rất quan trọng trong cấu trúc tự sự để coi mỗi tình huống là đơn vị độc lập tối thiểu của câu chuyện. [Về mặt ngôn ngữ học], các vai diễn có một loại âm vị chứ không phải là một vai trò ngữ âm: họ hoạt động ở cấp độ chức năng, chứ không phải nội dung. Nghĩa là, một vai diễn có thể thể hiện chính mình trong một nhân vật cụ thể (được gọi là một tác nhân acteur) hoặc nó có thể tập trung vào chức năng của nhiều nhân vật liên quan đến vai trò chung của họ trong cấu trúc đối lập ngầm ẩn trong câu chuyện. Nói tóm lại, cấu trúc sâu sắc của câu chuyện tạo ra và định nghĩa các nhân vật của nó ở một cấp độ vượt ra ngoài nội dung bề mặt của câu chuyện. [Terence Hawkes (1977). Structuralism and Semiotics, (Berkeley: University of California Press, p. 89). Julia Kristeva cũng đã cố gắng tìm hiểu sự phát triển năng động của các tình huống trong các câu chuyện kể với mô hình vai diễn của Greimas. Cô nghĩ rằng chủ thể và đối tượng có thể trao đổi vị trí, và theo đó, kẻ trợ thủ và đối thủ cũng có thể trao đổi vị trí. Hơn nữa, cặp chủ thể và đối tượng đôi khi trao đổi vị trí của họ với cặp trợ thủ và đối thủ. Tuy nhiên, có nhiều tình huống chồng chéo trong câu chuyện tại một thời điểm nhất định. Để đối phó với các tình huống chồng chéo xảy ra trong tất cả các cấu trúc kể chuyện, cô đã gọi các vai diễn tiềm năng luân phiên không phải là thay đổi, mà là chuyển đổi. Điều này không nên nhầm lẫn với mô hình biến đổi của riêng Greimas, thuộc một khuôn khổ tự sự học khác. [Kristeva, Julia (1979). Le Texte du Roman : Approche semiologique d'une structure discursive transformationnelle. Publisher De Gruyter ,  Berlin, Germany.]

Chú thích

1. We would like to thank Hilde Reinertsen for assistance in the preparation of the final manuscript and the Research program KULTRANS at the University of Oslo as well as the European ResearchCouncil (ERC) under the grant 637760.                
2. Louis A. Montrose, “Professing the Renaissance: The Poetics and Politics of Culture,” in The New Historicism, ed. H. Aram Veeser (New York and London: Routledge, 1989), 20.
3. See, for example, Carlo Ginzburg, “Just One Witness,” in Probing the Limits of Representation: Nazism and the “Final Solution,” ed. Saul Friedländer (Cambridge, MA, and London: Harvard University Press, 1992), 82-96; Hayden White, “Historical Emplotment and the Problem of Truth,” in Friedländer, ed., Probing the Limits of Representation, 37-53; Martin Jay, “On Plots, Witnesses, and Judgements,” in Friedländer, ed., Probing the Limits of Representation, 97-107; J. Hillis Miller, “Presidential Address 1986: The Triumph of Theory, the Resistance to Reading, and the Question of the Material Base,” in Theory Now and Then (Durham, NC: Duke University Press, 1991), 313. In addition, early on, see The Structuralist Controversy: The Languages of Criticism and the Sciences of Man, ed. Richard Macksey and Eugenio Donato (Baltimore and London: Johns Hopkins University Press, 1970).
4. See, for example, H. Aram Veeser, The New Historicism Reader (New York and London: Routledge, 1994); Lynn Hunt, The New Cultural History (Berkeley: University of California Press, 1989).
5. For a discussion of this position, cf. Kristin Asdal and Gro Ween, “Writing Nature,” Nordic Journal of Science and Technology Studies 2, no. 1 (2014), 5-6.
6. Key contributions in the debate over nonhuman agency, often referred to as the “Epistemological Chicken Controversy,” may be found in Andrew Pickering, Science as Practice and Culture (Chicago: University of Chicago Press, 1992). Cf. the chapters by Collins and Yearley, Woolgar, and Callon and Latour.
7. Rita Felski, “Context Stinks!,” New Literary History 42, no. 4 (2011), 573-591.
8. Bruno Latour, Reassembling the Social: An Introduction to Actor-Network-Theory (Oxford: Oxford University Press, 2005), 148. Quoted in Felski, “Context Stinks!,” 574. For a more problematizing account of the ANT approach, see Kristin Asdal, “Contexts in Action—and the Future of the Past in STS,” Science, Technology and Human Values 37, no. 4 (2012).
9. Richard Rorty, “Nineteenth-Century Idealism and Twentieth-Century Textualism,” in Consequences of Pragmatism: Essays, 1972–1980 (Minneapolis: University of Minnesota Press, 1982), 140.
10. Felski, “Context Stinks!,” 581.
11. Paul de Man, “The Return to Philology,” in The Resistance to Theory (Minneapolis and London: Universtiy of Minnesota Press, 1986), 24.
12. Martin Heidegger, Die Frage nach dem Ding: Zu Kants Lehre von der transzendentalen Grundsätzen (Tübingen: Max Niemeyer, 1962).
13. Geoffrey Bowker, Memory Practices in the Sciences (Cambridge, MA: MIT Press, 2005).
14. Ferdinand de Saussure, Cours de linguistique generale, critical edition by Tullio De Mauro [1916] (Paris: Payot, 1967), 31-32 (our translations).
15. Ibid., 27-30.
16. See, for example, Roland Barthes, S/Z. (Paris: Seuil, 1970); Paul de Man, Allegories of Reading: Figural Language in Rousseau, Nietzsche, Rilke, and Proust (New Haven and London: Yale University Press, 1979); Jacques Derrida, Acts of Literature (New York and London: Routledge, 1992).
17. Paul J. Thibault, Re-Reading Saussure: The Dynamics of Signs in Social Life (London and New York: Routledge, 1997).
18. Saussure, Cours de linguistique generale, 33.
19. Ibid., 31.
20. Bruno Latour and Steve Woolgar, Laboratory Life: The Construction of Scientific Facts (Princeton: Princeton University Press, 1986).
21. Bruno Latour, Science in Action: How to Follow Scientists and Engineers through Society (Cambridge, MA: Harvard University Press, 1987).
22. Latour and Woolgar, Laboratory Life, 45.
23. Saussure, Cours de linguistique generale, 33.
24. Latour worked with the two semioticians Paolo Fabri and François Bastide, the scientist who was also a semiotician. The latter is, for example, one of the contributors to the influential book that we turn to later in this article: Representation in Scientific Practice, ed. Michael Lynch and Steve Woolgar (Cambridge, MA: MIT Press, 1990). Cf. especially Latour’s chapter: “Drawing Things Together,” 19-68.
25. Bruno Latour, “Where Constant Experiments Have Been Provided: A Conversation with Bruno Latour,” Arch Literary Journal. Cf. also Timothy Lenoir, “Was the Last Turn the Right Turn? The Semiotic Turn and A. J. Greimas,” Configurations 2, no. 1 (1994), 119-136, and Roar Høstaker, “Latour – Semiotics and Science Studies,” Science and Technology Studies 18, no. 2 (2005), 5-25.
26. See Latour, Reassembling the Social, 54, footnote 54. See also Johannes Beetz, Latour with Greimas: Actor-Network Theory and Semiotics (2013), 1 (unpublished ms.).
27. Høstaker, “Latour – Semiotics and Science Studies.”
28. A. J. Greimas and J. Courtés, Semiotics and Language: An Analytical Dictionary (Bloomington: Indiana University Press: 1982), 5.
29. For a more the detailed account of this argument, cf. Asdal and Ween, “Writing Nature,” 5-6.
30. Latour, “Where Constant Experiments Have Been Provided.”
31. Latour and Woolgar, Laboratory Life.
32. Jacques Derrida, De la grammatologie (Paris: Les editions de Minuit, 1967), part 1, 15-144.
33. In addition to De la grammatologie, see especially Jacques Derrida, L’écriture et la différence (Paris: Seuil, 1967), esp. 9-50, 409-428.
34. Jacques Derrida, “Signature Event Context,” in Limited Inc (Evanston, IL: Northwestern University Press, 1988), 1.
35. Ibid., 3.
36. Ibid.
37. In his works he identifies and discusses a series of such aporias, such as giving, hospitality, forgiving, and mourning. See, for example, Derrida, On Cosmopolitanism and Forgiveness (New York and London: Routledge 1997).
38. Bruno Latour, We Have Never Been Modern (Cambridge, MA: Harvard University Press, 1991), 123.
39. For this discussion of writing and mobility, however, we stop before Derrida completes his ontological turn, arguing that the specific features of writing that he discusses and develops in the first part of the essay are really “to be found in all language, in spoken language for instance, and ultimately in the totality of ‘experience’.” Cf. Derrida, “Signature Event Context,” 10. This must be—and indeed has been—discussed on a philosophical level, to which we are not going to rise here. Prior to this turn, however, Derrida goes to a series of arguments concerning the specificity of writing and the relationship between writing and mobility, which, even though they go back to Plato, are stated with rare force and conviction. For our methodology of reading texts, this is what we are interested in.
40. Jacques Derrida, “Freud et la scène de la écriture,” in L’écriture et la différence (Paris: Seuil, 1967), 302-304.
41. Derrida, “Signature Event Context,” 3.
42. Ibid.
43. Ibid.
44. Quoted in ibid.
45. Ibid.
46. Ibid., 5.
47. Ibid.
48. Ibid., 8.
49. Bruno Latour, “Drawing Things Together,” in Representation in Scientific Practice, ed. Michael Lynch and Steve Woolgar (Cambridge, MA: MIT Press, 1990), 25. Latour here refers to Derrida, De la grammatologie.
50. Latour, “Drawing Things Together,” 25.
51. Ibid.
52. Ibid.
53. Ibid.
54. Ibid.
55. Ibid., 26.
56. Bruno Latour, “Circulating Reference: Sampling the Soil in the Amazon Forest,” in Pandora’s Hope: Essays on the Reality of Science Studies (Cambridge, MA: Harvard University Press, 1999), 25-79.
57. Latour, “Drawing Things Together,” 26.
58. Ibid.
59. Marshall McLuhan, The Gutenberg Galaxy: The Making of Typographic Man (Toronto: University of Toronto Press, 1962).
60. Elizabeth L. Eisenstein, The Printing Press as an Agent of Change, 2 vols. (Cambridge, UK: Cambridge University Press, 1979).
61. Ibid., 3-42. See also 193-194.
62. See, for example, Benedict Anderson, Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of Nationalism (London: Verso, 1983), 30-49.
63. Latour, We Have Never Been Modern.
64. Latour, “Drawing Things Together,” 31-36.
65. Eisenstein, The Printing Press as an Agent of Change, 23-42.
66. Ibid., 71-88.
67. Ibid., 113-19.
68. Latour, “Drawing Things Together,” 47.
69. Adrian Johns, The Nature of the Book: Print and Knowledge in the Making (Chicago and London: University of Chicago Press, 1998), 8-28.
70. Eisenstein, The Printing Press as an Agent of Change, 575-630; Latour, “Drawing Things Together,” 11-14.
71. Johns, The Nature of the Book, 14.
72. Ibid.
73. Ibid., 20.
74. Latour, “Drawing Things Together,” 23.
75. Ibid., 24.
76. Cf. Donna Haraway, Modest_Witness@Second_Millennium. Femaleman© Meets Oncomouse™ (New York and London: Routledge, 1997). Emily Martin, Flexible Bodies: Tracking Immunity in American Culture from the Days of Polio to the Age of Aids (Boston: Beacon Press, 1994).
77. Bruno Latour and Vincent Antonin Lépinay, The Science of Passionate Interests: An Introduction to Gabriel Tarde’s Economic Anthropology (Chicago: University of Chicago Press, 2009).
78. Bruno Latour, The Pasteurization of France (Cambridge, MA: Harvard University Press, 1988), 167.
79. Cf. the chapter “Circulating Reference: Sampling the Soil in the Amazon Forest” in Latour, Pandora’s Hope.
80. Latour, “Drawing Things Together,” 31.
81. Ibid., 32.
82. Ibid., 33-34.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét