Powered By Blogger

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

Hans-Georg Gadamer và Chân lý Kinh nghiệm Tường giải (I)

Andrzej Wiercinski

(Người dịch: Hà Hữu Nga)

Trong lời tuyên bố giờ đây đã trở nên nổi tiếng của mình, John Caputo đã xuất trình rõ ràng cái nghịch lý ở trung tâm của khái niệm chân lý tường giải: “Chân lý tường giải lạnh lùng, đó là không có chân lý, không có chủ danh nắm giữ mọi thứ.” [1] vậy, bằng cách thể hiện niềm tin hậu hiện đại rằng chân lý khách quan không tồn tại, điều đó đã cám dỗ chúng ta về cái ý tưởng cho rằng tất cả mọi tuyên bố về chân lý đều bình đẳng. Trong thực tế, chân lý tường giải không thể tách rời khỏi quá trình diễn giải và, theo nghĩa đen, không phải là “khách quan”, đặc biệt nếu chúng ta chấp nhận rằng ý tưởng về tính khách quan chính thứ dựa trên khái niệm về tính hợp lệ được tìm thấy bằng phương pháp khoa học. Nói đúng ra, chân lý tường giải là những khía cạnh không thể tách rời của sự kiện nhận thức.

Phép tường giải của Hans-Georg Gadamer đóng góp một cách thiết yếu cho việc nhận thức rằng chân lý không thể được giải thích đầy đủ bằng phương pháp khoa học. Vì vậy phép tường giải không phải là một phương pháp diễn giải, là một cách khảo vấn về bản chất của nhận thức, siêu vượt khái niệm phương pháp. Hiệu lực của phương pháp khoa học độc lập với nội dung tri thức. Giá trị phổ quát của phương pháp khoa học không thể áp dụng cho kinh nghiệm của chân lýnhận thức. Trong phần Giới thiệu của tác phẩm Chân lý và Phương pháp, Gadamer nhắm đến câu hỏi về tính tự chủ và độc lập của các khoa học về con người và bản chất cụ thể của chân lýnhận thức như sau:

Các
khảo vấn sau đây bắt đầu với sự kháng cự trong bản thân khoa học hiện đại đối với tuyên bố phổ quát của phương pháp khoa học. Chúng liên quan đến việc tìm kiếm kinh nghiệm chân lý siêu vượt khỏi lĩnh vực phương pháp khoa học ở bất cứ nơi nào cần phải phát hiện được kinh nghiệm, và phải tra vấn về tính hợp thức của nó. Do đó, các khoa học về con người được kết nối với các phương thức kinh nghiệm nằm ngoài khoa học: với các kinh nghiệm triết học, nghệ thuật và bản thân lịch sử. Đây là tất cả các phương thức kinh nghiệm để truyền đạt một chân lý không thể được minh định bằng phương tiện phương pháp luận phù hợp với khoa học. [2]

Hiện tượng nhận thức với tư cách là một phương thức hiện hữu-tại thế cũng như việc diễn giải những gì đã được hiểu luôn hướng tới toàn bộ cuộc sống con người. Về phương diện đó, nhận thức tường giải gần gũi với kinh nghiệm cơ bản của con người hơn nhiều so với lý tưởng về tính hiệu lực tính chắc chắn được áp dụng trong các khoa học tự nhiên. Sự hiểu biết trong các khoa học con người không thể bị chi phối bởi bất kỳ phương pháp luận cụ thể nào, mà cần phải đối mặt và minh định bằng chân trời tường giải của kinh nghiệm sống. [3] Chính vì lý do này mà Gadamer có thể nói được rằng:

Nhận thứcdiễn giải văn bản không chỉ là mối quan tâm của khoa học, mà rõ ràng là thuộc về kinh nghiệm con người về thế giới nói chung. Hiện tượng tường giải về cơ bản không hề là vấn đề phương pháp. Nó không quan tâm đến phương pháp nhận thức bằng  phương tiện mà văn bản phải lệ thuộc vào các khảo vấn khoa học giống như mọi đối tượng khác của kinh nghiệm. Nó không đặt trọng tâm vào việc tích lũy kiến ​​thức đã được minh định, chẳng hạn như việc thỏa mãn lý tưởng phương pháp luận của khoa học - nhưng nó lại quan tâm đến tri thức và chân lý. Trong việc tìm hiểu truyền thống không chỉ các văn bản  được nhận thức, mà còn cần phải đạt được các hiểu biết sâu sắc và các chân lý nữa. Nhưng đó là những loại hiểu biết nào và loại chân lý nào? [4]

Gadamer cho rằng phép tường giải không phải là phương pháp xác định chân lý, mà là một thực hành đọc văn bản trong khi cố gắng hiểu các điều kiện làm cho chân lý trở nên khả thể. [5] Chân lý của văn bản được khai mở trong khi khám phá các điều kiện nhận thức. [6] Chân lý không phải là cái gì đó có thể được xác định bởi một kỹ thuật hay thủ tục khảo vấn cụ thể; chân lý siêu vượt các giới hạn lập luận phương pháp luận.

Gadamer nhấn mạnh ý nghĩa hữu thể học của phép tường giải đối với vấn đề hiểu và diễn giải trong các khoa học con người và xã hội. Theo giả định tường giải cơ bản cho rằng hiểu biết của con người phụ thuộc vào các điều kiện lịch sử và văn hóa, chúng ta nhận ra rằng mọi tri thức về cái phổ quát đều đạt được trong quá trình lịch sử. Sử tính của kinh nghiệm con người và sử tính của nhận thức đều thuộc về các điều kiện hữu thể của tồn tại người và thuộc về các tiêu điểm hướng đến tính không thể tách rời của chân lý tường giải từ quá trình diễn giải. Các diễn giải phụ thuộc vào các điều kiện lịch sử mà chúng diễn ra và phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể của quá trình diễn giải. Vì không có diễn giải tuyệt đối, nên các diễn giải khác nhau có thể vẫn chính đáng bằng cách cung cấp các lý lẽ thuyết phục để biện minh cho cách diễn giải này so với cách diễn giải khác.

Theo Gadamer, vai trò của phép tường giải trong các khoa học con người không giống như vai trò của các phương pháp nghiên cứu trong các khoa học tự nhiên. Phép tường giải triết học vận hành trong nhận thức phi thống tín luận và phi bản chất luận về chân lý. [7] Nó phát hiện ra các chân lý ẩn dấu từ logic của khám phá. Gadamer đưa ra một cái nhìn phi khách quan tính về cách diễn giải trong đó nhận thức diễn ra trong sự dung hợp của các chân trời của văn bản và người diễn giải. Theo cách giải thích sử tính của Heidegger, [8] Gadamer đã chi tiết hóa những hàm nghĩa của sử tính nhận thức đối với sự hiểu biết về văn bản. [9]

Trong mục Giới thiệu của tác phẩm Chân lý và Phương pháp Gadamer đưa ra cách phân tích tường giải về nhận thức như là phương thức cơ bản của kinh nghiệm con người: Nhận thức không bao giờ là mối quan hệ chủ quan với một “khách thể” nhất định, mà với lịch sử tác động của nó; nói cách khác, nhận thức thuộc về cái hiện hữu của điều được nhận thức. [10]

Ý thức chịu tác động về phương diện lịch sử (wirkungsgeschichtliches Bewußtsein) là hiện thân của chúng ta trong lịch sử và văn hóa đặc thù tạo hình nên bản thân ta: Ý thức lịch sử của chúng ta luôn chứa đựng nhiều tiếng nói trong đó luôn có tiếng vọng của quá khứ. Ý thức lịch sử chỉ tồn tại trong tính muôn vẻ của những tiếng nói như vậy: điều này cấu thành bản chất của truyền thống mà chúng ta muốn chia sẻ và dự phần. Bản thân nghiên cứu lịch sử hiện đại không chỉ là nghiên cứu, mà còn là việc chuyển giao truyền thống. Chúng ta không nhìn thấy nó chỉ trong khuôn khổ của tiến bộ và các kết quả được minh định; chúng ta có mặt trong đó, chúng ta đã ở đó hệt như nó vậy, một trải nghiệm mới về lịch sử xuất hiện bất cứ khi nào quá khứ vang lên bằng một giọng mới. [11]

Nhận thức diễn ra với chúng ta khi chúng ta đương đầu với truyền thống, một truyền thống vượt xa sự kiểm soát cá nhân của chúng ta. [12]

Gadamer muốn khảo sát kinh nghiệm của chân lý vượt khỏi lĩnh vực phụ thuộc vào sự kiểm soát của phương pháp luận khoa học, và tìm kiếm sự hợp thức cụ thể của nó. Đây là trải nghiệm triết học, kinh nghiệm về nghệ thuật và lịch sử của chính nó. Khảo vấn của ông tập trung vào kinh nghiệm tường giải như một quá trình mở. Kinh nghiệm, trên thực tế, được thực hiện trong tính mở với kinh nghiệm mới: “Sự thật về kinh nghiệm luôn ngụ ý định hướng đối với kinh nghiệm mới…Kinh nghiệm biện chứng được thực hiện đúng đắn không phải trong tri thức cuối cùng, mà trong tính mở để trải nghiệm là cái được làm thành khả thể bằng bản thân kinh nghiệm.”[13]

Người có kinh nghiệm được đặc trưng không phải bởi một lượng kinh nghiệm cụ thể mà chủ yếu là bởi tính mở với kinh nghiệm mới (Offenheit für Erfahrung). Tính mở này là một cách tiếp cận hoàn toàn không giáo điều bằng việc chào đón tất cả mọi thứ muốn được hiểu. Mỗi kinh nghiệm xứng đáng với tên gọi đều vận động ngược với mong đợi của chúng ta. Bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hỏi từ một kinh nghiệm tiêu cực, Gadamer liên kết bản chất lịch sử của con người và xây dựng sự khác biệt cần thiết giữa kinh nghiệm và sự thấu hiểu. [14]

Sự hiểu biết của con người về cơ bản là ngôn ngữ. Bằng cách học một ngôn ngữ, chúng ta thừa kế một quá khứ đã trở thành quá khứ của chúng ta, chonó vốn không phải là quá khứ của chúng ta. [15] Trong cách diễn giải của Gadamer về Plato, thì diễn ngôn phải được viết bằng linh hồn của người khác. Diễn ngôn ấy là một cuộc trò chuyện mang đặc trưng biến đổi rõ ràng. Với cách được viết bằng linh hồn của người khác, nó không chỉ truyền thông tin cho người khác mà còn thách thức người khác để biến đổi triệt để. Sức mạnh của ngôn từ không chỉ biến đổi người khác mà còn biến đổi người khởi đầu cuộc đối thoại. [16] Chúng ta hiểu một cách trung thực người khác (một người - der Andere hoặc một văn bản das Andere) chỉ khi chúng ta chấp nhận một sự thật cái người khác đó làm cho một chân lý khẳng định về chính hiện hữu của chúng ta. Việc ứng dụng (Anwendung) sự hiểu biết đó là một sự kiện không chỉ bổ sung thêm một số hiểu biết mới vào cách chúng ta cảm nhận về chính mình và về thế giới xung quanh, màcòn biến đổi cả tư duy của chúng ta nữa.

Triết học “Tường giải”...không hiểu chính nó như là một vị trí tuyệt đối là một con đường trải nghiệm. Đức khiêm tốn của nó bao gồm trong thực tế là đối với nó không có nguyên tắc nào cao hơn nguyên tắc sau: cởi mở bản thân cho cuộc chuyện trò. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa hằng xuyên nhận ra trước cái khả năng đối tác của bạn là đúng, thậm chí công nhận tính ưu trội khả thể của đối tác. Liệu như vậy có phải là quá ít? [17]

Do đó, chúng ta cần phải thừa nhận tính chính xác có thể, trong một số trường hợp, kể cả tính ưu trội về vị thế của đối tác chúng ta. Trong Lời tựa cho Ấn bản Thứ hai của Chân lý và Phương pháp, Gadamer mô tả đặc tính triết học sự khảo vấn của ông đối với nhận thức của con người. Ông quan tâm đến việc minh định các điều kiện trong đó việc tự nhận thức bản thân diễn ra:

Tôi không định tạo ra một cuốn cẩm nang để hướng dẫn nhận thức theo cách thức của phép tường giải trước đó. Tôi không muốn xây dựng một hệ thống các quy tắc để mô tả, hãy tự mình hướng dẫn, cái quy trình mang tính phương pháp của các khoa học con người. Mục tiêu của tôi cũng không phải là khảo vấn nền tảng lý thuyết của công việc trong các lĩnh vực này để đưa các phát hiện của tôi vào các mục đích thực tiễn. Nếu có bất kỳ hquả thực tiễn nào của cuộc khảo vấn hiện tại, thì chắc chắn không có gì liên quan đến một “cam kết không khoa học” nào, thay vào đó, nó liên quan đến tính toàn vẹn khoa học của việc thừa nhận cái cam kết liên quan đến mọi hiểu biết. Mối quan tâm thực sự của tôi đã là và luôn luôn có tính triết học: không phải những gì chúng ta làm hay những gì chúng ta nên làm, mà chính là nhng gì diễn ra đối với chúng ta còn hơn cả trên cả những gì chúng mong muốn và chúng ta thực hiện. [18]

Chân lý và
Phương pháp trong bản chất của nó mang tính hiện tượng luận sâu sắc. Gadamer mô tả cách tiếp cận của mình như saui: "Về cơ bản tôi không đề xuất phương pháp, nhưng tôi mô tả trường hợp là gì." [19] Nhận thức diễn ra sau đó giữa mô tả và diễn giải. Nhận thức không phải là sự hiệp thông bí mật của tâm trí; nó là một sự kiện (Ereignis). Chúng ta muốn nắm bắt được tính chất của quá trình nhận thức, để hiểu được những gì xảy ra khi chúng ta hiểu được một điều gì đó. Thuyết phục và diễn giải thành công đưa chúng ta đến hiểu biết. [20]

Nhận thức là sự tham gia vào việc tạo nghĩa. Là một sự kiện lịch sử, nhận thức dầm mình trong ngôn ngữ. Ý nghĩa thực sự của ngôn ngữ siêu vượt các giới hạn của việc diễn giải phương pháp luận. Ngôn ngữ với tư cách là phương tiện cho lịch sử tự nó là một nơi hòa giải. Nhận thức của con người luôn luôn mang tính diễn giải. Chân lý tường giải đạt được tính dầy đặc tính tròn đầy độc đáo của ý nghĩa. Nhận thức tường giải không phải là một quá trình diễn giải ý nghĩa tự đồng nhất của một văn bản, mà là một cuộc đối thoại liên tục trong đó diễn ra sự hòa giải nghĩa. Đối thoại là mô hình của nhận thức tường giải. Một ý nghĩa không thể được xác định từ viễn cảnh logic mệnh đề. Hòa giải trong ngôn ngữ diễn ra thông qua hiện tượng ngôn ngữ của cuộc trò chuyện, đó chính là bản thân ngôn ngữ sống.  Phép tường giải Gadamer là một triết học trò chuyện. Phương ngữ của câu hỏi và lời đáp áp dụng cho việc diễn giải văn bản đòi hỏi phải giải quyết câu hỏi mà văn bản sử dụng làm lời đáp. Điều đó đặt ra vấn đề không chỉ văn bản cần phải được hiểu, mà trên thực tế, chủ yếu là việc diễn giải bản thân chủ thể bằng cách phải đối mặt với việc khẳng định chân lý của văn bản. Nhà tường giải không quan tâm đến cá nhân tính và những gì cá tính đó nghĩ, mà quan tâm đến cái chân lý của những gì được nói ra; một văn bản không được hiểu như là một biểu hiện thuần túy của cuộc sống, mà phải được hiểu một cách nghiêm túc bằng  tuyên bố của nó với chân lý. [21]
________________________________________

Nguồn: Wiercinski, Andrzej (2009). Hans-Georg Gadamer and the Truth of Hermeneutic Experience. In Analecta Hermeneutica. 1:3-14 (2009)

Tác giả: Andrzej Wiercinski sinh năm 1961 ở Białystok, Poland, là một nhà triết học, nhà thần học và một nhà thơ. Ông là Giáo sư chuyên về Giáo dục Phổ thông và Triết học Giáo dục, Khoa Giáo dục, Đại học Warszawa, Giáo sư Triết học Tôn giáo tại Albert-Ludwigs-Universität Freiburg im Breisgau, Đức và Chủ tịch - Sáng lập (2001) Viện Tường giải Quốc tế.

Ghi chú:

1. John Caputo, Radical Hermeneutics: Repetition, Deconstruction, and the Hermeneutic Project (Bloomington, Ind.: Indiana University Press, 1987), 192. See also idem, That’s Just Your Interpretation (Downers Grove, Ill.: InterVarsity Press, 2001).

2. Hans-Georg Gadamer, Truth and Method, 2nd rev. ed., 2 trans. Joel Weinsheimer and Donald G. Marshall (New York: Continuum, 2006), xx–xxi.

3. On the concepts of method and methodology see Gary Shapiro and Alan Sica, ed., Hermeneutics: Questions and Prospects (Amherst. Mass.: University of Massachusetts Press, 1984), especially editor’s introduction.

4. Gadamer, Truth and Method, xx.

5. Cf. James Risser, “The Imaging of Truth in Philosophical 5 Hermeneutics,” in Lenore Langsdorf, Stephen H. Watson, and E. Marya Bower, ed., Phenomenology, Interpretation, and Community. Selected Studies in Phenomenology and Existential Philosophy, vol. 19 (Albany, NY: SUNY Press, 1996), 159–174.

6. For a detailed analysis of hermeneutic understanding from the perspective of prejudices, see Lawrence K. Schmidt, The Epistemology of Hans-Georg Gadamer: An Analysis of the Legitimization of “Vorurteile” (Frankfurt a.M.: Peter Lang, 1987).

7. Cf. Jean Grondin, “Hermeneutic Truth and its Historical Presuppositions: A Possible Bridge between Analysis and Hermeneutics,” in Evan Simpson, ed., Anti-Foundationalism and Practical Reasoning (Edmonton: Academic Printing and Publishing, 1987).

8. Cf. Martin Heidegger, Being and Time, trans. John Macquarrie and Edward Robinson (New York: Harper & Row, 1962), section 74.

9. James DiCenso puts Gadamer’s historical hermeneutics in relation to Heidegger’s ambivalence concerning the historicity of Being in his Hermeneutics and the Disclosure of Truth (Charlottesville, Va.: University Press of Virginia, 1990), 79–83.

10. Gadamer, Truth and Method, xxviii.

11. Gadamer, Chân lý và Phương pháp, 285. Xem thêm ibid., 303: “Khi ý thức lịch sử của chúng ta chuyển đổi chính nó thành những chân trời lịch sử, điều này không đòi hỏi phải biến thành những thế giới xa lạ không liên kết bằng bất kỳ cách nào với chính chúng ta; thay vào đó, chúng cùng nhau tạo thành một chân trời lớn di chuyển từ bên trong và, vượt khỏi các ranh giới của hiện tại, bao trùm các chiều sâu lịch sử tự ý thức của chúng ta. Tất cả mọi thứ chứa trong ý thức lịch sử, trong thực tế đều được ôm ấp bởi một chân trời lịch sử duy nhất. Quá khứ của riêng chúng ta và quá khứ khác mà ý thức lịch sử của chúng ta được định hướng vào đó giúp tạo hình cái chân trời đang chuyển động này vượt khỏi những gì mà đời sống con người luôn sống động vượt khỏi cái xác định nó như là di sản và truyền thống. ”

12. Cf. Andrzej Wiercinski, “Ermeneutica filosofica della tradizione,” Ars Interpretandi: Annuario di ermeneutica giuridica 8 (2003): 21–40.

13. Gadamer, Chân lý và Phương pháp, 350. Theo Gadamer, “kinh nghiệm hoàn thành không phải là hoàn thành kiến thức, mà là tính mở hoàn toàn cho kinh nghiệm mới.” Xem Hans-Georg Gadamer, “Trả lời phê bình của tôi”, trong Gayle L Ormiston và Alan D. Schrift, ed., Truyền thống Hermeneutical: Từ Ast đến Ricoeur (Albany, NY: SUNY Press, 1990), 290.

13. Gadamer, Truth and Method, 350. According to Gadamer, “completed experience is not the completion of knowledge, but rather the completed openness for new experience.” See Hans-Georg Gadamer, “Reply to My Critics,” in Gayle L. Ormiston and Alan D. Schrift, ed., The Hermeneutical Tradition: From Ast to Ricoeur (Albany, NY: SUNY Press, 1990), 290.

14. Gadamer, Truth and Method, 350.

15. Nếu chúng ta không học biết về phẩm chất tường giải, tức là, nếu chúng ta không thừa nhận rằng trước hết cần phải hiểu người khác, phải xem liệu tối hậu một cái đó chẳng hạn như sự cố kết nhân loại thành một toàn thể, bao gồm cả việc cùng sống, cùng tồn tại trở nên khả thể, thì chúng ta không thể hoàn thành được các nhiệm vụ cơ bản của con người cả ở quy mô nhỏ lẫn quy mô lớn.” (“Wenn wir nicht hermeneutische Tugend lernen, d.h. wenn wir nicht einsehen, es gilt erst einmal den Anderen zu verstehen, urn zu sehen, ob nicht vielleicht doch am Ende so etwas wie Solidarität der Menschheit als ganzer auch im bezug auf ein Miteinander-Leben und Überleben möglich wird, dann werden wir wesentliche Menschheitsaufgaben im Kleinen wie im Groben nicht erfüllen können.”) Hans-Georg Gadamer, “Vom Wort zum Begriff: Die Aufgabe der Hermeneutik als Philosophie” in Jean Grondin ed., Gadamer Lesebuch (Tübingen: Mohr, 1997), 109. Hans-Georg Gadamer, “From Word to Concept: The Task of Hermeneutics as Philosophy,” in Bruce Krajewski, ed., Gadamer’s Repercussions: Reconsidering Philosophical Hermeneutics (Berkeley, CA: University of California Press, 2002), 1–12. See James Risser, “From Concept to Word: On the Radicality of Philosophical Hermeneutics,” Continental Philosophy Review 33 (2000): 309–325.

16. Hans-Georg Gadamer, “Hermeneutics as a Theoretical and Practical Task,” in idem, Reason in the Age of Science, trans. Fred Lawrence (Cambridge: The MIT Press, 1981), 121; “Hermeneutik als theoretische und praktische Aufgabe,” in Hans-Georg Gadamer, Gesammelte Werke Bd. 2 (Tübingen: Mohr, 1993): 306.

17. Hans-Georg Gadamer, “Reflections on my  Philosophical Journey,” trans. Richard E. Palmer in Lewis E. Hahn, ed., The Philosophy of Hans-Georg Gadamer (Chicago: Open Court, 1997), 36.

18. Gadamer, Truth and Method, xxv–xxvi.

19. Gadamer, Truth and Method, 512.

20. Hans- Georg Gadamer, Reason in the Age of Science, trans. Frederick G. Lawrence (Cambridge, MA: MIT Press, 1981), 111.

21. Gadamer, Truth and Method, 296.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét