Powered By Blogger

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

Nhân học Phát triển và các Dự án ODA: PRA – Đánh giá Tham gia Nông thôn

Hà Hữu Nga

PRA là gì

- PRA Đánh giá Nông thôn có sự Tham gia của người dân (Participatory Rural Appraisal) là một biến thể của phương pháp Đánh giá nhanh nông thôn (RRA: Rapid Rural Appraisal).

- RRA là một phương pháp tìm hiểu về địa phương được thực hiện bởi một nhóm liên ngành trong một thời gian ngắn (ít nhất 4 ngày, nhưng dài nhất không quá 3 tuần.

- RRA là một phương pháp dựa trên việc phân tích các thông tin thứ cấp, việc quan sát trực tiếp và phỏng vấn khi cần thiết trong trường hợp có những vấn đề không thể xác định trước.

Lợi ích của PRA 

- PRA là một công cụ bổ sung cho các phương pháp nghiên cứu truyền thống trong các nghiên cứu thăm dò, lập kế hoạch và đánh giá các dự án phát triển

- PRA được áp dụng cho hàng loạt lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, phát triển nông thôn, quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển xí nghiệp, phát triển du lịch, chăm sóc y tế, các chương trình phát triển chung .v.v.

- Ngoài ra, PRA có thể áp dụng cho tất cả các lãnh vực liên quan đến phát triển cộng đồng như trồng trọt, chăn nuôi, tín dụng, giáo dục, phát triển giới, kế hoạch hóa gia đình…

Một số nguyên tắc khi sử dụng công cụ PRA

- Hãy để cho dân tự làm, tạo điều kiện cho người dân tự điều tra, tự đánh giá, tự phân tích, trình bày và học hỏi từ đó họ tự đưa ra kết quả và là chủ sở hữu của các kết quả đó.

- Vai trò của cán bộ PRA chỉ là hướng dẫn người dân cách làm, thúc đẫy và tạo điều kiện cho họ tự làm, tự phân tích…

- Học hỏi trực tiếp từ người dân địa phương về kiến thức, kinh nghiệm, điều kiện sống và lao động của họ.  

- Loại bỏ thành kiến bằng sự lắng nghe chứ không giảng dạy, bằng sự thăm dò thông tin, quan tâm người nghèo, người bị thiệt thòi, phụ nữ.  

- Sử dụng mềm dẻo, tối ưu các kỹ thuật và công cụ, tức là phải cân nhắc giữa số lượng, sự hợp lý, sự chính xác và thời gian. 

- Sử dụng phép kiểm tra chéo các thông tin (phỏng vấn, quan sát, số liệu thứ cấp). 

Các công cụ PRA thông dụng

1. Kỹ thuật KIP (Key Informant Panel)

2. Vẽ sơ đồ thôn bản (Village Mapping)

3. Sơ đồ nguồn tài nguyên (Village Resource Mapping)

4. Vẽ lát cắt thôn bản (Transect mapping)

5. Lịch sự kiện (Timeliness)

6. Lịch mùa vụ (Seasonal Calendar)

7. Phân hạng giàu nghèo (Wealth Ranking)

8. Xếp hạng sở thích (Preference Ranking)

9. So sánh cặp (Pair-wise Ranking)

10. Sơ đồ Venn (Venn Diagram)

11. Đánh giá Mạnh, Yếu, Cơ hội, Rủi ro (SWOT)

Những công cụ trợ giúp cho việc thực hiện PRA

Phương pháp PRA bao gồm một loạt các công cụ để thu thập và phân tích thông tin (số liệu thứ cấp và số liệu thực địa).

- Xem xét số liệu thứ cấp (sẵn có)

- Quan sát trực tiếp

- Vẽ bản đồ: tài nguyên, cơ sở hạ tầng, xã hội, v.v.

- Vẽ sơ đồ lát cắt (transect);

- Vẽ sơ đồ thôn bản

- Xây dựng các biểu đồ xu hướng (biến động theo thời gian), biểu đồ mối quan hệ nhân quả, biểu đồ lịch thời vụ;

- Phỏng vấn bán cấu trúc, Phỏng vấn sâu, Thảo luận nhóm tập trung;

- Xếp hạng các vấn đề: xếp hạng theo cặp; xếp hạng ưu tiên cho điểm trực tiếp, xếp hạng ưu tiên. 

Thành viên nhóm công tác PRA

- Nhóm làm việc được chia thành các phụ nhóm, mỗi phụ nhóm khoảng 5 người. Tuy nhiên cũng có thể tăng số thành viên trong nhóm nếu có người muốn tham gia thêm.

- Công việc này do nhóm thúc đẩy thực hiện và tài liệu hóa, phải đảm bảo ba vai trò chính khi đi đánh giá thôn/bản tại hiện trường và tại các cuộc họp thôn/bản: i) Trưởng nhóm PRA; ii) Người thúc đẩy PRA; iii)  Người ghi chép.

- Trong khi thực hiện PRA cần khuyến khích sự tham gia của phụ  nữ. Cuối đợt PRA, nhóm làm việc xác định các hoạt động liên quan để đưa vào bản Kế hoạch hoạt động hàng năm.

Trưởng nhóm PRA

- Lãnh đạo nhóm suốt quá trình thực hiện PRA; Chịu trách nhiệm về nhóm thúc đẩy nhóm trong suốt đợt PRA.

- Chịu trách nhiệm về vấn đề tổ chức và hậu cần khi thực hiện PRA tại hiện trường và họp thôn/bản; Điều hành hội thảo PRA và họp vào thời điểm thuận lợi cho người tham gia.

- Giới thiệu nhóm PRA cho cộng đồng; Đảm bảo hội họp được bắt đầu đúng giờ; Hỗ trợ các nhóm nhỏ nếu họ gặp khó khăn; Điều phối các cuộc hội thảo tại  thôn/bản và thúc đẩy trình bày nhóm.

- Thúc đẩy tiến trình tóm tắt và tài liệu hóa của các nhóm nhỏ khi vừa sử dụng xong một công cụ PRA;

- Phẩm chất: Giao tiếp tốt với người liên lạc và tiếp nhận ý kiến đóng góp suốt  hội thảo (ví dụ: để biết ai tham gia thường xuyên vào các hoạt động); Có óc tổ chức; Luôn  hòa  nhã  và kiên nhẫn, giữ bình tĩnh nếu có gì sai sót; Có óc hài hước; Biết “ẩn mình”; Biết lắng nghe, quan sát, và tư vấn.

Người thúc đẩy PRA

- Giới thiệu các công cụ PRA cho nhóm làm việc của thôn/bản; thúc đẩy tiến trình, và hỗ trợ cho các cá nhân trong nhóm.

- Cân bằng thảo luận giữa người có xu hướng “lấn lướt” và “người trầm lặng”  để đảm bảo tất cả mọi thành viên đều có thể diễn đạt ý kiến của mình.

- Đảm bảo nhóm thảo luận tập trung vào chủ đề nhưng cũng phải linh hoạt cung cấp thông tin bổ sung quan trọng.

- Nhắc lại những gì mọi người phát biểu để xác nhận đã có sự hiểu biết chung trong thảo luận; Quản lý tốt việc phân bổ thời gian thảo luận.

- Phẩm chất cần có: Linh hoạt, kiên nhẫn, và có óc hài hước; Tránh sử dụng thuật ngữ phức tạp; nói tiếng địa phương (nếu có thể); khuyến khích và động viên mọi người; nhường quyền điều khiển” cho cộng đồng càng nhiều càng tốt; Cố gắng “ẩn mình” suốt đợt đánh giá; Lắng nghe cẩn thận ý kiến của bất kỳ thành viên nào và  không được dạy họ; cố gắng lôi kéo sự tham gia của “người trầm lặng” và người chịu thiệt thòi.

Người ghi chép

- Ghi chép lại tất cả thông tin quan trọng và nhận xét liên quan trong khi thực hiện các công cụ PRA; Đem theo vở ghi, bút bi, bút đậm, giấy Ao, giấy A4, hộp đựng tài liệu, máy ảnh, máy ghi âm, sơ đồ để ghi chép lại những gì vẽ trên nền hoặc trên giấy A0; đem theo tất cả vật liệu cần thiết; quan sát sự việc từ “hậu trường”; ghi chép lại tất cả những thông tin quan trọng

- Phụ giúp người thúc đẩy bằng cách ra hiệu; hỗ trợ người thúc đẩy bằng cách trực tiếp đưa ra câu hỏi nếu cần thiết; Giúp mọi người ghi chép lại những vấn  đề đã được trực quan hóa (sơ đồ, biểu đồ… ) vào giấy A4 ngay sau thảo luận.

- Quan sát và thúc đẩy ghi chép nhưng phải đảm bản được ghi chép phải đúng bản gốc, có trình tự, ngày tháng và địa điểm; Cùng ngồi lại bàn với người  thúc đẩy về phần ghi chép vào cuối đợt đánh giá.

- Thái độ: Là người quan sát tốt, mặc dù vai trò của ngƣời ghi chép là thụ động trong suốt đợt đánh giá, song người ghi chép lại giữ trách nhiệm chính trong  việc chuyển phần chi chép thành kết quả hữu dụng và trực quan lại cho cả nhóm; Quen thuộc với ngôn ngữ sử dụng; Có khả năng trực quan và trình bày vắn tắt, cô đọng kết quả cho nhóm PRA.

Phân tích dữ liệu

-Kỹ thuật phân tích dữ liệu và thông tin từ PRA chủ yếu theo phương pháp định tính; đôi khi dữ liệu cũng được lượng hóa;

- Việc phân tích cần đơn giản, gắn với mục đích và phạm vi nghiên cứu. Nếu sử dụng những dữ liệu phức tạp, nên cố gắng trình bày các kết quả đơn giản, không theo kỹ thuật phức tạp;

- Các dữ liệu và thông tin cần được sắp xếp theo thể loại, vấn đề, chủ đề hay theo các câu hỏi đã được chuẩn bị trước.

- Cuối  mỗi ngày, tất cả các thành viên trong nhóm ngồi lại với nhau và bổ sung, chỉnh sửa bản ghi chép thô từ thực địa.

- Tư liệu các bản ghi chép chi tiết bằng câu văn viết rõ ràng và dễ hiểu, kèm theo các phát hiện, nhận xét, đánh giá. Bản ghi chép chỉnh sửa là nền tảng cho những cuộc thảo luận cần và chuẩn bị báo cáo sau này.

Chuẩn bị báo cáo

- Đưa vào báo cáo một số sản phẩm có được từ các hoạt động trên thực địa như là tranh ảnh, bản đồ, đồ thị khi cần thiết;

- Bám sát theo chuỗi hành động nối tiếp nhau: Ghi chép thô từ thực địa -> Ghi chép bổ sung chỉnh sửa (đã lược bỏ những cụm từ không cần thiết) -> Ghi chép cuối cùng;

- Bản ghi chép chỉnh sửa có được cấu trúc theo thứ tự thời gian (nếu cần đi vào chi tiết), hoặc theo chủ đề (nếu có những trở ngại về thời gian) hoặc theo câu hỏi đặt ra.

- Báo cáo nên bao gồm những phần sau đây: i) Nêu vấn đề cần giải quyết (gồm cả khung khái niệm); ii) Mục đích và phạm vi; iii) Phương pháp luận; iv) Dữ liệu và các phát hiện; v) Tóm tắt, sơ lược; vi) Tham khảo và phụ lục.

Bộ công cụ

Công cụ I: Kỹ thuật KIP (Key Informant Panel)

- Phương pháp hỏi những người am hiểu (KIP: Key Informant Panel) về một chuyên đề nào đó, là phương pháp thông dụng để tìm hiểu thêm hoặc kiểm chứng những thông tin đã có từ trước, hoặc đối chiếu những thông tin thu thập qua điều tra phỏng vấn chính thức.

- Tiến trình xác định một nhóm KIP và điều khiển thảo luận

- Bắt đầu bằng việc xác định các thông tin cần thu thập.

- Tiếp xúc với chính quyền địa phương hoặc người đứng đầu một tổ chức, một cơ quan, cộng đồng. Giải thích mục đích của việc thu thập số liệu và loại thông tin cần thu thập.

- Xác định những chỉ tiêu chọn các thành viên của nhóm KIP. Chính  quyền địa phương hoặc người đứng đầu tổ chức, cơ quan sẽ cung cấp tên những người đủ tiêu chuẩn cho nhóm.

- Dự kiến số người tham gia nhóm KIP (7-15 người).

- Tiếp xúc với những người sẽ tham gia để khẳng định việc tham gia  vào nhóm. Giải thích cho họ hiểu rõ mục đích của thảo luận.

- Ấn định ngày giờ và địa điểm thảo luận nhóm.

- Bắt đầu buổi thảo luận, điều tiên quyết là phải giải thích lý do, nêu mục đích cần đạt của việc thu thập số liệu và các dữ liệu này được các nhà nghiên cứu sử dụng như thế nào. Quan trọng hơn hết là địa phương hoặc cộng đồng được lợi ích gì khi sử dụng các thông tin từ buổi thảo luận.

Lợi ích của thảo luận nhóm KIP

- Phương pháp này giúp mọi người tham gia tích cực hơn trong việc thu thập và phân tích dữ liệu.

- Việc thu thập thông tin qua nhóm KIP cung cấp thêm dữ kiện sau giai  đoạn phác thảo phiếu điều tra bằng việc tăng mức chính xác của thuật ngữ sử dụng.

- KIP giúp gia tăng số mẫu đại diện vì tham gia nhóm KIP có thể bao gồm những người ở khác xã hoặc ngoài tổ chức; KIP tốn rất ít tiền.

- Tóm lại: KIP cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy cho những câu hỏi sau: i) Những sự việc có tính đại chúng hoặc có thể quan sát trực tiếp được; ii) Những đặc điểm nổi bật của cộng đồng; iii) Ít cần thiết đánh giá, phán đoán; iv) Không có câu hỏi gây tranh luận, bàn cãi.

Nhược điểm của KIP

- Những ý kiến cực đoan, ý kiến khác thường hoặc những ý hay dễ bị triệt tiêu vì cần có sự nhất trí cao.

- Một số người tham gia nhóm KIP, nếu họ có trình độ và kỹ năng giao tiếp tốt thường là người có thể chế ngự hoặc lấn át những người khác.

- Người điều khiển thảo luận cũng cần phải có đủ bản lĩnh trong việc điều phối, gợi ý.

Công cụ II: Vẽ sơ đồ thôn bản

Mục đích:

- Đánh giá, phân tích tình hình chung của thôn, bản.

- Làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển thôn, bản.

Vật liệu sử dụng

- Giấy Ao, bút nét đậm

- Vở ghi, bút bi, bút chì

- Phấn màu

- Nhưng cũng có thể dùng những vật liệu sẵn có trên thực địa như: que nhỏ, cành cây, lá cây, hòn sỏi...để thể hiện

Các bước thực hiện

-Thành lập nhóm nông dân cả nam và nữ ít nhất từ 5-7 người)

- Chọn một địa điểm cao, dễ quan sát toàn thôn bản, đi lại thuận lợi để có nhiều người cùng tham gia

- Người dân thảo luận và vẽ sơ đồ thôn bản lên mặt đất để thể hiện các đặc điểm địa hình, sử dụng đất, giao thông... trên sơ đồ thôn.

- Trong quá trình vẽ sơ đồ, cán bộ PRA hỗ trợ, thúc đẩy người dân thảo luận bằng cách đặt ra các câu hỏi phù hợp.

- Sau khi hoàn thành chép lại sơ đồ đã phác hoạ trên mặt đất vào giấy khổ lớn

- Sơ đồ thôn bản cần có các thông tin sau: giao thông chính, sông suối, ruộng, nương, rừng, bãi chăn thả …. của bản.

Công cụ III: Vẽ sơ đồ tài nguyên

Giới thiệu

- Sơ đồ tài nguyên thôn, xã chỉ ra các đặc điểm và nguồn tài nguyên mà nông dân xem là quan trọng trong thôn, xã.

- Chỉ ra các nguồn tài nguyên khác nhau và phương thức sử dụng.

- Chỉ ra các nguồn tài nguyên khan hiếm hoặc dồi dào, xác định cơ hội, đề xuất hoạt động cải thiện hoặc phát triển chúng.

Sử dụng sơ đồ tài nguyên

- Xác định những vấn đề liên quan đến các nguồn tài nguyên và loại đất tại địa phương. Xác định cơ hội cũng như giải pháp thích hợp nhằm cải thiện tình hình quản lý sử dụng đất.

- Lập kế hoạch đơn giản quản lý sử dụng tài nguyên, đặc biệt là đất đai.

Các bước thực hiện

- Bước 1: Bắt đầu thực hiện trên đất, dùng các vật liệu có sẵn thực địa phương: i) Đề nghị các hộ dân xác định một địa điểm chính trong thôn, xã để làm mốc định hướng (như trường học...); ii) Xác định những địa điểm chính quen thuộc với nông dân như đường xá, nhà cửa, ruộng đồng, đồi núi, sông suối ...

- Bước 2: Sử dụng các vật liệu có sẵn bất cứ nơi nào trên thực địa để: i) Xác định các loại tài nguyên và loại đất khác nhau; II) Thống nhất các vật  liệu tượng  trưng cho mỗi loại  tài nguyên/địa điểm và lưu ý sử dụng chúng một cách nhất quán từ đầu đến cuối.

- Bước 3: Thảo luận hiện trạng sử dụng các loại tài nguyên và loại đất: i) Mức độ dồi dào hoặc khan hiếm của các loại tài nguyên; ii) Mọi người đều có thể sử dụng hay chỉ một số người; iii) Các vấn đề hiện nay liên quan đến từng loại tài nguyên/đất đai; iv) Một số hoạt động có thể được thực hiện để cải thiện tình hình.

- Bước 4: Sau khi các hộ dân đã xây dựng được sơ đồ trên đất và các nguồn tài nguyên đã được xác định – Sao chép lại sơ đồ sang giấy A0, sử dụng các bút màu khác nhau.

Những điểm cần lưu ý

- Sơ đồ tài nguyên thôn, xã có thể thực hiện cùng với công cụ lát cắt là tốt nhất.

- Kết quả quan trọng nhất của Sơ đồ tài nguyên không phải là một sơ đồ đẹp mắt, giúp thúc đẩy các hộ dân xác định vấn đề cũng như cơ hội liên quan đến các nguồn tài nguyên.

- Các hộ dân tự xây dựng Sơ đồ tài nguyên    Cán bộ hỗ trợ chỉ hỏi và thảo luận.

Công cụ IV: Vẽ sơ đồ lát cắt thôn bản

Giới thiệu

- Sơ đồ lát cắt là một lát cắt tưởng tượng ngang qua vùng nghiên cứu thể hiện các vùng sinh thái nông nghiệp, các vùng tài nguyên, hoặc các kiểu sử dụng đất khác nhau.

- Vẽ trên sơ đồ theo số liệu phỏng vấn từ nông dân và sự quan sát trực tiếp của nhóm nghiên cứu, có thể tham khảo tài liệu đã công bố.

- Số liệu cần thu thập: các loại tài nguyên, cây hoang, cây trồng, vật nuôi chính trên từng loại đất (khó khăn, trở ngại và tiềm năng, triển vọng), nguồn nước canh tác, địa hình.

- Yêu cầu: Cần thể hiện mối tương quan giữa các mô hình bảo tồn, khai thác, sản xuất, canh tác và môi trường.

Công cụ IV: Vẽ sơ đồ lát cắt thôn bản

Hạng mục

Khu vực 1

Khu vực 2

Khu vực 3

Ghi chú

Địa hình

Cao, hơi bằng phẳng

Hơi dốc đến dốc, mấp mô

Dốc đến rất dốc

 

Loại đất

Đất đỏ, đá tảng

Đất nâu, sỏi

Đất mùn, lau lách

Loại đất

Loại rừng

Rừng đầu nguồn

Rừng sản xuất

Rừng tái sinh

Loại rừng

Nguồn nước

Nước trời, suối

Hồ đập thủy lợi

Máng nước

Nguồn nước

Cây trồng

 

 

 

 

Vật nuôi

 

 

 

 

Xí nghiệp

 

 

 

 

Dịch vụ

 

 

 

 

Thuận lợi

 

 

 

 

Khó khăn

 

 

 

 

Giải pháp

 

 

 

 

Các bước tiến hành vẽ lát cắt

- Tìm các thành viên cộng đồng có kiến thức, am hiểu sẵn lòng tham gia một cuộc đi bộ trong làng và các vùng xung quanh.

- Thảo luận với họ về các yếu tố cần vẽ trong sơ đồ lát cắt (địa hình, đất đai, hoa màu, cách sử dụng đất, nguồn nước, loại đất v.v. và tuyến đường sẽ đi (đảm bảo phản ánh đầy đủ tính đa dạng, đại diện cho vùng nghiên cứu).

- Đi khảo sát lát cắt cùng với các thành viên cộng đồng: quan sát, hỏi, lắng nghe (không giảng dạy họ); thảo luận các khó khăn và thuận lợi (với các thành viên tham gia đi thực địa).

- Xác định các vùng tự nhiên, vùng nông nghiệp chủ yếu, phác họa các đặc điểm nổi bật. Đối với từng vùng cần mô tả: loại đất, địa hình, nguồn nước, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cây trồng (kể cả cây mọc tự nhiên), vật nuôi (bao gồm cả thủy sản), các khó khăn, thuận lợi, cơ hội, giải pháp.

- Vẽ lát cắt và kiểm tra lại sơ đồ lát cắt với những người hiểu biết.

 

Ruộng bậc thang

Vườn nhà

Đất trống

Rừng trồng

Nương ngô

Ghi chú

Điều kiện tự nhiên

 

 

 

 

 

 

Tổ chức

 

 

 

 

 

 

Quản lý

 

 

 

 

 

 

Thuận lợi

 

 

 

 

 

 

Khó khăn

 

 

 

 

 

 

Mong muốn

 

 

 

 

 

 

Giải pháp

 

 

 

 

 

 

Các điểm yếu của sơ đồ lát cắt

- Không thể giải thích tất cả các chi tiết do kích thước giới hạn của hình vẽ.

- Nếu nhóm nghiên cứu đi trên đường không gặp được những chi tiết thú vị hoặc đa dạng, đồ lát cắt trở nên nghèo nàn, đơn điệu, không mô tả đúng hiện trạng sinh thái, tài nguyên, hiện trạng sản xuất của thôn bản.

- Chỉ mô tả được phần nổi, phần thấy được, những chi tiết không thấy được về kinh tế xã hội sẽ không được thể hiện rõ ràng.

Công cụ V: Lịch sự kiện

Giới thiệu

- Lịch sự kiện là một danh sách các sự kiện chính diễn ra ở cộng đồng (xã, thôn) tương ứng với thời gian.

Mục đích của lịch sự kiện:

- Cung cấp các thông tin quan trọng giúp hiểu tình hình quá khứ và hiện tại của cộng đồng.

- Có cái nhìn khái quát về các sự kiện lịch sử chủ yếu của một cộng đồng và tầm quan trọng của các sự kiện này với tình hình hiện tại.

- Giúp định hướng đúng cho quá trình phát triển trong hiện tại và trong tương lai của cộng đồng.

Vật liệu để thực hiện

- Giấy khổ lớn + bút lông/ hoặc bảng đen + phấn màu.

Cách thức thực hiện

- Liên hệ với lãnh đạo địa phương để tổ chức buổi họp với các thành viên trong cộng đồng (có thể sử dụng kỹ thuật nhóm KIP).

- Giải thích lý do xây dựng lịch sự kiện (tại buổi họp).

- Hỏi những người am hiểu về các sự kiện xảy ra.

- Để người dân  tự  nói và đừng làm cho họ lo ngại về việc phải nhớ chính xác các mốc thời gian.

- Xác nhận lịch sự kiện bằng cách hỏi các thành viên khác trong cộng đồng/hoặc tổ chức báo cáo phản hồi.

Các loại sự kiện thông thường có thể là:

- Việc thành lập thôn xã.

- Các biến động chủ chốt

- Xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, trường học, công trình thủy lợi, điện v.v...).

- Thay đổi phương thức canh tác các cây trồng, vật nuôi mới, máy móc  v.v...

- Bùng phát dịch bệnh (cho người, cây trồng, vật nuôi).

- Thiên tai (hạn hán, lũ lụt, bão).

- Thay đổi quyền sở hữu ruộng đất.

- Thay đổi hành chính, tổ chức.

- Các sự kiện chính trị, xã hội, văn hóa khác.

Bảng: Lịch sự kiện

  Thời gian

Sự kiện

Tác động

Giải thích

1975

 

 

 

1980

 

 

 

1986

 

 

 

1991

 

 

 

2000

 

 

 

 

 

 

Công cụ VI: Lịch thời vụ

Giới thiệu:

Là loại lịch chỉ rõ các hoạt động chính trong suốt chu kỳ là một năm dưới dạng biểu đồ

Sử dụng lịch thời vụ để tóm lược các sự kiện như:

- Thời vụ ở địa phương;

- Thứ tự gieo trồng hoa màu (từ khi trồng đến thu hoạch) và sâu bệnh;

- Khí hậu (lượng mưa, nhiệt độ);

- Chăn nuôi gia súc (sinh sản, cai sữa, bệnh tật, tiêm chủng, cho ăn, vận chuyển, bán);

- Các hoạt động tạo thu nhập, thu nhập và chi tiêu;

- Nhu cầu lao động cho nam, nữ, trẻ con và khả năng cung cấp lao động;

- Bệnh tật;

- Giá cả thị trường;

- Các sự kiện lễ hội.

Bảng Lịch thời vụ

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lúa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngô

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đậu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sắn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công cụ VII: Xếp hạng sở thích

Giới thiệu

Xác định nhanh chóng khó khăn chính hoặc sở thích (ưu tiên) của nông dân, cộng đồng.

Các bước tiến hành

- Chọn các vấn đề hoặc các sở thích để xếp ưu tiên, ví dkinh doanh du lịch, phát triển các loại hình sản xuất, hoặc những loại giống, cây trồng, vật nuôi.

- Thảo luận đề xuất các hạng mục hoặc sản phẩm để đánh giá

- Thảo luận đề xuất các tiêu chí đánh giá, nên có từ 3-6 tiêu chí.

- Sau khi thảo luận kỹ, đề nghị từng hộ tự cho điểm

- Tổng hợp, tính điểm trung bình cộng

- Xây dựng bảng xếp hạng theo số điểm.

Ví dụ về xếp hạng theo sở thích

Chủ đề: Đánh giá sở thích kinh doanh sản phẩm du lịch của người dân địa phương với các dịch vụ (sản phẩm) sau:

- Hướng dẫn khách du lịch

- Chỗ ở

- Đồ ăn

- Hàng thổ cẩm

Tiêu chí đánh giá là:

- Các điểm mạnh;

- Các điểm yếu;

- Các cơ hội;

- Các rủi ro có thể gặp phải.

Thang điểm 3 mức:

– Không thích

– Thích

– Rất thích;

Danh số hóa để định lượng:

- Không thích:            10 điểm;

- Thích:                       30 điểm;

- Rất thích:                 60 điểm.

Xếp hạng sở thích kinh doanh du lịch

 

Mạnh

Yếu

Cơ hội

Rủi ro

Điểm số

Xếp hạng

Chỗ ở

 

 

 

 

 

 

Đồ ăn

 

 

 

 

 

 

Hàng thổ cẩm

 

 

 

 

 

 

Hướng Dẫn khách

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công cụ VIII: So sánh theo cặp

Giới thiệu

- So sánh cặp cho phép xác định các vấn đề mà các thành viên trong cộng đồng gặp phải.

- So sánh cặp cho phép xác định những gì được ưa thích của các thành viên cộng đồng.

- So sánh cặp đòi hỏi phải xác định các hạng mục cần so sánh.

- So sánh cặp đòi hỏi phải xác định các tiêu chí xếp hạng.

- So sánh các ưu tiên của các cá nhân, nhóm dân cư khác nhau trong cộng đồng.

Các bước tiến hành

- Chọn các vấn đề hoặc sự ưa thích để xếp hạng (khó khăn trong chăn  nuôi, trồng trọt, hoặc các loại cây trồng ưu tiên chọn để canh tác).

- Thảo luận để chọn từ 3-6 vấn đề.

- Ghi mỗi vấn đề nêu trên vào từng tờ giấy (phiếu) riêng.

- Đưa cho người được phỏng vấn lần lượt từng cặp 2 phiếu và hỏi họ vấn đề nào quan trọng  hơn, ghi lại câu trả lời vào ô thích hợp của ma-trận xếp hạng.

- Kiểm tra chéo kết quả bằng cách hỏi lại người phỏng vấn về vấn đề quan trọng nhất trong danh mục đã nêu.

- Lặp lại việc xếp hạng với nhiều cá nhân và lên bảng tổng hợp.

Bảng So sánh theo cặp

Đất lập làng

Bằng phẳng

Có rừng

Sẵn nước

Tiện đường

Gần làng cũ

Lần xuất hiện

Xếp hạng

Bằng phẳng

 

 

Sẵn nước

Có rừng

Có rừng

1

4

Có rừng

 

 

 

Sẵn nước

Sẵn nước

3

2

Sẵn nước

 

 

 

 

Tiện đường

4

1

Tiện đường

 

 

 

 

 

2

3

Gần làng cũ

 

 

 

 

 

0

5

Công cụ IX: Sơ đồ Venn

Giới thiệu

- Sơ đồ Venn, biểu đồ Venn hoặc sơ đồ tập hợp là một sơ đồ cho thấy tất cả các mối quan hệ logic có thể có giữa một số lượng hữu hạn các tập hợp. Sơ đồ Venn được John Venn xây dựng khoảng năm 1880. Sơ đồ này được sử dụng để dạy lý thuyết tập hợp sơ cấp, cũng như minh họa mối quan hệ tập hợp đơn giản trong xác suất, logic học, thống kê, ngôn ngữ học, tin học.

- Trong PRA thì Sơ đồ Venn thường được gọi là sơ đồ thể chế.

Sơ đồ Venn mô tả các thể chế, tổ chức và mối quan hệ giữa các thể chế, tổ chức đến cộng đồng nông dân (thôn, xã) hoặc một lĩnh vực nào đó trong cộng đồng.

Nội dung xây dựng sơ đồ Venn

1. Xác định lĩnh vực quan tâm (ví dụ tầm quan trọng của các thể chế, tổ chức đối với cộng đồng thì cộng đồng được thể hiện bằng vòng tròn lớn ở trung tâm).

2. Thể hiện tầm quan trọng của các tổ chức liên quan:

- Vẽ hoặc cắt các vòng tròn, mỗi tổ chức/thể chế được thể hiện bằng một vòng tròn.

- Độ lớn của vòng tròn thể hiện tầm quan trọng/phạm vi ảnh hưởng của thể chế/tổ chức khác nhau.

- Xác định mức độ quan hệ giữa các tổ chức/thể chế bằng cách sắp xếp các vòng tròn trong mối tương tác với nhau và với vòng tròn cộng đồng: Vị trí của mỗi vòng tròn càng gần, hoặc chồng lên nhau và lên vòng tròn cộng đồng càng nhiều thì có ảnh hưởng, tác động càng lớn.

Các bước xây dựng sơ đồ Venn

- Xác định vấn đề quan tâm của cộng đồng.

- Xác định các thể chế, tổ chức liên quan.

- Dùng bìa hoặc giấy cứng cắt các vòng tròn lớn nhỏ khác nhau (có thể  màu sắc khác nhau để phân biệt các tổ chức).

- Thảo luận mức độ quan trọng của các thể chế, tổ chức đó ghi vào các vòng tròn, vòng tròn càng to thì tổ chức đó càng quan trọng.

- Đề nghị nông dân sắp xếp các vị trí của các vòng tròn.

- Nhóm cán bộ hỗ trợ hỏi tại sao (có vị trí gần, xa)?

- Người dân giải thích lý do sắp xếp các vòng trong đó.

Công cụ X: Xếp hạng giàu nghèo

Giới thiệu

Trong tất cả các cộng động đều có sự khác biệt về mức giàu nghèo và sự phát triển không đồng đều. Sự khác biệt này có ảnh hưởng đến thái độ, chiến lược và quan điểm của hộ. Phân hạng giàu nghèo cho phép nhóm Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) khảo sát:

- Nhận biết sự khác biệt về giàu nghèo và sự phát triển không đồng đều trong cộng đồng.

- Khám phá các chỉ thị và tiêu chuẩn của địa phương về giàu nghèo và sự thịnh vượng.

- Thiết lập vị thế tương đối của các hộ trong cộng đồng.

Các bước xếp hạng giàu nghèo

- Lập danh sách các hộ trong cộng đồng theo số thứ tự, tên chủ hộ và viết lên một miếng thẻ bằng bìa cứng.

- Thảo luận với nhóm KIP (người cung cấp thông tin, ví dụ cán bộ thôn/bản, xã, trưởng các hội, đoàn thể) về các tiêu chí phân loại, cách thức cho điểm (ví dụ 1-30 điểm là nghèo; 31-60 là hộ trung bình; 61-80 là hộ khá; 81-100 là hộ giàu).

- Một số người được mời tham gia làm phân loại viên, chia thành 3-4 nhóm để phân loại hộ bằng các chồng thẻ khác nhau theo tiêu chí điểm ở trên.

- Người điều hành nhóm nhỏ đọc tên hộ trong phiếu để các thành viên cho điểm vào phiếu và đặt thẻ vào nhóm nghèo -trung bình - khá - giàu.

- Sau khi KIP đã phân loại tất cả các phiếu thành cách nhóm, nhóm PRA ghi kết quả từng hộ vào danh mục, tính kết quả điểm trung bình của mỗi nhóm nhỏ và tổng hợp lại. 

- Cuối cùng, sắp xếp các hộ theo thứ tự nghèo -trung bình - khá – giàu dựa theo điểm trung bình của từng nhóm.

Bảng Xếp hạng giàu nghèo

Số hiệu chủ hộ

Nhóm hộ

Điểm trung bình

Xếp hạng

A

B

C

D

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

Công cụ XI: Phân tích SWOT

Giới thiệu

- SWOT là chữ viết tắt của 4 từ tiếng Anh: Strength (Mạnh), Weakness  (Yếu), Opportunity (Cơ hội), và Threat (Rủi ro).

- Phương pháp SWOT giúp nhóm nghiên cứu hình dung rõ nét nhất  bối  cảnh  hiện  tại    triển  vọng  tương  lai  của  một  cộng đồng, một làng xã, hay ở cấp cao hơn.

- Giúp xây dựng kế hoạch, chiến lược hành động/giải pháp, trên cơ sở phân tích yếu tố bên trong, bên ngoài.

Phân tích các yếu tố bên trong

- Mạnh (Strength): Các điều kiện, phẩm chất, nguồn tài nguyên thúc đẩy tăng trưởng sản xuất và do đó góp phần vào sự phát triển tốt hơn.

- Yếu (Weakness): Ngược lại, các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp làm cản trở sự phát triển.

- Hai thành phần trên biểu thị cho điều kiện tại chỗ và hiện thời. 

Phân tích các yếu tố bên trong

- Mạnh (Strength): Các điều kiện, phẩm chất, nguồn tài nguyên thúc đẩy tăng trưởng sản xuất và do đó góp phần vào sự phát triển tốt hơn.

- Yếu (Weakness): Ngược lại, các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp làm cản trở sự phát triển.

- Hai thành phần trên biểu thị cho điều kiện tại chỗ và hiện thời. 

Phân tích các yếu tố bên ngoài

- Cơ hội (Opportunity): Những thời cơ cần được nắm bắt, thực hiện nhằm tối ưu hóa các điều kiện phát triển, các biện pháp thực hiện để đạt được các mục tiêu tăng trưởng, phát triển.

- Rủi ro (Threat): Ngược lại với cơ hội,những yếu tố có thể tạo ra những kết quả xấu, không mong đợi, làm hạn chế hoặc triệt tiêu tăng trưởng, phát triển.

- Các cặp tương tác với nhau theo cả hai chiều tích cực – tiêu cực. Vì vậy cần lấy mặt tích cực để hạn chế/ triệt tiêu mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực cho tăng trưởng và phát triển.

Các bước thực hiện phương pháp SWOT ở cấp thôn bản, :

- Tiếp xúc với chính quyền địa phương, giải thích lý do và mục đích của công việc.

- Xác định thành phần và số người thảo luận, cung cấp thông tin ở mỗi nhóm. Chính quyền sẽ cung cấp danh sách những người theo yêu cầu công việc. Số người cho mỗi nhóm từ 5-10 người.

- Ấn định ngày giờ và địa điểm làm việc cho từng nhóm.

- Mỗi nhóm cử một người ghi biên bản thảo luận trên một tờ giấy lớn có chia thành ma trận SWOT.

- Nhóm nghiên cứu cử một người phụ trách một nhóm thảo luận.

- Người phụ trách phải giải thích rõ lý do và mục đích cần đạt được sau thảo luận vấn đề.

- Thời lượng các nhóm hoàn thành bảng SWOT là từ 1 đến 2 giờ; càng nhiều ý kiến tham gia càng tốt.

- Mỗi nhóm cử ra một người trình bày kết quả; thảo luận ngay sau khi mỗi nhóm trình bày kết quả.

- Nhóm nghiên cứu tập hợp các bảng đó, tổng hợp thành một tài liệu để phục vụ cho công việc kế tiếp.

Bảng Phân tích SWOT

Điểm mạnh

1. Những lợi thế có sẵn của bản thân cộng đồng, bên trong cộng đồng.

2. Các giải pháp phát huy điểm mạnh cho phát triển cộng đồng.

Điểm yếu

1. Những bất lợi thế vốn có của bản thân cộng đồng, bên trong cộng đồng.

2. Các giải pháp khắc phục, giảm nhẹ, triệt tiêu điểm yếu giúp phát triển cộng đồng.

Cơ hội

1. Những lợi thế có được do các dịp may, các biến đổi, các cơ hội từ bên ngoài cộng đồng.

2. Các giải pháp phát huy điểm mạnh cho phát triển cộng đồng.

Rủi ro

1. Những bất lợi thế xảy đến do các biến động, các thay đổi, các sự cố từ bên ngoài cộng đồng.

2. Các giải pháp giảm nhẹ, triệt tiêu các rủi ro giúp phát triển cộng đồng.

 

______________________________________

Nguồn: Hà Hữu Nga (2003 - 2015). Đánh giá Tham gia Nông thôn, Bài giảng bằng Powerpoint của Chuyên gia Xã hội cho các Dự án ODA theo yêu cầu của Văn phòng World Bank tại Hà Nội.  

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét