Powered By Blogger

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2022

Các Bước ngoặt Bản thể luận Khác (I)

Martin Holbraad and Morten Axel Pedersen

Người dịch: Hà Hữu Nga

[Tr.30] Một số người khẳng định bản thể luận là zeitgeist tinh thần thời đại hiện nay trong nhân học, cũng như trong một số lĩnh vực liên quan trong khoa học xã hội và nhân văn. Chắc chắn, cụm từ ‘bước ngoặt bản thể luận’ đã được triển khai trong toàn bộ các bối cảnh những năm gần đây, đạt được mức độ thịnh hành hơn nhiều so với mức độ mà cuốn sách hiện tại đề cập. Vì vậy, sau khi đã chuyển tải trong Phần giới thiệu những đặc điểm nổi bật của bước ngoặt bản thể luận mà chúng tôi hy vọng sẽ trình bày rõ ràng trong thuyết trình của mình, thì bước tiếp theo là đặt cách suy nghĩ đặc thù này trong bối cảnh rộng lớn hơn của nhân học đương đại và lý thuyết xã hội nói chung. Theo đó, nhiệm vụ của chương này là xem xét các cuộc tranh luận gần đây về bản thể luận trong nhân học và các lĩnh vực liên quan. Mục đích của chúng tôi là đưa ra một ý nghĩa về nhiều cách thức mà theo đó dòng tư duy nhân học cụ thể nhắm đến, mà trong các chương tiếp theo, chúng tôi sẽ duy trì một cách rất trình tự đoạn điệp ‘bước ngoặt bản thể luận’ được kết liên với các cách thức khác mà bản thể luận đã trở thành nét đặc trưng trong các cuộc tranh luận này, và để làm rõ các ý nghĩa cụ thể mà theo đó chúng tôi coi nó là khác biệt với chúng. Vì ở đây không thể lập biểu đồ toàn bộ bối cảnh của lý thuyết xã hội gần đây, vì mục đích trình bày của chúng tôi, chúng tôi giới hạn bản thân trong việc thảo luận các lĩnh vực trong đó khái niệm về một bước ngoặt bản thể luận đã đạt được sức hút rõ ràng nhất và kề cận nhất với mối quan tâm của chúng tôi. Trong phần tiếp theo, chúng tôi tập trung vào những phát triển gần đây trong triết học, Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ (STS) và đặc biệt là bản thân nhân học, trong đó chúng tôi sẽ phân biệt [tr.31] hai khuynh hướng rộng lớn có thể đối lập với bước ngoặt bản thể luận ‘của chúng ta’.1 Tổng cộng là bốn, chúng tôi gọi vui đây là ‘các bước ngoặt bản thể luận khác’.

Như chúng tôi sẽ chỉ ra, tính liên tục cơ bản giữa những bước phát triển này và bước ngoặt bản thể luận, như ở đây chúng ta hiểu nó, nằm trong một mong muốn chung là đưa ra những lựa chọn thay thế cho những tiền đề bản thể luận cơ bản của cái mà Bruno Latour – một trong những nhân vật chủ chốt – đã gọi là ‘cấu thành hiện đại’ (1993). Biến đổi một số định hướng từng được tranh luận dưới ngọn cờ của chủ nghĩa hậu hiện đại, và thường được thúc đẩy bởi nhận thức về một cuộc khủng hoảng toàn diện (chính trị, kinh tế, sinh thái) của đế chế, chủ nghĩa tư bản và thời hiện đại nói chung, những phát triển lý thuyết này là triệu chứng của một xung lực đồng đều rộng lớn hơn để phát minh ra những cách suy nghĩ mới, can thiệp và thử nghiệm với thế giới. Vì vậy, các bản thể luận mới hiện nay rất nhiều, dưới dạng một loạt các từ vựng khái niệm mới lạ và tính thẩm mỹ của tư duy: tập hợp, ảnh hưởng, mạng, đa dạng; hậu nhân văn luận, đa loài và Anthropocene Thế Nhân sinh, chủ nghĩa duy vật mới, chủ nghĩa hiện thực tư biện; sự xuất hiện, tính sống động, nội-hành động; cái bên cạnh, cái cách xa, cái có. Vì việc tạo ra những hình thức khái niệm mới như vậy – cơ sở tư duy thử nghiệm mới và thường có chủ ý – là trung tâm của “bước ngoặt bản thể luận” này, nên về cơ bản có sự đồng cảm của họ với phiên bản “của chúng tôi”.

Tuy nhiên, như chúng ta sẽ bàn đến, phiên bản của bước ngoặt bản thể luận mà cuốn sách này đề cập cũng khác biệt đáng kể so với những phiên bản khác. Sự khác biệt bắt nguồn từ điểm cốt lõi về đặc tính phản ánh cơ bản của phiên bản ‘của chúng tôi’ về bước ngoặt bản thể luận, mà, như chúng tôi đã trình bày trong phần Giới thiệu, bao gồm trong một đề xuất [tr.32] về phương pháp luận triệt để nhằm ‘tăng cường’ các chuỗi tư tưởng nhất định nằm ở trung tâm của dự án nhân học. Ngược lại, bất chấp ưu điểm mà chúng thường coi là mang tính thử nghiệm, tạm thời và cục bộ, bốn lựa chọn thay thế ‘khác’ mà chúng ta xem xét trong phần tiếp theo có xu hướng theo cách này hay cách khác để giả định, mặc dù thường chỉ ngầm hiểu, rằng việc chuyển hướng sang bản thể luận phải liên quan đến tham gia hoặc đóng góp vào dự án triết học truyền thống nhằm xây dựng một giải thích siêu hình về các cấu phần cơ bản của tồn tại. Trong một số trường hợp, như chúng ta sẽ thấy, mục đích này là rõ ràng và có cân nhắc, với việc các nhà nhân học và học giả STS tham gia cùng các nhà triết học để đưa ra câu trả lời của riêng họ cho các câu hỏi bản thể luận truyền thống đối với cách quan niệm tốt nhất về thế giới, các cấu phần của nó và các mối quan hệ giữa chúng (ở đây, nhiều phê phán khác nhau về nhị nguyên luận Descartes đã trở nên nổi bật). Theo đó, phần lớn bài viết này ở dạng những câu chuyện siêu hình mới lạ về thế giới là gì và nó hoạt động như thế nào – các mối quan hệ thay thế các thực thể, các quá trình nuốt chửng các bản chất, các tập hợp và các mạng  đồng lựa chọn các chủ thể và khách thể, các dòng lưu chuyển và tình trạng tắc nghẽn chiếm đoạt siêu hình học hiện diện, chỉ để bị lấn át bởi các đối tượng rút lui vào chính chúng, v.v., trong các tái hiệu chuẩn mang tính tư biện của kho vũ khí khái niệm của tư duy siêu hình.

Trong các trường hợp khác, gần với cách tiếp cận của chúng tôi hơn, các động thái sửa đổi khái niệm tương tự được thực hiện, không phải với danh nghĩa đạt được một hình ảnh bản thể luận tốt hơn về thế giới ‘thực sự như thế nào’, mà là vấn đề về tính thiết thực phương pháp luận. Tuy nhiên, như chúng tôi sẽ chỉ ra, bản thân các lập luận phương pháp luận này thường dựa trên các cam kết bản thể luận trước đó của chính chúng. Ví dụ, quan niệm phương pháp luận đặc trưng cho rằng thế giới mà các nhà nhân chủng học hoặc học giả STS quan tâm về mặt thực nghiệm được cung cấp thông tin bởi một tập hợp cơ bản các nguyên tắc bản thể luận, vốn thay đổi từ tập hợp thực tiễn địa phương này sang tập hợp thực tiễn địa phương khác, dường như trong nhiều bài viết về STS phải tự đặt tiền đề trên (ít nhất cũng ngầm ẩn) một tuyên bố siêu hình về tính đa dạng cố hữu của thế giới – một số người đã gọi luận điểm này là ‘đa nguyên luận bản thể luận’ (ví dụ: Law 2004). [Tr.33] Vì vậy, trong phần còn lại của chương này, chúng tôi sàng lọc qua các quan điểm khác nhau đã được đưa ra trong các cuộc tranh luận gần đây về bản thể luận để đặt ra các tọa độ rộng lớn hơn cho cách tiếp cận mà chúng tôi sẽ phác họa trong các chương sau, chỉ ra một cách có phê phán các yếu tố làm cho nó khác biệt nhất. Và còn nơi nào tốt hơn để bắt đầu hơn là với trụ cột cũ của bản thể luận, cụ thể là triết học.

Triết học và 'Bản thể luận-Định hướng Đối tượng'

Bước đầu tiên trong số bốn bước ngoặt bản thể luận ‘khác’ mà chúng ta sẽ thảo luận có liên quan đến việc tạo nhóm lỏng lẻo các triết gia được gọi là ‘các nhà hiện thực tư biện’ và nhóm các học giả chồng chéo bộ phận thực hiện ‘bản thể luận định hướng-đối tượng’ (object-oriented ontology), hay ‘OOO’ như một trong những người đề xuất nó, Ian Bogost, đã gọi tắt như vậy (2012: 6). Ở đây, những câu hỏi triết học và bản thể luận truyền thống như, ‘những loại sự vật nào tồn tại?’, ‘cái gì làm cho một cái gì đó trở thành một thế giới?’ hoặc, thực sự, ‘Bản thể là gì?’ được thăm dò để đi đến một siêu hình học có thẩm quyền đúng với thế giới. Như chúng ta sẽ thấy, một định hướng triết học đặc trưng như vậy hoàn toàn trái ngược với cách tiếp cận rõ ràng mang tính phản ánh và nhân học mà chúng tôi tìm cách phác họa trong chương này và những chương tiếp theo. Tuy nhiên, điều mà các nhà hiện thực luận tư biện và OOO chia sẻ với các bước ngoặt khác gần đây đối với bản thể luận trong nhân học và các lĩnh vực liên quan là sự hoài nghi đối với việc ngày càng gạt ra ngoài các câu hỏi bản thể luận được cho là đã diễn ra trong triết học và khoa học nhân văn trong những thập kỷ qua, nếu không muốn nói là hàng thế kỷ. Do đó, cái thống nhất các nhà tư tưởng đa dạng gắn liền với hiện thực luận tư biện và OOO là thái độ bất mãn chung với những gì mà họ than thở là con đường nhận thức luận nghiêm ngặt (phản siêu hình) mà triết học theo đuổi kể từ Phê phán Lý tính Thuần túy của Kant, và sự sẵn sàng đặt ra các câu hỏi bản thể luận về những gì tồn tại một lần nữa, mà do đó không trở lại với những nghịch lý, bế tắc và những ngõ cụt khác của siêu hình học giáo điều truyền thống. Như Quentin Meillassoux viết trong After Finitude – Sau cái Hữu hạn (một trong những cuốn sách có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực này):   

[Tr.34] [C]các ​​nhà triết học đương thời đã đánh mất những lĩnh vực ngoài trời vĩ đại, cái bên ngoài tuyệt đối của những nhà tư tưởng tiền phê phán…; cái bên ngoài đó không liên quan đến chúng ta, và được coi là thờ ơ với tính cho sẵn của chính nó, phải là cái tồn tại trong chính nó bất kể chúng ta có nghĩ về nó hay không; cái bên ngoài mà tư duy có thể khám phá với cảm giác hợp thức về việc ở trên lãnh thổ xa lạ – hoàn toàn thuộc nơi khác…(2008: 7; nhấn mạnh nguyên bản) Có một số lý do khiến việc quay trở lại những mối quan tâm của triết học tiền- Kantian được coi là cần thiết cho những người hiện thực luận tư biện. Graham Harman người đứng đầu trong số này, mà lý thuyết về các đối tượng lấy cảm hứng từ Whitehead của ông đã thúc đẩy rất nhiều sự gia tăng gần đây trong tài liệu OOO (ví dụ: Morton 2013), khẳng định là thực ra thì ‘tính quan hệ [đã trở thành] một vấn đề triết học chính. Dường như không còn rõ ràng làm thế nào một sự vật có thể tương tác với sự vật khác, vì mỗi sự vật trong vũ trụ dường như đều rút vào một bong bóng riêng, không có mối liên hệ khả dĩ nào giữa sự vật và sự vật khác’ (Harman 2010: 157). Một lần nữa, chúng ta nhận ra ở đây cái quan niệm siêu hình dai dẳng cho rằng có một thực tại ‘thực sự có thật’ ‘ở ngoài kia’ – một thực tại bao gồm các sự vật thấm nhuần chiều sâu siêu việt và nội tại tính, điều mãi mãi bị ẩn giấu đối với con người do thực tế là chúng ta chỉ có thể tương tác với các đối tượng này bằng cách liên hệ với chúng. Bất chấp những khác biệt của ông với Harman, đây cũng là câu hỏi trọng tâm mà Meillassoux đặt ra, cụ thể là làm thế nào để thoát khỏi cái mà ông gọi là ‘vòng tròn tương quan luận’ (2008: 53). Câu hỏi đặt ra cho Meillassoux là thoát khỏi xiềng xích của Copernican, trong đó, như ông viết, être, c'est être un corrélat tồn tại là tương quan. Do đó, vấn đề của hiện thực luận tư biện ‘bao gồm việc cố gắng hiểu làm thế nào mà suy nghĩ có thể tiếp cận với cái không tương quan... mà sự tách biệt của nó khỏi suy nghĩ đến mức nó tự thể hiện với chúng ta như một thứ không liên quan đến chúng ta, và do đó có năng lực tồn tại cho dù chúng ta có tồn tại hay không’ (2008: 29). Trong nỗ lực giải quyết những vấn đề này và những câu hỏi siêu hình tương tự, những người theo hiện thực luận tư biện và những người anh em OOO của họ đã thả những tấm lưới theo các hướng lý thuyết khác nhau, trải dài từ triết học tự nhiên lấy cảm hứng từ Badiou của Meillassoux như là ngẫu nhiên căn bản cho đến [tr.35] sự pha trộn của Harman với công cụ-phân tích của Heidegger với khái niệm mạng của Bruno Latour (Latour 2009).

Tuy nhiên, điểm mấu chốt cần lưu ý cho các mục đích hiện tại là các cách tiếp cận và các quan điểm đa dạng này chia sẻ một tham vọng triết học thẳng thắn là cung cấp phác thảo của một siêu hình học mới và thực sự là một bản thể luận thay thế – một khung khái niệm duy nhất sẽ giải thích, một lần duy nhất cho mọi thứ tồn tại. Cứ cho là như vậy, nhưng vẫn có những khía cạnh của những đề xuất siêu hình này cộng hưởng với những ý tưởng đã được đưa ra bởi các học giả liên quan đến bước ngoặt bản thể luận trong nhân học và STS - ví dụ: Lý thuyết đặc thù nhưng phức tạp của Harman về các đối tượng được liên kết rõ ràng với một số lý thuyết trong các công trình của Latour (Harman 2009). Nhưng những mục tiêu triết học này về cơ bản vẫn khác với những mục tiêu mà cuốn sách này đề cập. Để chắc chắn, chúng tôi chia sẻ với cuộc tranh luận OOO và những người hiện thực luận tư biện nói chung mong muốn đặt ra những câu hỏi bản thể luận ‘bị cấm’ mà triết học hiện đại trong nhiều thế kỷ đã dạy chúng ta không được đặt ra (và nhân học, xã hội học cũng như các ngành khoa học xã hội khác có xu hướng làm theo tuyến tư tưởng này). Và chắc chắn, chúng tôi vẫn đồng cảm với chương trình nghị sự lý thuyết rộng lớn hơn của những xu hướng triết học gần đây ấy, bao gồm cả nỗ lực làm suy yếu và loại bỏ khái niệm nhân văn luận về con người và ‘thuyết duy ngã liên chủ thể’ của nó (Meillassoux 2008: 51) thông qua các thăm dò thực nghiệm về ‘cái gì phải giống như một sự vật’ và các ‘hiện tượng xa lạ’ khác (Bogost 2012; Chương 5).2 Tuy nhiên, như Casper Bruun Jensen viết trong bình luận phê phán của riêng mình, trong khi bề ngoài thì ‘lập luận của Meillassoux là [một] sự sao chép rõ ràng và tăng cường cuộc tấn công của các nhà nhân học [tr.36] vào văn hóa luận,…Nhưng dự án của Meillassoux trực tiếp đi ngược lại với bước ngoặt bản thể luận trong nhân học’ (2013: 327; Graeber 2015: 23).

Tóm lại, trong khi những người hiện thực luận tư biện, với vai trò là nhà siêu hình học, tìm cách xây dựng các khung khái niệm chống đạn về mặt triết học để diễn đạt các bản thể luận thực sự, thì những gì chúng ta quan tâm với tư cách là nhà nhân học lại chịu sự kiểm soát rất khác (vì vốn dĩ là ngẫu nhiên và luôn thay đổi), cụ thể là được xác định bởi các đặc thù của tài liệu dân tộc học của chúng ta. Thật vậy, hiểu một cách rộng rãi, điểm này có thể được mở rộng thành mối quan hệ giữa bước ngoặt hữu thể luận trong nhân học và các cách tiếp cận triết học nói chung hơn. Đúng là, như các nhà bình luận cũng như một số người ủng hộ nó (ví dụ: Holbraad & Pedersen 2009; Viveiros de Castro 2009; 2014; Laidlaw 2012; Salmond 2014), nhận xét, việc nhấn mạnh rằng bước ngoặt bản thể luận đặt ra các câu hỏi về khái niệm hóa, và ưu điểm mà nó tạo ra để giữ cho các chân trời bản thể luận rộng mở và ngẫu nhiên đều mang nợ lớn với ảnh hưởng của Gilles Deleuze và Felix Guattari, những người mà triết học phải được định nghĩa nổi bật là sự sáng tạo của các khái niệm (Deleuze & Guattari 1994; xem thêm Jensen & Rödje 2009). Trong Chương 4, chúng ta sẽ thấy trong mối liên hệ, đặc biệt với công trình của Viveiros de Castro, những cách cụ thể, theo đó bước ngoặt bản thể luận có thể được trình bày rõ ràng dưới ánh sáng của (thực tế là liên minh với) các quan niệm Deleuzian. Tuy nhiên, một trong những khẳng định trung tâm [tr.37] của chúng tôi trong cuốn sách này là, bất chấp những mối quan hệ gần gũi của nó với triết học Deleuzian, mối quan tâm của chính bước ngoặt bản thể luận đối với sự pha chế các khái niệm được sinh ra từ những yêu cầu bức thiết đặc thù đối với nghiên cứu nhân học và trên hết, như đã được gợi ý trong phần Giới thiệu, cái đặc thù đòi hỏi dân tộc học đặt nỗ lực của các nhà nhân học vào việc mô tả và phân tích nó. Để đi sâu hơn vào sự khác biệt này giữa việc xây dựng mô hình siêu hình học và tính phản xạ hữu thể luận vốn là đặc trưng của định hướng phương pháp luận của bước ngoặt bản thể luận – đặt ra các câu hỏi ‘bản thể luận’ mà không coi ‘bản thể luận’ như một câu trả lời, như chúng tôi đã trình bày trong Phần giới thiệu - giờ đây chúng ta chuyển sang bước ngoặt thứ hai trong các bước ngoặt bản thể luận ‘khác’ của chúng tôi, đã diễn ra trong lĩnh vực STS.

Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ

Trong phần giới thiệu của họ về một tập bài dành cho hiện tượng ngày càng nổi bật của việc nói về bản thể luận trong STS trong vài thập kỷ qua, Steve Woolgar và Javier Lezaun (2013) đã kết nối sự phát triển này với mong muốn cấu thành của lĩnh vực để đưa ra một giải pháp thay thế cho nghiên cứu về ‘nhận thức luận’ trong triết học khoa học. Họ lập luận rằng bước ngoặt bản thể luận trong STS được hiểu rõ ràng nhất là ‘chiến thuật giảm phát’ mới nhất của ngành học, không nhằm cung cấp ‘câu trả lời thỏa đáng hơn cho các câu hỏi nhận thức luận cũ, mà là thay th[ế] khuôn khổ đã ban cho chúng cái phẩm chất trung tâm, gây khó chịu’ (2013: 322). Đặc biệt, nó được thúc đẩy bởi ‘mong muốn tránh bị cuốn vào mô tả và định tính “các quan điểm”. Đó là một nỗ lực để phá vỡ nhận thức luận và ngôn ngữ đại diện kèm theo của nó để ủng hộ một cách tiếp cận đề cập trực tiếp hơn đến sự cấu thành của thế giới’ (2013: 321–2). Vì vậy, bước ngoặt gần đây trong STS là có tính ‘bản thể luận’ theo hai cách có liên quan. Đầu tiên, nó bắt nguồn từ mong muốn vượt qua một khuôn khổ [tr.38] bản thể luận cụ thể, được coi là đặc biệt độc đoán bởi vì nó cung cấp nền tảng cho chính ý tưởng về nhận thức luận. Theo khuôn khổ này, đối tượng của khoa học là một thế giới đơn nhất, đồng dạng ‘ngoài kia’ (‘tự nhiên’), tạo thành đối tượng của ‘các quan điểm’ mà con người có thể tiếp nhận nó (‘các nền văn hóa’, ‘các biểu tượng’, ‘lý thuyết’, ‘diễn ngôn’, ‘nhận thức’, v.v.), là những quan điểm đa dạng vì chúng khác nhau tùy theo từng người hoặc từng nhóm, thay đổi vào những thời điểm khác nhau, …v.v. Nổi tiếng, dựa trên câu chuyện của Shapin và Schaffer (1985) về cách những thay đổi trí tuệ, công nghệ và chính trị đã kết hợp với nhau như thế nào trong thế kỷ 17 để khai sinh ra nó, Bruno Latour gắn nhãn cho hệ thống bản thể luận của một-tự nhiên -nhiều đại diện này là ‘bản hiến pháp hiện đại’ (Latour 1993). Như chúng ta sẽ thấy, dưới chiêu bài ‘một-tự nhiên-nhiều văn hóa’, khuôn khổ bản thể luận này cũng được coi là một trở ngại chính cần vượt qua bởi một số phiên bản nhất định của bước ngoặt bản thể luận trong nhân học, bao gồm cả phiên bản mà chúng ta đang tìm cách trình bày rõ ràng trong cuốn sách này.

Tuy nhiên, bước ngoặt của STS cũng mang tính bản thể luận theo nghĩa thứ hai, điều đó có lẽ đặc biệt hơn đối với lĩnh vực này (mặc dù như chúng ta sẽ thấy một số người ủng hộ bước ngoặt bản thể luận trong nhân học chia sẻ nó). Đối với STS, nếu cấu trúc hiện đại của tự nhiên so với các đại diện phải bị vượt qua, thì đó là bởi vì nó đi ngược lại với cái cách mà khoa học và công nghệ thực sự vận hành. Đặc biệt, nó che khuất những cách thức mà các thực hành khoa học và công nghệ tham gia vào chính cấu tạo của các đối tượng mà chúng tham gia (Pickering 1995; 2016). Nói cách khác, với tư cách là những định chế chứ không chỉ là những đại diện của thế giới, những thực tiễn này được hình dung tốt nhất như là những địa điểm trong đó các cấu hình và hiệu ứng bản thể luận cụ thể xuất hiện, tương tác với nhau, được cấu thành và biến đổi thông qua các thực tiễn và cơ sở hạ tầng vật chất-xã hội khác nhau. Phần lớn lý thuyết STS là về việc phân tích rõ ràng một khả tính như vậy và nghĩ ra các cách để theo dõi nó bằng thực nghiệm. Ở cấp độ phân tích, mối quan tâm hàng đầu là phân biệt ý tưởng cho rằng khoa học và công nghệ tạo ra định chế thế giới với quan niệm quen thuộc vào cuối thế kỷ 20 cho rằng thế giới [tr.39], bao gồm cả khoa học và công nghệ, là một chuỗi ‘các kiến tạo xã hội’ (xem thêm Hacking 1999; 2002). Các học giả STS lập luận rằng để nói về các kiến tạo xã hội (hoặc các kiến tạo văn hóa – vì mục đích hiện tại là như nhau), chỉ đơn giản là phê chuẩn hiến pháp hiện đại bằng cách giả định rằng sự biến đổi của thế giới phải được xác định dựa trên các đại diện xã hội hoặc văn hóa của nó; việc kiến tạo, nói cách khác, là một vấn đề quan điểm. Ngược lại, đối với STS, nếu thế giới được kiến ​​tạo bởi khoa học, hoặc bất kỳ thực tiễn nào khác của con người về vấn đề đó, thì đó là bởi vì các thực tiễn của con người tham gia vào chính sự cấu thành của nó bằng cách vượt qua sự phân chia bản thể luận giả định giữa họ và thế giới, qua đó hiến pháp hiện đại sẽ tìm cách ‘thanh lọc’ chúng (Latour 1993: 10–11). Do đó, thay cho kiến ​​tạo luận xã hội, STS thừa nhận bản hiến pháp của thế giới như một hoạt động kết-mở, được biểu diễn một cách đa dạng thông qua các cam kết và tương tác khác nhau, rất phức tạp và thường xuyên xung đột, giữa tất cả các thành phần của thế giới. Con người có thể đóng vai trò quan trọng như một phần của các chuỗi liên kết và phản ứng này (Michel Callon và nổi tiếng nhất là Bruno Latour đã gọi chúng là các ‘mạng’ – Callon & Latour 1981; Latour 1993; 1999; 2005; cf. 2013: 30–46 ), nhưng các vận hành và ‘tác tố’ của chúng chỉ có thể được hiểu trong mối quan hệ với trạng thái thừa mứa hỗn tạp của các thực thể không phải con người (các ‘tác nhân’ hoặc ‘diễn viên’ – Latour 2005: 54–5): tinh thần, động vật, ý tưởng, thể chế, chính trị, luật pháp, công nghệ, kỹ thuật, vật liệu, tác vật, sinh vật, phân tử – bất cứ sự vật gì hoạt động, tức là bất cứ sự vật gì tạo ra sự khác biệt đối với thực tiễn cụ thể được đề cập. ‘Lai’ cuối cùng là tất cả, các mạng này ‘đối xứng’ ở chỗ chúng từ chối tuân theo bất kỳ nguyên tắc phân chia nào giữa con người và không phải con người, cũng như chúng vượt qua các phân chia bản thể luận hệ quả giữa đại diện và thế giới, văn hóa và tự nhiên, v.v. (Latour 1993; xem 2005).

Kết quả cuối cùng là một hình ảnh về một thế giới luôn trong quá trình hình thành, mới nổi, chưa hoàn thiện, cũng mong manh và dễ thay đổi như các thực tiễn và các quá trình khiến nó tồn tại và duy trì nó, một cách bấp bênh, cùng nhau: một thế giới ‘đang cấu thành’ (Latour 2010b; Woolgar & Lezaun 2013: 322). Thật vậy, [tr.40] hệ quả triệt để hơn của điều này cũng thường được đưa ra: cụ thể là, trái ngược với bản thể luận ‘đơn tự nhiên’ của hiến pháp hiện đại, một thế giới được cấu thành như vậy, nghĩa là một thế giới luôn có thể được tái cấu thành, tốt nhất được hình dung dưới dạng vô số (ví dụ: Mol 2002). Các thực hành cục bộ hóa được cấu hình khác nhau sẽ có các hiệu ứng bản thể luận khác nhau, tạo ra các loại thực thể khác nhau, không có sơ đồ bản thể luận tổng thể nào để phân loại chúng theo một cách thống nhất (Jensen 2004; Gad & Jensen 2010). Trong những trường hợp như vậy, sẽ hợp lý hơn khi nói về thế giới ở số nhiều. Ví dụ, như được chế định trong các chuyến tham quan của khách du lịch, địa danh nổi tiếng ở sa mạc Úc, Ayers Rock, là một cái gì đó hoàn toàn khác với Uluru, như thổ dân gọi tảng đá này khi họ coi nó là tâm điểm của các thực hành nghi lễ đặc biệt và các câu chuyện thần thoại: cái ‘nó’ trong vấn đề này là hai (thực tế là nhiều hơn) sự vật khác nhau (Law 2004: 122–39). Thật vậy, như Law chỉ ra khi tham chiếu đến ví dụ đầy sắc thái chính trị này, luận điểm ‘đa thế giới’ hoặc ‘đa bản thể luận’ như vậy có những hậu quả sâu sắc đối với cách chúng ta nghĩ về chính trị, vì nó hàm ý rằng, không chỉ là xung đột ý kiến, quan điểm, niềm tin hay mức độ thuyết phục, tranh chấp chính trị là một ẩu đả về chính hiến pháp của thế giới – một vấn đề về các ‘bản thể luận chính trị’ (ví dụ: Verran 2014), ‘chính trị bản thể luận’ (ví dụ: Mol 1999) hoặc thậm chí là ‘chính trị vũ trụ’ (Latour 2004a; Stengers 2010). Chúng ta sẽ thấy rằng, khi thường áp dụng thuật ngữ này, trong nhân học, thì chính trị cũng là đặc điểm nổi bật trong các cuộc tranh cãi về bản thể luận.

Tuy nhiên, ở đây, chúng ta có thể lưu ý rằng các học giả STS đã phát triển một vốn từ vựng khái niệm phong phú để theo dõi bằng kinh nghiệm và để mở ra tính đa dạng của các vận hành bản thể luận này bằng thực nghiệm. Thật vậy, chất lượng đôi khi gây bối rối của các thuật ngữ mới của STS tương ứng với việc xuất phát điểm của nó từ hệ thống hiện đại của ‘lẽ thường’ bản thể luận, phát minh ra một ngôn ngữ mới một cách hiệu quả để nói về các lựa chọn thay thế khả dĩ cho nó. Vì vậy, bên cạnh vốn từ vựng tiêu chuẩn Latourian về mạng, các thể lai và các tác nhân, được chính thức hóa thành ‘Lý thuyết Mạng Tác nhân’ (ANT), chúng ta có ngày càng nhiều thuật ngữ lấy cảm hứng từ STS: người máy và tự nhiên-văn hóa (Haraway 1991), các tập hợp phương pháp (Law 2004), các thiết bị [tr.41] ghi (Latour & Woolgar 1986), các tính chuyển tiếp (Law 2000), các thể không thể quy giản (Latour 1988), các cắt xén thực tiễn (Pickering 1995), các thực hành (Mol 2002), các vướng víu (Barad 2007), các nếp gấp (Bowker 2009), các cơ sở hạ tầng (Jensen & Winthereik 2013; Jensen In press) và hơn thế nữa. Thậm chí hơn cả với OOO, sự gia tăng mạnh mẽ các khái niệm và quy trình phân tích này đồng cảm sâu sắc với dự án tái khái niệm hóa vốn là trung tâm của bước ngoặt bản thể luận trong nhân học như chúng ta hiểu về nó, và dòng cảm hứng giữa hai luồng tư duy này đã tưởng thưởng cho nhau và thường sinh lợi (ví dụ, xem Strathern 1996; Jensen & Rödje 2009; Latour 2010a; Jensen et al. 2011; Gad, Jensen & Winthereik 2015; Jensen 2012; Jensen & Morita 2012; Lien & Law 2011, 2012; Blaser 2014; Jensen 2014; Viveiros de Castro 2014; de la Cadena và cộng sự 2015; Walford 2015; Pickering 2016). Nhưng sự tương phản quan trọng với những người hiện thực luận tư biện và OOO là trong STS, những hành động khái niệm hóa này thường không được dự định là những khối đúc sẵn cho các khung bản thể luận mới để thay thế các giả định bản thể luận của cấu thành hiện đại. Thay vào đó, chúng được dự định là những thiết bị khái niệm để hủy bỏ những giả định thịnh hành này nhằm cho phép các khả tính ngẫu nhiên do các thế giới tạo ra trong quá trình xuất hiện. Woolgar và Lezaun đã sắc bén nhận định: “Khi đã phát triển khả năng phân tích nhạy cảm đặc trưng của mình trong một loạt các động thái giảm phát và lệch hướng, sẽ thật kỳ quặc nếu bây giờ STS bắt tay vào một dự án để ủng hộ phiên bản này hoặc phiên bản khác của bản thể luận. Thay vào đó…bước ngoặt sang bản thể luận trong STS có thể được hiểu rõ hơn với tư cách là một nỗ lực khác để áp dụng khẩu hiệu cốt lõi lâu đời của nó – ‘nó đã có thể khác đi’ – lần này là vào lĩnh vực của cái bản thể luận.” (2013: 322)

Do đó, trong khuôn khổ phần đã thảo luận của chúng ta, cái phân biệt bước ngoặt bản thể luận trong STS với biểu hiện của nó trong các xu hướng triết học gần đây là phẩm chất phương pháp luận và phản ánh triệt để của nó. Đối với hình thức và phương pháp tư duy nhân học mà cuốn sách này dành cho, nó không nhằm mục đích là một lý thuyết mà là một cách thức tiến hành – thực sự [tr.42] là một cách thức phá vỡ bằng thực nghiệm hiện trạng bản thể luận (xem Lynch 2013). Trong hàng loạt phiên bản mà dự án này đã sử dụng khối văn liệu STS, một số người đã đặc biệt cân nhắc về điểm này, khi trình bày các phân tích của họ như là những nỗ lực mang tính phản ánh nhằm thử nghiệm những cách hình dung mới lạ các tài liệu thực nghiệm khác nhau (ví dụ: Winthereik & Verran 2012; Morita 2013; Jensen In Press), nhiều điều mà chúng tôi mong muốn làm cho nhân học trong cuốn sách này. Ở một thái cực khác, phải thừa nhận rằng, có những học giả STS có ảnh hưởng, đã tiến gần hơn đến tinh thần của các loại lập luận triết học mà chúng ta đã xem xét trước đó, trình bày các phân tích của họ với tư cách là những đề xuất bản thể luận tích cực theo đúng nghĩa của họ, chân thực với cái thế giới hơn là thế giới hiện tồn – điển hình là các bản thể luận ‘hiện đại’, ‘Cartesian’ (ví dụ: Barad 2007; Pickering 2016; xem thêm DeLanda 2002; 2006).3 Tuy nhiên, có lẽ phần lớn văn liệu STS chiếm một vị trí hơi mơ hồ ở giữa hai cực này, tuy nhiên thường trộn lẫn việc nhấn mạnh vào tính mở về phương pháp luận thiên về loại bỏ định hướng thử nghiệm của chính nó để ủng hộ một hình ảnh có vẻ khá đồng dạng về thế giới trông thế nào và nó hoạt động ra sao - một thế giới của các thực tiễn và các định chế, bao gồm các tập hợp, các mạng và các mạch đệ quy, tác động lẫn nhau trong vô số quá trình trung gian và chuyển dịch.

Bất chấp các điểm hợp lưu cơ bản đã được đề cập, xu hướng này có thể chỉ ra rằng cũng có một sự khác biệt đáng kể giữa bước ngoặt bản thể luận, như chúng ta hiểu ở đây và cách tiếp cận STS tối thiểu trong một số phiên bản của nó. Vấn đề bắt nguồn từ vai trò của tính phản ánh [tr.43] trong cả hai trường hợp và đặc biệt là nó được thúc đẩy như thế nào. Như chúng ta đã thấy trong phần Giới thiệu, phiên bản của chúng ta về bước ngoặt bản thể luận cho thấy tầm quan trọng cốt yếu của tính phản ánh bởi vì nó coi nó như một điều kiện cơ bản về khả tính cho chính hành động mô tả nhân học. Theo quan điểm này, tính phảnánh không dựa trên một khẳng định trước nào đó về bản chất của các thực tại mà các nhà nhân học cổ vũ, mà được xem như một đặc điểm cần thiết của bản thân hành động mô tả nhân học. Nói một cách đơn giản: để mô tả những thứ mà mình chưa quen thuộc, chúng ta phải chú ý theo cách phản ánh đến các khái niệm chúng ta sử dụng và phải được chuẩn bị bằng thực nghiệm để tái cấu thành chúng. Ngược lại, có vẻ như đối với nhiều học giả STS, nhu cầu về tính phản ánh khái niệm trước hết không bắt nguồn từ yêu cầu cấp bách về phương pháp luận của việc mô tả, mà là từ một tập hợp hiểu biết trước đó về bản chất của thế giới (hoặc các thế giới), và những yêu cầu mà nó đặt ra đối với những nỗ lực của chính họ để xử lý nó. Đặc biệt, tính mở phương pháp luận đặc trưng và tính phản ánh khái niệm của hầu hết học thuật STS thường dựa trên một hình ảnh cụ thể về cấu thành bản thể luận của thế giới, theo đó thế giới tự mở và ở trạng thái tái tạo vĩnh viễn. Do đó, nếu các học giả STS nhận thấy cần phải thử nghiệm các từ vựng khái niệm mới, thì điều này thường là do họ coi các đối tượng mà họ mô tả – thế giới hoặc các thế giới – thuộc loại đòi hỏi các động thái phân tích phản ánh như vậy. Tuy nhiên, trong trường hợp ấy, những gì được trình bày như một lập luận bản thể luận, cơ bản mang tính phương pháp luận, phản xạ và gãy vỡ trong cấu thành, cuối cùng lại bị ép phục vụ cho một câu chuyện siêu hình có thẩm quyền về thế giới là như thế nào và nó vận hành ra sao. Một loại lý lẽ phương pháp luận được thực hiện để phục vụ cho một bước ngoặt bản thể luận, chứ không phải, với tư cách bước ngoặt bản thể luận ‘của chúng ta’ sẽ có theo cách khác. Thực hiện một bước khởi đầu mới cho dự án trí tuệ của riêng mình trong cuốn sách có tựa đề thú vị là Enquête sur les modes d'existence. Une anthropologie des Modernes - Khảo sát các Phương thức Tồn tại: Một loại Nhân học của Người Hiện đại (2013), bản thân Latour cũng gần như thừa nhận vấn đề này.

[Tr.44] Khi viết về một nhà nhân học tưởng tượng đang cố gắng lập biểu đồ cho chủ đề của mình (trong trường hợp này là ‘Những người Hiện đại’) bằng cách sử dụng các công cụ của ANT (Lý thuyết Mạng Tác nhân), ông nhận xét: [K]ẻ kia nghiên cứu các phân đoạn từ Luật, Khoa học, Kinh tế, hoặc Tôn giáo mà ả bắt đầu cảm thấy rằng mình đang nói gần như cùng một sự vật về tất cả chúng: cụ thể là chúng ‘được cấu tạo theo kiểu không đồng nhất của các yếu tố bất ngờ được tiết lộ bởi cuộc khảo sát’…. [H]ơi ngạc nhiên với ả, theo một cách nào đó, điều này lại chẳng có gì đáng ngạc nhiên, vì mỗi yếu tố đều bắt đầu gây ngạc nhiên theo cùng một cách. (2013: 34; nhấn mạnh bản gốc) Điều đáng nói nhất, có lẽ, là biện pháp khắc phục mà Latour đưa ra cho tình trạng khó khăn này, cụ thể là một cuộc khảo sát được dành một cách hiệu quả để vạch ra không gì khác hơn là toàn bộ cấu thành bản thể luận của xã hội hiện đại, điều chỉnh các nguyên tắc bản thể luận theo các ‘phân khúc’ của nó (Luật, Khoa học, Kinh tế...). Latour thừa nhận rằng với động thái này, ông đã thực sự ‘xuất hiện’ với tư cách là một triết gia – mặc dù, như ông nói, là một triết gia ‘thực nghiệm’ (Latour 2014a; xem Maniglier 2014 và Mol 2002; xem thêm Berliner et al. 2013) – tham gia vào, mặc dù trong trường hợp của ông vẫn còn đa dạng hóa triệt để, các đại dự án về bản thể luận với tư cách là một vấn đề giải quyết siêu hình. Thật vậy, đây chính xác là cách mà các nhà triết học đón nhận ông, và nhất là những người liên quan đến OOO (ví dụ: xem Harman 2009; Foster 2011). Có thể là như vậy, và mặc dù thực tế là có rất ít học giả STS đã cùng ông trong chuyến đi này, chúng tôi vẫn cho rằng việc Latour trượt từ tình trạng gãy vỡ về phương pháp luận sang việc xây dựng mô hình siêu hình học không phải là ngẫu nhiên: Nó thể hiện rõ ràng một tiền đề bản thể luận luôn ẩn giấu trong tung thâm của phần lớn văn liệu về STS, đánh dấu một cách hiệu quả các giới hạn của nó như một dự án phản ánh. Theo hình ảnh Geertzian của chúng tôi trong chương trước, với STS, đó là tính phản ánh, vâng, nhưng không nhất thiết hoàn toàn là tận cùng.

___________________________________________

(Còn nữa…)

Nguồn: Holbraad, Martin and Morten Axel Pedersen (2017). Other Ontological Turns, In Book The Ontological Turn An Anthropological Exposition, Cambridge University Press.

Notes

1 To be sure, we shall be seeing at certain points in chapters to follow, the reflexive project of conceptualization on which this anthropological approach centres does draw some of its inspiration from philosophical ideas and proposals. And conversely, it is worth noting that the interest anthropologists of the ontological turn have shown in philosophy has been to a certain extent reciprocated. As Tanya Luhrmann has noted (2013), contemporary discussions about ontology in anthropology can be compared to notorious debates about rationality in the 1960s and 70s, in which a number of philosophers engaged in a lively dialogue with anthropologists in entertaining the possibility of alternative forms of reasoning of the kind Evans-Pritchard, most emblematically perhaps, had sought to articulate for Zande witchcraft (1937; e.g. see Winch 1967; Wilson 1974). While the rationality debate had a clear epicentre in Britain, recent philosophical interest in anthropologists’ turn to ontology has come from more diverse sources, crossing even the proverbial divide between Analytical and Continental traditions (e.g. compare Paleček & Risjord 2013 and Sivado 2015 with Watson 2014, Surel 2014, Maniglier 2014, and Charbonnier et al. 2016). It should be noted that these debates have been conducted largely independently from the classic conversation between philosophers and social scientists about the ontology of social phenomena (e.g. Weber 1968; Durkheim 1982; Elster 1982), which in recent years has continued into philosophical and social theoretical discussions about ‘social ontologies’ (e.g. Searle 1995; 2006; Marcoulatos 2003; Friedman 2006; Fullbrook 2008; Lawson 2012).

2 Again, this is not offered as a philosophical thesis about the relationship between ontological assumptions, concepts and definitions, much less as an attempt to delineate the proper remit of ontology or metaphysics. This is a task for philosophers (e.g. Honderich 1995: 634). Ours is only an attempt to articulate clearly how the particular manner of anthropological analysis in which we are interested in this book operates, this being a point of anthropological methodology par excellence.

3 Note the deliberate play here on the double meaning of the verb ‘to experiment’ as rigorous scientific method and open-ended exploration, respectively. Indeed, the notion of experimentation suggested here would seem to be fundamentally at odds with conventional understandings among scholars and laymen alike of what constitutes a proper experiment in the natural (and indeed the social) sciences. After all, is scientific experimentation not widely defined as the quest for repeatable results through the setting up of controlled experimental environments that allow for the reproduction of ‘invariance’ and ‘limited variables’ over time? And does our vision for an experimental anthropology not represent an exact opposite ideal by advocating for maximal variance and the production of singular, non-repeatable results? To a significant extent, yes; but there are nevertheless grounds for arguing that what we are proposing here may be said to be experimental also in a more scientific sense. For one thing, as Latour has pointed out, there is in fact ‘little difference between observation and experiment… An observation is an experiment where the body of the scientist is used as instrument, complete with its writing device, the hand….It does not matter if [one] has an instrument…or….huge laboratory-like paraphernalia’ (1990: 57). What is more, as Latour also points out, ‘nothing proves that an experiment is a zero-sum game. On the contrary, every difficulty [encountered by experimental scientists] suggests that an experiment is an event….and not a discovery, an uncovering, an imposition, a synthetic a priori judgement, the actualization of a potentiality, and so on’ (1990: 65–6). In other words, although it may not appear to do so (not even to its practitioners), ethno-graphic fieldwork – including the criteria of evidence associated with it (Engelke 2008) – arguably is a distinct mode of (self)-experimental research practice. In fact, if we are to follow the historian and philosopher of science Hans Rheinberger, the anthropological method possesses several advantages when held up against other, more laboratory-based ‘research systems’ (to borrow Rheinberger’s term), notably the capacity to perpetually remain, as he puts it, ‘young ’: (1994). After all, proposes Rheinberger, ‘[r]esearch systems….are characterized by a kind of differential reproduction by which the generation of the unknown becomes the reproductive force of the whole machinery. As long as this works, the system so to speak remains “young.” “Being young”, then, is not here a result of being near zero on the time scale; it is a function if you will of the functioning of the system. The age of such a system is measured by its capacity to produce differences that count as unprecedented events and keep the machinery going’ (1994: 68; emphasis added).

References

Barad, Karen. 2007. Meeting the Universe Halfway: Quantum Physics and the Entanglement of Matter and Meaning. Durham, NC:Duke University Press.

Berliner, David, Laurent Legrain and Mattijs van de Por. 2013. ‘Bruno Latour and the anthropology of the moderns’. Social Anthropology 21 (4): 435– 47.

Blaser, Mario. 2014. ‘The political ontology of doing difference and sameness.’ Theorizing the Contemporary, Cultural Anthropology website, January 13, 2014. https://culanth .org/ fieldsights/ 474-the-political-ontology-of-doing-difference-and-sameness

Bogost, Ian. 2012. Alien Phenomenology, or What It’s Like Be a Thing (Posthumanities). Minneapolis: University of MinnesotaPress.

Bowker, Geoffrey C. 2009. ‘A plea for pleats’, in C. B. Jensen and K. Rödje (eds.), Deleuzian Intersections: Science, Technology, Anthropology, pp. 123–38. New York: Berghahn.

Callon, Michel and Bruno Latour. 1981. ‘Unscrewing the big Leviathan; or how actors macrostructure reality, and how sociologists help them to do so?’, in K. Knorr and A. Cicourel (eds.), Advances in Social Theory and Methodology, pp. 277–303. London: Routledge and Kegan Paul.

De la Cadena, Marisol, Marianne E. Lien, Mario Blaser, Casper Bruun Jensen, Tess Lea, Atsuro Morita, Heather Swanson, Gro Ween, Paige West and Margaret Wiener. 2015. ‘Anthropology and STS: generative interfaces’. Hau: Journal of Ethnographic Theory 5 ( 1 ):437– 75 .

De Landa, Manuel. 2002. Intensive Science and Virtual Philosophy. London: Continuum.

De Landa, Manuel. 2006 . A New Philosophy of Society: Assemblage Theory and Social Complexity. London & NewYork: Continuum.

Deleuze, Gilles and Felix Guattari. 1994. What is Philosophy?. Translated by Graham Bell and Hugh Tomlinson. London: Verso.

Foster, Jay. 2011. ‘Ontologies without metaphysics: Latour, Harman and the philosophy of things’. Analecta Hermeneutica 3: 1 –26.

Gad, Christopher and Casper Bruun Jensen. 2010. ‘On the consequences of post-ANT’. Science, Technology and Human Values 19: 55–80.

Gad, Christopher, Casper Bruun Jensen and Brit Ross Winthereik. 2015. ‘Practical ontology: Worlds in STS and anthropology.’ Nature Culture 3:1–24.

Graeber, David. 2015. ‘Radical alterity is just another way of saying “reality”: a reply to Eduardo Viveiros de Castro’. Hau: Journal of Ethnographic Theory 5 (2): 1 –41.

Hacking, Ian. 1999. The Social Construction of What? Cambridge, MA: Harvard University Press.

Hacking, Ian. 2002. Historical Ontology. Cambridge, MA:Harvard University Press.

Haraway, Donna J. 1991. ‘A cyborg manifesto: science, technology and socialist feminism in the late twentieth century’, in D. Haraway (ed.), Simians, Cyborgs and Women: The Reinvention of Nature, pp. 149–81. London:Free Association Books.

Harman, Graham. 2009. Prince of Networks: Bruno Latour and Metaphysics. Melbourne: re. press.

Harman, Graham. 2010. Towards Speculative Realism: Essays and Lectures. Hants, UK :Zero Books.

Holbraad, Martin and Morten Axel Pedersen. 2009. ‘Planet M: The intense abstraction of Marilyn Strathern’. Anthropological Theory 9 (4): 371–94.

Jensen, Casper Bruun 2004. ‘A nonhumanist disposition:on performativity, practical ontology, and interventions’. Configurations 12 (2):229–61.

Jensen, Casper Bruun 2012. ‘Proposing the motion: “the task of anthropology is to invent relations” ’. Critique of Anthropology 32 :47 –53 .

Jensen, Casper Bruun 2013. ‘Two forms of the outside. Castaneda, Blanchot, ontology’. HAU: Journal of Ethnographic Theory 3 (3):309–35.

Jensen, Casper Bruun 2014a. ‘Practical Ontologies.’ Theorizing the Contemporary, Cultural Anthropology website, January 13, 2014. https://culanth.org/fieldsights/466- practical-ontologies.

Jensen , Casper Bruun 2014b. ‘Experiments in good faith and hopelessness. Toward a postc ritical social science’. Common Knowledge 20 (2): 337–362.

Jensen , Casper Bruun In press. ‘Multinatural infrastructures: the many natures and cultures of Phnom Penh’s sewage system’, in P. Harvey, C. B. Jensen and A. Morita (eds.), Infrastructures and Social Complexity: A Routledge Companion. London and New York. Routledge.

Jensen, Casper Bruun and Kjetil Rödje (eds.). 2009. Deleuzian Intersections in Science, Technology and Anthropology. Oxford: Berghahn.

Jensen, Casper Bruun and Atsuro Morita (eds.). 2012. ‘Anthropology as critique of reality: a Japanese turn’. Forum in HAU: Journal of Ethnographic Theory 2 (2): 358–405.

Jensen, Casper Bruun, Morten A. Pedersen and Brit R. Winthereik (eds.). 2011. ‘Comparative Relativism’, special issue of Common Knowledge 17(1).

Jensen, Casper Bruun and Brit Ross Winthereik. 2013. Monitoring Movements in Development Aid: Recursive Infrastructures and Partnerships. Cambridge, MA: MIT Press.

Laidlaw, James. 2012. ‘Ontologically challenged’. Anthropology of this Century 4, Available at: http://aotcpress.com/articles/ontologically-challenged (accessed 22 April 2015).

Latour, Bruno. 1988. Irréductions . Published with The Pasteurization of France. Cambridge, MA: Harvard University Press.

Latour, Bruno. 1990. ‘The force and the reason of experiment’, in H. E. Le Grand (ed.), Experimental Inquiries, pp. 49–80. Dordrecht, Netherlands: Kluwer Academic Publishers.

Latour, Bruno. 1993. We Have Never Been Modern. Translated by Catherine Porter. London: Prentice-Hall.

Latour, Bruno. 1999. Pandora’s Hope: Essays on the Reality of Science Studies. Cambridge, MA: Harvard University Press.

Latour, Bruno. 2004a. ‘Whose cosmos, whose cosmopolitics? Comments on the peace terms of Ulrich Beck’. Common Knowledge 10 (3): 450– 92.

Latour, Bruno. 2004b. ‘“Não congelarás a imagem”, ou: como não desentender o debate ciência-religião’. Mana 10 (2): 349– 76.

Latour, Bruno. 2004c. Why has critique run out of steam? from matters of fact to matters of concern. Critical Inquiry 30 (2): 225 – 48.

Latour, Bruno. 2005. Reassembling the Social: An Introduction to Actor-Network-Theory. Oxford: Oxford University Press.

Latour, Bruno. 2009. ‘Perspectivism: type or bomb?’ Anthropology Today 25 (2): 1–2.

Latour, Bruno. 2010a. On the Modern Cult of the Factish Gods. Durham, NC and London: Duke University Press.

Latour, Bruno. 2010b. ‘An attempt at a “compositionist manifesto”’. New Literary History 41: 471– 90.

Latour, Bruno. 2013. An Inquiry into Modes of Existence: An Anthropology of the Moderns. Translated by Cathy Porter. Cambridge, MA.: Harvard University Press.

Latour, Bruno. 2014a. ‘What is the style of matters of concern’, in N. Gaskill and A. J. Nocek (eds.), The Lure of Whitehead, pp. 92–127. Minnesota: University of Minnesota Press.

Latour, Bruno. 2014b. ‘Agency at the time of the anthropocene’. New Literary History 45 (1): 1-18.

Latour, Bruno, and Steve Woolgar. 1986. Laboratory Life: The Construction of Scientific Facts. Princeton, NJ: Princeton University Press.

Law, John. 2000. ‘Transitivities’. Society and Space 18:133–48.

Law, John. 2004. After Method: Mess in Social Science Research. London and NewYork: Routledge.

Lien, Marianne and John Law. 2011. ‘“Emergent Aliens”:on salmon, nature, and their enactment’. Ethnos 76 (1): 65–87.

Lien, Marianne and John Law. 2012. ‘Slippery: field notes on empirical ontology’. Social Studies of Science. 43 (3):363–78.

Lynch, Michael. 2013. ‘Ontography: investigating the production of things, deflating ontology’. Social Studies of Science 43 (3): 444– 62.

Maniglier, Patrice. 2014. ‘A metaphysical turn? Bruno Latour’s “An Inquiry into Modes of Existence”’. Radical Philosophy 187: 37–44.

Meillassoux, Quentin. 2008. After Finitude: An Essay on the Necessity of Contingency. New York: Continuum.

Mol, Annemarie. 1999. ‘Ontological politics: a word and some questions’, in J. Law and J. Hassard (eds.), Actor Network Theory and After, pp. 74 –89. Oxford and Keele: Blackwell and the Sociological Review.

Mol, Annemarie. 2002. The Body Multiple: Ontology in Medical Practice. Durham, NC and London: Duke University Press.

Morita, Atsuro. 2013. ‘The ethnographic machine: experimenting with context and comparison in Strathernian ethnography’. Science, Technology, & Human Values 39 (2): 214–35.

Morton, Timothy. 2013. Hyperobjects Philosophy and Ecology after the End of the World. Minneapolis, MN: University of Minnesota Press.

Pickering, Andrew. 1995. The Mangle of Practice: Time, Agency and Science. Chicago and London: University of Chicago Press.

Pickering, Andrew. 2016. ‘The ontological turn: taking different worlds seriously’. Available at: https:// architecture.mit.edu/ sites/ architecture.mit.edu/ files/ attachments/ lecture/ tokyo-rev-(accessed 31 August 2016)

Salmond, Amiria. 2014 . ‘Transforming translations (part 2): addressing ontological alterity’. HAU: Journal of Ethnographic Theory 4 (1): 155–87.

Shapin, Steven and Simon Schaffer. 1985. Leviathan and the Air Pump: Hobbes, Boyle and the Experimental Life. Princeton, NJ: Princeton University Press.

Stengers , Isabelle. 2010. Cosmopolitics I. Minneapolis, MN: University of Minnesota Press.

Strathern, Marilyn 1996. ‘Cutting the network’. Journal of the Royal Anthropological Institute (N.S.) 2 (3): 517– 35.

Viveiros de Castro, Eduardo. 2009. ‘Intensive filiation and demonic alliance’, in C. B. Jensen and K. Rödje (eds.), Deleuzian Intersections in Science, Technology and Anthropology, pp. 219–55. Oxford: Berghahn Books.

Viveiros de Castro 2014. Cannibal Metaphysics: For a Post-Structural Anthropology. Translated and edited by Peter Skafish. Minneapolis, MN: Univocal Publishing.

Walford, Antonia. 2015. ‘Double standards: examples and exceptions in scientific meteorological practice in Brazil’. Journal of the Royal Anthropological Institute (N.S.)21 (S1 ): 64 –77.

Winthereik, Brit R. and Helen Verran. 2012. ‘Stories as generalizations that intervene’. Social Science Studies 25 (1): 37 –51.

Woolgar, Steve and Javier Lezaun. 2013. ‘The wrong bin bag: a turn to ontology in science and technology studies?’ Social Studies of Science 43 (3): 321–40.

 

 

 

 

 

  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét