Powered By Blogger

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2018

Chính trị học họ tộc Trung Quốc cổ (II)**


Khảo sát họ Hà Lư Giang (1)

Hà Cúc Minh

Việc nghiên cứu về họ Hà thực sự rất phức tạp, cho đến nay vẫn chưa có nhiều đột phá trong lĩnh vực này, tóm lại, đây là công việc rất khó. Trong khi đó, đối với dân gian thì lại phổ biến quan niệm cho rằng tất cả những gì thuộc về họ Hà đều quy về Lư Giang, từ xưa đến nay Hàn Hà là một nhà. Nhưng cho đến nay nhiều người mang họ Hà lại khước từ và phản đối nguồn gốc cũng như những quan điểm khác nhau về thủy tổ của họ Hà, mà không thể đi đến quyết định, làm cho mọi người cảm thán “Chỉ có tộc phả họ Hà là càng ngày sai lại càng sai”.

Với tư cách là một người họ Hà, tôi đã bỏ ra ba năm tìm tòi, nghiên cứu, cố gắng làm sáng tỏ tình trạng hỗn loạn hiện tại. Trong bài viết này tôi sẽ thảo luận một số vấn đề còn gây tranh cãi, cơ bản khôi phục nguồn gốc và quá trình phát triển của họ Hà ở Lư Giang và đại bộ phận các thế hệ sớm, đã sơ bộ chứng thực ghi chép của “Tông phả đại đồng họ Hà quận Lư Giang” (《廬江郡何氏大同宗譜》Lư Giang quận Hà thị đại đồng tông phả). Do thời gian và hiểu biết còn hạn chế, lại có nhiều điểm trong văn bản cần thảo luận, chỉ để đổi ngói lấy ngọc (磚引玉 phao chuyên dẫn ngọc), nếu có nhầm lẫn thì xin bà con cô bác họ Hà bỏ quá và chỉ bảo để sửa chữa. Về lĩnh vực này còn rất nhiều chi tiết cần phải được nghiên cứu sâu hơn, cần tất cả bà con họ Hà và các chuyên gia cùng tham gia thảo luận.

1. Thời trước Tần mạt đã có họ Hà chưa?

Giáp cốt văn là những văn bản cổ nhất ở Trung Quốc, liên quan đến phép viết chữ “Hà” () thì giống như hình dáng người vác cái qua trên vai, trong các trứ tác của chư tử tiên Tần, chữ xuất hiện đi xuất hiện lại trước mắt người đọc. Chỉ riêng trong các bộ sách “Luận ngữ”, “Mạnh tử”, “Trang tử”, “Mặc tử”, “Lão tử” do chư tử tiên Tần trứ tác, chữ xuất hiện hàng chục lần, nhưng không có bất cứ lần nào, không có bất cứ một nghĩa nào liên quan đến họ Hà. Trong tất cả các thư sách trước thời Tần mạt, đều không hề xuất hiện bất cứ nhân vật nào mang họ Hà.        

Các sử sách sớm nhất ghi về họ Hà có nguồn gốc từ họ Hàn chỉ xuất hiện ở thời Đông Hán (23 – 220 SCN*). Sách “Nguyên Hòa tính toản” (元和姓纂) của Lâm Bảo nhà Đường, sách “Thông chí - Thị tộc lược” (通志氏族略) của Trịnh Tiều cũng như các sách “Quảng vận” (廣韻), “Thị tộc đại toàn” (氏族大全), “Cổ kim tính thị thư biện chứng” (古今姓氏書辯證) nhà Tống, “Vạn tính thông am” (萬姓通諳), “Thị tộc bác khảo” (氏族博考), “Tính huề” (姓觿) thời nhà Minh, cho đến “Nguyên Hòa tính toản tứ ký giáo” của các tác gia cận hiện đại Sầm Trọng Miễn, Tôn Vọng, tất cả đều chép “Họ Hà là họ Hàn” (何氏為韓氏), “Hà Hàn là một nhà” (何韓為一家).   
  
Câu đầu tiên trong “Sử ký - Hàn thế gia” của Tư Mã Thiên là “Trước đây Hàn và Chu cùng họ” (韓之先與周同姓 Hàn chi tiên dữ Chu đồng tính). Có nghĩa là Hàn vương và nhà Chu thời Chiến Quốc là vương thất, có quan hệ huyết thống, họ Hàn vốn là họ Cơ; sách “Tam phụ quyết lục” (三輔決錄) của Triệu Kỳ thời Đông Hán có chép truyện cũ về Hà Tỷ Can [1] được ban cho tín vật: Bà già quỳ xuống trước Tỷ Can nói: “Ngài trước hết sinh ra từ Hậu Tắc [2], từ Nghiêu đến Tấn [3] đều có âm đức”. Đó chính là Hậu Tắc, tổ tiên của vương thất nhà Chu, có họ Cơ; danh sĩ Đông Tấn và Nam Triều Từ Quảng dẫn “Thị tính chú” (氏姓注) của Ứng Thiệu thời Đông Hán viết:  Vì họ Hà là con cháu họ Hàn. Hãy đọc câu sau trong《史記周本紀第四》[集解];唐朝文豪韓《送何堅序》(“Sử kí – Chu bản kỉ đệ tứ” [Tập giải]; Đường triều văn hào Hàn Du “Tống Hà Kiên tự”): Hà và Hàn thân cận cùng một họ.

Tác phẩm nổi tiếng thời Đường “Nguyên Hòa tính toản” viết: “Hàn vương An, hậu duệ của em trai Chu Thành vương là Đường Thúc Ngu bị Tần diệt, con cháu phân tán vùng Giang Hoài, lấy âm đọc Hàn thành Hà, rồi thành họ Hà”; khảo cổ học thế kỷ trước phát hiện được bia mộ chí của tể tướng Hà Hoằng Kính [4] thời nhà Đường, liên quan đến việc ghi chép khởi nguồn họ Hà giống với “Nguyên Hòa tính toản” theo những dấu tích cũ. Các thư sách và tư liệu khảo cổ học đó đều thống nhất khẳng định “Cơ – Hàn – Hà” chính là nguồn gốc và dòng dõi của họ Hà vậy.  

Ghi chép sớm nhất về họ Hà trước thời Tần mạt là “Lộ sử” thời Tống. Sách này ghi: Hồ (), Hữu (), Hà () đều sinh ra từ họ Quy (), thời viễn cổ có các họ “Quy (), Tự (), thời Đại Thuấn có Hà hầu. Nhưng sách đó thuộc vào loại tạp sử hoặc dã sử, hầu hết nội dung khai thác tài liệu từ các thư tịch Phật, Đạo cùng sự xưa thần thoại, kiểu như toàn bộ gia tộc Hà hầu lên trời, tất nhiên không thể là những bằng chứng trực tiếp được. Ví dụ một tác giải nhà Thanh đã viết tiểu thuyết mô tả một nhân vật từ thời nhà Thương, có tên là Hà Mỗ Mỗ, thì liệu đó có phải là bằng chứng về họ trong triều đại nhà Thương không?    

Hiện tại, trên mạng lưu truyền một số minh họa về họ Hà trước thời Tần mạt:

1. Trong sách “Xuân Thu Tả truyện” có “Lỗ công Hà Mạc”,  “Trọng tôn Hà Kỵ” (thực ra) nhiều người nghĩ rằng đó là bằng chứng về việc có họ Hà, nhưng đó đều là những sai lầm rất thông thường. Cả hai đều là hậu duệ của Lỗ Hoàn công thời Xuân Thu, là thành viên của gia tộc Quý tôn (季孫家族Quý tôn gia tộc), sau này là Mạnh Ý tử, họ Trọng Tôn là hậu duệ của cha Lỗ Quốc Khánh, hiển nhiên đều không phải là họ Hà. Ngoài ra còn có “Hà Quỹ”, tôi chưa tìm được người này, có thể tương tự như "Hà Tôn" bên dưới hoặc tương tự như công khuy nhất quỹ” (功虧一簣) [(Tác giả trích sách 書經,旅獒: Thư Kinh, Lữ Ngao, có đoạn: “為山九仞, 功虧一簣Vi san cửu nhận, công khuy nhất quỹ” Đắp núi cao chín nhận, chỉ còn thiếu một “Sọt” đất; ý nói có thể chữ Quỹ này chẳng phải tên Hà Quỹ, mà chỉ giống trường hợp “quỹ” là “sọt” đất như trong câu của Kinh thư mà thôi*)]. Trong một bi ký thời Hán có dòng chữ: “Hà quỹ họa tượng thạch”, thời Đông Hán có Hà Mạc.

2. Sách “Sơn hải kinh - Hải nội kinh” có một đoạn như sau: “Cháu Viêm đế là Bá Lăng, Bá Lăng tư thông cùng vợ Ngô Quyền là A Nữ Duyên Phụ, Duyên Phụ có thai ba năm, sinh ra ba đứa trẻ là Cổ, Diên, Thù. Thù phát minh ra cán mũi tên, còn Cổ và Diên phát minh ra chiếc chuông nhạc khí, và còn sáng tác ra cả nhạc khúc nữa. Trương Chú thời nhà Thanh trong sách “Tính thị tầm nguyên” đã đổi thành “Hà nữ”, xem như là thời viễn cổ đã có chứng cớ về họ Hà, điều đó chắc chắn là sai.

3. Văn vật minh văn “Hà Tôn” thời Tây Chu sớm ghi có Chu Vương tìm kiếm tông tộc tên tiểu tử “Hà” đã cảnh báo, tiểu tử “Hà” ở đây là tên chứ không phải là họ. Bằng chứng như sau: Sách “Tiềm phu luận - Chí thị tính” (潛夫論志氏姓) có câu “Ngành Chu Nhan tử tách thành Tiểu Chu”, mục ghi chú viết: “Trang ngũ niên “Tả truyện sơ” dẫn Đỗ Dự “Thế tộc phả” nói: “Tiểu Chu, là hậu duệ của Chu Hiệp [5] vậy”.  Cha của Di là Nhan có công với nhà Chu nên con là Hữu () được biệt phong là chư hầu ở đất Nghê” [6] (nay thuộc phía đông nam thành phố Đằng Châu, tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc). Lại dẫn “Thế bản chú” (世本注)viết: “Chu Nhan biệt phong cho con là Phì (小子肥 Tiểu tử Phì) ở đất Nghê, thành Tiểu Chu tử. Thế là Hữu có hai tên vậy”. Cách giải thích “Tiểu tử Phì” đó chính là chỉ cái tên “Phì” () (mà tên khác là Hữu). Trong minh văn Hà Tôn thì chính “Tiểu tử Hà” (小子何) là tên người vậy, chuyên gia khảo cổ và văn vật học đã so sánh với thời đó và thấy có sự tương đồng về cách nhìn nhận sự vật. Vì thế Hà Tôn ( tôn: chén uống rượu*) cũng cùng loại với Hà Chí ( chí: vò đựng rượu), Hà Hồ ( hồ: nậm rượu) vậy.

4. Vương Phù thời Đông Hán trong sách “Tiềm phu luận - Chí thị tính” (潛夫論志氏姓) viết là có “Quy tính hồ vị hà” (歸姓胡洧何) (hoặc viết là 歸姓胡有何 Quy tính hồ hữu hà). “Lộ sử” cũng chép tương tự, nhưng văn bản diễn giải lại hoàn toàn không rõ ràng, nên sau này người ta diễn giải là “Các họ Hồ, Hữu, Hà, Quy”. Thật kỳ lạ nếu trong thời Đông Hán việc họ Quy đổi thành họ , vậy thì tại sao hiện giờ lại không tìm thấy hồ sơ phả hệ này nhỉ? Thật không ngờ lại đơn giản đến như vậy, xin cho tôi được hóa giải cái nghi án thiên niên kỷ này. Đó chỉ là một sai lầm trong việc diễn giải của các văn nhân trong suốt chiều dài lịch sử về thư sách cổ và những văn bản không rõ ràng!

5. Họ Hà của nước Hà tại Tây Vực là một trong 9 họ Chiêu Vũ [7], xuất hiện trong thời Tùy Đường, kết thành Hàn Hà muộn.

6. Họ Quy là họ Cổ,  có tính thị sách ghi đổi thành họ Hà Khâu (荷丘) hoặc Hà Khâu (何丘), hiện nay tại Nhật Bản có họ Hà Khâu (荷丘). Ngoài ra còn có tư liệu nói rằng hậu duệ của Sở Khoảnh Tương vương Hùng Hoành lấy đất phong Hà Khâu (荷丘) làm họ. Hà Khâu (荷丘) hoặc Hà Khâu (何丘) là tên của ngôi làng cổ Tẩu Mã Lâu ở Trường Sa, Hồ Nam, đã được khảo cổ học chứng thực. Cho dù trước thời Tần mạt, việc đổi thành họ Hà, thì cũng không thấy ghi chép nào. Ngoài ra trong “Thế bản” có ghi họ Hà Tông, có họ Hà, hai họ này xuất hiện rất sớm, và nó liên quan đến việc sống ở ven sông, nhưng đều không có ghi chép nào về việc đổi thành họ Hà.

7. Tiểu thuyết quái dị thời Đông Tấn “Sưu thần ký” (nguyên bản đã bị thất lạc, hiện chỉ còn bản biên tập lại) chép thời Chiến Quốc vợ Hàn Bằng nước Tống là người họ Hà, coi như là họ Hàn Hà sớm. Nhưng đây là một tác phẩm văn học dân gian, trong tác phẩm đầu tiên, không xuất hiện họ của vợ Hàn Bằng, và trong các tác phẩm khác,ngoài Hàn Bằng () còn có Hàn Bằng (), và Hàn Bằng () được chép; còn chuyện cướp vợ của Hàn Bằng () thì lại có cả hai là Tống Khang vương, và Tấn Khang vương, địa điểm xảy ra sự cố là Hà Nam, Sơn Đông. Ngày nay tại huyện Phong Khâu, Hà Nam có “Mộ Tính thị, vợ Hàn Bằng” (韓憑妻息氏墓 Hàn Bằng thê Tính thị mộ), cho thấy người dân địa phương tin rằng họ của vợ Hàn Bằng là họ Tính, không phải là họ.

Tuy nhiên, không thể loại trừ hoàn toàn khả năng trước thời Tần mạt đã có họ Hà, nhưng đối với nhà nghiên cứu họ Hà Lư Giang, không cần tập trung tinh lực để bị rối với vấn đề này, hiện tại chúng ta vẫn không có bằng chứng và khả năng thay đổi quan điểm nguồn gốc họ Hà Lư Giang là Cơ – Hàn - Hà. Đối với thời gian xuất hiện họ và việc khảo chứng thủy tổ họ Hà Lư Giang, thì chỉ có thể tìm kiếm tư liệu trong khoảng thời gian từ nhà Hán đến nhà Đường. Thời kỳ này quan viên phải thượng báo phả tịch, nếu như vị thủy tổ họ Hà có thể được khảo cứu một cách rõ ràng, thì đó chính là thời gian thích hợp phải được minh định. Từ sau thời nhà Tống trở đi, việc tự tu soạn tộc phả đã bị thất tán rất nhiều, vì vậy việc diễn giải về vị thủy tổ không còn tư liệu đáng tin cậy.

“Tùy thư” được biên tu trong thời nhà Đường bao gồm cả Lư Giang “Hà thị gia truyện” (何氏家傳), thời Bắc Tống hoàn thành Tân Đường thư (新唐書) lại cũng bao gồm cả “Hà Thỏa gia truyện” (何妥家傳) [8], “Hà Ngung truyện” (何顒傳) [9]. Cả hai bộ Tân Đường thư (新唐書), và Cựu Đường thư (舊唐書) bao gồm bốn mươi tác phẩm từ các triều đại Hán - Đường có các nhân vật họ Hà, vào thời kỳ Bắc Tống tư liệu về các nhân vật họ Hà cũng rất phong phú. Ngày nay, nếu chúng ta không chấp nhận cách diễn giải nguồn gốc họ Hà Lư Giang thời Hán - Đường, thì tôi tin rằng từ thời nhà Minh và nhà Thanh, chúng ta không biết sự thật là gì!

Nguồn gốc Hàn Hà rất rõ ràng, nhưng tại sao nó lại hỗn loạn trong một thời gian dài? Cách giải thích “Chỉ có nguồn gốc họ Hà mới càng ngày sai lại càng sai” rất thịnh hành, điều này gây khó dễ cho những người có họ chiếm khoảng một phần trăm tổng dân số của đất nước. Ở đây, trước hết ngoa truyền chính là cách diễn giải “sai Hàn là Hà”, thứ hai đề cập đến vấn đề về nguồn gốc và tổ tiên của họ Hà, vẫn còn quá “dĩ ngoa truyền ngoa”. Theo tôi, lý do có thể tóm tắt như sau:

- Trước hết, hiện tại trong các thư sách về họ tộc không có hồ sơ nào về nguồn gốc khởi thủy của họ . Thư tịch sớm nhất về họ tộc là “Thế bản” (thời tiên Tần) cũng không có ghi chép nào về họ Hà; thư tịch về họ tộc “Phong tục thông nghĩa - Tính thị thiên” (風俗通義姓氏篇) của Ứng Thiệu thời Đông Hán đã bị thất truyền từ lâu, chỉ các thế hệ sau căn cứ vào điển tịch, biên soạn một số nội dung, và không có điều mục nào về họ; trung kỳ nhà Đường biên soạn “Nguyên Hòa tính toản” có những ghi chép liên quan đến họ Hà cũng bị khuyết thất, hiện tại các điều mục còn thấy về họ Hà là do người đời sau căn cứ vào “Bí cấp tân thư” (秘笈新書) mà bổ sung vậy. Chỉ có “Sử ký tập giải” (史記集解) của Bùi Nhân, nhà Lưu Tống (420 - 479) thời Nam Triều, giải thích rõ ràng Từ Quảng nhà Đông Tấn (317 – 420 SCN) căn cứ vào “Chí thị chú” (志氏注) của Ứng Thiệu thời Đông Hán (23 – 220 SCN) đã chỉ rõ họ Hà chính là Hàn cải thành Hà, nhưng chỉ có việc chú thêm vị trí là gây nên khó hiểu. “Nguyên Hòa tính toản” bổ sung nội dung khởi nguồn của họ Hà được mô tả trong phần đầu. Vì nội dung hiện tại được hậu thế bổ sung, nên trong hai năm qua, tôi cũng rất nghi ngờ về khởi nguồn của họ được ghi lại trong tộc phả Lư Giang. Do thiếu liệu, nên việc khảo chứng nguồn gốc của họ Hà càng thêm khó khăn. Vì vậy, người đề xuất Hà hầu (何侯), Điền chính quan (田正官) hay Hậu Tắc mới đích thực là tổ tiên của họ Hà. Có những người, vì các thế hệ viễn cổ bị ghi chép sai lạc, đã biến việc khảo chứng viễn tổ của họ Hà Lư Giang thành Hạ Vũ như “Tính thị phả toản” (姓氏譜纂) của Hà Nhật Hoa vãn kỳ nhà Minh ghi họ Hà Lư Giang thành Vũ Hậu kỷ, kỷ hậu Hà.

- Thứ hai là thời Nam Tống đã xuất hiện các thư tịch Phật giáo và Đạo giáo “Chí thị tính” (志氏姓), “Quốc danh kỉ” (國名紀) ghi chép về loại trứ tác dã sử “Lộ sử” (路史) đã được một số thư tịch về tộc họ chấp nhận. Liên quan đến cội nguồn của họ Hà đã xuất hiện cách diễn giải “Thời Thuấn có Hà hầu, thời viễn cổ có họ Hà, họ Quy đổi thành họ Hà”. Trong số đó, diễn giải về Hà hầu ở tiết đầu đã bị phủ nhận, việc lấy Điền chính quan làm thủy tổ của họ Hà là có ý chỉ tổ tiên Hậu Tắc (họ Cơ, tên Khí) chung của các vương triều Thương, Chu và vương thất Hàn quốc, được Đế Nghiêu bổ làm nông sư, do Đế Thuấn nhậm chức Điền chính quan, nên hậu duệ cũng nhậm chức này cho đến cuối triều đại nhà Hạ.  Trong thời canh nông cổ đại, Điền chính quan luôn luôn được người đời kính ngưỡng. Ngoài ra, nhà Chu tôn sùng nhà Hạ mà không sùng Thương, vì vậy địa vị của Hậu Tắc càng trở nên nổi bật hơn. Do đó, dân gian hai họ Hàn Hà đã nhận ông làm thủy tổ, càng ngày càng thuận tiện để lấy ông làm thủy tổ của họ. Để chấp nhận được “Thời Đế Thuấn có Hà hầu", cùng cách diễn giải nhiều người sẵn sàng chấp nhận quan điểm có họ Hà thời tiền Tần mạt. Tuy nhiên “Hà hầu” thời Đế Thuấn cùng Hậu Tắc không phải cùng một người, nhưng họ có khả năng sánh cùng với các thủy tổ của họ Hà thời Đế Thuấn liên quan đến các ngoa truyền kia. Tất nhiên, những người hiện đại sẽ không tin vào cổ tích “Hà hầu thăng thiên” trong Đạo giáo. Họ Hà khởi thủy ở ghi chép tọc phả về Điền chính quan, hiện tại có thể khẳng định tổ tiên chung “Hậu Tắc” của họ  “Cơ – Hàn – Hà” không còn được coi là thủy tổ của họ Hà nữa. Sách “Tính thị phả toản” của Hà Nhật Hoa thời vãn kỳ nhà Minh lấy Hà hầu làm người đầu tiên của họ Hà, và gây ra hiểu lầm về việc nghi ngờ thủy tổ họ Hà.        

- Thứ ba là nhận nhầm và kết nối sai. Kể từ triều Hán và Tấn trở đi, đã xuất hiện tộc phả riêng, nhưng hầu hết trong số họ chỉ là các gia đình có tài sản và thế lực. Mạt kỳ Tây Tấn, với “Ngũ Hồ loạn hoa” (五胡亂華) hay Vĩnh Gia chi loạn (永嘉之亂) thì tộc phả tư gia hầu hết bị hủy. Tuy nhiên “Tấn thư” (晉書), “Tống thư” (宋書) các thư tịch lịch sử khác đã làm gia tăng không ít khả năng xây dựng phả hệ các gia đình quan lại, sau các cuộc chiến tranh của các triều đại trong quá khứ, phả hệ vẫn có khả năng được truyền lại, nhưng rất ít, tại nhiều vùng cơ hội soạn tộc phả đương nhiên xuất hiện việc nhận nhầm và kết nối sai phả hệ. Từ thời nhà Tống, Âu Dương Tu Tô Thức dẫn đầu trong việc tu soạn tộc ph, và các tộc họ khác cũng đã bắt đầu tu soạn tộc ph. Tuy nhiên, đúng lúc xuất hiện nhà Bắc Tống làm đứt đoạn triều đại người ta lấy sự phân chia phả hệ đã có trước đó, kết quả là thời kỳ tu soạn tộc phả của các họ đã bị loạn chọn tổ tông, loạn kết nối với danh nhân, do đó mà xuất hiện thời đại loạn phả. Mặc dù vậy, phả hệ có thể được truyền lại cho đến ngày nay vẫn còn rất hiếm, hầu hết các tộc phả họ Hà mà tôi đã thấy cho đến nay là từ triều đại nhà Minh, nhà Thanh thu soạn, và “cách mạng văn hóa đã làm cho phần lớn tộc phả ở nhiều nơi khác nhau bị phá hủy. Trong giai đoạn sau, có nhiều đứt đoạn tộc phả, và có quá nhiều nội dung truyền khẩu, không có gì đáng ngạc nhiên khi có nhiều hỗn độn và sai sót.

- Thứ tư là tình trạng mạo nhận và ngụy tạo tộc phả. Bản thân nguồn gốc hHà đã có nhiều đầu mối và thành phần phức tạp, trong đó giai đoạn sớm đã có sự cố đổi thành họ Hà, trong suốt thời Tùy Đường họ Hà của Hà quốc ở Tây Vực, nếu có sự mạo nhận là họ Hà Lư Giang, hoặc giả ai đó không dòng hệ của mình mà tự xưng là họ Hà Lư Giang, tất cả đều khó mà phân biệt vậy. So với sự mạo nhận muộn về sau, cũng có họ Hà những người thiểu số thời Minh, Thanh. Mạo nhận họ Hà trong giai đoạn muộn, tỷ lệ tổng thể chắc chắn là tương đối nhỏ, nói chung là từ tư phả niên hiệu Đại Hưng thời Tống về sau. Tình trạng ngụy tạo tộc phả chỉ là cá biệt địa phương (như người dân tộc thiểu số), thậm chí người ta còn cố tình viết thời gian đổi họ sớm hơn cả việc đổi Hàn thành Hà.

Sau gần ba năm khảo cứu, bản thân tôi đi tới nhận thức sau đây:
 
- Trước hết, họ Hà Lư Giang có
nguồn gốc từ họ Hàn, từ thời Đông Hán đến thời Tống, điều đó là vô cùng rõ ràng. Thời Nguyên Đế nhà Tây Hán xuất hiện “Cấp tựu thiên” về các họ (tương tự như "Bách gia tính” ngày nay) có ghi họ Hà; sử thư Đông Quan Hán ký (東觀漢記) [10] thấy chép từ Hà Tu đến Hà Xưởng là 9 đời; Triệu Kỳ thời Đông Hán viết “Tam phụ quyết lục” (三輔決錄) chép về sự tích Hà Tỷ Can, chỉ ra viễn tổ là Hậu Tắc. Thời Chiến Quốc, Hàn vương là hậu duệ của họ Cơ mà Chu vương là hậu duệ, và tất cả đều là nòi giống của Hậu Tắc. Đoạn chép này cho thấy thời Đông Hán người ta đã biết Hà Tỷ Can là Hàn đổi thành Hà, là hậu duệ của Hàn vương. Hà Pháp Thịnh đời Tấn viết “Tấn Trung hưng thư – Lư Giang Hà lục” đã ghi Hà Tỷ Can, Hà Trinh thuộc họ Hà Lư Giang; “Tùy thư - Kinh tịch chí” bao gồm cả “Hà thị gia truyện” Lư Giang, đến trung kỳ nhà Đường thư tịch này vẫn còn và được Lý Hiền, con trai của Võ Tắc Thiên, cũng như những người khác dẫn dụng; nội dung của “Nguyên Hòa tính toản” được “Bí cấp tân thư” bổ sung; và bài minh trên bia mộ của Hà Hoằng Kính đời nhà Đường đều hoàn toàn tương đồng, chỉ ra rằng các điều mục liên quan đến họ Hà của sách “Bí cấp tân thư” đều có nguồn gốc từ tư liệu triều đại nhà Đường, mà nguồn tư liệu này đều xuất xứ từ sách “Nguyên Hòa tính toản”. Các chú thích của Từ Quảng trong thời nhà Tấn liên quan đến Ứng Thiệu thời Đông Hán và Hà Thừa Thiên thời Nam triều - là cháu gọi Từ Quảng bằng cậu - có viết “Tính uyển” (không may bị thất truyền), ba người này đều công nhận việc họ Hàn đổi thành họ Hà. Đặc biệt là minh văn bia mộ của Hà Hoằng Kính, được khai quật ở Hàm Đam, Hà Bắc vào những năm 1970 của thế kỷ trước đã tái hiện chân thực vào giữa và cuối triều đại nhà Đường là họ Hà Lư Giang chính là “Hàn đổi thành Hà, là con cháu của Hàn vương An”, điều đó đã kích hoạt thực tế là có thư tịch thực sự bổ sung cho nội dung này. Có thể có người cho rằng  Hà Hoàng Kính mạo nhận họ Hà Lư Giang, nhưng với tư cách là một t tướng trong triều đình nhà Đường, cho dù mạo nhận, thì ông ta cũng phải tuyệt đối theo dõi hồ sơ của họ Hà Lư Giang vào thời điểm đó! Hơn nữa, còn những người như Hà Đức (người Tiềm Huyện, Lư Giang) và nhiều minh văn mộ chí khác của họ Hà thời nhà Đường ghi lại điều tương tự. Những thực tế này cho thấy điển tịch về nguồn gốc và sự phát triển của họ từ thời Đông Hán đến thời Tống (chẳng hạn như “Bí cấp tân thư”) đều là những bằng chứng tương hỗ xác thực và liên tục. Ở đây có một điểm cần được chỉ ra cụ thể là liên quan đến việc họ Hà Lư Giang là hậu duệ của Hàn vương An trong các ghi chép thời nhà Đường, phải là nguồn tư liệu từ “Hà thị gia truyện” Lư Giang.

Thứ hai, có thể sơ bộ loại trừ tất cả các loại diễn giải “Trước khi kết thúc nhà Tần đã có họ Hà rồi” (Xem phần 1 ở trên để biết chi tiết). Trong đó, “Họ Quy đổi thành họ Hà” là sự hiểu lầm của tác giả “Lộ sử” La Bí thời Nam Tống (1127 - 1279) đối với sự hiểu lầm “Chí thị tính” thời Đông Hán (23 - 220), về việc nói rằng thời Đế Thuấn đã có Hà hầu họ Hà là không đúng sự thật. Về sau, gần 300 người trong gia đình Hà hầu đã thăng thiên, thế còn hậu nhân của họ thì sao? Hiện tại, tôi chỉ biết rằng những ghi chép sớm nhất về Hà hầu chính là là cuốn thư tịch Đạo giáo “Tống thần luận” thời Bắc Tống (960 – 1127 SCN), bên cạnh miếu của Đế Thuấn tại Cửu Nghi sơn ở Hồ Nam, còn có miếu thờ Hà hầu, lập vào thời Tống. Sách “Lộ sử” thời Nam Tống có ghi chép về Hà hầu, nhưng không có sự minh xác Hà hầu thủy tổ của họ Hà. Nguồn tư liệu được dẫn dụng trong “Lộ sử” chỉ là một vài truyền thuyết cổ, ngoài những cố sự của Đạo giáo và Phật giáo, còn có cả “Chí thị tính”, “Quốc danh kỉ” và những tư liệu so sánh chính thức, mặc dù hai thư tịch trên rất có giá trị, nhưng niên đại quá xa và có rất nhiều sai lầm, vì vậy việc diễn giải chính xác một số văn bản là rất khó khăn. Hiện tại “Lộ sử” dẫn dụng “Chí thị tính” cả hai đều có một câu ghi chép về nguồn gốc của họ Hồ: Quy tính Hồ, Hữu, Hà (歸姓胡,,) , tuy nhiên, có một chú giải sớm cho rằng “Hữu” () chính “Vị” (). Cách giải thích chính xác cho câu trên“Quy tính Hồ, Vị Hà” (姓胡, ), có nghĩa là từ họ Quy () đổi thành họ Hồ mà địa điểm thành họ Hồ ở bên sông Vị Thủy. Nguyên do xuất hiện sai lầm này là: (1) Quy () và Quy () tương đồng về âm, bên cạnh đó lại đều có việc đổi họ của họ Hồ; (2) Khởi nguồn của họ "Hữu" () và họ "" (), đều không có hồ sơ tộc phả liên quan đến họ Quy () hoặc họ Quy (), nhưng một nguồn gốc khác của họ Hồ tại nước Hồ Tử ở Phụ Dương, An Huy chính là họ Quy (); (3) Vị Thủy bắt nguồn từ núi Dương Trừng ở Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, theo cổ đạo Nguyên Kinh, hai huyện Yên Lăng và Phù Câu phía nam đến huyện Tây Hoa, phía tây nhập vào Dĩnh Thủy, gọi là Vị Hà. Ngôi mộ lớn của Hồ công, tổ tiên chung của hai họ HTrần, nằm ở Hoài Dương, tỉnh Hà Nam, gần vùng hạ du sông Vị Thủy. Hồ công ở đây tức là Quy Mãn (滿), người thời sơ kỳ Tây Chu, được phong đất tại Trần quốc. Vì vậy, cách diễn giải: “Từ họ Quy đổi thành họ Hồ ở bên sông Vị Thủy” (姓胡,洧河 Quy tính Hồ, Vị Hà) với quá trình diễn biến của họ này thì địa điểm hình thành họ mới của họ là phù hợp. “Chí thị tính” trong cả đoạn văn bản liệt kê họ ấy có thể được diễn giải và tu chỉnh như mô tả ở trên, và cũng hoàn toàn phù hợp với các tư liệu liên quan. Trong “Lộ sử” có đoạn “Từ thời viễn cổ đã có họ Hà” (遠古有何姓 Viễn cổ hữu Hà tính) tương tự như trong “Chí thị tính”, vì vậy đoạn đó cũng sai.    
___________________________________

Tác giả: Hà Cúc Minh (何菊明 1961 - ) Giáo sư, Viện Công nghệ, Đại học Công trình, thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

Nguồn: 廬江何氏源流與世系初探,武漢工程大學,何菊明(教授)轉自世界何氏網 Lư Giang Hà thị nguyên lưu dữ thế hệ sơ tham, Vũ Hán công trình Đại học Hà Cúc Minh (giáo thụ), Chuyển tự thế giới Hà thị võng.  

Người dịch: Hà Hữu Nga

Chú thích của người dịch:

[1] Tỷ Can (比干) là người Mạt Ấp thời Ân Thương (nay là Vệ Huy, tỉnh Hà Nam), một nhân vật lịch sử nổi tiếng thời Thương, là con của vua Thái Đinh và là chú của vị vua cuối cùng nhà Thương là Trụ Vương. Tỷ Can mất lòng Trụ Vương vì nhiều lần can gián và chỉ trích Trụ Vương. Trụ Vương ra lệnh cho Tỷ Can móc tim vì cho là tim của ông có bảy lỗ. Sách “Luận ngữ” gọi là “Ân hữu tam nhân” (殷有三仁), nghĩa là nhà Ân có ba người nhân là Cơ Tử, Vi Tử và Tỷ Can. Triều Chu tôn là “Quốc thần”, Đường Thái tông truy tặng thái sư, tên thụy Trung liệt, giới Đạo giáo tôn ông là Văn khúc Thủ tài Tàng chân Phúc lộc Chân quân, gọi tắt là Thủ tài Chân quân, Văn tài Chân quân, Tài lộc Chân quân, được coi là Thần tài. Tỷ Can và con trai Lâm Kiên chính là thủy tổ của họ Lâm.   

[2] Hậu Tắc (后稷), tên thật là Cơ Khí (姬弃), là tổ tiên nhà Chu, sinh ra tại Tắc Sơn (nay là huyện Tắc Sơn, Vận Thành, tỉnh Sơn Tây), là con Đế Khốc, mẹ là con gái họ Hữu Thai, tên là Khương Nguyên, chính thất của Đế Khốc. Theo truyền thuyết, Khương Nguyên dẫm phải vết chân người khổng lồ rồi mang thai, cho là điềm gở, nên sinh ra bèn bỏ đứa trẻ ra ngõ, nhưng trâu ngựa đi qua đều tránh không dẫm vào đứa trẻ. Cuối cùng Khương Nguyên đem bỏ vào rừng, vì có người không bỏ được, nên đem xuống bỏ vào lạch; đứa trẻ được loài chim lấy cánh ủ ấm. Khương Nguyên thấy lạ đem con về nuôi và đặt tên là Khí, nghĩa là bỏ. Từ nhỏ, Khí đã tỏ ra có chí lớn, thích trồng vừng, đậu, đay; lớn lên thích việc canh nông, xem đất, tìm ngũ cốc thích hợp để gieo trồng. Nghiêu nghe tiếng ông tài giỏi, bèn cử ông làm nông sư, vì vậy trong nước được mùa. Đến thời Thuấn, ông tiếp tục trồng lúa, trồng  đậu, và được Đại Thuấn đặt hiệu là Hậu Tắc, phong cho đất Thai và ban cho họ Cơ, gọi tên là Cơ Khí. Hậu Tắc sống đến đời nhà Hạ thì mất, con Hậu Tắc là Bất Truật lên nối nghiệp, truyền đến đời thứ 16 là Cơ Phát thì lật đổ nhà Thương, sáng lập nhà Chu.

[3] Tấn hay Tấn quốc (晉國) là một trong những nước chư hầu mạnh nhất trong thời Xuân Thu – Chiến Quốc, lãnh thổ tương đương Sơn Tây hiện nay. Nguyên Tấn quốc gọi là Đường quốc (唐國), được Chu Thành vương ban cho em trai Đường Thúc Ngu, sau đổi gọi là Tấn. Trong thời Xuân Thu, nước Tấn nổi lên là một cường quốc trong thiên hạ, và Tấn Văn Công Cơ Trùng Nhĩ được coi là một  Ngũ bá trong lịch sử. Sau đó đến Tấn Linh công, Tấn Thành công và Tấn Bình công thế lực Lục khanh dần dần lấn át nhà Tấn. Đời Tấn Xuất công, thế lực  Hàn, Triệu, Ngụy thay nhau phá Tấn, làm cho nước Tấn diệt vong. Năm 403, Chu Uy Liệt vương phong Tấn quốc đại phu Hàn Kiền, Triệu Tịch và Ngụy Tư làm Hàn hầu, Triệu hầuNgụy hầu, chia giang sơn Tấn ra làm 3, thành lập nên các nước Hàn, Triệu, và Ngụy. Năm 376 TCN Tấn Tĩnh công bị phế và sát hại, nước Tấn chấm dứt sau hơn 500 năm tồn tại.

[4] Hà Hoằng Kính (何弘敬 806 – 866), nguyên danh là Hà Trọng Thuận (何重順), tước vị Sở quốc công (楚公) là Tiết độ sứ Ngụy Bác dưới thời nhà Đường. Phụ thân là Hà Tiến Thao khi đó còn là tướng phục vụ dưới trướng tiết độ sứ đương nhiệm Điền Hoằng Chính và sau đó là Sử Hiến Thành. Năm 829, vua Văn Tông chia Ngụy Bác làm hai phần, giao cho Sử Hiến Chương ba châu Tương, Vệ và Thiền, chuyển Sử Hiến Thành làm Tiết độ sứ Hà Trung, phần còn lại của Ngụy Bác giao cho Lý Thính. Đồng thời vua Đường cũng phong ông làm Thị trung. Năm 841, nhà vua chính thức cho ông làm Tiết độ sứ. Năm 843, Vũ Tông ban cho ông tên mới là Hoằng Kính. Năm 844 Hà Hoằng Kính được triều đình phong Đồng trung thư môn hạ bình chương sự. Năm 859 dưới thời Đường Ý Tông, ông được phong chức Trung thư lệnh (ngang hàng tể tướng) và tước Sở quốc công. Năm 866, Hà Hoằng Kính qua đời, thọ 61 tuổi.

[5] Chu Hiệp (邾俠) họ Tào, tên Hiệp, hậu duệ của con trai thứ năm của Tào An, được Chu Vũ vương phong tại Chu quốc (nay là thành phố Trâu Thành, Sơn Đông), làm chư hầu của nước Lỗ, trở thành thế hệ đầu tiên của các nước chư hầu của nhà Tây Chu. Hiệp công là đại thủy tổ của họ Chu: Rồi sau đó An công (Chu An công, tức Tào Khắc, là chư hầu thế hệ thứ 10 của nhà Chu, là cháu của Chu Tử Hạ Phụ - tức là cha Tào Hạ - sau khi chết thì con là Chu Hiến công kế vị) cháu 27 đời làm đại hào ở Quan Trung, là lúc thế sự biến loạn thời Ân mạt, thường cứu giúp người lúc cùng khốn, nhân lúc Chu Vũ vương diệt được nhà Thương (1122 TCN) phong cho Hiệp công đất Chu (nay là Trâu Huyện, Sơn Đông). Hiệp lấy tên nước làm họ là Chu vậy. Hiệp công sinh Thái Tân, Thái Tân sinh Khúc Yêu Đột, Khúc Yêu Đột sinh Ngoại Trọng, Ngoại Trọng sinh Văn Công Đản, Văn Công Đản sinh ra Thành Phụ Đức, Thành Phụ Đức sinh Nghi Phụ Khắc và Cửu Phụ Nhan.

[6] Nghê () còn gọi là Tiểu Chu Lâu (小邾婁) hay Tiểu Chu (小邾國) là một nước chư hầu thời Xuân Thu Chiến Quốc. Quốc quân mang họ Tào của thị tộc Nhan và được ban Tử tước, về sau bị Sở tiêu diệt vào những năm đầu thời Chiến Quốc. Trước thời Ân Thương hậu duệ của Hoàng Đế lập nên bộ lạc Chu Lâu. Sau khi nhà Thương bị Chu Vũ vương diệt, Chu Lâu được phong làm chư hầu gọi là Chu (), cố đô tại nam Dịch Sơn (nay thuộc Trâu Thành). Thời Chu Công Đán nhiếp chính, để làm suy yếu thế lực chư hầu nên dùng kế chia để trị, nhân Di Phụ Nhan của nước Chu có công với triều đình nhà Chu, bèn phong cho người con thứ của ông là Hữu ở đất Nghê, vì vậy mà gọi là nước Nghê. Do tách ra từ nước Chu nên còn gọi là nước Tiểu Chu.

[7] Chiêu Vũ cửu tính (昭武九姓) còn gọi là 9 họ người Hồ Trung Quốc thuộc các thời kỳ Nam Bắc triều và Tùy Đường từ phía tây nam sông Syr Darya đến thung lũng sông Amu, của dân tộc Sogdiana và quốc gia hậu duệ đến định cư tại Trung Quốc được định danh chung. Đó là Khang, Sử, An, Tào, Thạch, Mễ, Hà, Hỏa Tầm (Hoa Lạt Tử Mô) và Mậu Địa (dẫn từ “Tân Đường thư”, còn có Mục, Đông An, Tất, Phái Hãn, Na Sắc Ba, Ô Na Hạt, Tào) nhà Đường gọi là Cửu tính Hồ.   

[8] Hà Thỏa tự Tê Phụng, không rõ năm sinh năm chết, là người Sogdiana (nay là Uzbekistan). Là nhà âm nhạc và triết học đời Tùy, cha Hà Tế Hồ, dưới triều Lương là thương gia, sống tại Bì Huyện (nay là Bình Nguyên, Thành Đô, Tứ Xuyên). Hà Thỏa mẫn tiệp, thông tuệ, 8 tuế nhập quốc tử học. Năm Khai Hoàng thứ 22 (592) đạt học vị Quốc tử Tiến sĩ thụ mệnh khảo định về âm luật của chuông. Ông trứ tác một quyển “Nhạc yếu”, “Chu dịch giảng sơ” 30 quyển. Chắt là Hà Lệnh Tư, đánh bại Tiết Diên Đà ở thành Thạch Bảo. Cháu năm đời của Hà Lệnh Tư dưới thời Đường là tiết độ sứ Ngụy Bác Hà Tiến Thao. [(《北史何妥傳》Bắc sử - Hà Thỏa truyện; 《隋書音樂志》Tùy thư - Âm nhạc chí)].


[9] Hà Ngung (? - 190), tự Bá Cầu, danh sỹ cuối đời Đông Hán, người Tương Hương, Nam Dương tỉnh Hồ Bắc. Đảng Cố Chi họa (黨錮之禍) lần thứ hai bạo phát ông bị hoạn quan hãm, trốn ở quận Nhữ Nam. Sau khi Đảng họa bị giải trừ ông nhậm chức vụ trọng yếu của triều đình. Sau này tham gia sự kiện mưu sát Đổng Trác bất thành, buồn phiền mà chết.

[10] Đông Quan Hán ký (東觀漢記) gồm 143 quyển, là một bộ sử về triều đại Đông Hán, đây cũng là bộ chính sử đầu tiên của Trung Quốc. Các ghi chép do Lưu Trân và Diên Đốc thực hiện bắt đầu từ Quang Vũ đế, kết thúc ở Hán Linh đế, vì Tu sử quán đặt ở Đông Quan nên đặt theo tên ấy. Sau thời Tam Quốc, cùng với “Sử ký”Hán thư” gọi chung là Tam sử”. Sau triều đại nhà Đường, Hậu Hán thư của Phạm Diệp dần dần thay thế “Đông Quan Hán kí”.

[11] La Bí (1131 - 1189) tự Trường Nguyên, hiệu Quy Ngu, người Lư Lăng, Cát Châu thời Nam Tống (nay là Cát An, Giang Tây). Ông sinh năm Tân Hợi (1131), thời Tống Thiệu Hưng,  giỏi về thơ văn, không ham khoa cử. Niên hiệu Can Đạo trứ tác “Lộ sử” 47 quyển, từng tự thân đến lăng Viêm Đế khảo sát. Ngoài ra còn viết “Dịch thuyết”, “Lục Tông luận”, “Tam hối tường chứng”. Có một con trai là La Tần.

** Đầu đề của người dịch 

 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét