Powered By Blogger

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020

Khảo cổ học hậu quá trình và sau đó (I)


Michael Shank

Người dịch: Hà Hữu Nga

Thuật ngữ “hậu quá trình, chỉ nói với bạn rằng loại khảo cổ học này xuất hiện sau khảo cổ học quá trình. Ngụ ý là một chương trình, một cách tiếp cận, một phương pháp, và một tập lý thuyết mạch lạc. Nhưng không thể nói là khảo cổ học hậu quá trình có bất kỳ thứ gì trong số này. Khảo cổ học quá trình vẫn là một thứ chính thống thống trị trong cộng đồng các nhà khảo cổ học lớn nhất trên thế giới, ở Hoa Kỳ, do đó, ngay cả cái “trụ cột” cũng là một cách dùng từ sai. Tuy nhiên, các sách giáo khoa khảo cổ học, trong khi đề cập đến lý thuyết, thường xuyên có một phần về khảo cổ học này. Khảo cổ học hậu quá trình thường đặt ra như một thùng chứa tất cả các loại xu hướng trong ngành học từ những năm 1970, trong đó nhiều xu hướng phát sinh như một sự phê phán về tính chính thống quá trình trong khảo cổ học Anh-Mỹ và phê phán khảo cổ học lịch sử văn hóa truyền thống. Ở đây bao gồm cả nhân học tân Marxian, cấu trúc luận, những ảnh hưởng khác nhau của lý thuyết văn học và văn hóa, nữ quyền luận, khoa học xã hội hậu thực chứng luận, tường giải học, hiện tượng luận, và nhiều thứ khác nữa.  

Đây không phải là nơi để đề cập về các xu hướng này một cách chi tiết. Chỉ cần bắt đầu bằng cách nói rằng khảo cổ học hậu quá trình còn đầy tranh cãi là đủ. Cũng không khó để nhận ra bức biếm họa về khảo cổ học hậu quá trình, trong các sách giáo khoa, trong số những người khai quật tại một dự án thực địa, bất cứ nơi nào khảo cổ học cũng là vấn đề tranh cãi thay vì chỉ là một nguồn thông tin về quá khứ. Bức biếm họa này lấy hình thức khảo cổ học bắt nguồn từ một cơ thể trừu tượng của lý thuyết khó (và có lẽ không liên quan), đối lập với khảo cổ học quá trình, tôn vinh tính đặc thù lịch sử và cái cá nhân (xem Gardner, chương 7), và chẳng hề có một phương pháp luận có thể đưa ra bất kỳ loại tri ​​thức đảm bảo nào. Những kẻ khởi xướng khảo cổ học hậu quá trình, trong biếm họa này, thường được xem là có động cơ chính trị quá mức, quá quan tâm đến chính trị văn hóa đương đại như phát triển tri ​​thức về các xã hội quá khứ. Tôi gọi đây là bức biếm họa bởi vì việc đọc kỹ các tài liệu chính cho thấy nó chẳng mấy ý nghĩa.

Một mục tiêu
thứ yếu của chương này là sửa chữa những quan niệm sai lầm kia. Và, với bức biếm họa này, tôi sẽ bắt đầu với những gì không phải là khảo cổ học hậu quá trình. Người đọc chưa bao giờ đọc qua khảo cổ học hậu quá trình có thể bỏ qua những đoạn còn lại của phần này và đưa ra quan điểm đơn giản là nó gây tranh cãi. Khảo cổ học hậu quá trình không phải là kết quả của một biến đổi hệ mẫu trong ngành học, một cuộc cách mạng từ loại khoa học này sang loại khoa học khác. Không hề một khoa học chuẩn thường mới nào (với một chương trình chính thống mới về phương pháp và nghiên cứu) xuất hiện trong cộng đồng các nhà khảo cổ học để thay thế khảo cổ học quá trình hoặc bất kỳ loại khảo cổ học nào khác. Khảo cổ học hậu quá trình không phải là một lý thuyết mạch lạc về quá khứ hay về khảo cổ học. Nó cũng không phải là một tập lý thuyết ghế bành đã phát triển trong bầu khí quyển tinh hàn lâm của một đại học nào đó trong trường hợp không có bất kỳ mối liên hệ nào với thực hành khảo cổ. Cốt lõi của khảo cổ học hậu quá trình không phải là một cách tưởng niệm cái cá nhân được đặt trong một tự sự lịch sử cụ thể, trái ngược với cách diễn giải khái quát của khoa học quá trình.  

Khảo cổ học hậu quá trình không phải là kẻ nối dõi của tinh thần hậu hiện đại, phủ nhận khả tính tri thức đáng tin cậy về quá khứ hoặc thực sự phủ nhận tầm quan trọng của bản thân quá khứ trong một trò chơi về ý nghĩa của quá khứ đối với hiện tại, nơi nhiều quá khứ mâu thuẫn có thể khẳng định vị thế ngang bằng của hiệu lực. Tôi rất coi trọng bức biếm họa vì sự phân cực của các thái cực mà nó liên quan là một đặc tính đích thực của khảo cổ học hàn lâm Anh-Mỹ. Điều này có nghĩa là nhiều đồng nghiệp của tôi cùng các ủy ban và các thể chế của họ hành động cứ như thể bức biếm họa này là chính xác vậy. Tôi biết nhiều nhà khảo cổ học ở Hoa Kỳ, những người nhìn thấy sự thay thế duy nhất cho khoa học quá trình chính thống (tuy nhiên được sửa đổi bởi các yêu cầu của khảo cổ học khế ước) với tư cách là tương đối luận cực đoan và có động cơ chính trị - khảo cổ học hậu quá trình. Các cuộc tranh luận trong hội trường và trên các trang tạp chí chuyên ngành đã được hâm nóng. Các quyết định bổ nhiệm chức nghiệp và hàn lâm đều xoay quanh việc liệu ai đó có được coi là người khởi xướng của khảo cổ học hậu quá trình hay không. Sự phân cực là có thật (và các bên ở cả hai phía đều chịu trách nhiệm về các bức biếm họa kia, hoặc những con bù nhìn rơm như đôi khi họ được gọi). Nó đã và đang là một phần của động lực xã hội và lịch sử của khảo cổ học Anh-Mỹ. Tôi cho rằng đó cũng phần nào là một chiến dịch đặc thù trong các cuộc chiến văn hóa cũ giữa các hệ tư tưởng khoa học và nhân văn (xem bên dưới). Vì lý do này, các đồng nghiệp của tôi từ các truyền thống khác (ở Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Đức và Tây Ban Nha) có thể phát hiện ra các cuộc luận chiến sinh; khảo cổ học của họ có một động lực chính trị xã hội khác nhau. Cuộc chiến văn hóa của họ đã khác nhau và các nhà khảo cổ học thực địa cũng vậy.

Điều quan trọng là phải hiểu động lực xã hội và chính trị tổ chức của một ngành. Nhưng các vấn đề ở đây lại ngay lập tức và luôn luôn hơn thế nhiều. Tôi nghĩ rằng giờ đây có thể nhìn xuyên qua các cuộc bút chiến. Đối với tôi, khảo cổ học hậu quá trình là một trường hợp cam kết một khảo cổ học tốt hơn và chu đáo hơn, nhưng đỡ độc quyền hơn. Và các lập trường được các nhà khảo cổ học có thể được gọi (và thường là bởi chính họ) là hậu quá trình tranh luận, đã chạm vào hầu hết các bộ phn của ngành học và của nghề nghiệp. Tôi thấy mình đã tiến sát đến một định nghĩa không phù hợp. Thay vào đó, tôi mong muốn nhận thức về thuật ngữ này được xuất hiện thông qua việc phác thảo về một số khái niệm chủ chốt, các cuộc tranh luận và các kết nối vượt ra ngoài khảo cổ học.

Định vị và Người thực hiện

Bạn có thể thấy các nhà khảo cổ học hậu quá trình ở đâu? Hậu quá trình luận chủ yếu là một hiện tượng học thuật thấy trong các khoa khảo cổ học đại học. Cộng đồng cốt lõi của nó đã có ở Anh, nhưng cũng có nhiều cộng đồng khác ở Scandinavia và Hà Lan. Một phần đáng kể của một thế hệ các nhà khảo cổ nhân học mới ở Hoa Kỳ dường như đang rất quan tâm đến hậu quá trình, trong khi đó khảo cổ học lịch sử cũng có thế mạnh hậu quá trình. Có một vài nhà hậu quá trình cao giọng trong nghề bảo tàng trên toàn thế giới, trong lĩnh vực thực địa vẫn còn một số ít hơn. Vấn đề chủ chốt là chỉ có một số ít các nhà khảo cổ học hậu quá trình chấp nhận nhãn hiệu này. Và các ý tưởng đã lan rộng vượt khỏi các nhà thực hành. Điều này thấy rất rõ qua một số hội nghị chủ yếu về khảo cổ học, các Hội nghị Khảo cổ học Thế giới, Nhóm Khảo cổ học Lý thuyết (TAG) ở Anh và Nhóm TAG Bắc Âu ở Scandinavia. Tất cả đều được thông báo kỹ lưỡng bởi các chương trình nghị sự hậu quá trình. Cũng vậy, nhiều sách giáo khoa mới nhất, mặc dù không tự xưng là hậu quá trình, nhưng đã thấm nhuần các vấn đề tôi sẽ đề cập trong bản phác thảo ngắn này và đã đi vào khảo cổ học thông qua cái gọi là khảo cổ học hậu quá trình (Thomas 2000; Johnson 1998; Preucel và Hodder 1996; Gamble 2001; Hodder 2001).

Xuất hiện và Phân bố

Điều gì đã thúc đẩy sự xuất hiện của khảo cổ học hậu quá trình? Lần đầu tiên xuất hiện dưới dạng phê bình, bắt nguồn từ thái độ bất mãn với cách thức thực hành khảo cổ học vào những năm 1970 (xem Watson, chương 3). Ở Hoa Kỳ, đây là sự củng cố của một loại phương pháp nghiên cứu khoa học nhất định gắn liền với một quan niệm có hệ thống về xã hội và văn hóa. Cụ thể, bài phê bình đó nhằm xác định lại thực tiễn xã hội, các đơn vị xã hội và các nhóm, cũng như bản chất của văn hóa, tất cả được coi là trái tim của khảo cổ học xã hội nhằm mục đích tái dựng các xã hội trên cơ sở di tích vật chất của . Xã hội được xem không phải là một phương tiện thích ứng thể ngoại (tiền đề được đưa vào khảo cổ học quá trình), mà là một trung gian giao tiếp. Các nghiên cứu đầu tiên về khảo cổ học hậu quá trình là về biểu tượng – các diễn giải về ý nghĩa của sự vật, về thực hành chôn cất thời tiền sử, thiết kế nhà cửa, trang trí gốm. Đây là khảo cổ học nhận thức tư duy (xem Gabora, chương 17). Và biểu tượng đòi hỏi không phải là sự chỉ định cố định về ý nghĩa duy nhất mà là một khám phá tinh tế hơn về hàng loạt ý nghĩa khả thể. Diễn giải này không phải là kết quả của một phương pháp kiểm nghiệm các giả thuyết và gộp các trường hợp đặc thù vào các khái quát hóa. Nó đã tiến hành mang tính thăm dò nhiều hơn, bằng cách tạo dựng các kết nối thông qua dữ liệu khảo cổ. 

Ngay từ đầu, rõ ràng khảo cổ học hậu quá trình có một chương trình nghị sự tổng thể rất khác nhau, thường ít nhắm đến tri ​​thức về quá khứ vì lợi ích của nó, loại tri​​thức liên quan mật thiết với các vấn đề và lợi ích đương đại, chẳng hạn như các giá trị khác nhau được đặt vào quá khứ. Bất chấp các khác biệt, hậu quá trình có rất nhiều điểm chung với khảo cổ học quá trình: i) Một cách nhìn quan trọng về hiện trạng phổ biến; ii) Một triển vọng dựa trên quan niệm truyền thống về tranh luận phê phán duy như là nền tảng của học thuật kinh viện; iii) Định vị chủ yếu vào học thuật định hướng nghiên cứu; iv) Nhiệt tình với việc phản ánh các quy trình và khái niệm của ngành học, vì vậy trên bề mặtlòng nhiệt tình đối với lý thuyết (mặc dù tôi ngần ngại gọi đây là lý thuyết đơn giản vì khảo cổ học quá trình quan tâm chủ yếu đến phương pháp luận); v) Lạc quan trí tuệ cho rằng khảo cổ học xã hội có một điều gì đó quan trọng để nói về các xã hội và văn hóa trong quá khứ thay vì chỉ đơn giản là xây dựng tư liệu về các di tích của các xã hội đó; vi) Một quan điểm nhân học, hay nói chung là xã hội học. Ngay từ đầu, thái độ bất mãn và các cách thức phê bình khác nhau bao gồm tính đa dạng không giảm đi mà tăng lên. Nếu chúng ta hoàn toàn nói về khảo cổ học hậu quá trình, thì nó thực sự phải ở số nhiều, theo tinh thần của tuyển tập này.

Khái niệm và Các mối Quan tâm

Trong phần này tôi sẽ phác thảo một số khái niệm chính đã thu hút sự quan tâm đối với khảo cổ học hậu quá trình. trong các khoa học xã hội và nhân văn, mức độ thảo luận trừu tượng có thể bị mất phương hướng, do đó, đây cũng là một loại danh sách kiểm tra để xác định các công trình hậu quá trình. Nếu bạn đọc một bài viết về khảo cổ học gây nên nỗi băn khoăn về một hay nhiều thuật ngữ liên quan, thì có lẽ bạn đã bắt đầu đặt chân vào lãnh địa của khảo cổ học hậu quá trình rồi! Các nhóm khái niệm liên quan bao gồm: i) Lý thuyết xã hội. Việc xác định đối tượng khảo cổ học là gì nhằm mục đích giải thích và hiểu các xã hội trong quá khứ? Khả tính của khảo cổ học xã hội phụ thuộc vào cách quan niệm đầy đủ về những gì bao gồm xã hội và văn hóa; ii) Lịch sử và sử. Các vấn đề cơ bản lại là về thời gian, biến đổi xã hội, sự kiện và tự sự; iii) Khoa học. Đặc điểm của kiến ​​thức đầy đủ và các điều kiện mà nó có thể đạt được là gì?; iv) Tính phản ánh. Việc tnhận thức về ngành học (xem Koerner và Price, chương 21); v) Thực hành sáng tạo. Xuyên qua tất cả các lĩnh vực này, người ta quan tâm đến bản chất của việc thực hành sản xuất sáng tạo - trong cộng đồng người và các di tích của họ mà các nhà khảo cổ học nghiên cứu, và trong bản thân công trình khảo cổ học. Tôi trích dẫn các ví dụ cho từng nhóm, vận hành thông qua khái niệm liên quan đến một trường hợp khảo cổ và / hoặc dung chứa thêm các thảo luận và thư mục.

Cấu trúc Xã hội và Thực tiễn Xã hội (Barrett 1994)

Khảo cổ học văn hóa lịch sử
quy các phát hiện của nó vào các tập hợp và các văn hóa có thứ hạng cao hơn để mô tả và giải thích (cấu trúc được thực hiện bởi các chuẩn mực văn hóa) và như một phương tiện để tạo ra các tự sự về quá khứ. Khảo cổ học quá trình liên quan đến việc mô thức hóa các phát hiện thành các cách thức vận hành của các hệ thống văn hóa xã hội, các nhóm hành vi được cấu trúc trong các tổng thể xã hội hoạt động với tư cách các hệ thống. Lý thuyết từ những năm 1970 đã vật lộn để suy nghĩ lại về đặc trưng của các nền văn hóa và hệ thống, các cấu trúc này, và đặc biệt là cách chúng ra đời. Khảo cổ học hậu quá trình hoàn toàn không hài lòng với các hệ thống văn hóa của khảo cổ học quá trình. Người ta chỉ trích là các hệ thống khảo cổ học quá trình quá phiến diện, quá quyết định luận, quá cứng nhắc. Những diễn giải mà khảo cổ học quá trình đã tạo ra dường như bị chi phối bởi sự bao trùm chung của các lực lượng và các thực thể xã hội. Làm thế nào những con người thực có thể phù hợp với chúng? Vấn đề đó thực sự là một câu hỏi hóc búa mang tính xã hội học cũ về tái sản xuất xã hội - người ta được sinh ra và xã hội hóa thành các chuẩn mực xã hội, tổ chức, cấu trúc có từ trước. Những cấu trúc này chỉ có thể nói là tồn tại trong các hành động và suy nghĩ của các cá nhân nhưng rõ ràng còn vượt ra ngoài. Điều đó vận hành ra sao? Làm thế nào để chúng ta hiểu được các cách thức mà người ta vừa được xác định bằng các cấu trúc xã hội, nhưng lại cũng hành động theo cách vận hành để thay đổi các cấu trúc đó?

Khảo cổ học
hậu quá trình đã đi theo phần lớn lý thuyết xã hội trong việc tạo dựng các cấu trúc xã hội năng động hơn. Vấn đề là một cấu trúc quyết định luận cân bằng và ý chí tự do khi rõ ràng người ta không làm ra lịch sử như họ muốn, tuy nhiên lại không được xác định hoàn toàn trong hành động của họ bằng các cấu trúc xã hội siêu việt và các lực lượng lịch sử. Đó là về cách hành động phải được quan niệm. Ở đây, phê bình hậu quá trình đã phụ thuộc rất nhiều vào lý thuyết xã hội theo Giddens và Bourdieu, cả hai đều đưa ra quan niệm về thực tiễn xã hội bắt nguồn từ mối quan hệ năng động giữa cấu trúc và hành động / ý định của các tác nhân xã hội có hiểu biết. Điều này đôi khi được mô tả như một sự tương phản giữa một mối quan tâm trong hành vi xã hội (những gì người ta làm) chẳng hạn như những thứ được phát hiện ra trong khảo cổ học quá trình, và mối quan tâm đến thực tiễn xã hội (những gì người ta làm nhưng được hiểu là được quy định bằng kiến ​​thức, mục đích và ý định của họ). Nhìn chung, vấn đề tác tố này đôi khi được coi là nghệ thuật biếm họa với tư cách là một cách thức tìm kiếm hậu quá trình cho cái cá nhân trong thời tiền sử. Đó hoàn toàn không phải là về điều này, mà là về cách chúng ta quan niệm về xã hội theo cách cho phép những con người cấu thành của nó hoạt động và sáng tạo trong việc tái tạo và thay đổi xã hội của họ (xem Gardner, chương 7). 

Khảo cổ học quá trình đã xem hệ thống xã hội phần lớn như một tập hợp các loại hình xã hội chuẩn được rút ra từ tư tưởng tiến hóa văn hóa – các nhóm, bộ lạc, thủ lĩnh địa, nhà nước (và các hình thức phái sinhliên quan). Các tính năng chính là phân chia theo chiều ngang và chiều dọc, đặc biệt là lớp và thứ hạng, cũng như việc phân phối các nguồn, thông qua các nhóm xã hội, thông qua trao đổi và các cơ chế kinh tế khác. Thật vậy, phần nhiều tư tưởng quá trình đã được coi là tập trung vào kinh tế học (xem Barker, chương 29). Điều này cũng đã được lý thuyết khảo cổ từ những năm 1970 cho là không đầy đủ. Đầu tiên, vấn đề đã được đưa ra với các phạm trù chung: các nhóm, bộ lạc, thủ lĩnh địa, nhà nước - một lần nữa được xem là quá chung chung và không linh hoạt. Thứ hai, các động lực nội tại của xã hội đã được quan niệm theo cách. Chẳng hạn, tư tưởng Marxian Mới đã đưa ra những nhấn mạnh khác nhau đối với các đặc điểm cơ bản của tính tổng thể xã hội, thường tập trung vào quan hệ sản xuất (xem McGuire, chương 6). Nói chung, khái niệm về một loại tổng thể xã hội đóng một vai trò ít nổi bật hơn trong khảo cổ học hậu quá trình.

Quyền lực (Miller và Tilley 1984; xem Ames, chương 28)

Tác tố có thể được định nghĩa là tiềm năng sáng tạo của các chủ thể người. Nó đề cập đến khả năng thực hiện các dự án của họ, để hoạt động như các chủ thể hiểu biết. Các tác nhân con người có ý định và động lực. Họ hợp lý hóa và theo dõi có suy nghĩ đối với thế giới xung quanh. Điều này trực tiếp ngụ ý quyền lực ở cấp độ hành động vi mô và bổ sung cho việc xử một cách tiêu chuẩn với quyền lực như là một đặc tính của các thể chế và ứng dụng từ trên xuống (chẳng hạn trong tay của các cá nhân ưu tú). Một lần nữa người ta tập trung chú ý vào bối cảnh khảo cổ địa phương hơn là các phạm trù xã hội rộng lớn.

Giao tiếp, Phân loại Phạm trù Nhận thức (Hodder 1982 a,b)

Với
việc nhấn mạnh vào các tác nhân am hiểu với tư cách là chủ thể lịch sử, nhận thức và giao tiếp đã trở thành trọng tâm của cái xã hội và văn hóa - người ta phân loại và biểu thị theo những cách khác nhau. Sự cần thiết phải tính đến nhận thức và giao tiếp đã là nguyên do cơ bản đằng sau hầu hết khảo cổ học hậu quá trình. Thật vậy, các loại khảo cổ học hậu quá trình lâu đời nhất là khảo cổ học nhận thức về tư duy (xem Gabora, chương 17). Người ta không chỉ quan tâm đến những gì mọi người đã làm mà còn quan tâm đến ý nghĩa của nó nữa - từ ý nghĩa của thiết kế gốm đến những gì các thực hành tang lễ thể hiện. Các lĩnh vực chuyên môn liên quan đến biểu trưng và ngữ pháp của văn hóa phần nhiều đều có bằng chứng, chẳng hạn cấu trúc luận và ký hiệu học.

Chủ thể Hiện thân (Meskell và Joyce 2003; Shanks 1999)

Vì vậy, thay vì các hệ thống xã hội và các tổng thể xã hội khác, khảo cổ học hậu quá trình quan tâm đến các chủ thể xã hội, tư duyxây dựng biểu đồ các tác nhân vận hành cách thức của họ qua xã hội và lịch sử bằng cách tìm kiếm mục tiêu, liên tục gửi lại tín hiệu và dấu hiệu, liên tục diễn giải các biểu hiện văn hóa xung quanh họ. Ngoài ra, một số loại khảo cổ học quá trình đã nhấn mạnh cách các chủ thể hữu hình cảm giác và trải nghiệm. Đã có một nỗ lực bền bỉ trong hơn mười năm để phát triển khảo cổ học cơ thể liên quan đến các vấn đề như các phương pháp xử lý và quan niệm về cơ thể, cảm xúc và thẩm mỹ về bản thân và cơ thể.

Ý thức về Địa điểm (Tilley 1994a; Bradley 1998)

Quan niệm này về chủ
thể cũng có nghĩa là không gian được sống và được cấu thành một cách có ý nghĩa, cũng như là bối cảnh trung lập cho thực tiễn và thay đổi xã hội. Dựa vào địa văn hóa, một loại khảo cổ học cảnh quan hậu quá trình đã xuất hiện, tập trung vào cảnh quan như một lĩnh vực văn hóa của các trải nghiệm và ý nghĩa. Các di tích thời tiền sử đã được diễn giải là các nút trong cảnh quan văn hóa của các trải nghiệm vũ đạo và vũ trụ vật chất, cũng như các vật chứa xương người vậy.

Lịch sử chống lại
Tiến hóa Văn hóa (Shanks và Tilley 1987, 1992; Pluciennik 2005)

Việc phê phán về tổng thể tính xã hội và việc nhấn mạnh vào tác tố người đã gây ra sự nghi ngờ hậu quá trình đáng kể về khái quát hóa xuyên văn hóa (các kiểu loại xã hội) và các lược đồ tiến hóa văn hóa. Một lần nữa, đây là một phần của việc tập trung hậu quá trình vào bối cảnh địa phương và một quá khứ đặc trưng cho sự khác biệt lịch sử hơn là tính tương đồng (tính tương đồng được ngụ ý bởi các phạm trù rộng lớn của tư tưởng tiến hóa). Phê bình hậu quá trình về tư tưởng tiến hóa cũng liên quan đến logic thích ứng và lựa chọn của nó, các khái niệm khác xa với việc đặc trưng hóa thực tiễn xã hội được tìm thấy trong xã hội học và nhân học văn hóa, các ngành học gần gũi với khảo cổ học hậu quá trình. Tư tưởng tiến hóa ít quan tâm đến tác tố và ký hiệu học, và rõ ràng vận hành ở một quy mô khác (Bentley và cộng sự, chương 8; Collard và cộng sự, chương 13).

Phản Siêu tự sự (Rowlands 1989)

Các khái quát
liên văn hóa thường được sử dụng trong khảo cổ học quá trình đã giao thoa với nhiều siêu tự sự khác nhau, bao quát các lược đồ tự sự theo đó các trình tự khảo cổ học cụ thể có thể được thay thế hoặc cung cấp. Đây là những cách giải thích rất quen thuộc về sự phát triển của sự phức tạp xã hội, bao gồm sự thịnh suy của nền văn minh, các nguồn gốc của nông nghiệp (xem Pluciennik và Zvelebil, chương 27), sự phát triển của nhà nước. Các siêu tự sự khác liên quan đến nguồn gốc của các hình thái chính trị đương đại chẳng hạn như nhà nước dân tộc (ví dụ như các siêu tự sự về nguồn gốc châu Âu). Trong khi một loại khảo cổ học hậu quá trình nào đó đã quan tâm đến tự sự, nhưng lại không quan tâm đến các lược đồ lớn này, là thứ dường như lại phủ bóng che đậy các bối cảnh địa phương và các loại lịch sử khảo cổ học cụ thể.

Nhận thức luận và Hữu thể luận (Tilley 1994b; Hodder et al. 1995)

Khảo cổ học quá trình đã phát triển các phương pháp kiểm
nghiệm giả thuyết nhằm mục đích mang lại mối quan hệ chặt chẽ - khép lại nhận thức luận – giữa các cách giải thích được nhà khảo cổ học đưa ra và các dữ liệu được quan sát (xem Watson, chương 3). Những nỗ lực của lý thuyết hậu quá trình chủ yếu theo một hướng khác, bằng cách khám phá đặc trưng của những gì các nhà khảo cổ học quan tâm – hữu thể luận về xã hội. Phê bình về việc khái quát hóa đã xen ngang bằng mối ngờ vực về sự khép lại này. Các nhà khảo cổ học hậu quá trình có xu hướng xem nỗ lực của họ là việc diễn giải - một quá trình khám phá quá khứ văn hóa không bao giờ kết thúc, được coi là các mạng không xác định và mở hơn là các hệ thống đóng kín.

Diễn ngôn (Shanks 1996)

Bản thân diễn giải khảo cổ học được thực hiện bởi các tác nhân am hiểu - các nhà khảo cổ học. Theo đó, thật không dễ cho khảo cổ học hậu quá trình để tự coi mình là một tập thuật toán trung tính nhằm sản xuất tri ​​thức về quá khứ. Các nhà khảo cổ cũng có động lực, quan tâm, định vị, xây dựng chiến lược (xem Bintliff, chương 10). Do đó, rất dễ thấy sự vắng mặt của cái đơn thuốc phương pháp luận trong khảo cổ học hậu quá trình. Thay vào đó, ngành học này lại thiên về khả năng được coi là một lĩnh vực chính trị - các nhà khảo cổ học ở các thể chế và xã hội, làm việc, giống như nhiều người khác, dựa vào các tài liệu được tìm thấy trong một dự án tạo dựng tri ​​thức về xã hội và văn hóa (quá khứ). Khái niệm diễn ngôn thuộc về quan niệm ấy của khảo cổ học một phương thức sản xuất văn hóa. Nó có ý nghĩa rất lớn, đáng chú ý nhất là các nhà khảo cổ học không phát hiện được quá nhiều về quá khứ như họ sản xuất ra các diễn giải về nó; càng ngày học càng chuyên chú vào các giá trị và thái độ đương đại chẳng kém gì chú ý vào bản thân quá khứ vậy.
_____________________________________

Còn nữa….

Nguồn: Michael Shanks (2009). Post-Processual Archaeology and After, Chapter 9, Handbook of archaeological theories, Editors: R. Alexander Bentley; Herbert D. G. Maschner; Christopher Chippindale, Publisher: Lanham, MD : AltaMira Press, 2009.

Tác giả: Michael Shanks (sinh năm 1959 tại Newcastle bên sông Tyne) là một nhà khảo cổ học người Anh chuyên về khảo cổ học và lý thuyết khảo cổ học. Ông đã nhận bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ tại Đại học Cambridge và là giảng viên tại Đại học Wales, Lampeter trước khi chuyển đến Hoa Kỳ vào năm 1999 để đảm nhận vị trí Chủ nhiệm khoa Hy La cổ điển tại Đại học Stanford ông cũng là Giám đốc của Phòng thí nghiệm các Khoa Nhân văn Stanford. Ông còn là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Dublin và Đại học Durham từ năm 2010 đến 2013. Với các công trình của mình, ông đã được trao bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Roskilde. Michael Shanks sống ở Bắc California với các con Finley và Molly, và vợ Helen Shanks, một nghệ sĩ gốm và cựu trưởng bộ môn nghệ thuật thị giác và biểu diễn tại Trường Castilleja ở Palo Alto, California.

Ghi chú của người dịch:

[1] Siêu tự sự (Metanarrative): trong lý thuyết phê bình và đặc biệt trong hậu hiện đại luận là một câu chuyện kể về những tự sự mang ý nghĩa lịch sử, trải nghiệm hoặc tri ​​thức, đưa ra một sự hợp thức hóa xã hội thông qua việc hoàn thành dự đoán (chưa thực hiện) của một ý tưởng tổng thể. Mặc dù lần đầu tiên được sử dụng vào đầu thế kỷ 20, nhưng thuật ngữ này trở nên nổi trội khi Jean-François Lyotard sử dụng vào năm 1979, ông cho rằng cái hậu hiện đại được đặc trưng bởi sự ngờ vực về các “đại tự sự” (grand narratives) (trong Tiến bộ, Khai sáng, Giải phóng, Chủ nghĩa Mác) đã tạo thành một phần thiết yếu của tính hiện đại. Trong Cảnh huống Hậu hiện đại: Báo cáo về Tri ​​thức (1979), Lyotard nhấn mạnh sự hoài nghi ngày càng tăng của trạng huống hậu hiện đại đối với bản chất tổng thể hóa của các siêu tự sự và sự phụ thuộc của chúng vào một dạng chân lý siêu việt và phổ quát: Đơn giản hóa đến cùng cực, tôi định nghĩa hậu hiện đại là sự hoài nghi đối với các siêu tự sự… Chức năng tự sựm mất đi các hàm tử [2], các đại anh hùng, các đại hiểm họa, các đại viễn du, các đại mục tiêu của nó. Nó bị tản mát trong các đám mây của ngôn ngữ tự sự...Ở đâu, sau những đại tự sự, tính hợp thức có thể an cư?" Lyotard và các nhà tư tưởng hậu cấu trúc luận khác (như Foucault) xem đây là một sự phát triển tích cực rộng rãi vì một số lý do. Trước hết, những nỗ lực xây dựng các lý thuyết lớn có xu hướng loại bỏ quá mức sự hỗn loạn và rối loạn tồn tại tự nhiên của vũ trụ, quyền lực của sự kiện cá nhân. Lyotard đề xuất rằng các đại tự sự nên nhường chỗ cho các tiểu tự sự (petits récits), hoặc các câu chuyện và các tự sự “địa phương hóa khiêm tốn hơn, có thể “quảng đi các đại tự sự bằng cách tập trung vào sự kiện đơn lẻ. Mượn từ các tác phẩm của Wittgenstein và lý thuyết của ông về các mô hình diễn ngôn”, Lyotard kiến tạo tầm nhìn của ông về một nền chính trị tiến bộ, dựa trên sự chung sống của một loạt các trò chơi ngôn ngữ đa dạng và luôn được hợp thức hóa cục bộ.

[2] Hàm tử (functor): Trong toán học, cụ thể là lý thuyết phạm trù, một hàm tử là bản đồ giữa các loại hạng, phạm trù. Các hàm tử lần đầu tiên được xem xét trong cấu trúc tôpô đại số, trong đó các đối tượng đại số (như nhóm cơ bản) được liên kết với các không gian tôpô và các bản đồ giữa các đối tượng đại số này được liên kết với các bản đồ liên tục giữa các không gian. Ngày nay, hàm tử được sử dụng xuyên suốt toán học hiện đại liên quan đến các loại hạng, phạm trù khác nhau. Do đó, hàm tử rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực toán học mà lý thuyết phạm trù được áp dụng. Từ hàm tử functor được các nhà toán học mượn của nhà triết học Rudolf Carnap, ông đã sử dụng thuật ngữ này trong một ngữ cảnh ngôn ngữ học.

Tài liệu dẫn

Bapty, Ian, and Tim Yates (eds.). (1990). Archaeology after structuralism. London: Routledge.
Barrett, John. (1994). Fragments from antiquity: An archaeology of social life in Britain, 2900 –1200 BC. Oxford: Blackwell.
Bintliff, John. (1993). Why Indiana Jones is smarter than the post-processualists. Norwegian Archaeological Review 26: 91–100.
Bradley, Richard. (1998). The significance of monuments: On the shaping of experience in Neolithic and Bronze Age Europe. London: Routledge.
Buchli, Victor. (1999). An archaeology of socialism. New York: Berg.
Buchli, Victor, and Gavin Lucas (eds.). (2001). Archaeology of the contemporary past. London: Routledge.
Campbell, Fiona, and Jonna Hansson (eds.). (2000). Archaeological sensibilities. Göteborg: Institute of Archaeology.
Chamberlin, Thomas Chrowder. (1890). The method of multiple working hypotheses. Science, o.s., 15: 92–96. Reprint, 148 (1965): 754–759.
Edmonds, Mark. (1999). Ancestral geographies of the Neolithic: Landscape, monuments, and memory. London: Routledge.
Gamble, Clive. (2001). Archaeology: The basics. London: Routledge.
Gero, Joan, and Margaret Conkey (eds.). (1991). Engendering archaeology: Women in prehistory. Oxford: Blackwell.
Hodder, Ian. (1982a). Symbols in action. Cambridge: Cambridge University Press.
——— (ed.). (1982b). Symbolic and structural archaeology. Cambridge: Cambridge University Press.
——— (ed.). (1987a). The archaeology of contextual meanings. Cambridge: Cambridge University Press.
———. (1987b). Archaeology as long-term history. Cambridge: Cambridge University Press.
———. (1998). The archaeological process: An introduction. Oxford: Blackwell.
———(ed.). (2001). Archaeological theory today. Cambridge: Blackwell.
Hodder, Ian, and S. Hutson. (2003). Reading the past. Cambridge: Cambridge University Press.
Hodder, Ian, Michael Shanks, Alexandra Alexandri, Victor Buchli, John Carman, Jonathan Last, and Gavin Lucas, eds. (1995). Interpreting Archaeology. London: Routledge.
Johnson, Matthew. (1993). Housing culture: Traditional architecture in an English landscape. London: UCL Press.
———. (1998). Archaeological theory: An introduction. Oxford: Blackwell.
———. (2002). Behind the castle gate: From medieval to Renaissance. London: Routledge.
Lampeter Archaeology Workshop. (1997). Relativism, objectivity, and the politics of the past. Archaeological Dialogues 4: 164–175.
Leone,Mark P.(1986). Symbolic, structural, and critical archaeology. In D. Meltzer, D.Fowler, and J.Sabloff, eds., American archaeology past and future: Acelebration of the Society for American Archaeology, 1935–1985. Washington, DC: Smithsonian Institution.
Leone, Mark P., and Parker B. Potter. (1988). The recovery of meaning: Historical archaeology in the eastern United States. Washington, DC.: Smithsonian Institution Press.
Leone, Mark P., and Robert Preucel. (1992). Archaeology in a democratic society: A critical theory perspective. In L. Wandsneider, ed., Quandaries and quests: Visions of archeology’s future, 115–135. Carbondale: University of Southern Illinois Press.
Leone, Mark P., Paul R. Mullins, Marian C. Creveling, Laurence Hurst, Barbara Jackson Nash, Lynn D.Jones, Hannah Jopling Kaiser, George C. Logan, and Mark S. Warner. (1995). Can an African-American historical archaeology be an alternative voice? In Ian Hodder et al., eds., Interpreting archaeology: Finding meaning in the past, 110–124. London: Routledge.
Lucas, Gavin. (2001). Critical approaches to fieldwork: Contemporary and historical archaeological practice. London: Routledge.
McGuire, Randall H., and Robert Paynter (eds.). (1991). The archaeology of inequality. Oxford: Blackwell.
Meskell, Lynn (ed.). (1998). Archaeology under fire: Nationalism, politics, and heritage in the eastern Mediterranean and Middle East. London: Routledge.
Meskell, Lynn, and Rosmary A. Joyce. (2003). Embodied lives: Figuring ancient Maya and Egyptian experience. London: Routledge. Miller, Daniel, and Christopher Tilley (eds.). (1984). Ideology, power, and prehistory. Cambridge: Cambridge University Press.
Pearson, Mike, and Michael Shanks. (2001). Theatre/ archaeology. London: Routledge.
Pluciennik, Mark. (2005). Social evolution. London: Duck-worth.
Preucel, Robert, and Ian Hodder (eds.). (1996). Contemporary archaeology in theory. Oxford: Blackwell.
Rowlands, Michael. (1989). Repetition and exteriorisation in narratives of historical origins. Critique of Anthropology 8: 43–62.
Schrire, Carmel. (1995). Digging through darkness: Chronicles of an archaeologist. Charlottes ville: University Press of Virginia.
Shanks, Michael. (1996). Classical archaeology: Experiences of the discipline. London: Routledge.
———. (1999). Art and the early Greek state: An interpretive archaeology. Cambridge: Cambridge University Press.
———. (2000). Archaeology and politics. In J. Bintliff, ed., Blackwell companion to archaeology, 490–508. Oxford: Blackwell.
———. (2004). Three rooms: Archaeology and performance. Journal of Social Archaeology 4: 147–180.
Shanks, Michael, and Christopher Tilley. (1987). Social theory and archaeology. Cambridge: Blackwell Polity.
———. (1992). Reconstructing archaeology: Theory and practice. London: Routledge.
Spector, Janet D. (1991). What this awl means: Toward a feminist archaeology. In J. Gero and M.W. Conkey, eds., Engendering archaeology: Women and prehistory, 388–406. Oxford: Blackwell.
Thomas, Julian S. (1999). Understanding the Neolithic. Lon-don: Routledge.
Thomas, Julian S. (ed.). (2000). Interpretive archaeology: A reader. New York: Leicester University Press.
Tilley, Christopher. (1990). On modernity and archaeological discourse. In I. Bapty  and T.Yates, eds., Archaeology after structuralism. London: Routledge.
———. (1994a). A phenomenology of landscape: Places, paths, and monuments. Oxford: Berg.
———. (ed.). (1994b). Interpretative archaeology. London:Berg.
———. (1996). An ethnography of the Neolithic. Cambridge: Cambridge University Press.
Walsh, Kevin. (1992). The representation of the past. London: Routledge.
Whitley, David S. (1998). Reader in archaeological theory: Postprocessual and cognitive approaches. London: Routledge.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét