Powered By Blogger

Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

Thực chứng luận và “Khảo cổ học Mới” (I)

 Michael Shanks và Christopher Tilley

Người dịch: Hà Hữu Nga

Giới thiệu

Các nhà khảo cổ học nên làm thế nào để có tri​​ thức về quá khứ? Tri thức này liên quan đến những gì? Cái gì tạo nên cách giải thích cho những thứ mà các nhà khảo cổ học tìm thấy? Chương này xem xét lời đáp cho những câu hỏi đã được ngành Khảo cổ học Mới chấp nhận ấy; nó xem xét các vấn đề nhận thức luận được nêu ra bởi một công trình nghiên cứu về quá khứ trong tài liệu khảo cổ học sau năm 1960. Khảo cổ học Mới đã chấp nhận một cách hiển minh và ngầm ẩn một mô hình thực chứng về cách giải thích quá khứ và chúng tôi xem xét việc coi thế giới xã hội như một phần mở rộng của tự nhiên, việc quy giản thực hành thành hành vi, tách rời “hiện thực”, sự kiện, khỏi các khái niệm và lý thuyết. Chúng tôi chỉ trích việc thử nghiệm, xác nhận và bác bỏ lý thuyết như một cách kết nối lý thuyết và sự kiện, bằng cách nhấn mạnh tất cả mọi quan sát đều đầy ắp-lý thuyết. Khảo cổ học Mới tự đối lập một cách không khoan nhượng chính nó với Khảo cổ học “định chuẩn” truyền thống với tư cách là một khoa học xã hội và chúng ta bắt đầu chương này với việc xem xét sự thay đổi ấy cũng như lý do tại sao nó lại diễn ra. Giọng điệu của chương này lại mang tính phê phán. Chúng tôi cho rằng ở cấp độ nhận thức luận, các lập trường hiện có trong văn liệu khảo cổ học là không đủ và không cung cấp được nhiều hiểu biết sâu sắc cho việc nghiên cứu các quá trình xã hội trong quá khứ hoặc hiện tại và mối quan hệ của chúng với văn hóa vật chất.

Hệ mẫu mới - hay Khảo cổ học Truyền thống hồi sinh?

Vào đầu những năm 1960, đã ra đời thứ mà sau đó trở nên có tiếng là “Khảo cổ học Mới”. Ban đầu đây là một sự phát triển của Mỹ bắt nguồn từ công trình của Binford với một bài viết nổi tiếng “Khảo cổ học như là nhân học” (Binford 1962), và tiếp theo là một loạt các bài viết đầy ảnh hưởng khác (Binford 1972). Biểu hiện của người Anh về khuôn khổ mới này đã sớm được trình bày rõ ràng trong các công trình của Clarke (1968) và Renfrew (1972). Rất khó để ấn định niên đại chính xác nhưng vào khoảng năm 1972, một bá quyền mới đã được thiết lập trong ngành khảo cổ học và Khảo cổ học Mới từ không chính thống đã được nhiều người chấp nhận. Đương nhiên, có một số người phản đối (Bayard 1969, Hawkes 1968, Trigger 1968, 1970) nhưng những người này không đưa ra được bất kỳ lựa chọn thay thế rõ ràng hoặc có thể chấp nhận được, ít nhất là đối với những kẻ được truyền cảm hứng với sự nhiệt thành mang tính cách mạng của Khảo cổ học Mới.

Giờ đây có lẽ tất cả các nhà khảo cổ học đều đồng ý rằng đã có những thay đổi lớn trong ngành học, nhưng liệu những thay đổi này có dẫn đến một cuộc cách mạng hay bất cứ điều gì thực sự mới về cơ bản hay không thì lại là vấn đề sức thuyết phục hoặc niềm tin cá nhân và không chắc liệu nó có thể được thiết lập theo bất kỳ cách thức xác quyết nào không. Mặc dù chương này và trong toàn bộ cuốn sách ghi nhận sự bất đồng sâu sắc hầu như với mọi nguyên lý chính hình thành nên dự án “Khảo cổ học Mới”, nhưng chúng tôi vẫn muốn tuyên rằng chúng tôi tin đó là một phát triển rất quan trọng và là điều tối quan trọng. Điều đó không liên quan gì đến nội dung, với những gì các nhà khảo cổ học đã nói hoặc làm trong những chi tiết cụ thể. Thay vì nó lại liên quan đến hành động tự cứu mình.

Renfrew (1982a) đã tinh khéo mô tả giai đoạn từ năm 1900 đến năm 1960 là “giấc ngủ dài” của khảo cổ học, một thời kỳ mà mục tiêu, quy trình và bản chất của khảo cổ học như một hình thức tra vấn trí tuệ về quá khứ đã không được thảo luận rõ ràng ngoại trừ trong công trình của một vài học giả, đáng chú ý nhất là Childe và Taylor, và chắc chắn đã không thúc đẩy nhiều cuộc tranh luận lớn. Đặc điểm quan trọng của Khảo cổ học Mới và một điều vẫn vĩnh viễn quan trọng là việc tranh luận cũng như thảo luận đã bắt đầu, không phải giữa một hoặc hai người, mà trong toàn bộ cộng đồng học giả về câu hỏi khảo cổ học có thể là gì, có thể và không thể làm gì, quá khứ có thể được khái niệm hóa ra sao và liệu có tồn tại một loại tri ​​thức khách quan về nó hay không và theo cách nào. Nói tóm lại, nó không chỉ trở nên xứng đáng để xây dựng lý thuyết mà điều này được coi là điều cần thiết cho bất kỳ sự phát triển nào diễn ra. Một khối văn liệu lớn về lý thuyết đã được phát triển, đã có nguyên cả những cuốn sách được dành cho chủ đề này, trong khi trước đây điều này rất hiếm thấy. Việc xây dựng lý thuyết không còn bị coi là một hoạt động bất thường, một công cụ hỗ trợ cho công việc khảo cổ học thực sự, mà là một thành phần không thể thiếu của hoạt động khảo cổ. Nếu có bất cứ điều gì có thể coi là thực sự khác biệt hoặc mang tính cách mạng về ngành Khảo cổ học Mới thì đó chính là điều này. Tuy nhiên, nội dung của những gì đã nói lại là một vấn đề khác.

Công trình có ảnh hưởng lớn của Kuhn (1970) về cách mạng khoa học đã được các nhà khảo cổ học sử dụng để thúc đẩy quan điểm cho rằng một sự thay đổi hệ mẫu đã diễn ra và các phân tích trích dẫn đã được sử dụng để hỗ trợ thực nghiệm và hợp thức hóa các khẳng định này (Sterud 1978, Zubrow 1972, 1980). Việc xác định chính xác những gì đã thay đổi và lý do tại sao nó thay đổi trong thực tế đã tỏ ra khó khăn (Meltzer 1979). Một loạt chi tiết cụ thể có thể được nêu tên như việc sử dụng các kỹ thuật định lượng, khái niệm về tính hệ thống hoặc sự nhấn mạnh phương pháp diễn dịch trong nghiên cứu, nhưng tất cả đều có thể hoặc được truy ngược trở lại khảo cổ học trước đó hoặc chỉ có thể được gán cho “tính mới” do suy luận nhầm lẫn. Ví dụ, việc nhấn mạnh vào phương pháp diễn dịch trong nghiên cứu đã trái ngược với quy trình quy nạp trước đây (Hill 1972). Tuy nhiên, điều này giả định rằng người ta có thể làm điều này mà không phải điều khác.

Đương nhiên, tất cả các học giả đều thích nghĩ rằng trong lĩnh vực của họ có nhiều tiến bộ đã được và đang được thực hiện, nhưng dường như điều cốt yếu là các nhà Khảo cổ học Mới phải ghi dấu công trình của họ là hoàn toàn khác với những gì đã làm trước đó và hợp thức hóa nó với tư cách là: (i) thực sự là mới; (ii) đại diện cho sự tiến bộ. Clarke (1973) đã xác định sự xuất hiện của ý thức ngành học như là đặc điểm hứa hẹn nhất của ngành Khảo cổ học Mới, mà “giải thưởng” là khả tính mở rộng hoàn toàn các chân trời của ngành học, phát triển các lựa chọn thay thế cho các thực tiễn hiện tồn, và do đó, kiểm soát “hướng đi và vận mệnh” của ngành học (sđd, tr 7). Đối với Clarke, điều đó ngụ ý là “thời ngây thơ” của khảo cổ học truyền thống cuối cùng cũng đã lùi vào dĩ vãng. Những lý do cho sự thay đổi trong ngành khảo cổ học có liên quan đến cuộc khủng hoảng trong tư duy khảo cổ, nhưng chính xác thì cuộc khủng hoảng này bao gồm những gì và tại sao nó lại xảy ra vào những năm 19601. Có phải cuộc khủng hoảng được nhận thức chỉ là một sự phát triển may rủi. Hill (1972, tr. 61) cho rằng cuộc khủng hoảng ấy là kết quả của sự thất bại của các lý thuyết và phương pháp truyền thống trong việc giải quyết các vấn đề khảo cổ học. Leone (1972, p. 21), liên quan đến vấn đề về sự thành công của khảo cổ học truyền thống, đã đưa ra quan điểm ngược lại. Ông coi mục tiêu chính của khảo cổ học truyền thống là cung cấp một phác thảo về những gì đã xảy ra trong quá khứ. Vì giờ đây đã có bản phác thảo này, là những gì mà các nhà khảo cổ học dành thời gian của họ để thực hiện – nên Trigger (1981) đã quy những thay đổi trong tư duy khảo cổ học cho những thay đổi xã hội rộng lớn hơn và các thái độ mà bản thân các nhà khảo cổ học không thể kiểm soát được. Về cách giải thích này, các thay đổi trong lý thuyết và thực hành khảo cổ chỉ phản ánh bối cảnh xã hội rộng lớn hơn. Mới đây, theo Trigger, ý tưởng cho rằng tiến bộ kỹ thuật sẽ giải quyết mọi vấn đề xã hội đã được thay thế bằng tình trạng bi quan và tuyệt vọng sâu sắc, ít nhiều được thể hiện trực tiếp trong việc Renfrew sử dụng lý thuyết thảm họa để giải thích sự thay đổi xã hội (Renfrew 1978a). Chúng ta không thể nói rằng cái nhìn của Renfrew về cuộc sống có thực sự bi quan đến mức tuyệt vọng hay không, nhưng công thức của Trigger hầu như không đầy đủ. Nó dựa trên quan niệm về xã hội như là sự đồng thuận mang tính định chuẩn giữa các cá nhân và do đó các lý thuyết của các nhà khảo cổ học, tất yếu phản ánh cách nhìn chung về cuộc sống được tổ chức tại bất kỳ thời điểm nào. Được coi là cực kỳ hợp lý, lập trường của Trigger tin rằng các nhà khảo cổ học với một trí tuệ thiếu năng động, vì vậy họ chỉ có năng lực phản ánh các điều kiện xã hội tồn tại của mình chứ không phải thách thức hoặc cố gắng thay đổi các điều kiện đó.

Tất nhiên, những quan điểm trái ngược nhau của Hill và Leone về lý do của cuộc khủng hoảng trong khảo cổ học có thể được giải quyết bằng cách đơn giản tuyên rằng một số nhà khảo cổ học tin là họ đã hoàn thành tất cả những gì có thể bằng cách sử dụng các lý thuyết và phương pháp luận truyền thống trong khi với những người khác thì lại cảm thấy chẳng có gì đáng quan tâm hay quan trọng cả. Chúng tôi cho rằng có lẽ một lý do chính đáng hơn cho sự phát triển của Khảo cổ học Mới về cơ bản là do động lực của uy tín và sức mạnh, nhưng trên cơ sở ngành học hơn là thuộc khuôn khổ per se tự thân cá nhân. Trong suốt hai thập kỷ qua, các nhà khảo cổ học đã tách rời công trình của họ khỏi lịch sử, coi đó là đặc trưng đặc thù và mang tính biểu ý, và đã mô tả nó như một khoa học “cứng” tổng quát hóa mang tính luật tắc (nomothetic). Khoa học, với chữ K viết hoa, là từ khóa để hiểu những phát triển gần đây trong khảo cổ học. Tại sao phần lớn các nhà khảo cổ học lại muốn choàng chiếc áo khoác trắng vô trùng?. Điều này dường như liên quan đến việc tiếp nhận huyền thoại về tính tối thượng của khoa học như là phương thức hiểu biết tối thượng của con người, nhà khoa học như một nhân vật anh hùng xua tan huyền thoại bằng lý tính sắc bén. Với ưu thống ngày càng tăng của khoa học và công nghệ trong xã hội đương đại, thì việc đúc kết bằng hình ảnh này chính là đạt được sự tôn trọng trí tuệ và sức mạnh, thứ sức mạnh đạt được bằng cách sản xuất hoặc có mục đích tạo ra tri thức khách quan phù hợp với thế giới hiện đại (Fritz và Plog 1970, trang 412), sự phù hợp được hình thành bằng khuôn khổ trung lập về đạo đức và chính trị và do đó vốn có tính bảo thủ (Tilley 1985, Chương 3 tập này). Khảo cổ học Mới bắt đầu một cách lạc quan; khảo cổ học, được xác quyết, có thể là nhân học nhưng những hạn chế của khảo cổ học truyền thống đối với việc có thể đạt được sự hiểu biết sâu sắc về quá khứ đã được tái sáng tạo như là kết quả của chủ trương khoa học thực chứng. Say sưa với vị đậm whisky Hempelian và hương nồng cognac chức năng luận, Khảo cổ học Mới đã thoái trào để có thể nói thêm đôi chút về cái biểu trưng và xã hội, hơn là có thể bị quy giản thành ảnh hưởng của công nghệ và kinh tế, những nấc đầu của thang Hawkes (1954) mà vượt khỏi nó các nhà khảo cổ học truyền thống không quan tâm đến việc mạo hiểm, ngoại trừ trong những thời điểm suy lý thứ cấp hiếm hoi. Phần còn lại của chương này được dành để phê phán bản chất của nhận thức luận và phương pháp luận được áp dụng trong Khảo cổ học Mới.

Xác quyết Tri ​​thức Nền tảng: Thực chứng luận

Các nhà Khảo cổ học Mới không chỉ đối lập khát vọng khoa học với sự hiểu biết lịch sử, mà còn đối lập diễn dịch với quy nạp, thực chứng luận với kinh nghiệm luận. Việc viện vào triết học khoa học thực chứng được coi là con đường vương giả dẫn đến thành công. Đích đến không còn là mô tả quá khứ mà là giải thích nó và cấu trúc giải thích đã trở thành mối quan tâm hàng đầu. Gần như ngay lập tức có sự chia rẽ giữa các nhà khảo cổ học coi nhiệm vụ của họ phải là công thức hóa cùng thử nghiệm các quy luật và những người chủ trương giải thích chức năng luận bằng khuôn khổ hệ thống (xem Hodder 1982a). Cuộc ly giáo này lần đầu tiên được Flannery xác định rõ ràng, ông đã thực hiện một cuộc tấn công chế nhạo các nhà khảo cổ học “quy luật và trật tự” ấy. Kể từ những năm 1970, hai hướng tiếp cận đã tiếp tục được thực hiện nhưng sự thất bại chung trong việc công thức hóa bất kỳ quy luật nào vượt ra ngoài cái tầm thường cũng đều dẫn đến một tình huống mà hiện nay rất ít nhà khảo cổ học sẵn sàng cam kết với cách tiếp cận như vậy. Điểm chung cho cả hai nhóm là việc nhấn mạnh vào nhu cầu khái quát hóa và tin rằng kiểm nghiệm diễn dịch dựa trên hồ sơ khảo cổ học là cách duy nhất để đảm bảo tính khách quan và hợp lệ của các khẳng định về quá khứ.

Cả những người chủ trương sử dụng và xây dựng các quy luật lẫn các nhà lý thuyết hệ thống chức năng luận đều nhầm lẫn giữa thực chứng luận và kinh nghiệm luận. Trớ trêu thay, họ đã thay thế kinh nghiệm luận bằng thực chứng luận, một trong những triết học thực nghiệm nghiêm ngặt nhất để tồn tại, và đó là sự nhầm lẫn chung mà điều này không được nhận ra. Một mô tả triết học được chấp nhận rộng rãi về thực chứng luận cho rằng đó là kinh nghiệm luận hệ thống. Hơn nữa, những nhà khảo cổ học tự cho mình là đã hoàn toàn bác bỏ các lập trường kinh nghiệm luận đặt cơ sở cho công trình của họ trên việc đọc hạn hẹp các văn liệu triết học. Thứ nhất, họ chỉ đề cập đến triết học khoa học (có thể hiểu là họ muốn trở thành nhà khoa học), thứ hai, ít nhiều cho rằng có sự đồng thuận chung tồn tại trong triết học khoa học và công trình của một vài nhà triết học thực chứng về khoa học, đặc biệt là của Hempel, đã được chuyển nhượng bán buôn với rất ít, hoặc thậm chí không được xem xét mang tính phê phán. Các học thuyết thực chứng luận đã được chuyển giao cho khảo cổ học vào thời điểm mà nhiều nhà triết học đang bác bỏ hầu như mọi nguyên lý chủ yếu làm cơ sở cho thực chứng luận. Cảnh tượng bất hạnh chính là cảnh tượng về ngành khảo cổ học vơ lấy những ý tưởng lỗi thời và triệt để mất uy tín để làm khuôn khổ cho sự tiên tiến của bản thân mình.

Thật kỳ lạ là xu hướng này vẫn tiếp tục và các bài viết được trình bày tại hội nghị Southampton gần đây (Renfrew, Rowlands và Segraves (eds.) 1982) của những nhà triết học chuyên nghiệp đó đã mời gọi “tư vấn” cho các nhà khảo cổ học, ngoại trừ bài viết của Gellner (Gellner 1982), còn lại tất cả đều mắc nghiện thực chứng luận, cho dù đó là thứ thực chứng luận đã loãng tuyệch (all took a positivist, if diluted positivist line). Tương tự như vậy, nhà triết học nghiệp-dư duy nhất dám viết một cuốn sách liên quan đến khảo cổ học (Salmon 1982) vẫn níu lấy quan điểm thực chứng luận. Điều đó không có nghĩa là thực chứng luận vẫn còn sống và vẫn là một thứ triết học khả dĩ, mà chỉ là minh họa cho câu ngạn ngữ đánh chết cái nết vẫn chẳng chừa. Thật là bất hạnh nếu thực sự các nhà khảo cổ học vẫn tin vào bất cứ điều gì mà một triết gia mách bảo họ (Flannery 1982, tr. 277). Sự thất vọng hiện tại đối với triết học, và lý thuyết nói chung, được thể hiện qua bài viết gần đây của Flannery (sđd) cùng cả các nhận định của Schiffer (1981). Flannery khuyến nghị quay trở lại công việc thực sự thông thường của khảo cổ học, tức là một lịch sử văn hóa thực nghiệm vững chắc, trong khi Schiffer gợi ý rằng các nhà khảo cổ học nên tách mình khỏi những mối quan tâm triết học không có ý nghĩa thực tế trực tiếp (tức là phương pháp luận) để thực hiện công việc nghiên cứu.

Chính xác thì ở đây chúng tôi lại đưa ra quan điểm đảo đề. Việc bỏ qua những mối quan tâm triết học và lý thuyết là không có lối thoát. Một cách tiếp cận như vậy, khéo dụ chúng ta chỉ cần tiếp tục nghiên cứu dữ liệu mà chẳng cần quan hoài gì về những điều hay ý đúng của lý thuyết, có lẽ lại khêu mời phản hồi trực tiếp với cái mà dữ liệu giả định rằng việc thiếu bất kỳ cách tiếp cận hoặc thủ tục mang tính hệ thống nào bằng cách nào đó đều là một sự đảm bảo kỳ diệu về tính khách quan. Cách tiếp cận thông thường như vậy tránh được một cách hệ thống bất kỳ sự đối đầu nào với các tiền đề của chính nó, bảo vệ bất kỳ phương pháp luận nào hiện có và theo cách này, tạo ra chính sự đối lập với việc nghiên cứu khách quan không có-vấn đề. Nghiên cứu thực nghiệm được trình bày như một công cụ hiển nhiên của lẽ thường không bao giờ được mời gọi để đảm bảo tính nhất quán, im lặng và mâu thuẫn của nó và do đó hoàn toàn không thỏa đáng. Nếu triết học ít được sử dụng cho khảo cổ học thì đó là do các nhà khảo cổ học đã lạm dụng nó một cách có hệ thống và kết quả của tình trạng hiểu biết hời hợt bên lề các văn liệu triết học. Nếu triết học phải thuộc về giá trị, thì điều này sẽ không xuất phát từ việc các nhà triết học kêu gọi chúng ta phải làm gì hoặc tiến hành như thế nào. Các nhà khảo cổ phải tự mình đương đầu với văn liệu, tham gia các cuộc tranh luận và xác lập vị thế. Những ý chí này, cần thiết, là những lập trường triết học vượt lên trên những mối quan tâm thực dụng của ngành học, nhưng sẽ phù hợp với nó. Giải pháp thay thế duy nhất dường như là một sự mò mẫm phi hệ thống một cách mù quáng hướng tới việc nghiên cứu về quá khứ, hoặc để các nhà khảo cổ tiếp tục tự thấy mình phải tuân theo những nhận xét được đưa ra, khá chính xác, của Morgan (1973) liên quan đến Giải thích trong Khảo cổ học [EA - Explanation in Archaeology] (Watson, LeBlanc and Redman 1971): “Nói tóm lại, EA vẻ như sắm vai khơi gợi lại một tay phục hưng tôn giáo, viện vào kinh thánh để thiết lập quan điểm của mình, trong khi vây bọc học thuyết của mình bằng những cụm từ hoa mỹ và những định nghĩa lại để làm cho học thuyết đó trở nên ngon miệng hơn” (Morgan 1973, tr 273).

Ngay cho dù có thể được xác lập - điều mà nó không thể - thì các vấn đề triết học vẫn hoàn toàn không liên quan đến khảo cổ học, sự khác biệt giữa một khẳng định đủ am hiểu về mặt triết học và lý thuyết, và một khẳng định không đến nơi đến chốn, là ở chỗ trong trường hợp khẳng định đủ am hiểu, thì tối thiểu cũng thực sự có một lý do nào đó để tin rằng chúng ta có cơ sở vững chắc cho những gì mình đang nói. Việc tách rời lý thuyết khỏi thực tiễn là một trong những đặc điểm cơ bản của thực chứng luận và bản thân nó chỉ có thể được bảo vệ hoặc bác bỏ dựa trên cơ sở triết học đủ am hiểu. Giờ đây chúng ta sẽ chuyển sang một sự phân định chính xác về những gì thực chứng luận có thể được coi là được bảo vệ, và những cơ sở mà nó có thể bị bác bỏ. Để tạo dựng phê phán này, chúng tôi đã tìm thấy các nguồn văn liệu được sử dụng đặc thù sau đây (Benton 1977; Giddens 1977; Harre và Madden 1975; Hindess 1977; Keat và Urry 1975). Có thể có hai cách để tiến hành. Đầu tiên là xem xét công trình của các nhà triết học thực sự đã được chuẩn bị để gắn nhãn cho công trình của họ là “thực chứng luận”. Ngày càng có ít loại công trình này vì ngày nay thực chứng luận ít nhiều cũng là một thuật ngữ lạm dụng hơn là một truyền thống triết học sống động. Cách thứ hai là xác định các mệnh đề cụ thể với tư cách là thực chứng luận. Chúng tôi sẽ xem xét phần lớn bản thân các lập luận triết học chứ không phải là những phỏng tác khảo cổ học trực tiếp của chúng vì chúng được sử dụng để tạo nên thực chứng luận trong khảo cổ học phụ thuộc vào việc liệu tự thân các lập trường này có căn cứ hay không.

Tự nhiên luận

Luận đề của tự nhiên luận phụ thuộc vào bốn niềm tin tương liên: i) con người về cơ bản là những thực thể vật lý và sinh học. Đồng thời, những gì con người làm và sản xuất, về bản chất, không khác gì các quá trình trong thế giới vật lý mà các nhà khoa học tự nhiên quan tâm; ii) toàn bộ khoa học tạo thành một thể thống nhất sao cho các nguyên tắc liên quan đến việc hình thành và đánh giá các khẳng định là đẳng cấu trong cả khoa học xã hội và khoa học tự nhiên; iii) khoa học tự nhiên cung cấp cho các khoa học xã hội mô hình cho quy trình của các khoa học đó; iv) tri ​​thức chắc chắn nhất là toán học và tính tất định trong quan niệm. Các nhà khảo cổ học đã chấp nhận một cách hiển minh hoặc ngầm ẩn cả bốn học thuyết này. Trên thực tế, toàn bộ “dự án” của Khảo cổ học Mới đều dựa trên các học thuyết đó và không cần phải dùng mánh trích dẫn để xác quyết điều đó. Nhà xã hội học thế kỷ mười tám, Charles Fourier, bị choáng ngợp bởi những thành tựu của Newton trong vật lý học, đối với ông, bao gồm trong việc khám phá ra một nguyên lý phổ quát duy nhất, đó là lực hấp dẫn, nên ông đã mô phỏng Newton bằng đề xuất cho rằng đời sống xã hội bị chi phối bởi nguyên tắc hấp dẫn say mê. Hầu hết các nhà khảo cổ học có lẽ bác bỏ mệnh đề của Fourier vì vô lý, nhưng về cơ bản, nó không khác và không kỳ quái hơn là nhấn mạnh rằng để có giá trị bất kỳ, có giá trị như một loại khảo sát nghiêm túc, thì khảo cổ học phải bắt chước các khoa học tự nhiên (được hiểu là vật lý học) hơn là xem xét các lý thuyết xã hội và bản thân cái mô hình về các khoa học xã hội.

Luận đề của tự nhiên luận có thể bị tấn công trên một số cơ sở liên quan. Thứ nhất, như đã chỉ ra ở trên, không có lý do hợp lý nào để chấp nhận luận điểm (iii), nhưng đổi lại, cũng không thể bác bỏ luận điểm đó trên cơ sở hoàn toàn hợp lý và do đó, tuyên bố này bị bỏ trống. Các luận điểm (i), (ii) và (iv) quan trọng hơn và sẽ được xem xét cùng nhau. Tự nhiên luận phủ nhận rằng con người theo bất kỳ cách nào đều duy nhất và tuyên bố rằng các hành động của họ có thể được giải thích theo cùng một cách giống như các quy tắc vật lý trong thế giới tự nhiên. Giờ đây có thể mở ra để tranh luận xem con người hay một xã hội có phải là một thực thể tự nhiên hay không. Sau rốt tất cả mọi người đều sở hữu cơ thể vật chất và chịu tác động của các lực lượng vật chất tương tự trên thế giới, chẳng hạn như một tảng đá, một cái cây, hoặc sử dụng một ví dụ cổ kinh tế ưa thích, chim sơn ca. Không nghi ngờ gì nữa, có một cốt lõi chân lý trong lập trường như vậy nhưng nó không đưa chúng ta đi quá xa. Con người không phải là các thực thể tự nhiên nếu chúng ta chấp nhận cái ưu việt của năng lực tri giác, tính chủ ý, giao tiếp ngôn ngữ và biểu tượng. Chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng giữa chuyển động của cơ thể vật chất có thể được điều chỉnh thích hợp theo khuôn khổ của luận điểm tự nhiên luận và các hành động của con người không thể được đồng hóa một cách dễ dàng khi chúng liên quan đến các ý định, lựa chọn, tâm tính và động cơ. Thế giới xã hội không phải là tấm gương phản chiếu thế giới tự nhiên mà là một thế giới luôn được cấu trúc sẵn và tạo thành một tổng thể tính mà hình thái và bản chất của nó có nguồn gộc từ các thủ tục diễn giải của các thành viên của nó. Các hiện tượng tự nhiên, không giống như các hiện tượng xã hội, không có ý nghĩa hoặc cấu trúc nhận thức vốn có, cần phải được tính đến khi giải thích.

Wittgenstein hỏi: “Còn lại gì nếu bạn trừ việc cánh tay tôi giơ lên ​​khỏi việc tôi đưa cánh tay ra?” (Wittgenstein 1953, I sec. 621;. Hàm ý của câu hỏi này là có điều gì đó quan trọng hơn nhiều trong hành động đưa một cánh tay ra so với chuyển động cơ thể đơn thuần, ví dụ như một hành động phản xạ. Chúng ta không xếp hành động đó vào khuôn khổ của các quá trình vật lý mà lại xếp vào khuôn khổ ý nghĩa mà nó hướng tới. Ý nghĩa ở đây là một thuật ngữ quan trọng. Một hành động phản xạ là vô nghĩa vì không có mục đích hoặc chủ ý của con người gây ra hoặc có thể liên quan đến chuyển động, nhưng lại có những lý do rõ ràng tại sao ai đó có thể đưa cánh tay của mình ra, chẳng hạn để ra hiệu cho ai đó. Ý nghĩa được kết nối nhất thiết và không ngẫu nhiên với hành động của con người và sản phẩm của họ. Hành động xã hội, trái ngược với chuyển động, vượt ra ngoài bản thân nó. Chủ ý là một khái niệm quan trọng giúp phân biệt tinh thần với các hiện tượng vật chất . Nó liên quan đến quan niệm về những người có thể phân biệt, hiểu và tuân theo các quy tắc, áp đặt các ràng buộc định chuẩn vào hành vi của họ, phán đoán theo phản xạ hoặc giám sát hành động của họ và có năng lực cân nhắc hoặc lựa chọn. Đây là một viễn kiến rất khác với quan điểm thông thường về hành vi được đề cập trong phần lớn các văn liệu khảo cổ học, nơi mà các hành động được cho là thúc đẩy bởi nhiều kích thích bên ngoài, cùng các nhu cầu và kỳ vọng về vai trò (ví dụ, Plog 1974, tr. 49-53; Schiffer 1976; Jarman và cộng sự (eds.) 1982). Con người có khả năng tác động vào thế giới tự nhiên và biến đổi nó một cách có hệ thống và tạo ra thế giới của riêng họ hoặc tạo dựng thực tại xã hội. Đặc biệt, sự giống nhau về bề ngoài được thiết lập bởi trường phái cổ kinh tế (Jarman et al. 1982) và trong các hình thức lý thuyết tân tiến hóa (Dunnell 1978a, 1980; Wenke 1981) giữa hành vi của con người và động vật, che giấu những khác biệt cơ bản và không thể quy giản, chẳng hạn như có sự phân biệt rõ ràng giữa các khái niệm như sản xuất và khai thác, tộc tính và ngách sinh thái, tài sản và tính lãnh thổ. Một tập hợp các khái niệm không làm sáng tỏ được bất cứ điều gì vì chúng thuộc về các khung quy chiếu khác nhau về cơ bản. Văn hóa con người không phải là một bộ phận của tự nhiên mà là sự biến đổi của nó.

Việc toán học hóa thường là một sự chuyển hướng không liên quan trong nỗ lực tìm hiểu thế giới xã hội. Khảo cổ học đã đạt được rất ít thành tựu ngoài những nghi vấn về công trình trước đó dựa trên sự kém cỏi về viện dẫn định lượng của nó: “cứ như thể người ta phải lên một chiếc tàu ngầm nguyên tử để có một phát hiện mới về châu Mỹ, một phát hiện phải được xác minh đơn giản bởi vì chiếc thuyền “Santa Maria” của Columbus về mặt kỹ thuật là không hoàn hảo” (Wiatr 1969, tr. 23). Cooke và Renfrew (1979) phát triển một mô hình mô phỏng sự xuất hiện của nền văn minh. Các xã hội được xử lý như một hệ thống với con người là các “thành tố” của nó. Mô hình này được thao tác hóa bằng cách sử dụng sáu hệ thống con mà Renfrew (1972) định nghĩa cho giai đoạn Aegean và ở giai đoạn này, các “thành tố” con người rơi khỏi tầm nhìn một cách bất khả vãn hồi. Bước tiếp theo là loại bỏ các hệ thống con thiên về các biến số từ 0 đến 1. Giờ đây, chỉ có thể gán một biến số, như trong tất cả các cách tiếp cận toán học, trên cơ sở các định nghĩa rất rõ ràng đã được cung cấp. Ví dụ, hệ thống con xạ ảnh trở thành “cả số khái niệm trừu tượng được sử dụng trong xã hội liên quan đến việc đo lường lẫn số giờ lao động trên đầu người mỗi năm dành cho các hoạt động tôn giáo hoặc để tạo điều kiện cho các hoạt động đó (ví dụ: xây dựng đền thờ (Cooke và Renfrew1979 , trang 331). Các tác giả tuyên bố rõ ràng rằng mô hình đó chỉ là một nỗ lực thô mộc và sơ bộ nhưng việc đặc tả các biến số toán học không bao giờ có thể thuận lợi. Một tình huống tương tự có thể là yêu cầu ai đó đặt một biến số chính xác (hoặc thậm chí là một phạm vi giá trị), về việc liệu họ có muốn cắt cụt mũi hay chân phải không. Về bản chất, luận đề của tự nhiên luận sụp đổ với phản đề về tính bất khả quy giản của cái xã hội. Đồng thời, nếu cái xã hội là bất khả quy giản thì các tuyên bố về thế giới vật chất và tự nhiên phải có hình thức khác và không cần thiết phải mô hình hóa các quá trình xã hội theo các quá trình tự nhiên.

___________________________________________

(Còn nữa…)

Nguồn: Shanks M., and Christopher Tilley (1987). Re-Constructing Archaeology - Theory and Practice. Second Edition, London and New York.

References

Bayard, D (1969). Science, theory and reality in the "new archaeology", In American Antiquity 34(4) 376-84.

Benton, T (1977) Philosophical Foundations of the Three Sociologies, Routledge and Kegan Paul.

Binford, L (1962) Archaeology as anthropology, In American Antiquity 28 (2) 217-25.

Binford, L (1963) “Red ochre” caches from the Michigan area a possible case of cultural drift”, In South western Journal of Anthropology 19, 89-108.

Binford, L (1964) A consideration of archaeological research design, In American Antiquity 29 425-51.

Binford, L (1965) Archaeological systematics and the study of culture process, In American Antiquity 31, 203-10.

Binford, L (1972) An Archaeological Perspective, Seminar Press.

Binford, L (1977) General introduction, In For Theory Building in Archaeology, ed L Binford, Academie Press.

Binford, L (1978) Nunamiut Ethnoarchaeology, Academie Press.

Binford, L (1981) Bones Ancient Men and Modem Myths, Academie Press.

Binford, L (1982) Objectivity - explanation archaeology 1981, In Theory and Explanation in Archaeology The Southampton Conference, ed C Renfrew, M Rowlands and B Segraves, Academie Press.

Binford, L (1983a) Working at Archaeology, Academie Press.

Binford, L (1983b) In Pursuit of the Past, Thames and Hudson.

Binford, L and Sabloff, J (1983) Paradigms, systematics and archaeology, In L Binford Working at Archaeology, Academie Press.

Braithwaite, M. (1982). Decoration as ritual symbol: a theoretical proposal and an ethnographic study in southern Sudan, In I. Hodder (ed.).

Braithwaite, R. (1968). Scientific Explanation, Cambridge University Press.

Clarke, D (1968) Analytical Archaeology, Methuen.

Clarke, D (1973) Archaeology the loss of innocence, In Antiquity XLVII 6-18.

Cooke, K and Renfrew, C (1979) An experiment on the simulation of culture changes, In C Renfrew and K Cooke (eds).

Cornforth, M (1968) The Open Philosophy and the Open Society, Lawrence and Wishart.

Dunnell, R. (1978a). Style and function: a fundamental dichotomy, In American Antiquity 43 (2) 197-202.

Dunnell, R. (1980). Evolutionary theory and archaeology, In Advances in Archaeological Method and Theory:, ed. M. Schiffer, Vol. 3

Feigl, H. (1970). The “orthodox” view of theories: some remarks in defence as well as critique, In Minnesota Studies in the Philosophy of Science, ed. M. Radner and S. Winokur, Vol. 4, Minneapolis.

Flannery, K. (1982). The golden Marshalltown, a parable for the archaeology of the 1980s, In American Anthropologist 84: 265-78.

Fritz, J. and Plog, F. (1970). The nature of archaeological explanation, In American Antiquity 35: 405-12.

Gellner, E. (1982). What is structuralisme, In Renfrew, Rowlands and Segraves (eds.).

Giddens, A. (1976). New Rules of Sociological Method, Hutchinson.

Hanson, N. (1958). Patterns of Discovery, Cambridge University Press References 274.

Harre,R and Madden, P (1975) Causal Powers, Blackwell, Oxford.

Hawkes, C (1954) Archaeological theory and method some suggestions From the old world, In American Anthropologist 56, 155-68.

Hawkes, J (1968) The proper study of mankind, In Antiquity 42, 255-62.

Hempel, C (1959) The function of general laws in history, In Theories of History ed P Gardiner, Free Press, New York.

Hempel, C (1965) Aspects of Scientific Explanation, Free Press, New York.

Hill, J (1972) The methodological debate in contemporary archaeology a model, In Models in Archaeology, ed D Clarke, Methuen.

Hindess, B (1977) Philosophy and Methodology in the Social Sciences, Harvester, Hassocks.

Hodder, I (1982a) Theoretical archeology a reactionary view, In I. Hodder (ed).

Hodder, I (1982b) Symbols in Action, Cambridge University Press.

Hodder, I (ed ) (1982) Symbolic and Structural Archaeology, Cambridge University Press.

Keat, R., and Urry, J., (1975). Social Theory as Science, London, Routledge & Kegan Paul.

Kuhn, T.S. (1970). The structure of scientific revolutions. 2nd Edition, Chicago University. The University of Chicago Press.

Jarman, M., Bailey, G. and Jarman, H. (eds.) (1982). Early European Agriculture, Cambridge University Press.

Leone, M (1972) Issues in anthropological archaeology, in Contemporary Archaeology, ed M Leone, Southern Illinois Press. Carbondale.

Mackie, J (1974) The Cement of the Universe, Clarendon Press, Oxford.

Meltzer, D (1979) Paradigms and the nature of change in American archaeology, In American Antiquity 44, 644—57.

Morgan, C (1973) Archaeology and explanation, In World Archaeology 4, 259-76.

Passmore, J. (1962). Explanation in everyday life, in science and history, In History and Theory II (2).

Plog, F. (1974). The Study of Prehistoric Change, Academie Press.

Popper, K. (1959). The Logic of Scientific Discovery, Hutchinson.

Popper, K. (1963). Conjectures and Refutations, Routledge and Kegan Paul.

Popper, K. (1966). The Open Society and its Enemies Vol 2. The High Tide of Prophecy Hegel, Marx and the Aftermath, Routledge and Kegan Paul.

Quine, W. V. O. (1960). Word and Object, Cambridge, Mass.

Quine, W. V. O. (1961). Two dogmas of empiricism, In W. V. O. Quine From a Logical Point, of View, Harvard University Press, Cambridge, Mass.

Raab, L. and Goodyear, A. (1984). Middle-range theory in archaeology a critical review of origins and applications, In American Antiquity 49 (2). 255-8.

Renfrew, C. (1972). The Emergence of Civilisation The Cyclades and the Aegean in the Third Millennium B.C , Methuen.

Renfrew, C. (1978a) Trajectory discontinuity and morphogenesis the implications of catastrophe theory for archaeology, In American Antiquity 43, 202-22.

Renfrew, C. (1982a) Explanation revisited, In C Renfrew, M Rowlands and B Segraves (eds).

Renfrew, C. (1982b) Discussion contrasting paradigms, In Ranking, Resource and Exchange in Early European Prehistory, ed C Renfrew and S Shennan, Cambridge University Press.

Renfrew, C , Rowlands, M and Segraves, B (eds) (1982) Theory and Explanation in Archaeology The Southampton Conference, Academie Press.

Salmon, M. (1975) Confirmation and explanation in archaeology, In American Antiquity 40, 459-65.

Salmon, M. (1982; Philosophy and Archaeology, Academie Press.

Sayre, K. (1976). Cybernetics and the Philosophy of Mind, Routledge and Kegan Paul.

Schiffer, M. (1976). Behavioural Archaeology. Academic Press.

Schiffer, M. (1981). Some issues in the philosophy of archaeology, In American Antiquity 46: 899-908.

Sterud. E (1978) Changing aims of Americanist archaeology a citations analysis of “American Antiquity”, 1964-75, In American Antiquity 43, 294-302.

Tilley, C (1970) Aims in prehistoric archaeology, In Antiquity 44, 26-37.

Tilley, C (1981) Anglo American archaeology, In World Archaeology 13, 138-55.

Tilley, C (1985) Archaeology as sociopolitical action in the present, In Critical Traditions in Contempor ary Archaeology, ed V Pinsky and A Wylie, Cambridge University Press.

Trigger,B (1968) Beyond History The Methods of Prehistory, Holt. Rinehart and Winston, New York.

Tringham. R. (1978). Experimentation, ethnoarchaeology and the leapfrogs in archaeological Methodology, In Explorations in Ethnoarchaeology, ed. R. Gould, University of New Mexico Press, Albuquerque.

Watson, P., LeBlanc, S. and Redman, C. (1971). Explanation in Archaeology: An Explicitly Scientific Approach, Columbia University Press, New York.

Wenke, R. (1981). Explaining the evolution of cultural complexity: a review, In Advances in Archaeological Theory and Method Vol. 5, ed. M. Schiffer, Academic Press.

Wiatr, J. (1969). Sociology-Marxism-Reality, In Marxism and Sociology - Views from Eastern Europe, ed. P. Berger. Appleton Century Crofts, New York.

Willey and Sabloff, J. (1980). A History of American Archaeology (2nd edn), Freeman, New York.

Wittgenstein, I (1953) Philosophical Investigations, Blackwell, Oxford.

Zubrow, E (1972) Environment, subsistence and society the changing archaeological perspective, In Annual Review of Anthropology 1, 179-206.

Zubrow, E (1980) International trends in theoretical archaeology, In Norwegian Archaeological Review 13(1; 14-23.

 

 


 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét