Kinh tế học di sản
Hà Hữu Nga
Di sản có nhiều giá trị,
bao gồm các giá trị văn hoá, giáo dục, thẩm mỹ, môi trường, xã hội, biểu tượng, chính trị, lịch
sử, và nhiều lĩnh vực khác nữa. Trong dài hạn, tất cả các giá
trị này có lẽ đều
quan trọng hơn giá trị kinh tế. Nhưng như nhà kinh tế vĩ đại người Anh John
Maynard Keynes đã từng nói, “Về lâu dài, tất cả chúng ta đều đã chết.” (Keynes, John
Maynard 1923: 80). Thực tế là những người có khả năng ảnh hưởng đến những
gì xảy ra với các
di sản như các chủ sở hữu tài
sản, các quan chức chính phủ,
các chủ ngân hàng, các nhà phát triển, các nhà đầu tư, và
những người khác
nữa, vẫn luôn xem xét các hệ quả ngắn hạn và, quan
tâm một cách hợp
thức đến những phân nhánh kinh tế liên quan. Điều này đúng không chỉ ở các nền kinh tế thị trường đầy đủ như Nhật Bản
và Hàn Quốc mà còn ở các nền kinh tế thị trường đang nổi như Ấn Độ và
các nền kinh tế cận-thị trường như Trung Quốc và Việt Nam. Vì vậy, khắp nơi ủng hộ bảo tồn di
sản nói chung, và một
yêu cầu đang trở thành xu hướng là người đứng đầu các thành phố cần phải am hiểu về
ngôn ngữ, công cụ, và các phép đo lường của kinh tế học di sản (Rypkema, Donovan 2009).
1.
Khái niệm kinh tế học di sản
Kinh
tế học di sản nghiên cứu những lợi ích hoặc giá trị mà nó tạo ra và thường được chia thành các giá trị “sử dụng” và giá trị “không sử dụng”. Giá trị sử dụng là những lợi ích thu được từ
việc sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp một di sản. Chúng có thể bao gồm: i) lợi
ích tài chính; ii) các đặc trưng thẩm mỹ; iii) cải thiện hình ảnh cộng đồng; iv) cơ hội sử
dụng địa điểm di sản cho các mục đích sinh sống, thương mại, du lịch, giải trí hoặc các
mục đích xã hội. Các giá
trị phi sử dụng là những lợi ích vô hình liên quan đến việc bảo tồn di sản. Đó
là: i) Giá trị tồn tại: lợi ích liên
quan đến tri thức mà một địa điểm di sản đã được bảo tồn, ngay cả khi người tiêu dùng không
tự mình đến thăm; ii) Giá trị
lựa chọn: những lợi ích thu được từ việc có quyền lựa chọn vào thăm một địa điểm di sản; iii) Giá trị thừa
kế: giá trị thu được từ việc
biết rằng một địa điểm di sản có thể được thừa kế cho các thế hệ tương lai
(Pagiola, S. 1996; Bennett, J. 2001). Việc can thiệp của chính phủ vào kinh
tế di sản nằm trong bản chất
lợi ích tổng thể của cộng đồng. Ví dụ, chất lượng thẩm mỹ của mặt tiền di
sản của tòa nhà sẽ có giá trị
đối với người qua đường cũng như cho chủ sở hữu tòa nhà. Về mặt kinh tế, những
lợi ích này là những ngoại ứng dương, tích cực, hay hàng hoá công. Các ngoại ứng là những hiệu ứng “lan tỏa” từ một giao dịch thị trường ảnh hưởng đến phúc lợi của
người khác. Nếu một hiệu ứng lan tỏa mang tính chất lợi ích, chẳng hạn như sự hưởng thụ thẩm mỹ của cộng
đồng đối với một tài sản di sản, thì nó được coi là một ngoại
ứng dương. Hàng hoá công cộng
là những lợi ích của cộng đồng, không thể loại trừ và không mang tính kình địch. Điều này có nghĩa là không ai có thể bị loại
trừ khỏi việc tiêu dùng và việc tiêu dùng của người này sẽ không làm giảm đi việc tiêu dùng của người khác. Các giá trị tồn tại, lựa chọn và giá trị thừa kế của di
sản mang đặc trưng hàng hóa công cộng. Nan
đề được thể
hiện bởi hàng hóa có ngoại ứng
dương hoặc các đặc trưng
hàng hóa công cộng là ở chỗ những người có quyền lợi được hưởng lợi thì lại không phải chi trả. Nói cách khác, các nhà cung cấp không có cách nào để
khôi phục toàn bộ chi phí cần thiết để cung cấp sản phẩm tốt ở mức tối ưu về mặt
xã hội. Khi chi phí và lợi ích cá nhân không phản ánh được các chi phí và lợi
ích xã hội thì sẽ xuất hiện sự thất bại của thị trường. Những hàm ý của điều này có
thể là tình trạng cung cấp hàng hóa không đầy đủ. Ví dụ, chủ sở hữu bất động sản
có thể phá hủy tòa nhà di sản nếu chi phí liên quan đến thời gian bảo trì vượt
quá lợi ích của họ. Tuy nhiên, quyết định này không tính đến những lợi ích xã hội rộng lớn
hơn, có được từ việc xây dựng di sản. Trong trường hợp đó, cần
phải có sự can thiệp của nhà
nước (Mourato, S. & Mazzanti, M. 2002).
Các di sản xây dựng có
nguy cơ lớn nhất trong hai trường hợp: 1) khi không có tiền; và 2) khi có rất
nhiều tiền. Cả hai tình huống thường kết thúc bằng việc mất nguồn tài nguyên di sản hoặc
mất đi các đặc trưng thiết yếu, chất lượng và tính xác thực của các nguồn lực di sản còn lại. Khi
không có tiền thì hạng mục ngân sách đầu tiên bị cắt giảm (cho dù tài sản di
sản nằm trong tay khu vực công hay tư nhân) là bảo trì (Pereira Roders, A., 2010). Rắc rối với việc duy trì bảo dưỡng là nó làm tăng chi phí phục hồi
di sản về phương
diện vật chất. Và các
khoản chi phí cao này thường đặt các hoạt động phục hồi vào danh
mục “không khả thi” đối với cả khu vực tư nhân cũng
như khu vực công. Những hậu quả trực tiếp nhất của việc thiếu bảo trì là giảm
giá thăm nom, thuê mướn và
tăng số lượng chỗ trống (hoặc bị những người không phải
trả tiền thuê
cư chiếm). Giá thăm nom, thuê mướn thấp
hơn và gia tăng vị trí bỏ
trống góp phần làm giảm giá trị tài sản. Khi các giá trị rơi xuống một cấp độ nhất định thì đơn giản là tài
sản di sản sẽ bị bỏ rơi. Tài sản bị bỏ rơi đồng nghĩa với việc không có thu nhập thuế cho chính quyền địa phương, không đủ điều kiện cho
các khoản vay được đảm bảo bằng tài sản và có ảnh hưởng xấu đến giá trị của các công
trình gần kề. Các tài sản bị bỏ rơi thường làm tăng thêm tính chất phức tạp về quyền và quyền sở hữu tài sản, và làm giảm đi mối quan tâm của chủ sở hữu tiềm
năng khác trong việc quản lý, phục hồi và tái
sử dụng di sản. Hơn nữa, các
tài sản bị bỏ rơi thường tạo ra các mối đe dọa an toàn công
cộng với các tình
trạng sụp đổ các công trình
kiến trúc, lũ
lụt, cháy, bị cướp bóc, dung chứa tội phạm, và các
vấn đề sức khỏe cộng đồng. (Pereira Roders, A. and Van Oers, R., 2012). Vì vậy, phải đối mặt với một vấn đề di sản được xem là một sự
phiền toái công mà nếu không có giá trị kinh tế, thì
di sản cuối cùng bị phá hủy, thường là do bỏ bê, mất đi tính toàn vẹn của
kiến trúc và công
trình cho đến khi không gì có
thể cứu vãn được. Trong các trường hợp khác, thành phố, cơ quan hoặc chủ sở hữu
khác có các tòa kiến
trúc đã bị hủy hoại sẽ cắt giảm chi phí lưu giữ, giảm
trách nhiệm tiềm tàng
và rủi ro cho di sản tăng
lên. Trong cả hai trường hợp đó
thì thành phố hoặc
địa phương sẽ chỉ còn lại những bộ phận công trình di sản rất ít giá trị. Ở các thành phố
châu Á khác (cũng như các thành phố trên toàn cầu) vẫn tồn tại tình hình ngược
lại. Vì khi có sự gia tăng mức độ thịnh vượng trong nước và / hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài, các thành phố di sản sẽ trở thành khối nam châm thu
hút các khoản đầu tư lớn. Thông thường các khoản đầu tư này là từ khu vực tư
nhân, cũng như từ các tổ chức khác
đang phát triển mạnh
như các đại học, và các cơ sở chăm
sóc sức khỏe, y tế (Turner, M., Pereira Roders, A. & Patry, M., 2012).
2. Định giá lợi ích
Chỉ có sự thất bại của thị trường mới không thể biện minh cho sự can thiệp của chính phủ. Chi phí can thiệp của chính phủ không được vượt quá các lợi ích xã hội gia tăng mà họ muốn tạo ra. Phân tích chi phí - lợi ích của các lựa chọn chính sách đòi hỏi phải xác định và định lượng các chi phí và lợi ích. Bản chất phi vật thể của nhiều lợi ích liên quan đến di sản hàm nghĩa không thể để thị trường chiếm đoạt các lợi ích đó. Kết quả là chúng không thể được định giá bằng các kỹ thuật định giá thị trường thông thường. Để đáp ứng tình trạng tiến thoái lưỡng nan tương tự trên thị trường hàng hoá môi trường, và hàng hóa di sản, các nhà kinh tế học đã phát triển các kỹ thuật định giá phi thị trường để định lượng những hàng hóa tồn tại bên ngoài thị trường. Các kỹ thuật này nhằm mục đích thể hiện giá trị của hàng hoá phi thị trường theo nguyện vọng sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng (WTP - willingness to pay) để được cung cấp các sản phẩm tốt. Các kỹ thuật định giá phi thị trường có thể được phân loại thành các kỹ thuật sở thích bộc lộ (revealed preference techniques) và các kỹ thuật sở thích tuyên bố (stated preference techniques) (Productivity Commission, 2006).
2.1.
Các kỹ thuật sở
thích bộc lộ
Lý thuyết sở thích bộc lộ (revealed preference theory) được Paul Samuelson, nhà kinh tế học Mỹ đưa
ra vào năm 1938, cho rằng những sở thích (hoặc ưu
tiên) của người tiêu dùng có
thể được bộc lộ bằng những gì họ mua trong các hoàn cảnh khác nhau, đặc biệt là
ở các mức thu nhập và giá
cả khác nhau. Lý thuyết này cho rằng nếu một người tiêu dùng mua một gói hàng hoá cụ thể, thì gói đó được gọi
là “bộc lộ sở thích”, căn
cứ vào mức thu nhập và giá cả ổn
định, cho bất kỳ gói hàng nào
khác mà người tiêu dùng có thể mua được. Bằng cách thay đổi thu nhập hoặc giá cả
hoặc cả hai, người quan sát có thể suy ra một mô hình đại diện cho các
sở thích của người tiêu
dùng (Samuelson, P. 1938). Các kỹ thuật sở thích bộc lộ gợi ý giá trị của một hàng hóa phi thị trường bằng
cách kiểm tra hành vi trong quá khứ đối với các hàng hóa thị trường có liên quan. Hai
kỹ thuật sở thích bộc lộ phổ biến nhất là định
giá hưởng
thụ và chi phí đi lại. Định giá hưởng thụ dựa trên ý tưởng cho
rằng giá trị của một hàng
hóa thị trường tốt sẽ được
đóng góp bởi một số thuộc tính có thể bao gồm các hàng hoá phi thị trường. Việc
định giá nhà là loại
thị trường ủy
nhiệm được sử dụng phổ biến nhất
cho phương pháp này, thường được sử dụng để tính toán giá trị của hàng hoá môi trường,
di sản liên quan chẳng
hạn như công viên và các
khu dự trữ
sinh quyển. Giá nhà cũng có
thể bị ảnh hưởng bởi tài sản di sản lân cận. Một mô hình đơn giản của loại
kỹ thuật này có thể được ấn
định như sau: Giá = kích cỡ + tuổi + vị trí + các
thuộc tính
di sản. Bằng cách giữ cho các biến số khác không đổi, thì có thể ước
tính được sự đóng góp của di
sản gần đó đối với giá nhà. Đây là giá ẩn, hoặc đo lường bằng nguyện vọng
sẵn sàng chi trả (WTP) cho di sản. Rõ ràng, phương pháp này đòi hỏi
các dữ liệu chi tiết
về việc định giá nhà và các thuộc tính liên quan của nó và do đó có thể
mất nhiều thời gian
và chi phí tốn kém. Hơn nữa, nó chỉ giữ lại những giá trị di sản thể hiện trong giá nhà. Phương
pháp này loại trừ các giá trị
không sử dụng và giá trị thăm quan. Phương pháp tính chi phí đi lại, thường được sử dụng để đánh
giá các địa điểm du lịch, xuất phát từ nguyện vọng sẵn sàng chi trả của khách hàng cho chi phí đi lại để
thăm quan một địa điểm nhất
định. Chi phí đi lại không phải là giá nguyện vọng sẵn
sàng chi trả WTP, nhưng
lại được kết hợp với dữ liệu về số lượt thăm quan bình quân đầu người để tạo đường cầu cho các chuyến viếng
thăm địa điểm, để căn cứ vào đó có thể ước tính
thặng dư tiêu dùng, hoặc nguyện
vọng sẵn sàng chi trả WTP.
Phương pháp này dựa trên giả định rằng địa điểm này đáng để khách đến
thăm quan và việc đi lại
được thực hiện với mục đích duy nhất là thăm
thú nơi đó. Do đó,
việc ứng dụng phương
pháp này vào các địa
điểm di sản chỉ
giới hạn ở những địa điểm thường xuyên tiếp đón khách thăm. Tuy nhiên, ngay cả đối
với các trường hợp ấy, thì phương pháp này cũng
chỉ thu thập được các giá
trị về khách thăm. Mặc dù các kỹ thuật sở thích bộc lộ có lợi ích dựa trên dữ liệu từ các thị trường thực tế, nhưng tính ứng dụng
của nó đối với di sản lại rất hạn chế (Wong, Stanley 1978; Driml, S. 2002).
2.2. Các kỹ thuật sở thích tuyên bố
Các thí nghiệm sử dụng sự lựa chọn giả thuyết
đã được sử dụng trong nửa đầu của thế kỷ XX nhằm nâng cao sự hiểu biết về lý thuyết tiện ích. Tuy nhiên, cho đến đầu
những năm 1970, phương pháp thay thế để quan sát sở thích người tiêu dùng trong lĩnh vực
nghiên cứu thị trường, cho mục đích thương mại vẫn chưa được phát triển. Ví dụ đầu tiên của các thí
nghiệm sử dụng những giả thuyết này đã được Davidson (1973) và Louviere, J., Meyer, R., Stetzer, F., &
Beavers, L. (1973) tìm ra. Năm 1978, định nghĩa chính thức về các loại kỹ thuật đánh giá này
đã được đề xuất: “Bất kỳ phương pháp phân tích nào ước tính cấu trúc sở
thích của một người tiêu
dùng...dựa vào sự đánh giá tổng thể về một tập hợp các lựa chọn thay thế được xác định trước về
mức độ của các thuộc tính khác nhau”. Từ đầu những năm 1980, các nhà nghiên cứu
trong lĩnh vực vận tải đã sử dụng phương pháp này, và ở châu Âu phương pháp này được
gọi là “các kỹ thuật sở thích
tuyên bố” (Green, Paul E and V. Srinivasan 1978). Kỹ thuật này đã trở thành một thuật ngữ phổ biến, chủ
yếu là vì sự tương phản rõ ràng mà nó mô tả so với các “kỹ thuật sở thích bộc lộ”. Steer & Willumsen (1981) và Sheldon & Steer (1982) đã xuất bản một số ấn phẩm đầu tiên giới thiệu việc sử dụng
kỹ thuật này trong ngành giao thông.
Trước năm 1983, điểm
nhấn của
các kỹ thuật sở thích tuyên bố là các nhiệm vụ đánh giá, trong đó người trả lời được yêu cầu xếp hạng
hoặc đánh giá một số thuộc tính hỗn hợp liên quan đến bối cảnh lựa chọn cụ thể. Tuy nhiên, chỉ đến khi
tiểu luận của Louviere & Hensher (1983) được công bố thì các kỹ thuật sở thích
tuyên bố mới
trở nên có
tiếng tăm. Bài viết của Louviere và Hensher đã nhấn mạnh việc sử
dụng các thực nghiệm sở thích tuyên bố, kết hợp với các thực nghiệm lựa chọn.
Dữ liệu được tạo ra từ loại
khảo sát này chứng tỏ rất dễ dàng phân tích và cho phép dự đoán được thị phần lớn
hơn. Các kỹ thuật sở thích tuyên bố đã được phát triển để đáp ứng với những hạn
chế của kỹ thuật sở thích bộc lộ. Các kỹ thuật này giả định hành vi tiêu dùng tương lai đối với bản thân hàng
hóa phi thị trường bằng cách
khảo sát sở thích của người tiêu dùng. Hai kỹ thuật sở
thích tuyên bố phổ biến nhất là định giá ngẫu nhiên và mô hình hóa lựa chọn
(Navrud & Ready 2002,
tr. 22). Các khảo sát định giá ngẫu nhiên yêu cầu người tiêu
dùng tuyên bố nguyện vọng sẵn sàng chi trả (WTP) của họ để cung cấp một
loại hàng hóa công cộng. Các kịch
bản giả định được xuất trình bao gồm bản mô tả về hàng hoá được cung cấp và phương tiện thanh
toán. Việc đánh giá ngẫu nhiên rất linh hoạt đối với loại
hàng hoá mà nó có thể được
sử dụng để đánh giá, nhưng độ tin cậy lại phụ thuộc vào việc thiết kế khảo sát có
cơ sở vững chắc. Trước hết, mặt
hàng cần định giá, đối với người tiêu dùng, đòi hỏi phải dễ nhận ra và phải dễ hiểu. Cần phải rõ ràng về việc hàng hóa sẽ được
cung cấp như thế nào và ai cung cấp. Thứ hai, khi xác định phương tiện thanh toán, cơ chế loại
trừ là rất quan trọng, theo đó mức cung hàng hoá di sản liên quan đến việc thanh toán của cá nhân như
thuế hoặc phí vào cửa (Navrud & Ready 2002, tr. 22). Nếu không có liên kết như vậy, thì
sẽ không có sự đánh
đổi giữa sự thịnh
vượng cá nhân và mức độ tiêu
thụ hàng hóa có thể được quan sát thấy. Hành vi hiến tặng, chẳng hạn,
không bộc lộ những sở thích thực sự khi người tiêu dùng có thể chọn “hưởng
thụ miễn phí” các khoản thanh
toán của người khác. Thứ ba, cuộc khảo sát phải được xây dựng theo cách giảm
thiểu khả năng phản ứng thiên vị. Ví dụ, nếu người trả lời tin rằng họ thực sự
sẽ phải thanh toán tiền mua hàng thì họ có thể tuyên bố
dưới mức nguyện
vọng sẵn sàng chi trả (WTP)
của mình. Ngược lại, nếu tin rằng
mình sẽ không phải trả
tiền, thì họ có thể tuyên bố trên mức nguyện
vọng sẵn sàng chi trả (WTP) của mình. Các nghiên cứu mô hình hóa lựa chọn yêu cầu người tiêu
dùng lựa chọn giữa các mô tả giả thuyết khác nhau về hàng hoá. Mỗi mô tả hoặc “bộ lựa chọn” được phân biệt bởi các thuộc tính và cấp độ
của nó. Một ví dụ đơn giản về các bộ lựa chọn trong một cuộc khảo sát mô hình lựa chọn có thể như
dưới đây:
Lựa chọn A
|
Lựa chọn B
|
|
Số địa điểm được bảo tồn
|
Cao
|
Trung bình
|
Điều kiện bảo tồn các địa điểm
|
Trung bình
|
Cao
|
Tiền thuế hàng năm
|
$10
|
$20
|
Vì vậy, những người được hỏi phải thực
hiện việc đánh đổi giữa các thuộc
tính khác nhau - trong trường hợp này là số lượng và chất lượng của các di sản.
Bằng cách bao gồm một thuộc tính tiền tệ, cũng có thể suy ra các giá trị. Lựa chọn mô hình
hóa cũng phải đối mặt với cùng một kỹ thuật khảo sát khó khăn như định giá ngẫu
nhiên và các bộ lựa chọn có thể đặc biệt phức tạp cho người trả lời hiểu
được. Tuy nhiên, nó loại bỏ
tiềm năng thiên vị vốn có trong việc trực tiếp tạo ra nguyện
vọng sẵn sàng chi trả (WTP). Việc sử dụng các kịch bản đa tính năng mang
lại dữ liệu phong phú hơn và tiết kiệm chi phí hơn bằng cách cung cấp không chỉ
một ước tính giá trị mà còn là một mối quan hệ chức năng giữa các cấp độ thuộc
tính. Do đó, mô hình lựa chọn có thể được sử dụng để ước tính các sở thích của
người tiêu dùng theo các kịch bản chính sách phức tạp và thực tế hơn. Một cuộc
điều tra năm 2005 cho thấy chỉ có 33 nghiên cứu, hầu hết sử dụng định giá ngẫu
nhiên (Economics for the Environment Consultancy, 2005). Đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực
kinh tế môi trường thông qua phép thử - sai liên tục trong việc ứng dụng thực tế của các kỹ thuật này. Cần
có các nghiên cứu sâu hơn về
những cách thức
ứng dụng vào bối cảnh di sản.
3.
Nhận thức về chi phí
Các phương pháp hiện tại để xác định địa điểm di sản lịch
sử cho việc liệt kê theo luật định tập trung vào những lợi ích mà cộng đồng mong muốn. Thông
thường, người ta ít
xem xét các chi phí được áp đặt đối với chủ sở hữu hoặc cộng đồng nói chung
(Productivity
Commission (2006). Việc phân tích chi phí - lợi ích của các
lựa chọn ra quyết định liên
quan đến di sản sẽ đòi hỏi không chỉ phép định lượng các
lợi ích vô hình, mà còn phải
xem xét các chi phí nữa. Chi phí quản lý của chính phủ khá dễ xác định. Các chi phí tuân thủ
không rõ ràng, và thường liên quan đến việc sử dụng các công cụ chính sách điều tiết (chẳng
hạn như liệt kê theo luật định) và cũng có thể là các khoản chi phí minh bạch hoặc chi phí cơ
hội không minh bạch. Các chi phí minh
bạch phải tuân thủ bởi danh sách di sản có thể bao gồm yêu cầu thực hiện công việc bảo dưỡng
bổ sung với sự trợ giúp của các nhà phục chế và các nhà khảo
cổ, cũng như gánh nặng hành chính lớn hơn. Chi phí cơ hội là những cơ hội
(thường là những phát triển tiềm năng của di sản) buộc phải bỏ qua để giữ tài sản
di sản ở dạng hiện tại của nó. Cộng đồng cũng như các chủ sở hữu tư nhân phải gánh các chi phí này bởi những cơ hội bị bỏ qua có thể có
những lợi ích xã hội lớn hơn - ví dụ như, một công trình di sản được
chuyển thành một khu thương mại chẳng hạn (Rypkema, D. 2006). Về vấn đề xác
định các chi phí, Throsby (1997: 23) ghi nhận rằng rất
khó để xác định liệu các
khoản chi tiêu riêng có thể được thực hiện bất chấp các yêu cầu pháp lý
hay không. Các công
trình di sản lâu đời hơn thường đòi hỏi chi
phí phải bảo dưỡng cao hơn so
với những công trình ít lâu đời hơn, bất kể vị thế di sản của chúng. Khi kiểm tra
chi phí cơ hội, Rypkema (2006: 13) lưu ý rằng chỉ vì một chủ sở hữu di sản không thể đạt được “lợi nhuận tối đa” trên tài sản của
họ, không có nghĩa là họ không thể đạt được khoản “lợi nhuận hợp lý”. Do đó, khó khăn
là ở chỗ xác định mức “chi phí” nào có thể thích
hợp với một địa điểm di sản
nhất định. Cần phải có hiểu biết tốt hơn về chi phí do các công cụ
chính sách khác nhau đòi
hỏi trước khi có thể phân tích chi phí-lợi ích chính xác.
4. Lồng ghép phân tích chi phí - lợi ích vào việc ra quyết định
Một mục tiêu rõ ràng cho vấn đề kinh tế học di sản là việc chọn lựa kỹ càng các phương pháp được sử dụng để đo lường chi phí và lợi ích của việc bảo tồn di sản. Đặc biệt, chúng có thể được áp dụng như thế nào đối với các kịch bản chính sách cụ thể và cách thức có thể đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau của các cơ quan trung ương. Một cản trở chính đối với việc áp dụng các cách tiếp cận là thiếu các bộ dữ liệu toàn diện và nhất quán về di sản. Trong việc xem xét các phương pháp luận, mục tiêu thứ hai có thể là xác định những dữ liệu nào cần cho việc phân tích chi phí lợi ích của di sản và cách thức thu thập các dữ liệu đó. Mục tiêu cuối cùng là xác định cách phân tích chi phí lợi ích có thể được lồng ghép vào quá trình ra quyết định. Khi nào thì cần phải sử dụng cách tiếp cận định lượng phù hợp và khi nào thì nên kết hợp với các đánh giá định tính? Vì hầu hết các di sản đều nằm trong phạm vi quản lý của các chính quyền địa phương, nên cần phải chú ý đặc biệt đến tính khả thi của việc phân tích chi phí - lợi ích ở cấp địa phương. Các kỹ thuật định giá được thảo luận có thể đòi hỏi nhiều nguồn lực hơn là thực tế giải trình cho mỗi quyết định. Một giải pháp được xem xét trong lĩnh vực kinh tế môi trường là chuyển giao lợi ích, theo đó các giá trị của một hàng hóa phi thị trường được “chuyển giao” sang loại hàng hoá khác có cùng các thuộc tính. Các nhà tư vấn kinh tế học môi trường cho rằng phạm vi hạn chế đối với kỹ thuật này trong việc ra quyết định liên quan đến di sản hiện nay là do thiếu các nghiên cứu định giá di sản hiện tồn (Economics for the Environment Consultancy, 2005: 9). Một lần nữa, điều này cho thấy sự cần thiết phải áp dụng thêm các kỹ thuật định giá phi thị trường đối với các di sản.
5.
Kết luận
Phân tích kinh tế về di sản cung cấp một số hiểu biết có
giá trị về bảo tồn di sản nói
chung. Việc nhận thức về sự thất bại của thị trường đối với lĩnh vực di sản không chỉ đòi hỏi phải tăng thêm sự can
thiệp của chính phủ vào việc bảo tồn di sản, mà còn có thể giúp cho việc can
thiệp có thể đạt được các mục tiêu tốt
hơn. Đòi hỏi tiếp theo đối
với kinh tế học di sản là phát triển các công cụ để hiện thực hóa các nhận thức này. Việc tiến hành phân
tích chi phí – lợi ích của các lựa chọn chính sách để bảo tồn di sản có thể giúp đảm bảo rằng các di sản đạt được lợi ích ròng bằng cách giải quyết các nguyên nhân cụ thể của sự thất bại
thị trường trong lĩnh vực
này (Bennett 2000; Mourato & Mazzanti 2002). Điều đó đòi hỏi phải phát triển và áp
dụng thêm các kỹ thuật định giá phi thị trường, cũng như thông tin tốt hơn liên quan đến các chi phí di sản, kể cả đối với khu vực
tư nhân. Việc đánh giá toàn diện về chi phí và lợi ích của di sản có thể góp phần làm cho hệ thống bảo tồn
di sản trở nên hiệu quả hơn.
_________________________________
Tài
liệu tham khảo
Bennett,
J. (2001). Natural Heritage Valuation Methods:
Applications to Cultural Heritage’ in Heritage Economics: Challenges for
Heritage Conservation and Sustainable Development in the 21st Century,
Australian Heritage Commission, Australia.
Davidson
J.D., (1973). Forecasting traffic on STOL.
Operations Research Quarterly 24: 561-9.
Driml,
S. (2002). Travel Cost Analysis of
Recreation Value in the Wet Tropics World Heritage Area, In Economic
Analysis and Policy, 32(2), pp. 11-26.
Economics
for the Environment Consultancy (2005). Valuation of the Historic
Environment – the scope for using results of valuation studies in the appraisal
and assessment of heritage-related projects and programmes, Report to
English Heritage, the Heritage Lottery Fund, the Department for Culture, Media
and Sport and the Department for Transport, United Kingdom.
Green, Paul E and V. Srinivasan (1978). Conjoint Analysis in Consumer Research: Issues and Outlook. Journal of Consumer Research, 1978, vol. 5, issue 2, pages 103-23.
Keynes, John Maynard (1923). A Tract on Money In Reformation. MacMillan and Co., Limited St Martins’ Street, London 1924, pp.80-82.
Green, Paul E and V. Srinivasan (1978). Conjoint Analysis in Consumer Research: Issues and Outlook. Journal of Consumer Research, 1978, vol. 5, issue 2, pages 103-23.
Keynes, John Maynard (1923). A Tract on Money In Reformation. MacMillan and Co., Limited St Martins’ Street, London 1924, pp.80-82.
Louviere,
J., Meyer, R., Stetzer, F., and Beavers, L. (1973). Theory, methodology and findings in mode choice behaviour, Worling
Paper No 11, The Institute of Urban and Regional Research, University of Iowa.
Louviere,
J. & Hensher, D. (1983). Using
discrete choice models with experimental design data to forecast consumer
demand for a unique cultural event, Journal of Consumer Research, 10.
Mourato,
S. & Mazzanti, M. (2002). Economic Valuation
of Cultural Heritage: Evidence and Prospects. In Assessing the Values of
Cultural Heritage, The Getty Conservation Institute, Los Angeles.
Navrud,
S. & Ready, R. eds., (2002). Valuing Cultural Heritage: Applying Environmental
Valuation Techniques to Historic Buildings, Monuments and Artefacts, Edward
Elgar, United Kingdom.
Pagiola,
S. (1996). Economic Analysis of Investments in Cultural Heritage: Insights from
Environmental Economics, World Bank Staff Paper, Washington DC.
Pereira
Roders, A (2010). Revealing the level of
tension between cultural heritage and development in World Heritage cities –
part 1”, Proceedings of
the IV International Congress on cultural heritage and development
co-operation: Cultural Heritage in the
new scenarios of progress. Seville: Fundación de las Tres Culturas, pp.
343-351.
Pereira
Roders, A. and Van Oers, R. (2012). Editorial:
guidance on heritage impact assessments: learning from its application on World
Heritage site management. Journal of Cultural Heritage Management and Sustainable
Development, 2(2):1, pp. 104-114.
Productivity
Commission (2006). Conservation of Australia’s Historic Heritage Places,
Report No. 37, Canberra.
Rypkema,
Donovan (2006).
Submission to the Draft Report of the Productivity Commission Inquiry into
the Conservation of Australia’s Historic Heritage Places, Submission DR233,
Canberra.
Rypkema,
Donovan (2009). The Economics of Heritage,
http://www.unescobkk.org/.
Samuelson, P. (1938). A
Note on the Pure Theory of Consumers' Behaviour. In Economica, 5 (17): 61–71.
Sheldon, R. and Steer, J.K. (1982). The use of conjoint analysis in transport research. Paper presented to the PTRC Summer Annual Conference, London, September, 1982.
Sheldon, R. and Steer, J.K. (1982). The use of conjoint analysis in transport research. Paper presented to the PTRC Summer Annual Conference, London, September, 1982.
Steer
J. K. and L. Willumsen (1981). An
Investigation of Passenger Preference Structures. Planning and
Transportation Research and Computation Summer Annual Meeting.
Throsby,
T. (1997). Seven Questions in the
Economics of Cultural Heritage. In Hutter, M. and Rizzo, I. (eds) Economic
Perspectives on Cultural Heritage, MacMillan Press, London.
Turner,
M., Pereira Roders, A. & Patry, M. (2012). Revealing the level of tension between cultural heritage and
development in World Heritage cities – part 2. In Measuring Heritage Conservation Performance, (pp. 124-133). Olinda
and Rome: CECI and ICCROM.
Wong, Stanley
(1978). The Foundations of Paul Samuelson’s
Revealed Preference Theory, Routledge & Kegan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét